Tin Việt Nam – 12/03/2018
Mua vũ khí: Việt Nam là khách hàng lớn của ai?
Báo cáo mới ra tháng Ba 2018 của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho thấy Việt Nam là khách hàng lớn thứ ba của Nga trong buôn bán vũ khí.
Tàu sân bay Mỹ vào Vịnh Đà Nẵng
Tại sao VN tiếp đón hàng không mẫu hạm Mỹ?
Hạm đội Nam Hải ‘cực kỳ nguy hiểm’ cho VN
Báo cáo này đánh giá xu hướng mua bán vũ khí trên thế giới giai đoạn từ 2013 tới 2017.
Nó đưa ra các số liệu thú vị liên quan Việt Nam.
Việt Nam đứng thứ ba (10%) trong danh sách mua hàng của Nga, sau Ấn Độ (35%) và Trung Quốc (12%).
Việt Nam cũng là khách hàng thứ ba của Israel (6,3%), sau Ấn Độ (49%) và Azerbaijan (13%).
Với Belarus, Việt Nam là khách hàng số một (26%), tiếp theo là Trung Quốc (26%) và Sudan (23%).
Cộng hòa Czech là đối tác lớn tiếp theo, với Việt Nam là khách hàng thứ ba (11%), sau Iraq (44%), và Mỹ (19%).
Các nước bán vũ khí cho Việt Nam kể trên nằm trong danh sách 25 nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới.
Mỹ vẫn là nước bán nhiều nhất, nhưng khách hàng số một là Ả Rập Saudi (18%), UAE (7,4%) và Úc (6,7%).
Nga là nước xuất khẩu lớn thứ hai thế giới, tiếp theo là Pháp, Đức, Trung Quốc, Anh, Tây Ban Nha, Israel, Italy, Hà Lan, làm thành 10 nước lớn nhất.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43331384
‘Xử lý xong’ vụ bổ nhiệm Lê Phước Hoài Bảo
Ông Lê Phước Hoài Bảo, bị dư luận phê phán vì con đường thăng tiến “thần tốc”, đã bị xóa hết mọi chức vụ, theo báo chí Việt Nam ngày 12/3.
Việt Nam: Diễn biến nhân sự cấp cao cuối năm
Bí thư Đà Nẵng bị cách chức, ra khỏi Trung ương Đảng
Hai thành viên mới Ban Bí thư có gì đặc biệt?
Trước đó ông Lê Phước Hoài Bảo đã bị xóa tên khỏi danh sách đảng viên. Bố của ông, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, cũng bị Đảng kỷ luật vì vụ bổ nhiệm con.
Đến ngày 12/3, báo chí Việt Nam cho hay các quyết định về bổ nhiệm, từ chức trưởng phòng lên tới chức cao nhất là Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư Quảng Nam, đã bị Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam hủy bỏ.
Tất cả gồm 4 quyết định:
Điều động, luân chuyển ông Bảo từ Trưởng phòng xúc tiến đầu tư thuộc Ban quản lý Khu Kinh tế mở Chu Lai đến nhận công tác tại huyện Thăng Bình (ngày 26/2/2014)
Phê chuẩn kết quả bầu bổ sung ông Bảo giữ chức danh Phó chủ tịch UBND huyện Thăng Bình, nhiệm kỳ 2011-2016 (ngày 17/3/2014)
Điều động ông Bảo, Phó chủ tịch UBND huyện Thăng Bình đến nhận công tác tại Sở Kế hoạch Đầu tư và bổ nhiệm giữ chức vụ Phó giám đốc sở (ngày 2/4/2015)
Bổ nhiệm ông Bảo, Phó giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư làm Giám đốc sở (ngày 21/9/2015)
Tính đến hôm 12/3, trang web Sở Kế hoạch Đầu tư Quảng Nam vẫn ghi tên ông Bảo là Giám đốc sở.
Năm 2017, Ủy ban Kiểm tra Trung ương của Đảng Cộng sản kết luận ông Lê Phước Hoài Bảo, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư đã không trung thực trong việc kê khai quá trình công tác của bản thân trong hồ sơ, lý lịch và hồ sơ nhân sự ứng cử Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 – 2020.
Ông bị Đảng nói là ý thức tổ chức kỷ luật kém; vi phạm nguyên tắc tổ chức sinh hoạt của Đảng, bỏ sinh hoạt đảng nhiều tháng, không chuyển sinh hoạt đảng theo quy định trong thời gian đi học Thạc sỹ tại nước ngoài.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương khi đó yêu cầu xóa tên ông trong danh sách đảng viên, hủy bỏ các quyết định về công tác cán bộ.
Đến tháng Hai, bố của ông, Lê Phước Thanh, đã nghỉ hưu, bị Đảng Cách chức Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam nhiệm kỳ 2010 – 2015.
Kết luận ngày 5/2 của Ban Bí thư nói ông Lê Phước Thanh “không gương mẫu, có biểu hiện ưu ái, vun vén cho gia đình trong việc quy hoạch, đào tạo, luân chuyển, điều động và quyết định bổ nhiệm” ông Lê Phước Hoài Bảo.
Tháng Ba này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ra quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch và ông Huỳnh Khánh Toàn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam.
Hai ông này trước đó bị Đảng kỷ luật cũng vì vụ bổ nhiệm ông Bảo.
Bổ nhiệm ‘tùy tiện’
Việc bổ nhiệm ông Lê Phước Hoài Bảo bị Đảng Cộng sản xem là ví dụ của sự tùy tiện trong bổ nhiệm cán bộ.
Ngoài trường hợp này, một bài trên trang web báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam từng nêu vụ việc bà Trần Vũ Quỳnh Anh ở Sở Xây dựng tỉnh Thanh Hóa.
Sau 5 năm, bà Quỳnh Anh từ một nhân viên tạp vụ lên chức trưởng phòng ở một sở của tỉnh.
Vì vụ này, ông Ngô Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, bị cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43331385
Tình tiết mới trong ‘vụ đánh bạc triệu đô’
Vụ bắt giữ cựu quan chức công an Nguyễn Thanh Hóa trong “vụ đánh bạc nghìn tỷ” tiếp tục gây “rúng động” dư luận ở Việt Nam, trong bối cảnh Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu “xử nghiêm”.
Tính đến ngày 11/3, cơ quan điều tra Công an tỉnh Phú Thọ, một trong những địa phương phát hiện các vụ đánh bạc và rửa tiền quy mô lớn, đã “khởi tố và bắt tạm giam 74 đối tượng”, tính cả ông Hóa, theo truyền thông trong nước.
Trong một động thái dường như đã được “bật đèn xanh”, báo chí Việt Nam rầm rộ đăng tải nhiều thông tin liên quan tới ông Hóa, với những hàng tít như “Tướng công an bảo kê đánh bạc: Khi con sâu bự làm rầu nồi canh” hay “Ông Nguyễn Thanh Hóa đã ‘phản bội’ lại lòng tin của cán bộ nhân dân”.
Bị can bị khởi tố, bị áp dụng biện pháp tạm giam nhưng lại không hề biết, nhận được các quyết định tố tụng này. Trong khi đó, báo chí, truyền hình lại đưa tin ầm ầm, mạng xã hội lan truyền chóng mặt. Nếu bị can bỏ trốn, tự tử, tẩu tán tài sản, tiêu huỷ chứng cứ tài liệu liên quan đến vụ án thì ai chịu trách nhiệm đây?
Luật sư Trần Thu Nam viết.
VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với thân nhân hay luật sư của ông Hóa để phỏng vấn.
Tin cho hay, cựu Cục trưởng Cục Cảnh sát công nghệ cao này bị bắt tại Bệnh viện 198 của Bộ Công an hôm 11/3, “sau hơn hai tháng nhập viện chữa trị bệnh liên quan vấn đề thần kinh”.
Vài giờ trước đó, ông vẫn nói với một số tờ báo, trong đó có VnExpress, là mình “không biết gì” về tin bị truy tố.
Về điều này, luật sư Trần Thu Nam đặt câu hỏi về việc liệu “công an Phú Thọ có vi phạm”. Ông viết trên Facebook cá nhân: “Bị can bị khởi tố, bị áp dụng biện pháp tạm giam nhưng lại không hề biết, nhận được các quyết định tố tụng này. Trong khi đó, báo chí, truyền hình lại đưa tin ầm ầm, mạng xã hội lan truyền chóng mặt. Nếu bị can bỏ trốn, tự tử, tẩu tán tài sản, tiêu huỷ chứng cứ tài liệu liên quan đến vụ án thì ai chịu trách nhiệm đây? Biết cũng chả nói, chỉ thấy buồn cười thôi”.
Công an Phú Thọ chưa thấy hồi đáp trước nhận định trên của luật sư Nam.
Việt Nam bắt tướng công an vì ‘tổ chức đánh bạc’
Việt Nam bác tin tướng Phan Văn Vĩnh bị bắt
Một ngày sau khi ông Hóa bị giữ, hôm 12/3, ngôi biệt thự mà tờ Tiền Phong nói là “khác lạ” của gia đình ông đã “bị phá dỡ phần xây sai phép”.
Vụ “đánh bạc triệu đô” liên quan tới cựu quan chức công an là một trong các chủ đề được tìm kiếm và đọc nhiều nhất trên Facebook và Google trong hai ngày qua.
Vụ này đã có cách đây hàng hơn nửa năm rồi. Nhưng nghe đâu có khá nhiều tướng lĩnh liên quan. Thậm chí còn cao hơn cả tướng Nguyễn Thanh Hoá này. Hơn nữa số tiền thu lợi bất chính vô cùng lớn. Có lẽ không ém nhẹm, chia chác được, lại bị ban bí thư chỉ đạo phải xử lý nên buộc phải khởi tố, thí một con tốt cho xong chuyện.
Luật sư Nguyễn Thanh Bình viết.
Facebooker Khanh Nguyen gửi bình luận về cho VOA Việt Ngữ: “Chống tham nhũng, tức nhà nước nói đến làm trong sạch bộ máy của mình, vì vậy một số cán bộ cấp cao bị bắt là chuyện thường, còn không chống tham nhũng chỉ là hình thức”.
Một trang với gần 50 nghìn người “like” (thích), có tên gọi “Cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm Sử dụng Công nghệ cao – C50” nhưng không rõ có thuộc quản lý của Bộ Công an hay không, dẫn một bài viết về việc “Ban Bí thư chỉ đạo xử lý vụ án ‘tổ chức đánh bạc, đánh bạc, lừa đảo, rửa tiền’, đồng thời cho biết rằng “lực lượng cảnh sát công nghệ cao vẫn hoạt động bình thường theo chức năng, nhiệm vụ được phân công và sự chỉ đạo của lãnh đạo các cấp”.
Cũng trên mạng xã hội được nhiều người Việt Nam sử dụng nhiều nhất này, một luật sư người Việt có tên Nguyễn Thanh Bình viết: “Vụ này đã có cách đây hàng hơn nửa năm rồi. Nhưng nghe đâu có khá nhiều tướng lĩnh liên quan. Thậm chí còn cao hơn cả tướng Nguyễn Thanh Hoá này. Hơn nữa số tiền thu lợi bất chính vô cùng lớn. Có lẽ không ém nhẹm, chia chác được, lại bị ban bí thư chỉ đạo phải xử lý nên buộc phải khởi tố, thí một con tốt cho xong chuyện”. VOA Việt Ngữ không thể ngay lập tức xác thực độc lập thông tin này.
Truyền thông dẫn nguồn tin chính quyền cho biết đã “nhận diện” được hai đối tượng “cầm đầu” đường dây đánh bạc khiến ông Hóa rơi vào vòng lao lý.
Báo điện tử VietNamNet đưa tin, đó là ông Phan Sào Nam và ông Nguyễn Văn Dương, dù Bộ Công an chưa chính thức công bố thông tin. Hiện chưa rõ tình cảnh của hai người được cho là đều làm trong lĩnh vực công nghệ cao này.
Không chỉ báo chí trong nước, mà truyền thông nước ngoài cũng quan tâm tới vụ ông Hóa.
Hãng tin AFP của Pháp viết rằng nhân vật “phụ trách chống đánh bạc trên mạng này” tới nay là “quan chức công an cấp cao nhất bị nhắm mục tiêu trong chiến dịch rộng khắp chống tình trạng tham nhũng tràn lan”.
Còn hãng tin Reuters của Anh thì cho rằng cuộc chiến này hiện đã lan từ ngành ngân hàng và dầu khí sang công an.
Việt Nam và Campuchia hợp tác quản lý tôn giáo
Việt Nam và Campuchia tiếp tục tăng cường hợp tác trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo tại các địa phương, trao đổi thông tin và chính sách về tôn giáo cũng như ủng hộ các hoạt động của Giáo hội Phật giáo hai nước, góp phần thúc đẩy hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia.
Đây là nội dung chính trong buổi hội đàm giữa Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam với đoàn đại biểu Bộ Lễ nghi-Tôn giáo Campuchia , diễn ra vào sáng ngày 12 tháng Ba, tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tại buổi hội đàm, Bộ trưởng Bộ Lễ nghi-Tôn giáo Campuchia, ông Him Chen đánh giá kết quả thực hiện thỏa thuận hợp tác về công tác tôn giáo của Việt Nam và Campuchia ký kết hồi năm 2015. Ông Him Chen đồng ý hai Bộ Lễ nghi-Tôn giáo Campuchia và Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam tăng cường hợp tác nhiều hơn nữa trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, đặc biệt trong trao đổi đoàn công tác cấp cao và trong lĩnh vực tôn giáo giữa các địa phương có chung đường biên giới.
Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Việt Nam, ông Vũ Chiến Thắng thống nhất với phái đoàn Bộ Lễ nghi-Tôn giáo Campuchia như vừa nêu trong thời gian tới.
Xin được thưa thêm, cộng đồng người Khmer Krom, sinh sống tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long lâu nay lên tiếng tố cáo Chính quyền Việt Nam gây khó khăn và cấm đoán sinh hoạt trong tín ngưỡng Phật giáo của họ.
Điều tra việc phóng viên bị hành hung
Tỉnh Khánh Hòa
Công an huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa vào sáng ngày 12 tháng 3 tiến hành điều tra việc hai phóng viên Báo Khánh Hòa bị hành hung và giam lỏng nhiều giờ khi quay phim bãi khai thác quặng trái phép trên địa bàn huyện này.
Vào ngày 11 tháng 3, hai phóng viên Tạ Văn Long – bút danh Thành Long và Phạm Thế Anh được Ban biên tập Báo Khánh Hòa cử đi tác nghiệp sau khi nhận được tin báo của độc giả về việc khai thác trái phép ở rừng đầu nguồn xã Khánh Thành, huyện Khánh Vĩnh.
Theo lời hai phóng viên nói với truyền thông trong nước, sau khi ghi hình hiện trường, hai phóng viên đã tới lán trại gần đó tìm hiểu và bị một người trong lán tự xưng là công an xã Khánh Thành tra hỏi thông tin. Khi thấy bị nghi ngờ nên hai anh đã rút khỏi hiện trường.
Tuy nhiên trên đường về thì anh Long và anh Thế Anh bị một nhóm 10 người chặn đánh, lấy hết đồ đạc và lột hết quần áo. Sau đó họ đưa hai phóng viên này vào một lán trại gần đó giam lỏng từ 5h30 chiều đến 10 tối mới thả ra.
Trên đường về, hai phóng viên tìm thấy đồ đạc của mình cách hiện trường khoảng 100 mét. Khi kiểm tra thì thấy mất một thẻ nhớ máy ảnh, hai sim điện thoại và 1,5 triệu đồng.
Phóng viên Thế Anh cho biết trong nhóm 10 người hành hung anh và đồng nghiệp, anh nhận ra một người là công tác viên xã Khánh Thành.
Trưởng Công an huyện Khánh Vĩnh, Đại tá Lê Quang Thanh, xác nhận có sự việc này và đang phối hợp với công an tỉnh Khánh Hòa để điều tra.
Thành phố Đà Nẵng
Cũng trong ngày 12 tháng 3, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã gửi công văn yêu cầu công an thành phố điều tra việc phóng viên Vĩnh Nhân của báo Giao thông bị hành hung.
Khoảng 0h ngày 12 tháng 3, khi anh Nhân dùng điện thoại quay quán bar Lost and Found trên đường Bạch Đằng để phản ánh tình trạng lấn chiếm vỉa hè và gây tiếng ồn, thì bị một nhóm thanh niên khoảng 5 – 6 người hành hung. Sau đó họ kéo anh vào quán bar tiếp tục đánh vào mặt và lưng để tra hỏi, đồng thời tịch thu Chứng minh nhân dân và điện thoại của anh.
Sau hơn 2 tiếng giam giữ, họ trả anh điện thoại và thả anh về, nhưng Chứng minh nhân dân của anh vẫn bị giữ lại.
Theo lời phóng viên Vĩnh Nhân, khi ra về, anh bị một người tự xưng tên Nghĩa dúi tiền vào tay nhưng anh đã không nhận.
Hiện công an thành phố Đà Nẵng đang truy tìm nhóm người đánh anh Nhân để báo cáo kết quả vụ việc lên lãnh đạo thành phố trước ngày 15 tháng 3.