Tin Biển Đông – 12/03/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Biển Đông – 12/03/2018

Chiến hạm Pháp thăm Manila

trong nỗ lực tăng cường hiện diện ở Biển Đông

Trọng Nghĩa

Sau các cuộc tập trận chung với Hải Quân Mỹ, Nhật và Trung Quốc ngoài khơi Hồng Kông, hộ tống hạm Pháp Le Vendémiaire hôm nay, 12/03/2018, đã ghé cảng Manila (Philippines) trong một chuyến thăm hữu nghị kéo dài 5 ngày. Chiếc Vendémiaire đã được phái đến công tác ba tháng trong vùng biển châu Á với mục tiêu tăng cường vai trò của Pháp trong khu vực, đặc biệt là tại Biển Đông, nơi mà Bắc Kinh đòi chủ quyền trên 90% diện tích, bồi đắp và quân sự hóa các đảo tranh chấp.

Theo Marianne Dardard, thông tín viên RFI tại Manila, sự kiện chiến hạm Pháp ghé cảng Philippines nằm trong nỗ lực của Paris nhằm khẳng định sức mạnh hải quân của Pháp ở Thái Bình Dương:

“Về phía Pháp, chuyến thăm Manila lần này của chiếc Vendémiaire là biểu tượng cho tiến trình xích lại gần Philippines hơn, sau khi diễn ra cuộc họp đầu tiên của ủy ban hợp tác quốc phòng hỗn hợp Pháp-Philippines.

Là quốc gia có vùng đặc quyền kinh tế rộng thứ hai trên thế giới, Pháp là nước châu Âu duy nhất có sự hiện diện thường trực ở vùng Châu Á Thái Bình Dương.

Nicolas Galey, đại sứ Pháp tại Philippines, giải thích : « Pháp hiện triển khai thường trực 8.000 quân nhân trong khu vực, với trách nhiệm bảo vệ và duy trì an ninh trên các vùng lãnh thổ Pháp, kiểm soát vùng đặc quyền kinh tế của Pháp, đồng thời đóng góp cho an ninh toàn cầu, yêu cầu tôn trọng quyền tự do hàng hải và bảo vệ môi trường. »

Vào lúc có vẻ như không có gì ngăn cản được sức mạnh của Trung Quốc trên vùng biển khu vực, trong những tháng gần đây nhiều chiến hạm Mỹ và Nhật Bản nối tiếp nhau ghé cảng Manila. Đây là một cách để phô trương uy lực trước Bắc Kinh.

Đối với chuẩn đô đốc Denis Bertrand, tư lệnh lực lượng võ trang Pháp ở Thái Bình Dương, « các chuyến hải hành của chiến hạm Le Vendémiaire trong các vùng biển bao quanh Trung Quốc góp phần khẳng định sự gắn bó của Pháp với nguyên tắc tự do hàng hải vốn mang tính phổ quát ». Theo ông Bertrand, hoạt động của Pháp không hề mang tính khiêu khích và không nhắm cụ thể vào một nước nào.

Phía Pháp luôn thận trọng, tránh nêu đích danh Trung Quốc.”

Hộ tống hạm Pháp Le Vendémiaire không xa lạ gì với người Việt Nam. Tháng 11 năm 2015, chiến hạm này đã từng cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, trong một chuyến thăm hữu nghị kéo dài một tuần lễ.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180312-chien-ham-phap-tham-manila-trong-no-luc-hien-dien-manh-hon-o-bien-dong

 

TQ, ASEAN lên kế hoạch tập trận chung

để giảm nguy cơ xung đột ở Biển Đông

Ralph Jennings

Các kế hoạch cho cuộc tập trận chung đầu tiên giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á trong năm nay sẽ giảm những rủi ro đối với sự an toàn trên Biển Đông, một điểm nóng tại châu Á, các chuyên giá tin rằng đề xuất này có thể xoa dịu nỗi lo sợ về vai trò thống trị của Bắc Kinh trong vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Một tuyên bố của Bộ trưởng quốc phòng Singapore, nước nắm chức Chủ tịch luân phiên của ASEAN trong năm nay, cho biết là tại một cuộc họp hồi tháng 2, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN “hoan nghênh” triển vọng tổ chức tập trận hàng hải với Trung Quốc trước cuối năm 2018. Theo tuyên bố này thì các bộ trưởng ASEAN đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn một cách “không chính thức”.

Fabrizio Bozzato, một chuyên gia về các vấn đề Đông Á của Hiệp hội Nghiên cứu Chiến lược Đài Loan, đánh giá xác xuất diễn ra cuộc tập trận chung trong năm nay là rất cao.

“Lần này, Trung Quốc tiến tới hợp tác với ASEAN ở cấp độ đa phương và trong tư cách một khối để giành được lòng tin của các nước, xoa dịu nỗi sợ hãi về sức mạnh quân sự áp đảo của Trung Quốc bằng cách tăng sự tự tin và vai trò của ASEAN, lấy hiệp hội các nước Đông Nam Á làm nền tảng cho cuộc đối thoại, là giải pháp chọn lựa của Trung Quốc.”

Giảm nguy cơ xảy ra xung đột

Nhiều binh sĩ hải quân đã thiệt mạng trong các vụ đụng độ giữa Trung Quốc và Việt Nam vào những năm 1974 và 1988. Và năm 2014, tàu Trung Quốc và Việt Nam đâm vào nhau sau khi Trung Quốc lôi một tàu khoan dầu nước sâu vào Biển Đông, nơi Việt Nam coi là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Làm giảm rủi ro xảy ra một cuộc xung đột mới dẫn tới chương trình nghị sự chính trị Trung Quốc-ASEAN hồi năm ngoái, khi lãnh đạo các nước đồng ý thiết lập một bộ quy tắc ứng xử cho Biển Đông. Bộ quy tắc này, bước tiến kế tiếp của Tuyên bố ký kết năm 2002, vạch ra những cách đề có thể ngăn ngừa những tai nạn trên biển. Dự kiến các bên sẽ ký văn kiện này trong năm nay.

Theo nhà nghiên cứu Bozzato thì một cuộc tập trận chung sẽ góp phần củng cố bộ quy tắc ứng xử. Giới phân tích tin rằng các nước sẽ phái các sĩ quan quân đội ưu tú nhất tới dự cuộc tập trận, mô phỏng một cuộc xung đột trên vùng biển rộng 3,5 triệu cây số vuông kéo dài từ Borneo đến Hồng Kông.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippine Delfin Lorenzana trong tháng này gợi ý nên bắt đầu với một cuộc tập trận “trên bàn”, có nghĩa là mô phỏng các tình huống khẩn cấp mà không đưa tàu ra biển.

Ông Carl Thayer, giáo sư danh dự của trường Đại học New South Wales, Úc, nói: “Các cuộc tập trận nên tạo cơ hội cho các nước trao đổi kỹ năng để dập tắt hỏa hoạn và giải cứu người sau các vụ va tàu, đồng thời giúp xây dựng các mối quan hệ giữa các giới chức quân đội mà sau này có thể gặp nhau trong một vụ đụng độ trên biển, và nhờ đã có quan hệ với nhau, có thể giải quyết vụ việc nhanh chóng.

Giáo sư Thayer nói: “Về mặt lý thuyết, trong một cuộc khủng hoảng hoặc tình huống bất ngờ, nếu có được sự tin cậy và mọi người biết họ đang đối phó với ai, thì đó được coi là một phần quan trọng về mặt quân sự, và đối với các con tàu, thì lại càng quan trọng hơn nữa bởi vì các tàu này ở trong tình trạng bị cô lập hơn so với các đơn vị trên mặt đất.”

Có lợi cho Trung Quốc

Giáo sư Thayer nói Trung Quốc đã nhanh chóng hưởng ứng đề nghị tập trận chung để tăng sự tự tin của các nước và bảo vệ tàu thuyền của mình. Theo ông Thayer thì các cuộc tập trận này được Trung Quốc coi là một “vụ thu hoạch sớm” trong quan hệ hợp tác dài hạn với khối ASEAN.

Nếu bị Trung Quốc tấn công trên biển, các nước Đông Nam Á có thể quay sang Hoa Kỳ để xin hỗ trợ. Washington không có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, nhưng thường xuyên phái tàu chiến vào vùng biển này để khẳng định lập trường rằng Biển Đông phải được mở rộng cho tự do hàng hải.

Trung Quốc thường nổi giận khi Hoa Kỳ, nước có sức mạnh quân sự vượt trội Trung Quốc, điều tàu vào Biển Đông. Tháng này, Trung Quốc báo động khi tàu sân bay USS Carl Vinson ghé qua Philippines và Việt Nam.

Ông Jonathan Spangler, Giám đốc một thinktank ở Đài Loan, nói: “Một cuộc tập trận chung giữa các bên đòi chủ quyền vùng biển đang tranh chấp, tự nó, đánh dấu một diễn biến quan trọng trong các quan hệ khu vực”.

Nhưng theo ông, cải thiện các mối quan hệ rộng hơn sẽ mất nhiều thời gian.

“Tất cả đều phụ thuộc vào liệu Trung Quốc và ASEAN có thể giữ được đà tích cực như thế này hay không. Bởi vì các vụ tranh chấp về cơ bản chưa được giải quyết, điều đó có thể khó khăn về lâu về dài.”

https://www.voatiengviet.com/a/tq-asean-len-ke-hoach-tap-tran-chung-de-giam-nguy-co-xung-dot-tren-bien-dong/4294845.html

 

Thấy gì từ quan hệ đối tác chiến lược Việt – Úc?

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đang trên đường đến thủ đô Canberra và sẽ ký Đối tác Chiến lược với Úc vào ngày 14/3.

Tạp chí tài chính Australia Financial Review cho hay, Úc và Việt Nam sẽ nâng mối quan hệ giữa hai nước thành đối tác chiến lược trong khi Úc muốn nâng tầm ảnh hưởng trong khu vực và thiết lập một loạt các thỏa thuận an ninh nằm đối phó với một nước Trung Quốc ngày càng lộ rõ tham vọng bành trướng trên Biển Đông.

Đại sứ Nguyễn Ngọc Trường, Chủ tịch và đồng sáng lập của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế ở Hà Nội, hôm 12/3 nói với VOA rằng việc nâng mối quan hệ Việt – Úc thành đối tác chiến lược có ý nghĩa quan trọng:

“Úc là một quốc gia rất quan trọng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và có vai trò tích cực trong khu vực Đông Nam Á. Việc Việt Nam và Úc nâng cấp mối quan hệ thành đối tác chiến lược có thể giúp thúc đẩy hơn quan hệ giữa hai nước. Biển Đông là vấn đề của các nước liên quan, đồng thời các nước lớn ngoài khu vực, trong đó có Úc cũng quan tâm. Úc cũng bày tỏ mối quan tâm là thúc đẩy tự do thương mại hàng hải. Việc này phù hợp với lợi ích của tất cả các bên liên quan ở Biển Đông.”

Biển Đông là vấn đề của các nước liên quan, đồng thời các nước lớn ngoài khu vực, trong đó có Úc cũng quan tâm. Úc cũng bày tỏ mối quan tâm là thúc đẩy tự do thương mại hàng hải. Việc này phù hợp với lợi ích của tất cả các bên liên quan ở Biển Đông.

Đại sứ Nguyễn Ngọc Trường

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 11/3 cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bắt đầu chuyến thăm chính thức New Zealand đến ngày 14/3 rồi sau đó dự Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN – Úc ở Australia đến ngày 18/3.

Chuyến thăm của ông Nguyễn Xuân Phúc và việc ký hiệp định diễn ra ít ngày trước khi có cuộc họp thượng đỉnh đặc biệt ASEAN-Úc, mà theo lời ông Thủ Tướng Úc Malcolm Turnbull nói với tờ Australia Financial Review, “bàn thảo về các vấn đề về an ninh khu vực hơn là các vấn đề kinh tế thương mại”.

Ông Turnbull được trích lời nói: “Úc và ASEAN là các đối tác chiến lược và kinh tế gần gũi nên cuộc họp thượng đỉnh giữa Úc và ASEAN là cơ hội giúp khu vực của chúng ta an ninh hơn và thịnh vượng hơn. Hội nghị đánh dấu mối quan hệ giữa Úc với ASEAN đã trưởng thành. ASEAN là một trong ba đối tác hàng đầu của Úc và chúng tôi có sự hợp tác mạnh mẽ trong việc đối phó với đe dọa an ninh tại khu vực.”

Trả lời phỏng vấn tờ Australia Financial Review, ông Carl Thayer, giáo sư danh dự tại đại học New South Wales, nói: “Úc đang thúc đẩy Việt Nam nên tự tin hơn để đóng vai trò mạnh mẽ hơn tại khu vực.”

Còn Giáo sư Derek McDougall, chuyên gia chính trị châu Á từ Đại học Melbourne, nói với Zing.vn: “Việt Nam mong muốn những quốc gia như Australia đóng vai trò tích cực hơn trong thúc đẩy tự do hàng hải, duy trì hòa bình và an ninh khu vực. Sự tham gia lớn hơn của Australia vào duy trì trật tự hiện tại mang lại lợi ích cho hai nước.”

Năm 2009, khi bà Julia Gillard làm Thủ tướng Úc, quan hệ song phương với Việt Nam đã được nâng lên thành mối quan hệ đối tác toàn diện.

Năm 2015, khi ông Tony Abbott làm thủ tướng, hai nước đã đồng ý tăng cường quan hệ đối tác toàn diện và tiếp tục bàn thảo để tiến tới là đối tác chiến lược.

Vào tháng 11 năm ngoái, Úc quyết định nâng mối quan hệ lên thành đối tác chiến lược khi ông Turnbull đến Đà Nẵng dự Diễn Đàn Kinh Tế Á Châu Thái Bình Dương (APEC).

Việt Nam đã ký Hiệp Định Đối Tác Chiến Lược với khoảng 20 nước trên thế giới, gồm cả Nhật Bản, Ấn Độ, Nga, Trung Quốc, Pháp… và nay là với Australia. Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường nói trong đó đối tác chiến lược với Úc là “thực chất” và rất “quan trọng.”

“Việt Nam có đối tác chiến lược với khoảng 20 nước, trong đó có những nước rất là quan trọng. Phía Việt Nam muốn tăng cường quan hệ đa phương, đa dạng hóa, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế từ các nước lớn. Đồng thời các nước này thấy Việt Nam là một nhân tố trong khu vực, họ muốn hỗ trợ quá trình cải cách, mở cửa, và đặc biệt là đường lối độc lập – tự chủ của Việt Nam. Một dạng đối tác chiến lược hết sức thực chất và rất quan trọng, trong đó có Úc.”

Báo Zing trích dẫn số liệu của chính phủ Việt Nam cho biết, Úc hiện là đối tác lớn nhất của Việt Nam ở Nam bán cầu với kim ngạch thương mại song phương đạt 6,5 tỷ đôla. Số liệu của Úc, bao gồm cả dịch vụ, con số này đã đạt tới 10 tỷ đôla. Ngoài ra, hiện mỗi năm Úc dành cho Việt Nam khoảng 70,7 triệu đôla viện trợ.

Truyền thông Việt Nam cho biết chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam tới Úc là dấu mốc quan trọng, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam khi hai nước chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược đúng dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

https://www.voatiengviet.com/a/thay-gi-tu-quan-he-doi-tac-chien-luoc-viet-uc/4294958.html

 

Hải Quân Mỹ Vượt Xa TC

Vi Anh

Để tranh giành thế hải thượng (maritime supremacy) trên thế giới của Mỹ, Chủ Tịch Tập cận Bình [TCB] nói TC có dự án làm ra đến 6 hàng không mẫu hạm [HKMH] để tung đến mọi đại dương trên thế giới. Nhưng nói cho dữ vậy chớ theo hãng tin Bloomberg hôm 06/03/2018, TC hiện giờ hãy còn thua xa Hoa Kỳ về hải quân, về chi tiêu quân sự và về số căn cứ quân sự ở ngoại quốc.

TC thua xa Mỹ về con số và trình độ hiện đại của HKMH và tàu chiến. TC hiện thời chỉ có một chiếc HKMH Liêu Ninh mua chiếc cũ của Ukraine về tân trang lại. Về chương trình phát triển HKMH trong số 5 chiếc được dự trù, hiện chỉ có 2 chiếc đang được đóng.

Trong khi đó, Hải quân Hoa Kỳ đang có đến hơn 10 HKMH trong đó có chiếc USS Carl Vinson hiện đang thăm Đà Nẵng là chiếc lớn nhứt thế giới vận hành bằng nguyên tử lực. Còn trong ngày tháng đầu nhiệm kỳ của TT Trump,  Mỹ  đưa vào sử dụng  hàng không mẫu hạm USS Gerald R. Ford, vô địch về giá cả, 13 tỷ Mỹ kim, vô địch về kỹ thuật, có hệ thống gián điệp bảo vệ tàu, nhiều máy bay chiến đấu nhứt, vũ khí tân tiến nhứt, vũ khi laser mỗi phát bắn laser chỉ  tốn vào khoảng vài USD.

Về tàu chiến của TC, theo báo cáo của Bộ QP Mỹ, Trung Quốc vốn có 5 tàu ngầm hạt nhân, 53 tàu ngầm tấn công chạy diesel và 4 tàu ngầm trang bị các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2 có tầm bắn 7.200 km. Và từ khi TCB lên cầm quyền năm 2013 đến nay, Trung Quốc đã đóng mới và đưa vào biên chế 77 tàu chiến các loại, từ tàu khu trục mang hoả tiễn dẫn đường đến khinh tốc hạm, tàu hậu cần.

Con Mỹ, tất cả các tàu lặn của Mỹ đều sử dụng nguyên tử lực, bao gồm 18 tàu trong đội hình, 36 tàu lặn tấn công lớp Los Angeles, 3 tàu lặn tấn công lớp Seawolf và 13 tàu ngầm tấn công lớp Virginia. Hải quân Mỹ cũng có 22 tàu tuần dương lớp Ticonderoga, 62 tàu khu trục lớp Arleigh Burke, 30 tàu đổ bộ và 18 tàu chiến tấn công ven biển.

TC cũng thua xa Mỹ về căn cứ hải quân trên thế giới. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã gia tăng nỗ lực để thách thức sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở Biển Đông, phát triển các hoả tiễn để chống các chiến hạm Mỹ, đồng thời bồi đắp các đảo đang tranh chấp ở Trường Sa để xây trên đó các căn cứ quân sự.

Dù TC lập được căn cứ quân sự ở Djibouti và trên tuyến hàng hải ở Trung Đông có một số các hải cảng TC mướn gọi là “xâu chuỗi ngọc” trong khuôn khổ sáng kiến “Một Vành đai, Một Con đường”, nhưng TC vẫn thua Mỹ. Mỹ hiện có đến hàng chục căn cứ lớn Hải quân, chưa kể hàng trăm cơ sở quân sự nhỏ hơn ở các nước trên thế giới. Nên Mỹ và các đồng minh vẫn dễ dàng biết được đường đi nước bước của các chiến hạm Trung Quốc. Trong khi hạm đội của Mỹ có thể rời khỏi căn cứ San Diego mà không bị phát hiện và sau đó có thể mất dấu trong vùng Thái Bình Dương mênh mông.

TC cũng thua xa Mỹ về ngân sách quốc phòng. Thời TCB nắm Đảng, Nhà Nước cấp ngân sách cho quân đội chỉ  bằng 25% của Mỹ mà thôi. Hãng tin Reuters cho biết ngân sách quốc phòng năm 2018 của TQ là 175 tỷ đôla, theo một báo cáo tại kỳ họp quốc hội thường niên của Trung Quốc. Trong khi đó theo AFP, ngân sách Mỹ năm 2018 tổng chi là 4.400 tỉ USD tăng 10% so với năm 2017. Ngân sách dành cho quân đội Mỹ là 716 tỉ USD, 4 lần nhiều hơn của TC. Chi tiêu quốc phòng Mỹ được đặc biệt chiếu cố, ủng hộ mạnh nhứt, sẽ tăng lên 80 tỷ USD trong tài khóa 2018 và 85 tỷ USD trong tài khóa 2019 tiếp theo. Nổi bật trong ngân sách đề nghị cho Bộ QP là khoản chi thêm 30 tỉ USD cho các cơ quan bảo trì kho vũ khí nguyên tử của Bộ Năng lượng.

TC thua xa Mỹ về hải lực vì Mỹ tăng cường hải lực trước TC hơn nửa thế kỷ và khoa hoc kỹ thuật quốc phòng, việc sản xuất khí tài vũ khí, quân của Mỹ rất tiên tiến. TC mãi tới thời CS nhờ chuyện hệ tư duy, chuyển sang kinh tế thị trường,  nhờ mở cửa cho đầu tư nước ngoài, cho tư nhân Trung Hoa làm ăn mới  giàu mạnh lên. Tới trào Giang Trạch Dân, Đảng Nhà Nước TC mới thấy và mới phát huy thành cường quốc biển. Bước ngoặt là Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2012.

TCB là người tiên phuông vào năm 2013  tung ra chiến lược “Vành đai và con đường”, trong đó có “Con Đường Tơ Lụa Trên Biển”. Ông đưa ra nghị quyết, Trung Quốc cần phải “xây dựng cường quốc biển mang đặc sắc Trung Quốc”. Ông giảm bớt 300.000 Lục Quân, tăng gia Hải quân. Ông mở rộng vùng biển, chiếm cứ, quân sự hoá một số đảo ơ Biển Đông mà Ông cho do Tổ Tiên người TQ để lại. Bản đồ hình lưỡi bò của Ông tung ra liếm 90% Biển Đông của VN và gần hết hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa của VN.

Ông tung tiền, hàng made in China “phóng tài hoá thu nhân tâm”, viện trợ, đầu tư, thương mại xâm nhập vào một số hải cảng của các nước, tạo thành một “xâu chuỗi ngọc trai” để chứng tỏ sự hiện diện hàng hải và bảo vệ con đường chở tài nguyên, xăng dầu về TQ. TC xây dựng cái gọi là “căn cứ hậu cần” tại Pakistan, ở vịnh Eden. Mới  đây TC đưa quân trú đóng ở căn cứ tại Djibouti – quốc gia nhỏ bé án ngữ con đường tiến vào kênh đào Suez. Trong tương lai gần TC có thể thâm nhập vào Sri Lanka, Myanmar và Miên thì TC đã nắm chắc rồi, như đệ tử phò trợ TC trong ASEAN.

Còn Mỹ, theo trang web của Hải quân Mỹ, lực lượng Hải quân Mỹ có nhiệm vụ duy trì, đào tạo và trang bị năng lực sẵn sàng chiến đấu cũng như giành chiến thắng trong các cuộc giao tranh, ngăn chặn hành động khiêu khích cũng như duy trì hoạt động đi lại tự do trên biển.

Theo các chiến lược gia quốc tế cho tới nay, hải quân Mỹ vẫn luôn đứng đầu thế giới về sức mạnh và năng lực, sở hữu số lượng lớn HKMH, tàu tuần dương hạm, tàu khu trục hạm, tàu hộ vệ, tàu ngầm và nhiều loại tàu chiến khác cùng các đơn vị đặc nhiệm. Có thể nói, hải quân Mỹ là lực lượng tinh nhuệ nhất trong quân đội Mỹ.

Theo dữ kiện công bố trên trang web của Hải quân Mỹ, tính tới tháng Ba năm nay, hải quân Mỹ có gần 430.000 quân nhân với 322.809 người hiên dịch và 108.789 trừ bị sẵn sàng nhập ngũ khi có lịnh đặc biệt bí mật cho từng người trừ bị hải quân này.

Chủ lực tác chiến ngoài biển, trên bờ, trên không là hàng không mẫu hạm còn gọi là ‘“không quân nhỏ”. Hải quân Mỹ là lực lượng tinh nhuệ, rất chặt chẽ khi tuyển dụng, huấn luyện, đào tạo kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực hành và rành rẽ khi thao tác và dĩ nhiên được đãi ngộ rất xứng đáng.

Nói cách khác, Hải quân Mỹ đang nắm trong tay hơn một nửa tàu chiến cỡ lớn trên thế giới. Do đó, trong khi hải quân các nước trên thế giới chỉ giới hạn hoạt động tuần tra trong vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia thì hải quân Mỹ lại đi khắp thế giới.

Một cách ngắn gọn có thể nói Hải quân Mỹ đang có 275 tàu chiến trong hàng ngũ cùng hơn 3.700 chiếc máy bay. Quy mô hạm đội tàu chiến của Mỹ còn lớn hơn cả 13 hạm đội hùng mạnh nhất trên thế giới cộng lại.

Nếu so số lượng, và tính hiện đại của hàng không mẫu hạm của TC và Mỹ, nếu TC chạy đua với Mỹ, TC sẽ hụt hơi, và đột quị như Liên xô đua với Mỹ về vũ khí trong Chiến Tranh Giữa Các Vì Sao./.(VA)

https://vietbao.com/p123a278537/hai-quan-my-vuot-xa-tc