Tin Việt Nam – 09/03/2018
Tranh cãi vụ ‘mất 245 tỷ’ ở Eximbank
Một luật sư bình luận với BBC rằng vụ khách hàng của Eximbank mất 245 tỷ đồng “không có lý do gì phải chờ phán quyết của tòa thì mới bồi thường.”
Vụ bà Chu Thị Bình, khách hàng mất 245 tỷ đồng sau khi gửi tiền tiết kiện tại ngân hàng Eximbank Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đến nay vẫn chưa ngã ngũ về giải pháp bồi thường thiệt hại sau khi các cuộc đàm phán giữa hai bên bế tắc.
Phía ngân hàng được ghi nhận đòi “chờ phán quyết của tòa thì mới bồi thường” trong lúc bà Bình “không muốn ra tòa mà đòi trả tiền ngay.”
Việt Nam: Ý kiến về ‘phá sản ngân hàng’?
VN: Ngân hàng tan chỉ bồi hoàn 75 triệu?
Bắt thêm cựu lãnh đạo Ngân hàng Đông Á
Việt Nam: ‘Lãnh đạo ngân hàng dễ bị khép tội’
‘Việc bắt sếp ngân hàng chưa dừng ở ông Bình’
Bà Bình được ghi nhận là khách VIP, gửi tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng tại Eximbank trong các năm 2014-2016 và phát hiện 245 tỷ đồng trong số này “bốc hơi” hồi năm ngoái.
Truyền thông Việt Nam dẫn nguồn Cơ quan cảnh sát điều tra cho hay, ông Lê Nguyễn Hưng, cựu phó giám đốc Eximbank chi nhánh TP. Hồ Chí Minh “đã lập chứng từ giả mạo, chiếm đoạt số tiền hơn 245 tỷ đồng liên quan đến các tài khoản tiết kiệm của bà Bình sau đó nghỉ việc, bỏ trốn.”
Trả lời Ben Ngô của BBC Tiếng Việt hôm 8/3, Luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp, nói: “Theo tôi, về mặt pháp lý thì không có lý do gì phải chờ phán quyết của tòa thì Eximbank mới trả.”
“Vì rõ ràng, khách hàng vẫn đang nắm giữ sổ tiết kiệm chưa tất toán thì đương nhiên có giá trị pháp lý để rút tiền.”
“Còn việc tiền trong tài khoản của khách hàng tự dưng bị mất đó là chuyện của ngân hàng.”
“Ngân hàng quản lý yếu kém dẫn đến mất tiền của khách hàng thì ngân hàng chứ không phải kẻ chiếm đoạt tiền chịu trách nhiệm trước khách hàng.”
“Khách hàng gửi tiền cho ngân hàng chứ không phải gửi tiền cho cá nhân cán bộ ngân hàng. Trong trường hợp này người bị hại là ngân hàng chứ không phải là khách hàng.”
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ‘giám sát kém’
Ngân hàng sa thải 2 cán bộ ‘vụ Bí thư Thăng’
VN: Quy định phá sản ngân hàng ‘đã có từ lâu’
Đảng CS: 12 đại án của năm 2017
‘Tỉnh táo’
Luật sư Sơn cho biết thêm: “Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong tình huống như thế, khách hàng cần phải tỉnh táo để không bị cuốn vào một vụ án hình sự không lối thoát như thế.”
“Khách hàng chỉ cần căn cứ vào hợp đồng mở và sử dụng tài khoản, thẻ tiết kiệm mà yêu cầu ngân hàng trả tiền gốc, lãi và bồi thường thiệt hại phát sinh từ việc chậm trả đó.”
“Nếu ngân hàng không thanh toán thì khởi kiện một vụ án kinh tế để yêu cầu ngân hàng trả tiền lãi, tiền gốc và bồi thường thiệt hại.”
“Trong quá trình khởi kiện, khách hàng có thể yêu cầu tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc ngân hàng phải trả cho mình trước một phần hoặc toàn bộ số tiền mà ngân hàng đang giữ để giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra.”
“Trong trường hợp ngân hàng cố tình đưa vấn đề hình sự vào nhằm kéo dài thời hạn xét xử vụ án thì khách hàng có thể yêu cầu tòa án tách phần hình sự để giải quyết sau. Bởi việc giải quyết vấn hình sự không ảnh hưởng đến vấn đề dân sự.”
Cũng trong hôm 8/3, Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh công khai văn bản công bố thông tin do ông Lê Văn Quyết, Tổng giám đốc Eximbank viết: “Về đề nghị của bà Bình, Eximbank đang gặp gỡ và làm việc với khách hàng để sớm tìm giải pháp phù hợp, hợp tác với Cơ quan Cảnh sảnh sát điều tra – Bộ Công an trong suốt quá trình điều tra và thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin, báo cáo Ngân hàng Nhà nước.”
“Eximbank sẽ công bố thông tin khi có phán quyết có hiệu lực pháp luật của cơ quan tố tụng,” văn bản của ngân hàng này viết.
http://www.bbc.com/vietnamese/business-43297598
Giáo dân xứ Phú Yên
bị công an triệu tập vì phản đối Formosa
Ba giáo dân xứ Phú Yên thuộc địa bàn xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu vừa bị công an Nghệ An mời lên làm việc vì đã nộp đơn khiếu kiện công ty Formosa của Đài Loan vào ngày 3/10/2016.
Hôm 7 tháng 3 năm 2018, Cơ quan cảnh sát điều tra Công An Tỉnh Nghệ An đã gửi giấy triệu tập ba người dân Xứ Phú Yên là bà Bùi Thị Nhiệm, Bà Nguyễn Thị Sâm và ông Cao Sỹ Hoán vào ngày 9 tháng 3 năm 2018 phải đến công an Huyện Quỳnh Lưu để làm việc với ký do theo nguyên văn của giấy triệu tập: “Để làm việc liên quan đến vụ án ‘gây rối trật tự công cộng’ vào ngày 3/10/2016 tại Ủy ban nhân dân xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”.
Vào sáng ngày 9/3, chúng tôi có liên lạc với người từng được ủy quyền đại diện cho người dân Phú Yên khiếu kiện Formosa là Linh mục Đặng Hữu Nam và được linh mục cho biết chi tiết vụ việc:
“Hôm nay người ta đã triệu tập ba người trong đó có hai người phụ nữ là bà Nhiệm và bà Sâm, và ông Cao Sỹ Hoán. Ông Hoán bị triệu tập vào buổi sáng và bị giữ đến 2 giờ chiều mới được về. Còn buổi chiều hôm nay sẽ triệu tập 2 người phụ nữ lên công an huyện Quỳnh Lưu.”
Vào ngày 3/10/2016, hàng trăm người dân Xứ Phú Yên đã đệ đơn khởi kiện công ty Formosa tại Tòa án nhân dân thị xã Kỳ Anh vì xả thải gây ô nhiễm biển các tỉnh miền trung Việt Nam, ảnh hưởng đến nguồn cá, kế sinh nhai của người dân. Tuy nhiên cơ quan chức năng địa phương nơi người người dân cư trú bị cho là đã cản trở việc khiếu kiện, đùn đẩy trách nhiệm, không công chứng chữ ký cho người dân để mọi người có thể ủy quyền cho Linh mục Đặng Hữu Nam làm người đại diện pháp lý nộp đơn kiện Formosa. Do đó hàng trăm người dân đã kéo đến Ủy ban nhân dân xã An Hòa để phản đối và yêu cầu được công chứng.
Kỷ luật em trai cựu Bí thư Lê Thanh Hải
Ông Lê Tấn Hùng, em trai nguyên Bí thư TPHCM Lê Thanh Hải bị kỷ luật Đảng vì ‘sai phạm tài chính’, theo báo Việt Nam.
Trang VNF hôm 08/03/2018 viết rằng chủ tịch UBND TP HCM vừa ra quyết định kỷ luật với hình thức khiển trách, đối với ông Lê Tấn Hùng.
Là Tổng giám đốc Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (Sagri), ông bị kỷ luật cùng “nhiều cá nhân khác tại công ty Sagri”.
Vụ ông Vũ Huy Hoàng và niềm tin người dân
Ông Trọng ‘tả xung hữu đột’, đảng viên thờ ơ?
Chủ tịch Quang thăm chùa Mahabodhi
Vẫn theo trang báo này, trích nguồn chính thức, đây là các “sai phạm tài chính tại doanh nghiệp này” liên quan đến Luật Kế toán của Việt Nam.
Hiện các báo Việt Nam chưa đăng các ý kiến phản hồi từ chính ông Lê Tấn Hùng.
Nhưng trong hệ thống của Việt Nam, việc kỷ luật thường do Đảng Cộng sản quyết định và những cán bộ bị nêu tên ít có cơ hội nói với báo chí về quan điểm của họ.
Ông Lê Tấn Hùng là em trai nguyên Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải.
Lần lượt rời chính trường
Bản thân ông Hải giữ chức Bí thư Thành ủy TP HCM từ 2006 đến Đại hội Đảng CS 12.
Hồi cuối tháng 1/2016, tại Đại hội 12, ông bị mất chức Ủy viên Bộ Chính trị và Bí thư đô thị đông dân nhất Việt Nam.
Vào tháng 2/2016, báo chí Việt Nam đăng bài nói ông Lê Thanh Hải chúc mừng ông Đinh La Thăng “được Bộ Chính trị tin tưởng, giao trọng trách” làm tân Bí thư Thành ủy TP. HCM trong một buổi lễ có mặt ông Đinh Thế Huynh ở TPHCM.
Tại buổi lễ, ông Lê Thanh Hải cũng khóc khi chia tay ông Võ Văn Thưởng từ TPHCM ra Hà Nội là tân Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.
Con trai ông là Lê Trương Hải Hiếu, được giao chức Chủ tịch UBND kiêm Phó Bí thư Quận 12 năm 2015, khi mới 34 tuổi.
Vụ xử ông Thăng ‘càng nhanh càng không hay’?
Người dân TP HCM nói về ông Đinh La Thăng
Ông Đinh Thế Huynh ‘điều trị bệnh’
Bịa tin về Tướng Phùng Quang Thanh là ‘độc địa’
Sang tháng 5/2016, Bí thư Đinh La Thăng trao quyết định của Ban bí thư chỉ định ông Lê Trương Hải Hiếu vào Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM nhiệm kỳ 2015-2020.
Đây là quyết định gây nhiều chú ý của dư luận vì mới tháng 10/2015, tại Đại hội Đảng bộ thành phố này, ông Hải Hiếu đã không trúng cử vào Ban chấp hành.
Sang tháng 5/2017, ông Đinh La Thăng bị mất chức Ủy viên Bộ Chính trị và sau bị bắt, xử tù.
Ông Đinh Thế Huynh nay cũng không còn là Thường trực Ban Bí thư của Trung ương Đảng CSVN nữa, và chức này đã do ông Trần Quốc Vượng nắm.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43344857
Hàng không mẫu hạm Trung Quốc
có đến Việt Nam sau USS Carl Vinson?
Từ ngày 5 đến 9/3, hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của hải quân Mỹ đã có chuyến thăm lịch sử đến cảng Đà Nẵng của Việt Nam, đánh dấu bước tiến trong quan hệ quốc phòng hai nước, giữa lúc Việt Nam và nước láng giềng Trung Quốc vẫn còn những tranh chấp chưa thể giải quyết ở biển Đông. Chuyến thăm được cho là có thể làm Trung Quốc không mấy hài lòng. Tuy nhiên, kể từ khi chuyến thăm được công bố vào tháng 1 năm nay, chính phủ Trung Quốc đã không lên tiếng phản đối như lo ngại. Có chuyên gia cho rằng, cùng với bước tiến trong quan hệ quốc phòng với Mỹ, chắc chắn Hà Nội cũng đang chuẩn bị cho những bước tiến tương tự với Trung Quốc.
Trung Quốc tức giận
Đà Nẵng, thành phố ven biển miền Trung Việt Nam, nơi gần nhất ở Việt Nam nhìn ra biển Đông, những ngày đầu tháng 3 đã chào đón nhóm tàu hải quân Mỹ bao gồm tàu hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một hàng không mẫu hạm Mỹ tới Việt Nam kể từ sau khi chiến tranh kết thúc hơn 40 năm về trước.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia môn quan hệ quốc tế thuộc trường đại học George Mason, Hoa Kỳ, nhận định.
“Ở cấp độ cao cấp nhất của Đảng, nước Việt Nam đã muốn và sẵn sàng chấp nhận sự hiện diện của tàu sân bay ở Việt Nam. Đó là chỉ dấu của sự tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước Mỹ và Việt Nam”
Phát biểu với báo chí hôm 5/3 trong lễ đón nhóm tàu Carl Vinson ở Đà Nẵng, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Dan Kritenbrink, cho rằng, chuyến thăm có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ đối tác giữa hai nước, và cam kết của Mỹ ở khu vực.
“Tôi thực sự cho rằng chuyến thăm cho thấy cam kết của Mỹ với khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương. Đối với những lợi ích chung phía trước, Mỹ và Việt Nam có chung những lợi ích bao gồm việc duy trì hòa bình, ổn định, thịnh vượng, thông thương và tự do hàng hải mà khu vực và các nền kinh tế đều dựa vào”
Điều này dĩ nhiên không thể làm Trung Quốc hài lòng, nhất là trong khung cảnh gần đây các nhà lãnh đạo quân sự Mỹ đã liên tiếp đưa ra những tuyên bố cứng rắn hơn với Trung Quốc. – GS. Nguyễn Mạnh Hùng
Nhưng sự có mặt của Mỹ ở khu vực biển Đông và nhất là sự xuất hiện của hàng không mẫu hạm Mỹ tại Đà Nẵng cũng là điều có thể làm Trung Quốc khó chịu. Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói:
“ Điều này dĩ nhiên không thể làm Trung Quốc hài lòng, nhất là trong khung cảnh gần đây các nhà lãnh đạo quân sự Mỹ đã liên tiếp đưa ra những tuyên bố cứng rắn hơn với Trung Quốc”
Mặc dù giới chức chính phủ Trung Quốc không chính thức lên tiếng phản đối chuyến thăm, nhưng tờ Hoàn cầu Thời báo, một tờ báo thuộc đảng Cộng sản Trung Quốc đã có những bài viết trong thời gian qua tỏ rõ sự không hài lòng về chuyến thăm của tàu Mỹ tới Việt Nam. Bình luận của tờ báo hôm 7/ 3 viết rằng sự hiện diện của tàu sân bay Mỹ không thể làm đảo lộn cán cân quân sự tại biển Đông và không thể gây sức ép lên Trung Quốc.
Hãng tin Reuters hôm 6/3 trích nguồn tin từ các nhà ngoại giao cho biết, các đặc sứ Việt Nam đã phải mất nhiều tháng trời để thuyết phục Trung Quốc không tức giận về chuyến thăm của hàng không mẫu hạm Mỹ, và về mối quan hệ hợp tác an ninh giữa Việt Nam và Mỹ.
Cân bằng quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc
Chuyến thăm của tàu Carl Vinson lần này tới Việt Nam, một mặt khác cũng cho thấy một phần trong chiến lược cân bằng mối quan hệ giữa hai nước lớn Mỹ và Trung Quốc của Việt Nam. Giáo sư Pan Jin’e thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nói:
“Việt Nam luôn cẩn trọng trong việc cân bằng các mối quan hệ. Quan hệ quốc phòng Việt Mỹ phát triển trong những năm qua trong sự cân bằng với Trung Quốc. Quan hệ hợp tác này có ảnh hưởng đến Trung Quốc nhưng qua các năm Trung Quốc đã trở nên tự tin hơn về mối quan hệ này. Theo tôi đoán thì sau chuyến thăm của hàng không mẫu hạm Mỹ đến Việt Nam thì hàng không mẫu hạm Trung Quốc cũng sẽ sớm đến Việt Nam. Đây là cách cân bằng quan hệ mà Việt Nam vẫn đang làm và nó không có ảnh hưởng mấy tới các quan hệ với bên ngoài đang có giữa Việt Nam và các nước. Việt Nam làm gì với Mỹ thì cũng sẽ làm tương tự với Trung Quốc.”
Việt Nam và Mỹ đã nâng tầm quan hệ thành đối tác toàn diện vào năm 2013. Nhưng trước đó, từ năm 2008, Việt Nam và Trung Quốc đã xác lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
Hiện Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Theo giáo sư Pan Jin’e kim ngạch thương mại với Trung Quốc chiếm đến 25% tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam với các nước. Với những ràng buộc về kinh tế, địa chính trị, văn hóa và lịch sử, từ trước đến nay Việt Nam luôn xác định Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong chính sách quan hệ đối ngoại của mình.
Việt Nam luôn cẩn trọng trong việc cân bằng các mối quan hệ. Quan hệ quốc phòng Việt Mỹ phát triển trong những năm qua trong sự cân bằng với Trung Quốc. – GS. Pan Jin’e
Kể từ sau khi Mỹ rỡ bỏ lệnh cậm vận đối với Việt Nam vào năm 1994, Hoa Kỳ giờ đây cũng đã trở thành đối tác thương mại quan trọng với Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2016 đã đạt mức 52 tỷ đô la.
Vào năm 2015, Việt Nam và Mỹ cũng đã ký tuyên bố chung về quan hệ quốc phòng. Vào năm ngoái, ngay trước chuyến thăm của Tổng thống Donald Trump sang Việt Nam, Hoa Kỳ đã chuyển giao cho Việt Nam một tàu tuần tra, giúp tăng cường khả năng bảo vệ biển của Việt Nam.
Mặc dù đẩy mạnh quan hệ với Mỹ, giáo sư Pan Jin’e cho rằng Việt Nam hiện tại cảm thấy tự tin hơn trong quan hệ với Trung Quốc so với Mỹ
“Vào năm ngoái, sau đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã sang thăm Việt Nam. Ông ấy đã nhấn mạnh tầm quan trọng quan hệ giữa hai nước. Hai bên trong những chuyến thăm khác nhau cũng đã đạt được những thỏa thuận về vấn đề biển Đông. Cho nên tóm lại Việt Nam giờ đây cảm thấy thoải mái trong quan hệ với Trung Quốc hơn là so với Mỹ.”
Chuyên gia Murray Hiebert thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS), ở Mỹ, cho rằng Việt Nam hiện tại vẫn còn có những lo ngại nhất định trong quan hệ với Mỹ, nhất là sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút khỏi hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình dương (TPP) hồi tháng 1 năm ngoái. Đây là hiệp định mà Việt Nam mong chờ để tránh sự phụ thuộc về thương mại quá lớn vào Trung Quốc.
Không chỉ có vấn đề thương mại với Mỹ làm Việt Nam lo ngại, theo chuyên gia Murray Hiebert, Việt Nam cũng lo ngại về chính sách an ninh của Mỹ trong khu vực.
“Việt Nam vẫn không chắc về hướng đi tới trong quan hệ hai nước và quan hệ Mỹ Đông Nam Á sắp tới. Họ lo lắng là chính quyền của Trump sẽ tập trung quá nhiều vào vấn đề Bắc Hàn và thương mại với Trung Quốc thay vào khu vực Đông Nam Á. Họ cũng không hiểu hoàn toàn ý nghĩa của chiến lược Ấn Độ Thái Bình Dương đối với Việt Nam. Họ đánh giá cao chương trình tự do hàng hải nhưng họ cảm thấy là Tổng thống Trump đã không nói đủ về vấn đề biển Đông trong chuyến thăm châu Á hồi tháng 11 năm ngoái.”
Chuyên gia Murray Hiebert cho rằng, với chiến lược cân bằng quan hệ như hiện tại, Việt nam cũng không dại gì mà đi quá xa trong quan hệ với Mỹ để có thể làm người láng giềng Trung Quốc tức giận.
Hà Nội quyết tâm khống chế mạng xã hội
Việt Nam vừa bổ sung một nghị định, trong đó buộc phải gỡ bỏ nội dung bị cho là vi phạm trên mạng xã hội trong vòng 3 giờ khi có yêu cầu, cũng như phải có ít nhất 1 hệ thống máy chủ tại Việt Nam. Đây có phải là dấu hiệu Nhà nước Việt Nam quyết tâm đẩy mạnh việc khống chế mạng xã hội?
Ngăn cản tiếng nói đối lập
Vào những ngày đầu tháng ba, chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 27 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Trong đó đáng chú ý là việc nhà cầm quyền yêu cầu phải có cơ chế phối hợp để loại bỏ nội dung vi phạm trên mạng xã hội theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 72 chậm nhất sau 3 giờ kể từ khi tự phát hiện hoặc có yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc cơ quan cấp phép.
Khoản 1 Điều 5 Nghị định 72, quy định các hành vi bị cấm khi sử dụng internet mà chính phủ Hà Nội cho nhằm mục đích chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây phương hại đến an ninh quốc gia, tiết lộ bí mật nhà nước, đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân, truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm, giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật.v.v…
Ý muốn khống chế mạng xã hội của phía chính quyền thì không cần bàn cãi nữa rồi, lâu nay phía chính phủ Việt Nam luôn muốn khống chế tất cả các mạng xã hội bởi vì mạng xã hội là truyền thông đa chiều nó nói lên tất cả, nó ngược chiều với phía truyền thông nhà nước.
-Trương Duy Nhất
Ngoài ra Nghị định 27 cũng quy định nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội cần có biện pháp bảo vệ bí mật thông tin riêng, thông tin cá nhân của người sử dụng; bảo đảm quyền quyết định của người sử dụng trong việc cho phép thu thập thông tin cá nhân của mình… Điều này có thể hiểu là nhà cung cấp mạng xã hội phải cung cấp thông tin người sử dụng cho phía cơ quan chức năng khi có yêu cầu.
Nhà báo, blogger Trương Duy Nhất, chủ trang mạng “Một góc nhìn khác”, người từng bị chính quyền Việt Nam khép vào tội vi phạm Nghị định 72, bằng cách thu thập “bằng chứng” từ các bài viết của anh để truy tố và bỏ tù theo một số điều về “tuyên truyền chống nhà nước” trong Bộ luật Hình sự. Nhà báo Trương Duy Nhất đưa ra nhận định về những qui định mới vừa nêu:
“Cái ý muốn khống chế mạng xã hội của phía chính quyền thì không cần bàn cãi nữa rồi, lâu nay phía chính phủ Việt Nam luôn muốn khống chế tất cả các mạng xã hội bởi vì mạng xã hội là truyền thông đa chiều nó nói lên tất cả, nó ngược chiều với phía truyền thông nhà nước.”
Không khả thi
Về tính khả thi của yêu cầu loại bỏ nội dung vi phạm trên mạng xã hội chậm nhất sau 3 giờ kể từ khi có yêu cầu của cơ quan chức năng, Facebooker Nguyễn Chí Tuyến cho biết:
“Đấy là ý muốn của họ (nhà nước) thôi, nhưng để thực hiện giữa ý muốn và thực tế thì rất là khó, chứ không đơn giản. Bởi vì thứ nhất là số người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam rất là đông. Thứ hai nữa là đối với những người dùng mạng xã hội để lên tiếng về các vấn đề chính trị xã hội, hay nhạy cảm theo cách gọi của nhà cầm quyền, thì có đến hàng vạn người như vậy thì làm sao họ có thể bắt người ta tuân thủ cái đó được.”
Cũng theo nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến, mặc dù không thể gây áp lực được trong thực tế nhưng có thể nhà cầm quyền Việt Nam ra nghị định 27 để sử dụng nó như một thứ công cụ về mặt pháp lý, để tròng vào cổ những người yêu chuộng tiếng nói tự do.
Nhà báo Trương Duy Nhất thì cho rằng việc buộc gỡ nội dung vi phạm trong 3 tiếng đồng hồ chỉ có thể áp dụng với nhà cung cấp mạng xã hội là doanh nghiệp trong nước. Còn đối với nhà cung cấp ở nước ngoài thì khó có thể áp dụng được. Ông nói thêm:
“Đối với nhà cung cấp ở nước ngoài làm sao yêu cầu họ được, bởi vì cái chuẩn gọi là “nếu có sai phạm thì yêu cầu gỡ bỏ”. Nhưng thế nào là không đúng, thế nào là gây hại? Bởi vì có những cái chính phủ cho rằng có hại và không đúng, nhưng đối với chuẩn mực tự do ngôn luận và chuẩn mực quốc tế thì nó lại không vi phạm và được ủng hộ, được người ta khen là có ích chứ không gây hại. Như vậy thì làm sao anh gỡ được.”
Trong nghị định mới vừa ban hành, có phần bổ sung cho mục 23/C của Nghị định 72 năm 2103 đã gây không ít bất ngờ cho dư luận về việc quy định nhà cung cấp mạng xã hội phải đảm bảo có ít nhất 1 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam, cho phép tại thời điểm bất kỳ có thể đáp ứng việc kiểm tra toàn bộ thông tin trên trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội. Liên quan vấn đề này, Nhà báo Trương Duy Nhất cho biết:
“Tôi rất lạ, tôi chưa rõ cái đó. Trước đây thì cái dự thảo an ninh mạng đưa ra quốc hội, thì có cái điều khoản buộc các nhà cung cấp mạng xã hội từ nước ngoài thì phải đặt máy chủ quản lý ở trong nước. Nhưng nó đang trong quá trình dự luật, trong quá trình bàn thảo, đưa ra quốc hội nhưng quốc hội chưa thông qua. Mà vừa rồi trong một cuộc họp Thường vụ quốc hội có đưa ra lại ý kiến này. Thì phần lớn, theo tôi hiểu thì gần như đã thống nhất là bỏ cái yêu cầu đặt máy chủ ở trong nước rồi mà.”
Việc áp đặt phải đặt máy chủ ở Việt Nam là một cái chuyện rất là phi lý vì nếu tất cả các quốc gia trên thế giới đều muốn đặt máy chủ ở quốc gia của họ thì liệu làm sao một công ty như Facebook hay Google có thể thỏa mãn được.
-Hoàng Ngọc Diêu
Cũng liên quan đến việc bắt buộc đặt máy chủ tại Việt Nam, Ông Hoàng Ngọc Diêu, một chuyên gia công nghệ thông tin, hiện đang sống tại Úc và đã từng làm việc tại Việt Nam đưa ra ý kiến của mình:
“Nói về mặt kỹ thuật, đặc biệt bây giờ các kỹ thuật như mạng xã hội Facebook,YouTube hay mảng G-Blog của Google là hoàn toàn nằm trên cloud (dữ liệu trực tuyến). Nói đến clound computing là nói đến một chuỗi các Data centers (trung tâm dữ liệu) nằm rải rác khắp thế giới. Những Data centers đó nó phải phục vụ cho được cái gọi là “georgraphical” tức là những mảng địa lý, theo từng vùng. Việc áp đặt phải đặt máy chủ ở Việt Nam là một cái chuyện rất là phi lý vì nếu tất cả các quốc gia trên thế giới đều muốn đặt máy chủ ở quốc gia của họ thì liệu làm sao một công ty như Facebook hay Google có thể thỏa mãn được.”
Ông Diêu cũng cho biết phải có sự tính toán rõ ràng trong đó chứ không phải nói đặt máy chủ ở Việt Nam là xong; Ví dụ như đặt máy chủ mà chỉ để “raw data” (dữ liệu thô) trong đó, hoặc là những hình ảnh không được xếp loại, thì nhà cầm quyền Việt Nam cũng không thể kiểm soát được. Ông nói thêm:
“Khi mình xét về mặt kỹ thuật thì mình thấy khôi hài ở chỗ là nó rất mập mờ và chỉ là đòn tâm lý thôi chứ chẳng có gì.”
Trong một lần trả lời đài RFA trước đây, Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội Tư vấn về Khoa học Công nghệ và Khoa học Quản lý cho biết việc đặt máy chủ ở đâu không phải là điều quan trọng:
“Về vấn đề kỹ thuật thì đâu cần phải là máy chủ phải đặt ở đâu. Trên thế giới này có 1 góc nào đấy, 1 hòn đảo xa xôi nào đấy cũng được, rừng Targa hay đảo Guam của Mỹ cũng được.”
Theo nhà báo Trương Duy Nhất, chính quyền Việt Nam càng ngăn chặn các tiếng nói phản biện trên mạng xã hội thì càng khiến họ bị ức chế và lên tiếng nhiều hơn. Ông cũng cho rằng cộng đồng mạng bây giờ khó ngăn chặn, những tiếng nói phản biện đa chiều ngày càng nhiều, càng mạnh hơn, và không thể ngăn chặn được trong xu thế này.
Úc cam kết giúp cải thiện nhân quyền Việt Nam
Chính phủ Úc cam kết sẽ làm việc với chính phủ Hà Nội để cải thiện những vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.
Đó là nội dung bức thư của bà Julie Bishop, Bộ trưởng Ngoại giao Úc, trả lời hai dân biểu của nước này là ông Chris Hayes và Tim Watts. Bà ngoại trưởng Úc nhấn mạnh rằng sẽ đem những vấn đề đó ra trong cuộc đối thoại thường niên Việt-Úc về nhân quyền.
Đây là lần thứ hai bà Bishop trả lời thư của các vị dân biểu này, sau bức thư đề ngày 28 tháng Hai của ông Chris Hayes, thúc giục Chính phủ Canberra nêu lên những trường hợp đàn áp tôn giáo tại Việt Nam.
Trong bức thư gửi cho hai vị dân cử Australia bà Bishop cũng nêu ra các trường hợp bị bỏ tù ở Việt Nam vì lý do thực hiện quyền biểu đạt ôn hòa hay thực hiện tín ngưỡng tôn giáo, đó là các trường hợp ông Hoàng Đức Bình, Nguyễn Nam Phong, Vương Văn Thả, Vương Thanh Tuấn, Nguyễn Nhật Trường, và Nguyễn Văn Thưởng.
Bà Bishop cho hay rằng Tòa Đại sứ Úc tại Việt Nam tiếp tục tìm cách dự khán các phiên tòa để quan sát các qui trình tố tụng việc xét xử các nhà hoạt động tại Việt Nam.
Tình cảnh công nhân bị chủ bỏ trốn
Vụ việc Tổng giám đốc và một số cán bộ người Hàn Quốc của Công ty may KL Texwell Vina ở Đồng Nai đột ngột trốn khỏi Việt Nam về Hàn Quốc ngay trước dịp trước Tết Nguyên Đán khiến đời sống của gần 1.900 công nhân trở nên khó khăn.
Đã một tháng trôi qua, vụ việc của họ đang được giải quyết thế nào từ các đơn vị chức năng?
Không ký biên bản chấm dứt hợp đồng thì ‘không được gì cả’
Vào hôm 8 tháng 3 năm 2018, facebooker Thao Ha được cho rằng đang làm việc tại công ty Texwell loan tin trên mạng xã hội rằng nhà nước sẽ giải quyết hỗ trợ cho công nhân Texwell hiện đang thất nghiệp và công nhân Texwell đang mang thai.
Thông tin này được rất nhiều facebooker khác vô hỏi han, trích nguyên văn như sau:
Facebooker Thao Ha: Nhà nước trích thêm ngân sách để ứng cho Bảo hiểm thất nghiệp. Những ai thất nghiệp đều sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Riêng các bầu (phụ nữ đang mang thai) thì làm theo hướng dẫn nộp lên Liên đoàn lao động huyện rồi huyện sẽ chuyển hồ sơ lên tỉnh để giải quyết tctn và sẽ đựơc cấp thẻ Bảo hiểm Y tế thai sản đặc biệt để đảm bảo bầu vẫn được hưởng chế độ.
Cùng ngày, Facebooker này cũng thông báo rằng Bảo hiểm Xã hội tỉnh Đồng Nai cũng sẽ giải quyết, hỗ trợ Trợ cấp thai sản và kêu gọi các công nhân nộp hồ sơ thẳng lên tổ chức này.
Theo Luật Lao động thì thứ nhất ông đó phải trả đầy đủ tiền lương cho người lao động và đồng thời bồi thường thời gian còn lại của hợp đồng. Người lao động tự nguyện ký tên thôi việc thì sẽ không được hưởng chế độ đó.
– LS. Võ An Đôn
Một nữ công nhân Texwell xin được dấu tên xác nhận với chúng tôi rằng các nữ công nhân mang thai được Luật Lao động tỉnh hướng dẫn nộp đơn giải quyết trợ cấp vào ngày 9 tháng 3.
Tuy nhiên, theo nữ công nhân này, Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai nói cô phải ký vào biên bản chấm dứt hợp đồng lao động thì mới được tuyển dụng vào công ty khác và mới có thể khởi kiện công ty Texwell, còn nếu không ký thì ‘không được gì cả.’
Công nhân Texwell: Lúc đầu tụi em không chịu ký vô giấy chấm dứt hợp đồng đó tại vì sợ mất quyền lợi. Nhưng bên Liên đoàn Lao động tỉnh, các phó giám đốc mới nói là mình phải ký để có xác nhận của tất cả các công nhân thì mới khởi kiện được công ty đó. Nếu như mình không ký thì không được chốt sổ bảo hiểm mà công ty khác nói phải chốt sổ bảo hiểm mới nhận công nhân. Điểm thứ hai là khi ký giấy thì mình được quyền khởi kiện công ty tại vì nếu không có tờ giấy đó thì không làm được gì cả.
Chúng tôi liên hệ Luật sư Võ An Đôn để tìm hiểu thêm thông tin về sự việc này và được ông cho biết:
LS. Võ An Đôn: Nếu người lao động tự mình viết đơn xin nghỉ hay chấm dứt hợp đồng lao động thì thiệt hại cho chính bản thân người đó. Người lao động không nên viết đơn đó. Việc này là do ông giám đốc bỏ về nước. Theo Luật Lao động thì thứ nhất ông đó phải trả đầy đủ tiền lương cho người lao động và đồng thời bồi thường thời gian còn lại của hợp đồng. Chứ người lao động tự nguyện ký tên thôi việc thì sẽ không được hưởng chế độ đó.
Luật sư Võ An Đôn chia sẻ thêm về nguyên tắc khởi kiện doanh nghiệp đối với người lao động.
LS. Võ An Đôn: Nếu công ty đó đông thì mình cần người đại diện đứng ra yêu cầu công đoàn bảo vệ quyền lợi cho mình. Nếu mà ông giám đốc bỏ chạy thì mình nộp đơn khởi kiện ra tòa. Trong trường hợp này, tòa sẽ thụ lý nhưng không cần phải đóng án phí.
Không thể kiện được thì xem như ‘việc xui’
Nữ công nhân Texwell nói với chúng tôi rằng cô muốn cảm ơn các cơ quan chính quyền và ban ngành đã quan tâm ứng tiền, tặng những phần quà khích lệ động viên, cũng như liên tiếp cử người ra giải quyết cho công nhân. Ngoài ra, cô mong ước khởi kiện được chủ doanh nghiệp công ty Texwell để đòi lại quyền lợi cho mình, và nhận định kết quả tương lại của vụ kiện như sau:
Công nhân Texwell: Nếu như khiếu kiện thắng thì tụi em sẽ có một số tiền gọi là vui mừng. Nhưng nếu không thể nào kiện được thì tụi em coi như một việc gọi là xui đến với mình thôi.
Nhận định về việc Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai được nói buộc các công nhân phải ký vô giấy chấm dứt hợp đồng lao động thì mới khởi kiện được chủ doanh nghiệp công ty Texwell, LS. Võ An Đôn cho biết:
LS. Võ An Đôn: Việc này tôi thấy không khách quan. Bên Liên đoàn Lao động tỉnh ở đó bắt buộc người lao động phải ký vô đơn xin thôi việc trái với ý muốn của mình là không đúng luật pháp. Hơn nữa, việc này hình như bên Liên đoàn Lao động tỉnh ở đó muốn bảo vệ quyền lợi của công ty hơn là người lao động vì việc đó bất lợi cho người lao động rất nhiều.
Thực tế, những công nhân ở công ty Texwell nói riêng cũng như nhiều công nhân khác ở Việt Nam hiện nay nói chung, do phải chịu nhiều áp lực về kinh tế, đồng thời ít hiểu biết về kiến thức Luật lao động nên khi bị doanh nghiệp quay lưng, họ chỉ biết nương tựa lẫn nhau bằng việc kêu gọi biểu tình cũng như trông chờ vào sự giúp đỡ với những yêu cầu được chỉ định từ phía chính quyền mà chưa biết rõ mình đang có những quyền lợi nào trong tay. Công đoàn cơ sở tại công ty không giúp được gì cho họ vì thường đứng về phía chủ.
Bên Liên đoàn Lao động tỉnh ở đó bắt buộc người lao động phải ký vô đơn xin thôi việc trái với ý muốn của mình là không đúng luật pháp.
– LS. Võ An Đôn
Vụ việc tại Công ty KL Texwell Vina tại Khu Công nghiệp Bùi Xéo, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai bùng phát ra từ sáng ngày 9 tháng 2 khi gần 1.900 công nhân tập trung trước cổng công ty để đòi lương và các khoản phúc lợi khác vì công ty đóng cửa không cho công nhân vào bên trong. Đại diện doanh nghiệp sau đó xác nhận Tổng Giám đốc người Hàn Quốc và một số cán bộ công ty đã về Hàn Quốc và không thể liên lạc.
Chiều ngày 10 tháng 2, Thông Tấn Xã Việt Nam cho biết UBND tỉnh Đồng Nai tạm ứng tiền ngân sách địa phương để trả 50% tiền lương tháng 1 năm 2018 cho toàn bộ công nhân của công ty, tương đương 7 tỷ Việt Nam đồng. Ngoài ra, Liên đoàn Lao Động tỉnh Đồng Nai hỗ trợ cho mỗi công nhân một phần quà trị giá 500.000 Việt Nam đồng.
Sáng ngày 6 tháng 3, nhiều doanh nghiệp tập trung về Công ty Texwell Vina tuyển dụng lao động. Trái ngược với những người đã có việc làm mới, nhiều công nhân Texwell ở độ tuổi 35 trở lên và những người đang mang thai buồn phiền vì các công ty chưa có chính sách tuyển dụng cho các đối tượng này.
https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/when-foreign-enterprises-owners-betray-03092018085441.html
Lục tìm sách cũ ở Sài Gòn
Tại miền Nam Việt Nam, sau 30 tháng 4 năm 1975, những cuốn sách quí lần lượt bị mang ra đốt, bị ném hố rác, cuốn nào may mắn thì được gói giấy dầu lại để chôn. Và chỉ trong chưa đầy 10 năm, đến năm 1985, dường như những đầu sách, những tên tác giả vốn từng quen thuộc với trí thức miền Nam trở nên vắng bóng và xa lạ với giới trẻ. Những cuốn sách quí tưởng như mất dấu và đi vào quên lãng lại xuất hiện đâu đó trong xó xỉnh Sài Gòn thời còn bị cấm cản, đến khi vấn đề kiểm duyệt văn hóa bớt gắt gao và sắt máu thì nó được nằm trên những kệ sách cũ, trong những tiệm sách cũ Sài Gòn.
Có một điều lạ là hầu hết những cuốn sách quí, văn học nước ngoài đều có thể tìm được trong các tiệm sách cũ trên đường Lê Thánh Tôn, quận 5 và đường Cách Mạng Tháng Tám, quận Tân Bình, hay Nguyễn Oanh, Gò Vấp, Sài Gòn. Có những cuốn sách hiện tại vẫn bị cấm lưu hành, nếu là người mua sách thường xuyên và quen biết với chủ hiệu sách, những cuốn sách không tìm thấy trên kệ sách cũ vẫn có thể tìm được bởi sách được cất kĩ và bán cho người cần tìm.
Anh Lữ Như Hải, khách hàng mua sách cũ, chia sẻ: “Trước năm 1975 thì em thích những cuốn sách dạy ngữ văn như cuốn English for today đây, gồm 6 bộ.”
Bà Nguyễn Thị Hiền, chủ tiệm sách cũ ở quận 5, Sài Gòn, chia sẻ: “Nói chung bán từ hồi trải dưới đất ngoài đường. Sau này mướn nhà rồi vô đây bán.”
Cái hay của các cửa hàng sách cũ là các chủ cửa hàng kết nối với các nhà nghiên cứu, nhà sưu tập sách và tác giả để lưu giữ bản sách quí, nếu có người yêu một cuốn sách quí trước 1975 nào đó cất công tìm, nghĩa là sách đã tìm được bạn đọc, thì các nhà sưu tập, nhà nghiên cứu không ngần ngại chia sẻ cuốn sách của họ cho người đó với giá rất mềm, có trích một ít cho chủ hiệu sách. Dường như mối dây kết nối giữa sách và độc giả ở Sài Gòn vẫn chưa bao giờ đứt rời mặc dù có một thời sách trở thành mối nguy của trí thức.
Sách mà trước 75 thì sau một quảng thời gian giờ nó mai một nhiều, nguồn sách bây giờ không còn dồi dào như những năm 2000, chính xác là năm chín mấy. – Người bán sách
Những đường sách cũ Sài Gòn như một dấu xưa, như một gạch nối giữa ký ức và hiện tại, giữa quá khứ bị lãng quên, thậm chí bị ruồng bỏ với hiện tại cuồng xoáy. Từ những cuốn sách được mua cân ký ở vỉa hè, giá rẻ hơn giấy lộn, người buôn sách đã tuyển chọn, lựa ra từng tác phẩm để tìm bạn đọc. Có thể nói rằng giá sách cũ ở Sài Gòn không hề rẻ, nhưng sách cũ Sài Gòn là nơi mà người ta có thể tìm được những cuốn sách quí trước 1975 sau khi đã đi mọi nơi để tìm.
Ông Hà Phước Hoàng, chủ tiệm sách cũ ở quận 5, Sài Gòn, chia sẻ: “Sách mà trước 75 thì sau một quảng thời gian giờ nó mai một nhiều, nguồn sách bây giờ không còn dồi dào như những năm 2000, chính xác là năm chín mấy.”
Bà Nguyễn Thị Hiền, chủ tiệm sách cũ ở quận 5, Sài Gòn, chia sẻ: “Nhiều tác giả hay lắm, mấy người trẻ hay tới tìm Nguyễn Nhật Ánh. Nhiều nhà văn hay lắm, nhiều đầu sách hay lắm nhưng mình đọc không hết được. Còn nguồn sách thì mình mua những người nhà họ không đọc nữa nên đem bán, còn cửa hàng mở được 20 năm rồi. Vốn thì ít ít, mình mua dần dần rồi mình bồi lên thành ra nhiều.”
Thời đại công nghệ mạng, độc giả có thể lướt web để tìm những tác phẩm cần, điều này dẫn tới hệ quả các tiệm sách giảm doanh thu đáng kể, và sách cũ không ngoại lệ. Nhưng với một số bạn đọc và nhà nghiên cứu, thú vui lục tìm sách cũ, nghe mùi giấy cũ và lần theo những trang sách xưa để nguộc dọc lịch sử, khám phá cái mới mẽ ngay trong cái tưởng như cũ rích vẫn là điều thú vị. Và có những đầu sách chỉ có ở tiệm sách cũ, bởi tác giả và dịch giả đã qua đời, việc hiệu đính hay tái bản nó khiến người ta không gần nó bằng những bản cũ.
Bà Nguyễn Thị Hiền, chủ tiệm sách cũ ở quận 5, Sài Gòn, chia sẻ: “Nói chung là nó mất một phần nhiều, hồi xưa người ta đọc sách nhiều nhưng giờ người ta lên mạng nên mình buôn bán khó khăn hơn.”
Nói chung là nó mất một phần nhiều, hồi xưa người ta đọc sách nhiều nhưng giờ người ta lên mạng nên mình buôn bán khó khăn hơn. – Bà Hiền – chủ tiệm sách
Ông Hà Phước Hoàng, chủ tiệm sách cũ ở quận 5, Sài Gòn, chia sẻ: “Triết học Tây phương hay văn học thì người ta vấn đang tìm tòi để phát huy văn hóa của thế hệ trước. Triết học Tây phương giờ vẫn có độc giả tìm tòi và người ta đọc rất nhiều, không phải là ít.”
Anh Lữ Như Hải, khách hàng mua sách cũ, chia sẻ: “Em thì thỉnh thoảng Thứ Bảy, Chủ Nhật mình đi kiếm sách, thú vui là ngày cuối tuần thư thái, nâng cao kiến thức. Như em kiếm sách giải trí như truyện tranh hoặc sách tiếng Anh, những cuốn sách này vừa giải trí vừa nâng cao kiến thức.”
Nếu như những năm cuối thập niên 1990 của thế kỉ trước, hình ảnh quen thuộc ở các tiệm sách cũ Sài Gòn vẫn là những nhà nghiên cứu, nhà sưu tập và một số rất hiếm hoi những sinh viên trẻ, thì hiện tại, hình ảnh đã hoàn toàn thay đổi. Hầu hết những người lục tìm sách cũ đều là các bạn trẻ, sinh viên. Họ tìm sách cũ, sách không được xuất bản và lưu hành trong thời đại họ đang sống để đọc và xem đó như một cánh cửa khác mở vào quá khứ trong hàng loạt cánh cửa mở ra ở thời đại công nghệ thông tin phát triển.
Một ngày cuối tuần hay một ngày nghỉ phép, ngày rảnh rỗi và cô đơn, băng qua những đường phố xe cộ ồn ào, tìm đến đường sách cũ trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, đường Trần Huy Liệu hay đường Trần Nhân Tôn, đường Cách Mạng Tháng Tám… tha hồ lục lọi và có thể ngồi đọc cả ngày… Điều đó như một cách để người ta giảm stress, quên đi mọi nhọc nhằng hoặc tìm cho mình một cõi riêng, cõi của những ẩn dụ màu giấy úa và những tự tình tưởng đã đi vào quên lãng. Có thể nói rằng, Sài Gòn sẽ chẳng còn gì đẹp nếu như không còn ai giữ thói quen uống cà phê vỉa hè và lục tìm sách cũ.Nếu như những năm cuối thập niên 1990 của thế kỉ trước, hình ảnh quen thuộc ở các tiệm sách cũ Sài Gòn vẫn là những nhà nghiên cứu, nhà sưu tập và một số rất hiếm hoi những sinh viên trẻ, thì hiện tại, hình ảnh đã hoàn toàn thay đổi. Hầu hết những người lục tìm sách cũ đều là các bạn trẻ, sinh viên. Họ tìm sách cũ, sách không được xuất bản và lưu hành trong thời đại họ đang sống để đọc và xem đó như một cánh cửa khác mở vào quá khứ trong hàng loạt cánh cửa mở ra ở thời đại công nghệ thông tin phát triển.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
https://www.rfa.org/vietnamese/news/reportfromvn/old-book-lovers-of-saigon-03092018111525.html
Việt Nam đóng tàu chiến cho hải quân Panama
Một công ty đóng tàu của Bộ Quốc phòng Việt Nam vừa bàn giao một tàu chiến cho hải quân Panama.
Báo Tuổi trẻ loan tin Tổng công ty Sông Thu thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam hôm 8/3 đã tổ chức lễ bàn giao tàu đổ bộ, hậu cần Damen Roro 6512 cho hải quân Panama tại âu tàu Thọ Quang thuộc quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng.
Tờ báo tường thuật rằng cho đến nay Sông Thu đã xuất khẩu được 60 tàu sang khoảng 20 nước ở châu Âu, Nam Mỹ, Nga, Brazil… Sắp tới công ty sẽ tiếp tục đóng các loại tàu chuyên dụng khác để phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn, xuất khẩu sang các nước trong khu vực.
Đây là con tàu có lượng giãn nước 600 tấn, dài hơn 57m, tốc độ tối đa hơn 11 hải lý/giờ, có thể đổ bộ trên biển hoặc vị trí có cầu cảng thích hợp.
Ngoài ra, tàu Damen Roro 6512 theo công nghệ Hà Lan có thể mang theo các xe thiết giáp lội nước hạng nhẹ.
Thông Tấn Xã Việt Nam trích lời ông O. Liver Martiz, đại diện của Cơ quan dịch vụ Hải quân – không quân (Senan) của Panama phát biểu tại lễ bàn giao: “Qua chạy thử, tôi rất ấn tượng với con tàu. Qua đây cho thấy, chất lượng đóng tàu của Tổng công ty Sông Thu rất tốt, rất đáng tin cậy.”
Trước đó, hôm 7/3, ông Ryan McCrillis, chỉ huy trưởng kỹ thuật tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson đã dẫn đầu đoàn thủy thủ đến giao lưu, trao đổi kỹ thuật với cán bộ, kỹ sư đóng tàu của Tổng công ty Sông Thu.
Truyền thông Việt Nam trích lời ông Ryan McCrillis nói ông có ấn tượng tốt về những con tàu hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu do Sông Thu xuất xưởng và mong muốn được chia sẻ những kinh nghiệm trong lĩnh vực đóng tàu.
https://www.voatiengviet.com/a/vietnam-dong-tau-chien-cho-hai-quan-panama/4287672.html