Tin khắp nơi – 09/03/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 09/03/2018

Trump và Kim Jong-un sẽ gặp nhau ‘sớm nhất có thể’

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng gặp nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un vào tháng Năm để ‘đạt được thỏa thuận phi hạt nhân hóa vĩnh viễn’.

Tin mới nhất cho hay Trung Quốc “hoan nghênh tín hiệu tích cực” từ cuộc gặp dự kiến sẽ diễn ra giữa lãnh đạo cao nhất của Mỹ và Bắc Hàn.

Các quan chức Hàn Quốc hiện đang ở Washington, được cho là chuyển tận tay thư mời của lãnh đạo Bắc Hàn tới ông Trump, đưa ra thông báo gây sốc này.

Ông Kim cũng cam kết ‘phi hạt nhân hóa’ và ngưng thử nghiệm hạt nhân và phi đạn, người đứng đầu Văn phòng An ninh Quốc gia Hàn Quốc, Chung Eui-yong cho báo giới biết tại Nhà Trắng tối 8/3.

Bắc Hàn tuyên bố diễu binh lớn trước Olympics

Kim Jong-un chiêu đãi phái đoàn Hàn Quốc

Trump dọa hủy thỏa thuận hạt nhân Iran

Olympics: Kim Jong-un kêu gọi thêm hòa giải

Kim Jong-un cảm ơn Nam Hàn vì nỗ lực ‘ấn tượng’

Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo rằng các cuộc đàm phán như vậy thường là kết quả của nhiều năm ngoại giao thận trọng, do đó vẫn hoài nghi những gì mà cuộc họp được dàn xếp nhanh chóng có thể đạt được.

Cuộc gặp chưa từng có

Không có tổng thống Hoa Kỳ đương nhiệm nào từng đàm phán với một nhà lãnh đạo Bắc Hàn mà chỉ nhiều lần nỗ lực buộc nước này phi hạt nhân hóa.

Phóng viên BBC tại Seoul, Laura Bicker nói rằng điều quan trọng cần lưu ý là Bắc Hàn chưa tuyên bố sẽ từ bỏ vũ khí hạt nhân, mà mới chỉ cam kết sẽ thực hiện.

Cũng chưa rõ Bắc Hàn yêu cầu những gì để đổi lấy cuộc đàm phán này.

Nhưng Kim Jong-un đã ghi điểm về mặt tuyên truyền, bà Laura bình luận.

Ông Trump cũng sẽ cảm thấy như một người chiến thắng, với những chính sách quyết liệt được cho là giúp đưa các bên ngồi vào bàn đàm phán.

Ông Trump từng nhiều lần hạ thấp Kim Jong-un, và năm ngoái đe doạ ông Kim ‘với sự giận giữ chưa từng thấy’ nếu ông này tiếp tục đe dọa nước Mỹ. Thời điểm đó ông Trump cũng nói sẽ ‘không có chuyện đàm phán với Bắc Hàn.’

Phái đoàn cấp cao Hàn Quốc vừa có những cuộc họp chưa có tiền lệ với ông Kim ở Bình Nhưỡng đầu tuần này sau Thế vận hội Mùa đông ở Hàn Quốc, sau đó họ đến Mỹ để trình bày tình hình với Tổng thống Trump.

Ông Trump cho rằng đây là “tiến bộ to lớn” nhưng vẫn sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt cho tới khi thỏa thuận được ký kết.

Theo Matthew Carney viết trên ABCNews (9/03), cuộc hội đàm Trum – Kim sẽ được Trung Quốc chào đón vì mục tiêu của Bắc Kinh là giữ chế độ ở Bình Nhưỡng và tình trạng hiện hữu.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến trong dư luận ở châu Á cho rằng Bắc Kinh không kiểm soát được tiến trình hội đàm Mỹ – Triều.

Còn về phía Bắc Hàn, viết trên BBC Tiếng Việt (xem 19/12/2017), TS Nguyễn Tiến Hưng, cựu Bộ trưởng VNCH từng theo dõi Hòa đàm Paris tin rằng ông Kim Jong-un thực hiện một kế hoạch có từ đời cha và ông.

Về các vụ thử hỏa tiễn, GS Nguyễn Tiến Hưng viết:

“Ông Kim Jong-un không thực sự nhắm vào lục địa Mỹ. Vậy ông ta theo đuổi mục tiêu gây áp lực tối đa là để Mỹ phải điều đình, tiến tới việc rút quân khỏi Nam Hàn, điều kiện tiên quyết mà Triều đại ‘Nhà Kim’ đã đưa ra để thống nhất đất nước.”

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43340906

 

Chứng khoán châu Á khởi sắc

trước cuộc gặp Trump-Kim

Thị trường chứng khoán châu Á có dấu hiệu khởi sắc hôm 9/3, với hy vọng căng thẳng hạt nhân ở Bắc Hàn dịu xuống sau khi ông Trump đồng ý gặp ông Kim.

Xem thảo luận trên Facebook Live về sự kiện này.

Các nhà đầu tư đã có phản ứng tích cực với việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chấp nhận lời mời đối thoại trực tiếp với lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un.

Thị trường chứng khoán có vài tín hiệu lạc quan sau khi ông Trump để ngỏ khả năng Hoa Kỳ miễn thuế thép và nhôm cho một số nước.

Giải mã chiến lược nguyên tử của Bắc Hàn

Trump và Kim Jong-un sẽ gặp nhau ‘sớm nhất có thể’

Tại các thị trường khác, Hang Seng của Hong Kong tăng 0,9%, trong khi các chỉ số chứng khoán ở Trung Quốc cũng tăng nhẹ.

Đồng won của Hàn Quốc tăng nhẹ, trong khi đồng yên Nhật rớt giá so với đôla Mỹ.

Tin mới nhất cho hay Trung Quốc “hoan nghênh tín hiệu tích cực” từ cuộc gặp dự kiến sẽ diễn ra giữa lãnh đạo cao nhất của Mỹ và Bắc Hàn.

Thở phào

Phân tích của Karishma Vaswani, Phóng viên Kinh tế Châu Á

Các nhà đầu tư khu vực luôn theo dõi sát sao nguy cơ xung đột tiềm ẩn giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn.

Thông tin lãnh đạo hai quốc gia có thể gặp nhau vào tháng Năm được hoan nghênh và khiến nhiều người thở phào. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên.

Không ai muốn xung đột nổ ra trên bán đảo Triều Tiên, đặc biệt giữa hai nhà lãnh đạo được cho là bốc đồng nhất thế giới.

Nền kinh tế Đông Á, với sự phát triển chuỗi cung ứng trong khu vực, chắc chắn sẽ chịu tác động. Đây là khu vực trọng tâm về vận chuyển hàng hóa và sản xuất toàn cầu, do đó bất kỳ căng thẳng leo thang nào cũng có thể phương hại tới các hoạt động thương mại và kinh tế.

Nhưng có lẽ điều thú vị hơn là cuộc gặp giữa ông Trump và ông Kim nói lên điều gì về việc kinh tế Bắc Hàn đã bị ảnh hưởng thế nào bởi các lệnh trừng phạt.

Mục đích của Bình Nhưỡng là gì?

Viết trên BBC Tiếng Việt (xem 19/12/2017), TS Nguyễn Tiến Hưng, cựu Bộ trưởng VNCH từng theo dõi Hòa đàm Paris tin rằng ông Kim Jong-un thực hiện một kế hoạch có từ đời cha và ông.

Về các vụ thử hỏa tiễn, GS Nguyễn Tiến Hưng viết:

“Ông Kim Jong-un không thực sự nhắm vào lục địa Mỹ. Vậy ông ta theo đuổi mục đích gì? Mục đích là gây áp lực tối đa đối với Mỹ bằng cách chứng minh – một cách thuyết phục – rằng mình đã thực sự có sức mạnh nguyên tử – vừa đầu đạn, vừa sức phóng – “ngang bằng với Mỹ”, như chính ông ta đã nói. Thêm vào đó là những vũ khí hóa học, tấn công mạng.”

“Áp lực tối đa với mục tiêu nào? Mục tiêu là để Mỹ phải điều đình, tiến tới việc rút quân khỏi Nam Hàn, điều kiện tiên quyết mà Triều đại ‘Nhà Kim’ (The Kim Dynasty) đã đưa ra để thống nhất đất nước.”

Tất nhiên, mục tiêu này của Bình Nhưỡng sẽ đạt được bao nhiêu, đó là một câu hỏi lớn cho giới quan sát quốc tế những ngày tới.

http://www.bbc.com/vietnamese/business-43340731

 

180 quân Anh

điều tra vụ đại tá Nga bị đánh chất độc

Quân đội điều 180 người tới Salisbury vì vụ cựu điệp viên Nga và con gái bị ám sát bằng chất độc thần kinh.

Số quân nhân Anh thuộc các đơn vị hóa học thuộc Lục quân, Thủy quân Lục chiến và Không quân Hoàng gia sẽ trợ giúp cho công tác điều tra vụ cố ý sát hại ông Sergei Skripal và con gái Yulia.

Chất độc giết Kim Jong-nam là gì?

Vụ dùng chất độc thần kinh ở Anh thật ‘táo tợn’

Cựu điệp viên Nga bị bất tỉnh do chất lạ tại Anh

Các quân nhân Anh này đều thuộc đơn vị vũ khí hóa học và chống nhiễm độc.

Ông Sergei Skripal và con gái bị đột quỵ hôm chiều Chủ Nhật sau khi dính phải chất động thần kinh chưa rõ nguồn gốc.

Trong số các quân nhân Anh đến Salisbury, Wiltshire có cả chuyên gia từ Trung tâm Phóng xạ và Vũ khí Sinh học, cùng đơn vị chuyên tháo gỡ chất nổ số 29 của Quân lực Anh.

Bộ trưởng Nội vụ Anh Amber Rudd tuyên bố quyết tâm chống lại “mọi tội ác vi phạm trên đường phố nước Anh”.

Bà Rudd trình bày về cuộc điều tra trước Hạ viện Anh và lên án vụ tấn công bằng “chất độc thần kinh” là “tội ác kinh tởm”.

Vợ và con trai cũng đã chết

Cả hai người, ông Sergei Skripal và con gái hiện đang nguy kịch trong bệnh viện.

Một nghị sĩ Quốc hội Anh, ông Tom Tugendhat nói cả vợ và con trai ông Sergei Skripal “đã bị giết”.

Nghị sĩ Tugendhat nói “chính Kremlin” đã ra lệnh giết ông Sergei Skripal, điều chính quyền Nga bác bỏ.

Chính thức mà nói, vợ ông Skripal chết vì ung thư và con trai ông bị chết năm 2017.

Người cảnh sát Anh tên là Nick Bailey trợ giúp hai cha con ông Sergei Skripal sau khi vụ việc xảy ra, cũng bị dính vào chất độc, và rơi vào tình trạng nguy kịch nhưng nay ‘đã có thể nói chuyện’.

Skripal, một sĩ quan tình báo quân đội Nga đã nghỉ hưu, bị kết án tù 13 năm tại Nga năm 2006.

Ông bị kết tội chuyển danh tính điệp viên Nga làm việc bí mật tại Châu Âu cho cơ quan tình báo Anh, M16.

Tháng Bảy 2010, ông là một trong số bốn tù nhân được Moscow thả trong một cuộc trao đổi 10 điệp viên Nga bị FBI bắt.

Sau sự kiện trao đổi điệp viên tại phi trường Vienna của Áo, Skripal được sang sống ở Salisbury, Anh quốc, nơi ông có cuộc sống kín đáo suốt tám năm.

Khả năng về một loại chất lạ không thể giải thích này được đem ra so sánh với trường hợp ngộ độc của Alexander Litvinenko vào năm 2006.

Vụ việc cũng gợi lại cái chết của ông Kim Jong-nam, anh trai cùng cha khác mẹ với lãnh đạo Bắc Hàn, Kim Jong-un ở sân bay Kuala Lumpur của Malaysia hôm 13/2/2017.

Malaysia nói loại hóa chất được sử dụng để giết chết ông Kim Jong-nam, người anh cùng cha khác mẹ với nhà lãnh đạo Bắc Hàn, là VX – một loại chất độc thần kinh bị cấm trên thế giới.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43349144

 

Vatican và Trung Quốc

đàm phán tiến tới bình thường hóa quan hệ

Bắc Kinh và Vatican đang tiến gần hơn đến việc đạt được một thỏa thuận có tính lịch sử trong vài tháng tới, liên quan đến việc ai có quyền bổ nhiệm các giám mục tại Trung Quốc. Hãng tin Reuters loan tin này hôm 9/3.

Ông Fang Jianping, phó chủ tịch hiệp hội những người Công giáo Trung Quốc, thuộc nhà nước Trung Quốc cho Reuters biết bên lề phiên họp quốc hội ở Bắc Kinh rằng cả hai bên đã đạt được những bước tiến hướng tới triển vọng bình thường hóa quan hệ. Ông Fang cũng cho biết chính sách của Bắc Kinh là rất tích cực theo hướng phát triển quan hệ với Công giáo. Tuy nhiên, ông không nói cụ thể về chính sách này.

Hiện Trung Quốc có khoảng 12 triệu người theo Công giáo, được chia làm hai nhóm. Một nhóm thuộc các cộng đồng không được nhà nước Trung Quốc chấp nhận và một nhóm đã đăng ký qua Hiêp hội Công giáo yêu nước của chính phủ. Ở nhóm thứ hai, các giám mục được chính phủ bổ nhiệm với sự hợp tác của cộng đồng công giáo địa phương.

Hồng Y Trần Nhật Quân, một giám mục đã về hưu thuộc địa phận Hong Kong, đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích Trung Quốc, gần đầy cũng đã bày tỏ lo ngại khi ông nói rằng Vatican ‘đang bán’ các nhà thờ Công giáo cho chính phủ Trung Quốc. Theo ông, hiện có những bất đồng giữa Giáo hoàng và các nhà ngoại giao Vatican trong việc thực hiện các công việc cơ bản tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, Vatican khẳng định tòa thánh hoàn toàn thống nhất với nhau trong cách tiếp cận với Bắc Kinh.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/china-vatican-negotiations-in-full-swing-chinese-official-says-03092018082340.html

 

Bảo tồn môi trường biển

để thu được lợi nhuận bền vững

Các nhà lãnh đạo chính trị và kinh tế thế giới kêu gọi các nước cần xem việc bảo tồn đại dương, coi đây là một khoản đầu tư “có thể thu ngân” để thu hút các khoản tiền nhằm làm giảm ô nhiễm và bảo vệ nghề cá.

Ý tưởng này được các nhà lãnh đạo thế giới nêu ra trong Hội nghị Thượng đỉnh Đại dương Toàn cầu được tổ chức trong ba ngày và vừa kết thúc hôm 9/3/2018 ở Playa del Carmen, Mexico.

Erna Solberg, Thủ tướng Na Uy cho biết: “Các lợi ích ngắn hạn mâu thuẫn với lợi ích kinh tế dài hạn đối với tất cả các quốc gia ven biển.” Bà nói nếu các nước không ngừng việc gây ô nhiễm và acid hóa đại dương, những quốc gia lớn sẽ gặp những vấn đề về kinh tế.

Việc đánh bắt quá mức, nhiệt độ tăng cao và ô nhiễm môi trường – đặc biệt là ô nhiễm rác thải nhựa – đang đe dọa đại dương, nguồn nước biển che phủ 97 phần trăm bề mặt của hành tinh và là nơi cung cấp lương thực, sinh kế cho hàng tỷ người.

Các lãnh đạo cho biết vấn đề môi trường biển ngày càng trở thành vấn đề nghị sự trên thế giới, và nhiều quốc gia đang gặp khó khăn để tài trợ các dự án bảo vệ biển và đại dương.

Nhiều người trong Hội nghị nói rằng phần lớn số vốn cần phải đến từ khu vực tư nhân, vì đầu tư dài hạn vào đại dương thường hay bị nhường chỗ cho những nhu cầu cấp bách trong chi tiêu chính phủ như xóa đói giảm nghèo hay chăm sóc y tế.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/make-oceans-profitable-to-catch-investment-wave-03092018080058.html

 

LHQ kêu gọi đưa Myammar ra toà hình sự quốc tế ICC

vì tội ác đối với người Rohingya

Người đứng đầu cơ quan nhân quyền Liên Hợp Quốc hôm 09/03 kêu gọi Đại hội đồng Liên hợp quốc khởi tố hành động tàn bạo đối với người thiểu số Hồi giáo Rohingya của Myanmar tại Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC). Hãng tin Reuters loan tin này cùng ngày.

Zeid Ra’ad al-Hussein, Cao ủy Nhân quyền của LHQ, cũng yêu cầu chính phủ Miến cho phép các nhà quan sát tới bang Rakhine ở miền Bắc nước này để điều tra những gì mà ông nghi ngờ là “hành động diệt chủng” nhằm chống lại người thiểu số Hồi giáo Rohingya.

Phát biểu trong cuộc họp báo tại Geneva, ông Zeid cho biết LHQ nghi ngờ hành động diệt chủng có thể đang xảy ra ở Myanmar và chỉ có toà hình sự quốc tế ICC mới có thể khẳng định được những nghi ngờ này.

Chiến dịch truy quét nhắm vào người Rohingya của quân đội và an ninh Myanmar tiến hành từ tháng 8 năm ngoái đã khiến khoảng 700,000 người Rohingya phải bỏ nhà cửa đi lánh nạn. Những nạn nhân của chiến dịch này lên tiếng cáo buộc an ninh và quân đội Myanmar đã tiến hành các hành động giết người, cướp bóc, hãm hiếp và đốt phá làng mạc của người Rohingya.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/lien-hiep-quoc-keu-goi-dua-myammar-ra-toa-hinh-su-quoc-te-vi-toi-ac-doi-voi-nguoi-rohimgya-03092018074338.html

 

Đồng minh của Mỹ

muốn TT Trump miễn thuế thép

Từ Nhật Bản và Hàn Quốc cho tới Úc và Châu Âu, các quan chức hôm 9/3 nối đuôi nhau yêu cầu Tổng thống Mỹ Donald Trump miễn áp dụng thuế nhập khẩu thép và nhôm đối với nước họ. Trong khi đó, các nhà sản xuất Trung Quốc kêu gọi Bắc Kinh hãy trả đũa bằng những biện pháp tương xứng.

Tokyo và Brussels bác bỏ bất kỳ ý kiến nào cho rằng hàng xuất khẩu của họ sang Hoa Kỳ đe dọa an ninh quốc gia của Mỹ.

Brazil, nước xuất khẩu thép sang thị trường Mỹ nhiều thứ nhì sau Canada, nói họ muốn được nằm trong danh sách được miễn thuế, và Argentina cũng đưa ra đề xuất tương tự.

Theo chân các nước này là Nhật Bản, đồng minh kinh tế và quân sự hàng đầu của Hoa Kỳ ở châu Á. Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga nói tại một cuộc họp báo rằng thép và nhôm xuất khẩu của Nhật không gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia của Mỹ.

Liên hiệp châu Âu, khối thương mại lớn thứ ba thế giới, cũng góp tiếng. “Châu Âu chắc chắn không phải là mối đe dọa đối với an ninh quốc nội của Mỹ, vì vậy chúng tôi trông đợi được miễn thuế”, Ủy viên Thương mại Châu Âu Cecilia Malmstrom, phát biểu tại Brussels. Bà Malmstrom đã nhận được sự ủng hộ từ Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Đức nói hôm 9/3 rằng họ ủng hộ các kế hoạch đáp trả của Liên hiệp châu Âu, nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn cứ tiến tới với việc đánh thuế nhập khẩu thép và nhôm.

Sáng ngày 9/3, Ủy viên thương mại của EU cho biết khối này sẽ ra trước Tổ chức Thương mại Thế giới để áp đặt các biện pháp của EU nếu Washington vẫn nhất quyết thực hiện ý định đánh thuế.

Ở Sydney, Thủ tướng Malcolm Turnbull nói không có lý gì để áp thuế với thép Úc.

Ngành sắt thép, kim loại của Trung Quốc đưa ra lời đe dọa rõ ràng nhất từ trước tới nay trong vụ tranh cãi, kêu gọi nhà nước Trung Quốc trả đũa bằng cách nhắm mục tiêu vào ngành than của Mỹ – một trọng tâm trong cương lĩnh chính trị của ông Trump, cũng như cam kết của ông sẽ khôi phục các ngành công nghiệp Mỹ và những việc làm cho dân lao động.

Năm ngoái, Trung Quốc nhập 3,2 triệu tấn than của Mỹ, trị giá khoảng 420 triệu đôla.

Trung Quốc chỉ chiếm một phần nhỏ trong lượng thép nhập khẩu của Mỹ, nhưng việc nước này nhanh chóng trỗi dậy để chiếm đến nửa sản lượng thép thế giới đã góp phần làm bão hòa thị trường toàn cầu, dẫn đến giảm giá.

Bắc Kinh thề sẽ “cương quyết bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình”. Bộ Thương mại Trung Quốc nói thuế quan sẽ “ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự thương mại quốc tế bình thường”.

Hàn Quốc, nước xuất khẩu thép lớn thứ 3 sang Hoa Kỳ, và là đồng minh chiến lược của Mỹ ở bán đảo Triều Tiên, kêu gọi các bên hãy bình tĩnh. Phát biểu tại một cuộc họp với các nhà sản xuất thép, Bộ trưởng Thương mại Paik Un-gyu nói: “Chúng ta nên tránh tình trạng chiến tranh thương mại xảy ra do chủ nghĩa bảo hộ quá đáng, nếu xảy ra thì cả thế giới đều gây hại cho nhau”.

https://www.voatiengviet.com/a/dong-minh-my-muon-tt-trump-mien-thue-thep/4287761.html

 

Các bên lạc quan thận trọng

về thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ đồng ý gặp lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un ở Bình Nhưỡng “vào khoảng tháng Năm” để thảo luận việc chấm dứt chương trình hạt nhân của Triều Tiên được đón nhận bằng thái độ lạc quan thận trọng xen lẫn hoài nghi.

Ông Chung Eui-yong, Giám đốc Văn phòng An ninh Quốc gia Hàn Quốc, loan báo thỏa thuận vào tối thứ Năm 8/3. Ông có mặt ở Washington để thông báo tóm tắt với ông Trump và các quan chức Tòa Bạch Ốc về tiến bộ ngoại giao đạt được trong chuyến thăm Bình Nhưỡng hồi đầu tuần. Ông cũng chuyển lời mời do lãnh tụ Triều Tiên nói miệng tới Tổng thống Hoa Kỳ.

“Tổng thống Trump đánh giá cao buổi làm việc với các giới chức Hàn quốc và nói sẽ gặp ông Kim Jong Un vào khoảng tháng 5 để đạt giải pháp phi hạt nhân hóa vĩnh viễn”, ông Chung cho hay.

Ông Chung cũng cho biết lãnh tụ Triều Tiênsẽ không phản đối việc Mỹ và Hàn Quốc nối lại các cuộc tập trận chung, dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 4.

Đánh giá về những chuyển động mới nhất liên quan đến vấn đề hạt nhân Triều Tiên, Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham nói: “Sau nhiều cuộc thảo luận với Tổng thống Trump, tôi tin chắc rằng lập trường mạnh mẽ của ông chống Triều Tiên và sự hung hăng về hạt nhân của họ rốt cuộc đã mang lại cho chúng ta hy vọng tốt nhất trong nhiều thập kỷ để có thể giải quyết mối đe dọa này một cách hòa bình. Tôi không ngây thơ.Tôi hiểu rằng nếu quá khứ là một chỉ dấu về tương lai, thì có lẽ Triều Tiên sẽ chỉ nói suông chứ không hành động”.

Tuy nhiên, ông Graham cảnh cáo Triều Tiên rằng “điều xấu nhất” mà nước này có thể làm khi gặp gỡ ông Trump là “tìm cách chơi xỏ ông ấy”. Thượng nghị sĩ Graham nhấn mạnh: “Nếu các người làm điều đó, đấy cũng sẽ là dấu chấm hết đối với các người và chế độ của các người”.

Ông Robert Gallucci, trưởng đoàn đàm phán của Mỹ trong cuộc khủng hoảng hạt nhân Triều Tiên năm 1994, nói lời mời của Triều Tiên là một “diễn biến đáng ngạc nhiên và đáng hoan nghênh”. Ông nói thêm: “Nếu các đại diện của hai chính phủ có thể gặp nhau, và sau rốt là một cuộc họp thượng đỉnh được tổ chức, điều đó thể hiện tiến bộ lớn trong việc giảm căng thẳng và nguy cơ chiến tranh”.

Ông Daniel Russell, cựu trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương, nói: “Điều mới mẻ không phải là lời đề nghị, mà là lời hồi đáp”. Ông nói Triều Tiên “trong nhiều năm đã đề nghị tổng thống Hoa Kỳ hãy đích thân làm việc với các lãnh tụ Triều Tiên với tư cách hai cường quốc hạt nhân bình đẳng làm việc với nhau”.

Ông Takashi Kawakami, Chủ tịch Viện Thế giới học, Đại học Takushoku ở Tokyo, nhận định: “Tôi nghĩ Mỹ sẽ chờ xem cuộc hội đàm Bắc-Nam diễn ra vào tháng 4 ra sao trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, liệu có gặp [Triều Tiên] hay không. Tôi dự đoán sẽ có ba kịch bản có thể xảy ra. Một là Triều Tiên sẽ đồng ý phi hạt nhân hoá. Hai là Triều Tiên sẽ đồng ý với Hoa Kỳ về đình chỉ và giữ nguyên trạng chương trình hạt nhân. Và ba, là rút lại cách tiếp cận của họ và quay lại với việc phóng tên lửa. Trong các kịch bản đó, tôi thấy kịch bản thứ hai là có khả năng diễn ra nhất, đi kèm là việc Nhật kêu gọi tiếp tục gây áp lực bị gạt ra bên lề”.

Cách tiếp cận “áp lực tối đa” của ông Trump đã lãnh đạo các nỗ lực quốc tế nhằm áp đặt các biện pháp trừng phạt nặng nề vào năm 2017, gồm cấm Triều Tiên xuất khẩu than, quặng sắt, quần áo và hải sản trị giá hàng tỉ đôla. Chính quyền ông Trump cũng nhấn mạnh họ sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự, nếu cần, để loại bỏ mối đe dọa hạt nhân.

https://www.voatiengviet.com/a/cac-ben-lac-quan-than-trong-ve-thuong-dinh-trieu-tien/4287585.html

 

EU muốn Mỹ ‘rõ ràng’ về thuế nhôm thép

Liên minh châu Âu nói vẫn chưa rõ liệu khối này có được miễn thuế nhôm, thép của Tổng thống Mỹ Donald Trump hay không.

Ủy viên Thương mại EU Cecilia Malmstroem hôm 9/3 nói tại Brussels: “Hy vọng chúng tôi sẽ nhận được tin xác nhận EU được miễn trừ”.

Trước đó, ngày 8/3,Tổng thống Trump ký ban hành chính sách áp thuế 25% đối với thép nhập khẩu và 10% đối với nhôm nhập khẩu. Chính sách thuế mới sẽ bắt đầu có hiệu lực trong vòng hai tuần.

Canada và Mexico được miễn thuế trong một thời gian vô hạn định, giữa lúc các cuộc đàm phán về Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đang diễn ra.

Bà Malmstroem nói Liên minh châu Âu “không chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thương mại”, nhưng sẵn sàng áp dụng biện pháp trả đũa thuế quan đối với các sản phẩm của Mỹ, mà bà cho biết có thể bao gồm bơ đậu phộng và nước cam.

Bà Malmstroem nói: “Đối thoại luôn luôn là lựa chọn hàng đầu của Liên minh châu Âu”.

Bà nói EU tin sẽ được miễn trừ khỏi chính sách thuế quan mới.

Axel Eggert, Tổng giám đốc EUROFER, Hiệp hội Thép châu Âu, nói: “Mất xuất khẩu sang Mỹ, kết hợp với khả năng nhập khẩu sẽ tăng mạnh vào EU có thể làm mất hàng chục ngàn việc làm trong ngành công nghiệp thép của EU và các lĩnh vực có liên quan. Điều trớ trêu là các ước tính cũng chỉ ra rằng Hoa Kỳ cũng có thể bị mất việc làm do kết quả của biện pháp trên”.

Ông Trump đã áp đặt chính sách thuế quan mới bất chấp phản đối của các quốc gia bạn bè và đồng minh. Các nước này cảnh báo biện pháp mới có thể gây ra một cuộc chiến thương mại.

https://www.voatiengviet.com/a/eu-muon-my-ro-rang-ve-thue-nhom-thep/4287556.html

 

Thuế nhập khẩu của ông Trump gây tranh cãi

Thượng nghị sĩ Jeff Flake của đảng Cộng hòa ngày 8/3 tuyên bố sẽ giới thiệu một dự luật làm vô hiệu hóa các chính sách thuế quan bảo hộ mậu dịch của Tổng thống Donald Trump đánh vào nhôm và thép nhập khẩu.

Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện, Orrin Hatch, thuộc đảng Cộng hòa cũng chỉ trích hành động của Tổng thống Trump, nhưng loan báo rằng sẽ làm việc với Tòa Bạch Ốc để ‘giảm nhẹ thiệt hại.’

Trước đó trong ngày, Tổng thống Trump ban hành mức thuế 25% đối với thép nhập khẩu và 10% đối với nhôm từ nước ngoài vào Mỹ. Tuy nhiên, chính sách mới này của ông Trump miễn trừ cho hai nước láng giềng là Canada và Mexico.

Ông Trump tuyên bố trước báo giới: “Nếu quý vị không muốn đóng thuế nhập cảng, đưa xưởng sản xuất sang Mỹ.”

Ủy viên Thương mại Châu Âu, bà Cecilia Malmstrom, kêu gọi Mỹ cũng nên miễn trừ các mức thuế này đối với EU vì, bà nhấn mạnh, Liên hiệp Châu Âu là một đồng minh thân cận của Hoa Kỳ.

Nhà lập pháp hàng đầu về vấn đề thuế trong Hạ viện Mỹ dè dặt tán dương chính sách thuế mới ban hành của Tổng thống Trump. Dân biểu Kevin Brady nói: “Miễn trừ Canada và Mexico là bước đầu tích cực, tôi kêu gọi Tòa Bạch Ốc tiếp tục thu hẹp các mức thuế quan này để đánh trúng mục tiêu cần nhắm tới chứ không phải là người lao động, doanh nhân và các gia đình Mỹ.”

Dân biểu Brady cùng hơn 100 dân biểu phía Công hòa thúc đẩy Tổng thống Trump sử dụng các biện pháp thuế tập trung nhắm mục tiêu để có hành động chống lại Trung Quốc và các nước cạnh tranh thương mại không công bằng.

Trong khi đó, cơ quan phát triển và mậu dịch Liên hiệp quốc UNCTAD khuyến cáo rằng quyết định của chính quyền Trump sẽ tác động nặng nề lên các nước nghèo.

“Họ là những nạn nhân của tiến trình này, nhưng họ chẳng thể làm gì trong lúc này vì các nước đang phát triển, các nền kinh tế đang chuyển đổi, các nước kém phát triển không có khả năng có hành động trả đũa Mỹ,” Tổng thư ký UNCTAD Mukhisa Kituyi phát biểu với Reuters từ Geneva.

Vẫn theo lời ông Kituyi, một cuộc chiến thương mại khơi mào từ thuế quan của Mỹ và các hành động trả đũa từ các nước sẽ gây phương hại cho hệ thống thương mại toàn cầu.

https://www.voatiengviet.com/a/thue-nhap-khau-cua-ong-trump-gay-tranh-cai-/4287167.html

 

Cựu phụ tá của Trump sẽ ra tòa vào tháng 7

Paul Manafort, cựu quản lý chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ Donald Trump, lại tuyên bố không nhận tội hôm thứ Năm trước các cáo buộc hình sự trong cuộc điều tra Nga can thiệp bầu cử Tổng thống Mỹ 2016. Ông này đối diện phiên xử đầu tiên trong số hai phiên tòa vào tháng 7 tới đây.

Ông Manafort tuyên bố vô tội tại một phòng xử án ở bang Virginia về các cáo buộc từ lừa đảo ngân hàng cho tới khai gian thuế, do công tố viên đặc biệt Hoa Kỳ Robert Mueller đưa ra.

Tuần trước, ông Manafort cũng không nhận tội tại Washington về các cáo buộc liên quan, trong đó có âm mưu rửa tiền và không đăng ký làm đại diện nước ngoài cho Chính phủ Ukraine thân Nga của cựu Tổng thống Viktor Yanukovich.

Thẩm phán khu vực thủ đô Washington, T.S. Ellis, ở thành phố Alexandria bang Virginia, hôm thứ Năm định ngày xét xử tạm thời là ngày 10 tháng 7. Phiên tòa của ông Manafort tại Washington bắt đầu vào tháng 9.

Ông Mueller đang điều tra cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử, hành vi cản trở công lý khả dĩ, và những tội về tài chính mà ông Manafort và những người khác bị cáo buộc phạm phải.

Ông Trump đã phủ nhận chiến dịch tranh cử của ông thông đồng với Nga, và Moscow nói họ không tìm cách can thiệp vào cuộc bầu cử.

Không có cáo buộc nào nhắm vào ông Manafort nhắc đến sự can thiệp bị cáo buộc của Nga vào cuộc bầu cử cũng như các cáo buộc thông đồng giữa Moscow và chiến dịch tranh cử của ông Trump.

Ông Manafort đã chịu ngày càng nhiều áp lực để hợp tác với cuộc điều tra của ông Mueller, đặc biệt là sau khi đối tác kinh doanh cũ của ông và cũng là cựu phụ tá của ông Trump, Rick Gates, tháng trước nhận tội khai man với các nhà điều tra và âm mưu lừa đảo Hoa Kỳ.

Các công tố viên ở Washington đã cáo buộc ông Manafort rửa một khoản tiền hơn 30 triệu đôla và lừa ngân hàng cho ông ta vay tiền. Họ nói rằng ông ta đã sử dụng tiền từ các tài khoản nước ngoài bí mật để hưởng thụ cuộc sống xa hoa.

Cũng trong ngày thứ Năm, một cựu quản lý chiến dịch tranh cử khác của ông Trump, Corey Lewandowski, đã được Ủy ban Tình báo Hạ viện phỏng vấn lần thứ hai. Ủy ban cũng đang tiến hành cuộc điều tra của riêng mình về cáo buộc can thiệp bầu cử.

Sau buổi điều trần, các thành viên của ủy ban cho biết Lewandowski đã từ chối trả lời nhiều câu hỏi của họ. Adam Schiff, thành viên cao cấp nhất của phe Dân chủ trong ủy ban, nói với các phóng viên sau phiên khai chứng rằng các thành viên của đảng ông đã yêu cầu ra trát buộc Lewandowski phải khai chứng toàn bộ. Phe Cộng hòa, hiện đang kiểm soát ủy ban, chưa được quyết định liệu họ sẽ làm như vậy hay không.

https://www.voatiengviet.com/a/cuu-phu-ta-cua-trump-ra-toa-vao-thang-7-/4286748.html

 

Ngoại trưởng Mỹ khuyên châu Phi

đừng để mất chủ quyền vì vay tiền TQ

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson hôm 8/3 cảnh giác các quốc gia châu Phi nên cẩn thận, đừng để mất chủ quyền khi chấp nhận các khoản vay từ Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của lục địa này, Reuters tường thuật.

Ông Tillerson đang có chuyến công du ngoại giao đầu tiên tới châu Phi với mục tiêu tăng cường liên minh an ninh tại một lục địa đang ngày càng ngả về Bắc Kinh vì các khoản trợ giúp và thương mại.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng tìm cách xoa dịu căng thẳng sau khi Tổng thống Trump gọi một số quốc gia châu Phi là “các nước hố phân” hồi tháng Giêng. Ông Trump sau đó đã từ chối bình luận về điều này.

“Không phải chúng tôi cố ngăn đồng đôla của Trung Quốc đổ vào châu Phi”, ông Tillerson nói tại một cuộc họp báo ở thủ đô Ethiopia. “Điều quan trọng là các nước châu Phi nên cân nhắc kỹ lưỡng các điều khoản của các thỏa thuận này và đừng để mất chủ quyền”.

Hoa Kỳ là quốc gia viện trợ hàng đầu cho châu Phi, nhưng Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trong tư cách đối tác thương mại vào năm 2009. Bắc Kinh đã bơm hàng tỷ đôla vào các dự án cơ sở hạ tầng, mặc dù các nhà phê bình nói việc sử dụng các công ty và lao động Trung Quốc làm suy giảm giá trị của họ.

Ông Tillerson nói các khoản đầu tư của Trung Quốc “không tạo ra việc làm đáng kể ở địa phương” và chỉ trích cách Bắc Kinh cấp các khoản vay cho chính phủ châu Phi.

Ông nói nếu một chính phủ chấp nhận khoản vay của Trung Quốc và “gặp rắc rối”, “có thể mất quyền kiểm soát cơ sở hạ tầng hoặc các nguồn lực của chính mình vì vỡ nợ”, nhưng Ngoại trưởng Mỹ không đưa ra ví dụ cụ thể.

Cũng trong ngày 8/3, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, trong chuyến viếng thăm Zimbabwe, nói với các nhà báo rằng việc ông Tillerson chỉ trích mối quan hệ của Trung Quốc với các quốc gia châu Phi là không phù hợp.

Ông nói: “Không phù hợp để chỉ trích các mối quan hệ của các nước chủ nhà – khi ông đang có mặt ở đó – với một quốc gia khác”.

Nhiều chính phủ châu Phi đang thụ hưởng mối quan hệ mật thiết với cả Washington và Bắc Kinh.

Chẳng hạn như Kenya, nước này đã khánh thành một đường sắt trị giá 3,2 tỷ đôla do Trung Quốc tài trợ vào năm ngoái, trong khi nhận hơn 100 triệu đôla hỗ trợ an ninh hàng năm của Hoa Kỳ trong 3 năm qua.

Khi được hỏi về lời chỉ trích của Ngoại trưởng Tillerson về cách tiếp cận lục địa này của Trung Quốc, Ngoại trưởng Kenya Monica Juma nói: “Đất nước này tham gia với các đối tác trên toàn thế giới vì lợi ích riêng của chúng tôi và vì giá trị của chúng tôi”.

Trước đó vào ngày thứ Tư, ông Tillerson đã tới Ethiopia, nước đông dân thứ hai của châu Phi, và đến thăm trụ sở Liên Hiệp Châu Phi hôm thứ Năm. Cơ sở này được tài trợ và xây dựng bởi Trung Quốc. Đây được xem là một biểu tượng của sự thúc đẩy ảnh hưởng của Bắc Kinh và tiếp cận các tài nguyên thiên nhiên của lục địa này.

Trong những ngày tới, ông Tillerson sẽ bay đến Djibouti, thăm các căn cứ quân sự mà Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp và Ý sở hữu, rồi đến Kenya, một đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống các chiến binh Hồi giáo Al Shabaab ở Somalia, trước khi đến Chad và Nigeria, nơi cũng đang chống lại các phần tử Nhà nước Hồi giáo.

https://www.voatiengviet.com/a/ngoai-truong-my-khuyen-chau-phi-dung-de-mat-chu-quyen-vi-vay-tien-tq/4286403.html

 

Muốn duy trì ưu thế quân sự với Nga,

Mỹ phải hiện đại hóa

Trong những tuần gần đây, thế giới tập trung chú ý đến sự tự tin mới của Nga về kho vũ khí hạt nhân của họ sau khi Tổng thống Vladimir Putin khoe về 4 hệ thống phóng mà ông cho là được thiết kế để “vô hiệu hóa” các hệ thống phòng thủ của Mỹ.

Tư lệnh Lực lượng Mỹ tại Châu Âu, Tướng Curtis Scaparrotti, phát biểu với các nhà lập pháp ở Washington hôm 8/3:

“Trên biển, trên bộ, trên không, nói thẳng thắn ra là ở mọi nơi, quân đội Nga ngày càng hiện đại hóa và đang hoạt động ở mức độ chưa từng thấy kể từ thời Chiến tranh Lạnh”.

Tướng Curtis nói với các nhà lập pháp rằng Hoa Kỳ không còn lựa chọn nào khác là phải tiếp tục đà tiến để theo cho kịp, trước thực tế là Nga đã tái lập sức mạnh quân sự quy ước của họ, được thể hiện và thử thách tại những nơi như Ukraine và Syria.

“Xét đà hiện đại hóa và tốc độ phát triển của Nga, và chúng ta biết họ đang làm gì, chúng ta phải duy trì kế hoạch hiện đại hóa mà chúng ta đã đề ra, cốt là để chúng ta duy trì được ưu thế ở những khu vực mà ngày nay chúng ta đang chiếm ưu thế. Nếu không làm như vậy, tôi nghĩ rằng đà tiến của họ sẽ khiến chúng ta chắc chắn bị thách thức ở hầu hết mọi lĩnh vực xét về mặt quân sự vào khoảng năm 2025”, vị tướng nói.

Ở một số vùng, như Bắc cực, Nga có thể sẽ đạt được ưu thế áp đảo sớm hơn, theo tướng Curtis, ông ước tính Moscow có thể kiểm soát các tuyến đường vùng bắc cực chỉ trong vòng hai đến ba năm tới.

https://www.voatiengviet.com/a/muon-duy-tri-uu-the-quan-su-voi-nga-my-phai-hien-dai-hoa/4287813.html

 

Argentina ra trát bắt quốc tế 5 tàu cá Trung Quốc

Năm tàu đánh cá Trung Quốc bị Argentina ban hành trát bắt quốc tế vì đánh bắt bất hợp pháp trong lãnh hải Argentina, theo loan báo của lực lượng tuần duyên ngày 8/3 sau khi bắt hụt một trong năm con tàu này trên biển.

Thẩm phán liên bang Eva Parcio de Seleme chuẩn thuận lệnh bắt tàu Jing Yuan 626. Con tàu này hôm 21/2 bị phát hiện đánh bắt cá bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của Argentina ngoài khơi bờ biển Patagonian.

Quan hệ ngoại giao hai nước từng xích mích vì hoạt động bất hợp pháp của tàu bè Trung Quốc. Năm 2016, lực lượng tuần duyên Argentina từng đánh chìm một tàu cá Trung Quốc bị cáo buộc đánh bắt phi pháp trong lãnh hải của Argentina.

Lực lượng tuần duyên Argentina cho biết sau khi phát hiện hành động đánh bắt trộm của tàu Jing Yuan hồi tháng trước, họ đã ra lệnh cho tàu này ngừng lại, nhưng con tàu tắt đèn và tìm cách tẩu thoát ra hải phận quốc tế.

Một tàu tuần duyên Argentina đuổi theo, nổ súng cảnh cáo, nhưng 4 tàu cá khác của Trung Quốc tìm cách va đụng vào tàu chấp pháp Argentina, ngăn không cho bắt tàu Jing Yuan.

Bộ Ngoại giao Argentina đã yêu cầu ngưng cuộc truy đuổi sau 8 giờ đồng hồ.

Trung Quốc có hoạt động đánh bắt cá lớn nhất và vươn xa nhất trên thế giới, với 2500 tàu cá hoạt động gần 17 triệu giờ chài lưới trong năm 2016, từ vùng duyên hải phía Nam của Trung Quốc ra tận Châu Phi và Nam Mỹ.

Năm ngoái, tàu cá Trung Quốc bị thu giữ ở Senegal, Guinea, Sierra Leone và Guinea-Bissau vì đánh bắt bất hợp pháp.

Theo Reuters

https://www.voatiengviet.com/a/argentina-ra-trat-bat-quoc-te-nam-tau-ca-trung-quoc-/4286747.html

 

Miến Điện bác bỏ cáo buộc « thanh lọc chủng tộc »

Thụy My

Một quan chức cao cấp Miến Điện ngày 08/03/2018 tại Genève đã bác bỏ cáo buộc về « thanh lọc chủng tộc » đối với người Rohingya, do Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đưa ra, đòi hỏi phải có bằng chứng.

Cố vấn an ninh quốc gia Miến Điện, ông Thaung Tun tuyên bố : « Chúng tôi đã nghe nhiều lời cáo buộc về thanh lọc chủng tộc, thậm chí diệt chủng. Đây không phải là chính sách của chính phủ Miến Điện. Chúng tôi mong có được những bằng chứng rõ ràng ».

Ông cũng cho là « đại đa số người Hồi giáo ở bang Rakhine vẫn ở lại », nói rằng chính quyền Miến Điện « rất vui được bảo đảm an ninh cho những người quay về ».

Tuyên bố trên được đưa ra hai ngày sau khi phó tổng thư ký Liên Hiệp Quốc phụ trách nhân quyền, ông Andrew Gilmour khẳng định « việc thanh lọc chủng tộc đối với người Rohingya vẫn tiếp diễn ». Gần 700.000 người Rohingya theo đạo Hồi đã phải chạy trốn sang Bangladesh từ tháng 8/2017.

Trong khi đó, thanh tra viên độc lập của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền tại Miến Điện, bà Yanghee Lee hôm nay 09/03/2018 bày tỏ mong muốn tổ chức thanh tra về nạn diệt chủng đối với người thiểu số và các nhóm tôn giáo, vì ngày càng có thêm nhiều bằng chứng.

Cũng trong hôm nay chính quyền Miến Điện đã trả tự do cho nhà sư Parmaukkha, một trong những nhà tu dân tộc chủ nghĩa siêu cực đoan. Ông này đã chấp hành xong bản án tù hiếm hoi vì đã tổ chức cuộc biểu tình trước đại sứ quán Mỹ, chống người Rohingya năm 2016. Parmaukkha là người đồng sáng lập phong trào Phật giáo cực đoan Mabatha, bị cáo buộc «xúi giục bạo động » và « gây rối trật tự công cộng ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180309-mien-dien-bac-bo-cao-buoc-thanh-loc-chung-toc

 

Ngoại giao: Bước đi hoàn hảo của Bắc Triều Tiên

Trong cuộc gặp các đặc sứ Hàn Quốc tại Bình Nhưỡng ngày thứ Ba 06/03, lãnh đạo Bắc Triều Tiên đề nghị tổ chức thượng đỉnh Hàn – Triều vào tháng 4 tới đây, đồng thời cho biết sẵn sàng đối thoại với Mỹ về hồ sơ hạt nhân.

Chuyên gia Théo Clément, trên trang mạng Asialyst ngày 07/03/2018 nhìn lại từng bước đi ngoại giao của Kim Jong Un và đưa ra đánh giá về « Thượng đỉnh Liên Triều : Bước đi hoàn hảo của Bình Nhưỡng ». RFI xin giới thiệu bài viết.

Ngay cả những pháp sư Triều Tiên có lẽ cũng không thể đoán trước được tình hình đảo ngược nhanh như vậy. Chỉ trong vòng có vài tháng, các nhà đàm phán Bắc Triều Tiên đã nhanh chóng cất vào tủ bộ quân phục và khoác lên người bộ Âu phục để ngồi đàm phán cùng với Seoul.

Sự thay đổi ngoạn mục này, theo ông Théo Clement, đó là do những tính toán chiến lược của Bình Nhưỡng. Không những Bắc Triều Tiên dứt khoát muốn chứng tỏ nước này là một tác nhân hoàn toàn có lý trí, mà còn có đủ khả năng dàn dựng và làm chủ các bước đi ngoại giao.

Thế Vận Hội Mùa Đông : Cơ hội « ngàn vàng » ?

Trước hết, Bắc Triều Tiên chủ động đưa ra sáng kiến ngoại giao. Bài diễn văn đầu năm của ông Kim Jong Un là nền tảng cho sự hâm nóng đột ngột quan hệ liên Triều. Tận dụng lúc chuyển giao năm mới, « lãnh đạo Tối cao » đặc biệt giải thích rằng nếu như khả năng răn đe hạt nhân của Bắc Triều Tiên là có thể đưa vào tác chiến –điều mà giới chuyên gia vẫn còn nghi ngờ – thì Thế Vận Hội mang đến một cơ hội tốt để nối lại liên hệ với các « đồng bào » phía Nam.

Tổng thống Moon Jae In vì thế mà khó có thể từ chối đề nghị của Bình Nhưỡng. Sự xích lại gần Bắc Triều Tiên không chỉ là một trong những lời hứa lúc vận động tranh cử tổng thống Hàn Quốc, mà đây còn là một sự bảo đảm an ninh cho Thế Vận Hội Mùa Đông, mà ông gọi là « Thế Vận Hòa Bình ».

Hơn nữa, miền Bắc cũng rất khôn khéo trong việc thành lập những phái đoàn khác nhau gởi đến miền Nam trong suốt mùa thế vận. Điều đó cho phép Bình Nhưỡng chứng minh được sự thành tâm về những cam kết của mình với Seoul, đồng thời gợi mở trong công chúng Hàn một ý tưởng chắc chắn là ít định kiến hơn về Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (RPDC).

Nhất là việc cử ông Kim Yong Nam, người đứng đầu chính phủ – cho dù đây chỉ là chức danh hình thức, là một nước đi đặc biệt tinh tế. Khi làm việc này, Bình Nhưỡng đã thể hiện rõ ý đồ tận dụng sự hâm nóng này để đề cập đến những chủ đề khác nhạy cảm và quan trọng hơn là việc trao đổi các đoàn nghệ thuật và thể thao.

Nụ cười và nước mắt

Tại Thế Vận Hội lần này, người ta còn được chứng kiến những hình ảnh tương phản. Giọt nước mắt xúc động của ông Kim Yong Nam khi nhìn thấy đoàn vận động viên hai miền Nam – Bắc diễu hành chung với dưới lá cờ bán đảo Triều Tiên thống nhất.

Hay gương mặt lạnh lùng của phó tổng thống Mỹ Mike Pence với các đại biểu trong phái đoàn Bình Nhưỡng cũng như khi đoàn vận động viên Bắc Triều Tiên diễu hành qua lễ đài.

Nhưng chính Kim Yo Jong, em gái út của lãnh đạo Kim Jong Un mới là người đánh dấu tâm trí của giới quan sát. Mọi ống kính trên thế giới đều như tập trung vào người phụ nữ có nụ cười rạng rỡ, tân thời, thể hiện quyền lực và cương nghị.

Chính cô mới là người tận tay trao cho tổng thống Hàn Quốc bức thư của anh trai, mời ông đến thăm Bình Nhưỡng để tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh liên Triều như dưới thời chính sách « ngoại giao Vầng Thái Dương » giai đoạn 1998 – 2008.

Phi hạt nhân hóa ư ?

Tác giả nhắc lại chính trong giai đoạn « Vầng Thái Dương » mà một loạt các dự án xích lại gần nhau giữa hai miền đã được thiết lập : Thành lập tổ hợp công nghiệp Kaesong, khánh thành đặc khu du lịch trên dãy núi Kim Cương (Kumgang), thu hút hàng triệu người Hàn Quốc đến tận năm 2008.

Thế nhưng, cũng chính trong giai đoạn này, Bắc Triều Tiên đã tiến hành vụ thử hạt nhân đầu tiên vào năm 2006. Điều này cho thấy rõ hơn những mâu thuẫn khác nhau trong các tính toán chiến lược và chính trị của Bình Nhưỡng.

Cho dù chính phủ Hàn Quốc hiện nay có vẻ muốn nối lại đàm phán với Bắc Triều Tiên, nhưng Seoul vẫn là một đồng minh thân cận của Hoa Kỳ vốn tỏ ra không mấy lạc quan về các kết quả có thể đạt được qua việc nối lại đối thoại liên Triều.

Do vậy, từ Barack Obama cho đến Donald Trump, nước Mỹ tỏ ra rất ngần ngại tiến hành đàm phán với Bắc Triều Tiên chừng nào mà Bình Nhưỡng vẫn từ chối chấm dứt chương trình hạt nhân. Trong nhiều năm trời, chính sách ngoại giao quá cứng nhắc đó chỉ « có ích » là giúp đổ lỗi cho Bắc Triều Tiên, vốn dĩ nhiều lần khẳng định là không từ bỏ khả năng răn đe hạt nhân.

Thế nhưng, thông tin mà các đặc sứ Hàn Quốc mang về sau chuyến đi Bình Nhưỡng ngày 05 và 06/03/2018 lại hoàn toàn không phải như thế. Chính bản thân Kim Jong-Un dường như đã khẳng định : Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên rất có thể đi đến giải trừ hạt nhân nếu các điều kiện an ninh được hội đủ.

Và điều còn gây ngạc nhiên hơn là Kim Jong Un còn tỏ ra tương đối thông cảm về những cuộc tập trận quân sự Mỹ – Hàn, vốn được dời lại cho đến tháng 4 do Thế Vận Hội Mùa Đông. Thường xuyên bị tố cáo như là một cuộc tổng dượt chuẩn bị xâm lược quân sự Bắc Triều Tiên, chính quyền Bình Nhưỡng rất thù ghét những cuộc tập trận này.

Tổ hợp công nghiệp Kaesong

Sự mềm dẻo bất ngờ này có thể gây ngạc nhiên, nhưng có thể khó có sức thuyết phục trong chừng mực là từ nhiều năm qua, Bắc Triều Tiên công khai giải thích là không có chuyện đàm phán về chương trình hạt nhân của họ.

Tuy nhiên, tiến hành đàm phán với Hàn Quốc dưới thời phe dân chủ cầm quyền và phe này có thể chấp nhận một cuộc thảo luận mang tính xây dựng, thì đây là một cơ hội đối với Bình Nhưỡng và Bắc Triều Tiên làm việc này với hai mục tiêu.

Trước tiên, việc đối thoại trực tiếp với Seoul gạt bỏ trên thực tế Washington ra lề và cho phép dồn Seoul vào tình thế bấp bênh giữa một bên là viễn cảnh quốc gia thống nhất trong tương lai và bên kia là các cam kết của Hàn Quốc đối với đồng minh Hoa Kỳ.

Khi giúp cho Moon Jae In có được những thắng lợi ngoạn mục trong chính sách Bắc Triều Tiên (sự xích lại gần nhau kể từ khi có Thế Vận Hội đương nhiên là một thành công mang tính lịch sử), Bình Nhưỡng buộc chính quyền thuộc phe dân chủ ở Hàn Quốc phải ít nhiều trực diện chống lại chính sách « gây sức ép tối đa » mà tổng thống Mỹ Donald Trump chủ trương.

Thực vậy, do không có các thương lượng song phương giữa Bình Nhưỡng và Washington, việc có thể phi hạt nhân hóa mà Kim Jong Un nêu ra chỉ có trọng lượng nếu như Seoul thuyết phục được Hoa Kỳ về sự thành tâm của Bắc Triều Tiên.

Mặt khác, nói đến thượng đỉnh liên Triều là chắc chắn nói đến việc nối lại đối thoại hợp tác kinh tế Bắc-Nam, thậm chí có thể cả việc tái khởi động khu công nghiệp Kaesong mà Seoul đã đóng cửa từ ngày 10/02/2016, sau vụ thử hạt nhân lần thứ tư của Bắc Triều Tiên.

Ngoài việc mang lại một nguồn thu nhập mới về ngoại tệ và công nghệ, việc tái triển khai cơ chế hợp tác kinh tế sẽ là một thắng lợi chính trị đối với Bình Nhưỡng vì điều này có thể cho phép xóa bỏ hoặc ít ra là đình chỉ các biện pháp trừng phạt kinh tế hiện đang ngăn cản gần như toàn bộ mọi hợp tác kinh tế Bắc-Nam

Đình chỉ trừng phạt

Chia rẽ quan hệ Mỹ-Hàn đồng thời xích lại gần các đồng bào ở miền Nam, đó là chiến lược ít tốn kém đối với Bình Nhưỡng. Các thỏa hiệp mà Kim Jong Un đưa ra trong những cuộc thảo luận với các sứ giả Hàn Quốc thật là ngoạn mục, nhưng đó chỉ là những thỏa hiệp bề mặt.

Được đào tạo bởi Washington về nghệ thuật đòi hỏi những nhượng bộ quan trọng tới mức làm cho tất cả các cuộc thảo luận bế tắc, chắc chắn Bắc Triều Tiên sẽ đưa ra điều kiện cho tiến trình phi hạt nhân hóa là việc rút toàn bộ lính Mỹ ra khỏi Hàn Quốc, thậm chí cả Nhật Bản. Đương nhiên, Hoa Kỳ sẽ không bao giờ chấp nhận điều này.

Lịch sử sẽ được viết tiếp, nhưng chiến lược này của Bình Nhưỡng đã thành công và giờ đây, điều này không còn gây nghi ngờ gì nữa. Thậm chí Bắc Triều Tiên còn thu được thắng lợi kép : không những bảo tồn được khả năng răn đe hạt nhân sau cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều, được dự kiến trong tháng Tư, mà Bắc Triều Tiên còn tìm được cơ hội tốt để chia rẽ liên minh Mỹ-Hàn, thậm chí có thể đạt được cả việc đình chỉ áp dụng các trừng phạt.

(Théo Clément là nghiên cứu sinh trường Ecole Normale Surperieure ENS Lyon và đại học Vienna, chuyên nghiên cứu về quan hệ Trung – Triều và từng có thời gian đến giảng dậy tại Bắc Triều Tiên).

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180309-ngoai-giao-buoc-di-hoan-hao-cua-bac-trieu-tien

 

Châu Âu muốn gia tăng nỗ lực chống tin giả trên mạng

Thụy My

Ủy viên châu Âu về công nghệ số, bà Mariya Gabriel ngày 09/03/2018 khi trả lời phỏng vấn AFP khẳng định cần « gia tăng nỗ lực » chống nạn bóp méo thông tin trên mạng trong các kỳ bầu cử.

Ngày 25/04/2018 tới đây, bà Gabriel sẽ đề xuất với Ủy Ban Châu Âu những phương án ban đầu để truy quét « fake news » (tin giả) trên mạng xã hội, ở tầm mức châu Âu. Hồ sơ này đã được tranh luận ráo riết ở Đức mùa hè rồi, còn Pháp trong vài tuần tới sẽ đưa ra các đề nghị tương tự.

Bà Mariya Gabriel giải thích : « Cũng chính vào dịp bầu cử, mà chúng tôi nhận ra hiện tượng này đã dẫn đến hậu quả to lớn như thế nào trong sự chọn lựa của cử tri». Những khuyến cáo đầu tiên được đưa ra dựa trên một báo cáo sẽ được nhóm chuyên gia chính thức công bố vào thứ Hai tới.

Nhóm chuyên gia này gồm đại diện các phương tiện truyền thông lớn của châu Âu (RTL, Mediaset, Sky News), xã hội dân sự (RSF), các tạp đoàn lớn về công nghệ (Facebook, Twitter, Google), giảng viên đại học và các nhà báo.

Khi được hỏi Nga có bị nằm trong tầm ngắm hay không, bà Gabriel cho rằng « không có thủ phạm duy nhất ». Theo bà, quan trọng nhất là « tính minh bạch để giúp nhận diện nguồn tin ». Chẳng hạn trong thời gian bầu cử, cần phải nói rõ những gì do một chính đảng trả chi phí, chứng tỏ cho công dân thấy những thông tin đó nằm trong một chiến dịch gây ảnh hưởng. Bà Gabriel cũng đề nghị có kế hoạch giáo dục giới trẻ trong vấn đề này.

Hôm qua tổng tư lệnh lực lượng NATO ở châu Âu, tướng Mỹ Curtis Scaparrotti cũng cảnh báo, các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ chưa phối hợp chặt chẽ để bảo vệ đất nước trước mối đe dọa tin tặc từ Nga, và « chiến dịch gây bất ổn » của Matcơva. Điều trần trước Hạ Viện Mỹ, ông khẳng định Nga mưu toan gây sứt mẻ liên minh giữa các nước thành viên NATO, đặc biệt thông qua việc lan truyền các tin giả trên mạng.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180309-chau-au-chong-tin-gia-mang-qt

 

Châu Âu đòi Anh hoàn trả 2,7 tỉ euro

vì gian lận khi nhập hàng Trung Quốc

Thụy My

Ủy Ban Châu Âu hôm qua 08/03/2018 đã khởi động thủ tục phạt vi phạm đòi Anh Quốc phải trả lại 2,7 tỉ euro cho ngân sách châu Âu, vì đã gian dối để lọt vào thị trường chung các sản phẩm Trung Quốc có mức thuế cao hơn.

Ủy Ban Châu Âu đã gởi thư cảnh cáo cho Luân Đôn, đây là giai đoạn đầu tiên của thủ tục phạt vi phạm. Anh Quốc có hai tháng để trả lời. Nếu không đồng ý với Anh, Ủy Ban có thể chính thức đòi hỏi nộp phạt, và đưa ra Tòa Án Công Lý Châu Âu (CJUE).

Theo Ủy Ban, cho dù Anh từ năm 2007 đã được thông báo về các rủi ro nếu gian dối khi nhập hàng dệt may và giày dép Trung Quốc, và được yêu cầu kiểm tra, nhưng vẫn để xảy ra gian lận. Do vậy, Anh Quốc phải nhận lãnh hậu quả tài chính vì vi phạm các quy định của Liên Hiệp Châu Âu (EU).

Phát ngôn viên thủ tướng Anh Theresa May chỉ trích «phương pháp không phù hợp» của Liên Hiệp Châu Âu trong việc định mức thuế, khẳng định « chúng tôi rất nghiêm túc đối với gian lận thuế quan, và sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác châu Âu».

Năm 2017, một báo cáo của Cơ quan chống gian lận châu Âu (OLAF) cho biết, từ 2013 đến 2016, Liên Hiệp Châu Âu bị thất thu trên 2 tỉ euro tiền thuế do số lượng lớn hàng Trung Quốc nhập khẩu được làm giả hóa đơn hoặc khai giảm giá trị, và đề nghị Liên Hiệp Châu Âu đòi chính phủ Anh bồi thường. Các cuộc kiểm tra sau đó của Ủy Ban phát hiện tình hình gian lận tăng cao từ tháng 11/2011 đến tháng 12/2017, gây thiệt hại 2,7 tỉ euro cho ngân sách châu Âu.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180309-chau-au-doi-anh-hoan-tra-27-ti-euro-vi-gian-lan-khi-nhap-hang-trung-quoc

 

Syria : Quân chính phủ tiến sâu vào Đông Ghouta

Tú Anh

Hơn 1000 thường dân trong đó có 188 trẻ em Syria thiệt mạng từ khi quân đội Syria, được Nga yểm trợ, tấn công vào Đông Ghouta, thành trì của phe nổi dậy, cách nay ba tuần. Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền Syria cho biết thêm, hàng chục nạn nhân bị trúng hơi ngạt và nghi ngờ Damas lại sử dụng vũ khí hóa học. Bất chấp lệnh hưu chiến, chiến sự vẫn tiếp diễn dữ dội với phần thắng nghiêng về phía Damas.

Thông tín viên Paul Khalifeh trong khu vực, tường trình :

“Cho dù bị áp lực quốc tế, quân đội Syria và đồng minh của họ tiếp tục tấn công Ghouta, từ nay bị cắt đôi.

Trong ngày thứ Năm 08/03/2018, Damas huy động lực lượng bao vây các khu phố chính của khu vực này, tập trung đánh vào Misraba, nằm giữa Ghouta, án ngữ con đường dẫn đến Douma, căn cứ địa của tổ chức thánh chiến Hồi Giáo nguyên thuỷ Jaych al Islam.

Chiến sự làm cho tình cảnh của 400.000 dân địa phương bị vây hãm, khốn đốn thêm.

Hội Chữ Thập Đỏ Quốc Tế thông báo đình hoãn tiếp tế lương thực và nhu yếu phẩm khác không biết đến bao giờ.

Theo các nguồn tin thân cận với Damas và của đối lập, quân đội chính phủ chỉ còn cách Harasta, ở đông bắc thủ đô, có một cây số. Máy bay Syria và Nga yểm trợ cho bộ binh và chiến xa đẩy lui một trận phản công của phe nổi dậy.

Sau đợt oanh kích này, Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền Syria thông báo có nhiều nạn nhân bị hơi ngạt. Chính quyền Syria bác bỏ cáo buộc này.

Trong ngày thứ 9 của chiến dịch quân sự, không một thường dân nào đến chốt kiểm sóat an toàn ở Jesrine, do quân đội kiểm soát. Một sĩ quan Nga cho rằng phe nổi dậy đã pháo kích vào một đoàn xe chở 300 gia đình có ý muốn ra khỏi Ghouta.

Theo Hội Chữ Thập Đỏ Quốc Tế, ngày hôm nay, một đoàn 13 xe tải chở hàng cứu trợ đã vào được căn cứ địa của phe nổi dậy để phân phát nhu yếu phẩm cho thường dân, sau một ngày gián đoạn.

Tuy nhiên, quân đội Syria vẫn cấm không cho tiếp tế dụng cụ y khoa và thuốc men cho các bệnh viện.Tổ chức Y sĩ không biên giới tố cáo « thảm nạn y tế » và than phiền là 15 trong số 20 bệnh viện do tổ chức phi chính phủ này tài trợ đã bị hư hại nặng nề vì các trận oanh kích.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180309-syria-quan-chinh-phu-tien-sau-vao-dong-ghouta

 

Chiến tranh thương mại :

Đối thoại là giải pháp « số một » của Châu Âu

Tú Anh

Tổng thống Mỹ Donald Trump thực hiện lời đe dọa tăng thuế nhập khẩu thép và nhôm (25% và 10%) mở đường cho một cuộc chiến tranh thương mại. Canada và Mêhicô, hai nước láng giềng của Mỹ được tạm thời « miễn trừ ». Liên Hiệp Châu Âu rất lo ngại. Nhưng trước khi bắt buộc phải trả đũa, Bruxelles xem « đối thoại » là giải pháp tối ưu.

Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet tường thuật :

Liên Hiệp Châu Âu cần được miễn trừ những biện pháp tăng thuế này. Ủy viên Thương Mại Liên Hiệp Châu Âu Cecilia Malmström đã phản ứng như trên. Bruxelles chưa nói đến chuyện ban hành biện pháp trả đũa đã được Ủy Ban Châu Âu chuẩn bị, nhưng sẽ đòi phía Mỹ giải thích.

Theo Philippe Lambert, đồng chủ tịch khối nghị sĩ bảo vệ môi trường ở Nghị viện Châu Âu thì Liên Hiệp Châu Âu không nên phản ứng hấp tấp. Trước hết, phải chờ Washington lý giải, biện minh như thế nào tại Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO.

Ông nói : « Châu Âu phải phản đối, đó là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc hành động, đừng đổ thêm dầu vào lửa khiến tình hình rối loạn thêm. Một mặt, châu Âu không để cho Mỹ áp đặt, nhưng mặt khác, cũng không nên để cách phản ứng của chúng ta làm Tổ Chức Thương Mại Thế Giới suy yếu thêm. Nói cách khác, phải sử dụng tối đa khuôn khổ của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới để đáp trả chiến tranh thương mại mà Hoa Kỳ phát động chống toàn cầu »

Kiện nước Mỹ ra trước Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO là một trong ba biện pháp mà Liên Hiệp Châu Âu dự tính nhằm trả đũa Hoa Kỳ. Bruxelles còn dự trù tăng thuế nhập khẩu trên nhiều sản phẩm của Mỹ từ nông sản, công nghiệp biến chế cho đến nhôm và thép, để bảo hộ thị trường.

Trung Quốc : thương mại đa phương bị « tấn công »

Tuy thông báo áp đặt thuế quan, nhưng tổng thống Mỹ tỏ ra tương đối hoà dịu với Bắc Kinh. Donald Trump nói đến « thương lượng » để làm giảm thâm thủng trong cán cân thương mại với Trung Quốc. Phản ứng về các biện pháp tăng thuế nhôm, thép, bộ Thương Mại Trung Quốc gọi đây là « một cuộc tấn công vào thương mại đa phương » và cho biết « phản đối mạnh mẽ ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180309-chien-tranh-thuong-mai-doi-thoai-la-giai-phap-%C2%AB-so-mot-%C2%BB-cua-chau-au