Tin Biển Đông – 08/03/2018
Trung Quốc ‘không vui’
với chuyến thăm VN của USS Carl Vinson?
Sự dè chừng và cảm giác không vui của Bắc Kinh là “điều không thể tránh”, bài xã luận của Thời báo Hoàn Cầu viết.
Tờ báo cũng mô tả chuyến thăm Việt Nam của hàng không mẫu hạm Mỹ là “sự lãng phí tiền của.”
Quan hệ quân sự Mỹ – Việt đang ‘trưởng thành’
VN muốn trấn an TQ về chuyến thăm của USS Carl Vinson
Hàng không mẫu hạm Mỹ tại Đà Nẵng
Tàu sân bay Mỹ vào Vịnh Đà Nẵng
Theo South China Morning Post, một bài trên tờ báo của chính quyền tại Trung Quốc hôm 7/3, Bắc Kinh không hài lòng về việc USS Carl Vinson cập cảng Đà Nẵng.
Tuy nhiên, chuyến thăm của Carl Vinson “dường như không làm thay đổi sự cân bằng quyền lực ở Biển Đông”, khu vực Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ và đang tăng cường xây dựng các cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo và bãi đá, Thời báo Hoàn Cầu viết.
“Sự dè chừng và cảm giác không vui của Bắc Kinh là điều không thể tránh, nhưng chúng tôi không nghĩ rằng chuyến thăm của USS Carl Vinson có thể gây rắc rối ở Biển Đông”, bài xã luận trên tờ này cho hay.
‘Cam kết’
Chuyến thăm này “không đem lại điều gì có thể gây áp lực cho Trung Quốc”, và việc Mỹ gửi các tàu chiến tới Nam Hải (Biển Đông theo cách gọi của Trung Quốc) sẽ “chỉ lãng phí tiền của”.
Việt Nam và Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên Biển Đông, và giới chức Mỹ tuyên bố chuyến thăm Việt Nam của USS Carl Vinson là “chỉ dấu cho thấy cam kết của Hoa Kỳ tại khu vực này và quan hệ Mỹ-Việt.”
“USS Carl Vinson đang ở đây, tôi cũng đang ở đây, đây là về Việt Nam. Đây là mối quan hệ của chúng tôi với Việt Nam, từ mối quan hệ quân sự và quan hệ đối tác toàn diện”, Phó Đô đốc Phillip Sawyer, chỉ huy Hạm đội 7 Hoa Kỳ, nói với các phóng viên trong cuộc họp báo hôm 6/3 tại cảng Đà Nẵng.
South China Morning Post cho hay ông Sawyer và các quan chức khác không nói về mối liên hệ giữa chuyến thăm của USS Carl Vinson và các hoạt động của Bắc Kinh ở Biển Đông, nhưng ông lưu ý những quan ngại của Washington về những động thái của Trung Quốc sau những tuyên bố chủ quyền và những câu hỏi chưa có lời đáp về mục đích của nước này trong việc tăng tốc cơi nới đảo và nâng cấp cơ sở quân sự.
Trước đó, một bài trên Reuters dẫn nguồn tin nhà ngoại giao viết, từ nhiều tháng nay, các phái viên Việt Nam đã cố gắng giảm bớt lo ngại của Trung Quốc về chuyến thăm của USS Carl Vinson và triển vọng tăng cường hợp tác an ninh giữa Hà Nội và Washington.
Các nguồn tin của Reuters cho hay các nhà ngoại giao và giới chức quân đội Việt Nam nhiều lần nhấn mạnh mong muốn có quan hệ ngoại giao rộng rãi trong khi vẫn duy trì mối quan hệ ổn định với Trung Quốc.
Hàng không mẫu hạm Vinson đánh dấu sự hiện diện quân sự quy mô nhất của Mỹ tại Việt Nam kể từ năm 1975 và neo đậu tại Đà Nẵng trong 5 ngày từ hôm 5/3.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43297596
Sau USS Carl Vinson,
Mỹ có thể đưa tàu ngầm tới Việt Nam
Một tàu ngầm của Mỹ có thể sẽ cập cảng Việt Nam trong nay mai nếu đề xuất của tư lệnh hạm đội 7 hải quân Hoa Kỳ trở thành hiện thực.
Phó Đô đốc Philip Sawyer đã cho phóng viên biết về đề xuất này của ông trong một cuộc họp báo qua điện thoại hôm 5/3 về chuyến thăm lịch sử của tàu sân bay USS Carl Vinson tới Đà Nẵng trong tuần này, theo ghi nhận của Stars & Stripes và Asia Time.
Tư lệnh Hạm đội 7 nói rằng ông “sẽ rất mong muốn được đưa một trong những tàu ngầm của Mỹ tới cập cảng Việt Nam” và điều này là “một trong những thứ mà ông sẽ muốn làm” khi thảo luận với các quan chức hải quân Việt Nam về việc mở rộng sự hợp tác hàng hải song phương giữa 2 nước trong tuần này.
Người đứng đầu hạm đội 7 hải quân Mỹ không cho biết cụ thể chính xác ý ông muốn nói gì khi đề cập đến việc “đưa” một tàu ngầm Mỹ tới một cảng của Việt Nam. Theo Asia Times, dường như ông muốn nói tới một chuyến thăm thiện chí tương tự như chuyến thăm của tàu sân bay USS Carl Vinson hiện đang ở Đà Nẵng dự kiến tới 9/3.
Chuyến thăm của USS Carl Vinson được coi là chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam và cập cảng Đà Nẵng nơi từng là căn cứ quân sự của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Đây là lần đầu tiên một tàu sân bay Mỹ tới thăm Việt Nam kể từ sau khi cuộc chiến tranh kết thúc năm 1975.
Các nhà phân tích cho rằng động thái này của Mỹ nhằm làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa hải quân của 2 nước cựu thù, Hoa Kỳ và Việt Nam, cũng như ngầm đưa ra một cảnh báo tới Trung Quốc.
Các động thái của Mỹ trong tương lai tại khu vực Ấn Ðộ-Thái Bình Dương, nơi Hạm đội 7 hoạt động, đang là tâm điểm chú ý khi có những báo cáo cho thấy Washington đang tìm kiếm các căn cứ mới trong khu vực này để đáp trả sự hiện diện ngày càng tăng của hải quân Trung Quốc, theo Asia Times.
Hải quân Mỹ có 4 tàu ngầm tấn công nhanh lớp Los Angeles – gồm USS Key West, USS Oklahoma City, USS Asheville và USS Topeka – đã được triển khai tới đảo Guam, theo ghi nhận của Stars & Stripes.
Các tàu ngầm sử dụng năng lượng hạt nhân này tân tiến hơn rất nhiều so với những tàu của Trung Quốc từng va chạm với Việt Nam và những nước khác trong khu vực trên vùng biển Đông có tranh chấp. Các chuyên gia cho rằng khả năng sống sót và hỏa lực của các tàu ngầm này là yếu tố then chốt để ngăn cản sự bành chướng trong khu vực.
Một sự thiếu minh bạch của Trung Quốc trong việc bồi đắp đất và xây dựng các căn cứ quân sự trong khu vực biển Đông có tranh chấp gây ra “những lo lắng” trong khu vực này, Phó Đô đốc Sawyer được Stars & Stripes trích lời nói.
Trung Quốc đã lên tiếng không hài lòng về chuyến thăm của tàu sân bay USS Carl Vinson tới Đà Nẵng khi tờ báo của Đảng Cộng Sản Trung Quốc cho rằng chuyến thăm này không thể thay đổi thế cân bằng quyền lực ở biển Đông, nơi mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu hết vùng biển có tranh chấp.
https://www.voatiengviet.com/a/sau-uss-carl-vinson-my-co-the-dua-tau-ngam-toi-viet-nam/4285853.html
Sau Mỹ, tàu sân bay Trung Quốc thăm Việt Nam?
Hàng không mẫu hạm đầu tiên của hải quân Trung Quốc “nhiều khả năng sẽ tới Việt Nam” sau khi USS Carl Vinson về nước, theo giới quan sát, giữa lúc có tin nói rằng Bắc Kinh “không vui” khi tàu sân bay Mỹ cập cảng ở Đà Nẵng tại vùng biển hướng ra Biển Đông.
Tiến sĩ Phan Kim Nga, nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói với VOA tiếng Việt rằng bà “không ngạc nhiên” nếu Liêu Ninh cập bến ở Việt Nam vì theo bà, Hà Nội “luôn cố gắng cân bằng các lực lượng lớn trên thế giới”, nhất là với Bắc Kinh và Washington.
“Kinh nhiệm cho thấy, trong lĩnh vực an ninh và quân sự, Việt Nam đồng thời thúc đẩy hợp tác với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ”, bà nói thêm.
Tâm sự quân nhân Mỹ gốc Việt trên tàu sân bay USS Carl Vinson
Tàu sân bay Mỹ tới Đà Nẵng, bắt đầu chuyến thăm ‘lịch sử’
Ông McCain nhắc tới TQ trong tuyên bố về USS Carl Vinson
Những năm vừa qua, Việt Nam dường như có các động thái cân bằng quan hệ và các hoạt động ngoại giao cũng như quân sự với Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Cuối năm ngoái, Việt Nam trải thảm đỏ đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm chính thức Hà Nội, ít giờ sau khi đón Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Nhiều khả năng sau khi Hoa Kỳ gửi một tàu sân bay đến thăm cảng Việt Nam, rất có thể tàu sân bay Trung Quốc cũng đến trong thời gian tới.
Bà Phan Kim Hoa nói.
Trước đó, tàu chiến của nước láng giềng phương bắc và quốc gia cựu thù cũng “nối đuôi nhau” tới Việt Nam.
Tháng Mười năm 2016, ít ngày sau khi hai tàu chiến Hoa Kỳ lần đầu trở lại Cam Ranh sau nhiều thập kỷ, hai chiến hạm hộ vệ tên lửa cùng tàu hộ tống của hải quân Trung Quốc cũng tới cảng chiến lược của Việt Nam.
“Vì vậy, theo logic này, nhiều khả năng sau khi Hoa Kỳ gửi một tàu sân bay đến thăm cảng Việt Nam, rất có thể tàu sân bay Trung Quốc cũng đến trong thời gian tới”, bà Phan trả lời bằng tiếng Việt.
Trong khi đó, trả lời An Tôn của VOA tiếng Việt về khả năng này, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore nói rằng ông có “cảm giác hai bên vẫn chưa sẵn sàng”.
“Ít nhất từ phía Việt Nam, tàu sân bay là biểu tượng của sức mạnh quân sự của Trung Quốc, nhưng từ góc nhìn của Việt Nam, sức mạnh của Trung Quốc lại là một mối đe dọa, đặc biệt là trong bối cảnh hai bên đang có các tranh chấp, các căng thẳng trên Biển Đông”, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế nói.
Trong cuộc họp báo sau khi USS Carl Vinson cập cảng Tiên Sa ở Đà Nẵng, liên quan tới câu hỏi về hàng không mẫu hạm của Trung Quốc, Chuẩn Đô đốc John Fuller, Tư lệnh nhóm tàu tác chiến sân bay của Hải quân Mỹ, nói: “Chúng tôi có cảm thấy bị đe dọa không? Hoàn toàn không”.
Tàu Liêu Ninh, vốn được Trung Quốc mua của Ukraine và tân trang lại, thực hiện chuyến huấn luyện đầu tiên ở Tây Thái Bình Dương tháng 12 năm 2016, trong một phần nỗ lực mở rộng phạm vi hoạt động của hải quân quốc gia đông dân nhất thế giới.
USS Carl Vinson cùng các tàu hộ tống ngày 9/3 sẽ rời Đà Nẵng, kết thúc chuyến thăm kéo dài 4 ngày mà đôi bên coi là “cột mốc” và “lịch sử”.
Về thông điệp gửi tới Trung Quốc, tiến sĩ Phan Kim Nga cho rằng Việt Nam “cũng muốn qua việc này để gây ảnh hưởng tới Trung Quốc, vì hai nước có tranh chấp chủ quyền trên biển”, nhưng bà “không cho rằng việc này là nhằm mục đích trực tiếp vào Trung Quốc”.
Nhà nghiên cứu của Trung Quốc nhận định rằng “phía Mỹ cũng có một số mục đích riêng của mình” như “phát triển quan hệ nhằm bán vũ khí cho Việt Nam”.
…Việt Nam sẽ không nhập cuộc do Mỹ cầm đầu để ngăn chặn Trung Quốc hoặc trở thành liên minh của Mỹ. Hai nên sẽ phát triển quan hệ kinh tế mật thiết hơn nhưng không thể vượt quan hệ với Trung Quốc.
Bà Phan Kim Hoa nói.
“Tàu sân bay hiện diện tại Biển Đông để chứng tỏ sự tồn tại quân sự của Mỹ trong khu vực này, đồng thời chứng tỏ yêu cầu tự do hàng hải của Mỹ, cũng như cảnh cáo Trung Quốc về những hoạt động xây dựng biển đảo tại khu vực này”, bà Phan nói tiếp.
Liên quan tới các nhận định cho rằng Việt Nam “đu dây” trong mối quan hệ với Bắc Kinh và Washington, nhà nghiên cứu từ Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho rằng “Việt Nam là nước nhỏ, khó có thể chủ động trong quan hệ” và “thường là con cờ của các nước lớn” nên “khi xử lý quan hệ với các nước lớn, Việt Nam phải làm rất khéo léo”.
“Nhìn chung, vì Việt Nam có một chính sách ‘ba không’, tức không để nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ, không tham gia các liên minh quân sự và không dựa vào một bên để chống lại bên khác, cho nên Việt Nam sẽ không nhập cuộc do Mỹ cầm đầu để ngăn chặn Trung Quốc hoặc trở thành liên minh của Mỹ. Hai nên sẽ phát triển quan hệ kinh tế mật thiết hơn nhưng không thể vượt quan hệ với Trung Quốc”, bà Phan nói thêm.
Trả lời câu hỏi của VOA tiếng Việt về việc tờ Hoàn cầu Thời báo gần đây nói rằng “sự hiện diện thường xuyên của các hàng không mẫu hạm Mỹ ở Biển Đông trong năm nay có thể làm trầm trọng căng thẳng khu vực và dẫn tới sóng gió trong quan hệ Trung – Mỹ”, Thiếu tá Tim Hawkins, quân nhân phụ trách truyền thông trên tàu USS Carl Vinson, nói rằng “hải quân Mỹ đã thường xuyên hoạt động ở khu vực Thái Bình Dương, giúp duy trì hòa bình trong hơn 70 năm qua”.
Chúng tôi hoạt động trong khu vực để trấn an các đồng minh và đối tác của chúng tôi, duy trì ổn định khu vực và duy trì sự rộng mở của các tuyến hàng hải quan trọng cho sự thịnh vượng toàn cầu.
Thiếu tá Tim Hawkins, quân nhân phụ trách truyền thông trên tàu USS Carl Vinson, nói.
“Chúng tôi hoạt động trong khu vực để trấn an các đồng minh và đối tác của chúng tôi, duy trì ổn định khu vực và duy trì sự rộng mở của các tuyến hàng hải quan trọng cho sự thịnh vượng toàn cầu”, ông nói thêm.
Mới nhất, hôm 7/3, ấn phẩm của tờ Nhân dân Nhật Báo thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc, vốn nhiều lần chỉ trích quan hệ Việt – Mỹ, viết rằng “việc Trung Quốc cảnh giác và không vui là điều không thể tránh khỏi, nhưng chúng tôi không nghĩ rằng chuyến thăm Việt Nam của USS Carl Vinson có thể khuấy động bất ổn ở Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông]” cũng như “sẽ không tạo ra bất kỳ công cụ đặc biệt nào để gây áp lực với Trung Quốc”.
TQ: Quyết tâm
bảo vệ hòa bình ở Biển Đông ‘không lay chuyển’
Quyết tâm của Trung Quốc trong việc bảo vệ hòa bình và ổn định ở Biển Đông là điều không thể lay chuyển, Reuters dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị nói hôm 6/3.
Phát biểu bên lề cuộc họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc, ông Vương Nghị nói thêm rằng một số thế lực bên ngoài đang nỗ lực quấy rối ở vùng biển tranh chấp.
Trung Quốc nhiều lần cáo buộc các nước bên ngoài khu vực, thường ám chỉ Hoa Kỳ và Nhật Bản, đang cố kích động rắc rối ở Biển Đông trong lúc Bắc Kinh và các nước láng giềng đang nỗ lực giải quyết vấn đề bằng ngoại giao.