Thông điệp gì từ chuyến thăm hàng không mẫu hạm đến Việt Nam
March 6, 2018
(CNN) – Lần đầu tiên kể từ khi Chiến Tranh Việt Nam kết thúc cách đây hơn bốn thập niên, một hàng không mẫu hạm (HKMH) Hải Quân Hoa Kỳ đã cập bến nước này.
Mẫu hạm USS Carl Vinson bỏ neo hai hải lý cách hải cảng Đà Nẵng, một nơi quan trọng trong chiến tranh kết thúc vào năm 1975.
“Mối bang giao giữa hai quốc gia của chúng ta đã đạt đến những điểm cao mới trong vài năm qua, và chuyến thăm của mẫu hạm USS Carl Vinson đến Việt Nam là một phản ánh của điều đó”, Đô Đốc Scott Swift, Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ cho biết.
Một cách công khai, Hoa Kỳ đã mô tả chuyến viếng thăm bốn ngày của mẫu hạm Vinson cùng với 5.000 thuỷ thủ và phi công như một cơ hội lịch sử nâng cao tình hữu nghị đang nảy nở giữa hai cựu thù.
Các nhà phân tích nói rằng chuyến viếng thăm của mẫu hạm 95.000 tấn đến Việt Nam là một cú đánh rõ ràng vào Bắc Kinh, được thiết kế để chống lại việc xây dựng hòn đảo nhân tạo và hung hăng quân sự hóa ở Biển Đông.
“Việt Nam rất quan tâm đến những hành động hiếu chiến của Trung Quốc ở vùng tranh chấp Biển Đông”, ông John Kirby, một cựu Đô Đốc Hải Quân Hoa Kỳ đã nghỉ hưu và nhà phân tích quân sự và ngoại giao của CNN cho biết.
“Việt Nam đang lo lắng hướng đi của Trung Quốc trong tương lai, và họ đã muốn trong nhiều năm nay có một mối bang giao tốt đẹp hơn với Hoa Kỳ”.
Trao đổi văn hoá, bao gồm các hoạt động ăn uống và thể thao, sẽ diễn ra giữa một số nhân viên quân sự Hoa Kỳ trên tàu và các đồng sự Việt Nam của họ. Một số thuỷ thủ Mỹ cũng sẽ đến thăm trung tâm nạn nhân chất độc da cam, một hợp chất hóa học độc hại do Hoa Kỳ sử dụng trong cuộc chiến VN để phá huỷ rừng.
Những hòn đảo pháo đài
Chủ đề về Trung Quốc, và hoạt động của Trung Quốc ở vùng tranh chấp Biển Đông, có thể được đưa ra trong chuyến thăm của mẫu hạm.
Từ năm 2014, Trung Quốc đã tiến hành xây dựng hòn đảo nhân tạo trong vùng biển đang tranh chấp mặc dù Tòa Án Trọng Tài Thường Trực tại Hague đã đưa ra phán quyết vào năm 2016, theo đó không có cơ sở pháp lý cho các tuyên bố chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc.
Trong khi đó tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Đông kéo khoảng 1.000 dặm từ bờ biển phía nam, và xâm phạm lãnh hải chống lại Đài Loan, Philippines, Brunei, Malaysia và Việt Nam.
Hình ảnh từ vệ tinh trên không cho thấy về những nỗ lực cải tạo của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa, gần đây đã thu thập được bởi tờ Philippine Inquirer, đưa ra các hình ảnh san hô và các bao cát đã thiết lập trở thành các pháo đài của hòn đảo, với các bến cảng, phi đạo, ngọn hải đăng, và các ụ chứa máy bay và nhiều tòa nhà nhiều tầng.
Việt Nam nằm trong số những nước tuyên bố chủ quyền trong vùng tranh chấp Biển Đông đã đứng lên công khai chống lại Trung Quốc, sau khi Philippines – một trong những nước chỉ trích gay gắt nhất về sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực – tuy nhiên đã thay đổi đường lối dưới thời Tổng Thống Rodrigo Duterte.
Tháng 6 năm 2017, Việt Nam từ chối yêu cầu của Trung Quốc ngừng việc khoan dầu vào Vanguard Bank, khu vực thuộc về Việt Nam theo luật quốc tế. Việt Nam đã chấp thuận một chi nhánh công ty Repsol của Tây Ban Nha khoan trong khu vực có dầu mỏ. Trong khi Trung Quốc tuyên bố khu vực này là một phần lãnh thổ của họ.
Việt Nam cuối cùng đã rút lui một tháng sau đó, dưới áp lực của Trung Quốc.
Việt Nam cũng đã kêu gọi các nước ASEAN cùng tham gia vào một lập trường mạnh mẽ hơn đối với Trung Quốc ở vùng tranh chấp Biển Đông, mặc dù các quốc gia liên hệ trong vấn đề này đã quyết định không mạnh mẽ thách thức Bắc Kinh.
Ông Lê Hồng Hiệp, một thành viên của Viện ISEAS Yusof Ishak của Singapore, nói: “Đây rõ ràng là một trò chơi của quyền lực, và Trung Quốc đang khoa trương võ lực ở biển vùng Biển Đông.
“Các nước khác sẽ cần phải tích cực nhiều hơn để chống lại Trung Quốc.”
Hoa Kỳ từ lâu đã có sự hiện diện hải quân mạnh mẽ ở Đông Nam Á, một phần để bảo đảm sự tự do của các tuyến thương mại qua lại Biển Đông. Khoảng 5 nghìn tỷ đô la hàng hoá vận chuyển qua các vùng đang có tranh chấp này mỗi năm.
Theo Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump và người tiền nhiệm của ông, Tổng thống Barack Obama, Mỹ đã tiến hành các hoạt động “tự do hàng hải”, đã thực hiện các cuộc hải hành và cho các phi cơ bay gần các đảo ở Trung Quốc, thường gây ra các cảnh cáo nóng giận từ các đội tuần tra của Trung Quốc.
Tuy nhiên đó cũng còn quá ít để ngăn chặn chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc ở vùng Biển Đông.
Cựu Đô Đốc John Kirby nói: “Hoa Kỳ cần phải có chính sách chắc chắn có lẽ quyết đoán hơn để giải quyết vấn đề này.
“Tôi không nghĩ rằng đã quá muộn để ngăn chặn quân sự hóa thêm, nhưng tôi nghĩ chúng ta cần phải có một chiến lược toàn diện – và không chỉ là một chiến lược quân sự để giải quyết vấn đề này.”
Tại Việt Nam, Hoa Kỳ đã nhìn thấy cơ hội để làm việc cho một vấn đề chung và ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại Á Châu.
Quan hệ quân sự của Mỹ với Việt Nam đã tăng lên kể từ năm 2016, khi Cựu TT Obama xóa lệnh cấm vận vũ khí của Hoa Kỳ đối với Việt Nam trong một thập niên qua ở Á Châu.
Dưới thời TT Trump, hợp tác quân sự với Hà Nội tiếp tục.
Dưới thời TT Trump, hợp tác quân sự với Hà Nội tiếp tục.
Vào tháng 11, TT Trump đã viếng thăm Việt Nam trong chuyến đi khai mạc tại Á Châu nhằm trấn an các đồng minh rằng Hoa Kỳ vẫn thực hiện các cam kết với khu vực, và trong tháng 1, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Mattis cũng viếng thăm, dọn trước cho chuyến thăm tuần này của HKMH USS Carl Vinson.
Thông điệp của Hoa Kỳ: Chúng tôi đến và sẽ ở đây
Ngoài Việt Nam, Hoa Kỳ cũng đang thắt chặt hợp tác quân sự với các nước đồng minh lâu đời như Úc, Nhật Bản và Ấn Độ.
Việc bổ nhiệm Đô Đốc Harry Harris, chỉ huy tối cao của các lực lượng Hoa Kỳ tại khu vực Á Châu – Thái Bình Dương, đại sứ Mỹ tại Australia dự định tăng cường hợp tác giữa Canberra và Washington trong các vấn đề liên quan đến vùng Biển Đông.
Các tàu chiến Hoa Kỳ đã viếng thăm Việt Nam nhiều lần kể từ tháng 11 năm 2003, khi một khu trục hạm của Hoa Kỳ, USS Vandegrift, đã ghé cảng đầu tiên đến Việt Nam kể từ khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc. Tuy nhiên, chuyến thăm của một hàng không mẫu hạm có mức độ khác nhau và điều mà các viên chức chính phủ Bắc Kinh sẽ chú ý tới.
Hôm thứ Sáu, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói rằng hy vọng chuyến thăm này có thể “đóng một vai trò xây dựng cho khu vực thay vì làm cho các nước trong khu vực cảm thấy lo lắng.”
Cựu Đô Đốc Kirby cho biết chuyến viếng thăm của mẫu hạm USS Carl Vinson đến Việt Nam đã gửi một tín hiệu rõ ràng.
“Đây là một thông điệp gửi tới Việt Nam, về mối bang giao này với chúng ta, chúng tôi quan tâm đến những gì họ đang làm trong khu vực, nhưng đó cũng là một thông điệp rộng hơn cho các quốc gia trong khu vực Thái Bình Dương rằng Hoa Kỳ đang ở đây và chúng tôi đến ở đây để ở” ông Kirby tuyên bố.
Ngọc Thạch (Theo CNN)