Tin khắp nơi – 24/02/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 24/02/2018

Vũ khí hạt nhân:

Mỹ tăng thêm biện pháp trừng phạt Bắc Triều Tiên

Trọng Thành

Hôm qua 24/02/2018, Hoa Kỳ chính thức loan báo loạt trừng phạt mới nhằm buộc chế độ Bình Nhưỡng phải từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân. Trong trường hợp các biện pháp này thất bại, Washington đe dọa sẽ chuyển qua « giai đoạn hai », nhưng không cho biết cụ thể.

Bộ Tài Chính Mỹ ra thông báo trừng phạt tổng cộng 27 công ty và 28 tàu thuyền liên quan đến Bắc Triều Tiên. Nằm trong loạt trừng phạt mới có nhiều công ty vận tải biển và năng lượng, có trụ sở tại Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Singapore. Theo Reuters, với lệnh mới này, tài sản của các cá nhân và công ty nói trên tại Hoa Kỳ bị phong tỏa, công dân Mỹ bị cấm làm ăn với các đối tượng bị trừng phạt.

Loạt trừng phạt mới của Washington có mục tiêu cô lập hơn nữa chế độ Kim Jong Un, siết chặt các trao đổi thương mại của Bắc Triều Tiên, vốn đã bị thu hẹp rất nhiều do hàng loạt nghị quyết trừng phạt của Hội Đồng Bảo An. Theo chính quyền Mỹ, các biện pháp này là lời cảnh báo mới đối với các công ty hay cá nhân tiếp tục trao đổi thương mại với Bình Nhưỡng. Kể từ giờ, gần như toàn bộ tàu thuyền được Bắc Triều Tiên sử dụng cho các hoạt động xuất nhập khẩu là đối tượng bị trừng phạt.

Trong buổi tiếp xúc báo chí để giới thiệu các biện pháp mới, bộ trưởng Tài Chính Mỹ chuyển đến các phóng viên nhiều bức ảnh khổ lớn, mà theo ông, đã được chụp vào tháng 12/2017. Theo đó, dầu hỏa và nhiều sản phẩm khác, đã được sang mạn từ tàu này qua tàu khác, để vận chuyển đến Bắc Triều Tiên, nhằm lách lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc. Bộ trưởng Tài Chính Hoa Kỳ không loại trừ việc nhân viên công lực Mỹ sẽ trực tiếp lên tàu Bắc Triều Tiên để kiểm tra.

Theo chuyên gia Jonathan Schanzer, thuộc một viện tư vấn ở Washington, trong số các biện pháp mới, chỉ còn thiếu các trừng phạt « nhắm vào các ngân hàng Trung Quốc » có quan hệ với Bắc Triều Tiên.

Còn tổng thống Mỹ Donald Trump, trong một cuộc họp báo hôm qua, còn tỏ ra đe dọa hơn, khi khẳng định « nếu các trừng phạt không đạt kết quả, chúng tôi sẽ phải chuyển qua giai đoạn hai ». Giai đoạn hai được hiểu có thể bao gồm cả « biện pháp quân sự », như chính quyền Mỹ từng một số lần nhắc đến. Ông Trump nhấn mạnh là việc chuyển qua giai đoạn hai « có thể sẽ rất khắc nghiệt, và điều này sẽ rất, rất bất hạnh cho thế giới », nhưng đồng thời cũng bày tỏ hy vọng là trừng phạt lần này sẽ mang lại kết quả.

Ivanka Trump: Hoa Kỳ sẽ “gây sức ép tối đa” lên Bình Nhưỡng

Con gái tổng thống Mỹ, bà Ivanka Trump, tới Hàn Quốc dự lễ bế mạc Thế Vận Hội mùa đông Pyeongchang, đã có bữa ăn tối hôm qua với tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In. Bà Ivanka cũng một lần nữa nhấn mạnh là Hoa Kỳ sẽ « gây sức ép tối đa ».

Nhật Bản và Hàn Quốc hoan nghênh quyết định mới của Mỹ. Ngoại trưởng Hàn Quốc tái khẳng định Seoul và Washington sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy « phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên một cách hòa bình ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180224-vu-khi-hat-nhan-my-ra-loat-trung-phat-moi-chong-bac-trieu-tien

 

Mỹ: Nhiều hãng cắt quan hệ với hiệp hội súng trường

Một số công ty ở Hoa Kỳ đã cắt quan hệ với Hiệp hội Súng trường Quốc gia (NRA) giữa lúc có các kêu gọi tẩy chay các doanh nghiệp liên quan vận động hành lang mạnh mẽ về súng ống, sau vụ nổ súng ở trường học tại Florida.

Các công ty, bao gồm hãng cho thuê xe hơi khổng lồ Hertz và Enterprise là nơi từng đưa ra mức giảm giá đối với các thành viên NRA.

Vụ sát hại 17 người đã thúc đẩy các cuộc kêu gọi mới về kiểm soát súng chặt chẽ hơn.

Trump ủng hộ kiểm tra lý lịch người mua súng

Mỹ: Sinh viên kêu gọi thắt chặt kiểm soát súng

Florida: FBI và giáo viên từng được cảnh báo về kẻ xả súng

Thống đốc đảng Cộng hòa Florida Rick Scott đã ủng hộ các lời kêu gọi tăng tuổi tối thiểu mua súng từ 18 lên 21.

Ông Scott được xem như một đồng minh của NRA, từng phản đối việc có các luật lệ chặt chẽ hơn ở tiểu bang. Tuy nhiên, ông đã chịu nhiều áp lực để đáp ứng các yêu cầu của các học sinh, sinh viên sống sót sau vụ nổ súng tại Trường Trung học Marjory Stoneman Douglas.

Tẩy chay thế nào?

Các nhà hoạt động đã cố gắng gây áp lực lên hiệp hội súng trường kể từ khi vụ nổ súng xảy ra ở Florida bằng cách nhắm vào các công ty cung cấp giảm giá và các lợi ích khác cho các thành viên của NRA.

Các nhà hoạt động đã gửi tràn ngập các bình luận trên mạng xã hội tới các đối tác công ty của NRA bằng dòng thông điệp ghi #BoycottNRA. Các công ty chịu áp lực bao gồm hãng chuyển vận, phân phối bưu kiện FedEx và các nhà khổng lồ về công nghệ như Amazon vốn phân phối các chương trình truyền hình của NRA.

Các hãng nào cắt quan hệ?

Trường quân sự Mỹ tuyển ‘người hùng’ thiệt mạng

Nghi phạm nổ súng ở Florida bị bắt giữ

Hôm thứ Năm, 22/02/2018, Ngân hàng do gia đình làm chủ First National Bank of Omaha nói họ sẽ không gia hạn thẻ tín dụng cho NRA, trích dẫn căn cứ là “phản hồi của khách hàng”.

Enterprise Holdings, hãng sở hữu các thương hiệu cho thuê xe hơi Alamo, Enterprise và National, cũng nói các giảm giá được cung cấp cho các thành viên NRA sẽ chấm dứt vào ngày 26/3/2018.

Nhiều công ty khác tự tách xa khỏi NRA vào hôm thứ Sáu, 25 tháng Hai.

Trong số này có hãng Bảo hiểm MetLife, Tập đoàn Avis Budget, các hãng khác như Simplisafe, Allied Van Lines và North American Airlines Lines – và Symantec Corp.

Công ty bảo hiểm Chubb cũng nói họ ngừng bảo hiểm với một sản phẩm mang nhãn hiệu NRA từ ba Tại Florida, Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục Florida, đại diện cho các hiệp hội giáo viên, cũng kêu gọi bang này xem xét các khoản tiền từ quỹ hưu trí trong các công ty súng ống trong một tuyên bố gửi cho báo Miami Herald.

NRA, hiệp hội nói có tới 5 triệu thành viên, đã từ chối một yêu cầu bình luận về ảnh hưởng của cuộc tẩy chay này.

Nhưng trên trang web của mình, NRA cho biết các hãng hàng không Hoa Kỳ Delta và United vẫn giảm giá vé đặc biệt cho các thành viên NRA đến Dallas để tổ chức cuộc họp thường niên của tổ chức này vào tháng Năm 2018.

http://www.bbc.com/vietnamese/business-43182304

 

Trump-Nga:

Manafort ‘trả tiền cho cựu chính khách châu Âu’

Cựu giám đốc chiến dịch tranh cử tổng thống của Trump, Paul Manafort bí mật trả tiền cho các chính khách cao cấp của châu Âu để vận động hành lang cho một cựu lãnh đạo của Ukraine, một cáo trạng được công tố viên đặc biệt Robert Mueller đưa ra gần đây.

Ông Manafort đã trả hơn 2 triệu đôla cho các chính trị gia, trong đó có một cựu lãnh đạo cao cấp ở châu Âu.

Trump-Russia: Cựu cố vấn Gates nhận tội chống chính phủ

Cựu trợ lý của Trump bị cáo buộc thêm tội

Điều tra Trump-Nga ‘phát xuất từ rò rỉ của Úc’

Rick Gates, cựu phó giám đốc chiến dịch tranh cử của ông Trump, đã thừa nhận bày mưu và nói dối các điều tra viên trong một thỏa thuận.

Mueller đang điều tra các cáo buộc về can thiệp chính trị của Nga vào Hoa Kỳ.

Không có cáo buộc nào nói rằng cả hai nhân vật trên đã đồng ý với Nga về kết quả của cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, đây là một vấn đề chính trong cuộc điều tra của Bộ Tư pháp Mỹ.

Sau các cáo buộc mới, ông Manafort hiện đối mặt với các cáo buộc về âm mưu, rửa tiền, không đăng ký khi làm đại diện cho một tác nhân nước ngoài và khai báo gian dối.

Các cuộc thanh toán của ông Manafort cho các chính trị gia cao cấp châu Âu trước đây, mà danh tính không được nêu, đã được thực hiện trong năm 2012 và 2013, theo bản cáo trạng mới .

Ông cũng bị buộc tội lập ra một cơ quan được gọi là Hapsburg Group để giúp cung cấp các nỗ lực vận động hành lang cho các chính khách này trước khi các phân tích độc lập xuất hiện.

Việc vận động hành lang được trả tiền này là một phần trong công việc của ông Manafort giúp cho chính phủ Ukraine, một đảng thân Nga, Đảng của các Vùng, và lãnh đạo Viktor Yanukovych, người nắm giữ chức vụ tổng thống giữa năm 2010 và 2014.

Các bài viết của ông Manafort được cho là vẫn tiếp tục sau cuộc lật đổ ông Yanukovych và ông này đào tẩu sang Nga vào năm 2014 sau các cuộc phản đối chống lại chính phủ.

Cáo trạng nói ông Manafort đã không đăng ký tư cách làm đại diện cho một tác nhân nước ngoài khi làm công việc này theo yêu cầu của luật pháp.

Ông cũng bị cáo buộc che giấu hàng triệu đôla từ công việc cộng tác với Ukraine trong các tài khoản ở hải ngoại.

Trước đó, ông bị buộc tội nhiều lần vì gian lận thuế và ngân hàng.

Bản cáo trạng gồm 32 tội danh đưa ra hôm thứ Năm, 22/2/2018, cáo buộc ông Manafort và ông Gates đã âm mưu giấu hơn 30 triệu đô la tiền lợi tức cá nhân của ông Manafort từ các nhân viên thuế vụ.

Và cáo buộc rằng ông Gates đã che giấu thu nhập của mình hơn 3 triệu đôla.

Số tiền này được “chảy qua” tài khoản ngân hàng nước ngoài trị giá 75 triệu đôla do họ kiểm soát, theo bản cáo trạng của một bồi thẩm đoàn liên bang ở Alexandria, Virginia.

Cáo trạng cũng buộc tội hai bị cáo nộp tờ khai thuế cho chính quyền Hoa Kỳ từ năm 2010-14 dù họ biết là họ đã không khai thuế đúng với thực tế.

Cáo buộc Trump-Nga ‘lớn hơn Watergate’

Trump phủ nhận ý định sa thải Mueller

Cố vấn của Trump nói dối về mối liên hệ với Nga

Mueller đã truy tố bao nhiêu người?

Tất cả mười chín người, trong đó có bốn cựu cố vấn của Trump, đã bị công tố viên đặc biệt Mueller truy tố.

Tuy nhiên, như Tổng thống Trump đã vạch ra nhiều lần, cuộc điều tra đang diễn ra này chưa hề truy tố bất kỳ cộng sự nào của ông thông đồng với âm mưu làm ảnh hưởng đến kết quả cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 của Kremlin.

Ông Manafort và ông Gates không nhận tội nào trong 12 tội bị truy tố vào tháng 10 năm ngoái, trong đó có cả việc rửa tiền và âm mưu chống lại Hoa Kỳ, liên quan đến giao dịch kinh doanh của hai người với Ukraine.

Michael Flynn, cựu cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, đã nhận tội nói dối với FBI về các cuộc gặp gỡ giữa ông với Đại sứ Nga Sergei Kislyak.

George Papadopoulos, cựu cố vấn tranh cử của Trump, cũng thừa nhận nói dối với FBI về các mối liên lạc của ông với người Nga.

Tuần trước, 13 người Nga đã bị buộc tội sửa chữa hồ sơ bầu cử ở Hoa Kỳ năm 2016 và ông Richard Pinedo, một dân cư California, thừa nhận đã trộm danh tính.

Tuần này, một luật sư tại London, ông Alex van der Zwaan, nhận tội trước tòa là đã trả lời không đúng sự thật khi bị thẩm vấn về công việc của ông với Bộ Tư pháp Ukraine.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43182303

 

Trump-Russia:

Cựu cố vấn Gates nhận tội chống chính phủ Mỹ

Chiều thứ Sáu 23/2/18, ông Richard Gates, cựu cố vấn vận động tranh cử của TT Trump nhận tội ‘có hành vi chống chính phủ Mỹ’.

Richard Gates cũng nhận tôi đã khai man với nhân viên FBI, và đồng ý hợp tác với công tố viên đặc biệt Mueller trong cuộc điều tra việc Nga can thiệp vào bầu cử của Hoa Kỳ.

Một bản cáo trạng mới đã được đệ trình sau khi Rick Gates cam kết sẽ hợp tác trong “bất kỳ và tất cả các vấn đề” với yêu cầu của Mueller.

Ông Gates, năm nay 45 tuổi, bị cáo buộc là đã giấu diếm chính quyền Hoa Kỳ tiền ông nhận được từ Ukraine.

Trước tòa, ông Gates thừa nhận cáo buộc về âm mưu chống chính phủ Hoa Kỳ và nói dối với các điều tra viên.

Cựu cố vấn của Trump thừa nhận nói dối FBI

Cựu trợ lý của Trump bị cáo buộc thêm tội

Trước đây ông Gates đã bị truy tố về tội hình sự nghiêm trọng hơn, bao gồm gian lận ngân hàng và rửa tiền.

Trong một lá thư gửi tới gia đình và bạn bè, ông Gates nói ông “trái tim ông đã có sự thay đổi” sau lần tuyên bố vô tội của mình, theo ABC News.

Ông được trích lời nói rằng ông đã sẵn sàng chấp nhận “sự sỉ nhục công khai” để tránh gây đau đớn cho các con.

“Thực tại là quá trình luật pháp này sẽ kéo dài không biết bao lâu, chi phí và bầu không khí giống như gánh xiệc của các phiên tòa xử sẽ là những điều quá sức chịu đựng.” Ông cho hay: ”Tôi sẽ lo cho gia đình tốt hơn nếu thoát khỏi quá trình này.”

Theo luật lệ hiện hành, tội của ông ước lượng có thể sẽ bị giam từ 57 đến 71 tháng. Ông có thể phải bị tù hằng thập niên nếu bị kết những tội nặng hơn.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43181363

 

Tại sao đám tang Trung Quốc hay có vũ thoát y?

Nhạc trổi lên ầm ĩ qua loa phóng thanh, vũ công nhảy múa theo nhịp và khán giả huýt sáo hòa theo. Ở một số khu vực của Trung Quốc, đó là những hình ảnh bạn sẽ thấy trong đám tang.

Đầu năm nay, Trung Quốc đã tăng cường việc hạn chế giới vũ nữ biểu diễn tại đám tang, đám cưới và đền thờ, gọi việc làm này là “khiêu dâm và khiếm nhã”.

Đây không phải là lần đầu tiên các nhà chức trách đã cố gắng dẹp đi tập tục này, nhưng có vẻ đây là một lề thói có khả năng phục hồi.

Tại sao lại mang vũ công đến đám tang?

Có giả thuyết cho rằng các vũ nữ thoát y được sử dụng tại tang lễ để thu hút được đông hơn người tham dự, vì một tang lễ lớn, có nhiều người đến, được xem như là một điều danh dự cho người quá cố.

Giả thuyết khác nói rằng tập tục này có thể liên quan đến việc “thờ phượng việc sinh sản”.

Huang Jianxing, giáo sư Đại học Sư phạm Phúc Kiến, nói với báo giới trên tờ Global Times rằng “Ở một số nền văn hoá địa phương, khiêu vũ với các yếu tố khiêu dâm có thể được dùng để truyền đạt mong muốn của người quá cố việc muốn được chúc lành với ‘con đàn cháu đống’.

Vì sao nghệ thuật khỏa thân vẫn gây sốc?

Giả thuyết thực tiễn là việc thuê các vũ nữ thoát y có thể được xem như một dấu hiệu của sự giàu có.

Theo tờ Global Times thì “các gia đình nông thôn Trung Quốc có khuynh hướng phô trương sự giàu có của họ bằng cách chi những món tiền cao bằng mấy lần thu nhập hàng năm cho các diễn viên, ca sĩ, diễn viên hài và vũ công thoát y để an ủi những người quá cố và giải trí cho những người thương khóc.”

Tập tục này có phổ biến không?

Đây là một tập tục thường thấy ở các vùng nông thôn của Trung Quốc, nhưng thật ra phổ biến hơn ở Đài Loan – nơi mà nó xuất phát.

Chuyên gia nhân chủng học Marc Moskowitz của Đại học Nam Carolina nói với BBC: “Việc mang vũ thoát y đến tang lễ lần đầu tiên đã thu hút sự chú ý rộng rãi của dân chúng ở Đài Loan vào năm 1980”

“Thói quen này đã trở nên phổ biến ở Đài Loan nhưng ở Trung Quốc, vì bị chính phủ hạn chế khắt khe hơn, nên nhiều người thậm chí chưa bao giờ nghe đến điều này”.

Nhưng ngay cả ở Đài Loan, thường thói quen này không được thấy ở các thành phố lớn.

Ông Moskowitz nói: “Vì thoát y tại tang lễ nằm trong một khu vực xám giữa hoạt động hợp pháp và bất hợp pháp, nó ít phổ biến hơn ở các trung tâm đô thị, mặc dù người ta thường thấy hiện tường này ở vùng ngoại ô của hầu hết các thành phố.

Năm ngoái, đám tang của một người Đài Loan có đến 50 vũ công nhẩy múa trên chiếc xe jeep ở thành phố miền nam Chiayi.

Đó là tang lễ của một nhà chính trị gia địa phương, người mà, theo lời gia đình, đã nói với họ rằng ông muốn có một đám tang đầy màu sắc “qua giấc mơ”.

Tại sao phải đàn áp?

Cuộc đàn áp mới đây hầu như không gây ngạc nhiên. Đây chỉ là một sự kiện mới nhất trong một loạt các chiến dịch kéo dài nhiều năm của chính phủ Trung Quốc để mong kết thúc việc thực có vũ thoát y tại các tang lễ.

Bộ Văn hoá Trung Quốc đã cho rằng các buổi biểu diễn như vậy “không văn minh” và thông báo rằng bất cứ ai thuê một vũ nữ thoát y đến để thu hút người tham dự đám tang sẽ bị “trừng phạt nghiêm trọng”.Tiến sĩ Moskowitz nói: “Chính phủ Trung Quốc hình dung bản thân mình là một người cha, cần hướng dẫn con dân của mình.”Họ lo lắng về việc khoả thân tại những nơi công cộng và ảnh hưởng có thể có đối với xã hội, đặc biệt là khi trẻ em thường nhìn thấy những chương trình này.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Moskowitz nói thêm rằng có thể sẽ không dễ dàng để dẹp bỏ tục lệ này.”Thực tế là thói quen này vẫn tiếp tục phát triển, mặc dù các luật lệ chống lại nó, cho thấy đây là một lề thói có khả năng phục hồi mạnh như thế nào.” Tiến sĩ Moskowitz nói thêm:

Năm 2006, lãnh đạo của năm đoàn vũ trang tại tỉnh Jiangsu phía đông đã bị bắt giam sau khi hàng trăm người tham dự tang lễ của một nông dân chứng kiến ​​những cảnh thoát y nẩy lửa.

Vào năm 2015, các ngôi làng ở Hà Bắc và tỉnh Giang Tô đã trở thành tiêu đề trên các phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc khi người ta khám phá ra rằng nhiều vũ nữ đã được mời đến sân khấu để biểu diễn nhưng “màn trình diễn khiêu dâm” trong đám tang. Chính phủ một lần nữa đã phạt các nhà tổ chức và người biểu diễn.

Chiến dịch mới của Bộ Văn hoá sẽ nhằm vào các tỉnh Hà Nam, An Huy, Giang Tô và Hà Bắc. Chính phủ cũng đã thiết lập một đường dây nóng cho công chúng báo cáo bất kỳ “tang lễ không đúng đắn” nào để đổi lấy tiền thưởng.

Không rõ là tập tục này rồi có hoàn toàn biến mất, nhưng rõ ràng là chính phủ Trung Quốc chắc chắn sẽ không ngừng cố gắng cho đến khi điều đó xảy ra.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43179805

 

Ecuador:

đàm phán thả Julian Assange mới nhất thất bại

Ecuador cho biết những nỗ lực gần đây nhất của nước này để thương thảo về sự thả Julian Assange, người sáng lập ra WikiLeaks từ đại sứ quán của Ecuador ở London đã thất bại.

Ngoại trưởng Maria Fernanda Espinosa nói rằng nước Anh không muốn tham gia vào các cuộc đàm phán về việc Julian Assange được thả.

Ông Assange, 46 tuổi, đã ở tại đại sứ quán London từ năm 2012, nơi ông được tị nạn chính trị.

Tuần trước, lệnh bắt giữ ông ta đã được giữ nguyên, điều này có nghĩa là ngay khi rời Đại sứ quán ông ta sẽ bị bắt giữ.

Ngoại trưởng của Ecuador nói: “Về vấn đề hòa giải, tôi phải thành thật nói rằng nó đã không thành công vì cần phải có hai bên mới hòa giải được. Ecuador sẵn sàng, nhưng không nhất thiết là bên kia”.

Bà nói đất nước bà sẽ “tiếp tục tìm kiếm cơ chế” để chấm dứt bế tắc này.

Tháng 12 năm ngoái, Assange được trao quyền công dân Ecuadorean, một việc đã làm với mong muốn là ông sẽ được quyền miễn trừ tại Anh.

Nhưng Anh không công nhận ông Assange là một đại diện ngoại giao và tiếp tục nhấn mạnh rằng ông phải “đối mặt với công lý”.

Vì không có điều ước dẫn độ giữa Anh và Ecuador nên Assange không thể bị bắt trong đại sứ quán.

Trump ủng hộ Assange, bác tin Nga xâm nhập email

Tình báo Mỹ nói Putin muốn giúp Trump

Ông Assange đã vi phạm các điều kiện tại ngoại hầu tra khi ông tìm cách trú ẩn tại đại sứ quán Ecuadorean cách đây sáu năm.

Ông từng phải đối mặt với những câu hỏi về cáo buộc tấn công tình dục ở Thụy Điển, một vụ án hiện không còn hiện hữu.Trước đó, ông Assange đã biện minh cho quyết định vi phạm điều kiện tại ngoại hầu tra của mình, rằng nếu ông ta phải đối mặt với chính quyền Thụy Điển thì sẽ bị dẫn độ sang Mỹ về việc công bố các tài liệu mật.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43179802

 

VĐV Czech làm nên lịch sử Olympic

với HC vàng ở hai môn khác nhau

Ester Ledecka trở thành người đầu tiên trong lịch sử Thế vận hội Mùa Đông giành huy chương vàng ở cả môn trượt tuyết núi cao (Alpine) và trượt ván tuyết khi cô giành chiến thắng trượt ván tuyết slalom lớn song song (parallel giant slalom) trong ngày thứ Bảy, đi kèm với chiến thắng gây sửng sốt của cô ở môn trượt truyết núi cao super-G.

Nữ vận động viên 22 tuổi người Czech xuất sắc trong suốt phần thi của mình và đánh bại Selina Joerg của Đức trong trận chung kết với cách biệt 0,46 giây để trở thành người thứ năm giành huy chương vàng ở hai môn thể thao khác nhau.

Ba trong số bốn vận động viên từng giành chiến thắng ở các môn thể thao khác nhau trong quá khứ là ở các môn có liên quan mật thiết với nhau như trượt tuyết hỗn hợp Bắc Âu (Nordic combined) và trượt tuyết băng đồng, trong khi vận động viên người Nga Anfissa Reszova đã chiến thắng ở hai môn phối hợp và trượt tuyết băng đồng.

Chưa từng có vận động viên nào trước đây có thể vượt qua được cách biệt dường như không thể vượt qua được giữa một môn thể thao cổ điển của Thế vận hội là trượt tuyết núi cao, và một môn thể thao hiện đại được ưa chuộng là trượt ván tuyết.

“Tôi vô cùng mãn nguyện là tôi có thể thi đấu cả hai môn ở đây và giành chiến thắng ở cả hai,” Ledecka nói.

“Đó là một cảm giác tuyệt vời, mỗi lần trượt là một cảm giác tuyệt vời, đó là một điều rất đặc biệt. Tôi sẽ nhớ về khoảnh khắc này cho đến cuối đời.”

Vận động viên Theresia Ramona Hofmeister của Đức giành huy chương đồng, vượt qua vận động viên Nga Alena Zavarzina từng giành huy chương đồng ở môn này tại Thế vận hội Sochi bốn năm trước.

Dù chiến thắng của cô ở môn trượt tuyết núi cao super-G hoàn toàn gây sốc, Ledecka giành thế thượng phong ngay từ đầu ở môn trượt ván tuyết sở trường của cô, đạt thời gian nhanh nhất ở vòng loại và vượt qua áp lực để vươn tới thành tích lịch sử.

Chiến thắng hai môn thể thao không liên quan với nhau, Ledecka giờ được nhiều người tán tụng là “Nữ hoàng Thế vận hội,” một biệt danh mà cô thừa nhận cô bắt đầu cảm thấy thích.

“Tôi không cảm thấy như nữ hoàng, nhưng dĩ nhiên nghe cũng sướng đấy,” Ledecka cười nói trong buổi họp báo. Cô đeo kính chắn suốt cả buổi họp báo hệt như trong buổi họp báo lần trước sau khi cô giành chiến thắng ở môn trượt tuyết núi cao.

Vận động viên người Czech này thừa nhận cô gặp khó khăn trong việc tập trung vào môn thể thao chính của mình sau thành công gây sửng sốt hồi tuần trước với môn trượt tuyết núi cao.

“Thật khó để quay trở lại làm vận động viên trượt ván tuyết,” cô nói. “Tôi dành một tuần cho nó và cho tới ngày hôm qua tôi vẫn cảm thấy chưa quen, nhưng hôm nay may mắn là tôi đã tìm thấy vận động viên trượt ván tuyết trong tôi.”

“Tôi thích đua. Đó là điều tuyệt vời nhất về điều mà tôi làm. Tôi cảm thấy tự tin trong khoảng không gian của tôi và tập trung vào bản thân mình, vào phần thi và tôi nghĩ rằng việc đó có ích cho tôi.”

Dù đạt thành tích độc đáo, Ledecka tin cô sẽ còn nhiều thành tích nữa.

“Tôi có thể thúc đẩy bản thân mình thêm nữa và tôi vẫn mắc sai sót trong môn trượt tuyết và trượt ván tuyết và tôi muốn cải thiện bản thân mình,” cô nói. “Không có giới hạn nào cả.”

https://www.voatiengviet.com/a/van-dong-vien-czech-lam-nen-lich-su-voi-huy-chuong-vang-o-hai-mon-khac-nha/4268964.html

 

Mỹ: Bắt một phụ nữ

lao xe vào hàng rào an ninh Tòa Bạch Ốc

Một ô tô ngày 23/2 lao vào rào chắn an ninh của Tòa Bạch Ốc nhưng không vượt qua được hàng rào sắt này và nữ tài xế điều khiển xe bị bắt ngay lập tức, cơ quan mật vụ Hoa Kỳ cho biết.

Không có nổ súng và không có nhân viên công lực nào bị thương.

Vụ việc xảy ra ngay sau cuộc họp giữa Tổng thống Donald Trump và Thủ tướng Úc, Malcolm Turnbull.

Các con đường bao quanh Tòa Bạch Ốc bị phong tỏa, gây ùn tắc giao thông.

Một phóng viên của kênh truyền hình địa phương, Fox, dẫn lời một nhân chứng cho biết cảnh sát đã chĩa súng lôi một phụ nữ ra từ cửa sổ xe.

Đoạn video của Reuters cho thấy chiếc xe bán tải treo cờ Mỹ sau xe bị vỡ kính sau và kính bên hông.

CNN dẫn nguồn tin không nêu danh từ lực lượng chấp pháp cho biết nữ tài xế này cố tình lái xe tông vào hàng rào an ninh. Một trong những nguyên nhân, theo nguồn tin này, có thể là do có vấn đề về thần kinh.

https://www.voatiengviet.com/a/my-bat-mot-phu-nu-lao-xe-vao-hang-rao-an-ninh-toa-bach-oc/4268671.html

 

Con gái Tổng thống Trump

thúc đẩy áp lực tối đa lên Triều Tiên

Con gái Tổng thống Trump, cô Ivanka Trump, ngày 23/2 nói với Tổng thống Hàn Quốc rằng cô sẽ dùng chuyến thăm tham dự bế mạc Olympic mùa đông để cổ súy áp lực tối đa lên Triều Tiên để kiềm chế chương trình hạt nhân của nước này.

Cô Ivanka Trump sẽ dẫn đầu đoàn Mỹ tại lễ bế mạc Thế vận hội ở Pyeongchang vào cuối tuần này.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nêu bật rằng sự kiện Olympic lần này giúp thúc đẩy đối thoại giữa hai miền Triều Tiên và nói rằng Mỹ-Hàn nên tận dụng tình thế hiện nay để mưu tìm giải pháp giải giới bán đảo Triều Tiên.

Tại một cuộc họp kín trước yến tiệc ở dinh Tổng thống, ông Moon nói với con gái Tổng thống Trump rằng các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa Triều Tiên và đối thoại liên Triều phải tiến tới song song với nhau, theo lời phụ tá ông Moon cho báo giới biết.

Đáp lại, vẫn theo nguồn tin này, cô Ivanka Trump thúc đẩy các nỗ lực chung giữa hai nước để tăng áp lực tối đa lên Triều Tiên.

Con gái Tổng thống Mỹ cũng tái xác nhận cam kết của Hoa Kỳ về một chiến dịch áp lực tối đa hầu bảo đảm rằng bán đảo Triều Tiên phải giải giới hạt nhân.

Một phái đoàn cấp cao của Triều Tiên cũng tham dự lễ bế mạc Olympic vào chủ nhật này, nhưng chính phủ Hàn Quốc cho rằng có phần chắc con gái ông Trump sẽ không có cuộc gặp nào với phía Triều Tiên.

Chính phủ Mỹ cho biết trong dịp tam dự lễ khai mạc Olympic mấy tuần trước, Phó Tổng thống Mike Pence lẽ ra đã gặp các giới chức Triều Tiên nhưng Bình Nhưỡng hủy cuộc gặp vào giờ chót.

Theo AP

https://www.voatiengviet.com/a/con-gai-trump-thuc-day-ap-luc-toi-da-len-trieu-tien-/4268669.html

 

Mỹ khai trương đại sứ quán tại Jerusalem vào tháng 5

Hoa Kỳ ngày 23/2 loan báo sẽ khai trương đại sứ quán Mỹ ở Israel đặt tại Jerusalem vào tháng 5, dời đi từ Tel Aviv trong một quyết định đảo ngược chính sách của Mỹ hàng thập kỷ qua và có phần chắc sẽ gây khó chịu cho các đồng minh của Mỹ vốn đã lên tiếng phản đối.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tháng 12 năm ngoái loan báo Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, khiến các đồng minh Ả-rrập của Washington phẫn nộ và làm người Palestine giận dữ. Người Palestine muốn phần phía đông của thành phố là thủ đô của họ.

Chưa có nước nào khác công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và quyết định của ông Trump đã gieo mối bất hòa giữa Mỹ và Liên minh Châu Âu về các nỗ lực hòa bình ở Trung Đông.

“Chúng tôi rất hoan hỉ về bước đi lịch sử này, và mong chờ đại sứ quán khai trương vào tháng 5,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert nói, lưu ý rằng ngày khai trương sẽ trùng với ngày kỷ niệm 70 năm lập quốc của Israel.

Đại sứ quán tại Jerusalem sẽ được mở rộng dần dần trong các cơ sở lãnh sự hiện có ở khu Arnona, trong khi việc tìm kiếm một địa điểm cố định đã khởi sự cho “công tác dài hạn hơn,” theo lời bà Nauert.

Đại sứ quán lâm thời sẽ có không gian văn phòng làm việc cho đại sứ và một số ít nhân viên, và tới năm 2019, một khu nhà mới của đại sứ quán ở Arnona sẽ được khai trương.

Lãnh sự quán ở Đông Jerusalem sẽ tiếp tục phục vụ người Palestine, và vì những lý do an ninh, Đại sứ Mỹ David Friedman sẽ tiếp tục cư ngụ tại tư dinh ở Herzliya, bắc Tel Aviv, và đi làm tại đại sứ quán mới, một quan chức khác cho biết trong điều kiện giấu tên.

Khai trương vào tháng 5 là sớm hơn so với dự kiến. Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence nói với nghị viện Israel vào tháng trước rằng này việc di dời sẽ diễn ra vào cuối năm 2019.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ca ngợi loan báo của Mỹ hôm thứ Sáu là “một ngày tuyệt vời cho người dân Israel.”

Người Palestine thì phản ứng giận dữ về tin tức này.

“Đây là một bước đi không thể chấp nhận được. Bất kỳ hành động đơn phương nào sẽ không cho bất kỳ người nào tính chính danh và sẽ là một trở ngại cho bất kỳ nỗ lực nào nhằm kiến tạo hòa bình trong khu vực,” Nabil Abu Rdainah, phát ngôn viên của Tổng thống Palestine, Mahmoud Abbas, nói. Ông Abbas hiện đang ở Mỹ đến ngày thứ Bảy.

Tư cách của Jerusalem – nơi có các địa điểm linh thiêng đối với Hồi giáo, Do Thái giáo và Kitô giáo – là một trong những vấn đề gai góc nhất trong các nỗ lực hòa bình Trung Đông kéo dài từ nhiều năm qua.

Các cuộc đụng độ nổ ra ở Gaza và Bờ Tây vào ngày thứ Sáu, trong một cuộc biểu tình hàng tuần chống lập trường của ông Trump đối với Jerusalem.

Các quan chức y tế Palestine cho biết ít nhất 20 người Palestine, phần lớn ở Gaza, đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình chống quyết định của ông Trump kể từ loan báo ngày 6 tháng 12.

https://www.voatiengviet.com/a/my-khai-truong-dai-su-quan-tai-jerusalem-vao-thang-5/4268666.html

 

Báo TQ: Mỹ nên học từ TQ hạn chế súng ống

Mỹ nên học từ Trung Quốc và “thực sự” bảo vệ nhân quyền bằng cách hạn chế quyền sở hữu súng, theo một bài xã luận đăng trên một tờ báo được nhiều người đọc của nhà nước Trung Quốc hôm thứ Sáu.

Bài xã luận của Hoàn Cầu Thời Báo được đăng sau vụ thảm sát tại một trường trung học ở bang Florida vào tuần trước, trong đó 17 học sinh và giáo viên bị bắn chết, lại khuấy động một cuộc tranh luận từ lâu nay về việc kiểm soát súng tại Mỹ.

“Washington đã chỉ tay cáo buộc các nước khác về nhân quyền … Tuy nhiên nhiều người Mỹ bị giết vì súng ở trong nước hơn là lính Mỹ bị giết trong tất cả các cuộc chiến của Mỹ,” Hoàn Cầu Thời Báo nói.

“Quyền sở hữu súng ở Trung Quốc được kiểm soát nghiêm ngặt, giúp giảm tội ác và những vụ tử vong liên quan tới súng. Mỹ nên học từ Trung Quốc và thực sự bảo vệ nhân quyền,” bài xã luận nói.

Nhân quyền từ lâu là nguồn cơn gây căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, đặc biệt là từ năm 1989, khi Mỹ áp đặt chế tài lên Trung Quốc sau một cuộc đàn áp đẫm máu nhắm vào những người biểu tình ủng hộ dân chủ quanh quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh.

Trung Quốc bác bỏ những chỉ trích về thành tích nhân quyền của mình, chỉ ra thành công của họ trong việc giúp hàng triệu người thoát khỏi nghèo khó, và thường xuyên cố gắng lảng tránh vấn đề này bằng việc lái sự chú ý đến các vấn đề của những nước chỉ trích họ.

Tuy nhiên, Đảng Cộng sản cầm quyền không chấp nhận bất kỳ quan điểm bất đồng chính trị nào và chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình đã chứng kiến một cuộc trấn áp rộng khắp nhắm vào các luật sư và nhà hoạt động nhân quyền.

Hoàn Cầu Thời Báo, cơ quan thông tấn có lập trường cứng rắn do Nhân Dân Nhật Báo – cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Trung Quốc – điều hành, nói nhắm mắt làm ngơ tình trạng bạo lực súng ống sau vụ xả súng tại trường trung học phổ thông Marjory Stoneman Douglas ở Florida là “vô nhân đạo.”

Bạo lực súng ống hiếm khi xảy ra ở Trung Quốc vì quyền sở hữu súng tư nhân bị hạn chế.

“Mỹ không còn lựa chọn nào khác ngoại việc áp dụng kiểm soát súng. Quyền sống là quyền căn bản nhất của con người. Quyền mang vũ khí không thể vượt qua được quyền sống của cá nhân,” bài xã luận của Hoàn Cầu Thời báo nói.

https://www.voatiengviet.com/a/bao-trung-quoc-my-nen-hoc-tu-trung-quoc-han-che-sung-ong/4268371.html

 

Thủ Tướng Campuchiadọa đánh công dân Úc

ngay trên đất Úc

Một nghị sĩ Úc nói ông đã yêu cầu cảnh sát liên bang can thiệp trước những lời hăm dọa của Thủ tướng Campuchia Hun Sen, đòi hành hung các công dân Úc ngay trên đất nước của họ.

Trong một bài phát biểu hôm thứ Tư 21/2, trong đó ông đe doạ tẩy chay Hội nghị Cấp cao Úc-ASEAN tại Sydney vào tháng tới, ông Hun Sen nói những người có kế hoạch biểu tình ở thành phố này nên nhớ rằng “chuyến thăm của tôi là một vinh dự cho chính phủ Úc của họ”.

“Nếu các anh đốt hình nộm của tôi, tôi sẽ đuổi theo và đánh các anh ngay tại nhà các anh.”

Thủ Tướng Campuchia Hun Sen

Thủ Tướng Campuchia cảnh cáo:

“Nếu các anh đốt hình nộm của tôi, tôi sẽ đuổi theo và đánh các anh ngay tại nhà các anh.”

Ông Hun Sen nhấn mạnh:

“Tôi muốn nói cho thật rõ, là nếu các anh có quyền đốt hình ảnh của tôi, thì tôi có quyền đánh các anh.”

Ông Hun Sen đã cai trị Campuchia trong hơn ba thập niên qua và gần đây đã giải tán đảng đối lập có triển vọng duy nhất tại nước này, ngay trước các cuộc bầu cử vào tháng Bảy. Hàng trăm người phản đối đang lập kế hoạch để trực diện chất vấn ông Hun Sen tại hội nghị cấp cao Úc-ASEAN ở Sydney.

Trước đó, Thủ Tướng Campuchia thề sẽ giết chết hàng trăm người nếu cần thiết, để giành phần thắng tại phòng phiếu. Ông còn là người điều khiển một chiến dịch tấn công kéo dài nhắm vào các tổ chức truyền thông, xã hội dân sự và các đối thủ chính trị.

Người đứng đầu chính phủ Campuchia tung ra những lời lẽ có tính cách hăm dọa như vậy trong tuần này giữa lúc nước Đức áp đặt các biện pháp để trừng phạt các hành động vừa kể, và trong khi Hội đồng EU kêu gọi các biện pháp chế tài và đòi tái xét quy chế ưu tiên của Campuchia được tiếp cận thị trường Châu Âu.

Trong bài phát biểu hôm thứ Tư tuần này, ông Hun Sen còn doạ các chủ nhà Úc sẽ tiếp đón ông, rằng ông sẽ “khiến họ phải xấu mặt ngay tại chỗ” nếu như họ dám đối xử với ông không đúng cách.

Ông Hong Lim, người Úc gốc Campuchia từng là một nghị viên kỳ cựu tại nghị viện bang Victoria, cho biết ông đã liên lạc với Cảnh sát Liên bang Úc hôm 22/2 về những lời hăm dọa của ông Hun Sen, và đang đưa vấn đề này lên Thủ Hiến bang Victoria, là ông Daniel Andrews, cũng như các dân biểu và nghị sĩ liên bang.

Ông Lim nói:

“Vâng, tôi nghĩ họ có nghĩa vụ chăm lo cho chúng tôi, và nếu ai đó đe dọa hành hung bất cứ người nào khác thì đó là một hành vi phạm pháp, một tội hình sự. Nếu họ đi theo và theo dõi người khác, thì phạm tội rình rập, cũng là một tội hình sự.”

Ông Lim nói ông vô cùng “kinh ngạc” khi nghe ông Hun Sen hăm dọa như vậy chỉ một ngày trước khi tới thăm một nước khác, trong khi ở Úc, Thủ tướng Campuchia hình như có thể làm bất cứ điều gì ông muốn mà không bị trừng phạt.

“Tôi tưởng rằng cảnh sát liên bang sẽ phải ra tận sân bay chặn đón và thẩm vấn ông ta. Bất cứ người nào khác làm như vậy cũng phải chịu hậu quả, thế thì tại sao trường hợp người đàn ông này lại khác chứ?”

Ông Lim nói nước Úc giống như đang bị tống tiền hoặc bắt làm con tin – theo kiểu “ông làm theo tôi, nếu không thì xéo đi nơi khác”.

Trong nhiều năm qua chỉ có một số ít người tị nạn được tái định cư theo một thỏa thuận với Campuchia gây nhiều tranh cãi để đổi lấy hàng chục triệu đô la tiền viện trợ của Úc.

Giới quan sát nhiều lần lên tiếng chỉ trích thỏa thuận đó đã bịt miệng chính phủ Úc, không cho Canberra thẳng thắn nêu lên những hành động vi phạm nhân quyền cũng như nạn tham nhũng tràn lan dưới chế độ Hun Sen.

Thay vì coi chuyến thăm của Hun Sen là một ‘vinh dự’, ông Hong Lim cho rằng sự hiện diện của ông Hun Sen gây “bối rối” cho chính phủ Úc.

Mối quan hệ giữa Canberra với Phnom Penh càng trở nên phức tạp do ảnh hưởng của Campuchia đối với tham vọng lâu năm của Australia muốn gia nhập khối ASEAN, và do những nỗ lực gần đây của Bộ trưởng Ngoại giao Julie Bishop, thực hiện dưới áp lực ở trong nước, vận động để Pnom Penh phóng thích một nhà làm phim người Úc bị buộc tội hoạt động gián điệp tại Campuchia.

Úc cũng vừa chấp thuận quy chế tị nạn của vợ và gia đình của nhà hoạt động chính trị Campuchia Kem Ley bị giết hại. Ông Kem Ley là một nhân vật nổi tiếng bị ám sát vào năm 2016 trong một vụ mà nhiều người ở trong nước tin là được nhà nước Campuchia bảo trợ.

Ông Carl Thayer, Giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales và cũng là chuyên gia về các vấn đề khu vực, cho rằng lời hăm dọa của Hun Sen sẽ hành hung người biểu tình Úc có thể được coi là “một hành vi kích động”, giữa lúc có thông tin cho rằng Phnom Penh đang tổ chức một cuộc phản biểu tình tại hội nghị thượng đỉnh Úc-ASEAN.

Giáo sư Thayer nói:

“Tôi nghĩ rằng rõ ràng là cảnh sát liên bang phải lắng nghe và đánh giá các mối đe dọa đối với công dân Úc, và tôi nghĩ mối đe dọa đó không phải là ông Hun Sen sẽ thực hiện điều đó, mà mối đe dọa đến từ một số người ủng hộ ông tại đất nước này”.

Giáo sư Thayer nói một tuyên bố khác của Thủ tướng Campuchia – rằng nếu ông vắng mặt thì điều đó có thể vô hiệu hóa bất kỳ sự đồng thuận nào của ASEAN tại hội nghị thượng đỉnh với Úc – là không đúng.

Tuy nhiên, ông Hun Sen có thể gây nhiều khó khăn cho các nỗ lực của Úc nhằm thúc đẩy quan hệ chặt chẽ hơn với hiệp hội ASEAN, bằng cách tập hợp các nước thành viên chống lại các nỗ lực của Úc.

https://www.voatiengviet.com/a/thu-tuong-campuchia-doa-danh-cong-dan-uc-ngay-tren-dat-uc/4268283.html

 

Mexico giải cứu hơn 100 di dân bất hợp pháp

bị bỏ rơi ở gần biên giới Hoa Kỳ

Ciudad Camargo, Tamaulipas, Mexico. (Reuters) – Hơn 100 di dân bất hợp pháp đến từ Trung Mỹ, trong đó có hàng chục đứa trẻ, được quân đội Mexico giải cứu, sau khi chiếc xe tải bị bỏ rơi trong một khu vực bạo lực gần biên giới Hoa Kỳ.

Sự việc xảy ra vào hôm Thứ Năm 22/02. Theo nhà chức trách địa phương, số di dân bất hợp pháp đến từ Honduras, Guatemala và El Salvador. Họ bị mất nước và ngộp thở khi binh sĩ Mexico bắt gặp chiếc xe tải này ở Tamaulipas, đồng thời nghe nhiều tiếng kêu cứu từ bên trong vọng ra.

Tamaulipas là nơi di dân bất hợp pháp thường tìm cách băng qua biên giới để vào Hoa Kỳ. Trung tâm giam giữ di dân Mexico cho biết sau khi ổ khóa của chiếc xe tải được phá vỡ, binh sĩ phát hiện bên trong có cả thảy 103 người, trong đó có 36 trẻ em. Họ cho biết bị nhồi nhét trong chiếc xe tải này khoảng 12 giờ. Hầu hết số trẻ em đều đi một mình không có cha mẹ. Chúng sẽ nhận được trợ giúp pháp lý để nộp đơn xin tị nạn ở Mexico.

Mỗi năm có hàng ngàn người dân Trung Mỹ tìm cách trốn chạy bạo lực và nghèo đói ở quê nhà, mượn đường Mexico để vượt biên vào Hoa Kỳ.

Trong một tin nhắn gởi đi sáng hôm qua 23/02, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump kêu gọi Mexico cần phải làm nhiều hơn để ngăn chặn di dân bất hợp pháp bất hợp pháp El Salvador vào Hoa Kỳ. Từ đầu năm tới nay, trong vòng chưa đầy 2 tháng, phía Mexico tìm thấy hơn 800 di dân Trung Mỹ bị ngồi nhét trong những chiếc xe tải của bọn buôn người, và những chuyến đi như vậy thường nguy hiểm tới tính mạng. (Mai Đức)

https://www.sbtn.tv/mexico-giai-cuu-hon-100-di-dan-bat-hop-phap-bi-bo-roi-o-gan-bien-gioi-hoa-ky/

 

Công ty xe hơi Geely Trung Cộng

trở thành cổ đông lớn nhất của Mercedes-Benz

Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Cộng. (Reuters) – Theo tin CCTV, công ty sản xuất xe hơi Geely Trung Cộng đã mua lại 9.69% cổ phần của Daimler AG, là chủ nhân của thương hiệu xe hơi nổi danh Mercedes-Benz.

Với công phần tương đương 9 tỷ Mỹ Kim, Geely trở thành cổ đông lớn nhất của công ty sản xuất xe hơi lớn nhất nước Đức. Việc mua lại được Daimler AG thông báo trong ngày hôm qua. Từ nay Chủ Tịch Li Shufu của Geely trở thành cổ đông lớn nhất của công ty Đức, vượt qua Cơ Quan Đầu Tư Kuwait chỉ đang nắm giữ 6.8% cổ phần. Gần 71% cổ phần còn lại của Daimler AG thuộc về các nhà đầu tư của nhiều tổ chức khác nhau.

Theo tin CCTV, thỏa thuận mua lại này đánh dấu sự mở rộng hơn nữa của công ty Geely vào thị trường xe hơi cao cấp của Châu Âu, và là hành động mới nhất của Geely nhằm xây dựng sự hiện diện quốc tế của họ.

Trước đó công ty sản xuất xe hơi Geely Trung Cộng đã sở hữu công ty xe hơi Volvo Cars của Thụy Điển, và sở hữu cả London Electric Vehicle Company là công ty chuyên sản xuất xe taxi đen. Sự mở rộng của Geely hầu như vô biên giới, vì hiện nay họ cũng nắm giữ 49% cổ phần của Proton, là công ty sản xuất xe hơi đang gặp rắc rối của Malaysia. Họ mua lại quyền kiểm soát đối với thương hiệu xe thể thao Lotus của Anh Quốc, cũng như mua lại một doanh nghiệp xe hơi có tên Terrafugia vào năm 2017. (Mai Đức)

https://www.sbtn.tv/cong-ty-xe-hoi-geely-trung-cong-tro-thanh-co-dong-lon-nhat-cua-mercedes-benz/

 

Quan chức kinh tế hàng đầu Trung Cộng

đến Hoa Kỳ giải quyết căng thẳng thương mại

Bắc Kinh, Trung Cộng. (Reuters) – Chính phủ Trung Cộng sắp gởi viên chức kinh tế hàng đầu đến Hoa Kỳ, nhằm xoa dịu căng thẳng thương mại với Washington.

Ông Liu He, giám đốc Cơ quan tài chính và kinh tế trung ương, cũng là cánh tay phải của Chủ Tịch Tập Cận Bình trong chính sách kinh tế, vào tuần tới sẽ có chuyến thăm Washington DC, theo trang mạng Hoa Kỳ Axios đưa tin hôm Thứ Sáu 23 tháng 2. Ông Liu sẽ là thành viên thứ 2 của Bộ Chính Trị Trung Cộng đến Washington trong tháng này, sau chuyến thăm của Cố vấn nhà nước Yang Jiechi vào ngày 8 và 9 tháng 2. Điều này cho thấy việc giải quyết tranh chấp thương mại với Hoa Kỳ là một trong các ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Bắc Kinh.

Bản tin của trang Axios, dẫn một nguồn ẩn danh, nói rằng Bắc Kinh muốn tìm hiểu chính xác yêu cầu của chính phủ Trump thông qua chuyến thăm của các viên chức. Trung Cộng muốn tái khởi động các cuộc đối thoại hợp tác kinh tế, tuy nhiên, chính phủ Trump vẫn chưa đồng ý. Cuộc đối thoại kinh tế đã bị đình chỉ sau vòng đàm phán đầu tiên tại Washington vào tháng 7 năm ngoái. Sau chuyến thăm của ông Yang, Bộ Ngoại Giao Trung Cộng nói rằng cả 2 nước đều đã đồng ý sẽ tổ chức vòng đàm phán thứ 2 trong năm nay, ở thời điểm sớm nhất có thể.

Phát ngôn viên Cảnh Sảng của Bộ Ngoại Giao Trung Cộng hôm Thứ Sáu cho biết Bắc Kinh và Washington đang giữ liên lạc ở mọi cấp bậc ngoại giao. Tuy nhiên, ông Cảnh Sảng không xác nhận chuyến đi của ông Liu He. (Ngô Bảo)

https://www.sbtn.tv/quan-chuc-kinh-te-hang-dau-trung-cong-den-hoa-ky-giai-quyet-cang-thang-thuong-mai/

 

Thống đốc Florida đề nghị hạn chế súng

nghiêm ngặt hơn sau vụ nổ súng tại trường học

Tallahassee, Florida. (Reuters) – Thống Đốc tiểu bang Florida, ông Rick Scott, thông báo một đề nghị vào ngày hôm qua 23/02, nhằm hạn chế mua súng, và tăng cường các biện pháp an ninh tại trường học, sau vụ nổ súng ở trường trung học Marjory Stoneman Douglas High School ở Parkland, Florida, làm chết 17 người và bị thương 14 người.

Ông Scott cho biết ông sẽ làm việc với các nhà lập pháp tiểu bang trong 2 tuần tới, để tăng tuổi tối thiểu mua súng ở Florida lên thành 21 tuổi, với một số ngoại lệ cho các quân nhân và nhân viên công lực trẻ hơn. Hiện mọi người từ 18 tuổi trở lên có thể mua các loại súng dài, bao gồm súng trường AR15 được sử dụng trong cuộc thảm sát ngày 14 tháng 2. Ông Scott cũng dự định tăng cường các hạn chế đối với việ mua và sở hữu súng đối với những người bị bệnh tâm thần, theo luật sức khỏe tâm thần, được gọi là Luật Baker. Ngoài ra, theo kế hoạch của ông Scott, việc mua và bán cái gọi là Bump stocks sẽ trở thành bất hợp pháp.

Ông Scott cho biết 450 triệu Mỹ kim sẽ được phân bổ để giữ an toàn cho học sinh tại trường. Thống đốc kêu gọi sự hiển diện bắt buộc của cảnh sát tại mỗi trường công lập. Cảnh sát yêu cầu phải làm việc trong giờ học. Thống đốc gợi ý cứ mỗi 1,000 học sinh thì cần có ít nhất là một cảnh sát. (Nguyên Trân)

https://www.sbtn.tv/thong-doc-florida-de-nghi-han-che-sung-nghiem-ngat-hon-sau-vu-no-sung-tai-truong-hoc/

 

Công ty Hoa Kỳ hủy thương vụ bán lại cho Trung Cộng

Washington DC. (Reuters) – Hãng Xcerra, một công ty sản xuất bán dẫn điện tử của Hoa Kỳ, đã hủy thương vụ trị giá 580 triệu Mỹ kim, vốn định bán lại công ty cho một quỹ được tài trợ bởi chính phủ Trung Cộng.

Đây là thương vụ mới nhất phải hủy bỏ, trong bối cảnh chính phủ Trump ngày càng cứng rắn hơn với các thương vụ thâu tóm của Trung Cộng, do lo ngại tiết lộ an ninh quốc gia. Hãng Xcerra, có trụ sở tại Massachusetts. Vào năm ngoái, Xcerra thông báo Quỹ đầu tư Hubei Xinyang đã đồng ý mua lại toàn bộ cổ phiếu đang lưu hành của hãng này, với giá 10.25 Mỹ kim một cổ phiếu, tổng cộng là 580 triệu Mỹ kim. Tuy nhiên, vào ngày 23 tháng 2, Xcerra thông báo Ủy Ban Đầu Tư Nước Ngoài của chính phủ đã cho biết rằng thương vụ này nhiều khả năng sẽ không được phê chuẩn. Do đó, hãng Xcerra và phía Trung Cộng đã hủy thỏa thuận.

Ủy Ban Đầu Tư Nước Ngoài là cơ quan chuyên kiểm tra về nguy cơ ảnh hưởng an ninh quốc gia trong các thỏa thuận kinh tế, nhằm tránh tình trạng một hãng công nghệ quan trọng của Hoa Kỳ lại bị kiểm soát bởi công ty nước ngoài. Hãng Xcerra chuyên thiết kế và sản xuất mạch điện, bán dẫn, và các sản phẩm liên quan, được dùng nhiều trong các ngành công nghiệp, từ điện tử tiêu dùng, đến xe hơi và hàng công nghệ cao.

Một số thương vụ Trung Cộng mua lại công ty Hoa Kỳ đã hủy bỏ trong năm ngoái, khi chính phủ Hoa Kỳ cẩn thận hơn trước các vụ thâu tóm kiểu này. Vào tháng 1 năm nay, Ủy Ban Đầu Tư Nước Ngoài cũng từ chối không cho hãng Ant Financial của Trung Cộng mua lại công ty chuyển tiền Hoa Kỳ MoneyGram. (Ngô Bảo)

https://www.sbtn.tv/cong-ty-hoa-ky-huy-thuong-vu-ban-lai-cho-trung-cong/

 

Miến Điện :

Bom nổ trước trụ sở chính quyền bang Rakhine

Trọng Thành

Sittwe, thủ phủ bang miền tây Rakhine, Miến Điện chấn động với vụ nổ bom trước cửa trụ sở chính quyền sáng sớm hôm nay, 24/02/2018. Cho đến nay, Rakhine được coi là tương đối bình yên, trong lúc từ nửa năm nay bang miền tây Miến Điện rơi vào khủng hoảng chưa từng có, với việc gần 700.000 người Hồi Giáo Rohingya phải chạy sang Bangladesh tị nạn.

Các hình ảnh cho thấy cửa kính vỡ tung, nhiều tòa nhà bị hư hại, xe máy cháy đen… Tuy nhiên tổn thất chủ yếu là về vật chất, vì vụ nổ xảy ra vào lúc khoảng bốn giờ sáng, giờ địa phương. Một viên chức Miến Điện cho AFP biết là ngoài ba trái bom đồng loạt nổ, cảnh sát còn tìm thấy « ba trái khác » tại cùng khu vực, « một cảnh sát bị thương, nhưng không nghiêm trọng ».

Cho đến trưa hôm nay, chưa có tổ chức nào tuyên bố nhận trách nhiệm về vụ khủng bố.

Theo ông David Mathieson, một chuyên gia độc lập làm việc tại Miến Điện, vụ tấn công bằng bom này có thể liên quan đến một xung đột khác, chứ không phải với người Rohingya. Cụ thể là lực lượng « Quân Đội Arakan » theo Phật Giáo. Arkan là tên gọi trước đây của Rakhine (xứ Arakan từng là một vương quốc độc lập, trước khi bị Miến Điện xâm chiếm vào cuối thế kỷ 18).

Theo chuyên gia này, lực lượng Quân Đội Arakan là « nhóm vũ trang duy nhất hoạt động trong vùng, có đủ phương tiện vật chất để tiến hành kiểu hoạt động này ».

Vụ tấn công hôm nay có thể là dấu hiệu cho thấy « căng thẳng gia tăng » giữa phong trào vũ trang này với chính quyền. Ngược lại với dân Rohingya theo đạo Hồi, không được Nhà nước Miến Điện công nhận, người Rakhine được chính quyền trung ương thừa nhận là một sắc tộc thiểu số. Vấn đề là ngày càng có nhiều người Rakhine cảm thấy hệ thống xã hội hiện nay thiên vị sắc tộc đa số, người Bamar (hay người Miến).

Cách nay một tháng, cảnh sát bắn chết bảy người địa phương tham gia một cuộc tuần hành « bất hợp pháp ». Tổ chức Quân Đội Arakan tuyên bố trả đũa. Hai tuần sau, một lãnh đạo thành phố Sittwe bị sát hại.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180224-mien-dien-bom-no-truoc-tru-so-chinh-quyen-bang-rakhine

 

Châu Âu vẫn chia rẽ trên ngân sách hậu Brexit

Trọng Nghĩa

Các lãnh đạo Châu Âu trong cuộc họp thượng đỉnh không chính thức hôm qua 23/02/2018 tại Bruxelles đã phơi bày bất đồng trên vấn đề ngân sách sau năm 2020, khi Anh Quốc không còn ở trong Liên Hiệp.

Đây là cuộc thảo luận đầu tiên trước những đề nghị chính thức mà Ủy Ban Châu sẽ công bố vào tháng Năm. Tuy nhiên chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker trấn an là có bất đồng nhưng không ‘đối đầu mạnh bạo’ như ông đã nghĩ.

Chủ tich Hội Đồng Châu Âu, Donald Tusk còn lạc quan hơn nữa : « Tất cả các lãnh đạo sẵn sàng cho việc cập nhật ngân sách và các chương trình của Châu Âu. Nhiều người sẵn sàng đóng góp thêm cho ngân sách sau 2020. »

Châu Âu hiện đứng trước thử thách tài chính không nhỏ : một mặt phải tốn kém thêm cho vấn đề bảo vệ biên giới trong tình cảnh di dân, nhập cư hiện nay, và vấn đề quốc phòng, mặt khác Anh Quốc rời khỏi Liên Hiệp, Châu Âu mất một khoản đóng góp hơn 10 tỉ euro mỗi năm.

Đức có thái độ thuận lợi, tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đảm bảo nước Pháp sẵn sàng đóng góp thêm.

Tuy nhiên một số nước cho đến nay vẫn phải đóng góp nhiều hơn là thu lợi, như Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch hay Áo thì báo trước là họ sẽ không chi thêm.

Ngân sách hiện nay – 2014 đến 2020, dự kiến khoảng 1.000 tỉ euro.

Việc Anh Quốc rời khỏi Châu Âu còn đặt ra một vấn đề khác, mang tính chất thể chế, vào lúc gần đến cuộc bầu cử Nghị viện Châu Âu năm 2019 và việc thành lập một Ủy Ban Châu Âu mới.

Trong tổng số ghế nghị sĩ Châu Âu hiện nay là 751, Anh Quốc chiếm 73 ghế. Sắp tới sẽ còn lại 705. Hai mươi bảy thành viên Châu Âu còn lại, hôm qua đã đồng ý phân chia lại và kết quả sẽ được thông báo vào tháng Sáu này. Riêng việc chỉ định người thay thế chủ tịch Ủy Ban hiện nay, Jean-Claude Juncker, xu hướng là sẽ đưa ra cho các nghị sĩ bầu lên.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180224-chau-au-van-chia-re-tren-ngan-sach-hau-brexit

 

Ngưng bắn ở Syria :

Hội Đồng Bảo An hoãn bỏ phiếu để tránh bị Nga phủ quyết

Thụy My

Nỗ lực mới của Hội Đồng Bảo An tại New York để đưa ra một nghị quyết ngưng bắn tại Syria, hôm qua đã thất bại. Matxcơva tiếp tục lần khân để làm chậm lại việc bỏ phiếu dự thảo đòi hỏi ngưng bắn trong một tháng tại Syria, giúp đưa viện trợ nhân đạo đến vùng đất bị bao vây và sơ tán những người bị thương. Rốt cuộc việc bỏ phiếu sẽ được tiến hành vào 17 giờ quốc tế hôm nay 24/02/2018.

Từ New York, thông tín viên RFI Marie Bourreau gởi về bài tường trình :

« Các nhà ngoại giao muốn đưa ra bỏ phiếu ngay hôm nay bằng mọi giá, cho dù Nga có phủ quyết đi nữa. Tuy vậy Matxcơva tiếp tục phản đối một chi tiết về từ ngữ, nhưng lại là chi tiết quan trọng, vì liên quan đến thời điểm khởi đầu ngưng bắn.

Cho đến hiện nay, dự thảo quy định việc ngưng bắn sẽ bắt đầu trong vòng 72 tiếng đồng hồ sau cuộc bỏ phiếu. Nhưng điện Kremlin không muốn nêu cụ thể thời hạn, để bảo vệ đồng minh Syria – đang tiến hành chiến dịch tấn công quy mô lớn ở Đông Ghouta, và muốn đạt được một chiến thắng quân sự toàn bộ.

Các nhà ngoại giao đã chấp nhận nhượng bộ, trong văn bản mới nhất, dự thảo chỉ nói rằng phải ngưng bắn, nhưng không đưa ra thời hạn. Cách nói này có thể diễn dịch theo kiểu nào cũng được.

Tất nhiên là tâm trạng bất bình rất lớn tại Liên Hiệp Quốc. Theo một nhà ngoại giao, đây sẽ là « giờ của sự thật » : ông cho rằng người Nga sẽ phải lật ngửa lá bài, chứng tỏ rằng họ nghiêm túc trong thương lượng, hoặc cho thấy đây chỉ là chiến thuật đầy nhẫn tâm để giúp câu giờ trên thực địa cho chế độ Damas »

Chủ tịch luân phiên Hội Đồng Bảo An, đại sứ Koweit Mansour Al Otaibi cho biết đang tiến gần đến thỏa thuận. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và thủ tướng Đức Angela Merkel đã gởi một lá thư chung cho tổng thống Nga Vladimir Putin để yêu cầu thông qua nghị quyết. Theo một nhà ngoại giao, thương lượng tiếp diễn giữa một bên là Nga, bên kia là Koweit và Thụy Điển, hai nước đã đề xuất dự thảo – bị sửa đổi rất nhiều lần. Nước Pháp đóng vai trò trung gian.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180224-ngung-ban-o-syria-hoi-dong-bao-an-hoan-bo-phieu-de-tranh-bi-nga-phu-quyet

 

Donald Trump:

Quan hệ Mỹ-Trung “tốt chưa từng có”, trừ thương mại

Trọng Nghĩa

Trong cuộc họp báo chung với thủ tướng Úc Malcolm Turnbull ngày 23/02/2018 tại Nhà Trắng, tổng thống Mỹ Donald Trump đã ca ngợi quan hệ Mỹ – Trung, đánh giá rằng bang giao Washington-Bắc Kinh « chưa bao giờ tốt hơn hiện tại », ngoại trừ trong lãnh vực thương mại.

Theo hãng tin Pháp AFP, tổng thống Mỹ đã nói nguyên văn như sau: « Tôi nghĩ rằng chúng tôi chưa bao giờ có một quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc như hiện nay… ngoại trừ việc họ lấn át chúng tôi từ quá lâu trong lãnh vực trao đổi thương mại ».

Tổng thống Mỹ đã gợi lên vấn đề thâm thủng mậu dịch to lớn mà Hoa Kỳ phải chịu trong giao thương với Trung Quốc, cho đấy là một điều « hết sức bất công » đối với Hoa Kỳ.

Và như thông lệ, ông Trump đã chỉ trích những tổng thống Mỹ tiền nhiệm, bị ông cho là đã thiếu cứng rắn khi để xẩy ra tình trạng này.

Và cũng trong chiều hướng tán dương quan hệ Mỹ-Trung, ông chủ Nhà Trắng còn đề cập đến quan hệ cá nhân của ông với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và không ngần ngại cho rằng : « Tôi thích một người như ông ấy. Tôi nghĩ ông ấy cũng thích tôi ».

Lời ca ngợi quan hệ Mỹ Trung nói chung được ông Trump đưa ra vào lúc ông đang chuẩn bị đánh thuế một số hàng nhập từ Trung Quốc.

Tháng Giêng vừa qua, giới chức thương mại Mỹ đã đề xuất khả năng đánh thuế cao trên mặt hàng thép và nhôm nhập vào Mỹ, trong đó có hàng nhập từ Trung Quốc. Bắc Kinh đã lập tức phản pháo, lưu ý rằng họ sẽ sẵn sàng có biện pháp trả đũa.

Đề nghị trên đây còn phải chờ tổng thống quyết định. Nhà Trắng hôm qua xác nhận rằng hồ sơ áp thuế trên thép và nhôm nhập khẩu đang được xem xét. Tuy nhiên, theo hãng tin Mỹ Bloomberg, ba nguồn thạo tin đã xác nhận rằng tổng thống Mỹ đang thiên về hướng đánh mức thuế nặng nhất, tức là 24% trên mặt hàng thép – mức cao nhất trong các đề nghị của bộ Thương Mại – và đến 10% trên nhôm, một tỉ lệ còn cao hơn cả mức cao nhất mà bộ Thương mại đề xuất.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180224-donald-trump-quan-he-my-trung-%E2%80%9Ctot-chua-tung-co%E2%80%9D-tru-thuong-mai