Tin khắp nơi – 19/02/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 19/02/2018

‘Xa lộ Tự do’ đối trọng ‘Một Vành đai’ của TQ?

Có tin Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ bàn về dự án đối trọng lại Một Vành đai Một Con đường của Trung Quốc, theo Australian Financial Review hôm 19/02/2018.

Tờ báo này trích lời một quan chức cao cấp của Hoa Kỳ nói các lãnh đạo bốn nước đã bàn thảo về ý tưởng ‘tạo dự án thay thế’ cho kế hoạch của Trung Quốc.

Bà May tránh ủng hộ Một Vành đai của TQ

Trung Quốc vui vì Mỹ bỏ TPP

VN ở đâu trong ‘Vành đai và Con đường’ của TQ?

Từ Biển Đông đến Một Vành đai của TQ

Nhưng vị quan chức không nêu tên này cảnh báo rằng hiện chưa có gì cụ thể để công bố về dự án kể trên.

Dự án đối trọng lại với Một Vành đai, Một Con đường của Trung Quốc, đã từng được Nhật Bản đề xuất.

Nhưng nay lần đầu tiên một loạt báo chí quốc tế nhắc rằng nó được Hoa Kỳ ủng hộ.

Theo tờ báo Úc thì đây là cách bốn nước ủng hộ cho ý tưởng về khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương ngăn ảnh hưởng lan rộng của Bắc Kinh qua dự án “nằm lòng” của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Năm 2017, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson khi đến Dehli vào tháng 10 đã đề ra chiến lược hợp tác chiến lược Mỹ – Ấn để đối trọng lại Trung Quốc, theo tờ Hindustan Times.

Vì sao Ấn Độ phản đối ‘Vành đai, Con đường’?

Lúa mì về Việt Nam qua Đường Tơ lụa TQ

Ấn Độ sợ bị Trung Quốc ‘cắt cổ gà’

Sau đó, Tổng thống Donald Trump cũng nêu ra khái niệm về khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương khi đến Đà Nẵng dự Hội nghị APEC.

Tờ Japan Times thì nói lãnh đạo nước này sẵn sàng dùng quỹ ODA (viện trợ phát triển hải ngoại) vì chương trình “Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương Tự do và Cởi mở” (Free and Open Indo-Pacific Strategy).

Phía Nhật Bản đã đưa cả kế hoạch này vào phần hoạch định chi tiêu trong Sách trắng về ODA của họ năm 2017.

Xây cơ sở hạ tầng hay vì địa chính trị?

Dự án mới có mục tiêu là “xây dựng cơ sở hạ tầng chất lượng cao” trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Thậm chí có ý kiến từ quan chức Úc nói điều này không có gì mâu thuẫn với Một Vành đai Một Con đường của Trung Quốc.

Ví dụ Trung Quốc chỉ xây cảng mà thiếu các tuyến đường bộ đến cảng thì các nước kia hoàn toàn có thể làm chuyện đó.

Nhưng điều chắc chắn là Trung Quốc chú ý là nhu cầu “xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng” của bốn nước đồng minh lại lồng vào một khái niệm địa chính trị mới.

‘Ấn Độ – Thái Bình Dương’ là một khái niệm rộng và có vẻ như muốn bao trùm luôn cả các vùng Trung Quốc đang muốn tạo ảnh hưởng.

Phi cơ quân sự TQ bay trên vùng biển có tranh chấp

Đô đốc Harris ‘không ưa TQ’ làm đại sứ Mỹ ở Úc

Duterte: ‘Tôi sang TQ chỉ vì kinh tế’

Mục tiêu ‘thống nhất lãnh thổ’ của ông Tập

Một Vành đai Một Con đường của Trung Quốc, lần đầu được ông Tập Cận Bình nêu ra ở Kazakhstan năm 2013, có mục tiêu kết nối đường bộ và đường biển với 64 nước.

Trung Quốc có tham vọng xây tuyến hỏa xa hiện đại nối vùng duyên hải của họ với Tây Á, Trung Á và châu Âu.

Bắc Kinh đã cho xây cảng trên bộ khổng lồ ở Khorgos, Tân Cương nơi chừng 8 tỷ USD hàng hóa được chuyển qua hàng năm.

Phía Nam, Trung Quốc đã và đang xây các cảng biển và tuyến hàng hải qua Đông Nam Á sang Nam Á và châu Phi.

Nếu hoàn tất, dự án này sẽ liên kết các nền kinh tế có 60% dân số toàn cầu, theo Oxford Economics.

Tại châu Âu, hiện có các quan điểm khác nhau về dự án này.

Một số quốc gia ủng hộ Trung Quốc nhưng một số khác thì không.

Gần đây, trong chuyến thăm Trung Quốc để thúc đẩy thương mại, Thủ tướng Theresa May của Anh né tránh ủng hộ dự án Một Vành đai Một Con đường trị giá 900 tỷ USD mà Chủ tịch Tập Cận Bình coi là viễn kiến mang tính toàn cầu của ông.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43116986

 

Lửa cháy Đại Chiêu Tự và câu hỏi ‘kiểm duyệt’

Hiện đang có câu hỏi về cách đưa tin trên truyền thông Trung Quốc rằng ‘hỏa hoạn’ ở một phần chùa Đại Chiêu ở Lhasa ‘nhanh chóng bị dập tắt’.

Báo Anh, tờ Telegraph hôm 18/02 nói việc này đặt ra lo ngại có phải báo chí Trung Quốc kiểm duyệt tin về vụ cháy.

Truyền thông Trung Quốc nói ngọn lửa đã bị dập nhanh chóng sau khi xảy ra vụ hỏa hoạn lúc 06:40 chiều tối hôm thứ Bảy 17/02.

Chùa Đại Chiêu là trái tim Phật giáo Tây Tạng

Chùa thiêng Tây Tạng chìm trong lửa

Tuyển sinh thạc sĩ Phật học với môn Mác-Lênin

Phật giáo Tây Tạng với sự sống và môi trường

Nhưng các hình và video đăng tải trên mạng xã hội cho thấy lửa trùm lên chùa Đại Chiêu (Jokhang) ít nhất hơn một giờ liền, tờ báo Anh viết.

Một nguồn tin ít ỏi từ Tây Tạng là trang Tibet Daily chỉ nói ngắn gọn là Bí thư Ngô Anh Kiệt đã “nhanh chóng đến nơi xảy ra hỏa hoạn”.

Tại Lhasa, quần thể đền chùa của Mật Tông giáo và Cung Potala cách đó gần 3 km là di sản UNESCO.

Trong chùa Đại Chiêu có pho tượng Jowo Shakyamuni bọc vàng, được cho là tượng chính Đức Phật Thích Ca Mầu Ni đã ban phước khi ngài còn tại thế.

Là ngôi chùa thiêng nhất của Phật giáo Tây Tạng và “trái tim” của người dân vùng này, công trình được xây từ thế kỷ 7, và nằm trên khu vực rộng 2,5 hectare.

Đây còn là nơi có chiếc luân xa thiêng và các bảo vật vô giá.

Có người cáo buộc trên mạng Twitter rằng tin tức về vụ hỏa hoạn tại chùa Đại Chiêu bị xóa trên các kênh tin tức do chính quyền Trung Quốc kiểm soát.

Một số người nói cụm từ ‘Đại Chiêu Tự’ bằng chữ Hán bị kiểm duyệt trên mạng WeChat.

Nhưng người ta cũng nói chính quyền sẽ khó mà ngăn chặn toàn bộ thông tin từ Lhasa về mức độ thiệt hại do ngọn lửa gây ra ở chùa Đại Chiêu.

Lý do là sau ngày mừng Năm Mới Losar cuối tuần qua, sang tuần này, hàng vạn người dân Tây Tạng sẽ đổ về thủ phủ Lhasa và các đền chùa họ tin là linh thiêng tại đây để cầu cúng trong năm mới.

Chính quyền Trung Quốc vốn kiểm soát Tây Tạng từ 1950 luôn chú ý đến các vấn đề chính trị và tôn giáo tại đây.

Chùa Đại Chiêu cũng từng đón ông Du Chính Thanh, một trong số lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản đến thăm.

Phật giáo Làng Mai và cơ hội trở lại

Thái Lan: tranh hiện đại vẽ lại Phật và thánh thần

TQ đổi tên các quận ở vùng tranh chấp với Ấn Độ

Trong thời gian diễn ra Olympics ở Bắc Kinh năm 2008, công an Trung Quốc tăng cường tuần tra ở Tây Tạng, và cả khu vực trong ngoài chùa Đại Chiêu.

Trung Quốc luôn lên án Đạt Lai Lạt Ma, hiện sống lưu vong ở Ấn Độ, và “chủ nghĩa ly khai Tây Tạng”.

Nhưng giới vận động Tây Tạng và quốc tế thì cho rằng người dân Tạng bị buộc phải tuân theo lối sống do Đảng Cộng sản Trung Quốc áp đặt.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43113411

 

Đội quân đánh thuê Nga có mặt tại Syria từ năm 2015

Moscow, Nga. (Reuters)- Cái chết của một số công dân Nga tại Syria vì cuộc không kích của liên quân do Hoa Kỳ cầm đầu hồi tuần qua đã bóc trần vai trò của đội quân đánh thuê Nga tại nhiều vùng chiến sự trên thế giới.

Sự kiện này cho thấy các tay súng Nga được đưa vào trận chiến ở Syria dưới lốt công nhân của hãng thầu tư nhân để bảo vệ vùng dầu mỏ cho tổng thống Bashar al-Assad. Hôm Thứ Năm 15/02, Nga cuối cùng phải thú nhận 5 công dân của họ, mặc dù không chính thức liên can đến quân đội Nga, đã bị giết trong đợt oanh kích của liên quân Hoa Kỳ tại miền đông Syria.

Hoa Kỳ nói liên quân đã hành động để tự vệ trước sự tấn công của kẻ thù đông từ 300 đến 500 người tại tiền đồn của tổ chức quân nổi dậy Syria SDF, ở phía đông con sông Euphrates thuộc tỉnh Deir Ezzor.

Đại diện của quân đội Nga nói rằng họ không có binh sĩ hiện diện tại đấy. Mặc dù giới chức Hoa Kỳ từ chối tiết lộ quốc tịch của đơn vị tấn công họ, nhưng nhiều phúc trình khác nhau xác nhận hàng trăm người Nga bị thiệt mạng trong cuộc oanh kích của Hoa Kỳ. Trang web Fontanka ghi nhận hoạt động của các nhà thầu quân đội tư nhân tại Syria- Slavonic Corps, sau đó trở thành nhóm binh sĩ đánh thuê được tổ chức Dmitry Utkin (Wagner) tuyển mộ. Nhóm Wagner không lập trang web cũng không có trang mạng xã hội riêng, thường lôi cuốn người có kinh nghiệm chiến trường bằng cách rỉ tai.

Utkin và nhóm lính đánh thuê Wagner bị Bộ Tài chính Hoa Kỳ đưa vào danh sách cấm vận, vì tuyển mộ và đưa lính đánh thuê đến chiến đấu cho lực lượng ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine. (Song Châu)

https://www.sbtn.tv/doi-quan-danh-thue-nga-co-mat-tai-syria-tu-nam-2015/

 

Hoa Kỳ tiếp tục tranh cãi về luật kiểm soát súng

Học sinh các trường trung học đã kêu gọi những người có chức có quyền ban hành các đạo luật cải cách súng mạnh mẽ hơn, sau vụ thảm sát tại trường trung học ở Florida giết chết 17 người. Một dân biểu Cộng Hòa của South Carolina xin lỗi học sinh. Một dân biểu Cộng Hòa khác cam kết sẽ làm một điều về luật súng. Nhưng luật kiểm soát súng vẫn tiếp tục được bàn cãi mà không có lời giải.

Trong chương trình “Face the Nation” của CBS News phát sóng hôm 18/02, Dân Biểu Trey Gowdy và Dân Biểu Tim Scott đều không trả lời câu hỏi liệu họ có thúc đẩy một luật mới nhằm thắt chặt việc sở hữu súng hay không. Ông Gowdy xin lỗi học sinh Florida, nói rằng họ lớn lên trong một thế hệ đầy bạo lực, ngay cả trường học và nhà thờ cũng không an toàn.  Ông hoan nghênh các nhà hoạt động xã hội, nhưng khuyến khích họ xem xét vấn đề về bạo lực theo tổng thể, đừng xem xét chỉ một mình súng đạn. Là cựu công tố viên, ông cho biết từng xét xử nhiều trường hợp giết người, và nhận thấy số người bị giết bằng súng đạn hoặc búa xẻng, hoặc gạch đá, đều bằng nhau.

Theo CBS News, phần lớn sự tức giận hướng về Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Marco Rubio và mối quan hệ mật thiết của ông với Hiệp Hội Súng Quốc Gia NRA. Trước sự chỉ trích, Thượng Nghị Sĩ Rubio cũng chọn một biện pháp đối phó an toàn, là nhắc lại những tin nhắn của Tổng Thống Trump, cho rằng FBI mải mê và chú tâm vào cuộc điều tra về người Nga mà bỏ qua những cảnh báo về nghi can Nikolas Cruz, và gọi đây là những điều “không thể tha thứ”. Theo CBS News, sau khi nhận cảnh báo rằng Nikolas Cruz bày tỏ mong muốn giết người và có những hành vi bất thường, FBI không tuân thủ giao thức, không thông báo cho văn phòng đại diện của họ tại Miami. Ông Rubio kêu gọi Quốc Hội mở cuộc điều tra riêng để xem FBI có tuân thủ giao thức, tiến hành điều tra sau khi nhận được tin báo của công chúng về những kẻ có khả năng giết người hay không.

Biện pháp đối phó của ông Rubio bị nhiều nhà hoạt động về kiểm soát súng chỉ trích, gọi luận điệu của ông Rubio là “không thể tha thứ”. Theo USA Today, ông Rubio từng nhận hơn 3 triệu Mỹ Kim của NRA, từng được NRA cho điểm A+. Các nhà hoạt động nhận xét luật súng ở Florida rất lỏng lẻo, nhưng ông Rubio không bao giờ nghĩ tới chuyện cải tổ luật này. (Mai Đức)

https://www.sbtn.tv/hoa-ky-tiep-tuc-tranh-cai-ve-luat-kiem-soat-sung/

 

Bức tường biên giới

ngăn cách cộng đồng ở Calexico – California

Calexico, California. (Reuters) – Khi chiến dịch tranh cử tổng thống ở Mexico bắt đầu nóng dần lên, vấn đề di trú được ứng cử viên quan tâm hàng đầu đặc biệt khi Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump liên tục kêu gọi mở rộng bức tường biên giới giữa Hoa Kỳ và Mexico.

Đối với những nơi như thành phố biên giới Calexico ở California, và Mexicali ở Mexico, chủ đề di trú luôn là điều nhức nhối đối với một số cộng đồng đã bị chia rẽ trong hơn nửa thế kỷ, vì một hàng rào cao 4 mét, được xây dựng nhằm ngăn chặn làn sóng di dân bất hợp pháp. Gần khu vực này, một số công dân Mexico làm việc hợp pháp trên một cánh đồng trên lãnh thổ Hoa Kỳ, thu hoạch rau củ hữu cơ cho người tiêu thụ Mỹ. Hàng ngày, họ được trả 11 Mỹ Kim một giờ. Công nhân Francisco Saavedrea cho biết tiền lương như vậy là rất tốt, nhưng việc băng qua biên giới hàng ngày rất mệt. Họ phải thức dậy lúc nửa đêm, đứng xếp hàng 3 giờ để băng qua biên giới, tới nơi lúc 4 giờ, bắt đầu làm việc lúc 7 giờ, nhưng họ không được trả tiền từ nửa đêm tới 7 giờ sáng.

Thành phố Calexico là một trong số ít địa điểm nằm dọc theo biên giới dài hơn 3,000 cây số, có những ngôi nhà dân chỉ cách hàng rào vài bước. Hình ảnh thông thường ở hàng rào biên giới là các gia đình thường tụ tập nói chuyện với nhau qua hàng rào.

Trong khi Tổng Thống Hoa Kỳ nói về việc xây dựng bức tường với chi phí 18 tỷ Mỹ Kim, một dự án biên giới khác đang được tiến hành nhưng mang lại niềm hy vọng. Dự án hạ tầng cơ sở 110 triệu Mỹ Kim sẽ được chính phủ Hoa Kỳ và Mexico đồng chi trả. Khi dự án này khánh thành năm 2020, số người từ Mexicali vào California hợp pháp sẽ tăng lên. (Mai Đức)

https://www.sbtn.tv/buc-tuong-bien-gioi-ngan-cach-cong-dong-o-calexico-california/

 

Bóng đen hacker Nga

bao trùm lên các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Hoa Kỳ

Washington DC. (Reuters) – Ngay vào lúc này, 9 tháng trước khi nước Mỹ tổ chức các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, viên chức thuộc ủy ban bầu cử Hoa Kỳ đã tập trung ở Washington DC vào 2 ngày cuối tuần, trao đổi chiến lược để đối phó với một vị khách không mời mà đến, đó là hacker Nga.

Reuters cho biết ủy ban bầu cử Hoa Kỳ tổ chức hai hội nghị quan trọng, tập trung vào việc thảo luận nhằm chống lại các cuộc tấn công mạng từ Nga hoặc từ các quốc gia khác. Chris Krebs là viên chức cao cấp về an ninh mạng tại Bộ Nội An, trò chuyện với hàng trăm khán giả gồm các vị bộ trưởng bộ hành chánh của 50 tiểu bang, cùng nhiều viên chức cao cấp ở địa phương, khẳng định những gì mà nước Mỹ đang đối mặt với kẻ thù là điều có thật. Đặc biệt là chính phủ Nga, luôn tìm cách sử dụng nhiều công cụ để chống lại chính phủ Mỹ.

Bộ Nội An đưa ra bằng chứng rằng trong năm 2016, có 21 tiểu bang tổ chức điều tra xem hệ thống bầu cử của họ có bị hacker Nga xâm nhập chưa, tìm thấy một số mạng lưới nhỏ bị xâm nhập. Những viên chức này nói rằng máy bỏ phiếu không bị xâm nhập, và chưa có bằng chứng cho thấy kết quả bỏ phiếu bị xáo trộn.

Theo Reuters, hội nghị khẩn cấp được tổ chức sau khi cố vấn đặc biệt Robert Mueller công bố bản cáo trạng, trong đó cáo buộc 13 người Nga và ba công ty Nga tiến hành một âm mưu hình sự để can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016. Tuy nhiên, nhiều người Mỹ rất thất vọng vì không có cơ quan liên bang nào chịu trách nhiệm chống lại hoạt động tuyên truyền trên mạng. (Mai Đức)

https://www.sbtn.tv/bong-den-hacker-nga-bao-trum-len-cac-cuoc-bau-cu-giua-nhiem-ky-o-hoa-ky/

 

KFC đóng bớt cửa hàng ở Anh vì thiếu thịt gà

Chuỗi nhà hàng bán đồ ăn nhanh KFC vừa phải đóng cửa một loạt các cửa hàng tại Anh do thiếu gà.

Mọi sự có vẻ không thật vui cho những ai ưa món gà rán nổi tiếng sau khi hãng gặp trục trặc với hệ thống phân phối mới, khiến buộc phải đóng bớt cửa hàng.

Hồi tuần trước, KFC đã chuyển sang ký hợp đồng vận chuyển với DHL, và công ty này nói “các vấn đề trong hoạt động” đã gây gián đoạn cho việc cung ứng hàng.

Kỳ lạ người Nhật ăn Giáng Sinh với gà rán KFC

Phong cách Anh trong những quán ăn ‘đặc Anh’

McDonald khai trương tại Hà Nội

KFC có khoảng 900 cửa hàng tại Anh, trong đó trên 80% điều hành bởi các đối tượng được nhượng quyền.

Tin tức nói các khu vực có cửa hàng bị đóng gồm cả London và các vùng Đông Nam, vùng miền Trung, Đông Anglia, Đông Bắc của xứ Anh (England), và ở xứ Wales.

Cho tới thứ Ba tuần trước, việc giao nhận gà cho KFC vẫn được tập đoàn phân phối Bidvest thuộc sở hữu của Nam Phi đảm nhận. Hãng này tự mô tả mình là “nhà cung ứng hàng đầu, chuyên đáp ứng các giải pháp hậu cần và cung ứng cho lĩnh vực nhà hàng, khách sạn tại Anh”.

Sau khi chuyển đối hợp đồng sang hãng khác, nhiều cửa hàng của tập đoàn khổng lồ chuyên về đồ ăn nhanh đã bị thiếu gà nguyên liệu.

“Gà chạy qua đường, chỉ là không chạy đến chỗ các cửa hàng chúng tôi,” KFC viết trên Twitter.

“Chúng tôi đã có một đối tác phân phối mới, nhưng họ gặp một số vấn đề – đưa gà tươi tới 900 cửa hàng trên toàn quốc là việc khá phức tạp!” hãng viết thêm, và xin lỗi khách hàng.

“Chúng tôi sẽ không giảm chất lượng, cho nên việc không nhận được gà nguyên liệu đồng nghĩa với việc một số cửa hàng của chúng tôi sẽ phải đóng, và một số cửa hàng khác sẽ chỉ phục vụ thực đơn rút gọn, hoặc với thời gian ngắn hơn.”

Hãng cũng thông báo danh sách các cửa hàng KFC vẫn mở cửa.

DHL nói: “Do các vấn đề trong hoạt động, một số lô hàng trong những ngày gần đây đã không được hoàn tất hoặc bị giao nhận muộn. Chúng tôi đang phối hợp với các đối tác để nhanh chóng làm rõ tình hình, và chúng tôi xin lỗi về những bất tiện phát sinh.”

http://www.bbc.com/vietnamese/business-43113280

 

TQ nổi giận vì tượng thời Tần bị trộm ngón tay

Giới chức Trung Quốc yêu cầu ‘trừng phạt nghiêm khắc’ một người đàn ông được cho là đánh cắp ngón tay cái từ một tượng chiến binh Tần Thủy Hoàng đang trưng bày ở Mỹ.

Bức tượng bằng đất nung 2.000 năm tuổi, trị giá 4,5 triệu đôla, là một trong 10 món cổ vật đi mượn của Viện Franklin ở Philadelphia.

Tuần trước, Michael Rohana bị buộc tội trộm cắp và cất giấu một tác phẩm nghệ thuật lớn, sau đó được tại ngoại.

Bí mật lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Đốt sách giết trò: từ Tần Thủy Hoàng đến Mao

Người Hy Lạp ở TQ ‘trước cả Marco Polo’

Tranh 450 triệu đô về Louvre Abu Dhabi

Những ý nghĩa kinh ngạc đằng sau mũ trùm đầu trắng

Kinh hoàng cảnh những người đẹp bị mổ phanh

Tượng binh mã Tần Thủy Hoàng (hay còn gọi là đội quân đất nung hoặc Terracotta) là một trong những phát hiện khảo cổ quan trọng nhất của Trung Quốc.

Selfie và ăn trộm

Theo biên bản của tòa án, Rohana, 24 tuổi, tham dự một bữa tiệc có tên Áo len Xấu xí tại Viện Franklin vào ngày 21/12. Tại đây ông này đi vào triển lãm binh mã Tần Thủy Hoàng – nơi sau đó bị đóng cửa.

Ông Rohana dùng điện thoại di động làm đèn pin và chụp ảnh selfie với một trong các chiến binh, theo Tân Hoa Xã được FBI dẫn lời.

Sau đó Rohana đặt tay lên phía tay trái bức tượng và có vẻ như bẻ gãy một cái gì đó. Ông ta đút vật này vào túi rồi bỏ đi.

Nhân viên bảo tàng phát hiện bức tượng chiến binh bị mất ngón tay cái vào ngày 8/1. FBI sau đó lần ra ông Rohana. Ông này thừa nhận đã giữ ngón tay cái trong một ngăn kéo bàn.

Hôm thứ Hai, giám đốc Trung tâm Văn hoá Di sản Thiểm Tây, một tổ chức của chính phủ Trung Quốc chuyên cho mượn các bức tượng, ‘lên án mạnh mẽ’ Viện Franklin vì ‘bất cẩn’ với các bức tượng.

“Chúng tôi yêu cầu Mỹ trừng phạt thủ phạm một cách nghiêm khắc”, Giám đốc Trung tâm nói.

Trung tâm này sẽ cử hai chuyên gia sang Mỹ để đánh giá thiệt hại và sửa chữa bức tượng với ngón tay cái thu hồi được. Đồng thời sẽ có một yêu cầu bồi thường.

10 bức tượng hiện đang trưng bày tại Học viện Franklin là một phần của đội chiến binh Tần Thủy Hoàng gồm 8.000 tượng bằng đất sét kích cỡ người thật.

Các bức tượng được làm vào thời hoàng đế Trung Hoa Tần Thủy Hoàng, người qua đời vào năm 210 trước Công nguyên. Vị hoàng đế này tin rằng những chiến binh đất nung sẽ bảo vệ ông ở thế giới bên kia.

Các chiến binh Tần Thủy Hoàng được các nông dân địa phương phát hiện tại tỉnh Tây An của Trung Quốc vào năm 1974.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43109171

 

Phát hiện bức tranh khác đằng sau tuyệt phẩm của Picasso

Giới nghiên cứu Hoa Kỳ khám phá một bức tranh bên dưới một trong những tuyệt tác của Pablo Picasso, bức Người đàn bà Crouching (La Misereuse Accroupie), bằng kỹ thuật quét (scan) mới.

Bên dưới bức tranh sơn dầu nổi tiếng của Picasso là quang cảnh Barcelona, hóa ra, được Picasso sử dụng làm nền cho kiệt tác của ông.

Chi tiết của phát hiện này được công bố tại cuộc họp hàng năm của Hiệp hội vì sự tiến bộ Khoa học Hoa Kỳ ở Austin, Texas.

Choáng ngợp trước những bức tranh do tử tù vẽ

Những ý nghĩa kinh ngạc đằng sau mũ trùm đầu trắng

Nhạc sĩ-họa sĩ Nguyễn Đình Phúc (p.1)

Nhạc sĩ-họa sĩ Nguyễn Đình Phúc (p.2)

Người đàn bà Crouching là bức tranh được Picasso vẽ trong Giai đoạn Màu Lam (blue period). Giai đoạn này kéo dài từ 1901 – 1904 khi ông vẽ những bức tranh đơn sắc ảm đạm, chủ yếu dùng màu xanh lá cây và xanh lục.

Điều đáng chú ý là bức tranh quang cảnh bên dưới – có thể là do một sinh viên mỹ thuật vẽ – đã được xoay 90 độ. Đường viền của những ngọn đồi phía sau trở thành cái lưng của người phụ nữ đang cúi xuống. Dáng hình của người phụ nữ chính là cảnh vùng nông thôn Catalan.

Kenneth Brummel, một giám tuyển tại Phòng trưng bày Nghệ thuật Ontario ở Toronto, nói rằng ông “rất vui mừng” khi lần đầu khám phá điều nằm bên dưới bức tranh Người đàn bà Crouching.

Ông nói với BBC News: “Nó giúp xác định thời gian và nơi bức tranh được vẽ.

“Nó cũng giúp chúng tôi hiểu hơn về sự tương tác giữa các nghệ sỹ. Đồng thời giúp đưa ra những câu hỏi mới, thú vị và khoa học hơn về một nghệ sĩ, quá trình sáng tạo và cách thức biểu đạt của họ như chúng ta nhìn thấy trên mặt tranh.”

Francesca Casadio, từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học về Nghệ thuật ở Chicago, hy vọng việc sử dụng rộng rãi các máy quét sẽ làm tăng hiểu biết của chúng ta về nghệ sĩ, quá trình tư duy và cách họ làm việc.ột số tác phẩm của Picasso

Bà nói với BBC News: “Nhiều bức tranh đang chờ đợi để kể những bí mật của chúng và hệ thống quét kỹ thuật mới có thể thực hiện điều này.”

Cho đến nay việc sử dụng máy quét như vậy chỉ được thực hiện với các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng và tại các phòng tranh giàu có.

Trong khi bất cứ ai cũng có thể sử dụng hệ thống quét mới để tìm ra câu truyện đằng sau bất kỳ bức tranh nào họ quan tâm.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43109170

 

Ông Trump vấp chỉ trích vì lên án FBI vụ xả súng

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã vấp phải nhiều chỉ trích sau khi lên án Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) dành quá nhiều thời gian điều tra vụ Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ nên bỏ qua các dấu hiệu có thể giúp ngăn chặn vụ xả súng chết chóc tại trường học ở Florida.

Tuy nhiên, theo Reuters, ông Trump không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào để liên hệ chuyện điều tra Nga và việc FBI không thể ngăn vụ xả súng làm 17 người chết.

Các học sinh sống sót trong vụ thảm sát đã lên án ông Trump vì liên kết hai vụ việc.

“Trời ơi. 17 bạn học và bạn bè của tôi ra đi và ông cả gan lái chuyện này về Nga???!!!” Morgan William, 16 tuổi, viết trên Twitter.

Một số nhà lập pháp, trong đó có cả đảng viên Cộng hòa, cũng bác bỏ chuyện gắn kết hai vụ việc của ông Trump.

“Nhiều người ở FBI đang làm hết sức để bảo đảm an toàn cho chúng ta. Đây là hai vụ việc riêng rẽ”, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Tim Scott nói trên kênh CBS, theo Reuters.

Còn cựu quyền Bộ trưởng Tư pháp Sally Yates tweet: “Tổng thống của chúng ta sử dụng bi kịch để công kích một cuộc điều tra về sự can thiệp của kẻ thù nước ngoài vào nền dân chủ của chúng ta”.

Reuters cho biết FBI chưa tức thời hồi đáp yêu cầu bình luận về bình luận của ông Trump.

https://www.voatiengviet.com/a/tong-thong-trump-vap-chi-trich-vi-len-an-fbi-vu-xa-sung/4260843.html

 

Kremlin: Mỹ không có bằng chứng Nga can thiệp bầu cử

Điện Kremlin hôm 19/2 tuyên bố rằng cáo trạng của Mỹ đối với 13 công dân và 3 công ty Nga bị cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 không có bất kỳ bằng chứng nào về sự can dự của Nga.

Đây là bình luận đầu tiên của phía Nga trước các cáo buộc của văn phòng Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller của Mỹ, theo Reuters.

Cáo trạng công bố hôm 16/2 cho rằng một cơ quan tuyên truyền của Nga đã giám sát một âm mưu tác động tới cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 để ủng hộ ông Donald Trump và làm mất thể diện của bà Hillary Clinton.

Phát ngôn viên Kremlin Dmitry Peskov nói rằng ông chú ý tới việc bản cáo trạng chỉ tập trung vào các cá nhân thay vì nhà nước Nga, và không đưa ra bằng chứng cụ thể rằng Kremlin hoặc các cơ quan chính phủ Nga có liên quan.

“Họ nói về các công dân Nga, nhưng chúng tôi lại nghe thông báo từ Washington về các cáo buộc can dự của nhà nước Nga, Điện Kremlin và chính phủ Nga”, ông Peskov nói.

“Không có bất kỳ chỉ dấu nào cho thấy rằng nhà nước Nga có thể đã can dự hoặc có bất kỳ sự can dự nào. Nga không can thiệp, không có thói quen can dự vào công việc nội bộ của các nước khác, và hiện cũng không làm vậy”.

Kremlin đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc gây ảnh hưởng tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, giúp ông Trump giành thắng lợi.

Ông Peskov hôm 19/2 nói rằng các cáo buộc đó vô căn cứ và không công bằng.

https://www.voatiengviet.com/a/kremlin-noi-my-khong-co-bang-chung-nga-can-thiep-bau-cu/4260676.html

 

Cựu ứng viên tổng thống chạy đua vào Thượng viện Mỹ

Ông Mitt Romney, cựu ứng viên tổng thống Mỹ thường chỉ trích ông Donald Trump, mới thông báo quyết định chạy đua vào Thượng viện Mỹ, đại diện cho tiểu bang Utah.

Theo Reuters, quyết định này được đưa ra sau nhiều tháng xuất hiện đồn đoán về việc ông sẽ trở lại chính trường liên bang Mỹ.

Trong đoạn video đăng trên Twitter, ông Romney nói rằng ông muốn “giúp mang các giá trị và bài học của Utah tới Washington”.

Cựu ứng viên tổng thống Mỹ chạy đua để lên thay thượng nghị sĩ hồi hưu Orrin Hatch.

Đoạn video của ông Romney không đề cập tới ông Trump, nhưng theo Reuters, mối quan hệ của ông với đương kim tổng thống sẽ là một vấn đề lớn trong chiến dịch tranh cử.

“Utah có nhiều điều dạy các chính trị gia ở Washington. Utah chào đón các di dân hợp pháp từ khắp nơi trên thế giới. Washington phát thông điệp loại bỏ di dân. Và tại Quốc hội Utah, mọi người tôn trọng nhau”, ông Romney nói.

Trong khi đó, ông Trump muốn xây tường trên biên giới với Mexico và giới hạn các di dân hợp pháp.

Phe Cộng hòa đang nắm 51 trong số 100 ghế tại Thượng viện, nhưng thế đa số đó không luôn giúp thông qua nghị trình của ông Trump.

Nếu đắc cử, chiến thắng đó có thể đẩy ông Romney vào thế đối đầu trực tiếp với đương kim tổng thống, nhân vật ông từng chỉ trích.

Trong chiến dịch tranh cử năm 2016, ông Romney nói ông Trump là “kẻ lừa đảo”, và tỷ phú này đáp trả, nói rằng ông Romney “ngạt như chó” trong chiến dịch trước ông Obama.

https://www.voatiengviet.com/a/cuu-ung-vien-tong-thong-chay-dua-vao-thuong-vien-my/4259936.html

 

Có dự án đối trọng với Sáng kiến Vành đai của Trung Quốc?

Australia, Hoa Kỳ, Ấn Độ và Nhật Bản đang thảo luận về việc thành lập một dự án chung về cơ sở hạ tầng của khu vực để làm đối trọng với Sáng kiến Vành đai và Con đường trị giá nhiều tỷ đôla của Trung Quốc nhằm ngăn chặn ảnh hưởng lan rộng của Bắc Kinh, theo Reuters.

Hãng tin Anh dẫn lại tin của Australian Financial Review trích lời một quan chức cấp cao không nêu tên của Mỹ nói rằng kế hoạch với sự tham gia của bốn đối tác khu vực vẫn còn “sơ khởi” và “chưa đủ chín muồi để công bố” trong chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Australia Turnbull cuối tuần này.

Tuy nhiên, quan chức này nói rằng dự án sẽ nằm trong nghị trình thảo luận giữa ông Turnbull với Tổng thống Trump và đang được thương thảo nghiêm túc.

Theo Reuters, đại diện của ông Turnbull, Ngoại trưởng Julie Bishop và Bộ trưởng Thương mại Steven Ciobo không phản hồi ngay đối với yêu cầu bình luận.

Khi được hỏi về kế hoạch trên, chánh văn phòng nội các Nhật Yoshihide Suga, nói rằng Nhật Bản, Mỹ, Australia và Ấn Độ thường xuyên trao đổi quan điểm về các vấn đề cùng quan tâm.

Ông nói thêm: “Không phải dự án này muốn đối đầu với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc”.

https://www.voatiengviet.com/a/co-du-an-doi-trong-voi-du-an-vanh-dai-va-con-duong-cua-trung-quoc/4260985.html

 

New Zealand muốn sớm công bố văn bản TPP-11

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern hôm 19/2 cho biết rằng nước bà muốn đẩy nhanh việc công bố văn bản cuối cùng của hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sửa đổi vào ngày 21/2, khi Wellington tung ra đánh giá riêng về thỏa thuận này.

Theo Reuters, 11 quốc gia do Nhật Bản dẫn đầu thông báo hồi tháng trước rằng hiệp định TPP mới, viết tắt là CPTPP, sẽ tiếp tục với một số sửa đổi sau khi Hoa Kỳ rút lui vào đầu năm 2017.

Bà Ardern nói rằng chính phủ của bà cảm thấy bức xúc vì việc công bố đã bị hoãn lại do vấn đề dịch thuật.

“Chúng tôi thúc giục mọi bên đạt thỏa thuận vì thực sự mong muốn hoàn toàn minh bạch về văn bản sớm nhất có thể”, nữ thủ tướng New Zealand nói.

“Vào thứ Tư (21/2), chúng tôi có ý định công đánh giá của [New Zealand] về CPTPP và chúng tôi cũng rất hy vọng rằng lúc đó, chúng tôi cũng có thể công bố văn bản thỏa thuận”.

Theo dự kiến, tất cả 11 nước, trong đó có Việt Nam, sẽ ký vào thỏa thuận mới ở Chile vào tháng tới.

https://www.voatiengviet.com/a/new-zealand-muon-som-cong-bo-van-ban-thoa-thuan-tpp-11/4260939.html

 

Thảm sát ở Florida :

Học sinh Mỹ kêu gọi biểu tình trên toàn quốc

Tú Anh

Một cuộc xuống đường sẽ được tổ chức tại Washington DC và trên khắp nước Mỹ vào ngày 24/03/2018 tới đây đòi hỏi phải kiểm soát chặt chẽ hơn việc mua và sử dụng súng. Vụ thảm sát 17 học sinh và giáo viên tại một trường trung học ở Florida hồi tuần trước gây xúc động trên toàn quốc cũng như những lần trước.

Được đặt tên là « cuộc tuần hành vì sinh mệnh của chúng ta », những học sinh sống sót của trường Marjory Stoneman Douglas sẽ tham gia cuộc biểu tình tại thủ đô Washington. Ban tổ chức cho AFP biết cuộc xuống đường lần này đòi « chính quyền phải khẩn cấp đưa ra quốc hội một dự luật đầy đủ và hiệu quả để chấm dứt vấn đề bạo lực do vũ khí gây ra trên khắp nước Mỹ ».

Thủ phạm đem súng vào trường bắn chết 14 bạn học cũ và ba thầy giáo là một học sinh bị đuổi học trước đó không lâu. Tuy là một thanh niên thích bạo lực, cảnh sát được thông báo, nhưng kẻ gây án mạng vẫn có giấy phép mua súng.

Sự kiện cảnh sát liên bang FBI sai sót bổn phận điều tra đã tạo cho tổng thống Mỹ cơ hội để tấn công cơ quan phản gián, khắc tinh của chủ nhân Nhà Trắng trong cuộc điều tra tai tiếng chính quyền Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ. Ông Donald Trump lên án FBI không ngăn cản được vụ thảm sát « do mất thời giờ tìm bằng chứng buộc tội Nga thông đồng với Donald Trump ».

FBI một lần nữa bị tổng thống Trump tấn công vào lúc bản thân ông bị công luận lên án « có quan hệ » với hiệp hội buôn súng NRA. Không ít nghị sĩ Cộng hòa bất bình thái độ của chủ nhân Nhà Trắng. Thượng nghị sĩ John McCain cảnh báo về hệ quả « quyền lợi nước Mỹ không được gì chỉ có tổng thống Nga Putin là hưởng lợi ».

Phản ứng về quyết định của Mỹ trừng phạt 13 công dân Nga và 3 công ty trong vụ án án thiệp vào bầu cử Mỹ, phát ngôn viên điện Kremlin trong tuyên bố ngày 19/02/2018 cho rằng « không có chứng cớ nào để buộc tội nhà nước Nga ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180219-tham-sat-florida-hoc-sinh-my-bieu-tinh-xh

 

Pyeongchang 2018 :

Một vận động viên Nga bị phát hiện dùng chất kích thích

Thanh Phương

Nước Nga vẫn không thoát khỏi tai tiếng dùng chất kích thích trong thể thao. Hôm nay, 19/02/2018, Tòa án Trọng tài Thể thao vừa xác nhận trường hợp đầu tiên của một vận động viên Nga tại Thế Vận Hội Mùa Đông Pyeongchang, Hàn Quốc. Đó là Alexander Krushelnitsky, vận động viên môn bi đá trên băng.

Hôm qua, Liên đoàn Quốc tế môn bi đá trên băng loan báo là một vận động viên Nga thi đấu dưới mầu cờ Olympic đã bị phát hiện sử dụng chất kích thích. Theo thông tín viên RFI Etienne Bouche, kết quả kiểm tra của mẫu A được lấy từ vận động viên này cho thấy có sự hiện diện của chất meldonium, nằm trong danh sách các loại hóa chất bị cấm kể từ ngày 01/01/2016.

Hôm qua, tùy viên báo chí phụ trách « Các vận động viên Nga » không muốn cho biết tên vận động viên có liên quan chừng nào kết quả xét nghiệm mẫu B chưa được công bố. Nhưng báo chí Nga đã nêu tên vận động viên Alexandre Krouchelnitski, chơi môn bi đá trên băng, đạt huy chương đồng môn thi đấu đôi-hỗn hợp.

Kết quả phân tích mẫu B được thực hiện trong ngày hôm nay đã xác nhận Krouchelnitski có sử dụng một chất kích thích, nhưng Tòa Án Trọng Tài Thể Thao không nói rõ đó là chất nào.

Đây là trường hợp dùng chất kích thích thứ hai được phát hiện trong kỳ Thế Vận Hội Mùa Đông Pyeongchang này, sau vận động viên trượt băng tốc độ Nhật Bản Kei Sato. Nhật báo Kommersant đã cảnh báo hậu quả cho nước Nga có thể sẽ rất là nặng nề. Trước mắt, Krouchelnitski có thể bị đình chỉ thi đấu và bị tước huy chương đồng.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180219-pyeongchang-2018-van-dong-nga-doping-tt

 

Anh Quốc: Nạn sách nhiễu tình dục

cũng khuấy động giải điện ảnh BAFTA

Mai Vân

Lễ trao giải thưởng điện ảnh Bafta Awards của Anh Quốc, đã mở ra tối ngày 18/02/2018, tại nhà hát Royal Albert Hall, Luân Đôn. Và như người ta chờ đợi, sự kiện điện ảnh này còn là dịp để lên án nạn sách nhiễu tình dục sau vụ tai tiếng Harvey Weinstein gây chấn động.

Thông tín viên RFI, tại Luân Đôn, Marina Daras, tường thuật :

« Chiếc thảm đỏ của Royal Albert Hall đã biến thành thảm đen trong khoảnh khắc một buổi tối. Nghệ sĩ Anh đã đi theo phong trào Time is Up, mặc trang phục đen và mang những huy hiệu phản đối những vụ tai tiếng dính líu đến những tên tuổi trong ngành điện ảnh, trong đó có Harvey Weinstein.

Người giới thiệu chương trình Joanna Lumley đã nhắc đến phong trào trong bài diễn văn khai mạc. Bà nói : Chúng ta tối nay đang ở nhà hát Royal Albert Hall huyền diệu, đầy tính lịch sử, nơi mà cách 100 năm đã chứng kiến một sự kiện lịch sử lần đầu tiên trao quyền bỏ phiếu cho một nhóm phụ nữ Anh Quốc.

Cách đây một thế kỷ, các phụ nữ đòi quyền bầu cử đã đặt nền móng cho sự phản kháng mạnh mẽ mà ngày nay ta thấy lại nơi phong trào Time is Up và ý chí diệt trừ mọi hình thức đối xử bất bình đẳng và lạm dụng đối với phụ nữ ở mọi nơi trên thế giới. »

Vào sáng Chủ nhật, gần 200 phụ nữ trong ngành điện ảnh đã khai trương một quỹ nhằm tài trợ cho những chiến dịch thông tin và hỗ trợ cho những vụ kiện các hành vi sách nhiễu. Nữ diễn viên Anh Emma Watson đã tham gia với đóng góp rất cao: 1,13 triệu euro.

Tại Mỹ, một sự kiện tương tự đã diễn ra vào tháng Giêng, với quỹ hỗ trợ tư pháp hiệp hội Time is Up quyên góp được 21 triệu đô la trong vỏn vẹn hai tháng. »

Trong lãnh vực điện ảnh, bộ phim Three Billboards Outside Ebbing, Missouri – Ba tấm bảng quảng cáo bên ngoài Ebbing, Missouri – đã giành chiến thắng áp đảo tại lễ trao giải Bafta năm nay trong đó đặc biệt là hai giải : Phim hay nhất và nữ chính xuất sắc nhất về tay diễn viên Frances McDormand.

Chủ đề phụ nữ đấu tranh cũng được khai thác trong bộ phim này, nói về một về người mẹ đi tìm công lý cho người con gái bị giết oan.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180219-anh-quoc-dien-anh-bafta-vh-xh

 

Pháp : Cải tổ ngành đường sắt, hồ sơ cực kỳ nhạy cảm

Thanh Phương

Hôm nay, 19/02/2018, chính phủ Pháp khởi động tiến trình cải tổ Công ty Đường sắt Quốc gia SNCF, một hồ sơ cực kỳ nhạy cảm tại nước này.

Chính phủ hôm nay tiếp các đại diện của ban lãnh đạo SCNF và đại diện các công đoàn để bàn về tương lai của công ty này, bốn ngày sau khi nhận được một báo cáo gây rất nhiều tranh cãi về việc cải tổ ngành đường sắt của Pháp.

Báo cáo do cựu chủ tịch hãng hàng không Air France Jean-Cyril Spinetta thực hiện, đưa ra nhiều đề nghị cải tổ triệt để, trong đó có một đề nghị bị giới công đoàn phản đối kịch liệt, đó là xóa bỏ quy chế đặc biệt của nhân viên công ty SNCF, đã có từ gần 90 năm nay. Những người được tuyển dụng theo quy chế này thì không sợ bị sa thải, được hưởng quyền lợi và hưởng chế độ riêng về an sinh xã hội và hưu trí. Hiện nay, có khoảng 150 000 nhân viên SNCF hưởng quy chế đặc biệt này.

Báo cáo Spinetta còn đề nghị chuyển hai thực thể chính của SNCF là SNCF Mobilités và SNCF Réseau, hiện có quy chế công ty Nhà nước hoạt động theo luật kinh doanh, thành doanh nghiệp nặc danh có vốn của Nhà nước.

Ngay sau khi biết được nội dung của báo cáo nói trên, các công đoàn đã đồng loạt lên tiếng chỉ trích, xem đây là một kế hoạch « phá hoại ngành đường sắt Pháp », một « chiến lược chống ngành đường sắt ». Theo các công đoàn, những biện pháp mà ông Spinetta đề nghị sẽ không giải quyết được vấn đề số một của công ty SNCF Réseau là món nợ mà đến năm 2018 đã lên tới hơn 50 tỷ euro.

Về phần chính phủ, bộ trưởng Ngân Sách Gérald Darmanin sáng nay tuyên bố không chống lại việc xóa bỏ quy chế đặc biệt của nhân viên SNCF, vì theo ông đây không phải là một chủ đề cấm kỵ. Theo dự kiến, ngày 26/02 tới, chính phủ Pháp sẽ công bố cách thức và lịch trình đối thoại với ban giám đốc và các công đoàn công ty SNCF.

http://vi.rfi.fr/phap/20180219-phap-cai-to-nganh-duong-sat-xh

 

Hội nghị an ninh Munich thảo luận về tình hình Syria

Thanh Phương

Hôm qua, 18/02/2018, hội nghị an ninh Munich đã thảo luận về tình hình tại Syria. Cuộc thảo luận đã làm nổi bật những lợi ích khác nhau, thậm chí đối lập nhau thậm chí giữa các quốc gia đồng minh.

Từ Munich, đặc phái viên RFI Pascal Thibault gởi về bài tường trình:

Tình hình an ninh đã bớt trầm trọng hơn, nhưng đang có nguy cơ đất nước này bị chia năm xẻ bảy và chưa có gì bảo đảm là sẽ đạt được một giải pháp chính trị. Có thể tóm lược như thế về nội dung của các cuộc trao đổi hôm qua về tình hình Syria tại hội nghị Munich.

Hiểm họa từ tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo coi như đã được giải quyết xong. Ngược lại, sự can thiệp của các cường quốc vào Syria đang gây khó khăn cho việc giải quyết khủng hoảng. Ông Staffan de Mistura đã bày tỏ mối quan ngại của ông về tình hình này.

Chiến dịch can thiệp quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ vào miền bắc Syria cũng đã bị chỉ trích. Tổng thư ký Liên Đoàn Ả Rập đã yêu cầu Ankara tôn trọng các nguyên tắc quốc tế. Nhưng ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ đã biện minh cho các chiến dịch quân sự của nước này ở Syria và đã chỉ trích Hoa Kỳ về việc yểm trợ cho lực lượng Kurdistan.

Cuộc thảo luận tại Munich đã làm nổi bật những lợi ích mâu thuẫn của các thế lực bên ngoài và họ không ngần ngại đả kích ngay cả những quốc gia đồng minh.

Ông Staffan de Mistura lo ngại rằng các can thiệp từ bên ngoài có nguy cơ phá vỡ sự thống nhất lãnh thổ của Syria. Giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng thì càng xa vời hơn bao giờ hết. Một nghị sĩ của Nga, quốc gia vẫn ủng hộ chế độ Damas, cho rằng tổng thống Bachar al-Assad là không thể thay thế được vì lãnh đạo duy nhất có tính chính đáng. Trong khi đó, các đại diện của phe đối lập Syria có mặt tại hội nghị Munich thì vẫn cho rằng sự ra đi của ông Assad là điều kiện tiên quyết cho mọi giải pháp.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180219-hoi-nghi-an-ninh-munich-thao-luan-ve-tinh-hinh-syria