Tin khắp nơi – 13/02/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 13/02/2018

Cổ động viên Bắc Hàn ‘hoạt náo’ ở Pyeongchang

Đội cổ động Bắc Hàn đã gây tranh cãi khi đeo mặt nạ trong một trận đấu khúc côn cầu tại Thế vận hội mùa đông Pyeongchang.

Một số báo Hàn Quốc cho rằng những chiếc mặt nạ này giống với Kim Nhật Thành (Kim Il-sung), nhà lãnh đạo lập quốc của CHDCND Triều Tiên và ông nội của Kim Jong-un.

Thế vận hội mùa đông: Bắc Hàn chuẩn bị gì?

Bắc Hàn mời tổng thống Nam Hàn thăm Bình Nhưỡng

Bắc Hàn sẽ cử đoàn tham gia Thế Vận hội Mùa đông

Ban nhạc Moranbong đến Olympics ở Nam Hàn?

Các nhóm chính trị gia bảo thủ tại Hàn Quốc phê phán rằng đây là cách Bắc Hàn dùng đội cổ động viên ở lễ đài các trận đấu Thế vận hội vào tuyên truyền.

Bộ Thống nhất Đất nước của Hàn Quốc đã tìm cách giải quyết vụ việc và nói rằng đây chỉ là bức ảnh của một người đàn ông “phong độ”.

Đội cổ động viên thuộc đoàn Bắc Hàn tham dự Thế vận hội, đã ra mắt trận chung kết môn khúc côn cầu trên băng giữa đội liên Triều (hợp nhất Bắc Hàn và Nam Hàn) với đội tuyển Thụy Sỹ.

Trận đấu có sự tham dự của một số khách mời cấp cao và kết quả chung cuộc đội liên Triều bị Thụy Sỹ đánh bại với tỉ số 8-0.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cùng Chủ tịch Uỷ ban Olympic quốc tế (IOC) Thomas Bach,, bà Kim Yo-jong, em gái nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un, và Chủ tịch Quốc hội Bắc Hàn đã ngồi chung cùng một hàng ghế trên khán đài.

Kênh truyền thông Nocutnews của Hàn Quốc cho rằng các nữ thành viên trong đội cổ động, còn được gọi là “đội quân sắc đẹp”, cổ vũ cho cố lãnh tụ Kim Nhật Thành và những chiếc mặt nạ này giống với hình ảnh của ông.

“Không mang ý nghĩa như vậy”

Mối lo ngại về việc Bắc Hàn đang lợi dụng Thế vận hội nhằm quảng bá cho sự tham gia của họ hay nhằm cải thiện hình ảnh quốc tế của nước này trở thành một chủ đề định kỳ tại Hàn Quốc trong suốt thời gian diễn ra Thế vận hội.

Bộ Thống nhất Đất nước Hàn Quốc đã ngay lập tức phủ nhận những báo cáo này.

“Sau khi kiểm tra với một quan chức Bắc Hàn, chúng tôi khẳng định rằng bản báo cáo chỉ là giả định và những hình ảnh đó không mang ý nghĩa như vậy”, theo một tuyên bố được đưa ra vào tối hôm thứ Bảy (10/2).

Cơ quan chức năng nói , đội cổ vũ chỉ đeo những chiếc mặt nạ in hình “một người đàn ông phong độ” chung chung khi hát phần giọng nam một bài hát về tình yêu của Triều Tiên.

Một số khác cho rằng không có chuyện Bắc Hàn sử dụng hình ảnh của Kim Nhật Thành – theo cách thức như vậy.

Back Hye-ryun, người phát ngôn của Đảng Dân chủ đang cầm quyền, cho biết:

“Xét về hệ thống và văn hoá của Bắc Hàn, việc sử dụng gương mặt lãnh đạo Kim Nhật Thành – người được tôn thờ ở nước họ – để cổ vũ là điều không thể xảy ra.”

“Thế vận hội giả dối”

Mặc cho những phủ nhận, các nhóm bảo thủ tại Hàn Quốc vẫn chỉ trích mạnh mẽ hành động này.

Ha Tae-Hyung, thành viên Đảng đối lập Bareun, nói: “Liệu Bộ Thống nhất có thể nói rằng đó không phải là hình ảnh của ông Kim khi xem những tấm hình thời trẻ của ông ấy? Ngay cả mái tóc cũng giống hệt nhau.”

“Bộ Thống nhất có cần phải nói dối như vậy không khi đó chính là mặt nạ Kim Nhật Thành? Hay Bộ Thống nhất muốn biến Thế vận hội Pyeongchang thành “Thế vận hội giả dối?”, ông Ha Tae-Hyung chất vấn.

Các nhóm bảo thủ tại Hàn Quốc biểu tình phản đối việc sử dụng những chiếc mặt nạ.”Tôi muốn biết Thủ tướng Moon nghĩ gì về hình thức cổ cũ sử dụng hình ảnh Kim Nhật Thành”, một công dân mạng đã viết như vậy trong đơn kiến nghị trên trang điện tử của Tổng thống Hàn Quốc Moo Jae-in.

Cuộc tranh cãi này cũng dẫn đầu xu hướng trên mạng xã hội với việc từ khoá “Mặt nạ Kim Nhật Thành” được tìm kiếm nhiều nhất trên Naver, cổng thông tin điện tử lớn nhất tại Hàn Quốc.

Bắc Hàn hủy diễn văn nghệ với miền Nam

Hàn Quốc vẫn muốn Nga dự Pyeongchang 2018

Ban nhạc Moranbong đến Olympics ở Nam Hàn?

Olympics: 28 VĐV Nga được xóa lệnh cấm thi đấu

Một tài khoản Naver có tên “wogn**” đã đăng:

“Mặt nạ của một người đàn ông đẹp trai? Thật nực cười. Chính phủ Hàn Quốc đối xử với công dân như thể họ ngu ngốc như heo và chó vậy. Làm sao có thể nói ra những lời dối trá như thế mà không biết xấu hổ? Bộ Thống nhất là phát ngôn viên của chính phủ Bắc Hàn sao? Làm sao Bộ này biết được đây là Kim Nhật Thành hay không? Hãy để Bình Nhưỡng giải thích. Thật đúng là một trò đùa.”

Bình luận về tuyên bố của Bộ Thống nhất, một tài khoản có ảnh hưởng trên Facebook viết:

“Lời tuyên bố vô lý đến nỗi nó khiến tôi băn khoăn rằng Bộ Thống nhất đã cố tình làm điều này như một trò đùa.”

Sau khi đoàn Bắc Hàn trở về Bình Nhưỡng, báo chí quốc tế nói chuyến thăm do bà Kim Yo-jong dẫn đầu chứng tỏ bà nay là ‘vũ khí lợi hại’ của bộ máy tuyên truyền Bắc Hàn.

http://www.bbc.com/vietnamese/sport-43044582

 

Olympics và cuộc chiến cứu chó ở Hàn Quốc

Hiện có cuộc vận động yêu cầu cấm nuôi và mổ thịt chó nhân Thế vận hội Mùa đông đang diễn ra ở Pyeongchang, Hàn Quốc.

Theo các báo, “xáo chó” được bán không xa sân vận động Olympics ở Pyeongchang, thị trấn chỉ có 43 nghìn dân, nhưng trở nên đông đúc nhờ Thế vận hội.

Giới vận động tại Hàn Quốc và Phương Tây cũng đề nghị người dân Pyeongchang ngừng ăn thịt chó trong mùa thể thao.

Chợ Hàn Quốc cấm giết mổ chó

Nơi nào giữa châu Âu vẫn ăn thịt chó?

TQ: Lệ Chi Cẩu Nhục vẫn tưng bừng?

‘Giải cứu lợn’ lên cho học sinh vùng cao

Địa điểm này hiện có ít nhất 12 quán bán thịt chó, món ăn “khoái khẩu” của người Hàn.

Đã có cuộc vận động ở cả thủ đô Seoul yêu cầu cấm toàn bộ việc nuôi chó trong các chuồng trại để ăn thịt trên cả nước.

Đài CNN trích lời nữ vận động viên môn trượt băng nghệ thuật thuộc đoàn Canada, Meagan Duhamel nói cô mong nhân dịp này sẽ cứu được nhiều chó sắp bị giết mổ.

Bản thân Duhamel đã cứu một con chó từ Hàn Quốc năm 2017 và đặt tên là Moo-tae.

Cô nói với CNN hôm 10/02:

“Việc nuôi trong trang trại để mổ thịt gia súc, dù là bò, lợn hay chó, đều là sai trái. Tất nhiên, văn hóa của chúng ta ở Bắc Mỹ thì rất khác xa với chuyện nuôi và làm thịt chó. Chúng tôi coi chó là bạn của người và không thể hình dung nổi chuyện như thế xảy ra với những thú vật đáng yêu.”

Vận động cấm thịt chó

Tổ chức mang tên ‘Humane Society International’ (HSI) đang vận động để các trại nuôi chó ở Hàn Quốc phải đóng cửa.

Vận động viên trượt tuyết Gus Kenworthy cũng ủng hộ ý tưởng của Meagan Duhamel rằng đến một ngày, mọi cơ sở nuôi chó phải bị đóng.

Vẫn đài CNN cho rằng Hàn Quốc hiện có 17 nghìn trại nuôi chó để ăn thịt.

Nhưng đài này cũng nhắc việc giết mổ chó mèo vẫn là hoàn toàn hợp pháp ở 44 tiểu bang của Hoa Kỳ.

Theo Foxnews hồi 2014, tại bang Pennsylvania, không chỉ giết chó mà bán và tiêu thụ thịt chó vẫn là hợp pháp.

Cổ động viên Bắc Hàn ‘hoạt náo’ ở Pyeongchang

Kim Jong-un cảm ơn Nam Hàn vì nỗ lực ‘ấn tượng’

Bắc Hàn mời tổng thống Nam Hàn thăm Bình Nhưỡng

Ở Greenland và Thụy Sĩ, việc ăn thịt chó mèo vẫn diễn ra dù bị phê phán.

Hồi cuối năm 2016, chính quyền Nam Hàn vừa ra lệnh cấm giết mổ chó tại chợ thịt chó lớn nhất nước này ở thành phố Seongnam.

Chính quyền và Hội tiểu thương chợ Moran ra quy định các cơ sở giết mổ sẽ phải chấm dứt, báo Korea Herald tường thuật khi đó.

http://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-43046952

 

‘Nước Mỹ trên hết’ – cách giành quyền hay nhất?

Một bài xã luận của tác giả Benn Steil trên tờ Foreign Affairs gần đây, đặt câu hỏi không biết chính sách “Nước Mỹ trên hết” có phải là cách tranh giành quyền lực hay nhất.

Tác giả Benn Steil mở đầu bài viết của mình bằng cách nhắc lại sự kiện đã xẩy ra cách đây hơn 70 năm:

Mỹ siết thị thực lao động tay nghề cao

‘Mỹ – Việt đang gần nhau hơn bao giờ hết’

“Nước Mỹ làm tôi xấu hổ”

Khi ‘Trung Hoa mộng’ gặp ‘Nước Mỹ vĩ đại’

‘Ảnh hưởng toàn cầu’

Một nhân viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ từng viết:

“Hoa Kỳ đang phải đối mặt với tình trạng mà thế giới đang có quan điểm trái với những giả định về chính sách đối ngoại của chúng ta”. “Thay vào việc thống nhất các cường quốc là sự hoàn toàn chia rẽ.” Ngoại trưởng Hoa Kỳ kết luận rằng người Nga đã” làm mọi thứ có thể tạo ra được sự đổ vỡ hoàn toàn. “Tổng thống kêu gọi hành động đơn phương để chống lại những kẻ thù của Hoa Kỳ. Ông nói với Quốc Hội: “Việc chúng ta chùn bước trong vai trò lãnh đạo của mình chắc chắn sẽ gây nguy hiểm cho lợi ích của quốc gia này “.

Những lời trên đã được lần lượt nói lên vào năm 1947, bởi ông Chip Bohlen, một chuyên gia về Nga, Ngoại trưởng George C. Marshall, và Tổng Thống Harry S. Truman.

Những lời này ngày nay đang được chính phủ mới thành lập của Hoa Kỳ lập lại, báo trước một kỷ nguyên của cuộc cạnh tranh quyền lực to lớn, trong đó các kẻ đối nghịch cạnh tranh để giành lấy ảnh hưởng toàn cầu.

Chiến lược an ninh quốc gia của chính sách “nước Mỹ trên hết” của Tòa Bạch Ốc là một sự pha trộn không thoải mái về quan điểm của Marshall, Acheson, cũng như Truman với tầm nhìn mà Tổng Thống Trump đã quảng bá khi vận động tranh cử.

Chiến lược gia về An ninh Quốc gia của Trump tuyên bố: “Sau khi bị bác bỏ như một hiện tượng của một thế kỷ trước,” cuộc chiến quyền lực lớn đã trở lại “. Tuy nhiên, chiến lược của Truman và Trump hoàn toàn khác nhau.

Phân tích nguồn gốc chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong vòng hơn bảy thập niên qua, Benn Steil viết:

Cách đây 71 năm, sau Thế Chiến II, cuộc cạnh tranh quyền lực nguy hiểm mới đã khiến các nhà hoạch định chính sách Mỹ chấp nhận nhu cầu phải can thiệp với các nước trên thế giới để bảo vệ an ninh và thịnh vượng của Hoa Kỳ. Trọng tâm của chiến lược này là kết thân với các nước đồng minh ở Tây Âu và châu Á mạnh mẽ, độc lập, có nền dân chủ và có khả năng chống lại các mối đe dọa cũng như cám dỗ của một chính thể độc tài. Từ đó Hoa Kỳ có thể bảo vệ lợi ích kinh tế và an ninh của mình, mà không cần dựa vào sức mạnh quân đội.

Tầm nhìn đó đã được duy trì trong suốt Chiến tranh Lạnh và sau đó, qua nhiều chính quyền tiếp nối của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa – cho đến nay. Benn Steil kết luận.

Trump hứa chấm dứt ‘thảm trạng nước Mỹ’

Charlottesville – chuyện gì đã xảy ra với nước Mỹ?

Trump cam kết đoàn kết trước lễ nhậm chức

Khi lãnh đạo quốc gia trở nên ‘thiển cận?’

Mỹ kêu gọi các nước cắt quan hệ với Bình Nhưỡng

‘Những nhà quốc tế’

Benn Steil vạch ra:

Nhưng chính quyền của Trump hiện đang tranh cãi với chính nó về ý nghĩa của khẩu hiệu “nước Mỹ trên hết” và tính nhất quán với tầm nhìn đó, và kết quả của tranh cãi này sẽ quyết định là chính sách cấp tiến thời hậu chiến sẽ sống sót, hay một cuộc cạnh tranh quyền lực gay gắt sẽ xẩy ra, trong đó Hoa Kỳ sẽ chỉ đơn thuần là một trong nhiều cường quốc muốn giành lợi thế cho mình.

Sự mỉa mai châm biếm là ngay lúc chính quyền Donald Trump tuyên bố bắt đầu kỷ nguyên mới của cuộc cạnh tranh quyền lực lớn, nó lại đe dọa loại bỏ những công cụ đã giúp Hoa Kỳ giành chiến thắng trong cuộc giằng co trước đó.

Hoa Kỳ giờ đây phải quyết định liệu sự thỏa hiệp như vậy có đáng được duy trì để đạt được trật tự thế giới đang có hay không, hoặc chỉ cần cạnh tranh với Trung Quốc và Nga để dành lấy ảnh hưởng của các quốc gia và các khối khác.

Trong khoảng thời gian ngắn vài năm sau Thế Chiến thứ II, Hoa Kỳ đã tạo ra những cơ chế lớn cho đến giờ vẫn còn xác định trật tự thế giới ngày nay – một trật tự đã đưa đến cho Hoa Kỳ một nền hòa bình và thịnh vượng. Liên Hiệp Quốc, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương và những người tiền nhiệm của Tổ chức Thương mại Thế giới và Liên minh châu Âu đều được Hoa Kỳ đưa ra trong khoảng thời gian từ 1945 đến 1949.

Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump nghĩ rằng các tổ chức này là mối đe dọa với chủ quyền của Hoa Kỳ. Với ông, WTO là “thảm hoạ… Chúng ta sẽ phải đàm phán lại hoặc chúng ta sẽ phải rút lui”. Hiệp ước Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), theo Donald Trump, là lỗi thời, và là những sai lầm lịch sử tội tệ nhất. Về Liên Hiệp Âu Châu (EU), ông Trump tuyên bố, “đã được hình thành, một phần, để đánh bại Hoa Kỳ về mặt thương mại… Tôi không thực sự quan tâm là châu Âu có liên hiệp hay tách rời.”

“Lý luận của ông là ông có thể làm giảm thâm hụt thương mại – vốn liên quan mất thiết đến sự tăng trưởng của Hoa Kỳ – bằng cách thương thảo lại các thoả thuận thương mại song phương với các đối tác nhỏ hơn.

‘Thỏa hiệp’

Những người trong chính quyền muốn giữ gìn trật tự quốc tế hiện tại, như Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và Giám đốc của Hội đồng Kinh tế Quốc gia Gary Cohn, đã được cả bạn và thù gán cho cái nhãn là “những nhà quốc tế”.

Tuy nhiên, những người sáng lập ra chiến lược quyền lực mềm đến từ can thiệp ngoại giao là những người như Bộ Trưởng Ngoại Giao George C. Marshall, người kế nhiệm ông là Dean Acheson là những người thực sự thực tế một cách cứng đầu. Chính George Marshall là người lập ra chiến lược quân sự của Thế Chiến II. Những người này hầu như không hy sinh tài sản và chủ quyền của Hoa Kỳ để lợi dụng các lợi ích nước ngoài; mà họ tham gia vào một sứ mệnh đầy tham vọng để tìm ra một trật tự thế giới do người Mỹ lãnh đạo, dựa trên cơ sở luân lý của những chính phủ dân chủ và trao đổi kinh tế tự do.

Chiến lược an ninh quốc gia của chính sách “nước Mỹ trên hết” của Tòa Bạch Ốc là một sự pha trộn không thoải mái về quan điểm của Marshall, Acheson, cũng như Truman với tầm nhìn mà Tổng Thống Trump đã quảng bá khi vận động tranh cử. Nó chứa, một mặt, nhiều tham chiếu đến tầm quan trọng của các liên minh và ăn mừng sự thành công trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ trong thế kỷ XX – bao gồm cả việc tạo ra Kế hoạch Marshall và NATO.

Mặt khác, Tổng thống Donald Trump nói rằng “đặt nước Mỹ trên hết là nghĩa vụ của chính phủ và là nền tảng cho sự lãnh đạo (thế giới) của Hoa Kỳ” và than thở về những việc các nước khác đã “khai thác các tổ chức quốc tế mà chúng tôi giúp xây dựng”. Điều này phản ánh điều mà tác giả Benn Steil gọi là sự “tâm thần phân liệt” trong một nội các đang kêu gào được điều trị.

Tác giả Benn Steil kết luận:

“Trật tự toàn cầu hiện nay được xây dựng dựa trên sự hiểu biết rằng có các đồng minh – trái ngược với việc có thuộc địa hoặc các nước chư hầu – đòi hỏi nhất thiết phải có sự thỏa hiệp với các quốc gia có chủ quyền khác. Hoa Kỳ giờ đây phải quyết định liệu sự thỏa hiệp như vậy có đáng được duy trì để đạt được trật tự thế giới đang có hay không, hoặc chỉ cần cạnh tranh với Trung Quốc và Nga để dành lấy ảnh hưởng của các quốc gia và các khối khác.

Lựa chọn một cách khôn ngoan ngày nay có nghĩa là bạn đã hiểu cách thức và lý do tại sao Hoa Kỳ đã chọn chiến lược mềm dẻo từ trước đến giờ.”

http://www.bbc.com/vietnamese/world-43021608

 

Hai cựu Thủ tướng Thái đi Hong Kong

Cựu Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra cùng anh trai là cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra vào hôm thứ Ba ngày 13 tháng Hai lên đường sang Hong Kong sau khi có mặt ở Nhật Bản.

Một nguồn tin thân cận với gia đình hai cựu Thủ tướng Thái Lan cho biết thông tin vừa nêu và còn cho biết thêm cả hai đến Nhật Bản từ hôm thứ Bảy tuần trước.

Bà Yingluck được Chính phủ Nhật cho phép nhập cảnh ngoại lệ vào nước này và đây là lần đầu tiên bà đến Nhật, kể từ khi bà rời Thái Lan hồi cuối tháng 8 năm ngoái.

Tòa án Tối cao Thái Lan hồi năm 2017 tuyên án vắng mặt 5 năm tù giam đối với bà Yingluck, với cáo buộc tội sao lãng hình sự, gây ra thất thoát ngân sách, qua chương trình trợ giá lúa gạo cho nông dân.

Bà Yingluck được biết đang tìm quy chế tị nạn chính trị tại Anh Quốc.

Ông Thaksin Shinawatra bị lật đổ vào năm 2006 và bà Yingluck bị quân đội truất phế trong một vụ đảo chánh vào năm 2014.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/ex-thai-leader-yingluck-shinawatra-head-for-hong-kong-02132018092206.html

 

Giảm nhẹ hiện diện của Myanmar tại tập trận Hổ Mang Vàng

Thái Lan và Hoa Kỳ giảm nhẹ sự hiện diện của một giới chức quân sự Myanmar tại buổi lễ khai mạc cuộc tập trận chung thường niên “Hổ mang Vàng” ở miền Đông Thái Lan.

Hãng thông tấn AP cho biết tin vừa nêu vào ngày 13 tháng Hai, dẫn lời của Đại sứ Hoa Kỳ tại Thái Lan Glyn Davies nói rằng Myanmar không có tham dự trong cuộc tập trận “Hổ mang Vàng” kỳ này, nhưng đã không có lời giải thích nào về sự hiện diện của một sĩ quan quân đội Miến tại lễ khai mạc.

Tướng Thanchaiyan Srisuwan của Thái Lan cho biết đã mời Myanmar tham dự buổi lễ khai mạc của cuộc tập trận “Hổ mang Vàng” và thông tin được tiết lộ là Tướng Srisuwan mời 3 đại diện của Miến Điện. Tuy nhiên, chỉ có một sĩ quan quân đội Miến xuất hiện và cờ của Myanmar đã không được kéo lên tại buổi lễ khai mạc.

Hồi tuần trước, các thành viên của hai đảng Cộng hòa lẫn Dân chủ của Quốc hội Hoa Kỳ đã chỉ trích lời mời Myanmar của Thái Lan. Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Đảng Cộng Hòa nói với AP rằng quân đội Miến tham gia vào việc tảo thanh sắc tộc thì không nên được đào tạo kỹ năng cùng với quân đội Hoa Kỳ.

Cuộc tập trận thường niên “Hổ mang Vàng” nhằm tăng cường hợp tác an ninh, phát triển các lực lượng gìn giữ hòa bình và hỗ trợ trong hoạt động nhân đạo và cứu trợ thảm họa. Quân đội 7 quốc gia tham gia chính gồm Thái Lan, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Singapore, Hàn Quốc, Indonesia và Malaysia. Ngoài ra năm nay theo thông cáo từ phía Hoa Kỳ, có hơn 11 ngàn binh sĩ từ 29 quốc gia tham gia cuộc tập trận Hổ Mang Vàng năm nay.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/myanmar-s-presence-downplayed-at-thai-us-military-exercise-02132018091635.html

 

Bắc Hàn lách lệnh cấm xuất than qua ngả Việt Nam

Nhiều chuyến tàu chở than của Bắc Hàn đã cập cảng Cẩm Phả của Việt Nam để có thể được tái xuất. Hành động này vi phạm lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với Bắc Hàn.

Mạng báo Asia Times loan tin vừa nêu vào ngày 8 tháng 2. Tin dẫn nguồn từ giới quan sát an ninh cho biết họ ghi nhận được những chuyến tàu chở than của Bắc Hàn cặp cảng Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, giáp ranh với Trung Quốc.

Giới quan sát nghi ngờ than Bắc Hàn được chuyển đến Việt Nam rồi tái xuất với nhãn than Việt Nam nhằm tránh lệnh trừng phạt của quốc tế đối với Bình Nhưỡng về chương trình vũ khí nguyên tử của nước này. Cũng theo các nhà phân tích quốc tế về an ninh thì Việt Nam, một đồng minh cộng sản lâu đời với Bắc Hàn và là quốc gia có giới hạn về minh bạch cũng như giải trình, là địa điểm lý tưởng cho những chuyến hàng than tái xuất như thế.

Asia Times cho rằng Việt Nam là là nước cung cấp than hàng đầu tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương và dường như không có nhu cầu nhập than từ Bắc Hàn. Thống kê chính thức cho thấy vào năm ngoái Việt Nam xuất khẩu hơn 2 triệu tấn than trị giá 259 triệu đô la Mỹ. Những nước nhập khẩu than chính của Việt Nam được cho biết gồm Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc và Thái Lan.

Cụ thể theo báo cáo vận tải biển quốc tế mà Asia Times có được thì vào ngày 31 tháng 8 năm 2017, tàu Kai Xiang treo cờ hiệu Panama nhận than từ cảng Nampo của Bắc Hàn rồi sau đó cập cảng Cẩm Phả vào ngày 18 tháng 9. Ba ngày sau đó, tàu Xin Sheng Hai đăng ký tại Belize chở than Bắc Hàn cũng cập cảng Cẩm Phả.

Một chiếc tàu thứ ba có tên Xin Guang Hai, treo cờ hiệu Togo, cũng lấy than từ cảng Songnim ở Bắc Hàn và khai cảng đến cuối cùng là Hải Phòng.

Vào cuối tháng 10 năm ngoái, tàu Asia Bridge 1 đăng ký tại Tanzania cũng chở than xuất phát từ Bắc Hàn đển Cẩm Phả, Việt Nam. Tàu Forever Lucky mang cờ hiệu Panama chở than rời Bắc Hàn vào ngày 9 tháng 12 và đến Việt Nam vào ngày 22 tháng 12.

Tình hình vừa nêu được ghi nhận kể từ sau khi Trung Quốc ngưng nhập than của Bắc Hàn từ tháng 2 năm ngoái, thi hành lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc đối với Bắc Hàn.

Hiện chưa rõ ai làm trung gian tại Cẩm Phả; tuy nhiên tại Việt Nam Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam- Vinacomin thuộc Nhà Nước chịu trách nhiệm quản lý chung lĩnh vực này cùng với Vụ Địa Chất và Khoáng Sản thuộc Bộ Tài Nguyên- Môi Trường Việt Nam. Giới quan sát cho biết tình hình càng thêm phức tạp tại Cẩm Phải khi mà những đơn vị thầu phụ cũng có thể dính líu vào hoạt động vận chuyển than phi pháp.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/north-korea-eludes-coal-export-ban-via-vietnam-02132018084824.html

 

Nhật phản đối Trung Quốc xâm nhập biển Hoa Đông

Nhật Bản hôm thứ ba ngày 13 tháng 2 cho biết nước này đã chính thức phản đối việc Trung Quốc đưa 3 tàu tuần duyên vào vùng biển của Nhật bản ở khu vực biển Hoa Đông.

Tuần duyên Nhật cho biết hôm thứ ba ngày 13/2, 3 tàu tuần tra của Trung Quốc đã vào vùng nước của Nhật Bản gần quần đảo Senkaku do Nhật kiểm soát mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

Hãng tin Kyodo trích lời giới chức tuần duyên Nhật cho biết các tàu Trung Quốc đã ở trong khu vực này khoảng 90 phút trước khi đi vào vùng tiếp giáp lãnh hải, ngoài vùng nước của Nhật bản vào buổi trưa.

Ông Kenji Kanasugi, Tổng Giám đốc văn phòng sự vụ biển thuộc Bộ Ngoại giao Nhật đã gửi công hàm phản đối đến đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo, khẳng định việc tàu Trung Quốc vào vùng biển Nhật Bản là vi phạm chủ quyền của Nhật.

Trước đó, Đô đốc chỉ huy tuần duyên Mỹ Paul Zukunft được hãng tin quân sự HIS Janes trích lời cho biết Mỹ có kế hoạch sẽ triển khai một tàu tuần duyên đến vùng Tây Thái Bình Dương trong các năm tới để khẳng định cam kết của Mỹ trong khu vực. Ông nói trong năm 2019, Hoa Kỳ sẽ triển khai một trong số các tàu đến khu vực biển Hoa Đông. Đây là động thái được cho rằng có thể làm cho Bắc Kinh lo lắng.

Hồi năm 2016, Đô đốc Zukunft cũng phát biển rằng tuần duyên Mỹ có thể giúp Việt Nam, Indonesia và những nước Đông Nam Á khác phát triển lực lượng thực thi luật pháp trên biển. Ông nói tuần duyên Mỹ có thể là sự hiện diện của Mỹ ở những vùng nước đang có tranh chấp.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/coastguard-on-the-front-line-as-japan-protests-over-chinese-incursions-in-east-china-sea-02132018084036.html

 

Hai nhóm thiểu số Myanmar ký thỏa thuận đình chiến

Hai nhóm phiến quân sắc tộc thiểu số vừa ký kết đình chiến với Chính phủ Myanmar. Đây là một động thái mà Myanmar hy vọng có thể khôi phục lại tiến trình hòa bình của quốc gia đã bị gián đoạn trong thời gian dài.

Hai đảng New Mon State (NMSP) và Lahu Democratic Union (LDU), vào hôm thứ Ba, ngày 13 tháng Hai ký vào Hiệp định Đình chiến Quốc gia tại thủ đô Naypidaw, theo sau 8 nhóm phiến quân thiểu số đã ký kết đình chiến với Chính phủ trước đó. 8 nhóm này ký đình chiến trước khi Liên Đoàn Toàn Quốc Vì Dân chủ (NLD) do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo thắng cử và điều hành quốc gia từ năm 2016.

Trong vai trò Cố vấn Quốc gia Myanmar, Khôi nguyên Hòa bình Aung San Suu Kyi, đặt vấn đề thiết lập hòa bình với các nhóm phiến quân sắc tộc lên hàng đầu, tuy nhiên Chính phủ dân sự Myanmar chỉ có chút biểu hiện cho nỗ lực trong vấn đề này tại các khu vực người thiểu số trồng thuốc phiện; đặc biệt khủng hoảng tại bang Rakhine do quân đội và phiến quân đánh nhau trong nhiều thập niên, khiến cho hơn 700 ngàn người Hồi giáo Rohingya phải bỏ nhà cửa chạy sang Bangladesh lánh nạn.

Bà Aung San Suu Kyi vào hôm thứ Ba nói rằng việc ký kết đình chiến của hai nhóm phiến quân NMSP và LDU là chìa khóa mở ra cánh cửa hòa bình cho quốc gia, mặc dù Myanmar còn đối diện với nhiều áp lực và chỉ trích từ cộng đồng quốc tế.

Trong khi đó, thủ lĩnh của đảng LDU nói với AFP rằng họ phải quan sát xem diễn tiến trong tương lai như thế nào vì Chính phủ và quân đội không thống nhất cho lắm.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/two-ethnic-groups-sign-up-to-myanmar-s-flagging-peace-process-02132018080952.html

 

Chuyến công du của Tillerson: Thổ Nhĩ Kỳ

có thể khôi phục hoặc cắt đứt bang giao với Hoa Kỳ

Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. (Reuters)- Hôm nay 12/02, ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tuyên bố trước chuyến công du của ngoại trưởng Rex Tillerson, rằng Ankara sẽ khôi phục hoặc cắt đứt bang giao với Hoa Kỳ.

Tại cuộc họp báo tổ chức ở Istanbul, ông Cavusoglu lặp lại nhận định cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ mong muốn Hoa Kỳ có những bước đi rõ ràng, để khôi phục lòng tin ở quốc gia đồng minh NATO lâu đời.  Bang giao giữa Ankara và Washington căng thẳng, kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ mở chiến dịch quân sự tấn công các tay súng người Kurt YPG tại tỉnh Afrin ở miền tây bắc Syria. Khi khởi động chiến dịch xâm nhập Syria, được gọi là “Operation Olive Branch”, tổng thống Erdogan nói rằng lực lượng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ từ miền đông tiến đến thành phố Manbji của Syria, có thể dẫn đến cuộc chạm trán với quân đội Hoa Kỳ đang hiện diện tại đó.

Cuộc tranh chấp giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ tại thành phố Manbji của Syria vượt khỏi tầm kiểm soát đã đặt hai quốc gia đồng minh NATO vào thế đối địch, khoét sâu sự rạn nứt trong lĩnh vực ngoại giao trước chuyến công du Ankara của ngoại trưởng Hoa Kỳ. Hai phía Ankara và Washington đều áp dụng chính sách hạn chế chiếu khán nhập cảnh, khi Hoa Kỳ được yêu cầu giải giao giáo sĩ Fethullah Gulen, người bị Thổ Nhĩ Kỳ tố cáo âm mưu đảo chính hồi tháng 7 năm 2016. Kế tiếp là tổng thống Trump quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, bất chấp sự phản đối kịch liệt của Thổ Nhĩ Kỳ. (Song Châu)

https://www.sbtn.tv/chuyen-cong-du-cua-tillerson-tho-nhi-ky-co-the-khoi-phuc-hoac-cat-dut-bang-giao-voi-hoa-ky/

 

Bắc Kinh phản đối Hoa Kỳ

áp dụng biện pháp hạn chế thép nhập cảng từ Trung Cộng

Một tổ chức tham vấn của nhà nước Trung Cộng hôm nay 13/02 cho hay, nước này sẽ phản đối tất cả các biện pháp thương mại bất công và phi lý của chính phủ Hoa Kỳ, để chống lại các công ty thép của Hoa Lục.

Người đứng đầu Viện Nghiên Cứu Và Kế Hoạch Kỹ Nghệ Luyện Kim Trung Cộng cho biết như trên, và nói rằng chủ nghĩa bảo hộ sẽ giết chết ngành kỹ nghệ này. Viện này là tổ chức cung cấp dịch vụ tham vấn cho các nhà lập pháp và công ty thép của Trung Cộng, đang phản ứng trước nỗ lực gần đây của các công ty thép Hoa Kỳ nhằm thúc giục tổng thống Trump hạn chế sản lượng thép nhập cảng để bảo vệ ngành sản xuất nội địa.

Tổng thống Trump hôm nay 13/02 gặp các nhà lập pháp của lưỡng đảng quốc hội để thảo luận về vấn đề này. Cuộc họp này diễn ra khoảng 1 tháng sau khi Bộ Thương mại trao cho tổng thống phúc trình kết quả của cuộc điều tra các thương vụ nhập cảng thép và nhôm, và ra thời hạn 90 ngày để trả lời. Ông Trump đang cân nhắc về biện pháp hạn chế thép và nhôm nhập cảng để bảo vệ an ninh quốc gia.

Hoa Kỳ hiện là quốc gia nhập cảng thép nhiều nhất thế giới, chiếm gần 40% sản lượng thép xuất cảng của Canada, Brazil, và Nam Hàn. Theo thống kê của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ, Trung Cộng không có tên trong danh sách 10 quốc gia xuất cảng thép sang Hoa Kỳ nhiều nhất 9 tháng đầu năm ngoái. Năm 2017, Trung Cộng xuất cảng thép nhiều nhất thế giới, trong đó khoảng 1.18 triệu tấn được đưa sang Hoa Kỳ. (Mai Đức)

https://www.sbtn.tv/bac-kinh-phan-doi-hoa-ky-ap-dung-bien-phap-han-che-thep-nhap-cang-tu-trung-cong/

 

Tổng thống Trump ủng hộ John Kelly

giữa tin đồn ông này sẽ ra đi

Washington DC. (Reuters) – Nhóm cố vấn Tòa Bạch Ốc đang tìm cách ngăn chặn tin đồn lan tràn cho rằng Tổng Thống Trump có thể thay thế Chánh Văn Phòng John Kelly, vì cách giải quyết của ông Kelly trong vụ cáo buộc bạo hành gia đình, khiến một phụ tá cao cấp phải từ chức.

Cố vấn cao cấp Kellyanne Conway cho biết tổng thống Trump yêu cầu bà Conway nói rõ sự ủng hộ ông Kelly, sau khi ông Kelly bị báo chí và truyền thông chỉ trích dữ dội qua những bài viết về ông Rob Porter được phát hành. Ông Porter từ chức vào giữa tuần trước, sau khi bị hai cô vợ cũ cáo buộc ông đánh đập họ. Sự ra đi đột ngột của ông Porter khiến báo chí và truyền thông đặt ra nhiều câu hỏi về Chánh Văn Phòng John Kelly, muốn biết ông Kelly đã làm gì trước những cáo buộc trên.

Xuất hiện trong chương trình “This Week” của đài ABC, bà Conway khẳng định tổng thống hoàn toàn tin vào cựu Đại Tướng John Kelly, và không tìm kiếm bất cứ sự thay thế nào đối với ông Kelly.

Hai ngày sau khi ông Porter từ chức, phụ tá David Sorensen là người chuyên viết cái bài diễn văn ở Tòa Bạch Ốc cũng tuyên bố từ chức, vì bị vợ cũ cáo buộc bạo hành gia đình. Nhưng cả ông Porter lẫn ông Sorensen đều phủ nhận những cáo buộc trên. Một nguồn tin quen thuộc với vấn đề xin được giấu tên nói với Reuters, rằng sau hai vụ bê bối bạo hành gia đình bên trong Tòa Bạch Ốc, ông Kelly cũng tình nguyện xin từ chức. (Song Châu)

https://www.sbtn.tv/tong-thong-trump-ung-ho-john-kelly-giua-tin-don-ong-nay-se-ra-di/

 

TT Trump và TT Putin điện đàm về vấn đề Triều Tiên

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Hai 12/2 đã điện đàm về vấn đề Triều Tiên, nhưng hai ông không thảo luận sâu, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov cho Reuters biết hôm thứ Ba 13/2.

Tổng thống Trump nói với Tổng thống Putin rằng cần thêm nhiều bước cần thiết để loại bỏ chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Trong một tuyên bố, Tòa Bạch Ốc nói ông Putin đáp lại rằng cần phải mạnh tay hơn để loại bỏ chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng. Tháng trước ông Trump trách Moscow “không giúp gì cho chúng tôi trong vấn đề Triều Tiên.”

Tòa Bạch Ốc cho biết thêm:”Tổng thống Trump nhắc lại tầm quan trọng của việc thực hiện các bước tiếp theo để đảm bảo phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.”

Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Reuters hồi tháng trước, ông Trump cáo buộc Nga đã tiếp tay cho Triều Tiên trốn tránh các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Bình Nhưỡng vì nước này cố đạt được một tên lửa hạt nhân có khả năng phóng đến lục địa Hoa Kỳ.

Moscow phủ nhận cáo buộc đã lơ là đối với các lệnh trừng phạt của LHQ.

Ông Trump và ông Putin điện đàm hôm thứ Hai sau khi phó tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence đề cập các triển vọng đàm phán với Triều Tiên trong một cuộc phỏng vấn với tờ Washington Post.

Tuy nhiên, ông Pence, người vừa tới Hàn Quốc để tham dự Thế vận hội mùa đông, cũng cho biết rằng Washington sẽ tăng cường “chiến dịch tăng áp lực tối đa” đối với Bình Nhưỡng cho tới khi có một “bước đi có ý nghĩa nhằm phi hạt nhân hóa.”

Năm ngoái, Triều Tiên đã tiến hành hàng chục cuộc phóng tên lửa và thử hạt nhân, đáng kể là cuộc thứ 6 và cũng là cuộc lớn nhất của Triều Tiên bất chấp các nghị quyết của LHQ.

Ngoài ra, ông Peskov nói thêm rằng ông Trump đã đề xuất Hoa Kỳ giúp đỡ Nga trong việc điều tra vụ tai nạn máy bay hôm Chủ nhật, làm 71 người thiệt mạng.

https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-va-tt-putin-dien-dam-ve-van-de-trieu-tien/4251352.html

 

Tòa Bạch Ốc công bố kế hoạch hạ tầng cơ sở

trị giá 1.500 tỉ đô la

Ngày 12/2, Tòa Bạch Ốc chính thức công bố 55 trang đề nghị xây dựng hạ tầng cơ sở của Tổng thống Donald Trump.

Kế hoạch đưa ra khung làm việc cho các nhà lập pháp soạn thảo một dự luật xây dựng hạ tầng cơ sở trị giá 1.500 tỉ đô la. Kế hoạch này sẽ chú trọng đến đối tác công-tư và tiền tài trợ của các chính quyền tiểu bang và địa phương.

Kế hoạch được xây dựng chung quanh 4 mục tiêu chính: tạo ra 1.500 tỉ đô la cho đề nghị về hạ tầng cơ sở, sắp xếp hợp lý hóa để rút ngắn tiến trình cho phép xuống còn 2 năm, đầu tư vào những dự án hạ tầng cơ sở nông thôn và tăng tiến việc huấn luyện lực lượng lao động.

“Kế hoạch của tôi giải quyết nhiều vấn đề hơn là hạ tầng cơ sở truyền thống như đường sá, cầu cống, và phi trường—giải quyết những nhu cầu khác như hệ thống nước uống và hệ thống nước thải, các thủy lộ, những nguồn nước, năng lượng, hạ tầng cơ sở nông thôn, đất công, các bệnh viện cựu chiến binh và những địa điểm bỏ hoang, không sử dụng và những nơi ô nhiễm có hại cho sức khỏe và môi trường,” Tổng thống Trump nói trong tài liệu của Tòa Bạch Ốc.

“Những cải cách được nêu lên trong kế hoạch của tôi sẽ làm nền kinh tế lớn mạnh, làm đất nước chúng ta có sức cạnh tranh nhiều hơn, giảm bớt chi phí hàng hóa và dịch vụ cho các gia đình Mỹ, và giúp người Mỹ xây dựng cuộc sống trên hạ tầng cơ sở tốt nhất thế giới.”

Chính phủ liên bang sẽ đóng góp 200 tỉ đô la cho những chương trình này, con số mà Đảng Dân chủ cho là ít.

“Sau những thất bại liên tiếp không thực hiện được những lời hứa về hạ tầng cơ sở, việc công bố kế hoạch của Tổng thống Trump ngày hôm nay một lần nữa cũng còn những thiếu sót,” Ủy ban Toàn quốc Đảng Dân chủ (DNC) viết trong một email gởi các phóng viên về đề nghị được công bố.

“Kế hoạch của ông Trump chỉ là một cách khác giúp cho các công ty và các nhà phát triển địa ốc làm giàu, không có lợi cho công nhân Mỹ, và thất bại trong việc giải quyết một số vấn đề cấp bách nhất về hạ tầng cơ sở mà đất nước chúng ta đang đối mặt.”

Chính quyền ông Trump cho biết đã sử dụng ý kiến của các giới chức tiểu bang và địa phương, các thành viên quốc hội, các nhà lãnh đạo công nghiệp và các cơ quan liên bang để soạn thảo kế hoạch này.

(Nguồn The Hill.com)

https://www.voatiengviet.com/a/toa-bach-oc-cong-bo-ke-hoach-ha-tang-co-so-tri-gia-1500-ti-do-la/4251071.html

 

Phó TT Mỹ nêu khả năng đàm phán với Triều Tiên

Hoa Kỳ và Hàn Quốc đồng ý về những phương cách giao tiếp ngoại giao với Triều Tiên, trước nhất là với Seoul rồi có thể tiến tới những cuộc thảo luận với Washington không điều kiện tiên quyết, Phó Tổng thống Mike Pence nói trong một cuộc phỏng vấn được phát hành ngày Chủ Nhật 11/2.

Nói với tờ Washington Post trên Air Foce Two trên đường trở về từ Thế vận hội mùa Đông tại Hàn Quốc, ông Pence—đã tránh tiếp xúc trực tiếp với các giới chức Triều Tiên tham dự Thế vận hội—nói Washington sẽ tiếp tục “chiến dịch áp lực tối đa” chống lại Bình Nhưỡng nhưng cùng lúc sẽ mở rộng khả năng thảo luận.

Nhận xét của ông Pence rằng chính quyền của Tổng thống Donald Trump, hầu hết có lập trường cứng rắn đối với khả năng giao tiếp với Triều Tiên, có thể tìm các giải pháp ngoại giao thích hợp hơn.

“Điểm chính là, sẽ không bỏ những áp lực cho đến khi nào Triều Tiên thực sự làm những điều mà liên minh tin là biểu tượng của một bước có ý nghĩa hướng tới phi hạt nhân hóa,” ông Pence được trích lời nói như vậy. “Do đó chiến dịch áp lực tối đa sẽ tiếp tục và tăng cường. Tuy nhiên nếu bạn muốn thảo luận, chúng tôi sẽ thảo luận.”

Tin nói ông Pence đạt được một sự đồng cảm nữa với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, là người thúc đẩy các giải pháp ngoại giao cho cuộc đối đầu về chương trình hạt nhân và phi đạn của Triều Tiên, trong 2 cuộc đối thoại quan trọng nhân chuyến viếng thăm Hàn Quốc.

Phái đoàn Triều Tiên, phái đoàn cao cấp nhất đến thăm miền Nam do em gái của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un dẫn đầu, đã kết thúc chuyến đi vào ngày Chủ Nhật 11/2 sau khi thu hút và gây ấn tượng đối với công chúng Hàn Quốc, nhưng vẫn còn những nghi ngờ về sự thành thật của Bình Nhưỡng đối với việc cải thiện các mối liên hệ.

Ông Moon đồng ý tổ chức hội nghị thượng đỉnh trong tương lai với ông Kim, lần đầu tiên giữa 2 nước Triều Tiên kể từ năm 2007.

Triều Tiên đã nêu rõ là sẽ không đàm phán từ bỏ chương trình hạt nhân và phi đạn để đổi lấy việc dỡ bỏ các chế tài quốc tế.

Trong chuyến viếng thăm của ông Pence, ông Moon đảm bảo là ông sẽ nêu rõ với Triều Tiên là nước này sẽ không nhận được những nhượng bộ về kinh tế hay ngoại giao nếu chỉ nói suông và phải có những bước cụ thể để phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Nói với các phóng viên trong chuyến bay trở về Mỹ ngày 10/2, ông Pence cho biết Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản hoàn toàn đồng ý về việc cô lập Triều Tiên vì chương trình hạt nhân của nước này.

https://www.voatiengviet.com/a/pho-tt-my-neu-kha-nang-dam-phan-voi-trieu-tien/4251058.html

 

Con dâu TT Trump nhập viện

sau khi mở thư có chứa bột trắng

Con dâu Tổng thống Mỹ Donald Trump, bà Vanessa Trump, được đưa vào bệnh viện ở New York ngày 12/2 sau khi bà mở một phong thư có chứa một chất bột trắng không rõ nguồn gốc, các giới chức cho hay.

Các chất này sau đó được xác định là không độc hại, có trong phong thư gửi tới cho trưởng nam của Tổng thống là ông Donald Trump Jr.

Bà Vanessa Trump, vợ của ông Donald Jr., được đưa đi bệnh viện sau khi có triệu chứng buồn nôn.

Ba người trong gia đình bà cũng được đưa vào bệnh viện để kiểm tra sức khỏe, trong đó có thân mẫu của bà Venessa Trump dù không có triệu chứng gì.

Phong thư có dấu bưu điện từ Boston, báo chí Mỹ loan tin.

Con trai Tổng thống chia sẻ trên Twitter rằng rất may là vợ, con ông không bị nguy hại đến sức khỏe sau sự cố đáng sợ sáng nay.

Vụ việc đang được điều tra.

Hồi năm 2016, một chất bột màu trắng vô hại cũng đã được gửi tới tư gia của Eric Trump, em trai của ông Trump Jr.

Con dâu của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 12/2 nhập viện sau khi tiếp xúc với chất bột trắng trong một phong bì gửi đến chồng bà là con trai của Tổng thống Trump, ông Donald Trump Jr., truyền thông Mỹ dẫn các nguồn tin chấp pháp cho hay.

Bà Vanessa Trump mở phong thư lúc 10 giờ sáng tại căn hộ ở East 54th Street, trong khu vực Sutton Place, New York.

Bà được đưa vào bệnh viện để đề phòng có chuyện bất trắc, theo các nguồn tin.

Chưa xác định được chất bột trắng này là chất gì và xuất xứ từ đâu.

https://www.voatiengviet.com/a/con-dau-tong-thong-trump-nhap-vien-sau-khi-mo-thu-co-chua-bot-trang-/4250243.html

 

Nhật Bản chỉ nhận 20 trong số 20.000 người xin tị nạn

Trong năm 2017 số người xin tị nạn ở Nhật Bản tăng đến mức kỷ lục 80%, lên đến 19.628 người, nhưng chỉ có 20 người được chấp thuận, theo Reuters.

Nhập cư hiện đang là một chủ đề gây tranh cãi ở Nhật Bản, một đất nước rất tự hào về sự đồng nhất văn hoá và dân tộc, ngay cả khi dân số già đi và lực lượng lao động khan hiếm.

Mặc dù là nhà tài trợ chính cho các tổ chức viện trợ quốc tế, Nhật Bản rất miễn cưỡng trong việc nới lỏng các chính sách về người tị nạn hoặc cho phép những người lao động được nhập cư.

Bộ Tư pháp Nhật cho biết trong những năm gần đây, số người xin tị nạn tăng lên khi người ta lợi dụng một hệ thống luật pháp trong đó vừa cho phép người có thị thực hợp lệ được đi làm lại vừa có thể nộp đơn xem xét quy chế tị nạn.

Nhưng kể từ giữa tháng 1 năm nay, Chính phủ đã hạn chế quyền làm việc, theo đó chỉ những người được xem là người tị nạn thực thụ mới được phép đi làm.

Bộ Tư pháp cho biết kể từ giữa tháng 1, số người nộp đơn trung bình mỗi ngày giảm đến 50% so với tháng 12.

Số liệu sơ bộ cho thấy trong số 19.628 người nộp đơn vào năm 2017, có ¼ người Philippines, tiếp theo là người Việt Nam và Sri Lanka.

Trong số 20 người được chấp thuận quy chế tị nạn vào năm ngoái, có 5 người Ai Cập, 5 người Syria và 2 người Afghanistan. Bộ này đã từ chối nêu rõ quốc tịch của 8 người còn lại, vì lo ngại rằng họ có thể bị nhận dạng một cách dễ dàng.

Ông Eri Ishikawa, thuộc Hiệp hội Tị nan Nhật Bản, nói: “Con số 20 người là quá ít. Theo kinh nghiệm của chúng tôi về hỗ trợ người tị nạn, tôi nghĩ số người được chấp thuận phải nên nhiều hơn.”

Trong năm 2016, Nhật Bản đã chấp nhận 28 người tị nạn.

https://www.voatiengviet.com/a/nhat-ban-chi-nhan-20-trong-so-20-ngan-nguoi-xin-ti-nan/4251672.html

 

Cựu Bí thư Trùng Khánh Tôn Chính Tài

bị truy tố vì nhận hối lộ

Hãng tin Reuters cho biết Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc ngày 13/2 chính thức ra quyết định truy tố cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh Tôn Chính Tài vì hành vi nhận hối lộ.

Trong một diễn biến bất ngờ trước Tết Nguyên đán, chính quyền Cộng sản Trung Quốc chinh thức truy trố ông Tôn Chính Tài, một nhân vật từng được cho là ngôi sao đang lên trong chính trường Trung Quốc.

Trước đó vào tháng 7 năm ngoái, ông Tôn đã bị cách chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh. Ông Trần Mẫn Nhĩ, một nhân vận thân cận với Chủ tịch Tập Cận Bình đã được bổ nhiệm vào chức vụ của ông Tôn.

Với cáo buộc tiết lộ bí mật nhà nước, lạm quyền, nhận hối lộ, ông Tôn Chính Tài bị khai trừ khỏi đảng Cộng sản Trung Quốc và bị loại bỏ tư cách đại biểu quốc hội.

Tân Hoa Xã trích cáo trạng nói ông Tôn Chính Tài đã tiếp nhận một số lượng tài sản khổng lồ trong 15 năm khi giữ các chức vụ ở thành phố Trùng Khánh, Bắc Kinh, tỉnh Cát Lâm và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp.

Trước đó vào ngày 12/2, Thành ủy Trùng Khánh đã mở hội nghị truyền đạt tinh thần xử lý vụ Tôn Chính Tài của Văn phòng Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trong hội nghị, Bí thư Trần Mẫn Nhĩ cho biết “hổ lớn” Tôn Chính Tài có dã tâm chính trị và cá nhân rất lớn, xem thường chiến dịch chống tham nhũng, làm tổn hại nghiêm trọng hình ảnh của đảng và lợi ích quốc gia, nên phải xử nghiêm theo luật.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã chỉ đạo chiến dịch bài trừ tham nhũng từ khi lên nắm quyền vào năm 2012. Ông đã nhắm vào cả “hổ” và “ruồi.”

Thành phố Trùng Khánh từ sau đại hội 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc đến nay đã trở thành “điểm đen” của chiến dịch chống tham nhũng.

Cho đến nay Trùng Khánh có đến hai Bí thư Thành ủy bị “ngã ngựa”, và cả hai đều là ngôi sao sáng trên chính trường, hứa hẹn lọt vào đội ngũ lãnh đạo cấp cao.

Trước Tôn Chính Tài là ông Bạc Hy Lai. Năm 2013, ông Bạc Hy Lai bị tuyên án chung thân, cũng với báo cuộc tham nhũng, nhận hối lộ.

https://www.voatiengviet.com/a/4251430.html

 

Tổng thống Nam Phi ‘mất chức’

Đảng cầm quyền của Nam Phi hôm 13/2 quyết định tước chức tổng thống của ông Jacob Zuma, Reuters dẫn hai nguồn tin cho biết.

Quyết định của ban chấp hành Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) được đưa ra sau 13 tiếng bàn luận căng thẳng cũng như sau cuộc trao đổi trực tiếp ngắn ngủi giữa ông Zuma và người được cho là sẽ lên kế nhiệm, Phó Tổng thống Cyril Ramaphosa.

Chức vụ của ông Zuma đã lung lay kể từ khi ông Ramaphosa, thủ lĩnh công đoàn và là một luật sư, được bầu làm người lãnh đạo ANC hồi tháng 12, theo Reuters.

Ông Ramaphosa đánh bại vợ cũ của ông Zuma và cũng là người được ưa thích lên làm tổng thống với khoảng cách biệt ít ỏi, nên buộc ông này phải thận trọng khi xử sự với ông Zuma vì lo ngại sẽ làm nghiêm trọng thêm các rạn nứt trong đảng một năm trước bầu cử.

Hãng tin Anh dẫn lời một nguồn tin cho biết rằng ông Ace Magashule, Tổng thư ký ANC và cũng là người trung thành với ông Zuma, đã tới gặp nguyên thủ Nam Phi sáng 13/2 để chính thức thông báo cho ông này về quyết định của đảng.

https://www.voatiengviet.com/a/tong-thong-nam-phi-mat-chuc/4251321.html

 

Nhật yêu cầu Singapore thi hành chế tài Triều Tiên

Ngày 12/2, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Taro Kono thúc đẩy người tương nhiệm Singapore Vivian Balakrishnan đảm bảo việc thi hành các chế tài của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đối với chương trình phi đạn và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Ông Koko cho biết ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc ngăn Triều Tiên tránh thoát các biện pháp chế tài, ám chỉ đến việc chuyển các sản phẩm dầu hỏa bằng đường tàu đến Triều Tiên, vi phạm các chế tài Liên hiệp quốc. Bộ trưởng ngoại giao Singapore cùng chia sẻ quan điểm này, ông Kono nói.

Bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản nói với các phóng viên là ông ngỏ lời đề nghị hợp tác trong các cuộc thảo luận với ông Balakrishnan để “ngăn các nước Đông Nam Á trở thành một lỗ hổng” trong việc thi hành các chế tài.

Ông Kono mưu tìm sự hiểu biết và hợp tác của Singapore về vấn đề này.

Ông tin Triều Tiên sẽ tiếp tục theo đuổi các chương trình hạt nhân và phi đạn dù có lập trường hòa hoãn được chứng tỏ qua việc cử phái đoàn tham dự Thế vận hội mùa Đông Pyeongchang tại Hàn Auốc.

Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản cũng bày tỏ hy vọng làm việc chặt chẽ với Singapore, nước chủ tịch ASEAN trong năm nay.

Ông Kono nói về chiến lược “tự do và mở rộng Ấn Độ-Thái Bình Dương” được chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe theo đuổi, bằng cách tăng tiến an ninh hàng hải và xây dựng hạ tầng cơ sở để hỗ trợ cho việc gìn giữ trật tự trên biển.

Ông cũng nhắc đến công nghệ cao của Nhật Bản đối với dự án đường ray cao tốc nối liền Singapore và Malaysia dự trù hoạt động vào năm 2026. Một nhà thầu đủ điều kiện sẽ được chọn vào cuối năm nay.

Ông Kono, hiện có mặt tại Singapore tiếp sau chuyến viếng thăm Brunei ngày trước đó, cũng đã gặp Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.

https://www.voatiengviet.com/a/nhat-yeu-cau-singapore-thi-hanh-che-tai-trieu-tien/4250670.html

 

Mỹ-Hàn tìm lập trường chung

để đối phó với Bắc Triều Tiên

Trọng Thành

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên đã tận dụng được cơ hội vàng với Thế Vận Hội Mùa đông 2018, đang diễn ra tại Hàn Quốc, để mở một đợt phản công ngoại giao được đánh giá là « ngoạn mục », nhằm phá vỡ thế cô lập. Việc ông chủ Bình Nhưỡng gửi đến tổng thống Hàn Quốc lời mời họp thượng đỉnh tại Bắc Triều Tiên, vào đúng dịp khai mạc Thế Vận, mở ra một cơ hội đàm phán tìm giải pháp hòa bình hiếm có, cho dù hết sức mong manh, nhưng cũng đặt liên minh Mỹ-Hàn trước nguy cơ chia rẽ sâu sắc, nếu Seoul tỏ ra nhân nhượng trước Bình Nhưỡng trong những vấn đề nguyên tắc.

Báo chí Mỹ cho hay, trong chuyến công du Hàn Quốc vừa qua, phó tổng thống Mỹ Mike Pence đã tìm cách thu hẹp bất đồng với Seoul trong hồ sơ Bắc Triều Tiên. Trả lời phỏng vấn báo The Washington Post (đăng tải ngày 11/02/2018), trên chuyến bay về nước cuối tuần trước, phó tổng thống Mỹ thông báo, tại Hàn Quốc, ông đã có nhiều cuộc trao đổi với tổng thống Moon Jae In, và hai bên đã tìm được một số điểm đồng thuận.

Trừng phạt thôi không đủ

Cụ thể là, phó tổng thống Mỹ thừa nhận rằng chỉ áp lực trừng phạt kinh tế, nhằm cô lập Bình Nhưỡng tối đa, buộc chế độ này phải từ bỏ tham vọng hạt nhân là không đủ, như thực tế « 20 năm qua » cho thấy. Phó tổng thống Pence khẳng định Washington sẵn sàng « thảo luận » trực tiếp với Bắc Triều Tiên, theo gợi ý của tổng thống Hàn Quốc, cùng lúc với việc « duy trì tối đa » các áp lực trừng phạt.

Theo báo The Washington Post, đề xuất một « đối thoại không điều kiện tiên quyết », hay nói chính xác hơn là đối thoại để chuẩn bị cho đàm phán (« talks about talks »), giữa Washington và Bình Nhưỡng, có thể coi là một bước « đột phá » trong lập trường của Hoa Kỳ. Bởi từ trước đến nay, lập trường chính thức của Washington vẫn là gắn liền việc đàm phán trực tiếp với điều kiện tiên quyết là Bình Nhưỡng phải cam kết từ bỏ chương trình hạt nhân quân sự.

Đề xuất mới nói trên cũng được The Washington Post đánh giá là « hết sức quan trọng », trước hết, bởi cho phép Hoa Kỳ và Hàn Quốc « thực sự hàn gắn các rạn nứt » về quan điểm. Trước chuyến công du của phó tổng thống Mỹ, quan điểm của Washington và Seoul về giai đoạn « hậu Thế Vận Hội » vốn rất khác biệt. Ngay trước cuộc họp đầu tiên giữa tổng thống Hàn Quốc và phó tổng thống Mỹ, lãnh đạo Hàn Quốc Moon Jae In khẳng định các vận động ngoại giao Thế Vận Hội có thể dẫn đến « các đối thoại thực sự », trong lúc phó tổng thống Pence chỉ toàn nói đến việc « gia tăng áp lực ».

Bảo đảm từ phía Hàn Quốc

Theo phó tổng thống Mỹ, trong các trao đổi vừa qua, đổi lại việc Washington đồng ý đối thoại với Bình Nhưỡng để chuẩn bị cho các đàm phán, tổng thống Hàn Quốc cam kết sẽ nói thẳng với Bắc Triều Tiên là chế độ Bình Nhưỡng chỉ gặt hái được « các lợi ích kinh tế và ngoại giao », nếu chấp nhận « đàm phán về các giai đoạn giải trừ vũ khí hạt nhân cụ thể ». Đối với Hoa Kỳ, đây là một bảo đảm cần thiết cho phép Washington ủng hộ các nỗ lực ngoại giao tiếp theo với Bắc Triều Tiên, sau khi Thế Vận Hội Mùa đông khép lại.

Thực ra, vấn đề tiến hành đối thoại trực tiếp với Bắc Triều Tiên để chuẩn bị cho đàm phán là điều từng được ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nhiều lần nêu ra hồi năm ngoái, nhưng sáng kiến này ngay lập tức đã bị Nhà Trắng gạt đi, cho dù, ngay hồi đầu năm nay, nhân dịp quan hệ hai miền Triều Tiên lắng dịu với Thế Vận Hội Mùa đông, tổng thống Donald Trump một lần nữa có lời hoan nghênh quan hệ hai miền Triều Tiên tan băng, và tái khẳng định khả năng đối thoại với Bình Nhưỡng, một khi điều kiện cho phép.

Dù sao, theo nhiều nhà quan sát, đối thoại Mỹ-Bắc Triều Tiên sau kỳ Thế Vận Hội sẽ rất khó diễn ra, hoặc nếu diễn ra cũng sẽ không đi đến đâu cả, một khi hai bên vẫn khăng khăng trên lập trường chính. Phía Bình Nhưỡng, không chấp nhận từ bỏ vị thế của một cường quốc hạt nhân. Phía Hoa Kỳ, không từ bỏ tập trận chung với Hàn Quốc, để đối phó với các xâm lăng giả định từ miền Bắc.

Sự dè dặt của ngoại trưởng Mỹ

Về đề xuất đối thoại Washington-Bình Nhưỡng để chuẩn bị cho các đàm phán tương lai vừa được phó tổng thống Mỹ Mike Pence đưa ra cuối tuần trước, hôm qua, 12/02, ngoại trưởng Tillerson tỏ ra rất dè dặt, trái ngược với thái độ có phần cởi mở của ông Pence. Lãnh đạo ngoại giao Mỹ lần này cho rằng hiện tại còn « quá sớm » để nói chuyện trực tiếp với Bình Nhưỡng. Đẩy trái bóng về phía Bắc Triều Tiên, ngoại trưởng Mỹ bình luận là chính quyền Bình Nhưỡng hiểu rõ, để đàm phán « thực chất », họ tự biết cần phải làm gì.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180213-my-han-tim-kiem-lap-truong-chung-de-doi-pho-voi-ap-luc-ngoai-giao-bac-trieu-tien

 

Vận động viên Nhật Bản bị phát hiện doping

tại Thế vận hội Pyeongchang

Thụy My

Vận động viên trượt băng Nhật Bản Kei Saito bị kiểm tra dương tính với chất kích thích. Đây là trường hợp doping đầu tiên tại Thế Vận Hội Mùa Đông Pyeongchang 2018, sẽ gây ấn tượng xấu cho Olympic Tokyo 2020.

Hãng tin Kyodo ngày 13/03/2018 tiết lộ vận động viên Kei Saito, 21 tuổi, hôm thứ Bảy đã tham gia đường đua 1.500 mét và lẽ ra ngồi ghế dự bị trong cuộc thi nam tiếp sức 5.000 mét hôm nay. Tòa Án Trọng Tài Thể Thao (TAS) cho biết anh bị kiểm tra « trong lúc không thi đấu », « không có ảnh hưởng gì đến các kết quả trong Thế Vận Hội ».

Trưởng đoàn thể thao Nhật Yasuo Saito nói rằng vận động viên này đến Pyeongchang chiều ngày 4/2, và đến hai giờ sáng thì bị Cơ quan độc lập xét nghiệm doping (ITA) kiểm tra. Cả hai mẫu thử được phân tích đều cho kết quả dương tính với thuốc lợi tiểu acétalozamide.

Kei Saito, một trong những niềm hy vọng của thể thao Nhật, khi trả lời thẩm vấn của TAS đã chấp nhận bị tạm treo giò và rời khỏi làng thế vận. Tuy nhiên anh cho biết chỉ vô tình sử dụng chất cấm, chấp nhận bị trừng phạt để tránh ảnh hưởng đến các thành viên khác trong đoàn.

Vào lúc hai năm nữa sẽ diễn ra Thế Vận Hội Mùa Hè ở Tokyo, vụ này tạo nên hình ảnh xấu đối với Nhật Bản. Hơn nữa hồi đầu tháng Giêng, cũng đã xảy ra vụ vận động viên kayak Yasuhiro Suzuki bị cấm thi đấu 8 năm, do lén bỏ chất kích thích vào chai nước của đối thủ.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180213-van-dong-vien-nhat-ban-bi-phat-hien-doping-tai-the-van-hoi-pyeongchang

 

Israel, nhân tố mới trong cuộc chiến Syria,

bài toán thêm nan giải

Thanh Hà

Căng thẳng tại Trung Cận Đông gia tăng sau vụ một chiến đấu cơ của Israel bị tên lửa Syria bắn hạ trong đêm mồng 9 rạng sáng mồng 10/02/2018. Lập tức Tel Aviv trả đũa, ra lệnh cho quân đội tấn công vào nhiều mục tiêu quân sự của Damas và thông báo bắn chận một chiếc drone được cho là của Iran thâm nhập vào lãnh thổ Israel.

Từ khi xung đột ở Syria khai mào năm 2011, Israel liên tục can thiệp với lý do để bảo vệ lãnh thổ. Nhưng đây là lần đầu tiên không quân nước này oanh tạc “12 căn cứ của Syria trong đó có bốn mục tiêu của Iran”,như lời một viên tướng Irael đã tuyên bố. Thủ tướng Benjamin Netanyahu hài lòng vì Tel Aviv đã “giáng một đòn mạnh vào lực lượng của Iran và Syria”.

Động cơ nào khiến Israel gia tăng các chiến dịch quân sự tại Syria ?

Để trả lời câu hỏi này cần hiểu là Tel Aviv có cái nhìn như thế nào về Syria, về xung đột kéo dài tại quốc gia này. Một tờ báo uy tín trong thế giới Ả Rập, tờ L’Orient du Jour của Liban trong ấn bản trên mạng ngày 11/02/2018 giải thích : khi chiến sự tại Syria khởi mào, Israel coi đây là một cơ hội tốt. Xung đột này làm suy yếu dòng họ Assad vốn thù nghịch với Nhà nước Do Thái, làm suy yếu quân đội Damas và nhất là làm vơi đi phần nào kho vũ khí hóa học đã được Damas tích lũy từ thời cố tổng thống Hafez al Assad.

Nhưng tình thế đã đổi thay. Chế độ Damas đã hồi sinh nhờ hai điểm tựa rất lớn là Nga và Iran. Tháng 12/2016 – 15 tháng kể từ khi không quân Nga can thiệp vào Syria, là một cột mốc quan trọng. Quân đội chính phủ Syria nhờ phối hợp chặt chẽ với lực lượng dân quân Shia có bàn tay của Iran và không quân Nga, đã giành lại thành phố Aleppo. Nhìn từ Tel Aviv, ảnh hưởng ngày càng lớn của Iran tại một lãnh thổ nằm sát cạnh với Israel là Syria là một “mối đe dọa trực tiếp”, vì từ nay trở đi, “không có gì ngăn cản Iran chuyển vũ khí, đạn dược hay điều các chiến binh sang Liban”, bồi thêm sức mạnh cho cho nhóm Hồi giáo Shia tại Liban là Hezbollah, đồng minh của Terehan.

Teheran cắm rễ tới mức độ nào tại Syria và Iran liệu có lao vào một cuộc đọ sức quân sự với Israel ?

Trả lời phỏng vấn trên tờ báo Pháp Le Figaro hồi tháng 3/2017, cựu giám đốc cơ quan tình báo Israel Amos Yadlin khẳng định là “Iran đặt nhiều kho đạn dược trên lãnh thổ Syria để hỗ trợ cho lực lượng võ trang Shia của Liban”. Nói một cách khác, Tel Aviv cho rằng Teheran đang biến Syria thành sân sau để tiến gần hơn vào Liban, quốc gia có đường biên giới ở phía bắc của Israel.

Vẫn tờ L’Orient du Jour trích lời chuyên gia về Trung Cận Đông, thuộc Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược IRIS của Pháp, ông Karim Bitar : “Israel tối kỵ kịch bản Iran và kể cả Nga cắm rễ một cách lâu dài tại Syria, hay đòi Damas trả ơn dưới một hình thức này hay hình thức khác. Trong một chừng mực nào đó,Tel Aviv có thể chấp nhận chuyện để tổng thống Bachar al Assad tồn tại, nhưng sẽ không chấp nhận chuyện Damas cho phép Iran mở căn cứ quân sự trên lãnh thổ Syria”.

Tháng 7/2017 Matxcơva đã ký kết một thỏa thuận với Damas cho phép Nga mở căn cứ quân sự tại Syria trong thời hạn 50 năm tại cảng Hmeimim, tỉnh Lattaquié. Bộ trưởng bộ Tình Báo Israel, Yisrael Katz mùa hè năm ngoái tiết lộ là “tổng thống al Assad cũng đang chuẩn bị đạt đến một thỏa thuận tương tự với Iran”.

Một báo cáo của Liên Hiệp Quốc cũng nêu lên khả năng Iran đã chi ra hàng tỷ đô la để tài trợ cho nhiều dự án quân sự trên lãnh thổ Syria, điều hàng ngàn chiến binh tới hiện trường. Teheran đương nhiên bác bỏ những cáo buộc nói trên. Nhưng theo các nhà phân tích “qua việc hỗ trợ chế độ của tổng thống Bachar al Assad từ mặt kinh tế, đến quân sự và cả chính trị, nước Cộng Hòa Hồi Giáo Iran nhắm tới mục tiêu thành lập trục Teheran-Beyrouth”.

Dù tình hình khu vực ngày càng thêm rắc rối, nhưng chuyên gia về Trung Cận Đông thuộc Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược IRIS của Pháp, ông Bitar tin rằng cả Israel lẫn Iran đều sẽ kềm chế, tránh lao vào một cuộc đối đầu trực tiếp, ít ra là trong ngắn hạn.

Đành rằng Teheran liên tục ghi những bàn thắng quân sự tại Syria và cả trong khu vực nhưng Damas cũng có một tiếng nói quan trọng. Bởi vì, “sau nhiều năm giao tranh ưu tiên của chính quyền Syria giờ đây là kiểm soát lại toàn bộ lãnh thổ”.

Trong cuộc độ sức gián tiếp này giữa Iran và Israel, lập trường của Nga là gì ?

Thái độ của Nga chính là ẩn số trong bài toán nan giải này. Đúng là sự hiện diện của không quân Nga đã cho phép chế độ Damas đảo ngược thế cờ. Nga và Iran cùng ủng hộ Syria nhưng điện Kremlin luôn giữ quan hệ hữu hảo với Israel. Dường như trong đợt tiếp thủ tướng Netanyahu gần đây nhất tại Matxcơva hôm 25/01/2018, tổng thống Putin có hứa là không để an ninh của Israel bị đe dọa.

Theo nhật báo Le Figaro, cựu lãnh đọa Tình Báo Israel Amos Yadlin, tuyên bố : Israel có một lá chủ bài để mặc cả với Nga, bởi vì Putin muốn đem lại ổn định và tái thiết Syria. Còn Israel thì có khả năng phá hỏng mục tiêu của Matxcơva muốn giữ tổng thống Bachar al Assad ở lại chính trường Syria.

Nhưng vấn đề còn lại là liệu Syria và nhất là Iran nghe theo lời Nga tới mức độ nào ?

Trả lời báo Le Figaro,số ra ngày 12/02/2017, phó giám đốc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược, ông Bruno Tertrais bác bỏ khả năng Nga ngầm bật đèn xanh cho Syria bắn hạ chiến đấu cơ Irael trong vụ va chạm hồi cuối tuần trước. Bởi thứ nhất, Putin muốn giữ chữ tín với thủ tướng Netanyahu đồng thời chủ nhân điện Kremlin muốn đóng vai trò trọng tài để giải quyết xung đột Syria, củng cố vai trò của Nga trong khu vực. Sau cùng, Matxcơva thừa biết rằng đụng chạm tới Israel và Iran là “đùa với lửa”.

Những sự cố gần đây cũng là một “cuộc trắc nghiệm về ảnh hưởng của Nga với một bên là Syria và Israel và bên kia là trong quan hệ giữa hai đồng minh là Teheran và Damas”.

Ofer Zalzberg, thuộc trung tâm nghiên cứu ICG – International Crisis Group, tác giả một báo cáo vừa được công bố tuần qua về nguy cơ bùng phát xung đột giữa một bên là Israel và bên kia là Syria và Iran phân tích : “Người đang nắm giữ chìa khóa mở ra cánh cổng hòa bình tại Trung Cận Đông hiện nay là Vladimir Putin, (…) Nga là cường quốc duy nhất có đủ tư thế để áp đặt những giới hạn với tất cả các bên bên liên quan”.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180213-israel-nhan-to-moi-trong-cuoc-chien-syria-bai-toan-them-nan-giai

 

#MeToo gây xáo trộn Liên hoan phim Berlin

Thanh Phương

Liên hoan phim Berlin khai mạc ngày 15/02/2018, đang phải đối phó với những cáo buộc lạm dụng tình dục nhắm vào một đạo diễn Hàn Quốc được mời đến festival. Chiến dịch #MeToo (các vụ lạm dụng tình dục đối với phụ nữ trong giới điện ảnh) đang gây xáo trộn sự kiện điện ảnh lớn này.

Từ Berlin, thông tín viên Pascal Thibaut, gởi về bài tường trình :

« Có nên trải thảm đen để đón các ngôi sao của festival Berlin ? Đó là yêu cầu của một nữ diễn viên Đức trong một kiến nghị đăng trên mạng. Tính đến tối hôm qua, đã có hơn 12 ngàn người ký tên vào kiến nghị này. Mục đích là nhằm lên án các vụ lạm dụng tình dục đối với phụ nữ trong giới điện ảnh.

Ban tổ chức Liên hoan phim Berlin, sẽ khai mạc Thứ Năm tuần này, đã có phản ứng về tranh cãi liên quan đến chiến dịch #MeToo. Một diễn đàn sẽ được tổ chức để thảo luận về đề tài này. Khi tuyển chọn phim, họ cũng đã loại một số phim, do các đạo diễn hoặc diễn viên của phim này đang bị tố cáo lạm dụng tình dục.

Tuy vậy, tranh cãi vẫn nổ ra. Một nữ diễn viên Hàn Quốc đã chỉ trích quyết định của Liên hoan Berlin mời đạo diễn Kim Ki Duk, người mà cách đây vài năm đã tát cô và buộc cô quay những cảnh nóng ngoài kịch bản. Về cú tát này, đạo diễn Kim Ki Duk đã bị phạt số tiền tương đương 3800 euro vào tháng 12/2018 năm ngoái, nhưng còn vụ kiện về lạm dụng tình dục thì đã bị xếp lại, vì không có bằng chứng.

Ban tổ chức Liên hoan Berlin chủ trương là phải tôn trọng quyền được suy đoán vô tội. Bộ phim mới nhất của Kim Ki Duk sẽ vẫn được chiếu ở festival. Đạo diễn Hàn Quốc sẽ có mặt ở Berlin và sẽ trả lời các câu hỏi về những cáo buộc nói trên. Ban tổ chức Liên hoan Berlin tuyên bố họ muốn đối thoại hơn là nhanh chóng đề ra các biện pháp cho những vấn đề phức tạp. »

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180213-metoo-gay-xao-tron-lien-hoan-phim-berlin

 

Mỹ : Nhà Trắng muốn tăng ngân sách quốc phòng

Thanh Phương

Ngày 12/02/2018, chính quyền tổng thống Donald Trump đã công bố đề nghị ngân sách cho tài khóa 2019, theo hướng tăng chi tiêu quân sự và giảm nguồn tài chính cho ngành ngoại giao.

Theo đề nghị của Nhà Trắng, ngân sách quốc phòng sẽ tăng từ 612 tỷ đôla năm 2018 lên 686 tỷ cho năm 2019, tức là tăng hơn 10%. Trong khi đó, ngân sách dành cho các hoạt động nhân đạo và ngoại giao của Mỹ sẽ bị cắt giảm mạnh.

Cho tới nay, chính quyền Trump vẫn chủ trương dành ưu tiên cho quốc phòng, trong bối cảnh mà, theo Lầu Năm Góc, sự cạnh tranh giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc và Nga trong lĩnh vực quân sự ngày càng gay gắt.

Trong đề nghị ngân sách công bố hôm qua, chính quyền Trump muốn tuyển mộ thêm 25.900 binh lính và đầu tư nhiều vào các phi cơ, chiến hạm, tên lửa phòng thủ và các hệ thống trên đất liền.

Theo hãng tin AFP, ngân sách cho tài khóa 2019 mà Nhà Trắng đề nghị khó được Quốc Hội Mỹ thông qua nguyên trạng, nhưng văn bản này thể hiện những ưu tiên của chính quyền Trump.

Hiện giờ các dân biểu lưỡng viện đang làm việc về ngân sách 2018 và 2019, tiếp theo sau thỏa thuận giữa hai phe Cộng Hòa và Dân Chủ. Các nghị sĩ Mỹ sẽ khó mà chấp nhận việc cắt giảm ngân sách của bộ Ngoại Giao. Theo các dân biểu của cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ, việc cắt giảm quá mạnh ngân sách sẽ gây nguy hại cho nền ngoại giao của cường quốc hàng đầu thế giới, hiện đang can thiệp vào nhiều cuộc khủng hoảng quốc tế.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180213-hoa-ky-nha-trang-muon-tang-ngan-sach-quoc-phong

 

Anh : Lãnh đạo Oxfam từ chức

vì vụ tai tiếng tình dục của các nhân viên ở Haiti

Thanh Phương

Ngày 12/02/2018, phó tổng giám đốc của tổ chức phi chính phủ Oxfam của Anh, bà Penny Lawrence đã loan báo từ chức, tuyên bố « nhận hoàn toàn trách nhiệm » về vụ tai tiếng tình dục của các nhân viên thuộc tổ chức này ở Haiti.

Theo một cuộc điều tra của nhật báo Times, được đăng tải ngày 09/02/2018 vào năm 2011, khi đến Haiti cứu trợ nạn nhân động đất 2010, các nhân viên của Oxfam đã đem gái mãi dâm về nhà và khách sạn trong những buổi ăn chơi thác loạn. Ngày 12/02/2018, cũng nhật báo Times tiết lộ là ban lãnh đạo tổ chức Oxfam đã không nghe theo những lời cảnh báo và vẫn bổ nhiệm ông Roland van Hauwermeiren làm giám đốc quốc gia của Oxfam ở Haiti, mặc dù trong thời gian công tác ở Tchad, nhân vật này đã có những hành vi rất đáng lo ngại đối với phụ nữ.

Bà Penny Lawrence thừa nhận là bà đã được thông báo về những hành vi sai trái của ông van Hauwermeiren và êkíp của ông, khi ông này còn là giám đốc  Oxfam tại Tchad, nhưng bà đã không có biện pháp thích ứng.

Tổ chức Oxfam thì khẳng định đã mở một cuộc điều tra nội bộ ngay từ năm 2011 sau khi biết thông tin về những hành vi của êkíp ở Haiti. Trước khi cuộc điều tra này kết thúc, 4 nhân viên đã bị sa thải và 3 người khác đã từ chức, trong đó có ông van Hauwermeiren.

Về phần mình, Ủy Ban Từ Thiện, cơ quan quản lý các tổ chức nhân đạo ở Anh, thì cho biết là vào thời đó Oxfam không hề thông báo với họ về các vụ lạm dụng tình dục của các nhân viên tổ chức này. Ủy ban này yêu cầu tổ chức từ thiện của Anh nhanh chóng cung cấp thêm thông tin về vụ tai tiếng tình dục này.

Bộ trưởng bộ Phát Triển Quốc Tế, bà Penny Mordaunt, đã dọa cắt tài trợ cho Oxfam nếu tổ chức này không cung cấp toàn bộ thông tin về vụ việc. Bà Mordaunt thông báo là chính phủ Anh sẽ lập ra một bộ phận giám sát hoạt động của các tổ chức phi chính phủ, để bảo đảm không tái diễn những vụ khai thác hoặc lạm dụng tình dục.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180213-anh-mot-lanh-dao-oxfam-tu-chuc-vi-vu-tai-tieng-tinh-duc-o-haiti

 

Bị trục xuất, ông Saakachvili vẫn được ủng hộ tại Ukraina

Thụy My

Sau khi bị bắt và bị trục xuất thô bạo khỏi Ukraina ngày 12/02/2018, cựu tổng thống Gruzia Mikhail Saakachvili từ Ba Lan tuyên bố « sẽ chiến đấu đến cùng ». Những người ủng hộ ông thì khẳng định sẽ tiếp tục đấu tranh với tổng thống Petro Porochenko, bị họ cho là tham nhũng và độc đoán.

Từ Kiev, thông tín viên RFI Sébastien Gobert tường trình :

« Có khoảng năm chục người biểu tình trước Phủ tống thống Ukraina đòi ông Petro Porochenko từ chức. Họ vẫn tỏ ra lạc quan là sẽ có nhiều người tham gia hơn.

Người giữ loa phóng thanh nói : « Các bạn hãy vững tin, vì có những người từ khắp mọi miền đất nước ủng hộ chúng ta. Những gì đã diễn ra thật đáng xấu hổ, gây sốc cho rất nhiều người ! »

Không chỉ trên đường phố, mà tình cảm giận dữ còn được chia sẻ trên mạng xã hội. Nhiều người lo ngại sau Mikhail Saakachvili, chính quyền sẽ tấn công vào các nhà đối lập khác, hoặc vào các tổ chức phi chính phủ chống tham nhũng.

Công tố viên trưởng đã cáo buộc ông Saakachvili âm mưu đảo chính, và cư trú bất hợp pháp tại Ukraina. Vụ trục xuất ông sang Ba Lan được coi là cách để tống khứ ông, nhưng đối với dân biểu theo xu hướng tự do Yehor Sobolev, đây là một sự thú nhận bất lực của Kiev.

Ông Sobolev nói : « Họ sợ hãi, và họ có lý do để lo sợ. Bởi vì sắp tới chúng tôi sẽ đòi hỏi công lý, và Mikhail Saakachvili sẽ quay về nước ! Chúng tôi sẽ cùng đi gặp ông ấy ».

Tuy không có được sự ủng hộ chính trị hoặc hỗ trợ của phương Tây, nhưng những người hâm mộ ông Mikhail Saakachvili vẫn là một thiểu số rất tích cực. Và dù không đạt được kết quả như mong muốn đi nữa, họ vẫn không để bị rơi vào quên lãng. »

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180213-bi-truc-xuat-ong-saakachvili-van-duoc-ung-ho-tai-ukraina

 

Tổng thống Brazil

thăm vùng biên giới tràn ngập người tị nạn Venezuela

Thụy My

Tại Brazil, tổng thống Michel Temer ngày 12/02/2017 đã đến thăm vùng biên giới với Venezuela. Bang Roraima đang trong tình trạng khẩn cấp, phải đón nhận hàng mấy chục ngàn người Venezuela chạy trốn khỏi đất nước đang bị khủng hoảng kinh tế, thiếu hụt thực phẩm và siêu lạm phát.

Năm ngoái có trên 17.000 người Venezuela nộp đơn xin visa với tư cách người tị nạn ở Brazil, và năm nay con số này có thể tăng gấp 10 lần.

Từ Rio de Janeiro, thông tín viên RFI François Cardona cho biết thêm :

« Được đón tiếp bởi những người biểu tình đang giận dữ, tổng thống Michel Temer đã viếng thăm chớp nhoáng vùng biên giới với Venezuela.

Hiện nay có trên 40.000 người Venezuela đang sinh sống tại thành phố Boa Vista của Brazil, thường là trong các điều kiện tạm bợ. Họ chiếm 10% dân số thành phố, và thường xảy ra xung đột giữa người nhập cư với dân địa phương.Tuần trước, có hai căn nhà của người Venezuela bị đốt cháy, làm nhiều người bị thương.

Trước cuộc khủng hoảng mới về di dân, mỗi ngày lại thêm trầm trọng, tổng thống Temer hứa hẹn người tị nạn Venezuela sẽ được chuyển sang một bang khác của Brazil, để làm giảm bớt áp lực tại vùng biên giới Roraima.

Nhưng hiện chưa có kế hoạch cụ thể nào được đưa ra, ngân sách cũng chưa được cấp. Bộ trưởng Quốc Phòng khẳng định sẽ tăng gấp đôi số quân nhân trong khu vực, cùng với việc lập ra một bệnh viện ở nông thôn, và một trung tâm thanh lọc người tị nạn Venezuela. Chính quyền cũng loan báo sẽ tăng cường kiểm soát biên giới ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180213-tong-thong-brazil-tham-vung-bien-gioi-tran-ngap-nguoi-ti-nan-venezuela