Tin Việt Nam – 06/02/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 06/02/2018

Việt Nam: Ông Hoàng Đức Bình bị tuyên 14 năm tù

Luật sư nói với BBC rằng bản án 14 năm tù cho nhà hoạt động Hoàng Đức Bình trong phiên xử hôm 6/2 “là một hình phạt khá cao.”

Bình luận vụ bắt giữ, truy nã ở Nghệ An, Hà Tĩnh

‘Chưa LS nào bào chữa thành công các vụ Điều 258’

Nhiều tổ chức lên tiếng về dân chủ ở VN trước APEC

HRW: Các nhà hoạt động ‘không chốn dung thân’ ở VN

Nhà hoạt động Hoàng Đức Bình (còn được biết với tên Hoàng Bình) vừa bị tuyên tổng cộng 14 năm tù vì vi phạm hai Điều 257, 258 Bộ luật Hình sự trong phiên tòa diễn ra hôm 6/2 tại thành phố Vinh.

Với mỗi tội danh, ông Bình bị phạt 7 năm tù.

Người cùng ra tòa với ông Bình là ông Nguyễn Nam Phong bị tuyên 2 năm tù về tội “Chống người thi hành công vụ” theo Điều 257.

Đã có cáo buộc một số người bị câu lưu khi đến gần tòa án.

Hôm 6/2, Luật sư Lê Văn Luân, Văn phòng luật sư Hưng Đạo Thăng Long, người bào chữa cho ông Bình, nói với BBC: “Bản án dành cho ông Bình là chưa xem xét những chứng cứ mà luật sư yêu cầu trình chiếu, thẩm tra xem là chứng cứ buộc tội hay vô tội.”

Tôi cho rằng chúng ta phải thay đổi tư duy pháp lý và cách vận hành tố tụng. Nếu không đủ chứng cứ buộc tội thì phải trả tự do cho những người bị cáo buộc.luật sư Lê Văn Luân

“Chủ tọa phiên tòa thời gian chiếu tài liệu khoảng 180 phút nên không xem xét mà chỉ dựa vào kết luận giám định.”

“Luật sư thấy một số lời khai của những người làm chứng không khách quan, không trung thực.”

Ý kiến luật sư bào chữa

“Bản án cho ông Bình là một hình phạt khá cao, ở mức cao nhất của mỗi tội.”

“Theo tôi, việc xét xử không dựa trên thẩm tra chứng cứ tại tòa là vi phạm nghiêm trọng tố tụng.”

“Thỉnh thoảng chủ tọa phiên tòa còn ngắt lời hoặc làm luật sư phân tâm khi luật sư đưa ra quan điểm.”

Luật sư Luân nói thêm: “Tôi cho rằng chúng ta phải thay đổi tư duy pháp lý và cách vận hành tố tụng.”

“Nếu không đủ chứng cứ buộc tội thì phải trả tự do cho những người bị cáo buộc.”

Linh mục Thục ‘không được xuất cảnh’

Nghệ An: ‘hàng trăm người’ đi kiện Formosa

Báo QĐND nói về ‘lợi dụng tôn giáo kích động’

Báo trong nước im lặng vụ Formosa

“Đặc biệt thì chứng cứ đó phải được thu thập đầy đủ và thẩm tra tại tòa.”

“Người làm chứng, người liên quan phải được triệu tập đến tòa.”

Chính quyền Việt Nam cáo buộc một nhà bảo vệ nhân quyền với tội danh lợi dụng quyền tự do dân chủ, trong khi sự thực là người dân Việt Nam chẳng hề có tự do, dân chủ hay nhân quyền.Tổ chức Theo dõi Nhân quyền

“Nhưng những điều đó thì chúng ta đang đi ngược lại, dựa vào những chứng cứ đã có sẵn để buộc tội bị cáo.”

“Điều đó rất nguy hiểm cho nền tố tụng của Việt Nam.”

Báo Nghệ An hôm 6/2 viết: “Trên Faceboook cá nhân, Hoàng Đức Bình còn nhiều lần phát trực tiếp với những hình ảnh, lời lẽ vu khống các lực lượng chức năng, mang tính kích động,xuyên tạc sự thật. Tại phiên tòa hôm nay, Bình không thể hiện sự ăn năn hối cải.”

“Hoàng Đức Bình thường xuyên đăng tải, chia sẻ trên Facebook cá nhân những thông tin, tài liệu tuyên truyền nói xấu chế độ, cổ vũ phong trào đa nguyên, đa đảng.”

“Lợi dụng sự cố môi trường biển miền Trung, với tư cách Phó chủ tịch “Phong trào Lao động Việt”, Hoàng Đức Bình đã xúc tiến, thành lập “Hiệp hội ngư dân miền Trung” với ý đồ tạo dựng tổ chức ngoại vi, tập hợp lực lượng, lôi kéo giáo dân, ngư dân miền Trung tham gia vào tổ chức; tìm chọn “hạt nhân” kích động biểu tình, phá rối an ninh trật tự.”

Trước đó, từ New York, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) phát đi thông cáodẫn lời ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á châu của tổ chức này: “Hoàng Đức Bình đã liên tục và công khai lên tiếng ủng hộ các tù nhân chính trị bị giam, giữ. Ộng cũng tham gia nhiều cuộc biểu tình phản đối Formosa và góp phần tổ chức các nhóm vận động đòi bồi thường thiệt hại cho ngư dân vì cuộc sống bị ảnh hưởng do đợt xả chất thải độc năm 2016.”

“Đây là một nghịch cảnh vừa hài vừa bi, ở chỗ chính quyền Việt Nam cáo buộc một nhà bảo vệ nhân quyền với tội danh lợi dụng quyền tự do dân chủ, trong khi sự thực là người dân Việt Nam chẳng hề có tự do, dân chủ hay nhân quyền,” HRW nói.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42935452

 

Ông Trần Đức Anh Sơn bị ‘cảnh cáo’ vì bài viết

Một nhà nghiên cứu Biển Đông bị Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng thi hành kỷ luật về Đảng do ‘đăng tin bài trên mạng xã hội có nội dung sai sự thật, bịa đặt’.

Theo đó, vi phạm của tiến sỹ Trần Đức Anh Sơn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế – Xã hội Đà Nẵng là “viết và đăng tin bài trên mạng xã hội có nội dung sai sự thật, bịa đặt, không đúng với quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước”, theo thông cáo chính thức của Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng.

Vi phạm này bị Đảng Cộng sản đánh giá là “nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân” ông Sơn.

Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo đối với ông Trần Đức Anh Sơn.

Từ bắt blogger tới ‘kiểm soát’ xã hội dân sự

Viết Facebook, nhiều người bị ‘mời lên phường’

Truyền thông quốc tế nói về ‘Lực lượng 47’

HRW: Các nhà hoạt động ‘không chốn dung thân’ ở VN

Ông Trần Đức Anh Sơn được nhiều người biết đến về những công trình nghiên cứu Biển Đông và chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa.

Trên Facebook cá nhân, ông Anh Sơn đã đăng tải bài viết ‘Đôi lời muốn nói’ sau khi nhận quyết định kỷ luật.

Trong bài viết này, ông Sơn không nói rõ bị kỷ luật vì những bài viết cụ thể nào nhưng cho hay “nhận được yêu cầu giải trình” về những gì ông “viết trên Facebook trong ba năm qua”, từ “giữa tháng 11/2017”.

“Sau đó thì tôi đã trải qua ba vòng kiểm điểm ở ba cấp khác nhau trong hai tháng qua theo quy trình vì đã vi phạm một số điều trong Quy định 47 “Về những điều đảng viên không được làm”.

“Việc Uỷ ban Kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng công bố mức kỷ luật chiều nay là bước sau cùng của quy trình đó. Tôi đã chuẩn bị tinh thần và chấp nhận hình thức kỷ luật này.”

Ông cũng nói ‘”cần yên tĩnh để vượt qua giai đoạn khó khăn này, và cũng cần có thời gian để toàn tâm toàn ý làm cho xong cuốn sách Đồ Sử ký kiểu thời Nguyễn”.

Hiện trạng pháp lý?

Luật sư Phùng Thanh Sơn từ TPHCM nói với BBC ngày 6/2 rằng ông không phải là đảng viên cộng sản nên không bình luận về việc kỷ luật của Đảng đối với ông Anh Sơn.

Tuy nhiên, luật sư này cho rằng khi so sánh với các vụ án hình sự liên quan đến hành vi tuyên truyền chống phá nhà nước gần đây, thì về mặt pháp lý, ông Anh Sơn và những người bị cáo buộc trước đây đều có điểm chung là đăng tải “nội dung sai sự thật, bịa đặt, không đúng với quan điểm của đảng, pháp luật của nhà nước, ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của đảng và nhà nước”.

Nhưng đường hướng xử lý tại Việt Nam thì có sự khác biệt.

“Ông Sơn chỉ bị cảnh cáo còn nhiều trường hợp khác đã bị xử lý hình sự.”

“Tôi nói điều này không có nghĩa là ủng hộ hay gây sức ép để xử lý hình sự với ông Anh Sơn, mà chỉ nói lên hiện trạng pháp lý hiện nay liên quan tội danh tuyên truyền chống nhà nước là rất mơ hồ, chỉ định tính mà không định lượng.”

“Pháp luật chưa có định nghĩa thế nào là tuyên truyền và thế nào là đưa thông tin; thế nào chống nhà nước và thế nào là đưa thông tin bất lợi cho nhà nước,” luật sư bình luận.

Quyết định kỷ luật cảnh cáo ông Sơn xuất hiện trong bối cảnh Việt Nam kết án tù một số nhà bất đồng chính kiến với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước.”

Việt Nam: ‘Tránh bôi nhọ’ trong vụ đỗ xe sai?

Liệu Đảng có thể tự kiểm soát quyền lực?

Luật sư bảo vệ Mẹ Nấm sẽ bị xử nặng?

Mới nhất, trong sáng 6/2, tòa án ở Vinh, Nghệ An xét xử nhà hoạt động Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong với nhiều tội danh, trong đó có việc “thường xuyên đăng tải, chia sẻ trên Facebook cá nhân những thông tin, tài liệu tuyên truyền nói xấu chế độ, cổ vũ phong trào đa nguyên, đa đảng”, theo truyền thông Việt Nam.

Hôm 1/2, tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tuyên bác sỹ Hồ Hải bốn năm tù giam, hai năm quản chế cũng với tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước”.

Ngày 31/1, ba nhà hoạt động gồm Trần Hoàng Phúc, Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển nhận án lần lượt là sáu, năm và bốn năm tù.

Theo luật sư Sơn, “lo sợ bị khép tội tuyên truyền chống nhà nước nên các cá nhân ngại bày tỏ quan điểm, bức xúc của mình. Mà bức xúc xã hội bị đè nén đến một lúc nào đó thì nó buộc phải bùng nổ.”

“Lúc này các bức xúc đó rất dễ chuyển hoá thành sự thù hận và khi đó hậu quả của nó thì không thể lường trước được.”

VN: Lãnh đạo sai nên kinh tế không như ý?

Kiểm duyệt nhạc Việt qua năm tháng

Mạng xã hội ‘tạo cái nhìn sai lệch’?

Cáo trạng nói gì về ‘hành vi’ của Mẹ Nấm?

Luật sư Sơn cho rằng, vì những lý do nói trên, “Đảng cộng sản nên bãi bỏ tội danh tuyên truyền chống nhà nước”, qua đó cũng khuyến khích được các cá nhân ‘bày tỏ quan điểm của mình.’

“Nhờ đó mà Đảng đo lường được chính xác thái độ cũng như bức xúc của người dân để có những điều chỉnh kịp thời trong việc quản trị quốc gia.”

“Người săn bản đồ”

Tờ NewYork Times từng có bài viết về ông Trần Đức Anh Sơn năm 2017 với tiêu đề ‘Người săn bản đồ ủng hộ lập trường của Việt Nam về chủ quyền trên Biển Đông.

Theo đó, nhiều năm trước, giới chức Đà Nẵng đề nghị ông Sơn đi tìm kiếm các tài liệu và bản đồ trên khắp thế giới để hỗ trợ chứng cứ cho khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.

Sau đó ông kết luận rằng Việt Nam nên thách thức các hoạt động của Trung Quốc tại một số đảo thuộc các vùng biển đang tranh chấp, như Philippines đã làm và đã thành công. Nhưng cấp trên của ông ‘không bị lay chuyển’ bởi đề xuất này.

“Họ luôn luôn nói với tôi, “Sơn, hãy giữ bình tĩnh”, “Đừng nói xấu về Trung Quốc”, ông Sơn nói trong bài báo trên New York Times.

Ông cho biết đã tìm thấy bằng chứng trong hơn 50 cuốn sách bằng tiếng Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha – về việc một nhà thám hiểm Việt Nam thời Nguyễn đã cắm cờ ở Hoàng Sa và Trường Sa vào những năm 1850.

Theo bài báo của New York Times, ông Trần Đức Anh Sơn sinh năm 1967 tại Huế. Cha ông chết năm 1970 trong khi chiến đấu cho quân miền Nam Việt Nam.

Ông lớn lên trong nghèo khó, sau đó trở thành sinh viên xuất sắc của trường Đại học Huế, nơi ông làm khóa luận về đồ sứ thời nhà Nguyễn. Ông Sơn sau đó trở thành giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế.

“Tôi không phải là một chính trị gia,” ông Sơn nói với New York Times. “Tôi là một nhà khoa học.”

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42956137

 

Vietnam Airlines vẫn bay thẳng Mỹ dù thua lỗ

Hãng hàng không nhà nước Vietnam Airlines dự kiến tiếp tục mở các chuyến bay thẳng giữa Việt Nam – Hoa Kỳ, dù lợi nhuận không khả quan.

Các chuyến bay thẳng dự kiến sẽ được mở vào cuối năm 2019, với khả năng mở chặng bay đầu tiên giữa thành phố Hồ Chí Minh và Los Angeles.

Tuy nhiên ông Dương Trí Thành, Tổng giám đốc Vietnam Airlines dự báo công ty có thể sẽ lỗ đến 150 triệu đôla trong 5 năm đầu tiên, theo báo VnExpress.

2017 – ‘Năm an toàn nhất’ lịch sử hàng không

Cục Hàng không VN phạt Vietjet 44 triệu

Cổ phiếu Vietnam Airlines tăng mạnh ngày ra mắt

Nhu cầu thấp

Hầu hết hành khách giữa các chuyến Hoa Kỳ – Việt Nam là khách du lịch, du học sinh và cộng đồng Việt kiều tại Hoa Kỳ về thăm người thân.

Nhưng lượng khách trên không đảm bảo một nguồn thu lợi nhuận ổn định.

Đồng thời, đây là nhóm khách hàng hay chọn các chuyến bay giá rẻ, nhiều chặng chứ không nhất thiết là bay thẳng.

Ông Thành nói với Reuters rằng, thực tế các chuyến bay liên lục địa “đều không thu được nhiều lợi nhuận” nhưng “chúng tôi đang giúp mọi người có thể ra vào đất nước.”

“Như phần lớn các hãng hàng không như Philippines và Thái Lan, chúng tôi không có đủ hành khách hạng thương gia. Chúng tôi chỉ phụ thuộc vào những người thăm gia đình bạn bè. Đấy thì không phải là cách để kiếm tiền.”

Vào 2016, Việt Nam đã đặt mua hơn 10 chiếc máy bay Airbus A350-900 từ Pháp, dự kiến để phục vụ cho các chặng bay trực tiếp từ Hoa Kỳ và Việt Nam.

Ông dự báo Vietnam Airlines có thể sẽ chịu lỗ 30 triệu đôla mỗi năm trong 5 năm đầu tiên.

“Nhưng có thể thu hồi lại vốn sau 5 năm,” ông nói với VnExpress.

Cạnh tranh cao

Trong khi đó, Vietnam Airlines có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong thị trường hàng không giữa Đông Nam Á và Hoa Kỳ.

Philippines Airlines có lợi thế về khoảng cách địa lý, các chặng bay sang bờ tây Hoa Kỳ có thời gian ngắn hơn.

Singapore Airlines thì nổi tiếng về chất lượng và nhu cầu đi lại của giới doanh nhân đến đất nước này cũng cao hơn.

Năm ngoái, hãng này đã mở chuyến bay thẳng 17,5 giờ từ Singapore đến San Francisco và dự tính mở thêm các chặng đến Los Angeles và New York vào cuối năm nay.

Thai Airways đồng thời sẽ mở cửa lại các chuyến bay thẳng sang Hoa Kỳ vào cuối 2018 hoặc đầu 2019.

Chưa kể các đối thủ khác như Cathay Pacific Airways và Emirates.

Vietnam Airlines và các hãng hàng không Đông Nam Á khác đang “cân bằng giữa mong muốn tăng trưởng của chính phủ và sức khỏe tài chính của chính hãng trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt,” Reuters nhận định.

“Chúng tôi hi vọng sẽ mở các chặng bay vào 2019 hoặc 2020,” ông Thành nói.

Tuy nhiên, ông cho biết kế hoạch có thể bị trì hoãn vì Vietnam Airlines cần phải hoàn thành các yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn hàng không của Hoa Kỳ trước khi mở chuyến bay thẳng giữa hai nước.

http://www.bbc.com/vietnamese/business-42959855

Kêu gọi Việt Nam chấm dứt bắt bớ, bỏ tù giới bất đồng

Tình trạng đàn áp chưa từng có tại Việt Nam trong năm 2017 khiến cộng đồng quốc tế cần phair can thiệp với Hà Nội về vấn đề nhân quyền.

Liên đoàn Nhân quyền Quốc Tế và tổ chức thành viên Ủy Ban Nhân quyền Việt Nam lên tiếng như vừa nêu trong thông cáo báo chí vào ngày 5 tháng 2.

Tổng thư ký Liên Đoàn Nhân Quyền Việt Nam, bà Debbie Stothard, lên tiếng trong thông cáo báo chí rằng việc Châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng quan tâm đến lĩnh vực ký kết hợp đồng kinh tế hơn nhân quyền đã khiến Hà Nội mạnh dạn thẳng tay tấn công các quyền chính trị và dân sự căn bản của người dân.

Bà Debbie Stothard nhấn mạnh đã đến lúc cộng đồng quốc tế cần tích cực can thiệp với Hà Nội về nhân quyền.

Thống kê cho thấy trong năm 2017, cơ quan chức năng Việt Nam tiến hành bắt giữ và giam tù ít nhất 46 nhà hoạt động và bảo vệ nhân quyền. Tất cả đều thực thi quyền tự do biểu đạt và tụ họp trong ôn hòa. Trong số này có 7 phụ nữ.

Biện pháp trấn áp gia tăng vào cuối tháng 12 năm ngoái khi tòa Việt Nam tuyên án 15 nhà hoạt động.

Liên Đoàn Nhân Quyền Quốc tế kêu gọi Hà Nội trả tự do ngay và vô điều kiện cho những tù nhân chính trị tại Việt Nam. Song song đó là Hà Nội phải hủy bỏ những điều trong Bộ Luật Hình sự bị cho là không phù hợp với các cam kết của Việt Nam theo luật quốc tế.

Liên Đoàn Nhân Quyền Quốc Tế còn bày tỏ quan ngại trước biện pháp mới nhất của chính phủ Việt Nam cho xiết chặt kiểm soát nội dung Internet. Vào ngày 25 tháng 12 năm 2017, tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ Nhiệm Tổng Cục Chính Trị Quân Đội Việt Nam, thông báo đơn vị chiến đấu trên mạng của Quân Đội Việt Nam gọi là Lực Lượng 47 có 10 ngàn nhân sự.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-annus-horribilis-ends-with-more-arrests-and-imprisonment-02062018102824.html

 

Nguyên bí thư Quảng Nam bị cách chức

Thêm một trường hợp nguyên bí thư vừa bị kỷ luật và cách chức: Đó là ông Lê Phước Thanh, nguyên bí thư Tỉnh uỷ Quảng Nam, người chịu trách nhiệm chính về những vi phạm khuyết địểm của Ban thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Nam nhiệm kỳ 2010-2015. Báo Pháp Luật loan tin hôm 06/02, một ngày sau khi quyết định kỷ luật trên được công bố.

Quyết định kỷ luật ông Thanh được đưa ra dựa trên cơ sở kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm tại Tỉnh ủy Quảng Nam do Ủy ban Kiểm tra Trung ương thông báo hồi cuối tháng 12-2017.

Về trách nhiệm cá nhân, ông Thanh vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc và các quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ như: thực hiện nhiều sai phạm trong việc quy hoạch, đào tạo, luân chuyển, điều động và quyết định bổ nhiệm con trai là Lê Phước Hoài Bảo giữ các chức vụ từ trưởng phòng của Ban quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, Phó Chủ tịch UBND huyện Thăng Bình, đến Phó Giám đốc, Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh nhà.

Hiện, ông Lê Phước Hoài Bảo đã bị xoá tên trong danh sách đảng uỷ viên và tạm đình chỉ công tác để tiến hành làm thủ tục kiểm điểm theo quy trình.

Vừa qua nguyên bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, cựu ủy viên Bộ Chính Trị, ông Đinh La Thăng bị đưa ra tòa xét xử và bị tuyên án 13 năm tù giam.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/former-secretary-of-the-communist-party-of-quang-nam-province-was-removed-02062018095043.html

 

Đà Nẵng kỷ luật nguyên Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ

Uỷ Ban Kiểm Tra Thành uỷ Đà Nẵng, ban Thường vụ Thành uỷ hôm 6/2/2018 ra quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Mai Đăng Hiếu, nguyên Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ kiêm Phó Trưởng Văn phòng đại diện Tp Đà Nẵng tại Tokyo – Nhật Bản.

Theo cơ quan điều tra, lý do kỷ luật chính được nêu là vì ông Hiếu đã có sự can thiệp cá nhân sâu vào việc điều hành hoạt động của công ty Cổ phần Chef Meat Việt Nam, là công ty có vốn đầu tư nước ngoài (Nhật Bản) không đúng với hoạt động công vụ được giao.

Cũng liên quan đến các vi phạm trong hoạt động kinh tế, cơ quan điều tra cho biết ông Hiếu đã để cho người thân đứng tên góp 51% vốn điều lệ liên doanh với người Nhật Bản tại công công ty TNHH Thương mại và Du lịch Xin Chào nhưng thực tế không góp vốn như cam kết.

Ngoài ra, tuy ông Hiếu là cán bộ lãnh đạo cơ quan ngoại vụ của Đà Nẵng nhưng đã có những hành vi thiếu chuẩn mực trong giao tiếp, vi phạm quy định về nhiệm vụ của Đảng viên khi ra nước ngoài.

Tính đến nay, số lãnh đạo, cán bộ các sở, ban, ngành, văn phòng của Đà Nẵng đã bị cơ quan thẩm quyền quyết định kỷ luật lên đến hàng chục người. Trong đó, gây chú ý cho dư luận là trường hợp kỷ luật cảnh cáo Chủ tịch UBND thành phố Huỳnh Đức Thơ và Chủ tịch HĐND Tp Đà Nẵng, ông Nguyễn Xuân Anh…

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/danang-put-punishment-on-former-deputy-director-of-the-department-of-foreign-affairs-02062018093236.html

 

Ngư dân Việt cứu người Mỹ độc hành

quanh thế giới bằng du thuyền

Các ngư dân Quảng Ngãi đã cứu sống một người Mỹ sau 20 ngày lênh đênh trên biển Đông, sau hải trình từ quần đảo Mariana của Mỹ đến thành phố Yokohama của Nhật.

Chính quyền thành phố Đà Nẵng hôm 6/2 nói ngư dân trên tàu cá QNg98785 hôm 18/1 đã cứu ông Rimas Meleshyus, 66 tuổi, người Mỹ gốc Nga, sau khi chiếc thuyền buồm Memosis của ông gặp nạn vào cuối tháng 12/2017.

Truyền thông Việt Nam trích lời các ngư dân nói họ phát hiện chiếc thuyền buồm màu trắng dài khoảng 7m, rộng chừng 2,5m dập dềnh vô định. Cánh buồm trơ khung cột, chỉ còn mảnh vải trắng rách bươm bị gió đánh phần phật. Thuyền của ông trước đó bị một cơn bão kéo tới tận khu vực bắc Biển Đông, gần Hồng Kông.

Tuy nhiên sức khỏe của ông Rimas khá tốt và ông tiếp tục cùng các ngư dân Quãng Ngãi đi đánh cá trước khi về lại đất liền hôm 4/2.

Viết trên Facebook hôm 5/2 khi trú tại khách sạn Tiên Sa, Đà Nẵng, ông Rimas viết: “Các ngư dân Việt Nam đã cứu sống tôi.” Ông còn viết thêm rằng sau khi từ Việt Nam về lại Mỹ, ông sẽ tiếp tục chuyến du thuyền vòng quanh thế giới.

Ông Rimas thuật lại với báo chí Việt Nam rằng vào ngày 25/5/2017, ông bắt đầu hành trình chu du giữa biển bằng con thuyền buồm tên Memosis từ Hawai đến Fiji, Tuvalu… Khi còn cách Yokohama chừng 500km, thuyền ông đâm phải một vật thể lớn và bị hỏng. Ngày 10/12/2017, ông đã phát tín hiệu cầu cứu đi khắp nơi suốt hai ngày nhưng bặt vô âm tín.

Tháng 10 năm ngoái Tuần duyên Hoa Kỳ cũng đã cứu ông Rimas khi chiếc du thuyền của ông gặp thời tiết xấu gần đảo Saipan sau 127 ngày chu du.

https://www.voatiengviet.com/a/ngu-dan-viet-cuu-song-nguoi-my-doc-hanh-bang-du-thuyen-quanh-the-gioi/4241174.html

 

Đột kích lán buôn người Việt, Pháp bắt 27 người

Ngày 6/2, nhà chức trách Pháp cho hay vừa bắt giữ 27 người trong cuộc đột kích vào một lán trại nằm trong rừng của di dân Việt Nam đang tìm cách sang Anh.

Theo AP, cảnh sát đã tiến hành bố ráp lán trại nằm ở miền bắc nước Pháp với mục tiêu bắt giữ những kẻ buôn lậu người. Tuy nhiên, không rõ liệu có ai trong số 27 người bị bắt là những tên buôn người hay không.

Tin cho hay các cuộc đột kích tương tự cũng đã được tiến hành ở nhiều nơi khác tại Pháp trong thời gian qua.

Cuộc bố ráp lán trại nằm gần thị trấn Lens được tiến hành theo lệnh của một thẩm phán điều tra. Trại này được biết là một trong những nơi trú ẩn của người Việt Nam tìm cách vượt biên sang Anh theo các đường dây buôn người.

Theo tường thuật của The Guardian hồi tháng 9, khu vực rừng miền Bắc nước Pháp là nơi những kẻ buôn người tập trung các nạn nhân người Việt lại, rồi lẻn tống họ vào các xe tải chở hàng dừng lại đổ xăng hay nghỉ ngơi, và theo đó sang Anh.

Vẫn theo nguồn tin này, có gần cả trăm người Việt Nam, bao gồm cả trẻ em, sống trong lán trại nằm ẩn sâu trong rừng gần thị trấn Agnres, cách Calais khoảng 100 cây số về hướng đông nam. Nơi đây được những kẻ buôn người chọn và gầy dựng thành “phố Việt Nam” vì tình trạng thiếu kiểm soát an ninh, dễ dàng cho việc vận chuyển người.

Điều kiện sống ở lán trại được mô tả là cực kỳ tồi tệ. Các cư dân nấu nướng, ăn, ngủ trong lán do các thợ mỏ bỏ lại từ nhiều năm, mái lán bị sập và không có máy sưởi.

Mặc dù khu vực này đã tồn tại hơn cả thập niên, nhưng nhà chức trách Pháp không mấy quan tâm nên nó vẫn tồn tại và trở thành điểm trung chuyển của đường dây buôn người Việt Nam.

Theo The Guardian, cư dân địa phương và các tổ chức từ thiện vẫn thường xuyên đóng góp giúp đỡ và cung cấp thực phẩm cho trại đều đặn.

Sau khi đến trại, các nạn nhân của đường dây buôn người được đưa sang Anh để làm việc bất hợp pháp tại các trại trồng cần sa, các tiệm làm móng và nhà hàng.

https://www.voatiengviet.com/a/dot-kich-lan-buon-nguoi-viet-phap-bat-27-nguoi/4241279.html

 

Việt Nam đưa 6 tàu ngầm Kilo 636 vào biên chế

Hải Quân Việt Nam đã tiếp nhận đưa vào biên chế đầy đủ 6 tàu ngầm Kilo 636.

Thiếu tướng Trần Hoài Trung, Bí Thư Đảng Ủy, Chính Ủy Quân Chủng Hải Quân Việt Nam, cho báo giới biết như vừa nêu vào ngày 6 tháng 2.

Vừa qua vào ngày 14 tháng 3, Trung Tá Vũ Hữu Khiêm, phó trưởng phòng Tuyên Huấn, Cục Chính Trị Hải Quân Việt Nam, thông báo lực lượng này hoàn toàn làm chủ được 5 trên 6 tàu ngầm Kilo 636 không cần chuyên gia nước ngoài.

Tính đến lúc đó, ngoại trừ chiếc mới nhận thì 5 chiếc tàu ngầm Kilo 636 của Việt Nam do Nga đóng đủ khả năng bước vào chiến đấu ngay khi cần thiết.

Với việc đưa vào biên chế 6 tàu ngầm Kilo vừa nêu thì hợp đồng giữa chính phủ Việt Nam và Cộng Hòa Liên Bang Nga về việc này đã hoàn tất.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-commissions-6-kilo-submarines-02062018105125.html

 

Lễ thượng cờ cho 2 tàu Gepard 3.9 tại Cam Ranh

Sáng 6/2, tại Quân cảng Cam Ranh, Vùng 4 Hải quân tổ chức lễ thượng cờ, đưa vào hoạt động hai tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 phiên hiệu 015 Trần Hưng Đạo và 016 Quang Trung.

Chuẩn đô đốc Hoàng Hồng Hà, Phó tư lệnh Hải quân Việt Nam, và đại biểu các địa phương, quân đội, quân chủng, Vùng 4 Hải quân, chuyên gia bảo hành và cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 162 tham dự lễ thượng cờ.

Tàu hộ vệ tện lửa Gepard 3.9 do Nga sản xuất theo hợp đồng ký kết với Hải quân Việt Nam. Tàu cung cấp cho Việt Nam được trang bị một số khí tài được cho là hiện đại, có nhiệm vụ săn tìm, theo dõi và tác chiến hiệu quả các mục tiêu từ tàu nổi, tàu ngầm cho đến máy bay, hỗ trợ cho lực lượng đổ bộ.

Tàu Gepard 3.9 Quang Trung là chiến hạm thứ tư thuộc biên chế Lữ đoàn 162. Ba tàu khác gồm Gepard 3.9 Trần Hưng Đạo, Điinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ.

Theo Chuẩn đô đốc Phạm Văn Hoành, Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, việc chính thức đưa 2 tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 vào sử dụng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xây dựng lực lượng hải quân chính quy, hiện đại.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/flag-raising-on-two-vietnam-s-gepard-3-9-02062018092420.html