Tin khắp nơi – 03/02/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 03/02/2018

Đồng Bitcoin tiếp tục rớt giá thêm 30%

Đồng Bitcoin đã rớt giá 30% trong tuần này, trở thành tuần giao dịch tồi tệ nhất kể từ tháng 04/2013.

Trong phiên giao dịch thứ Sáu, Bitcoin tụt xuống dưới mức 7.910 USD tại sàn giao dịch Bitstamp ở Luxembourg, giảm 12% so với ngày hôm trước.

Mặc dù giảm mạnh so với mức 19 nghìn USD hồi tháng 11/2017, Bitcoin vẫn ở trên mức 1000 USD tại thời điểm bắt đầu giao dịch năm ngoái.

Nhật: Doanh nghiệp trả lương bằng Bitcoin

Việt Nam có hai tỷ phú đôla

Bitcoin là “mỏ vàng” hay “bong bóng”?

Nhật : Đền bù tiền mã hóa bị đánh cắp cho khách hàng

Sự rớt giá này cùng với một số sự kiện gần đây làm lung lay niềm tin của giới đầu tư vào tiền ảo.

Hôm thứ Sáu, cơ quan tài chính Nhật Bản đã kiểm tra bất ngờ sàn giao dịch tiền số Coincheck, sau sự cố bảo mật tuần trước.

Cơ quan yêu cầu Coincheck phải khắc phục các lỗ hỗng trong mạng máy tính sau khi bị ăn cắp 530 triệu USD tiền ảo hồi tuần trước.

Trong tuần, chính phủ Ấn Độ tuyên bố cấm tất cả giao dịch tiền ảo và Facebook cũng sẽ chặn quảng cáo tiền ảo.

Sự lo ngại của các quốc gia

Các quốc gia khác cũng bày tỏ mối quan ngại đối với đồng tiền này.

Trung Quốc và Hàn Quốc đã cấm phát hành và ngừng hoàn toàn hoạt động giao dịch tiền ảo.

Cơ quan Quản lý Tài chính Anh cảnh báo giới đầu tư hồi tháng 9 rằng họ có thể mất tất cả nếu mua tiền mã hóa của các công ty kinh doanh dựa trên tiền ảo phát hành (ICO).

Bitcoin: ‘Người Việt nên tìm hiểu trước khi tham gia’

Châu Á đang thúc đẩy cơn sốt Bitcoin?

Skype bị xóa tại Trung Quốc Có tiền thì không gì là không thể?

Bitcoin được tạo ra từ một quá trình phức tạp gọi là “đào coin”, sau đó được giám sát bởi một mạng máy tính toàn cầu.

Tuy nhiên, giống như các tiền tệ khác, giá trị của Bitcoin được xác định dựa trên số lượng tiền giao dịch trong mạng lưới này.

Năm ngoái, hai sàn giao dịch hàng đầu thế giới, CBOE và Chicago Mercantile Exchange, đều đã cho phép Bitcoin được giao dịch trong tương lai.

http://www.bbc.com/vietnamese/business-42923389

 

Nhà đấu tranh dân chủ Hong Kong

được đề cử Nobel Hòa Bình

Các nhà lập pháp Hoa kỳ vừa đề cử các nhà hoạt động dân chủ Hong Kong, gồm lãnh đạo sinh viên 21 tuổi Hoàng Chi Phong cho giải Nobel hòa bình.

Anh được đề cử cùng với La Quán Thông, 24 tuổi, và Châu Vĩnh Khang, 27 tuổi, vì “nỗ lực hoà bình để đem lại cải cách chính trị và quyền tự quyết cho Hong Kong”.

Khoản một chục thành viên của Quốc hội – gồm cả đảng Cộng hòa và Dân chủ – đã ký một lá thư đề cử.

Động thái này của các nhà lập pháp Hoa Kỳ có thể sẽ làm Bắc Kinh phẫn nộ.

Hong Kong: Joshua Wong bị phạt tù lần hai

Hong Kong bỏ tù nhà hoạt động Joshua Wong

Tương lai bất định của dân chủ

Hong Kong, một thuộc địa cũ của Anh, đã trở thành một đặc khu hành chính của Trung Quốc từ năm 1997. Nó được điều hành theo nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” và có mức độ tự chủ cao.

Các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ đều mong muốn Hong Kong độc lập tự chủ hơn với mức độ cực đoan khác nhau.

Họ trở nên nổi tiếng sau khi “Phong trào Dù vàng” khiến nhiều khu vực của Hong Kong tê liệt gần ba tháng vào giữa năm 2014. Phong trào có cái tên trên sau khi những người biểu tình đã sử dụng ô dù để tự bảo vệ mình khỏi hơi cay từ cảnh sát.

“Hoàng, La, và Châu (họ của ba lãnh đạo sinh viên) và toàn bộ phong trào ô dù thể hiện những nguyện vọng hòa bình của người dân Hong Kong, những người khao khát được tự do và cách sống của mình được bảo vệ và nguyện vọng dân chủ của họ được thực hiện,” lá thư đề cử của Hoa Kỳ viết.

Thượng nghị sĩ Marco Rubio và Dân biểu Chris Smith, Chủ tịch đảng Cộng hòa và đồng Chủ tịch Ủy ban giám sát nhân quyền Trung Quốc – nằm trong số những người ký tên.

Ông Rubio viết: “Việc đề cử này không thể kịp thời hơn khi sự tự trị của Hong Kong tiếp tục bị xói mòn.”

Ông Smith nói rằng các nhà hoạt động đã theo truyền thống của những khôi nguyên Nobel Hòa Bình, và “là một tấm gương phản chiếu cho sự xấu xí của chế độ độc tài”.

Vào giữa tháng Một, Hoàng Chi Phong nhận được bản án ba tháng tù vì các cuộc biểu tình. Anh đã được bảo lãnh khi đang kháng án một bản án 6 tháng tù giam khác.

La Quán Thông và Châu Vĩnh Khang cũng bị kết tội – và cả ba đều bị cấm hoạt động chính trị.

La Quán Thông đã giành được ghế trong Hội đồng Lập pháp Hong Kong trong cuộc bầu cử năm 2016, đại diện Đảng Demosisto do Quán Thông và Chi Thông xây dựng, trở thành nhà lập pháp trẻ nhất ở Hong Kong khi 23 tuổi.

Tuy nhiên sau đó, anh bị truất quyền tài phán cùng với các nhà hoạt động vì dân chủ khác biểu tình chống lại Bắc Kinh.

Joshua Wong và lộ trình dân chủ cho HK

Giải Nobel và lý tưởng tuổi 17

Sinh viên HK ‘lý tưởng mà không ảo tưởng’

Hoàng Chi Phong nói với hãng tin Reuters rằng anh hy vọng việc đề cử giải hòa bình sẽ cho phép nhóm của anh có thêm quyền lực hơn để thỏa thuận với chính phủ đại lục.

“Tôi tin rằng đề cử sẽ cho cộng đồng quốc tế và [Chủ tịch Trung Quốc] Tập Cận Bình thấy rằng thế hệ trẻ sẽ vẫn tiếp tục đấu tranh cho dân chủ như thế nào, ngay cả khi chúng ta phải đối mặt với án tù hoặc lệnh cấm hoạt động chính trị vĩnh viễn,” anh nói.

Trong thư nhắn gửi thủ tướng Anh Theresa May trên báo điện tử The Guardian (31/01/2018), Hoàng Chi Phong kết luận “Theresa May phải cùng với “Hoàng đế Đặng” ủng hộ quyền của Hong Kong trước khi quá muộn”.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42928634

 

Xả súng ở Italy ‘nhắm vào người nước ngoài’

Ít nhất bốn người bị thương trong các vụ xả súng ở một thị trấn miền trung Italy, khiến một người bị bắt.

Ra nước ngoài sống giàu lên hay nghèo đi

Từ kẻ bị truy nã ở Ý thành người hùng Thụy Sỹ

Cảnh sát nói toàn bộ những người bị thương trong các vụ tấn công ở Macerata là người nước ngoài.

Nghi phạm quấn cờ Italy trên cổ vào lúc bị bắt giữ.

Các vụ xả súng được cho là xảy ra tại nhiều nơi ở Macareta, kể cả gần ga tàu hỏa của thị trấn.

Các phát đạn được bắn ra từ một chiếc xe Alfa Romeo, tuy chưa rõ hung thủ hành động một mình hay không.

Truyền thông địa phương nói các nạn nhân là người nhập cư da đen.

Nghi phạm, người địa phương 28 tuổi, đã giơ tay chào kiểu phát xít khi bị bắt, theo hãng tin Ansa.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-42931512

 

Anh ‘kiểm tra tài sản đại gia nước ngoài nghi tham ô’

Các tài phiệt Nga sống ở Anh bị nghi ngờ tham nhũng sẽ phải giải thích cuộc sống xa hoa của họ, theo lời chính phủ Anh.

Truyền thông tiếng Anh nói về bản án Đinh La Thăng

Ông Trịnh Xuân Thanh liên tiếp ra tòa

Thứ trưởng phụ trách an ninh Ben Wallace nói với báo The Times rằng giới chức từ nay có thể tịch thu tài sản nghi ngờ trị giá hơn 50.000 bảng.

Ông khẳng định các tội phạm nước ngoài giàu có sẽ cảm thấy “toàn bộ sức mạnh của chính phủ”.

Ước tính 90 tỉ bảng phi pháp được rửa tại Anh mỗi năm.

Một luật mới chỉ vừa có hiệu lực từ ngày 31/1/2018 sẽ cho phép giới chức tạm giữ các tài sản nghi ngờ cho đến khi có giải trình hợp lý.

Thứ trưởng Ben Wallace khen một phim truyền hình mới đây của BBC, McMafia, là đã “mô tả rất hay” tính chất quốc tế của tội phạm có tội chức.

“Bên dưới sự hào nhoáng là sự bẩn thỉu,” ông bình phẩm.

“Bộ phim rất gần với sự thật,” ông khen bộ phim của BBC.

Tổ chức giám sát chống tham nhũng Transparancey International nói luật mới về Thủ tục Tài sản không giải thích “rất có ích” khi không có triển vọng hợp tác hay buộc tội ở quốc gia của nghi phạm, nhưng có đủ lý do nghi ngờ rằng tài sản của họ ở Anh có được nhờ tham nhũng.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-42930458

 

Bắc Hàn vi phạm lệnh cấm vận, thu lợi 200 triệu đôla

Bắc Hàn đã thu được gần 200 triệu đôla vào năm ngoái nhờ xuất khẩu hàng hoá, vi phạm lệnh trừng phạt quốc tế, theo báo cáo của Liên Hợp Quốc.

Báo cáo của một nhóm chuyên gia cho biết một số nước bao gồm Trung Quốc, Nga và Malaysia đã không ngăn chặn hoạt động xuất khẩu bất hợp pháp.

Báo cáo cũng cho biết có bằng chứng Bắc Hàn hợp tác quân sự với Syria và Myanmar.

Bắc Hàn hủy diễn văn nghệ với miền Nam

Đoàn Bắc Hàn đến Nam Hàn kiểm tra trước kỳ Olympic

Bắc Hàn chấp nhận đàm phán về Thế vận hội

Bình Nhưỡng chịu sự trừng phạt của Mỹ, Liên Hợp Quốc và EU vì các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân.

Tuy nhiên, báo cáo đã được đệ trình lên Hội đồng Bảo an LHQ cho hay Bắc Hàn vẫn “tiếp tục xuất khẩu gần như tất cả các mặt hàng bị cấm trong các nghị quyết … từ giữa tháng 1 và tháng 9 năm 2017”.

Báo cáo cho biết nhiều công ty dầu mỏ đa quốc gia đang bị điều tra vì vai trò trong việc cung cấp các sản phẩm dầu mỏ cho Bắc Hàn.

Đồng thời, các chuyến hàng chở than từ Bắc Hàn đã được chuyển tới Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc, Nga và Việt Nam – vi phạm lệnh trừng phạt bằng cách sử dụng “một sự kết hợp của nhiều kỹ xảo, các tuyến đường và các chiến thuật trốn tránh, lừa đảo”.

Trước đó, tờ Taipei Times đưa tin, một cựu thẩm phán và con trai bị nghi ngờ vận chuyển than từ Bắc Hàn để bán ở Việt Nam, vi phạm lệnh trừng phạt của LHQ với Bình Nhưỡng.

Cơ quan công tố quận Ðài Bắc cho hay ông Giang Quốc Hoa, cựu thẩm phán Tòa án Tối cao Đài Loan và con trai của ông, Giang Hoành đã thuê một chiếc tàu chở hàng trung gian của Trung Quốc để vận chuyển 4 tấn than antracite từ một cảng ở Bắc Hàn đến Việt Nam khoảng giữa tháng 8 và tháng 9 năm ngoái.

Ngoài ra, các nhà quan sát thấy rằng Myanmar và Syria tiếp tục hợp tác với nhà xuất khẩu vũ khí chính của Triều Tiên, Komid, mặc dù nó nằm trong danh sách cấm vận của LHQ.

Bị trừng phạt, Bắc Hàn ‘làm kinh tế’ ra sao?

Hoa Kỳ muốn phong tỏa tài sản Kim Jong-un

Báo cáo cho biết có bằng chứng cho thấy Bắc Hàn đã giúp Syria phát triển vũ khí hóa học và cung cấp tên lửa đạn đạo cho Myanmar.

Các quan chức Syria đã nói với các giám sát viên rằng các chuyên gia Bắc Hàn duy nhất trên lãnh thổ của họ chuyên về thể thao.

Đại sứ Myanmar tại LHQ cho biết nước này không có quan hệ hợp tác vũ khí với Bắc Hàn.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-42928638

 

Lệnh trừng phạt quốc tế ảnh hưởng

đến các vận động viên Bắc Hàn tham gia thế vận hội

Nam Hàn. (Reuters)- Gần 3,000 vận động viên tham gia thi đấu tại Thế vận hội mùa đông Pyeongchang sắp tới sẽ được hưởng các đặc quyền bao gồm được tặng một điện thoại thông minh đời mới nhất, trị giá 1,100 Mỹ Kim của Samsung, cũng như được cung cấp đồng phục thi đấu do hãng thể thao nổi tiếng Nike tài trợ. Tuy nhiên 22 vận động viên đến từ Bắc Hàn sẽ không được nhận các ưu đãi trên.

Các biện pháp trừng phạt quốc tế bao gồm việc hạn chế đi lại, lệnh cấm bán hàng hóa xa xỉ và thiết bị thể thao đang gây cản trở nỗ lực của nhà tổ chức Olympic Nam Hàn, nhằm cung cấp cho Bắc Hàn những lợi ích tương tự như các vận động viên Olympics khác.

Trong nhiều tháng qua, Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in đã kêu gọi sự tham gia của Bắc Hàn với hy vọng sẽ làm giảm bớt căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên và ngăn chặn các vụ bạo lực từng xảy ra trong các sự kiện lớn trước đây do Nam Hàn tổ chức. Theo đó, các cầu thủ của đội tuyển khúc côn cầu nữ của Bắc Hàn sẽ phối hợp với các tuyển thủ Nam Hàn, để lần đầu tiên tham gia thi đấu cùng nhau như một quốc gia trong mùa Thế vận hội. Các thành viên khác của phái đoàn Bắc Hàn, như đội cổ vũ, cũng sẽ được nghỉ ngơi trong các khách sạn sang trọng.

Theo một số quan chức Nam Hàn cho biết, trong mỗi hành động, Nam Hàn phải mất rất nhiều thời gian để bảo đảm rằng sự hiếu khách của họ không bị ảnh hưởng của lệnh cấm vận hay các luật khác. Theo một quan chức chính phủ Nam Hàn cho biết đội khúc côn cầu nữ sẽ mặc đồng phục của một công ty Phần Lan, thay vì quần áo từ nhà tài trợ chính thức Nike, vì những lo ngại về lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, cấm các công ty và cá nhân Hoa Kỳ kinh doanh với Bắc Hàn. (Song Châu)

http://www.sbtn.tv/lenh-trung-phat-quoc-te-doi-anh-huong-den-cac-van-dong-vien-bac-han-tham-gia-the-van-hoi/

 

Bộ Tư pháp Mỹ nói cuộc điều tra của Mueller là hợp pháp

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã hậu thuẫn Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller liên quan tới một vụ kiện chống lại ông của Paul Manafort, cựu quản lý chiến dịch tranh cử của ông Donald Trump, và lập luận rằng vụ kiện cần được bãi bỏ.

Ông Manafort đệ đơn kiện ông Mueller vào ngày 3 tháng 1, nói rằng cuộc điều tra của văn phòng ông về sự thông đồng khả dĩ giữa ban vận động tranh cử của ông Trump và Nga trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 đã vượt quá thẩm quyền pháp lý của họ.

Vụ kiện dân sự, được đệ trình lên Tòa án liên bang Địa khu Columbia (thủ đô của Mỹ), cáo buộc Phó Bộ trưởng Tư pháp Rod Rosenstein, người đã bổ nhiệm ông Mueller, đã vượt quá thẩm quyền pháp lý của ông để “cho ông Mueller toàn quyền điều tra và truy tố hình sự liên quan đến bất cứ điều gì ông ta phát hiện.”

“Những tuyên bố này không có giá trị,” một văn kiện của Bộ Tư pháp đệ trình lên tòa án hôm thứ Sáu nói. “Việc điều tra và truy tố của Công tố viên Đặc biệt là hoàn toàn hợp pháp.”

Bộ cho biết vụ kiện nên được bãi bỏ.

Văn phòng của ông Mueller đã truy tố ông Manafort và đối tác kinh doanh Rick Gates của ông ta vào tháng 10 về các cáo buộc bao gồm âm mưu rửa tiền, âm mưu chống lại Hoa Kỳ và không đăng ký làm đại diện nước ngoài cho chính phủ Ukraine thân Nga trước đây.

Ông Trump và các đồng minh thuộc phe Cộng hòa của ông trong Quốc hội hôm thứ Sáu đã tăng cường một chiến dịch chống lại các cơ quan chấp pháp Hoa Kỳ trong cuộc điều tra mối quan hệ của tổng thống với Nga, công bố một bản ghi chú mà Cục điều tra Liên bang đã cảnh báo là gây ngộ nhận và không chính xác.

Phe Dân chủ nói bản ghi chú bốn trang này mô tả không chính xác các thông tin mật hết sức nhạy cảm và nhằm mục đích làm suy yếu cuộc điều tra hình sự của ông Mueller nhắm vào Nga, được khởi động từ tháng 5 năm 2017 và tiếp nối một cuộc điều tra trước đó của FBI. Họ cảnh báo ông Trump chớ sử dụng nó làm cái cớ để sa thải ông Rosenstein hay ông Mueller.

https://www.voatiengviet.com/a/bo-tu-phap-my-noi-cuoc-dieu-tra-cua-mueller-la-hop-phap/4237665.html

 

Mỹ: Có thể Syria dùng chất độc thần kinh sarin

như võ khí hóa học

Hoa Kỳ quan ngại về khả năng có thể Syria sử dụng khí sarin, một chất độc thần kinh cực mạnh.

Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis loan báo tin này hôm 2/2, một ngày sau khi Washington cảnh báo đã sẵn sàng cân nhắc hành động quân sự, nếu cần, để ngăn các cuộc tấn công bằng võ khí hóa học của chính phủ Syria.

Ông Mattis cho biết chính phủ Syria nhiều lần dùng chất chlorine như một thứ võ khí và nhấn mạnh rằng: “Chúng tôi còn quan ngại hơn nữa về khả năng có thể họ sử dụng chất sarin, nhưng tôi không có bằng chứng.”

Bộ trưởng Mattis nói các cá nhân và tổ chức trên thực địa như các binh sĩ hoặc các tổ chức NGO đã tố cáo rằng chất sarin đã được sử dụng tại Syria, nhưng Mỹ đang tìm bằng chứng.

Một tổ chức đối lập tại Syria mang tên Ủy ban Thương thuyết Syria báo cáo chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad dùng võ khí hóa học tại khu vực Ghouta.

Các nhân viên cứu hộ và các nhóm y tế làm việc ở Đông Ghouta, gần Damascus, cũng tố cáo lực lượng chính phủ Syria dùng khí chlorine 3 lần trong tháng rồi, kể cả lần gần đây nhất vào sáng ngày 1/2.

Một phát ngôn nhân của Ủy ban Thương thuyết Syria nói họ có bằng chứng cho thấy võ khí hóa học được dùng ở Ghouta.

Pháp ngày 2/2 lên tiếng bày tỏ quan ngại sâu sắc rằng chính phủ Syria vi phạm cam kết ngưng sử dụng võ khí hóa học và cho hay Paris đang hợp tác với các đối tác làm sáng tỏ các cuộc tấn công gần đây nghi dùng khí độc.

Năm 2013, Syria hứa sẽ từ bỏ tất cả võ khí hóa học. Hai năm gần đây, một cuộc điều tra chung của Liên hiệp quốc và Tổ chức Cấm Võ khí Hóa học phát hiện chính phủ Syria dùng chất độc thần kinh sarin cũng như nhiều lần dùng chất chlorine làm võ khí.

Các giới chức Mỹ cho rằng chính phủ Syria có thể đang phát triển thêm các loại võ khí hóa học mới.

Quân đội và chính phủ Syria một mực khẳng định không dùng chất chlorine hay các loại võ khí hóa học nào khác trong cuộc chiến và nói rằng hợp tác với các cuộc điều tra quốc tế.

Theo Reuters

https://www.voatiengviet.com/a/my-syria-co-the-dung-chat-doc-than-kinh-sarin-lam-vo-khi-hoa-hoc-/4237371.html

 

Trump: Khó đạt thỏa thuận về Dreamer đúng hạn

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2/2 tuyên bố thỏa thuận về tình trạng của 700 ngàn di dân đến Mỹ bất hợp pháp từ nhỏ (còn gọi là Dreamers) ‘có thể sẽ không đạt được’ trước ngày 5/3, khi chương trình trì hoãn trục xuất họ mang tên DACA hết hạn.

Ông Trump nói ông không tin rằng các đảng viên Dân chủ muốn có một thỏa thuận về vấn đề này.

Phe Dân chủ nhiều lần nhấn mạnh họ muốn các Dreamers tiếp tục được bảo vệ. Tình trạng của các di dân này bị đe dọa từ tháng 9 năm ngoái khi Tổng thống Trump loan báo chấm dứt chương trình DACA có từ thời Tổng thống tiền nhiệm Barack Obama. DACA cho phép các Dreamers tạm thời được học hành và làm việc trên đất Mỹ mà không sợ phải bị trục xuất.

“Chúng tôi muốn có một thỏa thuận,” ông Trump nói. “Tôi nghĩ họ muốn dùng vấn đề này vì các mục đích chính trị cho các cuộc bầu cử.”

Tổng thống cho biết thêm rằng ông không hài lòng về quan điểm của các nhà lập pháp Dân chủ.

Ông Trump hứa mở đường cho các Dreamers tiến tới nhập tịch Mỹ, nhưng với điều kiện là đề nghị của ông về xây tường biên giới với Mexico cùng các biện pháp khác liên quan đến di trú được Quốc hội thông qua.

Lên án các chính sách di trú của Tổng thống Donald Trump, dân biểu liên bang Hoa Kỳ Alan Lowenthal ngày 2/2 tố cáo ông Trump dùng các Dreamers “làm ‘con tin’ để trao đổi, hy vọng nhận được sự nhượng bộ của các nhà lập pháp để ông có ngân sách xây bức tường biên giới và cắt giảm một cách đáng kể số người di dân hợp pháp được phép vào Hoa Kỳ mỗi năm qua chương trình rút thăm visa hoặc theo diện đoàn tụ gia đình.”

Nhà lập pháp đại diện địa hạt 47 của bang California trong Quốc Hội Hoa Kỳ cam kết sẽ tiếp tục tranh đấu cho một chính sách di trú hợp tình hợp lý hơn.

Theo Reuters

https://www.voatiengviet.com/a/tong-thong-trump-noi-kho-dat-duoc-thoa-thuan-ve-dreamer-dung-han-/4237083.html

 

Trump cho công bố ghi chú mật,

tăng cường công kích cuộc điều tra Nga

Tổng thống Donald Trump và các đồng minh trong Đảng Cộng hòa hôm 2/2 leo thang chiến dịch chống lại các cơ quan chấp pháp Hoa Kỳ về cuộc điều tra của họ nhắm vào Nga khi ông cho công bố một bản ghi chú bảo mật mà FBI trước đó đã cảnh báo là gây ngộ nhận và không chính xác.

Tài liệu này, do các nghị sĩ Cộng hòa soạn thảo và trước đó được bảo mật, cáo buộc có sự thiên vị chống lại ông Trump tại FBI và Bộ Tư pháp trong cuộc điều tra liên bang về sự thông đồng khả dĩ giữa ban vận động tranh cử của ông Trump với Nga trong cuộc bầu cử Tổng thống 2016 và về việc liệu Tổng thống có tìm cách cản trở cuộc điều tra này hay không.

Phớt lờ thỉnh cầu của Cục Điều tra Liên bang, ông Trump đã chấp thuận cho công bố bản ghi chú này, càng đào sâu thêm mối rạn nứt to lớn giữa Tổng thống và các quan chức chấp pháp cao cấp liên quan tới cuộc điều tra đã đeo bám ông Trump trong năm đầu tiên ông tại nhiệm.

Phe Dân chủ nói bản ghi chú bốn trang này mô tả không chính xác thông tin mật hết sức nhạy cảm và nhằm mục đích làm suy yếu cuộc điều tra hình sự của Công tố viên Đặc biệt Robert Mueller về Nga, được khởi động vào tháng 5 năm 2017 và tiếp nối một cuộc điều tra trước đó của FBI. Họ cảnh báo ông Trump chớ dùng nó làm cái cớ để sa thải Phó Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Rod Rosenstein, người đã bổ nhiệm ông Mueller và giám sát cuộc điều tra Nga, hoặc thậm chí chính ông Mueller.

Ông Mueller đang điều tra xem liệu ông Trump có cản trở công lý hay không trong việc tìm cách ngăn chặn cuộc điều tra Nga.

Khi được các phóng viên hỏi liệu ông có tin tưởng hay liệu ông sẽ sa thải ông Rosenstein hay không, ông Trump trả lời: “Các người tự suy ra đi.” Sa thải ông Rosenstein dường như sẽ kích hoạt một cơn bão lửa chính trị cho Tổng thống, giống như việc ông sa thải giám đốc FBI James Comey vào năm ngoái.

Một quan chức Nhà Trắng sau đó nói rằng vẫn chưa có cuộc thảo luận nào về việc sa thải ông Rosenstein.
Khi được hỏi về khả năng sa thải ông Rosenstein, phát ngôn viên Nhà Trắng Raj Shah nói với CNN hôm thứ Sáu sẽ “không có thay đổi gì” tại Bộ Tư pháp.

“Chúng tôi hoàn toàn kỳ vọng Rod Rosenstein sẽ tiếp tục làm phó bộ trưởng tư pháp,” ông nói.

Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện, Dân biểu Devin Nunes, là người soạn thảo bản ghi chú. Ông thừa nhận ông chưa đọc những tài liệu làm căn cứ cho bản ghi chú này.

Bản ghi chú cáo buộc Cục Điều tra Liên bang che giấu các mối liên hệ với phe Dân chủ của một nguồn tin mà cơ quan này sử dụng để biện minh cho việc do thám Carter Page, một cựu cố vấn chiến dịch tranh cử của ông Trump có liên hệ tới Nga. Bản ghi chú tiết lộ tên của các quan chức cao cấp của FBI và Bộ Tư pháp, trong đó có ông Rosenstein, người mà họ nói đã chấp thuận việ do thám.

“Tôi nghĩ chuyện đang xảy ra ở đất nước chúng ta là một nỗi nhục nhã,” ông Trump nói với các nhà báo về bản ghi chú, nói thêm rằng “rất nhiều người nên thấy xấu hổ.”

Một số nhà lập pháp cáo buộc ông Trump đang làm đúng như những gì Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn sau khi, như Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain nói, Nga “dàn dựng một âm mưu tinh vi để can thiệp vào một cuộc bầu cử của Mỹ và làm suy yếu nền dân chủ của chúng ta.”

“Nếu chúng ta tiếp tục làm suy yếu nền pháp trị của mình, chúng ta đang làm việc đó thay cho Putin,” ông McCain nói trong một thông cáo, nhắc tới Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Cuộc điều tra của ông Mueller đã dẫn tới hai tuyên bố nhận tội từ hai cố vấn chính sách đối ngoại của ông Trump trước cáo buộc khai man với FBI, và việc truy tố cựu quản lý chiến dịch tranh cử Paul Manafort và đối tác của Manafort, Rick Gates.

Ông Trump đã gọi cuộc điều tra của ông Mueller là “săn phù thủy,” ý nói ông là mục tiêu bức hại chính trị, và phủ nhận mọi sự thông đồng với Nga hoặc cản trở công lý. Moscow cũng phủ nhận có bất kỳ sự can thiệp nào vào bầu cử Mỹ.

Viết trên Twitter hôm 2/2, ông Trump cáo buộc các quan chức chấp pháp hàng đầu của Mỹ, một số người trong số này do chính ông bổ nhiệm, đang chính trị hóa cuộc điều tra.

Đó là cuộc tấn công mới nhất của ông Trump nhắm vào các quan chức chấp pháp hàng đầu. Ông Trump đã sa thải ông Comey vào tháng 5 năm ngoái trong khi FBI theo đuổi cuộc điều tra Nga, dẫn tới việc ông Rosenstein bổ nhiệm ông Mueller.

FBI hôm thứ Tư đã bày tỏ “những lo ngại nghiêm trọng về việc loại bỏ những dữ kiện quan trọng” trong bản ghi chú và kêu gọi không công khai nó. Viết trên Twitter, ông Comey gọi bản ghi chú là “không trung thực và gây ngộ nhận.”

Giám đốc FBI Christopher Wray đã gửi một thông điệp tới các nhân viên của mình dường như nhằm vực dậy tinh thần của họ sau khi bản ghi chú được công bố. “Tôi vẫn tin tưởng quyết tâm chung của chúng ta làm nhiệm vụ của mình một cách độc lập và đúng nguyên tắc,” ông Wray nói trong một thông điệp.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-cho-cong-bo-ghi-chu-mat-tang-cuong-cong-kich-cuoc-dieu-tra-nga/4237085.html

 

Mỹ cứng rắn hơn với Nga trong vấn đề hạt nhân

Chính quyền Tổng thống Trump ngày 2/2/ loan báo sẽ tiếp tục phần lớn chính sách về võ khí hạt nhân của Tổng thống tiền nhiệm Obama nhưng sẽ có quan điểm cứng rắn hơn đối với Nga.

Mỹ nói Nga cần hiểu rằng họ sẽ phải chịu ‘những cái giá tàn khốc khó chấp nhận’ nếu đe dọa tấn công hạt nhân, dù là một cách hạn chế, ở Châu Âu.

Cuộc duyệt xét sâu rộng chính sách hạt nhân Mỹ không kêu gọi tăng cường võ khí hạt nhân chiến lược, trái với tuyên bố của ông Trump trước khi nhậm chức rằng Mỹ phải đẩy mạnh và mở rộng khả năng hạt nhân. Trong bài diễn văn Tình trạng Liên bang mới đây, ông Trump cũng không nhắc tới việc mở rộng khả năng hạt nhân dù nhấn mạnh rằng kho võ khí Mỹ phải cản bước các hành động gây hấn.

Báo cáo dày 74 trang tóm tắt những kết luận từ cuộc duyệt xét gọi Triều Tiên là ‘mối đe dọa rõ ràng và nghiêm trọng’ đối với Mỹ và đồng minh. Phúc trình nêu rõ bất kỳ cuộc tấn công hạt nhân nào từ Triều Tiên chống lại Mỹ và các đồng minh của Mỹ sẽ dẫn tới ‘sự lụi tàn của chế độ’ Bình Nhưỡng.

“Không có viễn ảnh chế độ của Kim Jong-un có thể dùng võ khí hạt nhân mà vẫn tồn tại,” báo cáo nói.

Chính quyền Trump kết luận rằng nên tiếp nối chính sách của người tiền nhiệm, hiện đại hóa kho hạt nhân với các máy bay ném bom, các tàu ngầm và phi đạn mới.

Chính quyền đương thời cũng tán đồng việc tuân thủ các thỏa thuận kiểm soát võ khí hiện hành, kể cả tân Hiệp ước START.

Theo AP

https://www.voatiengviet.com/a/my-cung-ran-hon-voi-nga-trong-van-de-hat-nhan-/4237080.html

 

Dân biểu Lowenthal phản đối Trump

về đề nghị dẹp bảo lãnh thân nhân

Một dân biểu liên bang Hoa Kỳ đại diện khu vực tập trung nhiều người gốc Việt sinh sống lên án đề xuất chính sách di trú của Tổng thống Donald Trump kêu gọi chấm dứt chính sách di trú đoàn tụ gia đình, vốn đã tạo điều kiện cho hàng chục ngàn người Việt Nam nhập cảnh Mỹ từ những năm 1990 trở lại đây.

Dân biểu Alan Lowenthal, đại diện địa hạt 47 của California trong Quốc Hội Hoa Kỳ, hôm 2/2 ra thông cáo đả kích bài diễn văn Tình trạng Liên bang của ông Trump hôm 30/1 mà qua đó Tổng thống nói sẽ cho phép các “Dreamer” – những người nhập cư được đưa đến Mỹ bất hợp pháp lúc nhỏ và đang chờ xem liệu họ có sắp bị trục xuất hay không – được trở thành công dân Mỹ, đổi lại, ông muốn có tường biên giới với Mexico, hạn chế chính sách “di dân dây chuyền” và bãi bỏ chương trình xổ số visa nhập cư Mỹ.

Thông cáo của dân biểu Lowenthal nói những đề xuất cải tổ di trú của ông Trump có những “điểm sai trái trầm trọng” khi gợi ý di dân là những kẻ tội phạm hay gánh nặng cho xã hội và rằng những người được cho vào Mỹ không trải qua thủ tục rà soát lý lịch gắt gao.

“Tổng thống Trump còn tiếp tục phát biểu sai trái khi ông gọi chính sách đoàn tụ gia đình của Hoa Kỳ là ‘di dân dây chuyền,’ và kết luận sai lầm khi Tổng thống cho rằng một di dân vào Hoa Kỳ có thể sẽ đem theo được vô số người thân khác vào định cư Hoa Kỳ – cho dù trên thật tế, luật hiện hành không cho phép điều này,” thông cáo nói thêm.

“Di dân dây chuyền” – chính thức được gọi là “đoàn tụ gia đình” theo luật liên bang – là quá trình mà theo đó những người có quốc tịch và những người có thẻ xanh (thường trú nhân hợp pháp) có thể bảo lãnh nhập cảnh Mỹ một số thân nhân nhất định.

Không công dân Mỹ nào hay thường trú nhân nào có thể trực tiếp xin bảo lãnh cô, dì, chú, bác, cháu, thông gia hoặc ông bà tới Mỹ định cư.

Về lí thuyết, một người nhập cư tới Mỹ có thể giúp cô, dì, chú, bác được định cư ở Mỹ – nếu người nhập cư đầu tiên đó trở thành công dân Mỹ và bảo lãnh cha/mẹ, rồi cha/mẹ trở thành công dân Mỹ và bảo lãnh anh chị em của họ.

Nhưng khoảng thời gian chờ đợi để có được visa là khá lâu đối với một số người thân nhất định vào Mỹ theo diện bảo lãnh gia đình – hơn 13 năm. Hơn nữa có giới hạn về số lượng visa được cấp mỗi năm cho diện bảo lãnh thân nhân.

Dân biểu Lowenthal nói thêm ông Trump đang muốn dùng những Dreamer này làm “con tin” để trao đổi, hy vọng nhận được sự nhượng bộ của các nhà lập pháp đối với những đòi hỏi nhằm cắt giảm di cư hợp pháp vào Mỹ.

“Những đề nghị hết sức hà khắc này của Tổng thống đi ngược lại những giá trị tốt đẹp của Hoa Kỳ,” thông cáo của vị dân biểu California nói.

“Tôi không thể ủng hộ những đề nghị này của Tổng thống và tôi sẽ tiếp tục tranh đấu cho một chính sách di trú hợp tình hợp lý hơn, cho những ‘Dreamer,’ và bảo vệ quyền lợi của những di dân hợp pháp và duy trì các chương trình di trú như xổ số visa và chính sách đoàn tụ gia đình,” dân biểu Lowenthal cho biết.

https://www.voatiengviet.com/a/dan-bieu-lowenthal-phan-doi-trump-ve-de-nghi-dep-bao-lanh-than-nhan/4237076.html

 

Hạ viện Mỹ sắp biểu quyết ngăn chính phủ đóng cửa

Hạ viện Mỹ dự định ngày thứ ba, 6/2 sẽ biểu quyết về dự luật giữ cho các cơ quan liên bang tránh được tình trạng chính phủ đóng cửa, vẫn tiếp tục hoạt động sau ngày 8/2, tức thời hạn ngân quỹ hiện hành hết hiệu lực, một phụ tá cho một dân biểu Cộng hòa cho Reuters biết ngày 2/2.

Nguồn tin này không cho biết chi tiết dự luật sắp biểu quyết vừa kể sẽ cho phép chính phủ tiếp tục hoạt động trong bao lâu. Đây là biện pháp mới nhất trong loạt các biện pháp cấp ngân quỹ tạm thời.

Các nhà thương thuyết ở Quốc hội đang bất đồng về mức chi tiêu cho quốc phòng và phi quốc phòng trong năm tài khóa chấm dứt vào cuối tháng 9 tới đây, cùng những vấn đề khác.

Lần chính phủ đóng cửa gần đây nhất kéo dài ba hôm, bắt đầu từ 20/1 sau khi một dự luật cấp ngân quỹ bị chặn ở Thượng viện. Tính luôn lần này, chính phủ Mỹ đã chính thức đóng cửa 19 lần kể từ năm 1976.

Theo Reuters

https://www.voatiengviet.com/a/ha-vien-my-sap-bieu-quyet-ngan-chinh-phu-dong-cua-/4237065.html

 

Ngoại trưởng Mỹ

cảnh báo Mỹ Latin về Trung Quốc, Nga

Ngoại trưởng Rex Tillerson hôm thứ Năm cảnh báo các nước ở Tây Bán cầu hãy cẩn trọng với đầu tư của Trung Quốc và nói rằng nó gợi nhớ chủ nghĩa thực dân Châu Âu. Ông cũng chỉ trích Nga bán vũ khí cho các chính phủ không thân thiện, độc đoán trong khu vực.

Trước khi bắt đầu chuyến công du năm nước Châu Mỹ Latin, ông Tillerson nói Trung Quốc chỉ tìm cách làm giàu cho chính mình bằng các dự án đầu tư và phát triển. Ông nói các chính quyền trong khu vực nên tự bảo vệ mình trước “những tác nhân lợi dụng sơ hở đang xuất hiện ở bán cầu của chúng ta,” đặc biệt nhắc tới Trung Quốc. Ông cho biết đầu tư của Trung Quốc nhìn bề ngoài có vẻ tốt nhưng lại đi kèm với hệ quả nặng nề.

“Trung Quốc, như họ làm ở các thị trường mới nổi trên thế giới, đưa ra một con đường có vẻ hấp dẫn hướng tới phát triển, nhưng trong thực tế, nó thường liên quan đến việc đánh đổi những lợi ích ngắn hạn cho sự lệ thuộc lâu dài,” ông Tillerson nói trong một bài phát biểu tại Đại học Texas.

Ông nói rằng Trung Quốc hầu như luôn đòi hỏi sử dụng người lao động từ Trung Quốc đưa tới, các khoản vay lớn và nợ không bền vững và phớt lờ nhân quyền và quyền tư hữu.

“Dù hoạt động thương mại này mang lại nhiều lợi ích nhưng các tập tục thương mại bất công này được nhiều người Trung Quốc sử dụng đã làm tổn hại đến các ngành sản xuất của các nước này, tạo ra thất nghiệp và hạ mức lương cho người lao động. Châu Mỹ Latin không cần một đế quốc mới,” ông nói.

Ông than phiền rằng Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất với Argentina, Brazil, Chile và Peru.

Ông Tillerson sẽ đến thăm Argentina và Peru trong chuyến công du Châu Mỹ Latin của mình, bắt đầu vào cuối ngày thứ Năm tại Mexico và kết thúc vào tuần sau các điểm dừng tại Colombia và Jamaica.

Trong chuyến đi này, ông Tillerson sẽ thúc đẩy các nỗ lực chống tham nhũng và quản trị tốt cũng như thúc đẩy thương mại với Mỹ, nước mà ông ca ngợi là sự lựa chọn thay thay thay thế tốt hơn cho Trung Quốc.

“Chúng tôi không tìm kiếm các thỏa thuận ngắn hạn với lợi ích bất tương xướng,” ông nói.

Ông Tillerson cũng nhắm mục tiêu chỉ trích Nga, nói rằng “sự hiện diện ngày càng tăng trong khu vực [của Nga] là đáng báo động.”

Ông nói, “Nga tiếp tục bán vũ khí và trang thiết bị quân sự cho các chế độ không thân thiện không chia sẻ hoặc tôn trọng các giá trị dân chủ.”

“Khu vực của chúng ta cần phải cảnh giác trước những cường quốc xa lạ không phản ánh những giá trị cơ bản được chia sẻ trong khu vực này,” ông nói.

https://www.voatiengviet.com/a/ngoai-truong-my-canh-bao-my-latin-ve-trung-quoc-nga/4237059.html

 

Trung Quốc cấp visa 5 năm cho người ‘gốc Hoa’:

Bước đi bành trướng mới?

Khánh An-VOA

Trung Quốc vừa có quy chế đặc biệt cho phép công dân nước ngoài “gốc Hoa” được cấp thị thực ở lại nước này đến 5 năm, thay vì 1 năm như trước đây. Bộ Công an Trung Quốc nói thay đổi này nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho những người nước ngoài “trở về quê hương”.

Chính sách mới của Bắc Kinh đã nhận được nhiều bình luận trái chiều từ giới nghiên cứu quốc tế, trong khi một số học giả Việt Nam cho đây là một động thái “khôn ngoan, chiến lược”, nằm trong cốt lõi của “chủ nghĩa bành trướng Trung Hoa” và sẽ không dừng lại.

Đây là một chủ trương tôi nghĩ là khôn ngoan, thậm chí là một tính toán hết sức chiến lược để thu hút nhân tài của người Hoa ở khắp nơi trên thế giới.

TS. Trần Công Trục

Thông báo của Bộ Công an Trung Quốc được tờ báo nhà nước China Daily đăng tải cho hay bên cạnh số Hoa kiều đã có quốc tịch ở nước sở tại, mọi công dân nước ngoài khác, cho dù không phải là công dân Trung Quốc trước đây nhưng chỉ cần có bố, mẹ, ông, bà, cụ, kỵ, bất kể bao nhiều đời, là người Trung Quốc và có giấy tờ chứng minh, thì sẽ được xem là người “gốc Hoa” và được hưởng chính sách ưu đãi thị thực trên.

Tranh giành nhân tài

Nhận định về chính sách mới này, một chuyên gia về Trung Quốc ở Việt Nam, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, cho rằng đây là một trong những chính sách chiến lược nhằm thu hút nhân tài của Bắc Kinh.

Ông nói: “Đây là một chủ trương tôi nghĩ là khôn ngoan, thậm chí là một tính toán hết sức chiến lược để thu hút nhân tài của người Hoa ở khắp nơi trên thế giới”.

ABC News dẫn lời một số doanh nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc cho biết họ hoan nghênh chính sách mới về visa vì tiết kiệm được thời gian và tiền bạc so với trước đây, khi họ liên tục phải xin gia hạn thị thực trong thời gian làm việc hay kinh doanh ở Trung Quốc.

Ngoài ra, một số ý kiến khác cho rằng chính sách mới là một phần trong chiến lược “quyền lực mềm” nhằm giúp Trung Quốc tiếp cận được với nguồn lực nhân tài trên thế giới để thực hiện mục tiêu trở thành cường quốc về khoa học và kỹ thuật, nhưng đồng thời cũng tạo ra một “cuộc tranh giành nhân tài” trên toàn cầu.

Chủ nghĩa bành trướng Trung Hoa

Tuy nhiên, một số học giả quốc tế khác lại tỏ ra thận trọng khi nhận định về chính sách thị thực mới.

Tiến sĩ Chongyi Feng của trường Đại học Kỹ thuật Sydney, Úc, nói với ABC News rằng ông nghi Bắc Kinh sẽ có sự “phân biệt” trong việc cấp visa cho người nước ngoài gốc Hoa, trong đó những người bị xem là “bất đồng chính kiến” sẽ bị loại ra khỏi chính sách ưu đãi này.

TS. Feng nói: “Nếu đây là một chính sách mới, thì nên được áp dụng cho tất cả mọi người, chứ không nên chỉ nhắm vào những người được gọi là ‘yêu nước’, hoặc các lãnh đạo cộng đồng [Hoa kiều] đang tham gia vào sự phát triển của đất nước Trung Quốc”, theo ABC News.

Nó là chính sách nằm trong cốt lõi của chủ nghĩa bành trướng của người Trung Quốc. Tuy nhiên, thế giới và các nước cụ thể có những bước tiến làm ảnh hưởng tới quốc gia của họ, trong đó có Việt Nam.

TS. Hà Hoàng Hợp

Trong khi đó, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), cho rằng chính sách mới của Bắc Kinh “không có gì mới”, nếu đặt trong bối cảnh lịch sử mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.

Ông nói:

“Trước năm 1975, người Trung Quốc đã áp dụng cách đó và nhiều cách khác để nhằm che chở và bảo vệ người gốc Hoa, bất kể họ là công dân hay không là công dân Trung Quốc. Đấy là một chính sách không có gì mới. Nó là chính sách nằm trong cốt lõi của chủ nghĩa bành trướng của người Trung Quốc. Tuy nhiên, thế giới và các nước cụ thể có những bước tiến làm ảnh hưởng tới quốc gia của họ, trong đó có Việt Nam”.

Lịch sử cận đại đã chứng kiến làn sóng di cư của hàng chục triệu người Hoa ra các nước trên thế giới để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Việt Nam cũng là điểm đến của một số nhỏ trong làn sóng này.

TS. Hà Hoàng Hợp cho biết thêm:

“Sau năm 1975, đã xảy ra rất nhiều chuyện làm cho người Hoa phải bỏ đất nước này mà đi. Đặc biệt ở miền Bắc, chính quyền miền Bắc rất cảnh giác với người gốc Hoa, đến nỗi để xảy ra chuyện năm 1979, một trong những nguyên nhân khiến cho lãnh đạo Trung Quốc, lúc bấy giờ là Đặng Tiểu Bình, đưa quân vào đánh, xâm lược các tỉnh miền Bắc của Việt Nam trong bốn mươi mấy ngày với lý do trừng phạt Việt Nam vì phân biệt đối xử đối với người Hoa”.

“Sau khi có bình thường quan hệ giữa hai nước vào năm 1991, người ta cũng có cách để làm sao vừa đảm bảo sự phát triển giữa quan hệ con người với con người, giao lưu văn hóa, tác động về mặt xã hội, hợp tác phát triển, mà vẫn đảm bảo được lợi ích quốc gia của các phía”.

TS. Hà Hoàng Hợp cho rằng việc cấp visa 5 năm chỉ là một bước nhỏ trong tham vọng bành trướng của Bắc Kinh. Ông dự đoán trong tương lai, Trung Quốc sẽ tiếp tục có những bước đi mạnh hơn nữa để thực hiện tham vọng này.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-cap-visa-5-nam-cho-nguoi-goc-hoa-buoc-di-banh-truong-moi/4236708.html

 

Trung Quốc sắp cho mở sòng bạc trên đảo Hải Nam ?

Thanh Hà

Hãng tin Bloomberg ngày 02/02/2018 trích dẫn nhiều nguồn tin thông thạo cho biết Bắc Kinh đang nghiên cứu khả năng biến đảo Hải Nam thành một xứ sở của cờ bạc, cá cược, sổ số, giống như Macao hiện nay.

Nếu như tin trên được kiểm chứng thì đây là lần đầu tiên tư pháp Trung Quốc cho phép mở các hoạt động giải trí kiểu này tại Hoa Lục. Tin trên gây bất ngờ, do từ nhiều năm nay Bắc Kinh mở chiến dịch bài trừ tham nhũng, tấn công vào các hoạt động rửa tiền.

Bloomberg cho biết nhiều cơ quan nhà nước Trung Quốc đang được đặt dưới sự chỉ đạo của ông Tập Cận Bình để xem xét khả năng cho mở các sòng bạc ở Hải Nam. Tuy nhiên, trước mắt dự án mới chỉ trong vòng thảo luận.

Mục tiêu chính của Bắc Kinh nhằm thu hút thêm du khách đến hòn đảo ở cực nam của lãnh thổ Trung Quốc. Đây cũng là nơi Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều để phát triển cơ sở hạ tầng, chủ yếu phục vụ cho ngành du lịch. Một khi dự án nói trên được thực hiện, Hải Nam sẽ trực tiếp cạnh tranh với Macao, nguyên là một thuộc địa của Bồ Đào Nha ở Viễn Đông.

Macao nổi tiếng là sòng bạc của thế giới, với tầm cỡ hoạt động quy mô hơn nhiều so với Las Vegas của Mỹ.

Từ khi ông Tập Cận Bình khởi động chiến dịch bài trừ tham nhũng “đả hổ diệt ruồi”, con số các đại gia và quan chức giàu có của Trung Quốc lui tới các sòng bài ở Macao giảm mạnh và thế là khu vực nổi tiếng ăn chơi này ở Châu Á phải chuyển hướng làm ăn, để nhắm vào một tầng lớp du khách “bình dân hơn”, đa dạng hóa các thú tiêu khiển. Nhờ thích nghi với tình thế, thu nhập của Macao trong năm 2017 tăng 19 %, vượt ngưỡng 33 tỷ đô la.

Trong trường hợp Hải Nam cũng trở thành một sòng bài của Trung Quốc, hãng tin Mỹ Bloomberg dự báo Macao và Hải Nam sẽ lao vào một cuộc chạy đua quyết liệt.

Bằng chứng cụ thể là sau khi tin trên được tiết lộ, trong phiên giao dịch ngày 02/02/2018, cổ phiếu của các tập đoàn quản lý sòng bạc ở Macao như Sands China, MGM China hay Wynn Macao tuột dốc mạnh, mất giá hơn 6 % trên sàn chứng khoán Hồng Kông.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180203-trung-quoc-sap-cho-phep-cac-song-bac-hoat-dong-tren-dao-hai-nam

 

Hoa Kỳ và Mêhicô

tăng cường hợp tác chống nạn ma túy

Trong chặng đầu của chuyến công du châu Mỹ Latinh, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson ngày 02/02/2018 đã đến Mêhicô tiếp xúc với tổng thống Peña Nieto. Ông cũng làm việc với hai đồng nhiệm Mêhicô Luis Videgaray và Canada Chrystia Freeland trên các vấn đề song phương và khu vực. Vấn đề an ninh biên giới và cuộc chiến chống các tập đoàn ma túy là chủ đề thảo luân chính. Riêng vấn đề nhạy cảm bức tường dọc biên giới Mêhicô thì không được đề cập đến.

Thông tín viên RFI tại Mêhicô, Patrick John Buffe, tường thuật :

Sau cuộc họp, ông Tillerson và đồng nhiệm Mêhicô, Luis Videgaray đã cho thấy một ý muốn chung: tăng cường hợp tác giữa hai nước trong cuộc chiến chống buôn lậu ma túy.

Theo ngoại trưởng Mêhicô, công cuộc hợp tác này cho phép thực hiện chiến lược sau đây : « Đối phó với nạn buôn lậu ma túy vào Mỹ và với cả nạn buôn lậu vũ khí từ Mỹ vào Mêhicô; phá vỡ các đường dây phân phối, ngăn chận việc tiêu thụ, sản xuất, đánh vào cơ cấu tài chính… Nếu hai bên không thực sự nỗ lực hợp sức thì sẽ tạo thuận lợi chiến lược và chiến thuật cho những tổ chức này và sẽ không đạt mục tiêu là phá vỡ các đường dây một cách hoàn toàn và vĩnh viễn !»

Ngoại trưởng Tillerson thì nhấn mạnh trên việc cần thiết chống nạn buôn lậu các loại ma túy chế biến từ thuốc phiện như bạch phiến, Fentanyl, gây nạn tử vong do sử dụng quá liều tại Mỹ: « Do bản chất gây chết người của tệ nạn này, phải nỗ lực hơn nữa để chống lại mô hình của nạn buôn lậu vừa ma túy vừa vũ khí ».

Cho nên Mêhicô, Hoa Kỳ và Canada đã có nỗ lực đặc biệt trong cuộc chiến chống ma túy mà năm qua đã làm cho 64.000 người chết ở Mỹ.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180203-hoa-ky-va-mehico-muon-tang-cuong-hop-tac-chong-nan-ma-tuy

 

Mỹ : Lầu Năm Góc

muốn trang bị những vũ khí nguyên tử mới

Thanh Phương

Hôm qua, 02/02/2018, Lầu Năm Góc đã công bố chính sách mới của Hoa Kỳ về vũ khí hạt nhân, đề nghị là nên trang bị những vũ khí nguyên tử có cường độ thấp hơn, loại tên lửa hạt nhân có thể được phóng từ tàu ngầm, để đối phó với những nguy cơ mới, chủ yếu đến từ nước Nga.

Tuyên bố với báo chí, ông Greg Weaver, đặc trách về khả năng chiến lược trong bộ tổng tham mưu quân đội Mỹ, cho rằng những vũ khí mới này là nhằm đáp trả việc nước Nga mở rộng khả năng hạt nhân của nước này.

Với nhận định là tình hình thế giới hiện nay phức tạp hơn nhiều so với năm 2010, tài liệu vừa được công bố khẳng định mối đe dọa đối với Hoa Kỳ cũng đến từ Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Iran. Nhưng theo lời bộ trưởng Quốc Phòng Jim Mattis trong phần mở đầu của tài liệu, điều làm Washington lo ngại nhất là Matxcơva quyết tâm chạy đua vũ khí trở lại với các cường quốc khác. Cụ thể là Nga đang hiện đại hóa kho vũ khí gồm 2000 vũ khí chiến lược, và như vậy đang đe dọa các nước châu Âu có biên giới chung với Nga và không tuân thủ các nghĩa vụ của nước này chiếu theo hiệp ước giải trừ vũ khí hạt nhân START mới.

Sau khi một phần nội dung của tài liệu được báo chí Mỹ tiết lộ, nhiều người đã lên tiếng chỉ trích kế hoạch trang bị những vũ khí hạt nhân mới cho nước Mỹ, vì họ sợ gia tăng nguy cơ chiến tranh nguyên tử. Hôm qua, Lầu Năm Góc bảo đảm là Hoa Kỳ không hề có ý định là nước tấn công đầu tiên.

Trong một thông cáo, tổng thống Donald Trump đã hoan nghênh tài liệu vừa được công bố, vì theo ông, nó « răn đe mạnh mẽ hơn nữa các cuộc tấn công chiến lược vào Hoa Kỳ, vào các đồng minh và đối tác của Mỹ ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20180203-my-lau-nam-goc-muon-trang-bi-nhung-vu-khi-nguyen-tu-cuong-do-thap-hon

 

Miến Điện bác bỏ

thông tin về hố chôn tập thể người Rohingya

Thanh Phương

Hôm nay, 03/02/2018, chính phủ Miến Điện đã bác bỏ những thông tin về năm hố chôn tập thể người Hồi Giáo Rohingya tại một ngôi làng ở bang Rakhine, khẳng định rằng chỉ có 19 « quân khủng bố » bị giết và bị chôn trong khu vực này.

Thông tin nói trên do hãng tin AP của Mỹ loan tải, dựa trên lời khai của hàng chục người tị nạn Rohingya và những đoạn video quay bằng điện thoại di động. Những dân làng được thẩm vấn trong một trại tị nạn ở Bangladesh khẳng định có đến 400 người bị sát hại.

Trong một thông cáo đăng trên Facebook, Ủy ban Thông tin của chính phủ Miến Điện cho biết một phái đoàn của chính phủ đã đến ngôi làng Gu Dar Pyin để điều tra về thông tin của AP và đã thấy rằng thông tin đó không đúng sự thực. Theo Ủy ban Thông tin, đã nổ ra giao tranh ác liệt giữa quân đội Miến Điện với lực lượng người Rohingya tại ngôi làng nói trên vào ngày 28/08 năm ngoái và trong cuộc đụng độ này đã có 18 « quân khủng bố » bị giết.

Quân đội Miến Điện vẫn bị tố cáo đã tiến hành chiến dịch thanh lọc sắc tộc nhắm vào cộng đồng Rohingya Hồi Giáo, khiến gần 700 ngàn người phải chạy sang Bangladesh tị nạn từ tháng 8 năm ngoái. Quân đội nước này đã bác bỏ cáo buộc đó, nhưng cho tới nay vẫn không cho báo chí và các nhà điều tra Liên Hiệp Quốc đến tận nơi. Do báo chí bị hạn chế nghiêm ngặt cho nên rất khó mà kiểm chứng những lời khai của người tị nạn Rohingya ở Bangladesh.

Một phát ngôn viên của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc trong tuần này cho biết ông « rất quan ngại » khi biết thông tin về các hố chôn tập thể ở bang Rakhine, nói rằng thông tin đó càng cho thấy là phải để cho phái đoàn Liên Hiệp Quốc đi vào vùng này.

Chỉ đến tháng trước, quân đội Miến Điện mới thừa nhận là 4 người của họ đã giúp sát hại bốn nghi can Rohingya vào ngày 2/9 năm ngoái và sau đó đã chôn sơ sài thi hài của những người này.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180203-mien-dien-bac-bo-thong-tin-ve-ho-chon-tap-the-nguoi-rohingya

 

Trung Quốc cáo buộc Mỹ thiếu tôn trọng

sau phát biểu về Châu Mỹ Latin

Trung Quốc cáo buộc Mỹ không tôn trọng Châu Mỹ Latin sau khi Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cảnh báo các nước trong khu vực này chớ lệ thuộc quá mức vào các mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc.

Ông Tillerson, trong một bài phát biểu trước chuyến công du Mexico, Argentina, Peru, Colombia và Jamaica, nói Trung Quốc đang tìm chỗ đứng ở Châu Mỹ Latin, sử dụng các khoản đầu tư và cho vay để lôi kéo khu vực này vào quỹ đạo của mình.

Trong một thông cáo công bố cuối ngày thứ Sáu phản ứng về phát biểu của ông Tillerson, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói sự hợp tác giữa Trung Quốc và Châu Mỹ Latin là dựa trên lợi ích chung và nhu cầu chung.

“Những gì mà Hoa Kỳ nói là hoàn toàn trái ngược với sự thật và cho thấy sự thiếu tôn trọng đối với đại đa số các nước Châu Mỹ Latin,” bộ này nói.

Sự hợp tác giữa Trung Quốc và các nước Châu Mỹ Latin dựa trên sự bình đẳng, tương hỗ, cởi mở và toàn diện, bộ nói thêm.

“Trung Quốc là một bạn hàng quốc tế lớn mua các hàng hóa thô của Châu Mỹ Latin, và nhập khẩu ngày càng nhiều nông sản và các sản phẩm giá trị gia tăng cao từ khu vực này.”

Đầu tư của Trung Quốc ở và hợp tác tài chính của Trung Quốc với các nước Châu Mỹ Latin là hoàn toàn phù hợp với các quy tắc thương mại cũng như luật pháp và các quy định địa phương, thông cáo nói thêm.

“Sự phát triển mối quan hệ giữa Trung Quốc – Châu Mỹ Latin không nhắm mục tiêu hoặc khước từ bất kỳ bên thứ ba nào, mà cũng không ảnh hưởng đến lợi ích của các bên thứ ba ở Châu Mỹ Latin,” bộ nói.

“Chúng tôi hy vọng rằng các quốc gia có liên quan sẽ từ bỏ khái niệm lỗi thời về thế một mất một còn và nhìn sự phát triển mối quan hệ Trung Quốc – Châu Mỹ Latin theo cách cởi mở và toàn diện.”

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tháng trước đã đến Chile để dự hội nghị thượng đỉnh với các quốc gia Mỹ Latin và Caribe, nơi mà ông đã mời họ tham gia vào sáng kiến cơ sở hạ tầng Vành đai và Con đường quy mô lớn của Trung Quốc.

Trong một diễn biến khác, nhà ngoại giao kinh tế hàng đầu của Mỹ, David Malpass, hôm thứ Sáu cáo buộc Trung Quốc tiếp tay cho nền quản trị yếu kém ở Venezuela bằng cách ủng hộ chính phủ xã hội chủ nghĩa của Tổng thống Nicolas Maduro thông qua các khoản đầu tư đổi dầu lấy tiền cho vay.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-cao-buoc-my-thieu-ton-trong-sau-phat-bieu-ve-chau-my-latin/4237631.html

 

LHQ tố cáo Triều Tiên lách chế tài

Triều Tiên vi phạm các chế tài của Liên hiệp quốc, thu về được gần 200 triệu đô la trong năm ngoái từ các mặt hàng xuất khẩu bị cấm, theo một báo cáo mật do các nhà quan sát độc lập của Liên hiệp quốc thực hiện.

Báo cáo đệ trình lên một ủy ban chế tài của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc được Reuters trích dẫn ngày 2/2 nói Triều Tiên đã vận chuyển than đá sang các cảng của Việt Nam, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, chủ yếu dùng giấy tờ giả mạo ghi xuất xứ các lô hàng là từ Nga và Trung Quốc thay vì từ Triều Tiên.

Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc từ 2006 tới nay đã đẩy mạnh các biện pháp trừng pháp lên Triều Tiên nhằm siết nguồn ngân quỹ cho các chương trình phi đạn đạn đạo và hạt nhân của Bình Nhưỡng. Các biện pháp chế tài bao gồm cấm nước này xuất khẩu than đá, sắt, chì, hàng dệt may và hải sản, đồng thời cũng hạn chế Bình Nhưỡng nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ tinh luyện.

Phái bộ Triều Tiên tại Liên hiệp quốc không phản hồi tức thì yêu cầu bình luận về báo cáo của Liên hiệp quốc.

Theo Reuters

https://www.voatiengviet.com/a/lien-hiep-quoc-to-cao-trieu-tien-lach-che-tai-/4237075.html