Tin Việt Nam – 02/02/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 02/02/2018

1968: Mồ tập thể đầu tiên bên Sông Hương

Vào đêm 30/1/1968, quân đội Bắc Việt và lực lượng Việt Cộng bất ngờ tổng tấn công trên toàn miền Nam Việt Nam.

Huế bị các lực lượng phe cộng sản tấn công và chiếm giữ.

“Kẻ thù đã rất dối trá, lợi dụng thời gian hưu chiến trong dịp Tết để gây kinh hoàng tới mức tối đa ở Nam Việt Nam, đặc biệt là ở những vùng đông dân,” Tướng Westmoreland, chỉ huy quân đội Mỹ tại Việt Nam, giận dữ nói.

Ý kiến về lễ kỷ niệm 50 năm Mậu Thân ‘rầm rộ’

Phía sau những tấm ảnh Mậu Thân

Mậu Thân: ‘Cái chết ám ảnh’ trước Dinh Độc Lập

Các bản tin khi đó dồn dập tình hình chiến sự.

“Kẻ thù đã xâm nhập vào Huế với lực lượng đáng kể, và nay đã chiếm được một phần thành phố,” một tường thuật trên đài tuyên bố.

Xác chết khắp nơi

“Mỹ không kích Huế. Dân thường phải gánh chịu những tổn thất to lớn,” nội dung trong một bản tin khác.

“Cộng sản không thể duy trì được quyền kiểm soát thành phố. Nhưng Mỹ và các đồng minh không đẩy được đối thủ ra nếu không phá nát thành phố cổ kính xinh đẹp này.”

Phil Gioia khi đó 21 tuổi, là trung úy Sư đoàn Dù số 82, được gửi tới Việt Nam để tăng viện cho lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ và quân lực Việt Nam Cộng hòa trong cuộc chiến giành lại Huế.

“Có những xác người trên sông; có những xác người trên các con kênh. Cả nơi đó ngập mùi tử khí và mùi gỗ cháy,” Gioia nhớ lại.

“Chúng tôi không được huấn luyện để giao chiến tại địa hình toàn là khu dân cư như vậy. Chúng tôi được đào tạo để đánh nhau trên các cánh đồng, trong rừng rậm. Chúng tôi phải đi qua từ nhà này sang nhà khác, từ vườn nhà này sang vườn nhà khác, giống như là phải tự nghĩ ra cách đánh đó.”

Huế 1968: ‘Trận đẫm máu trong cuộc chiến Việt Nam’

Trận Mậu Thân 1968 qua nguồn từ điển

Phong trào phản chiến Mỹ sau Tết Mậu Thân

“Thời tiết thay đổi thất thường liên tục. Có hôm trời mưa, lạnh thấu xương. Ngày hôm sau lại nắng, nóng hầm hập. Cả khu vực cứ như một nhà tắm hơi.”

“Bên ngoài địa bàn Huế là cây cối trên các ngọn đồi. Chúng tôi phải di chuyển sang phía tây thành phố khoảng 2,5km, từ bên ngoài di chuyển vào.”

“Xuôi dọc bờ bắc Sông Hương là nơi có lăng tẩm các vị vua Việt Nam – những ngôi chùa lớn đầy cây nhiệt đới rậm rạp và khỉ, ở đó có các vị sư.”

“Tôi lúc đó kiếm được một cậu học sinh người Pháp, và đó là cách duy nhất để tôi nói chuyện được với các vị sư, để hỏi họ xem họ có thấy bất kỳ lính Việt Cộng hay lính Bắc Việt nào không. Tất nhiên là họ luôn nói không, không, ‘không có kẻ thù ở đây’.”

Nấm mồ tập thể

“Chúng tôi khi đó vừa mới dọn sạch một trong những ngôi chùa lớn đó rồi di chuyển dọc theo các cánh đồng, nơi chúng tôi gặp một khu vực khá bằng phẳng dọc theo bờ bắc của con sông. Mùi tử khí đậm đặc.”

“Một trung sĩ dưới quyền tôi, tên là Ruben Torrez, nói, ‘ở đây có cảm giác rất chết chóc.’ Anh ấy thấy có một thứ nhô lên từ mặt đất. Ban đầu anh ấy nghĩ đó là rễ cây.”

“Thế nhưng thứ đó đã bị mặt trời thiêu đốt mấy hôm, và đó là khuỷu tay của một xác chết, nhô lên từ lớp đất phủ sơ sài.”

“Khi tới gần hơn, anh ấy nhận ra đó là gì, và gọi tôi tới gần. Tôi nhìn rồi nói, ‘chúng ta cần đào lên xem sao’ bởi chúng tôi nghĩ đó có thể là những người lính đối phương.”

Đó không phải là một mồ chôn bình thường. Các nạn nhân bị trói tay ra phía sau. Họ đã bị xử tử

“Nếu kẻ thù chôn cất người của họ, thì trong các xác chết đó chúng ta có thể tìm được những thông tin đáng giá. Họ có thể mang theo nhật k‎ý, bản đồ chẳng hạn. Cho nên nếu đưa các xác chết đó lên và lục soát – tất nhiên, tôi biết điều đó thật là ghê tởm – thì chúng tôi có thể tìm được những tin tức tình báo có giá trị.”

“Nhưng lần này hóa ra không phải vậy. Đó là một người phụ nữ, và có rất nhiều xác người khác trong rãnh chôn này. Càng đào thêm, chúng tôi càng phát hiện ra thêm các xác chết.”

Đó không phải là một mồ chôn bình thường. Các nạn nhân bị trói tay ra phía sau. Họ đã bị xử tử.

Họ đều bị giết chết tại hố này,” Phil Gioia nói.

“Một số người bị bắn chết, một số không bị bắn. Tôi chỉ hy vọng là những người không bị bắn đã bất tỉnh trước khi bị hất đất lên người.”

“Đó là những người đàn ông và những người đàn bà, chừng 100 người, và có cả trẻ nhỏ. Từ trẻ sơ sinh cho tới tôi đoán là khoảng 10-12 tuổi, cả con trai lẫn con gái. Thật tàn nhẫn.”

Sau đó, Phil và những người lính của ông được cho biết về những xác chết mà họ tìm thấy.

“Điều chúng tôi nghe thấy sau khi bên tình báo điều tra những gì chúng tôi tìm được, các loại giấy tờ, là Việt Cộng hoặc lực lượng Bắc Việt đã lên danh sách, để khi chiếm được Huế là họ dồn tất cả những người họ cho là mối đe dọa – bất kỳ ai thuộc quân lực Việt Nam Cộng hòa hoặc làm việc trong cơ quan công quyền của thành phố,” Phil nói.

‘The Vietnam War’ và khi Đồng Minh tháo chạy

USS Hue City: Chiến hạm Mỹ mang tên TP Huế

Vietnam War: ‘Cuộc chiến day dứt tất cả chúng tôi’

“Người phụ nữ với cánh tay nhô lên mà chúng tôi tìm thấy là một giáo viên. Như vậy là họ đã dồn những người mà họ cho là không được để cho sống, và đưa tới các chỗ khác nhau trong thành phố. Đây chỉ là một trong những nấm mồ tập thể được phát hiện ra, nhưng là nấm mồ đầu tiên,” Phil nói.

Nạn nhân

Hơn 10 mồ chôn tập thể được phát hiện ở quanh Huế. Ước tính tổng số người bị giết trong thời gian quân Bắc Việt và Việt Cộng làm chủ thành phố là từ hàng trăm cho tới hàng ngàn người.

Hầu hết các nạn nhân là người Việt, nhưng cũng có một số người châu Âu và người Mỹ.

“Khi chỉ huy đại đội của tôi gọi radio về tổng hành dinh, họ đã không thể tin những gì được báo cáo. Khá nhanh sau đó, có rất nhiều người tới chỗ chúng tôi. Các sỹ quan cao cấp và một, hai vị tướng cùng trợ lý cũng tới,” Phil nói.

“Chúng tôi phải đeo mặt nạ khí khi khai quật các tử thi. Cảnh tượng rất ghê rợn.”

“Tôi chưa từng nhìn thấy điều gì như thế. Thành thật mà nói là cả những người lính của tôi cũng vậy. Và chúng tôi phải chuyển sang một khu vực khác, phải tẩy trùng vì toàn bộ quân phục, giày ủng, quần áo của chúng tôi, tất cả những gì trên người chúng tôi đều bị dính vương các mảnh xương thịt người chết.”

“Chúng tôi là lính chuyên nghiệp dày dạn, không phải lính dự bị, vậy mà những người lính trẻ của tôi đã cảm thấy rất kinh sợ. Ai cũng kinh hoàng trước những gì nhìn thấy.”

Vụ tìm ra các nấm mồ tập thể trở thành hàng tin chính ở miền Nam Việt Nam.

Một số người chỉ trích nói rằng con số các vụ xử tử hàng loạt đã bị phóng đại hoặc chỉ là chiến dịch tuyên truyền.

Tuy nhiên, tin tức về những vụ giết người ở Huế đã gây tác động rõ rệt.

Khi quân Bắc Việt mở cuộc tấn công cuối cùng tiến tới thống nhất đất nước hồi 1975, hàng trăm ngàn dân thường ở miền Nam Việt Nam đã bỏ chạy. Dường như trong tâm trí nhiều người, câu chuyện về “những vụ thảm sát ở Huế” vẫn còn đậm dấu ấn.

“Tôi không nghi ngờ gì rằng cơn hoảng loạn đã đeo bám họ, ám ảnh họ với những gì họ đã nhìn thấy, đã nghe được, và đọc được trên báo chí, truyền thông hồi 1968,” Phil Gioia nói.

Tất nhiên, những vụ thảm sát ở Huế, dù chưa được phía Cộng sản thừa nhận, không phải là sự tàn bạo duy nhất của cuộc chiến, một cuộc chiến đã giết chết chừng 3 triệu người Việt Nam.

Phil Gioia phục vụ hai nhiệm kỳ tại Việt Nam và bị thương hai lần. Ông nay sống tại San Francisco, Mỹ.Cuộc phỏng vấn Phil Gioiabằng tiếng Anh mang tựa đề ‘Mass Graves in Hue, Vietnam’ đã được đăng tải trên kênh BBC World Service 10/2015.

BBC sẽ tiếp tục đăng tải các bài về chủ đề trận Tết Mậu Thân xảy ra 50 năm về trước, gồm cả phỏng vấn với các nhân chứng bác bỏ vụ ‘thảm sát ở Huế’.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42919333

 

Thảm sát ở Khe Đá Mài-Huế: Nỗi đau âm ỉ 50 năm

290118_3

Hòa Ái, phóng viên RFA

Trong toàn bộ biến cố Mậu Thân ở Huế, cuộc thảm sát tại Khe Đá Mài, ở trong rừng Đình Môn Kim Ngọc, nay thuộc xã Dương Hòa, quận Hương Thủy được đánh giá là dã man và thê thảm nhất.

Giáo xứ Phủ Cam 50 năm trước

Bà cụ Đỗ Thị Xuân hồi tưởng lại những gì diễn ra với gia đình của bà và của nhiều gia đình khác trong giáo xứ Phủ Cam, ở Huế vào ngày Tết đầu năm Mậu Thân, cách nay 50 năm:

“Đầu năm Tết 1968, khi đó súng bắn dữ quá. Mấy người nói lên nhà thờ là an toàn nhất. Ngày sau đó, gia đình lên nhà thờ. Ở trên đó hai ngày thì phải! Khi đó, súng bắn hai, ba ngày rồi. Cậu em canh gác bên ngoài vào lúc khuya chạy lại chỗ cha tôi nằm và nói ‘Cha ơi, Việt cộng tràn vô rồi’. Đến khuya thì Việt cộng tràn vô nhà thờ. Trời ơi, họ đi khám xét, rọi đèn pin từng mặt người.”

Bà cụ Xuân kể lại tỉ mỉ từng chi tiết như là vụ việc vừa mới xảy ra, bởi vì nỗi ám ảnh kinh hoàng luôn hằn sâu trong ký ức của bà và của người thân trong gia đình về cái chết của cậu em trai út trong cuộc thảm sát tại Khe Đá Mài.

Họ nhảy dù xuống và vớt lên nào là chuỗi, nào là dây chuyền, qua 2 trận lụt trong 20 tháng làm thịt người bị rã ra, mắc trên cây do nước dâng lên. Còn dưới suối thì họ vớt lên xương cốt, đủ thứ hết
-Bà Đỗ Thị Xuân

Bà cụ Xuân cho biết sau khi bộ đội Bắc Việt và Việt cộng nằm vùng kiểm tra mọi người đang trú ẩn ở nhà thờ Phủ Cam, thì phụ nữ và trẻ em được cho về. Người em trai út của bà là Đỗ Long, 16 tuổi bị bắt lại khi đang cùng gia đình trên đường trở về nhà. Người em trai kế Đỗ Thanh, là thanh niên tự vệ trong giáo xứ đã bị mất liên lạc nên không rõ có bị bắt hay không.

“Việt cộng vào trong thành phố, còn xung quanh thì đạn bắn rớt ào ào. Khi đó, họ cho người về nhắn rằng nếu ai có thân nhân bị bắt thì mang đồ ăn cho 3 ngày mang lên cho những người ‘học tập’ ở chùa Từ Đàm. Mẹ tôi nấu cơm bới giống như cục bột, bới hai giỏ vì không biết cậu anh có bị bắt không. Tôi trẻ nên tôi đi mang cơm lên chùa Từ Đàm, để hai giỏ xách, ghi tên Đỗ Long/1 giỏ xách và Đỗ Thanh/1 giỏ xách rồi tôi đi về.”

Kể từ khi đặt hai giỏ cơm tại sân chùa Từ Đàm, gia đình của bà cụ Xuân không bao giờ được gặp lại người con, người em Đỗ Long một lần nào nữa.

Cùng hoàn cảnh với gia đình bà cụ Xuân, lúc bấy giờ hàng trăm gia đình giáo dân trong giáo xứ Phủ Cam và rất nhiều gia đình Phật tử tại địa phương cũng không biết số phận của những người đàn ông và các thanh niên trong gia đình mình sẽ như thế nào. Nỗi hoang mang và lo sợ phủ trùm cả đất cố đô kinh thành Huế không chỉ trong 26 ngày đêm dịp Tết Mậu Thân khi quân đội Bắc Việt chiếm đóng, mà còn kéo dài suốt thời gian nửa thế kỷ qua.

Cuộc thảm sát tại Khe Đá Mài được phơi bày

Hai thanh niên bị bắt trong số hàng trăm người bị đưa đến chùa Từ Đàm, là hai nhân chứng duy nhất còn sống sót, chạy thoát trước khi cuộc thảm sát diễn ra trong ít phút đồng hồ. Họ kể lại hầu hết những người bị bắt là giáo dân giáo xứ Phủ Cam, đều là học sinh, sinh viên, thanh niên hiền lành. Khỏang 20 người bị bắn chết ngay tại chùa Từ Đàm và chôn xác luôn tại đó. Một vài người được cho về để nhắn tin các gia đình mang đồ ăn đến chùa Từ Đàm cho thân nhân trong thời gian ‘học tập’ 3 ngày. Hàng trăm người còn lại được thông báo Cách mạng đưa đi học tập 3 ngày cho thấm nhuần đường lối rồi sẽ cho về. Ngay sau thông báo, từng người bị trói thúc ké bằng dây điện thoại và bị xâu lại thành chùm, gồm 20 người bằng một sợi dây kẽm gai. Tổng cộng có khoảng 25 chùm, tức vào khỏang 500 người.

500 người này bị đẩy ra đường trong đêm tối, bị 30 bộ đội Bắc Việt áp giải. Họ đi trong bóng đêm dưới trời mưa lâm râm, phải qua sông bằng bè lồ ô và có lúc lên đồi, khi lại xuống lũng, qua khe, thỉnh thoảng được soi chiếu bằng những cây đèn pin hay vài ngọn đuốc của các bộ đội. Những người bị bắt cảm nhận được đang đi sâu vào trong rừng, nhưng vì là trong đêm tối nên họ không biết ở khu vực nào.

Tôi lên tìm được cái áo của cậu em tôi. Đem về thì biết em tôi bị đâm từ sau lưng đâm tới với một đường dài khỏang hơn 10 phân. Hiện bây giờ trong nhà còn giữ chiếc này, bỏ trong cái hộp xà cừ
-Bà Đỗ Thị Xuân

Một nhân chứng hiện còn sống chính là người nghe lỏm được các bộ đội nói với nhau rằng trong vòng 15 đến 20 phút nữa sẽ thủ tiêu hết những người bị trói. Nhân vật này báo cho người bạn đang bị trói cạnh bên để tìm cách trốn chạy. Trong lúc đi xuống dốc và nghe tiếng nước róc rách gần kề, hai người đã cùng nhau bỏ chạy. Mặc dù có những tiếng súng bắn đuổi theo, nhưng hai người họ may mắn được thoát. Vào đúng khuya mùng 7 rạng sáng mùng 8 Tết Mậu Thân, hai thanh niên này nghe tiếng súng AK nổ vang rền và lựu đạn nổ tới tấp. Một góc rừng rực sáng chen lẫn với những tiếng khóc la khủng khiếp.

Đến tận 20 tháng sau biến cố Mậu Thân, vào tháng 10 năm 1969, tin tức về cuộc thảm sát này mới được phơi bày do tù binh Việt cộng cho biết địa điểm tại Khe Đá Mài, ở trong rừng Đình Môn Kim Ngọc, nay thuộc xã Dương Hòa, quận Hương Thủy. Vào thời điểm đó, công binh mất hai ngày dùng mìn phá ngã các cây cổ thụ để tạo ra khoảng trống đủ lớn cho trực thăng đáp xuống. Tiểu đoàn 1 Nhảy dù Quân lực Việt Nam Cộng Hòa phụ trách việc bốc các di hài nạn nhân. Bà cụ Đỗ Thị Xuân nhớ lại:

“Ngày đó tôi coi tin tức trên tivi thôi. Họ nhảy dù xuống và vớt lên nào là chuỗi, nào là dây chuyền, qua 2 trận lụt trong 20 tháng làm thịt người bị rã ra, mắc trên cây do nước dâng lên. Còn dưới suối thì họ vớt lên xương cốt, đủ thứ hết.”

Bà cụ Xuân cho biết sau đó, bà tìm được cái áo sơ mi của cậu em trai út Đỗ Long mặc vào ngày bị bắt, vì người thân từ Quy Nhơn đã gửi hai xấp vải ra Huế để may cho hai cậu em của bà mặc đón Tết Mậu Thân:

“Tôi lên tìm được cái áo của cậu em tôi. Đem về thì biết em tôi bị đâm từ sau lưng đâm tới với một đường dài khỏang hơn 10 phân. Hiện bây giờ trong nhà còn giữ chiếc này, bỏ trong cái hộp xà cừ.”

Ông Võ Văn Bằng, Trưởng ban Cải táng Nạn nhân Cộng sản Tết Mậu Thân, nhân dịp biến cố lịch sử này tròn 40 năm, cũng kể lại với RFA rằng:

Chúng tôi thấy các thi hài khi đào lên, thịt xương đã rã ra. Trên các thi hài đó còn thấy các dây điện thoại trói lại.”

Nỗi ám ảnh dài nửa thế kỷ

Những người tôi đã tiếp xúc thì đều mong muốn là nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam phải bày tỏ thái độ nhận lỗi, xám hối vì đã giết những người vô tội. Họ mong muốn nhà cầm quyền phải thừa nhận điều đó một cách chính thức. Thứ hai nữa là ngôi mộ tập thể ở núi Bân, tức là núi Ba Tầng cần phải được chỉnh trang và tôn tạo lại; bởi vì cho đến bây giờ vẫn để hoang phế cỏ mọc um tùm, thậm chí có những người đến đó còn bị gây khó dễ này nọ. Đó là ước nguyện của những người có thân nhân đã khuất
-Linh mục Phan Văn Lợi

Theo truyền khẩu từ các gia đình nạn nhân bị giết hại trong cuộc thảm sát tại Khe Đá Mài, có khoảng 400 bộ hài cốt được tìm thấy và được đưa về an táng tại nghĩa trang ở núi Ba Tầng (núi Bân). Nghĩa trang xây thành hình bán nguyệt, hai bên có bàn thờ che mái cho tín đồ Phật giáo và Công giáo đến cầu nguyện. Ở giữa phía sau có một bia tưởng niệm. Tuy nhiên, ngay sau khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc, chính quyền mới ở Huế đã dùng mìn để phá trụ bia và hai bàn thờ.

Từ đó cho đến nay, suốt 50 năm qua nghĩa trang bị hoang tàn. Các gia đình có thân nhân bị sát hại ở Khe Đá Mài đến viếng nghĩa trang Ba Tầng hầu như bị chính quyền địa phương làm khó dễ.

Linh mục Phan Văn Lợi, người được gặp gỡ và được nghe nhân chứng còn sống sót trong cuộc thảm sát tại Khe Đá Mài kể lại tường tận vụ việc, nói với Đài Á Châu Tự Do về nguyện vọng của những gia đình có người thân bị thảm sát tại Khe Đá Mài:

Những người tôi đã tiếp xúc thì đều mong muốn là nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam phải bày tỏ thái độ nhận lỗi, xám hối vì đã giết những người vô tội. Họ mong muốn nhà cầm quyền phải thừa nhận điều đó một cách chính thức. Thứ hai nữa là ngôi mộ tập thể ở núi Bân, tức là núi Ba Tầng cần phải được chỉnh trang và tôn tạo lại; bởi vì cho đến bây giờ vẫn để hoang phế cỏ mọc um tùm, thậm chí có những người đến đó còn bị gây khó dễ này nọ. Đó là ước nguyện của những người có thân nhân đã khuất.”

Một số các gia đình có thân nhân bị sát hại tại Khe Đá Mài nói riêng và bị mất mạng trong các cuộc thảm sát ở Huế chia sẻ với RFA rằng mỗi năm Tết về, nỗi đau âm ỉ mất mát người thân được truyền lại cho thế hệ con cháu, nhắc nhở hãy tha thứ cho những người Cộng sản một khi họ chân thành hối lỗi và cũng đừng bao giờ quên biến cố lịch sử quan trọng của dân tộc, như bà cụ Xuân khẳng định“Biến cố Mậu Thân là diệt chủng” để những người Việt máu đỏ da vàng không sát hại đồng bào mình một lần nào nữa hết.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/massacre-at-khe-da-mai-hue-pain-still-remains-after-50-years-02022018094439.html

 

“Nhà nước vô lương tri

khi tổ chức mừng chiến thắng 50 năm biến cố Mậu Thân”

Hòa Ái, phóng viên RFA

Cư dân mạng tại Việt Nam bày tỏ sự bức xúc trước thông tin về Lễ cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Tổng tiến công Xuân Mậu Thân 1968, được Nhà nước tổ chức một cách long trọng, cũng như phản đối truyền thông nhà nước tiếp tục tuyên truyền sai sự thật về biến cố lịch sử này.

Mừng chiến thắng trên xác đồng bào

Truyền thông trong nước đồng loạt đăng tin về lễ kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân, với chủ đề “Bản hùng ca Xuân Mậu Thân 1968”, diễn ra vào sáng ngày 31 tháng Giêng tại Hội trường Thống nhất, ở thành phố Hồ Chí Minh.

Buổi lễ này được tổ chức cấp quốc gia, có sự tham dự đầy đủ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng nhiều lãnh đạo cấp cao khác. Thông điệp chính của buổi lễ được Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh rằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân Mậu Thân 1968 là một đỉnh cao chói lọi, là đường lối đúng đắn của Đảng, mãi mãi là minh chứng sinh động của tư duy và nghệ thuật quân sự Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

Tại buổi lễ, Đại tá Nguyễn Văn Tàu (tự Tư Cang), người đã có mặt trong cuộc tấn công vào Sài Gòn Tết Mậu Thân 1968 phát biểu rằng đây là thắng lợi mang tính chiến lược của chiến tranh Việt Nam, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán ở Paris.

Tôi thấy thật sự là vô lương tâm và không thể hiện lương tri của con người bình thường, cho thấy họ không hoàn toàn có một ý định nào gọi là hòa giải và hòa hợp dân tộc cả…Tất nhiên là họ không bao giờ nhận lỗi về phía mình, nhưng lẽ ra họ cũng nên tổ chức một buổi lễ nào đó, gọi là cầu siêu cho các oan hồn bị chết một cách rất là đau xót trong bối cảnh chiến tranh

-LS. Lê Công Định

Đài Á Châu Tự Do ghi nhận, cộng đồng cư dân mạng tại Việt Nam dậy lên một làn sóng phẫn nộ trước các hoạt động tổ chức rầm rộ kỷ niệm mừng chiến thắng 50 năm biến cố Mậu Thân của chính quyền. Nhiều người lên tiếng phản đối Nhà nước Việt Nam ăn mừng trên cái chết của hàng ngàn thường dân vô tội bị sát hại trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt. Cựu tù nhân lương tâm-Luật sư Lê Công Định nói với RFA rằng thật là đáng tiếc khi Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm như thế sau 50 năm vì điều đó thể hiện một hệ thống vô lương tri từ xưa đến giờ không thay đổi:

“Tôi thấy thật sự là vô lương tâm và không thể hiện lương tri của con người bình thường, cho thấy họ không hoàn toàn có một ý định nào gọi là hòa giải và hòa hợp dân tộc cả. Bởi vì dù cho biện minh dưới bất kỳ gốc độ nào, thì lẽ ra họ cũng nên thấy rằng việc tổn thất nhân mạng rất là lớn trong một trận đánh như vậy. Tất nhiên là họ không bao giờ nhận lỗi về phía mình, nhưng lẽ ra họ cũng nên tổ chức một buổi lễ nào đó, gọi là cầu siêu cho các oan hồn bị chết một cách rất là đau xót trong bối cảnh chiến tranh.”

Bác sĩ Võ Xuân Sơn, qua mạng xã hội Facebook nêu lên quan điểm cá nhân của ông rằng Nhà nước Việt Nam gọi cuộc tấn công Mậu Thân là thắng thì đó là một sự gượng ép; vì con số thương vong do chiến dịch Mậu Thân có được dự kiến trước hay không, bao nhiêu cơ sở trong nội thành bị lộ, bao nhiêu chiến sĩ vào Sài Gòn rồi mà không rút ra được, việc đánh vào thành phố và bị đánh bật trở lại có nằm trong kế hoạch hay không? Bác sĩ Võ Xuân Sơn lập luận rằng nếu các yếu tố vừa nêu đã được tính toán thận trọng trước khi tiến hành cuộc tổng tấn công, thì tại sao phải chọn cách chấp nhận hy sinh nhiều như vậy? Còn nếu không, thì làm sao gọi đó là chiến thắng?

Tiếp tục tuyên truyền sai sự thật

Những thắc mắc của Bác sĩ Võ Xuân Sơn và cũng là của một số đông cư dân mạng phần nào được Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam giải đáp.

Trước luồng dư luận về Hà Nội vẫn đánh dù lực lượng hy sinh quá nhiều và đã thất bại khi muốn giải phóng miền Nam trong chiến dịch Xuân Mậu Thân, Đại tướng Phạm Văn Trà giải thích với báo giới quốc nội rằng đó là cách nhìn phiến diện, không hiểu đúng về ý nghĩa của chiến dịch Xuân Mậu Thân.

Báo mạng Dân Việt, vào ngày 31 tháng Giêng dẫn lời của Đại tướng Phạm Văn Trà cho biết Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương ở Ba Đình lúc bấy giờ đều xác định không phải đánh để giải phóng miền Nam Việt Nam ngay lập tức, bởi vì không thể địch nổi lại 50 vạn binh lính Mỹ và 1 triệu quân của Việt Nam Cộng Hòa. Tuy nhiên, Tướng Phạm Văn Trà nhấn mạnh mục đích của chiến dịch tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 là buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán , mà ông nói là “Mỹ không muốn ngồi thì cũng phải ngồi”. Do đó, những người lãnh đạo và cấp chỉ huy của chiến dịch Mậu Thân đã không phổ biến đến chủ đích cho cấp dưới, mà chỉ ra lệnh bộ đội và du kích ở miền Nam dốc hết sức để đánh một trận quyết định như trận đánh cuối cùng, nhằm để họ hăng hái và quyết tâm khi xung trận.

Thế nhưng, trên các trang mạng xã hội, một số tài liệu được cư dân mạng lan truyền trong những ngày qua, cho thấy những gì nguyên Bộ trưởng Quốc Phòng-Tướng Phạm Văn Trà nói có điều vô lý. Nhà báo độc lập Võ Văn Tạo, từ Nha Trang vào tối mùng 1 tháng Hai nói với RFA:

Những thông tin tôi nắm được cách đây mấy chục năm đến giờ thì Hà Nội khi quyết định mở chiến dịch Mậu Thân là với quyết tâm giải phóng toàn bộ miền Nam, hoàn thành gọi là ‘cuộc kháng chiến chống Mỹ’ và chống lại chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở Sài Gòn. Nhưng mà họ đã không lường được cái sức và phương pháp có nhiều cái sai, ngay trong ban lãnh đạo của Hà Nội thì không phải ai cũng thống nhất phương án này

-Nhà báo Võ Văn Tạo

“Những thông tin tôi nắm được cách đây mấy chục năm đến giờ thì Hà Nội khi quyết định mở chiến dịch Mậu Thân là với quyết tâm giải phóng toàn bộ miền Nam, hoàn thành gọi là ‘cuộc kháng chiến chống Mỹ’ và chống lại chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở Sài Gòn. Nhưng mà họ đã không lường được cái sức và phương pháp có nhiều cái sai, ngay trong ban lãnh đạo của Hà Nội thì không phải ai cũng thống nhất phương án này.”

Không chỉ phản đối thông tin về mục đích cuộc tấn công Mậu Thân của Hà Nội mà Đại tướng Phạm Văn Trà cung cấp sau 50 năm, cư dân mạng còn chú ý đến chi tiết ông Đại tướng Trà kể lại lữ đoàn của ông dù đã hy sinh nhiều trong những trận quyết liệt, kéo dài 3 ngày từ ngày 15-18/02/1968 ở Cần Thơ, nhưng đã tập kích tiêu diệt được 1 đại đội lính Mỹ, thu 60 súng ER 15 mới tinh và một số trang thiết bị.

Cư dân mạng Hanh Nguyen, khẳng định thông tin này là không chính xác. Ông Hanh Nguyen cho RFA biết trong thời điểm biến cố Mậu Thân xảy ra, ông đang làm công việc dịch thuật cho văn phòng Phái bộ Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ-MACV (Military Advisory Command in Vietnam) và nơi đây chuyển dịch tất cả báo cáo, tài liệu quân sự trước khi phổ biến ra các cơ quan lẫn truyền thông. Ông Hanh Nguyen cho biết thêm ông và các đồng nghiệp vào thời điểm đó được giao phụ trách chuyển dịch tin tức quân sự liên quan hai vùng chiến thuật 3 và 4, trong đó có Cần Thơ:

“Phải thú thật rằng thông tin mà ông Tướng Trà mới vừa đăng trên báo chính thống nhà nước thì tôi chưa hề thấy và cũng chưa hề nghe, nên với tôi độ tin cẩn cho bản tin này rất là thấp.”

Ông Hanh Nguyen còn nhấn mạnh không rõ Đại tướng Phạm Văn Trà nói nhầm hay nhà báo viết sai vì Hoa Kỳ không có loại súng ER, mà chỉ có loại AR mà thôi.

Nhà nước phải làm gì?

Chúng tôi liên lạc với cựu Tổng Biên tập RFA, Ký giả Dan Southerland, người có mặt ở Sài Gòn và một số địa điểm ở miền Tây Nam Bộ trong biến cố Mậu Thân và được xác nhận thông tin vừa nêu rất lạ đối với ông. Ký giả Dan Southerland càng thấy lạ lẫm hơn vì đã 50 năm trôi qua thì không phải là thời điểm để khoe khoang chiến tích, mà điều Chính phủ Hà Nội cần làm là hàn gắn vết thương chiến tranh cùng hòa giải dân tộc.

Chúng tôi cũng ghi nhận không ít các cư dân mạng thuộc thế hệ 8X và 9X còn so sánh sự đối nghịch giữa các tin tức từ truyền thông nhà nước về sự kiện kỷ niệm 50 năm chiến dịch Mậu Thân với bản tin của Việt Nam Thông tấn xã (VNTTX) phát hành vào ngày 31/01/1968, ghi rõ người phát ngôn nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và người phát ngôn Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam tố cáo “Mỹ và tai sai trắng trợn phá hoại ngày tết của nhân dân ta”. Những cư dân mạng trẻ tuổi đối chiếu các bản tin  suốt 50 năm qua và đặt câu hỏi vì sao Nhà nước Việt Nam không nói đúng sự thật với những gì xảy ra trong lịch sử. Từ những thắc mắc không được giải đáp như thế, nhiều bạn trẻ đã tìm kiếm thông tin liên quan đến biến cố Mậu Thân và họ cũng bày tỏ nỗi thất vọng đối với Nhà nước trong dịp tròn 50 năm của biến cố này. Một cư dân mạng thế hệ 8X, ở Hà Nội chia sẻ với RFA:

Tết ở Huế không bao giờ vui cả. Chỉ là hào nhoáng bên ngoài thôi, chứ bên trong rất là buồn…Chính quyền vinh danh và ăn mừng chiến thắng Mậu Thân thì quá là bất nhẫn. Điều đó là điều không thể nào chấp nhận được

-Cư dân mạng 8X 

“Em có chơi với một số những người bạn ở trong Huế. Họ có những người thân là nạn nhân trong các cuộc thảm sát đó. Và cứ đến gần Tết là họ rất là buồn. Tết ở Huế không bao giờ vui cả. Chỉ là hào nhoáng bên ngoài thôi, chứ bên trong rất là buồn. Những gia đình có người thân bị bắt bớ, bị thủ tiêu, bị giết hại trong thảm sát Mậu Thân không hề biết họ chết ngày nào, chỉ biết là mất tích thôi. Sau này có người tìm được xác, có người không. Thường thì người ta làm cái lễ giỗ chung, cứ đến Tết là giỗ, cứ hay gọi giống như là quốc tang vậy. Chính quyền vinh danh và ăn mừng chiến thắng Mậu Thân thì quá là bất nhẫn. Điều đó là điều không thể nào chấp nhận được.”

Trong khi các cư dân mạng là những nhân chứng lịch sử mong muốn Chính phủ thừa nhận lỗi lầm cũng như cần có những việc làm để phần nào xoa dịu nỗi đau mất mát thân nhân của hàng ngàn gia đình người dân Việt trong biến cố Mậu Thân, thì những cư dân mạng trẻ tuổi yêu cầu Nhà nước minh bạch hóa thông tin về biến cố lịch sử quan trọng này. Một vài bạn trẻ chia sẻ với RFA rằng nếu Nhà nước cố tình bưng bít và không tôn trọng lịch sử thì họ không khó để tìm hiểu và tiếp cận thông tin trong thời đại công nghiệp 4.0, nhưng đối với họ Nhà nước Việt Nam không xứng đáng là một nhà nước “của dân-do dân-vì dân”.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/netizens-in-vietnam-concern-about-government-celebrates-the-50-year-tet-offensive-02022018090306.html

 

Hà Nội xây nghĩa trang quốc gia 60 triệu Mỹ kim

dành cho cán bộ cao cấp

Uỷ ban thành phố Hà Nội hôm Thứ Năm 1 tháng 2 công bố xây thêm một nghĩa trang quốc gia dành cho cán bộ cao cấp của chế độ cộng sản.

Nghĩa trang mới mang tên Yên Trung, tọa lạc trong huyện Thạch Thất, Hà Nội, có diện tích gấp 20 lần nghĩa trang quốc gia Mai Dịch có từ năm 1982. Truyền thông trong nước cho hay, dự án xây nghĩa trang Yên Trung đã được thủ tướng CSVN phê duyệt, với mục đích “phục vụ nhu cầu an táng” của các cán bộ cao cấp của đảng và nhà nước cộng sản, cũng như các anh hùng và danh nhân do chế độ đương thời công nhận. Kinh phí cho dự án được ước tính hơn 1.4 ngàn tỷ đồng Việt Nam, tương đương hơn 60 triệu Mỹ kim, sẽ lấy từ ngân sách nhà nước, tức tiền thuế của dân.

Theo mô tả của báo mạng VnExpress, nghĩa trang Yên Trung nằm dưới chân núi Ba Vì, cách trung tâm Hà Nội 40 km về phía tây. Tổng diện tích nghĩa trang là 120 héc ta. Nghĩa trang Yên Trung dự trù có tới 2,500 ngôi mộ, mỗi ngôi mộ có khuôn viên rộng 25 tới 35 mét vuông. Được biết, để xây nghĩa trang mới dành cho cán bộ cao cấp của chế độ, 105 gia đình trong khu vực sẽ phải di dời.

Trên mạng xã hội Facebook, blogger Nguyễn Tiến Tường nhận định, dự án xây nghĩa trang cho cán bộ cấp cao phản ánh “một não trạng vô cùng phong kiến”, khi các lãnh đạo cộng sản chóp bu “tự ru ngủ bằng việc lấy lăng tẩm đền đài nguy nga để mưu cầu sự thán phục của nhân dân”.

Huy Lam / SBTN

http://www.sbtn.tv/ha-noi-xay-nghia-trang-quoc-gia-60-trieu-my-kim-danh-cho-can-bo-cao-cap/

 

Hoa Kỳ lên tiếng về án tù đối với 3 nhà hoạt động

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội vào ngày 2 tháng 2 ra thông cáo báo chí bày tỏ quan ngại về các bản án mới nhất mà tòa tại Việt Nam tuyên đối với các nhà hoạt động trong nước.

Theo Đại sứ quán Hoa Kỳ thì cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’ dùng để tuyên án các ông Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển, Trần Hoàng Phúc và Hồ Văn Hải là mơ hồ.

Phía Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam lập tức trả tự do ngay cho bốn người vừa bị kết án. Đồng thời cho phép các các nhân tại Việt Nam được bày tỏ quan điểm chính trị của bản thân họ một cách ôn hòa mà không sợ bị trừng phạt.

Vào ngày 31 tháng Một, tòa án thành phố Hà Nội tiến hành xử sơ thẩm ba nhà hoạt động gồm Vũ Quang Thuận,  Nguyễn Văn Điển và Trần Hoàng Phúc  vì đưa lên mạng những video chỉ trích chế độ cộng sản.

Ông Vũ Quang Thuận bị tòa tuyên 8 năm tù và 5 năm quản chế, anh Nguyễn Văn Điển 6 năm 6 tháng tù và 4 năm quản chế; anh Trần Hoàng Phúc 6 năm tù và 4 năm quản chế.

Vào ngày 1 tháng 2, bác sĩ Hồ Văn Hải, chủ trang blog BS Hồ Hải và tài khoản Facebook Hồ Hải bị tòa án thành phố Hồ Chí Minh tuyên 4 năm tù giam và 2 năm quản chế. Phiên xử ông này diễn ra mà không ai được biết cho đến khi tin tức chính thức từ truyền thông trong nước loan đi.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/us-voices-concern-about-sentences-given-to-4-activists-02022018075247.html

 

Công an VN ‘sẵn sàng hy sinh bảo vệ Đảng’

Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam, Thượng tướng Tô Lâm viết rằng công an Việt Nam ‘sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Đảng Cộng sản’ trong bài trước dịp kỷ niệm 88 năm thành lập đảng này.

Đảng Cộng sản Việt Nam là ‘Nhân tố thắng lợi của công an nhân dân’, theo bài viết nhân kỷ niệm 88 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 – 3/2/2018), trên trang web Bộ Công an.

Ông viết:

“Thực tiễn lịch sử anh hùng của Công an Nhân dân Việt Nam cho thấy, quá trình xây dựng, lớn mạnh, trưởng thành, những chiến công, thành tích vẻ vang của CAND Việt Nam đều bắt nguồn từ sự lãnh đạo của Đảng…”

Việt Nam: Tự do Internet dậm chân tại chỗ?

GS Nguyễn Phú Trọng là ‘tấm gương sáng của Đảng’

‘Ưu, khuyết’ công an VN được nêu tại hội nghị toàn quốc

Ông Trọng nhắc đảng viên ‘tránh đi vào vết xe đổ’

Bài viết điểm lại lịch sử hình thành, phát triển của Lực lượng Công an Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1945 đến nay.

“Công an Nhân dân chỉ biết còn Đảng thì còn mình”, ông Tô Lâm viết.

“Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng…”

“Ngoài mục tiêu đó ra, Công an Nhân dân không có mục tiêu nào khác.”

Chống lại nhiều hình thức phá hoại

Bài cũng đề cập đến “các thế lực thù địch” hiện nay đang có nhiều “hình thức phá hoại” “nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ XHCN ở Việt Nam.”

Vì sao Tướng Tô Lâm lên tiếng với truyền thông quốc tế?

VN ‘chưa trao đổi trực tiếp’ về vụ Kim Jong-nam

Nghi phạm mang hộ chiếu VN ‘chưa ra tòa’

Và “một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân có biểu hiện phức tạp, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, bị lợi dụng.”

Trong bối cảnh đó, Thượng tướng Tô Lâm kêu gọi các đảng viên phải “có khả năng tự bảo vệ, tự đề kháng”, “tự soi, tự sửa”.

Công an phải thấy Đảng giao vận mệnh của Đảng cho mìnhLê Duẩn

Phát biểu chỉ đạo hôm 15/1 tại hội nghị ngành công an, TBT Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh “phải bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng Công an”.

Ông đưa ra đánh giá về những “kết quả quan trọng” mà lực lượng công an đã làm trong năm 2017 và đưa ra định hướng cho ngành này.

Đó là công an cần “bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, thực hiện tốt vai trò nòng cốt trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

“Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, vô hiệu hoá nhiều âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, phản động, không để hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nước.

Giữ vững an ninh tại các địa bàn chiến lược Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ.”

Từ tháng 8/2016, ông Nguyễn Phú Trọng đã tham gia Thường vụ Đảng ủy Bộ Công an.

Ông cũng nêu ra nhiều lần rằng “công an phải làm tốt công tác bảo vệ Đảng”, thậm chí chống xâm nhập.

“Bảo vệ các cơ quan đầu não, không để sơ hở, không để kẻ địch, bọn phản động, phần tử xấu thâm nhập…”

Đà Nẵng: ông Phan Văn Anh Vũ ‘bị khám nhà’

Đảng CS dựng tượng Hồ Chí Minh ở nước ngoài

TBT Trọng: ‘Công an phải bảo vệ Đảng’

Cả hai câu ‘Công an phải bảo vệ Đảng’ và ‘Công an chỉ biết còn Đảng còn mình’ tuy được nhắc lại khá đều đặn gần đây nhưng không phải là ý tưởng gì mới.

Hồi năm 1959, cố TBT Lê Duẩn đã nói:

“Đảng giao cho Công an nhiệm vụ bảo vệ Đảng. Công an phải thấy Đảng giao vận mệnh của Đảng cho mình. Vì vậy, Đảng lựa chọn Công an trong những người trung thành nhất với Đảng, những người chỉ biết sống chết với Đảng, chỉ biết còn Đảng thì còn mình.”

Chú ý đến dư luận

Ông Tô Lâm, Ủy viên Trung ương Đảng CSVN được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao quyết định thăng hàm Thượng tướng hồi tháng 9/2014.

Vì sao Tướng Tô Lâm lên tiếng với truyền thông quốc tế?

VN ‘chưa trao đổi trực tiếp’ về vụ Kim Jong-nam

Tin Trịnh Xuân Thanh đầu thú ‘lạ tai như phép màu’

Khi đó ông giữ chức Thứ trưởng phụ trách an ninh đối ngoại ở Bộ Công an.

Ông lên làm Bộ trưởng Công an từ tháng 4/2016 và được tiếng là cởi mở với báo chí, kể cả đài báo nước ngoài khi được phỏng vấn vào những dịp quan trọng.

Hồi tháng 2/2017, khi xảy ra vụ công dân Việt Nam Đoàn Thị Hương bị bắt vì vụ Kim Jong-nam, ông Tô Lâm đã trả lời BBC Tiếng Việt về vụ việc.

Đánh giá sự kiện này, TS Lê Hồng Hiệp từ Singapore cho rằng các phát biểu của ông Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đưa ra là “phù hợp, hợp lý”.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42914152

 

Vì sao có quá nhiều quan chức ‘cố ý làm trái’?

TS PGS Phạm Quý ThọGửi cho BBC từ Hà Nội

Các vụ đại án, đặc biệt vụ ông Đinh La Thăng đã bộc lộ bất cập thể chế chính trị hiện nay, phản ánh rõ hơn một đặc trưng của chế độ là sự giải trình và chịu trách nhiệm của Đảng Cộng sản.

Trừng phạt các cán bộ lãnh đạo Đảng khi họ có tội là cần thiết, nhưng chỉ giải quyết hiện tượng. Lời nói sau cùng tại tòa của ông Thăng gợi ý phân tích và đưa ra cảnh báo. Vấn đề là liệu những bản án được tuyên có làm thay đổi bản chất và hướng đến thể chế ‘nhà nước của dân, do dân và vì dân’?

Vụ xử ông Thanh là ‘mũi tên bắn nhiều con chim’

Công an VN ‘sẵn sàng hy sinh bảo vệ Đảng’

Đảng CS ‘cần kỷ luật thép’ để không tan rã?

‘Chán Đảng khô Đoàn’ có phải là mới?

Lời nói sau cùng tại tòa

Ngày 8/01 xét xử cựu ủy viên Bộ chính trị của Đảng, ông Đinh La Thăng, mở đầu cho loạt các đại án tham nhũng dự kiến toà án tiếp tục xử trong năm 2018. Ngày 17/01 ông Thăng nói lời sau cùng: “… Bị cáo cúi đầu xin lỗi Đảng, Nhà nước, Nhân dân cả nước, xin lỗi các thế hệ công nhân lao động… Sau khi vào tù mới cảm nhận được rõ hơn sự lớn lao của sự tự do” và ông muốn làm ‘ma tự do’ mà không phải là ‘ma tù’.

Song câu hỏi lớn nhất là tại sao có quá nhiều quan chức cao, trung cấp phạm tội ‘cố ý làm trái’?TS Phạm Quý Thọ

Ngày 22/01 ông Thăng bị tuyên phạt 13 năm tù giam với tội danh ‘Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng’.

Một vài điểm đáng lưu ý:

Lần đầu tiên từ khi thành lập Đảng, một trong 19 lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng bị luận tội và bị tù giam. Có thể còn có ý khác về quy trình và tính chất vụ án, song công bằng mà nói đây là bước tiến về cải cách tư pháp.

Ông Thăng giải trình rằng ông làm theo chủ trương của Đảng, nhưng do nóng vội nên phạm khuyết điểm. Ông nhận trách nhiệm là người đứng đầu ngành dầu khí, nhưng tòa không chấp nhận.

Đảng đang gửi thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm chống tham nhũng ‘không vùng cấm’.

Đảng thực hiện sự giải trình và chịu trách nhiệm nhằm lấy lại niềm tin của người dân.

Song câu hỏi lớn nhất là tại sao có quá nhiều quan chức cao, trung cấp phạm tội ‘cố ý làm trái’?

Đảng đã không thể tạo ra một thể chế hữu hiệu với những luật lệ, quy tắc nhằm ràng buộc cách ứng xử khả dĩ cơ hội chủ nghĩa của con người và chế tài đủ mạnh dành cho sự bất tuân thủ.

Bài học lịch sử

Lịch sử Đảng ghi nhận ‘trường hợp điển hình’ về việc Đảng giải trình và chịu trách nhiệm về sai lầm trong Cải cách Ruộng đất năm 1953-1956 ở miền Bắc Việt Nam.

Trong quá trình thực hiện chủ trương ‘người cày có ruộng’, do ảnh hưởng chủ nghĩa thành phần, đấu tranh giai cấp và áp dụng giải pháp ‘đấu tố địa chủ’ cực đoan đã gây ra hậu quả to lớn, tỷ lệ người bị oan sai khoảng 71,66% tổng số, trong đó nhiều người bị giết. Dân chúng hoang mang.

‘Đất đai là thiêng liêng đối với nông dân’

Ông Tập là ‘nhà lãnh đạo quyền lực nhất TQ’

Truyền thông nói gì vụ Phan Văn Anh Vũ?

Đảng đã thừa nhận sai lầm tại Hội nghị Trung ương 10 vào tháng 9/1956. Hồ Chủ tịch ‘khóc và thay mặt chính phủ’ nhận khuyết điểm tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa I tháng 12 năm 1956.

Các cá nhân, tập thể lãnh đạo các cấp trong bộ máy Đảng và nhà nước…phải chịu trách nhiệm đạo đức và pháp lý về hậu quả đối với chính sách, quyết định và hành động gây ra.TS PSG Phạm Quý Thọ

Các cán bộ Đảng trực tiếp điều hành chương trình cải cách ruộng đất, như Trường Chinh, Lê Văn Lương…bị cách chức hoặc bị xử lý kỷ luật.

Trong bối cảnh lịch sử này Đảng đã thành công. Bài học ở đây là các cá nhân, tập thể lãnh đạo các cấp trong bộ máy Đảng và nhà nước phải có trách nhiệm giải thích việc thực thi công vụ hay những vấn đề liên quan đến trách nhiệm quản lý khi được yêu cầu.

Họ phải chịu trách nhiệm đạo đức và pháp lý về hậu quả đối với chính sách, quyết định và hành động gây ra.

Không thể áp dụng cho hiện tại?

Giai đoạn 2008-2013 là đỉnh điểm của khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam. Dù số liệu bị ‘bóp méo’ do tính minh bạch thấp, thì sự đánh giá sau được thừa nhận.

Tăng trưởng sụt giảm nhanh, lạm phát tăng vọt, có năm lên đến 20% (2010). Nợ xấu ngân hàng và nợ công ở mức rất cao. Ngân sách luôn bội chi, các doanh nghiệp nhà nước trên bờ vực phá sản, ‘bong bóng’ bất động sản đã làm cho đời sống người lao động khó khăn.

Tham nhũng tràn lan đe dọa sự tồn vong của chế độ, quyền lực bị tha hóa. Khoảng cách giàu nghèo nới rộng, giáo dục y tế xuống cấp, ô nhiễm môi trường trầm trọng, niềm tin trong dân chúng suy giảm. Hậu quả cho đến hiện nay vẫn đang ‘vật lộn’ để khắc phục.

Đuổi hết công an giao thông?

VN: Dân sẽ được bầu lãnh đạo Đảng?

Thấy gì sau ‘biệt thự khủng’ của quan chức?

Nguyên nhân chính là sai lầm trong chính sách tăng trưởng nóng vội dựa trên các tập đoàn kinh tế nhà nước – ‘các quả đấm thép’ và yếu kém về quản lý.

Tại kỳ họp Quốc hội khóa 13 ngày 14/11/2012, trước câu hỏi: Thủ tướng có nghĩ đến từ chức? Ông Dũng nhấn mạnh mình đã theo Đảng 51 năm và nói:

“Tôi không chạy, không xin, không từ chối, thoái thác bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng, Nhà nước giao phó.”

Đã rất cấp bách cần xem lại về sự giải trình và chịu trách nhiệm của Đảng nói riêng, cũng như về chương trình cải cách thể chế chính trị về tổng thể.TS PGS Phạm Quý Thọ

Đảng đã không thể kỷ luật ông. Mặc dù Bộ chính trị muốn, nhưng tại Hội nghị Trung ương 6 khóa 11 năm 2012 các ủy viên trung ương đã không đồng thuận. Ông tại vị thủ tướng đến Đại hội đảng 12, tháng 1 năm 2016.

Đổ lỗi cho thị trường?

Người ta nói nhiều về ‘lỗi hệ thống’. Có quá nhiều thay đổi trong thời gian khoảng 60 năm giữa hai sự kiện nêu ở trên, đặc biệt trong thời kỳ chuyển đổi sang kinh tế thị trường.

Đổ lỗi cho thị trường là không công bằng. Đảng Cộng sản VN đang sử dụng kinh tế thị trường thúc đẩy tăng trưởng để thực hiện cam kết của chế độ.

Tại sao có quá nhiều quan chức phạm tội khiến Đảng phải đứng trước lựa chọn ai, lúc nào và như thế nào để xử lý nhằm củng cố Đảng và chế độ?

Đã rất cấp bách cần xem lại về sự giải trình và chịu trách nhiệm của Đảng nói riêng, cũng như về chương trình cải cách thể chế chính trị về tổng thể.

Cảnh báo về hậu quả

Với cơ chế Đảng Cộng sản lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện, sự giải trình và chịu trách nhiệm của Đảng chủ yếu được thực hiện theo chiều từ cấp dưới lên cấp trên.

Nó mang tính đạo đức, có nghĩa là chính quyền hoàn toàn không phải giải trình và chịu trách nhiệm thông qua bầu cử nhưng phải thấy được trách nhiệm trước công chúng trên nền tảng của sự giáo dục và ‘tu thân, tích đức, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ’ theo giá trị và chuẩn mực lý tưởng hay truyền thống, chủ nghĩa cộng sản hay chịu ảnh hưởng của văn hóa Khổng giáo.

Đảng đang thừa nhận quyền lực tha hóa là một nguyên nhân bất ổn thể chế. Thật khó có thể nhốt quyền lực vào ‘lồng cơ chế’ khi quyền lực đang được tập trung cao hơn.TS PGS Phạm Quý Thọ

Đảng đang thừa nhận quyền lực tha hóa là một nguyên nhân bất ổn thể chế. Thật khó có thể nhốt quyền lực vào ‘lồng cơ chế’ khi quyền lực đang được tập trung cao hơn.

Khi đó, sự giải trình và chịu trách nhiệm sẽ không thúc đẩy cải cách thể chế theo hướng dân chủ và phát triển bền vững.

Việt Nam: ‘Tự diễn biến có cả tốt và xấu’

VN: ‘Quân đội không phải đội quân kinh doanh’

Ông Võ Kim Cự bị Đảng ‘kiểm tra’

Với bất cứ thể chế nào cũng có thể có chính sách sai lầm về tính chất, mức độ hay thời gian.

Các nghiên cứu cho thấy trong thể chế dân chủ phương Tây cũng từng phạm nhiều sai lầm, như cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ là kết quả của hệ tư tưởng thị trường tự do, cho vay tiêu dùng quá trớn và mở rộng quá mức của thị trường bất động sản.

Tuy nhiên, thực tế chỉ ra là các chế độ độc tài và toàn trị luôn gặp nhiều rắc rối nghiêm trọng hơn.

Những sai lầm có thể tiếp tục níu kéo toàn xã hội vì không thể dễ dàng sai thải những kẻ đã ra quyết định. Bởi vậy cái giá phải trả sẽ rất lớn.

Bài thể hiện quan điểm và cách hành văn riêng của TS PGS Phạm Quý Thọ từ Học viện Chính sách và Phát triển, Hà Nội.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42917801

 

Ông Hồ Hải bị 4 năm tù vì ‘tuyên truyền chống nhà nước’

ản chế.

Bác sĩ và blogger Hồ Văn Hải vừa bị tuyên án 4 năm tù giam và 2 năm quản chế tại Tòa án Nhân dân TP HCM hôm 1/2, theo báo Pháp luật Thành phố.

Ông Hải bị buộc tội “Tuyên truyền chống Nhà nước”.

Trong 75 bài ông Hải viết trên mạng, có 36 bài “vi phạm quy định của Nghị định 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng”, theo báo VnExpress.

Ông Hải bị bắt giữ vào cuối tháng 11/2016 và phiên tòa sơ thẩm xét xử ông diễn ra hôm qua có phần “bất ngờ” với giới bất đồng chính kiến.

VN ‘xử nặng’ ba người ‘tuyên truyền chống nhà nước’

Bắt ‘bác sĩ Hồ Hải’ để dập tắt tiếng nói phản biện?

Luật Hình sự VN mới sửa Điều 79, 88 và 258

Trang Thanh Niên hôm 1/02 nêu quan điểm của chính quyền Việt Nam, cho rằng:

“…đầu năm 2015, lợi dụng các sự kiện chính trị quan trọng đang và sắp diễn ra trong nước, Hải đã soạn thảo và đăng tải nhiều bài viết có nội dung bôi nhọ, vu khống lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam, xuyên tạc đường lối chủ trương, chính sách, kêu gọi nhân dân tham gia biểu tình chống Formosa, tham gia phong trào bất tuân dân sự, không chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tẩy chay bầu cử HĐND các cấp…”

Báo Tuổi Trẻ cùng ngày cũng đăng nội dung giống hệt như trên về vụ xử ông Hồ Hải.

Ông Hồ Hải ‘cá tính mạnh’

Tuy thế, giới vận động lại có cách nhìn khác về các hoạt động của bác sĩ Hồ Hải.

Nói với BBC hôm 02/2, nhà hoạt động Trịnh Anh Tuấn nhận xét ông Hải là “một blogger đầy cá tính mạnh mẽ, không ngại va chạm bất kỳ ai, với rất nhiều bài viết phân tích sâu sắc và logic về tình hình chính trị Việt Nam.”

Tiểu sử ông Hồ Văn Hải

Sinh năm 1964

Tốt nghiệp Đại học Y dược TP HCM năm 1989

1989-2004: Làm việc tại Bệnh viện Chợ Rẫy

Mở phòng khám riêng Đa khoa Á Châu, Q. Thủ Đức

2/11/2016, bị bắt tại phòng khám

“Có lẽ, với hiểu biết của một bác sỹ làm việc gần 20 năm ở Bệnh viện Chợ Rẫy, ông thừa hiểu những nguy cơ vô cùng tai hại của thứ hoá chất chết người mà Formosa thải ra. Những bài viết trở nên quyết liệt hơn, cứng rắn hơn và công kích trực tiếp hơn. Đó có lẽ là lý do mà ông bị coi là đối tượng cần phải vô hiệu hoá,” ông Tuấn nói.

“Có một vài người cho rằng ông thuộc phe này nhóm nọ, nhưng tôi nghĩ, với một người có cá tính mạnh mẽ và thông tuệ như ông, ông sẽ chẳng bao giờ chấp nhận làm quân cờ cho ai cả.”

Ông Hải còn được nhiều người Việt trong và ngoài nước biết đến vì sáng lập ra Quỹ Tây Du (GoWest Foundation) từ tháng 5/2014, nhằm giúp đỡ và hỗ trợ sinh viên Việt Nam du học tại Hoa Kỳ.

Hoạt động gần như độc lập

Khi được hỏi vì sao phiên tòa của ông Hải diễn ra một cách “lặng lẽ,” với nhiều người trong giới bất đồng chính kiến tỏ ra khá bất ngờ trước thông tin ông bị xét xử, ông Trịnh Anh Tuấn tin rằng bác sĩ Hồ Hải “hoạt động gần như độc lập. Có thông tin ông ấy không cho gia đình mời luật sư…”

Công an Việt Nam bắt ‘Dũng Phi Hổ’

Việt Nam: Thêm một người bị bắt vì Điều 88

Thầy Vương lập thuyết cho ba tổng bí thư TQ

VN ‘coi trọng hợp tác chiến lược’ với TQ

“Rất nhiều tù nhân lương tâm như ông Nguyễn Đình Ngọc cũng rơi vào hoàn cảnh như ông ấy, khi hoạt động thì độc lập và gia đình lại không kêu gọi hỗ trợ từ dư luận để đấu tranh cho người thân.”

Chỉ một ngày trước, 31/1, Tòa án Hà Nội cũng tuyên án ba thành viên của Phong trào Chấn hưng nước Việt, với cùng tội danh theo điều 88.

Trong đó ông Vũ Quang Thuận, sinh năm 1966, bị án tù 8 năm, Nguyễn Văn Điển, sinh năm 1983, bị 6 năm 6 tháng tù. Thành viên trẻ nhất là Trần Hoàng Phúc, sinh năm 1994, bị tòa tuyên 6 năm tù.

“Từ những người thanh niên trẻ như Trần Hoàng Phúc, Phan Kim Khánh,… đến những người đầy trí thức như bác sĩ Hồ Hải, họ bước ra toà trong khí phách và hiên ngang. Nó khác hẳn hình ảnh khóc lóc, rên rỉ của những quan chức cao cấp nhất của Đảng Cộng Sản khi ngã ngựa sau mỗi đợt thanh trừng nội bộ, đấu đá phe nhóm,” ông Tuấn nói.

Ông Trịnh Anh Tuấn nêu ý kiến không đồng tình với kết luận điều tra và việc xử ông Hồ Hải:

“Đối với điều 88 cũ (117 mới), so với điều 25 Hiến pháp công nhận quyền tự do ngôn luận cũng như Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam tham gia, thì một ngày tù đối với ông cũng là quá nặng.

“Việc ông ấy lập blog Bshohai và Facebook cá nhân để thể hiện quan điểm, chính kiến của ông ấy hoàn toàn nằm trong khuôn khổ của pháp luật.”

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42913956

 

Ông Trịnh Xuân Thanh tuyên bố mình vô tội

Ông Trịnh Xuân Thanh tuyên bố không có tội trong phần tranh luận tại tòa vào ngày 2 tháng 2 khi phiên xử về những hoạt động bị cho là sai trái của ông này tại PVP Land.

Các lý do được ông Thanh và các luật sư của ông đưa ra là không hề có bút tích của ông trong việc ra lệnh thực hiện những hành vi tham ô các tài sản ở các công ty.

Lý do thứ hai cũng được nêu lên là trong những công ty bị thiệt hại có liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh trong vụ án này như Công ty PVP Land, Công ty Xuyên Thái Bình Dương, Công ty PVC,… có nhiều cổ đông là tư nhân, mà theo ý kiến của ông Thanh và các luật sư của ông thì chỉ khi nào liên quan đến vốn của nhà nước thì mới thành tội tham ô.

Ông Trịnh Xuân Thanh là nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tổng công ty xây lắp dầu khí đã bị tuyên án chung thân vào ngày 22 tháng 1 vừa qua, trong vụ án tham nhũng rất lớn liên quan đến ngành dầu khí Việt Nam. Trong vụ này, một cựu ủy viên Bộ Chính Trị là ông Đinh La Thăng bị tuyên án 13 năm tù.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/trinh-xuan-thanh-pledges-not-guilty-02022018081217.html

 

Việt Nam lo sợ đầu tư nước ngoài giảm vì luật thuế mới của Mỹ

Luật thuế mới được Quốc hội Mỹ thông qua trước kỳ Giáng sinh vừa qua có thể sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam, theo cảnh báo của các chuyên gia kinh tế trong nước.

Tổ tư vấn kinh tế của Chính phủ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng các nhà đầu tư Mỹ có thể sẽ quay trở lại Mỹ để hưởng lợi từ việc cắt giảm sâu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).

Luật thuế mới của Mỹ được Tổng thống Donald Trump ký ban hành hôm 22/12/2017 cho phép giảm thuế TNDN từ 35% xuống còn 21%. Bên cạnh đó các khoản đầu tư nước ngoài của các nhà đầu tư Mỹ mà chuyển về nước cũng chỉ bị đánh thuế 10.5%.

Điều này dẫn đến lo ngại rằng các doanh nghiệp của Mỹ lâu nay hoạt động ở nước ngoài, trong đó có Việt Nam, sẽ chuyển tiền về nước thay vì giữ lại để tái đầu tư, theo nhận định của TS Vũ Viết Ngoạn, tổ trưởng Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng, với Tuổi Trẻ.

Việc cắt giảm thuế TNDN của Mỹ, theo TS kinh tế Phạm Đỗ Chí, sẽ làm cho các hãng giảm đầu tư ra ngoài nước Mỹ và bớt gia công sản xuất hàng hóa ở nước ngoài.

“(Các doanh nghiệp) sẽ đem về Mỹ để sản xuất vì thuế ở đây rất thấp. Ví dụ, ở Ireland sản xuất có lời vì thuế bên đó là 12% nhưng bây giờ giảm thuế rất mạnh từ 35% xuống 21% thì các hãng sẽ đem tiền lời từ thuế về đây để đầu tư.”

Chính phủ của Tổng thống Trump hy vọng luật thuế mới sẽ khuyến khích các doanh nghiệp chuyển về Mỹ và tạo công ăn việc làm thêm cho người Mỹ. Đây cũng là lời hứa của ông Trump với các cử tri Mỹ khi còn trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống năm 2016.

Kinh tế Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nếu nhiều doanh nghiệp Mỹ theo xu hướng này, theo TS Ngoạn.

Kinh tế gia Lê Đăng Doanh cho rằng việc cảnh báo này là cần thiết cho những người điều hành nền kinh tế Việt Nam.

“Theo tôi đấy là một lo ngại có căn cứ. Như chúng ta thấy là tập đoàn Apple sau khi có mức (thuế) thay đổi, họ đã quyết định chuyển một phần lớn vốn của họ về Hoa Kỳ và hy vọng tạo thêm công ăn việc làm và được hưởng lợi,” theo TS Doanh. “Với xu thế này cần phải tiếp tục theo dõi một cách rất cẩn trọng xem luồng vốn của Hoa Kỳ chảy trở lại Hoa Kỳ và luồng vốn của các tập đoàn khác đổ xô vào đầu tư ở Hoa Kỳ sẽ diễn ra đến mức độ nào.”

Trong tháng 1/2018, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đã giảm mạnh, theo TS Doanh, cựu viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM). Ông nhận định, luật thuế mới của Mỹ với “động lực để thu được lợi nhuận tối đa với một mức thuế xuất thấp sẽ tác động đến luồng vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.”

Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Phúc lo ngại dòng vốn FDI sẽ rút khỏi Việt Nam vì tác động của chính sách cải tổ thuế của Mỹ.

Nhưng điều đáng lo ngại hơn, theo TS Ngoạn – người dẫn đầu tổ tư vấn – nhận định với Tuổi Trẻ rằng khả năng một số nước phát triển có thể giảm thuế để cạnh tranh với Mỹ và làn sóng này sẽ ảnh hưởng không nhỏ nên cần phải theo dõi.

Theo TS Ngoạn, Trung Quốc đã hành động kịp thời sau khi Mỹ có động thái như nêu trên. Đó là khuyến khích doanh nghiệp của Mỹ có vốn tái đầu tư sẽ được miễn thuế. Trái lại, nếu các nhà đầu tư chuyển vốn ra ngoài Trung Quốc, họ tuyên bố sẽ có những biện pháp kiểm soát ngoại tệ nhằm hạn chế việc thoái vốn.

Hiện mức thuế TNDN phổ thông ở Việt Nam là 20%, vẫn thấp hơn 1% so với mức thuế mới của Mỹ đánh vào thu nhập của các doanh nghiệp. Nhưng theo các chuyên gia, môi trường đầu tư ở Việt Nam còn nhiều bất cập và nạn tham nhũng tràn lan đang làm nản lòng những nhà đầu tư nước ngoài.

Trong khi đó môi trường kinh doanh của Mỹ rất khác với Việt Nam vì nó ổn định và công khai minh bạch rõ ràng hơn, theo TS Doanh.

“Nỗ lực ngay bây giờ là Việt Nam cần cải cách để cải thiện môi trường đầu tư bằng cách phải xây dựng kết cấu hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.”

Phí bôi trơn, theo TS Doanh, là một trong những điều làm cản trở các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Theo một khảo sát của CIEM năm 2016, có hơn 40% số DN vừa và nhỏ phải chấp nhận những khoản chi không chính thức cho các cơ quan quản lý nhà nước.

Việt Nam đứng thứ 113 trên 176 nước trong bảng xếp hạng về chỉ số tham nhũng của Transperancy International.

https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-lo-so-dau-tu-nuoc-ngoai-giam-vi-luat-thue-moi-cua-my/4236404.html

 

Dự án đường hầm xuyên biển đầu tiên tại Hạ Long

Chính quyền tỉnh Quảng Ninh cho biết “đang nghiên cứu và khẩn trương hoàn thiện” dự án đầu tư đường hầm ngầm dưới nước dài hơn 1,3 km ở cửa ngõ vịnh Hạ Long để báo cáo Thủ tướng, sau đó sẽ công bố công khai dự án và “xin ý kiến tham gia đóng góp của nhân dân”.

Theo trang tin của Chính phủ Việt Nam, đường hầm xuyên biển là một công trình hầm cấp đặc biệt, với 6 làn xe, được thiết kế theo tiêu chuẩn xây dựng mà Việt Nam đưa ra năm 2007.

Đường hầm dài 2.140 m sẽ nối hai trục đường chính trên hai bờ vịnh Hạ Long, thuộc khu vực Cửa Lục, thành phố Hạ Long, với mục tiêu “nâng cao năng lực kết nối, thông thương đường bộ” giữa các khu vực, và giảm tải cho cây cầu độc nhất Bãi Cháy đã quá tải, liên tục bị ách tắc giao thông, nhất là vào thời điểm mưa bão.

Chính quyền tỉnh Quảng Ninh nói đây là một dự án trọng điểm, nhưng mới chỉ trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi. Sau khi báo cáo cho Thủ tướng, dự án sẽ được công bố công khai và lấy ý kiến đóng góp từ người dân.

Tổng mức dự kiến đầu tư cho dự án là 7.875 tỷ đồng (346.57 triệu đôla), trong đó chi phí xây dựng chiếm gần 5.000 tỷ đồng.

Hạ Long là địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam được thế giới biết tiếng.

Năm ngoái, khu vực này đã nhận 6,93 triệu du khách đến tham quan, tăng 12,9% so với năm 2016.

Nếu dự án được thông qua, đường hầm xuyên biển đầu tiên tại Việt Nam sẽ được khởi công vào đầu năm 2019.

https://www.voatiengviet.com/a/du-an-duong-ham-xuyen-bien-/4236216.html