Tin Việt Nam – 21/01/2018
Hàng trăm tấm vi cá mập
trên nóc tòa nhà ngoại giao CSVN tại Chile
Báo chí Chile dù đang bận rộn về chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng, vẫn để ý đến hiện tượng hàng trăm tấm vi cá mập nằm phơi trên nóc tòa nhà cơ quan thương mại, thuộc tòa đại sứ CSVN.
Báo mạng Đàn Chim Việt Online hôm Chủ Nhật 21/01 trích dẫn tin tức của tờ El Mostrador cho biết, việc phơi vi cá mập bắt đầu từ ngày 13 tháng 1 tại tòa nhà có địa chỉ Eliodoro Yáñez 2897. Các cư dân xung quanh cảm thấy khó chịu vì mùi tanh tưởi hôi thối bốc ra từ tòa nhà này. Họ để ý theo dõi và phát giác ra sự việc. Ban đầu chỉ có một ít, nhưng số lượng vi cá mập ngày càng tăng thêm, trong đó có cả những nhát cắt còn tươi mới.
Sau khi sự việc bị phanh phui, các nhà báo Chila đã gọi điện thoại cho cơ quan ngoại giao CSVN để yêu cầu giải thích, nhưng không liên lạc được hoặc không nhận được câu trả lời. Tờ báo cho biết giới chức địa phương và các cơ quan bảo vệ động vật đang vào cuộc.
Việc đánh bắt cá mập đã bị cấm ở quốc gia Nam Mỹ này từ năm 2012, nhưng việc khai thác trộm vẫn xảy ra để cung cấp vi cá mập cho những đường dây buôn lậu tới Việt Nam và Trung Cộng. Đây không phải là lần đầu tiên một tòa đại sứ CSVN bị bắt gặp dính líu vào một đường dây buôn lậu động vật hoang dã. Trong năm 2008, truyền thông Nam Phi theo dõi và chụp hình được những cuộc mua bán sừng tê giác diễn ra ngay trước cổng tòa đại sứ CSVN tại quốc gia này.
Huy Lam / SBTN
http://www.sbtn.tv/hang-tram-tam-vi-ca-map-tren-noc-toa-nha-ngoai-giao-csvn-tai-chile/
Bắt giữ nhóm du khách Việt Nam
trộm cửa tiệm trên khắp Đài Loan
Cảnh sát Đài Loan vừa bắt giữ một nhóm du khách Việt Nam về tội trộm hàng hóa trong cửa tiệm, sau khi hàng loạt cửa tiệm nơi nhóm này từng ghé qua gửi đơn khiếu nại với nhà chức trách về hàng hóa bị mất trộm.
Tờ Taiwan News hôm Chủ Nhật 21/01 đưa tin, một cửa tiệm ở khu vực Trạm Chính Đài Bắc khám phá bị mất 107 món hàng hôm 15 tháng 1. Sau khi xem phim an ninh, cảnh sát nghi ngờ một nhóm du khách Việt Nam đến đây vào ngày đó. Cảnh sát có thêm manh mối khi tìm hiểu khiếu nại vào ngày 13 tháng 1 của một cửa tiệm khác ở Ximending khai bị mất 295 món hàng. Kế đến, một cửa tiệm ở Đài Trung bị mất 332 món hàng, sau khi nhóm du khách Việt Nam này ghé vào.
Cảnh sát Đài Bắc tìm ra dấu vết nhóm du khách Việt Nam nhờ sự giúp đỡ của một văn phòng du lịch. Theo Taiwan News, nhóm du khách Việt Nam dường như biết mình bị cảnh sát theo dõi, nên đã tìm cách đổi vé máy bay hòng rời khỏi Đài Loan sớm hơn lịch trình. Nhưng rốt cuộc cảnh sát đã ra tay trước và bắt giữ nhóm này, gồm ba người phụ nữ và một người đàn ông. Cảnh sát lục soát các phòng khách sạn của họ và tìm thấy 14 va ly chứa đầy hàng hóa đánh cắp, trị giá khoảng 1 triệu Đài tệ (34,000 Mỹ kim).
Thủ đoạn trộm cắp của nhóm này là đưa ba người phụ nữ vào tiệm giả mua sắm. Rồi người đàn ông bước vào, cầm theo một chiếc túi lót tấm nhôm bên trong để chống máy dò. Hắn ta có thể ra vào cửa tiệm nhiều lần để mang đồ đánh cắp ra ngoài.
Huy Lam / SBTN
http://www.sbtn.tv/bat-giu-nhom-du-khach-viet-nam-trom-cua-tiem-tren-khap-dai-loan/
Giáo dân Nghệ An
đòi truy tố quan chức xã và giải tán hội cờ đỏ
Nhiều giáo dân của giáo xứ Kẻ Gai ở xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An vừa viết đơn gửi công an huyện Hưng Nguyên yêu cầu khởi tố chủ tịch xã và trưởng công an xã Hưng Tây, vì hàng loạt hành vi vi phạm pháp luật hồi tháng 12 năm 2017.
Đơn kiến nghị mang chữ ký của người dân địa phương được gửi tới các cấp lãnh đạo địa phương, chủ tịch quốc hội, chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ và Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Đơn tố cáo ông Nguyễn Văn Thu, chủ tịch uỷ ban nhân dân xã Hưng Tây, ông Cao Văn Lực, trưởng công an xã Hưng Tây, và các đồng phạm về những tội như “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”, “hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản”, “gây rối trật tự công cộng”, “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc”, “làm nhục người khác”, “lạm quyền khi thi hành công vụ” v.v.
Trước đó, vào ngày 17 tháng 12, ông Thu và ông Lực có mặt tại chỗ trong sự việc hội cờ đỏ đàn áp và đánh đập giáo dân Kẻ Gai. Chính ông Thu và ông Lực cũng trực tiếp tham gia vụ đánh đập, khiến nhiều người bị thương nặng phải cấp cứu tại bệnh viện. Được biết vụ gây rối loạn và hành hung đã được công an huyện Hưng Nguyên đến tận nơi lập biên bản. Nhưng đến nay, nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An vẫn chưa có biện pháp nào xử trị các ông Thu và Lực. Đơn kiến nghị của giáo dân Kẻ Gai cũng yêu cầu nhà cầm quyền giải tán cái gọi là “hội cờ đỏ” ngay lập tức.
Huy Lam / SBTN
http://www.sbtn.tv/giao-dan-nghe-an-doi-truy-to-quan-chuc-xa-va-giai-tan-hoi-co-do/
Facebook có ‘gỡ tài khoản theo yêu cầu của Việt Nam’?
Báo Nhân Dân nói Facebook “đã gỡ bỏ hàng trăm tài khoản theo yêu cầu của Việt Nam” trong lúc Facebook nói với BBC rằng họ “chỉ gỡ bỏ nội dung vi phạm chính sách của chúng tôi.”
Báo Nhân Dân gần đây cho hay, Facebook “sẽ xây dựng một kênh riêng để giải quyết vấn đề theo đề nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc ngăn chặn, xử lý, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam trên mạng xã hội.”
‘Chương May Mắn’ nói về ảnh Cần Thơ
Facebook nói gì về vụ VN ‘chặn thông tin xấu’?
Facebook sẽ khảo sát để tăng nguồn tin ‘đáng tin cậy’
Mạng xã hội ‘tạo cái nhìn sai lệch’?
TP. HCM sẽ thu thuế bán hàng qua mạng xã hội?
Nơi ‘dư luận viên’ tung hoành trên mạng xã hội
‘Không thay đổi’
Cơ quan của đảng Cộng sản Việt Nam cũng viết thêm: “Facebook đã gỡ bỏ hơn 670 trong tổng số gần 5.000 tài khoản Facebook giả mạo, có hoạt động gây chia rẽ, xúc phạm danh dự cá nhân, tổ chức, quảng bá hình ảnh dâm ô, đồi trụy, kích động bạo lực… Đây là nỗ lực rất lớn của Facebook, nhưng so với yêu cầu của Việt Nam gửi tới Facebook 5.000 tài khoản vi phạm thì đó là con số rất nhỏ.”
Trong thư trả lời Ben Ngô của BBC Tiếng Việt, cơ quan truyền thông đại diện Facebook hôm 21/1 viết: “Chúng tôi thường xuyên trò chuyện với nhiều bên – các nhà giáo dục, cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ và giới chức chính phủ – để nói về các chính sách, sản phẩm và chương trình của chúng tôi.”
Thư cũng viết thêm rằng “Chính sách và cách tiếp cận của chúng tôi đối với yêu cầu của các chính phủ không thay đổi.”
“Các cơ quan chính phủ các nước có thể gửi báo cáo cho Facebook về nội dung được cho là vi phạm điều khoản dịch vụ của chúng tôi và/hoặc pháp luật địa phương.”
“Chúng tôi sẽ xem xét liệu các nội dung này có đi ngược lại chính sách của chúng tôi và sẽ xóa bất kỳ nội dung vi phạm nào.”
“Chúng tôi minh bạch về các yêu cầu mà chúng tôi nhận được từ các chính phủ và bất kỳ nội dung nào chúng tôi hạn chế chiếu theo luật của nước sở tại trong Báo cáo minh bạch của chúng tôi.”
VN: ‘Báo chính thống lẽo đẽo theo mạng xã hội’
Tạo ảnh hưởng trên mạng xã hội để kiếm tiền có dễ?
Nghiện Facebook nguy hiểm hơn nghiện rượu?
Thử thách mới cho YouTube và Facebook?
Cùng thời điểm, báo Infonet của Bộ Thông tin và Truyền thông viết Google “cam kết tuân thủ pháp luật Việt Nam.” Tờ báo cho hay: “Tính đến ngày 31/12/2017, Google đã ngăn chặn và gỡ bỏ 6.423/7.410 video clip khỏi YouTube, sáu trò chơi khỏi Google Play do vi phạm pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó, Google đã gỡ ứng dụng một số trò chơi có nội dung phản động, chống phá Việt Nam khỏi Google Play, đồng thời gỡ bỏ sáu video giới thiệu trò chơi này trên YouTube. Google đã gỡ ứng dụng của 5 trò chơi điện tử G1 chưa có quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản theo quy định khỏi Google Play.”
Tờ báo cũng nói Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đề nghị Google “xem xét lập văn phòng đại diện tại Việt Nam để tiếp nhận trực tiếp các yêu cầu xử lý và thực hiện nghĩa vụ có liên quan khi triển khai hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.”
BBC đã gửi thư đề nghị Google Việt Nam bình luận về các thông tin nêu trên nhưng chưa nhận được phản hồi.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42764142
Phiên tòa Thăng – Thanh: bộc lộc nhiều ‘lỗ hổng quốc gia’
Phiên tòa với các ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh bộc lộ ‘nhiều lỗ hổng quốc gia’ của Việt Nam, theo nhà văn, Facebooker Đoàn Bảo Châu từ Hà Nội.
Bình luận về phiên xử khai mạc từ đầu năm nay, hôm 18/01/2018, ngay trước Bàn tròn thứ Năm của BBC Việt ngữ, ông Châu nói:
Ý kiến của nhà văn Đoàn Bảo Châu tại Bàn tròn thứ Năm của BBC
Tôi chỉ thấy rằng nó chỉ nói lên một thực trạng của đất nước là tình hình quản lý kinh tế của bộ máy nhà nước rất tệ. Một đất nước rất nghèo rồi, nhưng việc quản lý đó có thể nói có rất nhiều lỗ hổng, khiến cho việc thất thoát ngân sách quốc gia rất lớnNhà văn Đoàn Bảo Châu
VN trả giá mô hình qua vụ Thăng – Thanh?
Vụ xử ông Thanh là ‘mũi tên bắn nhiều con chim’
Tòa Việt Nam xử ông Đinh La Thăng và 21 đồng phạm
“Đây là một phiên tòa được người dân Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế quan tâm rất nhiều.
“Tôi chỉ thấy rằng nó chỉ nói lên một thực trạng của đất nước là tình hình quản lý kinh tế của bộ máy nhà nước rất tệ.
“Một đất nước rất nghèo rồi, nhưng việc quản lý đó có thể nói có rất nhiều lỗ hổng, khiến cho việc thất thoát ngân sách quốc gia rất lớn và điều đó rất đáng buồn.
“Điều đáng buồn nữa là khi phiên tòa diễn ra và những hành xử của những quan chức cao cấp ấy trước công luận khiến cho tôi nhận ra rằng thực ra mà nói, trình độ của họ về mặt xã hội, về mặt chính trị cũng rất yếu kém.”
Quí vị có thể bấm vào đường dẫn này để theo dõi ý kiến của nhà văn, võ sư Đoàn Bảo Châu trong chương trình Bàn tròn thứ Năm về vụ án các ông Thăng và Thanh.
http://www.bbc.com/vietnamese/media-42766472
Ông Thăng và Thanh ‘cầu cứu’ Tổng bí thư Trọng?
Một ngày trước khi tòa tuyên án trong vụ xử “gây rúng động” dư luận, có ý kiến cho rằng ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh dường như đang “cầu xin” Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng “nương tay”.
Cũng có thể đó là một cái nghệ thuật để mà gây ra thương cảm cho hội đồng xét xử và hoặc là lấy lòng dư luận rồi của những người đằng sau đó nữa.
Luật sư Trần Thu Nam nói.
Trong khi ông Thăng “nghẹn ngào” nói rằng “cảm nhận được sự nhân văn sâu sắc của tổng bí thư” với tuyên bố “xử lý cán bộ không phải dập cho người ta không ngóc lên được” thì ông Thanh lại “rưng rưng” xưng “cháu” và “bác” để “xin lỗi” ông Trọng, theo báo chí Việt Nam.
Luật sư Trần Thu Nam nói với VOA Việt Ngữ rằng hành động của các bị cáo từng có thời “thét ra lửa” có gì đó “không bình thường”.
Luật sư Đức của ông Thanh nêu đích danh Tổng bí thư Trọng
Vụ xử Thăng – Thanh: Tổng Trọng vươn xa tới đâu?
Ông nói thêm: “Câu chuyện nghẹn ngào tôi đã từng gặp nhiều rồi. Ở những người từng có chức vụ, quyền hạn lớn mà nghẹn nào thì tôi ít gặp. Cũng dễ hiểu thôi, họ đang ở cái thế hơn người, quyền lực rất lớn, và hiện nay rơi xuống đáy vực, cho nên có thể họ bị sốc vì tinh thần, vì rất nhiều các vấn đề khác. Cũng có thể đó là một cái nghệ thuật để mà gây ra thương cảm cho hội đồng xét xử và hoặc là lấy lòng dư luận rồi của những người đằng sau đó nữa”.
Ông nhận định tiếp rằng đấy có thể là “những cái bấu víu cuối cùng để động lòng trắc ẩn của một người cao nhất trong Bộ Chính trị, mong vớt vát gì đó, có thể mức án nó sẽ nhẹ đi”.
Tôi là luật sư trong nhiều vụ án của những người bất đồng chính kiến thì tôi thấy rằng mặc dù những người đó họ bị giam giữ rất là khắc nghiệt nhưng khi ra tòa thì họ vẫn rất thanh thản, và có những người họ còn hát ở tòa, chứ người ta không có khóc như ông Đinh La Thăng hay Trịnh Xuân Thanh.
Luật sư Hà Huy Sơn nói.
Luật sư Nam nói thêm: “Ông Thăng chắc cũng bị một cái sức ép khác. Bản thân em ruột của ông cũng bị bắt, và bị khởi tố về tội tham ô. Nếu như không có vụ án đó, ông Thăng ông sẽ mạnh mẽ hơn. Phải chăng là tất cả việc ông gạt bỏ sĩ diện để mà nhún nhường trong vụ án này, nhận hết trong vụ án này để nhằm mục đích giúp cho em ông ấy?”
Cùng quan điểm với ông Nam, luật sư Hà Huy Sơn nhận định rằng việc hai bị cáo “nghẹn ngào”, “ăn năn” vì “muốn được tòa người ta thương cảm tình cảnh để người ta giảm án thôi”.
Ông nói thêm: “Tôi là luật sư trong nhiều vụ án của những người bất đồng chính kiến thì tôi thấy rằng mặc dù những người đó họ bị giam giữ rất là khắc nghiệt nhưng khi ra tòa thì họ vẫn rất thanh thản, và có những người họ còn hát ở tòa, chứ người ta không có khóc như ông Đinh La Thăng hay Trịnh Xuân Thanh”.
Về việc nguyên ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng và cựu quan chức tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh nhiều lần nhắc tên ông Trọng trong phần tự bào chữa, luật sư Sơn nhận định:
“Theo hiến pháp của Việt Nam quy định, đảng có quyền cao nhất và trong thực tế cũng là như vậy. Trong tình hình hiện nay, qua báo chí, ông Nguyễn Phú Trọng có quyền lực cao nhất, nên ông Thăng, ông Thanh nhắc tới ông Nguyễn Phú Trọng, theo tôi hiểu, đây cũng là một lời cầu xin gì đó với ông Trọng”.
Trả lời VOA Việt Ngữ, bà Petra Isabel Schlagenhauf, luật sư người Đức của ông Thanh, từng bày tỏ lo ngại rằng thân chủ của mình “không được xét xử công bằng” vì các phát ngôn trước đây của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chưa rõ là cựu quan chức tỉnh Hậu Giang có đề cập tới việc này trước khi bị Việt Nam “bắt cóc ở Berlin” và “bị đưa về nước” như theo lời cáo buộc của phía Đức hay không.
VOA Việt Ngữ có liên lạc với luật sư Nguyễn Văn Quynh, một trong những người bào chữa cho ông Thanh, nhưng ông từ chối trả lời do “phiên tòa đang tiếp diễn”.
Chúng tôi không thể liên lạc được với các luật sư đại diện cho ông Đinh La Thăng để hỏi ý kiến về các nhận định liên quan tới ông Trọng.
Tòa dự kiến sẽ ra phán quyết trong vụ xử về tội “cố ý làm trái quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng” và “tham ô” vào ngày 22/1.
Trong khi ông Thăng bị đề nghị mức án tới 15 năm tù thì ông Thanh bị đề nghị án chung thân, và trong phần tự bào chữa, cả hai đều bày tỏ mong muốn làm “ma tự do”, chứ không mong làm “ma tù”.
Nhận định với VOA Việt Ngữ, giới quan sát cho rằng Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tung “cú đấm thép chưa từng có” trong vụ ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh.
Trong tuyên bố được cho là thể hiện quyết tâm lúc ông Thanh đang trốn lệnh truy nã ở Đức, ông Trọng từng nói rằng cựu quan chức tỉnh Hậu Giang này “ghê gớm, móc ngoặc, dây dợ rồi bỏ trốn đi nước ngoài, nhưng không trốn được đâu”, theo báo chí trong nước.
Còn về ông Thăng, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam từng tuyên bố rằng cựu Bí thư thành ủy TP HCM này “vào tội nào sẽ [bị] xử lý tiếp” theo “đúng quy định của pháp luật”.
Hàng loạt ngân hàng nước ngoài rời bỏ thị trường Việt Nam
Trong năm 2017, nhiều ngân hàng nước ngoài đã chia tay với các đối tác Việt Nam và rút vốn khỏi các ngân hàng mà họ từng dày công đầu tư.
Trang mạng tiếng Anh VietNamNet Bridge cho hay như vậy hôm Thứ Bảy 20/01. Một số chuyên gia cho rằng, nguyên nhân của hiện tượng này là các nhà đầu tư nước ngoài không hài lòng với mức lợi nhuận, hoặc bất đồng với các giám đốc Việt Nam.
Ngân hàng BNP Paribas của Pháp đã rút tất cả 74 triệu cổ phần khỏi Ngân Hàng Phương Đông. Thương vụ chuyển nhượng diễn ra hôm 26 tháng 12, nhưng đến nay người mua lại cổ phần của BNP Paribas là ai vẫn chưa được công bố.
Một số ngân hàng nước ngoài khác cũng đã rời khỏi Việt Nam trong năm 2017. Ngân Hàng Thịnh Vượng Chung Úc Châu CBA đã bán lại chi nhánh ở Sài Gòn cho ngân hàng VIB của Việt Nam. Chi nhánh của CBA tại Sài Gòn đã hoạt động từ năm 2008.
Tương tự, HSBC của Anh đã rút vốn khỏi Techcombank của Việt Nam, trong khi ANZ của Úc và New Zealand đã bán xong chi nhánh ANZ Vietnam.
Chuyên gia ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu xác nhận với VietNamNet Bridge là có xu hướng ngân hàng nước ngoài rời khỏi Việt Nam. Ông Hiếu cho rằng các quyết định này là do các liên doanh không mang lại lợi nhuận như ý, trong khi còn có nhiều thị trường béo bở khác. Các nhà phân tích khác thì tin rằng, những bất đồng giữa các giám đốc Việt Nam và giám đốc nước ngoài là nguyên do của việc rút lui.
Huy Lam / SBTN
http://www.sbtn.tv/hang-loat-ngan-hang-nuoc-ngoai-roi-bo-thi-truong-viet-nam/