Trên thềm năm 2018: Âu-châu trước sự thử thách của chủ-nghiã quốc-gia – Nhữ Đình Hùng

Cac Bai Khac

No sub-categories

Trên thềm năm 2018: Âu-châu trước sự thử thách của chủ-nghiã quốc-gia – Nhữ Đình Hùng

Âu-châu hiện nay đang đứng trước một thử thách lớn: đó là sự trỗi dậy của các phong-trào ‘dân tuý’ đặt căn-bản trên hai điểm chính là việc bảo-vệ chủ-quyền quốc-gia và việc duy-trì bản-sắc. Các phong-trào dân tuý này đã tràn đi từ Anh, xuyên qua Pháp, Đức, Áo,…và nói ngắn gọn  là cả Âu-châu.

Trong kỳ bầu cử tổng thống Pháp vào tháng 4 năm 2017, đảng cực hữu Front National, mặc dù bị mọi đảng khác chống lại, đã vào được vòng hai và tuy thất bại, đã đạt được một số phiếu bầu kỷ-lục với 7,6 triệu phiếu bầu, chiếm 21,3% tổng số phiếu bầu. Trong kỳ tranh cử quốc hội sau đó, tuy không đủ số dân biểu để có thể lập ra một khối, đảng FN cũng có được 8 dân biểu!

Tại Đức, trong cuộc bầu cử quốc-hội ngày 24 tháng 9 vừa qua, đảng cực hữu của Đức đã chiếm được 12N8% phiếu bầu và đã có được 94 ghế dân-biểu. Đây là lần đầu tiên kể từ sau đệ nhị thế chiến một đảng cực hữu đạt được một kết quả như thế.

Kurz và Strache

Gần đây nhất là trường -hợp nước Áo.Các kết quả cho thấy sau mười năm cầm quyền của đảng dân chủ xã-hội,  phe bảo-thủ dân-chủ thiên-chúa-giáo ÖVP với Sébastian Kurz đã về đầu trong cuộc bầu cử Quốc Hội với 31% và 62 ghế dân-biểu. Đảng dân-chủ xã-hội vẫn là đảng mạnh về nhì với 26% phiếu bầu và có được 52 ghế dân biểu. Điều đáng nói là đảng cực hữu tuy về ba nhưng đã bám sát đảng dân-chủ xã hội, đảng FPÖ chỉ thua đảng SPÖ có một phần trăm, đạt được 25% tổng số phiếu bầu và có 51 ghế dân biểu, so với nhiệm-kỳ trước họ đã có thêm được 11 ghế dân biểu. Nếu như đảng dân-chủ xã-hội đã không thành-công trong việc lãnh đạo nước Áo từ mười năm qua, ông Sébastian Kurz không có lý do gì để liên kết với đảng về nhì vì sẽ đương nhiên gánh chịu các hậu quả của họ để lại vì phải tiếp tục đi theo một số chánh-sách của họ trong đó có vấn đề dân nhập cư Cho nên, việc liên kết với đảng FPÖ là điều dễ hiểu vả hăng hiện nay đảng này ngang ngửa với đảng SPÖ!

Vài nét về đảng cực hữu FPÖ: được thành lập từ 1956, các thành -viên sáng-lập là cựu thành-viên quốc-xã và lúc đầu do một cựu nhân viên Waffen SS điều khiển.Đến 1983, đảng này theo hướng tự do và tham gia chánh-quyền, phe cực đoan trong đảng trở thành thiểu số; năm 1990, đảng được đặt dưới sự điều khiển của Jörg Haider, đưa ra nhiều khẩu hiệu bài ngoại!

Năm 2000, lần đầu tiên FPÖ tham gia một chánh quyền liên-kết, sau khi đạt tới 26,9% trong cuộc bầu cử quốc hội: chánh-quyền Áo bị Liên Âu lên án và có những biện pháp trừng phạt!

Từ 2005 đến 2016, Strach, một người có khuynh hướng cực đoan, tiếp tay với Haider để chấn chỉnh lại FPÖ sau khi Haider thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2010. Năm 2016,Haider về hạng nhì trong cuộc tranh cử tổng thống với 46,2% trong vòng hai (Tổng thống đắc cử thuộc đảng Xanh, nhưng trong cuộc bầu cử quốc hội tháng mười 2017, đảng Xanh bị quét sạch). Tháng mười 2017, FPÖ về hạng ba trong cuộc bầu cử quốc hội, tham gia chánh-quyền liên kết với ông Strache là phó thủ tướng và sáu bộ trong tổng số 13 bộ, trong đó có ba bộ trọng yếu là quốc-phòng, nội-vụ và ngoại-giao!

Không phải chỉ có ở Áo, Đức, Pháp các phong trào cực hữu mới mạnh hơn lên. Ở các nước khác cũng vậy.

Tại Hoà Lan, “đảng vì tự do’ (PVV) của Geert Wilders, có khuynh-hướng chống hồi-giáo, từ tháng ba 2017 đã trở thành lực-lượng chánh-trị đứng hàng thứ nhì, sau đảng tự do, với 20 ghế dân biểu trong tổng số 150. Được biết đảng vì tự do chỉ mới được thành lập năm 2006!

Tại Bảo-gia-lợi (Bulgarie) cũng vậy.Trong một tập hợp mang tên ‘người yêu nước đoàn kết’, những người quốc-gia Bảo-gia-lợi đã về hàng thứ ba trong cuộc bầu cử quốc-hội hồi tháng ba 2017 và cũng tham gia chánh-quyền Bảo. Dù rằng khuynh hướng của tập-hợp là thân Liên Âu và thân OTAN, tập-hợp cho thấy tíng chống di dân , chống người Thổ-nhĩ-kỳ, người Rom và chống đồng-tính luyến ái!

Tại Ý-đại-lợi, liên-đoàn Bắc Ý (Ligue du Nord) đã trở thành một đảng có khuynh hướng chống Liên Âu và chống dân nhập cư. Trong năm 2016, đảng này đã gây khó khăn cho chánh-quyền  của ông Matteo Renzi trong cuộc trưng cầu dân-ý về việc sửa đổi hiến pháp, khiến chánh-quyền này bị rớt đài!

Tại nước Slovaquie, đảng ‘Slovaquie của chúng ta’ (LSNS) khuynh-hướng tân quốc-xã, được thành lập từ năm 2012 và đã đạt được 14 ghế dân biểu trên tổng số 150 vào tháng ba năm 2016. Thành-quả này có được nhờ ở chủ trương chống di dân.

Tại Hi-Lạp cũng thế. Nhờ chánh sách chống di dân, đảng “bình minh rực rỡ’ (AD) đã trở thành lực lượng chánh-trị thứ ba trong nước, trong cuộc bầu cử tháng chín 2015, đảng đã đạt được 6,99% phiếu bầu và có được 18 dân-biểu. Đảng AD bác bỏ việc gán ép là tân quốc-xã, tự coi là một phong-trào quôc-gia, là người bảo-vệ nòi giống trắng!

Tại Thụy Điển (Suède), đảng Dân Chủ Thụy Điển (SD), được thành lập từ 1998, có khuynh hướng quốc-gia và chống di dân, vào tháng chín năm 2014, trong cuộc bầu cử quốc-hội, đã trở thành lực lượng chánh-trị đứng hàng thứ ba trong nước với 48 ghế dân biểu trên tổng số 349 ghế, có được 13% tổng số phiếu bầu.

Tại Hung-gia-lợi đảng Jobbik (phong trào vì một Hung-gia-lợi tốt đẹp hơn) đã trở thành lực lượng chánh-trị đứng hàng thứ nhì với 24 dân biểu. Khởi đi từ buổi đầu với các khẩu hiệu kỳ thị chủng tộc và bài Do-thái, đảng này  hiện chuyển sang các khẩu hiệu chống tham nhũng, cải thiện y tế và giáo-dục. Đây là cách để kiếm phiếu vì chánh-quyền của ông Victor Orban thuộc đảng bào thủ cũng khai thác việc chống nhập cư!

Tại Bỉ, đảng Vlaams Belang chủ trương vùng Flandre độc lập đã không có được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân-dân, một số lớn các người ủng hộ đảng này gần đây đã quay sang ủng hộ cho đảng N-VA, một đảng có khuynh hướng quốc-gia.

Do đâu các phong-trào quốc-gia, cực-hữu đã có thể tăng-cường thế-lực mặc dù họ luôn luôn là mục-tiêu chính bị các đảng khác công-kích?

Theo nhà nghiên-cứu Anaïs Voy-Gillis, việc này có thể giải-thích qua ba yếu-tố: sự khủng-hoảng về tính- cách đại-diện, việc Âu-châu gặp phải một khủng-hoảng nghiêm-trọng về di-dân với một khối-lượng  rất lớn  người tị-nạn, gây ra phản ứng chống lại người nhập cư và hồi giáo, và chót hết công dân của các nước trong liên-âu có cảm-giác bị Liên-Âu lấy mất chủ quyền trong các lãnh-vực kinh-tế, tài-chánh…

Nhưng, nói một cách chung, tính cách bài âu và chủ-nghĩa hoài-nghi đối với Âu-châu không phải là điều chỉ có ở các đảng hay phong trào cực hữu. Trường hợp rút chân khỏi Liên-Âu của nước Anh, được biết dưới tên Brexit, là một bằng chứng và việc này cũng cho thấy tinh thần ‘quốc-gia, nhà nước, chủ quyền’ không chịu nhường bước trước tinh thần ‘siêu quốc-gia, siêu quyền lực’.Như thế, việc mong muốn biến Liên Âu thành một liên-bang hãy còn gặp rất nhiều khó khăn, điều có thể làm được chỉ là ‘một tập hợp những quốc gia có quyền lợi chung’,một hình thức ‘khối thịnh vượng chung’.

Trên thềm năm 2018, một trong những nước dẫn đường ở Âu-châu đang gặp khó khăn đó là nước Đức. Vào tháng chín năm 2017, cuộc bầu cử liên-bang đã cho phe cực hữu có được 94 dân-biểu vào quốc-hội (Bundestag) nhưng nhiều quan-sát-viên cho rằng bà Merkel sẽ thành-công trong việc thành-lập chánh-quyền liên-hiệp như đã từng làm từ trước đấn nay. Không ai bàn tới việc Đức ở trong tình-trạng không thể điều-khiển được nhưng cho tới cuối năm 2017, bà Merkel chưa thành-công trong việc thành-lập chánh-phủ liên-hiệp! Hình-thức chánh-phủ này không cho phép mang lại tính cách thay phiên để hết đảng nọ đến đảng kia cầm quyền, đem lại một thay đổi trong chánh-trường. Dưới sự lãnh đạo của bà Merkel, chánh quyền Đức gồm có khối CDU-CSU như là trụ cột, liên-kết với các nhóm tự do FDP, nhóm Xanh…Các nhóm này có những ý thức hệ căn bản khác nhau do đó chánh quyền liên hiệp, để được bền vững, phải đạt tới một tổng-hợp chánh-trị được các phe chấp nhận! Điều này đã khiến nước Đức không đưa ra một chánh-sách rõ ràng.Để vừa lòng đảng Xanh, sau khi có thảm họa Fukushima ở Nhật, Đức đã quyết-định đóng cửa các trung tâm điện nguyên-tử và thay vào đó là các trung tâm nhiệt điện chạy bằng than đá và các năng lượng tái tạo (gió, năng-lượng mặt trời,…). Nếu trung tâm nguyên-tử tạo ra ô nhiễm, trung tâm nhiệt điện than đá cũng tạo ra ô nhiễm không kém.Đâu là vấn-đề bảo-vệ môi-sinh? Tuy vậy, bà Merkel không còn cách nào khác là tiếp-tục vận-động thành-lập một chánh-phủ liên-hiệp với những đảng khác, ngoại trừ phe cực hữu Những tiếp xúc với đảng SPD trong thời gian đầu tháng giêng khiến người ta nghĩ một chánh phủ liên-kết có thể được ra mắt trong những ngày sắp tới, chậm lắm là cuối tháng ba 2018 . Cho đến nay, Đức vẫn được coi như là nước lãnh-đạo Liên Âu nhờ sự phát triển kinh tế và sự ổn-định chánh-trị, chính vì thế ở tại Đức vấn đề chủ-quyền quốc-gia không được đặt ra. Ngược lại, để có thể có được những công nhân không cần có tay nghề cao và chấp nhận lương bổng thấp, Đức đã sẵn sàng chấp nhận số người ‘tị nạn’ đông, điều này đã giúp phe cực hữu AfD có được hậu thuẫn của một số đông người Đức. Trong các diễn văn, đảng này hay dùng chữ  “Überfremdung” hàm ý người Đức chánh gốc để chống đối lại chánh-sách di dân hiện đang áp dụng.

Gặp gỡ tại Berlin giữa bà Merkel và ông Macron để thảo-luận về việc cải tổ Liên Âu

Trong khi đó, tại Pháp, tình hình đã khác hẳn với sự thành-công của một chánh-đảng vừa mới ra đời Đảng En Marche (Tiến bước)hiện diện chưa đầy hai năm, đã đánh bại các đảng kỳ cựu như LR, PS,PC, FN để đưa ứng cử viên của đảng, Emmanuel Macron, vào chức vụ tổng-thống và chiếm được đa số áp đảo tại Quốc-Hội để có thể thi hành các chánh-sách do tổng thống Macron đề ra mà không cần phải vận động đến các đảng khác.Tuy rằng đảng cực hữu FN có những bước tiến đáng kể,ứng cử viên tổng thống M. Le Pen của FN đã lọt vào vòng hai tranh cử tổng-thống và tuy thất bại, tỉ lệ phiếu bầu đạt được rất đáng kể, đảng này không thành công trong cuộc bầu cử quốc-hội, không có đủ số dân biểu để thành lập một khối.Dẫu sao, khuynh-hướng cực hữu ở Pháp hiện nay đã không còn là điều bị chỉ trích, cấm kị như trước đây.  Đảng Insoumis của Mélenchon tuy thất bại trong cuộc tranh cử tổng thống đã có đủ số dân biểu để lập một khối trong quốc hội, đảng này có khuynh hướng cực tả. Điều này cho thấy mặc dù vấn đề chủ quyền quốc gia được đặt ra, dân chúng Pháp vẫn thiên về khuynh hướng xã hội với các ý niệm liên-đới và bình-đẳng. Với khuynh hướng tự do và thực tiễn,mức độ tín nhiệm của dân chúng với ông Macron không dao động nhiều; Với một tình trạng chánh-trị nội-bộ tương đối khá tốt, ông Macron đang có những toan tính để Pháp thay thế Đức trong việc lãnh-đạo Âu Châu.

Trong các cuộc bầu cử ở Âu-châu trong năm 2017, người ta có thể ghi nhận được ít ra hai điều: đó là việc xuất hiện của những nhân vật trẻ hấu như ít được biết đến trước đó như  Sébastian Kurz ở Áo hay  Macron ở  Pháp. Điều này có thể được hiểu như dân chúng ở những nước này không còn tin tưởng nơi nhựng người làm chánh chánh-trị chuyên nghiệp Cuộc bầu cử quốc-hội ở Pháp cho thấy rõ điều này: tập hợp En Marche với đa số là các người chưa từng làm chánh-trị đã đánh bại các đảng có tầm vóc và có một sinh hoạt chánh trị lâu đời  như liên đoàn cộng-hoà LR (hậu thân của UMP và UMP là hậu thân của RPR), đảng xã-hội PS. Việc trỗi dậy của các đảng cực hữu ở nhiều nước Âu-châu đã cho thấy có sự lớn mạnh của chủ nghĩa chủ-quyền quốc-gia cũng như khuynh hướng e dè với Âu-châu nếu không muốn nói là chống lại Âu-châu.

Thực ra, khuynh hướng e dè với Âu-châu đã có từ những năm 1980 do thái-độ của nước Anh về việc hội-nhập Âu-châu. Kế đó, hiệp định Maastricht đã gia tăng quyền hạn của Liên Âu khiến dân chúng Âu Châu có thái độ e dè với các định chế của Liên Âu. Thêm vào đó, các cuộc khủng hoảng kinh tế ở một số quốc gia thuộc Liên Âu như Hi-lạp và Tây-ban-nha với các biện pháp áp đặt của Liên Âu đối với những quốc gia này đã khiến dân chúng chẳng những ở những nước này mà còn ở khắp Liên Âu e dè, chỉ có một phần ba dân chúng là tin tưởng vào các định chế của Liên Âu.. Sự giảm thiểu tín nhiệm vào Liên Âu hay chủ nghĩa dè dặt với Âu Châu (euroscepticisme) bao gồm nhiều cảm nhận chánh-trị khác nhau, từ khuynh hướng chủ quyền quốc gia tới việc bảo vệ bản sắc quốc gia, từ việc chống di dân tới việc bảo vệ các hệ thống xã hội của quốc gia…Vấn đề chủ quyền quốc gia không còn là lãnh vực khai thác của phe cực hữu, ngay cả phe cực tả cũng khai thác việc này. Giới truyền thông đã chỉ chung việc khai thác này dưới tên gọi phong trào dân tuý. Trường hợp Ba-lan có thể được coi như một bài học điển hình. Ngày 11.11.2017, Ba-lan cử hành ngày lễ độc lập. Trong dịp này, các người tham dự các cuộc tuần hành đã hô các khẩu hiệu mang tính cách bài ngoại như ‘Ba-lan thuần khiết, Ba-lan trắng’, ”máu sạch”, ‘chúng tôi mong muốn Thượng Đế’, hát bài hát thiên-chúá-giáo nhân danh các giá -trị tây-phương ‘một Âu-châu trắng và thiên-chúa-giáo hàm ý loại bỏ ảnh hưởng hồi-giáo. Những người tổ chức cuộc tuần hành gồm nhóm quốc-gia cấp-tiến được biết dưới tên ‘ONR’ và đoàn thanh-niên Đại Ba-lan. Không riêng ở Ba-lan, ở các nước đông-âu, nhóm quốc-gia cực đoan cũng đang phát triển mạnh.

Khuynh-hướng quốc-gia dân-túy không phải chỉ thấy ở Âu-châu mà còn thấy ở ngay nước Mỹ. ( Làm cho nước Mỹ lớn mạnh lên’ hay ‘nước Mỹ trước đã’ là những khẩu hiệu mang tinh thần quốc-gia. Xem chừng đây là một trào lưu  chung để chống lại quyền-lợi của một nhóm, một tập-đoàn. Khẩu hiệu ‘yes, we can’ dùng cho một tập hợp dân Mỹ (vâng, chúng mình có thể) trong khi khẩu hiệu ‘make Americain great again’ dùng cho toàn thể nước Mỹ và dân Mỹ. Trong diễn văn tranh cử, ông Trump đã nói “We will make America strong again. We will make America proud again. We will make America safe again. And we will make America great again” , mục tiêu của ông không phải là những điều có thể mà là nước Mỹ mạnh hơn, tự hào hơn,an toàn hơn và lớn hơn. Đó không còn là thoả mãn cá nhân ‘we can’ mà là vị thế của nước Mỹ phải vượt trội lên, đây chính là sự khích động tinh thần quốc gia.

Tại Trung -hoa, Tập Cận Bình cũng đã khích động tinh thần quốc-gia của dân Tàu và mở rộng tầm ảnh hưởng ra nước ngoài. Việt Nam, nước sát cạnh Trung Hoa và đã thành công trong quá khứ trong việc ngăn chặn bước tiến của Trung-hoa về phương nam, hiện đang là một đích nhắm của Tàu. Xong, nhà cầm quyền công-sản Việt Nam, đã vì quyền lợi của đảng hơn là vì quyền lợi dân tộc, đã chấp nhận thà mất nước hơn mất đảng Còn lại là những người Việt Nam, một tập hợp nhân-dân có một lịch sử hào hùng chống và đánh thắng ngoại xâm phương bắc. Với tinh thần quốc gia ‘nam đế san hà nam đế cư’, người quốc-gia Việt Nam hẳn phải có nổ lực để làm cho nước Việt tự hào hơn, mạnh hơn, an ninh hơn và lớn hơn; Muốn thế phải phá tan bè lũ có chủ trương ‘ta đánh giặc là đánh cho liên-sô và Trung-quốc’, bè lũ chấp nhận ‘mất nước hơn mất đảng’; Bởi vì còn nước, còn dân và mất nước là mất tất cả!

Nhữ Đình Hùng/18.01.2018

Nguồn:

http://www.iris-france.org/104520-leurope-a-lepreuve-dun-nationalisme-identitaire/
https://chronik.fr/5325-html.html
https://chronik.fr/apres-le-triomphe-de-lafd-en-allemagne-quels-enseignements-pour-leurope-html.html
https://chronik.fr/lecons-polonaises-html.html
http://www.bvoltaire.fr/lautriche-v4-contre-relocalisation-demandeurs-dasile/
http://www.liberation.fr/planete/2017/12/17/panorama-des-mouvements-d-extreme-droite-en-europe_1617213
https://www.robert-schuman.eu/fr/questions-d-europe/0375-euroscepticismes-et-europhobie-l-europe-a-l-epreuve-des-populismes
http://www.institutdelors.eu/wp-content/uploads/2018/01/euroscepticismeoueurophobie-bertoncini-koenig-ne-ijd-nov14.pdf