Tin Biển Đông – 16/01/2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Biển Đông  – 16/01/2018

Từ Vệ Tinh Tới Tàu Ngầm

Trần Khải

Trung Quốc tung tiền ra để mua Cam Bốt, Lào quốc… và cả Việt Nam. Không chỉ như thế, TQ đang tung tiền ra gạ gẫm Pakistan để sẽ bám chặt vào Ấn Độ Dương: Thái Bình Dương, nơi có Biển Đông của Việt Nam, không làm đủ vừa lòng tham cho TQ… Trong khi đó, Philippines và Việt Nam nhượng bộ TQ liên tục. Và trong khi đó, TQ vẫn hung hăng đưa taù ngầm nguyên tử tới sát bờ biển Nhật Bản, như để cho thấy rằng hễ TQ đánh là Nhật sẽ thua.

Nghĩa là, TQ chẳng sợ gì ai…

Bản tin ECNS từ Bắc Kinh cho biết các nhà nghiên cứu TQ và Pakistan đang hợp tác nghiên cứu, hôm Chủ Nhật 14/1/2018 dùng tàu Shi Yan 3 từ Viện Hải Dương Học Biển Đông thực hiện công tác đo độ địa chân  đáy biên phía Băc Ấn Độ Dương trong nghiên cứu chung.

Nghĩa là, sau khi Tổng Thống Trump tuyên bố cắt tiền viện trợ Pakistan, là Pakistan bày tỏ nồng ấm với TQ. Phải chăng là để kình với Ấn Độ? Hay kình với cả Mỹ và Ấn Độ?

Trong khi đó, báo Nikkei Asian Review hôm 16/1/2018 ghi nhận tình hình Singapore lo nối kết hợp tác để hàn gắn các vết nứt ngoaị giao về Trump, Hoa Lục và người tỵ nạn Miến Điện.

Bề ngoài là như thế, nhưng bề trong là công nhận sức mạnh đàn anh TQ trong khu vực ASEAN: chuyện nào không có TQ là khó thành… một cách nói lịch sự của Singapore.

Trong khi đó, tạp chí Next Big Future cho biết TQ sẽ phóng 10 vệ tinh trong ba năm tới để giám sát khu vực Biển Đông.

Chuyển biến khoa học này sẽ thực hiện bởi viện Sanyan Institute of Remote Sensing của TQ:

— trong năm 2019, TQ phóng 3 vệ tinh optical;

— cho tới năm 2021, TQ sẽ phóng ba vệ tinh optical  tương tự, 2 vệ tinh hyperspectral, và 2 vệ tinh SAR.

Nghĩa là đủ thứ vệ tinh giám sát bằng nhiều kỹ thuật khác nhau.

Yang Tianliang, Giám đốc học viện, nói rằng các vệ tinh sẽ giám sát xem các quốc gia khác đang làm gì ở 500 hòn đảo Biển Đông và vùng biển quanh đó, cũng như trong khu vực Ấn Độ Dương.

Nghiã là, mắt thần TQ không bỏ sót gì? Để chuẩn bị chiến tranh?

Trong khi đó, bản tin VOA ghi nhận: Philippines cho phép Trung Quốc nghiên cứu biển.

Đích thân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã quyết định cho phép Trung Quốc tiến hành nghiên cứu khoa học ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương của Philippines, phát ngôn viên tổng thống cho biết hôm 15/1, bất chấp quan ngại về mối đe dọa đối với chủ quyền lãnh hải.

Theo Reuters, phát ngôn viên tổng thống Harry Roque nói rằng với tư cách là kiến trúc sư trưởng của chính sách đối ngoại, ông Duterte cho phép Trung Quốc hợp tác với Đại học Philippines ở Benham Rise, một khu vực với diện tích bằng Hy Lạp, được coi là đa dạng sinh học và có nhiều cá ngừ.

Liên Hiệp Quốc tuyên bố Benham Rise, ngoài khơi duyên hải Thái Bình Dương, là một phần thềm lục địa của Philippines vào năm 2012. Manila năm ngoái đặt lại tên nơi này là “Philippine Rise”.

Dù Bắc Kinh không có tuyên bố chủ quyền đối với khu vực này, sự hiện diện tại đó của các tàu Trung Quốc trong nhiều tháng cuối năm 2016 đã gây quan ngại về ý định của chính quyền quốc gia đông dân nhất thế giới.

VOA ghi rằng quyết định cho phép Trung Quốc của Philippines không được thông báo rộng rãi và chỉ được tiết lộ mấy ngày trước bởi một nhà lập pháp từng lên án mối quan hệ thân cận giữa ông Duterte và Bắc Kinh.

Lâu nay, Trung Quốc và Philippines tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông, nhưng không có bất đồng ở vùng biển ngoài khơi duyên hải Thái Bình Dương của Philippines.

Trong khi đó, bản tin RFI ghi nhận chính phủ Tokyo tố cáo Bắc Kinh cho tàu ngầm hạt nhân áp sát lãnh hải Nhật Bản.

Chính quyền Nhật Bản ngày 15/01/2018 chính thức xác nhận: chiếc tàu ngầm “lạ” bị phát hiện ngoài khơi quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông vào tuần trước là một trong những loại tàu hạt nhân tấn công mới của Trung Quốc. Tokyo đã tố cáo một hành vi khuấy động tình hình căng thẳng trong khu vực.

Ngay từ thứ Năm tuần trước, 11/01/2018, Nhật Bản đã chính thức lên tiếng phản đối Trung Quốc sau khi phát hiện một tàu khu trục hạm lớp Giang Khải II của Trung Quốc và một tàu ngầm “lạ” trong vùng biển bao quanh các hòn đảo dưới quyền quản lý của Tokyo.

Bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Itsunori Onodera hôm Thúứ Hải đã xác định công khai rằng chiếc tàu ngầm bị phát hiện là loại tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Thương của Trung Quốc, mà theo ông có thể được trang bị tên lửa hành trình tầm xa.

Đối với ông Onodera, chính quyền Tokyo “hết sức quan ngại trước việc tàu ngầm đi qua vùng biển tiếp giáp lãnh hải” của Nhật Bản, và xem đấy là “một hành động đơn phương làm tăng căng thẳng”.

RFI ghi rằng: “Xin nhắc lại là vùng tiếp giáp là vùng biển rộng 12 hải lý nằm sát bên ngoài vùng lãnh hải của một quốc gia. Trung Quốc dĩ nhiên không thừa nhận đã phái tàu ngầm đến vùng Senkaku/Điếu Ngư.”

Bản tin NHK của Nhật Bản nói rõ: Tàu đến gần Senkaku là tàu ngầm Trung Quốc kiểu mới…

Giới chức phòng vệ Nhật Bản xác định con tàu có mặt gần quần đảo Senkaku hồi tuần trước là tàu ngầm tấn công mới của Trung Quốc chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Thứ Năm tuần trước, con tàu được phát hiện khi đang di chuyển dưới nước trong khu vực tiếp giáp ngay bên ngoài lãnh hải Nhật Bản trên Biển Đông Trung Hoa.

Hôm thứ Sáu, con tàu nổi lên trên vùng biển sâu với một lá cờ Trung Quốc, nên Bộ Phòng vệ nhận định đây là tàu của Hải quân Trung Quốc.

Nhật Bản kiểm soát quần đảo Senkaku. Chính phủ khẳng định quần đảo là một phần lãnh thổ cố hữu của Nhật Bản. Trung Quốc và Đài Loan tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này.

Bản tin viết: “Kết quả phân tích của các chuyên gia tại Bộ Phòng vệ về hình dáng và âm thanh của con tàu cho thấy đây là tàu ngầm tấn công lớp Thương kiểu mới.”

Nghĩa là, tập trận?

Khi TQ đã xem Nhật Bản không ra gì… có nghĩa là, VN sẽ chẳng có ký lô nào.Hay phải chăng, VN chỉ là chuyện nhỏ của TQ, trong khi TQ sắp xếp ván cờ trong đó sẽ phá hoại bức trường thành ngoaì biển của Mỹ-Ấn Độ-Úc-Nhật-Hàn-Philippines?

https://vietbao.com/p123a276533/tu-ve-tinh-toi-tau-ngam

 

Manila cho phép Bắc Kinh nghiên cứu khoa học

trong vùng biển Philippines

Thanh Phương

Cách đây chưa tới một năm, tổng thống Rodrigo Duterte đã ra quyết đinh đặt lại tên của Benham Rise là « Philippines Rise » nhằm khẳng định chủ quyền của Philippines trên vùng biển này.

Thế nhưng, hôm qua, 15/01/2018, phát ngôn viên của tổng thống Duterte vừa xác nhận rằng cũng chính ông đã lặng lẽ cho phép Trung Quốc tiến hành nghiên cứu khoa học tại Benham Rise, bất chấp những quan ngại về nguy cơ đối với chủ quyền lãnh hải của Philippines.

Theo lời ông Harry Roque, phát ngôn viên của ông Duterte, tổng thống Philippines đã cho phép Trung Quốc làm việc trực tiếp với Đại học Philippines để tiến hành những nghiên cứu không được xác định rõ tại vung biển Benham Rise.

Liên Hiệp Quốc xác định Benham Rise, có diện tích khoảng bằng diện tích của Hy Lạp, là khu vực thuộc thềm lục địa của Philippines và được cho là vùng có thể có nhiều nguồn dầu khí. Tuy Trung Quốc không đòi chủ quyền trên Benham Rise, nhưng vào năm 2016, một tàu thăm dò của Trung Quốc đã được phát hiện hoạt động ở Benham Rise trong suốt nhiều tháng trời, gây quan ngại là Bắc Kinh có tham vọng khai thác dầu khí từ vùng này.

Trước khi phát ngôn viên tổng thống Duterte hôm qua xác nhận quyết định cho phép Trung Quốc nghiên cứu khoa học ở vùng biển Benham Rise, nghị sĩ đối lập Gary Alejano ngay từ thứ Sáu tuần trước đã tiết lộ tin này và đã bày tỏ quan ngại của ông.

Ông Alejano nói: « Cho phép một cơ quan tham vấn của Trung Quốc tiến hành cái gọi là nghiên cứu khoa học trên vùng biển của Philippines, dù có sự tham gia của người Philippines, là một hành động bất cẩn và vô lý ».

Vị nghị sĩ đối lập này đặt câu hỏi:«Chính quyền Duterte thật sự có ý đồ gì khi cho phép tiến hành một hoạt động như thế, bất chấp an ninh quốc gia?». Ông Alejano cho rằng cần phải rất thận trọng khi cho phép nước ngoài xâm nhập vùng biển quốc gia, nhất là Trung Quốc.

Ông nhắc lại rằng trong quá khứ, Trung Quốc đã nhiều lần bị bác yêu cầu tiến hành nghiên cứu tương tự, vì họ không chịu để cho người Philippines lên tàu làm việc chung với họ, theo quy định của luật pháp Philippines. Lần này, Trung Quốc chấp nhận cho Đại học Philippines làm đối tác nghiên cứu chỉ nhằm có được giấy phép và không chắc là họ sẵn sàng chia sẽ toàn bộ thông tin về dự án nghiên cứu khoa học chung.

Trong một bài trả lời phỏng vấn đăng hôm qua, một thành viên của Tòa Án Tối Cao Philippines, ông Antonio Carpio, cũng bày tỏ quan ngại như nghị sĩ Alejano. Ông Carpio nói: « Trung Quốc đã từng xâm nhập Biển Tây Philippines và đã từ chối ra khỏi đây bất chấp phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực. Philippines thật ngu xuẩn khi cấp phép cho Trung Quốc ».

Đáp lại những lời chỉ trích đó, phát ngôn viên tổng thống Philippines nói rằng, nếu có ai đó chống lại quyết định của ông Duterte cho phép Trung Quốc nghiên cứu khoa học ở vùng biển Benham Rise thì cứ đưa vấn đề ra Quốc Hội, để các dân biểu bác bỏ hoặc thông qua dự án đó.

Nói chung, quyết định cho phép Trung Quốc nghiên cứu khoa học ở vùng Benham Rise khơi dậy những tranh cãi về chính sách của tổng thống Duterte đưa Manila xích gần lại Bắc Kinh, nhất là thông tin này được đưa ra đúng vào lúc ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano vừa thông báo vào tháng tới Philippines và Trung Quốc sẽ thảo luận về việc cùng thăm dò dầu khí ở Biển Đông.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180116-manila-cho-phep-bac-kinh-nghien-cuu-khoa-hoc-trong-vung-bien-philippines