Bản tin tối 8-1-2018

Cac Bai Khac

No sub-categories

Bản tin tối 8-1-2018

Tin trong nước

Giai đoạn mới của chiến dịch “đốt lò”
Cựu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang kêu gọi: Ngay lúc này, Đảng phải kiên quyết hành động“Triều đình nào cũng thế, vua nào cũng vậy, lập thân, lập quốc bằng nhiều con đường khác nhau nhưng khi đã nắm quyền tất thảy đều phải xây dựng tính chính Danh”. Đây lại là thời điểm tính chính danh của Đảng Cộng sản đang gặp bất ổn, từ cả trong lẫn ngoài nước, cả trong lẫn ngoài Đảng.
Ông Sang hỏi thẳng: “Nếu tình hình tham nhũng và suy thoái không được loại trừ, Ðảng này, chế độ này, đất nước này sẽ đi về đâu?”. Cũng giống như nhiều thế hệ lãnh đạo trước và sau đó, ông Sang không thoát ra được lỗi ngụy biện của sự đánh đồng Đảng, chế độ với vận mệnh đất nước. Đảng này có sụp đổ thì sẽ đảng khác thay, đảng chết chẳng lẽ đất nước cũng… die theo?
Thủ tướng phát biểu: Chặt đứt lợi ích nhóm thao túng, “làm phép” với tài sản công. Từ chuyện hàng loạt dự án đất, nhà công sản rơi vào tay “mafia đỏ” Vũ “nhôm”, Thủ tướng “đề nghị Bộ Tài chính khẩn trương xây dựng dữ liệu quốc gia về tài sản công, xây dựng cơ chế quản lý chặt chẽ, đặc biệt là chặt đứt nhóm lợi ích thao túng, hưởng lợi trên tài sản công quốc gia”.
Ngày đầu xét xử Đinh La Thăng và đồng phạm
Trước phiên tòa, Luật sư bào chữa cho Trịnh Xuân Thanh nhận định: “Khoản lỗ trên 3.000 tỷ đồng không phải do ông Thanh gây ra”. Trả lời phỏng vấn VTC, LS Lê Văn Thiệp nói: “Chúng tôi cho rằng trong thời gian qua báo chí thông tin không chính xác về PVC. Số lỗ trên 3.000 tỷ đó không phải do ông Thanh gây ra mà do 6 công ty có địa vị pháp lý ngang bằng PVC”.
Sau 8 giờ sáng nay, hầu hết báo chí trong nước đồng loạt đưa tin về vụ xét xử ông Đinh La Thăng và các đồng phạm. Dự kiến, phiên tòa diễn ra khoảng 14 ngày liên tiếp, từ ngày 8 đến ngày 21/1/2018. Về thái độ của hai bị cáo Thăng và Thanh, các báo ghi nhận sự bình tĩnh của ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh khi trả lời trước toà.
infographic: phien toa xu ong dinh la thang va dong pham bat dau hinh anh 2
Sau phần công bố cáo trạng truy tố ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, với bản cáo trạng dài 44 trang, các luật sư đề xuất một số đề nghị đặc biệt ở phiên xử ông Đinh La Thăng. LS Đinh Anh Tuấn đề nghị “hướng dẫn cách giao nộp chứng cứ ngay tại phiên tòa”, với lý do: Vụ án có tiến độ xét xử nhanh nên LS Tuấn chưa kịp giao chứng cứ cho thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
Trang VOV bàn về ông Đinh La Thăng và phiên tòa lịch sử“Lịch sử ngành tư pháp chưa khi nào có một phiên tòa đặc biệt như thế. Lịch sử Đảng chưa khi nào mất một cán bộ đau xót như thế”. Lần đầu tiên, một cựu Ủy viên BCT bị truy tố và bắt giam. “Lò đã nóng, cả hệ thống chính trị vào cuộc để tuyên chiến với giặc nội xâm”. Đến giờ, tiến trình thanh trừng nội bộ đầu năm 2018 đang diễn ra như ý bác Tổng.
Thông Tấn Xã Việt Nam có đồ họa: Phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm
Trang Dân Việt cho biết: Báo chí quốc tế viết gì về vụ xử ông Đinh La Thăng,Trịnh Xuân Thanh? Hôm nay, một số hãng tin lớn trên thế giới như Reuters, Strait Times, BBC, Channel News Asia, NEWS.com.au, Washington Post, AP,… đã “đồng loạt đưa tin về phiên tòa xử các bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng bọn”.
BBC có bài tường thuật trực tiếp vụ xử Đinh La Thăng và đồng phạm. Về chuyện chính quyền Việt Nam cấm luật sư người Đức của Trịnh Xuân Thanh nhập cảnh, LS Vũ Đức Khanh bình luận: “cách hành xử của Chính phủ Việt Nam như vậy chỉ là ‘đổ dầu vào lửa’ khi quan hệ Việt-Đức đã quá nóng”. LS Khanh cho rằng, hậu quả ngoại giao của vụ Trịnh Xuân Thanh “có thể phải mất cả chục năm mới có thể khắc phục được”.
Phóng viên BBC Jonathan Head lưu ý, ông Thăng “là người thân tín (protégé) của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người hai năm trước đã thua trong cuộc đua giành chức lãnh đạo Đảng”. Đến nay, chiến dịch “đốt lò” của bác Tổng chủ yếu vẫn nhắm đến những quan chức “từng được sự ủng hộ của cựu Thủ tướng”.
Báo Tuổi Trẻ có đồ họa liệt kê 21 người cùng hầu tòa trong vụ án ông Đinh La Thăng.
21 người cùng hầu tòa trong vụ án ông Đinh La Thăng là ai? - Ảnh 1.
Sau khi luật sư đề nghị cách ly bị cáo, nhân chứng khi lấy lời khai trong vụ ông Đinh La Thăng trong phiên xử sáng, Tòa án yêu cầu cách ly bị cáo Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh chiều nay. Theo đó, “2 bị cáo Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh được tách ra sang các phòng cách ly”. Về lý do cách ly, LS Nguyễn Chiến cho rằng: “Vụ án có nhiều lời khai khác nhau, tính chất phức tạp, các bị cáo lại có quyền lợi đối lập nhau”.
Trước khi ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh vào phòng cách ly để thẩm phán xét hỏi các bị cáo khác, đại diện Viện Kiểm sát tuyên bố, “đã có đủ căn cứ để truy tố bị can Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 bị can khác”. Trong phần công bố lý lịch bị cáo, đại diện Viện Kiểm sát đã “đính chính bổ sung cáo trạng về chức danh đại biểu Quốc hội của ông Đinh La Thăng”. Chức danh này của ông Thăng trước đó đã bị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đình chỉ.
Sau khi ông Thăng, ông Thanh vào phòng cách ly, Vũ Đức Thuận khai: Trịnh Xuân Thanh chỉ đạo trực tiếp việc đầu tư góp vốn. PV báo Infonet ghi nhận lời khai của Vũ Đức Thuận chiều nay: “Cá nhân bị cáo chưa nhận thức rõ việc chuyển tiền sai mục đích, hơn nữa áp lực trả nợ ngân hàng, có Nghị quyết của HĐQT, có chỉ đạo trực tiếp từ Trịnh Xuân Thanh trong việc đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác”.
Báo VnExpress có đồ họa giải thích: Sai phạm gì khiến ông Đinh La Thăng vướng lao lý.
Sai phạm gì khiến ông Đinh La Thăng vướng lao lý
Nhạc sĩ Tuấn Khanh viết: Nghe tin ngày “đại án”. Tác giả đánh giá tình hình đàn áp nhân quyền thời ông Thăng làm Bí thư Thành ủy TP HCM: “Đặc biệt là trong vụ đập chùa Liên Trì ở Thủ Thiêm, Thăng hết sức thẳng tay để thị uy,… trong lịch sử tất cả các cuộc đàn áp tại Sài Gòn. Thời cầm quyền của Thăng là những cuộc đàn áp khủng khiếp và sâu rộng nhất”.
Facebooker Trịnh Anh Tuấn chia sẻ“Thăng về làm Bí thư TP HCM, những người biểu tình bảo vệ biển, chống Formosa đối mặt với vụ đàn áp có lẽ là khốc liệt nhất, từ 2007 đến giờ. Hồi tháng 5/2016, công an TP này bắt giữ vài ngàn người, nhốt vào SVĐ Hoa Lư, nhốt vô trại giáo dưỡng chỗ Nơ Trang Long; đánh đập chích điện đủ kiểu”.
Nhà báo Nguyễn Thông nhận định“Coi danh sách các bị cáo mà tòa đưa ra xét xử, tôi lẩn thẩn nghĩ hôm nay 8.1 là ngày ngành dầu khí xứ ta bước lên giá treo cổ. Nếu dây thừng có đứt, nó còn sống thì cũng chỉ còn cái xác”.
Facebooker Nguyễn Trường Uy Bình luận“ ‘Quan nhất thời, dân vạn đại’. Nhưng như ông Thăng bây giờ muốn làm Dân cũng khó. Hình ảnh rất đáng để quan chức thời nay xem học hỏi mà ngẫm lại, lo mà làm công bộc của Dân”.
Phiên xử Phạm Công Danh, Trầm Bê và đồng phạm
Sau 8 giờ sáng nay, truyền thông trong nước đồng loạt đưa tin về vụ xét xử Trầm Bê và đồng phạm“Trong phiên tòa lần này, 46 bị cáo bị xét xử về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, gồm ông Phạm Công Danh, cựu Chủ tịch HĐQT VNCB, Trầm Bê, cựu Phó Chủ tịch thường trực HĐQT Sacombank) và 44 người khác.
Đây là phiên xử giai đoạn 2. Trước đó, “trong giai đoạn 1 của vụ án này, Phạm Công Danh và 14 bị cáo khác đã bị cơ quan tố tụng xác định gây thiệt hại hơn 9.000 tỷ đồng”.
Báo Giao Thông đưa tin: Bất ngờ lời khai lý lịch trước tòa của Trầm Bê. Tác giả đưa tin về diễn tiến phiên xử sáng: “Phiên xét xử buổi sáng chỉ tập trung làm rõ phần lý lịch của các bị cáo và kiểm tra danh sách người có quyền và nghĩa vụ liên quan”.
Báo Công an TPHCM có bài: Phạm Công Danh và đồng phạm gây thiệt hại hơn 15.000 tỷ đồng“Ngoài 9.000 tỷ đồng thiệt hại không thể thu hồi thì cáo trạng giai đoạn 2 cáo buộc các bị cáo đã gây thiệt hại hơn 6.000 tỷ đồng”. Đối với số tiền 9.000 tỷ đồng thiệt hại cho VNCB giai đoạn 1, đến nay, cục Thi hành án TP.HCM xác nhận “đã thu hồi được hơn 5.000 tỷ đồng”.
Trang Infonet bình luận: Phiên xử Trầm Bê: Cuộc “hội ngộ” không mong đợi của các “đại gia”. Tác giả cho biết: “Ngoài hai bị cáo là Phạm Công Danh và Trầm Bê, TAND TP.HCM cũng triệu tập nhiều người khác được coi là ‘quyền lực’ trong giới tài chính ngân hàng, doanh nghiệp”, như ông Trần Bắc Hà, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV, ông Trần Quý Thanh, Tập đoàn Tân Hiệp Phát, bà Hứa Thị Phấn, cựu Chủ tịch Ngân hàng Đại Tín.
Một số tình tiết trong phiên tòa: Đại gia Trầm Bê phải chăm sóc y tế, ông Trần Bắc Hà vắng mặt. Trong phiên xử buổi chiều, bị cáo Phạm Công Danh tiếp tục “có biểu hiện sức khỏe không tốt”, và được “ra khỏi phòng xử lần 2 để được chăm sóc sức khỏe”. Trái ngược với vẻ bình tĩnh, tự tin trong phiên xử sáng, bị cáo Trầm Bê có “biểu hiện cho thấy sức khỏe có vấn đề”.
46 bi cao trong dai an Pham Cong Danh - Tram Be la ai? hinh anh 1
Ranh giới của tự do ngôn luận
Nhận xét của nhà báo Đào Tuấn về nhan sắc của tân hoa hậu VN H’Hen Niê đang gây bão trên mạng. Facebooker Phạm Lê Vương Các viết: Đòi xử lý Đào Tuấn: Bạn đang bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận. Ông Các cho rằng, “các công kích đang nhắm vào Đào Tuấn chỉ là sự diễn giải mang định kiến cá nhân và suy diễn thiếu cơ sở” và nhận xét của ông Tuấn không thể gọi là “kỳ thị sắc tộc”.
Thật ra status của nhà báo Đào Tuấn mang tính miệt thị khi so sánh làn da cô hoa hậu H’Hen Niê đen như màu bìu dái, cũng như nói cô hoa hậu là người rừng rú. Cũng có thể lý giải câu nói của Đào Tuấn là kỳ thị sắc tộc vì cô H’Hen Niê là người dân tộc Ê Đê, là người từ trong rừng ra. Kỳ thị sắc tộc cũng có thể hiểu là kỳ thị giữa người thiểu số (minority) với nhóm đa số là người kinh (majority).
Lẽ ra status đó của ông Tuấn nếu không có đoạn đầu, có lẽ đã nhận được sự ủng hộ của nhiều người, khi ông lên án cô H’Hen Niê ủng hộ hạn chế mạng xã hội, bóp nghẹt tự do thông tin. Nhưng thay vì để mọi người nhắm vào cô hoa hậu, ông Tuấn lại làm cho mọi người chĩa mũi dùi vào mình.
Ông Đào Tuấn đã từng viết: “Mỗi một nhà báo viết blog đang chịu trách nhiệm bằng hai thứ: Kỷ luật hành chính, tại cơ quan, với tổ chức chủ quản, và trách nhiệm trước pháp luật, với tư cách mà một công dân. Đôi khi trách nhiệm trước pháp luật có thể chưa bị xử lý, nhưng kỷ luật hành chính đã được áp dụng. 
Một công dân viết blog chỉ có thể bị xử lý hình sự hoặc xử phạt hành chính về tội vu khống, thông tin không đúng sự thật. Nhưng một nhà báo thì đôi khi bị xử lý vì đã viết những entry mà một số người cho đó là ‘nhạy cảm’ hoặc ‘gây ảnh hưởng không tốt’.”
Tuy nhiên, ông Tuấn bị vạ miệng, mọi người lên tiếng để ông rút kinh nghiệm, đâu cần phải gọi điện đến TBT báo Người Lao Động yêu cầu xử lý? Có lẽ chúng ta cần dành thời gian cho những việc khác quan trọng hơn.
Đất nước thời “tận thu”
Lãnh đạo công khai ý định “đào vàng” trong dân: Uber, Grab, bán hàng qua mạng Facebook… là “mỏ vàng” để mở rộng thu thuế. Thủ tướng thừa nhận rằng, “định hướng cơ chế về thu ngân sách nhà nước hiện nay” vẫn phát triển theo hướng coi trọng chuyện tăng thuế suất “hơn là mở rộng cơ sở thuế”. Tuy nhiên, bây giờ ngài Thủ tướng đã nhìn ra, những người bán hàng qua mạng xã hội là những “mỏ vàng” tiềm năng để mở rộng chính sách thuế.
Tiếp tục chuyện tăng thuế: Bộ Tài chính đề xuất sửa thuế thu nhập cá nhân. Bài viết có đoạn: “Khi đề xuất sửa đổi thang bậc tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) từ 7 xuống 5 bậc, Bộ Tài chính lý giải vì mục tiêu giảm phiền hà, dễ tính toán. Tuy nhiên, nay Bộ Tài chính lại sửa đổi đề xuất theo hướng tăng thu cho ngân sách nhà nước”.
Trong 2 phương án đề xuất sửa đổi luật thuế, Bộ Tài chính nêu lý do chọn phương án 2: “Những cá nhân có thu nhập chịu thuế từ từ bậc 3 trở lên (từ 10 triệu đồng trở lên) sẽ tăng mức đóng thuế so với hiện tại”. Tựu trung, dù có tạm thời “lùi bước” thế nào, lập trường của các lãnh đạo vẫn là: phải tăng thuế.
Vì dân hay vì BOT
Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú bình luận: “Trách nhiệm của tiền 100 đồng không phải ủng hộ những việc như BOT”. Trong buổi họp báo diễn ra chiều nay tại Ngân hàng Nhà nước, ông Phạm Bảo Lâm, Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ, nói rằng chuyện cung ứng tiền 100 đồng cho các BOT “như BOT Cai Lậy gần đây không ảnh hưởng gì tới hoạt động cung ứng tiền lẻ”.
Ông Đào Minh Tú thừa nhận rằng: “ ‘trách nhiệm’ của đồng 100 đồng còn giá trị lưu hành nhưng không phải để ủng hộ những sự việc như BOT vừa qua”.
Trước đó, trong cuộc đấu tranh ở BOT Cai Lậy hồi đầu tháng 12/2017, các tài xế đã nghĩ ra cách trả phí sao cho trong tiền thối luôn xuất hiện 100 đồng lẻ. Nếu nhân viên BOT Cai Lậy không thối đủ thì tài xế quyết không di chuyển. Đáp lại, NHNN lập tức “tiếp viện” tiền 100 đồng cho BOT Cai Lậy để đối phó với các tài xế.
Thông Tấn xã Việt Nam đưa tin: Tài xế ẩu đả, trạm BOT Sóc Trăng tê liệt 4 tiếng đồng hồ. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ùn tắc: “Có một người đã to tiếng gây ẩu đả với nhóm tài xế và sau đó chạy trốn vào khu nhà điều hành của trạm BOT Sóc Trăng. Từ đó, nhóm tài xế đã bao vây trạm BOT và đòi giao người lại mới giải tỏa ùn tắc”. Phía BOT liên tục khẳng định không quen người đánh tài xế.
Thời hạn một tháng để giải quyết vấn đề BOT Cai Lậy đã hết, các lãnh đạo quyết định lùi thời gian đưa ra phương án xử lý BOT Cai Lậy. Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết: “Năm nay, đối với trách nhiệm của Bộ GTVT chúng tôi sẽ tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ này. Cụ thể như thế nào thì có thể trong vài tháng tới Bộ GTVT sẽ có đề xuất với Chính phủ để xem xét việc này”.
***
Thêm một số tin trong nước: Loạt “sếp” hầu toà, cổ phiếu ngân hàng, dầu khí “đua” tăng giá (DT). – Ông Đoàn Ngọc Hải nộp đơn xin từ chức (VTC). – Về người hùng Đoàn Ngọc Hải (FB Nguyễn Tiến Tường/ TD). – Tập đoàn Than – Khoáng sản VN nợ hơn 100.000 tỷ đồng, mỗi ngày trả lãi 12 tỷ, lợi nhuận lao dốc (VTC). – Không để doanh nghiệp nợ lương người lao động trong dịp Tết (TBTC). – “Không công bố giá xăng RON 95, người dùng có quyền nghi ngờ” — Phó thủ tướng: “Xem Formosa là một bài học lớn” (Zing). – Chuyện Đắk Nông: Vụ án đồng Nọc Nạng thời nay — Kháng cáo bản án sơ thẩm tỉnh Quảng Bình: Tòa án cấp cao tại Đà Nẵng thông báo thụ lý (TD).

Tin quốc tế

Tin nước Mỹ
Quan hệ giữa Mỹ và Pakistan tiếp tục bất ổn. Đáp trả hành động ngưng viện trợ của Mỹ, Pakistan đang có ý định phong tỏa tuyến tiếp vận của Mỹ vào AfghanistanTờ Dân tộc của Pakistan đưa tin, các quan chức Ngoại giao nước này đang thảo luận về “việc đóng cửa tuyến tiếp vận của Mỹ vào Afghanistan“. Hiện Pakistan vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng.
Truyền thông Hoa Kỳ một lần nữa lại “soi” TT Donald Trump, lần này báo chí tố ông Trump đi làm muộn vì nghiện xem tivi và TwitterCác tờ báo mà Trump “không ưa” như New York Times hay Washington Post, đưa tin, ông Trump dành 4-8 tiếng mỗi ngày để xem tivi.
Bài viết có đoạn, “thời gian làm việc của Tổng thống Mỹ là lúc 11h sau khi ông dành 3 tiếng trong khoảng ‘thời gian hành chính’ ở phòng Bầu Dục để xem tivi và lướt Twitter”. Chưa biết thực hư ra sao nhưng chắc chắn Trump sẽ “trả miếng” báo chí Mỹ bằng những cái tweet “Fake news”!
Dư luận vẫn chưa thôi bàn tán về những chuyện thâm cung bí sử trong cuốn sách của Michael Wolff. Báo Tuổi Trẻ dẫn nguồn từ trang France Info đưa ra 3 lý do để nghi ngờ quyển sách đang “chọc giận Trump”, đó là: “Phớt lờ sự thật”;  “tác giả dùng những phương pháp ít mang tính chính thống” và “tác giả dàn dựng bối cảnh”.
Phe ông Trump cũng đang ra sức bảo vệ ‘thiên tài chính trị’ Trump. Stephen Miller, một quan chức cấp cao của Nhà Trắng nói về ông Trump “Tôi đã nhìn thấy một người đàn ông thiên tài về chính trị“. Đại sứ quán Mỹ ở LHQ, bà Nikki Haley nói “không ai ở Nhà Trắng nghi ngờ khả năng của Tổng thống“. Cả Mike Pompeo, giám đốc CIA cũng lên tiếng bênh vực TT Trump.
Trong khi đó, tỉ phú Steyer đã đặt mua  535 quyển sách về ông Trump để tặng các nghị sĩ. Ông Steyer là nhà từ thiện, là người thành lập tổ chức NextGen America và kêu gọi chống biến đổi khí hậu. Ông nói: “Chúng tôi sẽ nhờ các tình nguyện viên mang đến tận văn phòng để tặng từng nghị sĩ”.
Trong lúc tình hình quan hệ Mỹ – Triều đang có dấu hiệu hạ nhiệt, ngày 7/1 bà Nikki Haley nói với báo chí, “tuyên bố của ông Trump về việc có nút bấm hạt nhân to hơn của lãnh tụ Bắc Hàn đã ‘cảnh tỉnh’ ông Kim”. Đại sứ Mỹ tại LHQ tiếp tục ủng hộ TT Trump và  khẳng định Nút bấm hạt nhân Mỹ ‘cảnh tỉnh’ lãnh tụ Bắc Hàn.
Tình hình Triều Tiên
Trang Soha có bài: Ông Kim Jong-un phát biểu với toàn dân trước đối thoại liên Triều. Theo KCNA, ông Kim Jong-un phát biểu: “Không đáng để khuấy động lại quá khứ và gợi lại những chi tiết cụ thể của mối quan hệ với Seoul. Thay vì thế, mối quan hệ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc phải được cải thiện“.
Tin tức về phát biểu của nhà lãnh đạo Bắc Hàn đã được loan tải ngày 7/1 trên KCNA. Truyền thông nhà nước Bắc Hàn còn đưa ra thông điệp rất quan trọng, về vấn đề thống nhất bán đảo Triều Tiên, của ông Kim: “Đây không chỉ là vấn đề bình thường hóa quan hệ liên Triều, mà còn là sự hòa giải dân tộc và sự thống nhất tự do“.
Về đàm phán liên Triều sẽ diễn ra ngày 9/1 tới, VOV có bài phân tích: Đàm phán liên Triều: Triều Tiên nhìn gần, Hàn Quốc muốn đi xaTheo bài viết, phía Nam Hàn muốn, ngoài đàm phán về việc Bắc Hàn dự Thế vận hội, hai nước sẽ tiến hành đàm phán quân sự, đoàn tụ các gia đình ly tán, cao hơn là bàn đến chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Nhưng phía Bắc Hàn có vẻ không mặn mà lắm với mong muốn của Nam Hàn. Theo các nhà quan sát, mục tiêu của Bắc Hàn trước mắt chỉ là Thế vận hội Mùa đông, “còn thiện chí thực sự của Triều Tiên chỉ có thời gian mới có thể trả lời“, bài viết kết luận.
Bá quyền Trung Quốc
Ngày 7/1, tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn đã có cuộc họp với các quan chức nước này. Trước hành động Trung Quốc mở 4 đường bay sát đảo Đài Loan, bà Thái Anh Văn cáo buộc Trung Quốc mở đường bay ‘vô trách nhiệm’
Với những hành động khiêu khích, gia tăng đe dọa Đài Loan liên tục gần đây được Bắc Kinh tiến hành như, gia tăng các cuộc tập trận ở eo biển Đài Loan, hay đơn phương mở thêm 4 đường bay mới. Bà Thái Anh Văn nói “[việc Trung Quốc mở 4 đường bay sát Đài Loan] không chỉ tác động nghiêm trọng đến an toàn hàng không, mà còn gây hại cho tình hình hiện nay trên eo biển Đài Loan”.
Trung Quốc tiếp tục tham vọng gây ảnh hưởng địa chính trị, bằng dự án Con đường tơ lụa mới. Trong chuyến thăm của TT Pháp Macron đến Bắc Kinh trong tuần này, báo Tổ Quốc đưa tin: Trung Quốc chờ Macron ra tín hiệu Con đường tơ lụa.
Lâu nay, Pháp vẫn luôn tỏ ra thận trọng quanh dự án đầy tham vọng này của Bắc Kinh. Ông Barthelemy Courmont, chuyên gia về Trung Quốc tại viện nghiên cứu Iris của Pháp cho biết, “các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang ‘chờ đợi một lập trường rõ ràng’ từ ông Macron vào thời điểm họ đang nhìn nhận nhà lãnh đạo trẻ này như một “động cơ” thúc đẩy cho sự phát triển ở châu Âu”. 
Với số tiền một ngản tỷ đô la, dự án “Vành đai – Con đường” sẽ kết nối Trung Quốc với châu Âu, châu Phi qua cả 3 đường: Đường bộ, đường thủy, đường sắt. Tuy nhiên, dự án này đã gặp không ít lo ngại từ các quốc gia liên quan. Châu Âu hiện nay đang chia rẽ vì dự án khổng lồ này, do nhiều nước nghi ngại mưu đồ bành trướng của Bắc Kinh.
Tình hình Trung Đông – Biểu tình ở Iran
Căng thẳng quanh thành phố Jerusalem vẫn chưa có dấu hiệu lắng xuống. Mới đây, PLO muốn EU công nhận nhà nước Palestine với Đông Jerusalem là thủ đôCác nguồn tin cho hay, Palestine đang có kế hoạch vận động EU về vấn đề này. TTXVN đưa tin, “ông Abbas được cho là sẽ đề nghị họ (EU) công nhận nhà nước Palestine trên các vùng lãnh thổ bị Israel chiếm đóng năm 1967, với Đông Jerusalem là thủ đô”. Được biết, ông Mahmoud Abbas sẽ gặp ngoại trưởng các nước EU vào ngày 22/1 tới.
Chính quyền Iran tiếp tục đổ lỗi cho nước ngoài về việc người dân nước này biểu tình phản đối chính phủ. Trong cuộc gặp với Cố vấn An ninh Quốc gia Pakistan, Thiếu tướng Nasser Khan Janjua, Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao Iran Ali Shamkhani kêu gọi các nước Hồi giáo hợp tác giữa lúc khủng hoảng
Ông Ali Shamkhani khẳng định, “chính sách gây chia rẽ của Mỹ đối với các nước Hồi giáo, trong đó có Iran và Pakistan, đòi hỏi các nước tăng cường hợp tác bên cạnh việc duy trì cảnh giác và tiến hành những biện pháp phòng ngừa“.