Tin Việt Nam – 07/01/2018
Báo Đức tường thuật
vụ dẫn độ nghi can bắt cóc Trịnh Xuân Thanh
Ngay hôm trước khi diễn ra phiên tòa xử Trịnh Xuân Thanh ở Việt Nam, báo chí Đức hôm Chủ Nhật 7 tháng 1 tường trình vụ dẫn độ một nghi can dính líu trong vụ bắt cóc ông Thanh ở Berlin.
Nghi can Nguyễn Hải Long, người đứng ra thuê chiếc xe mininvan dùng để bắt cóc ông Thanh hồi cuối tháng 7 năm 2017, bị cảnh sát Cộng Hòa Czech bắt giữ ở thủ đô Prague hôm 12 tháng 8. Ông Long, chủ một tiệm chuyển tiền MoneyGram tại khu chợ Sapa của người Việt ở Prague, sau đó được cảnh sát Đức dẫn độ từ Czech về Đức vào ngày 23 tháng 8. Tờ Thờibáo.de dẫn tin tức kèm theo hình ảnh từ nhật báo Đức Oberfalzischer Netz hôm Chủ Nhật, cho thấy cảnh sát Đức dẫn độ nghi can Nguyễn Hải Long dưới sự canh phòng cẩn mật của một đội đặc nhiệm chống khủng bố “BFE+” của Đức.
Phía Czech bàn giao nghi can tại làng Waidhaus của Đức nằm sát biên giới Czech. Cảnh sát và đặc nhiệm Đức sau đó đưa ông Long lên một chiếc trực thăng chuyên dụng Super-Pumas chở thẳng về nhà tù ở Berlin. Các nhân viên chống khủng bố được vũ trang hạng nặng với áo giáp chống đạn. Nghi can Nguyễn Hải Long cũng được cho mặc áo giáp để đề phòng “ám sát diệt khẩu”. Tờ báo Đức dẫn lời giới hữu trách cho hay, có ít nhất 5 nhân viên tòa đại sứ CSVN tại Berlin đã tham gia bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. hai người, trong đó có đại tá tình báo CSVN Nguyễn Đức Thoa, đệ nhất thư ký tòa đại sứ, đã bị Đức trục xuất về Việt Nam.
Huy Lam / SBTN
http://www.sbtn.tv/bao-duc-tuong-thuat-vu-dan-do-nghi-can-bat-coc-trinh-xuan-thanh/
Luật sư người Đức của ông Thanh:
‘Chặn tôi vào VN là bất hợp pháp’
Một luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức nói với BBC rằng việc nhà cầm quyền Việt Nam ngăn chặn bà nhập cảnh nước này hôm 04/01/2018 là một ‘hành động bất hợp pháp’ và rằng đó là ‘bằng chứng’ cho thấy thân chủ của bà không có một phiên tòa ‘đúng luật’ và ‘tôn trọng pháp quyền’.
Trả lời BBC Tiếng Việt hôm 07/01/2018 sau khi về tới CHLB Đức, bà Petra Isabel Schlagenhauf, cho hay:
GS Nguyễn Mạnh Hùng: ‘VN sợ luật sư Đức làm ồn ào’
VN ‘chặn luật sư Đức của ông Trịnh Xuân Thanh’
Vì sao 2 luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh rút lui?
Thayer: ‘Nghi vấn bắt cóc gây tổn hại cho VN’
“Tôi đến sân bay Hà Nội vào ngày 04/01/2018, vào lúc 19h20 theo giờ địa phương.
Rõ ràng, hành động bất hợp pháp này từ nhà cầm quyền Việt Nam một lần nữa là bằng chứng cho tôi thấy rằng không có một phiên tòa xét xử thân chủ của tôi mà được tiến hành theo đúng luật và tôn trọng pháp quyềnLuật sư Petra Isabel Schlagenhauf
“Tôi tới bộ phận kiểm soát xuất nhập cảnh, nhận được dấu đóng thị thực cho 15 ngày (theo quy chế hợp lệ với công dân Đức), nhưng khi hộ chiếu của tôi được đặt trên máy tính, tôi được yêu cầu đi tới một quầy xuất nhập cảnh lớn hơn, sau đó mất khoảng 20 phút tới nửa tiếng, tôi nhận thấy rằng sẽ có vấn đề.
“Tôi nhiều lần yêu cầu giải thích, nhưng không nhận được bất cứ giải thích nào từ các viên chức ở đó. Tôi nghe thấy một lời bình luận bằng tiếng Việt “Đây là luật sư của Thanh.”
“Trong suốt toàn bộ thời gian này, hộ chiếu của tôi bị giữ lại, và thẻ lên máy bay từ Bangkok đến Hà Nội của tôi cũng thế. Trong lúc chờ đợi, tôi nói chuyện với Đại sứ quán của tôi, để thử xem liệu Đại sứ quán có thể làm được một điều gì đó.”
‘Từ chối điền văn bản’
“Quốc khánh VN tại Đức năm nay kém vui”
Tin Trịnh Xuân Thanh đầu thú ‘lạ tai như phép màu’
Vụ Trịnh Xuân Thanh: Công an bắt tiếp người của PVC
Luật sư Petra Schlagenhauf cho hay bà đã được chuyển cho một văn bản từ phía các viên chức Việt Nam tại cửa khẩu ở sân bay, nhưng đã từ chối việc khai vào bất cứ điều gì, bà cho BBC Tiếng Việt biết thêm chi tiết:
“Tôi được chuyển cho, và họ chỉ yêu cầu một điều này thôi, một văn bản (protocol) nói rằng việc nhập cảnh của tôi đã bị từ chối vì “Điều 21”; tôi đoán rằng đó là theo luật nhập cảnh của Việt Nam.
Chúng tôi không rõ nguyên do vì sao về vụ chặn bà luật sư. Đại sứ Việt Nam đã bị mời đến trụ sở Bộ Ngoại giao Liên bang để nói chuyện về việc nàyBộ Ngoại giao CHLB Đức
“Hãy để tôi bình luận rằng tôi không điền vào bất cứ lí do nào nhắc đến trong điều này!
“Sau đó, tôi được đưa trở lại chiếc phi cơ mà đã bị chậm giờ một chút vì lý do này. Hộ chiếu của tôi đã được trao cho cơ trưởng của phi cơ (Thái Lan).
“Trên máy bay, tôi nhận được thông báo từ Đại sứ quán rằng Đại sứ Đức đã liên lạc với Bộ Ngoại giao Việt Nam và được nghe rằng việc nhập cảnh của tôi không được phép cho tới tận ngày hôm sau.
“Rõ ràng, hành động bất hợp pháp này từ nhà cầm quyền Việt Nam một lần nữa là bằng chứng cho tôi thấy rằng không có một phiên tòa xét xử thân chủ của tôi mà được tiến hành theo đúng luật và tôn trọng pháp quyền,” Luật sư người Đức đưa ra bình luận trên quan điểm riêng của bà với BBC Tiếng Việt.
Liên quan đến diễn biến trên, một người phát ngôn cho Bộ Ngoại giao Đức hôm thứ Sáu 5/01/2018 đã xác nhận với BBC Tiếng Việt về vụ việc xảy ra với bà Petra Schlagenhauf:
“Chúng tôi đã ngay lập tức liên lạc với Bộ Ngoại giao Việt Nam nhưng phía Việt Nam vẫn giữ quyết định đó. Chúng tôi không rõ nguyên do vì sao. Đại sứ Việt Nam đã bị mời đến trụ sở Bộ Ngoại giao Liên bang để nói chuyện về việc này.”
BBC chưa có dịp liên hệ với các cơ quan hữu trách của Việt Nam trong dịp cuối tuần để tìm hiểu quan điểm và phản ứng của phía Việt Nam về vụ việc.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42598052
Vì sao 2 luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh rút lui
trước phiên xử?
Một trong hai luật sư rút khỏi vai trò bào chữa cho ông Trịnh Xuân Thanh trước phiên tòa hôm 8/1 nói với BBC rằng bà “rất cân nhắc, nhưng một vụ lớn như thế mà luật sư không có đủ thời gian nghiên cứu hồ sơ.”
Ông Thanh, cựu chủ tịch Hội đồng Quản trị, tổng giám đốc PVC bị truy tố về cả hai tội danh: “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và tội “Tham ô tài sản,” đối mặt với bản án tử hình.
VN ‘chặn luật sư Đức của Trịnh Xuân Thanh’
Vụ ông ‘Vũ Nhôm’ nói gì về chính trị VN?
VN còn ‘thẩm quyền’ xét xử ông Thanh?
Báo VN: ‘Trịnh Xuân Thanh nhận vali tiền’
“Tôi rất cân nhắc trước khi rút ra khỏi vụ này, nhưng thời gian nghiên cứu không đủ nên khó có thể giúp bảo vệ tốt nhất cho thân chủ được.”Luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang
Hai vụ Trịnh Xuân Thanh và Trầm Bê: có dấu hiệu lạ?
Tin cho hay ban đầu, ông Trịnh Xuân Thanh mời chín luật sư bào chữa, tuy nhiên đến chiều 5/1, hai luật sư thuộc Công ty luật Viên An thông báo đến tòa Hà Nội về việc chấm dứt bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Thanh trong vụ án này.
Hôm 7/1, trả lời BBC từ TP. Hồ Chí Minh, Luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang, giám đốc Công ty Luật Viên An, nói: “Cáo trạng và kết luận điều tra vụ án có từ ngày 25/12/1017 nhưng luật sư không được tiếp xúc ngay mà phải mất mấy ngày sau đó khi chuyển sang tòa.”
“Rồi phiên xử được ấn định hôm 8/1/2018, trong lúc có ba ngày nghỉ tết Dương lịch.”
“Một vụ lớn như thế mà luật sư không có đủ thời gian nghiên cứu hồ sơ, tài liệu nên không thể bảo vệ tốt nhất cho ông Thanh.”
Ông Trịnh Xuân Thanh ‘ra đầu thú’
VN còn ‘thẩm quyền’ xét xử ông Thanh?
Vụ Trịnh Xuân Thanh và ‘uy tín của VN’
Tin Trịnh Xuân Thanh đầu thú ‘lạ tai như phép màu’
‘Khó khăn’
“Tôi và một luật sư khác của Công ty Luật Viên An được gia đình ông Thanh mời bào chữa vì tin tưởng chứ không phải do chỉ định.”
“Lúc đầu, tôi nhận lời vì nghĩ mình có đủ thời gian, trình độ để giúp ông Thanh và phiên xử không diễn ra nhanh đến thế.”
“Tôi rất cân nhắc trước khi rút ra khỏi vụ này, nhưng thời gian nghiên cứu không đủ nên khó có thể giúp bảo vệ tốt nhất cho thân chủ được.”
“Tôi nghĩ các luật sư của ông Đinh La Thăng cũng gặp khó khăn này.”
Tôi và một luật sư khác của Công ty Luật Viên An được gia đình ông Thanh mời bào chữa vì tin tưởng chứ không phải do chỉ định. Lúc đầu, tôi nhận lời vì nghĩ mình có đủ thời gian, trình độ để giúp ông Thanh và phiên xử không diễn ra nhanh đến thếLS Nguyễn Thị Huyền Trang
Đề cập về việc các luật sư xin hoãn phiên tòa hôm 8/1 mà không được, bà Huyền Trang nói với BBC: “Đề nghị là quyền của luật sư, nhưng người ta còn xét những điều kiện khác nữa và đó là thẩm quyền của tòa án về việc hoãn phiên tòa hay không.”
Bà Huyền Trang từ chối trả lời chi tiết với BBC Tiếng Việt việc bà nói chỉ được gặp ông Thanh “trong 15 phút tại Trại giam B14 hôm 5/1.”
PVN: Sau Phùng Đình Thực và Đinh La Thăng đến ai?
Vụ xử ông Thăng ‘càng nhanh càng không hay’?
Ngày 5/1, gia đình ông Trịnh Xuân Thanh đã đến Cục Thi hành Án Dân sự Hà Nội tự nguyện nộp 2 tỷ đồng “khắc phục hậu quả”.
Truyền thông Việt Nam cho hay, phiên tòa xử ông Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh dự kiến diễn ra ngày 8/1 tại Tòa án Nhân dân Hà Nội với hình thức mới: luật sư được bố trí chỗ ngồi ngang hàng với đại diện Viện Kiểm sát. Các bị cáo có chỗ ngồi riêng, bên dưới luật sư bào chữa và đại diện Viện Kiểm sát. Phòng xử không còn vành móng ngựa, khi trả lời thẩm vấn, các bị cáo sẽ đứng trước bục khai báo hoặc bàn.
Trong một diễn biến khác, Luật sư Petra Schlagenhauf của ông Trịnh Xuân Thanh bị Việt Nam không cho nhập cảnh tại sân bay Nội Bài hôm 4/1, theo báo chí Đức.
Ngay lập tức, chính phủ Đức lên tiếng về vụ việc và nói họ đã triệu tập Đại sứ Việt Nam đến Bộ Ngoại giao “trong ngày thứ Sáu để nói chuyện”.
Văn phòng của luật sư Petra Schlagenhauf nói với truyền thông Đức rằng bà bị buộc quay về khi đã tới sân bay.
Báo Đức, tờ Die Spiegel nói thêm rằng lúc còn ở Hà Nội, bà luật sư thông báo qua điện thoại cho sứ quán Đức về việc bị cấm nhập cảnh.
Bà nói rằng Đại sứ Đức đã nêu vụ việc với Bộ Ngoại giao Việt Nam, nhưng bà vẫn không được phép vào.
Một người phát ngôn cho Bộ Ngoại giao Đức đã xác nhận với BBC Tiếng Việt hôm thứ Sáu 5/1/2018 về vụ việc xảy ra với bà Petra Schlagenhauf:
“Chúng tôi đã ngay lập tức liên lạc với Bộ Ngoại giao Việt Nam nhưng phía Việt Nam vẫn giữ quyết định đó. Chúng tôi không rõ nguyên do vì sao. Đại sứ Việt Nam đã bị mời đến trụ sở Bộ Ngoại giao Liên bang để nói chuyện về việc này.”
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42594843
Tiền TKV: 661 Triệu Đô Biến Mất
HANOI – Tiền quăng ra ngoài cửa sổ, biến vào hư vô… đó là chuyện của cán bộ lãnh đạo. Nhưng không phải hư vô đâu, vì vẫn lặng lẽ có người đừng ngoaì cửa sổ, chụp cả khối tiền để giấu đi.
Lần naỳ là tiền của Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) — hơn 600 triệu đôla Mỹ biến mất.
Báo Người Lao Động gọi đó là: Tiền qua cửa sổ, vào cửa sau…
Riêng về một khoản tiền cho thấy chăng cần giấy tờ gì cũng mất.
NLĐ kể: Đích thân ông Doãn Văn Quang, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), đã ký bản ghi nhớ mua cổ phần Công ty Southern Mining Co. Ltd và chuyển gần 4,4 triệu USD (gần 78 tỉ đồng) vào tài khoản một người mang quốc tịch Campuchia nhưng chưa khảo sát hay xác định hiệu quả đầu tư.
Đó là một trong nhiều nội dung kết luận của Thanh tra Chính phủ đối với TKV và một số đơn vị thành viên có nhiều vi phạm trong hoạt động đầu tư tài chính, mua sắm tài sản, quản lý tài nguyên, hoạt động kinh doanh… Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý về kinh tế với tổng số tiền gần 15.000 tỉ đồng và 6,7 triệu m2 nhà đất. Riêng với trường hợp đầu tư vào Công ty Southern Mining Co. Ltd đã nói ở trên, số vốn đầu tư đến thời điểm thanh tra, có khả năng mất trắng. Kết quả khảo sát ban đầu của dự án do ông Quang dẫn đầu báo cáo mỏ có khoáng sản nhưng khi TKV khảo sát lại thì không có dấu hiệu quặng như báo cáo ban đầu.
Con số 15.000 tỷ đồng sai phạm là tương đương 661.5 triệu USD.
Bản tin VnExpress kể: Thanh tra Chính phủ vừa ban hành kết luận thanh tra đối với Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) và một số đơn vị thành viên với nhiều tồn tại, vi phạm trong hoạt động đầu tư tài chính, mua sắm tài sản, quản lý tài nguyên, hoạt động kinh doanh….
Liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính, báo cáo cho biết, đến cuối năm 2014, tổng số vốn đầu tư ngoài của công ty mẹ vào khoảng 13.600 tỷ đồng. Tuy nhiên, hoạt động này của TKV có rất nhiều khoản đầu tư lỗ, nguy cơ mất vốn.
Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc TKV chủ trương quản lý đầu tư tài chính thuộc ngành nghề kinh doanh chính thiếu cơ sở pháp lý và thực tiễn, vi phạm pháp luật, bảo lãnh trả nợ vay vượt thẩm quyền. Hậu quả là một số khoản đầu tư thua lỗ, mất vốn với giá trị lớn. Cụ thể, Công ty liên doanh Công nghiệp Kẽm Việt Thái lỗ gần 300 tỷ, mất hết vốn chủ sở hữu và nợ Công ty TNHH MTV KLM Thái Nguyên gần 25 tỷ đồng, xác nhận bảo lãnh vượt thẩm quyền. TKV cũng góp 870 tỷ đồng tại Sắt
Thạch Khê thiếu khảo sát, tính toán kỹ và các điều kiện cần thiết dẫn đến đọng vốn trong thời gian dài, lãng phí.
Khoản đầu tư của TKV vào Công ty cổ phần Crommit Cổ Định, Thanh Hóa (VTCC) cũng thua lỗ. Đơn vị này đã góp vốn, giải ngân xấp xỉ 437 tỷ đồng để đầu tư 2 dự án nhưng phải dừng hoạt động từ năm 2014 dẫn đến toàn bộ vốn đầu tư không hiệu quả, lỗ lũy kế từ 2012-2015 vào khoảng 113 tỷ đồng.
Bản tin liệt kê nhiều dự án chỉ thấy mất tiền…
Trong khi đó, bản tin SOHA/VnEconomy kể chi tiết: Sai phạm hàng nghìn tỷ tại TKV, đề nghị Bộ Công an vào cuộc…
Kết luận của Thanh tra Chính phủ cho hay, qua kiểm tra một số khoản đầu tư lỗ, có nguy cơ mất vốn cho thấy, TKV đầu tư vào Công ty Southern Mining Co., Ltd (Campuchia) với số tiền hơn 4,395 triệu USD, tương đương 77,678 tỷ đồng đến thời điểm thanh tra là không có hiệu quả, khả năng mất toàn bộ vốn đầu tư…
Hay như khoản đầu tư của TKV vào Công ty Cổ phần Crommit Cổ Định, Thanh Hóa (VTCC) cũng thua lỗ. Đơn vị này đã quyết định góp hơn 587 tỷ và đã giải ngân 112 tỷ, nhưng phải dừng hoạt động từ năm 2013 đến nay.
Một dự án khác là Nhà máy sản xuất FeroCrom Cacbon, TKV cũng góp 314 tỷ nhưng phải dừng hoạt động từ 2014 đến nay, dẫn tới TKV thua lỗ khoảng 113 tỷ đồng trong 3 năm 2012 – 2015.
…Một số khoản đầu tư ra nước ngoài nhưng không được TKV thực hiện điều tra, khảo sát kỹ để lập, thẩm định, phê duyệt phương án và quyết định đầu tư phù hợp với thực tế và quy định, dẫn đến lỗ, mất vốn hơn 380 tỷ đồng, tại các dự án Công ty liên doanh Stung Trenng, Công ty liên doanh Alumia (Campuchia), Công ty TNHH Vinacomin, dự án mỏ sắt Phu Nhuon (Lào)…
Về xử lý kinh tế, Thanh tra Chính phủ cho biết, tổng số tiền và đất đai qua thanh tra phát hiện cần xử lý là hơn 14.882 tỷ đồng và gần 6,7 triệu m2 nhà đất, trong đó thu hồi về cho ngân sách nhà nước hơn 1.800 tỷ và toàn bộ diện tích nhà đất nói trên.
https://vietbao.com/a276204/tien-tkv-661-trieu-do-bien-mat
CSVN Tự Giết Hại Nhau
Vi Anh
Những triệu chứng hiển hiện gần đây cho thấy CS ở VN đang tăng gia tự giết hại nhau để tranh giành quyền thế, để trả thù, trả oán. Hiện tượng này đưa đẩy CS tới bờ vực của hố sâu kinh khủng, là mồ chôn tập thể của CSVN.
Tổng bí Thư của Đảng CSVN là Nguyễn phú Trọng đã tới tuổi liệt giường, liệt lão, gần đất xa trời, lại đang soán đoạt mọi quyền hành thống trị VN. Toan diệt sinh mạng chánh trị đồng chí đương thời như Đinh thế Huynh, Trần đại Quang, và đồng chí đã hồi hưu như Nguyễn tấn Dũng. Lần đầu tiên trong triều đình và triều đại CSVN, Tổng Trọng không hội họp, không nghị quyết, ngày19 Tháng Mười Hai, 2017, lại ký và ban hành nội qui 105/QĐ/TW,“Quy định về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử.” Nội dung các chức danh lớn tướng lãnh của quân đội, công an, chủ tịch nước, thủ tướng, cục vụ viện, ban bệ, bí thư thành phố lớn quan trọng nào cũng do Bộ Chánh trị cử nhiệm mà Trọng là Chủ Tịch Bộ Chánh trị ký bổ nhiệm.
Trong khi đó hai cánh tay bảo quốc an dân là quân đội và công an lo tranh giành địa lợi, quyền lợi, chức vụ riêng tư, như mafia. Một đại gia Vũ Nhôm lái buôn bán nhôm, đầu cơ nhà đất lại dễ dàng mua chức trung tá mật vụ CS, làm mưa làm gió tại một thành phố Đà Nẵng, một trong ba thành phố lớn nhứt trực thuộc trung ương. Khi đổ bể y lén xuất ngoại dễ dàng như đại cán Trịnh xuân Thanh vì có phe phái giúp đỡ.
Cũng như đại cán Trịnh xuân Thanh cấu kết với một uỷ viên của Bộ Chánh trị, cơ quan ít người nhứt, nhưng nhiều quyền nhứt, người cầm đầu là Tổng Bí thư Nguyễn phú Trọng làm kinh tế ‘kinh thế’ lỗ lã một số tiền như con số của thiên văn. Thanh lại tỉnh bơ an toàn trốn sang Đức, cũng như Vũ Nhôm đã an toàn trốn sang Singapore và bị dẫn độ về Hà nội.
Và cũng lần đầu tiên, bất chấp tập tục ngoại giao quốc tế, Tổng Trọng cho mật vụ sang Berlin bắt Thanh, chở về VN giam, tạo thành rắc rối ngoại giao lớn với Đức và ảnh hưởng không nhỏ về giao thương VNCS với Đức.
Tổng Trọng làm điều phi pháp quốc tế, vi phạm thủ tục ngoại giao như thế, bên ngoài nói y nói là để đốt cháy cán bộ tham nhũng nhưng bên trong là để diệt nội thù là những người có thể tranh chức, chống đối Ông. Hai bộ mặt Tổng Trọng muốn ‘thịt’ là Cựu Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng là người từng đỡ đầu cho Đinh la Thăng và Trịnh xuân Thanh và là cựu Thủ Tướng thủ lãnh phe CS Miền Nam có thể tranh cản âm mưu độc diễn tái cử Tổng Bí Thư và âm mưu ‘nhất thể hoá’ để Tổng Trọng làm vua CSVN như Chủ Tịch Tập cận Bình đã thực hiện ở TC.
Và người thứ hai là đương kiêm Chủ Tịch Nước Trần đại Quang, từng là bộ trưởng Công an thời TT Dũng. Qui luật đấu tranh của CS là ‘địch và ta ai thắng ai, một mất một còn’, ‘đào tận gốc tróc tận rễ’ địch thủ. Chủ tịch Trần Đại Quang và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thù hận nhau, không cho thấy mặt nhau. Quang chỉ xuất hiện và phát biểu khi không có mặt Trọng dù cả hai nằm trong tứ trụ triều đình CSVN. Trần Đại Quang làm Chủ tịch Nước nhưng vẫn thường về trụ sở Bộ Công An ngồi làm việc trong phòng làm việc của Bộ trưởng Bộ Công An cũ của mình, hơn là ở Phủ Chủ Tịch.
Sự tồn tại của bất cứ chế độ cầm quyền nào, căn bản là vấn đề bảo quốc an dân. Người xưa nói ‘bất hoạn bần, hoạn bất an’ (không lo nghèo, mà lo không yên). Chứng cớ đã quá rõ ràng, Đảng CSVN, Quân đội CSVN, Công an mật vụ, cảnh sát VN, không còn thiết tha gì đến việc bảo vệ quốc gia, an ninh trật tự cho dân. Mà họ chuyên chú vào việc tranh giành quyền lợi, chức vụ, tiền bạc. Hiện tượng quá rõ Quân đội tranh đấu làm kinh tế quốc phòng. Công an lon lá trung, thiếu tá chạy chọt làm công an khu vực, công an giao thông, công an kinh tế để gần dân mới hối lộ, có tiền vinh thân phì da, chạy chọt lên chức được.
Còn quân đội thì giành đất, cắt khu vực quốc phòng, làm nơi kinh doanh, như sân golf, khu du lịch, nhà hàng ăn nhậu, chơi bời sao này sao nọ. Các đơn vị biến hàng loạt phi trường quân sự từ Bắc tới Nam thành sân golf và vì nỗ lực thâu tóm đất đai nhân danh “quốc phòng” mà làm bùng phát biến cố Đồng Tâm (một xã thuộc huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội).
Hơn là bảo vệ đất nước, giang sơn gấm vóc biển đảo của đất nước ông bà để lại. Khi cảnh sát, quân đội bị một số chóp bu soán đoạt, bị phe đảng tướng lãnh độc quyền thao túng, lũng đoạn thì lợi ích quốc gia dân tộc không được quan tâm, chăm chú.
Tin trong nội bộ CS xì ra cho biết Vũ “Nhôm” không một ngày lính mà mang lon Trung tá ngành tình báo là nhờ Bộ Trưởng Công an Trần Đại Quang. Ai cũng biết, Tổng cục Tình báo Bộ công an là đơn vị có mối quan hệ cực kỳ gắn bó với Chủ tịch Nước Trần Đại Quang. Trung tướng Bùi Văn Thành, Thứ trưởng Công an kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Tình Báo Bộ Công An không chỉ là người đồng hương Ninh Bình mà còn là một tay chân thân tín của ông Quang. Vì thế tung tài liệu tình báo tuyệt mật nhằm đánh phá Tổng cục 5, tức là người ta muốn đánh phá làm mất uy tín của ông Trần Đại Quang, chỉ truy tố Phan Văn Anh Vũ bằng tội danh tội tiết lộ bí mật của nhà nước.
Âm mưu diệt đối thủ và tóm thâu quyền hành vào trong tay chỉ một mình Nguyễn phú Trọng gọi là ‘nhất thể hoá’ trong chế độ CS độc tài đảng trị toàn diện còn dài. Đảng CSVN có 4% dân số, nhiều phe phái, lập trường bảo thủ, cấp tiến, theo TC, thoát Trung, thân Mỹ, kỳ thị Bắc Nam, thành phần có học và ít học, trẻ già. Cỡ Ô. Hồ với uy thế sáng lập Đảng, Nhà Nước CS còn không dám nhất thể hoá để độc quyền thống trị. Chớ cỡ Tổng Trọng như một ông thơ ký già ho hen trong hành lang quyền lực của triều đình CS, như một hoạn quan trong cung cấm CS, khó mà chiến thắng dứt khoát và lâu dài.
Thêm vào đó thời đại này là thời đại của tự do, dân chủ, ảnh hưởng và tác động của tinh thần tự do, dân chủ, kinh tế của các siêu cường Âu Mỹ vào VNCS không nhỏ. Nhứt là VN hiện nay có hơn phân nửa dân số là lớp trẻ hướng về tự do, dân chủ qua tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày càng chuyển biến, làm mờ, yếu chế độ độc tài đảng trị CS.
Thêm vào đó phải kể hiện thời VN có trên 4 triệu người Việt ở hải ngoại đang cố gắng chuyển ánh sáng tự do, dân chủ về cho đồng bào. Và phong trào đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN được nhiều ngoại quốc lớn ủng hộ, là một qui trình CS không thể đảo ngược được. Khó biết scandal chánh trị, quân sự của CSVN bao giờ chấm dứt. Nhưng nhiều triệu chứng cho thấy đây là triệu chứng báo nguy, báo tử của CSVN. Đó là một qui trình không thể ngăn chận, không thẻ đảo ngược được, đẩy CSVN tới bên bờ vực thẳm, rơi xuống hố sâu suy tàn, sụp đổ của nhà cầm quyền CSVN./.(VA)