Tin Biển Đông – 28/12/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Biển Đông – 28/12/2017

Trung Quốc thừa nhận việc xây đảo để củng cố quốc phòng

Mạng Hoàn Cầu Thời Báo của Trung Quốc, vào ngày 24 tháng 12 tuyên bố rõ trong năm 2017 Bắc Kinh cho đẩy mạnh xây dựng và tăng cường sự hiện diện quân sự trên những đảo ở Biển Đông. Thực tế đó diễn tiến khi mà căng thẳng về lãnh hải với các nước láng giềng có lắng xuống.

Tổng diện tích của những dự án xây dựng mà Trung Quốc tiến hành trong năm 2017 tại Biển Đông là chừng 290 ngàn mét vuông. Con số thống kê này được Hoàn Cầu Thời Báo trích dẫn từ báo cáo công khai trên trang mạng của hai đơn vị đồng điều hành gồm Cơ quan Thông Tin Và Dữ Liệu Hàng Hải Trung Quốc và  Ấn bản Nước Ngoài của Nhân Dân Nhật Báo.

Theo từ trong báo cáo thì Trung Quốc ‘đã mở rộng một cách hợp lý’ tại khu vực Biển Đông. Mục đích nhằm tăng cường khả năng quốc phòng trong phạm vị chủ quyền và cải thiện cuộc sống cho cư dân trên các đảo.

Hoạt động xây dựng mở rộng còn gồm việc lập nên các kho trữ ngầm mới, các tòa nhà hành chánh, hệ thống radar lớn hơn. Một trong những điều được cho là thành tựu vượt bậc trong hoạt động xây dựng đảo tại Biển Đông được nêu lên là việc gia tăng các cơ sở dân sự trên các đảo. Mục đích là cải thiện năng lực dịch vụ công. Những người được đưa đến sống ở thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm, mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng, thuộc Hoàng Sa sẽ có nguồn cung ứng điện ổn định hơn một khi hạ tầng điện hạt nhân nổi được đưa vào sử dụng trước năm 2020. Tại một số đảo, cơ quan chức năng còn lắp đặt phương tiện lọc nước biển thành nước ngọt để dùng.

Những đơn vị binh sĩ chuyên nghiệp được đưa đến đóng tại đảo nhằm tăng cường khả năng phòng thủ.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/china-global-times-admitted-island-construction-in-scs-to-strengthen-defense-12282017101315.html

 

Đài Loan ‘phòng thủ bên trong chuỗi đảo thứ hai’

Đài Loan thôi đưa tin ‘tàu và máy bay Trung Quốc diễn tập hàng chục lần quanh đảo’ để tập trung vào chiến lược phòng thủ mới.

Bộ Quốc phòng Đài Loan nói họ sẽ ngưng việc đưa tin về các chuyến bay của phi cơ quân sự và các lần tàu chiến Trung Quốc lượn quanh đảo quốc bị Bắc Kinh coi là ‘một tỉnh phản loạn’.

Trước đó, thông tin về những lần tàu chiến Trung Quốc lượn quanh đảo Đài Loan, và phi cơ quân sự của Quân Giải phóng bay quanh Đài Loan được thông báo liên tục.

Nhưng hôm 26/12/2017, Thiếu tướng Trần Trung Cát, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đài Loan nói nước này sẽ “không làm công việc tuyên truyền giúp cho Trung Quốc”.

Đài Loan cử máy bay theo dõi tàu Liêu Ninh của TQ

Đài Loan ‘lạc quan’ về tàu hải quân Mỹ trở lại

Phi cơ quân sự TQ bay trên vùng biển có tranh chấp

Đài Loan nay đưa ra chiến lược quốc phòng mới, thừa nhận khả năng phải đối mặt với ‘chiến tranh bất cân xứng’ với Trung Quốc.

Theo trang Taipei Times hôm 27/12, chiến lược mới về quốc phòng của Đài Loan nhấn mạnh đến đường lối toàn dân bảo vệ tổ quốc, và xác định Trung Quốc đang vươn sức mạnh quân sự ra bên ngoài của Chuỗi đảo thứ hai ở Thái Bình Dương.

Giới quân sự quốc tế nói Chuỗi đảo thứ nhất gồm Nhật Bản, đảo Đài Loan, và Chuỗi đảo thứ hai (second island chain), được tính từ đảo Bonin và đảo Volcano của Nhật Bản kéo xuống dãy đảo Mariana của Hoa Kỳ.

Vì Đài Loan nằm phía trong vành đai đảo này, như thế mặc nhiên bị coi là đã nằm ở phía sau của “tiền tuyến” mà Trung Quốc vươn ra, nên đảo quốc dân chủ phải tính đến cách phòng thủ mới.

Theo tài liệu vừa công bố, Đài Loan nay chấp nhận ‘chiến tranh bất cân xứng’ với Trung Quốc, và sẽ nhấn mạnh vào “phòng thủ mạnh và răn đe nhiều lớp” (strong defense and layered deterrence).

Học thuyết này không còn tính đến cách đối đầu toàn lực với Trung Quốc vì Bắc Kinh đã “có khả năng mở các chiến dịch trên không và trên biển tầm xa”.

Vì thế, Đài Loan cần “bảo toàn bộ chỉ huy, ngăn chặn tấn công mạng” và phát triển ‘chiến lược cầm cự lâu dài’.

Đài Loan ‘tăng cường quân sự vì tự do’

Đài Loan tuyên bố sẽ tự chế tạo tàu ngầm

Đoàn TQ đuổi Đài Loan khỏi hội nghị ở Úc

Về cơ bản, Đài Loan sẽ tìm mọi cách phát triển các biện pháp quân sự tự thân, và khiến kẻ thù gặp phải vô vàn vấn đề khi tấn công, theo tài liệu Bộ Quốc phòng Đài Loan công bố.

Nói ngắn gọn thì, chiến lược chiến tranh bất cân xứng buộc Đài Loan tìm mọi cách để trong trường hợp sắp bị Trung Quốc tiến chiếm hoặc oanh kích, đảo quốc sẽ chứng tỏ khả năng gây thiệt hại lớn nhất có thể để kẻ thù e dè.

Về mặt kỹ thuật, Đài Loan sẽ tự phát triển ‘phi đạn chính xác, hệ thống phản công điện tử, hỏa tiễn chống tăng tự tìm mục tiêu, tên lửa đất đối không cơ động xách tay, tàu chiến nhanh gọn đa chức năng, drone trên không và các đơn vị rải thủy lôi, theo báo cáo.

Theo Taipei Times, từ tháng 8/2016 đến tháng 12 năm nay, Không quân và Hải quân Trung Quốc đã diễn tập, tuần tra 23 lần ngay sát lãnh hải Đài Loan, trong đó có hai lần dùng hàng không mẫu hạm Liêu Ninh.

Nay, Bộ Quốc phòng Đài Loan sẽ ngưng đưa tin về các vụ việc đó chừng nào chúng không gây đe dọa trực tiếp, Thiếu tướng Trần Trung Cát cho biết.

Vấn đề trước mắt và lâu dài với Đài Loan là triển khai nhanh chóng chiến lược phòng thủ mới được chính phủ Dân Tiến Đảng của Tổng thống Thái Anh Văn đề ra.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-42502654

 

Lò Nguyên Tử Biển Đông

Trần Khải

Độc chiêu Trung Quốc: sẽ làm nhà máy nguyên tử nổi trên Biển Đông…

Bản tin Sputnik News hôm 27/12/2017 ghi nhận rằng chiến dịch xây đảo nhân tạo của Trung Quốc đã tới một bước chuyển biến mới: một nhà máy nguyên tử nổi giữa Biển Đông.

Có nghĩa là, bất kỳ một cuộc chiến nào cũng có thể làm bùng nổ lò nguyên tử này, và như thế là phóng xạ sẽ bay khắp trời.

Bạn hãy nhớ tới các tai nạn nguyên tử ở Chernobyl, Nga, hồi năm 1986…

Hãy nhớ tới tai nạn nguyên tử ở Fukushima, Nhật Bản năm 2012 từ trận sóng thần…

Nhiều năm sau, các khu vực đó vẫn là vùng đất tử thần.

Trên nguyên tắc, nhà máy điện nguyên tử TQ sẽ cung cấp điện cho người dân tại Sansha, theo tờ Nhân Dân Nhật Báo của TQ.

Nhưng quận Sansha là gì?

Bản tin Sputnik News nói rằng: “Sansha quản trị lãnh thổ khắp quần Đảo Trường sa, Hoàng Sa, bãi cạn Scarborough, đảo Woody Island (territories throughout the Spratly Islands, the Paracel Islands,

and the Scarborough Shoal and sits on Woody Island in the Paracel chain) những lãnh thổ đang tranh chủ quyền với Việt Nam và Đaì Loan.

Có nghĩa là, TQ sẽ ăn đời ở kiếp trên vùng Biển Đông, không có thương lượng gì nữa với ai…

Tuy nhiên, vấn đề còn hung hiểm thêm: vũ khí TQ trên các đảo nhân tạo đe dọa tới hoạt động của Hải quân Hoa Kỳ, theo lời Jay Batongbacal, trong ban biên tập của Asia Maritime Initiative và là Giáo sư đaị học University of the Philippines College of Law.

Khi đã hăm dọa được Mỹ, thì TQ sá gì tới Việt Nam và Philippines?

Trong khi đó, bản tin RFI nêu câu hỏi: Tạm lắng năm 2017, liệu Biển Đông sẽ lại dậy sóng trong năm tới?
Tình hình Biển Đông, khu vực từng được cho là điểm nóng trên thế giới, quả là tương đối yên tĩnh trong năm 2017 sắp kết thúc, với một loạt những tín hiệu hòa hoãn được các bên tranh chấp, đặc biệt là Trung Quốc, Việt Nam và Philippines đưa ra.

Tuy nhiên, nhiều thông tin liên quan đến các hành vi vẫn quyết đoán của Trung Quốc tại Biển Đông được tiết lộ trong những ngày cuối năm này, cho thấy là tình hình trong năm tới có thể khác đi nếu Bắc Kinh đẩy mạnh các hoạt động bành trướng, đe dọa quyền tự do hàng hải.

Nhìn chung, giới quan sát đều thấy rằng thỏa thuận giữa ASEAN và Trung Quốc nhân Hội Nghị ASEAN lần thứ 31 về việc khởi động đàm phán bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông (COC) là một bước đi đúng hướng. Điều đó đã góp phần làm giảm bớt căng thẳng, cũng như các cuộc thương thuyết ASEAN-Trung Quốc về các biện pháp hợp tác hàng hải và xây dựng lòng tin trong khu vực, mà rõ nhất là việc hai bên chính thức áp dụng ở Biển Đông các quy tắc ứng xử tránh va chạm trên biển (CUES).

RFI cũng ghi nhận răg trên bình diện song phương, sự hòa hoãn thấy rõ của Philippines đối với Trung Quốc, quyết định của Hà Nội và Bắc Kinh đẩy mạnh việc xử lý một cách hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông, được đưa ra nhân chuyến công du Việt Nam của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng giúp cho tình hình Biển Đông yên tĩnh hơn.

Thế nhưng, trong toàn cảnh bình lặng đó, mới đây, cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) tại Washington đã công bố một loạt ảnh vệ tinh cho thấy là Trung Quốc vẫn tiếp tục các hoạt động xây dựng trên các tiền đồn mà họ đã bồi đắp trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Theo AMTI, dù Bắc Kinh không bồi đắp thêm một thực thể nào từ giữa năm 2017, nhưng họ vẫn xây dựng cơ sở hạ tầng có thể được sử dụng vào mục đích quân sự. Theo các chuyên gia quân sự, việc đó nằm trong chiến lược dùng căn cứ không quân và hải quân trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa để kiểm soát toàn bộ vùng biển, làm bàn đạp cho Hải Quân và Không Quân Trung Quốc đi xa hơn, và bảo đảm an toàn cho hơn 60% lượng hàng hóa Trung Quốc đi qua Biển Đông.

Trong khi đó, một bản tin VOA ghi nhận: Trung Quốc bảo Đài Loan hãy quen dần với các cuộc diễn tập quân sự…

Trung Quốc hôm thứ Tư nói Đài Loan sẽ quen dần với những cuộc diễn tập của không quân Trung Quốc bao quanh hòn đảo này, trong khi thủ tướng Đài Loan nói hòn đảo tự trị này mong muốn quan hệ hòa bình với nước láng giềng khổng lồ của mình.

Bắc Kinh gần đây ngày càng tỏ thái độ thù địch với Đài Bắc liên quan tới vấn đề độc lập. Trung Quốc xem Đài Loan là lãnh thổ thiêng liêng của mình và chưa bao giờ từ bỏ ý định sử dụng vũ lực để quy phục hòn đảo mà Trung Quốc xem là một tỉnh li khai về dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đưa tin rộng rãi về các cuộc tập trận “bao vây đảo” gần Đài Loan trong tháng này, đăng những hình ảnh cho thấy máy bay chiến đấu của Trung Quốc với đỉnh Ngọc Sơn, đỉnh cao nhất của Đài Loan, có thể nhìn thấy ở đằng sau.

Do vậy, Đaì Loan phải tự chuẩn bị… Bản tin từ thông tấn RTI của Đài Loan cho biết rằng chính phủ Trung Hoa Dân Quốc (tức Đaì Loan) đang bơm tiền để tăng vũ trang bảo vệ không phận.

Kế hoạch “Feng Zhan” là kế hoạch cải tiến máy bay chiến đấu F-16 của quân đội Trung Hoa Dân Quốc sẽ tiêu tốn khoản kinh phí 110 tỷ Đài tệ, để cải tiến 144 chiếc máy bay chiến đấu model F-16 A/B thành model F-16V. Theo quân đội Trung Hoa Dân Quốc cho biết vào ngày 27-12, 4 chiếc máy bay F-16V cải tiến đầu tiên đã có mặt tại công ty sản xuất thiết bị quốc phòng AIDC của Đài Loan, hiện đang do nhân viên của Công ty Lockheed Martin của Mỹ tiến hành công tác kiểm tra trên mặt đất, dự kiến đầu năm tới có thể tiến hành chuyến bay đầu tiên, sau khi hoàn tất việc bay thử nghiệm sẽ bàn giao lại cho lực lượng không quân Trung Hoa Dân Quốc.

Theo kế hoạch của không quân, vào cuối năm nay sẽ hoàn thành nâng cấp tính năng kết cấu của 4 chiếc máy bay chiến đấu thuộc loạt nâng cấp cải tiến đầu tiên, dự kiến đến năm 2023 sẽ hoàn thành nâng cấp toàn bộ số lượng máy bay chiến đấu, tới khi đó Đài Loan sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới mà toàn bộ máy bay chiến đấu của lực lượng không quân sử dụng đều là F-16V.

RTI nói rằng mục cải tiến lớn nhất của kế hoạch Feng Zhan đó là chuyển sang lắp đặt Rada AESA model AN/APG-8, có thể đồng thời tiến hành tìm kiếm, theo dõi và nhắm trúng mục tiêu, ngoài ra cũng lắp mới máy vi tính thực hiện nhiệm vụ, thiết bị máy móc đo lường trong buồng lái, hệ thống nhắm đích, súng máy…v..v…, có thể kết hợp với tên lửa thế hệ mới nhất Sidewinder AIM-9X, để tăng cường gấp bội sức chiến đấu cho máy bay chiến đấu F-16.

Hiển nhiên là hung hiểm khắp trời vậy…

https://vietbao.com/p123a275862/lo-nguyen-tu-bien-dong