Tin khắp nơi – 23/12/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 23/12/2017

Thẩm phán bác đơn kiện TT Trump

vi phạm điều khoản tư lợi

Một thẩm phán liên bang hôm 21/12 bác bỏ vụ kiện của Tổ chức Công dân giám sát trách nhiệm và đạo đức (CREW) cho rằng Tổng thống Trump vi phạm một điều khoản của Hiến pháp, ngăn cấm Tổng thống hay các giới chức dân cử nhận bất kỳ khoản lợi nhuận nào từ các chính phủ nước ngoài.

Thẩm phán George Daniels bác bỏ vụ kiện vì “thiếu cơ sở”, và đồng ý với lập luận của luật sư bảo vệ ông Trump rằng những cáo buộc đó không nằm trong phạm vi của Điều khoản về Tư lợi của hiến pháp quy định việc nhận tặng phẩm, tiền bạc, lợi nhuận từ chính phủ nước ngoài.

Hồi tháng 1, Tổ chức Công dân giám sát trách nhiệm và đạo đức có trụ sở ở Washington, đệ đơn kiện Tổng thống Trump với cáo buộc là ông Trump chưa hoàn toàn rút ra khỏi các hoạt động kinh doanh của ông, và do đó vẫn nhận “tiền mặt và lợi lộc khác từ các chính phủ nước ngoài, qua các sự kiện được tổ chức tại khách sạn của ông, hay khách trọ, và các thương vụ bất động sản có giá trị ở nước ngoài”.

Do đó, theo lập luận của CREW, ông Trump vi phạm Điều khoản về Tư lợi, cấm các giới chức dân cử nhận quà hoặc lợi ích khác từ các chính phủ nước ngoài mà không có sự chấp thuận của Quốc hội.

Ông Deepak Gupta, đại diện cho bên nguyên đơn, tuyên bố sẽ kháng cáo. Washington Post dẫn lời ông Gupta nói: “Chúng tôi sẽ không bỏ qua những hành động vi phạm Hiến pháp nghiêm trọng và vẫn đang tiếp diễn này”.

Điều khoản về tư lợi là một biện pháp chống tham nhũng của chính phủ Mỹ, nhưng ít được chú ý trước thời ông Trump. Ông là tổng thống Mỹ đầu tiên sở hữu một đế chế kinh doanh toàn cầu.

Những người chỉ trích nói các chính phủ nước ngoài và những người khác có thể chi tiền hậu hĩnh tại các khách sạn, nhà hàng và câu lạc bộ golf của ông Trump, để tạo cảm tình với Tổng thống Mỹ để thực hiện ý đồ riêng.

Đã có hơn 200 Thượng nghị sĩ và Dân biểu Hạ viện cáo buộc ông Trump vi phạm Điều khoản về Tư lợi.

https://www.voatiengviet.com/a/tham-phan-bac-don-kien-tt-trump-vi-pham-dieu-khoan-tu-loi/4175448.html

 

Mỹ ngăn chặn âm mưu khủng bố ở San Francisco

Một cựu quân nhân Thủy quân Lục chiến Mỹ đã kể cho một nhân viên chìm của FBI về âm mưu tấn công khủng bố vào dịp nghỉ lễ tại Bến tàu 39, một khu mua sắm và du lịch đông người ở San Francisco, theo một biên bản nộp cho Tòa án cấp khu vực ở California hôm 22/12.

Everitt Aaron Jameson, 26 tuổi, là người ở Modesto, California, đã bị bắt và cáo buộc là cố gắng trợ giúp vật chất cho một tổ chức khủng bố nước ngoài, Bộ Tư pháp cho hay trong một thông cáo báo chí.

FBI bắt đầu theo dõi Jameson vào tháng 9 sau khi họ chú ý đến hoạt động trên mạng xã hội của anh ta, với việc anh ta “thích” hoặc “yêu” các bài viết về các vụ tấn công khủng bố và ISIS. Các nhân viên chìm của FBI đã giả vờ là ủng hộ viên của ISIS và liên lạc với Jameson, biên bản cho hay.

Jameson đã gặp một nhân viên chìm vào ngày 16/12 và nói với người đó rằng anh ta muốn tiến hành một cuộc tấn công khủng bố bằng vũ khí và thuốc nổ tại Bến tàu 39, theo biên bản.

Jameson đã phục vụ trong Thủy quân Lục chiến Mỹ năm 2009.

Hôm 20/12, nhà chức trách đã khám nhà anh ta ở Modesto và tìm thấy súng ống, các băng đạn rỗng, đạn dược và pháo hoa.

Nếu bị kết tội, Jameson có thể nhận mức án 20 năm tù và bị phạt 250.000 đô la, Bộ Tư pháp cho biết.

(CNN, NPR, LA Times)

https://www.voatiengviet.com/a/my-ngan-chan-am-muu-/4176428.html

 

LHQ thêm lệnh trừng phạt cứng rắn lên Bắc Hàn

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu nhất trí áp dụng các biện pháp chế tài cứng rắn hơn đối với Bắc Triều Tiên để đáp trả lại các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo gần đây.

Trung Quốc và Nga, các đối tác thương mại chính của CHDCND Triều Tiên, cũng đã biểu quyết ủng hộ nghị quyết này.

Bình Nhưỡng hiện đã đang chịu nhiều lệnh trừng phạt từ Hoa Kỳ, Liên Hiệp Quốc và EU.

Mỹ quy trách nhiệm cho Bắc Hàn vụ WannaCry

Giải mã chiến lược nguyên tử của Bắc Hàn

Lịch Bắc Hàn không đề sinh nhật Kim Jong-un

Washington đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với Bình Nhưỡng từ năm 2008, đóng băng tài sản của các cá nhân và các công ty liên quan đến chương trình hạt nhân của họ và cấm xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ sang nước này.

Đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ, Nikki Haley, nói các biện pháp trừng phạt đã gửi một “thông điệp rõ ràng đến Bình Nhưỡng rằng tiếp tục thách thức sẽ mời thêm các hình phạt và cô lập”.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hoan nghênh nghị quyết. Ông đăng trên Twitter rằng thế giới muốn “bình an, chứ không phải cái chết”.

Phái viên Trung Quốc Wu Haitao cho biết cuộc bỏ phiếu “phản ánh thái độ nhất trí của cộng đồng quốc tế” về vấn đề chương trình vũ khí của Triều Tiên.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc mô tả tình hình trên bán đảo là “phức tạp và nhạy cảm” và kêu gọi tất cả các bên “kiềm chế và thực hiện các nỗ lực tích cực để giảm căng thẳng”.

Các biện pháp trừng phạt mới là gì?

Chính quyền của Trump nói họ tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho vấn đề này, và soạn thảo các hình thức xử phạt mới này:

Khối lượng dầu tinh chế nhập khẩu vào Bắc Hàn sẽ được giới hạn ở mức 500.000 thùng/năm, và dầu thô ở mức 4 triệu thùng/năm

Tất cả công dân Bắc Triều Tiên đang làm việc ở nước ngoài sẽ phải trở về trong vòng 24 tháng, làm hạn chế một nguồn ngoại tệ quan trọng

Cấm xuất khẩu hàng hoá của Bắc Triều Tiên như máy móc thiết bị điện tử

Các lệnh trừng phạt nhắm vào mạch sống còn của Bắc Hàn

Phân tích của phóng viên Nada Tawfik, BBC News từ New York

Đây là nghị quyết của Hội đồng Bảo an lần thứ 10 áp đặt lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên.

Chưa có ai có thể thuyết phục Kim Jong-un từ bỏ chương trình hạt nhân, nhưng các nhà ngoại giao hy vọng rằng nghị quyết này sẽ cắn cứng để thay đổi đường lối của nước này, hoặc ít nhất là hạn chế khả năng tiến hành thêm các cuộc thử nghiệm hạt nhân và tên lửa.

Lính Bắc Hàn đào tẩu ‘trúng 5 phát đạn’

Thêm một lính Bắc Hàn đào tẩu

Tên lửa mới của Bắc Hàn có gì đặc biệt?

Những biện pháp trừng phạt mạnh mẽ này, được thông qua với sự ủng hộ của Trung Quốc, thể hiện mối quan tâm ngày càng tăng của cộng đồng quốc tế đối với mối đe dọa của Kim Jong-un.

Tổng thống Trump đặc biệt yêu cầu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cắt nguồn xuất khẩu dầu cho Bắc Hàn, tin rằng đây sẽ là một bước đi quan trọng.

Theo Hoa Kỳ, Bắc Hàn đã nhập 4,5 triệu thùng dầu mỏ tinh chế vào năm 2016. Nghị quyết này chỉ cho phép Bắc Hàn nhập 500.000 thùng mỗi năm – cắt đứt gần 90% mạch sống của Bình Nhưỡng.

Hoa Kỳ ước tính Bắc Hàn kiếm hơn 500 triệu đôla mỗi năm do đánh thuế nặng lên gần 100.000 lao động Bắc Hàn ở nước ngoài, với khoảng 50.000 người đang làm việc tại Trung Quốc và 30.000 ở Nga.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-42464314

 

TQ: Cặp vợ chồng nghệ sỹ Pháp ‘bặt vô âm tín’

Hai nghệ sĩ đến từ Pháp đã ‘bặt vô âm tín’ ở Trung Quốc sau khi họ vẽ một bức tranh tường tưởng nhớ cố khôi nguyên giải Nobel Lưu Hiểu Ba, làm dấy lên lo ngại về nơi họ đang ở.

Hu Jiamin và Marine Brossard đã vẽ một bức tranh tường có chi tiết một chiếc ghế màu xanh để trống, trong một cuộc triển lãm nghệ thuật ở Thẩm Quyến vào tuần trước.

Tôi đã vẽ chiếc ghế để thể hiện sự tưởng niệm và đau buồn của tôi đối với ông Lưu, nhưng đó không phải là một tuyên ngôn đối với công chúngÔng Hu Jiamin

Đối nội, đối ngoại VN 2017 có gì đáng nói?

Việt Nam 2017: Từ ông ‘Vũ Nhôm’ đến những ‘Bộ tứ quyền lực’

Điểm tin tức và sự kiện Việt Nam nổi bật năm 2017

‘Bị đánh’ sau khi tưởng niệm Lưu Hiểu Ba

GS. Tương Lai: Vì sao chúng tôi tưởng niệm Lưu Hiểu Ba?

Bức tranh tường đã bị che phủ đi nhanh chóng và cảnh sát mặc thường phục đã tới đưa hai người đi, theo truyền thông Hong Kong.

Các nhà báo và bạn bè nói rằng họ đã không thể liên lạc được với cặp vợ chồng này.

Ông Lưu Hiểu Ba, người qua đời vào tháng Bảy, là người vận động nhân quyền và dân chủ nổi bật nhất Trung Quốc.

Ông đã được trao Giải Nobel Hoà bình năm 2010 trong lúc đang bị kết án và ngồi tù 11 năm vì tội “lật đổ”, và đã được đại diện bởi một chiếc ghế trống tại lễ trao giải.

Vào ngày 15 tháng Mười Hai, ông Hu Jiamin và bà Brossard, vợ ông, đã tham dự Triển lãm Kiến trúc Đô thị Thâm Quyến – Hong Kong và vẽ bức tranh tường.

‘Trí tưởng tượng của mọi người’

TQ: Ông Lưu Hiểu Ba được hỏa táng trong tang lễ riêng tư

Nhưng ngay cả khi tôi sống ở Trung Quốc, tôi sẽ không lo lắng quá nhiều bởi vì tôi nghĩ rất nhiều sự sợ hãi xuất phát từ trí tưởng tượng của mọi ngườiÔng Hu Jiamin

Tưởng nhớ Lưu Hiểu Ba qua nghệ thuật và mạng xã hội

Trung Quốc bác chỉ trích về cái chế của Lưu Hiểu Ba

Ông Hu đã nói với tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng vào thời điểm đó rằng:

“Tôi không phải là một người cực đoan, tôi cũng không phải là một nhà hoạt động… Tôi đã vẽ chiếc ghế để thể hiện sự tưởng niệm và đau buồn của tôi đối với ông Lưu, nhưng đó không phải là một tuyên ngôn đối với công chúng.”

Ông Hu nói thêm ông đã cảm thấy an toàn vì sống ở Pháp.

“Nhưng ngay cả khi tôi sống ở Trung Quốc,” ông nói thêm, “tôi sẽ không lo lắng quá nhiều bởi vì tôi nghĩ rất nhiều sự sợ hãi xuất phát từ trí tưởng tượng của mọi người.”

Tuy nhiên, vào ban đêm, bức tranh tường đã bị che phủ bởi một tấm băng cờ lớn.

Cặp vợ chồng này đã bị các sĩ quan mặc thường phục tách ra và kéo đi, tờ Minh Báo tường thuật.

Ông Hu được tường thuật đã hét lên “Các người đang làm gì vậy?” và nói rằng ông là một công dân Pháp, trong khi một nhân viên mặc thường phục nói với ông rằng “đây là Trung Quốc, ông biết điều đó – không phải giống nhau”, một phóng viên tờ Minh Báo tường trình bằng tiếng Hoa từ hiện trường.

Hai người bạn nói với hãng thông tấn Pháp AFP rằng họ đã không thể tiếp cận được cặp vợ chồng kể từ đó.

Các nhà báo của AFP cũng đã cố gắng gọi điện cho ông Hu nhiều lần trong tuần qua nhưng thấy điện thoại của ông đã bị tắt.

Nhà chức trách Trung Quốc nói họ không có thông tin gì về cặp vợ chồng, trong khi Đại sứ quán Pháp từ chối bình luận.

Nhà nghiên cứu Patrick Poon thuộc Tổ chức Ân xá Quốc tế nói với BBC rằng tổ chức này “đang lo lắng” là không ai có thể gặp được ông Hu và bà Brossard.

“Chiểu theo hồ sơ nhân quyền nghèo nàn của Trung Quốc, họ có nguy cơ bị tra tấn hoặc ngược đãi nếu họ bị giam giữ mà không được lựa chọn một luật sư”, ông nói.

“Chính phủ Pháp và cộng đồng quốc tế nên tiếp tục chất vấn chính phủ Trung Quốc về nơi ở và điều kiện sống của họ,” ông Patrick Poon nói thêm.”

http://www.bbc.com/vietnamese/world-42467430

 

Sau Tết Tây, Quốc hội Mỹ sẽ giải quyết chuyện di trú

Lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện Hoa Kỳ Mitch McConnell hôm thứ Sáu loan báo Quốc hội sẽ giải quyết vấn đề di trú vào đầu năm sau, bao gồm một chương trình cho phép những người nhập cư vào Mỹ bất hợp pháp khi còn nhỏ có cơ hội trở thành công dân.

Phe Dân chủ đòi, nhưng bị từ chối, một cuộc biểu quyết trong tuần này về Đạo luật Dream (Ước mơ) – một luật cho phép khoảng 1,2 triệu người nhập cư tiếp tục được ở lại Mỹ một cách hợp pháp – trước khi Quốc hội do phe Cộng hòa kiểm soát thông qua một dự luật chi tiêu tạm thời tránh để chính phủ liên bang đóng cửa vào ngày thứ Sáu.

Ông McConnell nói với các phóng viên trong Điện Capitol: “Chúng tôi có một cam kết trên cơ sở lưỡng đảng để giải quyết vấn đề DACA. Chúng tôi sẽ dành toàn thời gian cho việc này vào tháng 1.”

DACA, chương trình Hành động Trì hoãn cho Người đến Mỹ lúc nhỏ, do cựu Tổng thống Barack Obama ban hành, và đã che chở cho khoảng 700.000 di dân khỏi bị trục xuất.

Ông Trump bãi bỏ chương trình này vào tháng 9 và cho Quốc hội thời hạn là ngày 5 tháng 3 để đạt đồng thuận về một luật có thể cung cấp sự bảo vệ tương đương cho những người được bảo vệ dưới chương trình DACA.

“Họ là hiện thân cho những gì tốt đẹp nhất ở đất nước của chúng ta: lòng yêu nước, sự chăm chỉ, sự kiên trì,” lãnh đạo phe Dân chủ Hạ viện Nancy Pelosi nói. “Chúng ta không nên để họ đón mừng dịp lễ trong nỗi sợ hãi.”

Ông McConnell nói một nhóm công tác bao gồm Thượng nghị sĩ Dân chủ Dick Durbin cũng phải “làm những việc khác” để “cải thiện hệ thống di trú hợp pháp,” đặc biệt là tình trạng di cư dây chuyền – một quá trình mà theo đó người nhập cư từ một khu vực cụ thể theo chân những người khác từ khu vực đó tới các thành phố hoặc khu phố ở Mỹ.

Ngoài ra, các nhà lập pháp Cộng hòa và Tổng thống Donald Trump đang thúc đẩy thêm an ninh biên giới.

Các nhà lập pháp Dân chủ ủng hộ việc bảo vệ những người hưởng lợi từ chương trình DACA nhận được sự ủng hộ rộng rãi của công chúng. Một cuộc khảo sát ý kiến của NBC/Wall Street Journal cho thấy 62 phần trăm những người được khảo sát cho biết Quốc hội cần thông qua những biện pháp bảo vệ người nhập cư DACA, trong khi 19 phần trăm nói Quốc hội nên cho phép DACA hết hiệu lực.

https://www.voatiengviet.com/a/sau-tet-tay-quoc-hoi-my-se-giai-quyet-chuyen-di-tru/4175910.html

 

Tổng thống Trump ký ban hành luật thuế mới

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22/12 ký thành luật dự luật cải tổ thuế sâu rộng trị giá 1,5 ngàn tỉ đôla của phe Cộng hòa, củng cố chiến thắng lập pháp lớn nhất trong năm đầu tiên ông tại nhiệm, và cũng phê chuẩn một dự luật chi tiêu ngắn hạn để tránh khả năng chính phủ phải ngừng hoạt động.

Ông Trump nói ông muốn ký trước khi rời Washington tới khu điền trang Mar-a-Lago ở bang Florida trong ngày 22/12 thay vì tổ chức một buổi lễ chính thức vào tháng 1 để có thể giữ lời hứa hoàn tất mọi việc trước Giáng sinh.

“Tôi không muốn quý vị nói tôi không giữ lời. Tôi thực hiện đúng cam kết của tôi,” Tổng thống tuyên bố với báo giới tại Tòa Bạch Ốc.

Hai luật này là thành công đáng kể nhất của ông Trump với Quốc hội kể từ khi ông nhậm chức vào tháng 1, cũng là dấu hiệu cho biết những gì đang chờ đợi ông khi trở về từ Florida sau kì nghỉ Giáng sinh.

Luật thuế này, là cải tổ lớn nhất kể từ những năm 1980, giảm mức thuế doanh nghiệp từ 35 phần trăm xuống còn 21 phần trăm và cũng tạm thời giảm gánh nặng thuế cho phần lớn dân Mỹ.

Phe Dân chủ chống đối luật này nói rằng luật làm lợi cho thành phần giàu có và làm nặng gánh nợ công trong 10 năm tới, với thêm 1,5 ngàn tỉ đôla vào khối nợ quốc gia vốn đã 20 ngàn tỉ.

Dự luật chi tiêu triển hạn ngân sách liên bang cho tới ngày 19 tháng 1, phần lớn ở mức hiện thời, không đề ra giải pháp cho những tranh cãi lớn hơn về các vấn đề nhập cư, y tế và chi tiêu quân sự.

https://www.voatiengviet.com/a/tong-thong-trump-ky-ban-hanh-luat-thue-moi/4175451.html

 

Đảng cầm quyền ở Nga

đặt mục tiêu Putin thắng cử năm 2018

Đảng cầm quyền của Nga, Nước Nga Thống nhất, muốn Tổng thống Vladimir Putin giành thắng lợi lớn nhất trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 3, người đứng đầu đảng kiêm Thủ tướng Dmitry Medvedev nói hôm thứ Bảy, 23/12.

Ông Putin, 65 tuổi, hồi đầu tháng này cho biết ông sẽ tái tranh cử với tư cách tự ứng cử, trong một cuộc chạy đua mà dường như ông chắc chắn sẽ giành chiến thắng một cách dễ dàng, kéo dài thời gian ông nắm quyền lực sang thập niên thứ ba.

Phát biểu tại cuộc họp thường niên của đảng Nước Nga Thống nhất, ông Medvedev nói rằng đảng này là đảng của ông Putin, cũng là nguồn lực chính trị quan trọng của ông.

Ông Medvedev hứa sẽ hỗ trợ ông Putin trong cuộc bầu cử, dự kiến vào ngày 18/3.

Ông Putin đã nắm quyền từ năm 2000, trên cương vị tổng thống hoặc thủ tướng.

Nếu ông thắng trong cuộc bầu cử tổng thống thứ tư, ông sẽ đủ tư cách cầm quyền thêm sáu năm nữa cho đến năm 2024, khi ông bước sang tuổi 72.

Ông Putin cảm ơn ông Medvedev về sự hỗ trợ và công bố một số mục tiêu cho tương lai, như tăng trưởng kinh tế cao hơn và chăm sóc sức khoẻ tốt hơn cho nhân dân.

https://www.voatiengviet.com/a/dang-cam-quyen-nga-dat-muc-tieu-putin-thang-cu-2018/4176534.html

 

133 người chết,

hàng chục người mất tích vì bão ở Philippines

Một cơn bão nhiệt đới ở miền nam Philippines đã gây ra lũ quét, cuốn phăng người và nhà cửa, và dẫn đến lở đất, khiến ít nhất 133 người thiệt mạng và hàng chục người khác mất tích.

Romina Marasigan, thuộc cơ quan chính phủ về ứng phó với thảm họa, nói hầu hết các trường hợp tử vong do bão nhiệt đới Tembin đều ở các tỉnh Lanao del Norte, Lanao del Sur trên bán đảo Zamboanga.

Đây là thảm hoạ mới nhất ở Philippines. Nước này bị khoảng 20 cơn bão tàn phá mỗi năm, làm cho quần đảo nằm trên vành đai bão Thái Bình Dương trở thành một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất vì thảm họa trên thế giới.

Bão Tembin có mức gió thường tối đa là 80 km/h và gió giật lên đến 95 km/h. Dự báo bão sẽ đi khỏi miền nam Philippines hôm 24/12 rồi đi vào Biển Đông, di chuyển gần hơn đến Việt Nam.

Đầu tuần, một cơn bão nhiệt đới đã khiến hơn 50 người thiệt mạng và 31 người khác mất tích, chủ yếu do lở đất, và làm hư hại 10.000 ngôi nhà ở miền trung Philippines trước khi suy yếu và đi vào Biển Đông.

(theo AP, AFP, Reuters)

https://www.voatiengviet.com/a/bao-tembin-o-philippines-lam-chet-75-nguoi/4176484.html

 

Merkel, Macron:

không có giải pháp nào khác về đông Ukraine

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi các bên dính líu vào các vụ vi phạm lệnh ngừng bắn đang ngày càng tăng ở Đông Ukraine hãy thực hiện các quyết định mà họ đã đồng ý càng sớm càng tốt.

Các quan chức Ukraine, các nhân viên giám sát an ninh, và các bên nước ngoài hậu thuẫn cho Kiev đã cảnh báo hôm 20/12 rằng quyết định của Moscow rút khỏi một nhóm kiểm soát ngừng bắn Ukraine-Nga có thể làm tồi tệ thêm cuộc chiến ở miền đông Ukraine.

Hai ông bà Macron và Merkel nói trong tuyên bố của họ rằng không có gì thay thế cho một giải pháp hòa bình duy nhất và kêu gọi các sĩ quan Nga quay lại với Trung tâm Kiểm soát và Điều phối Chung. Nga đã cáo buộc phía Ukraine cản trở công việc của họ và hạn chế việc tiếp cận tiền tuyến.

“Trước tình hình an ninh bấp bênh, họ [các lãnh đạo Pháp, Đức] yêu cầu các bên có các biện pháp tức thời và kiểm chứng được để khắc phục tình trạng này”, tuyên bố của ông Macron và bà Merkel viết.

“Cần phải thực hiện các thoả thuận về ngừng giao chiến và rút vũ khí hạng nặng về phía sau các ranh giới rút quân đã được thoả thuận, rút xe tăng, pháo binh và súng cối về các vị trí kho bãi đã được thống nhất”.

“Các khía cạnh khác của các hiệp định Minsk, như việc rút quân nước ngoài hoặc trả lại quyền kiểm soát biên giới Nga-Ukraine, cũng cần được giải quyết một cách nghiêm túc”.

Chiến sự ở miền đông Ukraine đã leo thang đến mức tồi tệ nhất trong nhiều tháng, các quan chức giám sát cuộc xung đột cho biết hôm 19/12.

https://www.voatiengviet.com/a/merkel-macron-khong-co-giai-phap-nao-khac-ve-dong-ukraine/4176450.html

 

Trung Quốc cảnh báo đảng viên ‘sai đường lối’

Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc có trách nhiệm tuân theo mệnh lệnh của lãnh đạo trung ương, Reuters trích nhật báo hàng đầu Trung Quốc hôm 22/12 cảnh báo các đảng viên tự coi mình “trên đảng”.

Kể từ khi lên nắm quyền cách đây 5 năm về trước, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã thâu tóm quyền lực, siết chặt quyền kiểm soát của Đảng Cộng sản trên tất cả mọi khía cạnh của đời sống, và tống giam các nhà hoạt động nhân quyền, những người bất đồng chính kiến với tội danh lật đổ chính phủ.

Ông Tập còn nhắm vào những nhân vật có thế lực có khả năng cạnh tranh với ông, bằng cách bỏ tù các đối thủ chính trị qua chiến dịch chống tham nhũng. Trong số những nhân vật này, có Chu Vĩnh Khang, cựu Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị, cựu Bộ trưởng Công an đầy quyền lực, và cựu Bí thư Trùng Khánh, Bạc Hy Lai, người từng được nhiều người ủng hộ.

Dưới sự lãnh đạo của ông Tập, Đảng Cộng sản Trung Quốc liên tục cảnh cáo sẽ không dung chấp những tiếng nói bất đồng.

Reuters dẫn tờ Nhân Dân Nhật Báo, nhấn mạnh thông điệp này trong bài xã luận, cảnh cáo về hiện tượng gọi là “chủ nghĩa phân quyền”.

Bài báo viết:

“Chủ nghĩa phân quyền là cách suy nghĩ và hành xử theo đó mỗi người tự đi theo đường lối riêng, chỉ có tự do mà không có kỷ luật, chỉ nghĩ đến hành động một mình, và mặc kệ người khác”.

Tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc viết tiếp:

“Đây là một biểu hiện cực đoan của chủ nghĩa cá nhân, và về bản chất đó là chủ nghĩa vô chính phủ”.

Trước đó, chính quyền Trung Quốc cáo buộc một số cựu quan chức hàng đầu, trong đó có Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai, là tìm cách thành lập “các đế chế độc lập”. Cả hai nhân vật này đang chịu án chung thân về tội tham nhũng.

Vẫn theo Nhân Dân Nhật Báo, một số quan chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc có lối tư duy “quá tự do và vô kỷ luật”.

“Thêm vào đó là sự lấn át của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa khoái lạc và sùng bái tiền bạc. Một số nhỏ thành phần này đã rơi vào cái bẫy của chủ nghĩa phân quyền, không thể tự thoát ra được”.

Tờ báo nói thêm:

“Các đảng viên phải thực hiện những gì đã được chỉ đạo, vì đó là cách duy nhất để đảm bảo quyền lực của lãnh đạo trung ương”.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-canh-bao-dang-vien-sai-duong-loi/4175935.html

 

Putin tố Mỹ vi phạm hiệp ước hạt nhân

thời Chiến tranh Lạnh

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Sáu cáo buộc Mỹ vi phạm một hiệp ước vũ khí hạt nhân dấu mốc thời Chiến tranh Lạnh và nuôi ý định gây hấn, đồng thời tuyên bố sẽ ngăn chặn mọi đe dọa tiềm ẩn với chi phí nhỏ hơn nhiều so với tiêu tốn của Mỹ.

Ông Putin, phát biểu trong một cuộc họp với giới lãnh đạo quân sự chóp bu, cáo buộc rằng các địa điểm phòng thủ phi đạn của Mỹ ở Romania chứa các phi đạn đánh chặn cũng có thể có những phi đạn hành trình tầm trung địa đối địa, và điều này có thể vi phạm Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung 1987 (INF).

Ông nói thêm rằng việc Mỹ ra mắt những thiết bị phóng như một phần trong các cuộc thử nghiệm là một vi phạm nữa đối với hiệp ước cấm tất cả các phi đạn đạn đạo và phi đạn hành trình đất đối đất với tầm bắn trong khoảng từ 500 tới 5.500 km.

Washington đã bác bỏ những tuyên bố của Nga nói Mỹ vi phạm hiệp ước và cáo buộc Nga vi phạm với việc phát triển một phi đạn hành trình mới, điều mà Moscow đã phủ nhận.

“Họ đang tìm kiếm một số vi phạm về phía chúng ta trong khi chính họ vẫn tiếp tục vi phạm,” ông Putin nói. “Tất cả những điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh ở Châu Âu và khắp thế giới.”

Nhà lãnh đạo Nga cũng chỉ ra chiến lược an ninh quốc gia mới của Mỹ là bằng chứng cho điều mà ông mô tả là những ý định gây hấn của Washington.

Ông nhấn mạnh rằng việc triển khai lực lượng NATO đến gần biên giới Nga đã đe dọa tới an ninh Nga.

NATO đã triển khai các đơn vị quân đội đến Ba Lan và các nước vùng Baltic để trấn an các đồng minh lo lắng về ý định của Nga sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào năm 2014 và hỗ trợ những phần tử ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine.

Ông Putin đề cập đến hệ thống phòng thủ phi đạn của NATO và những nỗ lực nhằm phát triển vũ khí tiềm năng trong tương lai cùng các thách thức an ninh khác.

Nga lâu nay bày tỏ mối quan ngại về chương trình Prompt Global Strike của Mỹ – là những hệ thống vũ khí tiềm năng có khả năng thực hiện một cuộc tấn công chính xác nhanh chóng ở bất cứ nơi nào trên thế giới trong vòng một giờ.

“Tại sao họ lại cần những vũ khí như vậy?” ông Putin nói. “Tôi tin rằng họ muốn chúng vì một điều – hăm dọa – vì nó tạo ra ảo tưởng về vụ tấn công khả dĩ mà không bị đáp trả.”

Ông Putin nhấn mạnh rằng quân đội Nga có tất cả các phương tiện để bảo vệ đất nước, và rằng sẽ tập trung vào công nghệ quân sự tiên tiến để duy trì thế đối đẳng quân sự với Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ.

“Chúng ta sẽ không để mình bị cuốn vào một cuộc chạy đua vũ trang vô nghĩa mà sẽ làm cạn kiệt tiềm năng kinh tế của chúng ta,” ông nói.

Ông lưu ý ngân sách khoảng 700 tỉ đôla của Ngũ Giác Đài cho năm sau lớn hơn rất nhiều so với ngân sách quân sự Nga khoảng 47 tỉ đôla.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói rằng một chương trình hiện đại hóa vũ khí quy mô lớn đã cho phép quân đội đưa vào hoạt động 182 phi đạn đạn đạo liên lục địa, hơn 1.000 máy bay, hơn 3.200 xe tăng và các xe thiết giáp khác và hơn 150 tàu hải quân trong năm năm qua.

https://www.voatiengviet.com/a/putin-to-my-vi-pham-hiep-uoc-hat-nhan-thoi-chien-tranh-lanh/4175902.html

 

UNHCR tố Úc bỏ rơi người tị nạn

Cơ quan tị nạn của Liên Hiệp Quốc hôm thứ Sáu tố cáo chính phủ Úc đã bỏ rơi hàng trăm người tị nạn và người xin tị nạn trên đảo Manus của Papua New Guinea. Cao Ủy Tị nạn nói Canberra phải chịu trách nhiệm về tình trạng hỗn loạn mà Úc đã tạo ra với hệ thống “xử lý đơn xin tị nạn ở ngoài nước”.

Hãng tin Reuters tường thuật rằng khoảng 800 người tị nạn vẫn đang trong tình trạng bấp bênh trên đảo Manus. Họ bị cưỡng bức phải ra khỏi một trại tị nạn hồi tháng trước khi Australia quyết định đóng cửa trại, phát ngôn viên Cao ủy trưởng Tị nạn Liên Hiệp Quốc Cecile Pouilly cho biết trong cuộc họp thường lệ tại Geneva.

“Dựa trên tình hình nguy hiểm trên đảo Manus của Papua New Guinea đối với người tị nạn và người xin tị nạn bị Úc bỏ rơi, UNHCR kêu gọi chính phủ Úc hãy thực hiện nghĩa vụ của mình và nhanh chóng tìm những giải pháp nhân đạo thích hợp”.

Liên Hiệp Quốc và các nhóm bênh vực nhân quyền đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích các điều kiện trong trại tị nạn trên đảo Manus, và một trại khác trên đảo Nauru, Thái Bình Dương.

Hai trại này là trọng tâm trong chính sách nhập cư gây nhiều tranh cãi của Úc. Úc khước từ, không cho phép các thuyền nhân xin tị nạn cập vào bờ biển nước Úc.

Chính sách nhằm mục đích răn đe những người có ý định tới Úc bằng tàu xin tị nạn, được cả hai đảng chính trị Úc ủng hộ.

Quyết định đóng cửa trại tị nạn trên đảo Manus gây ra tình trạng hỗn loạn tại đây. Nhiều người từ chối rời khỏi khu trại vì sợ bị cư dân đảo Manus tấn công.

Bà Pouilly cho biết trong bốn tuần qua, đã có ít nhất 5 sự cố an ninh, kể cả vụ 3 người mang mã tấu và búa rìu xông vào nơi ở của 150 người tị nạn và xin tị nạn, sau khi Úc đóng cửa trại tị nạn.

https://www.voatiengviet.com/a/unhcr-to-uc-bo-roi-nguoi-ti-nan/4175502.html

 

Tổng Thống Pháp cam kết

đánh bại phiến quân thánh chiến ở Niger

Binh sĩ Pháp được điều động tới khu vực này từ năm 2013, nhằm mục đích đánh bại phiến quân thánh chiến, và chấm dứt các hoạt động buôn người đang rất phố biến tại đây. Tổng Thống Macron cam kết nước Pháp sẽ không để cho phiến quân Hồi giáo cực đoan ẩn náu trong khu vực Sahel và sa mạc Sahara, giống như liên minh quốc tế đang đánh bại ISIS ở Syria và Iraq. Ông Macron cho biết lực lượng G5 Sahel mới đang phát triển, và họ sẽ bảo đảm an ninh của khu vực này trong tương lai.

Tổng thống Pháp kết thúc bài diễn văn bằng lời chúc Giáng Sinh tới tất cả binh sĩ Pháp đang chiến đấu ở ngoại quốc, không thể về nhà tận hưởng những ngày nghỉ lễ cuối năm cùng gia đình.

Theo Reuters, cuối cùng lực lượng an ninh trong khu vực G5 Sahel cũng được tăng cường. Do đó, khoảng 4,000 binh sĩ Pháp được rút ra khỏi Chiến Dịch Barkhane ở Châu Phi. Đây là chiến dịch chống phiến quân Hồi Giáo trong khu vực Sahel ở Tây Phi, có liên quan tới 5 quốc gia từng là thuộc địa của Pháp, gồm Burkina Faso, Chad, Mali, Mauritania và Niger.

Lực lượng an ninh của 5 quốc gia được gọi là G5 Sahel. Hôm nay 23/12, ông Macron tổ chức cuộc họp với Tổng Thống Niger Mahamadou Issoufou, để thảo luận về việc trao lại quyền lực cho G5 Sahel. (Mai Đức)

http://www.sbtn.tv/tong-thong-phap-cam-ket-danh-bai-phien-quan-thanh-chien-o-niger/

 

Nga cho biết 48,000 binh lính nước này

đã tham chiến tại Syria

Moscow, Nga. (Reuters) – Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga Sergei Shoigu hôm Thứ Sáu 22 tháng 12, cho biết, tổng cộng 48,000 quân nhân Nga đã tham gia chiến dịch quân sự của nước này tại Syria.

Theo ông Shoigu, khoảng 14,000 binh sĩ Nga tham gia cuộc chiến đã nhận được các phần thưởng cấp quốc gia. Bộ Trưởng Nga cũng nhấn mạnh vai trò của Không quân trong việc đánh bại Nhà Nước Hồi Giáo. Ông cho biết, lực lượng Không quân Nga đã thực hiện tổng cộng 34,000 vụ không kích trong vòng hơn 2 năm. Các hỏa tiễn được sử dụng để tấn công các mục tiêu khủng bố bao gồm hỏa tiễn hành trình Kalibr, Tochka-U, và Iskander. Các vụ tấn công trên bộ và trên không đã được phối hợp bởi các đơn vị thuộc Lực lượng chiến dịch đặc biệt Nga, hoạt động trên bộ bên trong lãnh thổ Syria.

Tổng Thống Nga Putin cũng khen ngợi các lực lượng quân sự của Nga đã chiến đấu chống khủng bố một cách can đảm và hiệu quả, khi đối mặt với lực lượng ISIS có vũ khí hùng mạnh và được huấn luyện kỹ càng.

Các chiến dịch quân sự của Nga tại Syria bắt đầu vào ngày 30 tháng 9, 2015. Từ đó đến nay, quân đội Nga đã giúp chính phủ Syria giành lại nhiều phần lãnh thổ từ tay các tổ chức khủng bố như ISIS, Hayat Tahrir al-Sham, và nhiều nhóm quân nổi dậy khác. Một số các thành phố lớn được Nga giúp Syria chiếm lại bao gồm Aleppo, Palmyra, và Deir Ezzor. Theo Bộ Quốc Phòng Nga, các chiến dịch quân sự của nước này đã tiêu diệt 60,318 phiến quân, bao gồm 819 thủ lãnh. Hiện tại, Nga đã rút bớt quân ra khỏi Syria, và để chính quyền Damacus nắm thế chủ động hơn trên chiến trường. (Ngô Bảo)

http://www.sbtn.tv/nga-cho-biet-48000-binh-linh-nuoc-nay-da-tham-chien-tai-syria/

 

Hết các ông, đến các bà cũng bị tố sách nhiễu tình dục.

Xin chớ nghĩ rằng chỉ có các ông mới làm những chuyện sách nhiễu các bà. Thỉnh thoảng chúng ta vẫn đọc trên báo, xem trên đài truyền hình những tin về các bà, các cô, thường là các cô giáo bị ra toà vì sách nhiễu các em học sinh nam còn vị thành niên. Chắc cũng không hiếm trường hợp xảy ra nơi công sở, hãng xưởng. Nhưng thường các ông bị sách nhiễu thì cũng vui vẻ cho qua, có khi còn thích thú nữa là khác.

Lần này thì bà Andrea Ramsey, thuộc đảng Dân Chủ ứng cử viên dân biểu tại Kansas lại bị một ông đã đứng ra tố cáo đến nổi bà ta phải rút lui khỏi cuộc tranh cử.  Chuyện xảy ra cũng 12 năm trước, lúc bà Ramsey làm việc tại phòng Nhân Lực của hãng LabOne. Bà bị tố là có hành vi, lời nói tấn công tình dục đối với ông này. Sau khi bị ông ta cự tuyệt, bà Ramsey có những việc làm trả thù như đã cho dời bàn làm việc của ông đi nơi khác, bình phẩm xấu về ông và sau đó tìm cách đuổi ông này khỏi hãng. Ông ta đã kiện hãng LabOne và được thoả thuận một số tiền bồi thường để hủy bỏ vụ kiện vào năm 2006.

Bà Ramsey là phụ nữ đầu tiên bị lôi tên tuổi trong cơn đại hồng thủy sách nhiễu tình dục mà mấy tháng quá đã làm thân bại danh liệt nhiều đấng mày râu tên tuổi trong các ngành nghề. Bà này từng được xem là ngôi sao đầy triển vọng của đảng Dân Chủ để tranh ghế dân biểu với ứng cử viên Cộng Hoà.

Tin thêm về vụ Lisa Bloom trả tiền các bà để tố cáo Tổng Thống Trump

231217_1c

Bà Lisa Bloom là luật sư từng bào chữa cho Bill Clinton trong vụ bị nhiều bà tố cáo về hiếp dâm và sách nhiễu tình dục. Bà ta cũng là luật sư cho Harvey Weinstein. Khi nữ tài tử Rose McGowan là người khai pháo đầu tiên tố cáo ông Weinstein, bà Bloom đã thương lượng trả 6 triệu đô la cho cô này để cô rút lại lời tố cáo. Rồi chuyện nổ lớn ra không bưng bít được, bà Lisa chấm dứt hợp đồng bào chữa cho ông Weinstein. Bây giờ người ta phanh phui ra chuyện từ năm 2016, bà Lisa Bloom nhận tiền của nhóm truyền thông tả khuynh và một tổ chức nào đó để trả cho các bà muốn tố cáo Tổng Thống Trump. Đó là tất cả những điều mà báo The Hill điều tra và rút ra từ một chuỗi những email, văn bản, và messages trao đổi giữa bà Lisa Bloom với những người phụ nữ khác trong mưu đồ chính trị đen tối để triệt hạ ông Trump và yểm trợ cho bà Hillary Clinton trong mùa bầu cử năm ngoái.

Theo báo The Hill, bà Lisa Bloom này cũng đem những chuyện tố cáo này bán cho các tờ báo hoặc đài truyền hình để ăn tiền hoa hồng, rồi dùng tiền tặng dữ của một tổ chức nào đó trả đứt nợ căn nhà của một phụ nữ để đứng ra tố cáo Tổng Thống Trump. Một bà khác cho hay bà ta được Lisa Bloom hứa trả 750 ngàn để tố ông Trump, nhưng bà từ chối. Lisa Bloom đại diện cho 4 thân chủ tố cáo Tổng Thống Trump, trong đó có hai bà từ chối.

Trong một message, Lisa Bloom thú nhận rằng: “Có những người liên lạc thẳng với tôi hứa cho tiền để giúp các thân chủ mà tôi đại diện.” Trong các thân chủ đó, ngoài các bà tố cáo Tổng Thống Trump, còn có các bà tố cáo ông Bill Cosby và Bill O’Reilly.

Trong khi Lisa Bloom miệng thì nói lời nhân đạo là sẽ đại diện cho những phụ nữ bị xúc phạm tình dục miễn phí, thì trong hợp đồng, có ghi nhận khoản 33% tiền bà ta sẽ hưởng sau khi đem bán những chuyện này cho báo chí và truyền hình!

Tuy bà Lise Bloom từ chối không tiết lộ danh tánh các thân chủ, báo The Hill cũng lần ra được bà Jill Harth, là một làm nghề trang điểm ở New York. Bà Harth là người tố cáo Tổng Thống Trump khoảng giữa năm 2016 và đuợc Lisa Bloom giúp trả đứt tiền căn chung cư ở khu vực Queens. Theo hồ sơ nhà đất của thành phố, thì căn này được thanh toán vào ngày 19 tháng 12, 2016.

Qua các emails và text messages, người ta nhận ra sự thù ghét cực độ của bà Bloom đối với Tổng Thống Trump. Vào thời điểm sống mái gần kết của cuộc bầu cử sôi nổi cuối năm 2016, Lisa Bloom đã tính chuyện tấn công trận chót quyết liệt là đưa các bà tố cáo ông Trump ra trước công chúng để quyết hạ ông.

Nhưng có một bà vẫn ủng hộ ông Trump và vẫn còn những liên hệ với các luật sư, bạn bè xung quanh ông Trump. Lisa Bloom tăng dần số tiền cho bà này đến 50 ngàn, rồi còn tăng thêm nữa đến 100 ngàn với lý do là để bảo vệ an toàn cho bà ta. Sau những cú điện thoại qua lại trong tháng 11, 2016, số tiền lên đến 750 ngàn miễn thuế và lời hứa sẽ giúp bà ta thay đổi lý lịch và dời nơi cư trú.

Bloom nói với The Hill rằng người đàn bà này đòi tới hai triệu. Nhưng bà này xui xẻo bị sao đó phải vào bệnh viện ở Califonia và vẫn chê số tiền là ít.

Chuyện qua lại giữa hai bà này dài và nhiêu khê lắm vì Bloom thì ngày bầu cử thì cận kề, và các tổ chức cho tiền không muốn chi ra nhiều tiền quá.

Sau đó thì Bloom dụ dỗ bà này ra mặt trong show truyền hình “Inside Edition” của Dr. Phil với những bà tố cáo ông Trump. Bà vẽ ra những thứ quyến rũ như “show của Dr. Phil nổi tiếng, mua tặng vé máy bay đi về, đài thọ ăn ở trong khách sạn sang trọng, và đài thọ cho cả con gái bà ta nữa” (If you are interested I would recommend Inside Edition or Dr. Phil as they are much bigger. Dr. Phil is doing a show on Trump accusers next Tuesday in LA and would fly you here and put you up in a nice hotel, and pay for your meals as well, with your daughter if you like)

Nhưng không hiểu sao, người phụ nữ này từ chối không ra mặt! Chắc là sợ hậu quả việc tố gian?

https://baotgm.net/thoi-su-hang-tuan-ngay-23-thang-12-2017/

 

Mỹ gia tăng trợ giúp Ukraina vũ khí tự vệ

Trọng Thành

Hôm qua, 22/12/2017, chính phủ Mỹ thông báo sẽ tăng cường cung cấp phương tiện để giúp Kiev « bảo vệ chủ quyền lãnh thổ », trong bối cảnh quan hệ phương Tây và Nga tiếp tục căng thẳng trong hồ sơ Ukraina.

AFP dẫn thông báo của người phát ngôn bộ Ngoại Giao Mỹ, Heather Nauert, theo đó : « Hoa Kỳ đã quyết định cung cấp cho Ukraina nhiều phương tiện phòng vệ hiệu quả hơn (…) để giúp Ukraina xây dựng nền quốc phòng về dài hạn, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, chống lại mọi can thiệp trong tương lai ». Phát ngôn viên Mỹ cũng nhấn mạnh : « các trợ giúp của Mỹ hoàn toàn mang tính phòng thủ ». Theo kênh truyền thông ABC, Hoa Kỳ sẽ cung cấp thêm cho Kiev nhiều tên lửa chống tăng tân tiến.

Washington đặc biệt lưu ý tầm quan trọng của các thỏa thuận Minsk, có mục tiêu lập lại hòa bình tại miền đông Ukraina, hiện một phần do phe ly khai thân Nga kiểm soát. Hồi đầu tháng 12, Hoa Kỳ cảnh báo Matxcơva : bất đồng sâu sắc về cuộc khủng hoảng Ukraina gây « trở ngại cho mọi nỗ lực bình thường hóa » quan hệ giữa hai nước, vốn được coi là xấu nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt.

Hôm nay, sau thông báo nói trên, Matxcơva tố cáo ý đồ của Washington hậu thuẫn cho « một cuộc tắm máu mới » tại miền đông Ukraina. Một thứ trưởng ngoại giao Nga ra thông cáo, lên án việc « những kẻ thù hận Kiev đang bắn phá hàng ngày tại vùng Donbass, họ không muốn thương thuyết hòa bình, và chỉ mơ tưởng đến việc tiêu diệt toàn bộ những ai không vâng lời ».

Liên Âu triển hạn trừng phạt

Thông báo gia tăng hỗ trợ quốc phòng của Mỹ cho Ukraina được đưa ra đúng một ngày sau khi Liên Hiệp Châu Âu quyết định kéo dài, thêm sáu tháng, các trừng phạt kinh tế nặng nề đang nhắm vào Nga. Matxcơva bị cáo buộc can thiệp vào Ukraina, ủng hộ phe ly khai từ hơn 3 năm nay.

Trong một thông điệp về gia tăng trừng phạt nói trên, Liên Hiệp Châu Âu lấy làm tiếc là các thỏa thuận Minsk, mà Nga là một bên tham gia, đã « không được tôn trọng đầy đủ ». Người phát ngôn Liên Âu nhấn mạnh là kể từ tháng 2/2017, tình hình an ninh tại miền đông Ukraina càng trở nên tồi tệ hơn, với nhiều vụ vi phạm lệnh ngừng bắn.

Việc Nga thông báo rút người khỏi một trạm kiểm soát đa phương, hồi đầu tuần qua, cũng bị lên án khiến cho tình hình xấu đi hơn nữa. Kiev lo ngại, phe ly khai thân Nga chuẩn bị một đợt phản công mới.

Theo một báo cáo của Liên Hiệp Quốc công bố hôm thứ Năm, 21/12, trong năm 2017, mỗi ngày có một em nhỏ Ukraina là nạn nhân của chiến sự tại miền đông. Theo Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF, mạng sống của hai trăm nghìn em bị đe dọa, khi buộc phải sống tại một trong những khu vực được coi là nhiều bom mìn nhất thế giới.

Nga lên án Chiến Lược An Ninh Quốc Gia mới của Mỹ

Vẫn về quan hệ Nga – Mỹ, theo AFP, hôm qua, trong một cuộc họp với các giới chức quân đội, được truyền hình trực tiếp, tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên án tính chất « gây hấn » của Chiến Lược An Ninh Quốc Gia mới của Washington, vừa được công bố hồi đầu tuần. Lãnh đạo Nga cũng tố cáo Mỹ « vi phạm » thỏa thuận Mỹ-Xô hồi 1987 về các lực lượng hạt nhân tầm trung (FNI), đe dọa an ninh « tại châu Âu và trên toàn cầu ».

Ông Putin khẳng định lực lượng hạt nhân răn đe của Nga hiện tại là đáng tin cậy, nhưng cần được tăng cường. Chiến lược quân sự của Matxcơva sắp tới sẽ là tập trung phát triển các vũ khí « có độ chính xác cao… cùng với các hệ thống tình báo và thông tin hiện đại hơn », để Nga tiếp tục nằm trong nhóm các quốc gia dẫn đầu.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171223-my-gia-tang-giup-ukraina-vu-khi-tu-ve-nga-phan-doi

 

Một hồng y thân cận của giáo hoàng

bị cáo buộc tham nhũng

Thu Hằng

Hồng y người Honduras Oscar Maradiaga, một trong số các cố vấn thân cận của giáo hoàng Phanxicô, bị một nhà báo điều tra người Ý tố cáo đã nhận nhiều khoản tiền lớn. Giáo hoàng Phanxicô yêu cầu mở điều tra vụ việc. Ngày 22/12/2017, hồng y Maradiaga đã bác bỏ những cáo buộc trên.

Từ Vatican, thông tín viên Olivier Bonnel tường trình :

Theo tuần báo Ý l’Espresso, trong vòng nhiều năm, hồng y Maradiaga có lẽ đã nhận ít nhất 35.000 euro mỗi tháng cho chức « Đại chưởng ấn » của đại học Công Giáo Tegucigalpa, thủ đô của Honduras. Theo báo cáo của đại học, hồng y Maradiaga thậm chí đã bỏ túi khoảng nửa triệu euro chỉ cho riêng năm 2015.

Một phần số tiền này có lẽ được đầu tư vào các quỹ ở Luân Đôn. Nhiều khoản tiền khác được chuyển vào các tài khoản ở Đức dường như đã biến mất. Tuần báo Ý cũng tố cáo trợ lý giám mục Tegucigalpa, đồng thời là cánh tay phải của hồng y Maradiaga vì các khoản chi tiêu khổng lồ đáng ngờ.

Tờ l’Espresso giải thích rằng giáo hoàng Phanxicô rất buồn và cho biết, ngay từ tháng 5 vừa qua, có thể đích thân ngài đã giao cho một giáo sĩ cao cấp người Achentina tiến hành điều tra tại Honduras.

Tiết lộ này dù sao cũng là một vố đau đối với giáo hoàng, vì hồng y Maradiaga là một trong những người thân tín của ngài, và là người bảo vệ một « Giáo hội cho người nghèo ».

Giáo hoàng Phanxicô đã chọn hồng y người Honduras để điều phối C9, tức nhóm 9 vị hồng y cố vấn cho đức thánh cha. Thứ Năm 21/12, trong bài diễn văn chúc mừng Noel tại tòa Thánh, dù không nêu tên, nhưng giáo hoàng Phanxicô đã chỉ trích những « kẻ bội tín » đang cản trở chương trình cải cách thể chế của ngài.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171223-mot-hong-y-than-can-cua-giao-hoang-bi-cao-buoc-tham-nhung

 

Lưu trữ Anh : Quân đội Trung Quốc thảm sát 10.000 người

trong vụ Thiên An Môn

Trọng Thành

Gần 30 năm sau vụ thảm sát đẫm máu Thiên An Môn tháng 6/1989, công chúng vẫn tiếp tục đặt câu hỏi : Có bao nhiêu người là nạn nhân của quân đội Trung Quốc? Một thông tin vừa được cơ quan Lưu Trữ Quốc Gia Anh tiết lộ cho biết khoảng 10.000 thường dân thiệt mạng trong biến cố kinh hoàng này.

AFP hôm nay, 23/12/2017, thông báo đã tiếp cận được bức điện mật gửi về nước của đại sứ Anh tại Bắc Kinh vào thời điểm đó, trong đó ông khẳng định « ước tính tối thiểu có 10.000 nạn nhân ». Con số nói trên cao gấp nhiều lần các ước tính được đưa ra năm 1989.

Chính quyền Trung Quốc đã kiểm duyệt nghiêm ngặt thông tin, chỉ đưa ra con số khoảng 200 người chết về phía dân thường, và « vài chục » về phía quân đội. Con số mới được công bố cũng cao hơn nhiều so với số liệu mà Hội Hồng Thập Tự Trung Quốc và các ủy hội sinh viên hồi đó cung cấp (2.700 người chết).

Báo cáo của đại sứ Anh Alan Donald – dựa trên thông tin từ một nguồn ẩn danh làm việc trong chính phủ Trung Quốc vào thời điểm đó – thuật lại cái đêm khủng khiếp từ ngày mùng 3 qua ngày 4/6, khi quân đội Trung Quốc tiến vào quảng trường Thiên An Môn mênh mông, trung tâm quyền lực của chế độ cộng sản, bị những người biểu tình chiếm giữ suốt bảy tuần lễ.

Theo đại sứ Anh, các sinh viên đã hoàn toàn bất ngờ trước cuộc tấn công tàn khốc. Khi quân đội đến quảng trường Thiên An Môn, họ « đã tin là có một giờ để sơ tán, thế nhưng chỉ 5 phút sau đó, quân đội đã nổ súng ».

« Xe thiết giáp của Quân đoàn 27 xả súng vào đám đông », những người còn sống sót bị binh sĩ hạ sát ở cự ly gần. Điện thư của đại sứ Anh kể rõ xe thiết giáp « đã cán đi, cán lại nhiều lần » khiến các thi thể bị « nghiền nát hoàn toàn ».

Điện mật của đại sứ Anh cho biết lực lượng tấn công sinh viên của Quân đoàn 27 bao gồm các binh sĩ đến từ tỉnh Sơn Tây (Shanxi), trong số họ « 60% mù chữ ».

AFP khẳng đinh nhà Hán học Pháp Jean-Pierre Cabestan cũng cho rằng số lượng thường dân thiệt mạng nói trên là « đáng tin cậy », khi so sánh với các tài liệu giải mật những năm gần đây của Hoa Kỳ.

Jean-Pierre Cabestan cho biết thêm chế độ cộng sản vào lúc đó « đã mất kiểm soát Bắc Kinh ». Lực lượng phản kháng đã lập nhiều chốt chặn trên khắp thành phố. « Người dân Bắc Kinh đã kháng cự và chắc chắn đã xảy ra nhiều trận đánh hơn là mọi người vẫn nghĩ ».

Về tình hình chung, theo đại sứ Anh, cuộc đàn áp tàn khốc gây căng thẳng cao độ trong nội bộ quân đội Trung Quốc. Tư lệnh vùng Bắc Kinh lúc đó đã từ chối cấp thực phẩm và nơi ở cho các đơn vị đàn áp sinh viên. Một số thành viên chính phủ Trung Quốc còn dự đoán « nội chiến có thể bùng phát ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20171223-luu-tru-anh-quan-doi-trung-quoc-tham-sat-10000-nguoi-trong-vu-thien-an-mon

 

Dầu lửa và lao động :

HĐBA nhất trí siết chặt trừng phạt Bình Nhưỡng

Thu Hằng

Ngày 22/12/2017, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã nhất trí gia tăng trừng phạt Bắc Triều Tiên theo dự thảo nghị quyết của Hoa Kỳ, chủ yếu nhắm vào nguồn cung cấp dầu lửa và lực lượng lao động Bắc Triều Tiên ở nước ngoài.

Dự thảo nghị quyết được Washington trình lên Hội Đồng Bảo An ngày 21/12 sau nhiều cuộc thương lượng với Trung Quốc, đồng minh của Bình Nhưỡng. Ngay sau khi toàn bộ 15 nước thành viên của Hội Đồng thông qua văn bản của Mỹ, tổng thống Donald Trump viết trên mạng Twitter : « Thế giới muốn hòa bình, không muốn chết chóc ».

Từ New York, thông tín viên RFI Grégoire Pourtier tường trình :

Đây là đợt trừng phạt thứ 9 nhắm vào Bắc Triều Tiên và mỗi lần như vậy, các biện pháp càng chặt hơn. Thứ Sáu (22/12/2017), Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc quyết định đụng đến hàng chục nghìn lao động Bắc Triều Tiên ở nước ngoài, buộc họ về nước. Dù phải làm việc trong điều kiện rất khó khăn, nhưng họ là nguồn thu nhập quan trọng cho Bắc Triều Tiên.

Điểm trừng phạt lớn thứ hai : Nguồn cung ứng sản phẩm dầu lửa bị hạn chế xuống mức tối thiểu. Liệu điều này có đủ để kìm hãm quyết tâm theo đến cùng chương trình hạt nhân của lãnh đạo Bình Nhưỡng? Liệu những công dân Bắc Triều Tiên bình thường có trở thành nạn nhân đầu tiên  của loạt trừng phạt? 

Đối với đại sứ Anh tại Liên Hiệp Quốc Mattew Rycoft, chỉ có chế độ Bình Nhưỡng phải chịu trách nhiệm và cũng là mục tiêu duy nhất của việc tăng cường trừng phạt.

Ông nói : « Các biện pháp trừng phạt này không phải được soạn ra để làm hại nhân dân Bắc Triều Tiên. Chúng tôi không nhắm vào thường dân Bắc Triều Tiên. Các trường hợp miễn trừ vì lý do nhân đạo, cũng như các biện pháp bảo vệ đã được áp dụng đối với những người đã phải sống quá khổ sở dưới chính phủ này. Chế độ Bình Nhưỡng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những biện pháp mà chúng ta thông qua hôm nay ».

Trung Quốc và Nga là những nước duy nhất dịu giọng, yêu cầu đối thoại hơn nữa với Bình Nhưỡng. Bắc Kinh đã sửa đổi được một vài điểm nhẹ bớt hơn so với văn bản ban đầu vì những biện pháp trừng phạt này cũng tác động đến Trung Quốc, quốc gia tuyển nhiều lao động Bắc Triều Tiên nhất và cũng là nhà cung cấp sản phẩm dầu lửa lớn nhất cho Bình Nhưỡng.

Nhưng sau một tuần phức tạp, Hoa Kỳ đã sẵn sàng nhượng bộ để đạt được mục tiêu là toàn bộ Hội Đồng Bảo An nhất trí dự thảo nghị quyết của Mỹ ».

Trao đổi thương mại Trung-Triều tăng nhẹ trong tháng 11

Trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên đạt 388 triệu đô la trong tháng 11/2017, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2016 do các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên, theo thống kê ngày 23/12 của Hải Quan Trung Quốc, được Reuters trích dẫn, tổng trao đổi tháng 11/2017 tăng 12,5% so với tháng 10 là 344,9 triệu đô la.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171223-dau-lua-va-lao-dong-hdba-nhat-tri-siet-chat-trung-phat-binh-nhuong

 

Bữa tiệc cuối năm của người Pháp: ngàn năm lịch sử

Thùy Dương

Một mùa Giáng Sinh nữa lại về! Những ngày cuối năm vội vã trôi qua trong giá lạnh. Ngoài kia, những cơn gió buốt giá, bầu trời xám xịt, u ám khiến con người ta đôi khi chẳng muốn rời khỏi nhà. Trong không khí ấy, tạm gạt sang một bên những bộn bề lo toan của cuộc sống hàng ngày, bữa tiệc cuối năm đầm ấm bên gia đình, người thân, dưới ánh đèn, ánh nến lung linh, có lẽ, với nhiều người, là một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong năm.

Vậy, bữa tiệc gia đình trong mùa lễ hội cuối năm của người Pháp phát triển như thế nào qua dòng thời gian?

Bữa tiệc linh đình thời Trung cổ

Bữa tiệc và nghệ thuật bày bàn tiệc thời trung cổ hoàn toàn khác so với bây giờ. Vào thời kỳ đó, đương nhiên, khái niệm « phòng ăn » chưa tồn tại. Tùy theo thời tiết và số lượng khách mời, chủ nhà quyết định đặt bàn ăn tại vị trí nào. Vì thế, mặt bàn và chân bàn phải được thiết kế rời để dễ tháo lắp, di chuyển bàn. Bàn tiệc thường có hình chữ U. Mặt bàn được trải một chiếc khăn màu trắng, được gấp thành hai lớp dày dặn, và bao giờ cũng phải có phần vạt rủ xuống các cạnh bàn ăn. Trong bữa tiệc, phần vạt khăn trải bàn ăn sẽ được khách dùng để lau miệng và lau tay.

Cho tới trước thế kỷ XVI, người Pháp không dùng đĩa mà cũng chẳng dùng thìa và dĩa để ăn. Thức ăn cho khách không được đặt vào đĩa mà được cho lên trên một lát bánh mì to, mặt bánh đã hơi se lại, để có thể hút nước sốt từ thức ăn. Lát bánh mì lại được đặt trên một cái thớt gỗ hình chữ nhật hoặc hình tròn. Người ta dùng dao để cắt thức ăn và dùng mũi nhọn của dao để xiên thức ăn và đặt lên lát bánh mỳ, rồi họ dùng 3 ngón tay : ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải để nhón thức ăn đưa lên miệng. Sau khi bữa ăn kết thúc, lát bánh mì thấm đầy nước sốt đó được đem cho người nghèo, hoặc thậm chí là bị quẳng cho những chú chó đang chầu chực quanh bàn tiệc.

Còn rượu và nước thường được rót vào những chiếc cốc bằng kim loại. Ở thời trung cổ, thủy tinh là đồ quý hiếm. Khách khứa dùng chung muôi, tô, thớt, dao, kể cả lát bánh mỳ dùng để thấm nước sốt… Chỉ có chủ nhà là có cốc riêng, thìa riêng và dao ăn riêng.

Các món ăn được phục vụ theo kiểu Pháp : một lượt phục vụ món gồm nhiều món được mang tới bàn cùng lúc, tương đương với 3-5 lượt phục vụ món ăn như hiện nay.

Chuyên gia Eric Birlouet, tác giả cuốn sách Bữa ăn thời Trung cổ (Nhà xuất bản Ouest-France, 2003) cho biết, để bắt đầu bữa tiệc, người ta thường ăn hoa quả tươi và uống các loại rượu mùi, nhẹ, chẳng hạn rượu quế, gừng và nhục đậu khấu. Người xưa tin rằng ăn hoa quả ngay đầu bữa tiệc sẽ giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Món tiếp theo là các món được hầm nhừ và có nước sốt. Rồi sau đó, đến các món nướng, người ta còn ăn cả thịt ngỗng trời, cò, diệc nướng. Trước và sau khi ăn món nướng, thực khách được phục vụ các món nghiền, món có trứng, thịt. Tiếp đến là cá, cá nước ngọt (cá chép, lươn…), hay cá nước mặn (cá hồi, cá trích, cá tuyết…).

Món tráng miệng thường có hoa quả nghiền, bánh nướng, bánh flan và phô mai. Sau khi ăn món tráng miệng, thực khách lại uống rượu mùi. Bữa tiệc kết thúc với các loại hoa quả dầm, kẹo hạnh nhân, kẹo vị quế, vị rau thơm…

Bữa tiệc trong thế kỷ XVI-XVII

Trong các bữa tiệc cuối năm hồi thế kỷ XVI-XVII, yếu tố thẩm mỹ rất được chú trọng, sự cân đối, hài hòa trong cách bố trí được đề cao. Nếu ở thời trung cổ, chủ và khách chỉ ngồi ở một phía của bàn ăn, thì vào thế kỷ XVI-XVII, người ta ngồi xung quanh bàn.

Các món ăn trong một lượt phục vụ món cũng được mang lên đồng thời cùng lúc. Mỗi người có một chiếc đĩa riêng để đựng thức ăn. Chẳng ai còn phải dùng vạt khăn trải bàn để lau miệng, lau tay như ở thời trung cổ. Khăn ăn được chuẩn bị riêng cho từng người. Và với sự xuất hiện của những chiếc dĩa, cũng chẳng mấy ai còn dùng tay nhón thức ăn cho vào miệng nữa.

Theo phóng viên của báo Le Figaro, ông Chrislain de Montalembert, các món ăn trong bữa tiệc không được chế biến quá cầu kỳ, tinh tế và cũng không được nêm nếm quá nhiều gia vị như trước đây. Người ta thích chế biến đơn giản để cảm nhận được hương vị tự nhiên của món ăn. Chỉ cần chút rau gia vị như hành, mùi tây, hương thảo, ngải thơm… là đủ để làm dậy mùi vị thơm ngon của món ăn! Và rượu sâm banh đặc biệt được ưa chuộng trong bữa tiệc cuối năm.

Giai đoạn giữa hai Thế Chiến

Sang thế kỷ XX, trong giai đoạn giữa Đệ Nhất và Đệ Nhị Thế Chiến, bữa tiệc Noel gồm hai phần : Trước lễ cầu nguyện lúc nửa đêm, người ta chỉ ăn các món thanh đạm, thường là rau nấu chín và canh, ăn kèm với bánh mỳ. Sau lễ cầu nguyện, mọi người bắt đầu ngồi vào thưởng thức bữa tiệc thịnh soạn với nhiều món ăn, thức uống.

Ở nông thôn, trong bữa tiệc Noel, người ta vẫn ăn nhiều món chế biến từ thịt lợn, kể cả dồi. Nhưng theo sử gia Patrick Rambourg, tác giả cuốn sách Nghệ thuật và bữa ăn, ở thành phố, các gia đình quý tộc lại bắt đầu chuộng ăn gà tây. Và gà tây trở thành món trung tâm trên bàn tiệc Noel thời kỳ đó.

Vào những năm 1920, người Pháp bỗng mê sản phẩm của các vùng quê. Sự phát triển của tàu xe khiến việc vận chuyển hàng hóa trở nên thuận tiện, tạo điều kiện cho sản vật của các vùng miền được đưa lên bàn tiệc cuối năm.

Chính trong giai đoạn giữa hai Thế Chiến, người Pháp bắt đầu dùng xô ướp sâm banh và bình đựng rượu vang. Và chủ nhà thường dùng một chiếc bàn đẩy nhỏ có bánh xe để phục vụ từng khách mời món khai vị và tráng miệng. Và cũng theo sử gia Patrick Rambourg, chiếc bánh kem hình khúc gỗ cho bữa tiệc Giáng Sinh cũng ra đời trong thời kỳ này và ngay lập tức được người Pháp yêu thích và dần dần « soán ngôi » các loại bánh kem, bánh ngọt quen thuộc khác.

Và trong hai thập kỷ đó, trong bối cảnh xã hội với nhiều đổi thay và hoảng loạn do chiến tranh, bữa tiệc Noel thường được thu hẹp trong khuôn khổ gia đình.

Bữa tiệc năm 2050 … ?

Phóng viên Christophe Dorée của báo Le Figaro hình dung, trong tương lai, chẳng hạn vào những năm 2050, trong bữa tiệc cuối năm, người Pháp sẽ quay trở lại với phong cách phục vụ món ăn xưa kia: tất cả các món ăn sẽ được bày cùng lúc trên bàn tiệc, khách thích ăn món gì thì tự phục vụ, chứ không phải đợi lượt phục vụ hết món này mới đến món khác như hiện nay. Và trong các bữa tiệc sẽ có nhiều món rau tươi và sạch hơn.

Nhà báo Christophe Dorée còn hình dung người Pháp sẽ để cả cây trong chậu, đặt bên bàn ăn rồi tự hái rau, quả mà ăn ngay cho tươi ngon. Tại sao lại không nhỉ ? Và các loại hoa trái, rau củ du nhập từ nước ngoài và có nhiều công dụng, chẳng hạn khế, nhãn, hồng xiêm, hạt kỳ tử, trái su su, rau cải thảo, vốn không xa lạ với người Việt Nam, chắc chắn sẽ được ưa chuộng trên bàn tiệc của người Pháp vào giữa thế kỷ XXI.

Có khi nào một số loại côn trùng, sâu, dế mèn sẽ trở thành món ăn lôi cuốn trẻ nhỏ ? Và biết đâu đấy, những bông hoa không có độc tố, như hoa păng-xê, sen cạn… cũng trở thành một món ăn trên bàn tiệc của người Pháp trong tương lai? Sao lại không nhỉ !

http://vi.rfi.fr/phap/20171222-bua-tiec-cuoi-nam-cua-nguoi-phap-1000-nam-lich-su

 

Tây Ban Nha khởi tố thêm

6 lãnh đạo phe đòi Catalunya độc lập

Thu Hằng

Chính quyền trung ương Madrid đã không để mất thời gian để ngăn cản các đảng đòi độc lập cho Catalunya thành lập chính quyền mới. Ngày 22/12/2017, Tư Pháp Tây Ban Nha tiếp tục khởi tố 6 lãnh đạo phe đòi độc lập cho Catalunya, ngay sau khi có kết quả chính thức phe ly khai giành được đa số tuyệt đối tại Nghị Viện vùng.

Trong số những người bị khởi tố có bà Marta Rovira, ứng viên của đảng Cánh tả Cộng Hòa Catalunya (ERC) và là người duy nhất có khả năng thành lập chính phủ mới của vùng Catalunya.

Từ Madrid, thông tín viên RFI Diane Cambon giải thích :

Gọng kìm siết chặt quanh các nhà bảo vệ độc lập cho Catalunya. Thứ Sáu (22/12), Tòa án Tối cao Tây Ban Nha tuyên bố đợt khởi tố mới về các tội nổi loạn, ly khai và biển thủ công quỹ đối với 6 lãnh đạo phong trào ly khai.

Trong số họ có bà Marta Rovira, người đứng đầu đảng Cánh tả Cộng Hòa Catalunya (ERC), thay thế ông Oriol Junqueras hiện bị giam trong tù. Nữ chính trị gia 40 tuổi này có thể muốn thành lập một chính phủ liên minh, sau chiến thắng của đảng tại cuộc bầu cử lập pháp. Một nhân vật khác bị khởi tố là ông Artus Mas, cựu chủ tịch vùng Catalunya (2012-2016), từng bị Tư Pháp buộc tội vì ủng hộ ly khai.

Giống như 22 lãnh đạo ly khai khác đã bị buộc tội, sáu lãnh đạo mới này bị tình nghi hợp tác với nhau và soạn thảo tiến trình tuyệt giao với Nhà nước Tây Ban Nha. Theo thẩm phán Tây Ban Nha, họ được cho là đã tham gia vào một ủy ban chiến lược chịu trách nhiệm tổ chức cuộc trưng cầu dân ý bất hợp pháp vào ngày 01/10 vừa qua.

Trong khi lực lượng ly khai vừa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử cấp vùng, thái độ cứng rắn của tư pháp là lời cảnh cáo nghiêm túc đối với bất kỳ ý định đòi độc lập nào. Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajou đã cảnh báo « sẽ không dung thứ cho bất kỳ hành động vi phạm Hiến Pháp nào nữa ».

Ngay sau khi liên minh Junts per Catalunya của ông Carles Puddemont giành được nhiều số phiếu nhất bên phe đòi độc lập, trong cuộc họp báo ngày 22/12 tại Bruxelles, cựu chủ tịch vùng bị truất phế đã đề nghị gặp thủ tướng Mariano Rajoy bên ngoài lãnh thổ Tây Ban Nha. Tuy nhiên, lời đề nghị đã bị ông Rajoy từ chối.

Trả lời báo chí, thủ tướng Tây Ban Nha khẳng định chỉ đàm phán với người giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Nghị Viện Catalunya là bà Inès Arrimadas, thuộc đảng chống độc lập Ciudadanos, đồng thời đề xuất với chính phủ mới « một cuộc đối thoại cởi mở, mang tính xây dựng và thực tế », nhưng « phải nằm trong khuôn khổ luật pháp ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171223-catalunya-chinh-quyen-tay-ban-nha-bat-6-nha-ung-ho-doc-lap