Tin khắp nơi – 19/12/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 19/12/2017

Bắc Hàn và giấc mơ nguyên tử đã ba đời

TS Nguyễn Tiến HưngGửi tới BBC từ Virginia, Hoa Kỳ

Như vậy thì hăm dọa của Bình Nhưỡng có thể tấn công bất cứ nơi nào trên lục địa Mỹ là khả tin?

Trong thời gian qua, dư luận quốc tế phần nhiều là chỉ bình luận về sự tiến bộ nhanh chóng của Bắc Hàn: tên lửa xuyên lục địa, đầu đạn nguyên tử, vũ khí hóa học, chiến tranh mạng, và hình ảnh một cuộc chiến khốc liệt có thể xảy ra.

Các quốc gia vẫn quan hệ với Triều Tiên

Tổ bay Cathay Pacific ‘thấy tên lửa Bắc Hàn’

Tên lửa mới của Bắc Hàn có gì đặc biệt?

Bắc Hàn nói thử bom nhiệt hạch ‘thành công’

Thaad ‘có thể hoạt động’ tại Nam Hàn

Sở dĩ như vậy là vì ông Kim Jong-un luôn đe dọa là sẽ tấn công phủ đầu nước Mỹ bằng nguyên tử (preemptive strike). Bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis nói với Quốc Hội là Bắc Hàn đã “thay thế Nga trở thành mối nguy hiểm số một” (6/2017).

Ông lại vừa tuyên bố “Bắc Hàn đe dọa gấp rút và nguy hiểm nhất cho hòa bình và an ninh”.

Nhưng câu hỏi đặt ra là: khi ồ ạt phóng tên lửa ngay từ lúc Tổng thống Donald Trump vừa đăng quang, rồi tăng tốc từ đó thì mục đích của Bình Nhưỡng là gì? Liệu ông Kim Jong Un có thực sự nghĩ rằng sẽ “cho Mỹ nếm mùi cay đắng” như từng tuyên bố hay không?

Nếu không thì với mục đích gì? Và rồi cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ đi tới đâu?

Giải mã chiến lược của Bình Nhưỡng

Trả lời câu hỏi đầu tiên: chắc chắn là KHÔNG, ông Kim Jong-un không thực sự nhắm vào lục địa Mỹ (như đề cập chi tiết dưới đây).

Vậy ông ta theo đuổi mục đích gì? Mục đích là gây áp lực tối đa đối với Mỹ bằng cách chứng minh – một cách thuyết phục – rằng mình đã thực sự có sức mạnh nguyên tử – vừa đầu đạn, vừa sức phóng – “ngang bằng với Mỹ”, như chính ông ta đã nói. Thêm vào đó là những vũ khí hóa học, tấn công mạng.

Áp lực tối đa với mục tiêu nào? Mục tiêu là để Mỹ phải điều đình, tiến tới việc rút quân khỏi Nam Hàn, điều kiện tiên quyết mà Triều đại ‘Nhà Kim’ (The Kim Dynasty) đã đưa ra để thống nhất đất nước.

Giấc mơ không ngừng về thống nhất

Sở dĩ chúng tôi có thể đoan chắc như trên đây vì con đường ông Kim Jong-un đang đi thì cũng chỉ là tiếp nối những bước đi của Kim Il-sung (Kim Nhật Thành), người ông, và Kim Jong-il (Kim Chính Nhất), người cha của ông ta, để theo đuổi giấc mơ tiến tới một nước Triều Tiên thống nhất.

Muốn như vậy thì phải áp lực cho bằng được để Mỹ rút ra khỏi Nam Hàn. Nhưng làm sao đẩy được Mỹ ra? Bắc Hàn cho rằng chỉ có một giải pháp duy nhất: đó là phải có vũ khí nguyên tử.

Cuộc hành trình 61 năm của người ông và người cha (1950 tới 2011) đã không thành công, cho nên trối lại sứ mệnh này cho người con, người cháu trẻ tuổi nhất, hăng say nhất.

Vì còn quá trẻ, lại không có con lớn đủ để kế vị mình, cho nên ông Kim Jong-un phải vội vã hoàn thành sứ mệnh cho lẹ.

Kim II-sung với quyết định nguyên tử

Vừa lên ngôi năm 1948, ông Kim Il-sung đã nghĩ ngay tới thống nhất bằng quân sự. Ông tung quân sang qua vĩ tuyến 38 tấn chiếm Nam Hàn (6/1950).

Về phía Trung Quốc thì ông Mao – dù vừa mới chân ướt chân ráo tiến vào Bắc Kinh – đã dùng chiến thuật biển người, đưa tới 300.000 quân sang yểm trợ.

Nếu như không có Tướng Mỹ Douglas MacArthur đẩy lui thì mộng thống nhất đã thành công ngay từ thập niên 1950 rồi. Vì bị đẩy lui cho nên, sau ba năm chinh chiến (1950-1953) với bao nhiêu tổn thất nặng nề cho cả Bắc Hàn lẫn Trung Quốc, cuối cùng ông Kim Il-sung lại phải rút quân về vị trí ban đầu.

Theo Tiến sĩ Sung-yoon Lee tại Fletcher School, Đại học Tufts thì “hạt giống nguyên tử đã được gieo ngay từ Cuộc chiến Triều Tiên.” Đó là vì ông Kim Il-sung thấy thất bại của mình chỉ là vì Mỹ có vũ khí nguyên tử, còn Bắc Hàn và Trung Quốc thì chưa có nguyên tử, cho nên phải chấp nhận ngưng chiến.

Từ đó ông quyết định bất cứ chiến lược nào để thống nhất thì cũng phải có khí giới nguyên tử.

Khi chúng tôi nghiên cứu để viết cuốn sách ‘Khi Đồng Minh Nhảy Vào’ thì mới biết rằng Tổng thống Dwight Eisenhower lúc vừa thắng cử (1952) đã bí mật đi Đại Hàn để nhận xét tại chỗ.

Là vị tướng lão thành và đã chỉ huy cuộc đổ bộ Normandy, ông đi tới kết luận là trong trường hợp này chỉ còn có cách là sử dụng vũ khí nguyên tử như ở Hiroshima. Và ông đã cho Trung Quốc và Bắc Hàn biết quyết định ấy.

Nhờ cậy Mao khi thấy Mỹ bỏ Nam Việt Nam

Ít ai biết đến cái gạch nối giữa sự sụp đổ của Miền Nam và quyết định đẩy mạnh thống nhất của ông Kim Il-sung. Giữa tháng 4/1975, khi quân đội Bắc Việt tiến tới Xuân Lộc, cái chốt cuối cùng trước của ngõ vào Sài Gòn, ông Kim gấp rút đi Trung Quốc cầu viện.

Đem nửa triệu quân vào Nam Việt Nam, nhưng rút cục thì Mỹ cũng phải tháo chạy. Vậy thì với 50.000 quân đóng ở DMZ (chỉ bằng 10% quân số của Mỹ ở Việt Nam), tại sao không thể đẩy Mỹ ra?

Cho nên ông quyết định làm việc này qua vũ khí nguyên tử.

Ngày 18/4/1975, ông lãnh đạo một phái đoàn cao cấp đi Bắc Kinh họp với Trung Quốc gồm cả ông Đặng Tiểu Bình trước khi hội kiến với Chủ tịch Mao.

Nam Bắc Hàn và Cuộc chiến Việt Nam

Quan chức sứ quán Bắc Hàn ở VN làm gì?

Bàn tròn: Sự khác biệt thể chế giữa Nam-Bắc Hàn

Đây là chuyến đi quan trọng nhất đối với ông Kim vì là chuyến xuất ngoại đầu tiên kể từ khi ông đi thăm viếng Liên Xô và Trung Quốc năm 1961 và Indonesia vào năm 1965.

Cuộc họp kéo dài trong ba ngày: 19, 23, và 26/4. Nội dung những cuộc bàn bạc là gì thì vẫn còn là một bí ẩn chưa bao giờ được công khai chi tiết.

Nhưng Giáo sư Trầm Chí Hoa (Shen Zhihua), từ Đại học Sư phạm Hoa Đông trong cuốn sách ‘The Last Heavenly Dynasty: China and North Korea in the Age of Mao Zedong and Kim Il-sung’ đã tiết lộ rằng ông đã tìm được những thông tin có thể trả lời dứt khoát cho câu hỏi này.

Theo ông Trầm thì cuộc họp đã xảy ra vào lúc Miền Bắc Việt Nam đang chiến thắng Mỹ, và tại Campuchia thì chính phủ thân Mỹ cũng sắp bị triệt hạ.

“Thưa Chủ tịch Mao, chiến thắng của Việt Nam cũng giống như chiến thắng của chúng tôi,” ông Kim nói với ông Mao khi bàn về những biến chuyển mới.

“Ông Kim trình bày ý muốn của mình là dùng võ lực để thống nhất cũng như vậy.”

Ông Mao từ chối nên ông Kim Il-sung đã quyết định đi một mình.

“‘Thưa đồng chí, tôi không muốn thảo luận về các vấn đề chính trị nữa,’ ông Mao nói lảng đi và trả lời ông Kim. Cuộc đối thoại kết thúc một cách lạnh nhạt sau 30 phút.”

Sở dĩ như vậy vì lúc ấy ông Mao đang đi tới hòa giải và bám sát Hoa Kỳ sau chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Richard Nixon (2/1972 ). Ông Mao tiếp tục tránh né yêu cầu của ông Kim.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Mainichi Shimbun, ông Trầm thêm rằng:

“Ông Kim đã không nói rõ tại cuộc họp rằng ông muốn có một Cuộc chiến Triều Tiên thứ hai, nhưng trước chuyến đi Bắc Kinh, ông đã nói rõ về giải pháp này trong nội bộ Đảng Lao Động, cho nên đã thật rõ ràng là ông đã cân nhắc việc này.”

Trong một cuộc phỏng vấn khác với cùng tờ Mainichi Shimbun , Giáo sư Masao Okonogi (từ Keio University) một chuyên gia về những vấn đề Đại Hàn cũng xác định thêm:

“Có nhiều lời đồn rằng năm 1975 Trung Quốc đã từ chối không hỗ trợ Bắc Hàn trong việc muốn thống nhất bằng vũ lực, nhưng không có chi tiết cụ thể nào được tiết lộ. Có điều chắc chắn là ông Kim đã rời khỏi cuộc đàm phán với một cảm nhận rõ ràng rằng Trung Quốc sẽ không giúp mình khi cần đến.”

“Phân tích này cho thấy kết quả cuộc họp này đã dẫn đến việc Bình Nhưỡng chia tay với Bắc Kinh để tự mình giải quyết vấn đề, đó là khởi sự của chương trình sản xuất nguyên tử, tiếp tục cho tới ngày nay.”

Theo tài liệu nghiên cứu mới đây của Viện Wilson Center ở Washington (2015) thì cuộc họp này được tóm tắt như sau:

Dựa trên những biến chuyển mới ở Đông Dương – mối quan tâm chính của Bắc Hàn trong cuộc họp lịch sử này là muốn phối hợp với Trung Quốc về chính sách tương lai của mình để áp lực Hoa Kỳ phải từ bỏ lập trường bảo vệ Nam Hàn.

Cho nên trong lần xuất hiện trước công chúng lần đầu tiên ở Bắc Kinh, ông Kim Il-sung đã tuyên bố hết sức mạnh mẽ về việc “giải phóng Nam Hàn”. Ông liệt kê ba điều kiện tiên quyết cho việc thống nhất trong hòa bình mà không có lực lượng nào bên ngoài nào xen vào. Đó là:

Mỹ phải rút hết quân đội khỏi Nam Hàn:

Chấm dứt tất cả các sự can thiệp vào nội bộ của Nam Hàn; và

Lật đổ chế độ Park Chung-hee ở Nam Hàn.

Tuy nhiên phía Trung Quốc tuyên bố chỉ ủng hộ chính sách “thống nhất trong hòa bình mà không có sự can thiệp của nước ngoài.”

Khai thác uranium

Không được Trung Quốc hỗ trợ, Kim Il-sung chia tay với Bắc Kinh để đến gần Liên Xô. Với sự yểm trợ của Liên Xô thì từ cuối thập niên 1970 tới đầu thập niên 1980, Bắc Hàn đã bắt đầu khai thác được uranium ở nhiều địa điểm gần Sunchon và Pyongsan. Từ đó các hoạt động thí nghiệm và sản xuất tăng mạnh.

Nhưng ông Kim đã không sống lâu đủ để được trông thấy thử nghiệm nguyên tử đầu tiên. Ông ra đi ngày 8/7/1994 sau khi tại chức 45 năm, một trong những lãnh đạo lâu nhất trong lịch sử.

Kim Jong-Il nối nghiệp cha từ năm 1994 và tuyên bố sẽ tiếp tục các chính sách của cha mình đối với việc thống nhất đất nước. Dưới thời ông, Bắc Hàn đã đi được một bước dài trên đường nguyên tử và tên lửa. Ngày 29/1/2002 Tổng thống George W. Bush gọi Bắc Hàn là một phần của cái ‘Trục Ma Quỷ’ – Axis of Evil.

Tuy nhiên, xem ra những tiến bộ về nguyên tử thì cũng chỉ là để đưa ông Kim Jong-Il tới cái thế thượng phong, giúp cho ông đàm phán với Mỹ và Nam Hàn.

Năm 1998 Tổng thống Nam Hàn là Kim Dae-jung (Kim Đại Trọng) đưa ra chính sách ‘Chiêu dương’ (Sunshine Policy) yểm trợ kinh tế cho Bắc Hàn để thúc đẩy thống nhất.

Năm 2000 là một cái mốc lịch sử: ông Kim Jong-Il chấp nhận đề nghị của ông Kim Dae-jung muốn tới Bình Nhưỡng để bàn bạc về việc thống nhất.

Anh trai Kim Jong-un bị giết ở Malaysia

Phe tả Hàn Quốc: ‘Cần ngưng THAAD’

Bắc Hàn: Ai dám cưỡi lên lưng Kim Jong-un?

Tướng Vịnh bàn hợp tác quốc phòng với Hàn Quốc

Ngày 13/6/2000, ông Kim Jong-il ra tận phi trường đón tiếp ông Kim Dae-jung. Đây là lần đầu tiên kể từ Cuộc chiến Triều Tiên hai nhà lãnh đạo Bắc và Nam Hàn gặp và bắt tay nhau. Cuộc họp ba ngày rất nồng ấm. Thế giới thấy ánh sáng hòa bình ở Bán Đảo Triều Tiên ló rạng. Năm ấy ông Kim Dae-jung được giải thưởng Nobel về Hòa Bình.

Sau đó, đã có nhiều cố gắng tiến tới thống nhất theo một lập trường ba giai đoạn (như đề cập dưới đây). Năm 2007 lại có một cuộc họp thượng đỉnh thứ hai vào ngày 2-4 tháng 10, 2007 giữa ông Roh Moo-hyun, tổng thống Nam Hàn và ông Kim Jong-il.

Nhưng khả năng thống nhất đã tan biến đi với những biến cố năm 2010.

Năm ấy, Bình Nhưỡng bắn chiến hạm Nam Hàn làm cho 46 người thiệt mạng (3/2010) và pháo kích vào một quân đảo của Nam Hàn gần DMZ; 4 người thiệt mạng, 15 binh sĩ và ba thường dân bị thương (11/2010). Nam Hàn cắt hết viện trợ và giao thương với Bắc Hàn, tiếp theo bằng những biện pháp quân sự mạnh mẽ. Hình ảnh chiến tranh lại hiện ra.

Đang khi căng thẳng như vậy thì Kim Jong-il chết bất đắc kỳ tử trên một chuyến xe lửa ngày 17/12/2011.

Tại sao con út Kim Jong-un kế vị?

Trong thập niên 1990, người con cả của ông Kim Jong-il là Kim Jong-nam (Kim Chính Nam) đã được cha chuẩn bị để nối ngôi. Jong-nam đã theo học tại Thụy Sĩ, Nhật Bản và Nga Xô. Nhưng cậu này đã phạm lầm lỗi lớn: dùng thông hành giả mạo với tên là “Pang Xiong” để đi xem Disneyland ở Nhật, nhưng bị Nhật phát hiện và trục xuất sang Bắc Kinh, làm mất mặt cha.

Ngoài ra, Jong-nam lại còn bất đồng ý với cha, muốn cải cách chính sách, cởi mở, nên bị coi là đã trở thành một ‘nhà tư bản.’ Sau này ông đã trở thành một người chống đối chế độ thực sự, khiến có dư luận cho rằng cái chết của Kim Jong-nam là để ngăn chặn mọi tính toán thay bài của Trung Quốc với Bắc Hàn.

Người con thứ hai là Kim Jong-chul (Kim Chính Triết) thì lại say mê nhạc sĩ Eric Clapton.

Cậu đã đi Anh, Đức, và Singapore để theo dõi các diễn xuất của ông này. Bố cho rằng cậu giống như con gái – “girly” – không thể làm lãnh đạo.

Cho nên chỉ còn có cậu con út là Kim Jong-un (Kim Chính Ân). Tuy rằng cậu này đam mê bóng rổ và hâm mộ Dennis Rodman, nhưng bóng rổ thì mạnh mẽ hơn cây đàn guitar của Eric Clapton, cho nên cũng còn được.

Tuy ông Kim Jong-un còn quá trẻ nhưng có cái lợi là hăng say, và chính vì còn trẻ nên có thể sống lâu đủ để thực hiện mộng của cha và của ông mình.

Kim Jong-un không có con lớn đủ để một ngày nào sẽ kế vị mình. Còn anh là Kim Jong-nam thì đã chết. Người anh thứ hai, Kim Jong-chul thì không có chí, và là người chống đối chế độ nên phải sống lưu đầy ở Macao.

Như vậy, dòng họ ‘Nhà Kim’ có thể sẽ kết thúc sau ông Kim Jong-un. Đây có thể là một lý do cắt nghĩa tại sao ông Kim Jong-un đã vội vã tấn công, bắt đầu ngay sự nghiệp với biến cố được gọi là ‘Khủng Hoảng Triều Tiên 2013’ (Korea 2013 Crisis).

‘Khủng Hoảng Triều Tiên 2013’

Chỉ mới có bốn năm mà ít người còn nhớ tới những biến cố này. Về mức khủng hoảng nó cũng không kém khủng hoảng hiện nay là bao nhiêu. Về sự phản ứng của Mỹ thì nó còn mạnh mẽ hơn nhiều:

Ngày 24/1 – Bắc Hàn công bố đã có một vũ khí nguyên tử mới và đã thí nghiệm tên lửa tầm xa, với Hoa Kỳ là mục tiêu chính.

Ngày 8/3 – Bắc Hàn chấm dứt tất cả các hiệp ước hòa bình với Nam Hàn đóng cửa biên giới Bàn Môn Điếm. Tướng lãnh Bắc Hàn xác nhận đang nhắm tên lửa tầm xa tới đại lục Mỹ để trả đũa cho các biện pháp chế tài của Liên Hiệp Quốc.

Hoa Kỳ phản ứng mạnh mẽ, mạnh hơn cả khủng hoảng ngày nay: sử dụng các loại B-52, Stealth B-2A Spirit, B-1B Lancerbombers. Quan trọng nhất là chính cơ quan ‘Tư lệnh Phòng thủ Không phận Bắc Mỹ’ – NORAD (North American Aerospace Defense Command – nằm dưới hầm sâu ở Nevada) đã phải báo động và chuẩn bị.

Và cứ thế hai bên leo thang cho tới những cuộc hòa đàm từ tháng 4.

Khủng hoảng hiện nay sẽ đi tới đâu?

Nhìn lại diễn biến hai cuộc khủng hoảng lớn trong quá khứ – năm 2010 và 2013 – ta có thể phỏng đoán được rằng: mục đích của Kim Jong-un thì cũng như của cha (năm 2010) và của chính ông ta (năm 2013): đó là áp lực để Mỹ phải điều đình và rút quân khỏi Nam Hàn. Ba thế hệ của ‘Nhà Kim”, mỗi thế hệ đã nâng áp lực đối với Mỹ lên một cấp.

Ngày nay ông Kim Jong-un đã đẩy áp lực lên tới mức tối đa, cho nên Mỹ cũng khó có thể gạt đi như những lần trước vì thực sự cũng không còn giải pháp nào ngoài điều đình.

Mỹ khó có thể dùng giải pháp quân sự – dù là một giải pháp quân sự có giới hạn, vì bốn trở ngại lớn (constraints):

Nhân mạng của trên hai sư đoàn đóng ở DMZ;

Hàng triệu dân Nam Hàn ở thủ đô Seoul – cách DMZ chỉ có 35 dặm;

Các chiến hạm quanh vùng Hoàng Hải, và sự nguy hiểm cho dân Nhật Bản ở gần bờ biển

Nguy hiểm là cuộc chiến sẽ leo thang thành ra ‘Chiến tranh Triều Tiên II,’ nhưng lần này là ‘Chiến tranh Nguyên tử Triều Tiên.’

Cho nên ngày 13/12/2017 Ngoại trưởng Rex Tillerson đã mở đường.

Ông tuyên bố Mỹ “sẵn sàng đàm phán bất cứ lúc nào” với Bắc Hàn mà không cần điều kiện”, tuy rằng sau đó có phản biện từ Tòa Bạch Ốc nhưng dưới bất cứ thời tổng thống nào thì cũng vẫn có hai trường phái bồ câu và diều hâu ở ngay Tòa Bạch Ốc. Dù sao, chính ứng cử viên Trump đã nhiều lần nói sẵn sàng gặp ông Kim Jong-un. Ngày 15/12/2017 lại vừa có tin về cuộc đàm thoại giữa hai Tổng thống Trump và Putin để giải quyết vấn đề Bắc Hàn. Cuộc đàm thoại xảy ra vào thời điểm ông Moon Jae-in đi Trung Quốc thì chắc cũng không phải là ngẫu nhiên.

Khả năng đàm phán Mỹ-Triều

Nếu như Mỹ đã mở cửa cho đàm phán thì khủng hoảng hiện nay sẽ có thể được giảm nhiệt – ít nhất là tạm thời – bằng một lối ra để giữ thể diện cho cả hai bên. Đó là sẽ qua một trung gian để giúp điều đình.

Trung gian ấy thì không phải là Trung Quốc mà là Nga Xô. Nước này có rất nhiều ảnh hưởng đối với Bình Nhưỡng vì đã giúp Bắc Hàn phát triển nguyên tử ngay từ đầu (từ thời ông của ông Kim Jong-un như đã viện dẫn trên đây).

Theo Reuters thì ngày 8/12/2017, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov đã bình luận tại Berlin rằng:

“Chúng tôi có những đường dây liên lạc, qua đó chúng tôi đang đàm thoại, chúng tôi sẵn sàng dùng ảnh hưởng của mình đối với Bắc Hàn.”

Tổng thống Moon có muốn cũng khó có thể đáp ứng được yêu cầu của Tập Cận BìnhTS Nguyễn Tiến Hưng

Nếu Nam Hàn ký được với Mỹ một hiệp định thì tiếp theo, Bắc và Nam Hàn có thể đàm phán để đi tới thống nhất. Trong bối cảnh này, cuộc viếng thăm Bắc Kinh hiện nay của Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in có thể có một mục đích thầm kín là để nhờ cậy Bắc Kinh làm trung gian.

Tuy nhiên, ông Moon cũng khó có thể thành công vì Trung Quốc sẽ đòi hỏi Nam Hàn hai điều kiện: ngừng diễn tập quân sự với Mỹ và ngừng phát triển hệ thống phòng không THAAD. Dù rằng Bắc Kinh đã cho biết là có thể đồng ý việc ‘Nam Hàn không để cho Mỹ nới rộng THAAD thêm nữa’ – có nghĩa là Trung Quốc không đòi hỏi Nam Hàn phải yêu cầu Mỹ gỡ bỏ hệ thống hiện hữu, nhưng ông Moon cũng khó có thể đáp ứng được yêu cầu của Tập Cận Bình.

Điều đình trên căn bản nào?

Đối với Mỹ, rất có thể ông Kim Jong-un sẽ đưa ra những đề nghị hòa bình giống như của cha ông (tháng 6/2000), và trước đó, của ông nội (vào tháng 4/1975) như trên đây, đó là tiến tới một ‘Hiệp Ước Hòa Bình’ (Peace Treaty) để thay thế cho Hiệp ước Đình chiến năm 1953. Về thực chất, nó sẽ bao gồm ba đòi hỏi:

Mỹ rút hết quân khỏi DMZ và trên lãnh thổ Nam Hàn;

Kết thúc tất cả sự can thiệp vào nội bộ của Đại Hàn (và ngày nay thì kể cả việc rút phòng không THAAD);

Chính phủ hiện hữu của Nam Hàn phải từ chức để giải quyết hòa bình (thay vì ‘Lật đổ chế độ Park Chung-hee’ như đề nghị 1975)

Tuy nhiên chỉ có hai điểm đầu là quan trọng, điều thứ ba có thể bỏ đi như là một nhượng bộ của Bắc Hàn.

Nếu ký được với Mỹ thì hai bên Bắc và Nam Hàn có thể đàm phán về thống nhất dựa trên giải pháp ‘ba giai đoạn’ mà cả hai bên đã đồng ý vào năm 2000 (nhắc tới trên đây), đó là:

Giai đoạn 1 – tăng cường hợp tác thông qua các tổ chức liên Triều Tiên – trong khi vẫn duy trì các hệ thống chính trị riêng của Bắc và Nam Hàn;

Giai đoạn 2 – thống nhất lãnh thổ với hai chính quyền tự trị tại hai khu vực; và

Giai đoạn 3 – thành lập một chính phủ trung ương.

Chúng tôi xin mở ngoặc nơi đây để ghi lại một sự tình cờ, đó là giải pháp này cũng chính là giải pháp chúng tôi đã đề nghị với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu năm 1971: ông đã đồng ý và đưa ra Hòa Đàm Paris – xem The Palace File, trang 10-12.

Tháng 6/2000, ông Kim Jong-Il, cha của ông Kim Jong-un đã đưa ra một lập trường hòa nhã đối với Mỹ – một lập trường rất có thể ông Kim Jong-un sẽ nhắc lại trước khi điều đình – đó là:

Nam Hàn có bị Trung Quốc xử tệ?

Năm phi cơ TQ ‘bay sang hỏi thăm’ Hàn Quốc

Nam Bắc Hàn và Cuộc chiến Việt Nam

“Chúng tôi không có ý định coi Hoa Kỳ là kẻ thù vĩnh viễn. Chúng tôi hy vọng có thể bình thường hóa ngoại giao với Mỹ. Bang giao Mỹ-Triều sẽ được phát triển để phục vụ quyền lợi của nhân dân hai nước nếu Mỹ từ bỏ quan niệm lỗi thời của Chiến Tranh Lạnh là giải quyết vấn đề Triêu Tiên bằng sức mạnh, và tạo điều kiện cho hòa bình và thống nhất trên Bán Đảo Triều Tiên.”

Liệu Mỹ có chấp nhận rút quân hay không?

Điểm chính mà Bắc Hàn đòi hỏi là Mỹ phải rút quân. Nhưng liệu Mỹ có chấp nhận hay không? Thật là khó, vì Mỹ có những lý do rất vững chắc để đóng quân ở DMZ – qua thời đại của 11 tổng thống Hoa Kỳ (từ Eisenhower tới Trump), bất chấp là Cộng hòa hay Dân chủ, bất chấp những khó khăn đối nội hay đối ngoại của Mỹ. Bàn tới những lý do tại sao như vậy là đi ra ngoài phạm vi nhỏ hẹp của bài này.

Dù sao, trong bối cảnh hiện nay – và vì những lý do giới hạn cho giải pháp quân sự – cũng có thể là Mỹ sẽ đề nghị một giải pháp dung hòa: nếu Bắc Hàn đồng ý hủy bỏ chương trình nguyên tử thì Mỹ sẽ đưa ra một Lộ trình (Road Map) đi kèm theo với những điều kiện giám sát chặt chẽ.

Khả năng khác là Mỹ chỉ đồng ý:

Bỏ cấm vận hoàn toàn đối với Bắc Hàn;

Tạm thời ngưng tập trận với Nam Hàn để chờ xem hành động của Bắc Hàn ra sao sau Hiệp định;

Tiếp tục viện trợ kinh tế cho Bắc Hàn (tuy rằng đã nói là ‘vô ích’).

Chiến tranh và hòa bình

Dù điều đình hay không thì một sự xung đột kéo dài tới 67 năm cũng không dễ gì mà được giải quyết mau lẹ, nó đòi hỏi thời gian. Nhưng quan trọng là mọi bên phải cùng nhau đi bước đầu tiên. Và bước này có thể là đang xảy ra vì cả Mỹ, Bắc và Nam Hàn xem ra đều đang đi về cùng một hướng, đó là muốn hòa đàm. Các cường quốc từ Âu tới Á cũng đều sẵn sàng để hỗ trợ cho mục tiêu này.

Cái khó khăn là trong khoảng thời gian cần thiết để đi tới giải pháp cuối cùng, vẫn có cái nguy hiểm về sự tính lầm.

Ông Kim Jong-un có thể tính lầm giống như Nhật Hoàng Hirohito đã tính lầm khi tấn công Trân Châu Cảng (1941) hay TBT Liên Xô Nikita Khrushchev tính lầm khi mang tên lửa vào Cuba (1962).

Về phía Mỹ thì cũng có thể tính lầm về mục đích thực sự của một hành động quân sự nào đó của Bình Nhưỡng – khiến ta nhớ lại biến cố Vịnh Bắc Bộ – Tonkin Gulf Incident – hành động của Washington đã dựa trên thông tin tình báo sai lầm về biến cố ngày 4/8/1964.

Thêm nữa là cuộc chiến – dù là một cuộc chiến giới hạn – cũng có thể xảy ra vì một biến cố ngoài ý muốn, một sự rủi ro, thí dụ như khả năng tên lửa của Bắc Hàn chẳng may bắn vào một máy bay quân sự, nhân sự, hay tàu chiến Mỹ hay của đồng minh (như một số hãng hàng không dân sự thông báo thấy tên lửa Bắc Hàn bay vào khí quyển).

Người ta cho rằng Thế Chiến I vào đầu Thế kỷ 20 cũng đã nổ ra chỉ vì một sự kiện nhỏ: vụ ám sát một cặp hoàng thân Áo Franz Ferdinand vàp ngày 28/06/1914 trên đường phố ở Sarajevo đã châm ngòi thành đại chiến.

Vào dịp Lễ Giáng Sinh, lễ của hòa bình, ta cầu mong cho Thế Chiến 3 sẽ không xảy ra tại khu vực của Biển Hòa Bình – trên mặt Thái Bình Dương.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, tiến sỹ Nguyễn Tiến Hưng, Cựu Tổng trưởng Kế hoạch VNCH từ năm 1973 đến 1975, phụ tá về tái thiết của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Hiện định cư tại Hoa Kỳ, ông đã xuất bản các cuốn sách Khi Đồng minh tháo chạy (2005) và Khi Đồng minh nhảy vào (2016).

http://www.bbc.com/vietnamese/forum-42396839

 

TQ tức giận về ‘tâm lý Chiến tranh Lạnh’ của Mỹ

Trung Quốc lên án “tâm lý Chiến tranh Lạnh” của Nhà Trắng sau khi Hoa Kỳ công bố chính sách an ninh quốc gia mới.

Nội dung chính sách gọi Trung Quốc và Nga là “những cường quốc đối địch” và chỉ ra những mối đe dọa tiềm tàng từ hai nước này.

Chiến lược mới nói rằng Bắc Kinh và chính phủ các nước khác đang quyết thách thức quyền lực Mỹ.

TQ lật thế cờ khiến Mỹ quay lại Việt Nam

Ông Trump ‘còn chưa có chính sách về TQ’

Khi ‘Trung Hoa mộng’ gặp ‘Nước Mỹ vĩ đại’

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích và nói Washington nên “từ bỏ những quan điểm lỗi thời”.

Người phát ngôn Hoa Xuân Oánh nói: “Sẽ không có quốc gia hay bản báo cáo nào thành công trong việc bóp méo sự thật hoặc đưa ra những lời bôi nhọ ác ý.”

“Chúng tôi kêu gọi phía Mỹ chấm dứt việc cố tình bóp méo những quyết tâm chiến lược của Trung Quốc, và từ bỏ những ý tưởng lỗi thời của thời Chiến tranh Lạnh cùng những chiêu bài vô nghĩa.”

Nga cũng phản ứng với việc tuyên bố rằng họ “không thể chấp nhận” việc bị coi là một mối đe dọa.

Moscow cũng lên án cái được gọi là là “bản chất đế quốc” của tài liệu này.

Quan điểm của Trump về một thế giới nhiều vấn đề

Trong chiến lược an ninh quốc gia mới của Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nga được cho là “thách thức quyền lực, ảnh hưởng và lợi ích của Mỹ, tìm cách làm xói mòn an ninh và sự thịnh vượng của Mỹ”.

Trump và Tập ‘bày tỏ tình thân’

Hoa Kỳ sẽ chung sống với Trung Quốc ‘40 năm nữa’

Trung Quốc nói Mỹ ‘đạo đức giả’

“Họ quyết tâm làm cho nền kinh tế suy yếu đi về mặt tự do và công bằng, quyết tâm phát triển quân đội của họ, và kiểm soát thông tin, dữ liệu nhằm trấn áp xã hội, gia tăng ảnh hưởng “.

Trong chiến lược an ninh quốc gia mới của Hoa Kỳ có nhiều tuyên bố về Trung Quốc, bao gồm:

Trung Quốc và Nga “đang phát triển hệ thống vũ khí tiên tiến” có thể đe doạ Mỹ.

Đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc “đánh cắp tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ với trị giá trị hàng trăm tỷ đô la”.

Trung Quốc và Nga đang đầu tư vào các nước đang phát triển “để gia tăng sự ảnh hưởng và tranh giành lợi thế cạnh tranh” hơn Mỹ.

Ở châu Âu, Trung Quốc đang dần giành được chỗ đứng “bằng cách mở rộng các hoạt động thương mại không công bằng và đầu tư vào các ngành công nghiệp then chốt”

Trung Quốc cũng “tìm cách kéo Trung Mỹ về phía mình thông qua các khoản đầu tư và cho vay từ nhà nước”.

Một số tuyên bố đã được đưa ra trước đây, nhưng tài liệu mới đã diễn tả chúng như là một phần của một cuộc chiến giành vị thế thống trị.

Trước khi công bố tài liệu, có những báo cáo nói rằng Chiến Lược An Ninh Quốc Gia sẽ coi Trung Quốc như là một “kẻ hung hăng” kinh tế, nhưng nội dung này đã không xuất hiện trong bản báo cáo được công bố.

Các tài liệu chiến lược ít khi được ăn mừng mỗi khi công bố, nhưng Tổng thống Trump đã xuất hiện trong một sự kiện đặc biệt để đánh dấu việc loan báo nội dung chiến lược mới này.

Trong bài phát biểu của mình, ông Trump nói rằng Hoa Kỳ phải đối mặt với một thời kỳ cạnh tranh mới, và Trung Quốc và Nga là những mối đe dọa chính đối với vị thế thống trị về kinh tế của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, ông nói Hoa Kỳ cũng cần phải cố gắng xây dựng một “mối quan hệ hợp tác tốt với họ”.

Ông Trump mô tả “bốn trụ cột” chính cho kế hoạch mới của ông: bảo vệ lãnh thổ, thúc đẩy và bảo vệ sự thịnh vượng của nước Mỹ, duy trì hòa bình qua sức mạnh quân sự và tăng tầm ảnh hưởng của Mỹ.

Tài liệu 68 trang, vốn được các quan chức Nhà Trắng chuẩn bị từ cách đây 11 tháng, cho thấy sự trở lại của ông Trump trong việc thực hiện lời hứa ông đưa ra trong chiến dịch tranh cử, “Nước Mỹ trên hết”.

Trong bài phát biểu của mình, ông Trump nhắc lại chiến thắng của mình trong cuộc bầu cử và nói rằng cử tri đã chọn để cho ông “Làm Nước Mỹ Vĩ Đại Trở Lại”.

Các nhà lãnh đạo Mỹ trước đây để cho mọi sự “trôi đi” và “đánh mất đi số phận của nước Mỹ”, ông nói.

“Chưa đầy một năm sau, tôi tự hào thông báo rằng cả thế giới đã biết đến và nhìn thấy được những tínhiệu,” ông nói. “Nước Mỹ đang trở lại và trở lại một cách mạnh mẽ.”

Ông cũng nhắc lại lời hứa của ông về kế hoạch xây dựng bức tường ở biên giới với Mexico, cũng như cải tổ hệ thống thị thực nhập cư.

Chính sách mới nhấn mạnh đến an ninh kinh tế nhưng không coi biến đổi khí hậu là mối đe dọa an ninh quốc gia.

Người tiền nhiệm của ông, Barack Obama, vào năm 2015 tuyên bố biến đổi khí hậu là “mối đe dọa khẩn cấp và đang ngày càng tăng lên đối với an ninh quốc gia của chúng tôi”.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-42417387

 

Đảng Cộng Hòa và giấc mơ giảm thuế

Phạm Đỗ ChíTiến sỹ từ Florida, Hoa Kỳ

Sau các bàn cãi về 2 dự luật ở Thượng và Hạ viện, chỉ hai tuần sau đảng Cộng hòa đã công bố phiên bản chung cuối cùng hôm 15/12/17.

Họ dự kiến sẽ đưa ra trình Quốc hội chấp thuận vào tuần tới và đệ trình Tổng thống Trump ký trước lễ Giáng sinh. Dự luật sẽ không ảnh hưởng đến thuế năm 2017, mà chỉ áp dụng từ năm 2018.

Từ vài tuần qua từ trước lễ Thanksgiving, dân tình Hoa kỳ đã sôi nổi bàn về luật thuế mới như “Giấc Mơ Thành Sự Thật” (“The dream comes true”) sau chuyến hành trình dài chính sách của Tổng thống Trump và sẽ là dự luật quan trọng nhất được Quốc hội thông qua trong năm đầu của ông. Đây hoàn toàn là do công trình của đảng Cộng hòa hiện chiếm đa số trong cả hai viện, và bị bác bỏ không có sự tham dự của các đại biểu đảng Dân chủ.

Một phần quan trọng trong dư luận, tất nhiên chịu ảnh hưởng đảng Dân chủ, cho là luật thuế mới thiếu công bình, chỉ làm lợi cho các doanh nghiệp và nhóm nhà giầu hưởng lợi lớn từ việc giảm thuế. Khối còn lại, thiên về khuynh hướng Cộng hòa và chờ đợi việc giảm thuế từ lâu, có thể sốt ruột hỏi lớn nhóm chống đối một câu nổi tiếng “Que veut le peuple?” (Bạn muốn gì nữa đây?), hàm ý chuyện kỳ vọng giảm thuế từ một năm qua đã giúp nền kinh tế Mỹ tăng tốc, thị trường chứng khoán Mỹ nhảy vọt, và đem lại công ăn việc làm gần mức toàn dụng.

Kinh tế Mỹ ‘sẽ tăng tốc sau giảm thuế’

Mỹ: Thượng viện thông qua cải cách thuế

Ông Trump đương nhiên là hồ hởi trong những diễn văn chính trị sau các kết quả của năm đầu trong Tòa Bạch ốc. Nhưng cựu TT Obama cũng tức khí sôi nổi không kém, lập ra nhóm “Organizing For Action (OFA) trong ngôi nhà riêng đẹp đẽ không xa Nhà Trắng để chuyên vào chống đối CP Trump–bất chấp các diễn đàn công luận và khung khổ do Hiến pháp có sẵn, và đăng đàn tuyên bố một cách tự tin hay có phần “lạc quan tếu” là kết quả tốt đẹp của kinh tế Mỹ năm 2017 chỉ là “di sản” của 8 năm cầm quyền của mình, phủ nhận thành tích nền kinh tế Mỹ trong năm đầu của nhiệm kỳ Trump là dựa vào những kỳ vọng của giới kinh doanh và đầu tư Hoa kỳ với chính sách kinh tế và lãnh đạo chính trị mới.

Vậy thì Luật Thuế mới của Hoa kỳ sẽ được dân chúng đón nhận thế nào sau vài năm áp dụng, và sẽ tác động trên thực tế ra sao trên nền kinh tế Mỹ và có lẽ cả nền kinh tế toàn cầu?

Dự luật cuối cùng của đảng CH vẫn tiếp tục cắt giảm thuế cho các tập đoàn và tư nhân chủ doanh nghiệp. Nhưng nó cũng mở rộng hoặc khôi phục một số lợi ích về thuế cho các cá nhân liên quan đến các dự luật trước đó được Hạ viện và Thượng viện thông qua. Các điều khoản cho thuế cá nhân sẽ hết hiệu lực vào cuối năm 2025, nhưng hầu hết các điều khoản cho các công ty sẽ có hiệu lực vĩnh viễn.

Dự luật cuối cùng bao gồm hàng nghìn tỷ trong cắt giảm thuế, hầu hết trong số đó đều không được bù đắp bằng các biện pháp tăng doanh thu, và sẽ làm tăng thâm hụt bằng khoảng 1,46 nghìn tỷ đô la Mỹ trong 10 năm tới. Con số này sẽ cao hơn nhiều nếu Quốc hội tương lai không cho phép cắt giảm thuế cá nhân hết hạn sau năm 2025.

Dưới đây là một bản dịch tóm tắt những điều khoản chính quan trọng trong dự luật thuế cuối cùng của Quốc hội Mỹ– dựa trên một bản tường thuật của Jeanne Sahadi trên mạng CNN ngày 15/12/17 , kèm vài phân tích ngắn gọn của người viết chú trọng đến tác động của việc giảm thuế.

Đối với các cá nhân

Các điểm chính trong khung thuế mới được giảm nhiều sẽ là:

Gấp đôi khấu trừ tiêu chuẩn (“standard deduction”): Cá nhân độc thân được khai khoản này lên đến $12.000 từ $6.350 cho hiện nay; các cặp vợ chồng khai chung được tăng lên $24.000 từ $12.700.

Loại bỏ các khoản miễn trừ cá nhân (“personal exemptions”): Hiện nay bạn được phép bớt khai $4,050 cho chính mình, vợ/chồng và mỗi người phụ thuộc của bạn. Kế hoạch thuế mới loại bỏ các khấu trừ này.

Giảm trừ thuế của tiểu bang và địa phương: Dự luật cuối sẽ giữ lại khấu trừ thuế của tiểu bang và địa phương cho bất cứ ai liệt kê chi tiết (vẫn dùng “itemized deduction”), nhưng nó sẽ giới hạn số tiền có thể được khấu trừ với mức tối đa $10.000. Hiện nay, khoản khấu trừ đó là không giới hạn đối với thuế thu nhập và nhà đất của tiểu bang và địa phương của bạn, cộng cả với thuế doanh thu (“sales tax”).

Các khoản khấu trừ thuế này đã được duy trì trong hơn một thế kỷ nay. Bản dự thảo chung và của riêng Hạ viện ban đầu đã cố gắng xoá bỏ toàn bộ khoản tiền khấu trừ đó để giúp bù lại cho việc cắt giảm thuế, nhưng điều đó đã gặp phải sự đề kháng cứng cỏi của các nhà lập pháp trong các tiểu bang có thuế cao như New York, New Jersey hay California. Giữ lại khoản khấu trừ truyền thống này – mặc dù có giới hạn là $10,000 – có thể sẽ giúp đỡ nhiều hơn cho các hộ gia đình có thu nhập cao hơn ở các bang thuế cao.

Tăng tín dụng thuế trẻ em (child tax credit): Tín dụng sẽ được tăng gấp đôi lên 2.000 đô la cho mỗi trẻ em dưới 17 tuổi. Chương trình cũng sẽ dành cho người có thu nhập cao vì dự luật này sẽ tăng ngưỡng thu nhập tới $200.000 cho người khai thuế độc thân, tăng từ $75.000 hiện nay; và đến $400.000 cho các cặp vợ chồng, tăng từ $110.000 hiện nay. Đặc biệt là giống như $1.000 tín dụng thuế đầu tiên, $400 sẽ được hoàn lại, nghĩa là một gia đình có thu nhập thấp sẽ có thể nhận được tiền hoàn lại cho họ dù thuế nợ liên bang của họ ở mức không (“zero”).

Tạo ra khoản tín dụng tạm thời cho những người phụ thuộc không phải là con: Dự luật sẽ cho phép phụ huynh nhận khoản tín dụng $500 cho mỗi người phụ thuộc không phải là đứa trẻ mà họ đang hỗ trợ, chẳng hạn như trẻ em từ 17 tuổi trở lên, cha mẹ già yếu hoặc người lớn bị khuyết tật.

Giảm mức trần lãi suất vay dùng nhà làm thế chấp (“mortgage”): Nếu bạn mua nhà mới hoặc nhà thứ hai, bạn sẽ chỉ được phép khấu trừ khoản nợ đến $750.000, giảm từ $1 triệu hiện nay. Những chủ sở hữu nhà đã có khoản vay cũ sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi. Nhưng cần chú ý là Dự luật sẽ không còn cho phép khấu trừ lãi suất trên các khoản vay khác dựa vào nhà (“home equity loans”); hiện tại, khoản vay này có thể lên tới $100.000.

Giảm mức chịu Thuế Tối Thiểu Thay Thế (“Alternative Minimum Tax” hay AMT) cho các cá nhân: Các dự thảo luật trước đây đã yêu cầu xóa bỏ luật Thuế Tối Thiểu này. Phiên bản cuối cùng giữ nó, nhưng giảm số lượng người sẽ bị ảnh hưởng bởi nó bằng cách tăng mức miễn giảm thu nhập lên $70.300 cho người độc thân, tăng từ $54.300 hiện nay; và lên đến $109,400, tăng từ $84,500, đối với cặp vợ chồng.

Duy trì các khoản giảm thuế nhỏ hơn nhưng phổ biến: Hai phiên bản trước của dự luật đã đề nghị hủy bỏ các khoản khấu trừ cho chi phí y tế, lãi suất cho vay sinh viên và đồ dùng học tập mua bằng tiền của chính giáo viên. Họ cũng đã bãi bỏ trạng thái miễn thuế cho việc miễn học phí cho sinh viên cao học. Dự luật cuối cùng, tuy nhiên, bảo toàn tất cả những điều này theo chế độ hiện tại. Và nó sẽ còn mở rộng khấu trừ chi phí y tế cho các năm 2018 và 2019.

Loại trừ hầu hết mọi người khỏi thuế Di sản (“Estate tax”): Phiên bản thuế cuối cùng không yêu cầu hủy bỏ thuế Di sản. Nhưng về cơ bản, nó sẽ loại bỏ thuế cho gần như tất cả mọi người bằng cách tăng gấp đôi số tiền được miễn thuế Di sản – hiện tại là $5,49 triệu cho các cá nhân, và $10,98 triệu cho các cặp vợ chồng.

Loại bỏ việc bắt buộc mua bảo hiểm y tế: Sẽ không còn bị phạt nếu không mua bảo hiểm. Trong khi trong lâu dài mục tiêu của đảng Cộng hòa là để loại bỏ nó, biện pháp này sẽ giúp giảm chi tiêu của chính phủ liên bang cho trợ cấp bảo hiểm và Medicaid.

Khung mới cho các mức thuế cá nhân:

Dự luật duy trì 7 khung thuế, nhưng giảm các mức áp dụng chỉ còn là: 10%, 12%, 22%, 24%, 32%, 35% và 37%. Sau đây là những mức thu nhập sẽ áp dụng cho các mức thuế mới tương ứng:

Giới hạn cho các cá nhân Giới hạn cho vợ chồng khai chung

– 10%: từ $1- $ 9,525 $ 1 đến $ 19,050

– 12%: trên $ 9,525 đến $ 38,700 trên $ 19,050 đến $ 77,400

– 22%: trên $38.700 đến $82.500 trên $77.400 đến $165.000

– 24%: trên $82.500 đến $157.500 trên $165.000 đến $315.000

– 32%: trên $157.500 đến $200.000 trên $315.000 đến $400.000

– 35%: trên $200.000 đến $500.000 trên $400.000 đến $600.000

– 37%: trên $500.000 trên $600.000

Nhận Định Việc Giảm Thuế Cho Các Cá Nhân

Điều đáng nhắc lại là cuộc thắng cử năm ngoái của Ông Trump được nhiều người giải thích là do cuộc “cách mạng” của giới trung lưu, bất mãn với công ăn việc làm mất ra nước ngoài và với thu nhập thực tế (“real income”) tăng rất chậm do ảnh hưởng của toàn cầu hóa, trái ngược hẳn với thu nhập tăng vọt của cùng giới trung lưu và thương nhân trong các nước mới nổi (“emerging markets”). Đây là kết luận của một nghiên cứu rất quan trọng do kinh tế gia Branko Milanovic của Ngân hàng Thế giới làm năm 2012, dựa theo một hình thống kê nổi tiếng mang tên Đồ thị Con Voi về Toàn Cầu Hóa (“Globalization ‘Elephant Chart”), đưa đến kết luận là những người bị thất lợi (non-winners) trong thời toàn cầu hóa 1988-2008 lại chính là giới trung lưu trong các nước phương Tây, trong khi đem lại phép lạ về phát triển tột độ cho các nước mới nổi và nhiều triệu “đại gia” trong các xã hội đó!

Do đó chính sách thuế mới của đảng CH do TT Trump chủ xướng nhằm vào giảm thuế cho giới trung lưu và các hãng Hoa kỳ, qua đó tăng công việc làm và lương bổng cho công nhân Mỹ là giới đã bị thua thiệt. Hệ luận song hành là chính sách này giúp “tăng tốc” nền kinh tế Hoa kỳ, nhờ có thể sẽ bùng mạnh vì chi tiêu đầu tư kinh doanh và cá nhân. Dù thuế suất giảm nhưng tăng trưởng GDP cao sẽ đẩy thu nhập kinh doanh và cá nhân tăng cao, cuối cùng sẽ cho tổng thu thuế nhiều hơn và không làm tăng thâm hụt ngân sách (“budget deficit”) quá nhiều do giảm thuế suất sau vài năm!

Thêm nữa, một điểm nổi bật khác cần chú ý là trong thời gian tranh luận trước, cả hai dự thảo của Thượng viện và Hạ viện đều đồng ý là phải thay đổi cơ cấu hiện có của các động lực cá nhân trong đầu tư (“investment incentives”), bằng cách giảm bớt khoản khấu trừ vào thuế tiền lãi vay mua nhà (“mortgage interest deduction”) như trong hệ thống thuế hiện tại, nhằm khuyến khích dân chúng bớt mua nhà đắt tiền (để bớt thuế) mà cho thêm tiền đầu tư vào các khu vực khác như chứng khoán, công nghệ hay thương mại. Đây cũng là khía cạnh quan trọng của luật thuế mới sẽ ảnh hưởng đến các nhà đầu tư bất động sản tại Mỹ.

Tác dụng thật sự đang được chờ đợi từ năm tới lúc áp dụng thuế mới, nhưng ảnh hưởng “tăng tốc” đã thấy rõ nhất từ hai sự kiện nổi bật trong năm 2017:

Chứng khoán hay gọi nôm na là “xì tốc” Mỹ tăng vọt, chỉ số Dow Jones tăng gần 38% từ ngày ông Trump thắng cử hôm 08/11/16 tới cuối tuần 15/12/17.

Tăng trưởng GDP tăng vượt mức 3% trong hai quý II và III năm nay (gấp đôi mức 1,5% của quý II năm 2016 trong thời gian tranh cử) và mức thất nghiệp Mỹ xuống còn 4,1%–mức kỷ lục từ 17 năm nay.

Đối với doanh nghiệp và tổng công ty

Giảm gánh nặng thuế đối với các doanh nghiệp “thông qua” (“pass-through”):

Gánh nặng thuế đối với chủ sở hữu, đối tác và cổ đông của các Công ty loại S, các công ty con (“LLCs”) và công ty hợp danh (“partnerships”) — những người trả thuế doanh nghiệp thông qua các tờ khai thuế cá nhân riêng lẻ — sẽ được giảm 20%, thấp hơn mức 23% so với dự luật được Thượng viện thông qua.

Việc khấu trừ 20% này sẽ không áp dụng đối với bất cứ ai trong kinh doanh dịch vụ (“service business”)– trừ khi thu nhập chịu thuế của họ dưới $315.000 nếu kết hôn ($157.500 nếu là cá nhân).

Bao gồm các quy tắc để ngăn chặn lạm dụng trốn thuế nhờ cửa thông qua (“pass-through”):

Nếu chủ sở hữu hoặc đối tác chịu thuế “pass-through” cũng lấy lương từ kinh doanh, tiền đó sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân bình thường. Tuy nhiên, để ngăn chặn người dân tính lại thu nhập tiền lương của họ như là lợi nhuận kinh doanh để có được lợi ích của việc khấu trừ thông qua (“pass-through”), dự luật sẽ giới hạn mức thu nhập được khấu trừ.

Các chuyên gia về thuế vẫn cảnh báo rằng biện pháp chống lạm dụng này vẫn cho phép người nộp thuế có nhiều cơ hội để chơi trò và ủng hộ chủ sở hữu thụ động trong việc kinh doanh hơn là người chủ sở hữu thực sự điều hành mọi thứ.

Giảm mạnh tỷ lệ thuế doanh nghiệp:

Dự luật giảm tỷ lệ thuế doanh nghiệp xuống còn 21% từ 35%, bắt đầu từ năm 2018. Đó là một số cao hơn so với tỷ lệ 20% được kêu gọi trước đó. Việc tăng được thực hiện nhằm tạo thêm một số doanh thu để đáp ứng nhu cầu giảm thuế của các nhà lập pháp đối với các điều khoản khác. Dự luật cũng sẽ bãi bỏ Thuế Tối Thiểu Thay thế (AMT) đối với các công ty.

Thay đổi cách thức các công ty đa quốc gia của Hoa Kỳ bị đánh thuế:

Các công ty Hoa Kỳ ngày nay phải chịu thuế về tất cả lợi nhuận của họ, bất kể thu nhập từ đâu. Họ được phép hoãn nộp thuế Mỹ cho lợi nhuận nước ngoài của họ cho đến khi họ mang tiền về nhà.

Nhiều người cho rằng hệ thống thuế “trên toàn thế giới” này khiến các doanh nghiệp Mỹ bất lợi. Đó là bởi vì hầu hết các đối thủ cạnh tranh nước ngoài đến từ các quốc gia có hệ thống thuế lãnh thổ, có nghĩa là họ không nợ thuế cho chính phủ của họ về thu nhập mà họ kiếm được ở nước ngoài.

Dự thảo cuối cùng của đảng CH cũng đề xuất chuyển đổi Hoa Kỳ sang một hệ thống lãnh thổ. Nó cũng bao gồm một số điều khoản chống lạm dụng để ngăn chặn các công ty có lợi nhuận nước ngoài lạm dụng hệ thống. Trong khi chờ đợi, nó sẽ yêu cầu các công ty phải trả thuế suất một lần và thấp cho lợi nhuận ở nước ngoài đang có hiện tại — 15,5% trên tài sản tiền mặt và 8% đối với tài sản phi tiền mặt (ví dụ thiết bị ở nước ngoài có lợi nhuận đầu tư), hơi cao hơn tỷ lệ trong hai dự luật trước của Thượng viện và Hạ viện.

Nhận định về tác động của giảm thuế doanh nghiệp

Giảm thuế doanh nghiệp và cho khấu trừ ngay chi phí đầu tư (“expensing”) sẽ tăng đầu tư và theo đó hoạt động kinh tế, vì giới doanh nghiệp sẽ có triển vọng tăng lợi nhuận. Hai móc xích quan trọng cho tác dụng của việc giảm thuế lên GDP là : (i) bớt thuế sẽ làm tăng đầu tư của tư nhân; và (ii) tăng đầu tư này sẽ dẫn đến các hoạt động kinh tế khác; các tranh luận giữa các nhà kinh tế và hai giới bênh và chống chương trình giảm thuế là chung quanh hai móc xích đó. Cho đến rạng sáng ngày 2/12/17, Thượng viện đã tranh luận gay go về việc này trước khi bỏ phiếu chấp thuận.

Đặc biệt, một Thượng nghị sỹ Cộng hòa duy nhất chống lại, ông Bob Corker, đòi là nếu tăng trưởng GDP và thu thuế không được như dự kiến, sẽ dự trù các biện pháp tự động (“triggers”) tăng thuế trở lại khoảng $350 tỷ để tránh thâm hụt ngân sách. Ông muốn cung cấp “cái phao” phòng hờ nếu kết quả thực tế không đạt như ý đa số các thành viên của đảng mình.

Trong lập luận của những người lo ngại, có thể có hai lý do tại sao giảm thuế thu nhập chưa chắc sẽ dẫn đến tăng trưởng GDP cao hơn.

Thứ nhất các doanh nghiệp dùng số thu nhập được tăng lên vào chuyện khác thay vì đầu tư, chẳng hạn như trả thêm cổ tức hay mua lại cổ phần quỹ, hay tăng lương cho giới quản trị.

Thứ hai là các doanh nghiệp đầu tư thêm, nhưng các vụ đầu tư này không dẫn đến tăng trưởng GDP vì nền kinh tế đã đạt đến mức toàn dụng (“full capacity”), như Mỹ đang đến gần, và đầu tư thêm sẽ chỉ dẫn đến lạm phát.

Đây là trường hợp mà các yếu tố sản xuất (“factors of production”) đã ở mức toàn dụng, chẳng hạn như nạn thất nghiệp đã đến mức thấp tối thiểu, không có cách nào để tăng thêm lao động, trừ khi đem dân ngoại quốc vào, một điều mà TT Trump và giới bảo thủ không muốn.

Do đó theo một vài quan sát viên, giảm thuế lúc này khi nền kinh tế Mỹ đang gần mức toàn dụng có thể ví như “đổ dầu vào lửa” vì dễ dàng gây ra lạm phát cao trở lại trong tương lai. Theo kinh nghiệm ở Mỹ, lạm phát thường do chính sách tiền tệ nới lỏng quá mức hay quá lâu, chứ không do tăng đầu tư; khi tăng đầu tư vào máy móc thiết bị sẽ giải phóng lao động và nhờ tăng tự động hóa, trí tuệ nhân tạo sẽ làm tăng GDP.

Nói chung, TT Trump luôn nhấn mạnh giảm thuế sẽ là biện pháp cốt lõi để khuyến khích đầu tư vào Mỹ, giữ lại các hãng Mỹ lớn sản xuất sinh lời ở Mỹ thay vì đem sang nước ngoài–thí dụ điển hình là hãng Apple chuyên sản xuất phần lớn ở Trung quốc, và giữ hẳn tài sản khổng lồ trên 260 tỷ đô la ở ngoại quốc để tránh thuế, thay vì đem về Mỹ đầu tư lại và tạo công ăn việc làm cho lao động Mỹ.

Kết luận

Trong một bài diễn văn mới sáng nay 18/12/17 tại Hoa Thịnh Đốn, TT Trump đã tuyên bố tóm tắt một chương trình mới về “An Ninh Quốc Gia”, trong đó nhấn mạnh tăng cường và chấn chỉnh thương mại quốc tế Mỹ như chiến thuật song hành với chiến thuật “kích cầu” qua giảm thuế, và đồng thời với các chi tiêu lớn hơn nhiều về quốc phòng và cơ sở hạ tầng để bảo đảm an ninh quân sự và kinh tế cho Hoa kỳ.

Tăng chi tiêu đồng thời với giảm thuế sẽ đặt ra các thách đố lớn cho thâm hụt ngân sách Mỹ trong ba năm tới. Tất cả chiến lược của TT Trump dựa vào tác động lớn dự kiến trên tăng tốc nền kinh tế HK và tăng thu ngân sách trong tương lai. Về điểm này, cần để ý lần nữa vài giới hạn quan trọng của việc giảm thuế trên tăng trưởng:

Giảm thuế doanh nghiệp có tác dụng tăng đầu tư là khả thi nhưng tác dụng chỉ xảy ra trong dài hạn không phải ngắn hạn; cần ít nhất 3-5 năm để thực hiện đầu tư.

Giảm thuế cá nhân thì có thể có tác dụng tăng cầu ngay, nhưng tác dụng chỉ lớn trong trường hợp nền kinh tế chưa toàn dụng.

Một điểm cũng nên nói là các nước đang có cuộc chạy đua xuống đáy, giảm thuế để cạnh tranh, nhưng như thế thì phải cắt giảm nhiều các chương trình xã hội. Đây là thách đố lớn cho chính phủ Trump trong 3 năm còn lại khi còn phải tìm sự ủng hộ của Quốc hội cho chương trình y tế mới thay cho Obamacare.

Tựu chung, cần nhìn nhận chính sách giảm thuế sắp được Quốc hội chấp thuận sẽ cùng với việc cắt bỏ hay giảm các luật lệ trói buộc kinh doanh thời ông Obama, là hai trụ cột chính của chính phủ Trump trong chiến thuật tăng tốc nền kinh tế Mỹ đã được hứa hẹn thời tranh cử. Tuy chỉ mới bắt đầu bằng những kỳ vọng của giới kinh doanh và nhà đầu tư trong năm 2017 đem các chỉ số chứng khoán và tạo việc làm lên những kỷ lục mới, nó hứa hẹn sẽ được tăng cường bởi những biện pháp nâng cao tính cạnh tranh của kinh tế Hoa kỳ trong những ngày tới khi Nhà Trắng được chờ đợi sẽ công bố nhiều chi tiết hơn của chiến thuật “an ninh quốc gia” toàn diện mới được công bố.

Đặc biệt, sẽ bao gồm các biện pháp nhằm chống lại sự cạnh tranh thương mại thiếu công bình của Trung quốc kể cả việc thao túng tỷ giá, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Mỹ và nhất là bớt đi áp lực của Trung Quốc nhằm đòi các hãng Hoa Kỳ tiết lộ hay san xẻ các phát minh công nghệ và tin học mới -động chạm cả đến an ninh quân sự mà Mỹ muốn bảo vệ trong giai đoạn mới. Về vấn đề này, cần lưu ý là Trung Quốc với các doanh nghiệp quốc doanh giữ vai trò chủ động, sẽ vẫn giữ được thế thượng phong vì họ không phải chạy theo cạnh tranh vì lợi nhuận như ở Âu Mỹ.

Ngoài ra, nếu WTO không can thiệp hiệu quả, Trung Quốc có lợi thế là tiếp tục ngăn cản các nước khác tiếp cận thị trường nội địa của họ như vẫn làm từ trước đến nay một cách ‘bất chính’.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tiến sỹ Phạm Đỗ Chí từ Florida, Hoa Kỳ. Tác giả gửi lời cảm ơn các TS Nguyễn Tiến Hưng, Đinh Trường Hinh và Vũ Quang Việt về một số góp ý quan trọng cho bài viết này.

http://www.bbc.com/vietnamese/business-42417668

 

Mỹ quy trách nhiệm cho Bắc Hàn vụ WannaCry

Chính quyền Mỹ cho hay Bắc Hàn “chịu trách nhiệm trực tiếp” về vụ tấn công malware WannaCry ảnh hưởng đến các bệnh viện, doanh nghiệp và các ngân hàng khắp thế giới hồi đầu năm nay.

Cuộc tấn công được cho là làm 300.000 máy tính ở 150 quốc gia bị lây nhiễm mã độc, gây thiệt hại hàng tỷ đôla.

Thomas Bossert, trợ lý Tổng thống Mỹ Donald Trump, đưa ra cáo buộc này trên tờ Wall Street Journal.

Mã độc WannaCry liên quan Bắc Hàn?

Ukraine: ‘Nga đứng sau vụ tấn công mạng’

Lại xảy ra tấn công mạng trên thế giới

Bắc Hàn ‘tấn công’ giao dịch tiền ảo Nam Hàn

Đây là lần đầu tiên Hoa Kỳ chính thức quy trách nhiệm cho Bắc Hàn về WannaCry.

Ông Bossert, người cố vấn cho tổng thống về an ninh quốc gia, cho biết cáo buộc “dựa trên bằng chứng” và cho biết, Anh quốc và hãng Microsoft cũng đổ lỗi vụ này cho Bình Nhưỡng.

Hồi tháng Năm, các máy tính dùng hệ điều hành Windows bị WannaCry tấn công và khóa nội dung, người dùng bị yêu cầu trả một khoản tiền chuộc để khôi phục dữ liệu. Tổ chức cảnh sát EU Europol nói cuộc tấn công có quy mô “chưa từng có”.

Ông Bossert nói rằng Bắc Hàn chịu trách nhiệm phải giải trình và cho biết Hoa Kỳ sẽ tiếp tục sử dụng “chiến lược tăng áp lực tối đa” để ngăn Bình Nhưỡng tiếp tục các cuộc tấn công mạng.

TQ liên quan đến WannaCry, phân tích cho thấy

Chủ tịch Quang kêu gọi quản lý chặt internet

VN chủ trì ‘diễn tập chống sự cố an ninh mạng’ ASEAN

Ngôi nhà ‘thông minh’ là mồi cho tin tặc?

Ông không nói rõ chính phủ Hoa Kỳ sẽ có hành động nào để đáp trả vụ này.

Bắc Hàn đã phải đối mặt với những lệnh trừng phạt kinh tế nghiêm ngặt sau khi quốc gia này bị mô tả là quốc gia tài trợ khủng bố hồi tháng trước trong bối cảnh căng thẳng do Bình Nhưỡng đẩy mạnh chương trình hạt nhân.

“Bắc Hàn đã hành xử rất tệ, thiếu kiểm soát trong hơn một thập niên, và hành vi nguy hiểm của họ đang ngày càng trở nên quá mức”, ông Bossert nói.

“Khi chúng ta làm cho Internet an toàn hơn, chúng ta sẽ buộc những người làm hại hoặc đe dọa chúng ta phải chịu trách nhiệm, dù họ hành động đơn lẻ hay thay mặt các tổ chức tội phạm hoặc các quốc gia thù địch”, ông nói tiếp.

Nhà Trắng dự kiến đưa ra tuyên bố chính thức quy trách nhiệm cho Bình Nhưỡng hôm thứ Ba.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-42334898

 

TQ lần đầu tiên đưa du khách bay tới Nam Cực

Theo truyền thông Trung Quốc, chuyến bay thương mại đầu tiên của nước này đã đưa ’22 du khách may mắn’ tới Nam Cực vào cuối tuần này.

Đây là điều khác thường vì từ trước tới nay, du khách đến Nam Cựu thường bàng tàu thủy nhưng có vẻ Trung Quốc muốn “khai thác du lịch” lục địa băng giá này theo kiểu riêng.

Lần đầu tiên du khách đến Nam Cực?

Được miêu tả trên báo chí Trung Quốc là sự bắt đầu một kỷ nguyên mới của du lịch Trung Quốc, chuyến đi này đã thực sự đưa một số du khách đến cực Nam của Trái Đất.

Một chuyến bay dài 15 giờ đưa họ đầu tiên tới Nam Phi, nạp nhiên liệu tại Cape Town sau đó bay thêm 5,5 giờ nữa tới Nam Cực.

Từ đây, du khách phải bay thêm khoảng 5 đến 6 giờ đồng hồ nữa đến lục địa Nam Cực, đáp xuống đường băng dài 2,5 km được đục ra trên mặt băng.

Vì lục địa Nam Cực (Antartica) cao hơn mặt biển khá nhiều nên người đến đây cần thời gia thích ứng với độ cao.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa Trung Quốc là nước đầu tiên đưa du khách tới Nam Cực.

Trong thực tế, hành trình từ Cape Town tới Nam Cực của Trung Quốc đã hợp tác cùng White Desert, một công ty du lịch lớn của Nam Phi thường xuyên tổ chức các chuyến đi tới nơi này.

Vì vậy, điều đáng nói có lẽ chỉ là một quãng đường dài của du khách để có thể đến với Nam Cực.

Ở Nam Cực có gì?

Bay tới châu lục thứ 7 có lẽ là một ngoại lệ vì hầu hết khách du lịch đi tàu biển tới đây – thường là từ cảng Ushuaia của Argentina.

Một lựa chọn khác là từ New Zealand – tuyến đường thường được những người đam mê lịch sử thường xuyên lựa chọn, theo con đường của những nhà thám hiểm nổi tiếng thế giới.

“Đối với nhiều người, đặt chân tới Nam Cực chỉ đơn giản là điều phải làm một lần trong đời. Nhiều người khác tới đây và ấn tượng với quang cảnh choáng ngợp, hùng vĩ của châu lục băng này,” Leanne Flanagan Smith từ công ty du lịch BackTrack Adventures cho biết.

Mùa du lịch của Nam Cực là từ tháng 11 đến hết tháng 3, mùa hè của châu lục này.

Giá rẻ nhất cho một chuyến đi tới Nam Cực là khoảng 5000 USD – bằng tàu biển từ Ushuaia.

Nam Cực có thể đáp ứng nhu cầu du lịch của số đông?

Số khách du lịch tới Nam Cực ngày càng tăng.

Sau khi đạt lượng khách du lịch lớn nhất trong lịch sử với 47.265 người vào mùa du lịch 2007 – 2008, số lượng này giảm dần theo các năm do khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng đã tăng dần trở lại trong những năm gần đây.

Hiệp hội các Công ty Du lịch Nam Cực Quốc tế (IAATO) được thành lập nhằm xây dựng ngành công nghiệp du lịch an toàn và có trách nhiệm với môi trường tại khu vực này.

Nam Cực hiện vẫn còn khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách, “nhưng kiểm soát chặt chẽ vẫn sẽ là điều quan trọng nhất”, Amanda Lynnes của IAATO nói.

Các công ty du lịch chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của tổ chức này.

24 quốc gia thỏa thuận bảo tồn Biển Ross

Xuất hiện vết nứt lớn tại núi băng ở Nam Cực

‘Hành trình Sinbad’ qua biển băng Bắc Cực

Một trong những quy định đó là trong cùng một thời điểm, không thể có hơn 100 người cùng đứng ở một vị trí.

Cùng với đó là những quy định ngặt nghèo như khoảng cách gần nhất của du khách tới một chú chim cánh cụt.

Từ khía cạnh địa chính trị

“Hành động này mang tính biểu tượng,” tiến sỹ Nengye Liu tại Đại học Adelaide giải thích. “Việc này liên hệ với một bức tranh toàn cảnh là Trung Quốc đang ngày càng tích cực tham gia các hoạt động tại Nam Cực.”

Du khách Trung Quốc hiện đã trở thành nhóm du khách lớn thứ 2 tại đây, chỉ sau Mỹ.

Số du khách Trung Quốc tới Nam Cực đã tăng đáng kể trong những năm gần đây, từ dưới 100 người vào năm 2008 tới gần 4000 người năm 2016.

Hàng nghìn người Trung Quốc những năm qua cũng kéo về các nước Bắc Âu để xem Bắc Cực quang.

Ông Liu cũng nói: “Tất nhiên chi phí vô cùng đắt đỏ, nhưng điều này cũng có nghĩ là Trung Quốc đã dành sự quan tâm tới khu vực này.”

Từ năm 2013, Trung Quốc đã xác định mục tiêu biến các vùng địa cực thành ‘viễn biên chiến lược’ để của nước chinh phục.

Và điều này cũng đồng nghĩa rằng Trung Quốc có mong muốn chính trị là sẽ được tham gia vào việc quản lý các vùng cực trong tương lai.

Vào kỳ Đại hội Đảng Cộng sản gần đây, kế hoạch 5 năm của Bắc Kinh đã nói rõ rằng chính phủ muốn đầu tư lượng tiền khổng lồ vào những dự án khám phá hai vùng địa cực.

Tuy nhiên, chỉ 1% số du khách Trung Quốc chấp nhận bay tới Nam Cực vì phương pháp này vẫn khá đắt đỏ. Thay vào đó, phần lớn vẫn chọn cách truyền thống là đi tàu du lịch từ Nam Mỹ.

Trang Global Times của Đảng Cộng sản Trung Quốc gọi chuyến bay đầu tiên hoàn toàn do Trung Quốc tổ chức tới Nam Cực là “một thành công”.

Thị trường du lịch này sẽ được Trung Quốc khai thác, với giá mỗi chuyến đi từ vài chục nghìn nhân dân tệ lên tới 300 nghìn tệ, tương đương 45 nghìn USD, gồm cả một tháng thăm thú ở Nam Phi hoặc Brazil và Argentina.

http://www.bbc.com/vietnamese/forum-42411454

 

Tổng thống Pháp tạo dấu ấn thế nào?

Tổng thống trẻ tuổi của Pháp, Emmanuel Macron, liệu sẽ thành công đến đâu khi thúc đẩy chính sách đối ngoại đầy tham vọng?

Người đứng đầu Hoa Kỳ Donald Trump chưa bao giờ muốn Emmanuel Macron giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp nhưng ông ta lại trông có vẻ khá gần gũi với tổng thống Pháp trong những ngày này.

“Những cuộc hội đàm tuyệt vời với Tổng thống Emmanuel Macron,” ông Trump đã viết như vậy trên trang tweeter của mình sau chuyến viếng thăm Pháp nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh Pháp vào hồi tháng Bảy “một chuyến viếng thăm không thể tin được”, “mối quan hệ với Pháp mạnh hơn bao giờ hết”.

Đảng của Macron dự kiến thắng áp đảo

Đảng của Macron dự kiến thắng áp đảo

Thế hệ Macron hết nghĩ về VN qua HCM

Macron nói EU phải cải cách hoặc đối mặt với ‘Frexit’

Trên thực tế, có thể mối quan hệ giữa Washington và Paris đang mạnh hơn bao giờ hết, Martin Quencez của Quỹ Marshall của Đức, một cơ quan chuyên về chính sách Đại Tây Dương đặt tại Paris cho hay.

“Ông Macron khá hợp với Trump ở mức độ cá nhân”, ông giải thích. “Có một chút ít ‘bạn là người chiến thắng hay thất bại?’ về Trump, và ông ta coi Macron là người chiến thắng. Macron được thừa nhận là người duy nhất ở châu Âu có thể tạo ấn tượng gì đó với Trump.

Nhưng một vài câu hỏi về những cuộc hội đàm này có ảnh hưởng thực sự như thế nào đã chỉ ra rằng ông Trump đã không bị ảnh hưởng bởi Pháp về các vấn đề biến đổi khí hậu, thỏa thuận hạt nhân Iran và tình trạng của Jerusalem.

Và cố vấn ngoại giao Nicolas Tenzer nói rằng có một cái giá phải trả cho cuộc đối thoại, đặc biệt khi nó liên quan đến các mối quan hệ phức tạp như là với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

“[Nga] muốn phá vỡ luật pháp, trật tự quốc tế và các nguyên tắc của thế giới dân chủ. Macron biết rất rõ điều này, nhưng có một số vấn đề ông không thể nói [bởi vì] ông ta muốn tiếp tục các cuộc thảo luận với Nga. Nhưng liệu có thể thảo luận với Nga đến mức nào? Đó là câu hỏi của tôi.”

Martin Quencez đồng ý rằng ảnh hưởng của Macron lên chính sách của các nhà lãnh đạo khác – thậm chí là các đồng minh – đã bị hạn chế, nếu nó không gây thất vọng, nhưng ông cho rằng những ảnh hưởng thực tế như vậy không phải là mục tiêu thực sự.

“Tôi không nghĩ rằng Macron từng mong đợi có thể nói chuyện thân mật với Trump – đó là uy quyền của Pháp, được nhìn thấy với Trump, được nhìn thấy với Putin. Nó có thể không đáng giá nhiều trong việc thay đổi chính sách thực tế nhưng nó có giá trị rất nhiều trong việc được nhìn nhận như một người quan trọng.”

Tổng thống Macron đã nói nhiều về sự cần thiết phải gia tăng ảnh hưởng và vị thế của Pháp trên trường quốc tế, và thúc đẩy các giá trị châu Âu. Và Nicolas Tenzer cho rằng, Pháp có đủ khả năng để đóng vai trò là một cường quốc quân sự.

“Tôi nghĩ rằng Macron có cơ hội xuất hiện với tư cách là nhà lãnh đạo của thế giới tự do. Một mình Pháp không thể làm mọi thứ, nhưng nếu chúng ta để ý bài diễn văn trước Đại hội đồng LHQ, nó hoàn toàn tập trung vào vấn đề nhân quyền. Và điều đó rất quan trọng để hiểu rằng Macron muốn được mọi người nhớ đến là một người như thế nào.”

Dĩ nhiên, không phải lúc nào cũng dễ dàng để biến ý tưởng thành hiện thực, và châu Âu là một minh chứng rõ ràng.

Ông Macron đã đưa EU thành tâm điểm trong chiến dịch vận động tranh cử của ông và đã có bài phát biểu chiến thắng trong đêm bầu cử cùng với giai điệu của bản giao hưởng thứ chín của Beethoven, bài hát chính thức của EU.

Và sau vài tháng, ông đã đưa ra một viễn cảnh đầy tham vọng và chi tiết về tương lai của châu Âu trong một bài phát biểu quan trọng tại Đại học Sorbonne, trong khi đó Thủ tướng Đức Angela Merkel vẫn đang nỗ lực tạo dựng một liên minh cầm quyền.

Không còn nghi ngờ gì nữa rằng ông Macron muốn khôi phục lại vai trò lãnh đạo của Pháp ở trung tâm châu Âu, và nhờ Brexit và các cuộc đàm phán chính trị kéo dài ở Berlin, ông đang phải đối mặt với những gì giống như là một cơ hội. Điểm mấu chốt của những diễn biến này là ông ta không thể làm nhiều thứ một mình.

“Tôi nghi ngờ việc liệu ông ấy sẽ thành công ở [châu Âu],” Pierre Lellouche, cựu bộ trưởng của châu Âu, người của Đảng Những người Cộng hòa (cánh hữu) cho hay.

“Một nửa câu trả lời nằm trong tay Đức: đối với những sáng kiến mới, điều cần thiết là phải có sự hợp tác toàn diện của Đức … và ở thời điểm hiện tại họ đang phải tập trung toàn bộ cho nội lực của họ và sự hồi sinh của cực đoan khuynh tả”.

Trên thực tế, thành công lớn nhất của ông Macron cho đến nay có thể là sự can thiệp của ông trong cuộc khủng hoảng chính trị gần đây của Lebanon, chuyến thăm Ả-rập Xê-út để thảo luận và đưa Thủ tướng Hariri của Lebanon và chính phủ của ông thoát khỏi bế tắc.

Nhưng mối quan hệ giữa Pháp và các nước thuộc địa cũ, đặc biệt ở châu Phi, thì khá phức tạp. Francois de Labarre của tạp chí Pháp Match Afrique mô tả nó như là “thần kinh”, bởi vì, ông nói, “Pháp đã không thực sự rời đi sau khi các nước giải phóng”.

Ông De Labarre là một trong những nhà báo đã đi cùng Tổng thống Macron đến Burkina Faso, Bờ Biển Ngà và Ghana.

“Chuyến bay của ông gồm nhiều doanh nghiệp mới thành lập, chứ không phải các tập đoàn lớn”, ông nói với tôi. “Thông điệp là ông ta không phải ở đây để bán vũ khí hoặc lấy dầu mỏ, ông ta đang tìm kiếm các quốc gia nói tiếng Anh như Nigeria, nơi mà bản sắc của họ rất mạnh và thế hệ trẻ đã quên thời kỳ là thuộc địa của Anh.” Giấc mơ của Macron là các nước Pháp ngữ cũng sẽ giống như Nigeria.”

Trong chuyến thăm tới Angeria trong chiến dịch tranh cử tổng thông của mình, ông Macron đã gây ra một vụ om sòm khi nói rằng Pháp thừa nhận “tội lỗi chống nhân loại” trong thời kỳ đô hộ nước này.

Nhưng Rose Ndengue, một chuyên gia về lịch sử châu Phi tại Đại học Diderot ở Paris, nói rằng Tổng thống Pháp có rất ít các hành động cụ thể.

“Nếu ông ấy thực sự muốn thay đổi, ông ta cần bàn về các căn cứ quân sự của Pháp tại châu Phi hoặc tại sao châu Âu đang chuyển dịch biên giới sang châu Phi trong việc giải quyết khủng hoảng di cư. Đó là một dạng Chủ nghĩa Thực dân mềm.

Francois de Labarre nói ông Macron bị bắt lỗi khi sử dụng cụm từ “tội ác chống nhân loại” khi miêu tả các hành động quá khứ của Pháp tại Algeria, không chỉ vì điều đó kích động sự chia rẽ xã hội mà ở Pháp, ông nói, mà còn vì những hậu quả về tài chính. Trong chuyến viếng thăm gần đây, ông đã sử dụng ngôn từ mềm mỏng hơn.

Emmanuel Macron đã phải đối mặt với sự chỉ trích từ những ngày đầu của chiến dịch tranh cử tổng thống vì ông ủng hộ mọi thứ với mọi người: cánh tả và cánh hữu, thúc giục cải cách dân chủ và tăng cường bảo vệ, tin vào tầm nhìn nhưng cũng thực dụng sâu sắc.

Và những người chỉ trích như Oliver Fraure của Đảng đối lập Cánh tả Nouvelle Gauche nói rằng kết quả không phù hợp với lời hùng biện. “Các bài phát biểu của ông luôn được sáng tạo rất tốt. Nhưng không may, kết quả không được như vậy … chúng tôi không thấy những nghệ thuật sân khấu này biến thành kết quả cho những câu hỏi về biến đổi khí hậu hay châu Âu.”

Một số người nói rằng chỉ đơn giản là còn quá sớm cho các kết quả cụ thể, những người khác cho rằng vị thế quốc tế của Pháp mới là mục tiêu. Dù bằng cách nào, nỗ lực của Tổng thống Macron trong các vấn đề đối ngoại, sự hiện diện quốc tế của ông và tầm nhìn hoa mỹ của ông đã giúp ông có được rất nhiều người ủng hộ ở quê nhà.

Bất kể những thành tựu cụ thể có thể vượt qua nhiệm kỳ năm năm của ông, ông đã thực sự trở thành một nhà lãnh đạo mà các nước khác đang nhắc đến.

Và với Pháp, đó thực sự là một chiến thắng vô cùng lớn.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-42396959

 

Các quốc gia vẫn quan hệ với Triều Tiên

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên thường được miêu tả là hoàn toàn cách biệt với thế giới, nhưng thực tế là nước này có quan hệ ngoại giao với gần 50 quốc gia. Đó là những nước nào, và những mối quan hệ đó thân thiết đến đâu?

Tình trạng bị xa lánh của Triều Tiên có vẻ ngày càng tăng.

Nhưng đằng sau hình ảnh bị cô lập thường thấy là một mạng lưới ngoại giao được mở rộng một cách đáng kinh ngạc.

Từ khi thành lập năm 1948, nước này đã có quan hệ ngoại giao chính thức với hơn 160 quốc gia và có 55 đại sứ quán và lãnh sự quán tại 48 quốc gia.

Một con số nhỏ hơn, 25 quốc gia, có phái bộ ngoại giao tại Triều Tiên bao gồm Anh Quốc, Đức và Thụy Điển.

Trung Quốc và Nga, hai nước láng giềng cộng sản, là những quốc gia thiết lập quan hệ ngoại giao sớm nhất khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thành lập.

Mỹ đang gây sức ép lên các nước trên thế giới nhằm chấm dứt quan hệ với Bình Nhưỡng, với việc đại diện nước này tại Liên Hợp Quốc, Nikki Haley, kêu gọi “tất cả các quốc gia cắt đứt các mối liên hệ”.

Một số nước đã nghe lời kêu gọi bao gồm Tây Ban Nha, Kuwait, Peru, Mexico, Ý và Myanmar, đều đã triệu hồi các đại sứ và nhà ngoại giao trong vài tháng trước.

Bồ Đào Nha, Uganda, Singapore, Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Philippines cũng đã đình chỉ quan hệ hoặc cắt đứt những mối liên hệ khác.

Nhưng nhiều phái bộ của Triều Tiên trên thế giới vẫn đang hoạt động.

Một số nước thậm chí còn tăng cường chặt chẽ quan hệ, với việc Bình Nhưỡng hợp tác với một số nước châu Phi trong các dự án xây dựng và tổ chức các buổi đàm thoại về năng lượng và nông nghiệp.

Tuy nhiên, các mối quan hệ ngoại giao với Triều Tiên hầu như đều rạn nứt.

Chỉ có 6 trên tổng số 35 nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) – tập hợp những nền kinh tế phát triển nhất thế giới – có phái bộ tại Bình Nhưỡng.

Mỹ chưa bao giờ thiết lập quan hệ ngoại giao với Triều Tiên.

Nhật Bản, Hàn Quốc và Pháp cũng vậy.

Điều này có nghĩa là Mỹ và các đồng minh châu Á thân cận phụ thuộc vào các nước khác để có được nguồn thông tin thưa thớt từ Bình Nhưỡng.

Những thông tin này đến từ các nước như Đức, Anh và Thụy Điển, và hiện tại, đã tạm dừng việc triệu hồi đại sứ, hay đóng cửa phái bộ của Triều Tiên tại thủ đô các nước này.

Mạng lưới phái bộ của Triều Tiên tại châu Á, châu Âu, Trung Đông và châu Phi đêm lại nguồn thu quan trọng cho nước này, cả hợp pháp lẫn trái phép, và tránh được hệ thống pháp luật của Liên Hợp Quốc và những lệnh cấm vận đơn phương.

Các đại sứ quán phần lớn là tự gây quỹ, và có nhiều cáo buộc cho rằng đây thực chất là cơ quan che đậy cho những hoạt động trái phép.

Các nước châu Âu có phái bộ của Triều Tiên cho biết các tòa nhà đại sứ quán đang bị cho thuê lại trái phép cho các doanh nghiệp địa phương.

Tại Pakistan, quốc gia trong lịch sử vốn thông cảm cho Bình Nhưỡng, một vụ trộm tại nhà riêng của một cán bộ ngoại giao Triều Tiên đã làm dấy lên sự nghi ngờ rằng ông này có thể có liên quan đến một mạng lưới kinh doanh rượu quy mô lớn.

Từ cả hai phía, các cơ quan tình báo đều nghi ngờ các cán bộ của nhau.

Các nước này đều quản lý cán bộ ngoại giao và đặt ra những hạn chế đi lại chặt chẽ.

Bản thân Triều Tiên cũng đặt các cán bộ ngoại giao của mình dưới sự xem xét kỹ lưỡng do lo sợ họ có thể bỏ trốn.

Với tất cả những vấn đề này, câu hỏi được đặt ra là ngoại giao có thể đạt được điều gì?

Với một số nước chủ nghĩa xã hội và cộng sản như Cuba, Venezuela và Lào, mối quan hệ với Triều Tiên mang đến sự giống nhau về lý tưởng.

Nhưng gần đây, những mối quan hệ anh em này lại được củng cố bằng suy nghĩ chống Mỹ hóa hơn là những lý tưởng chung – đây cũng là trường hợp của Syria và Iran.

Dù ở đâu, các cán bộ ngoại giao Bình Nhưỡng cũng được hi vọng sẽ nuôi dưỡng sự ủng hộ nhà nước và xóa bỏ tinh thần “thù địch”.

Việc này có thể sẽ tốn nhiều thời gian.

Các nước phương Tây hiện có phái bộ tại Bình Nhưỡng và ngược lại, như Đức, thấy được giá trị của việc giữ hoạt động ngoại giao cởi mở, tin rằng ngoại giao là giải pháp tốt nhất cho vấn đề Triều Tiên.

Việc này cũng là sự hỗ trợ vô giá cho một số vấn đề: ví dụ như các nhà ngoại giao Thụy Điển đã được phép gặp sinh viên Mỹ Otto Warmbier, người bị bắt giữ tại Bình Nhưỡng năm 2016 và qua đời một thời gian ngắn sau khi trở về Mỹ.

Một cựu đại sứ Anh tại Bình Nhưỡng cho rằng có đại sứ quán tại đây là một quyết định đúng đắn, không tiêu tốn quá nhiều chi phí và “ở một vị thế tốt để làm tai mắt cho cộng đồng quốc tế trong những tình tế nguy hiểm.”

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã cho biết Mỹ sẵn sàng đối thoại với Triều Tiên nếu nước này “đồng ý quay trở lại bàn đàm phán”/

Nhưng dù chính sách ngoại giao của chính quyền Trump có thế nào – dù là với “đất nước bí ẩn” này hay với các nước khác trên thế giới – mạng lưới ngoại giao mỏng manh của Triều Tiên cũng là ngoại lệ trong kỉ nguyên mới.

Chỉ 8 trong số 43 quốc gia OECD và G20 rút khỏi Triều Tiên trong 2 năm vừa qua, mặc dù đã có các chính sách thắt chặt từ sau khủng hoảng tài chính.

20 quốc gia đã mở rộng mạng lưới ngoại giao của mình – trong đó có Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ và Úc.

Vai trò đại diện ngoại giao của các đại sứ quán đang ngày càng thích nghi và tồn tại tốt hơn.

Đây là việc thậm chí được thực hiện tại một trong những quốc gia bị cô lập nhất trên thế giới.

Dù các liên kết ngoại giao còn mỏng manh, nhưng các con đường giữa Bình Nhưỡng với thế giới vẫn chưa cạn kiệt.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-42412007

 

Thái Lan sẽ gỡ bỏ lệnh cấm hoạt động chính trị

Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha ngày 19 tháng 12 cho biết ông sẽ sử dụng một lệnh đặc biệt trao thẩm quyền cho quân đội để gỡ bỏ lệnh cấm hoạt động chính trị vốn có hiệu lực từ sau cuộc đảo chính năm 2014, dọn đường cho một cuộc tổng tuyển cử vào năm 2018.

Hãng Reuters dẫn lời ông Chan-ocha nói với báo giới rằng chính phủ sẽ áp dụng điều 44 trong Hiến pháp Thái để trao quyền quyết định cho quân đội trong vấn đề được cho là bế tắc chính trị này tại Thái Lan. Thủ tướng Chan-ocha không nói rõ là khi nào thì sắc lệnh này có hiệu lực.

Theo quy trình hiện hành của Thái Lan thì một lệnh hành chính phải được đăng tải trên Công báo của chính phủ Hoàng gia trước khi chính thức trở thành luật.

Phát ngôn nhân của Mặt trận Dân chủ Thống Nhất Chống Độc tài Thái Lan hay còn gọi là phe Áo Đỏ, đã khen ngợi quyết định của Thủ tướng Thái là một điều đúng đắn, nói thêm là chính phủ quân sự Chùa Vàng cũng nên gỡ bỏ lệnh cấm hội họp công cộng.

Trong suốt những tháng qua, các đảng phái chính trị lớn tại Thái Lan đã hối thúc chính phủ gỡ bỏ lệnh cấm để cho phép các đảng chuẩn bị cho cuộc bầu cử.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/Thai-junta-says-it-will-lift-ban-on-politics-paving-way-for-election-12192017094920.html

 

Trump liệt kê Nga là quốc gia ‘chơi xấu’

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump ngày 18/12 gọi Nga là một quốc gia chơi xấu trên sân khấu thế giới trong một tài liệu ngoại giao phân tích Moscow như là một đối thủ dù Tổng thống Trump đã có nhiều nỗ lực nhằm tạo ra một mối liên hệ nồng ấm với Tổng thống Vladimir Putin.

Những chỉ trích về Nga được phác họa trong một chiến lược an ninh quốc gia mới từ chính sách ngoại giao “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump, phản ánh quan điểm từ lâu của các nhà ngoại giao Mỹ là Nga tích cực phá hoại những quyền lợi của Mỹ trong nước và ở nước ngoài.

Những trích đoạn của tài liệu chiến lược được công bố ngày 18/12 không đề cập trực tiếp đến những cáo buộc của Mỹ là Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi năm ngoái. Giới điều tra liên bang Mỹ đang tìm xem liệu các phụ tá của ông Trump trong cuộc vận động tranh cử có thông đồng với Nga hay không, điều mà cả Moscow lẫn ông Trump đều bác bỏ.

Ông Trump thường xuyên nói về ý muốn cải thiện quan hệ với ông Putin, ngay cả khi Nga bất bình về những tham vọng của Mỹ tại Syria và Ukraine và không giúp ích Washington gì nhiều trong cuộc đối đầu với Triều Tiên. Trong cuộc điện đàm lần thứ nhì trong vòng một tuần lễ, ông Putin hôm Chủ nhật cảm ơn ông Trump về việc Mỹ cung cấp tin tình báo giúp phá vỡ một âm mưu tấn công khủng bố vào thành phố St. Petersbugh của Nga. Hôm thứ năm, ông Putin và ông Trump đã thảo luận về cuộc khủng hoảng Triều Tiên.

Quốc hội Mỹ buộc mỗi chính quyền Mỹ phải đưa ra chiến lược an ninh quốc gia. Chiến lược mới của ông Trump chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi ý kiến của các giới chức an ninh quốc gia hàng đầu hơn là chính ý kiến của Tổng thống, một giới chức có liên hệ với việc soạn thảo tài liệu cho biết.

Chiến lược của ông Trump phản ánh những ưu tiên về “Nước Mỹ trên hết”, bảo vệ nội địa và biên giới, xây dựng lại quân đội, sức mạnh của Mỹ ở nước ngoài và theo đuổi những chính sách mậu dịch thuận lợi hơn cho Hoa Kỳ, theo như một trích đoạn của chiến lược được Tòa Bạch Ốc công bố.

Các phụ tá cũng cho biết là chiến lược mới bác bỏ việc mô tả của cựu Tổng thống Barack Obama là biến đổi khí hậu là một mối đe dọa an ninh quốc gia. Ông Trump đã cam kết rút Mỹ khỏi thỏa thuận biến đổi khí hậu Paris trừ phi có những thay đổi trong thỏa thuận này.

Hai giờ chiều cùng ngày (giờ địa phương) Tổng thống Trump đọc bài diễn văn về bản chiến lược mới.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-liet-ke-nga-la-quoc-gia-choi-xau/4169611.html

 

Ông Trump chưa tìm ra giải pháp về Triều Tiên

‘Chẩn đoán’ của Tổng thống Donald Trump về mối đe dọa từ Trung Quốc đối với kinh tế Mỹ chưa tìm được ‘phương thuốc chữa trị.’ Trong chiến lược an ninh mới, Tổng thống Mỹ dự kiến chỉ trích sức mạnh tài chánh đang gia tăng của Bắc Kinh như là một đe dọa an ninh quốc gia và sự chỉ trích này cho thấy có thể Mỹ sắp có hành động về thuế quan liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ và các vấn đề khác. Đồng thời, các phụ tá của Tổng thống cho hay Mỹ cần được Trung Quốc giúp về vấn đề Triều Tiên.

Chính quyền Trump đã tạo nên một sự đối đầu về kinh tế với Trung Quốc. Vào mùa xuân, Hoa Kỳ mở cuộc điều tra về những tập tục thương mại không công bằng xung quanh thép và nhôm đe dọa an ninh quốc gia. Vào tháng 8, Tòa Bạch Ốc mở cuộc điều tra thêm, cứu xét liệu chính sách của Trung Quốc về chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ có làm tổn hại các doanh nghiệp Hoa Kỳ hay không.

Trong một bài diễn văn đọc ngày 18/12 về chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền, ông Trump dự kiến gọi Trung Quốc như là một nhà cạnh tranh chiến lược và là cường quốc xét lại. Chẳng hạn như Bắc Kinh bị xem như là một quốc gia thách thức nghiêm trọng đối với điều mà các giới chức cao cấp trong chính quyền hôm 17/12 gọi là sáng kiến an ninh quốc gia, trong đó có việc đánh cắp sở hữu trí tuệ.

Những chỉ trích này có thể là bước mào đầu cho việc tăng thuế quan hay các biện pháp trừng phạt khác. Các giới chức chính quyền cũng cho biết chính phủ sẽ tăng cường việc bảo vệ các dữ liệu và nghiên cứu, phát triển, nâng cấp khuôn khổ của Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ, vốn là nơi xem xét việc nước ngoài mua lại các công ty Mỹ vì những quan ngại về an ninh quốc gia.

Tuy nhiên, các giới chức cho hay Tòa Bạch Ốc cũng cần Trung Quốc giúp kiềm chế thái độ hung hăng của Triều Tiên. Hồi tháng 9, Trung Quốc loan báo ngân hàng trung ương Trung Quốc đã chỉ thị các nhà cho vay địa phương nghiêm ngặt thi hành những chế tài của Liên hiệp quốc, theo Reuters. Tuy nhiên Tòa Bạch Ốc vẫn cho rằng Bắc Kinh chưa làm đủ.

Trong khi đó, các luận điểm gay gắt của Mỹ có thể khiến Trung Quốc trả đũa. Đại sứ Thôi Thiên Khải của Trung Quốc gần đây đã cảnh báo về hậu quả của cuộc chiến thương mại với những ảnh hưởng toàn cầu.

Tòa Bạch Ốc đang muốn đạt cả hai mục tiêu: vừa trừng phạt các thực hành thương mại bất công của Trung Quốc, vừa được Bắc Kinh hỗ trợ kiềm chế Bình Nhưỡng. Tuy nhiên, hai mục tiêu này tỷ lệ nghịch với nhau.Trước mối đe dọa an ninh hiện hữu từ Triều Tiên, thật khó để thấy được căng thẳng gia tăng với Trung Quốc có thể giúp ích gì cho Mỹ hay cho thế giới.

https://www.voatiengviet.com/a/ong-trump-chua-tim-ra-giai-phap-ve-trieu-tien/4169599.html

 

Mỹ: Hoãn trục xuất 50 người Campuchia vào giờ chót

Một tòa án ở California vừa tạm thời đình hoãn lệnh trục xuất hàng chục người Campuchia đối mặt với việc hồi hương sau khi bị tuyên án phạm tội hình sự.

Theo hồ sơ tòa án, khoảng 50 người theo lịch trình phải bị đưa trả về Campuchia hôm nay, 18/12.

Đa số những người này tới Mỹ trong tư cách các trẻ em tị nạn trong hoặc sau thời Khmer Đỏ diệt chủng ở Campuchia hồi thập niên 70. Tuy nhiên, họ chưa có quốc tịch Mỹ.

Các luật sư nói rằng thân chủ của họ sẽ bị tổn thương không thể nào hàn gắn nếu bị trả về cố quốc, nơi mà đối với họ hoàn toàn xa lạ. Các luật sư xin có thêm một cơ hội mở lại các vụ án di trú để có thể kháng cáo các lệnh trục xuất.

Ông Jenny Zhao, một trong những luật sư đại diện nhóm này, nói “Chúng tôi bảo nếu gom họ lại kiểu này, tống lên máy bay đưa về nước trước khi họ có được một quy trình tố tụng trước tòa là vi phạm quyền của họ.”

Nhiều người trong nhóm này được sinh ra trong các trại tị nạn trước khi tới Mỹ. Luật sư Zhao cho biết thậm chí trong số này có những người chưa từng đặt chân tới Campuchia bao giờ.

Tối thứ sáu tuần trước, thẩm phán Cormac Carney ở Santa Ana, California, ra lệnh tạm thời đình hoãn trục xuất họ trong khi hồ sơ tranh tụng pháp lý của họ được xem xét.

Hồ sơ tòa án cho thấy khoảng 100 người bị trục xuất đã bị gom lại, giam giữ ở California và Texas kể từ tháng 10 tới nay và được lên lịch trục xuất trong tuần này.

“Đa số họ có quan hệ gia đình chặt chẽ với công dân Mỹ. Họ đã kết hôn, có con cái, nhiều người đang chăm sóc cha mẹ già và là trụ cột tài chính đối với nhiều thân nhân,” luật sư Zhao cho biết.

Christina Soh, phát ngôn nhân cho Nhóm thăng tiến công lý cho người Mỹ gốc Á có trụ sở tại San Francisco, nói với Phnom Penh Post rằng lệnh tạm ngừng trục xuất đã ‘thật sự chặn đứng’ một chuyến bay ở Texas dự trù đưa số này rời khỏi lãnh thổ Mỹ vĩnh viễn.

Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) cho hay có hơn 1900 công dân Campuchia đang sinh sống tại Mỹ đối mặt với lệnh trục xuất chung cuộc, 1412 người trong số này có án hình sự.

Dù Mỹ và Campuchia đã thương lượng về thỏa thuận trục xuất vào năm 2002, nhưng Campuchia trước nay không mặn mà với việc nhận lại công dân của mình, khiến số phận những người bị giam giữ chờ ngày trục xuất trở nên bất định.

Kể từ 2002 tới nay, khoảng 500 người Campuchia đã bị hồi hương.

Năm ngoái, chính phủ Campuchia ngưng nhận người hồi hương viện lý do nhân đạo, khiến quan hệ ngoại giao song phương bị căng thẳng.

Trung tâm Hành động Nguồn lực Đông Nam Á tại Mỹ cho biết năm sau, khoảng 200 người Campuchia sẽ bị trục xuất, con số lớn nhất trong thời gian một năm từ trước tới nay.

https://www.voatiengviet.com/a/my-hoan-truc-xuat-50-nguoi-campuchia-vao-gio-chot-/4169193.html

 

‘Thăng trầm’ trong chính sách áp lực tối đa lên Triều Tiên

Với một tin nhắn trên Twitter vào đầu tháng 1 năm nay rằng “Việc này sẽ không xảy ra!”, ông Donald Trump lúc đó chưa tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ, đã tạo ra một cuộc đối đầu để ngăn Triều Tiên phát triển một phi đạn đạn đạo mang vũ khí hạt nhân có thể bắn tới đất liền nước Mỹ.

Trong cuộc vận động tranh cử Tổng thống, ông Trump làm các nước đồng minh châu Á lo ngại với phương châm ‘Nước Mỹ Trên hết’ đe dọa rút các lực lượng Mỹ ra khỏi Hàn Quốc và Nhật Bản, trừ phi hai nước tăng gia đóng góp quốc phòng và ông bày tỏ mong muốn thương thuyết với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

Áp lực tối đa

Tuy nhiên, sau khi nhậm chức, ông Trump đưa vấn đề chấm dứt đe dọa hạt nhân của Triều Tiên lên ưu tiên hàng đầu của an ninh quốc gia, và áp dụng chiến lược “áp lực tối đa” áp đặt những chế tài mạnh mẽ lên chính phủ Kim Jong Un với mối đe dọa quân sự hậu thuẫn.

“Ông đã nâng cao tất cả những hy vọng về điều ông sẽ làm đối với Triều Tiên. Và nếu ông không làm những điều này thì uy tín ông bị đe dọa nghiêm trọng, ” nhà phân tích John Delury thuộc Trường đại học Yonsei ở Seoul nói.

Trong cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, ông Trump nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ đối với chính sách cứng rắn của ông về Triều Tiên từ một đồng minh châu Á quan trọng.

Vào tháng 2 năm nay, tân Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đến Tokyo và Seoul để tái xác nhận cam kết của Mỹ duy trì sự hiện diện quân sự mạnh mẽ của Mỹ trong vùng, trong khi giảm nhẹ những chỉ trích trước đây của ông Trump về chi phí quốc phòng.

Vào tháng 4, cùng ngày Tổng thống Trump ăn tối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở khu nghỉ mát Mar-a-Lago ở Florida, ông đã ra lệnh đơn phương tấn công bằng phi đạn vào Syria vì nước này bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học chống lại thường dân.

Việc biểu dượng lực lượng quân sự của ông Trump, những người ủng hộ nói, đã gởi một thông điệp cho ông Tập, rằng nếu Trung Quốc không hành động để ngăn chặn những khiêu khích của Triều Tiên, Hoa Kỳ sẽ hành động.

Ngoại trưởng Rex Tillerson lẫn Phó Tổng thống Mike Pence cũng đã đến thăm vùng này, cảnh báo là Hoa Kỳ không loại trừ việc tấn công phủ đầu để hủy diệt mối đe dọa hạt nhân ngày càng tăng của Triều Tiên đối với đất liền Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, Hàn Quốc sau khi luận tội Tổng thống bảo thủ Park Geun-hye đã bầu Tổng thống cấp tiến Moon Jae-in. Ông này mạnh mẽ chống lại việc sử dụng lực lượng quân sự tấn công tại bán đảo Triều Tiên.

Tuy nhiên, ông Moon lại ‘sánh vai’ chặt chẽ với Hoa Kỳ về những hành động ngăn chặn và những chế tài trong khi nỗ lực của ông muốn giảm bớt căng thẳng khu vực bằng giao tiếp và đối thoại bị Triều Tiên bác bỏ.

Trong năm, Ngoại trưởng Rex Tillerson dường như đã dịu giọng, chuyển sang ủng hộ các cuộc thảo luận vô điều kiện với các nhà lãnh đạo Bình Nhưỡng, bỏ đòi hỏi là Triều Tiên phải từ bỏ trước tiên chương trình hạt nhân của nước này.

Thế nhưng, Tổng thống Trump liên tiếp bác bỏ chính sách của ông Tillerson, công khai viết trên Twitter hồi tháng 10 rằng ông Tillerson “mất thì giờ” khi nỗ lực tái tục các cuộc thảo luận với Triều Tiên.

Ông Tillerson sau đó minh định lại lập trường là Triều Tiên chỉ có thể đến bàn hội nghị sau khi ngưng các cuộc thử nghiệm phi đạn và hạt nhân.

Bất chấp những đe dọa của Washington và những chế tài kinh tế gia tăng, Bình Nhưỡng trong năm tiếp tục thử nghiệm phi đạn đạn đạo, cải tiến đáng kể tầm bắn và khả năng kỹ thuật của phi đạn.

Vào tháng Hai, tính cách tàn bạo của chế độ Bình Nhưỡng bộc lộ rõ ràng khi những điệp viên của Triều Tiên bị truy tố với cáo buộc dùng chất độc ám sát Kim Jong Nam, anh trai cùng cha khác mẹ của lãnh tụ Kim Jong Un, tại phi trường Kuala Lumpur ở Malaysia.

Và vào tháng 6, người Mỹ phẫn nộ khi Triều Tiên trả tự do cho sinh viên Mỹ Otto Wambier trong tình trạng bất tỉnh. Wamber bị bắt vào năm 2016 vì đã lấy cắp một bích chương tuyên truyền trong khách sạn, nơi anh ở trọ. Wamber chết không lâu sau khi được trả về Mỹ.

Để đáp trả, quốc hội Mỹ thông qua luật cấm du hành đến Triều Tiên.

https://www.voatiengviet.com/a/thang-tram-trong-chinh-sach-ap-luc-toi-da-len-trieu-tien/4169199.html

 

Trung Quốc kêu gọi Mỹ thăng tiến hòa bình

Trung Quốc kêu gọi Washington thăng tiến “tin cậy chiến lược hỗ tương” trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tiết lộ chiến lược an ninh quốc gia hôm 18/12 mà theo dự kiến sẽ liệt kê Bắc Kinh là đối thủ cạnh tranh.

Chính phủ Trung Quốc chưa thấy phúc trình này nên không thể bình luận được, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói. Tuy nhiên bà nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự hợp tác Mỹ-Trung.

Các giới chức Mỹ ngày 17/12 cho báo giới biết phúc trình sẽ xem các nước như là những nước cạnh tranh và giảm nhẹ những thỏa thuận đa quốc. Các giới chức cho hay phúc trình này liệt kê Trung Quốc là một “nước cạnh tranh chiến lược.’

Trong văn kiện này, ông Trump dự kiến cũng sẽ đề cập tới những đe dọa mà ông gọi là của những “chế độ bất hảo” như Triều Tiên và các cường quốc muốn thay đổi nguyên trạng như Nga trong hành động với Ukraine và Georgia và Trung Quốc trong những hoạt động tại Biển Đông.

https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-keu-goi-my-thang-tien-hoa-bnh/4169168.html

 

Trump: Mỹ phải giải quyết thách thức hạt nhân Triều Tiên

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18/12 hé lộ chiến lược an ninh quốc gia mới, kêu gọi Pakistan có hành động quyết định chống khủng bố và tuyên bố rằng Washington phải giải quyết thách thức từ chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Trong bài diễn văn đề cập đến nhiều vấn đề, ông Trump cho biết chiến lược an ninh của ông lần đầu tiên đề cập đến an ninh kinh tế và sẽ bao gồm việc xây dựng lại cơ sở hạ tầng Mỹ cùng bức tường rào dọc biên giới phía Nam.

Tổng thống Trump nói Mỹ muốn Pakistan có hành động quyết định chống lại chủ nghĩa cực đoan và rằng Washington không còn sự lựa chọn nào khác mà phải giải quyết thách thức từ Triều Tiên.

Ông Trump cho biết sách lược an ninh của ông cũng sẽ chấm dứt giới hạn chi tiêu quốc phòng, nhưng không nêu rõ liệu ông có tham khảo với Quốc hội về một dự luật khả dĩ để bỏ các mức trần đã lập trong luật ngân sách 2013 hay chưa.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-noi-my-phai-giai-quyet-thach-thuc-hat-nhan-trieu-tien-/4169081.html

 

LHQ kêu gọi Mỹ rút tuyên bố về Jerusalem, Mỹ phủ quyết

Chỉ một mình Hoa Kỳ chống lại lời kêu gọi của Hội đồng Bảo An hôm 18/12 rằng Washington nên rút lại tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.

14 thành viên còn lại của Hội đồng bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết do Ai Cập soạn thảo nói rằng quyết định mới đây liên quan đến tình trạng của Jerusalem là điều hết sức đáng tiếc.

Tháng này, Tổng thống Mỹ Donald Trump đột ngột đảo ngược chính sách nhiều chục năm nay của Hoa Kỳ khi tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, gây thịnh nộ cho người Palestine, thế giới Ả Rập, và khiến các đồng minh phương Tây của Mỹ quan ngại. Ông Trump cũng tính dời đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv về Jerusalem.

Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc, Nikki Haley, nói “Những gì đang diễn ra tại Hội đồng Bảo An là một sự xúc phạm, sẽ không bao giờ quên.”

Bà Heley cho hay phủ quyết lời kêu gọi của Liên hiệp quốc hôm nay cũng là lần đầu tiên Mỹ làm như vậy trong hơn 6 năm nay.

“Sự phủ quyết để bảo vệ chủ quyền nước Mỹ và bảo vệ vai trò của Mỹ trong tiến trình hòa bình Trung Đông không phải là điều gây xấu hổ cho chúng tôi mà là một sự xấu hổ đối với những thành viên còn lại trong Hội đồng Bảo An,” bà Haley nhấn mạnh.

Dự thảo nghị quyết của Liên hiệp quốc nói “bất kỳ quyết định và hành động nào nhằm thay đổi tính chất, tình trạng hay sự cấu thành địa lý của thành phố Jerusalem linh thiêng không có hiệu lực pháp lý, vô giá trị, vô ích, và phải được hủy bỏ tuân thủ các nghị quyết liên hệ của Hội đồng Bảo an.”

Dự thảo nghị quyết của Liên hiệp quốc cũng kêu gọi tất cả các nước tránh thiết lập phái bộ ngoại giao ở Jerulalem.

Trong một video tải lên Facebook, Thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu, ngỏ lời cảm ơn ông Trump và đại sứ Haley về hành động phủ quyết hôm nay.

Israel xem Jerusalem là thủ đô của họ và muốn đại sứ quán các nước đặt tại đây. Người Palestine muốn thủ đô của một nhà nước Palestine độc lập trong tương lai đặt tại phía Đông Jerusalem, nơi bị Israel chiếm đóng từ cuộc chiến năm 1967 và sáp nhập, một động thái chưa từng được quốc tế công nhận.

Sau khi Mỹ phủ quyết, Bộ Ngoại giao Ai Cập cho biết các nước Ả Rập sẽ họp để đánh gia tình hình và quyết định các bước tiếp theo.

Theo Reuters

https://www.voatiengviet.com/a/lien-hiep-quoc-keu-goi-my-rut-tuyen-bo-ve-jerusalem-my-phu-quyet-/4169070.html

 

Thêm 3 phi hành gia tới Trạm Không gian Quốc tế

Tàu vũ trụ Soyuz MS-07 đưa thêm 3 phi hành gia lên Trạm Không gia Quốc tế.

Phi hành gia Scott Tingle của NASA, Anton Shkaplerov của Roscosmos và Norishige Kanai của Cơ quan Thám hiểm Không gian Nhật Bản – được phóng lên hôm 17/12 từ Sân bay Vũ trụ Baikonur thuộc Kazakhstan.

Họ sẽ được phi hành gia Nga Alexander Misurkin hai phi hành gia Mỹ — Mark Vande Hei và Joe Acaba — chào đón trên trạm không gian.

Ba phi hành gia Tingle, Shkaplerov và Kanai dự trù sẽ trở lại trái đất vào tháng 4 năm tới.

Trạm Không gian Quốc tế là một ví dụ hiếm hoi về sự hợp tác giữa Hoa Kỳ với Nga.

https://www.voatiengviet.com/a/them-ba-phi-hanh-gia-toi-tram-khong-gian-quoc-te/4169085.html

 

Nhật sẽ mua 2 hệ thống chống tên lửa của Mỹ

Nhật Bản sẽ mua một hệ thống phòng thủ tên lửa trên bộ do Hoa Kỳ sản xuất để đối phó với mối nguy từ Triều Tiên mà Nhật cho là đang tăng nhanh.

Nội các của Thủ tướng Shinzo Abe đã thông qua một kế hoạch hôm thứ Ba 19/12 để mua 2 hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis Ashore với mức giá gần 2 tỷ USD.

Hệ thống Aegis Ashore mới, giống với phiên bản trên biển được triển khai trên các tàu chiến Nhật, có nhiều khả năng sẽ không đi vào hoạt động đầy đủ cho đến năm 2023.

Các quan chức quốc phòng Nhật Bản cũng cân nhắc mua Hệ thống Phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD), một hệ thống phòng thủ tên lửa khác của Mỹ, nhưng rốt cuộc đã chọn Aegis Ashore do giá cả vừa túi tiền hơn.

Một thông báo của nội các Nhật ngay sau khi thông qua kế hoạch cho biết, Nhật Bản cần gấp rút nâng cấp khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo của mình trước mối đe dọa “trước mắt” do các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Bình Nhưỡng đặt ra.

Vào cuối tháng trước, Triều Tiên đã bắn thử nghiệm một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới có khả năng bắn tới tận miền đông của lục địa Hoa Kỳ.

Tokyo cũng đang có kế hoạch mua các tên lửa hành trình tầm xa do Hoa Kỳ sản xuất – một quyết định có thể gây nhiều tranh cãi bởi vì Hiến pháp chủ hoà của Nhật Bản sau Thế chiến thứ 2 tuyên bố từ bỏ quyền phát động chiến tranh.

https://www.voatiengviet.com/a/nhat-se-mua-2-he-thong-chong-ten-lua-cua-my/4170167.html

 

Đại học Trung Quốc cấm mừng Giáng sinh

Một trường đại học của Trung Quốc cấm các sinh hoạt mừng Lễ Giáng sinh với mục đích giúp những người trẻ tuổi kháng cự lại “sự gặm mòn của văn hóa tôn giáo phương Tây.”

Theo Hoàn cầu Thời báo và tờ Telegraph, Đoàn Thanh niên Cộng sản của trường Đại học Y dược Thẩm Dương, ở vùng đông bắc Trung Quốc, đăng thông báo trên mạng cho sinh viên biết rằng lệnh cấm này có mục đích giúp họ phát triển “sự tự tin vào văn hóa” của chính họ.

Thông báo viết: “Trong những năm gần đây, do bị ảnh hưởng của văn hóa phương Tây và các hoạt động thương mại cá nhân cũng như ý kiến sai trái của công chúng được phát tán trên internet, một số người trẻ tuổi đã cảm thấy phấn khích một cách mù quáng về những ngày lễ của phương Tây, đặc biệt những ngày lễ như đêm trước Giáng Sinh và ngày Giáng sinh.”

Theo thông báo này, đoàn của sinh viên – một nhánh của thành đoàn trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, không được phép tổ chức các hoạt động liên quan đến Giáng sinh.

Lệnh cấm được áp dụng để “hướng dẫn các thành viên của hội đoàn xây dựng sự tự tin văn hóa, chống lại sự gặm mòn của văn hóa tôn giáo phương Tây,” theo thông báo của trường đại học ở Thẩm Dương.

Giáng sinh không phải là quốc lễ ở Trung Quốc và không có nhiều người hiểu ý nghĩa truyền thống hay nguồn gốc tôn giáo của nó.

Tuy nhiên, Giáng sinh đang ngày càng trở nên phổ biến trong các gia đình giàu có ở các thành phố lớn của Trung Quốc.

“Hãy cố gắng là những đứa con xuất sắc của bố mẹ Trung Hoa, đừng theo những ngày lễ phương Tây hào nhoáng.”

Khẩu hiệu của trường Đại học Tây-Bắc ở Thiên Tân

Cách đây 3 năm, Khoa các môn học hiện đại của Trường Đại học Tây-Bắc ở tỉnh Thiên Tân ở miền bắc Trung Quốc cũng cấm sinh viên mừng lễ Giáng sinh.

Các biểu ngữ được treo khắp khuôn viên trường học với những câu như “Hãy cố gắng là những đứa con xuất sắc của bố mẹ Trung Hoa, đừng theo những ngày lễ phương Tây hào nhoáng” và “Hãy kháng cự lại sự bành trướng của văn hóa phương Tây.”

Tờ Telegraph trích lời một sinh viên nói với Beijing News rằng họ sẽ bị trừng phạt nếu họ không tham dự một buổi chiếu bắt buộc dài 3 tiếng đồng hồ các bộ phim tuyên truyền cho chủ nghĩa Cộng sản. Các giáo viên đứng xung quanh để cản sinh viên, không cho rời buổi chiếu phim.

“Chúng tôi không làm gì được cả, chúng tôi không thể bỏ trốn,” sinh viên này cho tờ báo biết.

Ôn Châu, một thành phố của tỉnh Chiết Giang giàu có ở miền Đông Trung Quốc, cấm mọi hoạt động mừng Giáng sinh ở các trường học và trường mầm non, theo Tân Hoa Xã.

Một số học giả Trung Quốc phàn nàn về các nỗ lực siết chặt tư tưởng kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc cách đây 5 năm.

https://www.voatiengviet.com/a/dai-hoc-trung-quoc-cam-mung-giang-sinh/4169890.html

 

LHQ thúc đẩy hợp tác quốc tế về di dân

Vào Ngày Di dân Quốc tế, Liên hiệp quốc kêu gọi hợp tác trong việc quản lý di dân để đảm bảo là những quyền lợi của di dân được phân phối sâu rộng nhất, và nhân quyền của những người liên hệ được bảo vệ như được ghi nhận trong Nghị trình Phát triển Bền vững 2030.

“Những bằng chứng mạnh mẽ nhất cho thấy di dân tạo ra những lợi ích kinh tế, xã hội và văn hóa cho các xã hội ở khắp mọi nơi,” Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres nói trong một thông điệp kỷ niệm Ngày Quốc tế Di dân 18/12 hàng năm.

Ông nói tiếp “Tuy nhiên thù ghét đối với di dân tiếc thay đang ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Đoàn kết với di dân chưa bao giờ cấp thiết như bây giờ.”

Về phần mình, ông Tổng giám đốc Tổ chức Di dân Quốc tế (IOM) William Lacy Swing kêu gọi khẩn cấp bảo vệ an toàn cho di dân trong một thế giới đang tiến triển, vốn cũng là chủ đề của Ngày Di dân Quốc tế 2017.

Ông Swing gọi di dân là một thực tế của con người cần phải được quản lý, chớ không phải là một vấn đề cần giải quyết khi ông nhấn mạnh đến những lợi ích của Ảnh hưởng Toàn cầu Đối với Di dân, văn kiện dự kiến sẽ được chấp thuận vào cuối năm 2018 một khi việc thương thuyết giữa các thành viên Liên hiệp quốc kết thúc.

Ông nhấn mạnh đến sự cần thiết phải trợ giúp di dân và nói rằng “Nếu chúng ta không tìm ra một giải pháp, những kẻ chuyển lậu người sẽ làm việc này cho chúng ta, với những mất mát lớn lao về sinh mạng và tài sản của xã hội.”

Gọi di dân là “một hiện tượng toàn cầu được thúc đẩy bởi nhiều lực lượng,” bà Audrey Azoulay, Tổng giám đốc UNESCO nói: “UNESCO đang hành động để tăng tiến những cam kết liên hệ đến di dân trong Nghị trình Phát triển Bền vững 2030.” Bà nói thêm cơ quan này kết hợp với các đối tác Liên hiệp quốc để hình thành một ảnh hưởng toàn cầu về an toàn, trật tự cho di dân.

Các chuyên gia nhân quyền Liên hiệp quốc nói: “Các nước có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc quảng bá những nhận xét tích cực về di dân trong công chúng bằng cách sử dụng và quảng bá các nhận định tích cực và đưa ra những dữ kiện và các cuộc nghiên cứu trong đó có sự đóng góp của di dân đối với xã hội.”

(Nguồn UN News Centre)

https://www.voatiengviet.com/a/lhq-thuc-day-hop-tac-quoc-te-ve-di-dan/4169620.html

 

Trung Quốc bị một thất bại

trong mưu toan thao túng chính trường Úc ?

Mai Vân

Ngày thứ Bảy, 16/12/2017 vừa qua, một cuộc bầu cử bổ sung vào Hạ Viện đã diễn ra tại thành phố Bennelong, bang New South Wales ở Úc, với kết quả là ứng viên đảng Tự Do đang cầm quyền John Alexander giành chiến thắng trước bà Kristina Keneally, ứng viên của đảng Lao Động.

Trong bối cảnh tranh cãi đang nổi lên giữa Bắc Kinh với chính quyền của thủ tướng Michael Turnbull về những lời tố cáo Trung Quốc mưu toan lũng đoạn đời sống chính trị Úc, cuộc bỏ phiếu tại Bennelong đã thu hút sự chú ý vì đây là một đơn vị bầu cử có đến hơn 20% cử tri là người gốc Hoa, nên được cho là rất dễ bị Trung Quốc tác động.

Trong một bài viết trước cuộc bỏ phiếu, nhật báo Úc tờ Sydney Morning Herald đã ghi nhận một sự kiện có thể làm tăng thêm mối nghi ngờ về việc Bắc Kinh thực sự muốn xen vào nội tình nước Úc: Đó là sự tồn tại của một « Lá thư bí ẩn kêu gọi người Úc gốc Hoa “hạ bệ” chính quyền Turnbull ». Theo tờ báo, đây là một lá thư ngỏ với giọng điệu giận dữ, kêu gọi người Úc gốc Hoa hạ gục « đảng Tự Do cực hữu đang cầm quyền » bằng cách tẩy chay ứng cử viên đảng này là ông John Alexander, và dồn phiếu cho đối thủ của ông là bà Kristina Keneally, ứng viên của đảng Lao Động.

Yếu tố khiến người ta nghi ngờ rằng đây là một lời kêu gọi do Bắc Kinh xúi giục là sự kiện bức thư dài khoảng 1700 từ, ký tên « Một nhóm Hoa Kiều xem Úc là nhà của mình », đã được một người bị cho là đã tiếp xúc với cơ quan phụ trách hoạt động hải ngoại của đảng Cộng Sản Trung Quốc, phổ biến trên mạng.

Lá thư có đoạn : « Khi nhìn lại đảng Tự Do, chúng tôi thấy là đảng này đã hoàn toàn khác so với trước đây. Bây giờ đó là một đảng cực hữu cầm quyền và chống Trung Quốc, chống người Trung Quốc, chống người nhập cư gốc Hoa và sinh viên quốc tế người Hoa… Vì lợi ích của người Hoa hãy vận động, chia sẻ thông điệp này và sử dụng lá phiếu trong tay để hạ bệ  đảng Tự Do cầm quyền cực hữu này ».

Lá thư ngỏ còn tố cáo đảng Tự Do là đã có thái độ « thù nghịch » trên vấn đề Biển Đông, phá vỡ sự tin tưởng lẫn nhau giữa Úc và Trung Quốc, và không ngần ngại đe dọa : « Nếu tình hữu nghị Úc–Trung có vấn đề, thương mại giữa hai bên sẽ suy giảm ».

Dù không biết ai là tác giả, nhưng theo tờ báo Úc, bức thư đã được Ngạn Trạch Hoa (Yan Zehua), một công dân Úc sống ở Sydney đưa lên mạng xã hội Trung Quốc Wechat. Nhân vật này là phó chủ tịch hội Thống Nhất Hòa Bình Trung Quốc tại Úc, một tổ chức cho đến gần đây vẫn được Hoàng Hướng Mặc (Huang Xiangmo), một ty’ phú người Hoa nhiều tai tiếng, tài trợ và điều hành.

Hiệp hội này cũng có liên quan đến một hiệp hội tương tự ở Trung Quốc do các quan chức thuộc ban Mặt Trận Thống Nhất của đảng Cộng Sản Trung Quốc lãnh đạo. Đây là ban đặc trách xây dựng ảnh hưởng Trung Quốc ở hải ngoại.

Ông Ngạn Trạch Hoa đã gặp một quan chức của ban này hồi tháng 10 vừa qua. Theo một bản tin trên trang mạng của chính quyền Thượng Hải, nhân một cuộc họp vào năm 2012 với các viên chức của ban Mặt Trận Thống Nhất, ông Ngạn Trạch Hoa đã được yêu cầu là phải sử dụng tổ chức Hoa Kiều của ông là Câu Lạc Bộ Hữu Nghị Úc-Thượng Hải, để thắt chặt quan hệ giữa người Úc gốc Hoa với Trung Quốc và cổ vũ cho tình hữu nghị Úc–Trung. Một bản báo cáo của Liên Hội Kinh Doanh Thượng Hải cũng cho biết là nhân vật này cũng nằm trong phái đoàn của hội Thống Nhất Hòa Bình Trung Quốc tại Úc tiếp xúc với các quan chức Mặt Trận Thống Nhất vào năm 2013.

Trả lời hãng truyền thông Úc Fairfax Media, thoạt đầu ông Ngạn Trạch Hoa đã phủ nhận việc ông đã tiếp xúc với các quan chức thuộc ban Mặt Trận Thống Nhất Trung Quốc, nhưng sau đó đã thừa nhận rằng « có thể » là ông đã gặp một số người nhân các sự kiện tổ chức ở Úc và Thượng Hải. Thế nhưng ông khẳng định : « Đấy không có gì là quan trọng, không phải là một vấn đề. »

Về cuộc bỏ phiếu, một người Hoa ở Sydney quen biết với ông Ngạn Trạch Hoa đã xác nhận rằng các hiệp hội người Hoa ở Bennelong đã nỗ lực vận động người gốc Hoa bỏ phiếu cho bà Keneally. Theo nguồn tin này thì « Các hiệp hội đó rất thân cận với cơ quan đặc trách người Hoa hải ngoại của chính phủ Trung Quốc »

Theo The Sydney Morning Herald, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã mô tả ban Mặt Trận Thống Nhất như là một « vũ khí kỳ diệu » và tầm quan trọng của cơ quan bí mật này trong đảng Cộng Sản Trung Quốc đã được nâng cao sau lời nhấn mạnh đó trên nhiệm vụ, trong đó có những hoạt động nhằm tăng cường ảnh hưởng Trung Quốc ở hải ngoại.

Bức thư dường như đã phản ánh quan hệ ngày càng căng thẳng hơn giữa hai chính quyền Bắc Kinh và Canberra từ khi khi Úc bắt đầu hành động chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc tại Úc.

Lá thư chống đảng Tự Do Úc được tung ra sau khi thủ tướng Malcolm Turnbull tuyên bố quan ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc tại Úc và thông báo luật mới dựa trên quy định đối với các tác nhân ngoại quốc của Mỹ. Một dấu hiệu khác là vụ thượng nghị sĩ đầy thế lực Sam Dastyari của đảng Lao Động phải từ nhiệm sau những tiết lộ về quan hệ gần gũi của ông với những nhà tài trợ người Úc gốc Hoa.

Sau khi Nhân Dân Nhật Báo Trung Quốc ngày 11/12 chỉ trích gay gắt chính quyền Úc, cho rằng Canberra và truyền thông Úc đã có thái độ kỳ thị chủng tộc khi cáo buộc Trung Quốc, truyền thông Hoa ngữ tại Úc đã thay đổi hẳn giọng điệu về cuộc bầu cử ở Bennelong, một thay đổi mang ý nghĩa quan trọng vì Bennelong có tỷ lệ người Úc gốc Hoa cao nhất nước Úc.

Đảng Lao Động đã xác định rằng họ không biết gì về bức thư, về tác giả hay người loan tải là ông Ngạn Trạch Hoa. Tổng thư ký của đảng Lao Động tại bang New South Wales thì cho rằng chính các quan diểm bài Trung Quốc của ông Turnbull đã làm cho cộng đồng người Úc gốc Hoa phải cảnh giác ».

Đảng Tự Do vẫn chiến thắng trong cuộc bầu cử

Kết quả cuộc bầu cử ngày 16/12 vừa qua tại Bennelong tuy nhiên vẫn không thuận lợi cho đảng Lao Động. Người gốc Hoa, chiếm 21% dân số của Bennelong, theo cuộc điều tra dân số năm 2016, quả là đã có chuyển hướng bầu cho bà Keneally, nhưng không đủ để đánh bại ông Alexander của đảng Tự Do.

Tờ báo mạng Asia Times tại Hồng Kông vào hôm qua, 18/12, đã có bài phân tích về kết quả cuộc bầu cử mà trong đó « vấn đề Trung Quốc » nổi cộm. Về lá phiếu của người Úc gốc Hoa, Asia Times đã dẫn phân tích của nhật báo Úc The Australian ghi nhận rằng cử tri gốc Hoa phần lớn đã quay sang bầu cho đảng Lao Động.

Các dấu hiệu rõ nhất về hiện tượng này là tại những nơi mà cư dân gốc Hoa đông đảo nhất, tỷ lệ phiếu bầu thêm cho đảng Lao Động so với kỳ bầu cử trước đây thuộc diện cao nhất.

Tại hai vùng ngoại ô Bennelong, nơi mà các cử tri gốc Hoa chiếm đến 34,5% và 32% cư dân, tỷ lệ bầu thêm cho đảng Lao Động lên đến 12% – tăng gấp đôi so với mức bình quân của toàn thành phố là 5%.

Cũng như vậy, trong số 16 phòng phiếu mà tỷ lệ phiếu bầu thêm cho đảng Lao Động cao hơn mức trung bình, lượng cử tri gốc Hoa chiếm hơn 20% dân số.

Theo Asia Times, điều đó chứng tỏ là lập luận chống Trung Quốc của chính quyền Úc không thu hút được thành phần cử tri gốc Hoa. Câu hỏi đặt ra là liệu quan điểm đó có thu hút các thành phần cử tri khác tại Úc hay không. Câu trả lời sẽ được thấy trong cuộc tổng tuyển cử tới đây.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20171219-trung-quoc-bi-mot-that-bai-trong-muu-toan-thao-tung-chinh-truong-uc

 

Pháp và Syria khẩu chiến sau hòa đàm Genève

Thùy Dương

Hôm qua 18/12/2017, tổng thống Syria Bachar al-Assad gay gắt chỉ trích chính phủ Pháp, cáo cuộc Paris « ủng hộ khủng bố » và tuyên bố Pháp « không có quyền nói tới hòa bình tại Syria ».

Phát biểu trên của tổng thống Syria Bachar al-Assad được đưa ra trong bối cảnh cách đây vài ngày, chính quyền Paris chỉ trích là chế độ Damas đã « phá rối » hòa đàm Genève hôm thứ Năm 14/12/2017. Theo ông Assad, Pháp đã đi đầu trong việc ủng hộ khủng bố tại Syria ngay từ những ngày đầu nổ khủng hoảng tại nước này, ám chỉ việc Paris ủng hộ phe nổi dậy chống chính phủ Syria mà chế độ Damas gọi là « quân khủng bố ».

Chính vì thế, theo tổng thống Syria, « Paris không có quyền đánh giá về hòa đàm Genève ». Ông Assad còn phát biểu : « Những ai ủng hộ khủng bố không có quyền nói tới hòa bình và không có quyền can dự vào công việc của Syria ».

Những phát biểu của tổng thống Syria đã khiến Paris nổi giận. Trong chuyến công du Washington, ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian nhấn mạnh là chế độ Damas không có tư cách « rao giảng », « răn dạy » Paris : « Khi một người đã dành thời gian để tàn sát dân chúng, thì ông ta lẽ ra cũng phải tỏ ra thận trọng hơn một chút (…) Ông Bachar al-Assad dường như không có thực quyền để khẳng định một quan điểm chính trị chừng nào ông ta còn phụ thuộc vào Nga và Iran ».

Ngoại trưởng Pháp cũng nhắc lại vai trò của Paris, rằng Pháp « ngay từ đầu đã tham gia liên quân chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo ».

http://vi.rfi.fr/phap/20171219-phap-va-syria-khau-chien-sau-hoa-dam-geneve

 

Nga rút quân khỏi một điểm giám sát lệnh hưu chiến

ở Donbass, Ukraina lo ngại

Thùy Dương

Trong những ngày qua, các vụ đụng độ giữa quân đội Ukraina và phe ly khai thân Nga không ngừng tăng ở vùng Donbass, miền đông Ukraina. Hôm chủ nhật 17/12/2017, 3 quân nhân Ukraina thiệt mạng. Hôm qua 18/12, một khu vực sinh sống của dân thường bị pháo kích. Và đặc biệt, cũng trong ngày hôm qua, Nga quyết định rút quân khỏi Trung tâm giám sát và phối hợp thực thi lệnh hưu chiến ở vùng Donbass. Động thái này khiến Ukraina lo ngại.

Từ Kiev, thông tín viên RFI Stéphane Siohan giải thích :

Trung tâm giám sát và phối hợp thực thi lệnh hưu chiến được thành lập vào cuối năm 2014, trong khuôn khổ thỏa thuận Minsk đầu tiên để ngăn chặn mọi nguy cơ leo thang xung đột giữa quân đội Ukraina và phe ly khai thân Nga.

Nguyên tắc hoạt động của Trung tâm khá đơn giản và gây nhiều ngạc nhiên : hai viên tướng, một của Ukraina và người kia là của Nga cùng làm việc trong một khu nhà điều dưỡng tại một thành phố nhỏ của Ukraina và nằm sát chiến tuyến. Họ trao đổi với nhau hàng ngày để làm giảm các trở ngại liên quan đến việc thực hiện lệnh hưu chiến.

Trung tâm hoạt động tạm ổn : người ta đánh giá rằng, trong hai năm qua, số vụ pháo kích trong khu vục đã giảm 40%. Tuy nhiên, hôm qua, Matxcơva cáo buộc Ukraina « thiếu tôn trọng » nên đã quyết định rút các sĩ quan của Nga về. Còn chính quyền Ukraina lại tố cáo Matxcơva chơi trò hai mặt : vừa là quan sát viên, vừa tham chiến.

Tình hình này gây lo ngại và báo trước một mùa đông khó khăn, trong bối cảnh từ đầu tháng 12 đến nay các vụ xung đột đã khiến 17 người chết và 37 người bị thương.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171219-nga-rut-quan-khoi-mot-chot-quan-su-chung-o-donbass-ukraina-lo-ngai

 

Trung Quốc :

10 án tử hình trong phiên xử giữa sân vận động

Anh Vũ

Theo AFP, hôm qua, 18/12/2017, một phiên toà được tổ chức giữa một sân vận động thành phố Lục Phong (Lufeng) tỉnh Quảng Đông, phía nam Trung Quốc, trước sự chứng kiến của hàng ngàn người và đã tuyên 10 án tử hình. Các bị cáo bị thi hành án ngay sau khi lĩnh án.

Trước đó bốn ngày, người dân địa phương đã được thông báo mời dự phiên toà qua một thông cáo đăng trên mạng xã hội. Đúng ngày xử án hôm qua, hàng ngàn người đã có mặt tại sân vận động, trong đó có cả nhiều học sinh sinh viên mặc đồng phục. Rất đông người có mặt trên sân vận động đã dùng điện thoại ghi hình phiên xử án.

Một vidéo đăng tải trên mạng internet cho thấy 10 bị cáo được đưa lần lượt lên trên một bục gỗ được dựng ngay trên đường chạy điền kinh của sân vận động. Phiên xử diễn ra công khai trước dân chúng. Cuối cùng toà đã tuyên tất cả 10 án tử hình, trong đó 7 bị cáo bị buộc tội buôn ma tuý, 3 bị kết tội giết người.

Tuy nhiên, việc chính quyền tỉnh Quảng Đông tổ chức phiên toà như buổi biểu diễn đã bị chính truyền thông chính thức Trung Quốc phê phán.

Nhật báo Tin tức Bắc Kinh (Beijing News) bình luận, « người ta có thể tổ chức phiên xử công khai để răn đe tội phạm và để dân chúng yên tâm, nhưng không được vi phạm tính nhân đạo của luật pháp ».

Ngay sau khi bị kết án, 10 tử tù đã bị dẫn giải đi hành quyết. Quyết định thi hành án ngay lập tức của toà cũng bị báo chí chính thức Trung Quốc lên án là tạo ra không khí bi thảm.

Theo tờ Global Times, tại thành phố Lục Phong này, năm 2015 cũng đã diễn ra một phiên toà ngoài trời tương tự, xử các tội phạm buôn bán ma túy trước sự chứng kiến của hàng chục nghìn người.

Theo các tổ chức phi chính phủ bảo vệ nhân quyền, Trung Quốc là nước thi hành nhiều án tử hình nhất thế giới, cho dù bắc Kinh không bao giờ công bố chính thức số án tử hình.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20171219-trung-quoc-10-an-tu-hinh-trong-phien-xu-giua-san-van-dong

 

Thổ Nhĩ Kỳ phát lệnh bắt 106 người

liên quan đến giáo sĩ Gulen

Anh Vũ

Hôm qua, 18/12/2017, phát ngôn viên của cảnh sát Istanbul cho biết chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã phát lệnh bắt giam 106 người có liên quan đến giáo sĩ Fethullah Gulen, đang lưu vong và bị Ankara cáo buộc tổ chức cuộc đảo chính tháng 7/2016 nhưng không thành.

Trong số các nghi can, có 62 người đã bị tạm giam. Họ bị nghi đóng vai trò môi giới với tổ chức của Gulen.

Phát ngôn viên trên cho biết, cảnh sát và cơ quan tình báo đã xác định được các nghi phạm bằng cách lần theo dấu vết các cuộc điện thoại và nhắn tin.

Ankara nhiều lần yêu cầu Hoa Kỳ cho dẫn độ Fethullah Gulen về Thổ Nhĩ Kỳ nhưng không được đáp ứng.

Từ sau vụ đảo chính bất thành ngày 15/07/2016, đã có hơn 50 000 người trong các lực lượng cảnh sát, quân đội hay thậm chí cả các nhà báo và nhân viên trong ngành giáo dục đã bị chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ hoặc bắt giữ, hoặc sa thải.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171219-tho-nhi-ky-phat-lenh-bat-106-nguoi-lien-quan-den-giao-si-gulen