Tin Việt Nam – 14/12/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 14/12/2017

Ba Lan ‘hủy visa’ của bảy người VN do Pháp cấp

Nhà chức trách Jelenia Gora, một tỉnh biên giới Ba Lan đã hủy visa Schengen trong hộ chiếu của bảy công dân Việt Nam vì họ đến Ba Lan tìm việc làm.

Theo trang web của một địa phương vùng biên giới Ba Lan, ba người lớn và bốn trẻ em Việt Nam đến Ba Lan để xin việc làm và giấy tờ cư trú.

Tuy nhiên, họ chỉ có visa được Đại sứ quán Pháp cấp thuộc dạng có thể vào khối Schengen ngắn ngày, và vì thế bị cho là đến Ba Lan “sai mục đích của thị thực”.

Theo bài báo hôm 13/12/2017, trong quá trình kiểm tra xe cộ, nhân viên Cục Biên phòng Ba Lan đã phát hiện ra nhóm người Việt Nam này trên đường đến cư quan chính quyền tỉnh Jelenia Gora để “xin giấy tờ cư trú và giấy phép lao động”.

Bàn tròn thứ Năm: Sức khỏe nền kinh tế và vụ bắt ông Đinh La Thăng

Vì sao người Việt Nam vẫn sang Ba Lan?

Người Việt ở Mỹ: Nếu bị trục xuất, Việt Nam có nhận?

Ba Lan bắt người làm 17 hộ chiếu Việt Nam giả

Phụ nữ Anh bị tù vì đưa 12 người Việt nhập cư lậu

Họ bị coi là vào Ba Lan sai mục đích vì chỉ có visa thăm thân.

Nhà chức trách Ba Lan coi đây là vụ việc mang tính “di dân” và ngay lập tức xóa visa của họ.

Nhóm người Việt Nam này “được yêu cầu rời lãnh thổ Ba Lan” và bị cấm trở lại trong một thời hạn theo quy định.

Hiện không rõ với visa Schengen đã bị hủy, họ sẽ quay về Pháp thế nào để trở lại Việt Nam hay đi đâu tiếp.

Sang Ba Lan ‘nuôi giấy tờ’

Trong các nhóm thảo luận trên mạng xã hội của người Việt Nam ở Đông Âu gần đây xuất hiện nhiều tin tức cho thấy có con số không nhỏ công dân Việt Nam đi từ các nước Tây Âu sang CH Czech và Ba Lan để “nuôi giấy tờ cư trú”.

Cũng có không ít trường hợp từ CH Czech hoặc Slovakia sang Ba Lan để “đăng ký” tìm cách có giấy tờ mà họ tin là hợp lệ để cư trú hoặc làm việc.

Dân Việt trả bao nhiêu để vào lậu nước Anh?

Chủ tiệm người Việt nói về ‘nô lệ hiện đại’

Vẫn lo về giấy cư trú người Việt ở Campuchia

Theo một ước tính của ông Ngô Hoàng Minh, phiên dịch viên cho Bộ Tư pháp Ba Lan, hiện tượng người Việt dùng giấy tờ Schengen để sang sống ở Ba Lan là có thật.

“Tại Ba Lan, hiện có hơn 10 ngàn người vẫn được Sở Ngoại kiều cấp lý thẻ cư trú (ngắn hạn hay dài hạn), khoảng 5 ngàn người đã được cấp quốc tịch Ba Lan, vài ngàn người sử dụng giấy tờ do các quốc gia khác trong Khối Schengen cấp (nhưng được sinh sống ở Ba Lan) và vài ngàn người vẫn chưa có thẻ cư trú ở Ba Lan, tức là vẫn đang sinh sống bất hợp pháp ở quốc gia này,” ông Minh cho biết trong một bài viết cho BBC từ Warsaw hôm 21/09/2017.

Tuy nhiên, theo quy định chung của các nước EU, giấy tờ cư trú và giấy phép việc làm cho công dân nước ngoài EU chỉ có giá trị ở quốc gia cấp giấy.

Đây là quy định chung với mọi công dân các quốc gia ngoài EU, bất kể họ đến từ quốc gia có quan hệ đặc thù thế nào với một nước EU khác.

trong một số trường hợp, công tác kiểm tra thêm có thể dẫn tới việc từ chối không cho người mang visa vào một quốc gia thuộc khối SchengenQuy định của EU

Ví dụ công dân các nước Khối Commonwealth gồm nhiều nược thuộc địa Anh cũ, có thể vào Anh Quốc thăm viếng hoặc lao động nhưng quyền này không chuyển được sang các nước EU còn lại.

Cũng như vậy, tin tức từ Raciborz, Ba Lan trong tháng 11/2017 nói cảnh sát nước này đã bắt bốn công dân Ukraine trên đường đi xe bus từ CH Czech vào Ba Lan vì dùng visa sai quy định.

Dù cả bốn người có visa do lãnh sự quán Ba Lan ở Ukraine cấp, cho họ quyền lao động tại Ba Lan, nhưng qua kiểm tra thì thấy họ sang CH Czech làm việc.

Chính quyền Ba Lan đã hủy ngay visa của ba người đàn ông và một phụ nữ Ukraine này và buộc họ phải nhanh chóng rời Ba Lan về nước.

Cả Ba Lan và CH Czech đều nằm trong khối Schengen cùng 24 nước nữa.

Trang web của EU về khu vực lưu thông tự do theo Hiệp định Schengen ghi rõ rằng đây là dạng visa chỉ để thăm viếng không quá 90 ngày và cho phép quá cảnh ở 26 nước thành viên (Schengen States).

Trang này cũng quy định “trong một số trường hợp, công tác kiểm tra thêm có thể dẫn tới việc từ chối không cho người mang visa vào một quốc gia thuộc khối Schengen”, kể cả khi visa đã được một nước Schengen khác cấp”.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42354134

 

TBT Trọng sẽ ‘dự họp và chỉ đạo chính phủ’

Đây sẽ là lần đầu tiên Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự cuộc họp trực tuyến của Chính phủ với các tỉnh, thành.

Bàn tròn thứ Năm: Sức khỏe nền kinh tế và vụ án Đinh La Thăng

Liệu Đảng có thể tự kiểm soát quyền lực?

Ông Võ Kim Cự bị Đảng ‘kiểm tra’

Khi Tổng Bí thư Đảng CS được dân mến

Vụ ông Thăng: TBT Trọng ‘chọn đúng đối tượng’

‘Mong nhận được chỉ đạo’

Chủ nhiệm, Bộ trưởng Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nói với VTC News rằng Chính phủ đang chờ lịch cụ thể của Tổng Bí thư.

“Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có trân trọng mời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự cuộc họp Chính phủ cuối tháng 12”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng xác nhận.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh: “Tổng Bí thư dành thời gian quan tâm đến cuộc họp Chính phủ tháng 12 thì đó là một sự kiện rất quan trọng.”

Ông Mai Tiến Dũng nói chính phủ mong muốn nhận được chỉ đạo của Tổng Bí thư.

“Chính phủ rất mong muốn nhận được những chỉ đạo của Tổng Bí thư để tạo ra sự chuyển biến, thay đổi trong các cơ quan nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.”

Ông Dũng cũng thông tin phiên họp Chính phủ tháng 12 sẽ được tổ chức công khai, mời rộng rãi các cơ quan báo chí cùng tham dự.

TBT Trọng: ‘Công an phải bảo vệ Đảng’

TBT Trọng: ‘Cách mạng Tháng 10 mãi ngời sáng’

TBT Trọng ra bộ sách về Con đường Đổi mới

VN: Dân sẽ được bầu lãnh đạo Đảng?

Sự kiện này không tránh khỏi tạo nên bình luận về quyền lực dường như ngày càng tăng của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ sau khi được bầu lại tại Đại hội Đảng 12 năm 2016, ông Nguyễn Phú Trọng đã rất nổi bật với các quyết định về nhân sự và chống tham nhũng.

Mới nhất, cựu ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng bị khởi tố và bắt tạm giam – sự kiện chưa từng có tiền lệ.

Khác với thường lệ

Theo nguyên tắc tổ chức và điều hành quốc gia ở nhiều nơi trên thế giới, các nước theo chế độ tổng thống chế (Hoa Kỳ, Philippines, Indonesia) thì tổng thống cũng là ‘người đứng đầu chính phủ’.

Ở cương vị này, tổng thống Donald Trump ở Mỹ, điều hành cuộc họp nội các và giao việc cho các bộ trưởng.

Ở Hàn Quốc, thủ tướng với chức danh chính thức là ‘tổng lý quốc vụ’ thực ra chỉ là trợ lý hành pháp cho tổng thống, người đứng đầu chính phủ (head of government).

Bạn giống Obama hay Putin?

Bà Nguyễn Thị Bình hỏi về ‘số đông Đảng viên’

Hà Nội ‘tăng tổ Đảng’ trong doanh nghiệp tư

Ngược lại, ở các nước có là thể chế quân chủ như Anh, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển, Nhật Bản thì quốc vương chỉ có vai trò tượng trưng và thủ tướng là người điều hành chỉ đạo mọi công việc của nhà nước.

Nhưng ở các nước có cả hai chức danh thủ tướng và tổng thống thì nguyên thủ quốc gia không chủ trì họp chính phủ vì đó là việc của thủ tướng.

Việc nguyên thủ quốc gia chủ trì cuộc họp của chính phủ không phải là chuyện bình thường ở quốc gia vẫn có chức danh thủ tướng.

Thường thì tổng thống chỉ chủ trì họp chính phủ khi có sự kiện gì đặc biệt hoặc muốn giám sát công việc của nội các.

Ví dụ như ở Liên bang Nga, việc này phải được thông báo trên trang web của Điện Kremlin.

Một thông báo như thế, nói cụ thể về ngày 19/07/2017 rằng “Trong ngày này Tổng thống sẽ chủ trì cuộc họp của chính phủ về vấn đề đưa công nghệ thông tin vào dịch vụ y tế và thuốc men.”

Cũng tương tự, hồi tháng 2/2016, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoaan đã chủ trì cuộc họp của chính phủ hôm 22/02, vài ngày sau vụ đánh bom 17/02 ở Ankara, làm chết 28 người.

Tuy thế, các báo thuộc phái tự do ở Thổ Nhĩ Kỳ phê phán rằng ông Erdogan lấn quyền của Thủ tướng Ahmet Davutoğlu, và là dấu hiệu “cầm quyền độc đoán”.

Cả hai tổng thống tiền nhiệm ở Thổ Nhĩ Kỳ, Ahmet Necdet Sezer và Abdullah Gül -đều chưa hề chủ trì họp của chính phủ.

Khi ‘Trung Hoa mộng’ gặp ‘Nước Mỹ vĩ đại’

Putin tại Việt Nam: Sự hiện diện đa nghĩa

Bầu cử Nga: Putin lại tranh cử tổng thống

Riêng tại một số quốc gia còn lại theo mô hình có một đảng cộng sản lãnh đạo, báo chí quốc tế chú ý đến một xu hướng như ở Trung Quốc là ông Tập Cận Bình trở thành ‘chủ tịch của đủ mọi thứ’.

Theo New York Times, ông Tập ngoài ba chức to nhất là Tổng bí thư Đảng, Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân ủy Trung ương, còn nắm hơn 10 chức vụ, gồm cả chủ tịch nhóm công tác về an toàn mạng internet, ban điều hành về Đài Loan…

Các cấp lãnh đạo Đảng kiểm tra, giám sát; chỉ đạo, theo dõi và tham mưu với bộ máy nhà nướcTạp chí Cộng sản

Trang The Economist thì trích lời nhà nghiên cứu Úc, Geremie Barmé, nói một cách hình ảnh rằng ông Tập không còn là CEO của China Inc. mà là COE, ‘chairman of everything’ (chủ tịch của tất cả mọi thứ).

Còn tại Việt Nam, Đảng Cộng sản đang ngày càng đi vào giám sát và chỉ đạo trực tiếp hoạt động của bộ máy.

Một bài trên Tạp chí Cộng sản (12/09/2017) nói rằng “nhiều nhiệm vụ được Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao đột xuất với yêu cầu ngày càng cao, phải hoàn thành trong thời gian ngắn, có tác động cả hệ thống chính trị”.

Vì thế, không cần phải chờ đến các hội nghị trung ương hay Đại hội Đảng CSVN tới mà ngay bây giờ, các cấp cao nhất của đảng này đang “kiểm tra, giám sát; chỉ đạo, theo dõi và tham mưu” một cách toàn diện bộ máy chính quyền ở Việt Nam.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42326545

 

‘Luật sư nổi tiếng’ bào chữa cho ông Đinh La Thăng

Ông Phan Trung Hoài được cơ quan điều tra cấp giấy chứng nhận luật sư bào chữa cho thân chủ Đinh La Thăng.

Cựu ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng bị bắt ngày 8/12 vì cuộc điều tra ngành dầu khí liên quan thời kỳ ông là chủ tịch Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN).

Bàn tròn thứ Năm: Sức khỏe nền kinh tế và vụ bắt ông Đinh La Thăng

Lãnh đạo ngành cao su Việt Nam bị khởi tố

24 sếp PVN bị khởi tố tạo ‘chuyện không vui’?

Vụ ông Thăng: TBT Trọng ‘chọn đúng đối tượng’

Truyền thông Việt Nam cho hay luật sư Phan Trung Hoài, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, được ông Đinh La Thăng mời, cùng một luật sư khác chưa được nêu tên.

Ông Hoài được báo Pháp luật TPHCM dẫn lời: “Chỉ trong vòng hai ngày tôi đã được cấp giấy chứng nhận bào chữa trong khi theo luật là ba ngày cơ quan điều tra mới trả lời về việc có cấp hay không cấp.”

“Theo tôi đánh giá đây là vụ việc phức tạp nhưng cơ quan điều tra đã tạo điều kiện hết sức để cá nhân tôi có thể bảo vệ tốt nhất cho ông Đinh La Thăng.”

Luật sư Hoài, sinh năm 1960, có bằng tiến sĩ luật học từ Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Ông là trưởng văn phòng luật sư mang tên ông tại TPHCM.

Luật sư Phan Trung Hoài từng bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh – nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng xây dựng Việt Nam (VNCB). Ông Phạm Công Danh hiện đang chấp hành bản án 30 năm tù liên quan thất thoát 9.000 tỷ đồng tại VNCB giai đoạn 1.

Gần đây ông bào chữa cho bị cáo Võ Mạnh Cường (Giám đốc công ty TNHH Thương mại hàng hải quốc tế H&C) trong vụ xử VN Pharma. Ông Cường bị TAND TP.HCM xử phạt 12 năm tù về tội buôn lậu trong vụ án VN Pharma.

Ông cũng từng tham gia bào chữa trong vụ Hà Văn Thắm và đồng phạm, vụ án Giang Kim Đạt và đồng phạm, và vụ Minh Phụng – EPCO.

Năm 2012 ông Hoài bào chữa miễn phí cho nguyên phóng viên Hoàng Khương của báo Tuổi Trẻ, người sau đó bị tòa ở TPHCM tuyên 4 năm tù về tội “Đưa hối lộ”.

Bộ Công an Việt Nam khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Đinh La Thăng để điều tra về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Vụ án liên quan thời kỳ ông Thăng là chủ tịch hội đồng quản trị (sau này là hội đồng thành viên) Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN).

Theo báo chí Việt Nam, ông Thăng bị điều tra về hai vụ: thiệt hại 800 tỉ đồng của PVN góp vốn vào OceanBank và vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước tại Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) và Dự án Nhiệt điện Thái Bình 2.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42326547

 

‘Hội Nhà Văn HN không bảo vệ quyền tự do sáng tác’

Nhà văn Thuận nói báo Việt Nam đã diễn giải sai ý bà về nguyên nhân từ chối Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2017.

Lễ trao Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2017 vừa diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Tác phẩm Ngôn Từ của Jean Paul Sartre được trao giải Văn học dịch nhưng hai dịch giả Thuận và Lê Ngọc Mai đã từ chối nhận giải “vì lý do cá nhân”, báo Zing ghi nhận.

Bàn tròn thứ Năm: Sức khỏe nền kinh tế và vụ bắt ông Đinh La Thăng

Kazuo Ishiguro được giải Nobel Văn học‘Tôi từng viết mà không được xuất bản!’

Lê Hồng Hà – Từ bóng tối bước ra đường sáng

Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội tuyên bố từ chức

Tuy vậy, nhà văn Thuận viết trên trang cá nhân: “Tôi từ chối giải thưởng của Hội Nhà Văn Hà Nội vì Hội chưa làm đúng trách nhiệm – bảo vệ quyền tự do sáng tác của các nhà văn”.

“Hôm qua, khi được phỏng vấn nhanh, mình có trả lời rõ ràng như vậy. Bây giờ nhà báo lại bảo vì “lý do cá nhân”. Thôi thì nhờ anh Phây đưa tin hộ.”

Giải này sau đó được trao cho dịch giả Nguyễn Chí Thuật với tiểu thuyết Búp Bê của nhà văn Boleslaw Prus, người Ba Lan.

‘Sổ đen’

Trả lời BBC hôm 13/12, nhà văn Nguyễn Quang Lập: “Tôi không nắm thông tin về vụ này, nhưng nếu nhà văn Thuận từ chối giải thưởng thì chắc chị ấy có lý do chính đáng.”

“Còn về giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội thì theo tôi đó là giải có uy tín hơn cả của Hội Nhà văn Việt Nam.”

“Nhưng tôi chỉ nói đến thời Hội Nhà văn Hà Nội khi còn nhà văn Phạm Xuân Nguyên làm chủ tịch hồi nửa năm trước. Còn sau này thì do ở Sài Gòn nên tôi không nắm tình hình hoạt động của Hội.”

Ông Lập nói thêm: “Nếu nói về quyền tự do sáng tác hay chuyện kiểm duyệt thì đó không phải là vấn đề cá nhân của một tác giả nào, mà tùy từng cuốn mà người ta đối xử thế nào.”

Hành trình nhận thức di sản văn học miền Nam

Nguyễn Thị Thụy Vũ và tâm tình ngày trở lại

Xuân Quỳnh và giải thưởng Hồ Chí Minh

Vì sao Bob Dylan được Nobel Văn học?

“Bản thân tôi cũng có cuốn một, hai năm trời không in được.”

“Riêng nhà văn Thuận thì tôi nghĩ không thuộc diện ‘sổ đen.”

Tuy vậy, ông Lập từ chối nói thêm về những nhà văn nào bị xem là thuộc diện ‘sổ đen.”

Trong cuộc phỏng vấn với BBC hồi tháng Năm, nhà văn Thuận kể về hơn ba năm thương thảo với cơ quan kiểm duyệt Việt Nam để xuất bản được tiểu thuyết Thang Máy Sài Gòn, đã đoạt giải thưởng Sáng tạo của Trung tâm Sách Quốc gia Pháp, do lo ngại cuốn sách làm ảnh hưởng tới quan hệ Hà Nội – Bình Nhưỡng.

Bà chia sẻ, với bà, nỗi sợ lớn nhất là sự tự kiểm duyệt một cách vô thức. “Để cho nghệ thuật sống thì phải có tự do, nghệ thuật mà không có tự do thì là thứ nghệ thuật què quặt”.

Cùng ngày, một nhà văn khác ở TP. HCM đề nghị ẩn danh, nói với BBC:

“Nói một cách nào đó, Hội Nhà văn Hà Nội cũng như Hội Nhà văn Việt Nam có thể bày tỏ thái độ của mình về việc tự do sáng tác. Còn nếu nói họ phải bảo vệ quyền tự do sáng tác của nhà văn, tôi thấy cái này rất… xa vời.”

Vì ai cũng biết các hội đoàn ở Việt Nam chẳng có thực chất gì cả.”

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42334891

 

“Côn đồ” tấn công giáo xứ Đông Kiều,

bắn bị thương một thầy giáo

Tiến Thiện

Từ Nghệ An, người dân giáo xứ Đông Kiều lên tiếng tố cáo bị một số “côn đồ” hành hung vì trang trí hang đá Noel. Một thầy giáo đã bị bắn vào đầu gây thương tích đang phải điều trị.

Sự việc xảy ra tại giáo xứ Đông Kiều, thuộc xã Diễn Mỹ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An vào khoảng 8 giờ tối ngày 13/12/2017.

Chị Trần Thị Oanh, người tại địa phương, chứng kiến sự việc cho biết có mấy nhóm người lạ mặt xông vào khu vực gần nhà thờ giáo xứ Đông Kiều chặt phá các dàn bóng đèn trang trí Noel và tấn công người dân nơi đây.

Nạn nhân bị họ chém là anh Thuận.

Chị Oanh kể lại: “Anh ấy vừa đến ngõ nhà em thì phát hiện hai người đang chặt chém các dàn bóng nháy. Anh ấy dừng xe lại và nói họ thì bị chúng dùng dao chém vào tay anh bị thương, bị chảy máu. Côn đồ còn dùng dao chém vào xe máy của anh ấy. Xe bị bể đèn và bể đàng trước xe. Anh liền chạy vào nhà em khi đó con nít đang tập múa nơi sân gây nên cảnh náo loạn. Anh ấy nói với bố em, khi em chạy ra thì chúng bỏ chạy rồi.”

Không chỉ đập phá, những người này còn sử dụng vũ khí gây sát thương và cả súng để hành sự.

Thầy giáo Liên là nạn nhân tiếp theo khi bị bắn vào đầu.

Chị Oanh tường thuật: “Thầy Liên chỗ làng em, vừa nghe tin chúng chặt đèn liền chạy ra. Thầy bị chúng cầm súng hơi tự chế, bắn vào đầu chảy máu. Hiện tại thì đang ở trạm y tế để băng bó vết thương.”

Những diễn biến này xảy ra khi người dân đang đọc kinh liên gia. Khi trở về thì họ phát hiện ra sự việc. Người dân đã hô hoán lên khi chứng kiến sự việc và gây chấn động xứ đạo trong đêm.

Người dân cũng cho biết những thanh niên này vào khoảng 7:30 đã đến khu vực gần nhà thờ, đòi vào một nhà có đạo để uống rượu. Nhưng vì nhà chỉ có trẻ con nên chủ không cho vào.

Vụ tấn công này được giáo dân Đông Kiều cho là có liên quan việc sáng cùng ngày công an xã Diễn Mỹ và huyện Diễn Châu đã đến ngăn cản các giáo dân ngưng không được dựng hang đá đón Giáng Sinh nơi khuôn viên nhà thờ xứ.

Chị Trần Thị Oanh nói có khoảng 20 công an mặc sắc phục và thường phục đến đọc biên bản và yêu cầu trong vòng 24 giờ nếu không tháo dỡ thì họ sẽ cưỡng chế thi hành.

Chị nói: “Khoảng 20 người cả trai lẫn gái đến. Họ đọc cái giấy nói trong 24 giờ nếu giáo xứ Đông Kiều không gỡ hang đá ra thì sẽ lập biên bản. Và cho rằng giáo xứ Đông Kiều xây dựng trái phép. Người đọc là anh Nguyễn Công Tứ, trưởng đoàn ở xã Diễn Mỹ hay huyện gì đó.”

Người dân đã phản ứng lại việc làm này của nhà cầm quyền vì đây là đất đã được người dân hiến cho giáo xứ và việc làm hang đá Noel thì không vi phạm điều nào cả.

Người dân cho biết công an đã to tiếng quát nạt và giơ súng lên dọa người dân.

Một cư  dân địa phương khác giấu tên kể lại: “Khi chúng em đang tập múa, thấy họ lên tiếp thì chúng em hét lên: vơ làng nước ơi. Chúng em tính chạy đi lên để kêu người dân thì hắn (công an) giơ súng lên để dọa.”

Chúng tôi đã liên hệ điện thoại với anh Thuận và thầy giáo Liên, cũng như công an xã Diễn Mỹ nhưng không có ai trả lời máy.

Cư dân địa phương cũng cho biết liên tiếp thời gian gần đây giáo xứ Đông Kiều và cả linh mục quản xứ bị một nhóm người được cho là thuộc Hội Cờ Đỏ sách nhiễu, đe dọa.

Từ ngày 1 đến 20 tháng 9 vừa qua, tư gia và cơ sở kinh doanh của nhiều gia đình bị côn đồ ném đá, phá hoại tài sản, dùng súng tấn công.

Ngày 20 tháng 9, Linh mục quản xứ Nguyễn Ngọc Ngữ và linh mục Ngô Xuân Kế đã bị hàng trăm người lạ mặt vây lại và xông vào đòi đánh ngay trước cổng ủy ban nhân dân huyện.

Vào ngày 20 tháng 9, những đoàn thể tại xã Diễn Mỹ còn mang cờ đỏ sao vàng, băng rôn, khẩu hiệu đi vào khu vực quanh nhà thờ Đông Kiều gây rối và đòi trục xuất linh mục quản xứ Nguyễn Ngọc Ngữ ra khỏi xã Diễn Mỹ. Những người này còn có nhiều hành vi báng bổ tôn giáo. Họ dùng gạch đá, gậy gộc đạp phá ảnh tượng thánh, đập tượng Đức Mẹ Maria và dùng súng bắn vào bàn thờ của người dân.

Ngay sau những diễn biến này, trên một số trang báo điện tử và mạng xã hội có bài cho rằng những hành động này là phản ứng tự phát của người dân chứ không phải là do nhà cầm quyền chủ ý gây ra.

Trang Thông Tin Chống Phản Động viết “Linh mục Nguyễn Ngọc Ngữ, chánh xứ Đông Kiều thường xuyên có những hành động kích động giáo dân dựng biểu ngữ, lấn chiếm đất công xây dựng trái phép, phát ngôn tục tĩu… đã bị người dân nơi đây dạy cho một bài học.”

Linh mục đoàn giáo hạt Đông Tháp nơi có giáo xứ Đông Kiều đã ra thông cáo phản đối những hành vi vi phạm pháp luật và quyền tự do tôn giáo của người dân và linh mục nơi đây.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/villains-attack-catholic-church-injured-one-teacher-12142017102358.html

 

Năm 2017: nhiều quan tham xộ khám

và nhiều tù nhân lương tâm hơn

Song Chi

Nhìn lại năm nay có khá nhiều người Việt thuộc “dạng đặc biệt” phải vào tù.

Thứ nhất là tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị. Thật ra chuyện bị bắt vì bất đồng chính kiến, vì dám lên tiếng trước thực trạng xã hội chính trị ở VN hay vì những hoạt động dân sự không phải là chuyện lạ gì dưới chế độ cộng sản, ngay từ những ngày đầu tiên đảng cộng sản giành được chính quyền ở miền Bắc cho tới nay. Đặc biệt là khoảng 10 năm trở lại đây, khi internet phát triển, người dân hiểu thêm được nhiều điều về lịch sử, về thực trạng đất nước và thế giới, số người lên tiếng ngày càng nhiều hơn. Nhưng trong năm nay số người bị bắt và bị ghép vào các tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức công dân”, quy định tại điều 257, 258 của Bộ luật Hình sự; tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 88 Luật Hình sự hay tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 BLHS, phải nói là nhiều hơn những năm trước.

Chỉ riêng năm nay đã có trên 25 người bị bắt, trong đó có những người thuộc thành viên của Hội anh em dân chủ, một tổ chức xã hội dân sự độc lập, như mục sư Nguyễn Trung Tôn, nhà báo tự do Trương Minh Đức, kỹ sư Phạm Văn Trội, luật sư Nguyễn Bắc Truyển, ông Nguyễn Trung Trực, bà Trần Thị Xuân…Tất cả đều bị ghép vào tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 BLHS.

Trước đó, Chủ tịch hội Anh em dân chủ, luật sư Nguyễn Văn Đài và cộng sự Lê Thị Thu Hà đã bị bắt từ năm 2015 vì tội “Tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 BLHS, cho tới nay vẫn chưa đưa ra xét xử.

Một số người bị bắt đã từng là tù nhân lương tâm như mục sư Nguyễn Trung Tôn năm 2011 từng bị kết án 2 năm tù theo điều 88 BLHS Tuyên truyền chống nhà nước XHCN; kỹ sư Phạm Văn Trội năm 2008 từng bị bắt theo điều 88 BLHS và kêu án 4 năm tù; nhà báo tự do Trương Minh Đức từng bị bắt năm 2007 và kết án 5 năm tù giam, vì bị kết tội “Lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước” theo điều 258 BLHS; luật sư Nguyễn Bắc Truyển năm 2006 từng bị bắt và kết tội “Tuyên truyền chống phá Nhà nước” với mức án 4 năm tù giam…

Các bản án trong năm nay nhìn chung khắc nghiệt hơn, như bản án 7 năm tù, 3 năm quản chế, về tội “tuyên truyền chống Nhà nước xã hội chủ nghĩa” dành cho phóng viên tự do, blogger Nguyễn Văn Hóa chỉ vì dám quay phim, chụp hình và viết bài về thảm họa môi trường Formosa và lũ lụt miền Trung; blogger Mẹ Nấm tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một người mẹ đơn thân có hai con nhỏ, bị bắt từ năm 2016 nhưng năm 2017 mới đem ra xử sơ thẩm và phúc thẩm, cả hai lần đều bị kết án 10 năm tù giam với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” theo điều 88; hay nhà hoạt động Trần Thị Nga, một người mẹ cũng có hai con nhỏ khác, cũng bị kết án 9 năm tù về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam”.

Theo nhận xét của rất nhiều người, đó là những bản án quá khắc nghiệt. Có nhiều nguyên nhân nhưng có lẽ do cả tình hình trong nước lẫn bầu không khí chính trị trên thế giới đã thay đổi, bây giờ nhà cầm quyền VN biết rằng chả có nước nào, Mỹ hay phương Tây quan tâm đến hồ sơ nhân quyền của chế độ cộng sản VN nữa nên họ tha hồ đàn áp những người dám lên tiếng.

Nhưng điều đáng nói là nhà cầm quyền càng đàn áp mạnh tay thì càng ngày tinh thần cùa những người bị bắt càng vững vàng, họ đã bước qua nỗi sợ hãi, bình tĩnh trước tù đày, trước những bản án. Từ những người trẻ tuổi chưa có nhiều kinh nghiệm như sinh viên Phan Kim Khánh, blogger Nguyễn Văn Hóa cho tới những người phụ nữ, người mẹ có con nhỏ như blogger Mẹ Nấm hay nhà hoạt động Trần Thị Nga. Những bức hình chụp họ trước tòa, bình thản giữa vòng vậy dày đặc công an bao quanh đã nói lên điều đó.

Thứ hai: quan chức đua nhau vào tù. Cuộc chiến nhân danh chống tham nhũng nhưng thực chất là đấu đá, tiêu diệt các phe cánh khác, tập trung quyền lực vào tay mình của ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng càng ngày càng có vẻ thuận lợi. Hàng loạt quan chức bị xộ khám, trong đó nhân vật đình đám nhất và được dư luận chú ý nhất là Đinh La Thăng, từng là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, XI, đại biểu Quốc hội. Đinh La Thăng là đàn em thân tín của Cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước kia. Nhiều nhà bình luận chính trị cho rằng chiến dịch bắt bớ của ông Nguyễn Phú Trọng sẽ không dừng ở Đinh La Thăng mà mục tiêu lớn hơn, có lẽ chính là Nguyễn Tấn Dũng.

Còn nhớ kỳ Hội nghị Trung ương 6 khoá XI năm 2012, kỷ luật không được ông Dũng, ông Trọng khi đó uất ức đến phát khóc còn ông Dũng thì cười ruồi ngạo nghễ…Thậm chí Trương Tấn Sang đường đường cũng là Chủ tịch nước mà khi nói về quyết định không kỷ luật một ủy viên Bộ Chính trị, chỉ dám gọi là ‘đồng chí X’ chứ không nêu rõ tên. Ấy vậy mà chỉ mấy năm sau, Tổng Trọng đã bứng được Ba Dũng về nhà “làm người tử tế”, rồi từ từ gom quyền lực vào tay mình, từ từ triệt hạ dần dần đàn em, tay chân thân tín của Ba Dũng. Ông Trọng quyết tâm trả thù đến nỗi bất chấp hậu quả, chấp luôn cái giá phải trả là mất quan hệ với Đức và có thể cả khối EU, tổ chức bắt cóc cho bằng được Trịnh Xuân Thanh về để moi ra những tay cao hơn, đến lúc này Đinh La Thăng cũng phải xộ khám, và Ba Dũng thì đã bắt đầu thấy gió lạnh lùa sau gáy, nếu không tính được đường thì ngày gọi tên chắc cũng không còn xa…

Tất nhiên, ông Trọng chả mạnh được đến thế nếu không có sự hậu thuẫn của Bắc Kinh. Nguyễn Phú Trọng, Nông Đức Mạnh hay nhiều lãnh đạo cao cấp của đảng cộng sản VN đều là những kẻ thần phục Tàu ra mặt, chấp nhận cho Bắc Kinh điều khiển, lủng đoạn mọi chuyện từ chính trị, nội chính cho tới kinh tế, đường lối ngoại giao của VN.

Sự khác nhau của hai “dạng tù đặc biệt”

Về tội danh, quan chức dưới chế độ này thường đi tủ về tội tham nhũng, “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” còn người dân thì đi tù về tội “phản động”. Nhà báo, blogger Trương Duy Nhất, người cũng từng bị đi tù 2 năm, từ năm 2013-2015 vì vi phạm điều 258 BLHS, từng viết: “Có loại tù làm người ta nhục nhã, nhưng có loại tù chỉ khiến họ vinh quang”. Với hai loại tù trên đây, tù nào vinh, tù nào nhục, chúng ta đều rõ.

Về thái độ, quan đi tù rũ người ra như cái lá héo, chua chát, cay đắng vì ăn thì ai cũng ăn, sao chỉ có mình vào tù mà thằng A, B, C…và những tay cao hơn nữa, ăn nhiều hơn nữa X, Y…không bị. Dân đi tù thì bình tĩnh, hiên ngang.

Dân “phản động” đi tù được bao nhiêu người kính phục, chung tay hỗ trợ, giúp đỡ gia đình, người thân ở bên ngoài qua những năm tháng khó khăn. Quan chức bị tù hay bị hoạn nạn, dân chúng hầu hết hả hê, chả ai tỏ ra thương xót. Thực sự mà nói, họ có vào tù cũng không xứng với sự phá hoại mà họ đã gây ra cho đất nước này, và họ có vào tù thì số tài sản mà họ ăn cướp của dân của nước cũng khó mà lấy lại được, mười phần đã thất thoát, tẩu tán hết tám, chín phần, như bát nước đã đổ khó hốt lại. Thứ hai, đối với những ai quá hiểu nội tình của đảng cộng sản và cái cơ chế này thì đều biết rằng chuyện chống tham nhũng ở VN chỉ là chuyện triệt hạ lẫn nhau giữa các phe cánh, chứ làm thế nào mà chống và diệt tham nhũng được trong một cơ chế như VN. Bắt một thì vẫn còn trăm, ngàn tay khác bên ngoài và sẽ lại có thêm nhiều tay khác nữa phất lên mà thôi, cho nên chẳng mấy ai tin hoặc hy vọng vào những chuyện đó, người ta chỉ vui vì thấy thêm một quan tham vào tù, thế thôi.

Ở một cái quốc gia mà ngày hôm qua anh có thể lên rất nhanh, vênh vang khi còn đang thuộc về phe mạnh, ngày mai anh đã có thể xộ khám, mất tất cả hay thậm chí bị đầu độc chết cách này cách khác để bịt miệng bởi chính các đồng chí của mình, hy vọng rằng các quan chức khi bị xộ khám, nằm một mình lạnh lẽo trong tù, nghĩ về những nhân tình thế thái của cuộc đời, sẽ nhận ra rõ ràng hơn bao giờ hết là khi chế độ độc tài toàn trị, đảng đứng cao hơn cả luật pháp này còn tồn tại thì đừng mong có luật pháp, có sự cộng bằng, cho dù anh là bất cứ ai. Và đến khi may mắn được ra khỏi tù, hãy đứng về phía nhân dân, góp một tay làm sụp đổ cái mô hình thể chế này.

Là một người dân thường, tôi chỉ mong sao đến một ngày đất nước thay đổi, nhân dân sẽ lôi cổ các quan chức, dù đã về hưu, đã hạ cánh an toàn ở nước ngoài, hay già lú lẫn sắp chết, vào tù vì 3 cái tội chính: Một, tội phản động, thực sự đúng nghĩa phản động, vì đã kéo cả đất nước, dân tộc đi vào con đường sai lầm, thụt lùi hàng chục hàng trăm năm, vì cố tình cản trở và làm lỡ bao nhiêu cơ hội của đất nước. Thứ hai, tội bán nước, làm mất đất, mất đảo, biển, rước giặc vào nhà phá tan tành đất nước …Và cuối cùng là tội vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền, đàn áp, khủng bố nhân dân, kể cả phạm tội ác chống lại loài người suốt mấy chục năm tồn tại của đảng cộng sản VN.

Đừng bảo rằng già thì tha, có những tội ác không được miễn trừ dù bất cứ lý do nào, cũng giống như với bọn phát xít hay Khơ Me Đỏ vậy.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

http://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/2017-more-corrupted-officials-tried-more-prisoners-of-consciense-12142017081511.html

 

Phải đấu thầu các dự án BOT

Kính Hòa RFA

Theo Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 12, 2017, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam nói với cử tri ở Cần Thơ rằng chủ trương dùng mô hình BOT để thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là một chủ trương đúng đắn.

Ông Bùi Kiến Thành, một chuyên gia kinh tế hiện sống ở Hà Nội đồng tình với quan điểm này:

“Vấn đề là nhà nước không có tiền để làm những chương trình cơ sở hạ tầng lớn. Vì vậy phải có sự tham gia của khu vực tư nhân vào. BOT về nguyên tắt không có vấn đề tốt xấu gì cả, nó là bình thường để mình kêu gọi vốn thôi, chuyện quản lý nó mới là vấn đề.”

Thu tiền bất hợp lý và tham nhũng

BOT là tên viết tắt trong tiếng Anh có nghĩa là xây dựng, vận hành, và chuyển giao, có nghĩa là một doanh nghiệp tư nhân bỏ vốn để xây dựng một công trình, sau đó họ sẽ thu tiền dân chúng sử dụng công trình này trong một thời gian, sau đó sẽ chuyển giao cho nhà nước như là một công trình công cộng.

Tuy vậy việc thực hiện mô hình BOT ở Việt Nam cũng bị một số người phản đối. Một trong những người đó là kỹ sư Nguyễn Văn Đực, người làm chủ một số công ty xây dựng tại Sài Gòn. Ông Đực nói với chúng tôi:

Những doanh nghiệp mà đầu tư vào BOT có thể gọi là một vốn bốn lời. Thậm chí có khi không cần vốn, họ chỉ cần 15% trong tài khoảng ngân hàng, còn 85% là vốn vay. Mà có khi họ không thi công hết mà chỉ 30, 40, 50% thôi, tức là khi họ nhận xây dựng BOT là họ đã lãi 50% rồi.”

Ông lấy ví dụ trạm thu phí BOT ở Cai Lậy. Tại đây con đường quốc lộ 1 không cần phải xây dựng mới, chỉ sửa chữa rồi thu tiền. Việc này dẫn đến sự phản ứng mạnh mẽ của người dân vừa qua. Ông Đực cho là sự bực tức của dân chúng nằm ở chổ công ty tư nhân đã không làm gì cả trên con đường quốc lộ cũ mà lại đứng thu tiền.

Không có một người nào mà không có một mối quan hệ, mà trúng thầu.

-Kỹ sư Nguyễn Văn Đực.

Khi được hỏi rằng chuyện một doanh nghiệp vay vốn để xây dựng BOT sau khi lấy được thầu có gì sai hay không? Ông trả lời là không có gì sai, nhưng mức độ vốn quá thấp của người đầu tư một phần nào chứng minh rằng họ không có năng lực. Ông Bùi Kiến Thành cũng đồng ý với nhận xét này:

“Cái đó nó cũng có cơ sở thôi. Nếu mình muốn đầu tư thì mình phải có thực lực. Nếu mình không có mà phải đi vay ngân hàng đến 80-90% thì đó là vấn đề khả năng tài chính của mình kém. Trong trường hợp đó nếu dự án không có kết quả tốt, nguồn tiền vào không đủ để trả nợ ngân hàng thì nó biến thành nợ xấu.”

Vấn đề nợ xấu, tức là nợ mà ngân hàng không có khả năng đòi lại được gây ra sự lo ngại cho các chuyên gia kinh tế Việt Nam bấy lâu nay. Vào tháng Sáu năm nay, tại một diễn đàn kinh tế tại Hà Nội, thông tin về tỉ lệ nợ xấu của Việt Nam hiện nay được đưa ra, là 3,44%, cao nhất Đông Nam Á.

Con số 85% vốn của các dự án BOT giao thông là đi vay mà ông Nguyễn Văn Đực đề cập, cũng được nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trương Quang Nghĩa nói đến tại Đà Nẵng vào ngày 12 tháng 12, 2017. Theo ông Nghĩa, con số 85% tiền đầu tư BOT là của ngân hàng cho vay là một rủi ro rất lớn, nếu như mà các dự án BOT được đầu tư bằng nguồn vốn vay này không hoạt động tốt.

Thực tế trong thời gian qua cho thấy các trạm BOT từ Bắc đến Nam đã bị phản đối mạnh, thường xuyên không thu được tiền vì ùn tắc giao thông. Riêng tại Cai Lậy, sau phản kháng mạnh mẽ của giới tài xế, trạm BOT phải ngưng hoạt động từ 1 đến 2 tháng để chờ quyết định mới. Trong thời gian đó toàn bộ nhân viên của trạm đã bị cho nghỉ việc.

Ông Nguyễn Văn Đực là người không đồng ý thực hiện mô hình BOT ở Việt Nam, ngoài lý do chủ đầu tư không bỏ vốn mà thu lời quá nhiều, mà số tiền lời này theo ông là một gánh nặng lên người dân, một điều vô lý, ông còn phê bình cơ chế không minh bạch khi thực hiện các dự án BOT:

“Không có một người nào mà không có một mối quan hệ, mà trúng thầu, từ đó người ta mới thấy rằng tại sao mà không có (công ty) nước ngoài nào trúng thầu BOT.”

Nhận định của ông trùng với những thông tin được báo mạng Nhà đầu tư đưa ra vào ngày 11 tháng 12, theo đó cho tới nay chỉ có duy nhất một công ty Nhật Bản mua lại một dự án BOT mà thôi. Ngoài ra báo này còn dẫn lời người đứng đầu Phòng thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam rằng các dự án BOT có quá nhiều tham nhũng nên các công ty Hoa Kỳ không quan tâm đến.

Việc tham nhũng, móc ngoặc giữa các công ty tư nhân với các giới chức chính quyền trong các dự án BOT cũng được ông Trương Quang Nghĩa ám chỉ khi ông nói chuyện tại Đà Nẵng. Tờ Tuổi trẻ trích dẫn nguyên văn lời ông là “Sắp tới khi kiểm toán, Ủy ban kiểm tra trung ương kiểm tra các dự án BOT, thì dự án ấy của ai, của anh của em lộ ra.”

Cần đấu thầu BOT

Khi được vặn hỏi rằng nguyên tắc của BOT là huy động vốn để gánh bớt gánh nặng ngân sách của nhà nước là một điều tốt, nhưng tại sao ông Nguyễn Văn Đực lại phản đối, ông nói rằng một mô hình áp dụng ở nước ngoài là tốt nhưng chưa chắc đã vận hành tốt ở Việt Nam. Tuy vậy ông cũng đề nghị những cải cách nếu tiếp tục thực hiện mô hình BOT ở Việt Nam:

Chia làm hai phần khác nhau, xây dựng là một đơn vị khác, còn đấu thầu nhận điều hành, là một đơn vị khác, tránh tình trạng chủ đầu tư lại được thi công. Mà chúng ta phải qui định là đấu thầu. Do đó tôi đề nghị chấm dứt BOT (hiện nay) và chuyển sang hình thức đấu thầu.

Hành chính của Việt Nam có vấn đề chứ không phải BOT có vấn đề.

-Ông Bùi Kiến Thành.

Hiện nay các dự án BOT giao thông ở Việt Nam không có đấu thầu, và điều này được một quan chức ngành giao thông vận tải giải thích với báo chí trong tháng tám vừa qua là do tính chất cấp bách của các dự án giao thông vận tải. Nhưng điều đó là nguyên nhân, theo nhiều người, đã gây ra nhiều sai phạm. Ông Bùi Kiến Thành hoàn toàn đồng ý với ông Nguyễn Văn Đực là phải tổ chức đấu thầu công khai các dự án BOT. Ông nói tiếp:

Đường sá giao thông hiện bây giờ phải nói là nó không bình thường. Tại sao những người không có năng lực lại được chỉ định. Vì vậy thanh tra của Chính phủ đang vào cuộc để thanh tra, xem là những dự án BOT đấy nó có tiêu cực tham nhũng hay không. Chỉ định những người làm BOT không có năng lực là cả một vấn đề. Hay là những nơi nào tốt thì cho người này, không tốt thì cho người khác. Hành chính của Việt Nam có vấn đề chứ không phải BOT có vấn đề.”

Kết thúc buổi nói chuyện với chúng tôi ông Bùi Kiến Thành nói rằng mô hình BOT vẫn phải tiếp tục được thực hiện vì hiện nay chi tiêu công cộng của Việt Nam lấy từ ngân sách quốc gia đã quá cao, nhưng cần xem xét lại những qui định, cũng như việc thực hiện những qui định đó trong những dự án BOT.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/bot-should-be-bid-12132017123417.html

 

TBT Trọng:

Thanh niên bị các thế lực xấu, thù địch tác động

Trong lúc tiếp tục “đốt lò” chống tham nhũng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kêu gọi thanh niên Việt Nam hãy đặt niềm tin vào lý tưởng cách mạng và đừng để bị “các thế lực xấu, thù địch tác động, lôi kéo, kích động.”

“Giới trẻ tại sao người ta lại không quan tâm đến Đảng, Đoàn hay những hoạt động ngoài thực tế? Người muốn thu hút họ phải tìm xem nguyên nhân tại làm sao.”

Nguyễn Nhung, nhà phân tích truyền thông độc lập

Trong một bài phát biểu dài gần 20 phút trên truyền hình nhà nước VTV tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 11 Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh sáng ngày 11/12 tại Hà Nội, người đứng đầu Đảng Cộng sản nói: “Hiện nay xã hội không khỏi băn khoăn trước thực trạng có một bộ phận thanh hiên giảm sút niềm tin, phai nhạt lý tưởng cách mạng, sống thực dụng, xa rời truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc của dân tộc… Thanh niên cũng là đối tượng thường bị các thế lực xấu, thù địch tiếp cận, lôi kéo, kích động, thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình” nhằm phá hoại sự nghiệp cách mạng của nước ta.”

Nhận xét về nhận định của TBT Việt Nam đối với sự kém quan tâm của thanh niên tới “lý tưởng cách mạng,” một người trong giới trẻ Việt Nam và là nhà phân tích truyền thông độc lập Nguyễn Nhung cho rằng phải đặt câu hỏi tại sao “giới trẻ tại sao người ta lại không quan tâm đến Đảng, Đoàn hay những hoạt động ngoài thực tế? Người muốn thu hút họ phải tìm xem nguyên nhân tại làm sao và tìm ra cách để thu hút chứ không (thể) là thấy người ta không bị hấp dẫn bởi mình thì trách cứ. Chuyện đó là vô lý.”

Lên tiếng trước khoảng 1.000 đoàn viên tham dự, Tổng Bí Thư Trọng đổ lỗi cho Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh “còn chậm và lúng túng” trong việc “giải quyết các vấn đề bức xúc, tiêu cực, mặt trái tác động đến thanh thiếu nhi.”

Ông Trọng kêu gọi tổ chức cao nhất của thanh niên Việt Nam cần tìm cách “tăng sức đề kháng cho thanh niên trước những biểu hiện tiêu cực, mặt trái của xã hội và sự chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch, nhất là trên mạng xã hội.”

“Đôi khi khía cạnh “độc hại” của người này lại là khía cạnh thực sự ý nghĩa, hữu ích và đáng để quan tâm đối với người khác.”

Nguyễn Nhung, nhà phân tích truyền thông độc lập

Nhiều nhà lãnh đạo của Việt Nam từng kêu gọi siết chặt quản lý mạng xã hội, vốn được cho là nơi phát tán những “thông tin độc hại” tới người dùng, nhất là giới trẻ. Nhưng thế nào là tin độc hại?

“Định nghĩa một khái niệm như thế nào là “độc hại” như thế nào là xấu thì cũng rất là khó,” theo chị Nhung. “Ngay kể cả những thông tin mang tính chất nhạy cảm như là sex, hay chính trị, hay sự khác biệt văn hóa… thì ở mỗi một góc độ nhìn khác nhau thì mỗi người quan tâm đến một khía cạnh khác nhau. Và đôi khi khía cạnh “độc hại” của người này lại là khía cạnh thực sự ý nghĩa, hữu ích và đáng để quan tâm đối với người khác.”

Chính phủ Việt Nam đã đạt được một số cam kết từ Facebook và Google nhằm giúp hạn chế những thông tin mà họ cho là “xấu, độc chống chính quyền Hà Nội,” theo truyền thông trong nước.

Người trẻ trong độ tuổi 20 chiếm gần 50% trong tổng số hơn 50 triệu người dùng internet ở Việt Nam.

TBT Trọng là người nổi tiếng trong việc phát động phong trào chống suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong nội bộ Đảng. Tại phiên khai mạc Hội nghị của Đoàn thanh niên HCM hôm 11/12, ông Trọng cũng đưa ra lời kêu gọi này với thanh niên.

Ông Trọng đang dẫn đầu một cuộc chiến chống tham nhũng với việc khởi tố một loạt nhân vật quan trọng trong ngành ngân hàng và giới chính trị. Cựu ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng là nạn nhân mới nhất bị bắt giam và chờ khởi tố.

https://www.voatiengviet.com/a/tbt-trong-thanh-nien-bi-cac-the-luc-xau-thu-dich-tac-dong/4162728.html