Tin Việt Nam – 12/12/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 12/12/2017

Ba Lan kiểm tra chợ châu Á có đông người Việt

Ngô Hoàng MinhGửi đến BBC từ Warsaw

Một trung tâm thương mại gần Warsaw có nhiều người Việt kinh doanh đang bị chính quyền Ba Lan kiểm tra giấy tờ liên tục, gây hoang mang lo lắng cho nhiều người, như tường thuật của phiên dịch viên Ngô Hoàng Minh:

Khu chợ ở Wólka Kosowska, phía Nam thủ đô Warsaw hiện nay đã khá nổi tiếng ở Ba Lan và được gọi là ‘Châu Á thu nhỏ’.

Về kinh tế, khu vực này đã mang lại rất nhiều lợi nhuận cho chính quyền sở tại, bởi vì đã có hàng loạt các trung tâm thương mại được xây dựng ở những khu đất nông nghiệp hạng xoàng của hai xã Lesznowola và Nadarzyn.

Ngoài những khoản tiền thuế khổng lồ mà hàng năm các doanh nghiệp vẫn đang nộp cho chính quyền tự quản của các xã và cho chính quyền trung ương thì những người dân sinh sống ở đây cũng có những lợi ích không nhỏ, khi chuyển nhượng lại những mảnh đất nông nghiệp cằn cỗi nói trên cho các doanh nghiệp, để chuyển đổi sang thành khu đất công nghiệp và thương mại.

Ngoài ra, các doanh nghiệp ở đây còn tạo ra rất nhiều việc làm cho người lao động, không chỉ cho người nước ngoài, mà cho cả các công dân Ba Lan.

Vì sao người Việt Nam vẫn sang Ba Lan?

Vì sao Tổng thống Ba Lan thăm VN?

Những câu chuyện không chỉ dành cho người Việt

Tuy nhiên, Wólka Kosowska cũng bị người dân Ba Lan có khá nhiều ác cảm với những lời đồn đại là khu vực này là những nơi buôn bán lộn xộn và nói chung tỷ lệ có các công ty trốn thuế là rất cao.

Kiểm tra thuế và giấy tờ

Chính phủ Ba Lan trong những năm gần đây đã có rất nhiều nỗ lực trong công cuộc chống tham nhũng để phát triển nền kinh tế.

Có vẻ là người ta lo ngại là trong tương lai Liên minh Châu Âu dần dần sẽ hạn chế những nguồn tiền đầu tư cho Ba Lan.

Do vậy chính quyền đang cố gắng quản lý và thắt chặt mọi nguồn thu nhập trong nước cho ngân sách nhà nước.

Chính phủ đã thay đổi bộ máy hành chính, nhập hai Bộ Tài chính và Kinh tế vào thành một bộ, lấy tên gọi ngắn là Bộ Phát triển, do ông Mateusz Morawiecki giữ chức vụ Bộ trưởng.

Ông này trước đó đã có nhiều thành tích quản trị trong lĩnh vực ngân hàng và vừa được đề cử và chức Thủ tướng, thay cho bà Beata Szydlo.

Cả hai đều thuộc đảng cánh hữu Pháp luật và Công lý (PiS) có xu hướng bài ngoại đang cầm quyền tại Ba Lan.

Công cuộc chống thất thu thuế ở Ba Lan đã được cải thiện khá tốt. Từ đầu năm 2017 ba cơ quan trước đây là: Sở Thuế, Cục Hải quan và Cục Thanh tra Thuế đã được sát nhập thành một Cơ quan Hành chính Thuế Quốc gia, với những thẩm quyền mới rất cao.

Chính phủ đã cố gắng không để thất thu thuế từ những tập đoàn lớn trong ngành khai thác đồng, ngành dầu khí và năng lượng, ngành viễn thông và các tập đoàn thương mại lớn có vốn của nước ngoài.

Gần đây chính phủ đang cố gắng quản lý thật hiệu quả để tăng nguồn thu nhập cho ngân sách quốc gia từ những doanh nghiệp vừa và nhỏ, đang kinh doanh hàng tiêu dùng.

Người ta đã tăng cường kiểm tra cả những người lái xe tắc-xi và hãnh nhỏ kinh doanh chở khách, mục đích là không để thất thu thuế, trong xe phải có máy in phiếu tính tiền cho từng khách, điều mà có khá nhiều lái xe không chịu thi hành.

Vậy nên trong mấy ngày gần đây Cơ quan Hành chính Thuế Quốc gia đã bố trí vài trăm nhân viên ngày đêm túc trực để kiểm tra những người buôn bán ở khu vực Wólka Kosowska.

Trước hết, khu chợ buôn bán đêm mà nổi tiếng với nhiều hàng nhái đã bị kiểm tra thật kỹ, người ta tịch thu được hàng hóa giá trị 60 triệu zloty.

Không dừng ở đó, các trung tâm thương mại ở khu vực này cũng bị cơ quan nói trên đang kiểm tra rất ác liệt. Khách hàng ở các tỉnh lẻ không dám đến khu vực này mua hàng, vì không thể có đủ tất cả các loại hóa đơn VAT.

Mà người ta lại tăng cường kiểm tra đúng vào thời điểm vàng của cả năm buôn bán, gần những ngày lễ Giáng Sinh.

Điều này gây cho những doanh nghiệp ở đây không chỉ bị ảnh hưởng rất nhiều về doanh thu, mà còn gây nhiều hoang mang về tương lai của mình.

Phải làm lại cách báo thuế và thông tin kinh doanh

Chính quyền Ba Lan làm mạnh tay như vậy ắt hẳn với hy vọng là trong năm tời, tất cả mọi doanh nghiệp sẽ phải áp dụng phương pháp báo cáo tài chính kế toán mới.

Mọi thông tin về trao đổi hàng hòa (hóa đơn) hàng tháng phải được tổng kết và đưa ngay vào hệ thống máy tính đồng nhất, tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý thuế dễ phát hiện ra ngay những chuyện bất bình thường.

Trách nhiệm báo cáo điện tử phải được áp dụng từ đầu năm 2018.

Việc này gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là trong những năm trước, người ta đã mua (tích lũy) rất nhiều hàng hóa, với những chứng từ hóa đơn không đủ hoặc không rõ nguồn gốc.

Đặc biệt là hiện nay, nếu những công ty nào bị phát hiện ra là có sử dụng hóa đơn VAT „khống” – viết hóa đơn mà việc mua bán không hề xảy ra, số lượng không khớp với thực tế – mặt hàng nhập kho khác với hàng ghi trong hóa đơn, giá thanh toán không khớp…sẽ bị nhận những án phạt rất cao.

Việc kiểm tra gắt gao này gây khá nhiều bức xúc cho các doanh nghiệp, nhưng bởi vì là chính quyền thực thi luật pháp, mà họ lại cố gắng không để xảy ra những xung đột gì mang tính chất lạm quyền hay có tính chất phân biệt chủng tộc.

Do vậy những người buôn bán ở Wólka Kosowska không dám lên tiếng phản đối mạnh như là đấu tranh, biệu tình, mà chỉ có cách là đóng cửa quầy hàng của mình, hy vọng là các cơ quan ngoại giao của Việt Nam, Trung Quốc và Thổ Nhỹ Kỳ sẽ cố gắng tìm cách hỗ trợ cho mình, gây áp lực cho phía Ba Lan.

Quả vậy, Đại sứ quán Việt Nam đã có một cuộc họp với Hội người Việt ở Ba Lan và một số tổ chức cộng đồng khác, để tìm cách giúp đỡ những doanh nghiệp đang làm ăn buôn bán ở Wólka Kosowska.

Người ta đã hứa là sẽ hợp tác với hai Đại sứ quán Trung Quốc và Thổ Nhỹ Kỳ để cùng tìm ra biện pháp xử lý, hy vọng là có thể đàm phán hay là tác động được phần nào đến các cơ quan chức năng của Ba Lan.

Vai trò của truyền thông tiếng Việt ở hải ngoại

Làm báo tiếng Việt hải ngoại dễ hay khó?

Ba Lan hạ lương hưu hàng nghìn công an CS

Những việc làm của các hội đoàn và những cơ quan ngoại giao sẽ mang lại những hiệu quả như thế nào thì cần có thời gian để có được câu trả lời.

Trước mắt, hiện nay có một trang mạng trong Facebook với tên gọi “Uwaga – Người Việt ở Ba Lan” đã có rất nhiều đóng góp giúp cho những người Việt đang buôn bán ở khu vực này, để họ có thể luôn cập nhật được rất nhiều thông tin không chỉ về thời sự và còn có nhiều điều khuyên bảo cụ thể về pháp lý.

Nhờ vậy, người Việt đang làm ăn ở Wólka Kosowska vẫn có hy vọng là tương lai của mình cũng không đến nỗi quá mờ mịt, không một lối thoát.

Nội dung không có

Nhờ có những thông tin kịp thời, các doanh nghiệp người Việt ở Ba Lan dần dần đã hiểu ra được là cần phải chấp hành mọi chính sách do chính quyền sở tại đặt ra. Chỉ như vậy, công việc làm ăn của người Việt mới có được tính lâu dài và vững mạnh.

Trong thời gian tới, ắt hẳn những người có nhiều nhiệt huyết để giúp đỡ đồng bào mình trong những lúc khó khăn trong nhóm nói trên sẽ có thể kết hợp được cùng với các cơ quan ngoại giao và các hội đoàn của người Việt đang có ở Ba Lan một cách lâu dài và chặt chẽ hơn, để tổ chức được những buổi hội thảo hay cùng nhau viết những bài hướng dẫn cụ thể hơn cho bà con.

Như vậy người Việt có thể cùng hội nhập, cùng sinh sống yên bình trong quốc gia mà đã giang tay đón nhận mình này.

Bác sỹ người Việt tại Budapest nói về cuộc sống ở Hungary

Tỷ phú đô la và các doanh nhân từng du học Liên Xô

Bàn tròn thứ Năm: Tỷ phú bất động sản ở VN

Ngoài ra, khi người Việt coi Ba Lan như Tổ quốc thứ hai của mình, coi như đây là nơi sinh sống cho mình và cho cả những thế hệ sau, khi dân trí được nâng cao, ắt hẳn ai cũng sẽ tự giác chấp nhận mọi quy định của Ba Lan, để có thể làm ăn lâu dài và yên bình như những người Ba Lan khác, đồng thời có thể tự hào là có nhiều đóng góp cho nền kinh tế của quốc gia sở tại.

Bài thể hiện quan điểm của tác giả Ngô Hoàng Minh, một phiên dịch viên tuyên thệlàm việc cho Bộ Tư pháp Ba Lan. Ông sang Ba Lan du học từ 1980, tốt nghiệp ngành lập trình, khoa Tin học Đại học Bách khoa Wroclaw và hiện định cư ở Warsaw.

http://www.bbc.com/vietnamese/forum-42322776

 

Công an VN điều tra Khaisilk ‘vì buôn hàng giả’

Bộ Công thương Việt Nam nói kiểm tra một số mẫu của công ty Khaisilk đã cho thấy “không có thành phần silk” trong sản phẩm mang nhãn “100% silk”.

Trong lúc đó, một luật sư lại cho rằng kết luận này “đôi khi lại là cơ sở pháp lý để mở lối thoát” cho chủ doanh nghiệp.

Vụ Khaisilk: Giới chức chịu trách nhiệm đến đâu?

Vụ Khaisilk: Bộ Công thương và công an vào cuộc

Mỹ điều tra thép TQ ‘đội lốt Việt Nam’

Hôm 12/12, Bộ Công Thương ra thông báo về kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại công ty Khải Đức, doanh nghiệp sở hữu thương hiệu Khaisilk.

Văn bản này ghi: “Công ty đã có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật hình sự đối với tội buôn bán hàng giả về chất lượng.”

“Kết quả giám định chất lượng sản phẩm dệt may đối với một số mẫu sản phẩm của Công ty cho thấy cho kết quả kiểm tra khác (không có thành phần silk) so với các thông tin công bố (trên nhãn hàng hóa) về thành phần nguyên liệu trong sản phẩm (“100% silk”).”

Ngoài ra, Bộ Công Thương nói công ty Khải Đức:

có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật hình sự đối với tội buôn bán hàng giả về chất lượng

vi phạm pháp luật về quản lý thuế và quản lý hóa đơn

vi phạm các quy định pháp luật về ghi nhãn hàng hóa

che giấu thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác

Do vậy, Bộ Công Thương “chuyển hồ sơ, vật chứng cho Cơ quan cảnh sát điều tra xử lý theo quy định đối với các dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.”

Dân trung lưu VN tiêu tiền vào đâu?

Mô hình đặc khu kinh tế đã lỗi thời?

GDP VN cao hơn dự kiến nhưng vẫn ‘chịu áp lực’

Việt Nam: Yêu nước và ‘phương án Vàng’

Ý kiến một luật sư

Hôm 12/12, trả lời BBC, Luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc công ty Luật Thế Giới Luật Pháp, nói: “Kết luận Thanh tra chỉ mới đề cập về hành vi phạm mà không nói rõ về mức độ vi phạm. Do đó, cũng khó nói trước là có truy cứu trách nhiệm hình sự những cá nhân liên quan tại Công ty Khải Đức hay không.”

“Trái lại, đứng ở góc độ nào đó, theo tôi kết luận của đoàn thanh tra này đôi khi lại là cơ sở pháp lý để mở lối thoát cho công ty này cũng như những cá nhân liên quan.”

“Bởi trước đó, đại diện Công ty Khải Đức cho rằng do quản lý yếu kém nên nhân viên bán hàng đã tự ý mua hàng bên ngoài đưa vào để bán chứ họ không có chủ trương mua hàng Trung Quốc về gắn mác Khaisilk “Made In Vietnam.”

Chắc chắn là trong vụ này, quản lý thị trường cũng phải có trách nhiệm rồi. Tuy nhiên, tùy theo hậu quả thì mới có thể đặt vấn đề hình sự hay khôngluật sư Phùng Thanh Sơn

“Và nay kết luận thanh tra cũng nói rõ: “Từ năm 2009 đến ngày 15/10/2017, công ty này không còn thực hiện các hoạt động nhập khẩu các mặt hàng thời trang. Công ty chủ yếu mua các thành phẩm từ các cửa hàng, hộ kinh doanh, doanh nghiệp khác trên thị trường về gắn một trong ba nhãn hàng hóa: khaisilk, Khaisilk Made In Vietnam, Khaisilk Cách Điệu.”

“Vì vậy, có thể nói kết luận của Bộ Công Thương gián tiếp chứng minh rằng Công ty Khải Đức đã không nhập hàng Trung Quốc từ năm 2009 nên bê bối hàng giả vừa qua là do nhân viên thực hiện chứ không phải chủ trương của chủ công ty. Với kết luận trên thì doanh nghiệp này cũng có thể phủi trách nhiệm bằng cách cho rằng mình là nạn nhân của các nhà cung cấp trong nước.”

Luật sư Sơn phân tích thêm: “Theo kết luận, Công ty Khải Đức có dấu hiệu của việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (sử dụng hóa đơn không do cơ quan thuế phát hành, quản lý; tên hàng hoá thực tế khác với tên hàng hóa ghi trên hóa đơn), mua bán hàng không có hóa đơn chứng từ (Công ty Khải Đức không chứng minh được số lượng lớn sản phẩm chênh lệch giữa số liệu kế toán và số liệu thực tế kiểm tra). Do đó, theo tôi, ngoài dấu hiệu của tội buôn bán hàng giả, Công ty Khải Đức còn có dấu hiệu của tội trốn thuế.”

“Nếu quy mô bán hàng giả cũng như số tiền thuế trốn được đạt mức mà bộ luật hình sự quy định thì cơ quan điều tra chắc chắn phải khởi tố vụ án về tội buôn bán hàng giả, tội trốn thuế.”

“Trong trường hợp đó, nếu cơ quan điều tra xác định được rằng việc mua hàng Trung Quốc về gắn mác Khaisilk là chủ trương của ông Hoàng Khải thì ông này đương nhiên phải bị khởi tố với vai trò là người chủ mưu còn các cá nhân liên quan sẽ bị khởi tố với vai trò là đồng phạm giúp sức.” “Trong trường hợp, đây là chủ trương của người quản lý cấp dưới nhưng ông Hoàng Khải biết mà không phản đối thì ông này vẫn bị truy tố với vai trò là đồng phạm.”

Luật sư cũng nói thêm: “Chắc chắn là trong vụ này, quản lý thị trường cũng phải có trách nhiệm rồi. Tuy nhiên, tùy theo hậu quả thì mới có thể đặt vấn đề hình sự hay không.”

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42305337

 

Vụ ông Thăng: TBT Trọng ‘chọn đúng đối tượng’

Tiến sỹ Lê Trung TĩnhGửi đến BBC từ Gloucestershire, Anh Quốc

Trong nền chính trị độc đảng của Việt Nam, ông Đinh La Thăng và ông Nguyễn Phú Trọng nổi lên như những đại diện cho những cách hành xử chính trị khác hẳn nhau.

Ông Đinh La Thăng thể hiện hình ảnh của mình trên báo chí như một người dám nghĩ, dám làm và dám kiểm tra.

Những người đánh giá cao ông Thăng kể rằng thời gian ông làm bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, các lãnh đạo, cán bộ ban ngành, quận huyện rất lo ngại, có người kể lại là họ phải vác giò lên trên cổ để chạy và làm việc.

Việt Nam: Khởi tố và bắt tạm giam ông Đinh La Thăng

TBT Trọng ra bộ sách về Con đường Đổi mới

TBT Trọng: ‘Cách mạng Tháng 10 mãi ngời sáng’

TBT Trọng: ‘Công an phải bảo vệ Đảng’

Chống tham nhũng là ‘tự ta đánh ta’?

Vì đi đâu ông Thăng cũng có một quyển sổ, sau khi hỏi về công việc xong, việc nào chưa xong ông hỏi bao giờ có thể xong và ghi rõ lời hứa vào quyển sổ của mình.

Khi đến ngày hẹn, hoặc ông đích thân hỏi, hoặc cho dưới quyền của mình hỏi, giục, và khiển trách. Cách làm đó một cách tự nhiên làm công việc chạy hay ít nhất cũng làm cho người dân thấy như vậy.

bộc trực, dám nghĩ, dám làm, dám thể hiện để làm hài lòng dân chúng. Và dĩ nhiên những cái dám đó cũng sẽ dẫn đến cái phải dám chịu trách nhiệmLê Trung Tĩnh

Dĩ nhiên không ai tin hết vào những chuyện kể lại như trên. Tuy nhiên những chuyện này phần nào giống với cách mà ông Thăng thể hiện trên báo chí từ nhiều năm nay. Nên có lẽ đó cũng là cách thức mà ông Thăng, hay dạng lãnh đạo giống như ông mà một tiêu biểu khác là ông Nguyễn Tấn Dũng, tiếp cận với công việc, chính trị, với người dân.

Đó là bộc trực, dám nghĩ, dám làm, dám thể hiện để làm hài lòng dân chúng. Và dĩ nhiên những cái dám đó cũng sẽ dẫn đến cái phải dám chịu trách nhiệm, vì đã dám làm và thể hiện thì trách nhiệm được ghi lại trên mặt báo, không giấu đi đâu được.

Những câu chuyện như tham nhũng, sai phạm khi lãnh đạo và quản lý là những cái lý hiện giờ người ta đưa ra để bắt ông ấy.

Ở một nước như Việt Nam, khi tham nhũng, hối lộ đã đi vào từng ngóc ngách và hơi thở của cuộc sống thì chuyện bắt ai đó vì tội tham nhũng hay liên quan là rất đơn giản.

Việt Nam tham nhũng thứ hai châu Á?

Sáu cách chống tham nhũng để VN chọn

Ông Trọng ‘tả xung hữu đột’, đảng viên thờ ơ?

Khi công an dừng xe lại người dân sẵn sàng đưa tiền, khi đi làm giấy tờ nhà đất, người dân cũng kẹp tiền, khi khai báo hải quan, khi xin trường học cho con…Đó là những vụ việc tham nhũng, hối lộ hằng ngày, hằng giờ, và tất cả các bên đều có thể bị bắt nếu người ta muốn bắt.

Những điều nói trên không nhằm bênh vực cho ông Thăng hay hạ thấp sự nguy hại và vô đạo đức của tham nhũng. Người viết không có lý do chính trị, đạo đức hay tình cảm gì để làm điều đó.

Ai mị dân hơn?

Ông Thăng nằm trong guồng máy độc đảng, ông tạo ra luật chơi, ông thi hành luật chơi đó rất tốt cho đến khi ông mắc một số sai lầm trong luật chơi đó và ông ấy bị bắt.

Nhiều người nói ông Thăng bị bắt mặc dầu ông ấy mị dân, dân túy bằng những chiêu thức đánh bóng tên tuổi của mình. Thật ra ông Thăng bị bắt bởi một hay những người còn mị dân, dân túy hơn ông ấy nhiều, hay ít nhất là đã mị đúng chỗ, đúng nơi trong tình hình Việt Nam hiện tại.

Những người bắt ông đã vận dụng câu chuyện chống tham nhũng một cách thuần thục và thuyết phục.

Nhiều người gán cho Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam những tên ghép không được nhã nhặn và nghĩ về ông ấy như vậy.

Tuy nhiên nếu thật sự nghiêm túc, chúng ta có thể thấy ông Nguyễn Phú Trọng là một chính trị gia đúng nghĩa, lão luyện, và trong chừng mực định nghĩa giành cho chính trị gia, là một người làm chính trị chuyên nghiệp.

Kinh tế Venezuela và duyên nợ Việt Nam

Vụ ông Thăng: ‘Sai từ triết lý quả đấm thép’?

Khác với những người lãnh đạo hiện thời, ông Trọng tạo cho mọi người thấy ông là một người không tham nhũng, ít nhất là tiền bạc.

Có người nói ông Trọng tham nhũng cái còn quan trọng hơn nhiều, đó là quyền lực, bằng sự tham quyền cố vị của mình.

Điều này đúng nhưng trong tình hình hiện nay, tham nhũng quyền lực dễ được người dân Việt cảm thông hơn những biệt phủ, những tài sản tỷ đô ở nước ngoài mà những bài báo, trang mạng đưa tin hằng giờ về ông này bà khác.

Đó có thể phần nào do căn bản và công việc xây dựng, tổ chức đảng của ông Trọng đã giúp ông ít phải va chạm và nhúng chàm với thực tế tham nhũng một cách nghiệt ngã tại Việt Nam.

Quan điểm chính trị và hành xử của ông Trọng nhất quán và rõ ràng: chống tham nhũng, điều này thì quá dân túy rồi còn gì, trong xã hội mà tham nhũng đã thành bệnh kinh niên như trên đã nói thì ai mà không muốn hết bệnhLê Trung Tĩnh

Quan điểm chính trị và hành xử của ông Trọng nhất quán và rõ ràng: chống tham nhũng, điều này thì quá dân túy rồi còn gì, trong xã hội mà tham nhũng đã thành bệnh kinh niên như trên đã nói thì ai mà không muốn hết bệnh; và xây dựng đảng vững mạnh, điều này thì người nào có quyền lợi gắn bó mật thiết với Đảng mà không ủng hộ?

Do đó một cách hết sức tự nhiên thông điệp chính trị của ông Trọng được nhiều người hưởng ứng, từ người dân đến những giai tầng biết đảng vững mạnh quan trọng như thế nào đối với quyền lợi và quyền lực của họ.

Có người nói chiến dịch chống tham nhũng của ông Trọng cũng chỉ là một phiên bản của chiến dịch Đả hổ diệt ruồi mà ông Tập Cận Bình đang tiến hành bên Trung Quốc.

Điều này không hẳn đúng vì việc sử dụng chiêu thức chống tham nhũng để xộ khám các đối thủ chính trị hiện tại hay quá khứ là một việc không mới trên thế giới và lịch sử.

Mặt khác nếu điều này có đúng đi nữa thì càng thấy ông Trọng học hỏi và áp dụng nhanh.

Trong các lãnh đạo Việt Nam hiện nay, ai là người nói không với tham nhũng thuyết phục hơn ông Trọng?

Chọn đúng đối tượng

Ông Trọng chọn đúng thông điệp, và gửi đến đúng đối tượng.

Ông vừa dân túy đối với mấy chục triệu người dân Việt, vừa rất khôn ngoan chính trị đối với hàng ngũ lãnh đạo quanh ông.

Trong một xã hội mà lá phiếu bầu cử trên tay mấy chục triệu người dân ai cũng biết là vô giá trị thì sự ủng hộ của đội ngũ lãnh đạo cấp ủy của các cơ quan công an, an ninh và truyền thông quan trọng hơn rất nhiều vài tấm hình hay câu nói nức lòng dân nổi trôi trên các trang báo và mạng xã hội.

Trái khoáy là mặc dầu luôn tuyên bố không chấp nhận những lãnh đạo có tham vọng quyền lực, ông Trọng là đại diện tiêu biểu nhất của tham vọng quyền lực. Khi mà không ít lãnh đạo khác ăn không chỗ này thì chỗ kia, ông Trọng đã cho thấy ông đặt tham vọng quyền lực và chính trị của mình cao hơn, ít nhất là cao hơn các biệt phủ và tỷ đô.

Dĩ nhiên, là người làm chính trị tại một nước tên là Việt Nam, ông Trọng biết phải thực hành chiến dịch của mình một cách “hợp lý”, tức chỉ chống những trường hợp tham nhũng nào cần thiết để ông củng cố được quyền lực của mình.

Và đó là quyền lực của một chế độ độc tài một đảng, không có phản biện, không có tự do báo chí, không có dân chủ, pháp quyền, những phương thức và định chế thật sự để chống tham nhũng.

Tham nhũng do đó chỉ rót từ bên này sang bên khác, không bao giờ hết, Đảng Cộng sản vẫn tiếp tục độc tôn lãnh đạo, tiếp tục tham nhũng, và người dân và nước Việt tiếp tục lầm than trong những dự án tàn hại môi trường và cuộc sống nhưng không có bất cứ quyền quyết định nào.

Bài viết thể hiện quan điểm của tiến sỹ Lê Trung Tĩnh từ Gloucestershire, Anh Quốc. Ông là thành viên nhóm Nghiên cứu Biển Đông và thường viết về chủ đề tranh chấp biển đảo, chính trị Việt Nam và Trung Quốc.

http://www.bbc.com/vietnamese/forum-42322656

 

Lãnh đạo ngành cao su Việt Nam bị khởi tố

Nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Cao su Việt Nam cùng nhiều người bị công an Việt Nam khởi tố trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước.

Vụ Đinh La Thăng: Đảng không cho ‘hạ cánh an toàn’?

Vụ ông Thăng: TBT Trọng ‘chọn đúng đối tượng’

Hai vụ Trịnh Xuân Thanh và Trầm Bê: có dấu hiệu lạ?

Bộ Công an Việt Nam hôm 12/12 ra thông cáo nói đã khởi tố bị can, khám xét và áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với năm người trong ngành cao su.

Trong đó có ông Lê Quang Thung, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Cao su Việt Nam, bị khởi tố trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Bốn người khác làm việc tại Công ty Cao su Đồng Nai và Phú Riềng, gồm cả ông Nguyễn Thành Châu, nguyên Giám đốc Công ty Cao su Đồng Nai và Nguyễn Hồng Phú, nguyên Giám đốc Công ty Cao su Phú Riềng.

Hai người còn lại là nguyên kế toán trưởng hai công ty này.

Thông cáo nói sau khi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn ngày 12/12, công an thực hiện tống đạt Quyết định Khởi tố bị can.

Ông Lê Quang Thung có 17 năm là tổng giám đốc Tập đoàn Cao su Việt Nam, nghỉ hưu từ tháng Giêng 2012.

Tháng Tám 2010, ông Thung được Thủ tướng Việt Nam bổ nhiệm từ Quyền Chủ tịch Hội đồng quản trị, giữ chức Quyền Chủ tịch Hội đồng thành viên.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42326544

 

Công ty có vốn Thái mua nhiều cổ phần Sabeco?

Bộ Công Thương Việt Nam thông báo chỉ có một nhà đầu tư đăng ký mua khối lượng lớn cổ phiếu công ty Sabeco trong kế hoạch cổ phần hóa nhằm thu về khoảng 4 tỉ đôla.

Thông báo trên website của bộ này cho biết tính tới ngày 11/12/2017 “có 01 Nhà đầu tư đăng ký mua khối lượng lớn dẫn đến việc sở hữu từ 25% trở lên cổ phiếu đang lưu hành của Sabeco đã thực hiện công bố thông tin là Công ty TNHH Vietnam Beverage”.

Quân đội Thái Lan: Tiền bạc và Đảo chính

Cổ phiếu Vietnam Airlines tăng mạnh ngày ra mắt

Hãng ‘hàng không bikini’ VietJet lên sàn

VN cần cải tổ doanh nghiệp bằng cách nào?

Công ty TNHH Vietnam Beverage, vừa mới thành lập ngày 6/10/2017 có trụ sở tại Hà Nội, được hữu bởi bởi Công ty cổ phần Đầu tư F&B Alliance Việt Nam, và công ty này có 49% cổ phần thuộc về BeerCo Limited.

BeerCo Limited là công ty con do tập đoàn rượu bia của Thái Lan là Thai Beverage sở hữu 100% vốn, hãng tin Reuters cho biết.

Thai Beverage (ThaiBev), do tỉ phú Charoen Sirivadhanabhakdi sở hữu, từ chối bình luận, theo Bloomberg và công ty này có thể phải trả tới hơn 2 tỉ đôla cho số cổ phiếu họ dự kiến chào mua.

Giao dịch cổ phiếu công ty bị ngưng hôm thứ Ba tại Singapore để chờ thông báo trong khi cổ phiếu Sabeco tăng 7%.

Vốn sở hữu nước ngoài trong Sabeco được giới hạn ở mức 49%. Điều này có nghĩa là các nhà đầu tư chỉ có thể chào mua tối đa là 39% bởi các nhà đầu tư nước ngoài đang sở hữu 10% cổ phần tại Sabeco.

Quy chế chào bán cạnh tranh cổ phần của Bộ Công Thương tại Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) quy định “nhà đầu tư có nhu cầu đặt mua với khối lượng đạt hoặc vượt các tỷ lệ sở hữu phải chào mua công khai theo Luật Chứng khoán phải thực hiện báo cáo Ban tổ chức Chào bán cạnh tranh và công bố thông tin trước khi thực hiện 7 ngày về số lượng cổ phần dự kiến mua,” thông báo nói thêm.

Trước đó, nhiều tờ báo cho rằng các công ty rượu bia khác trong đó có Anheuser-Busch InBev (Bỉ) và Kirin Holdings (Nhật) đã và đang chuẩn bị chào mua cổ phần.

Một bản tin của Reuters nhận xét: “Việc thiếu vắng quyền kiểm soát [cổ phần] và cách bán cổ phần không chính thống khiến một số nhà thầu tiềm năng không muốn mua, giới ngân hàng và luật sư cũng như các nhà đầu tư quan tâm theo dõi vụ việc cho biết”.

VN muốn tăng tốc cổ phần hóa DNNN

VN Index có bắt đầu lao dốc?

Mới đây Bộ Công thương thông báo triển khai bán 53,59% vốn điều lệ của Sabeco do bộ này làm đại diện chủ sở hữu.

Nguyên tắc chuyển nhượng vốn nhà nước tại Sabeco được mô tả là “công khai, minh bạch, bảo đảm lợi ích cao nhất của nhà nước, chống tiêu cực và lợi ích nhóm; đúng quy luật thị trường, hiệu quả, ổn định thị trường chứng khoán; Theo giá thị trường; tuân thủ quy định của pháp luật về doanh nghiệp, về thị trường chứng khoán, các cam kết quốc tế”.

Công ty TNHH Vietnam Beverage có người đại diện theo pháp luật là ông Michael Chye Hin Fah và Giám đốc là bà Trần Kim Nga.

Báo Zing.vn đưa tin ông Michael Chye Hin Fah là thành viên HĐQT Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk).

Báo Zing.vn mô tả động thái BeerCo Limited mua lại 49% cổ phần của Công ty cổ phần Đầu tư F&B Alliance Việt Nam vào cuối tháng 11 được giới chuyên gia đự đoán như một phương tiện để chào giá cho Sabeco với tư cách một nhà đầu tư trong nước, tạo ra lợi thế hơn so với các đối thủ quốc tế.

Chính phủ kiến tạo cần minh bạch để thu hút doanh nghiệp chất lượng cao

Để hiện thực hóa “công khai và minh bạch, những chuyên gia chấm thầu phải là chuyên gia quốc tế” để tránh “lợi ích nhóm” hay “bị tác động bởi các yếu tố khác,” theo luật sư Lê Nết từ hãng luật LNT & Partners nói với BBC mới đây.

“Cần chọn những doanh nghiệp không những trả tiền cao nhất để mua lại phần vốn của nhà nước trong quá trình cổ phần hóa, mà còn phải có kế hoạch kinh doanh bài bản để phát triển… Đó là những doanh nghiệp có cam kết kinh doanh dài hạn và sẵn sàng chịu phạt nếu không đạt được cam kết đó”

Luật sư Lê Nết cũng nhắc lại vụ án VN Pharma như một ví dụ điển hình của việc thiếu minh bạch của “chính sách ủng hộ doanh nghiệp trong nước, không cho doanh nghiệp nước ngoài xâm nhập vào thị trường nội địa”.

http://www.bbc.com/vietnamese/business-42327424

 

Cần đặt tiến sĩ vào đúng chỗ là Khoa học

Tiến sĩ Lê Đức TùngLondon, Anh Quốc

khoa họcỞ Việt Nam, cái thời tiến sĩ mà chúng ta thường chỉ gặp trong các trường đại học và viện nghiên cứu có lẽ đã qua từ cách đây khoảng 15-20 năm trước.

Ngày nay tiến sĩ có ở nhiều nơi không mang tính chất học thuật từ uỷ ban nhân dân phường huyện, quận đến các các cơ quan đoàn thể cấp cao hơn như Đoàn, Đảng, Quốc hội.

Nhìn về số lượng thì đó là một tín hiệu đáng mừng, nhưng về chất lượng thì có nhiều điều cần phải suy nghĩ.

Tấm bằng Mỹ đem lại gì ngoài khâu ‘cho oai’?

Việt Nam: Chiếc xe đò mang tên Đại học

Học phí Vinschool gây tranh cãi?

Nhu cầu khoa học sẽ làm tăng số tiến sĩ

Khác với sinh viên học đại học và thạc sĩ, nghiên cứu sinh tuy được gọi là sinh viên (tiếng Anh là “PhD student”) nhưng được trả lương và học phí qua quĩ nghiên cứu khoa học được tài trợ bởi chính phủ, doanh nghiệp hoặc bản thân trường đại học, viện nghiên cứu.

Ở Anh Quốc, lương cho nghiên cứu sinh khoảng 17 nghìn bảng Anh nhìn chung đủ sống và đặc biệt được miễn thuế – tương đương với mức 20 nghìn bảng có đóng thuế so với mặt bằng chung của xã hội là ở mức trung bình.

Ở Việt Nam, có lẽ do thiếu người thực sự làm khoa học nên hay đánh giá theo hướng đào tạo ra con ngườiTS Lê Đức Tùng

Với rất nhiều người, để có một tiến sĩ thì phải đào tạo, nghĩa là người tham gia (nghiên cứu sinh) mang nghĩa “sinh viên” học từ người khác (thầy/cô giáo hướng dẫn) để rồi sau đấy có bằng tiến sĩ.

Tuy nhiên ở nhiều trường đại học hàng đầu, chất lượng đầu vào rất cao nên nghiên cứu sinh mang nghĩa “làm tiến sĩ” hơn là “được đào tạo tiến sĩ”.

Ví dụ tại UCL (trường đại học hàng tốp 10 thế giới theo QS), mỗi suất quảng cáo thường có khoảng 50-100 lá đơn, sinh viên được chọn thường đặc biệt suất sắc, họ nhận đề tài rồi làm với khả năng độc lập cao không khác nhiều những thành viên khác như người làm sau tiến sĩ (postdoc) trong nhóm cả.

Ở những trường không phải hàng đầu, khả năng chọn được sinh viên suất sắc ít hơn, và nhìn chung có khả năng độc lập kém hơn, phải lệ thuộc nhiều vào người hướng dẫn.

Việt Nam cần làm gì?

Làm thế nào để đào tạo tiến sĩ một cách có hiệu quả trong điều kiện Việt Nam?

Để có hiệu quả việc đầu tiên là phải đảm bảo chất lượng, đặt tiến sĩ vào đúng vị trí của họ trong môi trường học thuật.

GS Ngô Bảo Châu làm tạp chí toán

Từ cô đánh máy thành đệ nhất phu nhân

GS Nguyễn Thiện Nhân về Sài Gòn làm Bí thư Thành ủy?

Văn hoá trọng bằng cấp, danh hiệu ở Việtnam trên con đường công danh, thăng quan tiến chức dẫn đến việc tạo ra rất nhiều tiến sĩ theo con đường tại chức, đào tạo ảo trên mạng, hoặc qua những trường quốc tế rởm trao cho người trả tiền bất cứ loại bằng gì mà họ cần.

Đảm bảo chất lượng ở đây đòi hỏi một sự cải tổ sâu rộng trong xã hội Việt nam quan trọng nhất là thay đổi nhận thức của người dân, lãnh đạo trong chuyện bằng cấp.

Đi sau chất lượng, tiếp theo của bài toán hiệu quả ở đây là về kinh tế, đào tạo tiến sĩ theo mô hình nào, hướng nghiên cứu nào phù hợp với hoàn cảnh kinh tế xã hội Việt nam?

Chi phí trung bình để ra lò một tiến sĩ tại Anh Quốc vào khoảng 150-200 nghìn bảng, gồm trả lương, học phí, tiền hóa chất thiết bị.

Ở các nước tư bản đã phát triển thật khó mà có thể tìm ra một dự án nào mang tên “đào tạo tiến sĩ” chung chung mà không gắn với một dự án cụ thể nào đó

Số tiền đó so với một nước nghèo như Việt Nam là rất lớn nên nếu không tính đến hiệu quả kinh tế gửi người đi bằng ngân sách nhà nước thì sẽ cực kì lãng phí.

Làm tiến sĩ hay đào tạo tiến sĩ có thể hiểu theo nghĩa hoàn thành một công việc hay dự án khoa học qua đó tạo ra người có kiến thức.

Ở các nước tư bản đã phát triển thật khó mà có thể tìm ra một dự án nào mang tên “đào tạo tiến sĩ” chung chung mà không gắn với một dự án cụ thể nào đó. Ở đây trước tiên người làm nghiên cứu (giáo sư) có ý tưởng khoa học lập dự án xin tiền, nếu được họ thuê người để hoàn thành.

Như vậy quan trọng đầu tiên là ý tưởng khoa học được thực hiện có sản phẩm ứng dụng hoặc bài báo khoa học. Người làm (nghiên cứu sinh) viết luận án có bằng tiến sĩ cũng là sản phẩm của dự án, nhưng việc những tiến sĩ mới ra lò có tiếp tục khoa học hay không là do sự lựa chọn của họ không phải là yếu tố đánh giá sự thành công của dự án.

Ở Việt Nam, có lẽ do thiếu người thực sự làm khoa học nên hay đánh giá theo hướng đào tạo con người.

Gửi người đi đào tạo thế nào?

Nếu nhà nước Việt Nam bỏ tiền gửi người ra nước ngoài, làm theo dự án của nước ngoài thì các kết quả sản phẩm và bài báo không thuộc về Việt Nam, bản thân người làm có bằng tiến sĩ lại cũng không quay về đất nước để phục vụ, thì không có yếu tố nào đánh giá được sự thành công của số tiền rất lớn mà nhà nước phải bỏ ra.

Có không ít trường đại học ở các nước tư bản như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Hà Lan, Mỹ và Anh Quốc việc tìm người bản địa có chất lượng chịu làm tiến sĩ rất khó.

Ở đây, sinh viên giỏi ra trường nếu xin được việc làm cho công ty, doanh nghiệp lương khởi điểm thường cao gấp 1.5-2 lần so với đi làm nghiên cứu sinh.

Trong điều kiện như vậy, các cơ sở Việt Nam có hợp tác với nước ngoài hoàn toàn có thể gửi sinh viên có chất lượng sang làm cho những dự án của họ.

Ở đây các nhóm nước ngoài có người chất lượng làm ra sản phẩm, bài báo, Việt nam không phải bỏ tiền, vấn đề ở đây đặt ra là làm sao để tiến sĩ ra lò quay trở về cống hiến tiếp tục làm khoa học.

Với nền khoa học hiện nay, thực tế là Việt Nam có rất ít ứng viên tốt đảm bảo chất lượng thực sự.

Nhiều bạn ở Việt nam kiếm được học bổng đi làm tiến sĩ tại nước ngoài nhưng thường qua các kênh hợp tác, nhóm quen biết chứ không phải theo góc độ thuần túy chất lượng cao có cạnh tranh toàn cầu đặc biệt từ các trường đại học hàng đầu thế giới thuộc hàng top 100.

Thay bằng tìm học bổng nước ngoài, nhà nước có thể tự bỏ tiền ra đào tạo. Ưu điểm của phương án này là nhà nước có thể chọn hướng nghiên cứu thiết thực với nhu cầu đất nước rồi tìm nhóm nghiên cứu để gửi đi.

Tiến sĩ tốt nghiệp nếu về nước có thể tiếp tục hướng nghiên cứu trong môi trường khoa học trong nước. Nếu có học bổng từ nhà nước, ứng viên có thể xin vào những nhóm hàng đầu ở nước ngoài mà không cần đòi hỏi khắt khe về chất lượng.

Nếu chăm chỉ làm việc sinh viên Việt Nam hoàn toàn có thể bắt kịp nhịp độ thậm trí vượt lên những sinh viên khác lúc vào có thể giỏi hơn.

Một số hướng nghiên cứu nếu làm được ở Việt Nam thì mô hình nghiên cứu sinh kết hợp (sandwich PhD student) với 1/2 thời gian ở Việt nam, 1/2 thời gian ở nước ngoài nên được xem xét để giảm số tiền đầu tư mà vẫn đảm bảo về chất lượng.

Cuối cùng là chế độ đãi ngộ với tiến sĩ

Với hiện trạng tiến sĩ thật giả lẫn lộn, nâng cao mức lương cơ bản cho những người có danh tiến sĩ sẽ làm tiến sĩ học ảo trên mạng, tại chức, từ trường đại học quốc tế rởm càng nhiều.

Ở nước nghèo như Việt Nam, nâng cao toàn bộ mức lương tiến sĩ là bất khả thi cho ngân sách, không hiệu quả, ngoài ra còn tạo nên sự mất cân bằng với các thành phần lao động khác trong xã hội vốn cũng là những nghề rất cần thiết và đáng trân trọng.

Vì thế, vấn đề với Việt nam là cần đãi ngộ với những tiến sĩ thực sự yêu nghề, tâm huyết với khoa học và làm được việc, về điểm này Việt Nam đang làm tương đối tốt.

Với sự có mặt của các quĩ nghiên cứu khoa học rất nhiều tiến sĩ trẻ tốt nghiệp nước ngoài về Việt nam nếu tâm huyết với khoa học thì chỉ một thời gian ngắn 1-2 năm đã có thể thành nhà nghiên cứu độc lập, đứng ra chủ trì 1,2 đề tài được nhà nước tài trợ.

Việt Nam và cải cách sách giáo khoa

Tiến sĩ ‘quốc tế’ cần điều kiện và lương quốc tế

Người được giải Fields cùng Ngô Bảo Châu ra tranh cử QH Pháp

Ví dụ với quỹ Nafosted, mỗi chủ đề tài được nhận thêm 15-20 triệu đồng (gấp khoảng 5 lần mức lương cơ bản cho riến sĩ), như vậy so với mặt bằng xã hội, người làm nghiên cứu có thể tương đối yên tâm tập trung làm khoa học.

Về điểm này, so với nước ngoài Việt Nam đã thể hiện một sự ưu đãi lớn với các tiến sĩ trẻ yêu nghề làm khoa học thực sự.

Ở Anh Quốc, các tiến sĩ mới tốt nghiệp có lẽ chỉ dưới 50% xin được việc tiếp tục trong môi trường đại học, viện nghiên cứu làm hậu tiến sĩ (postdoc) ăn lương theo hợp đồng.

Sau 5-10 năm chỉ khoảng 10-20% trong số các hậu tiến sĩ mới xin được vào làm giảng viên lâu dài và có thể đứng ra xin tiền tự lập nhóm và làm nghiên cứu độc lập.

Như vậy con đường trở thành giảng viên với một tiến sĩ mới ra lò ở nước ngoài khắc nghiệt hơn rất nhiều so với sự lựa chọn quay về Việt nam tiếp tục nghiên cứu và làm việc trong môi trường khoa học.

Tóm lại để tăng số lượng tiến sĩ tại Việt Nam, nhà nước nên tận dụng tối đa các kênh đào tạo khác nhau không chỉ bằng nguồn ngân sách trong nước mà cả ở nước ngoài.

Hiệu quả của việc đào tạo tiến sĩ quan trọng nhất ở khâu chất lượng và thay đổi nhận thức của người dân, lãnh đạo trong chuyện bằng cấp, đặt tiến sĩ vào đúng vị trí của họ trong môi trường khoa học chứ không để có bằng rồi làm việc khác.

Bài đã đăng trên trang Facebook cá nhân của tác giả, tiến sĩ Lê Đức Tùnghiện làm nghiên cứu ở Đại học UCL, Anh Quốc.

http://www.bbc.com/vietnamese/forum-42316459

 

Hoạt động nghiệp đoàn không có hình thức tổ chức

Kính Hòa RFA

Hoạt động nghiệp đoàn nhưng không có nghiệp đoàn

Chỉ trong hai tháng 9 và 10, năm 2017, có đến bốn cuộc đình công của công nhân xảy ra tại nhà máy của các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Nam, Bà Rịa Vũng Tàu. Các cuộc đình công này có cùng những đặc điểm là diễn ra ôn hòa, đòi hỏi quyền lợi, và đạt được thỏa thuận với giới chủ.

Đến tháng 12 năm 2017, giới lái xe đã thực hiện một cuộc phản kháng chống việc đặt trạm thu phí BOT sai vị trí ở Cai Lậy, cũng như chi phí quá cao của trạm này. Cuộc phản kháng đã thành công bước đầu khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ra lệnh đình chỉ việc hoạt động của BOT Cai Lậy trong 1 đến 2 tháng để chờ quyết định mới.

Nhận xét về những diễn biến đó, ông Nguyễn Đình Hùng, Chủ tịch tổ chức Liên Đoàn Lao động Việt tự do, từ Úc nói với chúng tôi:

Sự phản đối này đang lên ở mức độ mới. Nếu chúng ta nhìn thời gian 10 năm qua, có những cuộc biểu tình, những cuộc đình công của công nhân ở hãng xưởng, chưa có được một sự đồng tâm nhất trí, chưa có tổ chức, nhưng qua giai đoạn này tôi thấy giới tài xế đã bước lên được một bước. Bước lên một bước có nghĩa là đồng tâm nhất trí một phương pháp đấu tranh, một phương pháp đấu tranh có hiệu quả.”

Nhưng có một câu hỏi được đặt ra là những hoạt động đó có tổ chức hay không?

Họ rất là sợ những tổ chức liên kết với nhau, đoàn kết lại, cho nên họ tìm mọi cách để đánh phá.
-Ông Đoàn Huy Chương.

Trả lời câu hỏi này, vào tháng 10 năm nay, ông Đoàn Huy Chương, một thành viên sáng lập Liên Đoàn Lao Động Việt, một tổ chức công đoàn độc lập, nhận xét với chúng tôi về những cuộc đình công trong tháng 9 và tháng 10, rằng có những tổ chức giấu mặt đã hướng dẫn công nhân những phương pháp đấu tranh ôn hòa, và tiến hành những cuộc đình công một cách có bài bản.

Tháng 12 năm 2017, ông lại nhận xét rằng có thể cuộc phản kháng tại Cai Lậy cũng là một cuộc phản kháng có tổ chức.

Nhưng tất cả những người lái xe tham gia cuộc phản kháng nói với chúng tôi rằng họ chỉ làm một cách bộc phát, không có tổ chức nào cả. Một bác tài tên Trần Tiến nói rằng:

“Mình thấy rõ ràng là anh em từ khắp nơi đổ lại không ai quen biết ai, cũng không ai là người tổ chức, mỗi người vì 1 cái bức xúc mà tự động người ta bộc phát thôi. Không có tổ chức nào có thể điều người nổi suốt 24 giờ đồng hồ.”

Giải thích về những điều có vẻ mâu thuẫn đó, ông Đoàn Huy Chương nói với chúng tôi:

“Hiện nay các công đoàn độc lập họ đang chuyển một hướng mới là tổ chức mà không tổ chức. Chỉ có một số người tổ chức mới hiểu, còn nhìn vô thì thấy chẳng qua đó là một sự tự phát. Đó là một cách để giới đấu tranh hiện nay tránh sự đàn áp.”

Ông Chương là một trong những nhà tổ chức nghiệp đoàn bị đàn áp như thế. Vào tháng 11 năm 2006, ông Chương và một số người khác thành lập Hội Đoàn kết công nông để đấu tranh cho quyền lợi của công nhân và nông dân, nhưng chỉ vài ngày sau là ông bị bắt. Ông ra tù năm 2006, rồi lại bị bắt một lần nữa sau khi tổ chức một cuộc đình công tại Trà Vinh lên đến hơn 10000 công nhân tham gia. Ônh được trả tự do vào đầu năm nay sau khi mãn án tù.

Ông Đoàn Huy Chương nói với đài RFA về cái nhìn của đảng cộng sản đối với những tổ chức mà họ không kiểm soát được như là tổ chức công đoàn độc lập của ông Đoàn Huy Chương:

“Họ rất là ngại, họ rất là sợ những tổ chức liên kết với nhau, đoàn kết lại, cho nên họ tìm mọi cách để đánh phá. Có thể là họ chụp mũ luôn, đó là cách họ dùng hiện nay.”

Quan sát diễn biến ở Cai Lậy, ông Chương thấy rằng có những hoạt động rất đáng ngờ từ phía doanh nghiệp đầu tư BOT, với sự trợ giúp của lực lượng chức năng, đang có thể muốn qui tội tổ chức kích động cho những người tham gia phản kháng.

Nhận xét của ông Chương dường như có căn cứ chắc chắn hơn bởi sự việc là vào ngày 7 tháng 12, một chủ quán nước đã giúp đỡ tài xế trong cuộc phản kháng đã bị cơ quan công an mời làm việc, và người ta nghi ngờ rằng cơ quan chức năng muốn tìm một tổ chức đứng đằng sau vụ phản kháng.

Sự lớn mạnh của phong trào dân sự và những hoạt động nghiệp đoàn

Việc trấn áp các tổ chức, những cá nhân hoạt động dân sự đã tăng cao trong thời gian hai năm qua, mà theo lời Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động dân sự tại Hà Nội nói rằng ông có thể cảm nhận sự trấn áp đó ngay trên da thịt mình.

Có thể thấy các phong trào xã hội của Việt Nam trong vài ba năm qua đã có mức tiến triễn mạnh về qui mô, có thay đổi về chất rất là quan trọng.

-Tiến sĩ Nguyễn Quang A.

Theo ông sở dĩ có sự trấn áp đó là vì phong trào dân sự tại Việt Nam đã phát triển mạnh mà sự trấn áp có thể là một sự phản ứng tự nhiên của nhà cầm quyền. Ông nói với chúng tôi sau vụ Cai Lậy:

“Nếu họ ngẫm nghĩ kỹ thì cái cách phản xạ của họ là cách phản tác dụng. Có thể thấy các phong trào xã hội của Việt Nam trong vài ba năm qua đã có mức tiến triễn mạnh về qui mô, có thay đổi về chất rất là quan trọng.”

Trong các phong trào dân sự đó có những hoạt động mang tính chất nghiệp đoàn. Trong cuộc phản kháng của giới lái xe tại Cai Lậy người ta thấy có một trang Facebook mang tên Bạn hữu đường xa, với hơn 90 ngàn thành viên. Nơi đây là nơi mà các lái xe chia sẻ nhau những kinh nghiệm nghề nghiệp, cũng như những sự việc xảy ra trong vụ phản kháng tại Cai Lậy vừa qua.

Ông Nguyễn Đình Hùng nói với chúng tôi rằng thực chất những hoạt động đó chính là những hoạt động nghiệp đoàn:

Định nghĩa nghiệp đoàn là gì, đó là một số, một tập thể những anh em cùng một nghề, công nhân cùng một ngành với nhau, họp lại để tương trọ lẫn nhau. Dùng bất cứ tên gì cũng vậy, Nhóm anh em đường xa, Hội thân hữu, hay là Tương tế, … Bất cứ danh xưng nào thì đó cũng là nghiệp đoàn mà thôi.

Và theo nhiều nhà quan sát thì chính mạng lưới internet với số người Việt Nam tham gia ngày càng gia tăng đã thúc đẩy những hoạt động nghiệp đoàn này. Ông Đoàn Huy Chương nói tiếp:

Cách đây 10 năm về trước, muốn làm một cuộc như BOT vừa rồi, không thể làm được, bởi vì không thể kết nối lẹ như vậy, không có những chương trình live stream, tạo nhóm, để có thể có chuyện là họ kéo nhau đến để hỗ trợ. Internet đóng vai trò quan trọng để thay đổi thế giới và cũng là tương lai để thay đổi Việt Nam.”

Tuy vậy ông Chương cũng nói là vẫn có những khó khăn từ phía người công nhân đối với những vấn đề liên quan đến nghiệp đoàn có tính tổ chức, họ vẫn còn sợ hãi sự đàn áp của nhà cầm quyền.

Cho đến cuối năm 2017 Việt Nam vẫn không có một tổ chức nghiệp đoàn độc lập nào được cho phép hoạt động, dù rằng theo những người mà chúng tôi tiếp chuyện như ông Nguyễn Quang A, ông Nguyễn Đình Hùng, việc tạo điều kiện cho giới công nhân có tiếng nói là rất hữu ích cho việc ổn định kinh tế và xã hội của đất nước.

Giáo sư Lê Đăng Doanh, một chuyên viên kinh tế ở Hà Nội cho chúng tôi biết rằng Việt Nam đã có thỏa thuận với các đối tác thương mại quốc tế cho phép công nhân được thành lập nghiệp đoàn ở cơ sở, nhưng đạo luật về nghiệp đoàn vẫn chưa được bàn thảo để thông qua ở Quốc hội Việt Nam.

Ông Đoàn Huy Chương cho rằng cần phải có sức ép từ bên ngoài để có thể cho phép ra đời những tổ chức nghiệp đoàn độc lập. Nhưng ông Nguyễn Đình Hùng, dù chia sẻ quan điểm cần có một tổ chức công đoàn độc lập, cho rằng để có việc đó thì điều quan trọng hơn là chính nhà nước Việt Nam phải ý thức được rằng hoạt động nghiệp đoàn độc lập là có lợi cho chính họ.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/union-without-union-12122017092109.html

 

Bãi rác Đa Phước ngày càng ô nhiễm

Sau một năm, chúng tôi quay lại bãi rác Đa Phước, nơi mà dân chúng địa phương than phiền phải hứng chịu mùi hôi, nước rỉ mất vệ sinh từ khu xử lý rác thải này. Những người này đang chờ được bồi thường thỏa đáng để di dời đến nơi khác sinh sống.

Nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn

Mặc dù nhiều lần lên trụ sở Công ty TNHH Xử lý chất thải Việt Nam (VWS) chất vấn việc xả thải trộm ra nguồn nước, biểu tình phản đối cũng như đâm đơn kiện lên các cấp chính quyền về hoạt động của bãi rác Đa Phước, người dân nơi đây vẫn không nhận được hành động hay thay đổi nào cụ thể.

Một phụ nữ ngụ ở tổ 9, ấp 3 xã Đa Phước, Bình Chánh, một trong những nơi chịu ảnh hưởng nặng từ bãi rác cho biết, cho tới nay, chính quyền và doanh nghiệp đã nhiều lần dời việc đưa ra mức giá đền bù giải toả dù đã có quyết định và tiến hành đo đạc.

Đồng ý hết ráo rồi á, giờ chưa mức giá là thôi. Giống như giờ xong hết ráo rồi á. Giờ chỉ chờ nó gửi giấy mình lên, nó ra giá bao nhiêu coi dân đồng ý ký tên rồi lấy tiền vậy thôi mà nó làm lơ luôn. Hôm hổm nó nói tháng 8, đã rồi tháng 10,  tháng 11, rồi tới giờ im re luôn.

Người ta bệnh quá trời luôn. Đây 10 nhà bệnh hết 4,5 nhà rồi nên là tôi không muốn vậy nữa.
– Một người dân xã Đa Phước

Về lý do người dân muốn di dời khỏi nơi này, bà cho biết, đã từ lâu cuộc sống của người dân tại đây trở nên khó khăn hơn vì những hoạt động của bãi rác. Bên cạnh đó, nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn khiến mọi người cũng không an tâm tiếp tục sống tại đây. Chưa kể hiện tại, bãi rác ngày càng chất đống như núi, lại mới mở rộng địa bàn tập kết rác lại gần nhà bà chừng không xa khiến tình trạng càng thêm tồi tệ.

Người ta bệnh quá trời luôn. Đây 10 nhà bệnh hết 4,5 nhà rồi nên là tôi không muốn vậy nữa. Tôi muốn làm sao mà đưa lên trên phụ đặng cho dân ở đây đi rồi cho người ta làm ăn. Ở đây hồi xưa toàn dân lao động không à. Rồi tối hả, ầm ì xe chạy sáng đêm rồi sao mà nghỉ ngơi được. Nhà người ta ở đây cũng như  tôi lớn tuổi rồi, đâu còn tuổi lao động gì đâu. Nhờ nuôi cá nuôi tôm bây giờ không có một con để mà sống. Giờ đóng đá đóng đồ cũng không có. Giờ nước nó thúi nó ra thì có con gì để mà nuôi. Giờ không có hồ cá gì, chết hết ráo. Giờ không có ai nuôi có con gì hết á.

Hôi thối suốt ngày đêm

Một người trông nuôi tôm ở ấp 3, xã Đa Phước cho biết, cứ mỗi buổi tối là mùi hôi nồng nặc lại tại qua khu anh ở, khiến mọi người phải bịt khẩu trang ngay cả trong khi ngủ.

Hôi cái mùi kỳ lắm, khó chịu, cái mùi rác, kỳ lắm. Chiều xuống cái mùi nó cứ bốc ngược theo chiều gió xuống. Ngày nào nó cũng đổ vậy hết. Nó cũng vậy nó đâu có hết lúc nào đâu.

Ông Chúng, ngụ ở Quốc lộ 50, cách bãi rác Đa Phước chừng 1,5km đường thẳng cũng khẳng định tình trạng hôi thối của bãi rác.

Tháng 10 bắt đầu hôi rồi đó. Gió Bắc hôi rồi đó.Gió trên nó xuống vầy nè, thấy hôi chát rồi đó. Hôi, thúi, hôi. Gió Bắc mới hôi chứ gió chướng này kia là hết àNgây chát luôn, nó xuống tới cầu ông Thịnh luôn mà.

Hôi cái mùi kỳ lắm, khó chịu, cái mùi rác, kỳ lắm. Chiều xuống cái mùi nó cứ bốc ngược theo chiều gió xuống. Ngày nào nó cũng đổ vậy hết

.- Một người dân xã Đa Phước

Với tình trạng ô nhiễm nhiều năm kéo dài và ngày càng đe doạ đến cuộc sống, một phụ nữ sinh sống trong khu vực chịu ảnh hưởng mong muốn chính quyền có câu trả lời cụ thể và tránh lần khất về việc hỗ trợ di dời người dân tại khu vực tổ 9, ấp 3 xã Đa Phước khỏi bãi rác khổng lồ tại đây để họ có thể đến nơi khác tìm kế sinh nhai.

Trả lời cho có tiếng, giờ hủy bỏ thì báo cho dân biết. Đợt này tính viết đơn nói vậy. Giờ mấy ổng làm thì làm, không thì nói không. Làm khi nào, tháng nào năm nào phải nói cho chính xác.

Khu Liên hợp Xử lý chất thải Đa Phước đi vào hoạt động vào tháng 11 năm 2007, thời gian dự kiến của dự án là 24 năm trên diện tích 138ha. Mười năm qua, người dân địa phương phải gánh chịu tình trạng ô nhiễm không thể chịu nổi. Và trong thời gian 14 năm sắp tới, liệu những hứa hẹn về biện pháp khắc phục cũng như bồi thường thỏa đáng di dời dân đến nơi ở mới không ô nhiễm có được thực hiện kịp thời hay không?

http://www.rfa.org/vietnamese/news/reportfromvn/da-phuoc-landfill-polluting-ttvn-12122017112048.html

 

Chủ công ty cẩu xe ở trạm BOT Cai Lậy bị bắt

Công an quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ ngày 12/12 đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam chủ công ty cẩu xe ở trạm BOT Cai Lậy để làm rõ hành vi cố ý gây thương tích.

Trước đó, anh Lê Tấn Tú, chủ Công ty dịch vụ cứu hộ Tú Anh đã được BOT Cai Lậy thuê để cẩu những xe gây ách tắc tại trạm thu phí này.

Sau đó đến ngày 1/12, xe của anh Tú đã được yêu cầu kéo một chiếc xe đang tranh cãi với nhân viên thu phí. Chủ chiếc xe này được nói là một thành viên của nhóm Bạn Hữu Đường Xa.

Sau khi sự việc này xảy ra, một số tài xế của nhóm Bạn Hữu Đường Xa đã tới công ty của anh Tú để “nói chuyện” về vụ việc tại BOT Cai Lậy.

Trong lúc đang nói chuyện, hai bên đã xảy ra cãi cọ và anh Tú đã lấy cây rựa (dùng để chặt cây) để chém một tài xế.

Tài xế này sau đó được đưa vào bệnh viện với vết thương dài 15 cm ngang mặt.

Anh Tú đã thừa nhận hành vi của mình với cơ quan chức năng.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/owner-of-towing-service-at-bot-cai-lay-prosecuted-for-intentionally-causing-injury-12122017092100.html

 

Chiến dịch chống tham nhũng có hiệu quả hay không

Kính Hòa RFA

Những ý kiến cho rằng chiến dịch chống tham nhũng đang tiến lên

Vào tháng Năm, năm 2017, sau Hội nghị trung ương lần thứ năm của Đảng Cộng sản Việt Nam, một cựu ủy viên trung ương đảng giấu tên nói với đài RFA rằng chiến dịch chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang diễn biến một cách tích cực.

Trong hội nghị này ông Đinh La Thăng, một Ủy viên Bộ chính trị bị cách chức, đồng thời mất luôn chức là người đứng đầu đảng bộ tại Thành phố Hồ Chí Minh, vì những sai phạm của ông có liên quan đến việc quản lý tập đoàn dầu khí Việt Nam.

Đến tháng 10/2017, Đảng Cộng sản Việt Nam họp Hội nghị trung ương lần thứ sáu. Tại hội nghị này một viên chức cao cấp của đảng bị kỷ luật là Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Ủy viên trung ương đảng, ông Nguyễn Xuân Anh bị kỷ luật vì những cáo buộc có liên quan đến việc nhận quà biếu, cũng như những sai phạm trong vấn đề quản lý đất đai.

Ngay sau vụ kỷ luật này, ông Trần Văn Lĩnh, nguyên thành viên Hội đồng nhân dân Thành phố Đà Nẵng nói với đài RFA rằng bản án kỷ luật này là một hành động kịp thời và nghiêm khắc của Đảng Cộng sản.

Hai tháng sau đó ông Đinh La Thăng, bị bắt giam để điều tra về những việc liên quan đến những vụ án tham nhũng lớn của ngành ngân hàng và dầu khí.

Cho tới nay vẫn không thấy chiến dịch này (kê khai tài sản quan chức) được triển khai tới mức độ nào. Trong khi đó thì lại có những bằng chứng rất rõ là dường như ông Nguyễn Phú Trọng lại lơ đi những vấn đề tài sản quan chức bị dư luận công phẫn lên án.

-Nhà báo Phạm Chí Dũng.

Việc bắt giữ ông Thăng gây nên một sự chú ý rất lớn đến chiến dịch chống tham nhũng của Đảng Cộng sản trong hai năm qua vì ông Thăng là viên chức cao cấp nhất của Đảng Cộng sản bị công khai bắt giam cho đến nay. Trước đó trong một thời gian dài, nhiều cán bộ cao cấp của Tập đoàn dầu khí lần lượt bị bắt giam, mà trong đó nổi tiếng nhất là ông Trịnh Xuân Thanh, một cấp dưới của ông Thăng, được cho là đã bị cơ quan an ninh Việt Nam sang Đức bắt cóc mang về Việt Nam.

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, một nhà quan sát chính trị Việt Nam, từ Singapore nói với báo mạng VNexpress bản Anh ngữ rằng vụ bắt ông Thăng, cũng như vụ kỷ luật ông Xuân Anh là chỉ dấu cho thấy chiến dịch chống tham nhũng của Việt Nam đang gia tăng cường độ.

Những ý kiến cho rằng chống tham nhũng chỉ là chuyện phe phái

Tuy nhiên có những ý kiến vẫn cho rằng những bản án kỷ luật hay bắt giam này vẫn là chuyện tranh giành quyền lực nội bộ, phe phái bên trong Đảng Cộng sản mà thôi. Một trong những người có ý kiến này là Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động dân sự ở Hà Nội.

Chuyện phe phái mà ông Nguyễn Quang A đề cập được cho là xung đột kéo dài từ lâu giữa một bên là ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng, với bên kia là những viên chức cao cấp của chính phủ dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Sau Đại hội đảng lần thứ 12 vào đầu năm 2016, ông Nguyễn Tấn Dũng mất hết quyền lực chính trị. Sau đó người ta thấy một loạt các quan chức được ông bổ nhiệm bị kỷ luật, thậm chí có người đã về hưu cũng bị cách chức như ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trường Bộ Công Thương. Và đến cuối năm 2017, đến lượt ông Đinh La Thăng, người được thăng tiến mạnh mẽ dưới thời Thủ tướng Dũng.

Những người nghi ngờ chiến dịch chống tham nhũng của Tổng bí thư Trọng chỉ là một cuộc chiến phe phái đưa ra nhận định rằng chỉ có những quan chức liên quan đến cựu Thủ tướng Dũng mới nằm trong tầm ngắm. Nhiều vụ tình nghi tham nhũng khác như ở Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa,…vẫn không bị đụng đến.

Trong những vụ này nổi tiếng nhất là một quan chức tại tỉnh Yên Bái là ông Phạm Sỹ Quí, nguyên Giám đốc sở Tài nguyên & Môi trường của tỉnh này, với nhiều sai phạm về kê khai tài sản và quản lý đất đai, được dư luật đặt câu hỏi là số tiền khổng lồ ông Quí dùng để xây nhà đắt tiền có phải là tiền tham nhũng hay không.

Ngày 2 tháng 12, trước khi ông Thăng bị bắt vài ngày, gia đình ông Quí bị phạt 500 triệu đồng, nhưng cho đến nay chưa có một vụ điều tra nào liên quan đến ông được công bố cả.

Sau Hội nghị trung ương sáu, ông Phạm Chí Dũng, một nhà quan sát chính trị nội bộ Việt Nam sống ở Sài Gòn cho chúng tôi biết rằng mặc dù đã nắm hết quyền lực nhưng cuộc chiến chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng vẫn rất là vất vả:

Muốn làm cái này thì phải làm chuyện có liên quan đến tài sản của quan chức. Từ tháng Năm, ông Nguyễn Phú Trọng đưa ra chủ trương là kiểm tra tài sản đến 1000 quan chức. Lúc đó bà Lê Thị Thủy là Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương, có thể nói là một kênh tuyên giáo của ông Nguyễn Phú Trọng đã tuyên truyền khá rầm rộ cho chuyện này. Nhưng mà cho tới nay vẫn không thấy chiến dịch này được triển khai tới mức độ nào. Trong khi đó thì lại có những bằng chứng rất rõ là dường như ông Nguyễn Phú Trọng lại lơ đi những vấn đề tài sản quan chức bị dư luận công phẫn lên án.”

Ông Dũng cho rằng hiện nay việc chống tham nhũng của ông Trọng phải đối mặt với sự liên kết của nhiều cán bộ cao cấp có chân trong ngành tư pháp và lĩnh vực kinh tế, vì thế có những vụ việc tình nghi tham nhũng nhưng ông Trọng không thể làm gì được.

Hiện nay người ta vẫn đang thảo luận ý kiến phải chăng là nếu như muốn kiểm soát quyền lực thì vẫn phải thực hiện tam quyền phân lập.

-Tiến sĩ Lê Đăng Doanh.

Chống tham nhũng ở Việt Nam thiếu một thể chế cần thiết

Mặt khác có những ý kiến cho rằng việc chống tham nhũng của Việt Nam hiện nay không có một thể chế để cho việc ấy có hiệu quả.

Vào tháng 10 năm 2017, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, một nhà nghiên cứu kinh tế ở Hà Nội nói với chúng tôi:

“Chiến dịch chống tham nhũng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một chiến dịch sâu rộng, và cho đến nay đạt được rất nhiều tiến bộ về những trường hợp cụ thể. Nhưng chiến dịch đó không thấy có các thay đổi về mặt công khai minh bạch, về mặt giám định độc lập, về mặt giám sát quyền lực.”

Cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam cũng có ngành tư pháp, cơ quan thực thi pháp luật, nhưng cơ quan này lại do Đảng Cộng sản lãnh đạo chứ không phải là một cơ quan độc lập.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận xét về vụ truy tố ông Đinh La Thăng:

Đây là Đảng Cộng sản Việt Nam trị ông Thăng chứ không phải là tư pháp hay gì cả.

Trong tất cả những vụ án liên quan đến các quan chức cao cấp, đều là đảng viên Đảng Cộng sản, người ta thấy nổi bật lên là vai trò của cơ quan gọi là Ủy ban kiểm tra trung ương đảng, chứ không phải là tòa án.

Việc đề cao vai trò độc lập của ngành tư pháp bắt đầu được các nhân sĩ trí thức Việt Nam chính thức nêu lên vào năm 2013, khi 72 người ra lời kêu gọi thực hiện thể chế tam quyền phân lập. Nhưng kiến nghị này không được Đảng Cộng sản cầm quyền ghi nhận. Hiến pháp Việt Nam sửa đổi, công bố vào năm 2013, vẫn nói là Đảng Cộng sản lãnh đạo toàn xã hội. Và việc này bị giới chỉ trích cho rằng là một việc tập trung quyền lực quá cao, dễ dàng tạo điều kiện cho tham nhũng.

Đây là Đảng Cộng sản Việt Nam trị ông Thăng chứ không phải là tư pháp hay gì cả.
-Tiến sĩ Nguyễn Quang A.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói với chúng tôi vào tháng 10 năm 2016:

Hiện nay người ta vẫn đang thảo luận, có ý kiến phải chăng là nếu như muốn kiểm soát quyền lực thì vẫn phải thực hiện tam quyền phân lập, vẫn phải có một hệ thống giám sát quyền lực như là hệ thống tòa án hiến pháp, rồi là tòa án phải độc lập, chỉ hoạt động theo luật pháp thôi, và còn có những qui định khác như là phải công khai minh bạch, một nền báo chí tự do, tự chịu trách nhiệm, có tin thần xây dựng đối với đất nước. Thì tất cả những cái đó các nước khác người ta đã tổng kết rồi, vấn đề bây giờ là Việt Nam có thực hiện hay không mà thôi.”

Trở lại vụ bắt giữ ông Đinh La Thăng, Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, mặc dù đồng ý là việc chống tham nhũng đang gia tăng cường độ, nhưng ông cho rằng việc bắt giữ các quan chức cao cấp là chưa đủ, mà cần có sự thay đổi thể chế chính trị và pháp lý để có thể chống tham nhũng ở mọi mức độ.

Điều Tiến sĩ Hiệp đề cập cũng được vị cựu ủy viên trung ương đảng mà chúng tôi có dịp nói chuyện vào tháng Năm năm nay đồng ý, ông cho rằng phải hướng tới một thể chế tam quyền phân lập để có thể chống tham nhũng có hiệu quả. Nhưng ngay trong những ngày dư luận đang nóng lên về vụ bắt giữ ông Đinh La Thăng, Đảng Cộng sản lại ra một chỉ thị nói rằng những đảng viên nào đề cập đến tam quyền phân lập sẽ bị khai trừ khỏi đảng.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/anti-corruption-campaign-effetive-or-not-12112017131951.html

 

Thứ trưởng Bộ Nội vụ

‘đẩy’ trách nhiệm vụ mất hồ sơ Trịnh Xuân Thanh

Khánh An-VOA

Thứ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam, ông Nguyễn Duy Thăng, nói ông “không phụ trách” vào thời điểm thất lạc hồ sơ bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh và đề nghị Bộ Công an điều tra, truy tố “vì việc này có liên quan đến nhiều người”.

Trả lời câu hỏi đã bị “truy” nhiều lần về trách nhiệm trong vụ để mất hồ sơ về ông Trịnh Xuân Thanh, tại cuộc họp báo của Bộ Nội vụ chiều 12/12, Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng nói ông muốn “trả lời rõ ràng” rằng “Tại thời điểm mất hồ sơ, tôi không phụ trách Vụ chính quyền địa phương”.

Ông Thăng cho biết ông đã không phụ trách công việc này từ ngày 15/4, nhưng đến tháng 6 mới phát hiện việc mất hồ sơ.

Nhận định về phát biểu của giới chức Bộ Nội vụ, một chuyên gia về chính sách công của Việt Nam, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Phạm Quý Thọ, nói điều đó cho thấy “sự điều hành của hệ thống này đang có vấn đề”.

“Thứ trưởng mà nói như vậy thì quả là ‘vấn đề’ không chỉ trong quản lý hồ sơ, mà còn trong việc phân công trách nhiệm của những người trực tiếp và liên quan. Theo logic quản lý thông thường thì người thủ trưởng cơ quan đó phải chịu trách nhiệm dù trực tiếp có thể là [lỗi] nhân viên dưới quyền”.

Thứ trưởng mà nói như vậy thì quả là ‘vấn đề’ không chỉ trong quản lý hồ sơ, mà còn trong việc phân công trách nhiệm của những người trực tiếp và liên quan.

TS. Phạm Quý Thọ

TS. Phạm Quý Thọ nói việc điều tra làm rõ mọi vấn đề liên quan đến Trịnh Xuân Thanh, trong đó có việc thất lạc hồ sơ, là việc làm “cấp bách” nếu muốn xử vụ án Trịnh Xuân Thanh vào thời điểm đầu năm 2018 như tuyên bố của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Theo ông, việc thất lạc hồ sơ liên quan đến vụ Trịnh Xuân Thanh không đơn giản là một vụ thất lạc giấy tờ thông thường.

TS. Thọ nói thêm:

“Cần phải làm rõ xem hồ sơ này thất lạc như thế nào và động cơ, nguyên nhân thất lạc là gì thì mới có thể ‘làm hơn’ hiện tượng và những người có liên đới hoặc có ý đồ gì đằng sau việc mất hồ sơ này, chứ không đơn giản là việc mất hồ sơ”.

Liên quan đến vụ mất hồ sơ bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh, hôm 3/8, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa, cho báo chí biết “Bộ Nội vụ nhận được 2 bộ hồ sơ, một bộ có dấu đỏ từ Hậu Giang đề nghị phê chuẩn chức danh phó chủ tịch tỉnh. Văn thư Bộ Nội vụ có đóng dấu ‘công văn đến’ một bản. Bản gốc chúng tôi vẫn còn, bản đóng dấu công văn đến bị thất lạc”, trích Vietnamnet.

Cũng trong buổi họp báo ngày 12/12, Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng cho biết hiện Bộ Nội vụ đang đề nghị Bộ Công an “vào cuộc” điều tra vụ thất lạc bí ẩn này.

Ông nói thêm: “Căn cứ kết quả điều tra của Bộ Công an, nếu thấy vi phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật, có thể truy tố, vì việc này có liên quan đến nhiều người”, theo VnEpxress.

Vụ án Trịnh Xuân Thanh hiện được xem là tâm điểm trong chiến dịch “đốt lò” chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Cần phải làm rõ xem hồ sơ này thất lạc như thế nào và động cơ, nguyên nhân thất lạc là gì thì mới có thể ‘làm hơn’ hiện tượng và những người có liên đới hoặc có ý đồ gì đằng sau việc mất hồ sơ này, chứ không đơn giản là việc mất hồ sơ.

TS. Phạm Quý Thọ

Trong buổi họp Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương hồi cuối tháng trước, ông Trọng phải “cố gắng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử” các vụ án tham nhũng nghiêm trọng. Riêng trong vụ Trịnh Xuân Thanh, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam nói “trước hết tập trung xét xử công minh” vụ này và “tập trung làm cho bằng được, lần lượt đưa ra xét xử trong năm 2017, tháng 1 và đầu tháng 2/2018”.

Ông Trịnh Xuân Thanh bị cáo buộc về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, dẫn đến thua lỗ khoảng 3.300 tỷ đồng khi giữ chức Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) trong thời gian từ năm 2007 – 2013.

Sau một thời gian trốn ra nước ngoài, được cho là Đức, ông Thanh bỗng tái xuất hiện tại Việt Nam vào cuối tháng 7. Việt Nam nói ông Thanh tự ra đầu thú, trong khi chính quyền Đức cáo buộc tình báo Việt Nam đã “bắt cóc” ông Thanh từ Đức đưa về Việt Nam.

https://www.voatiengviet.com/a/thu-truong-bo-noi-vu-day-tranh-nhiem-vu-mat-ho-so-trinh-xuan-thanh/4160425.html

 

Ba cán bộ môi trường bị bắt liên quan đến Formosa Hà Tĩnh

Công an Việt Nam bắt ba cán bộ môi trường ở Hà Nội vì gian dối trong xử lý rác tại nhà máy Formosa, cho rằng họ làm hồ sơ khống để thu lợị.

Truyền thông Việt Nam hôm 12/12 loan tin Bộ Công an đã thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với 3 người nguyên là cán bộ của Công ty Cổ phần Môi trường đô thị và Công nghiệp 10 (URENCO 10), gồm ông Ngô Xuân Hiếu, nguyên Giám đốc, ông Bùi Trí Bình, nguyên Phó giám đốc và ông Tống Ngọc Thanh, nguyên cán bộ phòng kinh doanh, về hành vi lập khống giấy tờ, thủ tục xử lý rác thải tại Formosa Hà Tĩnh.

Báo Công an Nhân dân nói một đại lý ở Hà Tĩnh đã ký hợp đồng với công ty Formosa để thu gom, xử lí rác thải. Sau đó, đại lí này ký hợp đồng với số cán bộ trên của URENCO 10 thuê xử lí rác thải của Formosa.

Tuy nhiên, khi vận chuyển rác ra Hà Nội, nhóm cán bộ trên không đưa rác về công ty để xử lý mà lập chứng từ khống gây thiệt hại hàng tỷ đồng rồi đưa ra ngoài xử lý nhằm thu lợi, báo Công an Nhân dân cho biết thêm.

Báo Dân trí nói cơ quan công an xác định từ 2013 – 2015, nhóm cán bộ trên ký các hợp đồng thu gom, xử lý ba bên, nhưng hoàn thiện hồ sơ khống, thu về không xử lý ở công ty mục đích để thu lời.

Nhà hoạt động vì môi trường Nguyễn Thiện Nhân ở Bình Dương nói với VOA rằng việc bắt ba cán bộ này cho thấy có bàn tay của Formosa cấu kết với các viên chức nhà nước trong việc che đậy thảm họa môi trường:

“Đây chỉ là những cán bộ thuôc công ty bên ngoài Formosa, nhưng họ cấu kết với Formosa để xử lý chất thải, nhưng thực tế là họ không xử lý, mà chỉ hợp thức hóa giấy tờ cho cái gọi là xử lý đó. Mặt khác, họ còn rút tiền từ ngân sách nhà nước qua việc xuất hóa đơn khống. Tôi nghĩ chắc chắn công ty Formosa có nhúng tay vào việc này và cần thiết phải điều tra luôn cả công ty Formosa để làm rõ và xử lý triệt để.”

Thảm họa biển miền trung xảy ra hồi năm ngoái khi nhà máy thép của hãng Formosa của Đài Loan đặt ở Hà Tĩnh gặp sự cố khi vận hành thử, xả thải độc hại trái phép làm cá chết hàng loạt ở tỉnh này và 3 tỉnh khác.

Ônh Nhân nói qua đó cho thấy có hành vi gian lận trong việc Formosa xử lý chất thải:

“Thường chính quyền rất ngại đụng đến Formosa một cách trực tiếp và chỉ đụng đến các cán bộ kinh tế liên quan mà thôi. Trên giác độ quan sát của người dân thì chúng ta thấy rõ rằng đây là một hành vi gian lận để chôn giấu chất thải của nhà máy Formosa mà không xử lý.”

Tháng 6/2016, Formosa đã nhận trách nhiệm về vụ này và chấp nhận bồi thường 500 triệu đôla cho chính phủ Việt Nam.

Từ đó đến nay, nhà chức trách Việt Nam đã phát tiền đền bù cho những người bị ảnh hưởng nhưng nhiều người vẫn chỉ trích rằng số tiền đền bù và sự minh bạch của chính phủ về vụ ô nhiễm còn chưa thỏa đáng.

Trong năm qua, nhiều nhà hoạt động vì môi trường khi lên tiếng về thảm họa Formosa đã bị chính quyền Việt Nam bắt giam, kết án tù, quy tội “truyên truyền chống phá nhà nước” hay “lật đổ chính quyền.”

Vào tháng 8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định thi hành kỷ luật bốn người liên quan tới Formosa, trong đó có ông Võ Kim Cự, cựu Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, người có liên quan đến quá trình cấp phép đầu tư cho Formosa ở Hà Tĩnh. Sau đó, ông Cự xin thôi làm đại biểu Quốc Hội khóa 14 “vì lý do sức khỏe,” và từ tháng 10, ông đã thôi chức Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam.

https://www.voatiengviet.com/a/ba-can-bo-moi-truong-bi-bat-lien-quan-den-formosa-ha-tinh/4160432.html

 

Con trai cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

tái đắc cử vào Trung ương Đoàn

Ông Nguyễn Minh Triết, con trai út của cựu Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, tái đắc cử vào Ban chấp hành Trung ương Đoàn với 88,78% số phiếu thuận.

Truyền thông Việt Nam hôm 12/12 chạy dòng tít nói rằng ông Triết, 29 tuổi, trúng cử vào Ban chấp hành Trung ương Đoàn khóa 11, nhiệm kỳ 2017-2022, cùng với 150 thành viên khác.

Ông Triết hiện giữ chức Trưởng Ban Thanh niên trường học Trung Ương Đoàn, từng là ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn khóa 10, từ năm 2012.

Theo VOV, ông Triết sinh năm 1988, từng tốt nghiệp thạc sĩ tại Anh. Cuối tháng 6-2014, khi đang là Phó Ban Thanh niên trường học Trung ương Đoàn, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển sinh viên Việt Nam, ông được Ban bí thư Trung ương Đoàn cử về làm Phó bí thư Tỉnh đoàn Bình Định, nhiệm kỳ 2013-2017. Vào năm 2015, ông được Trung ương Đảng chỉ định tham gia Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định.

Trước đó, báo Zing.vn cho biết ông Triết là tỉnh ủy viên trẻ nhất của tỉnh Bình Định nhiệm kỳ 2015-2020.

Hôm 11/12, phát biểu tại phiên khai mạc đại hội Đoàn toàn quốc tại Hà Nội, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh rằng: “Đoàn cần giúp thanh niên vững vàng bản lĩnh chính trị, tăng sức đề kháng cho thanh niên, tránh tình trạng nhạt Đảng, khô Đoàn,” theo báo Tuổi trẻ.

Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam còn nói thêm rằng Đoàn phải làm tốt vai trò ‘nòng cốt chính trị,’ phải đổi mới hoạt động; và phải xây dựng cơ chế để thanh niên phát huy tự chủ, làm giàu chính đáng.

Tên tuổi của gia đình cựu thủ tướng Dũng khá ‘lu mờ’ sau khi ông rời khỏi chức vụ, và lần gần nhất ông xuất hiện trước công chúng là vào tháng 6 năm nay khi trung ương tặng ông danh hiệu “50 năm tuổi Đảng.”

Thậm chí các tờ báo của nhà nước hôm 12/12/2017, dù đưa tin về ông Triết, nhưng không nhắc đến ông Dũng, người được cho là bị buộc phải thôi chức thủ tướng ở đại hội Đảng 12 vào đầu năm 2016.

Khi thân mẫu của ông Dũng qua đời hồi đầu tháng này, tin về đám tang của bà chỉ xuất hiện trên các trang mạng Phật giáo, và không được các tờ báo của nhà nước đề cập. Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn, người đứng đầu Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đến thắp hương cho bà Nguyễn Thị Hường tại tỉnh Kiên Giang, nơi ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai lớn của ông Dũng, đang giữ chức Bí thư Tỉnh ủy.

Reuters nói Đảng Cộng sản Việt Nam bày tỏ quyết tâm muốn giải quyết nạn tham nhũng, nhưng một số nhà phê bình cáo buộc giới lãnh đạo hiện nay, đứng đầu là ông Trọng, đã khởi sự một cuộc “săn lùng phù thủy” sau khi phát động chiến dịch điều tra và bắt giữ nhiều nhân vật từng nắm giữ các chức vụ cao trong chính quyền của ông Dũng như cựu chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Đinh La Thăng, cựu tổng giám đốc Công ty Xây lắp Dầu khí (PVC) Trịnh Xuân Thanh.

https://www.voatiengviet.com/a/con-trai-cuu-thu-tuong-nguyen-tan-dung-tai-dac-cu-vao-trung-uong-doan/4160292.html

 

Quan to ‘chống lưng’ BOT trên quốc lộ 5?

Khánh An-VOA

Sau Cai Lậy, trạm thu phí số 1 BOT quốc lộ 5, Hưng Yên, ngày 11/12 bị giới tài xế dùng tiền lẻ để phản đối việc trả phí qua trạm, khiến cho giao thông khu vực bị ùn tắc nhiều giờ.

Một tài xế ở Hưng Yên không muốn nêu danh tính vì vấn đề an ninh cho biết, người dân bức xúc vì phải trả khoản phí rất cao trên quốc lộ 5B cũ để “hoàn vốn” cho dịch vụ mà họ không sử dụng là quốc lộ 5B mới. Ngoài ra, tài xế này nghi ngờ rằng “phải có người rất to đứng đằng sau chống lưng” thì trạm BOT ở Hưng Yên mới tồn tại được sau nhiều năm người dân liên tục phản đối.

Giải thích thêm về nguyên nhân bất bình của người dân, anh nói với VOA tối 11/12:

“Nhà đầu tư thu [phí] QL 5B (QL5) cũ để hoàn vốn cho QL 5B mới, tức đoạn quốc lộ từ thành phố Hà Nội xuống thành phố Hải Phòng, nhưng dân tình quê hương em không chịu. Đường cũ vẫn sử dụng bình thường, nhưng bây giờ người ta lại ép dân lái xe phải đi trên QL 5B mới. Không ép được thì họ quay sang tăng phí bên kia lên để ép lái xe phải đi bên này. Nói chung, bây giờ dân ở đây đang rất bức xúc”.

Theo tài xế này, phí qua trạm trên QL5 cũ đã bị tăng lên quá cao và bất hợp lý. Cụ thể, mức phí dành cho xe trọng tải 2,4 tấn của tài xế này đã tăng vọt từ 25.000 đồng lên 55.000 đồng/lượt, trong khi mỗi năm anh đã đóng hơn 1 triệu tiền lệ phí bảo trì đường bộ.

Tin cho hay, vì biết trước “kịch bản” phản đối qua lời kêu gọi của cánh tài xế trên mạng, nên giới hữu trách địa phương đã chuẩn bị sẵn nhiều tờ tiền hiếm 100 đồng và huy động xe cẩu “khủng” để sẵn sàng đối phó với việc phản đối thu phí của tài xế. Tuy nhiên, khi tài xế bắt đầu dùng chiêu trả tiền lẻ và đòi thối tờ tiền hiếm 100 đồng, giao thông khu vực vẫn bị ách tắc nhiều giờ trong ngày 11/12.

“Biết là không hiệu quả nhưng bọn em có rất nhiều tiền lẻ. Chiêu tiền lẻ thì nhà nước không thể chống được. Ở đây, lưu lượng xe Hà Nội-Hải Phòng rất đông, có thể gấp 3 lần so với Cai Lậy. Mà mức phí đi trên cao tốc rất đắt, hơn 200.000 đồng từ Hà Nội xuống Đồ Sơn, Hải Phòng. Đấy là xe em xe nhỏ. Xe lớn còn đắt hơn”, tài xế không muốn nêu tên nói.

Cũng trong ngày 11/12, trang tin Việt Nam Mới dẫn lời Ban quản lý trạm thu phí QL5 nói đã nắm được thông tin biển số và các tài xế trả tiền lẻ qua trạm, và nói thêm rằng thông tin về ùn tắc giao thông vào buổi sáng là “không đúng”.

Xác nhận với VOA về cuộc “phản đối ôn hòa” của người dân trên QL5, tài xế trả lời VOA nói anh “không sợ” nếu bị công an mời làm việc và giới tài xế sẽ tiếp tục “đánh” BOT trên QL 5 và nhiều nơi khác để đòi quyền lợi hợp pháp của mình.

“BOT là lợi ích nhóm. Lợi ích nhóm đang hoành hành. Ngoài ra, các cụ dạy một câu rằng ‘Con giun xéo mãi cũng quằn’. Nó phải chống. Bắt buộc nó phải chống thôi. Vì miếng cơm manh áo, nó phải chống thôi”, anh nói.

“Không ai muốn gây lộn với ai cả. Không có anh em tài xế nào muốn ra đấy cãi nhau ì xèo. Công việc của mình rất nhiều, ra đấy chẳng được ích lợi gì, nhưng mà bắt buộc phải làm vì lợi ích của mình. Giống như em, đi một lần đã hết 110.000 đồng, cả đi và về. Số tiền đó so với thợ phu hồ vất vả thì đã chiếm hơn một nửa ngày công của họ rồi”.

Đầu tháng 4/2017, nhà đầu tư quyết định đồng loại tăng mức phí đường bộ tại tuyến cao tốc Hà Nội- Hải Phòng và QL5. Để né các trạm thu phí trên đoạn đường này, cánh tài xế đã đi đường vòng và các đường liên xã, liên huyện khiến những con đường này bị hư hỏng nặng.

BOT là lợi ích nhóm. Lợi ích nhóm đang hoành hành. Ngoài ra, các cụ dạy một câu rằng ‘Con giun xéo mãi cũng quằn’. Nó phải chống. Bắt buộc nó phải chống thôi. Vì miếng cơm manh áo, nó phải chống thôi.

Một tài xế ở Hưng Yên

Ngày 4/9, hàng trăm người dân huyện Văn Lâm và Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, đã cùng với các tài xế vây quanh trạm thu phí Văn Lâm trên QL5 để phản đối việc thu phí. Nhưng phản đối của người dân vẫn không mang lại thay đổi gì sau đó. Thậm chí, một số tài xế còn bị “cảnh cáo”, theo tài xế ẩn danh.

Anh nói thêm:

“Đấu tranh để tìm công bằng cho chính bản thân là rất khó vì mình cứ phải đấu tranh làm sao cho ôn hòa. Không ra mặt được. Bên này là xã hội chủ nghĩa mà, nên mình vẫn phải theo cái xã hội chủ nghĩa thôi”.

Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng do Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) xây dựng theo hình thức BOT. Việc thu phí trên QL5 đã được Chính phủ Việt Nam thông qua để công ty này có thể hoàn vốn trước thời hạn giao dự án cho Nhà nước.

Tối 11/12, VOA không thể liên lạc được ngay với đại diện của VIDIFI để hỏi phản ứng trước cáo buộc của cánh tài xế.

Hiện có khoảng 15.000 – 16.000 lượt phương tiện qua trạm QL5 mỗi ngày, phần lớn là xe tải và phải đóng mức phí từ 45.000 đồng/lượt – 200.000 đồng/lượt, theo Vietnamnet.

Trước Hưng Yên, trạm thu phí BOT Cai Lậy, Tiền Giang, đã “gây sốt” trên cả nước vì cuộc “biểu tình” tiền lẻ của các tài xế, khiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lập tức phải hạ lệnh dừng thu phí ở trạm này từ 1 – 2 tháng, kể từ ngày 4/12.

https://www.voatiengviet.com/a/quan-to-chong-lung-bot-tren-quoc-lo-5/4158869.html