Tin Việt Nam – 10/12/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 10/12/2017

Thủ tướng CSVN lấy lý do tết đến

để đàn áp tài xế phản đối trạm BOT

Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc vừa ký một công điện yêu cầu bộ công an hướng dẫn các lực lượng công an ở địa phương có biện pháp ngăn chặn và trấn áp các hoạt động phản đối tại các trạm thu phí BOT trên toàn quốc nhân dịp Tết đến. Truyền thông trong nước hôm Chủ Nhật 10 tháng 12 loan tải công điện ôm đồm nhiều chỉ thị của ông Phúc, về những tệ nạn có thể xảy ra trên đường trong dịp Tết dương lịch, Tết Nguyên Đán Mậu Tuất và các lễ hội xuân 2018.

Bộ Giao Thông Vận Tải CSVN được thúc đẩy cố gắng sửa chữa và bảo trì hạ tầng giao thông nhanh hơn trong khi vẫn bảo đảm phẩm chất của các công trình. Bộ công an được yêu cầu hướng dẫn cho công an tại các địa phương lập kế hoạch tuần tiễu, kiểm soát và giải quyết ngay cái gọi là “các hành vi uy hiếp trực tiếp an toàn giao thông”. Công điện Nguyễn Xuân Phúc kể các hành vi này gồm: chở quá trọng tải, chở quá số người, vi phạm nồng độ cồn, chạy quá tốc độ, đua xe, vận chuyển pháo, và “gây mất trật tự tại các trạm thu giá”.

Đây có thể là thêm một huấn thị mập mờ nữa của ông Nguyễn Xuân Phúc, cho công an toàn quyền trấn áp các cuộc biểu tình của giới tài xế phản đối những trạm thu phí BOT. Trước đây, ông Phúc đã tuyên bố sự việc ở trạm thu phí BOT Cai Lậy “không nên để cho kéo dài”, nhưng không nói rõ phải chấm dứt cách nào. Báo chí Việt Nam đã lợi dụng sự mập mờ này đồng loạt đưa tin theo hướng ông Phúc, muốn Bộ Giao Thông và nhà thầu xem xét di dời trạm đến chỗ hợp lý.

Huy Lam / SBTN

http://www.sbtn.tv/thu-tuong-csvn-lay-ly-do-tet-den-de-dan-ap-tai-xe-phan-doi-tram-bot/

 

TTXVN thừa nhận loan tin sai

việc hai cựu lãnh đạo PVN bị khởi tố

Trong một diễn biến hiếm hoi, Thông tấn xã Việt Nam tối ngày thứ Bảy thừa nhận đã loan tin sai khi phát đi một bản tin cho hay hai cựu tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) bị khởi tố. Tin này đã được hàng loạt các trang tin điện tử khác đăng lại trước khi nhanh chóng bị gỡ xuống.

Bộ Công an Việt Nam trước đó đã lên tiếng bác bỏ những thông tin trong các bản tin đó là không đúng sự thật, và “đề nghị kiểm tra, xử lý những cá nhân” chịu trách nhiệm đưa tin sai, theo một thông cáo đăng trên website của Bộ.

“Lúc 17 giờ 25 ngày 9/12, Thông tấn xã Việt Nam phát tin số TTN1209.031 với tiêu đề ‘Khởi tố bị can đối với hai nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Phùng Đình Thực và Đỗ Văn Hậu.’ Tuy nhiên, do chưa thẩm định kỹ nguồn tin, thông tin trên là chưa chính xác,” Thông tấn xã nói trong một thông cáo đính chính.

“Thông tấn xã Việt Nam thành thật cáo lỗi cùng Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an; cá nhân ông Phùng Đình Thực và ông Đỗ Văn Hậu, cùng các khách hàng sử dụng thông tin.”

Trong các bài viết bị gỡ xuống, một số trang tin điện tử dẫn các “nguồn tin” không nêu tên cho biết Cơ quan An ninh Điều tra thuộc Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố ông Phùng Đình Thực, Tổng giám đốc PVN giai đoạn 2008-2010, trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản” xảy ra tại Tổng công ty cổ phần xây lặp dầu khí Việt Nam (PVC)

Ông Đỗ Văn Hậu, Tổng giám đốc PVN giai đoạn từ tháng 11 năm 2011 tới tháng 10 năm 2014, bị nói là “chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn trong thời gian nêu trên,” theo bản tin của VnExpress đã bị gỡ bỏ.

Việc các tờ báo đồng loạt rút bài đôi khi cũng xảy ra khi có những tin tức được coi là nhạy cảm, và được thực hiện theo chỉ thị của Ban Tuyên giáo Trung ương, là cơ quan kiểm duyệt hàng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Sự việc này diễn ra một ngày sau khi truyền thông trong nước đồng loạt đưa tin ông Đinh La Thăng, nguyên chủ tịch hội đồng thành viên PVN, bị khởi tố và bị bắt tạm giam.

Ông Thăng, người từng giữ những chức vụ hàng đầu như bộ trưởng bộ giao thông vận tải, bí thư thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và ủy viên Bộ Chính trị, hôm thứ Sáu bị khởi tố về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Nhà của ông bị khám xét vào tối cùng ngày, truyền thông trong nước cho biết.

Em trai ông Thăng, Đinh Mạnh Thắng, sáng thứ Bảy cũng bị khởi tố và bị bắt để “điều tra hành vi tham ô tài sản.” Ông là Bí thư đảng ủy, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thương mại và vận tải Sông Đà.

Ông Đinh La Thăng là quan chức cao cấp nhất tính tới giờ bị liên đới trong chiến dịch trấn áp những sai phạm trong ngành năng lượng và ngân hàng, vốn đã tăng tốc kể từ khi an ninh phái an ninh giành nhiều ảnh hưởng hơn trong đảng vào năm ngoái. Bộ Chính trị đã đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với ông với tư cách là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng kể từ ngày 8 tháng 12. Trước đó cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua hai nghị quyết cho thôi tư cách đại biểu quốc hội của ông.

Khởi tố một cựu ủy viên Bộ chính trị không phải là chưa có tiền lệ. Vào năm 1979, ông Hoàng Văn Hoan bị tuyên án tử hình vắng mặt về tội phản quốc sau khi đào thoát qua Trung Quốc.

https://www.voatiengviet.com/a/bao-viet-nam-dong-loat-go-bai-ve-hai-cuu-lanh-dao-pvn-bi-khoi-to/4156665.html

 

24 quan chức PVN bị khởi tố tạo ‘chuyện không vui’?

Việc Bộ Công an đã khởi tố 24 lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có liên quan gì đến lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rằng tập đoàn này “có nhiều chuyện không vui”?

Báo Việt Nam cho hay, tính đến ngày 8/12, đã có 24 người là lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) bị khởi tố trong quá trình điều tra các sai phạm xảy ra tại tập đoàn này.

Việt Nam: Khởi tố và bắt tạm giam ông Đinh La Thăng

‘Làm sạch tận gốc’ Tập đoàn Dầu khí VN?

Vụ OceanBank: Xuân Sơn tử hình, Văn Thắm chung thân

5 điều cần biết về ngành dầu khí Việt Nam

Lãnh đạo Lọc dầu Dung Quất bác việc ‘nhận tiền’

Hồi tháng Mười, website Chính Phủ đăng bài dẫn lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong buổi họp về sự phát triển của ngành dầu khí tại trụ sở Chính phủ: “Gần đây, nhất là từ năm 2015 đến nay, PVN gặp nhiều khó khăn, “có nhiều chuyện không vui”. Những vấn đề như vậy ảnh hưởng đến PetroVietnam, một tập đoàn lớn của đất nước, tạo tâm lý không tốt trong đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động.”

“Tôi mong muốn PVN trong khó khăn, càng phải vững vàng.”

Website này ghi nhận tại buổi họp ở thời điểm đó, ông Phúc “tiếp tục lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của tập đoàn về một số vấn đề liên quan để ngành dầu khí tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của mình đối với đất nước.”

Cũng liên quan đến các cựu lãnh đạo tập đoàn PVN, Theo trang Vietnam Plus, lúc 17:25 ngày 9/12, Thông tấn xã Việt Nam phát tin số TTN1209.031 với tiêu đề “Khởi tố bị can đối với hai nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Phùng Đình Thực và Đỗ Văn Hậu.”

“Tuy nhiên, do chưa thẩm định kỹ nguồn tin, thông tin trên là chưa chính xác.”Thông tấn xã Việt Nam thành thật cáo lỗi cùng Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an; cá nhân ông Phùng Đình Thực và ông Đỗ Văn Hậu, cùng các khách hàng sử dụng thông tin,” báo VietnamPlus cho biết hôm 9/12/2017.

Theo báo Zing hôm 8/12, ngoài ông Đinh La Thăng và Nguyễn Quốc Khánh (cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN), có 22 cán bộ ngành dầu khí dính vòng lao lý trong năm 2016 và 2017. Trong số này có 17 người liên quan đến vụ án Trịnh Xuân Thanh, 5 người bị khởi tố trong vụ án Oceanbank.

Báo này còn mô tả ông Thăng “châm ngòi hàng loạt sai phạm” và “có trách nhiệm trong việc ban hành chủ trương, quyết định đầu tư phân tán, dàn trải; thiếu kiểm tra, giám sát quá trình triển khai các dự án ở thời kỳ ông làm lãnh đạo tập đoàn.”

VN: Chấp nhận trả giá đối ngoại vì đối nội?

Công ty nước ngoài có rủi ro khi VN chống tham nhũng?

‘Không hẳn giảm quan tham là tăng nhân tài’

Cùng thời điểm, báo VietnamNet tường thuật: “Cả hai ông Đinh La Thăng và Nguyễn Quốc Khánh bị khởi tố để điều tra, làm rõ trách nhiệm liên quan đến hai vụ án kinh tế nghiêm trọng mà cơ quan Công an đang điều tra. Trước đó, một chủ tịch dầu khí là ông Nguyễn Xuân Sơn đã bị kết án tử hình trong đại án sai phạm tại Oceanbank. Như vậy, tính đến nay, cả ba đời chủ tịch PVN đều dính vòng lao lý và bị bắt giam.”

Theo Website Chính Phủ, công nghiệp dầu khí là “ngành kinh tế trọng điểm của đất nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển của một số ngành công nghiệp mũi nhọn khác. Ngành dầu khí đóng góp hơn 20% trong tổng thu ngân sách quốc gia, đóng góp 16-18% GDP trong các năm qua.”

Mạng xã hội nói gì?

Liệu có khởi tố một loạt cán bộ bao che hay lờ đi vụ góp vốn 800 tỷ đồng của PVN vào OceanBank bị mất toi?

Ông Đinh La Thăng và ban lãnh đạo Tập đoàn Dầu Khí (PVN) quyết định góp vốn để sở hữu 20% vốn điều lệ của OceanBank, trong đó lần tăng vốn điều lệ lần thứ 3 của ngân hàng này từ 3500 tỷ đồng đến 4000 tỷ đồng, PVN góp thêm 100 tỷ đồng vào 17/5/2011. Lần góp vốn thứ ba này đúng vào dịp Luật sửa đổi bổ sung Luật các Tổ chức tín dụng có hiệu lực từ 1/1/2011, theo đó một tổ chức không được sở hữu quá 15% vốn điều lệ của một ngân hàng, thay quy định trần 20% trước đó. Sau khi OceanBank dưới sự lèo lái của Hà Văn Thắm làm ăn bê bết, bị Ngân Hàng Nhà Nước mua lại với giá 0 đồng vào tháng 4/2015, PVN coi như mất vốn 800 tỷ đồng. Những thông tin trên được các vị có trách nhiệm biết rõ từ lâu.

Thế nhưng hôm qua, Cơ quan điều tra của Bộ Công An mới khởi tố bị can đối với ông Đinh La Thăng và một số cựu lãnh đạo PVN khác về việc này theo tội danh “cố ý làm trái Quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước, gây hiệu quả nghiêm trọng” theo điều 165 Bộ Luật Hình Sự 1999 (được sửa đổi 2009), sau khi ông Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng Chống Tham Nhũng hai tuần trước nhắc đến vụ mất vốn 800 tỷ đồng của PVN góp vào OceanBank cần được đẩy nhanh.

Nếu quả thật ông Đinh La Thăng và các đồng sự cũ tại PVN vì việc trên phạm tội theo khoản 2 hoặc 3 điều 165 này, sẽ phải khởi tố một loạt cán bộ có trách nhiệm biết rõ việc đó nhưng không báo cho cơ quan pháp luật kịp thời, thậm chí bao che về các tội che dấu hoặc không tố giác tội phạm theo các điều 313 và 314 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Đó có thể là những ai?

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-42262441

 

Kỷ niệm ngày Nhân quyền quốc tế:

Nỗi khao khát quyền con người

Nguyễn Tường Thuỵ

Trong tình hình đàn áp dân chủ căng thẳng ở Việt Nam năm nay, những người yêu tự do dân chủ vẫn bằng mọi cách thể hiện sự khát khao quyền con người được tôn trọng. Ngày 7/12, gần 30 anh chị em hoạt động xã hội dân sự đã bí mật họp mặt kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân quyền. Tại Sài Gòn, một buổi họp mặt do Phạm Bá Hải tổ chức bị phá. Anh bị canh giữ giam lỏng tại nhà cho đến 9 giờ tối.

Vào ngày 9/12/2017, một buổi kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân quyền nữa cũng diễn ra hết sức bí mật tại Hà Nội. Trong buổi gặp mặt này, thầy Vũ Mạnh Hùng cho rằng mọi nguyên nhân bất hạnh trong cuộc sống đều có nguồn gốc từ một xã hội không tôn trọng nhân quyền. Nhân quyền là giá trị phổ quát của nhân loại. Việt Nam sau khi gia nhập Liên Hợp Quốc vào năm 1977,  đến năm 1982 (24/9) đã ký Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Thế nhưng nhưng cho đến nay, trên thực tế quyền con người ở VN không được tôn trọng. Tôi có một mong muốn mong nhà nước cộng sản VN tôn trọng quyền con người, bởi vì một đất nước, một dân tộc phát triển hưng thịnh được hay không chính là xã hội có tôn trọng nhân quyền hay không.

Anh Nguyễn Thanh Hà bày tỏ, kỷ niệm ngày nhân quyền quốc tế mà VN là một trong những nước đã ký công ước về nhân quyền cho nên mình ngồi với nhau để yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản VN tôn trọng nhân quyền, việc ấy là đúng đắn, mình không có điều gì phải e ngại

Ông Tô Oanh, một nhà giáo ở Bắc Giang cho rằng tại sao mà mình không dám kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân quyền? An ninh luôn nhắc nhở tôi không được tiếp xúc với người Hà Nội (những người hoạt động nhân quyền). Người Hà Nội thì sao? Nếu quan chức có nhân cách được như thế thì quý quá chứ. Những người như thế tôi tôn trọng và cũng có những cái tôi cần học tập họ. Ông chia sẻ chút đời tư: Tôi hiện nay sống độc thân nhưng toàn bị an ninh phá, không thể đến với một cô nào được. Tôi rất muốn có những cuộc gặp mặt như thế này, nói những điều trong khuôn khổ được phép. Kỷ niệm nhân quyền có gì sai, yêu nước, chống Trung Quốc có gì sai? Chúng ta không có ý đồ lôi kéo nhau lật đổ chính quyền này mà tự họ sẽ lật nhau thôi. 75 vạn quân chính qui, 1 triệu công an ai mà lật được. Ta cứ sống đúng với lương tâm của mình, có trách nhiệm với đất nước, với dân tộc này.

Một cụ lão thành cách mạng đã 93 tuổi, 71 năm tuổi đảng hôm nay cũng có mặt trong buổi kỷ niệm. Nói chuyện với tôi, cụ cho rằng, chế độ chính trị này phải thay đổi theo hướng dân chủ, phải thực chất dân chủ, có sự tham gia của các đảng phái khác. Cụ cho rằng không đa nguyên chính trị không chống nổi tham nhũng. Trả lời câu hỏi của tôi: “Bác có cho rằng, mọi sự bất công trong xã hội, sự tụt hậu của đất nước hiện nay bắt nguồn từ chế độ độc đảng không?” Cụ khẳng định ngay: “Đúng quá chứ còn gì nữa”. Cụ cũng cho biết cụ cũng đã nói với ông Lê Hồng Anh và Đinh Thế Huynh về những bức xúc này.

Sự vi phạm quyền con người ở Việt Nam đã trở thành hệ thống. Nhiều người hoạt động xã hội dân sự đã bị bắt cầm tù chỉ vì bày tỏ chính kiến, tư tưởng. Chỉ tính trong năm nay, 2017 đã có 25 người bị bắt và bị truy tố, bị gán ghép cho các tội danh rất xa lạ như tuyên truyền chống nhà nước, hoạt động lật đổ nhà nước… Gần đây nhất là hai phụ nữ bị kết án 9 hoặc 10 năm tù là Trần Thị  Nga và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Nhiều người đã bị đánh đập, canh chặn ngăn cản quyền tự do đi lại, bị gây khó khăn trong cuộc sống.

Buổi họp mặt không quên nhắc đến phiên tòa phúc thẩm Trần Thị Nga vào ngày 22/12 tới, mong muốn nhiều người sẽ đến Phủ Lý (Hà Nam) ủng hộ Nga.

Nhà cầm quyền cần phải lắng nghe khát vọng tự do dân chủ của người dân, tôn trọng nhân quyền. Xin nhắc lại lời thầy giáo Vũ Mạnh Hùng: “Một dân tộc phát triển hưng thịnh được hay không chính là xã hội có tôn trọng nhân quyền hay không”.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

http://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/human-right-day-12102017045222.html

 

Các linh mục và hoà thượng bị công an sách nhiễu

trong ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10/12

Vào sáng ngày 10 tháng 12 năm 2017, các Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế ở Sài Gòn và hoà thượng Thích Không Tánh đã bị công an TPHCM ngăn chặn, sách nhiễu và không cho ra khỏi nhà trong ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10/12.

Linh mục Lê Ngọc Thanh cho biết: “Đoàn chúng tôi gồm có các Linh mục: Lê Xuân Lộc, Trương Hoàn Vũ, Bà Cố mẹ cha Thoại, phóng viên Huyền Trang, bác Hải,…. Dự kiến sẽ đi xuống giáo xứ Thọ Hoà để cùng với Linh mục Nguyễn Duy Tân dâng lễ nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền. Tuy nhiên, khi vừa đến địa điểm ngã tư giữa đường Hai Bà Trưng và Phạm Ngọc Thạch thì bị công an Quận 3 chặn lại, sách nhiễu, đòi kiểm tra giấy tờ, công an mặc thường phục dung nón bảo hiểm đập vào đầu Cha Lộc. Sau đó, họ bắt chúng tôi và đưa chúng tôi về công an Quận 3 nằm ở đường Lê Văn Sỹ”.

Linh mục Thanh cho biết thêm: “Có một số bạn trẻ từ khắp nơi đã đến yêu cầu công an thả tự do cho chúng tôi về nhưng họ bảo phải chờ ý kiến lãnh đạo. Và sau đó, công an liên tục đập cửa kính xe đòi kiểm tra giấy tờ cá nhân của chúng tôi, nhưng chúng tôi nhất quyết không chịu mở cửa xe.”

Trong cùng một diễn biến khác, Linh mục Nguyễn Duy Tân, chánh xứ nhà thờ Thọ Hòa ở Xuân Lộc, Đồng Nai có mời Hòa Thượng Thích Không Tánh tham dự lễ Bổn Mạng Giao Xứ Thọ Hòa tổ chức ngày 10/12/2017. Tuy nhiên, khi Hòa Thượng vừa ra khỏi cổng chùa Giác Hoa ở Đường Nơ Trang Long, Quận Bình Thạnh, Tp HCM thì bị lực lượng công an khoảng hơn 10 người mặc thường phục xấn lại xô đẩy, ngăn cản hòa thượng một cách hung bạo. Hòa Thượng muốn ngất xỉu đành phải ngồi lại trong sân chùa nên không thể đi dự lễ, dù đã hẹn với quý Linh Mục ở Dòng Chúa Cứu Thế…. Được biết, một chú thị giả đi theo Hòa thượng, lấy điện thoại ra chụp hình thì bị 3, 4 công an nhào tới cướp mất điện thoại.

Chùa Giác Hoa là nơi Hòa Thượng Thích Không Tánh ở nhờ, vì chùa Liên Trì ở Thủ Thiêm đã bị nhà nước san bằng vào tháng 9/2016 trước đó.

Nguyên Nguyễn/SBTN

http://www.sbtn.tv/cac-linh-muc-va-hoa-thuong-bi-cong-an-sach-nhieu-trong-ngay-quoc-te-nhan-quyen-10-12/

 

Vụ bắt giam ông Đinh La Thăng ‘có động cơ chính trị’?

Vụ khởi tố và bắt giam người từng được đánh giá là “ngôi sao đang lên” trên chính trường Việt Nam vẫn tiếp tục gây ra nhiều tranh luận.

Reuters, hãng tin Anh hiện có văn phòng ở Việt Nam, hôm 9/12 đưa tin, những người chỉ trích chính phủ Việt Nam “bày tỏ nghi ngờ rằng cuộc chiến chống tham nhũng có động cơ chính trị” và “nhắm vào những người thân cận với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”, người hãng này cho rằng đã “thất bại trong cuộc tranh giành quyền lực năm 2016” với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Sau khi bị tước tư cách đại biểu quốc hội, mất đi quyền miễn trừ, ông Đinh La Thăng bị khởi tố và bắt giam hôm 8/12 về “hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” thời còn làm tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia.

Theo quan sát, vụ bắt giữ ông Thăng là một trong các chủ đề được chia sẻ và bàn luận nhiều nhất trên mạng xã hội ở Việt Nam ba ngày qua.

Reuters cho rằng cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam đã nổi lên trên truyền thông khắp thế giới hồi tháng Tám sau khi Đức cáo buộc Hà Nội “bắt cóc” ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin.

Cũng cùng quan điểm, AFP dẫn nhận định của các nhà phân tích cho rằng “các chiến dịch nhắm vào các chính trị gia và các doanh nhân lớn thường là do đấu đá nội bộ, chứ không phải vì cam kết thực sự để chống tham nhũng hoặc cải cách”.

Hãng tin của Pháp hiện cũng có văn phòng đại diện ở Hà Nội đưa tin rằng Việt Nam hiện đứng thứ 113 trong danh sách 176 nước nơi nạn tham nhũng lan tràn của Tổ chức Minh bạc Quốc tế.
Hôm 5/10, Asia Times đăng bài viết của nhà báo David Hutt từ Phnom Penh, Campuchia, nhận định rằng “xoa dịu sự phẫn nộ của người dân, tăng cường sự kiểm soát trong Đảng, đấu tranh phe phái, cải thiện hình ảnh của lĩnh vực nhà nước và củng cố niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài có thể là một số nguyên nhân khiến cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiến hành chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt”.

https://www.voatiengviet.com/a/vu-bat-giu-ong-dinh-la-thang-co-dong-co-chinh-tri/4157365.html