Tin khắp nơi – 10/12/2017
LHQ: Cần khẩn cấp duy trì đối thoại với Bắc Hàn
Một quan chức hàng đầu của Liên Hiệp Quốc (LHQ) nói với các nhân vật cấp cao của Bắc Hàn rằng có “nhu cầu cấp bách” giữ cho các kênh đối thoại được mở để tránh nguy cơ chiến tranh.
Tuyên bố này được đưa ra sau chuyến viếng thăm Bình Nhưỡng của ông Jeffrey Feltman, chuyến cong du cấp cao nhất của một quan chức LHQ tới quốc gia bị cô lập trong sáu năm.
Bắc Hàn nói rằng họ đã đồng ý về liên lạc thường xuyên với LHQ.
Mỹ đang ‘gấp rút’ đối phó đe dọa từ Bắc Hàn
Có nhiều cách để giải quyết vấn đề này… nhưng đó là một cuộc chạy đua vì ông ta [Kim Jong-un] ngày càng áp sát hơn, và không còn nhiều thời gian nữaCố vấn an ninh Nhà trắng McMaster
Bàn cờ quốc tế và khu vực từ Trump tới Tập
Khoảnh khắc bộ đội Bắc Hàn vượt tuyến sang miền Nam
Những căng thẳng về chương trình vũ khí của Bắc Hàn đã được nâng lên sau khi một cuộc thử hỏa tiễn đạn đạo mới được tiến hành tuần trước.
Bắc Hàn nói rằng đó là hỏa tiễn tiên tiến nhất của họ, có khả năng tiếp cận nội địa Hoa Kỳ.
Cuộc thử nghiệm này là một cuộc thử nghiệm mới nhất trong một loạt các cuộc thử nghiệm hạt nhân và hỏa tiễn chống lại lệnh trừng phạt của LHQ.
Bổ sung biện pháp
Tên lửa Bắc Hàn: TQ ‘quan ngại nghiêm trọng’
Bắc Hàn nói thử bom nhiệt hạch ‘thành công’
Tên lửa mới của Bắc Hàn có gì đặc biệt?
Bắc Hàn bắn tên lửa bay qua Nhật Bản
Hàn Quốc và Hoa Kỳ đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn trong một chương trình vũ trang.
Hôm Chủ nhật 10/12/2017, Hàn Quốc nói sẽ tham gia cùng với Hoa Kỳ trong việc áp dụng các biện pháp trừng phạt mới đối với Bắc Hàn.
Bắc Hàn dọa cho Mỹ nếm mùi ‘đau đớn nhất’
Trump tuyên bố Bắc Hàn ‘tài trợ khủng bố’
Bộ đội Bắc Hàn vượt tuyến có giun 27cm
‘Bị hãm hiếp’ trong quân đội Bắc Hàn
Hai mươi công ty của Bắc Hàn và 12 cá nhân đã được đưa vào một danh sách đen của Hàn Quốc, vốn sẽ có hiệu lực từ thứ Hai.
Động thái của Seoul, một loạt lệnh trừng phạt đơn phương thứ hai trong vòng một tháng, được thiết lập để cắt đứt các nguồn tài trợ quốc tế cho chương trình hỏa tiễn hạt nhân của Bắc Hàn.
Các biện pháp này được cho là thêm vào các biện pháp do Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã áp đặt.
Trong một diễn biến từ trước có liên quan, cố vấn an ninh Nhà Trắng cho rằng khả năng chiến tranh đang gia tăng mỗi ngày, nhưng xung đột vũ trang Mỹ – Triều không phải là giải pháp duy nhất,
Bình luận của ông McMaster trước một diễn đàn quốc phòng được đưa ra ba ngày sau khi Bắc Hàn tiến hành thử nghiệm hỏa tiễn đạn đạo đầu tiên trong vòng hai tháng, trái với các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-42300979
TQ: Cuộc đối thoại ‘tốn nhiều tiền dân’
Quốc PhươngBBC Tiếng Việt
Một cuộc đối thoại chính trị cấp cao quy mô lớn với hơn 200 lãnh đạo từ 120 đảng phái quốc tế về Bắc Kinh nhằm ca ngợi thành quả của Trung Quốc và sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình nhưng lại chỉ là một sự kiện ‘tốn nhiều tiền của’ của người dân nước này, theo một nhà báo từ BBC Tiếng Trung.
Mục đích chính của ông Tập Cận Bình là muốn ‘nâng cao vị thế’, ‘tạo nên sức ảnh hưởng lớn hơn’ trên chính trường quốc tế của Trung Quốc, nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi đầy tính thách thức đặt ra với cả ông Tập lẫn ban lãnh đạo của nước này, theo nhà báo Howard Zhang, Chủ biên BBC Tiếng Trung.
Đây là thời điểm thích hợp để Trung Quốc nâng cao vị thế, tao nên sức ảnh hưởng lớn hơn trên chính trường quốc tế bằng cách sử dụng đồng tiền của nước này để xây dựng và mở rộng mạng lưới ảnh hưởng trên thế giớiNhà báo Howard Zhang
Vụ bắt ông Đinh La Thăng ‘gửi đi hai tín hiệu’
Bắt ông Thăng: TBT ‘củng cố quyền lực’?
Bàn tròn thứ Năm: Howard Zhang nói về đối thoại
TBT Trọng ra bộ sách về Con đường Đổi mới
Thầy Vương lập thuyết cho ba tổng bí thư TQ
Kiểm soát mạng: VN học Trung Quốc được không?
Trước câu hỏi của Bàn tròn thứ Năm hôm 07/12/2017 về đâu là mục đích chính của cuộc Đối thoại cao cấp về chính trị do ông Tập Cận Bình chủ trì với sự tham gia của nhiều đảng phái chính trị trên thế giới và liệu ông Tập Cận Bình có đạt được mục đích đó hay không, nhà báo Howard Zhang cho BBC Tiếng Việt hay:
TQ ‘sẵn sàng hợp tác với các đảng chính trị trên thế giới’
“Từ những gì mà tôi nghe được sau khi nói chuyện với giới phân tích ở cả trong lẫn ngoài Trung Quốc, hơn một trăm đảng phái từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có một số cựu thủ tướng, cựu tổng thống của nhiều nước khác nhau đã tới Trung Quốc, tham dự Hội nghị Đối thoại cấp cao giữa Đảng Cộng Sản Trung Quốc và các chính đảng trên thế giới tại Bắc Kinh.
“Chính phủ Trung Quốc đã chi rất nhiều tiền cho các khoản như vé máy bay, chi phí khách sạn và quà tặng cao cấp cho các đoàn đại biểu tham dự. Và tất cả chi phí chi tiêu rộng rãi này đều lấy từ nguồn thu thuế của người dân Trung Quốc.
“Mục đích chính của ông Tập ở đây là vì Trung Quốc chưa có tiếng nói mang tầm vóc quốc tế mà nước này nên có vào thời điểm này.
Đây có thể được xem như một động thái thiết lập diễn đàn kinh tế chính trị tương lai cho Trung Quốc trên lãnh thổ và theo luật định của nước nàyNhà báo Howard Zhang
“Ví dụ như ở các cuộc họp của Liên hiệp Quốc thì Trung Quốc chỉ có thể đưa ra ý kiến và tiếng nói của nước này không có ảnh hưởng mấy, mặc dù Trung Quốc là một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an và thường xuyên có những quan điểm bất đồng, bế tắc với Mỹ, thành viên mà tiếng nói có sức ảnh hưởng mạnh hơn.
“Ngay cả ở các diễn đàn liên quan đến Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Trung Quốc mặc dù là cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới nhưng tiếng nói chưa có sức ảnh hưởng nhiều so với Mỹ, thành viên có quyền phủ quyết mạnh nhất trong các diễn đàn thế giới.
“Có thể diễn giải từ góc độ chính quyền của ông Tập thì đây là thời điểm thích hợp để Trung Quốc nâng cao vị thế, tao nên sức ảnh hưởng lớn hơn trên chính trường quốc tế bằng cách sử dụng đồng tiền của nước này để xây dựng và mở rộng mạng lưới ảnh hưởng trên thế giới.”
Những câu hỏi lớn
Nhà báo Howard Zhang trong dịp này cũng lưu ý tới một diễn biến đáng lưu ý khác xảy ra đồng thời với cuộc Đối thoại cao cấp chính trị ở Bắc Kinh, ông cho hay:
Học ‘tư tưởng Tập Cận Bình’ lấy bằng tiến sỹ?
GS Tạ Ngọc Tấn: ‘Gorbachev là kẻ cơ hội’
Một đất nước mà có tỷ giá hối đoái gấp đôi đồng đô-la Mỹ thì có sức mạnh và tiếng nói và đó là điều Trung Quốc đang đánh cược trong cuộc chạy đua nàyNhà báo Howard Zhang
Giảm Đặng tăng Mao đề cao ý Tập
Chủ nghĩa tư bản ‘khuyết tật nhưng phát triển’
“Đồng thời trong thời gian này, Trung Quốc cũng tổ chức một Hội nghị về Công nghệ và tương lai của Công nghệ với tất cả các công ty lớn hàng đầu về internet trên thế giới. Hội nghị Công nghệ này diễn ra gần Thượng Hải, và hai Hội nghị này diễn ra song song với nhau.
“Một bên là gặp gỡ các nhà lãnh đạo chính trị của thế giới, bên còn lại là đối thoại với các lãnh đạo của các tập đoàn công nghệ lớn như Apple, Google, Facebook và tất cả những nhân vật quan trọng của nền kinh tế mới của Trung Quốc như Doanh nhân Jack Ma và các ông trùm lớn của nền kinh tế Trung Quốc.
“Như vậy đây có thể được xem như một động thái thiết lập diễn đàn kinh tế chính trị tương lai cho Trung Quốc trên lãnh thổ và theo luật định của nước này.
“Nhưng liệu cuộc chạy đua về vị thế và sức ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc với cường quốc giữ vị thế và ảnh hưởng lớn hiện tại như Mỹ có thành công hay không vẫn còn là dấu hỏi lớn.
“Nếu những dự đoán hiện tại của cộng đồng quốc tế chính xác thì chỉ trong năm hoặc 10 năm tới, thì đồng tiền của Trung Quốc sẽ mạnh nhất và sức mua tương đương của đồng tiền Trung Quốc lớn gấp đôi đồng tiền Mỹ. Một đất nước mà có tỷ giá hối đoái gấp đôi đồng đô-la Mỹ thì có sức mạnh và tiếng nói và đó là điều Trung Quốc đang đánh cược trong cuộc chạy đua này.
Tập Cận Bình ‘dẫn đầu và ở lại còn lâu’
Nếu Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế chính trong tương lai, thì liệu thế giới có lựa chọn Trung Quốc để đầu tư kinh doanh? Đó cũng là một câu hỏi lớn được đặt raNhà báo Howard Zhang
Sách mới: ‘Lenin – nhà độc tài’
Tập Cận Bình: ‘TQ đã bước vào thời đại mới’
“Như cuộc trao đổi trước đây với một chương trình Bàn tròn thứ Năm, có thời điểm giá trị vốn hóa thị trường của WeChat vượt xa Facebook. Đó chỉ là một ví dụ.
“Nhưng một ngày nào đó có thể Alibaba sẽ lớn mạnh hơn Amazon. Nghĩa là các nhà đầu tư cần phải lựa chọn, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh.
“Nếu Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế chính trong tương lai, thì liệu thế giới có lựa chọn Trung Quốc để đầu tư kinh doanh? Đó cũng là một câu hỏi lớn được đặt ra.”
Được biết trong Hội nghị đối thoại cấp cao lần đầu diễn ra từ 30/11 đến 3/12, với hơn 200 nhân vật chính trị, gồm cả các vị đương nhiệm và cựu lãnh đạo đã tới Bắc Kinh tham dự.
Đại biểu khách mời là đại diện của ban lãnh đạo đảng Việt Nam là ông Phan Đình Trạc, người được Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam bổ nhiệm chức Trưởng Ban Nội chính Trung ương hồi tháng 2/2016.
Trong số các khách châu Á khác còn có bà Aung San Suu Kyi, Cố vấn cao cấp của nhà nước kiêm Ngoại trưởng Myanmar, Thủ tướng Campuchia Hun Sen, bà Choo Mi-ae lãnh đạo đảng Dân chủ cầm quyền ở Nam Hàn.
Từ châu Âu, tới dự Đối thoại được cho là khá quy mô này còn có các lãnh đạo đảng phái chính trị đến từ Nga, Serbia và cựu thủ tướng Jean-Pierre Raffarin đến từ Pháp và nhiều chính khách, cựu lãnh đạo tổ chức chính trị khác tới từ nhiều nơi trên thế giới.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-42280837
Các đồng minh Arab công kích quyết định của Trump
Giới chức Ả rập nói rằng việc Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô Israel đem lại nguy cơ khiến Trung Đông rơi vào “bạo lực và hỗn loạn”.
Động thái này chấm dứt sự trung lập của Mỹ đối với một trong những vấn đề nhạy cảm nhất của khu vực.
Các bộ trưởng Ngoại giao Liên đoàn Ả Rập cho biết điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ không còn được tin tưởng làm nhà trung gian hòa bình Trung Đông.
Đại sứ Mỹ nói LHQ ‘thù địch với Israel’
Quyết định của Trump với Jerusalem có tạo xung đột?
Trump và Jerusalem: Đã có đụng độ
Tại sao Tổng thống Trump công nhận Jerusalem
Ảrập Saudi lên án tuyên bố của Trump
Tuyên bố của 22 quốc gia, kể cả các đồng minh thân cận của Hoa Kỳ, được loan báo sau ngày thứ ba diễn ra bạo lực và các cuộc biểu tình ở Bờ Tây và Dải Gaza.
Israel luôn xem Jerusalem là thủ đô của họ, trong khi người Palestine tuyên bố Đông Jerusalem – bị Israel chiếm đóng trong cuộc chiến năm 1967 – là thủ đô của một nhà nước Palestine tương lai.
Với ông Trump, quyết định này nhằm hoàn tất lời hứa trong chiến dịch tranh cử và ông nói rằng “đây chỉ là sự công nhận thực tế.”
Nhưng ông đã phải đối mặt với sự chỉ trích gay gắt.
Chính trị Palestine: Ai sẽ thay thế Mahmoud Abbas?
Những phụ nữ đeo mặt nạ bí ẩn ở Trung Đông
Năm điều về Qatar có thể bạn chưa biết
Nghị quyết của Liên đoàn Ả Rập được thông qua vào lúc 03:00 giờ địa phương sau nhiều giờ hội đàm ở Cairo. Nghị quyết nhận được sự ủng hộ từ một số đồng minh của Mỹ, bao gồm Các Tiểu vương quốc Ảrập Thống nhất, Ảrập Saudi và Jordan, những nước đã lên tiếng về mối quan ngại của họ.
Nghị quyết nói:
Với quyết định này, Mỹ đã “rút vai trò nhà bảo trợ và trung gian” của bất kỳ tiến trình hòa bình nào giữa Israel và Palestine
Động thái của ông Trump “làm trầm trọng thêm căng thẳng, khơi mòi giận dữ và đem lại nguy cơ nhấn chìm khu vực vào bạo lực và hỗn loạn”
Một thỉnh cầu sẽ được gửi đến Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để lên án động thái này
Tại phiên họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm 8/12, Mỹ bị cô lập, trong lúc 14 thành viên khác lên án tuyên bố của ông Trump.
Tuy nhiên, đại sứ Mỹ Nikki Haley cáo buộc Liên Hiệp Quốc có sự thiên vị và tuyên bố tổ chức này “là một trong những trung tâm lớn nhất thế giới đầy hằn thù với Israel”.
Bà nhấn mạnh Hoa Kỳ vẫn cam kết tìm kiếm hòa bình ở khu vực này.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-42262440
Tổng thống Palestine từ chối gặp Phó TT Mỹ
vì quyết định về Jerusalem
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas sẽ không gặp Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence trong chuyến thăm của ông Pence tới khu vực này trong tháng này, một cử chỉ đáp lại việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, Ngoại trưởng Palestine cho biết hôm thứ Bảy.
Bạo lực bùng phát sang ngày thứ ba ở Dải Gaza sau tuyên bố của Tổng thống Donald Trump hôm thứ Tư, đảo ngược chính sách của Mỹ kéo dài hàng thập kỷ đối với vùng Trung Đông. Tuy nhiên, các cuộc biểu tình của người Palestine bớt dữ dội hơn hai ngày trước đó.
Các cuộc không kích của Israel giết chết hai tay súng người Palestine hôm thứ Bảy sau khi những phần tử chủ chiến này bắn hỏa tiễn từ Gaza vào Israel hôm thứ Sáu, được các phe phái người Palestine tuyên bố là “Ngày Thịnh nộ.”
Việc ông Trump công nhận Jerusalem đã khiến thế giới Ả-rập phẫn nộ và làm các nước đồng minh phương Tây bất mãn. Họ nói rằng việc này là một đòn giáng vào những nỗ lực hòa bình và có nguy cơ khơi lên thêm bạo lực trong khu vực.
Israel nói rằng toàn bộ Jerusalem là thủ đô của mình. Người Palestine muốn Đông Jerusalem là thủ đô của một quốc gia độc lập của họ trong tương lai.
Hầu hết các nước coi Đông Jerusalem, bị Israel sáp nhập sau khi họ chiếm giữ trong cuộc chiến tranh năm 1967, là lãnh thổ bị chiếm đóng, và nói rằng tư cách của thành phố này phải được định đoạt tại các cuộc đàm phán Israel-Palestine trong tương lai.
Chính quyền Trump nói rằng họ vẫn theo đuổi các cuộc đàm phán Palestine-Israel, rằng thủ đô của Israel sẽ ở Jerusalem theo bất kỳ kế hoạch hòa bình nghiêm túc nào, và rằng họ chưa xác định lập trường về ranh giới của thành phố. Họ nói rằng các cuộc đàm phán đang tàn lụi chỉ có thể được hồi sinh bằng cách từ bỏ những chính sách đã lỗi thời.
Ngoại trưởng Palestine Riyad al-Maliki nói người Palestine sẽ tìm kiếm một bên điều giải hòa bình mới thay cho Mỹ và sẽ mưu tìm một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về quyết định của ông Trump.
“Chúng tôi sẽ tìm kiếm một bên trung gian điều giải mới từ các nước anh em Ả-rập của chúng tôi và cộng đồng quốc tế,” ông Maliki nói với các phóng viên tại Cairo trước một cuộc họp của Liên đoàn Ả-rập để thảo luận về quyết định công nhận Jerusalem của ông Trump.
Một nguồn tin của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ hợp tác để cố gắng thuyết phục Mỹ xem xét lại bước đi này, Reuters cho hay.
Một cuộc gặp khả dĩ với ông Pence cũng đã bị Giáo hội Coptic Ai Cập khước từ, thông tấn xã nhà nước MENA của Ai Cập đưa tin.
Reuters nói họ không thể liên lạc được ngay tức thì với các quan chức Nhà Trắng để yêu cầu bình luận và các quan chức Bộ Ngoại giao không hồi đáp yêu cầu bình luận ngay lập tức. Các quan chức Palestine cho biết ông Pence lẽ ra sẽ gặp ông Abbas vào ngày 19 tháng 12.
Cố vấn và con rể của ông Trump, Jared Kushner, đang dẫn đầu các nỗ lực để khởi động lại các cuộc đàm phán, mặc dù nỗ lực của anh tới giờ cho thấy ít tiến bộ công khai.
Căng thẳng leo thang vì quyết định của TT Trump
Một người Palestine hôm 10/12 đã đâm một nhân viên an ninh của Israel tại bến xe buýt chính của thành phố Jerusalem, trong khi bạo lực bùng ra gần đại sứ quán Mỹ ở Beirut, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.
Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Israel Avigdor Lieberman nói trên Đài phát thanh Quân đội: “Chúng tôi hy vọng rằng mọi chuyện sẽ lắng xuống và rằng cuộc sống bình thường sẽ trở lại, không còn bạo loạn và bạo lực”.
Nhưng tại Jerusalem, một nhân viên an ninh đang trong tình trạng nguy kịch sau khi bị một thanh niên Palestine 24 tuổi từ vùng Bờ Tây đâm tại cửa vào bến xe buýt trung tâm, nơi đặt máy dò kim loại.
Còn tại Beirut, các lực lượng an ninh Libăng đã bắn hơi cay và phun vòi rồng vào những người biểu tình, gồm cả những người vẫy cờ Palestine, gần đại sứ quán Mỹ.
Những người phản đối đã nổi lửa trên đường phố, đốt cờ Mỹ và Israel cũng như ném nhiều thứ về phía các lực lượng an ninh đã chặn con đường chính dẫn tới khu đại sứ quán.
Trong phát biểu hôm 10/12, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, người thường chỉ trích Israel, đã gọi nước này là “quốc gia xâm lược” và “nhà nước khủng bố”.
Các ngoại trưởng Ảrập họp bàn tại Cairo hôm 9/12 thúc giục Hoa Kỳ từ bỏ quyết định về Jerusalem và nói rằng bước đi đó sẽ dẫn tới bạo lực khắp khu vực.
Giáo hoàng kêu gọi giải trừ vũ khí hạt nhân
Giáo hoàng Francis hôm 10/12 kêu gọi các lãnh đạo trên thế giới nỗ lực giải trừ vũ khí hạt nhân để bảo vệ nhân quyền, nhất là những người yếu thế. Theo Reuters, người đứng đầu Tòa thánh Vatican nói rằng cần thiết phải “quyết tâm gây dựng một thế giới không có vũ khí hạt nhân”.
Lời kêu gọi của Giáo hoàng Francis được nêu lên đúng ngày nhóm đoạt giải Nobel Hòa bình năm nay thúc giục các cường quốc hạt nhân thông qua một hiệp định của Liên Hiệp Quốc về cấm vũ khí nguyên tử.
Trong khi căng thẳng dâng cao giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn, Giáo hoàng Francis đã nhiều lần cảnh báo về tác động thảm khốc đối với môi trường và con người từ các thiết bị hạt nhân, và kêu gọi một nước thứ ba làm trung gian hòa giải giữa Washington và Bình Nhưỡng.
Trong bài phát biểu hàng tuần trước giáo dân, Giáo hoàng Francis nói rằng mọi người trên thế giới “có tự do, trí tuệ và khả năng kiểm soát công nghệ, giới hạn sức mạnh của chúng, vì hòa bình và tiến bộ thực sự”.
Phát biểu trên chuyến bay trở về Vatican mới đây sau khi thăm Miến Điện và Bangladesh, Giáo hoàng Francis cho rằng một số lãnh đạo trên thế giới có thái độ “phi lý” về vũ khí hạt nhân.
Tháng trước, theo Reuters, Vantican dường như thể hiện giáo lý cứng rắn hơn đối với vũ khí hạt nhân, cho rằng các nước không nên lưu trữ chúng, kể cả với mục đích bảo vệ.
https://www.voatiengviet.com/a/giao-hoang-keu-goi-giai-tru-vu-khi-hat-nhan/4157310.html
Thủ tướng Iraq tuyên bố
cuộc chiến 3 năm chống IS đã kết thúc
Thủ tướng Iraq Haider al-Abadi hôm thứ Bảy tuyên bố cuộc chiến kéo dài ba năm nhằm đánh đuổi Nhà nước Hồi giáo (IS) ra khỏi Iraq đã thành công và đã đi đến kết thúc.
“Lực lượng của chúng ta đã kiểm soát hoàn toàn biên giới Iraq-Syria và do đó tôi tuyên bố chấm dứt cuộc chiến chống Daesh [IS],” ông Abadi phát biểu trong một cuộc họp báo ở Baghdad do hiệp hội các nhà báo Iraq tổ chức.
Loan báo này được đưa ra hai ngày sau khi Nga tuyên bố đã đánh bại IS ở Syria, nơi mà Moscow đang yểm trợ quân đội Syria.
Chính phủ Iraq nói tuyên bố chiến thắng có nghĩa là các lực lượng của họ đã chiếm giữ được vùng sa mạc ở phía tây, ngoài biên giới Iraq-Syria ra.
Những chiến binh IS chiếm quyền kiểm soát gần một phần ba lãnh thổ Iraq vào mùa hè năm 2014, đe dọa sự tồn tại của chính nhà nước Iraq. Tuy nhiên, trong ba năm rưỡi qua, lực lượng Iraq được yểm trợ bởi liên minh do Mỹ dẫn đầu đã chiếm lại toàn bộ lãnh thổ.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert hôm thứ Bảy chúc mừng người dân Iraq và lực lượng an ninh của nước này, nói rằng “Loan báo của Iraq cho thấy những tàn dư cuối cùng của lãnh địa ‘caliphate’ tự xưng của ISIS tại Iraq đã bị xóa sạch và những người dân sống trong những khu vực này đã được giải thoát khỏi sự kìm kẹp tàn bạo của ISIS.”
Nhóm chủ chiến này vẫn có khả năng thực hiện các vụ tấn công nổi dậy ở Iraq, giống như hồi tháng 11 khi họ giành lại quyền kiểm soát Rawah, thành phố cuối cùng mà họ nắm giữ, gần biên giới với Syria trước khi từ bỏ nó trong những tuần tiếp theo.
Bà Nauert thừa nhận cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố ở Iraq vẫn chưa kết thúc và nói Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ quân sự cho đất nước.
“Cùng nhau, chúng ta phải cảnh giác trong việc chống lại tất cả các hệ tư tưởng cực đoan để ngăn chặn sự trở lại của ISIS hoặc sự trỗi dậy của những mối đe dọa từ các nhóm khủng bố khác,” bà nói.
Iraq giờ chuyển sự chú ý sang việc tái thiết nhiều khu vực của đất nước bị tàn phá bởi chiến sự và hỗ trợ khoảng 3 triệu người Iraq vẫn còn tản cư.
Bà Nauert nói rằng Mỹ sẽ tiếp tục cung cấp viện trợ nhân đạo cho đất nước bị chiến tranh tàn phá này để những người Iraq tản cư có thể trở về nhà và “bắt đầu xây dựng lại cuộc sống của họ.”
Thủ tướng Abadi tuyên bố ngày 10 tháng 12 là ngày lễ quốc gia mà sẽ được đón mừng hàng năm.
Nobel Hòa Bình 2017:
Tổ chức chống hạt nhân ICAN nhận giải thưởng
ICAN, Chiến Dịch Quốc Tế Giải Trừ Vũ Khí Hạt Nhân, nhận giải Nobel Hoà bình trong buổi lễ Chủ Nhật 10/12/2017 tại Oslo, thủ đô Thụy Điển trong bối cảnh căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên. Nhiều nạn nhân sống sót sau hai quả bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki tham dự. ICAN kêu gọi Washington và Bình Nhưỡng xuống thang trong lúc các nước có vũ khí hạt nhân vắng mặt trong buổi lễ trao giải.
Trả lời phỏng vấn AFP, trước giờ nhận giải Nobel Hoà Bình 2017, giám đốc ICAN, bà Beatrice Fihn, tuyên bố là « Tình hình thế giới hiện nay rất nguy hiểm. Chúng ta lo ngại vì Donald Trump và Kim Jong Un đều có vũ khí hạt nhân thì cũng phải lo ngại loại vũ khí này, bởi vì chính con người làm ra nó ».
Người đứng lên nhận giải Nobel Hoà Bình năm 2017, nhân danh tổ chức ICAN, là bà cụ người Nhật Bản Setsuko Thurlow, 85 tuổi, một trong những nạn nhân sống sót sau quả bom ở Hiroshima, hiện sống tại Canada. Bà Setsuko Thurlow đặc biệt lo âu vì cuộc khủng hoảng Triều Tiên và vì hai nhân vật Donald Trump và Kim Jong Un mà theo bà là « hai kẻ rất nông nổi và rất nguy hiểm ».
Các nước Tây phương cũng bị lên án là những kẻ « phá hoại » nỗ lực giải trừ vũ khí hạt nhân. Trong buổi lễ trao giải thưởng tại Oslo ngày 10/12, vắng mặt nhiều cường quốc hạt nhân. Dự đóan sẽ bị chỉ trích là « hành động không đi đôi với lời cam kết », ba nước Mỹ Anh Pháp đều chỉ gửi đại diện ngoại giao cấp thấp tham dự lễ trao giải, theo nhận định của một thành viên người Pháp của tổ chức Chiến Dịch Quốc Tế Giải Trừ Vũ Khí Hạt Nhân ICAN.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171210-nobel-hoa-binh-to-chuc-chong-hat-nhan-ican-nhan-giai-thuong
Israel: Biểu tình trên toàn quốc
đòi thủ tướng Netanyahu từ chức
Vài chục nghìn người dân Israel đã xuống đường biểu tình ngày 09/12/2017 phản đối chính phủ và đòi thủ tướng Benjamin Netanyahu từ chức, trong bối cảnh tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.
Thông tín viên RFI Michel Paul tường trình từ Tel-Aviv :
« “Đất nước này là của chúng ta, và không thuộc về Netanyahu”, “Bibi về nhà ông đi”, “Xấu hổ”… Đó là một vài biểu ngữ được vài chục nghìn người biểu tình giương cao ở tất cả các thành phố lớn của Israel, đặc biệt tại Tel-Aviv.
Người biểu tình đòi thủ tướng Israel từ chức vì các vụ tham nhũng và loạt điều tra mà ông là đối tượng từ vài tháng nay. Nhiều lãnh đạo khác trong đảng Likoud của ông Netanyahu cũng bị nhắm đến.
Với ông Laurent Cigé, một thành viên đảng Lao Động Israel, tình trạng tham nhũng tại Israel tác động trực tiếp đến các giá trị dân chủ quốc gia. Ông nói : “Hiện mọi người lên án nạn tham nhũng đang gặm nhấm xã hội Israel. Có rất nhiều người, từ cánh tả đến cánh hữu hay trung lập, ngán ngẩm khi nhìn thấy các nghị sĩ, trợ lý hay bộ trưởng liên tục bị bắt giữ, bị nghi ngờ và bị cảnh sát thẩm vấn”.
Những người biểu tình cũng phản đối các đạo luật do những người thân cận của ông Benjamin Netanyahu trình lên Nghị Viện Israel nhằm tăng cường quyền miễn trừ cho thủ tướng Israel.
Người đứng đầu chính phủ Israel từng bị cảnh sát thẩm vấn về các vụ nhận tiền hối lộ và lạm dụng quyền lực. Ngoài ra, rất nhiều cố vấn thân cận của ông Netanyahu cũng bị điều tra trong thương vụ mua bán tầu ngầm với một công ty của Đức ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171210-israel-bieu-tinh-tren-toan-quoc-doi-thu-tuong-netanyahu-tu-chuc
Putin hóa thành Ông già Noel, Superman
trong một triển lãm ở Matxcơva
Vladimir Putin hóa thành Siêu Nhân (Superman), một cầu thủ khúc côn cầu, một người bạn của động vật hay hóa thành Ông già Noel. Tổng thống Nga, quyết định tranh cử thêm nhiệm kỳ thứ 4, được vinh danh trong một cuộc triển lãm có tên « Super Putin » được tổ chức tại Matxcơva.
Trong một căn phòng rộng của một nhà máy cũ được cải tạo lại thành bảo tàng nằm giữa thủ đô Nga, khách tham quan có thể ngắm nhìn Vladimir Putin đang vuốt ve một chú cún, giương cao lá cờ Nga trên lưng một con gấu hoặc đang bắn những quả tên lửa mang mầu quốc kỳ Nga.
Giải thích với AFP, chị Ioulia Dzioujeva, 22 tuổi, một trong các nhà tổ chức, giải thích : « Mỗi bức tranh nhấn mạnh đến một phẩm chất và một giá trị của tổng thống ».
Tổng cộng có khoảng 30 « họa sĩ và nhà điêu khắc đại diện cho thế hệ trẻ Nga » tham gia cuộc triển lãm, được tổ chức tại bảo tàng UMAM đến ngày 15/01/2018. « Mỗi một nghệ sĩ thể hiện Vladimir Putin dưới những góc nhìn tích cực của họ. Mỗi người trong số họ đều yêu mến, tôn trọng và ủng hộ ông », theo nhận xét của chị Ioulia Dzioujeva.
Vì vậy, nhiều tác phẩm được trưng bày tại triển lãm thể hiện tổng thống Nga dưới hình ảnh của một siêu anh hùng. Đặc biệt, với thành viên ban tổ chức, « đó là một siêu tổng thống và một nhà siêu lãnh đạo », một người có nhiều phẩm chất như « thẳng thắn, thể thao, đam mê âm nhạc, bảo vệ động vật… ». Ông Putin là người « trung thực, tôn trọng đối với chúng tôi (người dân Nga) và ông chỉ có đồng minh và bạn hữu ». Điểm yếu duy nhất của ông Putin ? Đó là ông không có « siêu phu nhân ». Từ khi ly hôn năm 2013, người đứng đầu điện Kremlin rất kín tiếng về đời tư.
Lễ khai mạc triển lãm diễn ra trùng hợp « ngẫu nhiên » với thông báo ra tranh cử thêm nhiệm kỳ thứ tư của tổng thống Putin vào ngày 06/12. Sau Matxcơva, các tác phẩm sẽ được trưng bày tại Berlin, Luân Đôn.
Quách Văn Quý:
Tỉ phú Trung Quốc quyết định thay đổi chế độ
Từ căn hộ sang trọng trong một tòa nhà chọc trời tại Manhattan, tỉ phú Quách Văn Quý (Guo Wengui), hiện đang tị nạn tại Mỹ, hứa làm tất cả để dân chủ hóa chế độ Trung Quốc. Tuy nhiên, ông khẳng định không có tham vọng trở thành một « Trump Trung Hoa » vì « thích được tự do, du lịch và tận hưởng cuộc sống ».
Trả lời phỏng vấn AFP và được hãng tin Pháp đăng ngày 10/12/2017, ông Quách Văn Quý hướng tới mục tiêu « đi đến một Nhà nước pháp quyền, đi đến một nền dân chủ, tự do, một sự thay đổi chế độ từ giờ đến 3 năm nữa » nếu có thể được.
Theo AFP, hiếm khi các nhà tỉ phú Trung Quốc chọn con đường ly khai, nhưng kể từ khi tỉ phú Quách Văn Quý rời Trung Quốc vào mùa hè 2014, tài sản của ông bị tịch thu, hai anh em trai bị bắt. Trước đó, một người em khác bị chết trong sự kiện Thiên An Môn 1989 và chính bản thân ông cũng bị bắt và bị dọa giết trong suốt 22 tháng sau sự kiện này. Chính từ trong tù, ông quyết định « đấu tranh chống hệ thống phi nhân tính, phản dân chủ và bất công ».
Ông cũng cho biết, chính quyền Bắc Kinh từng cử nhân viên đến viếng thăm ông ngay tại Manhattan vào tháng 05/2017 với một mục đích duy nhất : Buộc ông im lặng và « chấm dứt nêu tên các quan chức tham nhũng ». Nhận định về giới doanh nhân thành đạt Trung Quốc, ông Quách Văn Quý cho rằng họ chỉ có hai khả năng : « hoặc rời đất nước, hoặc ở lại chờ bị loại ».
Tỉ phú Quách Văn Quý khẳng định suy nghĩ kế hoạch thay đổi chế độ Trung Quốc từ 28 năm nay và đã thảo luận kế hoạch này với ông Steve Bannon, cựu cố vấn của tổng thống Donald Trump.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20171210-quach-van-quy-ti-phu-trung-quoc-quyet-dinh-thay-doi-che-do
Trung Quốc dọa tấn công Đài Loan
“ngày chiến hạm Mỹ ghé thăm”
Người đưa ra lời đe dọa này là Lý Khắc Tân, nhân vật số hai của sứ quán Trung Quốc tại Hoa Kỳ : « Ngày chiến hạm Mỹ đến quân cảng Cao Hùng là ngày quân đội Trung Quốc tấn công Đài Loan ». Theo AP, tình hình châu Á có thêm dấu hiệu căng thẳng với thái độ cường điệu của Trung Quốc trước chương trình giao lưu hải quân Mỹ với Đài Loan.
Trong một cuộc nói chuyện với 200 sinh viên Trung Quốc du học tại Mỹ và có mời một số kiều dân Đài Loan và báo chí, công sứ Lý Khắc Tân (Li Ke Xin) tuyên bố là nếu Hoa Kỳ vi phạm “đạo luật chống ly khai của Trung Quốc” ban hành từ năm 2005, nếu cho tàu chiến cặp bến cảng Đài Loan.
Theo trích dẫn của báo Đài Loan Liberty Times, thì nhân vật số hai của của sứ quán Trung Quốc tại Mỹ tuyên bố như sau: “Ngày hải quân Mỹ đến cảng Cao Hùng, cũng là ngày Giải Phóng Quân Trung Quốc thống nhất Đài Loan bằng quân sự”.
Theo ông Lý Khắc Tân, quyết định chung Mỹ-Đài Loan tổ chức cho hải thuyền thăm viếng lẫn nhau là vi phạm đạo luật “Phản phân ly quốc gia pháp” của Trung Quốc, ban hành năm 2005 sau khi ông Trần Thủy Biển, lãnh đạo đảng Dân Tiến, đắc cử tổng thống Đài Loan.
Chương trình thăm viếng này được Quốc Hội Mỹ thông qua gần đây. Bộ Ngoại Giao Đài Loan thẩm định những lời tuyên bố mang tính đe dọa của một viên chức Trung Quốc chỉ gây xúc phạm đến tình cảm của nhân dân Hoa Lục và Đài Loan, không hữu ích gì cho nỗ lực cải thiện quan hệ hai bờ eo biển.
Trong khi đó, Alexander Hoàng, chuyên gia quan hệ quốc tế thuộc đại học Tam Cương, Đài Loan cho rằng tuyên bố trên đây của viên công sứ Trung Quốc là nhắm vào dư luận nội bộ. Bắc Kinh thừa biêt không có phương tiện để cản trở Quốc Hội Mỹ ủng hộ Đài Bắc nên dùng lời đe dọa để đánh phá nỗ lực của những người có cảm tình với Đài Loan.
Hãng AP lưu ý thêm là Trung Quốc cũng tăng cường sức mạnh và hiện diện quân sự tại Biển Đông kể cả xây dựng thêm quân cảng và phi trường.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20171210-trung-quoc-doa-tan-cong-dai-loan-ngay-chien-ham-my-ghe-tham
Bagdad tuyên bố chiến thắng hoàn toàn Daech tại Irak
Tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo bị hoàn toàn đẩy lùi khỏi Irak sau gần bốn năm chiếm đóng đến 1/3 lãnh thổ nước này. Thông tin được thủ tướng Irak Haider Al Abadi long trọng tuyên bố ngày 09/12/2017 trước bộ Quốc Phòng ở Bagdad.
Trong một bản thông cáo chính thức, được AFP trích dẫn, thủ tướng Abadi cũng quyết định : Chủ Nhật 10/12/2017 là ngày lễ để « chào mừng chiến thắng ». Một buổi diễu binh cũng được tổ chức tại trung tâm Bagdad nhân sự kiện này.
Thủ tướng Abadi tuyên bố, sau chiến thắng Daech, cuộc chiến tiếp theo sẽ nhắm vào nạn tham nhũng, được cho là căn bệnh ung thư thực sự đang ngăn cản sự phát triển của Irak. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, dù bị « quét sạch » khỏi Irak, Daech « vẫn còn nhiều chỗ giấu hoặc kho vũ khí » tại nước này.
Trong khi đó, tại Syria, tổ chức Đài Quan Sát Nhân Quyền (OSDH) ngày 09/10 cho biết tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo đã chiếm lại được ngôi làng Bachkoun sau nhiều ngày giao chiến với một liên quân do một chi nhánh cũ của Al Qaida chỉ huy. Chiến thắng này giúp Daech trở lại tỉnh Idleb, ở tây bắc Syria. Trước đó, ngày 07/10, Nga tuyên bố Syria « hoàn toàn được giải phóng » khỏi Daech.
Nhiều người Pháp và Algeri, sau khi tham gia tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo ở Syria, đã gia nhập hàng ngũ của lực lượng thánh chiến này ở miền bắc Afghanistan, trong những căn cứ mới đang được tổ chức này gầy dựng. Một quan chức địa phương cho biết, nhóm người này đến khu Darzab, thuộc tỉnh Jowzjan, từ giữa tháng 11 cùng với nhiều phụ nữ.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171210-irak-tuyen-bo-chien-thang-hoan-toan-daech
Jerusalem: Liên Đoàn Ả Rập kêu gọi
công nhận Nhà Nước Palestine
Tại Palestine, Mặt Trận Fatah của chủ tịch Mahmoud Abbas kêu gọi dân chúng tiếp tục đấu tranh sau bốn ngày biểu tình bạo động chống quân đội và cảnh sát Israel. Tỏ tình đoàn kết với Palestine, một phiên họp bất thường của Liên Đoàn Ả Rập, được triệu tập tại Cairo chiều thứ bảy 09/12/2017, đã lên án quyết định của tổng thống Mỹ Donald Trump nhìn nhận Jerusalem, cả đông lẫn tây, là thủ đô của Israel.
Cụ thể, 22 thành viên của Liên Đoàn Ả Rập thống nhất hành động ra sao ? Từ thủ đô Ai Cập, thông tín viên Alexandre Buccianti tường thuật:
Ngoại trưởng các nước Ả Rập kêu gọi cộng đồng quốc tế chính thức công nhận Nhà Nước Palestine, với thủ đô là Đông Jerusalem để ngăn trở quyết định của tổng thống Mỹ.
Một ủy ban đã được thành lập với nhiệm vụ động viên các quốc gia trên thế giới ủng hộ sáng kiến của Liên Đoàn Ả Rập. Trừ Liban, không một ngoại trưởng nào trong Liên Đoàn đòi trừng phạt chính trị và kinh tế Hoa Kỳ. Tuy nhiên, họ yêu cầu Washington rút lại quyết định chuyển sứ quán Mỹ từ Tel-Aviv về Jerusalem bởi vì quyết định này « đe dọa hoà bình và ổn định trong khu vực cũng như trên thế giới ».
Trong bản thông cáo chung, Liên Đoàn Ả Rập cũng cho biết là sẽ đề nghị Hội Đồng Bảo An ra nghị quyết khẳng định quyết định của tổng thống Trump là đi ngược lại tính chính đáng quốc tế.
Hoa Kỳ đã bị cô lập trong cuộc họp của Hội Đồng Bảo An hôm thứ sáu 08/12/2017, được triệu tập khẩn cấp theo yêu cầu của 8 nước. Hai đồng minh truyền thống của Mỹ là Anh và Pháp đã lên án quyết định của Donald Trump là « không phù hợp với các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An ».
Tại chỗ, để trả đũa một vụ pháo kích của Hamas nhưng không thiệt hại nhân mạng, hôm thứ bảy, không quân Israel mở một cuộc tấn công ở dải đất Gaza giết chết hai thành viên của phong trào Hamas. Trước đó, hai người Palestine bị tử thương trong những cuộc biểu tình xung đột với quân đội Israel.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171210-jerusalem-lien-doan-a-rap-keu-goi-cong-nhan-nha-nuoc-palestine
Cúp Bóng Đá Đông Á:
Nhật Bản thắng Bắc Triều Tiên 1-0
Đội tuyển Bắc Triều Tiên đã phải chịu khuất phục trước đội tuyển chủ nhà Nhật Bản trong trận thi đấu tối 09/12/2017 với tỉ số 0-1 tại Tokyo trong khuôn khổ Cúp Bóng Đá Đông Á. Trận đấu gây chú ý vì diễn ra đúng 11 ngày sau vụ Bình Nhưỡng lại bắn thử tên lửa liên lục địa và tên lửa đã rơi xuống vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.
Ngoài Nhật Bản và Bắc Triều Tiên, còn có Trung Quốc và Hàn Quốc tham gia tranh giải Cúp Đông Á diễn ra trong vòng một tuần.
Từ Kyoto, thông tín viên RFI Alexandre Barbe giải thích :
« Tối thứ Bẩy (09/12), các vụ thử tên lửa nhường chỗ cho những cú sút. Trong thời gian 90 phút thi đấu, Nhật Bản và Bắc Triều Tiên có cơ hội vàng để làm quên đi những căng thẳng giữa hai nước.
Đây là ý kiến của Takeshi, một người hâm mộ bóng đá : « Tôi nghĩ là mọi người đều mong muốn hòa bình. Tôi hy vọng các tuyển thủ cho chúng ta thấy rằng thông qua thể thao, người ta có thể bỏ qua các xung đột. Tôi theo dõi trận đấu với tinh thần đó ».
Ngược lại, Takashi, một huấn luyện viên không chuyên, thì lại không hoan nghênh cuộc gặp gỡ chút nào. Theo ông: « Chắc chắn đây là thời điểm tồi tệ nhất. Với tư cách là huấn luyện viên của một đội tuyển trẻ, tôi không muốn thể thao xen kẽ vào chuyện chính trị. Lẽ ra trận đấu nên được tổ chức ở một nơi khác, chứ không phải ở Nhật Bản, vì điều này mang lại một mối rủi ro nào đó, tại đây, trong bối cảnh hiện nay ».
Trong bối cảnh căng thẳng, công dân Bắc Triều Tiên bị cấm vào lãnh thổ Nhật Bản, trừ trường hợp các tuyển thủ được cấp một loại visa đặc biệt. Điều này khiến Kuroda, một fan bóng đá khác lo lắng : « Với các vụ gián điệp được biết đến, tôi hy vọng là danh tính của các cầu thủ Bắc Triều Tiên được kiểm tra kỹ càng. Thật đáng ngại nếu một người trong số họ bỗng dưng biến mất ».
Sau trận thi đấu với Nhật Bản, một trận đấu khác, cũng đầy căng thẳng, đang chờ Bắc Triều Tiên : Đó là trận đấu với Hàn Quốc, diễn ra thứ Ba 12/12, tại Tokyo ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20171210-cup-bong-da-dong-a-nhat-ban-thang-bac-trieu-tien-1-0
Mỹ-Nhật-Hàn: Diễn tập quân sự
với nội dung phát hiện tên lửa Bắc Triều Tiên
Trong hai ngày 11-12/12/2017, quân đội ba nước Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tổ chức diễn tập quân sự với mục tiêu chính là phát hiện và xác định vị trí của tên lửa. Thông tin đã được phía Nhật Bản loan báo vào hôm nay 10/12/2017.
Thông cáo của Lực Lượng Phòng Vệ (tức Quân Đội) Nhật Bản nhấn mạnh đây là đợt diễn tập trao đổi thông tin lần thứ 6 giữa ba nước, liên quan đến việc phát hiện các tên lửa đạn đạo, trong bối cảnh căng thẳng với Bắc Triều Tiên.
Theo Reuters, bản thông cáo tuy nhiên không cho biết liệu hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tại Hàn Quốc có được sử dụng trong đợt diễn tập lần này hay không. Hệ thống THAAD, với giàn radar rất mạnh được đặt ngay sát biên giới với Bắc Triều Tiên, đã khiến Trung Quốc bất bình.
Tên lửa của Bình Nhưỡng đã nhiều lần bay qua lãnh thổ Nhật Bản trong các vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo, bất chấp lệnh trừng phạt của quốc tế, trong đó vụ bắn thử gần đây nhất diễn ra ngày 29/11.
Cùng ngày 10/12, Hàn Quốc thông báo bổ sung các biện pháp trừng phạt nhắm vào 20 tổ chức và khoảng 10 cá nhân Bắc Triều Tiên. Seoul cấm mọi quan hệ tài chính với những đối tượng bị trừng phạt.
Theo thông cáo của bộ Tài Chính Hàn Quốc, « các biện pháp đơn phương này sẽ ngăn chặn, không cho những nguồn tài chính bất hợp pháp đến được Bắc Triều Tiên và giúp tăng cường các biện pháp trừng phạt của cộng đồng quốc tế đối với quốc gia này ».
Tuy nhiên, quyết định trên chỉ mang tính tượng trưng, vì mọi hoạt động thương mại và tài chính đã bị cấm giữa hai miền Triều Tiên từ tháng 05/2010 sau vụ đánh chìm một tầu chiến của Hàn Quốc.
Cuộc chiến giữa các siêu cường thế giới
vẫn sẽ tiếp diễn tại Syria
Abu Kamal, Syria. (Reuters)- Theo nhà phân tích chính trị Syria, ông Hmaidi Alabdullah, cuộc chiến giữa các siêu cường thế giới tại Syria sẽ còn tiếp tục, mặc dù phiến quân Nhà nước Hồi Giáo đã bị đẩy lùi khỏi lãnh thổ quốc gia đổ nát vì nội chiến.
Ông Alabdullah cho rằng 2017 là năm đánh dấu sự chiến bại của phiến quân Nhà nước Hồi Giáo tại Syria. Hôm thứ Năm, quân đội Nga loan báo rằng các binh sĩ Syria được Nga yểm trợ đã đánh bại và tiêu diệt hoàn toàn lực lượng khủng bố, và lãnh thổ Syria đã được giải thoát khỏi sự thống trị của tổ chức thánh chiến cực đoan. Nguồn tin này cũng nói rằng, phiến quân ISIS tháng 3 chiếm được 40% tổng diện tích lãnh thổ Iraq, tương đương khoảng 80,000 cây số vuông nhưng tính đến đầu tháng 12 này chỉ còn 6%, sau khi mất các thành phố lớn như Deir al-Zour, Raqqa, Abu Kamal. ISIS bị mất hầu hết vùng đất nằm dọc theo con sông Euphrates và chỉ còn lại các khu vực sa mạc.
Vẫn theo Alabdullah, việc giải quyết cuộc khủng hoảng Syria sẽ tiếp tục tùy thuộc vào tiến trình chính trị. Alabdullah tin rằng cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Nga, công khai lẫn bí mật vẫn còn tiếp tục. Hôm Thứ Năm, quân đội Hoa Kỳ xác nhận rằng binh sĩ của họ tại Syria hiện còn khoảng 2,000 người, nhiều gấp 4 lần con số được công bố trước đó. Các viên chức quân sự Hoa Kỳ cũng đồng thời nói rằng họ sẽ tiếp tục hiện diện tại Syria cho đến khi họ chắc chắn rằng phiến quân Nhà nước Hồi Giáo không còn khả năng thiết lập các căn cứ trú đóng an toàn để mở lại các cuộc tấn công. Hoa Kỳ sẽ không để Nga đóng vai trò quan trọng trong mọi vấn đề liên quan đến Syria.
Cũng liên quan đến Syria, hôm nay 10 tháng 12 đoàn đại diện của chính phủ Syria đã trở lại Geneva để tiếp tục tham dự các cuộc đàm phán do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, cùng với đặc sứ Staffan de Mistura, sau hơn một tuần lễ vắng mặt. Bashar al-Ja’afari, đại sứ Syria tại Liên Hiệp Quốc và là trưởng đoàn thương thuyết của Syria, đàm phán tìm kiếm một giải pháp chính trị để kết thúc cuộc nội chiến kéo dài suốt 7 năm qua, đã từ Beirut trở lại Thuỵ Sĩ. Ngày 28 tháng 11, De Mistura đã triệu tập phiên họp thứ 8 của cuộc đàm phán gián tiếp với chính phủ và đoàn đại diện của phe đối lập thống nhất mới được thành lập, chú trọng vào việc cải cách hiến pháp và tổ chức bầu cử. Ông Ja’afari đến muộn một ngày và rời khỏi bàn thương lượng hai ngày sau đó, nói rằng phe đối lập đã bít đường chặn lối cuộc thương thuyết khi cho rằng tổng thống Bashar al-Assad sẽ không đóng bất kỳ vai trò nào trong cuộc chuyển giao chính trị tại Syria. (Song Châu)
http://www.sbtn.tv/cuoc-chien-giua-cac-sieu-cuong-the-gioi-van-se-tiep-dien-tai-syria/
Cựu cố vấn an ninh Hoa Kỳ: quyết định công nhận Jerusalem
có mục tiêu chính trị, không phải là ngoại giao
Theo Jake Sullivan, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, quyết định của tổng thống Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel sẽ cản trở tiến trình hoà bình tại Trung Đông.
Jake Sullivan cũng đồng thời là thành viên cao cấp của Tổ chức Quốc Tế Carnegie Endowment Vận Động Hoà Bình nhận định trong cuộc phỏng vấn hôm Thứ Sáu tại Bắc Kinh, rằng việc ông Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel vì lợi ích chính trị, chứ không nhằm thúc đẩy tiến trình hoà bình. Quyết định này không phải là quyết định ngoại giao, và rất khó biện minh cho quyết định này.
Sullivan cũng tin rằng Jared Kushner, con rể của ông Trump từng quảng bá cho thoả ước hoà bình ký kết giữa người Israel và người Palestine cũng ủng hộ quyết định trên. Sullivan tỏ ý ngạc nhiên việc ông Kushner ủng hộ quyết định của bố vợ Trump, trong khi chính ông Kushner chính thức đảm nhận vai trò thúc đẩy tiến trình ký kết thoả ước hoà bình giữa người Israel và Palestine. (Song Châu)