Tin khắp nơi – 06/12/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 06/12/2017

Bầu cử Nga: Putin lại tranh cử tổng thống

Vladimir Putin cho biết ông sẽ theo đuổi một nhiệm kì nữa ở vị trí tổng thống Nga trong cuộc bầu cử năm sau.

Ông tuyên bố trong một bài phát biểu với các công nhân tại một nhà máy sản xuất ô tô ở thành phố Nizhny Novgorod bên sông Volga.

“Tôi sẽ ứng cử vào vị trí tổng thống Liên bang Nga,” ông nói.

Ông Putin đã cầm quyền từ năm 2000, ở các vị trí tổng thống và thủ tướng. Nếu ông chiến thắng tại cuộc bầu cử tháng 3 tới, ông sẽ tại vị tới năm 2024.

Phóng viên truyền hình Nga Ksenia Sobchak đã cho biết cô cũng sẽ tranh cử vị trí này.

Nhưng các cuộc thăm dò ý kiến cho rằng ông Putin sẽ dễ dàng chiến thắng.

Sao showbiz Nga ‘ra tranh cử tổng thống’

Lãnh đạo đối lập Nga bị tạm giữ

Lãnh đạo đối lập chính của Nga, Alexei Navalny, đã bị cấm tranh cử do ông bị kết án tham nhũng – một tội danh mà ông này cho là do ảnh hưởng từ chính trị.

Ông Putin rất được ưa chuộng tại Nga. Người dân coi ông là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ đã giúp khôi phục vị thế của Nga trên toàn cầu với sự can thiệp quân sự dứt khoát vào cuộc nội chiến tại Syria và sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine.

Nhưng những người chỉ trích lại cáo buộc ông thúc đẩy các hoạt động tham nhũng và sáp nhập bán đảo Crimea một cách trái phép, dẫn đến sự lên án của quốc tế.

Vladimir Putin: Từ điệp viên đến tổng thống

Sinh ngày 7/10/1952 tại Leningrad (giờ là St. Petersburg)

Học luật và gia nhập cơ quan mật vụ KGB ngay sau khi tốt nghiệp.

Là điệp viên tình báo tại quốc gia cộng sản Đông Đức – một số người đồng chí cùng thời với ông Putin, các cựu thành viên KGB sau này cũng giữ những vị trí chủ chốt của nhà nước.

Những năm 1990 – là sỹ quan thân cận với thị trưởng St. Petersburg, Anatoly Sobchak, người trước đó dạy luật cho ông.

Làm việc tại Kremlin dưới thời tổng thống Boris Yeltsin năm 1997, được bổ nhiệm làm Trưởng ban An ninh Liên bang (FSB – nối ngôi của KGB), sau đó là thủ tướng.

Giao thừa năm 1999 – Yeltsin từ chức và bổ nhiệm ông làm quyền tổng thống.

Dễ dàng chiến thắng cuộc tranh cử tổng thống tháng 3/2000.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-42257876

 

Hàng không Nhật và Hàn ‘cũng thấy tên lửa’

Sau Cathay Pacific, hai hãng hàng không khác nói phi hành đoàn của họ nhìn thấy ‘tên lửa Bắc Hàn’, gây ra quan ngại hàng không.

Một phi cơ hành khách của Korean Air bay từ Incheon đi San Francisco đã báo cho cơ quan không lưu tại Nhật Bản rằng phi hành đoàn của họ nhìn thấy “ánh sáng loé lên” mà họ tin rằng đó là trái hỏa tiễn của Bắc Hàn.

Tổ bay Cathay Pacific ‘thấy tên lửa Bắc Hàn’

Thaad làm được gì trước Bắc Hàn và TQ?

Bộ đội Bắc Hàn vượt tuyến có giun 27cm

Tin này được phát ngôn viên của Korean Air xác nhận với hãng tin AFP.

Người phát ngôn này cho hay chỉ vài phút sau đó, một phi cơ khác cùng hãng nhưng trong đường bay Los Angeles-Incheon gửi báo cáo tương tự.

Theo các báo Hàn Quốc thì một quan chức giao thông không nêu tên của nước này nói đường bay của hai phi cơ Korean Air cách nơi trái hỏa tiễn Bắc Hàn rơi xuống khoảng 220 km.

Ông này cho hay, trong đêm đen, trên bầu trời người ta có thể nhìn thấy ánh sáng từ tên lửa ở khoảng cách xa như vậy.

Bản quyền hình ảnh STR Image caption Lãnh đạo Bắc Hàn nhìn tên lửa

Những gì người ta nhìn thấy là một khối cầu lửa rơi từ không trung bắn vào phía Trái Đất.

Cơ quan không lưu Nhật Bản ghi nhận bốn báo cáo như vậy.

Tăng độ nóng khi vào khí quyển

Tổ lái của một phi cơ hành khách thuộc Japan Airlines trên tuyến đường Tokyo đi London, “đã thấy một quầng cháy sáng rơi xuống” phía Biển Nhật Bản.

Tin đầu tiên về “tên lửa Bắc Hàn” nhìn thấy từ máy bay hành khách đến từ hãng Hong Kong Cathay Pacific hôm 04/12, trên tuyến San Francisco đi Hong Kong.

Bản quyền hình ảnh LEE JIN-MAN Image caption Korean Air báo hai lần nhìn thấy ‘hỏa tiễn Bắc Hàn’

Giới chuyên gia nói những gì phi hành đoàn của Korean Air nhìn thấy gần một giờ sau khi tên lửa Hwasong-15 được bắn đi từ Bắc Hàn đúng với thời điểm đầu đạn bay vào trở lại bầu khí quyển, và tác động ma sát đã gây ra quầng cháy sáng.

Hành trình của một quả tên lửa đạn đạo như mô tả trong vụ việc kéo dài chừng 53-54 phút.

Kim Jong-un ‘chưa quyết’ vụ tấn công Guam

Bình Nhưỡng từng bắn hạ máy bay Mỹ thời Nixon

Kim Jong-un ‘chưa quyết’ vụ tấn công Guam

Bắc Hàn: Ai dám cưỡi lên lưng Kim Jong-un?

Kể từ 2014 Bình Nhưỡng thôi không thông báo về các vụ bắn thử hỏa tiễn cho cơ quan giám sát quốc tế.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-42253123

 

Anh không hề ‘đánh giá tác động’ Brexit?

Bộ trưởng David Davis thừa nhận trước Quốc hội rằng chính phủ Anh không làm bản đánh giá tác động của Brexit với tổng thể nền kinh tế.

Ông Davis, bộ trưởng chuyên trách về quá trình Anh rời EU, xác nhận không có một “bản đánh giá có tính hệ thống” về chuyện các ngành kinh tế chính của Anh bị ảnh hưởng bởi Brexit thế nào.

Phong cách Anh trong những quán ăn ‘đặc Anh’

Người Anh nói tiếng Anh khó hiểu nhất?

Nữ hoàng Anh: ‘Tâm trạng u ám’

Kinh tế Anh sẽ giảm tốc

Trả lời Ủy ban Quốc hội chuyên về Brexit, ông nói chính phủ đúng là có một bản phân tích các ngành công nghiệp riêng lẻ, chứ không phải “dự báo tổng thể” cho toàn bộ kinh tế Anh về tác động của Brexit.

Bản quyền hình ảnh Vladimir Zakharov/Getty Images Image caption London thời hậu Brexit đã xuống nhiều bậc trong chỉ số xếp hạng các nơi có chi phí sinh hoạt đắt đỏ

Ông cũng nói thêm rằng đã “có một kế hoạch khẩn cấp lớn” để chuẩn bị cho các phương án Brexit.

Chủ tịch Ủy ban Brexit, ông Hilary Benn (đảng Lao Động) hỏi vậy thì chính phủ có bản đánh giá cụ thể xem các ngành như xe hơi, công nghệ không gian, tài chính…chịu ảnh hưởng của việc Anh ra khỏi EU thế nào hay không.

Ông Davis đáp lời: “Câu trả lời là không có cho tất cả các ngành đó.”

Văn bản sửa vội và đàm phán đổ vỡ

Cuộc đàm phán tại Brussels của Thủ tướng Theresa May với lãnh đạo EU hôm đầu tuần đã tan vỡ sau khi văn bản được tiết lộ nói Anh có ý muốn để Bắc Ireland “có các quy định tương thích” với luật của EU, nhằm tránh việc phải đặt lại các trạm kiểm soát biên giới với Cộng hòa Ireland ở phía Nam hòn đảo.

Ngược lại, cũng không rõ việc để Bắc Ireland nằm ngoài thị trường chung EU nhưng vẫn không có cột biên giới với CH Ireland sẽ diễn ra kiểu gì.

Đảng DUP ở Bắc Ireland ngay lập tức họp báo công bố lời phản đối của họ với ý tưởng để Bắc Ireland ‘tương thích’ với EU, gây ra khủng hoảng nặng trong liên minh cầm quyền với đảng Bảo Thủ.

Câu trả lời là không có cho tất cả các ngành đóDavid Davis

Bà May đã phải quay lại London gấp để nói chuyện với đảng DUP.

Nhưng sang đến thứ Tư, bà Arlene Foster, lãnh đạo DUP đã từ chối bay từ Belfast sang London nói chuyện với chính phủ trung ương, mà chỉ cử người phó đi thay.

Bà Arlene Foster cũng nói văn bản của chính phủ Anh chỉ được gửi cho bà vào phút cuối cùng, ngay trước khi bà May bước vào bữa trưa với Chủ tịch Ủy hội châu Âu Jean-Claude Juncker hôm thứ Hai ở Brussels.

Meghan sẽ thành công dân Anh thế nào?

Công chúa Hollywood sẽ nhận họ gì?

Dân Việt trả bao nhiêu để vào lậu nước Anh?

Điều này đặt đảng DUP vào “vị thế hết sức khó khăn” vì họ giữ quan điểm là Bắc Ireland không thể nào có quy chế riêng, khác với các vùng còn lại của Liên hiệp Vương quốc Anh.

Mặt khác, kế hoạch của chính phủ Anh về “quy định tương thích” cho riêng Bắc Ireland với EU sau Brexit tạo ra yêu sách của các vùng khác.

Theo báo The Guardian, việc đổi vào phút chót câu “quy định tương thích” để bà May ký với lãnh đạo EU đã để lại trong văn bản nguyên cả lỗi ngữ pháp, cho thấy sự vội vã của chính phủ Anh.

Bản quyền hình ảnh PAUL FAITH Image caption Hiện không rõ việc để Bắc Ireland nằm ngoài thị trường chung EU nhưng vẫn không có cột biên giới với CH Ireland sẽ diễn ra kiểu gì

Lãnh đạo Scotland và Wales nay nói nếu Bắc Ireland được hưởng quy chế riêng thì họ cũng muốn được như vậy.

Ngoài ra, thị trưởng London, Sadiq Khan cũng đòi để London “có quy chế riêng” với EU để bảo vệ thị trường chứng khoán ở thủ đô Anh.

Ngắn gọn nhất thì lãnh đạo Scotland và London muốn ở lại trong thị trường chung châu Âu, điều chính phủ Anh nói là “không thể xảy ra”.

Nhiều nhà quan sát cho rằng chính phủ của bà May đang phải giằng co với nhiều quyền lợi khác nhau quá, nên khó thống nhất được quan điểm cho cả nước về Brexit.

Một số nhân vật tại EU nói họ lo ngại chính phủ May nay quá yếu để hoàn tất đàm phán Brexit.

Trả lời Hạ viện Anh trưa 06/12, bà May vẫn xác nhận Anh Quốc sẽ “rời EU vào tháng 3/2019” và ra khỏi liên minh thuế quan cùng thị trường chung EU.

http://www.bbc.com/vietnamese/business-42253122

 

Hàn Quốc vẫn muốn Nga dự Pyeongchang 2018

Quan chức thể thao Hàn Quốc vẫn muốn Nga tham gia Thế vận hội Mùa đông Pyeongchang 2018.

Bắc Hàn bác đề nghị Olympic của Nam Hàn

1000 vận động viên Nga ‘dính doping’

Thể thao: Phân biệt nam nữ trong thu nhập

Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) vừa cấm nước Nga tham dự Pyeongchang 2018 vì án dùng chất cấm (doping).

Ông Lee Hee-beom, Chủ tịch Ban Tổ chức Thế vận hội Pyeongchang nói với báo chí Hàn Quốc hôm thứ Ba rằng họ sẽ yêu cầu IOC xem xét lại.

Trả lời phỏng vấn đài CBS ở Hàn Quốc, ông Lee nói Hàn Quốc “muốn có mặt đông đủ các nước, các vận động viên” trong kỳ Thế vận hội Mùa đông năm sau ở nước họ.

Ông nói Hàn Quốc không ngờ rằng IOC ra quyết định “đi quá xa như vậy”.

Sẽ tẩy chay?

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Quyết định về Nga của IOC dựa trên cuộc điều tra cáo buộc Nga dùng doping tại Thế vận hội 2014 do Nga tổ chức ở Sochi

Trong ngày 6/12/2017, lãnh đạo Nga, có thể là chính Tổng thống Vladimir Putin, sẽ lên tiếng về vụ việc Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) ra quyết định cấm Nga thi đấu tại Thế vận hội Mùa đông 2018 tại Pyeongchang.

Những vận động viên Nga chứng minh trong sạch sẽ được phép thi đấu trong tư cách trung lập, dưới cờ Olympics.

Các vận động viên này có thể thi đấu đơn hoặc theo nhóm trong đồng phục Olympics. Quốc ca Nga cũng sẽ được thay thế bằng bài hát chính thức của Thế vận hội tại bất kì nghi lễ nào liên quan.

Nhưng hiện tại Nga cũng có những tiếng nói yêu cầu nước Nga tẩy chay luôn kỳ Thế vận hội Mùa đông 2018 tại Pyeongchang.

Quyết định về Nga của IOC dựa trên cuộc điều tra cáo buộc Nga dùng doping tại Thế vận hội 2014 do Nga tổ chức ở Sochi.

IOC cũng cấm vĩnh viễn phó thủ tướng Nga Vitaly Mutko, từng là bộ trưởng thể thao.

Ông này đang dẫn dắt việc tổ chức World Cup 2018 tại Nga.

IOC nói Mutko, khi còn là bộ trưởng thể thao, phải chịu trách nhiệm cho các hành vi vi phạm khi đó.

Trước thông tin này, Fifa nói quyết định của IOC sẽ “không ảnh hưởng” đến sự chuẩn bị cho World Cup của Nga.

http://www.bbc.com/vietnamese/sport-42250490

 

Trump sắp công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đơn phương công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, giới chức cao cấp nói.

Hoa Kỳ muốn chuyển Đại sứ quán tới Jerusalem

Tuy nhiên, họ cho biết ông Trump sẽ không chuyển ngay đại sứ quán Hoa Kỳ từ Tel Aviv đến Jerusalem.

Tin được loan báo trước bài phát biểu dự kiến ​​của ông Trump hôm 6/12.

Jordan cảnh báo Mỹ về quyết định với Jerusalem

Kẻ tấn công ở Jerusalem ‘ủng hộ IS’

Trump ký ‘thỏa thuận tỷ đô’ với Saudi Arabia

Chính trị Palestine: Ai sẽ thay thế Mahmoud Abbas?

Các nhà lãnh đạo Ảrập trước đó đã cảnh báo về việc dời Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Israel tới Jerusalem, và một lãnh đạo trong số này xem đây là “hành động khiêu khích rõ ràng với người Hồi giáo”.

Israel luôn coi Jerusalem là thủ đô của nước họ, trong khi người Palestine tuyên bố Đông Jerusalem là thủ đô của nhà nước Palestine tương lai.

Bản quyền hình ảnh Reuters Image caption Israel xem Jerusalem là thủ đô không thể chia tách, trong lúc người Palestine tuyên bố Đông Jerusalem là thủ đô của quốc gia trong tương lai

Với việc công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, Hoa Kỳ trở thành quốc gia đầu tiên làm như vậy từ khi quốc gia Israel hiện đại được tuyên bố thành lập năm 1948.

Giới chức chính quyền Trump nói rằng việc công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel được xem là “sự công nhận thực tế” của tổng thống.

Israel chỉ trích nghị quyết của LHQ

Netanyahu lên án diễn văn của Kerry

Tuy nhiên, các ranh giới cụ thể của thủ đô này sẽ vẫn phải tuân theo thỏa thuận cuối cùng, giới chức cho hay. Tình trạng của các đền thờ sẽ không bị ảnh hưởng.

Ông Trump cũng sẽ chỉ đạo Bộ ngoại giao Hoa Kỳ bắt đầu quá trình dời sứ quán Hoa Kỳ tới Jerusalem – nhưng việc này có thể mất vài năm.

Ông từng cam kết tiến hành động thái này trước các cử tri ủng hộ Israel trong chiến dịch tranh cử.

Giới chức Mỹ nói thêm rằng tổng thống sẽ ký lệnh miễn trừ để ngăn việc chuyển Đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv đến Jerusalem cho đến khi tòa nhà mới hoàn tất.

Trước khi thông báo chính thức, ông Trump đã điện đàm với một số nhà lãnh đạo trong khu vực để nói về dự định chuyển sứ quán Hoa Kỳ.

Những phụ nữ đeo mặt nạ bí ẩn ở Trung Đông

Cuộc chiến sáu ngày làm thay đổi Trung Đông

Thế giới phản ứng thế nào?

Vua Salman bin Abdulaziz al-Saud của Ảrập Saudi nói với ông Trump rằng việc Mỹ chuyển đại sứ quán hoặc công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel “sẽ là hành vi khiêu khích rõ ràng đối với người Hồi giáo trên khắp thế giới”.

Nhà Trắng cho biết tổng thống đã nói chuyện với các nhà lãnh đạo Trung Đông, trong đó có Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hôm 5/12.

Phản ứng của một số lãnh đạo:

Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas cảnh báo “về những hậu quả nguy hiểm đến tiến trình hòa bình, an ninh và ổn định khu vực và thế giới”

Vua Abdullah của Jordan nói rằng quyết định này sẽ “làm suy yếu nỗ lực nối lại tiến trình hòa bình” và khiêu khích người Hồi giáo. Jordan giữ vai trò canh giữ khu đền thờ Hồi giáo ở Jerusalem

Tổng thống Ai Cập Abdul Fattah al-Sisi kêu gọi ông Trump “không làm phức tạp tình hình trong khu vực”

http://www.bbc.com/vietnamese/world-42247748

 

Ngôi sao nhạc rock Pháp Johnny Hallyday qua đời

Bản quyền hình ảnh Reuters Image caption Ca sĩ Celine Dion viết trên Twitter gọi Hallyday là “huyền thoại của giới giải trí”

Johnny Hallyday, ngôi sao nhạc rock nổi tiếng nhất nước Pháp qua đời ở tuổi 74 vì ung thư phổi, vợ ông cho hay.

Danh ca tên thật là Jean-Philippe Smet – đã bán được khoảng 100 triệu đĩa và đóng vai chính trong một số bộ phim.

Ông được Tổng thống Jacques Chirac trao tặng Huy Chương Hiệp Sĩ Bắc Đẩu Bội Tinh vào năm 1997.

Danh ca Leonard Cohen qua đời

Sao showbiz Nga ‘ra tranh cử tổng thống’

Hàn Quốc: Nam diễn viên Kim Joo Hyuk qua đời

Giận dữ khi Kevin Spacey công khai đồng tính

Thành Long ‘luyện kung-fu cho tê tê’

Tuy nhiên, bên ngoài khu vực Pháp ngữ, Hallyday gần như ít được biết đến.

Thông cáo của vợ ông Laeticia viết: “Johnny Hallyday đã rời xa chúng ta”, AFP đưa tin.

“Tôi viết những lời này mà không tin nhưng đó là sự thật, người đàn ông của tôi không còn nữa.”

“Ông sống một đời trọng nhân cách”, bà nói.

Angelina Jolie ‘được thức tỉnh nhờ Campuchia’

Hàn Quốc: Nam diễn viên Kim Joo Hyuk qua đời

‘Công chúa Leia’ của Star Wars qua đời

Cựu phu nhân Nguyễn Cao Kỳ qua đời

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói: “Có một chút Johnny trong lòng tất cả chúng ta”.

Ông Macron nói: “Nhạc của ông đã in dấu trong lòng người Pháp qua nhiều thế hệ. Ông ấy luôn cuốn hút mọi người trong các buổi diễn dù là ở nhà hát lớn hay ở những nơi nhỏ”.

Ca sĩ Celine Dion viết trên Twitter gọi ông là “huyền thoại của giới giải trí”.

Chịu ảnh hưởng của ông vua nhạc rock and roll Elvis Presley, Hallyday không chọn cách hát truyền thống của Pháp hồi thập niên 1950 mà bắt đầu hát rock and roll bằng tiếng Pháp.

Dù thành công ở quê nhà, Hallyday không gặt hái được thành công tại thị trường Mỹ hay bất kỳ thị trường nói tiếng Anh nào.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-42247749

 

Cựu lãnh đạo đối lập Campuchia có thể bị kiện tội phản quốc

Thủ tướng Campuchia Hun Sen vào ngày 6/12 lên tiếng cáo buộc cựu lãnh đạo đảng đối lập ông Sam Rainsy tội phản quốc.

Trước đó một ngày, vào hôm 5/12, ông Sam Rainsy đã đăng tải một đoạn video lên Facebook kêu gọi binh lính Campuchia không nên tuân lệnh chính phủ giết hại dân thường.

Ông Rainsy nói với những người ủng hộ ông ở Paris, Pháp rằng trên thế giới các lực lượng vũ trang không được nghe lời những kẻ độc tài để giết hại người dân. Ông nói rằng ông Hun Sen không phải là bất tử và mọi người không được bảo vệ ông ấy.

Đáp lại lời kêu gọi của ông Sam Rainsy, Thủ tướng Campuchia cho biết quân đội sẽ kiện ông Rainsy vì tội phản quốc vì đã kích động binh lính không tuân lệnh.

Ông Sam Rainsy hiện đang sống lưu vong tại Pháp để tránh bản án 2 năm tù với cáo buộc tội phỉ báng Phó Thủ tướng Hor Namhong. Ngày 15/11 vừa qua ông tuyên bố sẽ trở lại chính trường Campuchia.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/cambodias-sam-rainsy-to-be-sued-over-treasonous-call-to-soldiers-12062017085905.html

 

Kinh tế “Phi thị trường”

Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA

Hôm Thứ Năm 30 Tháng 11, Hoa Kỳ công bố quyết định đã đệ nạp Tổ chức Thương mại Thế giới hai tuần trước là không chấp nhận cho Trung Quốc được hưởng quy chế kinh tế thị trường. Lập tức Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh phàn nàn về quyết định ấy, gọi đó là sáng kiến của vài nước trong thời Chiến Tranh Lạnh chứ không nằm trong quy định của tổ chức WTO. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về hồ sơ này.

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, việc Hoa Kỳ không chấp nhận cho Trung Quốc được hưởng quy chế kinh tế thị trường có ý nghĩa là gì và sẽ có hậu quả ra sao mà Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh lại phản đối và còn nhắc đến chuyện Chiến Tranh Lạnh?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Thật ra không chỉ có Hoa Kỳ mà Liên hiệp Âu châu và Nhật Bản cũng có cùng quan điểm như vậy.

– Về bối cảnh gần thì chuyện này xuất phát từ một khiếu nại của Liên Âu hồi Tháng Ba sau khi Trung Quốc viện dẫn Hiến ước Gia nhập Tổ chức WTO từ 15 năm trước, rằng sau 15 năm giao thời, họ phải được hưởng quy chế kinh tế thị trường và không bị điều tra về tội trợ giá hàng xuất khẩu. Lần này, với tư cách là thành phần thứ ba trong vụ kiện tụng giữa Trung Quốc và Liên Âu, Hoa Kỳ chính thức nêu quan điểm và đứng cùng phe Âu Châu và Nhật Bản. Về bối cảnh xa thì khi gia nhập Tổ chức WTO từ ngày 11 Tháng 12 năm 2001, Trung Quốc viện dẫn hoàn cảnh của mình mà xin được 15 năm chuyển tiếp. Kỳ hạn đó đã chấm dứt từ Tháng 12 năm ngoái và Bắc Kinh cho rằng ngày nay, họ đương nhiên có nền kinh tế thị trường chứ không thể bị một số thành viên khác của WTO bác khước. Nhưng thật ra họ suy diễn sai những quy định ban đầu vì vậy, ba khối kinh tế Âu-Mỹ-Nhật mới có chung một lập trường. Việt Nam nên theo dõi chuyện ấy vì khi gia nhập WTO cũng xin một thời gian chuyển tiếp là 18 năm và coi là có lợi hơn Trung Quốc, kỳ hạn đó sẽ kết thúc ngày 11 Tháng Giêng năm 2025.

Nguyên Lam: Chuyện này hơi rắc rối nên Nguyên Lam xin đề nghị ông trình bày cho chi tiết.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Truyền thông không nắm vững vấn đề và vì ghét Mỹ hoặc phục Tầu cứ ca tụng Trung Quốc nay là vô địch về kinh tế thị trường và chủ trương toàn cầu hóa trong khi lãnh đạo xứ này vẫn tiếp tục can thiệp vào kinh tế và chưa có quy chế kinh tế trị trường.

– Đầu đuôi câu chuyện là khi xin gia nhập WTO vào năm 2001, Bắc Kinh yêu cầu có 15 năm cải cách để tiến tới trình độ ấy mà thật ra chẳng làm gì nên từ Tháng Năm năm ngoái, họ bị Nghị Viện Âu Châu biểu quyết với 546 phiếu từ chối công nhận với là đã có kinh tế thị trường và còn nộp đơn khiếu nại Bắc Kinh phá giá 56 mặt hàng xuất khẩu nên gây thiệt hại cho kinh tế và công nhân Âu Châu. Họ nêu năm lý do cụ thể và bây giờ Hoa Kỳ ủng hộ lập trường đó nên Bắc Kinh mới kêu trời.

Nguyên Lam: Thưa ông năm lý do đó là gì?

Thứ nhất, Nhà nước Trung Quốc còn trực tiếp can thiệp vào hoạt động của nền kinh tế. Thứ hai là khả năng sản xuất dư thừa này xuất phát từ chính sách trợ giá, không phản ảnh quy luật cung cầu của một nền kinh tế thị trường.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Khi xin gia nhập thì Bắc Kinh phải chấp hành nhiều điều kiện cải cách mà nay vẫn chưa có. Thứ nhất Nhà nước Trung Quốc còn trực tiếp can thiệp vào hoạt động của nền kinh tế. Thứ hai là khả năng sản xuất thừa quá lớn của Trung Quốc, như trong khu vực luyện kim rồi bán quá rẻ ra ngoài. Thứ ba là việc sản xuất dư thừa này xuất phát từ chính sách trợ giá, không phản ảnh quy luật cung cầu của một nền kinh tế thị trường. Thứ tư Bắc Kinh không để thị trường phân phối phương tiện sản xuất một cách công bằng và tự do mà mặc nhiên yểm trợ các tập đoàn kinh tế nhà nước với tín dụng ưu đãi, khi tư doanh phải vay với giá cao hơn. Thứ năm, tương tự Hoa Kỳ, Liên Âu đòi Trung Quốc phải tôn trọng các quyền sở hữu cơ bản và mở cửa thị trường theo nguyên tắc sòng phẳng chứ không được bảo vệ như hiện nay. Âu Châu nêu vấn đề từ khi ông Donald Trump còn đang tranh cử năm ngoái và chủ trương “Hoa Kỳ trên hết” chưa là quốc sách của nước Mỹ.

Nguyên Lam: Nhưng thưa ông, vì sao Bắc Kinh lại nhắc đến Chiến Tranh Lạnh khi phản đối quyết định của Hoa Kỳ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Họ chỉ chứng tỏ là bị điểm trúng huyệt! Hoa Kỳ là quốc gia phát huy kinh tế thị trường, tức là Nhà nước không can thiệp vào giao dịch của thị trường mà để quy luật cung cầu được tự do vận hành. Từ triết lý kinh tế chính trị đó, Hoa Kỳ mới chấp nhận «quy chế tối huệ quốc» – sau này được gọi là «quy chế thương mại bình thường» – cho các quốc gia áp dụng quy luật tự do của thị trường được dễ dàng buôn bán với Mỹ.

– Thời Chiến tranh lạnh, Đạo luật Thương mại của Hoa Kỳ năm 1974 đưa ra một số điều kiện đặc miễn cho các nước cộng sản theo kinh tế tập trung kế hoạch, tức là không theo kinh tế thị trường khi mua bán với Hoa Kỳ. Trong mục tiêu chính trị, các điều kiện miễn cách đặc biệt ấy cho các nền kinh tế không theo quy luật thị trường vẫn được dễ dàng bán hàng vào Mỹ mà không bị rào cản về thuế nhập nội hay hạn ngạch. Tuy nhiên, doanh nghiệp Mỹ có thể bị thiệt hại vì hàng nhập vào thị trường nội địa quá rẻ hay được trợ giá từ các nền kinh tế phi thị trường.

– Vì vậy Hoa Kỳ có thêm đạo luật cho phép các doanh nghiệp bị thiệt hại được quyền khiếu nại và có biện pháp trả đũa nếu chứng minh rằng họ bị cạnh tranh bất chính. Khi thương thuyết việc các nước gia nhập Tổ Chức WTO, Hoa Kỳ có chấp nhận cho một số quốc gia được duy trì chế độ kinh tế phi thị trường trong một thời khoảng nhất định. Nhưng trong thời khoảng ân hạn đó, các quốc gia này vẫn có thể bị doanh nghiệp Mỹ khiếu nại và đòi áp dụng biện pháp trả đũa nếu chứng minh là họ bị thiệt hại.

Nguyên Lam: Thưa ông, sau thời gian ân hạn đó, thí dụ như 15 năm cho Trung Quốc và 18 năm cho Việt Nam thì tình hình có gì thay đổi không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Quốc gia nào cũng muốn bán hàng vào thị trường tiêu thụ quá lớn của Hoa Kỳ mà quên rằng nước Mỹ cũng có một hệ thống luật pháp cực kỳ tinh vi và rắc rối! Các nước đòi lừa Mỹ bị mắc bẫy mà cứ tưởng khôn! Họ tưởng khôn khi yêu cầu thời gian chuyển tiếp để cải cách theo quy luật thị trường mà thật ra chẳng cải sửa gì vì Đảng và Nhà nước vẫn kiểm soát kinh tế để xây dựng chế độ Tư bản Nhà nước và tiếp tục thao túng thị trường.

– Nhưng họ mắc bẫy vì khoản 15 trong Hiến ước gia nhập Tổ chức WTO mà Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh vừa nhắc tới. Khoản 15 này quy định là trong thời gian đặc miễn, nếu doanh nghiệp của các thành viên khác mà bị thiệt hại vì cạnh tranh bất chính thì họ có quyền khiếu nại và yêu cầu Chính quyền ban hành biện pháp trả đũa. Khi chứng minh rằng họ bị thiệt hại thì các doanh nghiệp khỏi cần điều tra từng tiêu chuẩn rắc rối về hối đoái, lương bổng, việc trợ giá, v.v… mà chỉ áp dụng phép ứng trắc, là trắc nghiệm hiệu ứng, vào một nền kinh tế tương tự cũng đủ kết án. Và Trung Quốc hay thành viên vi phạm phải mất tiền chứng minh ngược lại, rằng họ không thao túng thị trường.

– Đã vậy, từ năm 2012, giới luật sư Mỹ về thương mại còn tìm ra cách suy diễn khoản 15 này: Sau thời gian đặc miễn, Hoa Kỳ và Liên Âu hay các thành viên khác mà bị thiệt hại vì cạnh tranh bất chính của chế độ kinh tế phi thị trường thì vẫn có thể kiện và đòi áp dụng biện pháp trả đũa. Khác biệt duy nhất là lần này thì họ phải gánh chịu việc chứng minh là có cạnh tranh bất chính. Trong vụ Trung Quốc bị Liên Âu và Hoa Kỳ khiếu nại vì chưa có nền kinh tế thị trường, người ta cứ nhắc đến Khoản 15 mà không chú ý đến cái bẫy ở trong. Với ông Donald Trump, các doanh nghiệp Mỹ mà bị thiệt hại và cần khiếu nại thì sẽ dễ được Chính quyền yểm trợ hơn.

Nguyên Lam: Ít ai ngờ câu chuyện kinh tế này lại ly kỳ và lý thú như vậy. Thưa ông, chúng ta có thể kết luận thế nào về vụ này?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Trung Quốc tưởng đã có kinh tế đủ mạnh để xây dựng một trật tự mới có thể lật đổ và thay thế trật tự Tây phương, từ kinh tế qua quân sự. Sự thật thì bên trong họ chưa giải quyết được bài toán quản lý kinh tế. Việc chuyển hướng hứa hẹn từ Hội nghị Ba của Ban Chấp Hành Trung Ương Khóa 18 vào cuối năm 2013 còn bị đẩy lui và sau Đại hội Khóa 19 vào tháng trước, chế độ còn can thiệp mạnh hơn vào kinh tế như chúng ta đã thấy. Bên ngoài thì họ chẳng tôn trọng những cam kết quốc tế, điển hình là Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển hoặc phán quyết của Tòa án Trọng tài Quốc tế vào năm ngoái. Cho nên, nếu họ có bị hệ thống luật lệ rất tinh vi của Hoa Kỳ đẩy vào chân tường với quy chế phi thị trường – thực chất là phi cầm phi thú và chẳng giống ai – thì đấy cũng là bài học.

– Chúng ta cũng chẳng nên quên là ngay sau khi gia nhập Tổ chức WTO vào ngày 11 Tháng 12 năm 2001, Trung Quốc đã hăm dọa sẽ kiện Nhật Bản về những hạn chế nhập khẩu loại nấm shintake mà ta hay gọi là nấm hương hoặc nấm đông cô. Bắc Kinh muốn lợi dụng cơ chế WTO để bành trướng ảnh hưởng kinh tế với các quốc gia đang phát triển, nhưng các nước công nghiệp hóa không dễ gì để cho họ lũng đoạn như vậy. Vì thế, những mâu thuẫn về mậu dịch sẽ chỉ tăng chứ khó giảm và với đà tăng trưởng đang giảm sút, Bắc Kinh càng cần xuất khẩu thì càng gặp phản ứng trả đũa của các nước khác, như Hoa Kỳ, Âu Châu, Nhật Bản và cả Ấn Độ.

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích kỳ này.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/non-market-economy-status-12052017115910.html

 

Đáp trả TT Trump,

Giáo hoàng kêu gọi tôn trọng “nguyên trạng” của Jerusalem

Chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra tuyên bố về Jerusalem, Giáo hoàng Phanxicô hôm 6/12 kêu gọi sự tôn trọng “nguyên trạng” cho thành phố này và cho rằng căng thẳng mới ở Trung Đông sẽ càng làm tăng thêm các cuộc xung đột trên thế giới.

Tổng thống Trump dự kiến sẽ tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel trong ngày 6/12 và bắt đầu di chuyển Đại sứ quán Mỹ tới thủ đô cổ đại này, theo lời các quan chức cấp cao của Mỹ. Quyết định này làm đảo ngược chính sách kéo dài hàng thập kỷ của Hoa Kỳ và gây nguy cơ gây làm bùng nổ thêm nữa bạo lực ở Trung Đông.

Trong một lời kêu gọi vào cuối buổi họp hàng tuần, Giáo hoàng Phanxicô kêu gọi tất cả mọi người tôn trọng các nghị quyết của Liên hợp quốc về thành phố được coi là thiêng liêng đối với người Do Thái, Kitô hữu và Hồi giáo.

Giáo hoàng nói: “Tôi thực hiện một lời kêu gọi chân thành để tất cả mọi người cam kết tôn trọng hiện trạng của thành phố, phù hợp với các nghị quyết đúng đắn của Liên hợp quốc.”

Vatican ủng hộ giải pháp hai nhà nước cho cuộc xung đột Palestine-Israel, với việc cả hai bên nhất trí về tình trạng của Jerusalem như là một phần của tiến trình hòa bình.

Người Palestine muốn Đông Jerusalem là thủ đô của nhà nước độc lập trong tương lai, trong khi Israel tuyên bố toàn bộ thành phố là thủ đô “thống nhất và vĩnh cửu”.

Giáo hoàng đã nói với hàng ngàn người trong buổi nói chuyện trước công chúng của ông: “Tôi không thể giữ im lặng trước sự lo lắng sâu sắc của tôi về tình hình trong mấy ngày qua.”

Giáo hoàng nói ông hy vọng “sự khôn ngoan và thận trọng sẽ chiếm ưu thế, để tránh tạo ra thêm các yếu tố căng thẳng mới cho tình hình chung của thế giới vốn đã bị bất ổn bởi nhiều cuộc xung đột tàn bạo”.

Trong năm 2012, Vatican đã kêu gọi “một quy chế đặc biệt được quốc tế bảo đảm” dành cho Jerusalem, nhằm “bảo vệ tự do tôn giáo và lương tâm, bản sắc và tính linh thiêng của Jerusalem như một thành phố Thánh, (và) tôn trọng và tự do, tiếp cận vào các địa điểm thánh của thành phố. “

Trước khi đưa ra bình luận trước công chúng, Giáo hoàng Phanxicô đã gặp riêng với một nhóm người Palestine tham gia vào cuộc đối thoại liên tôn với Vatican.

Giáo hoàng nói “Đất Thánh là dành cho chúng ta những người Kitô hữu, vùng đất tuyệt vời của cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và nhân loại.” Ông cũng nói về cuộc đối thoại giữa các tôn giáo “và trong xã hội dân sự”.

“Điều kiện tiên quyết của cuộc đối thoại đó là tôn trọng lẫn nhau và cam kết tăng cường sự tôn trọng đó, nhằm mục đích công nhận quyền của mọi người, bất kể họ ở đâu,” Giáo hoàng nói với nhóm người Palestine.

Hôm 5/12, Giáo hoàng đã có cuộc nói chuyện qua điện thoại với Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas về cuộc khủng hoảng này.

Vatican và Israel thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ vào năm 1994. Giáo hoàng Phanxicô, cựu Giáo hoàng Benedict và Giáo hoàng John Paul II đã tới thăm lãnh thổ của Israel và Palestine.

Khi Giáo hoàng Phanxicô viếng thăm Thánh Địa này vào năm 2014, ông bay có chuyến bay trực tiếp bằng máy bay trực thăng từ Jordan tới cái mà tòa thánh Vatican gọi là “Nhà nước Palestine” và cuối cùng là tới thăm Israel.

Điều này làm người Do thái lo ngại vì trước đó người tiền nhiệm của Giáo hoàng đã luôn tới thăm Israel trước tiên và từ đó đi thăm các lãnh thổ khác.

Tòa thánh Vatican đã ký hiệp định đầu tiên với “Nhà nước Palestine” vào năm sau đó.

https://www.voatiengviet.com/a/dap-tra-tt-trump-giao-hoang-keu-goi-ton-trong-nguyen-trang-cua-jerusalem/4151809.html

 

Quyết định của TT Trump

công nhận Jerusalem vấp phản ứng quốc tế

Việc Tổng thống Donald Trump chuẩn bị loan báo Hoa Kỳ thừa nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và dời đại sứ quán Mỹ tới thành phố này, đã vấp phải nhiều phản ứng của quốc tế. Đức Giáo hoàng Phan-xi-cô bày tỏ “quan ngại sâu sắc” trong khi Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức một buổi họp của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) để phối hợp cách đáp ứng.

Thủ Tướng Israel Benjamin Netanyahu không hề đề cập tới vấn đề này khi ông xuất hiện trước công chúng hôm nay, thứ Tư 6/12.

Ngoại Trưởng Anh Boris Johnson nói nước ông không có kế hoạch dời đại sứ quán ra khỏi Tel Aviv.

Ông Johnson nói:

“Chúng tôi coi những tin tức đã nghe được là đáng quan ngại, bởi vì chúng tôi tin rằng Jerusalem đương nhiên phải là một phần trong một giải pháp chung cuộc giữa người Israel và người Palestine – một giải pháp được thương lượng, là điều mà chúng tôi muốn chứng kiến.”

Các nước Ả rập và các nước Hồi giáo trước đó đã cảnh báo rằng bất cứ quyết định nào để dời đại sứ quán Mỹ cũng sẽ làm bùng nổ căng thẳng trong khu vực, và phá vỡ các nỗ lực bấy lâu nay của Hoa Kỳ nhằm đạt được một thỏa thuận hòa bình giữa thế giới Ả rập với Israel.

Toà Bạch Ốc nói Tổng thống Trump chỉ thừa nhận một sự thực lịch sử và cận đại.

Trước khi loan báo chính thức quyết định của ông, ông Trump hôm qua (5/12) gọi điện cho 5 nhà lãnh đạo vùng Trung Đông để báo tin. Các lãnh đạo này gồm:Thủ Tướng Israel Benjamin Netanyahu, lãnh đạo Palestine Mahmoud Abbas, Quốc vương Abdullah của Jordani, Tổng Thống Ai Cập Mohammed Fattah el-Sissi, và Quốc vương Salman Bin Abdulaziz Al Saud của Ả Rập Xê-út .

Một tuyên bố của Toà Bạch Ốc không tiết lộ chi tiết của các cuộc điện đàm mà chỉ cho biết “các nhà lãnh đạo còn thảo luận về những quyết định tiềm tàng liên quan tới Jerusalem.”

Thông báo của Toà Bạch Ốc nhắc lại rằng ông Trump tái khẳng định cam kết sẽ đẩy mạnh tiến trình hòa đàm giữa Israel và Palestine, và tầm quan trọng của các cuộc đàm phán đó.

Các giới chức Toà Bạch Ốc chiều tối thứ Ba nói ông Trump công nhận Jerusalem không những là thủ đô lịch sử của dân tộc Do Thái, mà còn như trụ sở của chính quyền Israel từ khi nước Israel hiện đại được thành lập vào năm 1948.

Các giới chức cho biết Tổng thống sẽ hạ lệnh cho Bộ Ngoại giao khởi sự lên kế hoạch để dời đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv tới Jerusalem, trừ phi Tổng thống ký lệnh trì hoãn mỗi 6 tháng, với lý do làm như vậy có thể đe dọa an ninh quốc gia.

Theo một đạo luật được Tổng thống Bill Clinton ký năm 1995, phải dời tòa đại sứ Mỹ tới Jerusalem trừ phi Tổng thống ký lệnh trì hoãn. Tất cả các vị Tổng thống Mỹ từ sau Tổng thống Bill Clinton, đều ký lệnh này, kể cả ông Trump.

Giáo sư môn sử học Michael Fischbach của Trường Randolph-Macon nói với VOA:

“Hoa Kỳ đã thuê một khu đất ở Tây Jerusalem với giá 1 đôla/1 năm. Nhưng muốn dời tòa đại sứ thì không những phải thực hiện một công trình xây dựng vĩ đại, mà còn phải dời nhân sự và các phương tiện tới từ Tel Aviv.”

Ông Dennis Ross là quan chức Mỹ đặc trách hòa bình Trung Đông dưới 3 đời Tổng thống. Ông từng làm việc với Israel và người Palestine để đạt Hiệp định lâm thời năm 1995. Hôm thứ Ba, ông nói ông Trump dường như đã mở cửa cho cả người Israel và người Ả rập có rộng chỗ xoay sở trong một môi trường mới có nhiều thay đổi.

Ông Ross nói trong một cuộc tiếp xúc với các nhà báo:

“Điều thiết yếu đối với Tổng thống là phải tạo ra nhiều mốc điểm cho các bạn của chúng ta để khẳng định – về cơ bản- rằng, điều này không thay đổi khả năng của người Palestine, người Ả rập vốn có khuynh hướng coi Jerusalem không những là một vấn đề Palestine mà là một vấn đề khu vực, rằng vị thế của họ, mối quan tâm của họ, và đòi hỏi của họ vẫn là một phần trong tiến trình thương thuyết, và họ không bị đặt trước một tình thế đã rồi.Theo tôi, thì đó là điểm thiết yếu trong vấn đề này.”

“Bộ trưởng Tillerson đã nêu rõ các quan điểm của ông tại Toà Bạch Ốc. Bộ Quốc phòng cũng vậy. Nhưng quyết định chung cuộc nằm trong tay của Tổng thống.”

Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Heather Nauert

Một số giới chức ở Washington bày tỏ quan ngại về nguy cơ bùng phát bạo lực như một phản ứng, chống các quyền lợi của Israel và Mỹ trong khu vực.

Trả lời câu hỏi liệu Ngoại Trưởng Tillerson có ủng hộ quyết định có nguy cơ đặt các công dân Mỹ và binh sĩ Mỹ ở Trung Đông vào tình trạng nguy hiểm, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Heather Nauert nói:

“Bộ trưởng Tillerson đã làm rõ các quan điểm của ông tại Toà Bạch Ốc. Tôi tin rằng Bộ Quốc phòng cũng làm như vậy. Nhưng quyết định chung cuộc nằm trong tay của Tổng thống. Ông là người nắm quyền.”

Lãnh sự quán Mỹ hạn chế du hành đối với các nhân viên chính phủ và gia đình của họ, khuyến cáo họ tránh tới khu phố cổ Jerusalem và vùng Bờ Tây – kể cả Bethlehem và Jericho, giữa lúc đang có nhiều lời kêu gọi biểu tình.

Các đại sứ quán Mỹ trên khắp thế giới đã được lệnh tăng cường an ninh.

Các giới chức Toà Bạch Ốc nói khi công nhận Jerusalem như thủ đô của Israel, ông Trump thực hiện lời hứa đã đưa ra trong cuộc vận động tranh cử. Họ nói địa điểm của tòa đại sứ Mỹ không phải là một vật chướng ngại cho việc thương thuyết một hòa ước cuối cùng giữa Israel và người Palestine.

Các giới chức nói bằng cách dời đại sứ quán, Tổng thống không làm một quyết định về đường ranh giới hay chủ quyền ở Jerusalem. Đó là những vấn đề sẽ được thương lượng trong giải pháp 2 quốc gia, là điều mà theo các giới chức, ông Trump tin là đang nằm trong tầm tay.

Israel chiếm quyền kiểm soát Jerusalem trong cuộc chiến tranh 6 ngày năm 1967. Israel sau đó sáp nhập Đông Jerusalem. Israel từ bấy lâu nay vẫn tuyên bố một thành phố Jerusalem không bị chia cắt là “thủ đô vĩnh viễn” của họ. Trong khi đó, người Palestine muốn Đông Jerusalem trở thành thủ đô của một quốc gia Palestine tương lai.

Jerusalem là nơi tọa lạc Đền Al Aqsa, địa điểm linh thiêng thứ 3 của Hồi giáo. Đối với người Do Thái, thì đây là Núi Đền, địa điểm linh thiêng nhất của Do thái giáo.

Ông Trump không còn được coi là một trung gian đáng tin cậy nữa

Lãnh đạo cấp cao của Palestine Nabil Shaath​

Nhà lãnh đạo cấp cao của Palestine, ông Nabil Shaath nói ông Trump không còn được coi là một trung gian đáng tin cậy nữa. Ông nói:

“Thẩm quyền Palestine không dung túng bạo lực, nhưng có thể sẽ không kiểm soát được bạo lực trên đường phố và ngăn tránh được cuộc nổi dậy thứ 3 của người Palestine.”

Ông Gerald Feierstein, Giám Đốc đặc trách các vấn đề vùng Vịnh và quan hệ chính phủ tại Viện Trung Đông ở Washington, nói mức độ giận dữ vì loan báo của Tổng thống Trump sẽ tùy thuộc phần lớn vào cách thức ông Trump nêu vấn đề.

Ông nói với VOA:

“Nếu Tổng thống chỉ nói “Chúng tôi công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel”, mà không nói gì hơn nữa, và không khởi sự tiến trình dời đại sứ quán, thì đây chỉ là một cơn bão trong một tách trà.”

Ông Feierstein từng là Đại sứ Mỹ tại Yemen, và sau đó là Trợ lý Ngoại Trưởng đặc trách các vấn đề Cận Đông dưới thời Tổng Thống Obama, nói nếu ông Trump đi xa hơn, thì ông sẽ vấp phải phản ứng ngược, và phá vỡ tiến trình hòa bình.

Ông nhận định:

“Nếu điều ông Trump nói được nhận thức như, hoặc trên thực tế là, hành động công nhận toàn thể Jerusalem là thủ đô của Israel, thì ông không còn có thể duy trì lập trường quốc tế rằng Jerusalem có thể được chia cắt và Đông Jerusalem có thể trở thành thủ đô của một quốc gia Palestine tương lai nếu đạt được một thỏa thuận, thì điều đó sẽ có tác động rất tiêu cực đối với tiến trình hòa bình.”

Ông nói:

“Thế cho nên những chi tiết của câu chuyện sẽ quyết định tính cách quan trọng, và ý nghĩa của loan báo của ông Trump.”

https://www.voatiengviet.com/a/quyet-dinh-cua-trump-cong-nhan-jerusalem-vap-phan-ung-quoc-te/4151774.html

 

Nga sẵn sàng gây ảnh hưởng lên Triều Tiên

Nga có những kênh liên lạc với Triều Tiên và Moscow sẵn sàng sử dụng ảnh hưởng đối với Bình Nhưỡng, thông tấn xã RIA trích lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Igor Morgulov tuyên bố ngày 5/12.

“Chúng tôi có những kênh đối thoại, và chúng tôi sẵn sàng sử dụng, chúng tôi sẵn sàng ảnh hưởng lên Triều Tiên,” ông Morgulov được trích lời trong một hội nghị tại Berlin.

Ông cũng nói cả Washington lẫn Bình Nhưỡng đều không muốn có chiến tranh thực sự “nhưng kịch bản này đang tồn tại.”

Điện Kremlin có truyền thống bảo vệ quốc gia cô lập này dù những vụ thử nghiệm gần đây nhất của Bình Nhưỡng đã làm cho Moscow khó chịu.

Triều Tiên đã thử nghiệm bom hạt nhân lần thứ 6 và cũng là đợt thử lớn nhất vào tháng 9 năm nay, cũng như đã thử nghiệm hơn một chục phi đạn đạn đạo dưới sự lãnh đạo của Kim Jong Un bất chấp các chế tài quốc tế.

Ông Morgulov kêu gọi có những biện pháp khác nữa hơn là cô lập trong việc đối phó với Triều Tiên.

“Chúng tôi tin rằng chỉ cô lập không thôi… sẽ không thành công, việc này sẽ không giúp chúng ta tiến tới. Làm việc này chúng ta chỉ làm xấu thêm tình hình, thêm nguy hiểm. Chúng ta đang thực sự đứng bên bờ vực chiến tranh,” ông nói.

Tại Washington, một nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nói chính quyền ông Trump vẫn muốn hòa bình, một giải pháp ngoại giao đối với đe dọa hạt nhân và phi đạn của Bình Nhưỡng, nhưng nói thêm: “Triều Tiên đã chứng tỏ qua hành động là không quan tâm đến những cuộc thảo luận. Chúng ta phải chú trọng gia tăng những thiệt hại nếu nước này tiếp tục những chương trình vũ khí giết người hàng loạt.”

Ông Morgulov được dẫn lời cho biết Triều Tiên đang tìm cách đối thoại trực tiếp với Hoa Kỳ về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng trong khi không cần Trung Quốc hay Nga đảm bảo an ninh.

https://www.voatiengviet.com/a/nga-san-sang-gay-anh-huong-len-trieu-tien/4151169.html

 

Tòa Bạch Ốc cố ngăn tình trạng đóng cửa chính phủ

Tòa Bạch Ốc loan báo đang nỗ lực để chính phủ khỏi bị đóng cửa khi ngân quỹ cạn kiệt vào thứ sáu tuần này.

Đáp câu hỏi liệu chính phủ có khả năng bị đóng cửa hay không, phát ngôn nhân Tòa Bạch Ốc, Sarah Huckabee Sanders ngày 5/12 cho biết việc này luôn có khả năng xảy ra, nhưng ‘dĩ nhiên không phải là điều chúng ta mong đợi.’

Bà Sanders lưu ý rằng các lãnh đạo phe Dân chủ ở Quốc Hội, dân biểu Nancy Pelosi và Thượng nghị sĩ Chuck Schumer, vài ngày tới sẽ tham dự cuộc họp với Tòa Bạch Ốc để thảo luận về chi tiêu chính phủ.

Phe Dân chủ ‘rút lui’ khỏi cuộc họp tương tự vào tuần trước sau khi Tổng thống Donald Trump lên Twitter chỉ trích họ.

Các lãnh đạo bên đảng Cộng hòa trì hoãn cuộc biểu quyết dự trù ngày 6/12 ở Hạ Viện về dự luật ngân sách ngắn hạn để có thêm thời gian hàn gắn những rạn nứt trong phe Cộng hòa về vấn đề chi tiêu, và ngăn tình trạng chính phủ bị đóng cửa vào cuối tuần này.

Theo AP

https://www.voatiengviet.com/a/toa-bach-oc-co-ngan-tinh-trang-dong-cua-chinh-phu-/4150742.html

 

Dân biểu Mỹ từ chức giữa những tố cáo sách nhiễu tình dục

Dân biểu John Conyers, thành viên lão làng nhất trong Hạ viện Mỹ, ngày 5/12 từ chức sau một loạt các tố cáo về sách nhiễu tình dục. Đây là trường hợp đầu tiên một dân biểu Mỹ rời chức vụ giữa phong trào tố cáo sách nhiễu tình dục ở Âu-Mỹ, xoay quanh những nhân vật quyền thế, danh tiếng.

Ông Conyers, 88 tuổi, một tiếng nói đi đầu trong lĩnh vực dân quyền và là một chính trị gia đại diện cho khu vực Detroit hơn nửa thế kỷ qua, ủng hộ con trai mình là John Conyers III lên thay thế.

Ông hiện đang được điều trị stress ở bệnh viện. Thư từ chức của ông đã được đọc ở Hạ Viện, nghĩa là ông chính thức rời sự nghiệp nhiều chục năm trời theo đuổi.

Số người tố cáo ông Conyers sách nhiễu tình dục ngày càng tăng, và Ủy ban Đạo đức Hạ Viện đã mở cuộc điều tra từ tuần trước.

Một số nhân viên nữ từng làm trợ lý cho ông tố cáo ông có những hành vi bất xứng như sờ soạng hay chỉ mặc đồ lót trong một số cuộc gặp với họ.

Dân biểu Conyers bác bỏ mọi lời tố cáo.

Theo Reuters

https://www.voatiengviet.com/a/dan-bieu-my-tu-chuc-giua-nhung-to-cao-sach-nhieu-tinh-duc-/4150739.html

 

Nhật cân nhắc chế tạo Phi đạn Hành trình tầm xa

Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc kế hoạch trang bị cho các máy bay phản lực chiến đấu phi đạn hành trình tầm xa giữa những đe dọa về hạt nhân và phi đạn của Triều Tiên, bắt đầu bằng những chi tiêu cho nghiên cứu trong kế hoạch ngân sách tài khóa 2018, nguồn tin chính phủ cho biết hôm 5/12.

Tuy nhiên, động thái này có thể gây nên những tranh cãi tại Nhật Bản, quốc gia có một chính sách phòng vệ đặc biệt theo Hiến pháp chủ hòa, trong khi phi đạn có thể tấn công những căn cứ của kẻ thù.

Những nguồn tin này nói chính phủ đặc biệt chú ý đến phi đạn tầm xa JASSM-ER của công ty Lockheed Martin. Đây là loại phi đạn không đối đất có tầm hoạt động trên 900 kilômét.

“Hiện nay nghĩ đến phi đạn tầm càng xa càng tốt. Mục tiêu của chúng tôi sẽ là các chiến hạm trên biển,” một nguồn tin của Bộ Quốc phòng Nhật Bản nói.

Chính phủ Nhật Bản vẫn giữ lập trường có được khả năng tấn công các căn cứ của địch theo Hiến pháp hậu chiến nếu việc này có thể được xem là một biện pháp tự vệ.

Tuy nhiên, cho đến nay Nhật Bản không chọn biện pháp trang bị cho các lực lượng phòng vệ loại phi đạn hành trình hay các loại vũ khí khác có thể tấn công lãnh thổ của một nước khác, giao vai trò này lại cho đồng minh chính là Hoa Kỳ.

Thủ tướng Shinzo Abe nhấn mạnh tại Quốc hội là chính phủ không có ý định thay đổi vai trò hiện nay với Hoa Kỳ.

(Nguồn Kyodo/CNBC)

https://www.voatiengviet.com/a/nhat-can-nhac-che-tao-phi-dan-hanh-trinh-tam-xa/4150775.html

 

Nga bị cấm tham dự Olympic mùa đông Pyeongchang 2018

Nga đã bị cấm tham dự Thế vận hội Mùa đông 2018 ở thành phố Pyeongchang sau khi Ủy ban Olympic Quốc tế tìm thấy bằng chứng cho thấy “sự thao túng một cách có hệ thống chưa từng thấy” hệ thống chống việc sử dụng chất cấm mà đã dẫn tới một loạt những lệnh cấm đối với các vận động viên của đất nước này trong những tháng gần đây.

Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) đã không áp đặt một lệnh cấm toàn diện đối với Nga trước Thế vận hội Mùa hè 2016 ở thành phố Rio de Janeiro nhưng hôm thứ Ba cho biết những bằng chứng được Ủy ban phát hiện về tình trạng sử dụng chất cấm (doping) là không thể tranh cãi.

Chính vì thế họ đình chỉ Nga, nước đứng đầu bảng tổng sắp huy chương tại Thế vận hội Mùa đông 2014 tại Sochi, không được tham dự Thế vận hội năm sau tại Hàn Quốc, bắt đầu từ ngày 9 đến ngày 25 tháng 2

Tuy nhiên, trong một nỗ lực bảo vệ “các vận động viên vô tội,” một cánh cửa được để ngỏ cho người Nga tham gia tranh tài với tư cách là “Vận động viên Olympic của Nga,” miễn là họ đáp ứng được các điều kiện nghiêm ngặt cho thấy họ không có lịch sử doping.

IOC cũng quyết định đình chỉ Chủ tịch Ủy ban Olympic Nga Alexander Zhukov với tư cách thành viên IOC, trong khi Phó Thủ tướng Nga Vitaly Mutko, Bộ trưởng Thể thao tại thời điểm Thế vận hội Sochi, cũng bị cấm tham gia bất cứ kỳ Olympic nào trong tương lai.

Cựu Tổng thống Thụy Sĩ Samuel Schmid phát biểu tại một cuộc họp báo rằng bản báo cáo của ông xác nhận “sự thao túng một cách có hệ thống những quy định và hệ thống chống doping ở Nga.”

“Các kết quả không chỉ dựa trên lời khai của người tố cáo Grigoory Rodchenkov. Có bằng chứng khoa học, lời khai của nhân chứng, văn bản và thư từ qua lại.”

“Sự thật là ở Nga có sự thao túng một cách có hệ thống những quy định và hệ thống chống doping … mà cũng xảy ra tại Sochi 2014,” ông Schmid nói thêm.

Chủ tịch IOC Thomas Bach nói: “Ngày hôm nay chúng tôi cho phái đoàn Nga cơ hội lên tiếng. Trong cuộc họp chiều nay, Chủ tịch Uỷ ban Olympic Nga đã xin lỗi.

“Là một cựu vận động viên, tôi cảm thấy rất tiếc cho tất cả các vận động viên sạch, những người đang chịu hậu quả của sự thao túng này … nhưng vì chúng tôi cho phép các vận động viên sạch tham dự, họ có thể bắt tay xây dựng cầu nối cho tương lai thay vì dựng lên một bức tường mới giữa Nga và phong trào Olympic.”

Ông Zhukov mô tả quyết định của IOC là mâu thuẫn. “Có những mặt tích cực và tiêu cực,” ông nói. “IOC đã cho phép tất cả vận động viên sạch trong tất cả các môn thể thao.”

Những người Nga khác thẳng thừng hơn. Alexei Kravtsov, chủ tịch Liên đoàn Trượt băng Nga, nói: “Quyết định này có tính xúc phạm, sỉ nhục và hoàn toàn không có căn cứ.

“Tôi xem quyết định này sẽ giáng một đòn mạnh vào toàn bộ phong trào Olympic.”

Alexei Kurashov, chủ tịch Liên đoàn Trượt tuyết Tự do Nga, nói thêm: “Phong trào Olympic đã làm mất uy tín của chính mình và sẽ có những hậu quả căn bản cho điều này.

“Đây không phải là những nguyên tắc của phong trào Olympic. Tôi không thể nói rằng các hoạt động của IOC là trung thực.”

Quyết định của IOC được đưa ra 18 tháng sau khi IOC quyết định không ban hành một lệnh cấm hoàn toàn đối với các vận động viên Nga trước Thế vận hội Rio và bảo các liên đoàn thể thao quốc tế tự quyết định về sự tham gia của các vận động viên Nga tại Brazil.

Mặc dù tất cả các vận động viên điền kinh ngoại trừ một người và toàn bộ đội cử tạ của Nga bị cấm tham dự Rio, khoảng 70 phần trăm đội tuyển 387 người của Nga được tham dự Thế vận hội đó.

Tuy nhiên ông Bach hôm thứ Ba nói rằng tình hình hiện giờ đã khác.

“(Trước Rio) không có cơ hội để nghe phía Nga trình bày và vào lúc Rio đang diễn ra, bằng chứng chủ yếu là sự thất bại trong phòng xét nghiệm Moscow. Giờ là sự thao túng phòng xét nghiệm Olympic. Các điều kiện lúc đó và bây giờ hoàn toàn khác.”

Quyết định này được đưa ra bảy tháng trước khi Nga đăng cai giải vô địch bóng đá thế giới World Cup. Ông Bach từ chối bình luận về việc liệu quyết định ngày thứ Ba của IOC có thể có tác động gì hay không tới giải đấu này.

https://www.voatiengviet.com/a/nga-bi-cam-tham-du-olympic-mua-dong-pyeongchang-2018/4150411.html

 

Catalunya :

Tây Ban Nha ngưng yêu cầu Bỉ trục xuất Puigdemont

Tú Anh

Cựu chủ tịch Catalunya Carles Puigdemont, đang lẩn trốn tại Bỉ, xuất hiện trên màn hình trong chiến dịch vận động tranh cử lập pháp vùng, Barcelona, ngày 04/12/2017REUTERS

Tư pháp Tây Ban Nha bất ngờ đổi chiến thuật trong hồ sơ truy nã chủ tịch Catalunya bị truất phế, đang lẩn tránh ở Bỉ. Thứ ba 05/12/2017, Toà Án Tối Cao quyết định bỏ yêu cầu nước Bỉ trục xuất ông Carles Puigdemont, để chờ nhân vật ly khai này hồi hương thì sẽ bắt.

Quyết định  ngưng sử dụng lệnh truy nã châu Âu để bắt thủ lĩnh phong trào đòi

Catalunya độc lập có lẽ nhằm vô hiệu hóa một lập luận vận động cử tri của  phe ly khai : tố cáo chính quyền trung ương đàn áp.

Kể từ thứ Ba, chiến dịch vận động tranh cử nghị viện Catalunya, dự trù vào ngày 21/12 bắt đầu. Carles Puigdemont là một trong số ứng cử viên có uy tín của phe chủ trương Catalunya ly khai với  Tây Ban Nha trong bối cảnh  những thủ lĩnh khác đang bị giam từ khi mưu toan tách đôi bị thất bại.

Thẩm phán Pablo Llarena quyết định bỏ lệnh truy nã châu Âu và quốc tế phát ra từ ngày 03 tháng 11 nhắm vào Carles Puigdemont và bốn cựu lãnh đạo chính quyền địa phương. Thẩm phán cho rằng tình thế đã đổi khác vì 5 nhân vật này tỏ ý định hồi hương để tranh cử.

Tuy nhiên, theo AFP, Tòa Án Tối Cao cho biết là lệnh truy nã cấp quốc gia vẫn còn hiệu lực và do vậy, 5 thủ lĩnh phong trào ly khai có thể bị bắt một khi trở về Tây Ban Nha.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171206-catalunya-tay-ban-nha-ngung-yeu-cau-bi-truc-xuat-puigdemont

 

Hòa bình tại vùng Cận Đông thêm xa vời vì Donald Trump

Trọng Nghĩa

Khi loan báo việc công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, tổng thống Mỹ Donald chỉ công nhận một tình trạng đã tồn tại trong thực tế, nhưng hành động này có nguy cơ làm đổ vỡ tiến trình hòa bình mà chính quyền của ông đang muốn thúc đẩy, thậm chí càng làm cho vùng Cận Đông bùng nổ trở lại.

Theo ghi nhận của hãng tin Mỹ AP, hiện nay, Nhà nước Do Thái đã mặc nhiên chiếm hữu Jerusalem và chọn nơi này làm thủ đô của mình. Văn phòng của thủ tướng Israel Netanyahu, nhiều định chế Nhà nước như Quốc Hội, Toà Án Tối Cao hay bộ Ngoại Giao đều đã đặt trụ sở tại đấy. Khi đến thăm Israel, tất cả các lãnh đạo thế giới đều lập tức đến Jerusalem để tiếp xúc với các quan chức Israel.

Thế nhưng, việc Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel lại mang một ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, cho thấy rằng Hoa Kỳ thiên hẳn về phía Israel, đi ngược lại quan điểm chung của thế giới, vốn không hề công nhận việc Israel đơn phương chiếm đóng phần phía đông của thành phố này vào năm 1967, và cho rằng quy chế tối hậu của thành phố mà cả Israel lẫn Palestine đều muốn làm thủ đô của mình, phải được giải quyết thông qua đàm phán giữa hai bên liên quan.

Từ khi nhậm chức, Donald Trump đã cố thúc đẩy một thỏa thuận hòa bình giữa Israel và Palestine, và đầu tư rất nhiều nỗ lực để đặt nền tảng cho một sáng kiến ​​hòa bình mà ông thường gọi là “thỏa thuận tối hậu”. Con rể của ông đồng thời là cố vấn thân cận của ông là Jared Kushner đang cố thực hiện kế hoạch đó, trong lúc một phụ tá thân cận của ông là Jason Greenblatt, đã liên tục làm con thoi trong khu vực để đàm phán với Israel, Palestine và các nước Ả Rập khác.

Thế nhưng, Palestine đã từng cảnh báo rằng việc thay đổi quy chế của Jerusalem đồng nghĩa với việc phá vỡ những nỗ lực hòa bình mà Mỹ đang tiến hành, đồng thời lưu ý về nguy cơ dân Palestine biểu tình chống lại một quyết định bất công và thiên vị, với khả năng bạo động trở nên toàn diện.

Nguy cơ bạo động rất lớn vì lẽ cho đến nay, các vụ bạo động giữa người Palestine và Israel đều chủ yếu bắt nguồn từ vấn đề Jerusalem. Trong thời gian qua, các nhóm Hồi Giáo cực đoan như Al Qaeda, Hezbollah hay Hamas đều dùng vấn đề Jerusalem để kích động tinh thần chống Israel và bài Mỹ.

Lãnh tụ phong trào Hồi Giáo Palestine Hamas, Ismail Haniyeh, đã lên tiếng cảnh cáo rằng người Palestine khắp nơi sẽ không bỏ qua và sẽ dùng “mọi phương thức để bảo vệ lãnh thổ và thánh địa của mình”.

Khi từ bỏ thái độ trung lập, ít ra là trên mặt hình thức, trong cuộc tranh chấp Israel-Palestine, tổng thống Trump cũng đã mặc nhiên đi ngược lại mong muốn chung của thế giới, và phớt lờ những khuyến cáo của các đồng minh châu Âu hay Ả Rập.

Không được sự đồng tình của các nước Ả Rập, tiến trình hòa bình mà ông Trump muốn thúc đẩy bị cho là đã bị thất bại ngay từ trong trứng nước.

Theo các nhà phân tích, khi quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, đồng thời tiến đến việc di chuyển đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv qua Jerusalem, tổng thống Trump đã thực hiện một lời hứa lúc tranh cử, thỏa mãn giới cử tri đã ủng hộ ông, thế nhưng ông đã làm cho Mỹ bị cô lập thêm, và làm cho triển vọng hòa bình ở vùng Trung Đông thêm xa vời.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171206-hoa-binh-tai-vung-can-dong-them-xa-voi-vi-donald-trump

 

Bắc Kinh đả kích Canberra

về ý muốn cấm nước ngoài xen vào nội bộ Úc

Trọng Nghĩa

Trong một thông cáo công bố hôm nay, 06/12/2017, đại sứ quán Trung Quốc tại Úc đã không ngần ngại phê phán chính quyền Canberra về kế hoạch loại trừ ảnh hưởng nước ngoài trên đời sống chính trị Úc, thông qua các hoạt động gián điệp hay tài trợ cho các đảng phái tại Úc.

Thông cáo của đại sứ quán Trung Quốc tại Úc đã cực lực cải chính, cho rằng “Trung Quốc không hề có ý định xen vào vấn đề nội bộ của Úc, hay là gây ảnh hưởng trên tiến trình chính trị tại Úc thông qua các khoản tài trợ (cho các đảng chính trị)”.

Thông cáo khuyên chính quyền Úc là nên xem xét quan hệ song phương với Trung Quốc “một cách khách quan”. Bắc Kinh còn có những lời lẽ nặng nề với báo chí Úc khi cho rằng: “Một số cơ quan truyền thông Úc đã lặp đi lặp lại những câu chuyện giả tạo về cái gọi là ảnh hưởng và sư xâm nhập của Trung Quốc vào nước Úc”.

Bản thông cáo còn tố cáo “một số chính trị gia Úc và các quan chức chính phủ là cũng đưa ra những nhận xét vô trách nhiệm, phương hại đến sự tin tưởng lẫn nhau giữa Trung Quốc và Úc.”

Thông cáo này được đưa ra sau khi thủ tướng Úc cho biết sẽ điều chỉnh các điều luật liên quan đến tội phản quốc và gián điệp, đồng thời nghiêm cấm không cho các đảng chính trị ở Úc nhận tiền từ nước ngoài.

Phát biểu tại buổi họp báo ở thủ đô Canberra ngày hôm qua, thủ tướng Úc Michael Turnbull đã cam kết ngăn chặn những hoạt động từ nước ngoài cố tình gây ảnh hưởng trên nội tình chính trị Úc, thông qua việc cấm các đảng ở Úc nhận hậu thuẫn tài chính từ các chủ thể nước ngoài.

Theo ông Turnbull, các thế lực nước ngoài đang có “những nỗ lực chưa từng thấy và ngày càng tinh vi để gây ảnh hưởng lên tiến trình chính trị” của Úc và thế giới. Ông Turnbull cho biết là ông rất quan ngại trước các thông tin về việc Trung Quốc âm mưu tác động đến đời sống chính trị Úc, cũng như những “báo cáo đáng tin cậy” về việc Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ năm ngoái.

Trong thời gian gần đây, tại Úc dư luận ngày càng lo ngại về việc Trung Quốc dùng quyền lực mềm chi phối nước Úc, thông qua các hợp đồng thương mại và các khoản hỗ trợ tài chính cho các chính đảng ở Úc, mà những người tặng là những tài phiệt thân Trung Quốc.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20171206-bac-kinh-canberra-nuoc-ngoai-uc-qt

 

Anh Quốc phá vỡ âm mưu khủng bố

nhắm vào thủ tướng Theresa May

Anh Vũ

Hãng tin Reuters ngày 06/12/2017, dẫn nguồn tin kênh truyền hình Sky News cho biết cảnh sát Anh vừa phá vỡ một kế hoạch khủng bố Hồi Giáo nhằm sát hại thủ tướng Anh Theresa May.

Theo các cơ quan an ninh Anh, những kẻ khủng bố dự định ném chất nổ vào phủ thủ tướng tại số 10, Downing Street gây hỗn loạn và nhân đó sẽ sát hại bà Theresa May. Sky News dẫn nguồn tin ẩn danh cho biết như trên.

Mối đe dọa nghiêm trọng tới mức mà tổng giám đốc cơ quan tình báo nội địa Anh MI5 đã phải thông báo cho Hội Đồng các bộ trưởng biết. Phát ngôn viên chính phủ Anh hiện không bình luận gì về thông tin trên.

Cảnh sát Anh cũng thông báo tuần trước đã bắt giữ hai người đàn ông bị buộc tội khủng bố và hôm nay được đưa ra trình diện tòa án Westminster.

Hai đối tượng trên là Naa’imur Zakariyah Rahman, 20 tuổi sống tại phía bắc Luân Đôn và Mohammed Aqib Imran, 21 tuổi sống tại Birmingham.

Hôm qua, phát ngôn viên của thủ tướng Theresa May cho biết Anh đã ngăn chặn được 9 âm mưu khủng bố trong vòng 12 tháng qua.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171206-anh-quoc-am-muu-khung-bo-theresa-may-qt

 

Đài Loan :

Biểu tượng chế độ Tưởng Giới Thạch sắp bị xóa bỏ

Tú Anh

Những biểu tượng vinh danh chế độ Tưởng Giới Thạch tại Đài Loan sẽ bị dẹp bỏ trong nay mai sau khi một dự luật sang trang lịch sử độc tài đã được Viện Lập Pháp (Quốc Hội) thông qua vào đêm thứ Ba 05/12/2017. Tổng thống Thái Anh Văn sẽ ký ban hành trong hai tuần lễ tới.

Theo AFP, đạo luật được gọi là « công lý chuyển tiếp » dự trù dẹp bỏ những tượng đài tưởng niệm cố tổng thống Tưởng Giới Thạch, đổi tên đường và trường học mang tên nhà lãnh đạo Trung Hoa Dân Quốc.

Tiếp đến, đạo luật này mở đường điều tra về chính sách đàn áp của chính quyền Quốc Dân đảng được gọi là « khủng bố trắng » trong suốt 38 năm, kể từ khi Quốc Dân đảng thua Cộng sản Mao tại Hoa lục, chạy ra Đài Loan cố thủ.

Đạo luật nghi rõ « tất cả các định chế, học đường, dinh thự và công sở sẽ bị cấm treo những biểu tượng của chế độ chà đạp các quyền tự do dân chủ. Mọi biểu tượng đang có phải được gỡ bỏ, loại trừ, đặt tên lại ».

Tất cả các đảng chính trị phải khai báo mọi tài liệu chính trị lưu trữ từ năm 1945 đến 1992 ( bầu cử tự do đầu tiên) và nộp cho viện thư khố quốc gia để điều tra về giai đoạn cầm quyền của Tưởng Giới Thạch và Tưởng Kinh Quốc.

Từ năm 1949 cho đến năm 1987 (thời điểm chấm dứt tình trạng thiết quân luật, chấp nhận đa đảng) hàng chục ngàn dân hải đảo bị tình nghi chống chế độ đã bị bắt giam và tra tấn. Ít nhất 28 000 người bị giết chết.

Tại Đài Loan,Tưởng Giới Thạch được nhiều người ngưỡng mộ như một anh hùng chống cộng sản Mao và phát-xít Nhật nhưng chế độ của ông cũng bị xem là một vết nhơ trong lịch sử.

– Tưởng Giới Thạch : tổng thống Đài Loan từ 1949 đến 1975.

– Nghiêm Gia Cam : từ 1975 đến 1978.

– Tưởng Kinh Quốc : từ 1978 đến 1988.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20171206-dai-loan-bieu-tuong-che-do-tuong-gioi-thach-xh