Tin khắp nơi – 05/12/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 05/12/2017

Mỹ: Tòa Tối cao cho lệnh cấm nhập cảnh Mỹ có hiệu lực

Tòa án Tối cao Hoa Kỳ cho phép lệnh cấm vào Mỹ của Tổng thống Donald Trump nhắm vào người dân sáu nước có đa số dân Hồi giáo có hiệu lực hoàn toàn.

Phán quyết này thúc đẩy chính sách của ông Trump nhắm vào những người nhập cảnh Mỹ đến từ Chad, Iran, Libya, Somalia, Syria và Yemen.

Đây là phiên bản thứ ba của chính sách gây tranh cãi mà tổng thống muốn thi hành sau khi nhậm chức.

Thẩm phán chặn lệnh cấm đi lại của Trump

Ông Trump thề ‘khôi phục lệnh cấm đi lại’ bị đình chỉ

Mỹ: Tòa đặt câu hỏi về lệnh cấm của Trump

Mỹ thêm Bắc Hàn vào lệnh cấm nhập cảnh mở rộng

Hôm 4/12, 7/9 thẩm phán dỡ bỏ lệnh của các tòa án cấp thấp hơn phản đối lại chính sách của Trump.

Hai trong số các thẩm phán có chủ trương tự do, Ruth Bader Ginsburg và Sonia Sotomayor, giữ quan điểm từ chối yêu cầu của chính quyền.

Chuyện gì xảy ra tiếp theo?

Các tòa phúc thẩm liên bang ở San Francisco, California, và Richmond, Virginia theo lịch trình sẽ nghe luận cứ trong các vụ kiện về lệnh cấm vào Mỹ trong tuần này.

Vụ kiện cuối cùng sẽ kết thúc tại Tòa án Tối cao.

Quyết định hôm 4/12 cho thấy cơ quan tư pháp hàng đầu của Mỹ có thể ra phán quyết đứng về phía chính quyền, các nhà phân tích bình luận.

Lệnh cấm nhập cảnh của Tổng thống Trump có hợp pháp?

Bộ Tư pháp Mỹ nói lệnh cấm ‘đúng luật’

Trump thua kiện về lệnh cấm đi lại

Mỹ: thêm bang thách thức lệnh của Trump

Trump thúc giục chống cực đoan hóa

David Levine, giáo sư luật Đại học California Hastings, nói với AP: “Điều này cho thấy chính phủ có vẻ giành chiến thắng nhờ chiếm ưu thế hơn so với những gì chúng tôi nghĩ.”

Phát ngôn viên Nhà Trắng Hogan Gidley cho biết Nhà Trắng “không ngạc nhiên” trước phán quyết của Tòa án Tối cao.

Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Jeff Sessions gọi phán quyết này là “thắng lợi đáng kể cho sự an toàn và an ninh của người dân Mỹ”.

Tuy nhiên, Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) cho hay, việc ông Trump dẫn lại trên Twitter những video bài Hồi giáo của phe cực hữu ở Anh cho thấy ông phân biệt đối xử với Hồi giáo.

Omar Jadwat, luật sư của ACLU, nói: “Việc ông Trump có định kiến ​​chống lại Hồi giáo không có gì là bí mật. Ông đã nhiều lần khẳng định điều đó, như dòng tweet của ông tuần trước.”

“Thật không may là lệnh cấm vào Mỹ được cho thi hành.”

http://www.bbc.com/vietnamese/world-42212950

 

Khủng hoảng Triều Tiên: Quan chức LHQ thăm Bình Nhưỡng

Quan chức cấp cao phụ trách chính trị của Liên Hợp Quốc bắt đầu chuyến thăm hiếm có tới Bình Nhưỡng trong 4 ngày từ thứ ba.

Chuyến đi của Jeffrey Feltman là chuyến đi đầu tiên của một quan chức cấp cao Liên Hợp Quốc trong vòng 6 năm trở lại đây.

Triều Tiên đã gửi Liên Hợp Quốc lời mời đến thăm từ tháng 9 với mục đích tổ chức một cuộc “đối thoại chính sách”.

Chuyến thăm được thực hiện sau khi Triều Tiên phóng tên lửa xuyên lục địa được cho là “mạnh nhất” và có khả năng bay tới Mỹ vào tuần trước.

Tên lửa Bắc Hàn: TQ ‘quan ngại nghiêm trọng’

Ông Feltman, nhà cựu ngoại giao Mỹ và là người Mỹ có chức vụ cao nhất tại Liên Hợp Quốc, sẽ ở Bình Nhưỡng tới thứ Sáu. Chuyến thăm của ông diễn ra vào thời điểm Hàn Quốc và Mỹ tổ chức diễn tập quân sự đường không.

Một phát ngôn viên Liên Hợp Quốc nói với các phóng viên báo chí rằng ông Feltman sẽ gặp các lãnh đạo cấp cao Triều Tiên bao gồm Bộ trưởng Ngoại giao Ri Yong-ho, và sẽ có một cuộc thảo luận chính sách nhiều mặt về “những vấn đề thuộc mối quan tâm chung”.

Ông không có kế hoạch gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Lời mời ở thời điểm quan trọng

Phải đến tuần trước – một ngày sau vụ thử tên lửa của Triều Tiên xảy ra – Bình Nhưỡng mới chính thức phê chuẩn lời mời được ban hành từ tháng 9.

Đây có thể xem là một thời điểm quan trọng: Kim Jong-un vừa tuyên bố nước mình đã thành công xây dựng một lực lượng quân đội hạt nhân.

Với sự vắng mặt của các kênh ngoại giao ý nghĩa khác, Liên Hợp Quốc thể hiện rõ ràng sự tin tưởng vào tầm quan trọng của việc tận dụng tất cả các cơ hội có thể để đối thoại.

Mỹ kêu gọi các nước cắt quan hệ với Bình Nhưỡng

Trên đường tới Bình Nhưỡng, ông Feltman đã có các cuộc gặp ở Bắc Kinh.

Trung Quốc, đồng minh lịch sử và đối tác thương mại chính của Triều Tiên, đã cử các nhà ngoại giao cấp cao tới Bình Nhưỡng vào tháng trước để thảo luận với các quan chức nước này.

Quan hệ Trung – Triều ngày càng lạnh nhạt

Liên Hợp Quốc cho biết hiện tại chưa có kế hoạch nào cho Tổng thư ký Antonio Guterres, người nhận đứng ra làm trung gian hòa giải cho cuộc khủng hoàng Triều Tiên, tới thăm Bình Nhưỡng.

Chuyến thăm gần nhất của một quan chức cấp cao Liên Hợp Quốc tới Triều Tiên là của Valerie Amos, khi đó là quan chức phụ trách viện trợ Liên Hợp Quốc, vào tháng 10/2011. Người tiền nhiệm của ông Feltman là Lynn Pascoe cũng có chuyến thăm tới Triều Tiên năm 2010.

Liên Hợp Quốc có 6 tổ chức đại diện với 50 nhân viên quốc tế làm việc tại Triều Tiên, cung cấp cứu trợ lương thực, nông nghiệp và y tế. Suy dinh dưỡng là một vấn đề nổi bật tại nước này.

Chuyến thăm của ông Feltman được thực hiện tại thời điểm căng thẳng gia tăng sau khi Triều Tiên tiếp tục thực hiện một vụ thử tên lửa khiến thế giới một lần nữa lên án.

Tuần trước, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley nói rằng nếu chiến tranh xảy ra, chính quyền Triều Tiên sẽ bị “phá hủy hoàn toàn”.

Trump tuyên bố Bắc Hàn ‘tài trợ khủng bố’

Thứ hai vừa rồi, Hàn Quốc và Mỹ bắt đầu cuộc tập trận trên không diễn ra trong 5 ngày. Đây là cuộc tập trận chung lớn nhất với 200 máy bay và hàng ngàn binh lính.

Triều Tiên, nơi thường xuyên chỉ trích những hoạt động như trên, gọi đây là một động thái “khiêu khích”.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-42237822

 

Campuchia: Thủ tướng Hun Sen cầu mong vận may

Jonathan HeadPhóng viên Đông Nam Á

Những vị khách du lịch bối rối khi bị cảnh sát từ chối cho vào tại cổng chính của khu đền nổi tiếng Angkor Wat vào cuối tuần vừa rồi.

Hun Sen: “Tôi sẽ cầm quyền thêm 10 năm”

Campuchia: Giới chỉ trích phải đóng thuế hoặc rời đi

Ông Hun Sen ôm khách quá chặt?

Di tích đền thờ đá từ thế kỉ 12, một trong những điểm đến nổi tiếng nhất châu Á, đã được trưng dụng để làm nền cho một nghi lễ đầy ngẫu hứng, bởi người đàn ông đã lãnh đạo đất nước suốt hơn ba thập niên.

Thủ tướng Hun Sen miêu tả đây là sự kiện cầu nguyện cho hòa bình và thống nhất. Và khi Hun Sen ra lệnh, chắc chắn mệnh lệnh sẽ được thực hiện đầy phong cách.

Hàng ngàn thầy tu khoác áo vàng cam tham gia diễu hành tại sự kiện trong hai ngày, cùng với học sinh, hướng đạo sinh và đông đảo người dân địa phương, mặc đồ trắng theo hướng dẫn.

Họ bị trông nom bởi những nhân viên an ninh nghiêm nghị, kiểm soát để tránh xa khỏi đảng phái của Thủ tướng.

Chi tiết về an ninh của Hun Sen nổi tiếng bí mật; nếu cố gắng quay lại cảnh ông đến hiện trường, bạn có thể sẽ nhận lại vài vết bầm tím do bị đấm liên hồi vào lưng.

Một ngôi đền mạ vàng được dựng lên ngay cạnh hào bao quanh Angkor Wat, được trang trí bằng nhiều chiếc lọng, biểu tượng của đẳng cấp hoàng gia của Phật giáo. Những tấm thảm đỏ khổng lồ được trải dọc con đường đầy bụi đất.

Những gói quà được bọc cẩn thận và đặt trên những chiếc đĩa vàng trước khi các nhà sư tụng kinh niệm Phật và in những tấm thiệp nói rằng đây là đồ cúng tiến của Thủ tướng.

Các bộ trưởng và một số đối tác kinh doanh của Hun Sen, những người được cho là “oknhas” hay bạn nối khố, cùng ông xếp hàng làm lễ.

Hun Sen tham gia cùng vợ cả hai ngày sự kiện mà không báo trước.

Ông bước chậm, thể hiện sự không thoải mái, chào hỏi một số khách, và phải được trợ giúp để ngồi xuống trước mặt các nhà sư, dựa vào tấm đệm một cách lúng túng.

Nhìn ông có vẻ vẻ yếu hơn, và già hơn tuổi 65 của mình. Nhưng ông ngồi qua hai phiên cầu nguyện, một màn biểu diễn múa truyền thống và thực hiện hai nghi lễ thắp nến với vợ.

Dù có mệt thế nào, việc dự buổi lễ đến cuối cùng vẫn rất quan trọng với Hun Sen.

Thách thức bầu cử

Những người dân thường chỉ hiểu đơn giản là sự kiện được tổ chức để cầu nguyện cho đất nước. Là những người sùng đạo, họ tỏ ra vui vẻ khi được là một phần của sự phô trương phong phú thể hiện lòng mộ đạo.

Nhưng thời điểm tổ chức sự kiện này lại rất quan trọng với sự phát triển chính trị mạnh mẽ nhất trong 20 năm.

Vào tháng 6, đảng đối lập chính, Đảng Cứu Quốc Campuchia (CNRP), đã có màn thể hiện tốt tại những cuộc bầu cử tại những địa phương quan trọng dù phải chịu sự đe dọa và gần như độc quyền truyền thông của Đảng Nhân dân Campuchia (CPP).

Bầu cử Campuchia: đảng nào thắng?

Đảng CNRP cũng đã thể hiện tốt tương tự tại cuộc tổng tuyển cử gần nhất năm 2013, cho rằng việc không chiến thắng là do có sự gian lận.

Đây có thể cho là thách thức lớn nhất cho sự cầm quyền của Hun Sen từ khi ông trở thành Thủ tướng năm 1985.

Hun Sen: “Tôi sẽ cầm quyền thêm 10 năm”

Phản ứng của Chính phủ là đóng cửa một số kênh truyền thông, bắt giữ thủ lĩnh đảng CNRP, Kem Sokha, với tội danh kì lạ là sự nghi ngờ về việc Mỹ hậu thuẫn để lật đổ Hun Sen, và rồi tháng trước, là giải thể đảng của ông. Phần lớn các chính trị gia hàng đầu của đảng này đã trốn khỏi đất nước, bao gồm cả Phó Chủ tịch Mu Sochua.

“Nếu ông ấy chắc chắn về khả năng của mình, ông ấy sẽ không phải lúc nào cũng làm những chuyện thế này,” bà nói. “Nếu ông ấy chắc chắn về khả năng của mình, ông ấy sẽ gọi chúng tôi lại và nói ‘hãy cạnh tranh tự do và công bằng’. Ông ấy bị ám ảnh bởi việc nắm quyền.”

Chế độ một đảng

Campuchia hiện tại có thể coi là đất nước một đảng, đang tiến tới một cuộc bầu cử được Mỹ và EU coi là không chính đáng.

Dự án sau Chiến Tranh Lạnh về việc xây dựng lại đất nước dựa trên các nguyên tắc dân chủ được Liên Hợp Quốc và các nước thành viên đầu tư hàng tỷ đô-la đang đứng trước nguy cơ bị phá hủy.

Tại Mỹ và EU, đã có những cuộc đàm thoại về lệnh trừng phạt – điều mà đảng CNRP ủng hộ, nhưng cũng sẽ ảnh hưởng xấu tới những người dân Campuchia bình thường – để tìm ra biện pháp cho một tương lai tốt đẹp hơn.

Hun Sen là một người đàn ông ít học đến từ một thị trấn nhỏ ở Campuchia. Ông mất một con mắt khi chiến đấu với quân Khmer Đỏ vào những năm 1970, sau đó dựa vào Việt Nam tham chiến năm 1979, lật đổ chế độ cuồng tín do Pol Pot đứng đầu.

Ông được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Ngoại giao khi mới 26 tuổi, và gây ấn tượng với những nước bảo trợ là Xô Viết và Việt Nam với sự thông minh của mình.

Ông đã chứng tỏ mình khôn hơn so với các đối thủ bằng việc xui khiến, đe dọa và đôi khi có những hành động bạo lực du côn.

Với một đất nước phụ thuộc phần lớn vào viện trợ quốc tế chỉ để nuôi Chính phủ hoạt động, ông đã cho phép hoạt động khá tự do về truyền thông, các đảng phái chính trị và xã hội dân sự, nhưng cũng không để bất kì yếu tố nào làm ảnh hưởng đến uy quyền của mình. Vậy điều gì đã khiến ông đi một bước quyết liệt như hiện nay?

Ảnh hưởng của Trung Quốc

Lý do đầu tiên là Trung Quốc.

Trung Quốc hiện là nhà viện trợ lớn nhất của Campuchia, và đã từ chối chỉ trích việc tấn công các đối thủ của Hun Sen.

Viện trợ của phương Tây không còn quan trọng như trước, nhất là khi nền kinh tế tăng trưởng nhanh, giúp đem lại nguồn thu nhập dồi dào cho Hun Sen và những người thân cận.

Sáu năm trước, thủ tướng từng công khai khoe khoang với công chúng rằng thu nhập chính thức của ông là hơn 1000 USD/tháng.

Thực tế, ông cùng vợ và 6 người con được cho là có tài sản kếch xù có giá trị hàng trăm triệu đô-la.

Vì thế những ý kiến cho rằng Campuchia có thể bị rút viện trợ nếu đảng CNRP bị giải thể không còn quan trọng.

Tuy nhiên, EU và Mỹ vẫn đang là những thị trường quan trọng nhất cho hàng xuất khẩu của Campuchia, cụ thể là ngành công nghiệp dệt may, cung cấp công việc cho hàng trăm người nghèo tại Campuchia.

Nếu EU rút liên hệ thương mại với Campuchia với tư cách là một quốc gia kém phát triển nhất thế giới, điều này sẽ có ảnh hưởng vô cùng lớn tới nền kinh tế quốc gia.

Nhưng cũng chính vì điều này, EU sẽ không muốn đi bước này, tại một khu vực có rất ít quốc gia có tiêu chuẩn dân chủ cao.

Thay vào đó, EU có thể sử dụng những lệnh cấm vận cụ thể, nhắm đến một vài cán bộ đứng đầu, có thể gây phiền toái cho gia đình của họ, nhưng sẽ không đe dọa tài sản và địa vị của họ tại Campuchia.

Sức mạnh của mạng xã hội

Một lý do khác khiến Hun Sen từ bỏ thỏa hiệp với bề ngoài dân chủ mà ông từng chung sống suốt những năm qua là sự thay đổi về mặt nhân khẩu học, và sự xuất hiện của mạng xã hội.

Tại bán đảo nhỏ nằm giữa sông Mekong và sông Tonle Sap tại Phnom Penh, các công nhân đang xây dựng một đài tưởng niệm khổng lồ bằng đá, với các trụ ngạch được trạm trổ, không như những khu đền vĩ đại của Angkor, nhằm tôn vinh những công trạng của Hun Sen.

Đài tưởng niệm này tập trung vào chính sách mà ông gọi là “đôi bên cùng có lợi”, khi ông vừa thuyết phục được quân Khmer Đỏ từ bỏ chiến đấu vào những năm 1990, vừa kết thúc cuộc nội chiến kéo dài.

Đây là một phần của thứ được gọi là tôn thờ nhân cách, với các trường học, bệnh viện, thư viện, những cây cầu được đặt tên theo Thủ tướng, người đã thêm vào rất nhiều điều tôn kính vào tước hiệu chính thức của ông mà rất ít người có thể nhớ được.

Hun Sen đứng đầu một mạng lưới các nhà tài trợ có lợi ích lớn từ gần như tất cả các hoạt động kinh tế tại đất nước. Trên lý thuyết, ông là một người không ai có thể động đến.

Nhưng phần lớn người dân Campuchia được sinh sau khi chiến tranh đã kết thúc, và chính sách “đôi bên cùng có lợi” chủ yếu chỉ gây ấn tượng với những người lớn tuổi, những người có thể nhớ lại những năm tháng xung đột khủng khiếp.

Những người trẻ tuổi quan tâm hơn tới “căn bệnh” tham nhũng hiện nay, sự phân hóa rõ rệt giữa giàu và nghèo, và những chính sách bất công như tịch thu đất của các doanh nghiệp có quan hệ.

Facebook làm đối lập Campuchia thất vọng?

Chính người trẻ là những người ủng hộ CNRP, mặc cho cương lĩnh chính trị mập mờ và đôi khi là sự lãnh đạo cứng đầu của đảng này.

Họ sử dụng mạng xã hội để huy động sự ủng hộ cho đảng đối lập, vượt qua cả các kênh truyền hình và báo chí gần như bị độc quyền bởi đảng CPP.

Hun Sen không còn nhiều thời gian.

Những người thân cận đóng góp cho đảng của ông, và những người được lợi ích lớn từ quan hệ mật thiết với ông, cũng có thể quyết định thay đổi người lãnh đạo của mình nếu cần.

Vầng hào quang quyền lực vẫn lan tỏa từ Hun Sen. Nếu có một chân lý cho các nhà quan sát chính trị Đông Nam Á, thì đó là không bao giờ được đánh giá thấp người đàn ông quyền lực của Campuchia.

Bằng cách tổ chức lễ cầu nguyện tại Angkor Wat, biểu tượng đã được sử dụng trên quốc kỳ Campuchia từ khi nước này giành độc lập từ Pháp năm 1953, ông liên hệ mình với các vị vua ở thời kì hoàng kim của lịch sử Campuchia, đồng thời cũng thể hiện mình là một người sùng đạo Phật.

Sự khéo léo lợi dụng các định chế tôn kính có thể giúp kéo dài tính chính danh, tại một đất nước mà quá khứ khắc nghiệt làm nhiều người thấm nhuần sự phục tùng chính quyền.

Nhưng như trường hợp các lãnh đạo độc đoán khác, như Suharto ở Indonesia, hoặc kể cả cố quốc vương Sihanouk của Campuchia, đã cho thấy, khi tính chính danh đó bị dao động, nó có thể sụp đổ rất nhanh chóng.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-42241944

 

Các đảng phái tụ về ‘ngợi ca’ Chủ tịch Tập

Hơn 200 lãnh đạo từ 120 đảng phái quốc tế về Bắc Kinh để ca ngợi thành quả Trung Quốc và sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Trong Hội nghị đối thoại cấp cao lần đầu diễn ra từ 30/11 đến 3/12, hơn 200 nhân vật chính trị, gồm cả các vị đương nhiệm và cựu lãnh đạo đã tới Bắc Kinh tham dự.

Đại diện Đảng Cộng sản Việt Nam là ông Phan Đình Trạc, người được Bộ Chính trị bổ nhiệm chức Trưởng Ban Nội chính Trung ương hồi tháng 2/2016.

Thầy Vương lập thuyết cho ba tổng bí thư TQ

Học ‘tư tưởng Tập Cận Bình’ lấy bằng tiến sỹ?

GS Tạ Ngọc Tấn: ‘Gorbachev là kẻ cơ hội’

Trong số các khách châu Á có bà Aung San Suu Kyi của Myanmar, Thủ tướng Campuchia Hun Sen, bà Choo Mi-ae lãnh đạo đảng Dân chủ cầm quyền ở Nam Hàn.

Từ châu Âu có các lãnh đạo Nga, Serbia và cựu thủ tướng Pháp Jean-Pierre Raffarin.

Cùng nhau ca ngợi Trung Hoa vĩ đại

Theo trang China Daily, các lãnh đạo ‘toàn cầu’ đều đánh giá cao chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Họ cũng ca ngợi “các thành quả phát triển của Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng CS”.

Lãnh đạo Đảng Cộng sản Nga, ông Gennady Zyuganov nói “các thành quả của Trung Quốc chỉ có thể đạt được nhờ chính sách thông thái của lãnh đạo quốc gia”.

Báo Trung Quốc cũng trích lời vị khách là học giả Phương Tây, Martin Jacques, từ Khoa Nghiên cứu Chính trị Quốc tế, ĐH Cambridge nói về ‘cách tiếp cận Trung Quốc’:

“Tôi nghĩ ngay từ ban đầu, điểm nhấn là tạo ra một bức tranh thế giới mà chúng ta có thể chia sẻ nhiều thứ, nhiều câu hỏi, và tôi nghĩ đây là cách tiếp cận mang tính chất Trung Quốc nhằm xây dựng một tương lai đòi hỏi chúng ta có hành động cùng nhau, một cách hài hoà.”

Giảm Đặng tăng Mao đề cao ý Tập

Bất cập giáo dục VN ‘bộc lộ rõ’ qua kỳ thi PTTH

Chủ nghĩa tư bản ‘khuyết tật nhưng phát triển’

Phát triển “hài hòa” là thông điệp Đảng Cộng sản Trung Quốc nêu ra từ lâu nay dù giới chỉ trích nói mô hình khai thác kiểu Trung Quốc đang tàn phá môi trường và vắt kiệt tài nguyên ở nhiều nơi.

Một khách khác, bà Julie Bishop, Phó Chủ tịch Đảng Tự do Úc nói “phát triển hòa bình của Trung Quốc đã đưa hàng trăm triệu người ra khỏi đói nghèo quả là một thành công chưa từng có trong lịch sử nhân loại”.

Thủ tướng Sri Lanka, lãnh đạo Đảng UNP của nước Nam Á này, Ranil Wickremesinghe nói nhờ sự lãnh đạo của Tổng bí thư Tập trong năm năm qua, Trung Quốc đã đạt được những thành quả kinh tế, xã hội vĩ đại, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mức sống trên toàn thế giới.

bài diễn văn của Chủ tịch Tập rất mạnh mẽ…ông nói thế giới là một gia đình lớn, và Trái Đất là căn nhà chungCựu Thủ tướng Pháp Raffarin

Các lãnh đạo chính trị của đảng phái từ Tanzania (John Pombe Magufuli), Serbia (Marko Duric), Ethiopia (Demeke Mekonnen), và cả Pháp (Jean-Pierre Raffarin), đều ca ngợi Trung Quốc ngày nay.

Ông Raffarin, thủ tướng Pháp từ 2002 đến 2005, khen ngợi bài diễn văn của Chủ tịch Tập là “rất mạnh mẽ…ông nói thế giới là một gia đình lớn, và Trái Đất là căn nhà chung, và chúng ta cần bảo vệ nó. Ông đã kết hợp hòa bình và phát triển”.

Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, nói rằng Đảng Cộng sản nước này sẵn sàng hợp tác với các đảng phái chính trị trên toàn thế giới để cùng xây dựng một cộng đồng cùng chia sẻ tương lai và cùng xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.

Phát biểu tại buổi khai mạc Hội nghị Đối thoại cấp cao giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc với các đảng chính trị thế giới tại Bắc Kinh hôm 1/12, ông Tập nói rằng điều này đang được chuyển từ lý thuyết sang thành hành động.

Thời gian qua, các nhà quan sát về Đại hội Đảng 19 của Trung Quốc tin rằng ông Tập Cận Bình không chỉ muốn để lại di sản kinh tế chính trị mà còn muốn được đề cao như một nhà tư tưởng.

Tư tưởng của ông được đảng cầm quyền ở Trung Quốc đưa vào Điều lệ và trở thành bộ môn để các đại học nghiên cứu.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-42236812

 

EU-Anh không đạt thỏa thuận về Brexit

Chuyến công tác sang Brussels của Thủ tướng Theresa May đã không đạt được thỏa thuận để mở lối cho đàm phán Brexit.

Cuộc nói chuyện quan trọng của bà May và lãnh đạo EU, Jean-Claude Juncker chiều 04/12/2017 đã không kết thúc bằng một văn bản được mong đợi.

Người Anh nói tiếng Anh khó hiểu nhất?

Theresa May: ‘Ba triệu công dân EU được ở lại Anh’

Những người lao động nước ngoài rời Anh vì Brexit

‘Anh rời EU nhưng không bỏ châu Âu’

Dự kiến trong 10 ngày nữa các vấn đề khác biệt sẽ được làm rõ hơn, trước 15/12, khi các quan chức EU có cuộc họp quan trọng nhất trước ngày cuối cùng của năm 2017 để bàn về Brexit.

Biên giới không có trạm kiểm soát?

Nhưng hôm nay, vấn đề có vẻ như là khác biệt về quy chế cho vùng Bắc Ireland thuộc Anh là “hòn đá cản đường”.

Có tin Anh Quốc đã sẵn sàng chấp nhận một quy chế riêng cho vùng này, để Bắc Ireland vẫn ở lại trong Liên minh Thuế quan với EU cùng miền Nam Ireland, là Cộng hòa Ireland, nước thuộc EU.

Nhưng lãnh đạo đảng Liên hiệp Bắc Ireland (DUP) trong liên minh lập ra chính phủ Anh đã không chấp nhận điều này.

Ngay trước lúc bà May vào họp với quan chức EU, lãnh đạo đảng DUP, bà Arlene Foster, đã họp báo công bố rằng đảng này không chấp nhận “quy chế riêng” bên ngoài phần còn lại của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland.

BBC News cho hay bà Theresa May, lãnh đạo đảng Bảo thủ Anh, đã phải bỏ dở cuộc họp với ông Juncker để gọi điện nói chuyện với bà Arlene Foster.

Sau đó, bà May nói Anh và EU đã “thất bại không đạt được thỏa thuận để đi tiếp vào bước sau trong quá trình đàm phán Brexit”.

Bà chỉ nói, “hai bên còn một số khác biệt và sẽ tiếp tục nói chuyện trong tuần này”.

Phóng viên BBC Laura Kuenssberg nói DUP đã “đánh chìm thỏa thuận” mà nếu đạt được sẽ mở đường cho đàm phán thương mại EU-Anh Quốc”.

Cộng hòa Ireland và EU giữ quan điểm là không cho lập lại các trạm kiểm soát biên giới với Bắc Ireland sau khi Bắc Ireland cùng Anh rời EU.

Anh Quốc và hai mặt đối nghịch của Brexit

‘Mạng lưới Việt-Anh’ tin tưởng vào cơ hội từ Brexit

Nghị sĩ Anh sẵn sàng chấp thuận bầu cử sớm

http://www.bbc.com/vietnamese/world-42230302

 

Úc muốn ngăn chặn nước ngoài can thiệp chính trị

Chính phủ Úc đã đề xuất một loạt phương án xử lý thẳng tay đối với việc can thiệp của nước ngoài vào hoạt động chính trị.

Thủ tướng Malcolm Turnbull cho biết các điều luật kiểm soát hoạt động tình báo và quyên góp chính trị sẽ trải qua sự kiểm tra kỹ lưỡng nhất trong nhiều thập kỷ.

Đề xuất những điều luật mới, còn cần được quốc hội thông qua, sẽ nhắm tới những hoạt động “mang tính ép buộc, vụng trộm”, ông nói.

Ông nêu ra “những báo cáo phiền phức” về ảnh hưởng của Trung Quốc, nhưng nhấn mạnh rằng những điều luật này không nhắm cụ thể tới bất kì nước nào.

Thủ tướng Úc cũng lấy ví dụ những cáo buộc về can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ để chứng minh sự cần thiết của cải cách.

Donald Trump xác nhận bị điều tra

Trump giận dữ về vụ điều tra Nga can thiệp bầu cử

“Chúng ta không nên ngây thơ về vấn đề này,” ông Turnbull nói tại Canberra hôm thứ ba.

“Quyền lực ngoại bang đang xâm phạm và làm ảnh hưởng tới quy trình chính trị một cách chưa từng có và ngày càng tinh vi, cả tại đây và ở các nước khác.”

Hình phạt cho tội phạm

Dự thảo luật mới bao gồm:

Những tội danh mới đánh vào sự can thiệp của nước ngoài qua gián điệp chính trị và kinh tế nội địa, hoặc đánh cắp bí mật thương mại.

Lệnh cấm quyên góp từ nước ngoài cho các chiến dịch chính trị tại Úc.

Mở rộng các luật tình báo nhắm vào những người nắm giữ hoặc nhận thông tin nhạy cảm, hơn là chỉ truyền thông tin.

Một hồ sơ kiểu Mỹ ghi công khai tất cả những nhà vận động hành lang nước ngoài và những người họ đang làm việc cùng.

“Việc đăng kí vào sổ không bị coi là một việc xấu, và chắc chắn đó cũng không phải là một tội,” ông Turnbull nói.

“Không công khai các mối quan hệ mới khiến một người bị luận tội hình sự.”

Tội can thiệp của nước ngoài sẽ nhắm đến các hoạt động mờ ám, dối tra hoặc đe dọa bởi các nhân tố nước ngoài, chính phủ cho biết. Đó là các hoạt động không được coi là gián điệp nhưng có mục đích can thiệp vào các quy trình dân chủ hoặc cung cấp thông tin tình báo cho các chính phủ nước ngoài.

Dự thảo luật sẽ được giới thiệu tại Quốc hội trong tuần này.

Tăng cường tranh luận

Khả năng có sự can thiệp của nước ngoài đã được thảo luận rộng rãi tại Úc trong những tháng gần đây.

Vào tháng 10, tình báo cấp cao và các quan chức chính phủ đã cảnh báo các trường đại học cần thận trọng với những cuộc tranh luận diễn ra trong khuôn viên nhà trường – dựa theo các cáo buộc rộng rãi về sự can thiệp của Trung Quốc.

Nhà ngoại giao Mỹ ‘cho gián điệp TQ tin tối mật’

TQ treo thưởng cho tin về gián điệp ngoại

Cuộc tranh luận cũng liên quan tới chính trường, sau khi một thượng nghị sỹ bị chỉ trích vì có giao dịch với một doanh nhân Trung Quốc giàu có.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-42243759

 

Không quân Trung Quốc diễn tập gần Triều Tiên

Không quân Trung Quốc gần đây tiến hành diễn tập theo những tuyến và khu vực mà họ chưa từng bay qua trước đây tại khu vực Hoàng Hải và Hoa Đông gần bán đảo Triều Tiên.

Mạng báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng loan tin vừa nêu vào ngày 4 tháng 12 dẫn lời phát ngôn nhân Không quân Trung Quốc Trầm Kim Khoa (Shen Jinke) đưa ra trong cùng ngày từ một căn cứ ở miền bắc Hoa Lục.

Phát ngôn nhân Không Quân Trung Quốc không nêu rõ thời gian cũng như vị trí cụ thể của những cuộc diễn tập, mà chỉ cho biết là máy bay của lực lượng này đã đi vào những vùng chưa biết đến.

Chuyên gia quân sự Tống Trung (Shong Zhongping) được Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng trích dẫn nói rằng dù vị trí cụ thể của những cuộc diễn tập không được tiết lộ, nhưng máy bay có thể bay qua những khu vực được cho là nhạy cảm thuộc Vùng Nhận Dạng Phòng Không (ADIZ) của Trung Quốc ở Hoa Đông, nơi chồng lấn với không phận của Nhật Bản và Hàn Quốc.

Phát ngôn nhân Trầm Kim Khoa nói thêm rằng hoạt động huấn luyện như thế sẽ trở nên thường xuyên khi mà Không Quân Trung Quốc đang tăng cường khả năng sẵn sàng bảo vệ các lợi ích chiến lược của đất nước.

Tin cho biết tham gia diễn tập gồm các máy bay trinh sát, chiến đấu cơ, máy bay cảnh báo sớm và phối hợp với các đơn vị tên lửa phòng không.

Thông báo vừa nêu của Không Quân Trung Quốc được đưa ra trong cùng ngày Hoa Kỳ và Hàn Quốc bắt đầu tiến hành đợt diễn tập không quân chung được cho là lớn nhất từ trước đến nay.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/china-air-force-holds-drills-in-new-routes-and-areas-near-korean-peninsula-12052017081254.html

 

CTV Mueller ra trát, đòi Deutche Bank cung cấp thông tin

về tài khoản của Trump

Công tố viên đặc biệt Robert Mueller vừa yêu cầu Deutsche Bank, ngân hàng lớn nhất nước Đức, chia sẻ những dữ liệu liên quan đến các tài khoản, trương mục thuộc quyền sở hữu của Tổng Thống Donald Trump và gia đình ông, theo một nguồn tin thông thạo cho biết hôm thứ Ba 5/12.

Xác nhận một bản tin đăng trên nhật báo Handelsblatt số ra ngày thứ Ba, nguồn tin này cho hay ông Mueller đã gửi trát tòa đến Deutsche Bank cách đây nhiều tuần lễ, yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin về một số giao dịch bằng tiền mặt và bằng thẻ tín dụng.

Deutsche Bank đã cho tập đoàn Trump vay hàng triệu mỹ kim để thực hiện các dự án bất động sản. Ngân hàng này tuyên bố sẽ không bình luận về bất cứ khách hàng nào.

Hồi tháng Sáu vừa rồi, ngân hàng này đã viện luật bảo vệ quyền riêng tư để khước từ yêu cầu của các dân biểu Đảng Dân chủ Mỹ, đòi họ cung cấp chi tiết về tài chánh của ông Trump.

Công Tố Viên Mueller đang điều tra những âm mưu mà Nga bị cáo buộc, là tìm cách ảnh hưởng tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016, và liệu có sự thông đồng giữa Nga với các phụ tá của ông Trump hay không.

Nga đã gạt bỏ những cáo buộc cho rằng họ đã can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ, và ông Trump nhiều lần khẳng định rằng không có chuyện thông đồng.

https://www.voatiengviet.com/a/ctv-mueller-ra-trat-doi-deutsche-bank-cap-tong-tin-ve-tai-khoan-cua-trump/4149951.html

 

EU cảnh báo TT Trump

định công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel

Nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, Federica Mogherini, hôm thứ Ba 5/12 nói “cần phải tránh hoàn toàn bất kỳ hành động nào làm suy yếu” nỗ lực hòa bình nhằm thành lập hai nhà nước cho người Israel và Palestine, theo hãng tin Reuters.

Cần phải tránh hoàn toàn bất kỳ hành động nào làm suy yếu” nỗ lực hòa bình nhằm thành lập hai nhà nước cho người Israel và Palestine.

Ngoại trưởng EU Federica Mogherini.

Bà Mogherini phát biểu như vậy bên cạnh Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson tại Brussels, trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc việc công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel.

Bà Mogherini nói “cần tìm ra giải pháp thông qua đàm phán để giải quyết tình trạng cho Jerusalem như là thủ đô tương lai của hai nhà nước,” và bà nhấn mạnh rằng EU ủng hộ nỗ lực mở lại các cuộc đàm phán hòa bình có ý nghĩa.

Bà nói rằng 28 bộ trưởng ngoại giao của EU sẽ cùng nhau thảo luận vấn đề này với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại Brussels vào thứ Hai tới, sau đó sẽ có cuộc gặp tương tự với Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas vào đầu năm 2018.

https://www.voatiengviet.com/a/eu-canh-cao-tt-trump-dinh-cong-nhan-jerusalem-la-thu-do-cua-israel/4149876.html

 

Nga liệt 9 hãng truyền thông Mỹ, kể cả VOA,

là “đặc vụ nước ngoài”

Bộ Tư pháp Nga hôm 5/12 liệt 9 hãng truyền thông Mỹ, trong đó có VOA, vào danh sách các “đặc vụ nước ngoài.”

Ngoài ra, Bộ Tư pháp Nga còn ghi vào ‘sổ đen’ Đài Âu châu Tự do/ Radio Liberty cùng nhiều đối tác khác của những đài này, sau khi cảnh cáo các cơ sở đó hồi tháng trước rằng họ có thể bị ảnh hưởng.

Hồi tháng 11, Tổng Thống Vladimir Putin ký thành luật và trao quyền cho chính phủ Nga được chỉ định các cơ sở truyền thông nhận tài trợ từ nước ngoài là “đặc vụ nước ngoài” , đồng thời áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các cơ sở này.

Các giới chức Nga mô tả luật mới là một “đáp ứng cân xứng” với áp lực của Mỹ đối với truyền thông Nga.

Hôm 13/11, đài truyền hình Nga được nhà nước tài trợ Russia Today (RT), đăng ký hoạt động tại Hoa Kỳ theo một đạo luật cũ nhiều thập niên có tên gọi tắt là FARA, tức Đạo luật Đăng ký cho Đặc vụ Nước Ngoài.

Đại sứ Mỹ tại Nga Jon Huntsman tuần trước nói rằng FARA có mục đích cổ vũ cho sự minh bạch, nhưng không hạn chế hoạt động của đài truyền hình RT tại Hoa Kỳ.

Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên án luật của Nga, nói rằng đạo luật này cản trở tự do báo chí.

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert nói trong một tuyên bố vào tháng trước:

“Luật mới, cho phép Bộ Tư pháp Nga xếp các cơ sở truyền thông là “đặc vụ nước ngoài” cần phải theo dõi hoặc chặn một số hoạt động trên mạng, là thêm một mối đe doạ khác nữa đối với tự do báo chí tại Nga.

https://www.voatiengviet.com/a/nga-liet-9-hang-truyen-thong-my-ke-ca-voa-la-dac-v-nuoc-ngoai/4149864.html

 

Cháy rừng lớn ở California, 8.000 hộ gia đình phải di tản

Gió mạnh làm cho đám cháy rừng ở bang California miền Tây Hoa Kỳ càng cháy lớn, buộc chính quyền ra lệnh di tản cho 8.000 hộ gia đình.

Vụ cháy rừng xảy ra Quận Ventura, cách thành phố Los Angeles 40 km về phía tây bắc.

Các viên chức sở cứu hỏa hôm thứ Ba 5/12 cho biết đám cháy bao trùm một khu vực rộng 11.000 hécta và ngọn lửa đang lan nhanh.

Dự kiến trong vài ngày tới, gió mạnh vẫn sẽ tiếp tục. Trưởng sở cứu hóa quận Ventura, Mark Lorenzen, nói trong tình hình gió tiếp tục mạnh như vậy, 500 lính cứu hỏa của ông sẽ tập trung vào việc bảo vệ các tòa nhà thay vì lo dập tắt đám cháy.

ông Lorenzen nói: “Việc ngăn chặn đám cháy là không khả thi, và chỉ biết trông chờ vào thiên nhiên.”

https://www.voatiengviet.com/a/chay-rung-lon-o-california-8000-ho-gia-dinh-phai-di-tan/4149852.html

 

Phản ứng trước quyết định của Tòa Tối cao Mỹ chuẩn y

lệnh cấm nhập cảnh của TT Trump

Quyết định của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ duy trì hiệu lực lệnh cấm du hành mới nhất của Tổng thống Donald Trump đã trao cho ông một chiến thắng, trong khi cuộc chiến pháp lý vẫn tiếp diễn ở các tòa án cấp thấp.

Bảy trong số chín thẩm phán ủng hộ lệnh cấm du hành của chính quyền ông Trump, trong khi hai thẩm phán Ruth Bader Ginsburg và Sonia Sotomayor nói chỉ nên duy trì một phần của lệnh cấm này.

Toà án Tối cao không đưa ra lý do cho quyết định này.

Lệnh cấm nhập cảnh áp dụng đối với hầu hết du khách từ tám quốc gia: Chad, Iran, Libya, Triều Tiên, Somalia, Syria, Venezuela và Yemen. Sáu trong số các quốc gia này có đa số người dân theo đạo Hồi.

Các thẩm phán tại tòa cấp thấp hơn ở bang Maryland và Hawaii đã ngăn không cho thực thi sắc lệnh của ông Trump.

Bộ Trưởng Tư pháp Jeff Sessions gọi quyết định hôm thứ Hai là “chiến thắng đáng kể cho sự an toàn và an ninh của người Mỹ”, và cho biết lệnh cấm du hành của ông Trump là cần thiết để bảo vệ đất nước không bị đe dọa.

Phó Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, ông Hogan Gidley, cho biết quyết định của Tòa Tối cao hôm thứ Hai không gây ngạc nhiên và nói rằng đó là “cần thiết để bảo vệ tổ quốc của chúng ta.”

Tuy nhiên, Hội đồng Quan hệ Mỹ-Hồi giáo lại một lần nữa gọi lệnh cấm du hành này là nhằm vào người Hồi giáo.

https://www.voatiengviet.com/a/phan-ung-truoc-quyet-dinh-cua-toa-toi-cao-my-chuan-y-lenh-cam-nhap-canh-cua-tt-trump/4149824.html

 

Kremlin:Flynn không ảnh hưởng tới quyết định của Putin

về chế tài

Điện Kremlin hôm thứ Hai khẳng định các cuộc nói chuyện giữa cựu cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump và đại sứ Nga tại Mỹ không ảnh hưởng đến phản ứng của Tổng thống Nga Vladimir Putin về các chế tài do người tiền nhiệm của Trump áp đặt.

Cựu cố vấn Michael Flynn hôm thứ Sáu nhận tội khai man với FBI về những liên lạc của ông ta với các quan chức Nga.

Các công tố viên cho biết ông Flynn đã yêu cầu Đại sứ Nga Sergei Kislyak hồi tháng 12 năm ngoái “đừng leo thang tình hình” sau khi chính quyền Obama sắp mãn nhiệm áp đặt các chế tài lên Nga để trả đũa điều được nói là sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ. Chỉ vài ngày sau đó, ông Putin chọn không trả đũa.

Ông Flynn bị buộc từ chức vào tháng 2 sau khi các bản tin tiết lộ rằng các quan chức chính quyền Tổng thống Obama đã thông báo với đội ngũ của ông Trump rằng ông Flynn đã bàn về các chế tài với ông Kislyak, mâu thuẫn với những phát biểu công khai của Phó Tổng thống Mike Pence.

Phát ngôn viên của ông Putin, Dmitry Peskov, hôm thứ Hai nói thật “ngớ ngẩn” khi gợi ý rằng cuộc điện đàm có thể đã ảnh hưởng đến quyết định của ông Putin và nói thêm rằng “những yêu cầu như vậy không thể nào được chuyển tới” cho ông.

“Tổng thống tự mình đưa ra quyết định, chỉ dựa trên lợi ích quốc gia của Nga mà thôi,” ông Peskov nói với các phóng viên. “Ông Flynn không thể nào yêu cầu ông Sergei Ivanovich (Kislyak) về bất cứ điều gì, và, thêm nữa những yêu cầu như vậy không thể nào được chuyển tới cho Tổng thống Nga.”

Các quan chức Nga đã bác bỏ cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller về các mối liên hệ giữa chính quyền Trump và Moscow là một vụ bức hại chính trị chống Nga.

https://www.voatiengviet.com/a/kremlin-flynn-khong-anh-huong-toi-quyet-dinh-cua-putin-ve-che-tai/4149501.html

 

TT Trump nói Flynn bị đối xử bất công,

cảm thấy ‘rất tội nghiệp’

Tổng thống Donald Trump bày tỏ sự cảm thông với cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn, nói rằng ông Flynn đã bị đối xử bất công bởi các nhà điều tra xem xét ảnh hưởng của Nga đối với cuộc bầu cử tổng thống năm 2016.

Ông Flynn hôm thứ Sáu nhận tội khai man với Cục Điều tra Liên bang vào tháng 1 về những lần ông ta liên lạc với đại sứ Nga tại Mỹ. Cuộc trò chuyện này diễn ra vài tuần trước lễ nhậm chức của ông Trump.

Tổng thống so sánh những lời nói dối của ông Flynn với FBI với những phát biểu của đối thủ tranh cử tổng thống của ông, Hillary Clinton, khi bà được các điều tra viên liên bang hỏi về những email của bà.

“Hillary Clinton nhiều lần nói dối FBI. Chẳng bị làm sao. Flynn nói dối và họ đã hủy hoại cuộc đời ông ấy. Tôi nghĩ chuyện này thật đáng xấu hổ,” ông Trump nói hôm thứ Hai khi ông rời Nhà Trắng lên đường đến bang Utah.

Tổng thống lưu ý rằng bà Clinton đã không tuyên thệ nói thật khi bà nói chuyện với FBI, còn ông Flynn thì có.

Cựu giám đốc FBI James Comey khi ra khai chứng trước Quốc hội vào tháng Bảy nói rằng bà Clinton không nói dối các đặc vụ FBI điều tra việc bà sử dụng máy chủ email cá nhân khi còn là ngoại trưởng.

“Chúng tôi không có cơ sở để kết luận bà ấy nói dối FBI,” ông Comey phát biểu trước Ủy ban Giám sát Hạ viện trong một phiên điều trần công khai.

“Tôi cảm thấy tội nghiệp Tướng Flynn, tôi cảm thấy rất tội nghiệp,” ông Trump nói với các nhà báo. “Ông ấy đã sống rất đứng đắn và tôi cảm thấy rất tội nghiệp.”

Ông Trump đưa ra phát biểu này trong khi các chuyên gia pháp lý và các nhà điều tra đang phân tích một dòng tweet xuất hiện vào cuối tuần qua trên tài khoản Twitter của ông.

Ông Trump tweet rằng ông “đã phải sa thải Tướng Flynn bởi vì ông ấy nói dối Phó Tổng thống và FBI. Ông ấy đã nhận tội nói dối. Thật đáng tiếc vì những hành động của ông ấy trong quá trình chuyển tiếp là hợp pháp. Không có gì phải giấu diếm!”

Điều này cho thấy tổng thống đã biết khi ông sa thải ông Flynn vào ngày 13 tháng 2 – sau chưa đầy một tháng làm cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump – rằng ông Flynn đã nói dối FBI khi các đặc vụ phỏng vấn ông ta trước đó vài tuần.

Luật sư cá nhân của tổng thống John Dowd nói với trang tin Axios rằng chính ông đã viết dòng tweet này. Ông Dowd gọi đó là “lỗi của tôi,” nói rằng ông đã soạn nội dung và chuyển nó cho giám đốc truyền thông xã hội của Nhà Trắng, Dan Scavino, người mà sau đó đăng lên tài khoản @realdonaldtrump.

Dòng tweet đã gây sửng sốt và thu hút sự săm soi của nhiều người về việc liệu tổng thống có biết ông Flynn nói dối FBI khi ông sa thải Flynn hay không. Dòng tweet này có thể được hiểu như là một sự thừa nhận rằng ông Trump đã cản trở công lý khi ông yêu cầu cựu giám đốc FBI James Comey chấm dứt cuộc điều tra nhắm vào ông Flynn và sau đó sa thải ông Comey.

https://www.voatiengviet.com/a/tong-thong-trump-noi-flynn-bi-doi-xu-bat-cong-cam-thay-rat-toi-nghiep/4148602.html

 

Quân đội Myanmar có thể đã phạm tội diệt chủng

Các lực lượng an ninh của Myanmar có thể đã phạm tội diệt chủng trong cuộc đàn áp người thiểu số Hồi giáo Rohingya. Nhiều người Rohingya vẫn đang trốn chạy khỏi Myanmar, bất chấp nước này đã thỏa thuận với Bangladesh để hồi hương người tị nạn Rohingya, hãng tin Reuters trích lời một viên chức nhân quyền hàng đầu của LHQ hôm thứ Ba 5/12.

LHQ xác định tội diệt chủng là hành động nhằm tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần một nhóm dân tộc, sắc tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo.

Ông Zeid Ra’ad al-Hussein, Cao ủy Nhân quyền LHQ, nói rằng không có ai trong số 626.000 người Rohingya, những người đã chạy sang Bangladesh lánh nạn từ tháng Tám bị đưa về Myanmar cả, trừ khi có một cuộc giám sát chặt chẽ.

Ông Zeid, người miêu tả chiến dịch đàn áp trước đây của Myanmar như một “trường hợp thanh lọc sắc tộc điển hình.” Ông phát biểu như trên trong một phiên họp đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền LHQ do Bangladesh triệu tập.

Ông Zeid mô tả các phúc trình về “hành động tấn công kinh hoàng nhắm vào người Rohingya, bao gồm việc cố ý thiêu sống trong nhà cho đến chết, giết hại trẻ em và người lớn; bắn tỉa vào thường dân đang chạy trốn; hãm hiếp phụ nữ và trẻ em gái tràn lan; đốt nhà , trường học, chợ và nhà thờ Hồi giáo.”

Chính quyền Myanmar với đa số dân chúng theo Phật giáo từ chối xem người Hồi giáo Rohingya là công dân Myanmar và xem họ là người nước ngoài.

Ông Zeid yêu cầu Hội đồng đề xuất với Đại hội đồng LHQ nên thiết lập một cơ chế mới “để hỗ trợ điều tra hình sự các cá nhân có trách nhiệm.”

Myanmar bác bỏ những hành động tàn ác chống lại người Rohingya. Phái viên Htin, khi đề cập đến các cáo buộc này nói rằng: “Mọi người muốn nói gì thì nói và đôi khi họ nói những gì người khác bảo họ nói.”

Ông Kelley Currie, Đại sứ Hoa Kỳ tại Hội đồng Kinh tế và Xã hội LHQ cho biết việc người Rohingya không có quốc tịch Myanmar là “nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng này”, ông nói thêm rằng: “Hãy ngưng việc chối bỏ hậu quả nghiêm trọng của tình hình hiện nay.”

https://www.voatiengviet.com/a/quan-doi-myanmar-co-the-da-pham-toi-diet-chung/4150169.html

 

Kỳ vọng sẽ đạt được thỏa thuận để Anh rút khỏi EU

Thủ tướng Anh Theresa May và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker hôm thứ Ba 5/12 bày tỏ tin tưởng rằng hai bên sẽ đạt được một thỏa thuận để Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU), sau khi hai bên đã không đạt được thỏa thuận một ngày trước đó.

Bà May và ông Juncker họp tại Brussels hôm thứ Hai, bàn về thỏa thuận cho việc Anh rút khỏi EU vào ngày 29/3/2019.

Ông Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, nói:

“Chúng tôi sẵn sàng tiếp tục cuộc một họp khác với Vương quốc Anh tại Brussels vào cuối tuần này. Tôi vẫn tin tưởng rằng chúng tôi có thể đạt được tiến bộ đáng kể trước kỳ họp của Hội đồng châu Âu vào ngày 15/12”.

Bà May nói vẫn còn khác biệt trong “một vài vấn đề,” nhưng bà cũng tin tưởng rằng các cuộc đàm phán sẽ kết thúc một cách tích cực.

Trong số những vấn đề vẫn chưa được giải quyết là liệu Bắc Ireland có được tiếp tục áp dụng quy chế của khối thị trường chung EU hay không, quy chế nào áp dụng cho công dân qua lại biên giới giữa Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland, và ba triệu công dân của các nước EU sống ở Anh sẽ có những quyền gì.

https://www.voatiengviet.com/a/ky-vong-se-dat-duoc-thoa-thuan-de-anh-rut-khoi-eu/4150162.html

 

Yemen: càng hỗn loạn sau khi cựu TT Saleh bị giết

Đặc sứ của Liên Hiệp Quốc tại Yemen chuẩn bị báo cáo tình hình cho các thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ hôm thứ Ba, một ngày sau khi các phần tử nổi dậy giết chết cựu Tổng Thống Ali Abdullah Saleh, sau một đợt bạo động tăng vọt tại thủ đô Yemen.

Nói chuyện với các nhà báo, người phát ngôn của LHQ Stephane Dujarric nói ông trông đợi đặc sứ Ismail Ould Cheikh Ahmed bàn về những hệ quả chính trị của việc sát hại ông Saleh.

“Rõ ràng sự cố này làm tăng thêm mức độ phức tạp của một tình huống chính trị vốn đã hết sức khó khăn”.

Ông Dujarric lặp lại vị thế của Liên Hiệp Quốc, sẵn sàng đứng ra làm trung gian để thương lượng một thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã giết chết 10.000 người, và khiến hàng triệu người ở Yemen cần viện trợ nhân đạo khẩn cấp từ năm 2014 cho tới nay.

Điều phối viên nhân đạo đặc trách Yemen của LHQ, ông Jamie McGoldrick, kêu gọi một cuộc ngừng bắn vì lý do nhân đạo trong ngày thứ Ba, để cho phép thường dân tìm kiếm sự trợ giúp.

Ông McGoldrick nói:

“Các đường phố của thành phố Sana’a đã trở thành những bãi chiến trường, nhiều người bị mắc kẹt trong nhà, không thể ra ngoài để tìm nơi an toàn và được chăm sóc y tế, và tiếp cận các dịch vụ cung cấp nhu yếu phẩm như lương thực, nhiên liệu và nước sạch”.

Ông Saleh đã cai trị Yemen trong suốt hơn ba thập niên trước khi ông bị lật đổ hồi năm 2012 vì sức ép từ công chúng và áp lực chính trị, tuy nhiên ở hậu trường, ông tiếp tục nắm quyền lực, lập ra một liên minh với phe Houthi được Iran hậu thuẫn khi người Houthi chiếm quyền kiểm soát thủ đô Sana’a hồi năm 2014 và buộc Tổng thống Abdu Rabu Mansour Hadi phải đi sống lưu vong.

Chủ tịch Liên đoàn Ảrập Abul Gheit hôm thứ ba cảnh báo rằng việc giết ông Saleh có thể “làm bùng nổ tình hình an ninh ở Yemen”.

Cái chết của ông Saleh hôm thứ Hai 4/12 kết thúc nhiều ngày căng thẳng sau khi ông tố cáo phe Houthi và đề nghị khôi phục các mối quan hệ với Ảrập Xêút, nước mà trong suốt 2 năm qua đã dẫn đầu một liên minh quân sự hậu thuẫn ông Hadi.

Phe nổi dậy cho hay ông Saleh đang trên đường tới Ả-rập Xê-út thì bị giết, họ mô tả cái chết của ông là ‘một cuộc đảo chính chống liên minh mà cá nhân ông không hề tin’.

Trong bài phát biểu trên truyền hình, thủ lãnh nhóm Houthi, Abdul-Malek al-Houthi, nói cái chết của ông Saleh là “một ngày đen tối cho các lực lượng của liên minh.”

Từ Ả-rập Xê-út, ông Hadi, Tổng Thống Yemen bị lật đổ, kêu gọi dân cư ngụ trong khu vực do phe Houthi kiểm soát hãy vùng lên chống quân nổi dậy.

Các vụ đụng độ giữa các chiến binh trung thành với ông Saleh và người Houthi lần đầu tiên bùng nổ hồi tuần trước, khi ông Saleh tố cáo quân nổi dậy Houthi là xông vào đền thờ Hồi giáo của ông ở Sana’a, và tấn công Tư lệnh các lực lượng đặc biệt Tarek Saleh, cháu trai của ông.

https://www.voatiengviet.com/a/yemen-tinh-hinh-cang-hon-loan-sau-khi-cuu-tt-saleh-bi-giet/4150148.html

 

Số phận thể thao Nga

nằm trong tay Ủy Ban Olympic Quốc Tế

Anh Vũ

Hai thành viên Ủy ban Olympic quốc tế CIO tại Lausanne-Thụy Sĩ đang chuẩn bị cho cuộc họp báo về số phận các vận động viên Nga trong mùa Olympic mùa đông ở Hàn Quốc 2018.Reuters

Sau các cáo buộc Nga tổ chức cho vận động viên sử dụng doping một cách có hệ thống trên quy mô chính phủ tại Thế vận hội mùa đông Sotchi 2014, số phận thể thao Nga lại một lần nữa nằm trong tay của Ủy Ban Olympic Quốc Tế (CIO). Liệu Nga có bị loại khỏi Thế vận hội mùa đông Pyeongchang 2018 hay không ?

CIO sẽ phải ra một quyết định khó khăn nhưng có ảnh hưởng lớn đối với tham vọng cường quốc thể thao của Nga trong phiên họp hôm nay 05/12/2017, tại Lausanne Thụy Sĩ.

Không dưới 200 nhà báo, trong đó có 40 phóng viên Nga sẽ có mặt tại phòng họp báo trong trụ sở Ủy Hội Thế Vận Quốc Tế dự trù diễn ra vào lúc 19 giờ 30 để đón đợi phán quyết của ban chấp hành CIO từ đích thân ông chủ tịch Thomas Bach. Như thế cũng đủ cho thấy tầm mức quan trọng của một quyết định không chỉ đơn thuần liên quan đến các vận động viên thể thao Nga.

Nhiều khả năng CIO sẽ chỉ có 2 lựa chọn : Hoặc loại thẳng thừng nước Nga ra khỏi kỳ Thế vận hội sắp tới, hoặc Ủy ban cho phép các vận động viên Nga được tham dự nhưng dưới màu cờ trung lập, tất nhiên các vận động viên này còn phải được các liên đoàn các bộ môn thể thao thừa nhận là « sạch ».

Cả hai giải pháp trên đều không thể chấp nhận được với tổng thống Vladimir Putin và ông đánh giá đó là sự « hạ nhục đối với nước Nga ».

Bị loại khỏi sân chơi thể thao thế giới quả thực không chỉ là tổn thất lớn đối với thể thao Nga mà còn là đòn chính trị nặng nề đối với Matxcơva. Cách đây 4 năm, dưới sự chỉ đạo của tổng thống Putin, chính phủ Nga đã đầu tư hàng chục tỷ đô la để đón tiếp Thế vận hội mùa đông Sotchi. Ở kỳ thế vận hội đó, đoàn thể thao Nga đã dẫn đầu bảng tổng kết xếp hạng các huy chương, trước khi các phát giác sử dụng doping bị bung ra một năm sau đó.

Cũng sẽ là một sự « sỉ nhục » như đánh giá của tổng thống Putin, khi mà chỉ còn vài tháng nữa Nga sẽ đón ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh, World Cup 2018.

Ông Serguei Medvedev, giáo sư trường Cao đẳng Kinh tế Matxcơva nhận định, thể thao là một nguồn lợi vô cùng lớn trên khía cạnh truyền thông cũng như chính trị. Tổ chức Thế vận hội Sotchi đã mang lại hình ảnh đẹp cho đất nước Nga, cho thể thao Nga.

Từ khi vụ bê bối doping lớn nhất trong lịch sử phong trào Olympic bị vỡ lở, các vận động viên Nga là những người đầu tiên phải gánh chịu hậu quả. Sau khi bản báo cáo McLaren công bố năm 2016, theo yêu cầu của Cơ Quan Chống Doping Thế Giới (AMA), khẳng định việc sử dụng doping có tổ chức có chỉ đạo từ chính phủ, thể thao Nga đã bị tước 1/3 số huy chương, hàng trăm vận động viên tài năng của Nga bị cấm mọi thi đấu quốc tế.

Chưa hết, Liên Đoàn Điền Kinh Quốc Tế cuối tháng 11/2017 đã ra quyết định tiếp tục treo thi đấu đối với điền kinh Nga và Cơ Quan Chống Doping Thế Giới khẳng định loại cơ quan chống doping Nga ( Rusada) ra khỏi tổ chức quốc tế.

Chấp nhận sai lầm quá khứ cũng là điều kiện tiên quyết để CIO lật sang trang mới với thể thao Nga. Nhưng đến giờ Matxcơva vẫn không thừa nhận tổ chức cho các vận động viên sử dụng doping trên quy mô lớn như kết luận của báo cáo McLaren 2016.

Phần đông giới quan sát cho rằng, nếu CIO loại Nga khỏi Thế vận hội Pyeongchang, thì vấn đề không còn trong khuôn khổ thể thao nữa. Tâm lý thù hằn chống phương Tây sẽ bùng lên cao hơn ở Matxcơva. Tuần trước, phó thủ tướng Nga Vitali Moutko quả quyết rằng các cáo buộc sử dụng doping nhắm vào Nga chỉ nhằm mục đích bôi nhọ hình ảnh của đất nước ông. Đầu tháng 11, tổng thống Putin tuyên bố các cáo buộc doping như vậy do Hoa kỳ giật dây để phá hoại cuộc bầu cử tổng thống Nga vào tháng 3/2018.

Theo bà Tatiana Stanovaia, thuộc Trung tâm Công nghệ chính trị, tổng thống Nga nhận thấy đại đa số các vận động viên trên thế giới đều dùng doping và Nga bị lấy làm cây bung xung . Bà nhận định « Putin nghĩ rằng không phải là chuyện sử dụng doping mà là vấn đề đối xử không công bằng với Nga ».

Ở kỳ Thế vận hội mùa hè 2016, số phận của đoàn thể thao Nga cũng phải đợi đến gần sát ngày khai hội mới được định đoạt. Lần đó, CIO đã phải rất khó khăn mới đưa ra quyết định để các vận động viên Nga tham dự Rio 2016 với điều kiện không bị các liên đoàn bộ môn cấm. Quyết định khi đó của CIO đáp ứng được mong đợi của Nga, nhưng sau đó đã gây những phản ứng bất bình từ nhiều cơ quan chuyên môn thể thao quốc tế cũng như dư luận báo chí cho rằng CIO đã quá nương tay với sự gian lận của Nga.

Như vậy một lần nữa ban chấp hành CIO lại đứng trước một quyết định khó khăn mà tác động của nó có thể vượt ra ngoài phạm vi thể thao thuần túy. Người Nga có lẽ lúc này muốn chú tâm vào Cúp bóng đá thế giới mùa hè 2018, với hy vọng tô điểm hào quang của một cường quốc thể thao.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171205-so-phan-the-thao-nga-nam-trong-tay-uy-ban-olympic-quoc-te

 

Nhật muốn trang bị tên lửa tầm xa

có thể tấn công Bắc Triều Tiên

Anh Vũ

AFP ngày 05/12/2017 dẫn một nguồn thạo tin tại Tokyo cho hay, Nhật Bản đang chuẩn bị kế hoạch mua các loại tên lửa không đối đất có khả năng tấn công các cơ sở tên lửa của Bắc Triều Tiên.

Tokyo dự kiến sẽ dành một phần trong ngân sách Quốc Phòng cho năm 2018 để nghiên cứu khả năng trang bị cho chiến đấu cơ F-15 tên lửa tầm xa lên tới 1000 km, trong đó có loại hỏa tiễn JASSM-ER (Joint Air-to-Surface Standoff Missile) do tập đoàn Mỹ Lockheed Martin chế tạo. Nguồn tin ẩn danh trên giải thích với AFP : « Thế giới hiện nay có xu hướng sử dụng tên lửa tầm xa, vì thế việc Nhật Bản muốn trang bị loại vũ khí đó cũng là bình thường ».

Nếu trang bị các loại tên lửa tầm xa như vậy tức là Nhật Bản đã vượt ra ngoài khuôn khổ cho phép của bản Hiến Pháp chủ hòa, theo đó quân đội Nhật chỉ được phép sử dụng các loại tên lửa phòng không hay chống hạm có tầm bắn không vượt quá 300 km.

Mọi quyết định của Tokyo nhằm trang bị các loại vũ khí tầm xa có khả năng bắn tới Bắc Triều Tiên hay bay qua Trung Quốc không chỉ vi phạm Hiến Pháp chủ hòa mà sẽ còn gây những tranh cãi cả ở trong và ngoài nước.

Trước mối đe dọa tên lửa Bắc Triều Tiên ngày càng lớn, mặc dù vẫn luôn được đồng minh Mỹ bảo vệ theo khuôn khổ hiệp ước quốc phòng Mỹ – Nhật, nhưng Tokyo vẫn không yên tâm.

Chính phủ của thủ tướng Shinzo Abe thời gian qua đang cố gắng cho sửa bản Hiến Pháp chủ hòa, cho phép quân đội Nhật mở rộng phạm vi hoạt động cũng như tăng cường khả năng chủ động tấn công.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20171205-nhat-muon-trang-bi-ten-lua-tam-xa-co-the-tan-cong-bac-trieu-tien

 

Catalunya : Phe ly khai tranh cử như « rắn mất đầu »

Tú Anh

Mít-tinh của phe đòi ly khai trước bầu cử Nghị Viện Catalunya. Ảnh ngày 04/12/2017.Reuters

Cho dù bộ phận đầu não lãnh đạo, người lưu vong ở Bỉ, người bị giam ở Tây Ban Nha, phe đòi Catalunya độc lập vẫn tham gia vận động bầu cử Nghị viện địa phương ngày 21/12/2017. Chiến dịch tranh cử khai mào từ ngày 05/12/2017 với các cuộc mít-tinh thiếu người lãnh đạo. Tuy kết quả thăm dò dự báo mất đa số tuyệt đối, phe ly khai không mất hy vọng.

Từ Barcelona, thông tín viên Leticia Farine tường thuật :

Buổi mit-tinh diễn ra trong hội trường văn nghệ của thành phố Vic, được xem là thành trì của đảng ly khai Esquerra Republicana- Catalunya Si, cách thủ phủ Barcelona khỏang một giờ xe hơi về hướng bắc. Các ứng cử viên lần lượt bước lên sân khấu phát biểu, trước khi nhường lời cho Marta Rovira, thay thế lãnh đạo đảng là Oriol Junquera, đang bị ở tù.

Trước 800 thành viên, bà mạnh mẽ lên án chính phủ Tây Ban Nha giam cầm các thủ lĩnh đòi độc lập với dụng ý chính trị : Đối với chúng tôi, quyết định giam cầm mà không có lệnh truy tố mà một âm mưu của đảng Bình Dân, đảng Ciudadanos và đảng Xã Hội ở Cataluynia muốn thắng bầu cử mà không có đối thủ chính trị. Họ muốn làm suy yếu chúng ta nhưng họ sẽ không đạt được mục tiêu. Kể từ hôm nay, mục tiêu của chúng ta là chiến thắng, chiến thắng và chiến thắng…

Còn đối với Max Zanatu, một thanh niên 26 tuổi, tình hình hiện nay rất phức tạp nhưng không nên đầu hàng nghịch cảnh : Phải lạc quan. Bầu cử lần này rất khó khăn là chuyện đương nhiên. Một chiến dịch tranh cử bất thường bởi vì thủ lĩnh nằm trong tù. Do vậy, phải giữ vững niềm hy vọng, phải có niềm tin chiến thắng nếu không tất cả mọi người sẽ chống Catalunya nhất là khi phe chống độc lập chiến thắng.

Thế được – thua lần này rất quan trọng bởi vì các kết quả thăm dò mới nhất dự báo đảng trung – hữu Ciudadanos đồng phiếu với đảng ly khai Esquerra Republicana – Catalunya Si.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171205-catalunya-phe-ly-khai-tranh-cu-nhu-%C2%AB-ran-mat-dau-%C2%BB