Tin khắp nơi – 03/12/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 03/12/2017

Mỹ đang ‘gấp rút’ đối phó đe dọa từ Bắc Hàn

Khả năng chiến tranh đang gia tăng mỗi ngày, nhưng xung đột vũ trang không phải là giải pháp duy nhất, ông McMaster nói với một diễn đàn quốc phòng.

Bình luận của ông được đưa ra ba ngày sau khi Triều Tiên tiến hành thử nghiệm hỏa tiễn đạn đạo đầu tiên trong vòng hai tháng, trái với các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.

Bàn cờ quốc tế và khu vực từ Trump tới Tập

BOT Cai Lậy, Mẹ Nấm và Tuần Tin Tức BBC

Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc hành động vì lợi ích của Trung Quốc, như họ cần phải thế, và chúng tôi ngày càng tin rằng Trung Quốc đang có lợi ích cấp bách để làm nhiều hơn nữa. Quí vị không thể bắn hỏa tiễn mà không có nhiên liệuCố vấn an ninh McMaster

Khoảnh khắc bộ đội Bắc Hàn vượt tuyến sang miền Nam

Tên lửa Bắc Hàn: TQ ‘quan ngại nghiêm trọng’

Bắc Hàn nói thử bom nhiệt hạch ‘thành công’

Hỏa tiễn mới nhất bay cao hơn bất kỳ chiếc nào trước đây đã từng được thử nghiệm, trước khi rơi vào vùng biển Nhật Bản.

Căng thẳng đã tăng lên trong những tháng gần đây khi chương trình hạt nhân và hỏa tiễn của Bình Nhưỡng tiếp tục phát triển, bất chấp bị lên án toàn cầu và các lệnh trừng phạt quốc tế.

Bình Nhưỡng đã tiến hành cuộc thử hạt nhân đầu tiên hồi tháng Chín.

Tin cho hay Lầu Năm Góc có thể đang tăng cường các điểm thám sát ở bờ biển phía tây nước Mỹ nhằm triển khai thêm phòng thủ, giữa lúc có thêm những tuyên bố từ Bình Nhưỡng nói rằng hỏa tiễn mới nhất của Bắc Hàn có thể vươn tới toàn bộ lãnh thổ nội địa Hoa Kỳ.

Tên lửa mới của Bắc Hàn có gì đặc biệt?

Bắc Hàn bắn tên lửa bay qua Nhật Bản

Bắc Hàn dọa cho Mỹ nếm mùi ‘đau đớn nhất’

Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Donald Trump đưa ra bình luận mà không dùng văn bản tại một diễn đàn ở California hôm thứ Bảy.

Ông McMaster nói: “Có nhiều cách để giải quyết vấn đề này… nhưng đó là một cuộc chạy đua vì ông ta ngày càng áp sát hơn, và không còn nhiều thời gian nữa”, ông McMaster nói, trong liên hệ tới nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un.

Cố vấn an ninh quốc gia của Nhà Trắng, ông HRM McMaster cũng nói rằng Mỹ đang “trong một cuộc chạy đua” để giải quyết mối đe dọa từ Bắc Hàn.

Trump tuyên bố Bắc Hàn ‘tài trợ khủng bố’

Bộ đội Bắc Hàn vượt tuyến có giun 27cm

‘Bị hãm hiếp’ trong quân đội Bắc Hàn

Ông cũng nêu đích danh Trung Quốc, kêu gọi chính quyền Bắc Kinh thực thi lệnh cấm vận toàn bộ về dầu lửa với Bắc Hàn để gây khó khăn cho các vụ phóng hỏa tiễn.

“Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc hành động vì lợi ích của Trung Quốc, như họ cần phải thế, và chúng tôi ngày càng tin rằng Trung Quốc đang có lợi ích cấp bách để làm nhiều hơn nữa.”

“Quí vị không thể bắn hỏa tiễn mà không có nhiên liệu,” ông McMaster nói thêm.

‘Một thách thức rất lớn’

Hôm 01/12/2017, bình luận về áp lực của Washington đối với Bắc Kinh trong vấn đề chấm dứt cung cấp các nhiên liệu cho chính quyền Bình Nhưỡng, nhà báo Ngô Ngọc Văn (Yuwen Wu), biên tập viên thuộc Vùng châu Á, World Service nói với BBC Tiếng Việt:

“Đây là một tình huống khó khăn nữa đối với Trung Quốc, bởi vì chính phủ Trung Quốc đã và đang ủng hộ các biện pháp chế tài chính quyền [Bắc Hàn] mà đã được Liên Hiệp quốc hoàn toàn nhất trí và Trung Quốc đã cắt nhập khẩu than đá [từ Bắc Hàn] và dừng xuất khẩu các sản phẩm dệt may tới nước này.

“Cung cấp dầu là một cấp độ khó khăn khác vì nếu kinh tế của Bắc Hàn phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc về mặt cung cấp nhiên liệu, chất đốt, quí vị có thể hình dung tác động mà việc cắt các nguồn cung cấp sẽ xảy ra đối với Bắc Hàn và với mối quan hệ Trung Quốc với Bắc Hàn.

Việc cắt hoàn toàn nhiên liệu cung cấp là điều rất khó, do đó Trung Quốc có thể cắt một chút, nhưng mặt khác gây áp lực để Bắc Hàn ngừng phóng thêm các hỏa tiễn để xem liệu có hiệu quả không, nhưng đánh giá từ những trải nghiệm gần đây, Trung Quốc đang có ảnh hưởng rất nhỏ đối với Bắc HànNhà báo Ngô Ngọc Văn, BBC World Service

“Quan hệ Trung – Triều, tôi nghĩ đang ở mức độ thấp nhất từ trước tới nay và Bắc Hàn đã lên án Trung Quốc như là một ‘tẩu cẩu’ (running dog) của chính phủ Mỹ và chuyến thăm gần đây của đặc sứ của Chủ tịch Tập Cận Bình, ông Tống Đào, tới Bắc Hàn, đã không có được sự chú ý ở mức độ cao, ông đã không thể gặp được ông Kim Jong-un, ông đã không được trao nhiều sự tiếp đón trọng thị.

“Do đó điều đó cho thấy Trung Quốc phải rất cẩn trọng với điều tiếp theo sắp làm, nếu Trung Quốc quyết định cắt thêm nữa mối quan hệ thương mại với Bắc Hàn, chúng ta có thể đặt câu hỏi rằng liệu Trung Quốc đã sẵn sàng đón nhận các hậu quả mà có thể mối quan hệ trở nên xấu tệ hơn nữa, thậm chí các vấn đề biên giới thêm nữa và sự thù địch.”

Về giải pháp với vấn đề Bắc Hàn, nhà báo Ngô Ngọc Văn từ Thế giới vụ BBC nói thêm:

“Trung Quốc muốn Hoa Kỳ và Bắc Hàn quay lại bàn đàm phán và đồng thời Bắc Hàn phải ngừng chương trình hạt nhân của họ, tôi nghĩ đó là lập trường từ lâu của Trung Quốc, nhưng bây giờ mọi thứ có vẻ đi theo hướng ngược lại, ngày càng lệch xa khỏi những gì mà Trung Quốc mong muốn, do đó đây thực sự là một sự thách thức đối với ban lãnh đạo của Trung Quốc về quyết định sẽ làm gì tiếp theo.

“Việc cắt hoàn toàn nhiên liệu cung cấp là điều rất khó, do đó Trung Quốc có thể cắt một chút, nhưng mặt khác gây áp lực để Bắc Hàn ngừng phóng thêm các hỏa tiễn để xem liệu có hiệu quả không, nhưng đánh giá từ những trải nghiệm gần đây, Trung Quốc đang có ảnh hưởng rất nhỏ đối với Bắc Hàn, do đó điều đó là một thách thức rất lớn,” nhà báo Ngô Ngọc Văn nói với Quốc Phương của BBC Tiếng Việt hôm 01/12.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-42214325

 

Mỹ: ‘nguy cơ chiến tranh hạt nhân với Triều Tiên

tăng từng ngày’

Cố vấn An ninh Quốc gia của Toà Bạch Ốc nói khả năng xảy ra chiến tranh với Triều Tiên, một nước nghèo đói nhưng sở hữu vũ khí hạt nhân, “đang lên cao từng ngày”.

Đề cập tới lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un hôm thứ Bảy 2/12, cố vấn an ninh quốc H.R. McMaster nói:

“Ngoài giải pháp quân sự, cũng có những cách giải quyết để tránh xung đột vũ trang, nhưng đây là một cuộc chạy đua với thời gian bởi vì ông ta càng lúc càng tới gần.”

Triều Tiên tuần trước loan báo họ giờ đã có khả năng tấn công lục địa Mỹ bằng một đầu đạn, sau khi phóng thử một phi đạn đạn đạo liên lục địa (ICBM) ,

Tin tức truyền thông cho hay Ngũ Giác Đài đang xem xét những địa điểm bên bờ Tây, nơi có thể lắp đặt các hệ thống phòng thủ phụ trội, sau khi Triều Tiên đe dọa tấn công Hoa Kỳ.

Hãng tin Reuters nói các biện pháp xét đến có phần chắc sẽ bao gồm Hệ thống Phòng thủ Tầm cao Giai đoạn cuối – gọi tắt là THAAD, tương tự như các hệ thống đã được triển khai tại Hàn Quốc.

Hôm thứ Tư tuần rồi, một xướng ngôn viên Triều Tiên loan báo trên đài truyền hình nhà nước KRT:

“Tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-15 mới được phát triển đã phóng thành công theo quyết định chính trị và chiến lược của Đảng Công nhân Triều Tiên.”

Sau những vụ phóng tên lửa trước, miền Bắc rêu rao rằng phi đạn của họ có thể vươn tới bất cứ địa điểm nào trên lục địa nước Mỹ, nhưng đây có thể là lần đầu Triều Tiên có khả năng làm như vậy với loại tên lửa mới được nâng cấp. Cả các giới chức Mỹ lẫn các giới chức Triều Tiên đều nói tên lửa mới có thể bay cao hơn những tên lửa mà Bình Nhưỡng đã thử nghiệm trong thời gian qua.

Ông McMaster hối thúc Trung Quốc áp dụng lệnh cấm nhập dầu toàn diện đối với Triều Tiên như một cách để răn đe các vụ phóng tên lửa. Ông nói “Không thể phóng tên lửa nếu không có nhiên liệu.”

Hôm Chủ nhật, một ngày trước các cuộc diễn tập quân sự hỗn hợp Mỹ-Hàn lớn nhất từ trước tới nay, Triều Tiên gọi Hoa Kỳ và Hàn Quốc là “những nước hiếu chiến”.

Tờ báo của đảng cầm quyền tại Triều Tiên, nhật báo Rodong, hôm 3/12 nói các cuộc tập trận chung là “một hành vi khiêu khích công khai, toàn diện” chống lại Triều Tiên “có nguy cơ dẫn tới một cuộc chiến tranh hạt nhân bất cứ lúc nào.”

Hiện không rõ liệu Bình Nhưỡng đã làm chủ được khả năng làm nhỏ và gắn đầu đạn hạt nhân lên phi đạn đạn đạo xuyên lục địa hay không, nhưng các giới chức Hàn Quốc trước đây nói rằng điều đó có thể xảy ra trong vài tháng.

https://www.voatiengviet.com/a/my-nguy-co-chien-tranh-hat-nhan-voi-trieu-tien-tang-tung-ngay/4147199.html

 

Trump dường như biết Flynn nói dối FBI trước khi sa thải

Tổng thống Mỹ Donald Trump phản hồi về việc cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Michael Flynn nhận tội, nói rằng hành động của ông ấy trong quá trình chuyển tiếp là “hợp pháp”.

Ông Flynn đã nhận tội và đồng ý hợp tác với cuộc điều tra về cáo buộc thông đồng với Nga.

Việc ông Flynn nhận tội khiến có suy đoán rằng ông có chứng cứ buộc tội.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng bình luận vụ Flynn và FBI

BOT Cai Lậy và Tuần Tin Tức BBC

Mỹ: Thượng viện thông qua cải cách thuế

Cựu cố vấn của Trump thừa nhận nói dối FBI

Cáo buộc Trump-Nga ‘lớn hơn Watergate’

FBI ‘để ý’ đến con rể Trump

Tổng thống Trump viết trên Twitter hôm 2/12 rằng ông “không có gì phải giấu diếm”.

Ông Flynn đang hợp tác với Công tố viên đặc biệt Robert Mueller, người đang điều tra mối liên hệ giữa ban vận động tranh cử của Trump và Nga trước cuộc bầu cử năm 2016.

Hôm 2/12, một ngày sau khi ông Flynn nhận tội khai man với FBI, có tin một nhân viên FBI kỳ cựu bị loại khỏi nhóm của ông Mueller sau khi ông này bị phát hiện đã gửi tin nhắn chống Trump.

Liên hệ Trump với Nga sẽ bị điều tra

Đại bồi thẩm đoàn triệu hồi để điều tra Trump-Nga

Trump cáo buộc Obama vụ ‘Nga can thiệp’

Tình báo Mỹ điều trần về Trump

Peter Strzok bị loại khỏi êkíp điều tra vào mùa hè, phát ngôn viên của văn phòng Công tố viên đặc biệt nói với tờ New York Times.

Hôm 2/12 là ngày quan trọng với ông Trump khi dự luật về cải cách thuế cuối cùng cũng được Thượng viện Mỹ thông qua với 51 phiếu ủng hộ và 49 phiếu chống.

Tuy nhiên, các viên chức chính phủ không thể ăn mừng tin này trong bối cảnh có thêm diễn biến mới về vụ cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ.

Trong dòng tweet hôm 2/12, ông Trump dường như thừa nhận rằng ông biết ông Flynn nói dối FBI trước khi sa thải ông ta.

http://www.bbc.com/vietnamese/42212943

 

TT Trump: ‘không hề yêu cầu Comey ngưng điều tra Flynn’

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump viết trên trang twitter của ông hôm Chủ nhật 3/12 rằng ông chưa bao giờ yêu cầu cựu Giám Đốc Cơ quan Điều tra Liên Bang Hoa Kỳ -FBI James Comey ngưng điều tra ông Michael Flynn, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ.

Ông Flynn là thành viên đầu tiên trong chính phủ của Tổng thống Trump khai nhận tội trong cuộc điều tra do Công tố viên đặc biệt Robert Mueller tiến hành vào âm mưu của Nga nhằm gây ảnh hưởng tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi năm ngoái, 2016.

Tổng thống Trump sa thải Giám đốc FBI Comey hồi tháng Năm năm nay.

Trên trang twitter cá nhân, Tổng thống Trump hôm 3/12 viết:

“Tôi chưa bao giờ yêu cầu Comey ngưng điều tra Flynn. Lại thêm Tin Vịt tường trình về lời nói dối của Comey!”

https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-khong-he-yeu-cau-comey-ngung-dieu-tra-flynn/4147231.html

 

Mỹ: đưa tin sai về TT Trump, nhà báo bị đình chỉ

ABC, một mạng tin tức, thời sự của Mỹ, đã đình chỉ phóng viên điều tra chính của hãng này sau khi “mắc lỗi nghiêm trọng” trong lúc đưa tin về cựu cố vấn hàng đầu của ông Donald Trump, tướng về hưu Michael Flynn, trong vụ việc mà FBI đang điều tra về nghi vấn Nga can thiệp bầu cử Mỹ.

Brian Ross đưa tin nói ông Trump đang là ứng viên Tổng thống khi ông chỉ đạo Michael Flynn liên lạc với Moscow.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng bình luận vụ Flynn và FBI

BOT Cai Lậy và Tuần Tin Tức BBC

Trump dường như biết Flynn nói dối FBI trước khi sa thải

Mỹ: Thượng viện thông qua cải cách thuế

Nhưng sau đó nhà báo 69 tuổi này đã đính chính rằng các mệnh lệnh này được đưa ra khi ông Trump là tổng thống đắc cử.

Chương trình đặc biệt của Brian Ross được phát sóng sau khi việc ông Flynn nhận tội nói dối cơ quan điều tra Mỹ được công bố vào thứ Sáu 01/12.

Tổng thống Donald Trump ngay lập tức đã có phản ứng trước động thái của hãng ABC, ông viết trên Twitter hôm 03/12:

“Xin chúc mừng @ABC News đã đình chỉ Brian Ross vì đã đưa tin không chính xác và không trung thực khủng khiếp về vụ truy vấn liên quan nước Nga, Nga, Nga. Các mạng và báo chí khác nữa cũng nên làm điều tương tự với tin thất thiệt [Fake News] của họ!”

Đang được điều tra

Cựu cố vấn của Trump thừa nhận nói dối FBI

Cáo buộc Trump-Nga ‘lớn hơn Watergate’

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ đạo một nỗ lực của nhà nước để ảnh hưởng đến cuộc bầu cử của Mỹ nhằm tạo lợi thế cho ông TrumpCác cơ quan tình báo Mỹ

FBI ‘để ý’ đến con rể Trump

Các hành động của ban vận động tranh cử của ông Trump đang được điều tra về việc liệu họ có thông đồng với Nga để giúp ông Trump giành lợi thế và thắng cử trong cuộc bầu cử.

Hôm thứ sáu, Michael Flynn – người mà ông Trump đã sa thải khỏi vị trí cố vấn an ninh quốc gia – đã nhận tội nói dối Cục điều tra Liên bang Mỹ FBI về các mối quan hệ của ông với giới chức Nga trước khi ông Trump nhậm chức Tổng thống vào tháng Giêng 2017.

Ông Flynn đã đồng ý hợp tác với cuộc điều tra của công tố viên Robert Mueller về khả năng có thông đồng giữa chiến dịch vận động của ông Trump và Nga trước cuộc bầu cử năm 2016.

Các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã kết luận rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ đạo một nỗ lực của nhà nước để ảnh hưởng đến cuộc bầu cử của Mỹ nhằm tạo lợi thế cho ông Trump.

Tổng thống Trump đã phủ nhận mọi mối liên quan và ra thông điệp trên Twitter vào hôm Chủ nhật 03/12 rằng ông chưa bao giờ yêu cầu cựu giám đốc FBI James Comey ngừng việc điều tra ông Flynn.

Ông cũng cho biết trong một thông điệp khác trên Twitter rằng dường như ông đã sa thải ông Flynn vì biết từ trước rằng cựu cố vấn an ninh đã ‘nói dối FBI’ và ‘nói dối Phó Tổng thống’ Mỹ.

Không hề hấn gì?

Liên hệ Trump với Nga sẽ bị điều tra

Đại bồi thẩm đoàn triệu hồi để điều tra Trump-Nga

Trump cáo buộc Obama vụ ‘Nga can thiệp’

Tình báo Mỹ điều trần về Trump

Hiện nay ông Trump nói ông không có vấn đề gì cả. Nhưng ít nhất, về những người thân cận với ông ấy, con rể, con trai của ông ấy đều bị liên hệ cả.Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng

Hôm 02/12, từ Đại học George Mason, Hoa Kỳ, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, nhà nghiên cứu chính trị và bang giao quốc tế, bình luận về các diễn biến chính trị nội bộ Mỹ quanh vụ ông Flynn nhận tội nói dối FBI, liên quan tới vị thế của Tổng thống Trump, nhà phân tích này nói:

“Hiện nay ông Trump nói ông không có vấn đề gì cả.

“Nhưng ít nhất, về những người thân cận với ông, Jared Kushner, con rể của ông ấy, con trai của ông, đều bị liên hệ cả.

“Bởi vì ông Flynn nói ông được một quan chức cao cấp, lớn nhất trong ban chuyển tiếp (quyền lực hậu bầu cử) bảo ông đi liên lạc với Nga.

“Tức là lệnh ấy là lệnh ở trên, còn ông quan chức cao cấp ấy có liên hệ với ông Trump hay không thì không biết.

“Và nói có liên hệ với Nga bao nhiêu lần, nói cái gì? Nói cái gì thì cũng biết sơ sơ là vụ bảo Nga thôi tạm cứ phủ quyết đi, đừng cho chế tài của ông Obama đưa ra được thực hiện, không ủng hộ chế tài của ông Obama. Và bảo hoãn để chờ chúng tôi lên tính sau.

“Thì đó có liên hệ tới cả đội ngũ chuyển giao quyền lực của ông ấy, mà trong đó có cả Phó Tổng thống Pence,” nhà nghiên cứu cao cấp và khách mời tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) từ Hoa Kỳ nêu quan điểm riêng với Quốc Phương của BBC Tiếng Việt.

http://www.bbc.com/vietnamese/42214331

 

Một đặc vụ FBI bị loại khỏi cuộc điều tra Nga

vì tin nhắn chống Trump

Công tố viên đặc biệt điều tra những cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 đã loại một điều tra viên hàng đầu của FBI khỏi đội ngũ điều tra vì ông này trao đổi những tin nhắn với một đồng nghiệp bày tỏ quan điểm chống Trump, hai tờ báo hàng đầu của Mỹ đưa tin hôm thứ Bảy.

Tờ The New York Times và tờ The Washington Post xác định danh tính nhà điều tra này là đặc vụ FBI Peter Strzok, phó trưởng đặc trách bộ phận phản gián của FBI. Ông ta được tái phân công công tác vào bộ phận nhân sự của FBI vào mùa hè rồi, được xem là một sự giáng chức, sau khi tổng thanh tra của Bộ Tư pháp bắt đầu điều tra các tin nhắn văn bản, hai tờ báo nói, trích dẫn một số người nắm rõ vụ việc và không nêu danh tính.

Ông Strzok đóng một vai trò quan trọng trong cuộc điều tra của FBI nhắm vào cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton về việc bà sử dụng một máy chủ email cá nhân, hai tờ báo nói.

Trong cuộc điều tra đó và cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, ông Strzok và một đồng nghiệp ở FBI đã trao đổi các tin nhắn văn bản chê bai ứng cử viên Donald Trump của Đảng Cộng hòa và ủng hộ bà Clinton, đối thủ Đảng Dân chủ của ông, The Washington Post đưa tin. Hai tờ báo không tiết lộ chi tiết nội dung các tin nhắn này.

The New York Times cho hay một luật sư của ông Strzok từ chối bình luận, trong khi The Washington Post cho biết nhiều lần liên lạc ông Strzok yêu cầu bình luận nhưng không nhận được phản hồi.

Văn phòng của công tố viên Mueller xác nhận việc loại bỏ ông Strzok khỏi đội ngũ điều tra, nhưng không giải thích chi tiết nguyên nhân.

“Ngay sau biết được những lời cáo buộc này, Văn phòng Công tố viên Đặc biệt đã loại bỏ Peter Strzok khỏi cuộc điều tra,” phát ngôn viên Peter Carr nói.

Văn phòng tổng thanh tra Bộ Tư pháp nói trong một thông cáo hôm thứ Bảy rằng họ đang “xem xét các cáo buộc liên quan đến những trao đổi giữa các cá nhân nhất định,” Reuters cho biết

Vụ việc bị phát giác trong một cuộc thẩm xét mà Bộ Tư pháp khởi động nhắm vào quyết định của FBI loan báo một cuộc điều tra những email của bà Clinton ngay trước cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 năm ngoái.

Thông cáo không cung cấp thêm chi tiết và không đề cập đến tên của bất kỳ cá nhân nào. Bộ Tư pháp không hồi đáp yêu cầu bình luận thêm, Reuters nói.

FBI cũng không đưa ra bình luận ngay tức thì.

Theo hai tờ báo, các quan chức chấp pháp luật liên bang đã lo ngại rằng ông Trump và những người ủng hộ ông có thể sử dụng những tin nhắn này để công kích uy tín cuộc điều tra của ông Mueller.

Ông Mueller, một cựu giám đốc FBI, đang điều tra sự thông đồng khả dĩ giữa ban vận động tranh cử của ông Trump và Nga, nước đã tiến hành một chiến dịch nhằm cố gắng nghiêng phần thắng về phía ông Trump trước bà Clinton, theo kết luận của cộng đồng tình báo Mỹ.

Ông Trump đã chỉ trích cách thức FBI xử lý cuộc điều tra email của bà Clinton, ban đầu nói rằng đó là lý do ông sa thải cựu giám đốc FBI James Comey vào ngày 9 tháng 5. Một số nhà lập pháp đã kêu gọi ông Mueller từ chức.

https://www.voatiengviet.com/a/mot-dac-vu-fbi-bi-loai-khoi-cuoc-dieu-tra-nga-vi-tin-nhan-chong-trump/4146730.html

 

Trump nói

‘hoàn toàn không có thông đồng’ giữa ban vận động và Nga

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Bảy nói rằng “hoàn toàn không có thông đồng” giữa ban vận động tranh cử của ông và Nga. Đây là phát biểu đầu tiên của ông về tuyên bố của cố vấn an ninh quốc gia đầu tiên của ông, Michael Flynn, nhận tội khai man với Cục Điều tra Liên bang.

“Những gì được cho thấy là không có sự thông đồng nào, không có thông đồng,” ông Trump nói với các phóng viên khi ông rời Nhà Trắng đi dự một buổi gây quỹ ở New York. “Hoàn toàn không có thông đồng, vì thế chúng tôi rất mừng.”

Ông Flynn là thành viên đầu tiên trong chính quyền Trump nhận đã phạm một tội bị phát hiện bởi cuộc điều tra sâu rộng của công tố viên đặc biệt Robert Mueller về các nỗ lực của Nga nhằm gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 và sự thông đồng khả dĩ của các phụ tá của ông Trump.

Theo một thỏa thuận nhận tội hôm thứ Sáu, ông Flynn đã đồng ý hợp tác với cuộc điều tra.

Ông Flynn, một trung tướng Lục quân Hoa Kỳ đã về hưu, thừa nhận trong một tòa án ở Washington rằng ông ta đã nói dối các điều tra viên FBI về các cuộc nói chuyện hồi tháng 12 năm ngoái của ông ta với đại sứ Nga tại Mỹ khi đó là ông Sergei Kislyak.

Trong những hành động dường như làm suy yếu chính sách của Tổng thống Barack Obama trong khi ông còn tại nhiệm, hai người này đã thảo luận về các chế tài của Mỹ nhắm vào Nga, và ông Flynn đã yêu cầu ông Kislyak giúp trì hoãn cuộc biểu quyết của Liên Hiệp Quốc được xem là gây tổn hại cho Israel, theo các công tố viên.

Các công tố viên cho biết ông Flynn cũng được một “thành viên rất cao cấp” trong đội ngũ chuyển tiếp của ông Trump chỉ thị liên lạc với Nga và các chính phủ nước ngoài khác để cố gắng gây ảnh hưởng tới họ trước cuộc biểu quyết.

Các cơ quan truyền thông Mỹ cho hay quan chức chuyển tiếp “rất cao cấp” này là Jared Kushner, con rể của ông Trump và cố vấn cao cấp Nhà Trắng. Luật sư của Kushner không hồi đáp nhiều yêu cầu bình luận.

Ông Flynn, cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng, chỉ giữ vị trí cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump trong 24 ngày. Ông ta bị buộc từ chức sau khi bị phát hiện đã nói dối Phó Tổng thống Mike Pence về các cuộc nói chuyện với ông Kislyak.

https://www.voatiengviet.com/a/trump-noi-hoan-toan-khong-co-thong-dong-giua-ban-van-dong-va-nga/4146627.html

 

Đánh bom tự sát ở Afghanistan, 6 người chết

Một vụ đánh bom tự sát ở đông Afghanistan hôm Chủ nhật 3/12 đã giết chết ít nhất 6 thường dân và làm bị thương 13 người.

Kẻ đánh bom đi trên xe mô-tô và dường như có ý định nhắm tấn công một cuộc tuần hành rầm rộ ủng hộ chính phủ ở Jalalabad, thủ phủ của tỉnh Nangarhar.

Tuy nhiên các lực lượng an ninh đã chặn nghi can lại cách xa địa điểm tuần hành, khiến y kích nổ sớm các chất nổ mang trên người.

Một người phát ngôn của chính quyền tỉnh, ông Attaullah Khogyani, xác nhận số tử vong do vụ nổ gây ra, ông nói với VOA rằng trong số những người thiệt mạng, có một phụ nữ và một đứa trẻ. Hiện không có ai hoặc tổ chức nào nhận trách nhiệm về vụ tấn công này.

Vụ tấn công xảy ra một ngày sau khi một kẻ đánh bom tự sát giết chết hai nhân viên an ninh Afghanistan ở Jalalabad và gây thương tích cho 10 nhân viên khác. Nhóm Nhà Nước Hồi giáo đã nhận trách nhiệm về vụ bạo động này.

Nhóm khủng bố đặt căn cứ tại vùng Trung Đông gọi các hoạt động của họ ở Afghanistan là IS ở Tỉnh Khorasan (viết tắt là IS-KP), và gần đây đã tăng các vụ tấn công tại Afghanistan, giết chết hàng chục người.

IS-KP chủ yếu hoạt động tại các quận hạt của tỉnh Nangarhar, tỉnh giáp ranh với Pakistan.

Hôm thứ Bảy, Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani nói IS đang trốn chạy trước những chiến dịch quân sự ồ ạt trên không và trên bộ của Afghanistan, chống lại IS.

“Các lực lượng Afghanistan cho tới nay đã thực hiện 300 cuộc không kích và hơn 1500 cuộc hành quân chống lại Daesh, triệt hạ hàng trăm chiến binh IS”, ông Ghani nói tại một hội nghị an ninh ở Kabul, khi ông lên tiếng bênh vực các nỗ lực chống khủng bố của chính quyền ông.

Tình trạng gia tăng của bạo lực do nhóm Nhà Nước Hồi giáo cầm đầu và sự xuất hiện của những kẻ trung thành với IS tại các khu vực mới ở Afghanistan, đặc biệt ở các tỉnh phía Bắc, đã khiến các nhà lập pháp và đối thủ chính trị chỉ trích tính hiệu quả của các chiến dịch quân sự chống nhóm khủng bố này.

Các chiến binh IS còn đụng độ với phe Taliban trong các cuộc chạm trán dữ dội. Taliban là nhóm nổi dậy chính đang thực hiện các cuộc tấn công nhắm vào các lực lượng Afghanistan và các đối tác quốc tế của họ do Hoa Kỳ lãnh đạo.

IS đã chiếm được một số đất đai trong các trận đánh với phe Taliban ở khu vực Khogyani của tỉnh Nangarhar, theo các cư dân và giới chức địa phương.

Hôm 2/12, hãng tin toàn cầu của nhóm khủng bố này rêu rao rằng họ đã chiếm được 18 ngôi làng trong khu vực trước đây do Taliban kiểm soát.

https://www.voatiengviet.com/a/danh-bom-tu-sat-o-afghanistan-6-nguoi-chet/4147266.html

 

Liên đoàn Ả-rập: Trump công nhận Jerusalem

là thủ đô Israel sẽ thổi bùng bạo lực

Bất kỳ hành động nào của Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel sẽ thổi bùng chủ nghĩa cực đoan và bạo lực, Tổng thư ký Liên đoàn Ả-rập Ahmed Aboul Gheit nói hôm thứ Bảy.

Ông đưa ra phát biểu này một ngày sau khi một quan chức cao cấp của chính quyền cho biết Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể đưa ra tuyên bố này vào tuần sau.

Người Palestine muốn Jerusalem là thủ đô tương lai của họ, và cộng đồng quốc tế không công nhận tuyên bố chủ quyền của Israel đối với toàn bộ thành phố này, nơi có các địa điểm linh thiêng đối với Do Thái giáo, Hồi giáo và Kitô giáo.

Tin tức về loan báo sắp tới của ông Trump, trái ngược với lập trường của các tổng thống Mỹ trước đây nhấn mạnh rằng tình trạng của Jerusalem phải được quyết định trong các cuộc đàm phán, đã thu hút chỉ trích từ Thẩm quyền Palestine.

“Hôm nay chúng tôi nói rất rõ ràng rằng hành động như vậy là không đúng đắn … Nó sẽ không mang tới hòa bình hay ổn định, mà sẽ thổi bùng lên chủ nghĩa cực đoan và khơi ra bạo lực,” ông Aboul Gheit cho biết trong một thông cáo được đăng trên website của Liên đoàn Ả-rập.

“Nó chỉ làm lợi cho một bên là chính phủ Israel vốn có thái độ thù địch với hòa bình,” ông nói thêm.

https://www.voatiengviet.com/a/lien-doan-a-rap-trump-cong-nhanjerisalem-la-thu-do-israel-se-thoi-bung-bao-luc/4146732.html

 

Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ Jim Mattis không ủng hộ

việc trang bị vũ khí cho chiến binh người Kurd

Cairo, Ai Cập. (Reuters) – Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ Jim Mattis nói rằng các hoạt động chống phiến quân ISIS ở Syria bước vào giai đoạn cuối cùng, ông hy vọng vào việc tập trung giữ lãnh thổ của họ hơn là trang bị vũ khí cho chiến binh người Kurd ở Syria. Bộ Trưởng Mattis đưa ra ý kiến trên khi đang bay tới thủ đô Cairo của Ai Cập. Ông không cho biết Hoa Kỳ đã thực sự chấm dứt việc vận chuyển vũ khí cho chiến binh người Kurd ở Syria chưa.

Trong cuộc điện đàm với Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan vào tuần trước, Tổng Thống Donald Trump thông báo rằng Washington đang điều chỉnh sự hỗ trợ quân sự cho các đối tác trên lãnh thổ Syria. Chiến binh người Kurd gọi tắt là YPG, lãnh đạo Lực Lượng Dân Chủ Syria, một liên minh của phiến quân người Kurd và Ả Rập, chiến đấu chống ISIS với sự dẫn dắt của Hoa Kỳ.

Trước đó Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu phía Hoa kỳ ngừng cung cấp vũ khí cho phiến quân người Kurd ở Syria. Nhưng cho tới nay, Ngũ Giác Đài chỉ trả lời rằng họ đang xem xét một số “điều chỉnh” trong việc trang bị vũ khí cho lực lượng người Kurd ở Syria, mà Thổ Nhĩ Kỳ xem đó là mối đe dọa cho Ankara.

Theo ông Mattis, việc YPG được trang bị vũ khí là điều không cần thiết. Ưu tiên hiện nay chính là lực lượng an ninh tại địa phương. Họ là người bảo đảm giữ gìn lãnh thổ và không để ISIS quay trở lại. Ngũ Giác Đài sẽ làm đúng với những gì Tổng Thống Donald Trump thông báo. (Mai Đức)

http://www.sbtn.tv/bo-truong-bo-quoc-phong-hoa-ky-jim-mattis-khong-ung-ho-viec-trang-bi-vu-khi-cho-chien-binh-nguoi-kurd/

 

Dân Bắc Hàn Vượt Biển Xin Tỵ Nạn

WASHINGTON — Hiện tượng dân Bắc Hàn lên ghe vượt biển trốn vê Nam Hàn ngaà càng tăng vọt.
Bản tin VOA hôm Thứ Sáu ghi nhận rằng mười người Triều Tiên được giải cứu sau khi thuyền của họ được phát hiện trong vùng biển ngoài khơi hòn đảo Hokkaido phía bắc Nhật Bản.

Đây là chiếc mới nhất trong hàng chục chiếc tàu ọp ẹp của Triều Tiên trôi dạt đến Nhật mỗi năm. Hơn 50 tàu thuyền của Triều Tiên được phát hiện trong năm nay, so với 66 chiếc hồi năm ngoái.

Trong khi đó, bản tin KBS  ghi nhận: Hàng loạt tàu cá Bắc Triều Tiên trôi dạt tới vùng biển Nhật Bản…
Trong tháng 11 này, có tới 10 chiếc tàu lạ của Bắc Triều Tiên được phát hiện trôi dạt tới vùng ven biển Nhật Bản.

Vào hôm 28/11, một chiếc tàu gỗ trông giống tàu Bắc Triều Tiên chở 10 thuyền viên được phát hiện tại vùng duyên hải phía Đông đảo Hokkaido, Nhật Bản. Chiếc tàu này bị rơi mất mỏ neo và trong tình trạng bị trôi dạt.

Cũng vào hôm 28/11, có hai chiếc tàu khác được phỏng đoán là tàu cá của Bắc Triều Tiên được phát hiện trôi dạt tới tỉnh Yamagata và tỉnh Ishikawa của Nhật Bản.

Vào hôm 27/11 trước đó, trên một chiếc tàu gỗ trôi dạt tới vùng biển trước tỉnh Akita Nhật Bản đã phát hiện được tám thi thể. Một tàu cá khác chở bảy ngư dân cũng bị trôi dạt tới vùng biển Nhật Bản vào hôm 23/11.

Cả 10 tàu cá miền Bắc trên đều được phát hiện ở vùng biển phía Tây Bắc Nhật Bản. Có phân tích cho rằng do chính sách tăng sản lượng đánh bắt cá vào mùa đông của chính quyền miền Bắc, cũng như việc Bắc Triều Tiên bán quyền đánh cá ven biển cho Trung Quốc, nhiều tàu cá nhỏ nước này phải chấp nhận đánh bắt xa bờ, sau đó bị trôi dạt bởi sóng to, gió lớn.

https://vietbao.com/p122a274961/dan-bac-han-vuot-bien-xin-ty-nan

 

Mỹ Ủng Hộ Liên Âu Trong Vụ Bị TQ Kiện Tại Tổ chức WTO

PARIS  –   Trong lúc TT Trump tìm kiếm sự tiếp sức của Trung Cộng để kềm chế Bắc Hàn, giao thương đông tây chứng kiến căng thẳng kéo dài – khi Trung Cộng kiện Liên Âu tại “tổ chức mậu dịch thế giới – WTO”, Hoa Kỳ chính thức phản đối yêu cầu của Trung Cộng đòi đuợc đối xử như là 1 nền kinh tế thị trường.

Chính quyền Trump không bao giờ giữ bí mật về điểm này, nhưng đây là lần đầu tiên can thiệp với WTO.
Hồ sơ kiện của Beijing lập luận: mọi thành viên WTO phải tự động cư xử với họ như là kinh tế thị trường 15 năm sau ngày WTO nhận đơn gia nhập. Hoa Kỳ và EU cùng không đồng ý, vì Trung Cộng phải đáp ứng tất cả tiêu chuẩn trước đã.

Theo xếp hạng không là kinh tế thị trường, Trung Cộng là đối tượng kiểm tra để xác định có phải sản phẩm của Hoa Lục bán giá hạ, là cạnh tranh không công bằng.

Nếu khiếu nại của Trung Cộng đệ nạp tuần này tại WTO thành công, Hoa Kỳ và EU sẽ thấy khó hơn để áp dụng thuế suất phạt bán phá giá trên hàng hoá nhập cảng từ Trung Cộng.

Phúc trình Tháng 6 của đại diện thuơng mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer xác nhận với Thượng Viện: đây là vụ tranh tụng nghiêm trọng nhất tại WTO, theo ghi nhận của phóng viên New York Times – ông Lighthizer báo động “Quyết định không thích hợp về quy chế của Trung Cộng sẽ là tai họa cho WTO”.
Washington hành động can thiệp sau khi Trung Cộng tuyên bố hôm Thứ Tư: không hài lòng với loan báo từ Bộ thương mại Hoa Kỳ tuần này về thuế suất phạt nhôm xuất cảng của Trung Cộng vì bán phá giá.
Nhà báo nhận xét: cho tới gần đây, chính quyền Trump có vẻ tạm thả lỏng vấn đề mậu dịch với Beijing.

https://vietbao.com/p122a274958/my-ung-ho-lien-au-trong-vu-bi-tq-kien-tai-to-chuc-wto

 

Mỹ rút khỏi dự thảo Công ước quốc tế về di dân và tị nạn

Minh Anh

Đoàn ngoại giao Mỹ bên cạnh Liên Hiệp Quốc ngày 02/12/2017 ra thông cáo cho biết tổng thống Donald Trump đã quyết định rút Hoa Kỳ khỏi dự thảo Thỏa ước thế giới về di dân.

Tháng 09/2016, 193 thành viên Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua « Tuyên bố New York về tị nạn và di dân», làm nền tảng cho dự thảo Thỏa ước thế giới về di dân.

Theo giải thích của phái đoàn Hoa Kỳ, «Tuyên bố New York có nhiều điều khoản không tương thích với chính sách nhập cư và tị nạn của Hoa Kỳ cũng như là các nguyên tắc trên phương diện này do chính quyền Donald Trump đề ra».

Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, bà Nikki Haley, còn nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ rất tự hào về truyền thống di dân và luôn đi đầu trong việc hỗ trợ các di dân và người tị nạn. Không một nước nào trên thế giới làm được nhiều như Hoa Kỳ trên phương diện này.

Bà khẳng định nước Mỹ vẫn sẽ tiếp tục hào phóng với thế giới. Nhưng «các chính sách nhập cư phải do chính người dân Mỹ và chỉ có người Mỹ quyết định. Nước Mỹ sẽ quyết định theo cách tốt nhất để kiểm soát biên giới và ai được phép nhập cảnh».

Với quyết định này, tổng thống Mỹ Donald Trump đang phá bỏ dần những gì Hoa Kỳ cam kết dấn thân dưới thời Barack Obama, mở đầu là Thỏa thuận Paris về khí hậu. Gần đây nhất là quyết định rút Hoa Kỳ khỏi Tổ chức Liên Hiệp Quốc vì Giáo dục, Khoa học và Văn hóa -UNESCO.

AFP nhắc lại mục đích của Tuyên bố New York là nhằm cải thiện hơn nữa công tác xử lý của quốc tế về làn sóng di dân và tị nạn (bao gồm việc tiếp nhận, hỗ trợ hồi hương…)

Dựa trên tuyên bố New York, Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc -HCR – được giao trọng trách soạn thảo một Thỏa ước thế giới về di dân và tị nạn, để trình Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào năm 2018. Công ước này bao gồm hai vế chính: quy định khung về cách ứng phó và chương trình hành động.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171203-my-rut-khoi-du-thao-cong-uoc-quoc-te-ve-di-dan-va-ti-nan

 

200 con mắt của sò Saint-Jacques

có chức năng như một kính viễn vọng

Sò Saint-Jacques nướng là một trong những món ăn không thể thiếu trong mùa Noel tại Pháp. Thế nhưng, loài động vật biển thân mềm này có một hệ thống thị giác tinh vi có thể có đến 200 con mắt kích cỡ 1mm. Hệ thống thị giác này có chức năng như là một loại kính viễn vọng.

Nghiên cứu do Viện Khoa Học Weizmann tại Israel tiến hành và đã được đăng tên tờ Science ngày 30/11/2017. Theo khảo sát của các nhà khoa học, sò Saint-Jacques cũng như một số loài sinh vật biển sống sâu dưới đáy biển có một hệ thống gương để tạo ra hình ảnh phản chiếu từ ánh sáng và được lập trình để tiếp nhận sóng ánh sáng đi xuyên vào vùng nước sinh sống của chúng.

Những chiếc gương này được hình thành từ vô số thủy tinh thể hình khối cực nhỏ. Hình dạng phức tạp 3 chiều của những thủy tinh thể đó cho phép giảm thiểu quang sai ánh sáng và đưa ra những hình ảnh rõ nét.

Những chiếc gương này tạo ra những hình ảnh trên một màng võng mạc hai lớp theo cách sản sinh ra những hình ảnh riêng biệt trong phạm vi quan sát và cận biên. Cấu tạo này mang lại cho sò Saint-Jacques một tầm nhìn khoảng 250° so với mức 180° của mắt người. Các nhà khoa học lưu ý là mắt của sò cũng có một chiếc gương cầu lõm để phản chiếu ánh sáng.

Đây là một khám phá thú vị cho các nhà khoa học Israel. Bởi vì, “hệ thống gương được kết hợp từ nhiều hình khối trong vô số những con mắt của loài thân mềm này giống một cách đáng kinh ngạc với những lớp gương được phân đoạn trong kính viễn vọng phản xạ”.

Phát hiện mới này của các nhà khoa học Israel có thể giúp mở đường cho việc chế tạo ra các công cụ quang học mới, mở ra những ứng dụng mới về xử lý hình ảnh hay thiết bị cảm ứng mới.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171201-200-con-mat-so-saint-jacques-kinh-vien-vong-qt

 

Tổng thống Pháp kêu gọi đối thoại giữa Kurdistan và Irak

Minh Anh

Hai tháng sau cuộc trưng cầu ý đòi độc lập cho Kurdistan, dẫn đến căng thẳng giữa Erbil và Bagdad, lãnh đạo Kurdistan ngày 02/12/2017 đến Paris tìm sự trợ giúp.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tiếp các lãnh đạo Kurdistan tại Irak ở điện Elysée. Một lần nữa, Paris muốn thể hiện vai trò trung gian hòa giải khi kêu gọi lãnh đạo Kurdistan và chính quyền Irak sớm mở đối thoại.

Trong buổi họp báo chung cùng thủ tướng Nechirvan Barzani và phó thủ tướng Qubad Talabani Kurdistan, tổng thống Pháp nhấn mạnh đến tính thiết yếu của một nước Irak bình ổn và thống nhất, nhưng cũng không quên nhắc đến những đòi hỏi của người Kurdistan.

Như thể hiện vai trò trung gian, ông Macron tuyên bố « nước Pháp mong muốn một cuộc đối thoại mang tính xây dựng có thể sớm khởi động tại Irak ».

Về phần mình, thủ tướng Kurdistan cho biết sẵn sàng nhượng bộ. « Chúng tôi sẵn sàng tiến hành đàm phán quốc gia với Irak. Chúng tôi ủng hộ Hiến Pháp và sự toàn vẹn lãnh thổ Irak ».Lãnh đạo Kurdistan cam kết sang trang cuộc trưng cầu dân ý và cho biết đồng ý để Bagdad kiểm soát toàn bộ đường biên giới bên ngoài.

Theo giải thích của điện Elysée, quả bóng giờ đây nằm trên sân Bagdad. Tuy nhiên, chính quyền Irak chú trọng đến vấn đề giảm bớt mức chuyển giao tài chính cho vùng Kurdistan và giành lại quyền kiểm soát các khu vực khai thác dầu, hiện mang lại một nguồn thu lớn cho ngân sách Kurdistan. Những vấn đề này rất có thể sẽ được đề cập đến ngay trong một cuộc họp tại thủ đô Irak trong tuần tới.

http://vi.rfi.fr/phap/20171203-tong-thong-phap-keu-goi-doi-thoai-kurdistan-va-irak

 

Áp dụng cấm vận,

Mông Cổ không tiếp nhận lao động Bắc Triều Tiên nữa

Minh Anh

Lệnh trừng phạt của quốc tế bắt đầu có hiệu lực. Chính quyền Mông Cổ ra thời hạn cho lao động Bắc Triều Tiên từ đây đến cuối năm phải rời khỏi quốc gia này.

Oulan-Bator thông báo không cấp lại giấy phép lao động mới một khi hết hạn. Như vậy, với việc áp dụng các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, hơn 1200 công dân Bắc Triều Tiên đang làm việc tại Mông Cổ buộc phải thu xếp hành trang về nước.

Phần đông người Bắc Triều Tiên đến làm việc tại Nga và Trung Quốc, số khác mạo hiểm phiêu lưu đến châu Phi và Cận Đông. Cùng với Ba Lan, Mông Cổ là một trong những quốc gia theo dân chủ hiếm hoi còn rộng cửa đón người Bắc Triều Tiên.

Theo ghi nhận của AFP (03/12/2017), đa số lao động Bắc Triều Tiên tại Mông Cổ được tuyển dụng làm việc trong ngành xây dựng trong những điều kiện khắc nghiệt. Họ phải làm những công việc nặng nhọc, ngày làm việc từ 12-16 tiếng và chỉ nghỉ 2 ngày trong tháng mà không nề hà.

Phần lớn lao động Bắc Triều Tiên ngủ tại công trường và không được phép đi dạo phố một mình. Vào mùa đông, nhiệt độ xuống đến -40°C nhưng lao động Bắc Triều Tiên sống dưới những tầng hầm không sưởi của những tòa nhà mà họ tham gia xây dựng.

Play Video

Liên Hiệp Quốc ước tính khoảng 100000 người Bắc Triều Tiên làm việc ở nước ngoài. Đây là một nguồn thu ngoại tệ quý giá cho Bình Nhưỡng. Mỗi năm họ gởi về nước khoảng 500 triệu đô la.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20171203-ap-dung-cam-van-mong-co-khong-tiep-nhan-lao-dong-bac-trieu-tien-nua

 

Bầu cử tổng thống Mỹ :

Trump tái khẳng định Flynn không thông đồng với Nga

Sau khi cựu cố vấn an ninh quốc gia Michael Flynn bị chưởng lý đặc biệt buộc tội khai gian với FBI, trong nghi án Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016, tổng thống Donald Trump đã có những phản ứng gây ngạc nhiên.

Ngày hôm qua, 02/12/2017, trên Twitter, tổng thống Mỹ nhắc lại là không hề có chuyện thông đồng với Nga. Tuy nhiên, hồ sơ này còn kéo dài với nghi vấn là nguyên thủ Hoa Kỳ cản trở hoạt động của tư pháp.

Từ New York, thông tín viên Grégoire Pourtier gửi về bài tường trình:

24 giờ sau khi Michael Flynn bị buộc tội, Donald Trump mới có phản ứng. Tuy nhiên, các twitt mà ông đăng sáng thứ Bẩy, 02/12, càng làm cho mọi việc mù mờ hơn và các luật sư của ông bị lúng túng.

Theo một số chuyên gia, các từ mà tổng thống Trump sử dụng trong twitt hôm qua là một chỉ dẫn mới cho thấy rõ ràng là hồi đầu năm nay, ông đã có ý định ngăn cản tư pháp hoạt động, khi ông tìm cách bảo vệ vị cố vấn an ninh quốc gia chỉ tại nhiệm trong một thời gian ngắn ngủi. Có thể đó là một tội nghiêm trọng, nhưng phải chăng Donald Trump không tìm cách tự bảo vệ mình hay sao.

Sự thông đồng của nhóm cộng sự trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống của ông Trump với Nga, về mặt chính thức, thật khó để chứng minh. Nhưng trong mọi trường hợp, tổng thống Mỹ sẽ vất vả để thuyết phục mọi người tin rằng ông Flynn đã hành động riêng lẻ và Nhà Trắng không quan tâm đến việc buộc tội cựu cố vấn an ninh quốc gia.

Các trao đổi thư điện tử được báo New York Times đăng hôm qua, cho thấy là Michael Flynn đã có quan hệ chặt chẽ với nhóm cộng sự thân cận của Trump.

Trong bối cảnh đó, tổng thống Mỹ tung ra một loạt các twitt vào tối hôm qua. Lần này, Donald Trump chuyển sang tấn công với chiến thuật mà ông ưa dùng : theo ông, đối thủ đảng Dân Chủ Hillary Clinton đã làm nhiều việc tồi tệ hơn Michael Flynn và cần chú ý tới bà để điều tra xem hệ thống bầu cử có bị gian lận hay không hoặc vận hành theo kiểu nhất bên trọng nhất bên khinh.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171203-bau-cu-tong-thong-my-trump-tai-khang-dinh-flynn-khong-thong-dong-voi-nga