Áp lực Bắc Hàn: Không hiệu quả
Vi Anh
Áp lực CS Bắc Hàn không hiệu quả. CS Bắc Hàn vẫn cứ thử hoả tiễn, và kỳ này tầm bắn của hoả tiễn Bắc Hàn có thể tới thủ đô Mỹ.
Mới đây sau khi TT Trump tăng cường chiến dịch, “gây áp lực tối đa” lên CS Bắc Hàn, tố giác CS Bắc Hàn là chế độ “yểm trợ khủng bố” và sẽ chế tài ở “mức cao nhất” từ trước tới nay, thì CS Bắc Hàn đáp trả bằng phóng hoả tiễn. Xin trích dẫn nguồn tin của Đài RFI của Pháp ít nhậy cảm trong nội vụ hơn của Mỹ. Rằng ‘Bắc Triều Tiên bắn thử tên lửa có tầm bắn tới thủ đô Mỹ,… vào lúc 3 giờ 17 phút, giờ địa phương ngày 29/11/2017… Vụ thử thứ 20 trong năm nay… Tầm bắn của tên lửa có thể tới lãnh thổ Mỹ… Hàn Quốc đã đáp lại bằng hành động quân sự. Chỉ 5 phút sau khi Bắc Triều Tiên bắn tên lửa, quân đội Hàn Quốc đã khai hỏa 2 tên lửa ra phía biển Nhật Bản, gần hải phận với Bắc Triều Tiên.’.. Thủ tướng Shinzo Abe lên án «hành động bạo lực không thể dung thứ được» của Bình Nhưỡng và hy vọng Bắc Kinh sẽ «tiếp tục gây sức ép»… Trung Quốc, trong cuộc họp báo sáng nay, phát ngôn viên bộ ngoại giao cho biết Bắc Kinh «rất lo ngại» và kêu gọi Washington và Bình Nhưỡng «đàm phán».Theo yêu cầu của Washington, Tokyo và Seoul, một cuộc họp khẩn cấp của Hội Đồng Bảo An được triệu tập vào 21 giờ 30 đêm nay, 29/11/2017, giờ New York. Hoa Kỳ sẽ đề nghị nới rộng biện pháp cấm tàu biển chuyên chở hàng hóa xuất nhập Bắc Triều Tiên. Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet cho biết phản ứng của phía Hoa Kỳ: «Không trực tiếp đả kích Kim Jong Un, cũng không đe dọa tiêu hủy Bắc Triều Tiên với bão lửa và cuồng nộ như trước đây, mà là một Donald Trump chừng mực, thậm chí khá hòa dịu, khi phản ứng lại việc Bình Nhưỡng bắn hỏa tiễn.Tổng thống Mỹ tuyên bố: «Tôi chỉ nói rằng sẽ lo việc này. Tướng Mattis đang ở đây, và chúng tôi đã thảo luận rất lâu về chủ đề trên. Đó là một tình hình mà chúng ta sẽ xử trí».. Theo bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Mattis, đây là sự kiện chưa từng có. Ông nói: «Rõ ràng hỏa tiễn đã đạt đến độ cao nhất so với tất cả các vụ bắn trước đây. Bắc Triều Tiên vẫn nỗ lực nghiên cứu và phát triển để chế tạo các loại hỏa tiễn có thể đe dọa bất kỳ khu vực nào trên thế giới». Bộ Ngoại Giao Mỹ đã ra một thông cáo. Ngoại trưởng Rex Tillerson đòi hỏi phải trừng phạt thêm Bình Nhưỡng. Ông cho biết: «Các giải pháp ngoại giao vẫn để ngỏ» và kết luận «Hoa Kỳ vẫn luôn tìm kiếm một giải pháp hòa bình để chấm dứt các hành động hiếu chiến của Bắc Triều Tiên».
Tóm lại hầu hết các ý kiến phản ứng là hoà dịu, dùng giải pháp trừng phạt, chớ không trả đủa bằng quân sự vì ‘chưa thấy quan tài, chưa đổ lệ’.
Nhưng có một điều thực tế rõ là các biện pháp trừng phạt không giải quyết, không ngăn chận được chương trình nguyên tử hoá của Kim Jong un. Cả Mỹ, đồng minh và Liên Hiệp Quốc hoà dịu đã, đang đi sau Kim Jong un, một ngựa con háu đá.
Như đã biết sau khi TT Trump tố giác CS Bắc Hàn là chế độ “yểm trợ khủng bố” và sẽ chế tài ở “mức cao nhất” từ trước tới nay, thì Bộ Tài chính Mỹ hôm 22/11 công bố các công ty bị cáo buộc làm ăn với CS Bắc Hàn sẽ bị cấm không được nắm giữ tài sản ở Mỹ hoặc làm ăn tại Mỹ. 13 doanh nghiệp nằm trong danh sách đen, trong đó có 4 công ty Trung Quốc, chuyên xuất-nhập khẩu máy tính di động, than, thép, hay bị tình nghi là đã xuất sang Bắc Triều Tiên những linh kiện liên quan đến lò phản ứng hạt nhân. Một trong những tập đoàn bị nhắm còn làm dịch vụ đưa người lao động Bắc Triều Tiên sang Trung Quốc, Nga, Cam Bốt và Ba Lan. Mỹ cũng nhắm vào ngành chuyên chở đường biển của Bắc Triều Tiên: 20 tàu bị tình nghi là lách các biện pháp trừng phạt của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã bị đưa vào danh sách. Công ty hàng không nhà nước Trung Quốc Air China ngưng các chuyến bay giữa Bắc Kinh với Bình Nhưỡng. Nhưng TQ cho máy bay Bắc Triều Tiên Air Kyoro hoạt động mỗi tuần ba chuyến, TC cho đáp xuống sân bay Thẩm Dương, đông bắc Trung Quốc.
Chắc chắn Mỹ biết rõ, Trung Quốc là nguồn thương mại, năng lượng và viện trợ chính của Triều Tiên. Nếu TQ thành khẩn thi hành chặt chẽ như lời hứa với TT Trump và các nghị quyết của Liên hiệp Quốc trừng phạt CS Bắc Hàn mà chính TC đã biểu quyết thuận thì CS Bắc Hàn khó có thể sống còn. Nhưng không phải TC bao che cho CS Bắc Hàn tồn tại vì tình đồng chí CS, mà chánh yếu là vì quyền lợi của TC. TC không bao giờ muốn Triều Tiên thống nhứt vì hai miền thống nhứt thì sẽ thống nhứt theo chế độ tự do, dân chủ của Nam Hàn vì kinh tế, chánh trị, chánh nghĩa của Nam Hàn hợp thế nước lòng dân Triều Tiên hơn, như Tây Đức Tự do chuyển hoá Đông Đức CS vậy.
Như thế thì TC ở thế kẹt. Chế độ tự do, dân chủ của Triều Tiên thống nhứt sẽ áp sát biên giới TC. Quân đội Mỹ cũng thế. TC phải lãnh đủ cả triệu quân dân của CS Bắc Hàn vượt biên qua TC, tạo thành một gánh nặng an sinh xã hội, an ninh trật tự, tăng nạn nhân mãn cho TQ.
Mỹ biết nên muốn mượn tay TC dùng áp lực buộc Bình Nhưỡng ngừng phát triển hoả tiễn và nguyên tử trong hoà bình. Nhờ thì nhờ nhưng Mỹ không tin, nên lâu lâu Mỹ phải tháu cáy TC để TC bớt hứa mà không làm hay chỉ làm chiếu lệ mà thôi, chớ không thực tâm, quyết chí.
Nên chính Chủ Tịch Tập cận Bình bên ngoài tỏ vẻ làm dịu tình hình với Mỹ. Ông gửi một đặc sứ Tống Đào tới Bình Nhưỡng để cho Mỹ thấy TQ muốn cải thiện quan hệ căng thẳng và để tránh những áp lực thêm nữa của Mỹ hối thúc Trung Quốc phải hành động. Ông Tống Đào là nhân vật đứng đầu ban đối ngoại đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) qua Bình Nhưỡng chỉ nói khơi khơi với CS Bắc Hàn. Nào trình bày kết quả đại hội đảng CS 19 của TC, nào nói ‘tình hữu nghị truyền thống’ là “tài sản quý báu” cho nhân dân hai nước. Nhưng trong thông cáo chung của cuộc gặp của Ô Tống Đào với Ngoại trưởng của CS Bắc Hàn, tin RFI của Pháp cho biết “Bản thông cáo của Bắc Kinh không hề nhắc đến chương trình vũ khí nguyên tử Bắc Triều Tiên, mà Trung Quốc và thế giới đều phản đối.”
Như thế có thế nói TC cũng tiếp tục dùng chiêu truyên truyền lâp lờ đánh lận con đen thôi. Nên áp lực CS Bắc Hàn qua Liên hiệp Quốc, Mỹ và TQ không hiệu quả. Bằng cớ cụ thể là CS Bắc Hàn còn thử hoả tiễn vừa nói trên, mạnh hơn, xa hơn, có thể tấn công vào đất nước, nhân dân Mỹ./. (VA)
Áp lực CS Bắc Hàn không hiệu quả. CS Bắc Hàn vẫn cứ thử hoả tiễn, và kỳ này tầm bắn của hoả tiễn Bắc Hàn có thể tới thủ đô Mỹ.
Mới đây sau khi TT Trump tăng cường chiến dịch, “gây áp lực tối đa” lên CS Bắc Hàn, tố giác CS Bắc Hàn là chế độ “yểm trợ khủng bố” và sẽ chế tài ở “mức cao nhất” từ trước tới nay, thì CS Bắc Hàn đáp trả bằng phóng hoả tiễn. Xin trích dẫn nguồn tin của Đài RFI của Pháp ít nhậy cảm trong nội vụ hơn của Mỹ. Rằng ‘Bắc Triều Tiên bắn thử tên lửa có tầm bắn tới thủ đô Mỹ,… vào lúc 3 giờ 17 phút, giờ địa phương ngày 29/11/2017… Vụ thử thứ 20 trong năm nay… Tầm bắn của tên lửa có thể tới lãnh thổ Mỹ… Hàn Quốc đã đáp lại bằng hành động quân sự. Chỉ 5 phút sau khi Bắc Triều Tiên bắn tên lửa, quân đội Hàn Quốc đã khai hỏa 2 tên lửa ra phía biển Nhật Bản, gần hải phận với Bắc Triều Tiên.’.. Thủ tướng Shinzo Abe lên án «hành động bạo lực không thể dung thứ được» của Bình Nhưỡng và hy vọng Bắc Kinh sẽ «tiếp tục gây sức ép»… Trung Quốc, trong cuộc họp báo sáng nay, phát ngôn viên bộ ngoại giao cho biết Bắc Kinh «rất lo ngại» và kêu gọi Washington và Bình Nhưỡng «đàm phán».Theo yêu cầu của Washington, Tokyo và Seoul, một cuộc họp khẩn cấp của Hội Đồng Bảo An được triệu tập vào 21 giờ 30 đêm nay, 29/11/2017, giờ New York. Hoa Kỳ sẽ đề nghị nới rộng biện pháp cấm tàu biển chuyên chở hàng hóa xuất nhập Bắc Triều Tiên. Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet cho biết phản ứng của phía Hoa Kỳ: «Không trực tiếp đả kích Kim Jong Un, cũng không đe dọa tiêu hủy Bắc Triều Tiên với bão lửa và cuồng nộ như trước đây, mà là một Donald Trump chừng mực, thậm chí khá hòa dịu, khi phản ứng lại việc Bình Nhưỡng bắn hỏa tiễn.Tổng thống Mỹ tuyên bố: «Tôi chỉ nói rằng sẽ lo việc này. Tướng Mattis đang ở đây, và chúng tôi đã thảo luận rất lâu về chủ đề trên. Đó là một tình hình mà chúng ta sẽ xử trí».. Theo bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Mattis, đây là sự kiện chưa từng có. Ông nói: «Rõ ràng hỏa tiễn đã đạt đến độ cao nhất so với tất cả các vụ bắn trước đây. Bắc Triều Tiên vẫn nỗ lực nghiên cứu và phát triển để chế tạo các loại hỏa tiễn có thể đe dọa bất kỳ khu vực nào trên thế giới». Bộ Ngoại Giao Mỹ đã ra một thông cáo. Ngoại trưởng Rex Tillerson đòi hỏi phải trừng phạt thêm Bình Nhưỡng. Ông cho biết: «Các giải pháp ngoại giao vẫn để ngỏ» và kết luận «Hoa Kỳ vẫn luôn tìm kiếm một giải pháp hòa bình để chấm dứt các hành động hiếu chiến của Bắc Triều Tiên».
Tóm lại hầu hết các ý kiến phản ứng là hoà dịu, dùng giải pháp trừng phạt, chớ không trả đủa bằng quân sự vì ‘chưa thấy quan tài, chưa đổ lệ’.
Nhưng có một điều thực tế rõ là các biện pháp trừng phạt không giải quyết, không ngăn chận được chương trình nguyên tử hoá của Kim Jong un. Cả Mỹ, đồng minh và Liên Hiệp Quốc hoà dịu đã, đang đi sau Kim Jong un, một ngựa con háu đá.
Như đã biết sau khi TT Trump tố giác CS Bắc Hàn là chế độ “yểm trợ khủng bố” và sẽ chế tài ở “mức cao nhất” từ trước tới nay, thì Bộ Tài chính Mỹ hôm 22/11 công bố các công ty bị cáo buộc làm ăn với CS Bắc Hàn sẽ bị cấm không được nắm giữ tài sản ở Mỹ hoặc làm ăn tại Mỹ. 13 doanh nghiệp nằm trong danh sách đen, trong đó có 4 công ty Trung Quốc, chuyên xuất-nhập khẩu máy tính di động, than, thép, hay bị tình nghi là đã xuất sang Bắc Triều Tiên những linh kiện liên quan đến lò phản ứng hạt nhân. Một trong những tập đoàn bị nhắm còn làm dịch vụ đưa người lao động Bắc Triều Tiên sang Trung Quốc, Nga, Cam Bốt và Ba Lan. Mỹ cũng nhắm vào ngành chuyên chở đường biển của Bắc Triều Tiên: 20 tàu bị tình nghi là lách các biện pháp trừng phạt của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã bị đưa vào danh sách. Công ty hàng không nhà nước Trung Quốc Air China ngưng các chuyến bay giữa Bắc Kinh với Bình Nhưỡng. Nhưng TQ cho máy bay Bắc Triều Tiên Air Kyoro hoạt động mỗi tuần ba chuyến, TC cho đáp xuống sân bay Thẩm Dương, đông bắc Trung Quốc.
Chắc chắn Mỹ biết rõ, Trung Quốc là nguồn thương mại, năng lượng và viện trợ chính của Triều Tiên. Nếu TQ thành khẩn thi hành chặt chẽ như lời hứa với TT Trump và các nghị quyết của Liên hiệp Quốc trừng phạt CS Bắc Hàn mà chính TC đã biểu quyết thuận thì CS Bắc Hàn khó có thể sống còn. Nhưng không phải TC bao che cho CS Bắc Hàn tồn tại vì tình đồng chí CS, mà chánh yếu là vì quyền lợi của TC. TC không bao giờ muốn Triều Tiên thống nhứt vì hai miền thống nhứt thì sẽ thống nhứt theo chế độ tự do, dân chủ của Nam Hàn vì kinh tế, chánh trị, chánh nghĩa của Nam Hàn hợp thế nước lòng dân Triều Tiên hơn, như Tây Đức Tự do chuyển hoá Đông Đức CS vậy.
Như thế thì TC ở thế kẹt. Chế độ tự do, dân chủ của Triều Tiên thống nhứt sẽ áp sát biên giới TC. Quân đội Mỹ cũng thế. TC phải lãnh đủ cả triệu quân dân của CS Bắc Hàn vượt biên qua TC, tạo thành một gánh nặng an sinh xã hội, an ninh trật tự, tăng nạn nhân mãn cho TQ.
Mỹ biết nên muốn mượn tay TC dùng áp lực buộc Bình Nhưỡng ngừng phát triển hoả tiễn và nguyên tử trong hoà bình. Nhờ thì nhờ nhưng Mỹ không tin, nên lâu lâu Mỹ phải tháu cáy TC để TC bớt hứa mà không làm hay chỉ làm chiếu lệ mà thôi, chớ không thực tâm, quyết chí.
Nên chính Chủ Tịch Tập cận Bình bên ngoài tỏ vẻ làm dịu tình hình với Mỹ. Ông gửi một đặc sứ Tống Đào tới Bình Nhưỡng để cho Mỹ thấy TQ muốn cải thiện quan hệ căng thẳng và để tránh những áp lực thêm nữa của Mỹ hối thúc Trung Quốc phải hành động. Ông Tống Đào là nhân vật đứng đầu ban đối ngoại đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) qua Bình Nhưỡng chỉ nói khơi khơi với CS Bắc Hàn. Nào trình bày kết quả đại hội đảng CS 19 của TC, nào nói ‘tình hữu nghị truyền thống’ là “tài sản quý báu” cho nhân dân hai nước. Nhưng trong thông cáo chung của cuộc gặp của Ô Tống Đào với Ngoại trưởng của CS Bắc Hàn, tin RFI của Pháp cho biết “Bản thông cáo của Bắc Kinh không hề nhắc đến chương trình vũ khí nguyên tử Bắc Triều Tiên, mà Trung Quốc và thế giới đều phản đối.”
Như thế có thế nói TC cũng tiếp tục dùng chiêu truyên truyền lâp lờ đánh lận con đen thôi. Nên áp lực CS Bắc Hàn qua Liên hiệp Quốc, Mỹ và TQ không hiệu quả. Bằng cớ cụ thể là CS Bắc Hàn còn thử hoả tiễn vừa nói trên, mạnh hơn, xa hơn, có thể tấn công vào đất nước, nhân dân Mỹ./. (VA)