Tập San Tân Ðại Việt – Số 8 – 2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tập San Tân Ðại Việt – Số 8 – 2017

Mục Lục

BS Mã Xái: Tương lai Biển Đông nhìn qua Hội nghị các Ngoại Trưởng ASEAN-50 và Diễn Đàn An ninh Khu vực Đông Nam Á (ARF) tại Manila (tháng 8 năm 2017)

Lê Minh Nguyên: Cảm giác chiến tranh

Trọng Đạt: Hoa Kỳ và cuộc khủng hoảng Triều Tiên

Chu Chi Nam và Vũ Văn Lâm: Đại hội đảng tương lai trong lịch sử cận đại của Tàu hay tương lai chính trị của Tập Cận Bình

Mai Thanh Truyết:

– Thượng đỉnh COP21 – rồi sao nữa? và lời hứa của Trung Cộng và Việt Nam!

– Năng lượng điều tiết giá dầu thế giới : Dầu khô trong đá – Oil Shale hay Dầu thu được từ đá phiến bitum

Phan Văn Song:

– Bàn phé Đông Nam Á. Từ những tên lửa chú Ủn, đến giàn khoan Tàu chiếm biển Đông

Thế giới thiếu Lãnh đạo hay thiếu Đạo đức?

Thanh Thủy: Tham luận 126 Mưu Lược Của Trung Cộng Và Cuộc Chiến Mỹ-Bắc Hàn Sẽ Ra Sao?

Đào Văn Bình: Nhật Ký Biển Đông:

Hoa Lục Chỉ Giả Bộ Làm Hòa  

Việt-Mỹ Chuẩn Bị Cho Chuyến Đi Của Ô. Trump

Từ Thức: VN: Tự do hủy hoại thân thể

Trần Khải: Biển Đông:

Đã Quá Trễ?

 Lặng lẽ ?

Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy: Dân tộc sinh tồn: Chương V: Những nguyên lý căn bản của chủ nghĩa dân tộc sinh tồn

Nguyễn thị Cỏ May:

– Hai biến cố quan trọng làm cho nóng thêm     

Yêu Nhau Từ Thuở Mẫu Giáo

Trần Văn Lương: Thơ

 – Mộc Tượng       

Hắc dạ ca

Từ Thức: Phiên tòa xử Trần Thị Nga: Bi hay hài kịch?

Huy Phương: Trận đánh Bộ TTM-QLVNCH, hay là ‘chiến công trên giấy… báo?’

 

Tương lai Biển Đông nhìn qua Hội nghị các Ngoại Trưởng ASEAN-50 và Diễn Đàn An ninh Khu vực Đông Nam Á (ARF) tại Manila (tháng 8 năm 2017) – Bác sĩ Mã Xái

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) chào mừng năm thứ 50 và năm nay Manila  là điểm hẹn của Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (viết tắt AMM-50), bắt đầu từ ngày 5-08-2017, tiếp theo là nhiều Hội nghị liên quan như ARF lần thứ 24, EAS cấp bộ trưởng lần thứ 7,… (xem tài liệu # 6,7). Chủ đề cho các phiên họp và các cuộc gặp gỡ bên lề tập trung việc mưu tìm ngăn chặn mầm móng chiến tranh tại vùng Đông Bắc Á với nồi lửa Bắc Triều Tiên, khiến các nước kể cả siêu cường Mỹ có vẻ lơ là với ASEAN khiến Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lên tiếng trấn an rằng khủng hoảng Bắc Hàn sẽ không phủ bóng hồ sơ Biển Đông; và hội nghị chắc cũng không quên cuộc chiến chống bọn khủng bố Hồi giáo IS tại Phi Luật Tân, trên đảo Mindanao.

Cả thế giới quả thật hồi hợp, lo âu vì Bình Nhưỡng, theo tin tình báo mới nhứt chiều ngày 8/8/2017, Bắc Hàn đã chế tạo được loại bôm nguyên tử cở nhỏ có thể lấp vào ICBM mà đạn đạo có thể chạm lãnh thổ Hoa Kỳ, khiến Trump nổi giận đe doạ  sẽ trả đủa mạnh  nếu Bắc Hàn tiếp tục leo thang khiêu khích (tin dẫn từ CNN 8/8/2017: “North Korea will be met with fire, fury and frankly power, the likes of which the worth has never seen, if threats continue to escalate”). Việc Trump trông chờ Tập Cận Bình kềm chế Kim Jong-un còn đòi hỏi nhiều thời gian mặc cả mà Bắc Triều Tiên chỉ là con cờ trao đổi cho hai cường quốc Mỹ-Trung.

Bài nhận định hôm nay do đó sẽ tập trung vào hồ sơ Biển Đông. Thật ra, nghị trình cho Biển Đông đã rò rĩ trước, theo đó Trung Cộng (TC) và các quốc gia ASEAN  sẽ ảnh hưởng hội nghị ASEAN chấp thuận một văn kiện khung cho Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông COC (framework for a code of conduct in South China Sea) Code of conduct) đã được soạn trong tháng Năm vừa qua.

Văn kiện khung được hội nghị chấp thuận như thông báo hôm 06/08 dùng để thúc đẩy Tuyên bố về quy tắc ứng xử  các bên ở Biển Đông gọi tắc là DOC (declaration on the conduct of parties in the South China Sea) đã được đưa ra hồi năm 2002 do Hội nghị các bộ trưởng ASEAN và TC lần thứ 8 tại Nam Vang, Cam-bốt, nhưng bị TC trì hoản đến 15 năm sau, bổng nhiên Bắc Kinh quan tâm đến bộ COC. Nhiều chuyên gia cho rằng TC kéo dài thời gian đàm phán như vậy nhằm câu giờ để hoàn thành mục tiêu chiến lược của họ ở Biển Đông; “khung” chỉ là văn kiện khái quát về cách  bộ quy tắc ứng xử (COC) sẽ được  TC và ASEAN thiết lập sau này.

Bộ ngoại giao Hoa Kỳ trước ngày AMM-50 khai mạc đã lên tiếng tiếp tục thúc đẩy một cơ chế ràng buộc pháp lý hầu ngăn ngừa xung đột  tranh chấp  lãnh thổ giữa các bên tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông có thể đưa đến đối đầu bạo lực; bà Susan Thorton, xử lý phụ tá ngoại trưởng đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương  nói thêm với báo chí (ngày 02/08) “Hoa Kỳ tất nhiên hoan nghinh thoả thuận văn kiện khung, nhưng chúng tôi cũng tiếp tục yêu cầu nên gấp chọn một quy tắc ứng xử hữu hiệu”.

Tiếp theo tuyên bố của bà Susan Thorton, ba nước tham dự Diễn Đàn Khu Vực ASEAN (ARF) Mỹ, Nhựt, Úc ngày 7/8 cùng ra một tuyên bố chung sau khi Ngoại Trưởng Rex Tillerson, Ngoai trưởng Úc Julie Bishop và Ngoại trưởng Nhựt Taro Kono gặp nhau bên lề hội nghị kêu gọi TC và Phi luật Tân tuân thủ phán quyết của Toà Trọng tài Thường trực La Haye năm rồi đã phủ nhận đường lưỡi bò và yêu sách quá đáng  của Bắc Kinh trên Biển Đông, nơi có tranh chấp chủ quyền giữa 5 bên gồm Việt Nam, TC, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunie; ba cường quốc cũng mạnh mẽ phản đối những hành động cưỡng ép đơn phương;theo Reuter phát đi từ Manila bản tuyên bố ba nước cũng thúc giục ASEAN và TC bảo đảm Bộ quy tắc ứng xử (COC) trên Biển Đông mà họ cam kết soạn ra sẽ phải mang tính ràng buộc pháp lý, có ý nghĩa, có hiệu lực và nhứt quán với luật quốc tế (xem #5). Nhưng nếu COC không có tính cưỡng hành hay một cơ chế giải quyết tranh chấp thì mức độ hiệu lực của COC đáng nghi ngờ. Ba cường quốc Mỹ, Nhựt, Úc không phải là những bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng thường xuyên lên tiếng về quyền tự do hàng hải, trên không ở Biển Đông hay bất cứ nơi nào mà luật pháp cho phép và phù hợp với Công ước Quốc tế về Luật Biển (UNCLOS). Hoa Kỳ có quyền lợi quốc gia ở Biển Đông; Úc cũng có nhiều lợi ích nơi đó, Tokyo có những quan tâm không kém, khi tình hình Biển Đông căng thẳng thì Biển Hoa Đông cũng chuyễn động vì lẻ TC và Nhựt có tranh chấp chủ quyền đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Cũng theo Reuters Tuyên bố ASEAN (xem#8) không kịp đưa ra vào cuối hội nghị cao cấp hôm thứ Bảy 5/8 vì các nhà ngoại giao cho biết là không có sự đồng thuận trong cách đề cập  tới các tranh chấp ở Biển Đông; một vài thành viên nói lên quan tâm về các  bồi đấp đảo và “những hoạt động  trong khu vực làm xoi mòn lòng tin, sự tự tin, gia tăng căng thẳng và có thể làm suy giảm hoà bình, an ninh và ổn định”. Bắc Kinh dùng sức mạnh kinh tế và cả quân sự lôi kéo một số thành viên ASEAN để phục vụ lợi ích chiến lược cho mình, làm cho sự chia rẻ cộng đồng ASEAN thêm trầm trọng. Bắc Kinh đã nắm lợi thế khi chọn Manila làm nơi thảo luận văn kiện khung COC; năm nay Phi Luật Tân nắm chức vụ chủ tịch luân phiên ASEAN mà là nước chủ nhà cho Diễn Đàn ASEAN; Bắc Kinh  ngoài  Manila, còn có Pnom Penh,Vientiane để hổ trợ lập trường bá quyền bành trướng Đại Hán tại Biển Đông. Tất nhiên Ngoại trưởng Vương Nghị phải bực  bội khi Ngoại trưởng VC Phạm Bình Minh tỏ ra cương quyết  trong hai ngày đàm phán, rằng nội dung COC phải có tính ràng buộc pháp lý và có cơ chế giải quyết các tranh chấp, nếu không nó sẽ trở nên vô nghĩa, nhiều bộ trưởng ASEAN lại cho biết tuyên bố chung bị đình trệ  vì Việt Nam  thúc đẩy dùng ngôn từ cứng rắn trái với quan điểm Bắc Kinh, nhưng lại phù hợp với lập trường của các cường quốc Hoa Kỳ, Nhựt bổn, Úc; một bộ trưởng ASEAN cho biết Vương Nghị không muốn ai nhắc tới DOC trong bản văn vì Trung Cộng đã vi phạm trầm trọng các điều khoản trong Tuyên bố Ứng Xử các Bên ở Biển Đông 2002 mà TC cố tình trì hoản. Tin tức truyền thông còn cho biết Vương Nghị đã huỷ bỏ buổi hợp song phương với Phạm Bình Minh cốt để quở trách lãnh đạo Hà Nội không theo chỉ đạo của Bắc Kinh!  Xin nhắc lại vài vi phạm DOC  gần đây của Bắc Kinh: Tin từ “Sáng kiến Minh bạch Hàng Hải (AMTI) thuộc CSIS ngày 9/08/2017 vừa qua, TC lại tiếp tục hoạt động cải tạo quần đảo Hoàng Sa, cụ thể là tại hai Đảo Cây và Đảo Bắc, nhưng tại diễn đàn ASEAN-50, trả lời báo chí (8/8/2017) về các quan tâm của vài  ngoại trưởng ASEAN về việc “bồi đấp đảo và hoạt động trong Biển Đông”, Vương Nghị nói: “ Trung Quốc đã hoàn tất công việc bồi đấp hai năm rồi.Nếu có nước nào đó còn xây đấp đảo chắc chắn là không phải Trung Quốc.” TC đã xây 7 đảo nhơn tạo ở vùng biển có tranh chấp ở quần đảo Trường Sa, trong đó mới đây ngày 29/06/2017 AMTI cập nhựt hình ảnh vệ tinh cho thấy TC sắp hoàn thành cơ sở hạ tầng quân sự mới trên các Đá Chữ Thập,Vành Khăn, Su-bi sẵn sàng trong tư thế phòng thủ hay tấn công. TC lại ngang ngược cướp lấy quyền khai thác dầu khí của Việt Nam ngay trong thềm lục địa của mình, cưởng ép Hà Nội ra lịnh cho công ty Repsol ngưng hoạt động tại lô 136-03 thuộc Bãi Tư Chính, và liền sau đó Bắc Kinh đưa hai giàn khoan Hải Dương 708 và HYSY-760 vào khu vực này, còn đe doạ nếu Hà Nội không chấp hành  sẽ nhận lấy hậu quả quân sự trên một số đảo Trường Sa,  thuộc phần Việt Nam. Sau vụ Bãi Tư Chính nhiều suy luận về việc Tướng Ngô Xuân Lịch bộ trưởng quốc phòng VC sang Washington (7-08-2017) cầu viện, nhắc lại câu chuyện Hà Nội “đu dây” xích lại gần Mỹ của nhà cầm quyền VC sau sự kiện Bắc Kinh đưa  giàn khoan HD-981 vào hoạt động gần đảo Tri Tôn năm 2014.

Việc bế tắc do tranh cải ngôn từ rồi cũng vượt qua: các vị ngoại trưởng ASEAN đưa ra  một thông cáo chung  hôm Chúa nhựt 8/8/2017 kêu gọi nên tránh mọi hoạt động quân sự hoá và sự tự chế trong các hoạt động tranh chấp; nêu lên các quan tâm về việc bồi đấp đảo; thông cáo  được diễn đạt một cách cẩn thận để tránh chọc giận TC! Ngoại trưởng Vương Nghị phát biểu “ Đây là một kết quả quan trọng của nỗ lực chung của chúng tôi”; chắc ông ta muốn nói sự đồng thuận về nội dung của văn kiện khung COC đã được các ngoại trưởng ASEAN chấp thuận toàn bộ phù hợp với sách lược Biển Đông của Bắc Kinh.(xem#10)

Tạm Kết:

Diễn đàn ASEAN-50 và các  hội nghị liên quan như ARF đã thảo luận sâu rộng về hồ sơ Biển Đông qua  văn kiện khung cho COC, thực chất đa phần nói lên sự đấu tranh ngoai giao địa chánh trị khu vực, sự thống lĩnh Biển Đông giữa Hoa Kỳ và TC; Bắc Kinh đã thành công trong quyết định cho ra bản văn kiện khung cho COC về Biển Đông theo ý mình, có lợi cho họ (xem#11); Vương Nghị muốn chứng tỏ quyền lực của Bắc Kinh trên Biển Đông, khống chế hiệp hội ASEAN và them vào đó Bắc Kinh còn cho VC một “bài học mới” qua vụ Bãi Tư Chính, TC cũng xem thường quan điểm của Hoa Kỳ, Nhựt, Úc tại hội nghị trong lúc Trump đang bù đầu về vụ Bắc Hàn và các rối rắm  chánh trị nội tình. Nhà nghiên cứu Chương trình Đông Á tại Trung Tâm Stimson Washington, Bà Yun Su từng tuyên bố “Trung quốc sẽ không bao giờ chấp nhận điều gì đi ngược lại quyền lợi của họ”; TC khẳng định chủ quyền đường chín đoạn và “toàn bộ các đảo ở Biển Nam Hải (Biển Đông”) đã thuộc Trung Quốc  từ thời thượng cổ” như tướng Phạm Tường Long Phó chủ tịch Quân uỷ Trung Ương TC nói với bộ trưởng quốc phòng VC Ngô Xuân Lịch. TC không tạo được lòng tin cho những gì họ đề ra trong văn kiện khung cho COC và cũng không ai tin rằng TC sẽ tuân thủ khi bản quy tắc ứng xử COC sẽ được chung quyết  sau này; Trung Cộng không thay đổi bản chất xâm lược bành trướng bá quyền; trong mấy thập niên qua, họ đã lờ qua Tuyên bố ASEAN 1992, họ hô hào thi hành DOC-2002 rồi tiếp tục các động thái vi phạm trắng trợn DOC  qua việc xây dựng Trường thành cát ở Trường Sa, hay những chỉ dấu khác cho thấy Tập Cận Bình không tôn trọng lời giao kết với Washington là sẽ không quân sự hoá Trường Sa nhưng ngày nay cả Hoàng Sa cũng đã trở thành những căn cứ phòng thủ kiên cố sẵn sàng cho mục đích tấn công. Trung Cộng đã phê chuẩn Công ước Quốc tế về Luật Biển 1982 (UNCLOS), nhưng lại tuyên bố phán quyết  của Toà Trọng tài Thường trực PCA La Haye về Biển Đông chỉ là tờ giấy lộn, nhưng trớ trêu thay món viện trợ kết xù của TC cho chủ vụ kiện là Phi Luật Tân, một thành viên ASEAN, đã lung lay lập trường Rodrigo Duterte, và Philippines đồng ý tạm gát lại vụ PCA một bên. Ngoại Trưởng Philippines Alan Peter Cayeytano, người chủ trì hội nghị, phát biểu trong lễ bế mạc Diễn Đàn Khu vực ASEAN ngày 8/8/2017 cho biết TC muốn có một bộ quy tắc ứng xử hàng hãi với ASEAN nhưng không đề cập đến điều ràng buộc pháp lý, và ông Cayetano ca ngợi khung đàm phán này là một tiến bộ hướng tới việc ngăn ngừa và tránh được  rủi ro trong trong Biển Đông, nhưng ông đã lờ các vụ “tàu lạ” thường xuyên gây chết chóc, cướp bóc ngư dân Việt Nam, vụ “cắt cáp”, vụ Bắc Kinh ngang ngược đưa các giàn khoang vào vùng biển Việt Nam hoạt động. Một nhà báo  không sai khi nói cái dự thảo văn kiện khung COC  chỉ là sự” đồng thuận về sự bất đồng” giữa ASEAN và TC, và Bắc Kinh chỉ thực hành COC khi họ hoàn tất mục tiêu chiến lược kiểm soát Biển Đông mà bước kế tiếp là sẽ bồi đấp và quân sự hoá Bãi cạn Scarborough.

Nhưng chỉ dấu lạc quan là  TC chưa dám thử thách chánh phủ Trump trong tham vọng thực hiện tam giác chiến lược Hoàng Sa-Trường Sa-Scarborough, và với bộ tham mưu hùng hậu tướng lãnh, kinh tế tài chánh của Trump quyết tâm tiếp tục xoay trục/ tái cân bằng về  Châu Á-Thái Bình Dương, mạnh dạng, hữu hiệu mà không nhúng nhường như Obama, đẩy mạnh răn đe  quân sự  với các FONOP thường xuyên, với sự hiện diện của hạp đội 7, hạm đội 3 khắp trên Biển Đông, song hành với các hoạt động tạo lại lòng tin nơi các nhà lãnh đạo Đông Nam Á còn quan tâm về việc chánh quyền Trump chưa đưa ra chánh sách đối ngoại rõ ràng, khiến ASEAN không dám chống đối hay chỉ trích hành vi hung hăng của TC ở Biển Đông e sợ bị Bắc Kinh trả đủa (!); ngay sau khi nhặm chức, phó Tổng thống Pence , Bộ trưởng Quốc phòng  Mattis đã nhiều lần công du Á Châu và trấn an đồng minh hay tối tác; Ngoại trưởng Tillerson sau khi rời hội nghị  Manilla 8/8 đã đến gặp các vị lãnh đạo Malaysia, Thái Lan.

Biển Đông gắn liền với lợi ích  của Hoa Kỳ, Trump đã tiên liệu tình hình an ninh ở Đông Nam Á, hay Đông Bắc Á; Trump đưa một ngân sách quốc phòng lớn lao, đăc biệt cho hải quân, ông chủ trương hiện đại hoá quân đội và sẵn sàng đối phó với mọi tình huống như cách Trump phản ứng trước thách thức của lãnh tụ Bắc Triều Tiên: “Giải pháp quân sự nay đã có đầy đủ tại chỗ, khoá và nạp, nếu Bắc Hàn hành động thiếu khôn ngoan”! (Tweeter  ngày thứ Sáu 10 /08).

Sau hội nghị các ngoại trưởng ASEAN năm nay, tờ  báo South China Morning Post nhận xét Việt Nam nổi lên như một nước tuyên bố chủ quyền lớn tiếng nhứt cạnh tranh với Trung Quốc ở Biển Đông, đặt nghi vấn liệu Việt Cộng lại ngả về phía Mỹ, trùng hợp với việc Tướng Ngô Xuân Lịch lần đầu tiên với tư cách bộ trưởng quốc phòng công du sang Washington (từ 7-10/08) dự kiến có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis, với quốc hội và chánh phủ Hoa Kỳ mà báo lề phải cũng như lề trái có những bình luận khác nhau về mục đích của gặp gỡ này; một viên chức cao cấp như Tướng Lịch công du Hoa kỳ trong tình trạng quan hệ Việt Trung căng thẳng ,tất phải có chỉ thị của Bộ Chánh trị hay trực tiếp từ tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Một thông cáo của Bộ quốc phòng Hoa Kỳ ngày 9-08 viết: “ Hai nhà lãnh đạo (James Mattis, Ngô Xuân Lịch) nhất trí rằng một mối quan hệ quốc phòng Việt Mỹ thúc đẩy mạnh mẽ an ninh khu vực và toàn cầu. Mối quan hệ này dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và các lợi ích chung, bao gồm tự do hàng hải ở Biển Đông và toàn cầu, tôn trọng luật pháp quốc tế và công nhận chủ quyền quốc gia”.  Thông cáo cũng nói đến việc thảo luận  về “ mối quan hệ quốc phòng Mỹ-Việt càng ngày càng gia tăng, và những thách thức an ninh khu vực”. Thật vậy TC càng ngày tạo thêm áp lực, những chèn ép quá đáng đối với CSVN ở Biển Đông, việc Ngô Xuân Lịch và phái đoàn chuyên ngành quốc phòng (hải, lục,không quân, tình báo) sang Mỹ phải chăng để tìm đòn bẩy  chánh trị từ Mỹ? Phải chăng kịch bản “xích lại gần với Mỹ”, lại là một phương thức ”đu dây”, đúng lúc, nhằm kềm hảm sức ép của TC, hay lại là một tín hiệu cho một bước ngoặt quan trọng trong tam giác ban giao Mỹ-Việt-Trung? ngay trong thời đại Trump chủ trương đẩy mạnh chánh sách chuyển trục về Á Châu Thái Bình Dương chận đứng mưu đồ Bắc Kinh loại Hoa Kỳ ra khỏi Đông Nam Á, nơi Mỹ và VC đều có lợi ích chung. “Kịch bản 136-03” tại Bãi Tư Chính (2017) nhắc mọi người nhớ lại vụ TC phi pháp đưa giàn khoan HD-981 vào hoạt động gần đảo Tri Tôn (2014) trong vùng đặc quyến kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, một thách thức lớn đối với chủ quyền quốc gia Việt Nam, ảnh hưởng đến an ninh khu vực; sau đó thì Hà Nội cũng đẩy mạnh công tác chánh trị “đu dây” hải ngoại theo chủ trương ngoai giao đa phương tìm sự hổ trợ của nhiều cường quốc, tất nhiên chỗ dựa mới vẫn là Mỹ; cũng nên nhắc lại là năm đó bộ trưởng Phạm Bình Minh cũng đến Mỹ (10/2014) đề nghị Mỹ cung cấp vũ khí để hiện đại hoá quân đội Việt Nam và đẩy mạnh đàm phán hiệp ước TPP; sau sự kiện giàn khoan HD-981, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để lại câu nói môi miếng khó quên “không đánh đổi điều thiên liêng – chủ quyền, sự toàn vẹn lãnh thổ- đổi lấy một thứ hoà bình, hữu nghị viễn vông, lệ thuộc“.

Biển Đông gắn liền với vận mạng dân tộc Việt. Bước ngoặt “đu dây” về phía Mỹ của CSVN hiện nay chỉ để cũng cố thể chế toàn trị, trong khi Nguyễn Phú Trọng tiếp tục triệt hạ mọi đối thủ trong đảng, nhằm nắm chặc chiếc ghế tổng bí thư cho đến hết nhiệm kỳ; Hoàng Sa Trường Sa thì đảng CSVN đã bán cho Tàu cộng, chừng nào đảng CSVN còn, thì tương lai Biển Đông còn mờ mịt. Con đường cứu Nước, cứu Biển là giải thể chế độ độc tài toàn trị, toàn dân không còn tin tưởng vào đảng cộng sản,  Nguyễn phú Trọng và đảng cộng sản phải ra đi; tập đoàn cộng sản Hà Nội nay vẫn đang đấu đá , tranh quyền, tranh lợi, thanh toán lẫn nhau trong một đất nước đang trên bờ phá sản,  còn chủ nhơn ông cùng ý thức hệ của Hà Nội tức Tập Cận Bình thì cũng tứ bề thọ địch, bận rộn  cho việc Đại hội CS Trung Hoa đảng thứ 19 vào cuối thu, lại bị phân tâm đối phó với Trump trong vấn đề an ninh Đông Bắc Á; có thể đây là một vận hội cho toàn dân cùng các lực lượng dân chủ đẩy mạnh lên công cuộc đấu tranh dân chủ hoá đất nước, niềm hi vọng cho cuộc đổi đời, cho một Viêt Nam tự do, dân chủ pháp trị, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

8/8/2017

Tài liệu tham khảo:

1. “A Dramatic Year Fails to smooth the South China Sea “ July /31/2017, By Gregory  B.Poling and Geoffry Harman |CSIS

2. “ASEAN turn 50 and there is much to celebrate” By Nina Hachigian; August 3/2017-CSIS/PacNet Number 55

3. “ASEAN Foreign Ministers Urge North Korea to Comply With UN” VOA news August 05,2017 Reuters

4. “US Assures ASEAN: North Korea will not overshadow South China Talks” VOA news August 2,2017 by Nike Ching

5. “Will a China-ASEAN South China Sea Code Really Matter”? By Prashanth Parameswaran August 05, 2017 THE DIPLOMAT

6. Thành viên Hiệp Hội các nước Đông Nam Á: Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Singapore, Myanmar, Cambodia, Lao PDR, Brunie (10 quốc gia)

7. Các quốc gia tham dự ARF(nguồn:asianregionalforum.asean.org/about.html): gồm 10 quốc gia thành viên ASEAN + USA, China, People’s Repubic of Korea(North Korea), South Korea ( Repubic of Korea), Japan,Russia, Australia, India,Pakistan, Mongolia, Pakistan, Bangladesh,Sri Lanka, Canada, E.U., New Zealand, Timor-Leste, Papua New Guinea.

8.” Statement and Communique of the 50th AMM and Related Meeting” ( nguồn từ ASSOCIATION OF SOUTHEAST ASIAN NATION)

9. Hội nghị Thượng đỉnh Bộ trưởng Ngoai giao Đông Á (EAS ) kỳ 7 tại  Manila: gồm 18 thành viên tham dự (10 quốcc gia  ASEAN + Hoa Kỳ+Trung Quốc+ Nhựt bổn+ Nam Hàn+Ấn độ+ Úc+ New Zealand +Russia.

10. “ASEAN overcome communiqué impasse, urges non-militarisation in South China Sea” By REUTERS-WORLD NEWS 06-08-2017

11.”Is America Losing The Soft Power Contest in Southeast ASIA? “ by Mark J.Valencia August 12.2017 THE DIPLOMAT

12. “Update: CHINA CONTINUES RECLAMATION IN THE PARACELS” by ASIA MARITIME TRANSPARENCY INITITIVE Published August 9,2017/CSIS

13.  “Trung Cộng đã dưa hai giàn khoan dầu vào khu TƯ CHÍNH” Giáo Sư Nguyễn Văn Canh ngày 31/7/2017| Uỷ Ban Bảo Vệ Sự Vẹn toàn Lãnh thổ”

 

Cảm giác chiến tranh – Lê Minh Nguyên

Các sự kiện xảy ra dồn dập trong tuần qua ở thủ đô Washington DC tựa như là một tấn tuồng bi hài kịch xã hội (soap opera) trình chiếu ở tốc độ nhanh chóng mặt.

Những diễn viên trên sân khấu từ TT Trump đến Trump Jr., con rễ Kushner, cựu giám đốc chiến dịch tranh cử Manafort, bộ truởng tư pháp Sessions, thứ trưởng tư pháp Rosenstein, ngoại truởng Tillerson, bà counselor Conway, bà phụ tá văn phòng báo chí Sanders, ông tân giám đốc truyền thông Scaramucci, ông công tố viên đặc biệt Muller… đang làm cho chính trường Hoa Kỳ ít nhất là trong 12 tháng sắp tới xáo trộn với những tình tiết ly kỳ.

TT Trump đang ngồi trên một cái ghế quá nóng (hot seat) mà ông phải chọn lựa giữa một trong hai thái độ, và chỉ có hai để chọn.

Một là chấp nhận các cuộc điều tra của ông Mueller, hai viện quốc hội, các cơ quan tình báo, tiểu bang New York… và các phơi bày càng ngày càng nhiều từ tin mật bị lộ và từ các kết quả điều tra. Ông phải chống chọi với ít nhất 4 loại điều tra (1) có thông đồng với Nga về bầu cử hay không? (2) có cản trở công lý hay không? (3) có thủ lợi từ chức vụ hay không? (4) có phạm tội tài chánh về rửa tiền cho tài phiệt Nga hay không? Qua cuộc phỏng vấn ông bởi New York Times hôm 19/7 cho thấy, ông rất lo ngại về vấn đề thứ tư và nhắn với ông Mueller là như thế sẽ vượt lằn ranh đỏ, hàm ý là ông có thể đuổi ông Mueller. (http://nyti.ms/2v5eary)

Hai là chiến đấu cho tới cùng, tức sẵn sàng đuổi việc ông Mueller, thay thế ông Sessions, ông Rosenstein, ngay cả bà Conway, chiến lược gia trưởng Bannon, bà bộ trưởng giáo dục Devos, bộ trưởng y tế Price (hôm Thứ Hai 24/7 ở sinh hoạt hướng đạo toàn quốc ông đã đe doạ – http://nyti.ms/2v5DfTr)… Ông đang xây dựng đội hình để điều tra ngược lại ông Mueller, cho rằng ông Mueller có động cơ chính trị và nằm về phía đảng Dân Chủ để hạ ông.

Tình hình cho thấy là ông chọn giải pháp hai. Với giải pháp này thì nghe đâu đây có mùi thuốc súng.

Quy luật thông thường của các lãnh tụ khi bên trong bị khủng hoảng thì tìm cách tống nó ra bên ngoài, hướng dư luận về một chiều khác có lợi cho vị thế chính trị của mình. TT George Herbert Walker Bush (Bush cha) vào cuối năm 1990 được dư luận ủng hộ khoảng 50%, sau khi đánh Iraq để giải phóng Kuwait thì vọt lên 89% vào tháng Hai, tháng Ba năm 1991. Hiện tượng gây chiến bên ngoài để giải quyết các khó khăn bên trong mà tiếng lóng thường gọi là “cái đuôi vẫy con chó” (wagging the dog) dường như đang được team Trump chuẩn bị.

TT Trump chỉ có hai vùng trên thế giới để động binh, đó là vùng Trung Đông và vùng Đông Bắc Á.

Nhưng ở vùng Trung Đông, những nước mà TT Trump muốn đánh là Syria, Iran thì lại là đồng minh của Nga. Xét tình thế rất tế nhị trong khủng hoảng nội bộ của Hoa Kỳ hiện nay có liên quan trực tiếp đến Nga và việc Nga trả đũa có thể tạo thêm sóng gió cho TT Trump với những nút nhấn mà Nga đang nắm nhưng chưa sử dụng thì TT Trump không dại gì mà đi gây hấn với Nga. Nhìn đạo luật trừng phạt Nga mà hai viện Quốc Hội HK vừa thoả thuận hôm Thứ Bảy 22/7 thì thấy rằng QH không tin tưởng là TT Trump sẽ trừng phạt Nga nên QH ra tay trước và trong đó có điều khoản cấm tổng thống tự ý bãi bỏ trừng phạt mà không thông qua QH. Cho đến khi viết bài này thì bên phía Toà Bạch Ốc không cho biết là TT Trump có chịu ký ban hành hay không. Cái khó cho ông Trump là trong luật này không phải một mình Nga mà còn có Iran và Bắc Hàn, nếu không ký thì hai nước sau cũng sẽ thoát luật này. (http://cnn.it/2v5hCCD)

Cho nên còn lại là vùng Đông Bắc Á mà hiển nhiên nhất là Bắc Hàn. Theo Fox News 25/7/17 thì BH sắp sửa bắn thử hoả tiển liên lục địa và chủ tịch liên quân HK nói rằng chỉ còn vài tháng là hết hạn giải pháp ngoại giao (http://fxn.ws/2v59j9O). Cũng hôm 25/7 báo Time loan tin bà nghị sĩ Cộng Hoà Susan Collins (R-Maine) nói mà quên tắt micro với NS Dân Chủ Jack Reed của Rhode Island sự “lo lắng” của bà về TT Trump (http://bit.ly/2v5tFzF).

Tình trạng chính trị hiện nay của HK là tác dụng phụ (side effects) của liều thuốc dân chủ. HK vẫn vững như bàn thạch do đã xây dựng được những định chế vững chắc và TT Trump dù có làm gì thì cũng không thể mặc áo qua khỏi đầu (Hiến Pháp). Chính quyền TT Trump chỉ kéo dài 4 hay 8 năm tối đa, nên chỉ là hiện tượng nhất thời trong lịch sử HK. Các yếu tố thiên nhiên, địa chính trị, sức mạnh nội tại của đại khối quần chúng, nền dân chủ pháp trị vững chắc, nền giáo dục đại chúng rộng sâu… cho phép HK vẫn là siêu cường số một trong ít nhất là thế kỷ 21 này.

Nhưng trước mặt thì dường như có tanh tanh mùi thuốc súng.

Lê Minh Nguyên

25/7/2017

http://bit.ly/2v5CdXj

http://tandaiviet.org/v1/2017/07/25/cam-giac-chien-tranh-le-minh-nguyen/

Hoa Kỳ và cuộc khủng hoảng Triều Tiên – Trọng Đạt 

Một đất nước chia đôi

Trước 1945, Triều Tiên hay Cao Ly là thuộc địa của Nhật, bị phát xít cai trị rất hà khắc, tàn ác man rợ, người Nhật không những bóc lột thuộc địa xương tủy mà còn giết hại người dân Cao Ly không gớm tay. Năm 1945 quân Nhật đầu hàng đồng minh, Nga Mỹ chia đôi Triều Tiên, từ vĩ tuyến 38 trở lên chịu ảnh hưởng Nga và dưới vĩ tuyến này chịu ảnh hưởng Mỹ.

Tháng 10-1949 Mao Trạch Đông thắng Tường Giới Thạch, chiếm Hoa Lục. Ngày 5-12-1949 Mao đã ra lệnh sửa chữa các sân bay chuẩn bị đổ bộ chiếm Đài Loan.  Ngày 5-1-1950 Tổng thống Mỹ Truman tàn nhẫn tuyên bố sẽ không can dự vào cuộc tranh chấp, không viện trợ quân sự cho Tưởng, gần như công khai tuyên bố bỏ Đài Loan (1), hòn đảo nhỏ bé này của Quốc Dân Đảng đang chờ chết.

Vì để mất Trung Hoa nên Truman bị mất lòng dân, tỷ lệ ủng hộ từ 70% xuống còn 35%. Khi bỏ Trung Hoa, người Mỹ không ngờ những hậu quả tai hại ghê gớm sẩy ra ngay sau đó. Tháng 8-1949, Nga có bom nguyên tử nhờ đánh cắp tài liệu Mỹ, Nga không còn sợ Mỹ và công khai đương đầu với Mỹ. Giữa năm 1950, khoảng 6 tháng sau khi Mao chiếm Hoa Lục, Nga-Hoa giúp Bắc Triều Tiên xua quân vượt vĩ tuyến 38 xâm lăng miền Nam đất nước này.

Khi ấy người Mỹ vội đem đại binh nhẩy bổ vào can thiệp dưới danh nghĩa Liên Hiệp Quốc đồng thời tuyên bố bảo vệ Đài Loan, thế là Đài Loan thoát chết mừng rú. Nay Hoa Kỳ mới thấy mối nguy Cộng Sản nhất là Mao theo Nga đã làm lệch cán cân Đông Tây giữa Thế giới tự do và khối Cộng. Trung Cộng nay trở thành mối nguy hàng đầu cho Mỹ tại Đông Nam Á, năm 1950, họ cũng giúp Việt Minh thành lập nhiều sư đoàn chính qui chống Pháp khiến Mỹ cũng phải vào can thiệp bằng viện trợ cho Pháp.

Cuộc chiến Triều tiên chấm dứt vào tháng 7-1953 đúng 3 năm sau, hai bên Nam Bắc có hàng triệu người thiệt mạng kể cả thường dân và quân đội, Mỹ có 54, 246 lính tử trận (2). Từ đấy Mỹ quyết không nhường dù một tấc đất cho CS tại Á châu.

Sau cuộc chiến, Nam Triều Tiên từ đống tro tàn đổ nát vươn lên thành một cường quốc kinh tế và quân sự như ta thấy ngày hôm nay. Nam Hàn nay đứng hàng thứ 11 trên thế giới về Tổng sản lượng kinh tế, GDP nay là 1,400 tỷ Mỹ kim đứng trên Nga (3), lợi tức đầu người của họ là 27,397 đứng thứ 31 trên thế giới (theo số thống kê của Liên Hiệp Quốc 2015). Dân số Nam Hàn nay 51 triệu (4), thủ đô Hán Thành (Seoul) gồm 10 triệu dân, kể cả ngoại  ô là 25 triệu, thành phố đông dân thứ nhì trên thế giới.

Trong khi ấy Bắc Hàn diện tích rộng hơn Nam Hàn một chút nhưng dân số 25 triệu chỉ bằng một nửa Nam Hàn. Bắc Hàn nay là nước Á Châu duy nhất theo chế độ quân chủ chuyên chế, cha truyền con nối từ mấy đời nay: Kim Nhật Thành truyền ngôi cho con trai Kim Chính Nhật năm 1994, Chính Nhật truyền ngôi cho con út là Kim Chính Ân tháng 4- 2012, đáng lý Chính Nhật truyền ngôi cho con trai cả là Kim Jong Nam nhưng anh này bị thất sủng, gần đây đã bị Kim Chính Ân, em ruột cho người giết tại Mã Lai. Dòng họ này từ đời ông tới đời cha, đời cháu.. toàn những tên uống máu người không tanh.

Nam Hàn buộc tội Kim Chính Nhật năm 1987 đã ra lệnh cho một điệp viên Bắc Hàn đặt bom nổ trên chuyến bay 858 của Korean Air giết hại 115 hành khách. Theo voanews.com, Chính Nhật đã dùng thanh trừng để giữ ngôi vị, từ nguồn tin Nam Hàn cho biết Chính Nhật đã hành quyết hàng trăm binh lính năm 1995 sau khi ông ta cho là khả nghi trong một đơn vị quân đội đóng tại tỉnh Bắc Hamgyong (5)

Bắc Hàn là một quốc gia quái đản bậc nhất trên thế giới, thực sự là một địa ngục, với lợi tức theo đầu người 648 Mỹ Kim, hạng   thứ 179 trong số 195 nước theo thống kê Liên Hiệp Quốc năm 2015, nằm trong số 15 quốc gia nghèo đói vào bậc nhất trên thế giới.

Tổng sản lượng kinh tế GDP của Bắc Hàn là 17 tỷ, đứng thứ 113 trên thế giới. So sánh hai miền ta thấy lợi tức đầu người của Nam Hàn (27,397 Mỹ kim) gấp hơn 40 lần Bắc Hàn (648 MK), Tổng sản lượng GDP Nam Hàn (14,00 hay 1,377 tỷ) gấp 80 lần GDP của Bắc Hàn (17 tỷ). Qua vài con số so sánh, ta thấy miền Bắc Triều tiên đói khổ là nhường nào.

Về phương diện quân sự (6) Nam Hàn hiện đứng thứ 12 trên thế giới (thứ nhất Mỹ, 2 Nga, 3 Tầu, 4 Ấn Độ, 5 Pháp…. Do Thái thứ 15, Việt Nam thứ 16, Úc thứ 22) Bắc Hàn đứng thứ 23. Về ngân sách quốc phòng Nam Hàn với 43 tỷ Mỹ kim đứng thứ 8 trên thế giới ngang với Nhật trong khi Bắc Hàn chỉ có 7 tỷ rưỡi đứng thứ 26 trên thế giới. Như vậy về chi tiêu quân sự Nam Hàn (43 tỷ) gấp gần 6 lần so với Bắc Hàn (7.5 tỷ)

Nếu so với Mỹ ta thấy ngân sách quốc phòng Mỹ gần 600 tỷ gấp khoảng 80 lần nhiều hơn ngân sách quốc phòng Bắc Hàn (7.5 tỷ), tiền đóng một hàng không mẫu hạm tối tân của Mỹ từ 13 tỷ cho tới 20 tỷ gấp 2 hoặc gấp 3 lần ngân sách quốc phòng của Bắc Hàn

Miền Bắc yếu kém hơn Nam Hàn rất nhiều về mọi mặt, trông cái gương Iraq bị Mỹ tấn công năm 2003, Bắc Hàn nghĩ tới kế hoạch chế tạo vũ khí nguyên tử để phòng thân và để Mỹ, Nam Hàn không dám đánh chiếm họ như Iraq. Tháng 10-2006 Cơ quan Thông tin Bắc Hàn cho biết họ đã thử bom nguyên tử ngầm thành công.

Tổng thống Nam Hàn  Kim Dae-Jung, (Kim Đại Trung) thập niên 90 có chính sách hòa hoãn với Bắc Hàn, ông đã tổ chức được hội nghị thượng đỉnh với lãnh tụ Bắc Hàn Kim Chính Nhật tại Hán Thành năm 2000. Cuộc họp mang lại biết bao niềm hy vọng trên khắp thế giới, nhờ vậy TT Kim Đại Trung đã được nhận giải Nobel hòa bình. Nhưng tiếc thay lạc quan mong manh qua mau, chẳng bao lâu tình hình chính trị quân sự đất nước giữa hai miên Nam Bắc lại tiếp tục gay go thù hận cho tới nay.

Căng thẳng trên bán đảo

Ngày 10-3-2017 bà Phác Cận Huệ, Tổng thống Nam Hàn bị truất phế và bắt giữ sau những cuộc biểu tình của người dân và quyết định của Quốc hội. Cho tới nay nguyên do việc lật đổ bà không có gì rõ rệt ngoài những cáo buộc mơ hồ như tham nhũng, lạm quyền. Tại Á Châu duy chỉ có Nhật là nước theo chế độ dân chủ thực sự, còn lại không mấy đáng tin cậy. Cũng có nhận định của Tây phương cho rằng người Nam Hàn trả thù nhà độc tài Phác Chính Hy, họ trút giận dữ lên đầu con gái ông, hành động này không được quân tử cho lắm.

Sau đó Nam Hàn bầu cho một chính trị gia ôn hòa Moon Jae-in lên làm Tổng thống nhậm chức ngày 10-5-2017. Có thể họ nghĩ rằng lật đổ một Tổng thống cứng rắn, bầu cho một chính trị gia ôn hòa để dễ thương lượng hòa bình với Bắc Hàn, nếu vậy thì họ lầm to.

Moon lên làm Tổng thống mới đầu hạnh họe Mỹ tại sao đặt hỏa tiễn Thadd không hỏi ý kiến ông, làm ra vẻ ta đây không cần Mỹ có thể tự giải quyết riêng, sau đó Moon tuyên bố sẵn sàng đàm phán hòa bình với Bắc Hàn. Lời kêu gọi của TT Moon không được Kim Jong-Un đếm xỉa. Un ra vẻ trích thượng muốn nói chuyện với Mỹ chứ không thèm đối thoại với Nam Hàn khiến Moon bẽ mặt. Chính sách đàm phán ngoại giao đã không có kết quả như đã chứng tỏ trong quá khứ, giờ này mà họ còn chưa hiểu gì về CS. Cuối cùng TT Moon cũng sang Mỹ xin TT Donald Trump giúp đỡ, con đường thương lượng coi như vứt đi.

Từ ngày Donald Trump nhậm chức Tổng thống đến nay, Kim Jong-Un thực hiện nhiều vụ thử hỏa tiễn tầm xa, lớn tiếng đe dọa Hoa Kỳ, gây sự và đe dọa láo xược. Donald Trump mới đầu cũng kiên nhẫn dịu giọng hỏi Un muốn gì và mời Un đàm phán, nhưng chàng ta ngày càng ngổ ngáo lên giọng hằn học đe dọa bắn hỏa tiễn có gắn đầu đạn nguyên tử sang Mỹ.

TT Trump mới đầu cũng tìm tới giải pháp hòa bình bằng đường lối ngoại giao như trong cuộc tiếp đón Tập Cận Bình tại Florida ngày 6 và 7 tháng 4- 2017 đã qua. Trump đã xử dụng cây gậy và củ cà rốt chính sách mậu dịch để nhờ họ Tập áp lực với Bắc Hàn từ bỏ vũ khí hạt nhân và hỏa tiễn liên lục địa. Họ Tập gần đây đã khiến Trump thất vọng khi ông ta cho biết Trung Cộng không gấy được nhiều ảnh hưởng với Bắc Hàn như Mỹ mong đợi

Lịch sử năm 1972 nay lại tái diễn, sau khi TT Nixon sang Tầu (tháng 2-1972) về Mỹ, cuối tháng 3-1972 CSBV tấn công miền nam VN bằng một lực lượng lớn nhất thế giới sau chiến tranh Triều Tiên: 14 sư đoàn chính qui và 26 trung đoàn độc lập (7). TT Nixon đã vận động ngoại giao với Nga, Trung Cộng để áp lực BV nhưng Tầu phủi tay nói họ không liên hệ với Đông Dương còn Nga không khá hơn. Nixon, Kissinger cũng đã xử dụng cây gậy và củ cà rốt với Nga, hối ấy hai bên dự trù cuộc họp thượng đỉnh (summit) vào tháng 5-1972. Sô viết rất thèm họp với Mỹ để mua lúa mì vì đang mất mùa, đói kém và để tài giảm binh bị vì quá mệt mỏi với chạy đua vũ trang với Đế quốc, nhưng dù vậy họ vẫn chối khéo nói Nga không ảnh hưởng nhiều tới Hà Nội như Mỹ mong đợi (8)

Mặc dù Kissinger đã dọa khéo Đại sứ Nga tại Hoa Thịnh Đốn, ông ta dẫn chứng CSBV tấn công VNCH bằng xe tăng, đại bác, phòng không do Nga chế tạo, nếu Nga không ngăn cản được BV, người Mỹ sẽ hủy bỏ cuộc họp thượng đỉnh, phía Nga hứa hẹn sẽ cố gắng nhưng nói không dám chắc.

Hoa Kỳ có ưu thế về quân sự: là nước duy nhất đã xử dụng bom nguyên tử trong chiến tranh (1945), về số lượng, là nước có nhiều đầu đạn nguyên tử nhất. Trong khoảng thời gian 56 năm từ 1940 tới 1996 (9), Mỹ đã chi 8,890 tỷ đô la (theo giá tiền ngày nay) trong việc chế tạo vũ khí hạt nhân, từ 1945 Mỹ đã chế tạo hơn 70,000 đầu đạn nguyên tử, nhiều hơn  tổng số đầu đạn nguyên tử của các nước trên thế giới cộng lại.

Về ngân sách quốc phòng, vũ khí, phi cơ quân sự, hàng không mẫu hạm…. của Mỹ lớn hơn, tương đương hoặc gần bằng tổng số vũ khí, máy bay, hàng không mẫu hạm… các nước top ten trên thế giới cộng lại. Hoa Kỳ đủ sức mạnh quân sự, quốc phòng đương đầu với cả thế giới hợp lại.

Nhưng tuy vậy nước Mỹ có một điểm yếu lớn, người Mỹ sợ chết, họ muốn làm trùm thế giới nhưng không gan dạ cho lắm. Thí dụ trong chiến tranh Việt Nam, cho tới Tết Mậu Thân năm 1968, số lính Mỹ tử trận tại Việt Nam chỉ hơn 30,000 người nhưng người dân biểu tình rầm rộ chống đối quyết liệt, đòi chính phủ phải rút quân bỏ Đông Dương ngay lập tức. Cộng quân dù bị thiệt mạng lên tới nửa triệu như Tướng Giáp trả lời phỏng vấn của nữ ký giả Fallaci (giữa năm 1968) nhưng Hà Nội không hề nao núng. CS biết cái tẩy của anh nhà giầu sợ chết nên họ lệnh cho cán binh giết cho nhiều lính Mỹ dù phải hy sinh 10 hay 15 người để giết một tên lính Mỹ mục đích đẩy mạnh phong trào phản chiến.

Vấn đề nằm ở chỗ đó, 28 ngàn lính Mỹ đóng gần Hán Thành là mối lo âu chính của Hoa Thịnh Đốn. Cuộc chiến với Bắc Hàn, một đất nước lạc hậu sẽ gây tổn thất nhân mạng cho Mỹ, cho dù họ giết được hàng trăm nghìn, hàng triệu tên lính Bắc Hàn đói khát đổi lại sinh mạng của vài chục ngàn quân Mỹ họ cũng không muốn. Người Mỹ luôn nghĩ rằng họ là dân tộc văn minh đáng sống, sinh mạng của họ quí như vàng, mạng sống kẻ địch như cỏ rác.

Thứ bẩy 5-8-2017 vừa qua, Hội đồng bảo an Liên Hiệp  Quốc chấp thuận quyết định mới trừng phạt kinh tế Bắc Hàn để buộc họ trở lại bàn hội nghị về chương trình hỏa tiễn và nguyên tử của họ. Liên Hiệp Quốc cấm xuất cảng quặng mỏ và hải sản trị giá hơn $1 tỉ, khoảng 1/3 tổng số trị giá xuất cảng của Bắc Hàn năm ngoái. Quyết định khiến Chủ tịch Bắc Hàn Kim jong-Un rất căm hận cho là Mỹ đầu têu ra chuyện này, ông ta hăm dọa bắn hỏa tiễn vào đảo Guam giữa tháng 8 để trả đũa.

TT Donald Trump đã cảnh cáo Bắc Hàn, giải pháp quân sự của Mỹ đã sẵn sàng, súng đã nạp đạn để phòng khi Bắc Hàn liều lĩnh…”. Ngoài ra ông cũng lớn tiếng đe dọa sẽ trả đũa Bắc Hàn bằng những hỏa lực dữ dội nhất chưa từng thấy.

Những lời đe dọa đao to búa lớn giữa Un và Donald Trump khiến cho giới đầu tư lo sợ, chứng khoán trên thế giới sụt giá và giảm mạnh trong tuần lễ vừa qua.

Tờ Hoàn Cầu Thời Báo cho hay nếu chiến tranh Mỹ và Bắc Hàn nổ ra, họ sẽ đứng trung lập tuy nhiên nếu Mỹ và Nam Hàn muốn thay đổi chính thể của Bắc Hàn thì họ sẽ ngăn cản.

Có lẽ TT Trump sẽ không nói suông nếu Bắc Hàn thực sự tấn công Mỹ bằng hỏa tiễn. TT Nixon năm 1972 sau khi đã cảnh cáo BV, ông đánh trả cuộc tổng tấn công của của họ giữa năm 1972, bằng một lực lượng vĩ đại Hải lục không quân, đã cho gần 200 B-52 oanh tạc trải thảm khiên Cộng quân bỏ xác hàng trăm ngàn người. Đầu thập niên 70, Nixon và Kissinger cứng rắn nhưng Laird (Bộ trưởng quốc phòng) và Rogers (BT ngoại giao) lại hay bàn ra. Trong nội các của ông Trump, ta thấy toàn là diều hâu từ Tổng thống tới Quốc phòng, Ngoại giao, có lẽ họ không hù dọa mà đã có sẵn kế hoạch quân sự, thí dụ họ sẽ xử dụng 200 B-52 trải thảm vài chục ngàn tấn bom phía trên khu phi quân sự để bảo đảm an toàn cho Nam Hàn và 28 ngàn lính Mỹ hoặc phóng hỏa tiễn ồ ạt vào Bình Nhưỡng từ các chiến hạm ngoài  khơi…..

Những vận động ngoại giao từ thời các TT Clinton, Bush con, Obama đến nay đã tỏ ra không có kết quả y như nước đổ lá khoai. Mọi biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp quốc từ nhiều năm qua cũng không mấy hiệu lực nên chính phủ Trump đã nghĩ đến giải pháp quân sự trước khi quá trễ.

Nhiều chuyên gia tiên đoán Bắc Hàn có thể tiến hành thu nhỏ  đầu đạn nguyên tử để gắn vào hỏa tiễn, những mối lo sợ chồng chất đã khiến cho giải pháp quân sự của Tòa Bạch Ốc đang được cân nhắc kỹ.

Một bản tin mới trên RFI cho biết truyền thông Hàn Quốc kêu gọi chính phủ nghiên cứu việc phát triển vũ khí hạt nhân khiến cho vấn đề càng phức tạp nặng nề hơn nữa. Báo chí kêu gọi hoặc Hoa Kỳ giúp Nam Hàn triển khai vũ khí nguyên tử hoặc Nam Hàn có thể tự chế tạo lấy trong vài tháng. Nhiều người Nam Hàn bị ám ảnh vì câu hỏi liệu Hoa Kỳ có sẵn sàng bảo vệ Hán Thành khi nhiều thành phố Mỹ sẽ trở thành mục tiêu của vũ khí nguyên tử Bắc Hàn, từ đó họ mới hô hào cần có bom nguyên tử để tự vệ.

Nhiều quan sát viên lo ngại “hiệu ứng dây chuyền” của một cuộc chạy đua vũ khí nguyên tử tại Đông Nam Á. Theo nhận định của Yang Moo Jin, Giáo sư đại học tại Seoul quyết định chế tạo và trang bị bom nguyên tử của Nam Hàn sẽ mở cơ hội cho Đài Loan, Nhật Bản tự trang bị vũ khí hạt nhân. Chắc chắn Tokyo sẽ hoan nghênh giải pháp này, nó sẽ là yếu tố thuận lợi cho chính quyền Shinzo Abe xin xét lại và sửa đổi Hiến Pháp chủ hòa của Nhật

Từ mối quan tâm này lại nẩy sinh ra những viễn tượng đáng lo sợ khác

Lời kết

Hôm 9-8 Bộ trưởng quốc phòng Mỹ cảnh cáo Bắc Hàn chớ phát động chiến tranh và ngưng theo đuổi chương trình chế tạo vũ khí nguyên tử, họ có nguy cơ bị tiêu diệt bởi hỏa lực vũ bão.

Người Mỹ chỉ chờ Kim Jong-Un nhấn nút phóng hỏa tiễn vào lãnh thổ của họ để có cớ trút hàng trăm ngàn tấn bom lên đất Bắc Hàn, nhưng Un không ngu, không khùng như người ta tưởng. Ông ta giả điên để tháu cáy Mỹ và không bị mắc lừa người Mỹ, vì thế cuộc chiến rút cục chỉ giới hạn trong phạm vi đấu khẩu, võ mồm.

Người Mỹ cương quyết bảo vệ Nam Hàn vì đây là một căn cứ quan trọng của họ để cai quản khu vực Đông Nam Á, người ta thắc mắc tại sao Mỹ bỏ Đông Dương mà không bỏ Đại Hàn.

Người Mỹ thua cuộc tại VN vì phản chiến, vì cái máy truyền hình.

Giáo sư Gia Nã Đại McLuhan, đã nói:

Truyền hình đã mang những cảnh chiến tranh tàn bạo tới căn phòng khách ấm cúng. Việt Nam thua từ trong những căn phòng ấm cúng ở Hoa Kỳ chứ không phải tại mặt trận bên Việt Nam”

(The Media:Vietnam war, Vietnamwar.net)

Tác giả James Olson và Randy Roberts cũng nói tương tự (Where The Domino Fell trang 205): nước Mỹ thua trận vì cái TV, ký giả, nhà làm phim đi khắp bốn vùng chiến thuật VNCH rồi đưa những hình ành khích động phản chiến về Mỹ chiếu trên truyền hình cho đại chúng xem.

Thời chiến tranh Triều tiên, năm 1950 chỉ có 9% dân Mỹ có TV, nhưng đến năm 1966 thời chiến tranh VN số người xử dụng TV đã tăng lên 93%. Những bản tin khích động trên truyền hình  đã khiên phong trào chống chiến tranh lên cao đưa tới sụp đổ tan tành.

Dù sống giữa một siêu cường quân sự, nay người dân Mỹ cũng thấy lo âu thấp thỏm trước những tình huống xấu có thể sẩy ra. Vạn sự vạn vật trên đời không phải tự dưng mà có, tự dưng mà thành, hễ có Nhân thì có Quả, năm 1949 khi tàn nhẫn bỏ rơi người bạn đồng minh Trung Hoa vào tay quỷ dữ, có bao giờ họ nghĩ tới những ngày này hay không?

Họ có bao giờ nhìn nhận nó là sai lầm lớn nhất, một tội ác và  hối hận về quyết định của mình hay không? Có bao giờ họ biết dừng tay vắt chanh bỏ vỏ chỉ nghĩ tới quyền lợi của mình hay không?

(1) Trần Vũ, Vì Sao Trung Quốc Không Giải Phóng Được Đài Loan? trang  mạng Đời Sống Và Pháp Luật 2013

(2) Wikipedia, United States military casualties of war

(3) Wikipedia, List of countries by GDP (nominal)

(4) Wikipedia, South Korea

(5) Wikipedia tiếng Việt:  Kim-Jong-Il

(6) http://www.globalfirepower.com

(7) Richard Nixon, No more Vietnams trang 150

(8) Henry Kissinger, White House Years chương XXV, trang 1104, 1005

(9) Wikipedia -Nuclear weapons and the United States

 

Vui cười

Không biết tình trạng đạo đức trong giáo xứ của cha Cuội thế nào mà trong bài giảng tuần này Ngài thông báo trên toà giảng là tuần tới Ngài sẽ giảng về đề tài nói “dối”.

– Tuần tới để hiểu rõ hậu quả và sự xấu xa của việc nói dối, tôi đề nghị ông bà anh chị em về nhà trong tuần này đọc trước cho tôi Phúc Âm thánh Marcô chương 17, tuần tới mình sẽ bàn luận kỹ hơn.

Chủ nhật kế bước lên toà giảng cha Chỉnh Cuội hỏi liền:

-Tuần rồi qua ông bà anh chị em nào đã theo lời dặn của tôi đọc chương 17 Phúc Âm thánh Marcô xin vui lòng giơ tay lên? Cả nhà thờ liền lập tức giơ tay rất cao. Cha Cuội tủm tỉm cười:

-Xin cám ơn tất cả các ông bà anh chị em, bài giảng về đề tài nói dối hôm nay kể như đã xong! Vì thực ra Phúc Âm thánh Marcô chỉ có 16 chương, không có chương 17, Amen.

Đại hội đảng tương lai trong lịch sử cận đại của Tàu hay tương lai chính trị của Tập Cận Bình –  Chu Chi Nam và Vũ Văn Lâm

Sắp đến ngày Đại hội Đảng Trung cộng. Lúc đầu dự trù vào mua hè năm nay, tháng chín. Nay có thể dời vào mùa thu, tháng mấy chưa rõ. Từ đó, có nhiều nhà bình luận, nhiều tờ báo nói về vai trò và tương lai của vị Tổng bí thư đương nhiệm Tập Cận Bình. Có người cho rằng địa vị của ông mỗi ngày một vững chắc và đang lên như diều gặp gió. Có người ngược lại, cho rằng không phải như thế.

Để trả lời và nắm rõ những vấn đề trên, chúng ta cần phải lược sơ qua về tình hình chính trị, lịch sử cận đại của nước Tàu, tìm hiểu rõ hơn về những thế lực đã đưa họ Tập lên ngôi, và liệu họ có khả thế đưa ông xuống hay không.

Tình hình chính trị, lịch sử cận đại của nước Tàu:

Ở đây chúng ta hạn chế nói về tình hình hiện đại. Chúng ta chỉ bắt đầu từ ngày Mao Trạch Đông chết và ngày Đặng Tiểu Bình lên ngôi, trở lại nắm toàn bộ chính quyền.

Trước khi Mao chết vào ngày 9/9/1976, thì có cái chết của Chu Ân Lai vào ngày 8 tháng 1 cùng năm. Vào ngày 5/4, có cuộc biểu tình ở Thiên An Môn, tưởng niệm họ Chu, mà nhiều nguồn tin cho rằng đứng đằng sau là Đặng Tiểu Bình, lúc này ông vừa mới trở lại chính quyền, theo lời yêu cầu của họ Chu, để ổn định tình thế, có thể đi đến nội chiến, do cách mạng Hồng vệ binh gây ra…

Chỉ 2 ngày sau, ngày 7/4/1976, Đặng bị Mao truất phế mọi quyền hành.

Nhưng không đầy năm tháng sau thì Mao chết và không đầy 1 tháng sau, vào ngày 8/10, nhóm “Bốn tên” trong đó có bà Giang Thanh, vợ Mao, Vương hồng Văn v.v… bị bắt.

Ngày 10 đến ngày 22/3/1977, Trung ương đảng họp nói về kế hoạch cho năm 1977. Hoa Quốc Phong, người được Mao chỉ định kế vị, nắm Đảng, Nhà nước và Quân đội, trên lý thuyết, đã đọc một bài diễn văn “Lưỡng trung”, vừa trung thành với Mao, vừa trung thành với đường lối mà Đảng đã định. Tướng Vương Chấn (Wang Zhen), một người tướng văn dốt, không biết đọc, biết viết, là một tướng thảo khấu, nhưng đã được sự tin cẩn của Mao, vì trong thời gian Vạn lý trường chinh, Mao bị Tưởng Giới Thạch vây khốn, thiếu lương thực, thì chính Vương Chấn đã tiếp tế cho Mao, sau được trao toàn quyền lo về quân lương, quân dụng của Quân Giải phóng, hết lòng trung thành với Mao; sau khi Mao chết, thì hết lòng trung thành với Đặng, được ông này cho biệt hiệu là “Cây đại bác đáng yêu của tôi” sẵn sàng “bắn tất cả” và rất giỏi “gió chiều nào theo chiều đó”. Chính tướng Vương Chấn và Trần Vân, người được coi là “Giáo hoàng của kế hoạch kinh tế” của Trung Quốc, trong kỳ họp Trung ương này, đã đề nghị phục hồi quyền hạn của Đặng Tiểu Bình, nhưng không được chấp nhận. Vương Chấn còn bị khiển trách, phải làm bản kiểm thảo.

Từ ngày 16 đến ngày 21/7/1977, họp lần thứ 3 Trung Ương Đảng khóa X, Đặng Tiểu Bình được hoàn toàn phục chức, từ Ủy viên Trung Ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban thường trực Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng đến chức Tham mưu trưởng Quân đội. Sự phục chức này là do đề nghị của Thống tướng Diệp Kiếm Anh, người trên thực tế nắm toàn quyền sau khi Mao chết, là người chính trong cuộc đảo chính “Nhóm Bốn tên”, trong đó có vợ Mao.

Khi họ Đặng trở lại chính quyền, thì người ta có thể nói, 2 người có thực quyền lúc bấy giờ là họ Đặng và họ Diệp, một gia đình lớn ở Quảng Đông. Họ Diệp vừa là ân nhân của gia đình họ Đặng, vừa là Tỉnh trưởng Quảng Đông, một tỉnh lớn phía nam nước Tàu, đã đóng góp lớn cho sự tăng trưởng nhảy vọt của nước này trong thời gian tăng trưởng với 2 con số, Họ Diệp không những là tỉnh trưởng, mà còn là Chủ tịch Quốc hội và là Phó chủ tịch Quân Ủy hội, chỉ sau họ Đặng.

Chính Diệp Kiếm Anh đã kéo một người bạn mà ông quen biết từ hồi hoạt động ở Diên An, thời Mao, về làm phụ tá cho mình. Người đó không ai hơn là Tập Trọng Huấn, bố của Tập Cận Bình, một Phó Thủ tướng thời Mao, đặc trách về tư tưởng, ý thức hệ. Ông Tập đã bị tù, rồi giam lỏng suốt 16 năm dưới thời Mao, sau được ông Diệp trao cho chức Phó tỉnh trưởng Quảng Đông, kiêm Phó Chủ tịch Quốc hội. Sự hợp tác giữa một người cầm súng và một người cầm bút là một sự dễ hiểu. Từ đó họ Diệp là ân nhân của gia đình Tập Trọng Huấn và gia đình họ Tập di chuyển về Quảng Đông, chơi rất thân với gia đình họ Diệp, không những 2 bà vợ, mà cả con cái.

Quảng Đông đã là căn cứ địa của Đặng Tiểu Bình để trốn tránh Mao, là trung tâm quyền lực thứ nhì sau Bắc kinh.

Có người đặt câu hỏi Diệp Kiếm Anh quan trọng như thế mà trong Bát đại Gia lại không có tên họ Diệp. Bát Dại Gia đó là: Đặng Tiểu Bình, Dương Thượng Côn, Vương Chấn, Trần Vân, Lý Tiên Niệm, Tống Niệm Cùng, Bành Chân, Bạc Nhất Ba.

Thực ra sự thành lập Bát đại Gia không có một văn kiện chính thức nào, để biết rõ ngày tháng năm. Có lẽ nó được thành lập sau năm 1986, khi Diệp Kiếm Anh, vì tuổi già, xin nghỉ hưu vào kỳ họp lần thứ tư Trung ương Đảng, Đại hội thứ 12, ngày 16/5/1985, rồi liền sau đó, năm 1986, ông chết. Chỉ một năm sau, 1987, thì Tập Trọng Huấn bị thất sủng, nhất là từ lúc ông phản đối việc Đặng và 7 người Bát đại gia còn lại trong một cuộc họp tại nhà họ Đặng, truất phế Hồ Diệu Bang, đương kim Tổng bí thư Đảng.

Từ đó Đảng Cộng sản Tàu chia làm 2 phe, phe các đại công thần nằm trong Bát đại Gia, và phe các đại công thần không nằm trong đó.

Tiếp theo, phe thái tử cũng chia thành 2, phe bát đại gia, và phe không phải. Phe không phải này có thề nói có những người như Lưu Nguyên, con của Lưu Thiếu Kỳ, cựu Chủ tịch nước, Lưu Á Châu, con rể của Lý Tiên Niệm, cựu Chủ tịch quốc hội, Diệp Tuyển Ninh, con của Diệp Kiếm Anh, Tập Cận Bình, con của Tập Trọng Huấn v.v… Những người này, biết rằng thời cơ chưa đến, nên nằm ẩn mình, chờ thời, suốt 2 đời Tổng bí thư, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, trong vòng 20 năm, rải rác trong tất cả những cơ quan quan trọng trong Đảng, Chính quyền và Quân đội, như Diệp Tuyển Ninh, nằm trong cơ quan tình báo Quân đội và đã đóng góp rất nhiều cho cơ quan này, Tập Cận Bình, nằm trong cơ quan nghiên cứu, tuyên truyền và ý thức hệ, nối gót cha, Lưu Á Châu, nằm trong Quân đội, Chính Ủy Không Quân, và hiện nay là Chính Ủy trường Cao Đẳng Quốc phòng, Lưu Nguyên, hiện nay là Tổng cục Trưởng cục Hậu cần Quân đội. Không ai phủ nhận là những người này đã đóng một vai trò không kém quan trọng trong việc đưa Tập Cận Bình lên ngôi.

Rồi tình hình nước Tàu thay đổi tiếp theo với biến cố lớn nhất là biến cố Thiên An Môn 1989. Có người cho rằng cái chết của Hồ Diệu Bang ngày 15/4/1989 là nguyên do chính đưa đến biến cố trên. Họ không phải là không có lý, nhưng đây chỉ là một giọt nước làm tràn ly.

Biến cố Thiên An Môn bắt đầu bằng buổi tưởng niệm Hồ Diệu Bang được sinh viên học sinh tổ chức ở quảng trường Thiên An môn. Tuy nhiên, nước Tàu từ ngày Đặng Tiểu Bình mở của vào năm 1978 đã có những bước tiến nhảy vọt về kinh tế, nhưng cũng có mặt trái của nó. Đó là tình trạng bất công, làm cho dân phẩn uất, sinh viên học sinh bất mãn, ngay cả quân đội, làm chia rẽ ngay ở trong Trung ương Đảng. Người chủ trương vẫn tiếp tục cải cách và cải cách mạnh hơn, nhất là về mặt chính trị và ý thức hệ; kẻ chủ trương bảo thủ.

Trong biến cố Thiên An môn, nhóm Bát đại gia chia ra làm 2 phe: phe bảo thủ gồm có Dương Thượng Côn, đương kim Chủ tịch nước, Lý Bằng, đương kim Thủ tướng v.v…; phe cải cách có Triệu Tử Dương, đương kim Tổng bí thư, người thay thế Hồ Diệu Bang; phe trung lập có Lý Tiên Niệm, đương kim Chủ tịch Quốc hội. Còn Đặng Tiểu Bình lúc đầu ông đứng trung lập, nhưng sau đó mới ngả về phe bảo thủ. Cuối cùng phe bảo thủ, được sự đồng ý ngầm của Đặng Tiểu Bình, đã không ngần ngại dùng quân đội, xe tăng đàn áp dân, sinh viên, học sinh tạo ra thảm trạng Thiên An Môn. Theo như tin chính thức thì có 800 đến 1000 người chết. Nhưng theo con số bán chính thức thì con số rất cao, gấp cả 5 hay 7 lần.

Dẹp xong biểu tình, uy tín Dương Thượng Côn lên cao, mặc dầu ông là tay em của Đặng Tiểu Bình, đã lâu, từ thời ở Liên Sô về, làm Phụ tá cho họ Đặng, trong chức vụ Quân Ủy trong Bát Lộ quân, từ thời gian Chiến tranh chống Nhật. Uy tín họ Dương lên cao, vì đoàn quân được điều động về để dẹp biểu tình, chính là con cháu của ông.

Trong một buổi họp Bộ Chính trị để thay thế Triệu Tử Dương, Đặng Tiểu Bình đã đề nghị Hồ Cẩm Đào, mặc dù rất trẻ, nhưng đã là đương kim Hiệu trưởng Trường huấn luyện Cán bộ cao cấp của Trung Ương Đảng.

Tuy nhiên Dương Thượng Côn đã gạt đi, và theo như nhiều nguồn tin đáng tin cậy, thì họ Dương đã đề nghị Giang Trạch Dân, đương kim Bí thư thành ủy Thượng Hải, với sự ủng hộ của Lý Tiên Niệm, đương kim Chủ tịch Quốc hội.

Có nhiều nguồn tin cho rằng Giang Trạch Dân được sự ủng hộ của họ Lý, vì ông này có một người vợ lẽ, ở Thượng hải, thường cuối tuần, họ Lý ra sống với bà này, và đã được mua chuộc bởi Giang Trạch Dân. Cuối cùng Bộ Chính trị đã đi đến một giải pháp dung hòa: Giang Trạch Dân làm Tổng Bí thư, nhưng người kế vị là Hồ Cẩm Đào.

Nước Tàu bắt đầu kỷ nguyên của họ Giang từ thập niên 90, và người ta có thể nói kỷ nguyên họ Giang cũng là kỷ nguyên của Hồ Cẩm Đào, vì ông này chỉ là con rối của họ Giang trong suốt 10 năm nắm quyền.

Trong thời gian Giang Trạch Dân cầm quyền, có những ưu điểm, nhưng cũng có rất nhiều khuyết điểm:

Ưu điểm, đó là vẫn giữ được sự tăng trưởng kinh tế cao, ở 2 con số, cho tới mãi năm 2009. Khuyết điểm là xã hội trở nên rất bất công, đến cực điểm, tham nhũng, hối lộ lan tràn, không những trong chính quyền, từ cao xuống thấp, mà còn ở trong quân đội.

Hơn thế nữa chính Giang Trạch Dân và những người trong gia đình, trường hợp con ông ta, Giang Minh Hằng, đã mắc vào cái không còn là khuyết điểm nữa, mà là tội đồ của nhân loại, việc đàn áp Pháp Luân Công, mổ bụng những nạn nhân, lấy nội tạng bán. Trong trường hợp này, tất cả những đạo lý đã bị đổ xuống sông, xuống biển. Con người coi con người như xúc vật, có thể làm bất cứ điều gì để kiếm tiền. Không những trong việc đàn áp Pháp Luân Công, mà ngay cả trong tinh thần buôn bán. Sản xuất ra sữa có chất Mélanine, không phải chỉ để xuất cảng, mà bán ngay cho cả dân Tàu, đầu độc cả trăm ngàn trẻ em tại nước này.

Giang Trạch Dân, trong vụ xử án Bạc Hy Lai, có nói: “Bạc Hy Lai đã mắc vào tội dính dáng đến văn minh con người”, trong vụ mổ bụng nạn nhân Pháp Luân Công để lấy nội tạng buôn bán. Có người bình luận cho rằng đây là một lời tự thú tội của họ Giang, vì đàn áp Pháp Luân Công, ông là thủ phạm chính.

Tuy nhiên họ Giang lúc đầu còn nể mặt Đặng Tiểu Bình và Dương Thượng Côn, nên chưa ra lệnh đàn áp, đợi đến lúc 2 người này chết, họ Đặng vào năm 1997, họ Dương vào năm 1998. Không những ông là thủ phạm chính mà ông còn kéo cả gia đình, thân thuộc, tay chân bộ hạ vào, như con của ông, Giang Minh Hằng, bộ hạ, như Chu Vĩnh Khang với người con là Chu Bân, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng trong quân đội, Lưu Văn Sơn trong cơ quan tuyên truyền nhà nước. Tay này không những là một con hổ lớn, một trong những người giàu nhất vùng Nội Mông, quê quán của ông ta, thế mà cho đến ngày hôm nay vẫn ngồi trong Ban thường Vụ Bộ Chính trị. Điều này chứng tỏ Tập Cận Bình chỉ đả những con hổ và dập những con ruồi nào không theo ông, và chứng tỏ thế lực của Giang Trạch Dân vẫn còn.

Đây cũng là điều bất công mà nhiều người Tàu đã nhìn thấy.

Khác với họ Mao và họ Đặng xuất thân trong quân đội, nên họ nói quân đội nghe, Giang Trạch Dân xuất thân là một kỹ sư cơ khí, du học ở Liên Sô, có lẽ đây là người lãnh đạo cuối cùng học ở nước ngoài, họ Giang lúc đầu nói quân đội không nghe, nên chỉ còn cách mua chuộc họ bằng tiền bạc, chức quyền. Thời Giang Trạch Dân và kéo dài sang tới Hồ Cẩm Đào, việc mua bán chức tước, hối lộ tham nhũng đã lên đến cực điểm.

Chính vì vậy mà Lưu Nguyên, con của Lưu Thiếu kỳ, trong nhóm thái tử Đảng không được hưởng gia tài như con của Bát đại gia, là tướng trong Cục hậu cần, đã không ngần ngại viết: “Một quân đội mà chỉ núp dưới đáy quần của người đàn bà và chạy theo tiền bạc thì quân đội đó làm sao khá được.” Ông đã chỉ thẳng một viên tướng cao cấp, để được thăng chức, đã hiến dâng con gái mình cho cấp trên. Tham nhũng, hối lộ, dùng gái để lũng đoạn chính quyền, đây là những hiện tượng xảy ra như cơm bữa ở Bắc kinh và những trung tâm quyền lực khác dưới thời Giang Trạch Dân và ngay cả thời Hồ Cẩm Đào.

Vì lẽ đó, mà nhóm thái tử Đảng không được hưởng gia tài, như Lưu Á Châu, Tập Cận Bình, Diệp Tuyển Ninh, Vương Kỳ Sơn v.v… đã tấn công trực tiếp nhóm thái tử Đảng được hưởng gia tài như con cháu của Đặng Tiểu Bình, Trần Vân, Vương Chấn v.v…. Nhưng gián tiếp là họ chỉ trích chính quyền của Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.

Hồ Cẩm Đào, suốt trong 10 năm cầm quyền bị những người của Giang Trạch Dân khống chế: trong quân đội thì có Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, trong Đảng thì có Tăng Khánh Hồng v.v… Do đó trong thời gian Hồ Cẩm Đào cầm quyền, có người đã nói rằng lệnh của ông không ra khỏi Tử cấm thành.

Ông La Vũ, bạn nối khố của Tập Cận Bình, hiện sống ở Hoa Kỳ, có viết cho ông một bức thư, trong đó có câu: “Trong Ban thường vụ Bộ Chính trị, chỉ có 1 người theo anh, một người đứng trung lập, còn 4 người kia chờ anh ngã ngựa”.

Ông La Vũ là con của một đại công thần thời Mao, ông La Thụy Khanh, đặc trách về nội vụ, công an, tình báo, bạn thân của Tập Trọng Huấn, đặc trách về ý thức hệ. Không những 2 người là bạn thân với nhau, mà 2 bà cũng rất tâm đồng ý hợp, khi lên voi cũng như lúc xuống chó. Tất nhiên con cái là bạn nối khố từ thuở nhỏ. Trong Cách Mạng Hồng vệ Binh (1966-1976), ông La Thụy Khanh tự tử chết, chị gái của Tập Cận Bình cũng vậy.

Ông La Vũ nói đến 7 người trong Ban Thường vụ hiện thời của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đó là Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, Trương Đức Giang, Du Chính Thanh, Lưu Văn Sơn, Vương Kỳ Sơn, Trương Cao Lệ.

Một người theo, đó là Vương Kỳ Sơn, đang đặc trách về chiến dịch đả hổ đập ruồi. Người đứng trung lập là Lý Khắc Cường, đương kim Thủ tướng.

Lý Khắc Cường là tay em của Hồ Cẩm Đào, thuộc nhóm “Trường Đảng”, người lãnh đạo nhóm này xa xưa phải kể là Hồ Diệu Bang.

Thực ra lúc đầu họ Hồ, khi còn đương kim Tổng bí thư, vì bị khống chế bởi nhóm Thượng Hải của Giang Trạch Dân, nên lúc sắp hết nhiệm kỳ, đã theo Tập Cận Bình, chống lại Giang Trạch Dân.

Người ta còn nhớ vụ Bạc Hy Lai, vào năm 2011, bắt đầu với vụ Vương Lập Quân, đặc trách về công an, tình báo ở thành phố Trùng Khánh, mà họ Bạc là xếp. Họ Vương đã chạy trốn vào Tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ, xin tỵ nạn chính trị, nói rằng người ta muốn giết ông. Sau một gian ở tòa Tổng Lanh sự, chính Trung ương Bắc kinh, gửi người xuống để đưa về Trung Ương. Từ đó vụ Bạc Hy Lai mới nổ ra. Lý Khắc Cường là tay em của Hồ Cẩm Đào, lúc đầu ủng hộ Tập Cận Bình hết mình. Nhưng sau đó, chiến dịch đả hổ của họ Tập dính dáng đến cả tay em của họ Hồ là Lệnh kế hoạch, Đổng lý văn phòng của ông này. Nên Lý Khắc Cường đi từ ủng hộ, đến trung lập, rồi chống lại Tập Cận Bình.

Hiện nay người ta có thể nói 2 phe chống đối nhau mạnh mẽ nhất là phe thái tử đảng của Tập Cận Bình và phe trường đảng của Hồ Cẩm Đào. Phe này cũng ngang cơ với phe kia, hơn nữa nhiều người của cả hai phe, vì quyền lợi cấu kết với nhau, gió ngả chiều nào theo chiều nấy rất khó phân biệt.

Lịch sử nước Tàu, theo một sử gia, thì là một chuỗi dài tranh quyền, cướp nước, giữ ngôi báu, tự giết hại lẫn nhau, dù là người Hán, người Mãn, người Mông v.v… Theo như Fukuyama, trong quyển Sự bắt đầu của lịch sử (Le Début de l’Histoire), thì chỉ thời Xuân thu Chiến quốc ( -770 _ -221), nước Tàu có đến hơn 1679 cuộc chiến tranh, riêng thời Xuân thu (-770 _ -481) có 1211 cuộc chiến, thời Chiến quốc – 481 _ -221) có hớn 468 cuộc chiến. Trong khi đó ở Âu châu hay ở Trung Đông, những cuộc chiến chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay, những cuộc chiến ở 2 vùng này chỉ huy động vào khoảng 5,2% nhân lực và vật lực, như ở La mã.

Theo Tite-Live, sử gia La mã vào cuối kỷ nguyên thứ nhất, đầu kỷ nguyên thứ hai, thì trận đánh đẫm máu nhất là trận đánh ở Trasimène va Cannes, Cộng hòa La mã mất vào khoảng 50 000 người.

Trong khi đó, ở Tàu, ở nước Tần thời Đông châu Liệt quốc, có những cuộc chiến huy động từ 8 đến 20% dân chúng. Vào năm -260, giữa thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch, cuộc chiến giữa nước Tần và nước Triệu. Nước Triệu thua. Chỉ 1 đêm, tướng Tần là Bạch Khởi ra lệnh giết hơn 450 000 tù binh nước Triệu với mục đích duy nhất là triệt hạ quân Triệu và nước Triệu.

Nước Tần, từ năm 356 đến nâm 236 trước Tây lịch, đã giết khoảng 1,5 triệu lính bên địch.

Những con số này cũng cần phải kiểm chứng lại. Tuy nhiên một cách tương đối, người ta có thể nói tình trạng bạo động chém giết lẫn nhau, trong lịch sử nước Tàu, nhất là thời Xuân thu Chiến quốc, rất là khủng khiếp, cao rất nhiều so với phần còn lại của thế giới.

Không nói đâu xa, thời Mao, Bước tiến nhảy vọt, vào năm 1958-1960, rồi Cách mạng Hồng vệ binh năm 1966-1976, vào khoảng 75 triệu dân Tầu đã bỏ mạng. Thời Đặng Tiểu Bình, giới lãnh đạo đã không ngần ngại dùng xe tăng cán dân và dùng súng bắn vào dân trong vụ thảm sát Thiên An Môn.

Thời xưa, các vua chúa, hoàng tử, quí tộc đánh giết nhau để giữ ngôi báu, ngày hôm nay các Tổng bí thư, tân hay cựu, người trong Bộ Chính trị, các hoàng tử Đảng, các Đại gia đánh nhau để giữ đặc quyền đặc lợi.

Điều này trái hẳn với những lời của Marx.

Thật vậy, Karl Marx ( 1818 -1883), lúc chưa đầy 30, viết Tuyên Ngôn thư Cộng sản năm 1847, có câu: “Lịch sử nhân loại cho tới ngày hôm nay là lịch sử của đấu tranh giai cấp.”

Không biết Marx có đọc lịch sử Tàu hay chưa, nhưng đây chỉ là chuỗi dài tranh đấu có thể nói là của một giai cấp, là giai cấp quí tộc hay thống trị, từ ngày lập quốc cho tới ngày hôm nay.

Thời Xuân thu Chiến quốc có thể nói là thời huy hoàng nhất của lịch sử nước Tầu, nhất là trong lãnh vực tư tưởng, triết học, chiến lược, chiến thuật, với Lão tử, Khổng tử, Tôn tử, Mạc tử, Trang tử v.v…

Văn minh nước Tàu đến rất sớm, với nhiều phát minh sang kiến, từ lụa, thuốc súng, địa bàn, trong thời kỳ văn minh định cư nông nghiệp, mà mô hình tổ chức nhân xã tương xứng là chế độ quân chủ.

Chế độ này đi từ thời nhà Chu ( -1134 _ -770) và kéo dài cho mãi tới ngày hôm nay với chế độ cộng sản, vì chế độ này chỉ là mặt trái hay mặt phải của chế độ quân chủ.

Trở về với hiện tình nước Tàu:

Gần đây, có cuộc họp trung ương Đảng vào ngày 20/6, đây có thể là cuộc họp cuối cùng của đại hội thứ 18, để sửa soạn bước sang Đại hội thứ 19, người ta ít biết tin tức về cuộc họp này, ngoài thông báo một ủy ban được mệnh danh là Ủy ban Hòa hợp Dân quân, theo đó Tập Cận Bình làm Chủ tịch Ủy Ban, tiếp theo là 3 người Phó Trưởng Ban, theo thứ tự, Lý Khắc Cường, ủy viên thường trực Bộ Chính trị, đương kim Thủ tướng; Lưu Văn Sơn, ủy viên thường trực Bộ Chính trị, đương kim đặc trách về ý thức hệ, Hiệu trưởng trường huấn luyện cao cấp của Đảng; Trương Cao Lệ, cũng là ủy viên thường trực Bộ Chính trị, đương kim đặc trách về nhân sự của chính quyền, nay được trao thêm đặc trách về việc điều hành ủy ban mới thành lập.

Với Ủy ban Hòa hợp Dân và Quân này, nhiều người cho rằng Tập Cận Bình lại thêm một bước nữa trong việc thâu tóm quyến lực, vì ông là Chủ tịch ủy ban.

Tuy nhiên có người nghĩ ngược lại, vì trong Ủy ban, người ta không thấy có người nào thân tín của ông như Vương Kỳ Sơn, đặc trách về Chiến dịch Đả hổ đập ruồi, Lưu Hạc, đặc trách về kinh tế, Lật chiến Thư, Chánh văn phòng Trung ương Đảng, người bạn nhậu và thân tín nhất của họ Tập; mà người ta chỉ thấy những thành phần có khuynh hướng chống ông, như Lý Khắc Cường, ngoài chức Thủ tướng, ông được cho là Đại diện Nhóm Trường Đảng, nhóm của Hồ Diệu Bang xưa kia và của Hồ Cẩm Đào hiện nay. Người kế tiếp trong nhóm là Lưu Văn Sơn, được coi là con hổ lớn nhất, vì là người giầu nhất, gia tài có đến cả chục tỷ $, được coi là người đại diện cho cựu Tổng bí thư Giang Trạch Dân; người sau cùng là Trương Cao Lệ, được coi là người đại diện cho Gia đình Đặng Tiểu Bình, hơn thế nữa ông này còn được trao cho nhiệm vụ điều hành thực tế Ủy Ban Hòa Hợp Dân Quân này.

Từ đó, có người cho rằng Đại Hội 19 sắp diễn ra vào mùa thu 2017, sẽ trở về thời kỳ của Đặng Tiểu Bình, không có tính cách quyền hành cá nhân, chỉ trong tay một người như thời Mao, không có tính cách tôn thờ cá nhân. Điều nhận xét này không phải là không có lý.

Hiện nay nước Tàu có 4 trung tâm quyền lực. Ngoài Bắc Kinh, người ta phải kể đến tỉnh Quảng Đông, nơi lui tới của Đặng Tiểu Bình, mỗi khi ông bị thất sủng dưới thời Mao, cũng là nơi đầu tiên thử nghiệm chính sách mở cửa của họ Đặng. Đây còn là cứ điểm của gia đình họ Diệp. Ngoài ra phải kể đến Thượng Hải, trong thời Giang Trạch Dân, và Trùng Khánh, trước khi Bạc Hy Lai bị đưa ra tòa.

Bốn cứ điểm này là nơi tập sự của những người sắp vào Bộ Chính trị, Ban Thường vụ Bộ Chính trị, và hơn thế nữa kế vị Tổng bí thư.

Chính vì lẽ đó mà ngày hôm nay người ta nói đến 2 người, ông Hồ Xuân Hoa, đương kim Đảng Ủy Quảng Đông và ông Tôn Khánh Tài, đương kim Đảng ủy Trùng Khánh. Tuy nhiên tình thế chính trị nội bộ nước Tàu thay đổi từng ngày từng giờ, nhất là trước Đại hội Đảng. Mới đầu tháng bảy, nhiều nhà bình luận cho rằng Tôn Khánh Tài chắc chắn sẽ được vào Ban Thường vụ Bộ chính trị trong Đại hội tới, nay mới giữa tháng bảy, họ Tôn đã bị đưa ra tòa vì tội tham nhũng, mất chức Thành Ủy Trùng khánh, thay thế bằng ông Trần Mẫn Nhĩ.

Hơn thế nữa còn một người được Tập cận Bình thổi lên như bong bóng, tiến thân như hỏa tiễn, đó là ông Thái Kỳ, Bí thư thành ủy Bắc Kinh.

Tuy nhiên theo nhiều nhà quan sát, thì cuộc tranh giành quyền hành hiện nay vẫn còn xảy ra ác liệt, phe thắng thế có vẻ như phe Trường Đảng, qua nhân vật Hồ Xuân Hoa, đương kim Bí thư thành Ủy Quảng Đông.

Trong một bài viết trước đây, về tương lai chính trị của Tập Cận Bình, vào lúc chiến dịch đả hổ đập ruồi lên cao, nhắm vào Giang Trạch Dân, cùng những tay em của ông này, như Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng, Bạc Hy Lai v.v…, và đã có nhiều vụ ám sát hụt họ Tập, tác giả bài này có đưa ra 3 giả thuyết: 1) Tập Cận Bình bị loại hoàn toàn, 2) Tập Cận Bình toàn thắng, 3) Không có bên thắng bên thua rõ rệt, phải đi đến một giải pháp dung hòa.

Giải pháp thứ ba này có lẽ là giải pháp của Đại hội Đảng Trung Cộng, qua kỳ họp Trung Ương Đảng quan trọng vào ngày 20/06/2017 vừa qua, tuyên bố thành lập Ủy Ban Hòa hợp Quân Dân, trong đó nếu người ta quan sát kỹ, thì có đại diện ít nhất 5 thành phần, đại diện 5 thế hệ, qua 5 vị Tổng Bí thư, từ Tập Cận Bình, qua Hồ Cẩm Đào, tới Giang Trạch Dân và Đặng Tiểu Bình.(1)

Thời Tập Cận Bình múa gậy vườn hoang, một mình một chợ không còn nữa, mặc dầu ông vẫn là “Hạt nhân chính của Trung Ương Đảng”, như Diệp Tuyển Ninh nói, trước khi ông này chết vào năm 2016 vừa qua.

Trở về gia đình Diệp Kiếm Anh, một thế lực lớn ở Quảng Đông, mà nhiều người cho rằng đã có nhiều hậu thuẫn cho Tập Cận Bình lên ngôi, và còn sẽ có nhiều ảnh hưởng cho đời sống chính trị tương lai của họ Tập. Năm 2016, Diệp Tuyển Ninh mất, con của Diệp Kiếm Anh, người được ngay cả Tập Cận Bình, Lưu Nguyễn, Lưu Á Châu v.v… coi như anh cả. Đám tang ông này có cả em trai Tập Cận Bình tham dự, và bà mẹ còn sống có gửi vòng hoa phúng điếu. Sự kiện gần nhất đó là kỷ niệm 120 năm ngày sinh nhật Diệp Kiếm Anh. Người đứng ra tổ chức kỷ niệm và đọc diễn văn chính là Hồ Xuân Hoa. Tập Cận Bình có lời khen Hồ Xuân Hoa, một sự kiện hiếm có trong lịch sử Đảng Cộng sản Tàu.

Vì vậy có người tiên đoán Hồ Xuân Hoa chắc chắn sẽ vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị và có thể kế nghiệp Tập Cận Bình.

Dù sao đây cũng chỉ là những tiên đoán tương lai. Cần quan sát thêm và chờ xem. Vì ở một nước độc tài, dù là độc tài quân chủ hay độc tài quân phiệt, đảng đoàn cộng sản, tất cả đều có thể xảy ra trong một thời gian rất ngắn, dù chỉ là mấy tháng, từ giờ đến Đại hội Đảng thứ 19, được dự trù vào mùa thu năm nay.

Paris ngày 27/07/2017

(1)Xin xem thêm bài về Tập Cận Bình, trên http://perso.orange.fr/chuchinam/

 

Vui cười

Một bà triệu phú về già sắp đi qua bên kia thế giới bèn kêu luật sư lại để làm di chúc. Tuy giàu có gia tài có tới 2 triệu My kim nhưng vì bà thuộc loại xấu đau xấu đớn nên mặc dù bà đã sắp xuống lỗ nhưng chưa hề biết qua “mùi đời” ra sau. Lúc làm di chúc bà nói với luật sư là sẵn sàng bỏ ra một triệu Mỹ kim để trả cho ai ngủ với bà một đêm, còn một triệu sẽ gửi tặng Hội Từ Thiện, nơi sẽ đứng ra tổ chức tang lễ khi bà qua đời.

Vị luật sư trở về nhà kể cho vợ nghe, và hai vợ chồng đồng ý để ông luật sư đi ngủ với bà triệu phú “già ham vui” để lấy một triệu.

Đêm hôm đó ông luật sư tới nhà bà triệu phú để làm “Kiều Nam”. Sáng hôm sau khi bà vợ ông luật sư tới rước chồng thì thấy trước cửa nhà bà triệu phú có dán mảnh giấy: “Em về đi, anh ở lại đây đêm nay nữa. Bà triệu phú mướn anh thêm một đêm. Mai mốt bả có chết sẽ do Sở Vệ Sinh Mai táng”

 

Một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hỏi cậu con trai:

– Dạo này con học hành thế nào ?

– Cũng tàn tàn như đội bóng của bố thôi. Các đội khác lên hạng trên cả, riêng con còn kéo dài hợp đồng thêm một năm nữa với thứ hạng hiện nay …

 

Thượng đỉnh COP21 – rồi sao nữa? và lời hứa của Trung Cộng và Việt Nam! – TS. Mai Thanh Truyết

Thượng đỉnh COP 21 (2015 Paris Climate Conference) đã đi qua một khúc quanh khi TT Donald Trump quyết định rút ra khỏi những kết ước với hiệp định về khí hậu này vào tháng 4 vừa qua, mặc dù TT Obama trước đó đã đóng góp 1 tỷ Mỹ kim ngay sau ký kết vào ngày 11/12/2015.

Chuyện gì sẽ xảy ra trong những ngày sắp tới?

Tất cả vì những lới hứa!

Cho đến nay, chỉ có 56 quốc gia – chịu trách nhiệm gần 70% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính – chính thức thông báo phần đóng góp. Mức đóng góp này được ghi nhận là không đủ để hạn chế mức tăng nhiệt độ không quá 2°C.

Cũng cần nên nhớ, trong kết ước Nghị định thư Kyoto năm 1997, các quốc gia đồng ý tiết giảm sự phóng thích khí carbonic vào môi trường cho năm 2012 là phải giảm thiểu 12% so với lượng khí thải vào năm 1995. Nhưng tiếc thay, chỉ có một vài quốc gia như Anh và Đức… thực hiện kết ước mà thôi!

Ngoại trưởng Pháp cảnh báo: Nếu không có các nỗ lực đặc biệt, nhiệt độ Trái đất hoàn toàn có thể tăng quá 4°C từ nay đến cuối thế kỷ. 2°C là mức tăng nhiệt độ cho phép nhân loại kiểm soát được các biến đổi khí hậu, nếu vượt quá mức này, các thảm họa thiên nhiên sẽ được xem là vượt quá khả năng đối phó.

Lời hứa của Pháp trong vấn đề năng lượng, không khí và khí hậu như sau: “La loi de Transition énergétique franchit avec succès une nouvelle étape: La France exemplaire est en marche vers la COP21”.

Hứa là sẽ:

– Giảm thiểu 40% phát thải khí nhà kinh (green house effects) cho đến năm 2030 so với năm 1990;

– Giảm sử dụng năng lượng hóa thạch (fossil energy) ở mức 30% vào năm 2030 so với năm 2012;

– Sử dụng năng lượng “sạch” chiếm 40% cho năng lượng điện vào năm 2030;

– Giảm thiểu việt sử dụng năng lượng xuống 50% vào năm 2050 so với năm 2012;

– Giảm thiểu 50% lượng rác phế thải vào năm 2050 so với năm 2012;

Hứa cho nhiều, nhưng chẳng thấy… Rồi cũng tiếp tục hứa!

Là một quốc gia phát khí carbonic đứng hàng thứ tư trên thế giới, Ấn Độ vừa cam kết giảm bớt lượng thải khí CO2 và phát triển năng lượng tái tạo, góp phần cải thiện môi trường. Ngày 01/10/2015, Ấn Độ trình lên LHQ một bản báo cáo với nội dung cam kết đẩy mạnh vai trò của các loại năng lượng tái tạo và giảm bớt lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Không đi sâu vào chi tiết, nhưng New Delhi hứa từ nay cho đến năm 2030 Ấn Độ sẽ cố gắng giảm 35% lượng khí thải carbonic so với thời điểm của hồi năm 2005. Ngoài ra New Delhi cũng thông báo phát triển năng lượng tái tạo để trong 15 năm nữa, năng lượng sạch bảo đảm đến 40% nhu cầu tiêu thụ của quốc gia Nam Á này.

Tỷ lệ năng lượng tái tạo trên được sử dụng tại Ấn Độ hiện chỉ là 12% theo thẩm định của tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu nâng tỷ lệ năng lượng sạch đang từ 12% lên thành 40%, Ấn Độ cần được quốc tế hỗ trợ cả về phương diện tài chính lẫn công nghệ. Tuy “hứa” như trên đây, nhưng Ấn Độ vẫn trách các quốc gia đã phát triển như sau: “Ấn Độ biện minh cho quan điểm của mình và đòi được quyền phát triển”. Theo Le Monde, Ấn Độ trước hết bảo vệ quyền lợi riêng: “Ở một đất nước mà hàng trăm triệu hộ gia đình chưa có nhà vệ sinh, không có đủ điện nước để sinh hoạt, thì việc chống biến đổi khí hậu vẫn là một điều gì đó còn trừu tượng xa vời, một thứ xa xỉ phẩm mà người nghèo chưa dám nghĩ tới.” Các nhà phân tích đơn cử một ví dụ minh họa cho sự đối chọi Nam-Bắc: người giàu muốn đóng tiền bảo hiểm nhà cửa, trong khi người nghèo bữa ăn chưa no, tiền đâu mà tính đến chuyện mua nhà.

Vì thế cho nên, để đạt được mục tiêu, hội nghị COP21 phải giải quyết đầu tiên hết một vấn đề: các nước giàu chịu chi bao nhiêu tiền và trong bao lâu, để khuyến khích giúp đỡ các nước nghèo (hay các quốc gia đang phát triển) nỗ lực chống biến đổi khí hậu. Hiện tại vẫn có hơn 300 triệu dân Ấn Độ không có điện và quốc gia đông dân này thường xuyên bị mất điện.

Phải chăng lại có thêm một lời hứa… lèo nữa?

1. Lời hứa của TC

Hiện tại, Trung Cộng là quốc gia phát thải khí carbonic (CO2) lớn nhất vào không khí vào khoảng 10 tỷ tấn, chiếm khoảng 21% lượng khí thải toàn cầu. Theo thống kê năm 2014, TC tiêu thụ 1.962,4 triệu tấn than, tức 50,6% tổng lượng than trên thế giới.

Qua hai dữ liệu trên, rõ ràng TC hiện là tác nhân gây ra hiện tượng hâm nóng toàn cầu và sẽ là nguyên nhân chính có thể làm trở ngại tiến trình thực hiện các “Lời hứa” của Thượng đỉnh COP21 là… cố gắng làm giảm thiểu sự gia tăng nhiệt độ trong không khí dưới 20C từ đây cho đến cuối năm 2100.

Bắc Kinh hứa là đến năm 2030 sẽ giảm khí thải 13% trong khi chuẩn bị cho Thượng đỉnh COP21. TC nhấn mạnh đến các biện pháp mới hoặc đang thực hiện, chứng tỏ quyết tâm của nước phát thải nhiều nhất trên thế giới sẽ đóng vai trò nghiêm chỉnh và “sẽ đưa thế giới đến một hiệp ước toàn cầu về khí hậu”.

Như vậy mà… ô nhiễm không khí bên ngoài nhà cửa làm chết khoảng 1,6 triệu dân chúng ở TC hàng năm, tức 4.400 người/ngày. Điều cần nhấn mạnh là, Hoa Kỳ phát thải khoảng 7 tỷ tấn CO2 trong năm 2014 và Trung Cộng, 10 tỷ; trong lúc đó, Mỹ sản xuất khoảng 22% sản phẩm toàn cầu, và Trung Cộng chỉ sản xuất 19% mà thôi.

Và cũng chưa đầy một năm sau lời hứa, TC đã tăng lượng than tiêu thụ từ 1.961,2 lên 1962,4 triệu tấn! Từ đó, chúng ta thấy rõ ràng là TC, một quốc gia cộng sản chưa bao giờ và sẽ không bao giờ giữ lời hứa trong mọi giao ước, hay giao kết với quốc tế và với chính người dân của họ.

Chúng ta lần lượt xem qua chương trình hạn chế sự hâm nóng toàn cầu của TC qua các dự án sử dụng năng lượng tái tạo.

Năng lượng tái tạo ở Trung Cộng:

Các loại năng lượng tái tạo của TC được đan cử như sau: – Năng lượng sinh học (Biofuel) – Năng lượng sinh khối (Biomass) – Năng lượng địa nhiệt (Geothermal) – Thủy điện (Hydropower) – Năng lượng mặt trời (Solar energy) – Năng lương thủy triều (Tidal power) – Năng lượng song (Wave power) – Năng lượng gió (Wind power).

Vào năm 2013, TC là một quốc gia dẫn đầu thế giới qua việc sản xuất năng lượng tái tạo với 378 GW, chính là nhờ năng lượng thủy điện và gió. Bước qua năm 2014, cũng chính TC đi đầu qua việc sử dụng năng lượng gió, năng lượng mặt trời qua việc sản xuất các hệ thống biến điện từ ánh sáng (cell photovoltaic).

Từ đó cho thấy, mạng lưới năng lượng tái tạo của TC qua các công nghệ trên đã gia tăng nhanh hơn công nghệ năng lượng hóa thạch và năng lượng hạt nhân. Kể từ năm 2005, nhờ vào việc làm giảm giá thành và xuất cảng làm cho kỹ nghệ năng lượng mặt trời tăng lên gấp 100 hiện nay.

Quan điểm của TC là đặt trong tâm vào việc tăng gia sản xuất năng lượng tái tạo, và xem đó như một chính sách an toàn năng lượng cho quốc gia và cũng nhằm giảm thiểu sự phát thải khí carbonic qua việc sử dụng năng lượng hóa thạch do nguồn than và khí đốt v.v…Và TC hứa là vào năm 2020, sẽ tăng các hệ thống năng lượng tái tạo lên 20% (chỉ chiếm 11% vào năm 2015) trên tổng lượng năng lượng tiêu thụ trong nước.

Kể từ năm 2012, TC mới bắt đầu khơi mào việc gắn các thiết bị đo đạc phẩm chất không khí (air quality), và cho đến nay, chỉ có 400 thành phố, đa số là các thành phố cận duyên, có gắn thiết bị nầy. Điều nầy chứng tỏ rằng, những thành phố trên đã trở thành nơi ô nhiễm trầm trọng nhất thế giới.

Trung Cộng năm 2014 đã có một bước tiến quan trọng khi ấn định mục tiêu giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ nay đến sau năm 2020. Bắc Kinh cam kết cho đến năm 2030 sẽ giảm 26% đến 28% so với năm 2005. Trong lời tuyên bố, Tập Cận Bình nhấn mạnh đến các biện pháp mới hoặc đã có, chứng tỏ nước phát thải nhiều nhất trên hành tinh đóng vai trò nghiêm chỉnh và “sẽ đưa thế giới đến một hiệp ước toàn cầu về khí hậu”.

Qua các tin tức trên, câu kết luận cho “Lời hứa của Trung Cộng” là “Làm sao TC thực hiện được chỉ tiêu trên trong vòng chỉ 10 năm, để đáp ứng lời hứa với Thượng đỉnh COP21?”

2. Lời hứa của Việt Nam

Theo một số ước tính của nhiều chuyên gia nghiên cứu về ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu lên Việt Nam thì quốc gia nầy sẽ bị nhiều thiệt hại hơn các nơi khác, đặc biệt ở miền Nam Việt Nam. Theo dõi suốt 50 năm qua, nhiệt độ vùng nầy đã tăng lên từ 0,05 đến 0,200C, và mực nước biển đã tăng lần từ 2 đến 4cm cho mỗi 10 năm.

Hậu quả của những sự biến đổi khí hậu nầy sẽ chia Việt Nam thành 7 vùng có ảnh hưởng khí hậu thay đổi khác nhau từ Bắc chí Nam, đặc biệt ảnh hưởng đến nguồn nước và các lãnh vực kinh tế-xã hội khác như nông nghiệp, rừng, đánh bắt cá tôm, năng lượng, di chuyển và y tế.

Kể từ năm 2010 đến nay, Việt Nam nhận khoảng 1.3 tỷ USD tiền hỗ trợ của thế giới nhằm giúp giải quyết biến đổi khí hậu, cũng như “Việt Nam có chương trình ứng phó với Biến đổi khí hậu và làm việc hết sức nghiêm chỉnh theo đúng quy định của quốc tế” theo lời của một chuyên gia của Trung tâm Phát triển Cộng đồng Sinh thái.

Nhưng sự thật là, những dự án của quốc tế tài trợ cho việc đối ứng với sự biến đổi khí hậu ở Việt Nam có thực sự đến những địa phương có nhu cầu hay không đặc biệt là vùng ĐBS Cửu Long với tình trạng sạt lỡ, nước mặn lấn sâu vào đất liền, tình trạng khô cạn nguồn nước làm cho trên 1 triệu hecta đồng ruộng bị tiêu hủy trong mùa khô, v.v…

Nhiều phần ở đồng bằng sông Cửu Long bị hạn hán và nước mặn xâm lấn nghiêm trọng nhất trong gần 100 năm qua. Tin IANS ngày 19/2/2016 cho hay tình trạng này đã tàn phá nặng nề các vùng trồng lúa và cây ăn trái, các khu rừng, ảnh hưởng tới ngành nông nghiệp và chăn nuôi, cũng như gây ra nạn thiếu nước ngọt ở nhiều tỉnh thành phía Nam.

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết hạn hán và nước mặn xâm lấn đã phá hỏng nhiều đồng lúa, thiệt hại trị giá khoảng 1.000 tỷ đồng Việt Nam.

Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam dự báo ngoại trừ thành phố Cần Thơ và hai tỉnh An Giang, Đồng Tháp, tất cả các địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị nước mặn xâm lấn trong năm nay.

Tại Kiên Giang, dù tỉnh này đã đầu tư gần 20 tỷ đồng để đào hàng chục con đê nhỏ ngăn chặn, nhưng nước mặn vẫn lấn ruộng lúa, phá hủy hơn 30.000 ha. Bộ Nông nghiệp nói vùng đồng bằng sông Cửu Long cần nguồn ngân quỹ 4 tỷ đôla mới có thể đối phó hiệu quả với nạn hạn hán và nước mặn xâm lấn.

Vì sao?

Vì có rất nhiều dự án, nhằm mục đích để “Rất nhiều dự án hoàn toàn dành cho việc nâng cao năng lực cho cán bộ lãnh đạo, cho đội ngũ làm việc trung gian thì số tiền đó không thể đến với người dân được”.

Và “Hỗ trợ trực tiếp cho cộng đồng còn nhỏ và cơ chế còn rất khó để người dân, những nhóm phi chính thức, những nhóm không có kiến thức để có thể xin viện trợ, xin hỗ trợ từ những quỹ này”, lời của một Giám đốc trong chương trình hỗ trợ trên.

Cổ súy cho kế hoạch đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng tái tạo, nhưng lại tiếp tục khai triển các dự án dùng năng lượng hóa thạch, như trường hợp của tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu… làm sao Việt Nam có thể giải quyết những “sự cố” do sự hâm nóng toàn cầu gây ra.

Chúng ta hãy so sánh “lời hứa” của Việt Nam trong Thượng đỉnh COP21 là sẽ phát triển tăng việc sử dụng năng lượng tái tạo cho đến năm 2030 là 10% so với tổng số nhu cầu năng lượng trong nước. Và cam kết sẽ giảm 8% phát thải khí nhà kính vào năm 2020 – 2030, và con số này có thể đạt tới 25% nếu có sự hỗ trợ của quốc tế.

Nếu chúng ta nhìn sang hai quốc gia lân bang trong ASEAN là “Đến năm 2030, Thái Lan hay Philippines đang đặt ra mục tiêu tới 50%”.

Trong lúc đó, nhiệm vụ và mục tiêu của viện trợ cho Việt Nam là giảm phát thải khí nhà kính qua việc giảm lượng sử dụng nguyên liệu hóa thạch và tăng dần lượng năng lượng tái tạo như địa nhiệt, năng lượng mặt trời, sóng biển…

Phải chăng, đây cũng là một nghịch lý khi Việt Nam ngửa tay nhận viện trợ?

Ở Việt Nam, những vùng miền núi hay hải đảo xa xôi hoàn toàn có thể sử dụng năng lượng tái tạo như gió và mặt trời… và đầu tư sẽ rẻ hơn rất nhiều so với đầu tư vào mạng lưới điện quốc gia mà dựa vào những nguồn năng lượng hóa thạch, nguyên nhân chính của sự phát thải khí nhà kính”.

Theo một nghiên cứu được công bố trong Diễn đàn Kinh tế Thế giới năm 2016 ở Davos, Việt Nam là một trong 10 quốc gia có tình trạng ô nhiễm không khí tồi tệ nhất. Kết quả về Không khí của Việt Nam xếp thứ 123 trong số 132 quốc gia được khảo sát.

Nguồn cung cấp nước của Việt Nam (ảnh hưởng lên với sức khỏe con người) được xếp hạng 80 trong số 132 quốc gia khảo sát.

Trong giai đoạn 2011-2016, Việt Nam nhận khoảng 1.3 tỷ USD tiền hỗ trợ của quốc tế nhằm giúp giải quyết biến đổi khí hậu. Nhưng phải đặt ra câu hỏi là hiệu quả trực tiếp từ số tiền 1 tỷ đó đến với cộng đồng là bao nhiêu?

Rất nhiều dự án hoàn toàn dành cho việc nâng cao năng lực cho cán bộ lãnh đạo, cho đội ngũ làm việc trung gian thì số tiền đó không thể đến với người dân được. Hỗ trợ trực tiếp cho cộng đồng còn nhỏ và cơ chế còn rất khó để người dân, những nhóm phi chính thức, những nhóm không có kiến thức để có thể xin viện trợ, xin hỗ trợ từ những quỹ này.

Giáo sư Trương Quang Học từ Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường trả lời câu hỏi của BBC Tiếng Việt rằng: “Liệu có sự mâu thuẫn trong kế hoạch của Việt Nam khi vừa có kế hoạch xây các nhà máy nhiệt điện than lại vừa thực hiện tăng trưởng xanh?” ông Học nói, “Không có sự mâu thuẫn mà đây là quá trình vì từ trước đến nay chúng ta chủ yếu dùng nguyên liệu hóa thạch như than đá, dầu khí nên phát thải khí nhà kính. Giờ nhiệm vụ của chúng ta là giảm phát thải thì về nguyên tắc chúng ta giảm lượng sử dụng nguyên liệu hóa thạch và tăng dần lượng năng lượng tái tạo như địa nhiệt, năng lượng mặt trời, sóng biển… thì đây là cả một quá trình, cũng không nhanh, không dễ để có thể sử dụng có hiệu quả năng lượng tái tạo mới được.” Nhưng trên thực tế, CSVN hành động ngược chiều bằng cách đảo ngược lại là cho TC thiết lập nhanh chóng hệ thống nhiệt điện than từ Bắc chí Nam trong những năm gần đây. (Xem bài viết “Các dự án nhà máy nhiệt điện than ở Việt Nam” của người viết).

Thay lời kết

Quá muộn rồi. Mặc dù Việt Nam có rất nhiều chính sách như “tăng trưởng xanh của chính phủ”, rồi rất nhiều ban ngành khác nhau cũng có kế hoạch hoạt động riêng cho mỗi ngành và đều có chỉ tiêu cụ thể. Nhưng tất cả chỉ trên bàn giấy mà thôi! Nhiều hoạt động cũng được thực hiện nhưng sự diễn tiến sau mỗi dự án hay mô hình thì hầu như không được tiếp tục hay công bố, vả tất cả biến thành những dự án treo hay dự án ma…nhưng chi phí đầu tư đã được tháo khóa từ trước đó rồi.

Một bình luận về hội nghị COP21, nhà báo tự do Phạm Cao Phong từ Paris cho rằng, như nước chủ nhà đã tuyên bố, “lúc này không phải là lúc hứa hẹn, mà phải tiến hành như thế nào”?

Như đồng bằng sông Cửu Long, 50 năm nữa mà mất 500.000 hecta, tức là 250 nghìn sân vận động Mỹ Đình đi ra biển thì khủng khiếp thế nào?

Nhằm chia sẻ quan điểm trên, một cách tiếp cận khác về COP21 là: “Chúng ta đã cãi nhau nhiều quá rồi, qua 20 cái COP thì biến đổi khí hậu càng gia tăng. Hiện nay nồng độ khí carbonic trong không khí đã bước qua giới hạn 400mg/L. Chúng ta đã đến lúc không thể không giải quyết, mà nói như Pháp nói, là đã quá muộn.”

Để kết luận cho bài viết nầy, nếu chúng ta nhìn lại sự đóng góp của Việt Nam cho Quỹ hỗ trợ cho các quốc gia đang phát triển nhằm hạn chế tiến trình hâm nóng toàn cầu dự kiến là 100 tỷ/năm cho đếm năm 2025.

Và Việt Nam hứa đóng góp 1 triệu Mỹ kim!

Lời hứa của Trung Cộng như đã phân tích ở phần trên, cũng như lời hứa của Việt Nam, hai quốc gia cộng sản đang còn đang trong… “giấc mơ ngày” đến thiên đường xã hội chủ nghĩa sẽ đi về đâu?

Thượng đỉnh COP21 rồi đây sẽ đi về đâu?

Phải chăng là sẽ đi vào ngõ cụt dù Hoa Kỳ có tham gia kết ước hay không?

Và kết luận của người viết là…vũ như cẩn!

Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam – VEPS

 

Năng lượng điều tiết giá dầu thế giới: Dầu khô trong đá – Oil Shale hay Dầu thu được từ đá phiến bitum Mai Thanh Truyết

1. Tình trạng dầu lửa trên thế giới

Trên thế giới hiện tại có một cơn khủng hoảng trầm trọng. Đó là cơn khát dầu thô, nhiên liệu chính cho mọi vận chuyển đường thủy, đường bộ và đường hàng không. Cho đến nay, giá xăng dầu tiếp tục tăng đồng biến với giá dầu thô. Giá dầu giao động khoảng $100 Mỹ kim/thùng vào giữa năm 2015. Cuộc khủng hoảng lần nầy khác với cuộc khủng hoảng trong những năm đầu thập niên 70 ở thế kỷ trước và có nhiều hình thái đặc biệt.

Trữ lượng dầu hỏa trên thế giới, qua nhiều thăm dò và nghiên cứu của những cơ quan khác nhau như: Bộ Năng lượng Hoa Kỳ (1997), Báo Washington Post (1996), Kỷ yếu Năng lượng quốc tế 1998 (International Energy Annual), Phòng Thống kê LHQ (1994). Theo ước tính 2016, trữ lượng dầu thô hiện chiếm vào khoảng 6.050 tỷ thùng hay 962 tỷ m3. Cũng cần biết: 1 barrel = 42 Gallon = 159 lít = 0,16 m3.

Cũng theo ước tính của Cơ quan Địa chất HK (US GS) thì với trữ lượng nầy, nhân loại chỉ có triển vọng sử dụng trong vòng 50 năm tới mà thôi.

Đứng trước tình trạng sử dụng xăng dầu ngày càng tăng theo nhu cầu và đà gia tăng dân số hiện nay, giới hạn tiêu thụ trên sẽ thấp hơn 50 năm nếu căn cứ theo mức sản xuất của OPEC và các quốc gia sản xuất dầu độc lập. Nhưng trên thế giới hiện tại, còn có nhiều quốc gia đang tiếp tục truy tìm và khai thác những khu vực có triển vọng có mỏ dầu ở trong đất liền cũng như ở trong trầm tích của thềm lục địa như ở Việt Nam, Alaska (Hoa Kỳ), Nam Dương, Venezuela, Liên bang Nga v.v… Do đó trên thực tế, chúng ta có thể ước tính một cách lạc quan hơn con số 50 năm. Đó là chưa kể đến những phương pháp và nguyên liệu khác đang được nghiên cứu để thay thế xăng dầu. Tuy nhiên, tùy theo tình hình biến động mà giá dầu có thể tăng bất ngờ do tình trạng “tạm ngưng” sản xuất của OPEC làm tăng thêm khủng hoảng năng lượng trên thế giới. Đó là cuộc khủng hoảng vào năm 1973. Ngay từ năm 2014, chúng ta cũng đang sống trong một giai đoạn của một hình thức khủng hoảng vì giá dầu đã tăng gần gấp đôi so với năm ngoái.

Đứng trước những bất trắc có thể xảy ra bất cứ lúc nào để tạo nên cuộc khủng hoảng năng lượng xăng dầu trên thế giới, các nhà khoa học đã có những bước tiên liệu để ngăn chặn hay hạn chế các bất trắc có thể xảy ra cho thế giới. Thế giới đã nhìn thấy hiểm họa của việc sử dụng dầu thô làm nguồn nguyên liệu chính cho công nghệ phát triển và di chuyển.

Vì đó là:

– Nguồn nguyên liệu có trữ lượng giới hạn và đã báo hiệu trước thời gian bị cạn kiệt không xa;

– Mức ô nhiễm môi trường đặc biệt là sự hâm nóng toàn cầu là một nguy cơ thật sự mà thế giới cần phải giải quyết;

– Sau cùng, phương hướng tập trung để giải quyết hai vấn nạn trên là: truy tìm nguyên liệu để thay thế xăng dầu và biện pháp giải quyết mới để giảm thiểu việc phóng thích khí monoxide carbon (CO) và thán khí (CO2) vào bầu khí quyển.

Hai hướng giải quyết trên là hai định hướng tối ưu trong hiện tại để tiến đến việc ngăn ngừa khủng hoảng năng lượng xăng dầu, và giảm thiểu được lượng thán khí, tác nhân chính của sự tăng nhiệt độ của bầu khí quyển.

Trước cơn khủng hoảng hiện tại, thế giới đặc biệt là Hoa Kỳ đã nhắm đến giải pháp tập trung vào việc truy tìm những loại năng lượng mới cũng như những biện pháp hạn chế mức sử dụng năng lượng hiện tại.

Để có thể hạn chế mức sử dụng xăng dầu, Cơ quan Bảo vệ Môi trường HK (US EPA) cho phép áp dụng rượu cồn hay ethanol để trộn vào xăng dầu chạy xe. Có thể pha trộn đến tỷ lệ 70% rượu trong xăng (Ba Tây đã thay thế xăng rượu cồn 100% cho việc chạy xe). Vì vậy mà mức sản xuất rượu cồn ở Hoa Kỳ trong năm 2004 là 12,5 tỷ lít, 17% cao hơn so với năm 2003. Các tiểu bang trồng bắp để sản xuất ra rượu ethanol ở Hoa Kỳ là Iowa, North và South Dakota, Nebraska, Wisconsin. Hiện nay, trong hầu hết các tiểu bang, xăng được pha cồn ethylic với tỷ lệ 10%.

Hiện nay, với nhu cầu giải quyết nạn khan hiếm năng lượng xăng dầu và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ethanol quả thật là một nhu cầu cấp bách cho thế giới. Do đó tiêu chuẩn đặt ra cho công nghệ lên men nầy là:

* Truy tìm loại vi khuẩn làm tăng tiến trình lên men nhanh hơn và cho hiệu suất cao;

* Và giảm thiểu tối đa các phó phẩm khác không cần thiết trong quy trình. Và theo như đã dự trù, trong năm 2025, HK sẽ giảm lượng tiêu thụ xăng dầu từ 10 đến 15% so với mức tiêu dùng năm 2004 do việc sử dụng ethanol trong các phương tiện di chuyển.

2- Lịch sử Dầu khô trong đá

Con người đã sử dụng loại dầu khô trong đá (còn gọi là dầu đá phiến) làm nhiên liệu từ thời tiền sử, vì nó được đốt ngay không qua một quá trình chế biến nào. Người Anh của thời kỳ “đồ sắt” (Iron Age) cũng dung “loại dầu khô” để đánh bóng và xem như là một món hàng trang trí. Bằng sáng chế đầu tiên để chiết xuất dầu từ đá là Bằng sáng chế Vương miện Anh 330 (British Crown Patent 330) được cấp năm 1694 cho ba người tên là Martin Eele, Thomas Hancock và William Portlock, người đã “tìm ra cách để chiết xuất” và tạo ra số lượng lớn “dầu” ở điều kiện nhiệt độ và áp suất bình thường ra khỏi một “loại đá”.

Thuật ngữ “dầu khô trong đá” thường dùng để chỉ bất kỳ loại đá trầm tích nào có chứa chất rắn bitum (được gọi là kerogen) có thể thải ra một loại chất lỏng có chứa dầu lửa trong quá trình nhiệt phân. Loại dầu nầy dầu được hình thành hàng triệu năm trước bằng cách lắng đọng phù sa (silt), bùn cát và các mảnh vụn hữu cơ trên trầm tích lòng ở đáy hồ hay đáy biển. Đặc biệt tại bang Toronto, Canada, loại dầu nầy nổi trên mặt đất dưới dạng hình tròn đường kính khoảng 1-2 cm, cho nên việc khai thác rất dễ dàng.

3. Hướng giải quyết của Hoa Kỳ

Tại Hoa kỳ vào năm 2005, Bộ luật về Chính sách Năng lượng ra đời cho phép các tiểu bang như Colorado, Utah, và Wyoming nghiên cứu sản xuất đầu từ trong các lớp đá của ba tiểu bang nầy.

Dầu khô kết dính trong những lớp đá ở ba tiểu bang nầy dưới dạng asphalt giống như nhựa đường và có tên là bitumen. Lớp dầu “khô” có cơ cấu gồm các hỗn hợp chất hữu cơ thiên nhiên nằm chen lẫn bên trong những lớp đá.

– Nếu các lớp đá trên được đun nóng, dầu thô sẽ chảy ra và tính chất của dầu tương đương như những loại dầu thô trích ra từ những túi dầu. Phương pháp nầy có tên là “chưng cất bằng nhiệt” (retorting);

– Kỹ thuật dùng áp suất bẻ gãy các lớp đá để phóng thích dầu (fracking).

Trữ lượng dầu thô dưới dạng này ở 3 tiểu bang trên đã được nghiên cứu từ lâu nhưng mọi cố gắng để thương mại hóa đều không thành công vì kỹ thuật ly trích trên còn bất lợi vì giá thành còn cao so với dầu thô trích từ các túi dầu trong thiên nhiên.

Tuy nhiên với cuộc khủng hoảng giá cả của dầu thô vào năm 2015 trên thế giới, phương pháp lấy dầu trong đá có thể biến thành hiện thực.

Khả năng sản xuất thương mại

Theo sự ước tính của các nhà khoa học, việc khai thác dầu trong đá cần phải đầu tư nhiều về nguồn vốn và giá thành sản xuất còn cao khoảng $70 Mỹ kim/thùng. Do đó, nếu giá dầu thô trên thế giới lớn hơn $70, thì hiệu quả kinh tế của phương pháp nầy bắt đầu tăng. Hiện tại Bộ Nội vụ Hoa Kỳ đã cho phép 6 công ty bắt đầu nghiên cứu khai thác trên 160 mẫu đất ở vùng Colorado. Các công ty đó là Chevron, Oil Shale Exploration, EGL Resources v.v… Cũng có một vùng nằm trong khai thác ở Wyoming và Utah. Các công ty dự tính bắt đầu khai thác thương mại vào tháng 8, 2008. Nhưng mãi đến năm 2016, khi giá dầu bắt đầu giảm, việc sản xuất thương mại dầu khô mới bắt đầu. Hiện nay (2017) giá thành sản xuất 1 thùng dầu bằng phương pháp “fracking” nầy giảm xuống giao động khoảng $US50.

Vấn đề bảo vệ môi trường trong việc khai thác

Sau khi thông qua về những vấn nạn môi trường có thể xảy ra qua quy định của Bộ Luật Chính sách Môi trường Quốc gia (NEPA) trong đó phương pháp trích dầu khô từ đá phải chứng minh hay đạt được những tiêu chuẩn sau đây:

1. Khả năng và tính khả thi của phương pháp;

2. Hiệu quả kinh tế so với việc khai thác dầu thô hiện tại;

3. Và giải quyết được tất cả những vấn nạn môi trường qua việc khai thác bằng phương pháp trên.

Trữ lượng dầu từ nguồn này ước tính khoảng hơn 800 tỷ thùng theo nghiên cứu và tính toán của Văn phòng Quản lý Đất HK (BLM). Lượng dầu thô trong đá có ở miền Trung Tây Hoa Kỳ ước tính khoảng 12 ngàn dặm vuông nằm trong ba tiểu bang Colorado, Utah, và Wyoming. Với diện tích nầy, lượng dầu sẽ có trữ lượng lớn hơn gấp 3 lần trữ lượng hiện tại của Saudi Arabia và có thể cung ứng năng lượng cho Mỹ trong 110 năm tới.

Trước những thông tin đầy lạc quan về cung cách giải quyết cuộc khủng hoảng dầu thô hiện tại, vấn đề môi trường trong phương pháp nầy đã được lưu ý đến rất nhiều qua nghiên cứu những vấn nạn có thể xảy ra khi khai thác và biến chế.

Hiện tại, cho dù khai thác bất kỳ một công nghệ mới nào, nhất là công cuộc khai thác tài nguyên thiên nhiên, việc bảo vệ môi trường là yếu tố hàng đầu. Trong phương pháp chưng cất bằng nhiệt để trích dầu thô trong đá nầy có 4 yếu tố chính gây ảnh hưởng lên môi trường.

Đó là:

– Sự ô nhiễm không khí qua sự phát thải những hạt bụi nhỏ;

– Nhất là ảnh hưởng đến sự hâm nóng toàn cầu do sự phóng thích khí carbonic. Hai vấn nạn này nếu không khắc phục được thì việc sản xuất kỹ nghệ có thể bị hạn chế;

– Ngoài ra việc ô nhiễm nguồn nước sông Colorado cũng là một yếu tố cần lưu ý. Cho đến nay, chưa có biện pháp tiên liệu nào để ngăn chận nguồn ô nhiễm từ lòng đất đá vào nguồn sông trong khi khai thác;

– Và vấn nạn thứ tư cần phải kể đến là con người cũng chưa tiên liệu được mức cân bằng sinh học giữa đất, đá và sông.

Qua các vấn nạn vừa nêu trên, con người đã tiện liệu các giải pháp để ngăn chặn hay hạn chế 4 vấn nạn kể trên căn cứ vào những căn bản khoa học hiện có để giải quyết vấn đề chúng ta đang đứng trước cơn khủng hoảng dầu hiện tại.

Và đây cũng là vấn đề của mỗi người trong chúng ta, người tiêu thụ xăng dầu trực tiếp, cần phải thay đổi não trạng trong cung cách sử dụng xăng dầu trước tình thế mới. Đó là hạn chế mức tiêu thụ hàng ngày bằng nhiều cách như: không phí phạm khi sử dụng xe trong di chuyển, chỉ di chuyển khi thực sự cần thiết, hay dùng xe công cộng như xe buýt hay đi chung xe khi đi làm việc, đi bộ hay dùng xe đạp, sử dụng hệ thống điện thoại, điện thư trong giao dịch để tránh bớt di chuyển v.v…  Làm được như thế, chúng ta đã giải quyết một phần cuộc khủng hoảng ngày hôm nay và hạn chế được sự phát thải nguồn khí carbonic, nguyên nhân chính cho sự hâm nóng toàn cầu.

4. Thay lời kết

Qua những tin tức đan kể ở phần trên, quả thật sự khai thác dầu khô trong đá ở Hoa Kỳ đã điều tiết được giá dầu trên thế giới do OPEC, mà trước đây, những đại công ty ở Trung Đông hoàn toàn quyết định giá cả cho thị trường. Hiện nay, giá dầu đã bình ổn khoảng $US50/thùng (giá thị trường ở Houston hiện tại là khoảng $US2.00/Gallon).

Vào ngày 14/3/2017, Kate Richard, Giám đốc điều hành của công ty đầu tư năng lượng Warwick Energy, cho biết “rủi ro thị trường dầu mỏ lớn nhất cho năm 2017 là viễn cảnh chiến tranh chia sẻ thị trường – hoặc ít nhất là một cuộc thách thức – giữa các nhà khai thác dầu khô trong đá của OPEC và Mỹ”.

Vì vậy, bắt đầu từ đây, và nếu không có gì biến động đột ngột trên thế giới, giá dầu vẫn được bình giá như trên trong một thời gian dài… Nước Mỹ trung bình sử dụng 12 triệu thùng dầu hàng ngày cho nhu cầu năng lượng chung, nhập cảng khoảng 3 triệu thùng/ngày. Vào cuối năm 2015 trở đi, HK cho tăng mức sản xuất dầu khô trong đá, từ đó tạo ra hiện tượng cung cấp quá tải, do đó, giá dầu tụt xuống cho đến bình ổn khoảng $US50.00/thùng vào giữa năm 2016 cho đến bây giờ.

Với Hoa Kỳ, hiện tại, phải hạn chế sản xuất loại dầu này vì tất cả kho dự trữ đã quá tải. Trước đây vì lý do an toàn, mỗi bồn dầu dự trữ phải chừa 5% thể tích cho không khí. Nhưng, vào cuối năm 2016, thể tích an toàn cho không khí chỉ còn 2%. Có lẽ chính vì vậy mà TT Trump đã cho bán một phần dự trữ để vừa tăng mức an toàn trong lưu trữ, vừa kích thích tăng trưởng.

Nếu đường ống dẫn dầu từ vùng Trung Hoa Kỳ xuống Galveston thuộc tiểu bang Texas được thực hiện trở lại (do lịnh cấm do cựu TT Obama), Hoa Kỳ có thể cung cấp dầu và khí đốt cho Âu Châu, từ đó Liên hiệp Âu Châu sẽ không còn bị áp lực của Putin trong vấn đề cung cấp dầu khí nữa. Đây là một thế chiến lược mang Hoa Kỳ trở về vị trí siêu cường kinh tế và chính trị.

Có thể nói, thời hoàng kim của các quốc gia Á Rập ở Trung Đông đã qua rồi. Nga Sô, với 50% tổng sản lượng quốc gia tùy thuộc vào dầu khí, và kể từ khi giá dầu sụt xuống từ trên dưới $100.00/Gallon còn khoảng $50.00, việc điều hành quốc gia trở nên khó khăn như thế nào cho Putin trong hai năm vừa qua.

Một trường hợp khác, xứ Venezuela hoàn toàn tùy thuộc vào việc khai thác và xuất cảng dầu. Hàng năm Hoa Kỳ nhập cảng hơn 10 tỷ Mỹ kim dầu từ xứ nầy cho đến năm 2015. Và, hiện nay Venezuela đang đứng trước khủng hoảng toàn quốc và đang trở thành một quốc gia… phá sản và đi dần vào tình trạng vô chính phủ.

Ngày nào Mỹ còn sử dụng món hàng “dầu khô trong đá”, sẽ không còn có những cuộc khủng hoảng dầu như thời thập niên 70 ở thế kỷ trước nữa. Vì Hoa Kỳ có thể hóa giải ngay tức khắc bằng cách sản xuất phụ trội loại dầu nầy mỗi khi OPEC giảm sản xuất để làm “giá” vì cán cân cung – cầu sai lệch.

Và đây mới đích thực là vũ khí của Hoa Kỳ nhằm điều tiết mọi khủng hoảng năng lượng ít ra trong một thời gian dài trong những năm sắp đến.

Và câu chuyện cách đây chưa đầy một tuần là CSVN phải hủy bỏ hợp đồng khai thác lô dầu 136-03 ở Bãi Tư Chính với Cty Repsol, Tây Ban Nha vì sức ép của TC, thêm một lần nữa, CSVN chứng tỏ mức… hèn với giặc ác với dân. Biết đâu sự kiện nầy sẽ là giọt nước tràn ly, và cuộc cách mạng dân chủ Việt Nam sẽ khơi mào.

Mong lắm thay!

13.08.2017

Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam (VEPS)

 

Vui cười

Một cặp vợ chồng già đang ngồi xem TV. Bỗng cụ bà nói nhỏ bên tai chồng:

– Nầy ông à! Tui nhớ ngày xưa, mỗi lần hui hui, ông hay cắn nhè nhẹ ở tai tui lắm. Lâu rồi, ông không còn làm chuyện đó với tui nữạ

Nghe nói, cụ ông hừ khì ra một cái rồi dùng hai tay chỏi lên đầu gối, đứng dậy bõ đi, khiến cụ bà ngạc nhiên.

– Uã! Sao ông lại bõ đi ?

Cụ ông nhăn mặt trả lời:

– Thì bà cũng phãi để tui đi lấy hàm răng giã của tui đã chứ.

 

Hồ Chí Minh, sau khi làm Chủ Tịch nước DCCH, có mời một Việt Kiều từ Pháp về để ôn lại thời hoạt động cách mạng. Khách được ở chung căn nhà sàn và ăn cùng mâm với Bác.

Để chứng tỏ sự thanh đạm của mình, bữa cơm đơn sơ – cà pháo, rau muống luộc, cá rô kho – được dọn ra đãi khách.

Ăn được nửa chén, khách bỏ đũa và bưng mặt khóc. Bác Hồ thắc mắc hỏi tại sao thì khách nức nở trả lời: “Bác ơi, Bác là Chủ Tịch nước mà Bác ăn uống như thế này thì tôi nghĩ rằng quần chúng lao động còn chó gì nữa mà ăn!…”

Bàn phé Đông Nam Á. Từ những tên lửa chú Ủn, đến giàn khoan Tàu chiếm biển Đông. Tàu tuy tháu cáy, nhưng Mỹ và đồng minh Mỹ không dám bắt! Tự do hay là Chết, lựa chọn cuối cùng của dân tộc Việt Nam! – Phan Văn Song


1/ Cần một đại cách mạng, toàn dân nổi dậy, để cứu Việt Nam :

Rõ ràng ngày nay, Việt Nam ta đã mất vào tay Tàu Cộng rồi. Bằng chứng, hiện tượng gần đây nhứt là trước sức ép của Trung Cộng ở Biển Đông, đảng Cộng Sản Việt Nam đương quyền đã ươn hèn, nhịn nhục, thoái lui tại lô 136-03, nơi mà liên doanh Tây Ban Nha (Repsol)/Việt Nam đang khoan thăm dò dầu khí. Và dĩ nhiên, nhục nhã hơn, và cũng là một thiệt hại lớn cho đất nước, là phải chấp nhận bồi thường trên 300 triệu Mỹ Kim cho Tây Ban Nha. Cái đau đớn, và nhục nhã cho Việt Nam Cộng Sản, và cho toàn dân tộc Đại Việt ta, là Beijing (Xin lỗi quý thân hữu chúng tôi từ chối dùng những tên Tàu việt ngữ hóa) chỉ mới sơ sơ « đánh tiếng » đe doạ thôi – là đánh Trường Sa chúng ta, nếu Cộng Sản Việt Nam không chịu rút các chiến hạm đi –  mà Việt Cộng đã vội vã rút dù, vì hoặc, hèn nhát quá sợ cho « cái ghế của mình » ?  Hay vì – nếu thử hỏi – « đây là một màn kịch, một trò hề, một giả đò để giao nước Việt ta cho Tàu » ? Và thêm nữa, ngày nay, Tàu Cộng cũng càng khêu khích thêm, cho kéo giàn khoan HĐ760 cùng đoàn tàu hộ tống nhập vào vùng đó ! (Tàu viện cớ những vùng ấy thuộc vùng mà Tàu tự tuyên bố là vùng trong Đường Lưỡi Bò của Tàu).

Giao lãnh hải cho Tàu và chấp nhận chịu chết trước Đường Lưỡi Bò là chấp nhận Biển Đông của Việt Nam đã mất hẳn rồi, nay Biển Đông là thật sự Biển Nam Hoa Hải rồi ! Thật tình phải nhìn nhận, đây là một sự thật, từ mấy năm nay, mà tất cả người Việt trong cũng như ở ngoài nước đều như những con đà điểu, chui đầu dưới cát, chúng ta, tự dối mình, không dám nhìn thẳng vào một sự thật rõ ràng từ lâu nay rồi, ngay từ trước Đệ nhị Thế chiến rồi, là : Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam đã giao toàn tất cả Việt Nam cho Tàu từ thời gian ấy rồi ! Để đổi lại, được cầm quyền… ăn trên ngồi tróc… đè đầu dân tộc Việt Nam !

Ngày nay, từ Ải Nam Quan, với Thác Bản Giốc, đến tận vùng Cà Mau, tất cả đều tiêu điều, ô nhiểm, điêu tàn ! Thử qua Miền Tây Hậu Giang, Miệt Vườn, xưa sầm uất, đầy cây trái, xưa vựa lúa Việt Nam, nay, đồng ruộng khô cằn, sông ngòi bị ngập mặn. Hay vào tận miền Đông Nam Việt, xưa với đồn điền cây kỹ nghệ cao su cà phê, ngày nay còn gì ? Có thay đổi chăng là tỉnh Bình Dương sát nách Sài gòn, mai nầy sẽ là một tỉnh lỵ lớn của Tàu Kiều Cộng Sản, là đô thị thứ hai cạnh tranh với Sài Gòn của ta, với dự án sân bay hoàn toàn độc lập với Sài gòn. Hay lên tận Tây Nguyên, nhìn xem nhà máy khai thác Bô Xít Nhân Cơ tuy đầy ô nhiểm, nhưng đến nay vẫn chưa hoạt động ngày nào, vì thật sự ra, chỉ là một quân trại lính Tàu Cộng trá hình (để làm gì ? với ý đồ gì ?). Hay, phải tự hỏi để tìm trả lời, tác dụng những dự án khổng lồ giao cho Tàu thầu xây cất và khai thác, như những nhà máy điện nguyên tử ở vùng Phan Rang ,… Rồi nào Vũng Áng, rồi nào Formosa, rồi … đâu đâu cũng công trường, đâu đâu cũng nhà máy do Tàu đầu tư, hay Tàu trúng thầu…  Cái gì cũng Tàu … Tàu nuôi cá, Tàu sản xuất thép, Tàu sản xuất giấy… Tàu, Tàu, Tàu …với cái tên đầy quý trọng Trung Quốc Vĩ Đại ! Thế nhưng, khi ngư dân Việt Nam bị thuyền bè Tàu chận đánh, đụng chìm thì là tàu ấy là tàu « lạ » không dám nói tàu Tàu !? Tại sao trong nước không dám nói Bình Dương là « thành phố của người lạ, » Formosa là công ty người lạ », Vũng Áng là « công xưởng lạ, hải cảng lạ » … ?

Tóm lại cả nước Việt Nam đều do « người lạ » chiếm.

2/ Một phong trào Tân Việt Minh chống Việt Cộng giải phóng đất nước ?

Lúc xưa, vào khoảng giữa của thế kỷ 20, một phong trào lấy tên là Việt Minh đã giành đứng đầu dẫn dắt dân Việt Nam nổi dậy chống người « lạ », « ngoại xâm » Pháp ! Thì ngày hôm nay, thử có người dân Việt Nam nào, hãy tạo thử một Phong trào Việt Minh « Việt Nam Độc lập Đồng minh » đứng lên lật đổ nhà cầm quyền Hán ngụy, tham nhũng bán nước, đuổi ngoại bang Tàu, diệt Cộng Sản cầm quyền ! Khác chi thời trước. Xem thử Việt Cộng đương quyền còn có dám đàn áp, cấm đoán, dẹp Phong trào Việt Minh của thế kỷ 21 nầy không ?

Lúc xưa, thời chống Pháp, thời chống Thực dân, đảng Cộng Sản Việt Nam đã ngụy biện, lợi dụng và nhơn danh nhơn dân Việt Nam đi vay nợ các quốc gia Cộng Sản, mượn nợ nước ngoài Nga Tàu, nói láo với nhơn dân Việt Nam là để giải phóng đất nước và dân tộc Việt Nam khỏi ách thực dân Pháp. Nhưng, thật sự, chỉ là lãnh nhiệm vụ của Cộng Sản quốc tế là « nhuộm đỏ » trước là bán đảo Đông Dương, sau là tiến về Nam, nhuộm đỏ toàn thể Đông Nam Á châu mà thôi !

Ngày từ khởi đầu, từ những cây súng đầu tiên, viên đạn đầu tiên, đến huấn luyện người, qua đến quân nhu, quân phục, quân dược, … tất cả đều được khối Cộng Sản quốc tế chi viện (cho vay đúng hơn )… kể cả những đóng góp bằng người… Nói bằng thừa, các thân hữu đều biết cả ! Kể cả cái chiến thắng oai hùng, được việt cộng đưa vào sử sách, chiến thắng Điện Biên Phủ, cũng do chính chí nguyện quân Tàu rút từ chiến trường Triều tiên về và do cho tướng Chen Geng của Tàu Cộng điều khiển. Thật sự mà nói, người thắng trận Điện Biên Phủ là Tướng Chen Geng, với chí nguyện quân Tàu, với các xe vận tải Molotova Liên Sô, với lương khô Tàu, với tiểu liên AK47 Nga Tàu, với súng trường bá đỏ Nga … và cùng với đại bác 105 Nga Tàu…(Chiến tranh Triều Tiên vừa ngưng tiếng súng, Đệ tam Sư Đoàn chí nguyện quân Tàu, chuyên đánh biển người, từ nay thất nghiệp, Mao Tsédong sợ  « hàn vi sanh bất thiện » rất nguy hiểm, nên đoàn quân ấy phải được dùng, phải được nướng… ở chiến trường ! – Điện Biên Phủ là một dịp vàng !). Tóm lại, Tướng Võ Nguyên Giáp chỉ là con rối của một màn Hát Múa Rối Nước, đặt sản của Cộng Sản miền Bắc Việt Nam, cũng như những anh hùng dỏm, xạo, do nhóm tuyên truyền Việt Cộng tạo dựng lên, với Lê Văn Tám, Nguyễn Văn Trỗi, Võ Thị Sáu …

Ngày nay, giống như một con nợ quá lậm, hết thuốc chửa, hoàn toàn chịu chết trước chủ nợ đầy ác độc và uy quyền ; con nợ sẽ làm bất cứ cái gì mà chủ nợ đòi hỏi, mà cuối cùng là phải bán cả cái nhà của con nợ ! (Bán vợ đợ con. Bán Mẹ Việt Nan, bán con công dân Việt Nam)

Chỉ có 1 giải pháp : Chống Tàu Diệt Việt Cộng : là toàn dân phải nổi dậy chống Đảng Cộng Sản Việt Nam đương quyền, thiết lập một chánh thể tôn trọng Dân Chủ, Nhơn quyền, Tự Do, Hiến định và Pháp định. Đó là con đường duy nhứt để dân tộc Đại Việt Sống !

Còn chế độ và Đảng Cộng Sản Việt Nam là KHÔNG còn Quốc gia Việt Nam, và KHÔNG còn cả người dân Việt Nam, và DÂN TỘC Đại Việt sẽ chết hẳn, sẽ Hán Hóa, sẽ thành người Hoa ! Hãy nhìn dân tộc Mãn Thanh ! Từ 1644 dến 1911, suốt 267 năm, người Mãn Thanh làm chủ toàn đất nước Hoa. Thế mà ngày nay, còn bao nhiêu người nói tiếng Mãn Thanh ? Bao nhiêu người Tàu, tại xứ Tàu, nói còn biết nói tiếng Mông Cổ (dù người Mông Cổ đã trị vì bao nhiêu thế kỷ xứ Tàu ? … Thủ phủ Ürümqi của Xinquiang Tàu, cựu xứ Uyghur Hồi giáo, nay đã hoàn toàn Hán hóa, toàn cư dân ürümqi đều nói tiếng Tàu (tiếng beijing). Hong Kong, tỉnh Qwan Tung mất dần tiếng nói qwantung – cỏn tung hỏa – sáu âm (như việt ngữ), nay đang bị tiếng nói beijing -xu hỏa dừ – bốn âm đàn áp…Một ngày gần đây với cái đà nầy, việt ngữ cũng sẽ bị mất dần, do với chương trình đưa tiếng beijing vào dạy ngay lớp vỡ lòng, và cũng do cái « xuống cấp » của việt ngữ ngày nay, với với cái phong trào hán (việt) hóa việt ngữ ? Đảng Cộng sản Việt Nam nhứt nhứt hành động, nhứt cử, nhứt động, đều phải xin phép Đảng Cộng Sản Tàu… Trước khi công du, công cán xuất ngoại, trước khi đi đâu cũng phải qua Beijing « khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca » (vụ lô 136-03 là một thí dụ điển hình) ! Không Diệt Cộng Sản thì Việt Nam phải đi đến cái chết thôi ! Vì nhà máy quản trị đảng Cộng Sản Việt Nam hoàn toàn phục vụ Đảng Cộng Sản Tàu ? Vì vậy phải quyết liệt chống Tàu. Với thỏa thuận ký kết Thành Đô 1990, Công Sản Việt Nam không còn sự lựa chọn nào nữa.

Dân tộc Đại Việt MUỐN sống còn chỉ một đường, CHỐNG Tàu DIỆT Cộng Sản Việt Nam !

3/ Những cú tố của Tàu :

Lợi dụng lũng cũng, khó khăn nội bộ của Tổng Thống Trump, lợi dụng tình hình kinh tế Liên Âu chưa hồi phục hẳn, lợi dụng những khó khăn của khối Tây Âu với Brexit, với phong trào tỵ nạn… Đế quốc Tàu đang bắt tay với Đế quốc Nga và Đế quốc Thổ Nhỉ Kỳ để tạo lại Trục Đông Tây, kiểm soát toàn bộ lục địa châu Á, Tây giáp rặng Oural, Đông giáp Alaska Mỹ, Bắc chiếm BBắc Cực, Nam đổ xuống Biển Đng Việt Nam và kiểm soát đường thông thương Ấn độ Dương – Thái Bình Dương ! Cả ba họp thành một khối, đều mơ chia Thế giới làm hai, đối đầu với khối tư bản Mỹ-Liên Âu ngày nay đang bị đầy mâu thuẩn.

Tàu của Xi Jinping sẽ là Đế quốc Hốt Tất Liệt với hai con đường lụa, Nhứt Đai Nhứt Lộ, vừa kinh tế vừa quân sự sẽ bắt tay cùng với Đế quốc Nga hoàng Putin đang mơ trở lại thời vàng son của Ivan Đại Đế chủ nhơn ở miền Bắc địa cầu và cùng bắt tay với Đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ của Erdogan chạy dài từ  Nam Đông Âu đến toàn Bắc Phi.

Để thử sức nhẫn nại của Mỹ (của ông Trump) và Liên Âu (với Merkel và Macron) : Tàu ra chiêu :

*Newsweek ngày 18/7/2017 : “Nga và Trung Cộng sẽ tiến hành cuộc tập trận hải quân chung tại Biển Baltic vào cuối Tháng Bảy, bao gồm khoảng 10 tàu chiến và 10 máy bay cho một cuộc biểu dương sức mạnh quân sự tại một vùng mà căng thẳng đang gia tăng. Cuộc tập trận có tên là Hợp Tác Trên Biển 2017.”

Đây là sự kiện vô cùng lạ lùng. Thứ nhất : Trung Cộng đưa hải quân đi xa nhà, đi tới tập trận hải quân tại vùng biển truyền thống thuộc quyền kiểm soát và thống ngự của NATO. Thứ hai : Biển Baltic bao bọc ba quốc gia Lithuania, Latvia, Estonia thoát từ Liên Bang Sô-viết cũ, tách ra và mới gia nhập vào NATO. Mới đây Hoa Kỳ và NATO đã tiến hành cuộc tập trận tại đây và cũng chỉ cách biên giới Nga vài bước. Nay Nga và Trung Cộng lại tập trận, để trả đũa và răn đe ba quốc gia nhỏ xíu này chăng ? Sự hợp tác hải quân giữa Nga và Trung Cộng sẽ làm cán cân lực lượng trên mặt đại dương thay đổi. Chưa rõ Hoa Kỳ và NATO phản ứng như thế nào ? Cuộc thăm dò tại ba quốc gia này cho biết người dân ở đây sợ chiến tranh với Nga hơn là lo sợ các cuộc tấn công của khủng bố. Không biết Latvia và Estonia, có biên giới chung với Nga có thể sống yên một khi gia nhập NATO tức đem những vũ khí tối tân của Mỹ và Liên Âu đặt sát biên giới Nga ?  Hay hai quốc gia này phải theo chánh sách Phi Liên Kết ? Không chống ai, không theo ai để phát triển đất nước trong yên ổn ? Nhưng Trung lập, thực sự có được yên không ? Cũng nên nhớ là ba quốc gia Baltic nầy là ba cựu tiểu quốc thuộc Liên bang Sô viết… ? Hỏi là trả lời ! Tin tức mới nhất cho biết Bộ Chỉ Huy của Mỹ tại Âu Châu sẽ theo dõi chặt chẽ cuộc tập trận. Câu hỏi nầy cũng nên đặt với trường hợp Việt Nam cho những quý vị nào vẫn còm mơ một giải pháp Trung Lập Cho Việt Nam cạnh một Hán tộc hung hăn bành trướng !

*Tin mới nhất cho biết Ả Rập Sê-út đã từ bỏ đòi hỏi Qatar phải đóng cửa hãng thông tấn Al Jazeera, một đòi hỏi rất vô lý. Ngoài ra, sau khi bộ trưởng ngoại giao Trung Cộng khi nói chuyện với giới chức cao cấp nhất của Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất rằng Trung cộng hy vọng sự rạn nứt giữa các quốc gia Vùng Vịnh có thể hàn gắn được…thì ngoại trưởng Qatar đã lên đường đi Bắc Kinh để gặp gỡ Ngoại Trưởng Vương Nghị vào ngày 20/7/2017 rồi.

*Theo Reuters ngày 30/7/2017, bốn quốc gia Ả Rập đang cấm vận Qatar nói rằng họ sẽ đối thoại với Qatar nếu nước này thỏa mãn những yêu sách của họ. Nhưng những tin tức nầy cũng chứng minh rằng, liên minh Ả Rập đã nao núng, vì Qatar tìm cách chống đỡ cuộc cấm vận bằng cách nương tựa vào Trung Cộng. Và cũng có thể, nếu Ô. Trump dứt khoát đứng về phe với Saudi Arabia, đóng cửa căn cứ quân sự khổng lồ Al Udeid (tại Quatar) thì chắc chắn Tàu Cộng sẽ nhảy vào. Nếu đúng vậy thì đây là thảm họa cho Huê Kỳ và cho các quốc gia thân Mỹ tại vùng Vịnh Ba Tư. Tàu Cộng dư khả năng tài chánh để điều hành căn cứ quân sự này và đó cũng là « ước mơ » cạnh tranh tư thế lãnh đạo thế giới với Hoa Kỳ đã thành tựu. Nên nhớ hiện nay Tàu Cộng đã có căn cứ quân sự tại Djibouti cách đó không xa lắm đang trấn thủ cửa ngõ ra vào Hồng Hải vào Địa Trung Hải.

*Cũng theo BBC News ngày 29/7/2017, “Sri Lanka vừa ký một thỏa thuận trị giá 1.1 tỉ Mỹ Kim cho phép Trung Cộng kiểm soát và phát triển một hải cảng nước sâu nằm ở phía nam của Hambantota. Thỏa thuận đã bị chậm lại vài tháng do lo lắng quân đội Trung Cộng có thể sử dụng cảng này. Chính quyền Sri Lanka (Tích Lan) bảo đảm rằng hải cảng chỉ dùng vào mục đích thương mại cho đường chuyển vận giữa Á Châu và Âu Châu. Dù không phải là một căn cứ quân sự, nhưng không có gì bảo đảm rằng các chiến hạm của Tàu Cộng không dừng chân tại đây trên đường tiến vào Vịnh Ba Tư, Vịnh Aden và Địa Trung Hải. Với sức mạnh tài chánh, Tàu sẽ từ từ bảo đảm con đường huyết mạch chuyển vận dầu hỏa từ Trung Đông. Hiện nay sự lớn mạnh của Trung Cộng không một sức lực nào ngăn cản nổi. Người ta cứ nói rằng chỉ có tự do, dân chủ thì kinh tế mới phát triển. Thế nhưng, một nước độc tài như Tàu Cộng lại đang trở thành siêu cường kinh tế. Cũng như trong quá khứ bao đế quốc hùng mạnh lại xây dựng trên một nền độc tài hay quân chủ chuyên chế ? Hitler, Staline…là những điển hình !

*AFP ngày 24/7/2017 :  Trung Cộng cảnh cáo sẽ triển khai thêm quân ở vùng biên giới đang tranh chấp với Ấn Độ và thề sẽ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ bằng mọi giá. Cuộc đối đầu nổ ra cách đây hơn một tháng sau khi Tàu cho làm một con đường tại vùng cao nguyên hẻo lánh nơi khi xưa Tàu Cộng và Bhutan tranh cãi về chủ quyền. Ấn Độ đã chuyển quân vào vùng tranh chấp để chặn công việc làm đường. Trung Cộng bèn, tố cáo đây là hành vi xâm phạm chủ quyền và yêu cầu Ấn Độ phải rút quân ngay lập tức.

*Reuters ngày 30/7/2017 : “Hai máy bay ném bom siêu thanh B-1B của Hoa Kỳ đã bay trên bầu trời của Bán Đảo Triều Tiên để phô trương sức mạnh quân sự vào ngày hôm nay sau khi Bắc Triều Tiên vừa bắn thử thành công một hỏa tiễn liên lục địa có khả năng tấn công vào lãnh thổ Hoa Kỳ khiến Tổng Thống Donald Trump phải cảnh báo quân đội.”

*Reuters ngày 24/7/2017 : “Hai phi cơ chiến đấu Trung Cộng đã nghênh cản một phi cơ tuần thám của Hoa Kỳ trên không phận Biển Đông. Một chiếc đã tới gần phi cơ Mỹ chỉ cách 91 thước.

Kết Luận:

Bỏ qua đi những múa may quay cuồng của Tàu. Bỏ qua đi những lung tung ồn ào của thời sự Mỹ… Vận mệnh Việt Nam cảm tưởng không dính dán gì đến những những tuồng hát trên sân khấu quốc tế… Thật sự là lắm quan hệ. Tàu đang hù, đang thử lửa Tây Mỹ. Xem giò xem cẳng Tây Mỹ. Nhưng nếu Việt Nam cũng thụ động…. Dân chúng Việt Nam sẽ bị ăn hiếp dài dài.  Lúc nầy hơn lúc nào hết, nhơn dân Việt Nam phải biết lên tiếng, phải cất tiếng nói, đòi dân chủ, đòi tự do, đòi nhơn quyền, đấu tranh, là xuống đường, là phải ồn ào, phải náo động, tạo dữ kiện… Việt Công khon ngoan, nhưng đã biết sợ dư luận, trục xuất Mục sư Chính qua Mỹ là để xoa dịu các giáo hữu Ky tô Giáo ở Huê kỳ… Nhưng lại phạt tù nặng Mẹ Nấm và bà Trần Thị Nga  mà còn phạt nặng một tội danh, đối với chúng ta không đáng gì vì thuộc quyền dư luận, quyền ăn nói, quyền suy nghĩ … mà chúng ta gọi là TƯDO NGÔN LUẬN…Nhưng đấy cũng chứng minh rằng Việt cộng RẤT SỢ ! Vì vậy phải phạt nặng, là để răn đe những kẻ nào dám « Chống Tàu Cứu Nước », Việt Cộng SỢ loạn trong nhà, phải răn đe, roi vọt … Nhưng nếu ngày nay, dân chúng Việt Nam biến Việt Nam thành một Vénézuéla ? Xuống đường chống Tàu cứu nước : đập phá, tất cả những gì của Tàu, hàng hóa made in China, nhà cửa cơ sở Tàu ? thành phố tàu, cửa hàng Tàu… kể cả người đi du lịch. Chống Tàu, Dẹp Tàu, Diệt Tàu … Tàu nay đang mất thì giờ đi hù Mỹ Tây. Mỹ Tây không dám đánh Tàu. Nhưng dân Việt ta  sẽ DÁM làm, DÁM CHỐNG, ĐÁNH Tàu… Dân ta sẽ phải chống phá Tàu …Thế giới sẽ theo ta, tẩy chay hàng Tàu. Chống Tàu …

Chúng ta không cần Diệt Việt Cộng. Cộng Sản Việt Nam sẽ tự diệt, cũng như Maduro tự diệt vì không còn dân nữa.

Mong lắm !

Hồi Nhơn Sơn, phấn khởi nhìn Cách Mạng Vénézuéla 

 

 

Thế giới thiếu Lãnh đạo

hay thiếu Đạo đức ?

Cường quốc thiếu nhơn tài,

tiểu quốc lắm du côn.

Thượng tắc trách, hạ tắc loạn.

Vắng chủ nhà nhà, gà vọc miêu cơm

Quand le chat dort, les souris dansent

When the cat’s away, the mice will play

Tục ngữ dân gian

1/ Căn nhà thế giới thiếu người hiền, vắng người tài :

Chuyện Đảng cộng sản đương quyền Việt Nam cho công an chìm đi bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, đang tỵ nạn tại Đức mang về nước trong những ngày qua là giọt nước bẫn làm tràn cái ly nước dơ, nước thúi do những hành động, cung cách du côn, vô học của các tên vô loại, thất học, du côn đang cầm quyền trên rất nhiều quốc gia hiện nay : đứng đầu là Xi Jinping, tên đầu xỏ xứ Trung Cộng, bất chấp tất cả những luật lệ, cung cách lễ nghi ngoại giao quốc tế, ỷ thế mạnh một quốc gia có số dân đông nhứt thế giới, có một sức phát triển khá mạnh nhờ biết lợi dụng cái nhìn ngu si ngắn hạn vừa phóng khoán dại dột vừa tham lam ích kỷ của các tập đoàn tư bản chủ nghĩa âu mỹ và quốc tế, qua bao nhiêu năm nay, thoạt đầu, đã giao phó gia công những công việc thao tác sơ đẳng cho những bàn tay nhơn công rẻ tiền, chấp nhận làm việc với một đồng lương chết đói. Làm lâu quen việc, ngày nay thế giao thêm đến cả những kỹ thuật tiên tiến. Do đó, nước Tàu ngày nay đã vào hàng khá giả, cũng nhờ đó, đại du đảng Xi ngày nay, xem Tòa Hòa giải quốc tế là rác, xem Liên hiệp Quốc là rơm, xem cộng đồng quốc tế là cỏ, tự vẽ lại địa đồ, biển Biển Đông Nam Á của láng giềng làm ao nhà, biến bảy cụm đá nổi làm bảy đồn quân sự chiến đấu, bằng nhơn tạo hóa bảy cụm đá nổi làm bảy đảo quân sự. Ngang nhiên lập một đường thông thương trên bộ, vượt sa mạc, chạy dài theo con đường lụa xa xưa. Ngang nhiên, lấp một tuyến đường biển xuôi Nam, vượt eo Malacca tiến qua biển Ấn độ, nhập vào Biển Đỏ, lập tiền đồn hải cảng quân sự thuộc vùng sừng Phi châu, để ngày mai vào Địa Trung Hải nhập Âu châu …( OBOR-One Belt One Road-Nhứt đai Nhứt Lộ) Xi Xù Xì còn ngang nhiên, xuất ngoại, mang tiền đi mua đất, mua nhà đầu tư ở Phi châu, ở Âu châu… nhưng trái lại, ở tại xứ tàu mình thì cấm không cho các tập đoàn âu mỹ vào nhà… Alibaba Tàu thay thế Amazon mỹ chẳng hạn… Sau tên du côn miền Đông Á Xi thì tên đại ma đầu Putin của Nga cũng du côn không kém, hù dọa các cựu quốc gia thuộc liên bang Sô Viết cũ đã rã đám, tạo và nâng đở những nhà độc tài đàn em, từ Belarussia, đến các quốc gia hồi giáo họ Stan nói tiếng Thổ nhỉ kỳ thoại… và những đàn em cựu cộng sản chủ nghĩa hay tân xã hội chủ nghĩa như Việt Nam, như Lào, Cuba… Chưa kể những du côn truyền thống phi châu như Mugabé, như Kabila hay Nam Mỹ như Maduro với cuộc bầu cử trá hình đẩm máu tuần qua…Ấy là chưa nói đến những Tổng Thống dở dở ươn ươn, nửa khùng, nửa thật như Duterte của Phi luật Tân, hay Assas của Syria…hay Mody của Ấn độ hay cả bà Aung San Su Kyi đầy hy vọng trong đấu tranh như đầy thất vọng khi cầm quyền…

(Đây cũng là bài học cho tất cả những chúng ta, những người đầy ảo vọng, tất cả những ai đã  một thời đi tìm lãnh tụ, tìm tinh cầu dẫn lộ, tìm minh chủ, tìm những vì sao sáng, đặt tin tưởng vào những Con Người đầy điển hình ! ! Chớ quên rằng những « đại anh hùng cách mạng của một quốc gia, một dân tộc » thường là những đồ tể khát máu giết người cùng dân tộc, cùng chủng tộc nhứt, Robespierre, Lénine, Staline, Mao Tsedong, Hồ Chí Minh, Fidel Castro, …Riêng Hitler là một tên khát máu duy nhứt mà thế giới và người đời nguyền rủa nhứt lại là tên không giết người Đức dân tộc mình, chỉ giết người Do Thái giáo và người theo chủ nghĩa Cộng sản thôi ! Đây là một nhận xét đáng đễ chúng ta suy nghiệm !)

1/ Một Tổng thốngTrump của Mỹ đang gặp khó khăn nội bộ, tạo điều kiện cho một Việt Nam du côn, xem thường Nhơn quyền ?

Trong những ngày gần đây, Cộng sản đương quyền Việt Nam bổng tăng cường việc bắt giữ hay kết án nặng nề những người bất đồng chánh kiến. Trong một bài viết đề ngày 02/08/2017, hãng tin Anh BBC cho rằng đây là chiến dịch trấn áp có quy mô lớn nhứt từ nhiều năm nay. Một số nhà hoạt động nhơn quyền còn cho rằng Cộng sản Hà Nội đã được thái độ thờ ơ đối với vấn đề nhơn quyền của Tổng thống Trump khuyến khích.

Hảng tin Reuters còn ghi nhận thêm sự kiện nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã tăng cường các biện pháp nhằm ngăn chận tiếng nói của giới blogger và những ai dám phê phán Đảng Cộng sản Hà nội trên những vấn đề như việc nhà máy Formosa ở Hà Tĩnh thải chất độc hại ra biển gây ô nhiễm nghiêm trọng vào năm ngoái.

Cũng theo Reuters, dựa trên thông tin từ các cấp cầm quyền Việt Nam đưa ra về những vụ bắt giữ về tội hoạt động chống Nhà nước Cộng sản, đã có ít nhất 15 người đã bị bắt vào đầu năm 2017 này – nhiều hơn bất cứ năm nào kể từ chiến dịch đàn áp các nhà hoạt động trẻ tuổi vào năm 2011.

Chiến dịch đàn áp nay rõ ràng khởi sự từ trước lúc diễn ra ngay từ Đại Hội Đảng Cộng Sản Việt Nam vào tháng Giêng năm 2016, khi quyền lãnh đạo như được chuyển qua tay những người bảo thủ, ưu tiên cho an ninh nội bộ và kỷ luật.

Và chiến dịch trấn áp nầy lại có dấu hiệu gia tăng trong bối cảnh Đảng Cộng Sản Việt Nam có thể sắp thay đổi lãnh đạo. Theo chuyên gia Jonathan London thuộc Đại học Đức Leiden, mọi người dự trù là đương kim tổng bí thư Đảng Cộng Sản sẽ được thay thế, cho dù thời điểm chưa được xác định rõ ràng. Mặt khác thì giới đấu tranh càng lúc càng có lên tiếng mạnh mẽ hơn sau những vụ biểu tình phản đối đảng Cộng sản Việt Nam vì Formosa.

Theo Reuters, thì giới đấu tranh cho nhơn quyền trong hay ở ngoài Việt Nam đều chung một nhận định kết luận rằng vai trò của Tổng thống Trump có trách nhiệm trong các diễn biến về nhơn quyền ở Việt Nam, do thái độ thờ ơ của ôngTrump đối với tình trạng nhơn quyền thế giới.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, trong một bài nói trong tháng 5 qua, rằng Hoa Kỳ sẽ không chú trọng đến nhơn quyền trong một số quan hệ với các nước khác, mặc dù các giá trị của Hoa Kỳ không thay đổi, nhưng Mỹ cần phải cân nhắc đối với an ninh và lợi ích kinh tế Mỹ trên hết. Và quyết định của Tổng thống Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi khối Hiệp Định Đối Tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), cũng loại bỏ một động lực thúc đẩy Hà Nội cải thiện vấn đề nhơn quyền.

Ông Phil Robertson thuộc tổ chức Human Rights Watch, trụ sở tại Mỹ tố cáo : « Ông Trump phải chịu trách nhiệm về tình hình (nhơn quyền) xấu đi thêm » tại Việt Nam.

.2/ Berlin tố cáo Hà Nội du côn “bắt cóc” người tỵ nạn tại Đức

Chánh phủ Đức ngày 02/08/2017 đã lên tiếng tố cáo nhà cầm quyền Cộng sản Hà Nội là đã bắt cóc một người Việt đang xin tị nạn tại Đức. Berlin còn bày tỏ thái độ giận dữ bằng cách triệu mời đại sứ Việt Nam tại Đức để phản đối, đồng thời trục xuất một cán bộ bị coi là tình báo Việt Nam hoạt động tại Đức.

Theo hãng tin Pháp AFP, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Đức Martin Schaefer đã tuyên bố : « Vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức là một hành động vi phạm trắng trợn và chưa từng thấy nhắm vào luật pháp của Đức cũng như luật quốc tế ». Ông còn tố cáo tình báo và đại sứ quán Việt Nam can dự vào vụ bắt cóc ông Thanh.

Theo truyền thông Đức, ông Trịnh Xuân Thanh là một người đang xin tị nạn ở Đức. Ông đã bị những người có võ trang bắt cóc ngày 23/07 tại công viên Tiergarten ở trung tâm thủ đô Berlin – gần tòa nhà Quốc Hội Bundestag và Phủ Thủ Tướng.

Cũng theo phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Đức, Cộng sản Việt Nam bắt cóc ông Thanh là biểu hiện một sự « bội tín » vào lúc mà đàm phán về « khả năng dẫn độ hợp pháp », đã khai mào nhơn dịp thượng đỉnh G20 tại Hamburg.

Riêng với chúng ta, người việt ty nạn cộng sản ở hải ngoại, thật tình mà nói, chúng ta cũng không cần để ý đến việc Trịnh Xuân Thanh có phải là nạn nhơn của Cộng sản Việt Nam hay không ? Đó là những đấu đá nội bộ chúng hắn ! Trịnh Xuân Thanh chẳng qua cũng là cán bộ Việt Cộng. Cái mất dạy mà chúng ta phải tố cáo là cái tội ra ngoại quốc « bắt cóc » người đang đi xin tỵ nạn ở nước ngoài. Nếu Trịnh Xuân Thanh có tội, thì phải có án toà xử, vấn tội, luận tội, có án lệnh và nhờ Interpol, tức là Cảnh sát quốc tế đẫn độ về. Bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại xứ người là một hành động côn đồ, xâm phạn luật ngoại giao quốc tế ! Nhưng rõ ràng ngày nay, Việt Nam đã chứng minh với quốc tế, là một quốc gia côn đồ, cũng như Bắc Hàn cũng côn đồ, với Kim Yong Un cho người ám sát anh mình là Kim Yong Nam ở nước ngoài vậy ! Hay khi xưa Staline cho người qua Mehico ám sát Strotsky vậy ! Đều là bọn côn đồ cả ! Chả cần phải bận tâm làm gì ! Việt Nam nay quá nổi tiếng, hôm qua nữ sát thủ giết thuê Việt Cộng ám sát Kim Yong Nam giữa phi trường quốc tế thủ phủ Kuala Lumpur của Malaysia, giữa thanh thiên bạch nhựt, thì hôm nay công an của tòa đại sứ Việt Cộng bắt cóc người tỵ nạn, giữa công viên, giữa ban ngày, của thủ đô Berlin của xứ Đức !

3/ Tàu chinh Tây, Hành lang Kinh tế với Pakistan, « Nhứt Đái Nhứt Lộ », Côn đồ Tàu bành trướng, Hán hóa vùng Tây Nam Á châu :

Nhựt báo thiên hữu Le Figaro của Pháp, trong mục thời sự châu Á « lo lắng » chú ý đến « kế hoạch Marshall » của Trung Cộng hiện đang diễn ra tại Pakistan. Đặc biệt với công trình xây dựng xa lộ dài 260 km, nối liền thủ đô Islamabad của Pakistan với thành phố Thakot, hướng bắc. Chặng đường nầy sẽ tiếp nối với đoạn hai đang xây, nối Takhot với tỉnh Havelian thuộc Tân cương-Xinkiang của xứ Trung Cộng. Đây là chương trình xa lộ tương lai Karakoram, vượt Hy mã lạp Sơn ở độ cao trên 4700 nối dài từ Trung Cộng để nhập vào đoạn đi từ Lahore đến Peshawar biên giới Afghanistan. Đó là trên bộ, về đường hàng hải, công trình đang xây dựng là tân trang hải cảng của Pakistan, Gwadar, trên vịnh Bengale, thuộc Ấn Độ Dương.

Tất cả gồm 32 dự án với Pakistan trong chương trình Hành lang Kinh tế Trung Cộng-Pakistan -China Pakistan Economic Corridor-CPEP, tổng cộng chi phí 55 Tỷ dollars US. Cựu đường lụa trên đất liền sẽ đưa hàng hóa Tàu đến vịnh Persic. Tân đường lụa biển cũng sẽ đưa hàng hóa, và hải quân Tàu đến Hồng Hải và tương lai nhập Địa Trung Hải của Âu châu. Nhờ khủng hoảng kinh tế ở Hy lạp, Tàu đã có nửa hải cảng Pyrrhée ở thủ phủ Athena, Hylạp…Nhờ khủng hoảng kinh tế của Ý, Tàu đã có mặt trong hảng đóng tàu Ý lớn nhứt Âu châu, lý do tại sao Pháp vừa qua đã quốc hữu hóa xưởng đóng tàu Ý Pháp St Nazaire vì sợ hảng Ý với phần hùn Tàu chiếm đa số bằng cách nâng tỷ lệ hùn cao vào hảng. Ấy là chưa kể những nhà máy điện than Sahiwal Tàu xây cho Pakistan với công xuất 7,3 triệu kilowatt

Nhựt báo Le Figaro cũng cho biết ngoài đường xá, một cảng biển, nhiều nhà máy nhiệt điện và điện mặt trời còn có thêm một sân bay, một chương trình xây hệ thống xe điện ngầm-métro tại cựu thủ phủ Karachi.

Chánh phủ Pakistan hy vọng hưởng lợi từ kế hoạch khổng lồ này, sẽ tạo thêm hàng trăm nghìn việc làm, đặt niềm tin vào tỉ lệ tăng trưởng 7 đến 8% trong 10 năm tới. Tuy nhiên, IMF-Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế cảnh báo là chỉ trong vài năm tới, Pakistan sẽ phải trả nợ và hoàn vốn mỗi năm đến 4 tỉ đô la.

Nhưng mối lo ngại của kế hoạch khổng lồ này là sự xâm dụng vào nền giáo dục tiểu học, tức là Hán hóa. Le Figaro cũng nhấn mạnh đến việc các chánh quyền địa phương trì hoãn áp dụng các quy định pháp lý đối với các đặc khu kinh tế do Tàu đầu tư. Do đó, với hạ tầng xã hội và người dân không thuận, đem văn hóa Tàu, ồn ào, thịt heo rượu trà ăn nhậu vào không khí trang nghiêm kinh kệ của Hồi giáo, có ngày sẽ bùng nổ, e rằng sẽ có một nguy cơ tấn công khủng bố Hồi giáo quá khích !

Cũng như đã nói trên mối lo lắng nhấn mạnh hàng đầu là việc Hán hóa vùng Tây Nam Á, với việc phổ biến giảng dạy tiếng Hoa, và gia tăng khuyến khích sinh viên Pakistan du học (18.000 người đang theo học tại Trung Cộng), song song với kế hoạch Hành lang Kinh tế. Theo tờ báo, sức mạnh văn hóa Tàu gia tăng tại Pakistan mới chỉ đang ở điểm khởi đầu thôi ! Chớ quên mối thù Tàu Ấn rất lớn, vì thế Tàu phải o bế Pakistan, vì Pakistan thù Ấn (kẻ thù bạn là kẻ thù ta – les ennemis de mon ami est mon ennemi)

Cũng chớ quên khác biệt văn hóa và tôn giáo giữa Hồi giáo (Pakistan-Tân Cương) và các văn hóa khác, Ấn giáo, Phật giáo hay Tàu giáo…

4/ Tiết Nhơn Quý Xi Jinping, hết chinh Tây, trở về chiếm Đông 

-Đông Bắc Á tương quan Tàu – Nhựt :

Lần đầu tiên một nhựt trình Pháp chú ý đến tình hình ở Biển Đông Á (thường do các tuần báo chuyên nghiệp chánh trị kinh tế hay địa lý kinh tế). Nhựt báo Les Echos – Những Tiếng dội kể đến chuyện Tàu ngang ngược mang các giàn khoan thăm dò dầu khí đến các vùng biển tranh chấp, sát « đường phân chia » các vùng đặc quyền kinh tế của hai nước láng giềng Tàu Nhựt.

Les Échos trích theo nhựt trình nhựt bổn Asahi Shimbun cho rằng, cho đến nay Beijing đã dựng tổng cộng là 16 giàn khoan sát đường phân chia. Nguồn gốc chánh của mâu thuẫn là Tàu không công nhận đường phân chia của Tokyo. Mặc dù, năm 2008, hai nước từng thỏa thuận sẽ hợp tác khai thác tại khu vực này, tuy nhiên, các đàm phán đã chấm dứt sau hai năm thương lượng, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng không ngừng.

Nhựt đang cũng cố quân sự, hải quân Nhựt mỗi ngày một mạnh. Mong Nhựt sẽ đứng đầu liên minh Đông Á cùng với Úc và Ấn độ chận sự bành trướng côn đồ của Tàu Cộng.

– Biển Đông Nam Á với Việt Nam quận, dùng chánh sách Giao chỉ quận. Từ đường chữ U và dùng đảo nhơn tạo thay những trụ đồng Mã Viện:

Chúng ta đã thấy rõ. Đất nước ngày nay hoàn toàn đã bị Hán Cộng hóa, do một bọn tay sai, núp dưới chiêu bài hữu nghị chữ vàng chữ đỏ để trị dân tộc ta. Chánh sách Tàu cộng ở nước ta ngày nay khác chi thời xưa, với các Sĩ Nhiếp, Sĩ Nhâm…những đảo nhơn tạo khác chi ngày xưa Mã Viện trồng những trụ đồng để nhắc nhở dân ta những biên giới của sức mạnh triều Tàu. Đảng Cộng sản đương quyền quá hèn, khúm núm, giao cả đất nước cho Tàu để giữ lấy những cái ghế đầy dollars và quyền lực giả tạo với Tàu độc ác với dân Việt mình.

Từ nhiểu nay, chúng tôi, và bạn bè chúng tôi, tất cả chúng ta ở hải ngoại, ở trong nước đều thấy rõ là hết thuốc chữa rồi. Bọn cầm quyền trong nước giao toàn bộ ngành kinh tế sản xuất cho Tàu Cộng. Mà Tàu Cộng nhưng chúng ta đã biết nhiều, là thật sự đang có mộng làm bá chủ thế giới. Sự vắng mặt của Mỹ dưới chiêu bài « Làm cho nước Mỹ lớn lại-mạnh lại », lại đi bế môn tỏa cảng, giao sân khấu quốc tế cho Tàu độc diễn…. Sự hòa dịu mềm yếu, đàng hoàng của Liên âu, đòi thương thuyết, hòa giải, bất bạo động, lại bị các quốc gia côn đồ đánh giá là HÈN YẾU.

Cho nên người việt chúng ta chỉ biết trông cậy vào chúng ta thôi !  Đối với côn đồ dùng luật rừng, ta cũng phải xài luật rừng ? Cộng sản Việt khuyên dân ta ngoại giao, thương thuyết, hữu nghị với Cộng sản Tàu ư ? … Dân chúng người Việt chúng ta, vì vấn đề sống còn dân tộc, không lý do gì phải ngoại giao bất bạo động với người Tàu cộng cả. Đừng bày đặt lấy thuyết rằng Gandhi xưa kia đất tranh bất bạo động, mà thành công. Sai bét, xưa Gandhi đấu tranh giành độc lập với thực dân Anh. Và thực dân Anh tuy cai quản các thuộc địa, nhưng với luật lệ, hiến định, đàng hoàng, rõ ràng… Còn ngày nay Việt Nam do Cộng sản cầm quyền bằng luật rừng, do đó, ta phải đấu tranh bằng luật rừng !!

Có bạo động, có phản đối, có thương tích, có nạn nhơn, dư luận thế giới mới để ý đến. Điển hình Vénézuéla ngày nay !

Kết luận:

Muốn sống còn là người Việt, muốn chết vẫn còn người Việt, chúng ta chỉ còn một con đường :

Cả nước phải bài Trung Chống Tàu Diệt Việt Cộng. Đây là một chương trình, đây là một bổn phận… Cố gắng không xài hàng hóa Tàu kể cả hàng hóa mang nhãn Việt vì nhãn ấy là nhãn giả, chưa đủ ! Phải tạo một không khí bất ổn, bất hòa khí cho người Tàu đang ở hay sẽ đến ở Việt Nam, kể cả đi du lịch. Đất Việt không LÀNH cho chim tàu đậu !

Đất Việt, dân Việt không tiếp, không nhận người Tàu. Đất Việt, dân Việt không chơi với người Tàu. Ai ở nhà ấy, chúng ta chấp nhận kỳ thị với người Tàu. Chúng ta người Việt hãnh diện kỳ thị với người Tàu.

Nam Quốc sơn hà, Nam Dân cư !  Mong lắm !

TB : Viết xong được tin thế giới từ Liên Hiệp Quốc đến Ông Trump của Huê kỳ đều một lòng muốn trừng phạt Bắc Hàn và chú Ủn ! Và Chú Ủn hăm dọa phóng hỏa tiển đến đảo Guam.

1942 Nhựt đánh bom Pearl Harbour Mỹ đánh tiêu chế độ quân phiệt Nhựt, tạo một trật tự mới ở Thái Bình Dương ; 2017 Ủn đánh đảo Guam, Mỹ sẽ dẹp chế độ cộng sản độc tài Triều tiên (và Tàu) một trật tự mới sẽ mở ra ở Đông Nam Á ?

Câu hỏi một là Trump, Ủn có dám không ? Ai dám ? Ai không ? Dám không ? Vai trò Tàu cộng ? Mỹ dẹp được Ủn sẽ chiếm lại tất cả những vi trị mà Tàu đang hy vọng chiếm đấy ! Chờ xem ?? !

Còn câu hỏ hai cũng không kém quan trọng cho dân tộc Việt ta : Chiến tranh ở Bắc Hàn, Họa hay Phước cho Việt Nam ????

Hồi Nhơn Sơn, giữa hè 2017

Phan Văn Song  

 

Vui cười

Một phóng viên ngoại quốc đến thăm thành phố Saigon, hỏi một đồng nghiệp người VN:

– Anh nghĩ thế nào về Tổng bí thư của anh?

Ký giả VC ngó trước ngó sau, kéo xệch nhà báo ngoại quốc vào nhà tắm, đóng cửa lại cẩn thận, rồi mới thì thầm vào tai:

– Thú thật với bạn, tôi rất có cảm tình với đồng chí tổng bí thư.

– Thế tại sao anh phải nói một cách lén lút như vậy.  Tôi tưởng chỉ nói xấu lãnh đạo mới phải kín đáo chứ?

– Tại anh không biết đấỵ Ở nước tôi, nếu nói xấu lãnh đạo thì bị bỏ tù, nếu khen ra mặt thì bị người chung quanh đánh …

 

Một cô vừa lấy chồng. Cô ta về nhà tươi cười vớí mẹ:

– Con bằng lòng lắm ! Con dzui thích lắm !

Chỉ mớí môt bữa cơm đầu tiên do con nấu lấy, con đã thành công ngay, mẹ ơi !

– Giỏi lắm ! Con Của mẹ khéo lắm. Con chinh phục chồng con bằng bữa com ngon lành đấy!

– Không phải thế! Con thành công là sau bữa cơm đầu tiên do con nấu đó, thì and ấy bảo là về sau sẽ ăn cơm tháng hoặc mướn môt chị bếp.

 

Mưu Lược Của Trung Cộng Và Cuộc Chiến Mỹ-Bắc Hàn Sẽ Ra Sao? – Thanh Thủy

1.- Lý lẽ trái tai của kẻ xâm lược

Hiện nay chánh quyền Trung Cộng luôn tuyên bố là tình hình ở Biển Đông đang ổn định, nhưng các nước bên ngoài, ám chỉ Mỹ và các quốc gia đồng minh, đang tìm cách gây bất ổn, không chỉ riêng Biển Đông mà còn cho cả toàn vùng Đông Nam-Bắc Á.

Điều nầy hiện đang xảy ra có phần đúng theo luận điệu của Bắc Kinh, vì cả khối Asean và các nước có chủ quyền ở những khu vực nầy hiện đang bó tay, biểu lộ sự đầu hàng vì khiếp sợ trước các uy lực về sức mạnh quân sự của Trung Cộng.

Thật vậy, nhìn chung các quốc gia có chủ quyền ở Biển Đông thì Brunei hoàn toàn im lặng, Mã Lai khiếp nhược, Phi Luật Tân chạy theo kẻ thù, Đài Loan thì cũng lên tiếng đòi chủ quyền ở một phần ở quần đảo Trường sa, nhưng vấn đề nầy hạ hồi phân giải vì đối với Việt Nam thì lãnh thổ hay lãnh hải bị mất về tay Trung Cộng hay Đài Loan đều như nhau. Riêng Việt Nam thì từ trước đến nay giới lãnh đạo hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Cộng và Nga Sô, cho nên miệng thì nói “chủ quyền ở đảo Hoàng sa và Trường sa thuộc về Việt Nam không thể tranh cãi”, nhưng không có bất cứ hành động cụ thể nào để biểu lộ cho lời phát ngôn đó trước sự gia tăng xâm lược trắng trợn của Trung Cộng trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa.

2.- Trường hợp riêng của Phi Luật Tân

Sự im lặng của hai quốc gia yếu đuối như Mã Lai và Brunei thì còn hiểu được, nhưng Phi Luật Tân tuy cũng là quốc gia yếu đuối nhưng là đồng minh lâu đời của Mỹ và Mỹ cũng thường lên tiếng là sẽ can thiệp bảo vệ nếu họ bị Trung Cộng tấn công, cho nên, cựu Tổng thống Phi Luật Tân Benigno Aquino đã mạnh dạn kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế sau khi mọi cuộc thương thuyết song phương với quốc gia nầy đều thất bại về việc Trung Quốc tự vẽ ra đường Lưỡi Bò Chín Đoạn bao trùm cả đảo Scaborough (Cỏ Mây) của Phi Luật Tân. Phi Luật Tân đã hoàn toàn thắng kiện qua Bản Phán Quyết của Phiên Toà nầy được tuyên bố vào ngày 12/7/2016 tại La Haye (Hòa Lan).

Điều không may là ngay sau khi vừa đắc cử, để chắc ăn có sự đảm bảo nầy, tân Tổng thống Phi Rodrigo Duterte có đặt câu hỏi với đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama là, nếu như Phi Luật Tân bị Trung Cộng tấn công thì Mỹ sẽ can thiệp như đã cam kết tới mức độ nào. Không thấy Tổng thống Obama hồi đáp, quá thất vọng trước thái độ của Mỹ, và nhận thấy mình không có khả năng chống lại Trung Quốc, ông Duterte tuyên bố tẩy chay Mỹ và quay sang hợp tác với kẻ thù là Trung Quốc sau khi phát ngôn nhiều lời khinh miệt đến ông TT Obama. Sự nhu nhược của ông Obama đã làm cho Trung Quốc, tuy trâng tráo, nhưng đã xoay ngược được thế cờ trong Bản Phán Quyết của Toà Trọng Tài Quốc Tế ngày12/7/2016 tại Biển Đông.

Riêng Miên và Lào là hai quốc gia từ trước đến nay hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Quốc, nên bất cứ vấn đề nào khi Trung Quốc “tiền hô” là họ đều “hậu ủng”.

Tình hình chung như vậy, cho nên Bắc Kinh có cơ sở để tuyên bố là Biển Đông đang ổn định là điều đúng với thực trạng im lặng của các quốc gia hèn nhát và thiếu đoàn kết trong vùng, một thực trạng im lặng cưỡng bức giống như những con nai tơ đang bị con mãnh hỗ cắn cổ đè bẹp, không còn nhút nhích, kêu rống gì được, chỉ còn nước phải chịu nằm yên chờ chết mà thôi.

Niềm hy vọng cuối cùng và mong manh của những quốc gia ở toàn vùng Đông Nam Á hiện đang bị Trung Quốc đàn áp là mong chờ có quới nhơn bất chợt xuất hiện để giải cứu họ và quái lạ thay, điều mong ước đó đã đến với họ thật sự, vị quới nhơn mà họ mong đợi đó chính là ông Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump, một nhân vật lên tiếng chống Trung Quốc tới cùng trong thời kỳ tranh cử.

Nhưng niềm hy vọng đó chợt đến rồi lại chợt đi. Từ khi được chánh thức làm chủ nhân Toà Bạch Ốc, nhu cầu trước tiên của ông Trump là phải dẹp cái gai Kim Jong Un của Bắc Triều Tiên, cho nên vị quới nhơn nầy đột nhiên quay ra thân thiện với Trung Quốc vì ông muốn nhờ Trung Quốc “ra lịnh” cho Bắc Triều Tiên phải “giải giáp” chương trình hạt nhân của họ. Điều nầy đã làm cho Nhựt Bổn, Nam Hàn và có thể cả thế giới đều ngỡ ngàng và lo sợ mặc dầu có thể họ cũng nhận thấy phần nào bước đi của ông Trump và kết quả nếu được Trung Quốc thật tâm can thiệp với Bình Nhưỡng thì những họa hại nghiêm trọng do chiến tranh Mỹ-Bắc Hàn gây nên sẽ không xãy ra.

3.- Tham vọng và mưu lược của Trung Quốc:

Nhu cầu bất di bất dịch của Trung Quốc là muốn thâu tóm cả Biển Đông để mở đường cho con đường tơ lụa của họ từ lâu vốn bị trở ngại do sự hiện diện của Mỹ tại đây, cho nên nhân cơ hội ông Trump nhờ cậy làm áp lực với Bình Nhưỡng, Tập Cận Bình đem ngay vấn đề Biển Đông ra để đề nghị đổi chác. Trung Quốc sẽ làm áp lực với Bình Nhưỡng ngưng hẳn chương trình hạt nhân thì Mỹ phải công nhận vùng biển nằm trong đường lưỡi bò chín đoạn vốn chiếm hơn 90% của Biển Đông là thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Điều nầy tuy tuy cả hai phía không ai nói ra, nhưng chắc chắn sẽ là điều khó tránh khỏi.

4.- Những bế tắt trong cuộc đổi chác:

Quyền lợi của Mỹ và những đồng minh trên tuyến đường Biển Đông rất lớn, mỗi năm có hơn năm ngàn tỷ mỹ kim hàng hóa lưu lượng trên tuyến đường quốc tế nầy, hàng hóa xuất nhập của Mỹ, Âu Châu sang Á Châu đều đi ngang qua đây, hàng hóa xuất nhập của Đại Hàn, Nhựt Bổn, Đài Loan và các quốc gia trong vùng muốn ra vào Ấn Độ Dương cũng đều đi ngang qua đây, cho nên nếu như vùng Biển Đông nằm trong tay Trung Quốc thì hải phận quốc tế trên Biển Đông sẽ không còn nữa, mọi lưu lượng hàng hải và không lưu trên khu vực nầy sẽ đều phải chịu dưới quyền kiểm soát của Trung Quốc. Đó là điều mà không ai trên thế giới nầy có thể chấp nhận được.

Nhưng với sức mạnh về kinh tế và quân sự của Trung Quốc như hiện nay, thì nếu như Mỹ nhượng bộ và bỏ cuộc thì trên thế giới nầy không có quốc gia nào đủ sức chống lại họ được mà ngay cả Mỹ, nếu cũng vì quyền lợi nhứt thời mà có thái độ nhu nhược như những chánh phủ tiền nhiệm thì chỉ trong một thời gian không xa cũng đành phải bó tay, khi đó Trung Quốc sẽ là bá chủ toàn cầu và đàn em Kim Jong Un vẫn sẽ tiếp tục theo lịnh của quan thầy Trung Quốc phóng hỏa tiễn hạt nhân liên lục địa, vừa làm hàng rào phòng thủ phía Đông vừa cũng là mũi nhọn xung kích cho quan thầy Trung Quốc dùng để áp chế nhân loại.

5.- Lợi dụng thời cơ:

Cho nên trong thời gian Mỹ-Trung thảo luận có phần bế tắc, Washington thì cố sức hòa huỡn để thuyết phục, Bắc Kinh lợi dụng sự hòa huỡn nầy để ra sức leo thang, một mặt bồi đấp các đảo nhân tạo, xây dựng các phi đạo và những căn cứ quân sự trên đó để đặt Washington trước những sự việc đã rồi theo thói quen “đặt cái cày trước con trâu”, mặt khác để mặc cho Bình Nhưỡng được tự do gia tăng thử nghiệm phóng hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân, mục đích tạo thêm những khó khăn dồn dập khiến cho Mỹ phải nao núng, cộng thêm việc nội bộ Mỹ vừa đang quá lộn xộn, vừa phải đối đầu với cuộc khũng hoảng với Iran, Lybia ở Trung Đông cho nên hy vọng có thể Mỹ sẽ thiếu kiên nhẫn và bỏ cuộc giống như trường hợp Mỹ bỏ đồng minh Việt Nam để tháo chạy trước ngày 30/4/1975.

Như chúng ta thấy, vấn đề hoà huỡn của Washington đối với Trung Quốc ở Biển Đông thực ra chỉ là giai đoạn và điều nầy chắc chắn cũng không thể qua khỏi những cặp mắt cú vọ của tập đoàn Bắc Kinh. Trong vòng mấy tuần nay, ông Trump luôn tỏ ra thất vọng đối với Trung Quốc, không còn kiên nhẫn đối với Bình Nhưỡng cho nên có thái độ cứng rắn hơn đối với Kim Jong Un, trong khi Kim Jong Un cũng tỏ thái độ quyết liệt đối đầu với Mỹ, thẳng thừng từ chối đề nghị hòa đàm với Đại Hàn.

Trong khi đó thì Nhựt đang ổn định nội bộ sau khi củng cố lại chánh phủ và vừa tuyên bố sẳn sàng tham chiến bắn hạ tất cả những hỏa tiễn nào của Bắc Hàn bay ngang qua vùng trời của xứ Phù Tang và Đại Hàn cũng hối thúc Mỹ hoàn tất những hệ thống Thaad kế tiếp và sẳn sàng cùng với Nhựt tham chiến.

Để tạo thêm căng thẳng và đe dọa, Trung Quốc đã động binh, đem nhiều sư đoàn đóng quân dọc theo biên giới Bắc Triều Tiên, hậu ý dự phòng để bảo vệ đàn em Bắc Hàn, hầu duy trì chế độ Cộng sản cho Bình Nhưỡng, không muốn để lọt vào tay Đại Hàn vì họ không tin lời nói của ông ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson là Mỹ không chủ trương thay đổi chế độ của mọi quốc gia khác, đặc biệt muốn ám chỉ Bắc Hàn để cho Bắc Kinh yên lòng.

Nhưng câu nói của ông Ngoại trưởng Mỹ có thể được xem là câu nói thật tình, vì việc thay đổi chế độ của bất cứ một quốc gia là chuyện nội bộ của quốc gia đó, Mỹ không nhúng tay vào. Thật vậy, nếu chiến tranh xãy ra, Bình Nhưỡng sẽ tan hoang và Đại Hàn sẽ tiến chiếm để thống nhứt đất nước họ thành một nước Triều Tiên thống nhứt theo chế độ dân chủ tự do. Đó là việc nội bộ của đất nước nầy, cả Trung Cộng cũng không có quyền can thiệp.

Nếu tình thế xãy ra như vậy thì Trung Quốc sẽ mất hẳn hàng rào phòng thủ hữu hiệu phía Đông của họ trước hai con mãnh hổ Đại Hàn và Nhựt Bổn và cũng có thể luôn cả Đài Loan. Đó là điều mà Trung Quốc khó có thể chấp nhận, nên việc động binh như đã nói trên có phần chắc là những toan tính, bằng mọi giá Trung Quốc sẽ phải ra tay trước, đánh ngã Nam Hàn, chiếm lấy Bình Nhưỡng để giữ nguyên chế độ Cộng sản mà họ mong muốn, tái diễn lại tiền lệ lịch sữ khi Việt Cộng xua quân sang Miên năm 1979 với danh nghĩa làm nghĩa vụ quốc tế để đánh ngã Polpot, đưa đàn em Hun Sen lên nắm quyền, giữ nguyên chế độ Cộng sản Miên cho đến ngày nay.

Tuy nhiên, nếu xãy ra chiến tranh Mỹ-Bắc Hàn thì chưa chắc gì Trung Quốc có thể làm gì được theo như mong muốn, vì nếu ra tay trước để chiếm đoạt Bình Nhưỡng là biểu lộ hành động xâm lăng, việc nầy sẽ không ai chấp nhận và Trung Quốc sẽ bị chống đối quyết liệt, bởi lẽ việc Nam Bắc Hàn thống nhứt là chuyện nội bộ của Hàn Quốc và Mỹ đang có mặt làm trọng tài tại đó. Cho nên, với tình thế bất lợi hiện tại, chưa chắc gì Trung Quốc dám lộng hiểm để cho chiến tranh Mỹ-Bắc Hàn xãy ra cho nên đang tỏ vẻ chuyển hướng, làm áp lực với Bắc Hàn qua việc cùng với Nga bỏ phiếu trừng phạt Bắc Hàn tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc.

Vấn đề còn lại là đặc tính về con người của Ông Donald Trump của Mỹ và Kim Jong Un của Bắc Hàn. Bản tánh của ông Trump vốn nóng nảy, khó tánh và hành động khó lường, sự chịu đựng của ông về những lời lẽ khó ưa của họ Kim cho đến nay quả đã vượt mức giới hạn chịu đựng của ông, cho nên, ông có thể có những hành động bất chợt mà khó ai có thể đoán trước được trước sự khiêu khích cao độ của họ Kim là sẽ dạy cho Mỹ một bài học đích đáng.  Điều nầy đã khiến cho các giới lãnh đạo Bắc Kinh và Nga điên đầu vì tai họa sẽ đến không biết lúc nào.

Trong khi họ Kim luôn tuyên bố là sẽ dạy cho Mỹ một bài học đích đáng, và phô trương phóng hỏa tiễn mang đầu đạn hạch nhân của họ có thể bắn tới tất cả mọi nơi trên đất Mỹ đồng thời tuyên bố hiện đang soạn thảo kế hoạch bắn triệt hạ mọi căn cứ trên đảo Guam của Mỹ, biến hòn đảo nầy thành bình địa, song song với việc thị uy, họ Kim còn bày trận dàn nhiều ngàn xe thiết giáp san sát nhau dọc kín theo bờ biển phía Đông, tập trận bắn đạn thật, hăm dọa đủ sức bắn hạ tất cả mọi loại tàu của Mỹ và các đồng minh nếu tiến vào hải phận của họ.

6.- Sai lầm chiến thuật?:

Trên bình diện quân sự, không ai ngu dại gì đi tiết lộ mục tiêu tấn công của mình như thế, vừa không đủ sức để nghi binh vừa bị sai lầm chiến thuật vì không tạo thế bất ngờ. Năm 1945 trận chiến Trân Châu Cảng là một việc bất ngờ ngoài tiên liệu của Mỹ cho nên Nhựt mới thành công và sau đó là hai trái bom nguyên tử của Mỹ thả xuống Hirosima và Nagasaki cũng là điều bất ngờ đối với Nhựt cho nên Nhựt phải đầu hàng vô điều kiện.

Cả nhiều ngàn chiến xa của Bình Nhưỡng hiện nằm san sát nhau dọc kín bờ biển phía Đông, trông thật hùng hậu và khủng khiếp nhưng quá lộ liễu tọa độ chiến thuật, nếu như Mỹ pháo kích vào đó liên tục nhiều ngày, mỗi ngày trên mười ngàn quả pháo Tomahawk như Việt cộng pháo vào An Lộc năm 1972, thì ngay từ đầu lớp chiến xa nầy sẽ tán loạn, bất khiển dụng và tan nát như đống sắt vụn.

7.- Hai trường hợp khác biệt của họ Kim:

Nếu vẫn là tay sai của Trung Cộng thì những hành động của họ Kim như vậy chỉ là cường điệu, ván bài chót được sắp xếp để hăm dọa, thăm dò phản ứng và dư luận của Mỹ vì nếu thật sự xãy ra chiến tranh, chưa chắc gì Bình Nhưỡng có đủ khả năng như họ huênh hoang từ bấy lâu nay. Còn nếu ngược lại, họ Kim vốn một lòng tự phụ, kiêu hãnh, đã không sợ Mỹ thì không có lý do để sợ Trung Cộng nên không cần để vào tai những lời khuyên bảo của bậc đàn anh, liều mạng khai chiến thì lập tức Bắc Hàn sẽ là một thảm cảnh tan hoang, trước khi tất cả những kho khu vũ khí hạt nhân của họ có thể bắt đầu hoạt động.

Trong thời gian rất gần sắp tới, chúng ta sẽ thấy rõ các bộ mặt thật của tập đoàn Bắc Kinh và gã họ Kim trong vấn đế Bắc Hàn. Có điều chắc chắn là Bắc Kinh hiện đang bối rối vì mưu sự bất thành cho nên có vẻ thật sự ráo riết dàn xếp mọi chuyện để chiến tranh Mỹ-Bắc Hàn không xãy ra vì Bắc Kinh rất cần một nước Bắc Hàn Cộng sản cực đoan và tuyệt đối trung thành để làm hàng rào phòng thủ hữu hiệu phía Đông. Nhưng Bắc Kinh có dàn xếp được điều nầy hay không lại là việc khác vì nó hoàn toàn tùy thuộc vào con người của gã họ Kim như đã trình bày.

8.- Kết kuận:

Việc đọ sức để thăm dò của Trung Quốc và Bắc Hàn đối với Mỹ xem như hoàn toàn thất bại và cho đến giai đoạn nầy xem ra khó có thể đảo ngược lại được vì chân tướng của các bên, nhứt là mưu đồ của Bắc Kinh đã thật sự lộ diện với mưu đồ chiếm đoạt toàn bộ Biển Đông từ tay Mỹ để trở thành siêu cường số một, thống trị toàn bộ vùng Đông Nam Á, cho nên dầu kết cuộc xãy ra như thế nào, chiến tranh có xãy ra hay không thì uy tín của Bắc Kinh tất nhiên không thể tránh khỏi bị sụp đổ thảm hại. Những quốc gia trong vùng Biển Đông vì thế sẽ không còn ai dám tin vào lời hứa của Bắc Kinh và sẽ nghiêng hẳn vào Mỹ để phát triễn. Trung Quốc sẽ bị cô lập nặng nề. Trong tình thế đó, hoàn cảnh trong nước Việt Nam tất nhiên sẽ biến đổi theo, sẽ thoát Trung, nhân dân Việt Nam sẽ có cơ hội thuận tiện để vùng dậy, lật đổ chế độ bạo tàn của tập đoàn Việt cộng bán nước để xây dựng lại quê hương, xây dựng một đất nước Việt Nam thật sự dân chủ, tự do, hòa bình và hùng mạnh. Ngày ấy sẽ đến trong một thời điểm chắc chắn không còn xa.

Thanh Thủy (11/8/2017)

 

Vui cười

Hai người bạn gặp nhau ngoài đường . Người này hỏi người kia :

– Nghe đồn cha đang định lấy vợ phải không ? Đang ở độc thân phẻ re như vậy sao lại định làm chuyện khờ khạo vậy cha ?

– Tự ông bà già muốn có cháu bồng ! Ổng bả muốn con có con nít bồng mà hổng chịu “rặn” ra thêm mà bắt tui phải làm cái chuyện đó mới chết chứ !

– Rồi có kiếm được chổ nào mà “trao thân gửi phận” chưa ?

– Coi vậy chứ hổng dễ ăn đâu nghen cha . Tui dặn cả chục con “ghệ” dìa nhà ra mắt mà con nào cũng bị bà già tui bả chê : con thì bả nói mắt toét, con thì bả chê miệng rộng, con thì bả dè bỉu có tướng đi hai hàng, con thì bả nói lùn có thước mốt sau này khó sanh nở …

Ôi tui thì tui muốn cưới phứt đại con nào đó cho nó phẻ .

– Cũng dễ thôi : lựa con nào tướng tá giống bà già của cậu là được rồi !

— Tui có dẩn dến rồi : nhưng mà ông già của tui lại chê con nhỏ đó quá trời quá đất luôn !

 

Nhật Ký Biển Đông: Hoa Lục Chỉ Giả Bộ Làm Hòa –  Đào Văn Bình

Tuần báo Newsweek ngày 17/7/2017 loan một tin tức cười và một tin khá buồn.

Tin tức cười: Cô vợ 37 tuổi, nguyên thuộc toán cổ vũ cho đội bóng Dolphins  ở Miami, Florida đã ly dị ông chồng luật sư thuộc Đảng Dân Chủ vì cô nhiệt tình ủng hộ Ô. Trump khiến vợ chồng bất hòa. Thế mới hay khác chính kiến cũng có thể đưa đến đất nước chia đôi, anh em chia lìa, vợ chồng đổ vỡ, hận thù muôn đời gỡ không ra.

Tin khá buồn: Một người cha Do Thái theo Ky Tô Giáo đã bị truy tố vì nghi ngờ giết con gái vị thành niên của mình khi cô bé này giao du với một người đàn ông Hồi Giáo. (Israeli authorities on Sunday charged an Israeli Christian father with murder for allegedly killing his teenage daughter because she was having a relationship with a Muslim man.)

Ôi tôn giáo là cái gì mà chia rẽ con người khốc liệt đến như vậy, thậm chí giết cả cô con gái cưng của mình? Thực ra điều này cũng dễ hiểu thôi. Tôn giáo gắn liền với lịch sử, chính trị, văn hóa, phong tục tập quán của một dân tộc. Nay tôn giáo đổi thì tất cả những thứ đó phải đổi theo. Thí dụ: Một tôn giáo không chấp nhận thờ cúng ông bà tổ tiên thì một người cải đạo theo tôn giáo ấy, chắc chắn sẽ quăng bàn thờ, hình ảnh của tổ tiên mình ra ngoài đường. Rồi các lăng mộ, đền đài, miếu mạo thờ phượng các vị anh hùng hay Thánh của dân tộc đó cũng có thể trở thành hoang phế hay đập bỏ. Rồi lịch sử của dân tộc cũng có thể phải viết lại. Nói tóm lại, toàn là những thứ linh thiêng, thần thánh nhất của một dân tộc sẽ bị hủy diệt. Khác biệt tôn giáo đang từ từ trở thành thảm họa cho nhân loại ngày hôm nay.

Chính vì hiểu được điều này mà cách đây hơn 2500 năm, Đức Phật đã đưa ra quan niệm “khế cơ và khế lý “. Điều đó có nghĩa là Phật Giáo phải truyền vào bất cứ quốc gia nào bằng phương tiện hòa bình. Thứ hai, nó phải tôn trọng và khế hợp với phong tục tập quán xứ người. Phật Giáo không bao giờ chủ trương “tiêu diệt” tôn giáo khác đã đành, mà không bao giờ đụng chạm tới phong tục tập quán và văn hóa bản địa. Nhìn vào bối cảnh toàn cầu của Phật Giáo ngày hôm nay, chúng ta thấy Phật Giáo mỗi địa phương mang một hình thái khác nhau. Phật Giáo Ấn Độ khác với Phật Giáo Á Châu như Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản. Và ngày hôm nay Phật Giáo Tây Phương (Hoa Kỳ và Âu Châu) cũng khác hẳn với các nước nói trên. Rồi mai đây, Phật Giáo Phi Châu hay Phật Giáo Nam Mỹ cũng sẽ có sắc thái riêng của họ. Nguyên do cũng chỉ vì quan điểm của Phật Giáo là “nhập gia tùy tục”, không cứng nhắc, không cưỡng bách, không ép buộc mà thuận theo lòng người. Cưỡng ép toàn cầu phải theo một thứ văn hóa, một lối sống duy nhất rập khuôn như những “lon đồ hộp” hay những “người máy” không phải là cứu cánh của Phật Giáo.

Phật Giáo chủ trương “tu tâm” để đừng làm khổ mình và khổ người. Cứu cánh của Phật Giáo chỉ có vậy. Tôi đã từng qua tận Thành Phố Saint Louis, Tiểu Bang Missouri tham dự lễ cưới của một gia đình HO theo đạo Cao Đài, có cô con gái lấy một cậu thanh niên Iraq theo Hồi Giáo. Chú rể ngày cưới mặc khăn đóng áo dài vái lậy trước bàn thờ gia tiên. Rồi đám cưới dĩ nhiên là không uống rượu và có múa bụng rất vui mắt. Tôi rất vui khi làm MC cho đám cưới rất lạ này…và lòng chẳng chút “phiền não” gì cả.

Trong cuộc sống đầy khổ lụy này, đẻ con gái “Cưng như cưng trứng. Hứng như hứng hoa” nay vì khác biệt tôn giáo mà phải giết đi, đau xót biết là dường nào. Nhưng đó là vấn nạn mà loài người đang phải đối đầu ngày hôm nay. Trước tin tức đau buồn đó, Nhật Ký Biển Đông hai tuần cuối Tháng Bảy ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:

Tình hình thế giới:

– Reuters ngày 16/7/2017: “Một viên chức cao cấp của Ả Rập Sê-út nói rằng cần có giảm sát quốc tế cho cuộc giằng co giữa Qatar và các láng giềng Ả Rập và nói thêm rằng áp lực đặt lên Doha (thủ đô của Qatar) có hiệu quả. Các nước Ả Rập Sê-út, Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Bahrain và Ai Cập đã ban hành lệnh cấm vận lên Qatar ngày 5/6/2017 bao gồm cắt đứt bang giao, vận chuyển và cáo buộc Qatar tài trợ khủng bố và liên kết với Ba Tư là kẻ thù của các nước Ả Rập vùng Vịnh. Qatar đã phủ nhận những cáo buộc này.”

-Newsweek ngày 18/7/2017: “Nga và Trung Quốc sẽ tiến hành cuộc tập trận hải quân chung tại Biển Baltic vào cuối Tháng Bảy, bao gồm khoảng 10 tàu chiến và 10 máy bay cho một cuộc biểu dương sức mạnh quân sự tại một vùng mà căng thẳng đang gia tăng. Cuộc tập trận có tên là Hợp Tác Trên Biển 2017.”

Đây là sự kiện vô cùng lạ lùng. Thứ nhất: Hoa Lục vươn tới tập trận hải quân tại vùng biển truyền thống thuộc quyền kiểm soát và thống ngự của NATO. Thứ hai: Biển Baltic bao bọc ba quốc gia Lithuania, Latvia, Estonia từ Liên Bang Sô-viết cũ tách ra và gia nhập NATO. Mới đây Hoa Kỳ và NATO đã tiến hành cuộc tập trận tại đây và chỉ cách biên giới Nga chừng một thước. Nay Nga và Trung Quốc tập trận để trả đũa và răn đe ba quốc gia nhỏ xíu này. Sự hợp tác hải quân giữa Nga và Hoa Lục sẽ làm cán cân lực lượng trên mặt đại dương thay đổi. Chưa rõ Hoa Kỳ và NATO phản ứng như thế nào. Cuộc thăm dò tại ba quốc gia này cho biết người dân sợ chiến tranh với Nga sẽ nổ ra hơn là lo sợ các cuộc tấn công của khủng bố. Không biết Latvia và Estonia, có biên giới chung với Nga có thể sống yên một khi gia nhập NATO tức đem những vũ khí tối tân nhất đặt sát biên giới Nga?  Hay hai quốc gia này phải theo chính sách Phi Liên Kết? Theo tôi nghĩ, nước nhỏ nằm cạnh một nước lớn mà liên kết quân sự với những nước ở xa để chống lại láng giềng khổng lồ của mình thì sẽ “mệt cầm canh”, đất nước chỉ lo chiến tranh mà không sao phát triển được. Sợ Nga áp chế mình, nhưng lại chui vào cái rọ NATO thì cũng thế. Thà độc lập tự chủ, không chống ai, không theo ai để phát triển đất nước trong yên ổn… là thượng sách và là kế ngàn đời. Tin tức mới nhất cho biết Bộ Chỉ Huy của Hoa Kỳ tại Âu Châu sẽ theo dõi chặt chẽ cuộc tập trận này.

-Business Insider ngày 20/7/2017: “Gia tăng căng thẳng giữa Qatar và Liên Minh do Ả Rập Sê-út cầm đầu khiến Hoa Kỳ lo ngại về căn cứ quân sự khổng lồ Al Udeid tại Qatar nơi mà khoảng 11,000 binh sĩ Hoa Kỳ trú đóng từ đó Bộ Chỉ Huy Trung Ương Mỹ đã tiến hành hầu hết cuộc chiến chống lại ISIS ở

Syria, Iraq và A Phú Hãn. Trong khi đó Tổng Thống Donald Trump nói rằng nếu phải rời Qatar thì có tới 10 nơi khác để đóng quân và các quốc gia này sẽ đài thọ chi phí.”

Tin mới nhất cho biết Ả Rập Sê-út đã từ bỏ đòi hỏi Qatar phải đóng cửa hãng thông tấn Al Jazeera mà trong Nhật Ký Biển Đông lần trước tôi đã nói đây là một đòi hỏi rất phi lý. Ngoài ra, sau khi bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc nói chuyện với giới chức cao cấp nhất của Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất là Trung Quốc hy vọng rạn nứt giữa các quốc gia Vùng Vịnh có thể hàn gắn được…thì ngoại trưởng Qatar đã lên đường đi Bắc Kinh để gặp gỡ Ngoại Trưởng Vương Nghị vào ngày 20/7/2017. Theo Reuters ngày 30/7/2017, bốn quốc gia Ả Rập đang cấm vận Qatar nói  rằng họ sẽ đối thoại với Qatar nếu nước này thỏa mãn những yêu sách của họ.

Tin tức cho thấy, liên minh Ả Rập đã nao núng, nhưng Qatar tìm cách chống đỡ với cuộc cấm vận bằng cách nương tựa vào Trung Quốc. Và cũng có thể, nếu Ô. Trump dứt khoát đứng về phe với Saudi Arabia, đóng cửa căn cứ quân sự khổng lồ Al Udeid thì có thể Hoa Lục sẽ nhảy vào. Nếu đúng vậy thì đây là thảm họa cho Hoa Kỳ và cho các quốc gia thân Mỹ tại vùng Vịnh Ba Tư. Trung Quốc dư khả năng tài chính để điều hành căn cứ quân sự này và đó cũng là “ước mơ” để cạnh tranh tư thế lãnh đạo thế giới với Hoa Kỳ. Hiện nay Hoa Lục đã có căn cứ quân sự tại Djibouti cách đó không xa và trấn thủ cửa ngõ ra vào Hồng Hải để tiến vào Địa Trung Hải. Rồi theo BBC News ngày 29/7/2017, “Sri Lanka vừa ký một thỏa thuận trị giá 1.1 tỉ Mỹ Kim cho phép Trung Quốc kiểm soát và phát triển một hải cảng nước sâu nằm ở phía nam của Hambantota. Thỏa thuận đã bị chậm lại vài tháng do lo lắng quân đội Trung Quốc có thể sử dụng cảng này. Chính quyền Tích Lan bảo đảm rằng hải cảng chỉ dùng vào mục đích thương mại cho đường chuyển vận giữa Á Châu và Âu Châu. “

Dù không phải là một căn cứ hải  quân, nhưng không có gì bảo đảm rằng các chiến hạm của Hoa Lục không dừng chân tại đây trên đường tiến vào Vịnh Ba Tư, Vịnh Aden và Địa Trung Hải. Với sức mạnh tài chính, Hoa Lục từ từ bảo đảm con đường huyết mạch chuyển vận dầu hỏa từ Trung Đông. Hiện nay sự lớn mạnh của Trung Quốc không một sức lực nào ngăn cản nổi. Người ta cứ nói rằng chỉ có tự do, dân chủ thì kinh tế mới phát triển. Thế nhưng một nước độc tài như Hoa Lục lại đang trở thành siêu cường kinh tế. Cũng như trong quá khứ bao đế quốc hùng mạnh lại xây dựng trên một nền độc tài hay quân chủ chuyên chế.

-UPI ngày 20/7/2017: “Các viên chức Ả Rập Sê-út loan báo quyết định của Vua Salman bin Abdulaziz ra lệnh bắt giam một hoàng tử bị cáo buộc đã đánh đập 4 người dân ở Riyadh. Vua Salman còn ra lệnh bắt giam lập tức ông hoàng tử và tất cả những ai có can dự vào vụ này. Các nạn nhân cũng sẽ phải khai trình chứng cớ có ghi âm, Hoàng Tử Saudin sẽ bị giam giữ cho đến khi có phán quyết của tòa án.”

Chưa biết tương lai của chế độ quân chủ chuyên chế Saudi Arabia đi về đâu nhưng nhà vua dám trừng trị đám “hoàng thân quốc thích” lộng hành là việc làm sáng suốt và đáng khen ngợi. Ở Việt Nam chưa thấy sử chép về sự lộng hành của các “hoàng thân quốc thích” qua các triều đại. Nhưng sử có ghi sự lộng hành, thao túng của đám kiêu binh có công trong việc trung hưng Nhà Hậu Lê mà đa số tuyển từ đất Thanh-Nghệ đã làm dân tình khốn khổ. Muôn đời, khi quân đội có công trong việc đảo chính, cách mạng hay phục hưng một chế độ…đều trở nên “kiêu binh”. Tại Thái Lan bây giờ, hầu hết các tập đoàn kinh tế hay đại công ty đều do các ông tướng nắm giữ. Chính vì thế mà tại Hoa Kỳ, dân sự, dân cử sẽ lãnh đạo đất nước chứ không phải quân đội. Bất cứ một ông tướng nào được đề cử vào các chức vụ như cố vấn tổng thống, bộ trưởng…đề phải từ giã quân đội ít nhất bảy năm và sẽ không có bất cứ quyền hành và ảnh hưởng nào lên quân đội. Ngoài ra sự thăng thưởng, đề bạt các ông tướng cũng phải được Quốc Hội chuẩn y.

-Foreign Policy Magazine ngày 20/7/2017: “ Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch), một địa điểm hành hình được khám phá tại Thành Phố Mosul, Iraq và nói rằng đây là bằng chứng mới nhất để tiến hành cuộc trả thù những người nghi ngờ là Nhà Nước Hồi Giáo do chính quyền thực hiện sau khi đánh bại Nhà Nước Hồi Giáo tại đây.”

Nếu không có chính sách hòa giải hoặc đại xá, đất nước Iraq sẽ lại lún sâu vào thù hận và sẽ trở thành thủ phạm của diệt chủng hay thảm sát. Sau khi tái chiếm được một vùng đất bị chi cắt hay tách ra khỏi chính quyền trung ương một thời gian dài, cần phải có chính sách bao dung và đoàn kết, xóa bỏ hận thù để mau chóng tạo ổn định. Trả thù là biện pháp tệ hại và nguy hiểm cho nhu cầu đoàn kết dân tộc.

-AFP ngày 23/7/2017: “Trong chuyến viếng thăm Thủ Đô Baghdad, Bộ Trưởng Quốc Phòng Ba Tư  Irfan al-Hayali và người đồng cấp Iraqđã ký kết thỏa hiệp gia tăng hợp tác quân sự. Trong bản ghi nhớ, hai nước láng giềng đã thỏa thuận hợp tác quốc phòng và quân sự trên phạm vi rộng rãi để chống quân khủng bố và chủ nghĩa cực đoan. Ba Tư tuyên bố ủng hộ sự thống nhất của Iraq trong khi vùng đất Iraq thuộc sắc tộc người Kurd tuyên bố sẽ tiến hành trưng cầu dân ý về nền độc lập của họ.”

-AFP ngày 24/7/2017: “Hoa Lục cảnh cáo sẽ triển khai thêm quân ở vùng biên giới đang tranh chấp với Ấn Độ và thề sẽ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ bằng mọi giá. Cuộc đối đầu nổ ra cách đây hơn một tháng sau khi Hoa Lục cho làm một con đường tại vùng cao nguyên hẻo lánh nơi mà Hoa Lục và Bhutan tranh cãi về chủ quyền. Ấn Độ đã chuyển quân vào vùng tranh chấp để chặn công việc làm đường trong khi Hoa Lục tố cáo đây là hành vi xâm phạm chủ quyền và yêu cầu Ấn Độ phải rút quân ngay lập tức.”

-UPI ngày 25/7/2017: “Hội Toán Học Hoa Kỳ loan báo Đội Dự Thi Toán Quốc Tế (International Mathematical Olympiad team) của Hoa Kỳ đã đoạt giải tư trong cuộc tranh tài tổ chức tại Rio de Janeiro, Ba Tây bao gồm 110 đội của 110 quốc gia và đem về huy chương vàng và bạc. Đội Hoa Kỳ đã xếp hạng thứ tư, sau Bắc Triều Tiên, Trung Quốc và Việt Nam.”

-Los Angeles Times ngày 28/7/2017: “Hôm nay, Nga đã ra lệnh từ ngày 1/9/2017 Hoa Kỳ phải giảm bớt số lượng nhân viên ngoại giao – một biện pháp trả đũa vì quốc hội Hoa Kỳ vừa thông qua đạo luật gia tăng cấm vận Nga. Bộ Ngoại Giao Nga đã đưa ra công bố nói rằng số lượng nhân viên ngoại giao của Tòa Đại Sứ Mỹ tại Moscow và bốn tòa lãnh sự phải giảm xuống còn 455- ngang với số nhân viên ngoại giao của Nga tại Mỹ. Bộ ngoại giao cũng còn tịch thu một số tài sản của tòa đại sứ Mỹ ở Moscow và ngoại ô. Tổng Thống Donald Trump không nói rõ có ký ban hành đạo luật mà Thượng Viện đã thông qua vào  ngày 27/7/2017 hay sẽ đề nghị thay đổi. Tuy nhiên Điện Cẩm Linh quyết định hành động ngay và không chờ đợi thêm nữa và cũng không mong nội dung mới của luật cấm vận.” Trong khi đó theo Reuters, Liên Hiệp Âu Châu (EU)  cảnh cáo là họ sẽ hành động ngay trong vài ngày để  chống lại quyết định gia tăng cấm vận Nga của quốc hội Hoa Kỳ.

Bằng hành động mới này, chúng ta thấy rõ ràng quốc hội Hoa Kỳ đã “cướp” hoặc trói tay tổng thống trong thẩm quyền ngoại giao được ghi trong hiến pháp. Nguyên do cũng chỉ vì Ô. Trump đang lún sâu vào vụ Nga can thiệp vào cuộc bầu cử, cho nên ông đã không dám sử dụng quyền phủ quyết của tổng thống. Nước Mỹ vô tình du mình vào cuộc chiến với Nga, mâu thuẫn với Âu Châu không do nhu cầu của đất nước mà do sự đấu đá quyền lợi giữa hai đảng và một số thượng nghị sĩ trong Đảng Cộng Hòa thù ghét Ô. Trump. Tổng thống chế cho tổng thống  nhiều quyền có thể dẫn tới độc tài, nhưng tổng thống chế với  “check and balance” cho quốc hội nhiều quyền, có thể khiến đất nước tê liệt và du mình vào những cuộc chiến do tự ái hay do nhu cầu mị dân kiếm phiếu của các dân biểu, thượng nghị sĩ. Theo AFP ngày 30/7/2017, Tổng Thống Nga Putin đã giám sát một cuộc biểu dương sức mạnh đầy phô trương (pomp-filled) của Hải Quân Nga kéo dài từ vùng Biển Baltic tới bờ biển Syria. Khoảng 50 tàu chiến và tàu ngầm đã có mặt dọc theo Sông Neva và Vịnh Phần Lan ngoài khơi của Saint Petersburg được lệnh diễn hành trên một quy mô lớn.”

-AFP ngày 30/7/2017: “Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Mike Pence bắt đầu chuyến công du ba nước thuộc vùng Baltic và là thành viên của NATO, tới Estonia để bàn về hỗ trợ quân sự và có thể bán hỏa tiễn phòng không. Chuyến đi xảy ra vào giữa lúc Estonia, Latvia và Lithuania tìm kiếm sự bảo đảm từ Hoa Kỳ sau những năm Nga bành trướng quân sự. Ô. Pence tiếp tục thăm Georgia, Montenegro với cùng mục đích.” Theo AFP, thủ tướng Estonia cho biết Hoa Kỳ có thể triển khai hỏa tiễn Patriot tại đây. Như vậy tình hình vùng Baltic sẽ diễn biến vô cùng phức tạp, chưa biết phản ứng của Nga như thế nào. Nếu Hoa Kỳ triển khai hệ thống hỏa tiễn Patriot tại đây, Nga có thể trả đũa bằng cách cùng Hoa Lục hỗ trợ cho Bắc Triều Tiên thì Hoa Kỳ sẽ dính líu vào một cuộc chiến vô cùng thảm khốc. Chính trị thế giới là “ăn miếng trả miếng” và làm áp lực với nhau.

-Reuters ngày 30/7/2017: “Hai máy bay ném bom siêu thanh B-1B của Hoa Kỳ đã bay trên bầu trời của Bán Đảo Triều Tiên để phô trương sức mạnh quân sự vào ngày hôm nay sau khi Bắc Triều Tiên vừa bắn thử thành công một hỏa tiễn liên lục địa có khả năng tấn công vào lãnh thổ Hoa Kỳ khiến Tổng Thống Donald Trump phải cảnh báo quân đội.”

Tình hình Syria:

– AP ngày 15/7/2017: “Những cuộc giao tranh bùng phát ở tây bắc Syria giữa hai phe phiến quân mạnh nhất khiến gia tăng lo sợ bạo lực lan tràn tại Tỉnh Idlib do phiến quân kiểm soát.”

– Reuters ngày 16/7/2017; “Quân đội của chính phủ Syria hỗ trợ bởi những cuộc không kích dữ dội của Nga đã chiếm giữ một chuỗi những giếng dầu nằm ở tây nam Tỉnh Raqqa trong lúc quân Nhà Nước Hồi Giáo rút lui để bảo vệ phẫn lãnh thổ còn lại.”

-AFP ngày 17/7/2017: “Thủ Tướng Netanyahu của Do Thái chống đối thỏa hiệp ngừng bắn ở tây nam Syria do Nga và Hoa Kỳ bảo trợ vì cho rằng sẽ giúp Ba Tư củng cố sự hiện diện quân sự tại đây.”

-Reuters ngày 19/7/2017: “Hai viên chức Hoa Kỳ cho biết, bộ tham mưu của Tổng Thống Donald Trump vừa quyết định đình chỉ chương trình trang bị và huấn luyện cho một vài nhóm phiến quân đang chống lại chính quyền của Tổng Thống Assad- một hành động mà Ô. Assad và Nga trông đợi từ lâu. Một viên chức nói rằng quyết định này là một phần của nỗ lực nhằm cải thiện mối liên hệ với Nga đang phối hợp với những nhóm ủng hộ Ba Tư thành công rất lớn trong việc duy trì chính quyền của Ô. Assad qua sáu năm nội chiến.”

Chưa biết nhóm phiến quân nào sẽ tan rã, buông súng để trở thành dân hay lại đầu quân cho nhóm khác hay gia nhập các nhóm khủng bố?

-AFP ngày 20/7/2017: “Hoa Kỳ phản ứng tức giận khi cơ quan thông tin của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tiết lộ vị trí của các cơ sở đóng quân của Mỹ trên đất Thổ, trong một vài trường hợp còn nói rõ số binh sĩ thuộc lực lượng đặc nhiệm đang thi hành nhiệm vụ. Ngũ Giác Đài nói rằng việc này làm nguy hại tới binh sĩ.” Dấu hiệu cho thấy một sự rạn nứt nặng nề giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ không ngoài lập trường Mỹ ủng hộ, vũ trang và chiến đấu bên cạnh nhóm YPG (Syrian Kurdish People’s Protection Units) để chống lại Nhà Nước Hồi Giáo.

-AP ngày 24/7/2017: “Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Nga cho biết Nga vừa triển khai quân cảnh/hiến binh để giảm sát ngưng vắn tại Vùng An Toàn của khu vực ngoại ô phía đông của Thủ Đô Damascus.”

Tình hình Biển Đông:

-AFP ngày 21/7/2017: “Tổng Thống  Phi Luật Tân Duterte thề sẽ không bao giờ thăm viếng một nước Mỹ “chết tiệt ” (lousy) cho dù có lời mời đã được triển hạn bởi Tổng Thống Donald Trump. Sở dĩ Ô. Duterte nói như  vậy để bày tỏ tức giận với Ủy Ban Nhân Quyền Hạ Viện Hoa Kỳ đã nghe các nhóm nhân quyền điều trần tấn công ông về chiến dịch đẫm máu tiêu diệt nạn xì ke ma túy.”

Đây là sai lầm tệ hại của Ô. Duterte. Ông không biết rằng cho dù Hạ Viện có mở các cuộc điều trần về chiến dịch tiêu diệt ma túy của ông, nhưng tổng thống là người lãnh đạo chính sách ngoại giao, vẫn có thể sẽ phớt lờ quan điểm của quốc hội và mời ông qua vì quyền lợi của nước Mỹ. Đối với quốc hội Mỹ, mình phải có chính sách mềm dẻo hoặc “lobby” chạy cửa hậu thì mới được. Thời Xuân Thu Chiến Quốc, các chư hầu phải hối lộ cho các quan đại phu để tâu lên thiên tử Nhà Chu có quyết định thuận lợi cho đất nước mình. Ngày nay, nước Mỹ thống trị toàn thế giới còn mạnh hơn thiên tử Nhà Chu. Các nước nhỏ muốn sống yên phải thuận theo tổng thống Mỹ đã đành, mà còn phải “mua chuộc” Quốc Hội Mỹ nữa. Ông dân biểu, thượng nghị sĩ nào cũng cần tiền. Tiền là Tiên là Phật. Tiền có thể mua chuộc bất cứ ai. Tiền, phẩm vật và gái trinh còn mua chuộc được cả Thần Linh, huống chi là con người? Chúng ta phải noi gương người Nam Hàn, hối lộ cả trăm ông dân biểu, thượng nghị sĩ Hoa Kỳ để Mỹ không bỏ rơi Nam Hàn. Vụ “scandal” này nổ ra ở thập niên 1980 nhưng vì tay ông nghị nào cũng “nhúng chàm” cho nên nội vụ “chìm xuồng” . Xin nhớ cho, ngay tổng thống Mỹ còn “ngán sợ ” quốc hội Hoa Kỳ. Mình là nước nhỏ, sức mấy mà đòi chống lại quốc hội Mỹ. Dùng tiền mua chuộc giống như Do Thái là xong. Đó là sự thực “đau lòng” về nền chính trị của Hoa  Kỳ đó nghe bà con.

-Reuters ngày 24/7/2017: “Hai phi cơ chiến đấu Trung Quốc đã nghênh cản một phi cơ tuần thám của Hoa Kỳ trên không phận Biển Đông. Một chiếc đã tới gần phi cơ Mỹ chỉ cách 91 thước.”

-Los Angeles Times ngày 24/7/2017: “Công kích Hoa Kỳ trong thông điệp đọc trước quốc dân, Tổng Thống Phi Luật Tân Duterte yêu cầu Hoa Kỳ hoàn lại ba chiếc chuông nhà thờ của làng Balangiga đã bị Hoa Kỳ tịch thu như chiến lợi phẩm cách đây hơn một thể kỷ.”

Thế ra bây giờ mới biết Hoa Kỳ cũng có những hành vi tước đoạt của cải của nước bị chiến bại giống như hành vi của Quân Phiệt Nhật, Đức Quốc Xã hay các đế quốc La Mã, Hồi Giáo, Mông Cổ thời xưa, bắt cả đàn bà con gái đem về hành lạc hoặc làm nô lệ.”

-AFP ngày 30/7/2017: “Một thị trưởng Phi Luật Tân bị cáo buộc có liên hệ với việc buôn bán ma túy đã bị bắn chết cùng với vợ, em và 12 người khác trong chiến dịch càn quét tại Phi Luật Tân.”

Thật chưa thấy một ông tổng thống nào hành động ghê gớm như vậy, tuy được lòng dân nhưng lại bị Tây Phương lên án.

Nhận Định:

Trong hai tuần cuối của Tháng Bảy, nổi bật ba tin tức quan trọng liên quan đến Biển Đông:

1)  Theo Business Insider ngày 22/7/2017,  “Tổng Thống  Donald Trump đã chấp thuận kế hoạch kiểm soát (tức theo dõi từng bước và sẽ có hành động) việc Hoa Lục quân sự hóa và gia tăng hành động tại Biển Đông.

2) The Guardian ngày 27/7/2017: “Bộ Trưởng Quốc Phòng Anh Quốc Boris Johnson cam kết đưa hai HKMH mới toanh tới diễn tập tại Biển Đông là vùng đang tranh chấp dữ dội. Trong lời tuyên bố nhắm thẳng vào Hoa Lục mà việc xây dựng các đảo nhân tạo và quân sự hóa chúng của Hoa Lục khiến các cường quốc Tây Phương bực bội. Ô. Boris đã nói như vậy khi chiếc HKMH hạ thủy và được đưa vào chiến đấu.”

3) Theo Reuters ngày 28/7/2017, “Việt Nam nói rằng quốc gia khác phải tôn trọng quyền khai thác dầu nằm trong hải phận của Việt Nam giữa lúc căng thẳng gia tăng với Trung Quốc về khai thác tài nguyên thiên nhiên tại Biển Đông. Việc khoan dầu bắt đầu vào giữa Tháng Sáu tại Lô 136/3 đã cấp giấy phép cho tập đoàn dầu khí quốc doanh Việt Nam, Repsol Tây Ban Nha và Công Ty Mubada của Ả Rập Thống Nhất. Lô này nằm trong Đường Lưỡi Bò bao gồm một khu vực rộng lớn cùng vùng trùng lấn mà Hoa Lục tuyên bố chủ quyền và là vủng nhượng địa dầu của họ. Hoa Lục đã thúc giục Việt Nam ngưng khoan dầu vào ngày 25/7/2017.

Sự kiện cho thấy việc Mỹ đối phó với Hoa Lục tại Biển Đông đã trở thành “kế hoạch” chứ không còn là “chủ trương” hay “lo lắng” như dưới thời Ô. Obama. Và như tôi đã nói nhiều lần, nếu Hoa Lục từ từ lấn chiếm hết Biển Đông thì Mỹ và Nhật Bản phải đầu hàng, sau đó là Âu Châu. Nếu tình hình đòi hỏi, chắc chắn một lực lượng hải quân quốc tế sẽ có mặt tại Biển Đông nói là “bảo vệ tự do hàng hải” nhưng thực chất là để ngăn chặn “Ông Con Trời” với sự tham gia mới nhất của Anh Quốc. Đây lại thêm một mối lo cho Bắc Kinh vì Anh Quốc là một cường quốc hải quân, thừa hưởng hệ thống tiếp vận từ những căn cứ quân sự của Mỹ nằm rải rác ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương cho nên Hải Quân Anh có thể dễ dàng hiện diện dài hạn ở Biển Đông.

Còn vụ lên tiếng đòi hỏi Việt Nam phải ngưng khoan dầu ở Lô 136/3, Hoa Lục chỉ làm chiếu lệ, chẳng lẽ lại không lên tiếng. Nhưng dù có tranh cãi, theo các nhà quan sát, Việt Nam và Trung Quốc sẽ tìm cách làm giảm căng thẳng vì chỉ bất lợi cho cả hai phía. Tại Biển Đông, Trung Quốc đang tứ bề thọ địch. Xung đột với Việt Nam sẽ vô cùng bất lợi. Còn Việt Nam, nếu nổ ra chiến tranh với Hoa Lục, dù chỉ là chiến tranh trên biển, vì là nước nhỏ cũng sẽ là một biến động lớn về cả hai mặt kinh tế lẫn quân sự. Rồi sau cùng, dù thế nào cũng phải “làm hòa” với Trung Quốc như ngàn đời Đại Việt đã làm. Một nước nhỏ không thể cứ thù nghịch mãi với một nước lớn. Nhưng cho dù có làm hòa với Bắc Kinh, chiến lược sống còn của Việt Nam vẫn là phải “đi” với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Châu, nay thêm Anh Quốc trong kế hoạch ngăn chặn Trung Quốc, trước mắt cũng như lâu dài. Có thể rồi đây KHMH tối tân của Anh sẽ ghé Cam Ranh. Nếu chiến hạm này ghé Cam Ranh thì Bắc Kinh sẽ điên lên rồi cũng chẳng làm được gì cả.

Nhìn vào các diễn biến hiện nay, Trung Quốc chỉ giả bộ làm hòa với Việt Nam. Nếu thực sự làm hòa với Việt Nam thì sẽ phải ngưng kế hoạch lấn chiếm Biển Đông. Nhưng đó là tham vọng lớn nhất của Trung Quốc. Làm sao Trung Quốc có thể hòa với Việt Nam để bỏ đi một kế hoạch sống còn, cho nên chỉ tung hư chiêu mà thôi.

Còn Việt Nam cũng tương kế tựu kế, tung hư chiêu, giả bộ làm hòa với Hoa Lục để giữ yên đất nước, nhưng lại đi với Mỹ, Nhật Bản, Úc Châu, Ấn Độ nay thêm Anh Quốc để phòng thủ.  Hai bên đều có “hư chiêu” và “thực chiêu” đề lừa nhau. Nhưng theo tôi, vận mệnh của Biển Đông hay của thế giới vẫn nằm trong tay Hoa Kỳ. Nếu Hoa Kỳ quyết tâm làm mạnh, Biển Đông sẽ “bể lặng gió êm”. Còn nếu Hoa Kỳ “xìu xìu ển ển” thì Biển Đông sẽ mất vào tay Trung Quốc và thế chiến sẽ thể nổ ra.

Kế hoạch lớn nhất nhưng “bá đạo” của Trung Quốc là lấn chiếm Biển Đông để thu gom hết tài nguyên của vùng này, mở rộng khu vực phòng thủ từ xa, biến các đảo tân tạo thành tiền đồn để đối phó với kẻ thù chính là Hoa Kỳ. Kế hoạch này đã đẩy Việt Nam và thế bị bao vây, o ép rồi từ từ phải khuất phục và tạo một nguy cơ tiểm ẩn cho Hoa Kỳ. Nếu Hoa Lục quyết tâm đi tới, thế chiến khó tránh khỏi. Chiến lược của Hoa Kỳ luôn luôn là “phòng bệnh”, tức dập tắt nguy cơ trước khi nó nổ ra. Điều đó có nghĩa là: Hoa Kỳ không bao giờ để bất cứ quốc gia nào đe dọa nền an ninh của Hoa Kỳ.

California ngày 31/7/20

https://vietbao.com/a270501/nhat-ky-bien-dong-hoa-luc-chi-gia-bo-lam-hoa

 

 

Việt-Mỹ Chuẩn Bị Cho Chuyến Đi Của Ô. Trump

Vào tối ngày Thứ Sáu 11/8/2017,  một nhóm quốc gia da trắng cực hữu (white nationalist ) khoảng vài ngàn người, bao gồm Tân-Quốc Xã (neo-Nazis) đầu trọc và Ku Klux Klan) cầm đuốc, tập họp tại khuôn viên Đại Học Virginia thuộc thành phố Charlotttesville đã đụng độ dữ dội với nhóm phản biểu tình khiến thống đốc Tiểu Bang Virginia phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp và kêu gọi những người thiện chí nên về nhà. Còn Tổng Thống Donald Trump nói rằng đó là chuyện đáng buồn. Khi cuộc xung đột tạm lắng yên, vào sáng ngày 12/8/2017 một chiếc xe lao vào đám đông khiến một người chết và 19 bị thương. Nước Mỹ đang rơi vào tình chia rẽ trầm trọng.

Nhật Ký Biển Đông hai tuần đầu Tháng Tám ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:

Tình hình thế giới:

-Business Insider ngày 1/8/2017: “Theo tờ New York Times, Moscow tập họp tới 100,000 binh sĩ trong một cuộc triển khai dọc theo biên giới NATO. Việc tăng cường binh bị này là một phần của cuộc diễn tập có tên Zapad được tổ chức bốn năm một lần theo tờ Washington Post. Năm nay cuộc thao diễn được tổ chức tại Belarus, Biển Baltic, những khu vực phía tây của Nga và Kaliningrad.”

-Reuters ngày 2/8/2017: “Sự  nghi ngờ của Tổng Thống Donald Trump đã dẫn tới việc trì hoãn việc hoàn tất kế hoạch cho Nam Á. Sự hoài nghi đó bao gồm việc vị tư lệnh chiến trường Afghanistan có thể bị cất chức.”  Theo ABC News ngày 8/8/2017,  “Khoảng 100 thủy quân lục chiến Mỹ sẽ được gửi tới Tỉnh Helmand của A Phú Hãn đang gặp khốn khó để trợ giúp 300 binh sĩ đã có mặt ở đây,  đã cố vấn, trợ giúp cho binh sĩ A Phú Hãn.”

Không phải ông tướng bốn sao John Nicholson bất tài. Không có ông tướng Mỹ nào bất tài nhưng tình hình không làm khác hơn được. Trong binh bị, khi lâm vào tình trạng khốn khó, gặp một cường địch… thì mạnh như Hạng Võ cũng phải tự sát ở Bến Ô Giang. Tăng thêm vài trăm ngàn quân thì quốc hội không đồng ý và người dân chống đối. Còn tăng quân nhỏ giọt thì không giải quyết được cuộc chiến. Thôi thì đi tìm một “Kissinger thứ hai” mật đàm với Taliban, “Afghanistan hóa” chiến tranh rồi sau đó rút lui trong danh dự, theo kiểu Nixon-Kissinger làm năm 1973 rồi mặc cho số phận Kabul muốn ra sao thì ra. Ô. Bush Con đã để lại một di sản nhức nhối cho nước Mỹ kéo dài đã 16 năm. Đừng tưởng siêu cường rồi thì muốn làm gì thì làm. Đồng ý là Mỹ muốn đánh ai cũng được, kể cả Nga và Tàu, nhưng sau đó hậu quả ra sao thì không ai biết được.  Hiện nay khuynh hướng rút lui, nôm na là “tháo chạy” (Khi Đồng Minh Tháo Chạy) khỏi A Phú Hãn đang lớn dần trong đầu bộ tham mưu của Ô. Trump. Theo Newsweek, “Sau 16 năm chiến đấu, khoảng 2400 binh sĩ Hoa Kỳ thiệt mạng, hơn 20,000 binh sĩ bị thương, 1200 nhân viên khế ước dân sự bỏ mạng và một số tiền khổng lồ 500 tỉ đô-la đổ vào bãi lầy này.” (Thus, after 16 years of fighting, approximately 2,400 American military deaths, more than 20,000 wounded, 1,200 U.S. civilian contractor deaths, and a whopping half trillion dollars wasted in this quagmire.) Trong lịch sử, muốn làm “đại đế” thì phải có nhiều chư hầu. Để chư hầu giải quyết những vấn đề của địa phương. Đế quốc mà dính vào nhiều cuộc viễn chinh… là tự làm suy yếu mình. Hầu hết các đế chế xụp đổ vì thực hiện quá nhiều những cuộc viễn chinh (quá xa đất nước) như các đế quốc La Mã, Hung Nô cận đại có Phát Xít Đức, Quân Phiệt Nhật.

-The Independence ngày 4/8/2017: “Hai nhân vật thân cận với GH. Francis vừa lên án khối Thiên Chúa Giáo Hoa Kỳ cực kỳ bảo thủ đã cùng với với giáo hội Phúc Âm thành lập ‘liên minh thù hận’ để ủng hộ Ô. Donald Trump. Hai giáo sĩ Antonio Spadaro (Catholic) và Marcelo Figuerora (Protestant) đã đưa lên tờ La Civilta Catholica của các giáo sĩ dòng Jesuit ở Rome và được Vatican giám sát – một bài viết tố cáo Giáo Hội Thiên Chúa Giáo Hoa Kỳ đã ủng hộ lập trường cực đoan của nhóm bảo thủ và nói rằng quan điểm của các thành viên Thiên Chúa Giáo này không khác nhóm thánh chiến Hồi Giáo bao nhiêu. Bài báo cũng đăng lại tấm hình Ô. Trump, bà vợ và cô con gái chụp tấm hình lưu niệm với GH. Francis tại Vatican. Ô. Trump thì tươi cười, còn Giáo Hoàng thì nghiêm và buồn, chứng tỏ GH. Francis không thích Ô. Trump ngay từ lúc Ô. Trump ra tranh cử với câu nói, “Xây cầu chứ đừng xây tường”. Trong khi đại thi hào của Mỹ Robert Frost (1874-1963) lại nói rằng, “Good fences make good neighbors” tức “Tường càng kiên cố, càng tạo láng giềng tốt” tức là nhà ai nấy ở, không xâm lấn, xập xí xập ngầu, tranh cãi lôi thôi…thì là láng giềng tốt.

-Sputnik News ngày 4/8/2017: ” Tờ Daily Star của Anh đã đưa ra một danh sách năm quốc gia hàng đầu với những trung tâm du lịch tình dục/vừa du lịch vừa thưởng thức gái điếm/ đĩ đực… phát triển nhất như: Những khu du lịch của Thái Lan, Thủ Đô Rio de Janeiro của Ba Tây, Quần Đảo Canary của Tây Ban Nha, các khu nghỉ mát của Cộng Hòa Dominica và Phi Luật Tân.” Thật nhục nhã cho những quốc gia này!

-RFI ngày 5/8/2017 đã đi một tiêu đề không mấy vui cho nước Mỹ, “Mỹ biến đảo Guam thành tiền đồn chống Trung Quốc ở châu Á ?”

Khi phải lui về cố thủ ở Guam, cửa ngõ để tiến vào bờ biển California cách đó 9000km chứng tỏ tuyến “phòng thủ từ xa” của Mỹ đã co cụm lại. Nhớ lại sau Đệ II Thế Chiến cho tới năm 1975, tuyến phòng thủ của Mỹ nằm trải dài từ Bắc Á tới Đông Nam Á bao gồm: Nam Triều Tiên, Nhật Bản với căn cứ Okinawa xuất phát B-52 trong Chiến Tranh Việt Nam, căn cứ hải quân và không quân khổng lồ ở Subic và Clark thuộc Phi Luật Tân, Nam Việt Nam với  Cam Ranh, Thái Lan với căn cứ B-52 tại U Tapao và Udon (Bắc Thái). Nay các căn cứ khổng lồ của Mỹ tại Thái Lan và Phi Luật Tân không còn nữa. Việt Nam chỉ hợp tác quân sự với Mỹ ở mức độ không gây nguy hiểm cho Hoa Lục và không thể đóng quân ở Cam Ranh. Trong khi đó sức mạnh hải quân và hệ thống hỏa tiễn phòng không lẫn diệt hạm của Hoa Lục quá lớn cho nên Biển Đông và Đông Nam Á không còn là nơi an toàn của Mỹ. Cho nên Mỹ phải lập tuyến phòng thủ mới ở Guam.

-Reuters ngày 7/8/2017: “Tại Thủ Đô Manila, nhân cuộc họp của ASEAN, Ngoại Trưởng Tillerson nói rằng Hoa Thịnh Đốn và Nga có thể tìm cách làm giảm căng thẳng vì chẳng có lợi ích gì để cắt đứt ngoại giao chỉ vì nghi ngờ Nga can dự vào cuộc bầu cử. “

Bộ Tham Mưu của Ô. Trump đang ở vào thế khó xử. Quốc hội giáng một búa cấm vận Nga và không cho phép tổng thống nhúc nhích gì cả. Trong khi nhu cầu hợp tác với Nga để giải quyết một số vấn đề quan trọng của thế giới lại bức thiết. Khi tổng thống bị trói tay thì vận mệnh của nước Mỹ sẽ không nằm trong chiến lược mà chỉ “cuốn theo chiều gió”, tức mặc cho số phận muốn ra sao thì ra.

-AP ngày 7/8/2017: “Ba Tư vừa ký một thỏa thuận đầu tư lớn nhất từ trước tới giờ nhằm chế tạo cả trăm ngàn chiếc xe hơi với Hãng Renault của Pháp, cảm thấy tự tin về nền kỹ nghệ chế tác, thách thức những hành động cô lập đất nước này của Tổng Thống Donald Trump.”

Nếu Ô. Trump và một số thượng nghị sĩ diều hâu không chủ trương triệt hạ Ba Tư thì hãng Ford có thể đầu tư vào dự án này. Nhưng nay anh không chơi với tôi thì tôi chơi với người khác. Kế hoạch cô lập Ba Tư của Mỹ có khi chỉ lợi cho Nga, Trung Quốc và Âu Châu.

-AP ngày 7/8/2017: “Nam Dương nói rằng họ sẽ trao đổi cà-phê, dầu cọ và những hàng hóa khác để lấy 11 chiến đấu cơ Sukhoi của Nga và cho rằng biện pháp cấm vận Nga của Âu Châu và Hoa Kỳ là cơ hội để Nga gia tăng buôn bán với Đông Nam Á. “

Cấm vận là vũ khí kinh tế của những nước mạnh để buộc những nước yếu phải quỳ gối. Thế nhưng Nga lại có thể lách cấm vận bằng buôn bán với những quốc gia không liên minh hay về phe với Hoa Kỳ. Chưa biết các biện pháp cấm vận Nga của Mỹ và Âu Châu sẽ kéo dài bao lâu?

-Newsweek ngày 12/8/2017: “Nga vừa chính thức trình làng Sukhoi-57 thế hệ sắp tới của máy bay chiến đấu siêu thanh, đối thủ F-22 của Hoa Kỳ và J-20, J-31 của Hoa Lục.

Tình hình Syria:

-AP ngày 5/8/2017: “Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nhắc lại là những cuộc hành quân vượt biên giới vào lãnh thổ Syria đang được tiến hành khi Thổ gia tăng sự hiện diện quân sự dọc theo biên giới để ngăn ngừa những chiến binh người Kurd nằm trong lãnh thổ Syria. Tổng Thống Erdogan quyết định tung ra những chuyển động mới giống như đã làm vào Tháng Tám năm ngoái và nói rằng  tình hình Syria đã vượt qua cuộc chiến chống lại các tổ chức khủng bố, bóng gió ám chỉ mong muốn độc lập của người Kurd.”

-Reuters ngày 12/8/2017: “Quân đội Syria đã kiểm soát toàn bộ một thị trấn cuối cùng của Tỉnh Homs nằm trong tay Nhà Nước Hồi Giáo. Quân chính phủ còn kiểm soát một số khu vực tại Thành Phố Deir al-Zor và một căn cứ quân sự gần đó.”

-AFP ngày 13/8/2017: “Hoa Kỳ bày tỏ đau buồn và kinh sợ về việc bảy nhân viên cứu cấp thuộc Nhóm Mũ Trắng ở Syria bị giết ở thị trấn gần Idlib do nhóm thánh chiến trấn giữ. Người ta chưa biết nhóm người này là ai và đã giết chết bảy nhân viên khi tấn công vào căn cứ của họ tại Samin- 9 cây số về phía đông của Idlib.”

Syria là một thảm kịch, một “lò nướng thịt” khổng lồ! Bất cứ ai cũng có thể oanh kích, pháo kích, bắn giết ở đây với lý do “chống khủng bố”, chống lại Ô. Assad “ giải phóng” Syria để thành lập một Syria Tự Do, một Nhà Nước Hồi Giáo. Kẻ thù giết đã đành mà nhân viên Hồng Thập Tự, nhân viên cứu cấp của Liên Hiệp Quốc  cũng giết luôn vì nghi ngờ CIA, biệt kích, tình báo trá hình. Không cần tìm kiếm địa ngục ở đâu xa. Chỉ cần tới Syria là nhìn thấy địa ngục ngay. Ở đây, giết được nhiều, chặt đầu được nhiều là “thành tích”, bất kể lương dân vô tội!

Tình hình Biển Đông:

-Newsweek ngày 2/8/2017: “Tổng Thống Duterte của Phi Luật Tân lại đưa ra lời tuyên bố gây tranh cãi nhắm vào chế độ Bắc Triều Tiên chỉ vài ngày trước khi Phi Luật Tân đứng ra tổ chức phiên họp của ASEAN. Với cách nói vô cùng đụng chạm, Ô. Duterte cho rằng mình vốn ghét chiến tranh, mô tả lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un như điên khùng và là chó đẻ, mặt chè bè đang chơi trò chơi nguy hiểm.”

Trong khi đó theo Washington Post, Tổng Thống Nam Dương dường như cũng muốn bắt chước cuộc chiến chống ma túy của Ô. Duterte khi nói rằng, “Phải kiên quyết, đặc biệt đối với những kẻ chuyện vận ma túy người nước ngoài kháng cự khi bị bắt, hãy bắn chúng vì chúng ta thật sự ở vào tình thế khẩn cấp.” Thế nhưng khi tiếp Ngoại Trưởng Mỹ Tillerson tại phủ tổng thống nhân hội nghị cấp bộ trưởng của ASEAN, Ô. Duterte tỏ ra thận trọng hơn khi nói, “Tôi biết ông lo lắng ở đây vì ông cũng có những rắc  rối ở trong nước. Chúng ta là bạn. Chúng ta là đồng minh. Tôi là người bạn khiêm tốn của nước Mỹ ở Đông Nam Á”.

Như tôi đã nói trước đây, khi đất nước lâm nguy thì phải phá luật lệ. Cũng giống như xe cứu thương trong trường hợp khẩn cấp, để cứu người bệnh, phải vượt đèn đỏ, tức có quyền vi phạm luật lệ lưu thông. Cứ theo cái kiểu “con rùa hành chánh”, luật sư kiện tụng, kháng cáo, phản đối lung tung, Ân Xá Quốc Tế, Mỹ và Âu Châu can thiệp… thì đất nước “từ chết tới bị thương”. Khi nào trật tự vãn hồi thì mới có thể  thượng tôn luật pháp. Xin Ân Xá Quốc Tế, Hoa Kỳ và Âu Châu thông cảm cho. Lấy lý do “vi phạm nhân quyền” để can dự vào những cuộc trấn áp ma túy là dung dưỡng tội phạm…vô tình phạm tội ác với nhân loại. Một kẻ buôn bán xì ke ma túy có thể hủy diệt cuộc đời cả ngàn người, nhất là các thanh thiếu niên. Chúng ta phải tận diệt tội ác này.

-CNBC ngày 4/8/2017: Thủ Tướng Hun Sen của Kampuchia – một đất nước đang có mối liên hệ không tốt đẹp với Hoa Kỳ là nước đã can dự vào nhiều cuộc chiến tranh, vấn đề di dân và Kampuchia thỉnh thoảng lại có những bất ổn chính trị …đã không muốn người cháu nội 14 tuổi mang quốc tịch Hoa Kỳ vì cậu bé này trong tương lai sẽ phải chiến đấu trong quân đội Mỹ.”

Ô. Hun Sen lo lắng cũng phải. Khi cậu bé này lớn lên, nó phải gia nhập quân đội Hoa Kỳ. Mỹ là một quốc gia can dự vào nhiều cuộc chiến tranh kể cả chiến tranh lật đổ trên khắp thế giới. Nếu Mỹ và Kampuchia bất hòa, thằng cháu nội cưng của ông, vì quân lệnh, nó có thể sẽ dội bom lên đầu ông nội nó (nếu nó là không quân) và nó có thể bắn hỏa tiễn Tomahaw vào thủ đô Phnom Penh hay làng quê cũ của nó từ một khu trục hạm (nếu nó là hải quân).

Hồi còn nhỏ – tôi cứ tưởng Tổ Quốc là thiêng liêng bất tử qua câu nói “Chim Việt đậu cành nam. Ngựa Hồ hí gió bắc”. Lịch sử chứng tỏ rằng rất nhiều người sống ở ngoại bang xa xôi muôn dặm, hoặc bị lưu đày viễn xứ nhưng vẫn nhớ thương quê cha đất tổ. Nay mới thấy nếu chúng ta định cư vào một quốc gia khác và nhận nơi này làm quê hương…thì chúng ta có thể có một Tổ Quốc mới, hy sinh cho Tổ Quốc mới và không còn luyến nhớ, tiếc thương gì Tổ Quốc cũ nữa. Ôi cõi đời này là Vô Thường!  Không có gì vĩnh viễn, kể cả cái linh thiêng nhất là Tổ Quốc.

Mới đây một số bà Nam Hàn mang thai, sắp tới ngày sinh nở, đã tìm cách du lịch Hoa Kỳ, đẻ con ở đây để có quốc tịch Mỹ. Nếu có quốc tịch Mỹ, con bà sẽ không phải đi lính cho Nam Hàn. Mình sống và lớn lên trong một đất nước, với bao vui buồn, kỷ niệm và bao nhiêu lịch sử của cha ông. Nay lại không muốn con mình xả thân bảo vệ đất nước khi đất nước nguy biến, mà là lại muốn kẻ khác chết thế cho mình. Ô hô tình đời!

-AP ngày 6/8/2017: “Chỉ vài giờ sau khi Hội Đồng Bảo An LHQ đồng thanh chấp thuận nghị quyết mới ban hành cấm vận trừng phạt Bắc Triều Tiên, Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã thúc giục ngoại trưởng Bắc Triều Tiên tuân thủ nghị quyết này và ngưng khiêu khích thiện chí của cộng đồng quốc tế với việc phóng hỏa tiễn liên lục địa và thử nghiệm nguyên tử. Ô. Vương Nghị đã nói như vậy với báo chí sau khi gặp Ngoại Trưởng Ri Yong Ho của Bắc Triều Tiên bên lề cuộc họp của Khối ASEAN. Ô. Vương Nghị cũng thúc giục Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên không làm căng thẳng thêm tình hình và nói rằng tất cả các bên phải quay về bàn hội nghị.”

Trong khi đó các ngoại trưởng của ASEAN đang tụ họp ở Manila cũng kêu gọi Bắc Triều Tiên tuân thủ nghị quyết của LHQ và đóng góp tích cực vào sự ổn định của khu vực. Ngoại Trưởng Bắc Triều Tiên cũng có mặt trong cuộc họp của Khối ASEAN.

Thế nhưng theo Fox News ngày 11/8/2017, “Chính quyền Trung Quốc nói rằng họ sẽ đứng trung lập nếu Bắc Triều Tiên tấn công Hoa Kỳ. Nhưng họ sẽ bảo vệ láng giềng Á Châu này nếu Hoa Kỳ tấn công trước và định lật đổ chế độ của Ô. Kim Jong Un.” Đây là lời tuyên bố rất thẳng thừng của Bắc Kinh. Bắc Triều Tiên dù điên khùng như thế nào đi nữa vẫn là chiếc “lá chắn” bảo vệ Hoa Lục. Bắc Kinh sẽ không bao giờ để ai, dù là Hoa Kỳ lật đổ chế độ này. Một Bán Đảo Triều Tiên thống nhất dưới sự cai trị của Nam Tiều Tiên, với hệ thống hỏa tiễn Patriot của Mỹ đặt sát biên giới Trung Hoa sẽ là thảm hoạc cho Bắc Kinh. Cho nên theo tôi, Hoa Kỳ phải nhìn thấy thế “địa lý chính trị” và tìm cách trực tiếp thương thảo với Bắc Triều Tiên. Họ muốn theo chế độ nào, dân sướng khổ ra sao kệ họ, đừng dính vào, đừng làm “cảnh sát quốc tế”. Theo The Independence ngày 11/8/2017, hơn 60 dân biểu quốc hội đã ký một bức thư lên án lời bình luận của Tổng Thống Donald Trump về Bắc Triều Tiên là ông sẽ gửi “lửa và sự thịnh nộ tới Bắc Triều Tiên”. (Mr Trump had recently declared that he would send “fire and fury” to North Korea if they did not cease their threats to the United States).Căn cứ theo ngôn từ này thì Ô. Trump sẽ tiến hành một cuộc chiến tranh tổng lực để hủy diệt Bắc Triều Tiên. Ô. Trump không phải là chính trị gia cho nên ông không có lối nói khéo léo của ngoại giao, mà lại không để bộ trưởng ngoại giao hoặc bộ quốc phòng nói, cho nên liên tục bị chống đối. Theo AP ngày 14/8/2017, để trấn an đồng minh và cũng để cảnh cáo Bắc Triều Tiên, tướng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ trong chuyến viếng thăm Nam Triều Tiên, Nhật Bản và Trung Quốc đã nói rằng Hoa Kỳ muốn giải quyết vấn đề bằng giải pháp hòa bình nhưng cũng sẵn sàng dùng chiến tranh tổng lực nếu bị khiêu khích. Có lẽ Ô. Kim Jong Un cũng nên chấm dứt trò chơi điên điên khùng khùng, nguy hiểm quá. Ngày hôm nay 15/8/2017, có lẽ do áp lực từ Hoa Lục, dư luận quốc tế và sự kiên quyết của Hoa Kỳ, Ô. Kim Jong Un tuyên bố “hoãn lại” kế hoạch đánh bom nguyên tử Đảo Guam.

-Reuters ngày 7/8/2017: “Trong dịp viếng thăm Tokyo, Thủ Tướng Hunsen của Cambodia sẽ kêu cầu Nhật Bản đầu tư 800 triệu Mỹ Kim vào hệ thống xe điện tự động cho Thủ Đô Phnom Penh. Yếu kém về hạ tầng cơ sở, đặc biệt là vùng nông thôn một phần gây trở ngại cho việc đầu tư ở Căm Bốt- một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới. Đường xe điện này sẽ nối liền thủ đô và phi trường quốc tế.”

Ít ra Ô. Hun Sen cũng phải thăm viếng Nhật Bản chứ. Cứ bó rọ ở trong nước, không giao tiếp với ai, ngoài Trung Quốc thì đất nước làm sao khá được?

-Reuters ngày 9/8/2017: “Bộ trưởng ngoại giao Phi Luật Tân cho biết Hoa Lục thúc đẩy việc hình thành một quy tắc hành sử tại Biển Đông với các quốc gia Đông Nam Á nhưng lại đe dọa không bị ràng buộc bởi những quy tắc này khiến Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc Châu lên tiếng kêu gọi Trung Quốc phải tuân thủ một khi thỏa hiệp được ký kết và mạnh mẽ chống đối những hành động đơn phương cưỡng ép.”

Từ sự can dự của các cường quốc như Mỹ, Úc Châu, Anh Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, chúng ta thấy điểm bùng nổ (flash point)  của thế giới hiện nay không phải Iraq, Syria hay A Phú Hãn mà chính là Biển Đông. Những cuộc chiến ở Ukraina hay Trung Đông chỉ là những cuộc chiến khu vực. Chính sự lớn mạnh và bành trướng quân sự của Hoa Lục tại Biển Đông mới là nguy cơ toàn cầu.

-Fox News ngày 10/8/2017: “Khu trục hạm John S. McCain trang bị hỏa tiễn đạn đạo đã tiến vào bên trong 12 hải lý của Bãi Đá Vành Khăn- một trong những hòn đảo tân tạo trên đó có một phi đạo và những pháo đài xây dựng cách đây vài năm. Đây là lần thứ ba Ngũ Giác Đài tiến hành chiến dịch tự do hàng hải, thách thức tuyên bố chủ quyền của Hoa Lục từ khi Ô. Trump nhậm chức tổng thống.” Trong một tuyên bố đầy bất ngờ, ngày 11/8/2017, phát ngôn viên của Tổng Thống Duterte nói rằng Phi Luật Tân thấy không có gì sai trái khi Hoa Kỳ vừa rồi cho tiến hành chiến dịch tự do hàng hải tại Biển Đông. Chắc chắn Ô. Tập Cận Bình nhức đầu khi nghe lời tuyên bố này. Rõ ràng Ô. Duterte không hy sinh sự an ninh của đất nước để đổi lấy hợp tác kinh tế với Bắc Kinh. Mới đây tại Bắc Kinh, Ô. Vương Nghị nói rằng đâythời kỳ hoàng kim của phát triển nhanh (golden period of fast development) giữa Phi Luật Tân và Trung Quốc.

Có thể Ô. Duterte “chịu” Ô. Trump hơn là Ô. Obama khi ông này đe dọa dùng LHQ điều tra chiến dịch tiêu diệt ma túy của ông. Thế mới hay, ôm lấy nhân quyền thì mất đồng minh. Mà mất đồng minh chiến lược thì vị thế và an ninh của đất nước lâm nguy.

-Reuters ngày 11/8/2017: “Thủ Tướng Căm Bốt Hun Sen các buộc nước láng giềng Lào đã gửi binh sĩ vào đất Căm Bốt từ Tháng Tư và nói rằng họ phải rút đi vào thời hạn cuối cùng 17 Tháng Tám. Trong một buổi lễ tại Thủ Đô Phnom Penh, Ô. Hun Sen nói rằng khoảng 30 binh sĩ đã từ Lào đã tiến vào khu vực và một số đã ở lại lúc ban ngày. Ông cũng đã tiếp xúc với chính quyền Lào và nói rằng tôi không thể kiên nhẫn thêm được nữa. Thật là điều không đúng khi chúng ta đánh nhau những nếu họ không rút lui, tôi buộc phải làm vậy. Tôi không tuyên chiến và chỉ yêu cầu họ rút lui.”

Ô. Hun Sen đang bị phe đối lập có chủ trương “bài Việt” vu cáo ông “bán đất ” cho Việt Nam. Nhân dịp này, từ bé ông xé ra to để chứng tỏ với nhân dân Căm Bốt là ông là người bảo vệ sự toàn vẹn của đất nước. Cuối cùng thì mọi việc cũng êm xuôi vì chắc chắn Đông Nam Á sẽ không bao giờ để hai quốc gia hội viên “choảng” nhau. Quả đúng như vậy, chưa đầy 24 giờ sau, ông bay qua Vạn Tượng và tuyên bố đã tìm được giải pháp hòa bình, Lào đồng ý rút binh sĩ ở khu vực này. Thường thường, các nhà lãnh đạo khi gặp khó khăn nội bộ, thường tìm cách gây chiến, hoặc có những lời lẽ hiếu chiến để chinh phục tình cảm của quần chúng. Thủ đoạn này được dùng ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Nhận Định:

Một trong những diễn biến vô cùng bất lợi cho Hoa Lục là hội nghị cấp bộ trưởng ngoại giao của ASEAN họp tại Manila. Dù có những khó khăn lúc ban đầu,theo Reuters, cuối cùng các ngoại trưởng ASEAN đã vượt qua những bất đồng để đưa ra bản tuyên bố chung kêu gọi tránh quân sự hóa Biển Đông và bày tỏ lo ngại về việc xây dựng đảo nhân tạo làm sói mòn sự tin cậy cũng như an ninh, hòa bình và sự ổn định của khu vực. Đây là một thất bại về ngoại giao và chính trị của Bắc Kinh. Chính vì những lời lẽ trong bản tuyên bố chung mà vào giờ phút chót, Ngoại Trưởng Vương Nghị đã hủy bỏ cuộc gặp riêng với Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh theo kiểu “giận cá chém thớt” tức đổ lỗi lên đầu Việt Nam. Cộng thêm với việc đụng độ về giàn khoan dầu Lô 136/3 mới đây, cũng đã khiến Hoa Lục hủy bỏ một cuộc họp về quốc phòng với Việt Nam. Tình hình cho thấy mối liên hệ Việt-Hoa đang là những đợt sóng ngầm. Bề mặt thì hai bên tỏ ra kiềm chế nhưng bên trong chưa biết cái gì sẽ xảy ra. Xin nhớ, hàng không mẫu hạm thứ hai của Trung Quốc đã đóng xong và sẵn sàng tác chiến. Sức mạnh quân sự khổng lồ của Trung Quốc đang là mối đe dọa lớn cho Việt Nam. Trước tình thế đó:

Về mặt đối nội, vào ngày 6/8/2017, Việt Nam đã cho toàn bộ Quân Khu 1- quân khu bảo vệ biên giới phía bắc, chuyển qua tình trạng ứng chiến/sẵn sàng chiến đấu.

Về mặt ngoại giao, Việt Nam gửi Bộ Trưởng Ngô Xuân Lịch đi Mỹ. Theo thông báo của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ ngày 8/8/2017, “Bộ Trưởng Quốc Phòng Jim Mattis đã hội kiến với Bộ Trưởng Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch để thảo luận về việc gia tăng mối liên hệ quốc phòng và những thách thức về an ninh của khu vực. Hai bộ trưởng đã đồng ý về những việc phải làm để mở rộng hợp tác quốc phòng, bao gồm việc tiếp đón một hàng không mẫu hạm viếng thăm Việt Nam vào năm tới, mở rộng hợp tác hải quân và gia tăng trao đổi tin tức. Bộ Trưởng Mattis nhấn mạnh đến mức độ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình mạnh mẽ của Việt Nam, trợ giúp nhân đạo, hợp tác về phòng vệ bờ biển bao gồm việc chuyển giao một tàu tuần duyên cho Việt Nam để cải thiện khả năng thi hành luật pháp trên biển của Việt Nam. Hai nhà lãnh đạo đồng ý rằng mối liên hệ mạnh mẽ về quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam bảo đảm an ninh khu vực và toàn cầu. Mối quan hệ này xây dựng trên nền tảng tương kính lẫn nhau và vì quyền lợi chung của hai quốc gia, bao gồm việc tự do hàng hải trên Biển Đông và toàn cầu, tôn trọng công pháp quốc tế và chủ quyền của các quốc gia. Bộ Trưởng Mattis hoan nghênh việc Việt Nam càng ngày càng mạnh mẽ tham gia vào vai trò lãnh đạo tại vùng Châu Á Thái Bình Dương.” (The two leaders agreed a strong U.S.-Vietnam defense relationship promotes regional and global security. This relationship is based on mutual respect and common interests, including the freedom of navigation in the South China Sea and globally; respect for international law; and recognition of national sovereignty. The Secretary welcomed Vietnam’s engagement and growing leadership in the Asia-Pacific region.)

Do việc Hoa Lục quân sự hóa Biển Đông, rõ ràng từng bước, Việt Nam đã xích gần lại Hoa Kỳ về mặt quân sự. Việc Ô. Mattis tiếp đón Ô. Ngô Xuân Lịch cùng những tiến bộ mới về hợp tác quốc phòng cho thấy chuyến đi Việt Nam của Ô. Trump vào Tháng 11 này sẽ diễn ra tốt đẹp. Có thể Ô. Trump sẽ ghé Cam Ranh cũng giống như Ô. Leon Panetta trước đây vì từ Nha Trang ra Cam Ranh cũng rất gần, có thể đi bằng trực thăng. Một sự hợp tác quốc phòng Việt-Mỹ là bước đi vô cùng gai góc của Việt Nam vì không thể biết Hoa Lục sẽ hành động như thế nào. Nằm bên cạnh một kẻ thù truyền kiếp khổng lồ mà hợp tác quân sự với một siêu cường ở xa, là một toan tính vô cùng táo bạo. Song Việt Nam không còn con đường nào khác nếu muốn bảo vệ quyền lợi và sự an toàn của đất nước. Tôi tiên đoán rồi đây HKMH mới nhất của Anh Quốc cũng sẽ ghé Cam Ranh.

Lịch sử Đại Việt chứng tỏ rằng muốn bảo vệ nền độc lập đôi khi cũng cần phải đổ máu và đánh bại âm mưu xâm lược của phương bắc. Và chỉ khi đó các ông “Con Trời” mới học được bài học. Thế nhưng có điều bất hạnh là thế hệ lãnh đạo sau của Trung Hoa lại mau chóng quên mất những thất bại ô nhục của tổ tiên và tiếp tục nuôi mộng hiếp đáp và thôn tính Việt Nam. Và tham vọng này cứ diễn đi, diễn lại suốt chiều dài lịch sử hơn mấy ngàn năm. Muôn đời, Đại Việt chỉ muốn sống yên và chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện đụng tới sợi lông chân của người Tàu. Nhưng giấc mơ nhỏ bé ấy không bao giờ đạt được, ngoại trừ khi nào Trung Hoa bị xâu xé hoặc chia năm xẻ bảy. Bất cứ khi nào, một Trung Hoa thống nhất và yên ổn, sẽ là thảm họa cho dân tộc Việt Nam.

Do đó, chiến lược muôn đời của Việt Nam… dù ở thể chế nào… là hòa hiếu với Trung Quốc nhưng quốc phòng và kinh tế phải mạnh- mạnh như Do Thái ở Trung Đông để không một “thằng Tàu” nào dám đụng tới sợi lông chân của Việt Nam. Và chính sách ngoại giao phải hết sức khiêm tốn chứ không kiêu căng, phách lối như Do Thái hoặc điên điên khùng khùng như Bắc Triều Tiên hoặc dở dở ương ương như  Ô. Duterte. Và phải nắm vững liên minh Việt-Miên-Lào. Liên minh Việt-Miên-Lào và Biển Đông là yết hầu, là tài nguyên, là sinh mệnh của Việt Nam.

(California ngày 15/8/2017)

https://vietbao.com/p112a271070/nhat-ky-bien-dong-viet-my-chuan-bi-cho-chuyen-di-cua-o-trump

Vui cười

Ba con ma gặp nhau tại một ngả tư đường ở âm ty, hàn huyên làm bạn, hỏi qua hỏi lại tìm hiểu nhau.

Con thứ nhất là ma Pháp, tự giới thiệu là đã chết vì nhậu say quá, đứt gân máu, rồi chết.

Ma thứ hai hỏi: Tại sao nhậu.

Ma Pháp: – Vì tớ vừa mua chiếc xe Renault mới tinh.

– Ma Pháp hỏi ma thứ nhì: Anh là ma xứ nào. Tại sao chết?

Ma thứ hai: – Tớ là ma Đức, chết vì chạy quá tốc độ trên chiếc xe Mescedes mới mua.

– Vậy chứ còn con ma thứ ba kia, ở đâu đến, tại sao chết?

Ma thứ ba: – Tớ là ma Việt Nam, chết vì muốn mua một chiếc xe đạp.

Ma Pháp: Tại sao chỉ muốn mua xe đạp mà lại chết?

Ma Việt Nam: Tại vi nhịn đói để dành tiền

 

 

VN: Tự do hủy hoại thân thể – Từ Thức 

Thiếu ăn gây những hậu quả tai hại về sự phát triển cơ thể và trí não. Về cơ thể, người ta đã biết từ lâu, nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy trí óc cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đây không phải chỉ là một thông tin y khoa. Đây là một vấn đề khẩn trương đối với một dân tộc như Việt Nam, nơi sự thiếu thốn dinh dưỡng càng ngày càng nghiêm trọng. Không những vì thiếu sinh dưỡng, bộ óc của lớp trẻ VN còn bị tàn phá bởi ma túy, thuốc lá, rượu chè. Người ta không thể không bi quan cho tương lai dân tộc, trong một thời đại sức mạnh, khả năng phát triển của một quốc gia đặt căn bản trên chất xám

Hậu quả của nạn ăn uống không đủ sinh tố trên thể xác, ai cũng thấy trước mắt. Ngày xưa, người ta nghĩ người Việt nhỏ con vì cái tạng người như vậy, sinh ra để trở thành người tý hon, nhỏ xíu, gầy đét . Thực ra, cái tội chính là thiếu ăn. Hay chỉ ăn cho đầy bụng. Những trẻ em gốc Việt sinh ra hay lớn lên ở những nước phát triển đã lớn như thổi, không thua gì trẻ em Tây Phương.

Khã năng đọc và hiểu

J.F Bouvet, trong tuần báo Le Point ( 27/07 ), nhắc tới kết quả  những nghiên cứu từ gần một nửa thế kỷ , vừa đăng trên Nature, đặc san Y khoa uy tín nhất ( 1 ), cho thấy vấn đề dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển khả năng của trí não.

Tại Guatelama, Nam Mỹ, một nhóm nghiên cứu cung cấp thức ăn bổ dưỡng cho nông dân trong nhiều năm, đã chứng minh giả thuyết nếu cải thiện dinh dưỡng, sẽ cải thiện sự tăng trưởng cơ thể. Kết quả cũng cho thấy những trẻ em được được ăn uống đầy đủ hơn đã đạt được kết quả tốt hơn trong những tests về khả năng đọc và hiểu những gì đã đọc.

Tất cả những nghiên cứu tại Ba Tây, Jamaïque, Phi Luật Tân, Zimbabwe đều đi tới kết luận : có sự liên hệ giữa dinh dưỡng và kết quả ở học đường. Foundation Bill § Melinda Gates làm một nghiên cứu IRM ( chụp hình não ) tại một khu nghèo ở Bangladesh, nơi 40% trẻ em 2 tuổi ở dưới mức tăng trưởng bình thường.  Bộ óc của trẻ sơ sinh ( 2 tới 3 tháng ) thiếu dinh dưỡng, có khối lượng chất xám nhỏ hơn bình thường.

Không phải chỉ có vấn đề dinh dưỡng, môi trường xã hội, gia đình cũng là một yếu tố quan trọng. Charles Nelson ( Boston ) nghiên cứu bộ óc của trẻ em trong một nhà mồ côi ở Roumanie. Thiếu tình thương, sống lẻ loi, không được chăm sóc, hỏi han, tiếp xúc với người khác, bộ óc của các trẻ em từ 8 tuổi thiếu chất xám ( matière grise ) và chất trắng ( substance blanche ) tại những vùng não điều hành khả năng nói và tập trung, chú ý.

Thời đại của chất xám

Bouvet gọi sự nghèo đói là kẻ thù của bộ óc.

Như đã nói, thời đại này là thời đại của chất xám. Những dân tộc đầu tư vào chất xám, vào sự thông minh, đã và sẽ lãnh đạo thế giới. Những dân tộc chỉ trông vào bắp thịt và mồ hôi để kiếm ăn sẽ chỉ  làm thuê, gánh mướn, nếu không muốn nói là nô lệ. Nô lệ về kinh tế, nô lệ về kỹ thuật, nô lệ văn hóa . Tóm lại, nô lệ.

Đọc bài báo của Nature, người ta không khỏi rùng mình nghĩ tới bộ óc của giới trẻ ở VN

Nhiều nghiên cứu quốc tế trước đây cho thấy tệ nạn thiếu dinh dưỡng cực kỳ nghiêm trọng ở VN.

Người ta phải chờ đợi một lớp trẻ có bộ óc bất bình thường, thiếu khả năng tập trung, suy nghĩ, học hỏi. Trẻ em VN không những thiếu dinh dưỡng, khi lớn lên còn được tự do hút sách, rượu chè là những độc được, theo các tổ chức y tế quốc tế.

Ở VN, mọi tự do đều bị hạn chế tối đa, trừ tự do hủy hoại thân thể. Ăn nói, viết lách, hành động không đúng chính sách của đảng cầm quyền, dù chỉ để giúp dân, giúp nước, dễ vào tù, nhưng tiêu thụ độc dược để tàn phá cơ thể và trí não thì hoàn toàn tự do.

Tại nhiều nước, vị thành niên không có quyền mua thuốc lá, mua hay uống rượu.

Cấm hút thuốc ở tất cả những nơi công cộng, kể cả tiệm ăn, quán cả phê. Hút thuốc trong xe riêng cũng bị phạt nặng nếu trong xe có trẻ nhỏ. Trên mỗi bao thuốc, bắt buộc phải in hình bệnh tật hậu quả của thuốc lá : ung thư cuống họng, ung thư phổi vv. Tại hầu hết các nước trên thế giới, giảm bớt số người hút thuốc là một ưu tiên quốc gia . Ở VN, hút thả cửa

Tai hại của rượu

VN là một trong những nước tiêu thụ bia và rượu mạnh nhiều nhất, tính trên đầu người. Thanh thiếu niên VN hãnh diện vì uống nhiều rượu, dấu hiệu của người hùng, của đàn ông, của … nghệ sĩ. Không biết rằng rượu, nếu lạm dụng, được coi là chất độc ngang với ma túy. Rượu càng mạnh, uống càng nhiều, sự tàn phá càng dữ.

Ở VN, người ta uống rượu mạnh như nước lã trong bữa cơm, trong khi rượu mạnh chỉ để uống, một ly nhỏ, cho tiêu cơm hay thú vị ngoài bữa cơm. Đó là một cái ‘’ mode ‘’ vừa quê mùa, vừa độc hại, chỉ thấy ở bên Tầu và VN .

Rượu ( bất cứ dưới hình nào : rượu mạnh, rượu đế, bia, rượu đỏ…), nếu lạm dụng,  tàn phá cơ thể : gan, ruột, dạ dầy, lá lách.. Không một bộ phận nào tránh khỏi sức tàn phá của rượu, vì rượu tan trong máu, và máu đi tới và nuôi dưỡng tất cả các bộ phận của thân thể. Nhưng trước khi tàn phá gan, lá lách… , rượu tàn phá bộ óc, cơ quan mềm yếu ( vulnérable ) nhất.

Những nghiên cứu mới đây cho thấy rượu ( bất cứ rượu gì, kể cả la de ), huỷ hoại myelin ( myéline ) là vỏ bọc giây thần kinh. Giây thần kinh bị tổn hại, óc không chỉ huy được cơ thể nữa, tới một giai đoạn người nghiện rượu không nói nổi một hai câu rành mạch, mất thăng bằng, đi ngả nghiêng, mất ngủ, bị bệnh dépression. Bộ óc không hoạt động bình thường nữa, người nghiện không kiểm soát được hành vi của mình, bạo hành, đánh vợ, đánh con, bỏ bê công việc. Khi hết bị rượu hành, người nghiện hối hận, xin lỗi vợ con, để khi rượu vào, lại tiếp tục trò cũ, càng ngày càng nặng hơn, nhiều khi đi tới án mạng, hay tự sát.

Rượu không phải chỉ tai hại cho cá nhân, còn là một đại họa cho xã hội : tội ác, tai nạn lao động, tai nạn xe cộ..Và tai họa cho thế hệ sau : con cái của người nghiện có bộ óc bất bình thường, chậm hiểu, thất bại ở học đường và đa số trở thành nghiện ngập như bố mẹ.

Nếu hỏi thanh thiếu niên họ có vấn đề rượu hay không, hầu hết trả lời không. ’’Tôi uống bình thường, như mọi người.’’ Thế nào là lạm dụng ? WHO ( World Health Organization, Tổ Chức Y Tế Liên Hiệp Quốc ) định nghĩa : lạm dụng khi uống quá 3 ly một ngày cho đàn ông, 2 ly cho đàn bà. Có sự khác biệt bởi vì cơ thể đàn ông chuyển hóa ( métaboliser ) rượu dễ dàng hơn, đàn ông lớn con, ít mỡ hơn, nghĩa là nhiều máu hơn, tỷ lệ rượu trong máu do đó thấp hơn .

Khi nói 2 hay 3 ly, không phải ly cối, to tổ bố, nhưng là những ly nhỏ xíu dùng trong các tiệm rượu, các quán café ở các nước Tây Phương. Bất cứ rượu loại gì trong một ly cũng có khoảng 10 gramme rượu nguyên chất ( ly rượu mạnh, whisky, vodka nhỏ hơn ly bia, nhưng có khả năng độc hại ngang nhau )

Thực phẩm Trung Quốc

Ở VN , còn phải thêm một cái đại họa khác : những thức ăn độc hại vì hoá chất. Đa số nhập cảng từ Trung Quốc. Thịt cá, rau cỏ, đồ hộp ‘’ ma dzê in China ‘’ đều là những độc dược, nếu không giết người ngay, sẽ đưa tới ung thư, hay hàng chục thứ bệnh trong những năm tới.

Ở các nước Tây Phương, nguời ta tịch thu thường xuyên thức ăn độc hại của Tầu, hay ra thông cáo báo động, mặc dù đã có những tiêu chuẩn khắt khe khi nhập cảng thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm Trung Quốc. Hàng tấn thực phẩm Tầu bị hủy hoại mỗi ngày vì không đủ tiêu chuẩn vệ sinh dinh dưỡng. Ở VN, ăn uống thực phẩm tẩm thuốc độc cũng là một quyền tự do, được nhà nước triệt để tôn trọng.

Đã tới lúc coi việc tẩy chay hàng hóa Trung Quốc, đặc biệt là thực phẩm, là một bổn phận công dân.

Thực phẩm thiếu dinh dưỡng, đầy hóa chất độc hại, rượu chè, ma túy, thuốc lá, môi trường ô nhiễm, xã hội bạo hành, đó là môi trường sống của tuổi trẻ VN. Chưa nói tới một nền y tế tồi tệ, thối nát, bất nhân. Không cần phải là khoa học gia, giáo sư y khoa cũng tưởng tượng được bộ óc của tuổi trẻ VN, tương lai của đất nước. Nếu đất nước còn có một tương lai.

Ngày nay, người ta không biết ở VN có bao nhiêu người bị ung thư, bao nhiêu người nghiện, bao nhiêu người có óc não bất bình thường, nhưng người ta biết rõ tên tuổi những người viết báo, làm thơ, viết văn, soạn nhạc không đúng đường lối của Đảng, của các đỉnh cao trí tuệ đã vạch sẵn.

Một nhà tù không tưởng

Chính quyền VN không có một chính sách ngắn hay dài hạn , để cứu cả một thế hệ tuổi trẻ, sau khi đã đốt cháy thế hệ trước trong chiến tranh. Có thể vì thiển cận, hay ngu dốt. Nhưng trước hết vì tính toán. Không những họ không làm gì, nhưng họ còn khuyến khích những tệ trạng đưa tới một xã hội bệnh hoạn, một dân tộc bạc nhược.

Thứ nhất, bởi vì rượu và thuốc lá là những nguồn lợi thuế má khổng lồ, huyết mạch của một quốc gia phá sản, nợ nần chồng chất, của một giới lãnh đạo chỉ có một mục tiêu duy nhất là làm giầu.

Thứ hai : Cho phép hàng hóa Tầu tràn ngập thị trường là một cách làm vui lòng đàn anh Trung Quốc, cũng là một cơ hội kiếm chác, vì thương gia Tầu biết chi, biết chỗ chi. Và biết kín đáo khi đút lót.

Thứ ba, bởi vì chế độ độc tài xây dựng trên sự ngu dốt và tồn tại  trong một xã hội bạc nhược. Kiểm soát tư tưởng, nhưng cho thả cửa hút sách, nhậu nhẹt để người dân có ảo tưởng sống trong một xã hội tự do.

Aldoux Huxley viết : nhà nước độc tài nào cũng muốn biến xã hội thành ‘’ một nhà tù không tường, trong đó tù nhân không nghĩ đến chuyện vượt ngục, không nghĩ tới việc lật đổ bạo quyền. Một hệ thống nô lệ, trong đó nhờ tự do tiêu thụ và giải trí, người nô lệ yêu cả thân phận nô lệ của mình ‘’ ( 2 )

Từ Thức ( Paris, 08/2017 )

https://www.facebook.com/tu-thuc.39

( 1 )  NATURE , July 2017

( 2 ) ‘’ …une prison sans murs dont les prisonniers ne songeraient pas à s’évader, dont il ne songeraient même pas à renverser les tyrans. Système d’esclavage où, grâce à la consommation et au divertissement, les esclaves auraient l’amour de leur servitude ‘’       Aldoux Huxley ( Le Meilleur des Mondes )

 

Biển Đông – Trần Khải

Đã Quá Trễ?

Có phải mọi chuyện đã trễ ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đã xây các pháo đài trên các đảo nhân tạo để kiểm soát các bầu trời và vùng biển?

Thông tấn ABS-CBN News từ Manila ghi lời Jose Cuisia, cựu đại sứ Philippines tại Hoa Kỳ, nói rằng ông thất vọng khi thấy rằng Hoa Kỳ đã không ngăn cản TQ khi TQ giành chủ quyền và quân sự hóa nhiều vùng Biển Đông.

Dĩ nhiên, Mỹ liên tục đưa ra các kháng thư, kể cả đưa kháng thư ra Liên Hiệp Quốc, nhưng TQ vẫn xây đảo, vẫn lập căn cứ không quân và xây pháo đài trên các đaỏ nhân tạo. TQ chẳng coi thế giới ra gì cả.

Cuisia nhắc rằng chính phủ Mỹ từng đưa ra ba điểm ở Biển Đông: không chiếm đảo hay bãi cạn, không xây dựng, không quân sự hóa [Biển Đông].

Nhưng TQ vẫn làm cả 3 thứ, theo lời Cuisia.

Ông nói, vậy mà TQ không bị ai làm gì, kể cả khi Tòa quốc tế bênh vực Philippines.

Từ khi lên nắm quyền, Tổng Thống Rodrigo Duterte đổi chính sách ngoaị giao, đưa Philippines xa ra khỏi Hoa Kỳ và tới gần Hoa Lục hơn, trong khi bù lại TQ bơm nhiều tỷ đôla đầu tư vào Philippines.

Trong khi đó, bản tin RFI có bản tin “Biển Đông: Không nên hiểu sai việc Indonesia đổi tên vùng biển Natuna” trong đó đưa cái nhìn đa chiều về việc này.

Ngày 14/07/2017, Indonesia đã tiết lộ một động thái cứng rắn chống Trung Quốc trên vấn đề vùng biển quanh quần đảo Natuna của nước này nằm sát Biển Đông. Đó là đặt cho vùng biển này một cái tên Indonesia là «Biển Bắc Natuna». Ngay sau khi thông tin này được loan báo, một số nhà phân tích đã cho rằng Indonesia đã tỏ rõ hơn lập trường chống đường lưỡi bò Trung Quốc, và bắt đầu cứng rắn hơn trên các vấn đề Biển Đông.

Trên trang mạng The Interpreter của Viện Nghiên Cứu Úc Lowy Institute vào hôm nay, 19/07/2017, Aaron L. Connelly, một chuyên gia về Đông Nam Á và Indonesia, đã cho rằng không nên ngộ nhận về việc chính quyền Jakarta đổi tên biển, và động thái đó không hề có nghĩa là Indonesia sẽ có lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông.

Theo chuyên gia này, về bề nổi thì quả là trong thời gian gần đây, chính quyền Indonesia của tổng thống Joko Widodo đã có nhiều biện pháp nhằm chống lại việc Trung Quốc có hành động lấn lướt tại vùng biển ngoài khơi quần đảo Natuna, mà một phần bị Trung Quốc đưa vào bên trong đường lưỡi bò trên Biển Đông mà Bắc Kinh dùng làm cơ sở đòi chủ quyền.

Trước nhiều sự kiện do Trung Quốc gây ra tại vùng này, Jakarta đã tăng cường lực lượng võ trang trong khu vực, gia tăng tuần tra, cứng rắn thực thi luật pháp trong vùng. Bản thân tổng thống Jokowi đã hai lần đến thăm căn cứ quân sự Indonesia tại Natuna để tỏ rõ quyết tâm bảo vệ quyền lợi trong vùng đặc quyền kinh tế của quần đảo Natuna.

Theo Connelly, một số nhà phân tích đã xem những động thái đó là dấu hiệu cho thấy Indonesia đang áp dụng một cách tiếp cận cứng rắn hơn đối với các vấn đề Biển Đông. Sau quyết định đổi tên vùng biển quanh Natuna, những lập luận tương tự cũng xuất hiện.

Tuy nhiên, theo chuyên gia Úc, các hành động của chính quyền Jokowi chỉ thể hiện một thái độ cứng rắn hơn trong việc chống Trung Quốc để bảo vệ các lợi ích của Indonesia, giới hạn quanh vùng Natuna mà thôi, chứ hoàn toàn không phải là chống các hoạt động của Trung Quốc trong phần còn lại của Biển Đông, vốn dĩ còn vi phạm luật pháp quốc tế nghiêm trọng hơn nhiều.

Theo ông Connelly, có rất ít khả năng là Indonesia đứng ra đóng vai trò lãnh đạo trong việc chống lại các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông vì hai lý do:

1) Tổng thống Indonesia đương nhiệm Jokowi rất ít quan tâm tới vai trò lãnh đạo ngoại giao khu vực, khác với người tiền nhiệm Susilo Bambang Yudhoyono, và vị ngoại trưởng năng nổ của ông là Marty Natalegawa.

2) Chính ông Jokowi vẫn tin tưởng rằng sẽ thu hút được vốn đầu tư của Trung Quốc vào các dự án cơ sở hạ tầng mà ông chủ trương. Do đó ông tránh tối đa việc lên tiếng chống lại Trung Quốc.

Theo chuyên gia Úc, phản ứng nhẹ nhàng của Bắc Kinh sau khi Jakarta tiết lộ tin đổi tên biển ở vùng Natuna, cho thấy là Trung Quốc đã thừa biết là việc làm của Indonesia chỉ có ý nghĩa hạn chế.

RFI ghi rằng:

“Đối với ông Connelly, tổng thống Jokowi và các cố vấn của ông tin rằng bằng cách «đánh lẻ» trên vấn đề Biển Đông, Indonesia có thể bảo vệ lợi ích của mình mà không làm tổn hại đến triển vọng đầu tư đến từ Trung Quốc. Cách tiếp cận đó có thể bảo vệ chủ quyền và quyền hàng hải của Indonesia trong ngắn hạn, nhưng sẽ có hại về lâu về dài, nhất là khi cách đi của Indonesia không ảnh hưởng gì đến hành vi ngày càng hung hăng của Bắc Kinh, coi thường luật pháp quốc tế và từ chối đàm phán một cách trung thực về Biển Đông, một vấn đề thiết thân cho toàn khu vực. Tiền lệ Biển Đông còn dự báo không hay về cách hành xử của Bắc Kinh trong những địa hạt khác trong bối cảnh Trung Quốc trở nên mạnh hơn.”

Một bản tin khác của RFI ghi nhận rằng Ngoại trưởng Úc đã phản đối Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông.

Phát biểu tại Ấn Độ ngày 18/07/2017, ngoại trưởng Úc Julie Bishop, đã lên tiếng xác nhận trở lại rằng Canberra chống lại việc Bắc Kinh bồi đắp và quân sự hóa các đảo nhân tạo tại Biển Đông. Bà Bishop đồng thời cho rằng cần bảo đảm quyền tự do hàng hải trong vùng.

Theo hãng tin Ấn Độ PTI, trong bài phát biểu tại Hội Nghị về Ấn Độ – Thái Bình Dương lần thứ hai, được tổ chức ở New Delhi, ngoại trưởng Úc tuyên bố nguyên văn như sau: «Chúng tôi (tức là nước Úc), tiếp tục chống lại việc xây dựng các hòn đảo nhân tạo, và quân sự hóa các thực thể đó ở Biển Đông».

Than ôi… có phải là đã trễ chăng?

https://vietbao.com/a270086/bien-dong-da-qua-tre-

Lặng Lẽ?

Trong khi Biển Đông sôi động, từ chuyện khoan dầu cho tới các hội nghị quốc tế, ngư dân vẫn không được chính phủ bận tâm nhiều. Thậm chí, lực lượng kiểm ngư cũng không có đủ tiền… Thê thảm là như thế.

Báo Dân Việt ghi nhận: Không đồng tình với cách sửa chữa “chây ì”, khắc phục kiểu chắp vá của công ty TNHH Đại Nguyên Dương (doanh nghiệp đóng tàu 67 hư hỏng). Nhiều ngư dân Bình Định mong muốn gặp trực tiếp Thủ tướng để trình bày khó khăn.

Bản tin kể cụ thể, như trường hợp nhiều tháng nay, ngư dân Nguyễn Văn Lý – Chủ tàu BĐ 99004 TS tỏ ra khá mệt mỏi bởi các cuộc họp với công ty TNHH Đại Nguyên Dương nhưng chưa thống nhất được ý kiến sửa chữa. Doanh nghiệp không chấp nhận yêu cầu khắc phục từ phía chủ tàu.

Ông Lý nói: “Sau 2 lần lấy mẫu thép trên tàu đi kiểm định thì kết quả đều cho thấy doanh nghiệp dùng thép Trung Quốc không đạt chất lượng để đóng tàu. Tôi yêu cầu phải tháo con tàu ra, đóng toàn bộ lại thép mới theo đúng hợp đồng mà họ không chịu. Nếu chờ lấy thử mẫu thép nào không đạt thì thay, ngư dân sẽ chết đói mất. Doanh nghiệp cứ dọa đóng mới lại tàu họ tuyên bố phá sản, chấp nhận ở tù vì không đủ năng lực tài chính. Lúc mời mọc đóng tàu thì họ “ru” ngư dân như ru con ngủ, giờ thì gặp sự cố lâm cảnh nợ nần thì lại đối xử với chúng tôi như vậy”.

Trong khi đó, báo Dân Trí ghi lời ông Bộ Trưởng: Kiểm ngư rất thiếu tiền, tiền sửa tàu còn chưa có… Bộ trưởng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường than với UB Thường vụ Quốc hội trong phiên thảo luận về Luật Thuỷ sản (sửa đổi) sáng 14/8….

“Biển đông sôi động như thế thì lực lượng kiểm ngư hết sức quan trọng, cần được quy định trong luật, nhưng hoạt động mới có hơn năm trời thì làm sao tổng kết được mặt mũi thế nào. Thực tế lực lượng rất thiếu tiền, tàu kiểm ngư cũng là do bạn giúp, tiền sửa còn chưa có. Tiền không cho thì tổng kết sao” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường than khó.

Mặt khác, RFA kê chuyện: Chiếc tàu khoan thăm dò Deep Sea Metro I đến vùng nước thuộc cảng Labuan, Malaysia trong ngày 14 tháng 8 sau khi rời vùng biển Việt Nam.

Hãng tin Reuters cho biết tàu khoan thăm dò Deep Sea Metro I sau khi rời Việt Nam vào ngày 14 tháng 8 đã đến vùng biển thuộc Cảng Labuan, Malaysia. Lần cuối chiếc tàu được báo cáo ở khu vực khoan thăm dò tại vùng biển Việt Nam là ngày 30/7/2017.

Vào tháng qua Hãng Repsol của Tây Ban Nha cho biết hoạt động khoan thăm dò phải ngưng lại sau khi công ty này đã chi ra 27 triệu đô la tại giếng khoan. Việc ngưng khoan thăm dò là do áp lực từ phía Trung Quốc.

Tàu Deep Sea Metro I được thuê thực hiện hoạt động khoan thăm dò tại lô 136/3 của Việt Nam. Lô này nằm trong đường đứt khúc 9 đoạn mà Bắc Kinh đơn phương vạch ra để tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông.

Theo Reuters thì một nguồn tin ngoại giao cho biết quyết định của Hà Nội cho ngưng khoan thăm dò tại lô 136/3 được đưa ra sau khi có một phái đoàn của Việt Nam sang làm việc tại thủ đô Trung Quốc.

Chính quyền Hà Nội chưa bao giờ xác nhận về hoạt động khoan thăm dò tại lô 136/3 bắt đầu khi nào và bị ngưng ra làm sao; tuy nhiên vào tháng qua khi được hỏi về vụ việc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hà Nội lên tiếng cho rằng Việt Nam có quyền khai thác dầu khí trong vùng thuộc chủ quyền và quyền tài phàn của nước này.

Việt Nam được cho biết gần đây trở thành quốc gia có tiếng nói mạnh mẽ nhất chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông. Tin nói chính Hà Nội yêu cầu phải đưa vào tuyên bố chung cuộc họp ngoại trưởng lần thứ 50 tại Manila, Philippines vừa qua quan ngại về hoạt động bồi lấp đảo nhân tạo và quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông.

RFA cũng nhắc rằng:

“Trung Quốc, Đài Loan và 4 quốc gia khác thuộc Hiệp hội các nước Đông Nam Á- ASEAN có tuyên bố chủ quyền tại vùng biển giàu tài nguyên thiên nhiên và là tuyến đường biển quan trọng này. Bốn nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông là Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam.”

Trong khi đó, bản tin RFI cho thấy Liên Âu và ASEAN vẫn có vẻ như còn lạnh cẳng về Biển Đông: Tuy Liên Hiệp Châu Âu và ASEAN đang tăng cường hợp tác về an ninh và quốc phòng, Biển Đông dường như vẫn là điều cấm kỵ trong quan hệ giữa hai khối. Đó là nhận định chung của Asia Times trong một bài viết đang trên mạng hôm nay, 14/08/2017.

Trong các cuộc gặp gỡ song phương tại Manila từ ngày 6 đến 8/8/2017 vừa qua, Liên Hiệp Châu Âu và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN ) đã đồng ý sẽ tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh. Kế hoạch hành động EU-ASEAN cho giai đoạn 2018-2022, được thông qua tại Manila, có bao gồm cả vấn đề an ninh hàng hải, một vấn đề nóng bỏng đối với Đông Nam Á do các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Kế hoạch hành động này còn đề ra ra những chương trình hợp tác về cứu trợ nhân đạo và cứu nạn thiên tai, các chiến dịch duy trì hòa bình, quân y và chống khủng bố.

Thế nhưng, khi được Asia Times hỏi về việc Ủy Ban Châu Âu có sẳn sàng gởi các chiến hạm đến tuần tra ở các vùng biển Đông Nam Á theo thỏa thuận với ASEAN hay không, một phát ngôn viên của Liên Hiệp Châu Âu trả lời rằng “phạm vi và quy mô của hợp tác EU-ASEAN sẽ được xác định trong tiến trình thực hiện kế hoạch hành động vừa được thông qua”.

Hiểu theo ngôn từ ngoại giao, điều này có nghĩa là Liên Hiệp Châu Âu chưa sẳn sàng thực hiện các chuyến tuần tra ở Biển Đông, nơi mà 4 nước ASEAN (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei) cùng với Đài Loan đang tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Trung Quốc.

Trong khi đó, bản tin TTXVN của nhà nước Hà Nội ghi nhận: Báo New Straits Times đưa tin ngày 14/8, Chỉ huy Đại đội đổ bộ số 3, Phó Đề đốc Rome Ruiz thuộc tàu đổ bộ tấn công USS America khẳng định sự hiện diện của hải quân Mỹ tại Biển Đông chỉ đơn thuần nhằm bảo đảm an ninh và ổn định trong khu vực.

Phát biểu trước báo giới trong buổi giới thiệu tàu USS America tại căn cứ hải quân Sepangar (Malaysia), ông Ruiz đề cập đến việc Trung Quốc gần đây liên tục cảnh báo về những hoạt động tuần tra của Mỹ trên Biển Đông.

Ông khẳng định đây chỉ là các hoạt động diễn tập tự do hàng hải.

Ông nhấn mạnh: “Theo quan điểm của chúng tôi, Mỹ đang làm những gì chúng tôi luôn làm từ trước đến nay, đó là đảm bảo cho các đối tác của Washington biết rằng chúng tôi ở đây để đóng góp cho hòa bình khu vực.”

Như thế, cũng còn có thể níu áo Hoa Kỳ, trong khi Liên Âu không dám bước vào?

https://vietbao.com/p123a271066/bien-dong-lang-le-

Vui cười

Một anh lính được nghỉ phép bất ngờ, anh đánh điện tín về nhà cho vợ ra phi trường rước. Hôm tới phi trường không thấy vợ đâu, anh đón taxi về nhà thì bắt gặp vợ đang ngoại tình với một người đàn ông khác trong phòng ngủ. Tức giận quá anh bèn trở ra đi mướn khách sạn ở tạm và làm đơn ly dị. Bà má vợ hay tin đến tìm anh để hỏi nguyên do. Anh kể đầu đuôi cho bà má vợ nghe. Nghe xong, bà má vợ mới bảo :

– Để má dìa hỏi con vợ con coi sao.

Hôm sau bà đến tìm anh chồng bi cắm sừng và xuề xòa nói : – Má đã nói với con là thế nào con vợ con nó cũng có nguyên nhân chánh đáng mà: bức điện con gửi cho nó nó có nhận được đâu !

Dân Tộc Sinh Tồn

Chương V: Những nguyên lý căn bản của chủ nghĩa dân tộc sinh tồn

I.- Đại cương chủ nghĩa dân tộc sinh tồn

Sự khảo-sát về con người đã cho ta biết rằng người là một sanh-vật cao-cấp có một cơ-thể tinh-xảo và nhiều khả-năng tâm-lý vi-diệu. Một trong những khả-năng này là ý-thức giúp người nhận biết về sự sống của mình và suy-luận về hành-động của mình. Nhờ ý-thức, người đã tự điều-khiển lấy mình  một phần nào. Điều này làm cho người tin-tưởng rằng mình được tự-do.

Vốn có khuynh-hướng tự-tôn tự-đại và lúc nào cũng cần dựa vào một cái gì tuyệt-đối, người đã vô-tình hay hữu-ý quan-niệm một sự tự-do hoàn-toàn và cho rằng mình được trọn quyền quyết-định thái-độ mình. Ngay đến những người bị sự chi-phối của thần-quyền và tin-tưởng nơi một vị Thượng-Đế điều-khiển cả võ-trụ cũng chấp-nhận nguyên-tắc người phải chịu trách-nhiệm về những hành-động của mình trước Thượng-Đế. Như thế, họ đã gián-tiếp công-nhận rằng người được hoàn-toàn tự-do trong sự chọn lựa một con đường sống.

Xã-hội loài người từ trước tới nay đã trực-tiếp đặt nền tảng trên nguyên-tắc trách-nhiệm và gián-tiếp thừa nhận nguyên-tắc tự-do ý-chí của người. Các giáo-điều luân-lý, các luật-lệ chánh-trị và đạo-đức hàm ý khuyên-nhủ hay bắt buộc người làm điều kia tránh việc nọ.

Nói cho thật đúng thì những giáo-điều, luật-lệ này nhiều cái cũng rất thiết-thực và chỉ phản- chiếu những nhu-cầu khẩn-yếu được người khéo tô-điểm cho có vẻ tươi đẹp mà thôi. Tuy thế, trong bản-ý nó, những hệ-thống tư-tưởng đạo-đức được cho là cao-siêu đều hướng đến một chế-độ lý-tưởng tuyệt-đối trong đó con người có một bản-tính khác hẳn bản-tính hiện-tại của họ.

Ta đã nhận thấy rằng sự tự-do của người không thể hoàn-toàn được. Người chỉ là một phần-tử nhỏ nhặt của thế-giới và bị khép chặt trong thế-giới ấy. Cơ-thể người gồm những chất đã cấu-tạo nên võ-trụ và những khả-năng tâm-lý của người dầu có vẻ vi-diệu đến đâu cũng không hoàn-toàn vượt ra ngoài võ-trụ được.

Thật ra thì phạm-vi hoạt-động của người quả có rộng-rãi hơn phạm-vi hoạt-động của các loài khác. Người lại có thể nhờ ý-thức mà tạo nên cho mình một mục-đích và tự vạch ra một đường lối để noi theo. Nhưng đời sống con người không phải hoàn-toàn tùy-thuộc ý-thức. Một số lớn hành-động của người còn bị tiềm-thức chi-phối. Và ngay một số hoạt-động mà người tưởng là do ý-thức điều-khiển, thật ra cũng tùy-thuộc tiềm-thức. Người có thể thành-tâm tin-tưởng rằng mình tuân theo lý-trí khách-quan của mình, không dè rằng mình chỉ lý-luận hay biện-chánh cho ý muốn hay hành-động mình, mà ý muốn hay hành-động này lại đặt dưới sự điều-khiển của những bản-năng ẩn-áo người không nhận-thức được.

Như thế, sự tự-do của người chỉ là một sự tự-do tương-đối, và sự tự-quyết của người vốn có một giới-hạn rõ ràng. Như thế là vì tổ-chức cơ-cấu của thân-thể người phải tuân theo một qui-phạm chặt chẽ. Nó tạo cho người những nhu-cầu, những bản-năng, những khuynh-hướng tự-nhiên mà người không sao hủy-diệt hay cưỡng lại được. Khung cảnh trong đó người sống cũng phải tuân theo những qui-phạm đặc-biệt cho mỗi loài, mỗi vật. Do đó, sự hoạt-động của người đã bị khép vào những định-luật thiên-nhiên rõ rệt.

Hướng-dẫn sự hoạt-động của người đi trái những định-luật thiên-nhiên là một điều không thể làm được. Những bậc vĩ-nhơn, những nhà đạo-đức đã thử tìm cách chống lại những bản-năng của loài người đều thất-bại. Và những chánh-khách thờ phụng những không-tưởng, những lý-tưởng quá cao-siêu, vượt khỏi tầm-thước của người, nếu không tự mình phản lại ý-tưởng ấy trong sự hoạt-động, thì cũng chỉ làm khổ dân-chúng. Vậy muốn thành-công trong sự xây dựng  một xã-hội tốt đẹp và vững chắc, muốn đưa dân-chúng đến một đời sống vui tươi, ta phải dựa vào một chủ-nghĩa chánh-trị hợp với những động-lực chi-phối sự hoạt-động của người.

Nói như thế là không phải chủ-trương chiều theo những thị-dục thấp kém của người và để cho người buông lung theo thú-tánh. Việc cải-thiện đời sống của người, nâng cao nhơn-cách và đức-tánh của người là một điều cần-thiết và phải làm.

Nhưng ta nên nhớ rằng việc thay đổi hẳn bản-tánh của loài người là một điều ta không thể làm được. Ta không thể khiến cho mọi người đều tốt như Tiên Phật, cũng như ta không thể tạo ra những khí-cụ rắn chắc như thép cứng nếu ta dùng đất làm nguyên-liệu vậy.

Như thế, ta chỉ có thể cải-lương con người trong vòng những đức-tánh người có thể đạt được mà thôi. Một mặt khác, nếu người ta chỉ có thể điều-khiển được các lực-lượng thiên-nhiên bằng cách chiều theo nó, người chỉ có thể cải-lương được con người bằng cách nương theo những khuynh-hướng, những bẩm-tánh của người. Đó là những nguyên-tắc căn-bản mà chúng ta lúc nào cũng phải tuân theo trong sự xây dựng một chủ-nghĩa chánh-trị thiết-thật.

Nghiên-cứu về con người, ta đã nhận thấy rắng người chung-qui chỉ là một sanh-vật có đủ đặc-tánh của sanh-vật. Đặc-tánh căn-bản của mọi sanh-vật là cố-gắng để duy-trì và truyền lưu sự sống của mình lại đời sau. Từ một con a-míp (amibe) đơn tế-bào cho đến một cơ-thể phức-tạp chứa đựng hàng tỷ tế-bào, mỗi sanh-vật đều hướng đến mục-đích sanh-hoạt và tồn-tại. Mặc dầu cao hơn các loài khác, con người cũng không thoát khỏi công-lệ trên đây.

Cơ-thể người cũng như những bản-năng ẩn náu trong cơ-thể ấy đều thúc đẩy người hướng đến sự sinh-tồn. Bởi đó, người của mọi địa-phương, mọi thời-đại, đều hoạt-động để mưu-đồ sinh-tồn cho mình. Sự sinh-tồn là cái luật căn-bản chi-phối đời sống của người, và một chủ-nghĩa chánh-trị có nhiệm-vụ hướng-dẫn sự hoạt-động của người, nhứt là sự hoạt-động để tổ-chức đời sống chung, không thể nhắm vào cứu-cánh nào khác hơn là mưu sự sinh-tồn cho người.

Trong việc qui-định mục-đích của người, ta phải nhớ đến sự sinh-tồn, mà trong sự hướng-dẫn người hoạt-động để mưu-sanh, ta cũng phải tùy theo những điều-kiện chi-phối sự hoạt-động sinh-tồn của người.

Người vốn là một sanh-vật cao-đẳng, có những khả-năng đặc-biệt khác hơn các loài sanh-vật hạ-cấp, cho nên sự sinh-tồn của người cũng phức-tạp hơn. Ngoài sự sinh-tồn vật-chất, người lại có sự sinh-tồn tinh-thần nữa.

Riêng về mặt vật-chất, người không phải chỉ cần sống lấy còn, lấy có như cầm thú, mà biết ưa thích những món ngon, vật lạ, những đồ dùng tốt đẹp quí báu. Không những mưu-cầu những nhu-dụng tối-thiểu cần-thiết cho sự sống, người còn biết tìm cách nâng cao sự sống ấy lên, làm cho nó tươi đẹp hơn.

Về mặt tinh-thần, người có những tư-tưởng, những tình-cảm cần bảo-vệ, những sở-thích, những nhu-cầu cần thỏa-mãn. sự bảo-vệ những tư-tưởng, tình-cảm của người hàm một chế-độ công-nhận một số quyền tự-do căn-bản cho người. Thật ra, người cũng có thể sống dưới một chế-độ khắc-nghiệt không dung-nạp những quyền tự-do ấy. Nhưng trong trường-hợp này, người rất khổ-sở, và một chế-độ khắc-nghiệt muốn làm dịu sự khổ của người phải làm cho người ngu đần đi, đến mất cả ý-thức về nhơn-cách mình. Như thế, sự sinh-tồn tinh-thần của người phải kém đi và giá-trị người cũng bị hạ

xuống. Về sự thỏa-mãn những sở-thích, nhu-cầu tinh-thần của người, nó hàm một xã-hội tiến-hóa, văn-minh, có một kỹ-thuật khá cao và một đời sống phức-tạp.

Sự sinh-tồn của người nhắm vào việc phụng-sự bản-thân người trước hết. Người không thể trút bỏ thân-thể mình, cũng không thể hủy-diệt bản-ngã mình. Bởi đó, sự hoạt-động sinh-tồn của người bao giờ cũng có tánh-cách vị-kỷ. Sự vị-kỷ này có thể mở rộng ra làm cho người biết nghĩ đến người khác và lo cho người khác như mình. Một số nhà đạo-đức nhận thấy sự vị-tha này tốt đẹp nên đã hô-hào người cố hủy bỏ lòng vị-kỷ, chỉ giữ lòng vị-tha lại mà thôi. Nhưng sự thật, vị-kỷ là căn-bản của tánh người, và lòng vị-tha cũng chỉ là lòng vị-kỷ mở rộng ra cho nên người không thể hủy lòng vị-kỷ đi được.

Muốn sinh-tồn, người phải tranh-đấu với thiên-nhiên, với các loài cầm thú và với người đồng-loại. Sự tranh-đấu này có thể ôn-hòa hay bạo tợn, nhưng lúc nào cũng có, và không thể chấm đứt được.

Trong sự tranh-đấu của các sanh-vật, sự thắng-lợi bao giờ cũng nghiêng về phía kẻ mạnh và có một quan-năng biến-cải cường-kiện. Loài người chỉ có một sức mạnh bình-thường, nhưng lại được Tạo-hóa phú cho một quan-năng biến-cải rất mực cường-kiện. Quan-năng biến-cải đã giúp người đối-phó với thiên-nhiên và loài cầm thú một cách thích-ứng. Hơn nữa, nó lại có tánh-chất ý-thức một phần nào nên có thể tự mở mang thêm và làm cho người tiến-hóa. Nhờ đó, người đã thắng được thiên-nhiên và các loài cầm thú mà làm chủ địa-cầu.

Ngoài quan-năng biến-cải, lại còn một yếu-tố khác giúp rất nhiều vào sự thắng-lợi của người. Đó là sự hợp-quần. Sự hợp-quần chẳng những đã tăng thêm sức mạnh của người mà còn giúp cho người nhiều điều-kiện thuận-tiện để học hỏi và tiến-hóa.

Sự hợp-quần có thể có tánh-cách cưỡng-bách hay tình-nguyện, nhưng bao giờ nó cũng đi từ chỗ nhỏ đến chỗ lớn, từ người gần đến kẻ xa. Ngoài động-lực quyền-lực được nhận-thức rõ rệt hay nằm trong vòng vô-ý-thức, yếu-tố ý-thức, chủng-loại đã đóng một vai tuồng quan-trọng trong sự làm cho người hợp-quần nhau lại.

Người, một mặt, cần phải hợp-quần để tranh-đấu chung nhau, một mặt, lại cần phải tranh-đấu lẫn nhau. Người phải tranh-đấu nhau bên trong đoàn-thể mình để mưu sinh-tồn cá-nhơn của mình nhưng đồng-thời cũng hợp với người trong đoàn-thể để đối-phó với đoàn-thể khác hầu mưu sự sinh-tồn cho đoàn-thể mình.

Sự hợp-quần đưa đến cho người rất nhiều mối lợi, mà sự tranh-đấu nhau giữa các đoàn-thể loài người lại gây ra rất nhiều cảnh thảm-mục thương tâm. Bởi đó, nhiều người đứng lên hô-hào loài người chấm dứt sự xung-đột lẫn nhau và họp nhau lại thành một khối duy-nhứt để mưu sự sinh-tồn chung.

Nhưng, như ta đã thấy, nhân loại bị bản-năng sinh-tồn và ý-thức chủng-loại của người làm cho chia rẽ nhau. Nhưng nguyên-nhơn chia rẽ này do bản-chất của người mà có, và sẽ tồn-tại mãi với người. Ta không thể nào hủy-diệt được nó. Vì sự chia rẽ do bản-năng sinh-tồn và ý-thức chủng-loại gây ra, sự thống-nhứt nhơn-loại lại trong một tổ-chức duy-nhứt để mưu sinh-tồn chung không thể thực-hiện được, ngoại trừ trường-hợp đặc-biệt và khó có là sự sống của cả nhơn-loại bị một chủng-loại khác uy-hiếp một cách nặng-nề.

Những nhà đạo-đức mơ ước cảnh thế-giới đại-đồng đã có chủ-trương hủy bỏ ý-thức chủng-loại là bản-tánh làm cho con người phân-biệt thân sơ và có xu-hướng binh vực người gần mà chống chọi lại kẻ xa. Nhưng ý-thức chủng-loại là một bản-năng Tạo-hóa phú cho người nên không sao hủy-diệt được.

Vả lại, xét vấn-đề thật kỹ, ta sẽ thấy rằng ý-thức chủng-loại không phải chỉ làm hại cho người. Nếu nó có làm cho người phân rẽ ra, khiến cho thế-giới đại-đồng không thực-hiện được, nó cũng làm cho người cố-kết  nhau trong các đoàn-thể nhỏ.

Những đoàn-thể loài người chỉ dựa vào quyền-lợi rất khó đứng vững được lâu dài, vì quyền-lợi người không phải lúc nào cũng hòa-hợp nhau được. Ý-thức chủng-loại, khi gây ra cho người sự phân-biệt thân sơ và lòng ghét kẻ xa, đã làm cho người biết thương kẻ gần mình và sẵn sàng hy-sanh quyền-lợi mình, có khi cả tánh-mạng mình cho kẻ gần ấy. Như thế, ý-thức chủng-loại tạo ra những yếu-tố tâm-lý cần-thiết cho việc duy-trì sự hợp-quần.

Nếu nhờ một phép lạ nào mà ta có thể hủy-diệt được ý-thức chủng-loại, con người sẽ không còn phân-biệt thân sơ nữa và sẽ dửng dưng với mọi người. Nhưng, điều này sẽ không ích-lợi gì, mà trái lại, còn có hại cho người, vì con người mất ý-thức chủng-loại không còn lý-do gì để nghĩ đến kẻ khác, hoặc hy-sanh cho kẻ khác. Họ sẽ chỉ biết có họ, họ sẽ trở nên hoàn-toàn vị-kỷ, và sự vị-kỷ hoàn-toàn này chẳng những không đưa đến thế-giới đại-đồng, mà còn khiến cho người tranh-đấu hỗn-loạn cùng nhau nữa.

Bởi lý-do đó, ta không nên nghĩ đến việc hủy-diệt ý-thức chủng-loại để đi đến thế-giới đại-đồng, mà lại phải nghĩ đến việc nương theo ý-thức chủng-loại mà làm cho người mở rộng sự vị-kỷ của mình ra, và biết thương yêu giúp đỡ kẻ khác. Tình yêu gia-đình đã khiến người ta lo nghĩ đến bà con thân-thuộc, tinh-thần hương-đảng đã xui người bồi đắp quê-hương, lòng ái-quốc đã đưa người đến chỗ hy-sanh thân-thể cho tổ-quốc.

Những kẻ chủ-trương thế-giới đại-đồng và cố hủy-diệt tình yêu gia-đình tổ-quốc, sẵn sàng giết hại bà con thân-thuộc, tàn-sát đồng-bào, đã tưởng rằng làm như thế, họ phụng-sự nhơn-loại. Nhưng kỳ thật, khi đã đang tâm giết hại bà con thân-thuộc, tàn-sát đồng-bào, họ đâu cần ngần ngại gì nữa khi phải tru-diệt những kẻ hoàn-toàn xa lạ đối với họ. Và rốt cuộc, dưới những danh-từ vĩ-đại, nhưng rỗng tuếch, như phục-vụ đại-chúng, tôn-thờ nhơn-loại, họ chỉ phụng-sự cá-nhơn họ, họ chỉ nhắm vào việc xây dựng một thế-giới phù-hợp với trí óc họ, với quyền-lợi họ, một thế-giới họ cho rằng có thể gây hạnh-phúc cho mọi người, nhưng kỳ thật chỉ là một địa-ngục trong đó tình thương không còn nữa.

Xét những điều-kiện chi-phối sự hợp-quần để tranh-đấu của người, ta có thể nhận thấy rằng gia-đình là đoàn-thể hợp-quần thích-hợp nhứt với bản-năng người và do đó mà chặt chẽ nhứt. Tình thương yêu giữa vợ chồng đặt nền tảng trên bản-năng tình-dục và có thể được củng-cố thêm nhờ sự tương-đồng tâm-tánh và chí-hướng. Con cái thì do những tế-bào sanh-dục của cha mẹ họp lại tạo nên, và có thể được xem như là một phần xương thịt của cha mẹ. Mỗi đứa con mang một số đặc-tánh vật-chất và tinh-thần của cha mẹ và giống cha mẹ nếu không về mặt này thì cũng về mặt khác. Vì đó, lòng yêu con thật ra chỉ là một hình-thức đặc-biệt của lòng tự yêu mình. Anh chị em cũng có rất nhiều điểm giống nhau và sự chung huyết-thống cũng như sự sống gần gũi nhau làm cho họ tự-nhiên trở thành bạn hữu của nhau.

Trong đại-gia-đình, ta còn có thể chứng-kiến sự xung-đột nhau, vì những kẻ thành-niên đều sống một cuộc đời riêng biệt. Nhưng trong tiểu-gia-đình, mọi người đều liên-đới nhau một cách chặt chẽ. Vận-mạng mọi người đều buộc chặt vào nhau và những quyền-lợi vật-chất cũng như những quyền-lợi tinh-thần của mọi người đều hòa-hợp nhau một cách sâu xa.

Bởi những lý-do đó, tiểu gia-đình bao giờ cũng là đoàn-thể hợp-quần tốt đẹp nhứt ; chính nó

mới có đủ điều-kiện hơn hết để gây ra những sự hy-sanh cần-thiết cho đời sống chung. Người chồng có thể vui lòng chịu cực khổ để cho vợ con sung sướng. Người vợ có thể cam-tâm chịu nhịn đủ thứ để cho chồng con đầy đủ. Cha mẹ có thể quên mình để nghĩ đến tương-lai của con. Chỉ trong gia-đình, người ta mới hoàn-toàn bỏ hết những sự nạnh hẹ, những sự ganh tị nhỏ nhen mới có thể giữ đúng nguyên-tắc « các tận sở năng, các thủ sở nhu »  mà theo chế-độ cộng-sản được.

Như vậy, chính gia-đình là cái trường làm cho người bớt sự vị-kỷ để lo cho kẻ khác ngoài mình. Những người có lòng vị-tha mà không lập gia-đình thường cũng học đức vị-tha trong cái gia-đình đã dưỡng-dục mình. Như thế, gia-đình hết sức hữu-ích cho xã-hội.

Thật ra, trong xã-hội, cũng có nhiều người vì quá nặng tình gia-đình mà lãng quên nhiệm-vụ đối với quốc-gia, nhơn-loại. Nhưng nếu không có gia-đình, tất cả mọi người đều sẽ vị-kỷ hoàn-toàn và xã-hội còn đen tối hơn nũa. Bởi đó, chủ-trương hủy-diệt gia-đình chỉ có hại mà không có lợi cho xã-hội như nhiều người lầm tưởng.

Vả lại, sự hủy-diệt tánh hay phân-biệt thân sơ hoàn-toàn trái với bẩm-tánh tự-nhiên của người nên không thể thực-hiện được. Xét về phương-diện lý-thuyết, Mặc giáo có vẻ tốt đẹp hơn Nho-giáo, nhưng Mặc tử đã thất-bại, vì chủ-trương « kiêm ái » của ông không sao áp-dụng được. Với chủ-trương « tề-gia, trị-quốc », Khổng tử đã tỏ ra am-hiểu tâm-lý con người hơn, nên đã thắng-lợi một cách vẻ vang ở toàn cõi Đông-Á.

Vì thích-ứng với bản-tánh người, vì phù-hợp với quyền-lợi người, tiểu-gia-đình thành ra đoàn-thể hợp-quần lý-tưởng của người. Bởi đó, nó đã được duy-trì ở khắp các địa-phương và qua các thời-đại. Các lãnh-tụ cộng-sản đã dùng rất nhiều biện-pháp – nhứt là biện-pháp khêu gợi tánh vị-kỷ hoàn-toàn của người – để đả-phá gia-đình. Tuy-nhiên, họ chỉ thành-công có một phân nửa. Trong xã-hội Sô- viết, người ta đã thấy những đứa con tố-cáo cha mẹ vì ngây thơ chưa hiểu rõ hậu-quả việc mình làm, vì quyền-lợi thiển-cận, hay vì sự hèn nhát tham sanh. Nhưng về phía cha mẹ, ta chưa thấy ai tố-cáo hay hãm-hại con mình. Ngay đến các lãnh-tụ cộng-sản đang tâm truy-tố cha mẹ cũng vẫn còn lo lắng cho con và thương yêu chúng. Vả lại, dầu sao, các nước cộng-sản còn phải duy-trì chế-độ gia-đình chớ chưa dám triệt-hạ nó hẳn, và điều này đủ để chứng tỏ rằng gia-đình là cái tế-bào căn-bản của mọi xã-hội, ta không sao hủy-diệt được.

Với những điều-kiện đặc-biệt thuận-lợi như thế, gia-đình là đoàn-thể hợp-quần thích-hợp nhứt cho người. Nhưng phạm-vi gia-đình rất nhỏ hẹp nên không đủ sức mạnh mà nắm phần thắng-lợi trong tất cả mọi cuộc tranh-đấu. Muốn có đủ điều-kiện thủ-thắng và sinh-tồn được sung-mãn, người phải mở rộng sự hợp-quần của mình ra thêm nữa. Do đó mà phát-hiện những tổ-chức rộng lớn hơn gia-đình, như thị-tộc, bộ-lạc, quốc-gia và ý-tưởng thế-giới đại-đồng tức là ý-tưởng hợp-quần trong phạm-vi nhơn-loại.

Trong thời-kỳ người còn man-dã, thị-tộc và bộ-lạc đã đủ để bảo-đảm sự sinh-tồn của người. Nhưng đến khi trình-độ trí-thức của người được nâng cao lên, kỹ-thuật của người cũng tiến-bộ, sự giao-thông hóa ra dễ dàng hơn và thị-tộc cùng bộ-lạc trở thành tương-đối nhỏ yếu, không đủ sức giúp người sinh-tồn một cách sung-mãn hơn nữa.

Một mặt khác, vì những nguyên-nhơn chia rẽ loài người, sự thống-nhứt cả nhơn-loại dưới một quyền quản-trị duy-nhứt lại không thể thực-hiện được. Vì đó, từ một quá-khứ dài dặc – dài dặc so với lịch-sử con người có ý-thức – người đã thành-lập nên những quốc-gia, và duy-trì các quốc-gia ấy qua các thời-đại.

Xu-hướng hợp-quần trong nhơn-loại cũng vẫn còn tồn-tại, nhưng kinh-nghiệm đã cho chúng ta thấy rằng sự hợp-quần trong nhơn-loại bao giờ cũng phải dựa vào các quốc-gia. Ngày trước, các nhà chinh-phục đã chủ-trương dùng lực-lượng một quốc-gia để chinh-phục các quốc-gia khác. Nhưng hiện nay, với sự bừng tỉnh của ý-thức tự-do và ý-thức dân-tộc, chủ-trương xâm-lược phải lần lần lui bước. Từ thế-kỷ này, người chỉ còn có thể tổ-chức sự hợp-quần bằng cách công-nhận và củng cố các quốc-gia. Nói một cách khác, loài người có thể tổ-chức những hội quốc-tế để giúp đỡ nhau, hay để quản-trị nhau, nhưng muốn đứng vững được, các hội quốc-tế này phải kính-trọng chủ-quyền các quốc-gia.

Gia-đình, thị-tộc và bộ-lạc đều đặt nền tảng trên huyết-thống và có một tánh-cách chủng-tộc rõ rệt. Các quốc-gia nhỏ bé thời cổ cũng dựa vào yếu-tố chủng-tộc trước hết. Nhưng với sự mở rộng biên-cương, với sự chinh-phục lẫn nhau, với sự áp-dụng những chủ-nghĩa chánh-trị khác nhau, người ta thấy xuất-hiện trong lịch-sử nhiều nguyên-tắc khác làm nền tảng cho quốc-gia.  Người ta có thể lấy tôn-giáo làm cơ-sở cho quốc-gia. Đó là trường-hợp Hồi-quốc. Người ta cũng có thể lấy ý-chí muốn sống chung  nhau của toàn dân làm yếu-tố chánh để xây dựng sự cố-kết  cần-thiết. Đó là trường-hợp các quốc-gia gồm nhiều dân họp lại lập thành như Thụy-sĩ. Sau hết, quốc-gia cũng có thể lấy dân-tộc làm nền tảng cho mình. Đó là trường-hợp phần lớn các quốc-gia trên thế-giới.

Trong tất cả các yếu-tố dùng làm nền tảng cho quốc-gia, chỉ có yếu-tố dân-tộc là bền vững hơn cả.

Người có thể bỏ tôn-giáo mình phụng thờ để theo một tôn-giáo khác hay để theo chủ-trương vô thần. Hơn nữa, trong nhơn-loại ngày mai, tôn-giáo dầu còn chi-phối được con người một cách mạnh mẽ, cũng sẽ thấy vai tuồng chánh-trị của mình thâu hẹp bớt.

Ý-chí muốn sống chung nhau là một dây liên-lạc rất chặt chẽ. Nhưng sợi dây đó chỉ có hiệu-lực khi quốc-gia được trù-phú, thái-bình, có thể bảo-đảm được sự sinh-tồn của mọi cá-nhơn một cách sung-mãn. Trong trường-hợp quốc-gia suy-yếu, thường bị nạn xâm lấn và không bảo-vệ được công- dân mình, ý-chí này có thể tan vỡ.

Dân-tộc thì nhờ dựa vào huyết-thống nên không thay đổi. Thêm nữa, nó lại bao gồm cả yếu-tố tôn-giáo và ý-chí muốn sống chung nhau. Do đó, nền tảng dân-tộc rất khó phá hủy.

Một mặt khác, nếu không thuộc những chủng-loại cách nhau xa quá, dân chúng một quốc-gia thường hỗn-hợp nhau lại để thành một dân-tộc. Và dân-tộc khi đã thành-lập rồi lại có xu-hướng tự xây dựng một quốc-gia riêng biệt cho mình. Dầu có bị chinh-phục hay bị phân ra ở nhiều quốc-gia khác nhau, những phần-tử của một dân-tộc cũng có xu-hướng tự khôi-phục nền độc-lập và thống-nhứt của mình. Sự cố-gắng của người Do-thái để tạo lập một quốc-gia, cũng như lịch-sử tranh-đấu của người Ba-lan là những bằng-chứng cụ-thể về vấn-đề này.

Bởi những lý-do nêu ra trên đây, những quốc-gia dựa vào dân-tộc là những quốc-gia có đủ điều-kiện hơn hết để được vững chắc lâu dài. Thêm nữa, trong tất cả mọi hình-thức hợp-quần, không có hình-thức nào bao gồm nhiều quyền-lợi vật-chất và tinh-thần của người cho bằng hình-thức dân-tộc.

Như thế, ta có thể bảo rằng sự hợp-quần thành dân-tộc thích-hợp với sự tranh-đấu sinh-tồn của người nhứt.

Lẽ tự-nhiên là trên thế-giới, có nhiều quốc-gia vì tình-thế, không có thể lấy dân-tộc làm nền tảng cho mình. Nhưng trừ ra những trường-hợp đặc-biệt, những quốc-gia ấy có thể sẽ bị đổ vỡ nếu không cố-gắng biến quốc-dân mình thành một dân-tộc thuần-nhứt.

Đối với các quốc-gia đã dựa vào nền tảng dân-tộc rồi, tự-nhiên tình-thế thuận-tiện hơn. Nhưng dầu sao phạm-vi hợp-quần lý-tưởng của người bao giờ cũng là phạm-vi dân-tộc.

Gom góp tất cả mọi người cùng huyết-thống cùng ngôn-ngữ, cùng văn-hóa, phong-tục, nói tóm lại, tất cả mọi người thuộc một dân-tộc lại lập thành một quốc-gia để tranh-đấu chung nhau, và mưu-đồ sự sinh-tồn chung nhau, đó là căn-bản của chủ-nghĩa dân-tộc sinh-tồn, một chủ-nghĩa khoa-học, kết-quả sự nghiên-cứu về mục-đích cùng điều-kiện hoạt-động của loài người từ trước đến nay.

II.- Những chủ trương căn bản của chủ nghĩa dân tộc sinh tồn

A.- Điều kiện cốt yếu cho sự sinh tồn một dân tộc

Một cá-nhơn muốn sinh-tồn sung-mãn phải tranh-đấu để chống những họa-hại từ bên ngoài đưa đến có thể làm hại mạng mình và để giành những vật-liệu cần-thiết cho sự thỏa-mãn những nhu-cầu của mình.

Một dân-tộc muốn sinh-tồn cũng phải tranh-đấu như thế. Ngoài thiên-tai địa-biến có thể làm suy yếu mình, dân-tộc lại còn có thể bị nạn dị-tộc xâm lược. Thêm nữa, dân-tộc cũng phải tổ-chức sự khai-thác những nguồn-lợi thiên-nhiên trong nước và cố-gắng để thâu-đoạt những vật-liệu mình thiếu. Vậy, sự tranh-đấu là một điều-kiện tất-yếu cho sự sinh-tồn của dân-tộc.

Từ trước đến nay, các dân-tộc đã tranh-đấu nhau một cách hết sức ráo riết. Nhiều dân-tộc đã bị tiêu-diệt. Nhiều dân-tộc khác, sau khi chiếm được một địa-vị tôn-quí trên đài thế-giới đã bị suy yếu, có khi mất cả độc-lập. Ngoài ra, cũng có những dân-tộc từ trước đến nay luôn luôn đứng vào một địa-vị kém hèn.

Lịch-sử thăng trầm của các dân-tộc cho ta biết rằng muốn có thể sinh-tồn sung-mãn, dân-tộc cũng như người  phải mạnh mẽ và sáng suốt. Những dân-tộc hèn yếu tất-nhiên không thể chống chọi lại các địch-thủ xâm lấn mình. Nhưng những dân-tộc có nhiều năng-lực tranh-đấu mà theo một chánh-sách thiếu khôn khéo cũng rất khó đem sự thắng-lợi về mình.

Dầu sao, sự hùng-cường một dân-tộc cũng là một điều-kiện căn-bản cho sự sinh-tồn. Nhưng sự hùng-cường này do đâu mà ra ?

Trước hết, nó dựa vào những điều-kiện vật-chất thiên-nhiên. Tự ngàn xưa, các dân-tộc đã chiếm lấy một lãnh-thổ cho mình. Lãnh-thổ này liên-lạc mật-thiết với dân-tộc và thường cùng với dân-tộc hòa lẫn nhau trong ý-niệm quốc-gia.

Diện-tích rộng hẹp của lãnh-thổ tùy theo khả-năng tranh-đấu và cơ-vận của dân-tộc. Vị-trí nó thì hoặc tùy theo khuynh-hướng tự-nhiên của dân-tộc, hoặc tùy theo hoàn-cảnh mà ra. Có nhiều dân-tộc tự chọn lấy địa-bàn  của mình. Những giống dân ưa sinh-hoạt nơi rừng núi chỉ ở các vùng sơn-cước, trong khi những giống dân quen sống gần nước luôn luôn tìm cách chiếm lấy những vùng có ao hồ, những lưu-vực các con sông, hay những đất ven bờ biển. Nhiều giống dân trái lại, đã bị dị-tộc xâm lấn, phải bỏ cư-địa cũ mà dời đi nơi khác. Trong sự di-cư này, họ có thể noi theo khuynh-hướng tự-nhiên của họ, nhưng cũng có thể thay đổi cách sanh-hoạt của mình nếu bị dồn vào một địa-bàn họ không chọn lựa được.

Dầu sao, lãnh-thổ cũng có ảnh-hưởng rất lớn đến dân-tộc. Chính nó làm cái khung cảnh vật-chất cho sự sinh-hoạt của dân-tộc. Những điều-kiện khí-hậu, địa-thế, những thực-phẩm và vật-liệu lãnh-thổ cung-cấp cho người, những điều-kiện lãnh-thổ đặt ra cho sự sanh-hoạt của người đã đóng một vai tuồng rất quan-trọng trong sự đào-tạo tánh-cách thể-chất và tâm-lý các dân-tộc. Ai cũng biết rằng các  dân-tộc sống ở xứ lạnh khác các dân-tộc sống ở xứ nóng, các dân-tộc gần biển khác các dân-tộc ở giữa đại-lục.

Những điều-kiện vật-chất mà lãnh-thổ đặt ra cho dân-tộc một tánh-cách cứng rắn, ít di-chuyển. Nó đóng một vai tuồng rất quan-trọng trong sự hùng-cường một dân-tộc. Lãnh-thổ càng có nhiều sản- phẩm thì dân-tộc càng có điều-kiện để trở thành hùng-cường.

Cơ-vận của dân-tộc có thể do sự biến-chuyển của kỹ-thuật mà thay đổi. Trước thế-kỷ thứ 18, nhơn-loại đại-khái sống nhờ nông-nghiệp và những dân-tộc hùng-cường là những dân-tộc chiếm được những cánh đồng rộng-rãi phì-nhiêu. Từ thế-kỷ thứ 18 trở đi, kỹ-nghệ phát-triển và sự hùng-cường lại về với những dân-tộc chiếm được một lãnh-thổ nhiều khoáng-sản.

Tuy nhiên, vai tuồng của dân-tộc cũng không phải là nhỏ. Những dân-tộc sống trên một lãnh-thổ phì-nhiêu, nhiều khoáng-sản có thể vì sanh-hoạt quá thuận-lợi mà trở thành ủy-mị, yếu hèn, dễ dàng làm mồi cho những cuộc xâm-lăng. Trái lại, những dân-tộc sống trên một đất đai bần-bạc có thể nhờ sự cực khổ mà trở thành những chiến-sĩ lợi-hại, đặt ách đô-hộ lên trên những dân-tộc giàu có hơn mình. Người Mông-cổ ngày xưa và người Nhựt-bổn trong thời-đại cận-kim đã xây dựng được những đế-quốc hùng-cường mặc dầu địa-bàn của họ hết sức là bần-bạc.

Một mặt khác, sự hùng-cường của dân-tộc còn do nơi dân-tộc ấy có biết sử-dụng sản-phẩm của lãnh-thổ mình hay không. Người da đỏ ngày xưa đã chiếm cả những đất đai rộng-rãi phì-nhiêu đầy khoáng-sản của Mỹ-châu. Nhưng họ không biết lợi-dụng những nguồn tài-lợi thiên-nhiên đó, trong khi Hiệp-chúng-quốc Mỹ sau này đã nhờ những nguồn tài-lợi ấy mà trở thành mạnh nhứt hoàn-cầu.

Như thế, ngoài những sản-phẩm tự-nhiên lãnh-thổ cung-cấp  cho mình, một dân-tộc còn phải tự mình hoạt-động ráo riết mới được hùng-cường. Vấn-đề mở rộng lãnh-thổ trong thế-giới hiện giờ là một vấn-đề nan-giải, nhứt là cho các dân-tộc hiện còn yếu kém. Vả lại, cũng như vấn-đề khai-thác những sản-phẩm hiện có trên mỗi lãnh-thổ, nó thuộc phạm-vi tranh-đấu của từng dân-tộc một. Đứng trên một lập-trường khái-quát hơn, chúng ta chỉ có thể xem xét sự tác-động của dân-tộc đối với dân-chúng mình mà thôi.  Về mặt này, việc quan-trọng nhứt  là việc phát-triển năng-lực tranh-đấu của dân-tộc, nâng cao trình-độ của mọi người lên. Mọi người đều phải được  đào-luyện cho có một thân-thể cường-tráng và đủ sức làm một chiến-sĩ. Trình-độ văn-hóa và kỹ-thuật chung cũng phải được nâng cao lên để vượt qua hay ít nữa, cũng đuổi kịp các dân-tộc khác. Ngoài ra, những đức-tánh xã-hội cũng như những đức-tánh cần cho sự chiến-đấu cũng đều phải được phát-triển.

Thêm nữa, sự hoạt-động và sự cố-gắng của mọi người trong dân-tộc đều phải đồng-nhứt với nhau và phải hướng về mục-đích sinh-tồn chung. Điều này bắt buộc dân-tộc phải thực-hiện một nền đoàn-kết chặt chẽ. Những mầm chia rẽ, chia rẽ địa-phương, chia rẽ tôn-giáo, chia rẽ đảng-phái, chia rẽ giai-cấp, cần phải tiêu-diệt đến tận gốc.

Sự hủy-diệt những mầm chia rẽ không hàm ý rằng dân-tộc phải sống dưới một chế-độ độc-tài khắc-nghiệt, đặt tất cả mọi người dưới một kỹ- luật sắt và uốn nắn mọi ngưởi theo một khuôn khổ chung.

Ta nên nhớ rằng cứu-cánh của người là mưu-đồ sự sinh-tồn cá-nhơn của mình. Sự tranh-đấu cho dân-tộc chỉ là một phương-tiện để đi đến cứu-cánh ấy. Dầu cho người có hy-sanh cho dân-tộc đi nữa, người cũng muốn cho sự hy-sanh đó có ý-nghĩa. Trong trường-hợp đó, một chế-độ khắc-nghiệt không mang đến sự sinh-tồn cá-nhơn của người chỉ có thể đưa đến một sự đoàn-kết cưỡng-bách và tự-nhiên không vững chắc.

Muốn cho nền đoàn-kết được vững chắc, đủ sức trải qua những thử thách gay go, người ta phải làm cho nó có tánh-cách tình-nguyện. Mà muốn cho mọi người trong dân-tộc vui lòng cố-kết  nhau lại làm một khối, người ta phải bảo-đảm sự sinh-tồn cá-nhơn của mọi người trong dân-tộc. Như thế, dân-tộc phải để cho mọi người được hưởng những tự-do căn-bản, và chế-độ xã-hội phải có tánh-cách công-bằng để không ai có thể bóc lột được ai và sự hùng-cường của dân-tộc có lợi cho tất cả mọi người.

Như thế, những hoạt-động của các cá-nhơn và đoàn-thể vẫn phải được dung-nạp. Nhưng sự giáo-dục phải hướng đến chỗ gây cho mọi người một ý-thức dân-tộc sinh-tồn mạnh mẽ và quyền-lợi tổ-quốc được đặt lên trên hết. Đồng-thời tinh-thần dân-chủ chơn-chánh cùng óc khoan-dung phải được vun bồi để tránh những cuộc xung-đột quá mãnh-liệt vì quyền-lợi tôn-giáo hay chánh-kiến bất đồng.

Với một chế-độ xã-hội và một phương-pháp thích-hợp, vừa cho người được hưởng một sự tự-do rộng rãi, vừa duy-trì được một kỷ-luật quốc-gia nghiêm-minh, dân-tộc có thể thực-hiện được nền đoàn-kết nội-bộ. Nó có thể tổ-chức sự khai-thác các tài-nguyên của lãnh-thổ mình và tự gây cho mình đủ sức mạnh cần-thiết để đối-phó với các dân-tộc khác, hầu bảo-vệ quyền-lợi mình.

Sự tranh-đấu với các dân-tộc khác có thể nói là không lúc nào ngừng. Sau những cuộc chiến-tranh thật-sự, các dân-tộc từ xưa đến nay vẫn phải tiếp-tục những cuộc chiến-tranh bí-mật hoặc đương đầu nhau trong những cuộc tranh giành thế-lực gay go.

Muốn nắm phần thắng-lợi trong những cuộc tranh-đấu ấy, dân-tộc cũng như người, phải mạnh. Nhưng nếu sức mạnh riêng nó không đủ để bảo-đảm sự thắng-lợi của người, sự hùng-cường riêng nó cũng không đủ đưa dân-tộc đến chỗ thành-công.

Ta đã thấy rằng ngoài sức mạnh, con người còn phải có một quan-năng biến-cải cường-kiện mới mong thắng-lợi trong cuộc đấu-tranh sinh-tồn. Dân-tộc muốn tránh sự thất-bại cũng  phải có một quan-năng biến-cải như thế. Quan-năng biến-cải này chính là khả-năng giúp dân-tộc tự sửa chữa chế-độ xã-hội cùng kỹ-thuật làm việc và tranh-đấu của mình để tiến kịp thời-đại, và có một chánh-sách khôn khéo, thích-hợp với tình-thế mỗi lúc.

Những dân-tộc Á-Châu sở-dĩ phải lọt vào ách đô-hộ của các dân-tộc da trắng là vì quan-năng biến-cải của họ quá yếu, không giúp cho họ thay đổi quan-niệm tổ-chức và tranh-đấu của họ cho kịp với thời-thế. Những dân-tộc sớm thức tỉnh, như dân-tộc Nhựt, đã duy-tân một cách nhanh chóng. Không những thoát nạn thuộc-địa, dân-tộc Nhựt lại trở thành hùng-cường, khiến cho các cường-quốc da trắng phải nể sợ. Vậy, chính quan-năng biến-cải đã giúp cho dân Nhựt được sinh-tồn vẻ vang trong khi các dân-tộc da vàng khác phải chịu cái nhục làm nô-lệ cho người.

Nhưng sự hùng-cường của một dân-tộc cũng không đưa dân-tộc ấy đến chỗ thành-công nếu dân-tộc ấy không khôn khéo trong sự giao-thiệp với các dân-tộc khác. Lẽ tự-nhiên là sự tranh-đấu sinh-tồn bắt buộc mỗi dân-tộc phải đề-phòng đối với các dị-tộc. Nhưng nếu không biết cách cư-xử để cho nhiều dân-tộc thù-địch liên-minh lại đối-phó với mình, một dân-tộc rất khó nắm phần thắng-lợi. Những mánh khóe ngoại-giao do đó, hết sức cần-thiết cho sự sinh-tồn một dân-tộc.

Chính vì quá kiêu-căng, ra mặt chọi lại nhiều cường-quốc quá mà nước Đức đã phải hai lần thảm-bại trong thế-kỷ thứ 20. Mà cũng nhờ tài ngoại-giao khéo léo của mình, biết liên-minh các nước để chọi lại những cường-quốc có thể cạnh-tranh với mình mà dân-tộc Anh đã nắm giữ được bá-quyền trong bao thế-kỷ.

Một mặt khác, những sự trao đổi văn-hóa cũng như nhũng sự thôn-tính lẫn nhau có thể gây ra giữa các dân-tộc, nhứt là những dân-tộc sống cạnh nhau, nhiều thiện cảm hay ác cảm với nhau. Nhưng nếu cá-nhơn và cá-nhơn có thể lấy tình-nghĩa mà đối đãi nhau, dân-tộc và dân-tộc có thể giao-thiệp nhau vì quyền-lợi. Những cuộc liên-minh giữa các dân-tộc bao giờ cũng có tánh-cách tạm-thời. Và trên bàn cờ quốc-tế, kẻ thù hôm qua thường là người bạn ngày nay, và người bạn hôm nay rất có thể là kẻ thù ngày mai.

Hơn nữa, ngay trong khi cần liên-minh nhau, các dân-tộc có thể vẫn xung-đột nhau như thường. Trong lúc cần phải họp-tập nhau lại để đương đầu với khối Cộng-sản, những dân-tộc trong khối tự-do đã cạnh-tranh nhau một cách mãnh-liệt. Người Anh và người Mỹ đã cố giành nhau lấy những mỏ dầu lửa ở Trung Đông. Họ cũng theo hai chánh-sách khác nhau trong sự đối-phó với Trung-Cộng. Chiến-tranh bí-mật giữa các nước thật ra không bao giờ chấm dứt, và các cơ-quan gián-điệp thường tổ-chức sự do-thám ngay ở các nước được xem là bạn.

Lịch-sử cận đại đã cho ta thấy rằng sự sinh-tồn của dân-tộc phần lớn dựa vào những cơ-quan trinh-thám của dân-tộc ấy. Những dân-tộc có những cơ-quan trinh-thám mạnh mẽ và nhiều khả-năng chẳng những có thể hiểu-biết rõ ràng tình-thế chung và thi-hành một chánh-sách thích-hợp, mà lại còn có thể tổ-chức sự phá-hoại ngay bên trong hàng-ngũ đối-phương. Do đó, sức mạnh vật-chất của dân-tộc có thể được sử-dụng với một hiệu-lực tối-đa và tự-nhiên phải đưa đến nhiều kết-quả tốt.

Trong việc xây dựng và duy-trì bá-quyền của nước mình mấy thế-kỷ trước đây, cơ-quan trinh-thám Anh đã đóng một vai tuồng trọng-hệ. Đảng Hắc-long đã làm cho nước Nhựt trở thành một đế-quốc mạnh mẽ và giúp nước ấy chóng khôi-phục lại một địa-vị khả-quan sau khi bị thảm-bại. Hiện giờ trong cuộc xung-đột Mỹ Nga, phái Cộng-sản đã bồi bổ những chỗ yếu kém của mình về phương-diện kỹ-thuật và võ khí bằng một cơ-quan gián-điệp đắc-lực. Do đó nước Mỹ, mặc dầu mạnh hơn Nga nhiều, thường phải bị khó khăn trong cuộc chiến-tranh nguội với Nga.

Những điều-kiện trên này cho ta thấy rằng một dân-tộc muốn sinh-tồn được sung-mãn phải hết sức khéo léo trong sự bang-giao của mình. Vấn-đề tình-cảm cần phải được gạt qua một bên : một dân-tộc không thể nhứt-định thân hay thù một dân-tộc khác vì trong quá-khứ, dân-tộc ấy làm lợi hay hại cho mình.  Sự giao-thiệp giữa các dân-tộc chỉ có thể dựa vào quyền-lợi của dân-tộc mà thôi. Một mặt khác, những tổ-chức chuyên về bí-mật-chiến phải được khuếch-trương để có đủ sức thảo những kế-hoạch lâu dài cho dân-tộc và đồng-thời chận đứng sự xâm-nhập kín đáo của các dân-tộc khác ngay trong lúc thái-bình.

Vui cười

Thời Trung Cổ, một người lính lên đường ra mặt trận, trước khi đi anh lấy cái khóa trinh tiết cột ngang bụng vợ rồi vui vẻ lên đường. Một người bạn thấy vậy liền nói :

– Tao nói mày đừng có buồn. Vợ mày xấu như ma lem vậy, có “hươ?n” cũng chưa chắc ai thèm rớ tới, hơi đâu mà mày khóa lại cho uổng công !

Ông chồng cười :

– Thì bởi vậy ! Sau khi đánh giặc về, tao sẽ nói với nàng là lở làm mất chìa khóa rồi !

 

Hai biến cố quan trọng làm cho  nóng thêm – Nguyễn thị Cỏ May

Pháp hiện có 13 tỉnh Miền Nam đặt trong tình trạng báo động vì nóng tới 40°c. Hồi tháng trước, Pháp cũng đã bị nóng như vậy khi mới vào HÈ.

Nhưng nhiều người có thể tạm thời quên nóng bức vi bị cuốn húc theo báo chí, truyền thanh và truyền hình đồng loạt làm ầm lên vụ con gấu trúc (panda của Tàu) ở vườn thú Beauval trong tỉnh Loir-et-Cher (cách Parìs chừng 175 km về phía Nam), sanh 2 gấu con, chết mất một con và chuyện cầu thủ Neymar được PSG mua 225 triệu euros vừa tới Paris trình dìển.

Những loại thời sự này có tác dụng mạnh khơi dậy nhu cầu sinh lý của một lớp người hơn là thời sự kinh tế hay chánh trị. Như vụ VC Tòa Đại sứ Hà nội ở Berlin tổ chức bắt cóc cán bộ đào thoát Trịnh Xưân Thanh đang xin tỵ nạn ở Đức. Vụ này phơi bày bản chất vc xưa nay là du côn, chỉ biết mục tiêu là trên hết, nhưng  vụ việc nghiêm trọng như vậy mà chỉ được một ít người Việt nam lớn tuổi quan tâm tới tình hình Việt nam theo dỏi mà thôi.

2 gấu trúc của Tàu cho thuê 10 năm

Kinh tế Pháp và cả Âu châu đang hồi suy trầm, công nợ ngập đầu, thất nghiệp gia tăng phi mả, mà T.T. Pháp, ông Sarkozy có thể tạm thời quên để dồn nổ lực thương lượng với Chủ tịchTàu, ông Hồ Cẩm Đào, thuê bao cặp gấu trúc khổng lồ10 năm với giá vô cùng mắc, ngoài chi phí vận chuyên, chắm sóc và ăn uống của 2 con vật quí hiếm (đang trên đà bị diệt chủng) này. Cho tới khi Grèce (Hy lạp) tổ chức trưng cầu dân ý, ông Sarkozy mới tạm ngưng việc thương lượng.

Ở Tàu, quê hương của gấu trúc, chỉ còn được 1600 con đang sống trong hoang dã. Chúng bị mất dần do nạn phá rừng trúc, làm mất môi trường sanh sống quen thuộc.

Hai vị nguyên thủ quốc gia thương lượng nhau những điều kiện thuê bao, giá cả, lý lịch của 2 con vật đều được giử kín, cho tới khi Hồ Cẩm Đào ký thoả thuận. Như một thương lượng ngoại giao giửa quốc gia với quốc gia. Ngoại giao gấu trúc !

Cho tới ngày nay, giá thuê bao 2 gấu trúc khổng lồ này vẫn còn giử bí mật. Nhưng Écosse cũng thuê bao 2 gấu trúc cho vườn thú  Edimbourg, giá hàng năm trả cho Tàu là 770 000 euros. Căn cứ theo đây, người ta có thể ước tính giá thuê bao của Pháp. Chắc có cao hơn chớ khó thấp hơn nên vìệc thương lượng giửa hai ông Sarkozy và Hồ Cảm Đào mới kéo dài cả nửa năm như vậy. Ngoài giá thuê bao, Pháp còn phải trả thêm chi phí cho 2 chuyên viên Tàu về Thứ y đi theo hầu 2 con vật, và cứ thay phiên nhau 6 tháng. Nói 2 gấu trúc Pháp thuê là thứ khổng lồ vì mỗi con nặng tới 150 kg..

Trước khi tới Pháp 3 tháng, 2 gấu trúc được tách rời khỏi những con thú khác của trung tâm Chengdu của miền Tây-Nam nướcTàu. Hai gấu trúc đi qua Pháp, mỗi ngày ăn hết 100 kg trúc. Nhưng chúng tách bỏ vỏ, chỉ ăn phần ruột trúc. Ăn nhiều nên ỉa cũng nhiều. Mỗi con mỗi ngày thải ra 30kg cứt.

Ông Li Mingxi, Giám độc trung tâm nuôi 108 gấu trúc, từ vài tháng tới 27 tuổi, nơi có cặp gấu trúc cho Pháp thuê cũng thú nhận là ông hoàn toàn không biết điều kiện thuê bao 2  con vật đó. Vì mọi chuyện ở cấp quốc gia. Ông chỉ biết 2 con vật phải được săn sóc theo chế độ đặc biệc, tiêu chuẩn cấp quốc gia trước khi đi.

Cặp gấu trúc này không phải là cặp đầu tiên tới Pháp. Trước đây 10 năm, Tàu đã cho Pháp môt cặp dưới thời T.T. Pompidou. Vã lại, Tàu cho thuê Gấu trúc nằm trong chánh sách quốc gia. Trước đây, quan hệ với các nước không cộng sản, Tàu bị kẹt vào thế khó khăn thì gấu trúc là một lợi thế mở đường, vứa kiếm được bạc cắc. Nay, Tàu cho Huê kỳ, Thái lan, Singapour, Espagne, Áo, Nhựt thuê. Nhưng cặp gấu ở Beauval là khổng lồ, thay thề 2 con trước đã chết.

Quan hệ vói Tàu lúc nào cũng bị Tàu trục lợi, kẻ thua thiệt không bao giờ là Tàu. Các nước thuê bao gấu trúc của Tàu đều phải chấp nhận điều kiện nổ lực tìm cách thuận lợi cho gấu trúc sanh đẻ trong thời gian 10 năm thuê bao, và gấu con sẽ trở về Tàu cùng với gấu cha mẹ.

Ông Li Mingxi cũng không biết cách nào để cho gấu sanh đẻ vì muốn sanh đẻ, gấu phải ” yêu nhau “. Gấu đực muốn làm tình mà gấu cái không muốn thì con người cũng không có thể làm gì khác hơn để can thiệp.

Giống như con người vậy mà.

Gấu trúc ở Beauval sanh con

Khi biết gấu trúc cái có bầu, nhơn vìên vườn bách thú tất bật chuẩn bị đón em bé. Sự kiện này cũng đã làm sôi nổi giới truyền thống Pháp vì không thông thường như những loài thú khác..

Gấu trúc mang bầu 50 ngày thì sanh. Nay gấu mẹ sanh 2 em bé nhưng sau đó chỉ giử lại có một gấu con tuy nhơn viên đã tận tình, đem con yếu đưa ngay vào lò hấp cùng nhiệt độ với độ ấm của gấu mẹ và thay phiên với con mạnh, cứ 2 giờ, đem đặt bên cạnh gấu mẹ để gấu mẹ cho bú. Trong đời sống hoang dả, khi gấu mẹ sanh được 2 con, xảy ra tới 50% trường hợp sanh đôi, thì gấu mẹ sẽ chọn giử lại con khỏe mạnh, bỏ mặc con yết ớt cho số phận.

Thường loài gấu trúc tới 6 tuổi mới bắt đầu cặp đôi để sanh con. Chúng sống một mình, tìm bạn khi mùa nóng tới.

Gấu trúc hiếm vì sự sanh sôi quá hạn chế. Trong năm, gấu cái chỉ có 1 ngày, thật ra chỉ vài giờ có thể thụ thai được. Nhưng gấu cái có thể làm chậm lại sự thụ thai từ 1 tới 4 tháng để chờ ngày dài hơn, nóng hơn và trúc nảy nở nhiều hơn.

Gấu mẹ cân nặng hơn 90kg nhưng sanh con chỉ có 100 – 120g và dài hơn 1 tấc.

Gấu trúc ở Tàu còn rất ít. Nhờ chương trình cho ngoại quốc thuê mà có thể bảo tồn được giốnng thú hiếm quí này.

Gấu con khi chắc chắn nuôi được sẽ được Đệ I Phu nhơn của quốc gia chủ nhà đứng ra đặt tên và bản trợ cùng với sự thỏa thuận của Đệ I Phu nhơn Tàu. Hôm rồi, ở Beauval, bà Brigitte Macron chánh thức bảo trợ gấu con.

Vừa sanh ra, Pháp nhận ngay 2 bà mụ Tàu chuyên nuôi gấu con qua để phụ với thú y sĩ Pháp chăm sóc.

Mỗi năm, Pháp trả cho Tàu 750 000 euros tiền thuê bao 2 gấu trúc. Nhưng từ lúc Beauval có 2 gấu trúc thì người thăm vìếng tăng mạnh và tiền vào cửa cũng tăng từ 17 triêu euros lên 42 triệu euros / năm.

Riêng khoảng tiền bội thu trong thời gian gấu mẹ sanh con thì Beauval phải hoàn trả cho Tàu tuy mọi chi phí đều do beauval đài thọ.

Ngoại giao gấu trúc là vậy.

Gầu trúc là loài vật hìền lành tuy là giống vật chỉ có ở Tàu. Nó không giống chủ nó chút nào hết !

Gấu trúc của Tàu mang lại xui xẻo cho xứ thuê bao

Chuyện đã thật sự xảy ra tại Âu châu. Theo báo Le Courrier Internatinal tuần qua lên tiếng cảnh cáo sự xui xẻo do gấu trúc Tàu đem lại cho quốc gia thuê bao. Tờ báo lưu ý hẳn Bà Merkel, Thủ tướng nước Đức. Trong lúc đó, tại Berlin, dân chúng trương biểu ngữ biểu tinh đặt vấn đề nhơn quyền với chánh phủ Đức khi ngoại giao với Tàu hơn là đi rước con vật 2 màu lông này về cho sở thú Berlin (Reuters,24/06/17).

Người ta kìểm điểm lại lời cảnh cáo về gấu trúc của Tàu mang lại xui xẻo cho quốc gia nào rước về thì thấy quả thật có xui xẻo ghê gớm.

Tháng 4/1972, Chhâu Ân Lai tặng Hoa thạnh đốn 2 con gấu trúc Ling Ling và Hsing Hsing nhơn dịp hòa giải giửa hai nước thì xảy ra vụ Watergate làm mất chức Tổng thống của ông Nixon, còn lôi cuốn Việt nam, nước đồng minh, bị nán ngụy và Tàu đô hộ tiếp theo sau đó.

Cũng năm 1972, Nhựt nhận cặp gấu trúc Kang Kang và Lan Lan của Bắc kinh thì 2 năm sau, Thủ tướng Tanaka vướng vào một vụ tiền bạc phải rủ áo ra đi, kết thúc sớm sự nghiệp.

Ở Anh quốc, thủ tướng Edward Heath viếng thăm Trung Quốc vào tháng 1/1974, về có cả cặp gấu trúc Chia Chia và Ching Ching cho sở thú Luân Đôn. Chỉ một tháng sau, ông Heath bị thất cử và phải dọn ra khỏi số 10 Downing Street.

Chánh sách « ngoại giao gấu trúc » do Võ Tắc Thiên khởi đầu vào thời nhà Đường, trước hết nhằm phục vụ cho lợi ích cho đế quốc Trung Hoa. Và ngày nay, Bắc Kinh không cần dấu diếm tham vọng trở thành trung tâm của thế giới.

Cặp giò Neymar làm sôi nổi nưóc Pháp

Tin cầu thủ đá banh Neymar tới Pháp PSG đả làm sôi nổi giới hâm mộ đá banh. Khi Neymar đặt chơn lên đất Pháp, báo chí, TV đều tập trung loan tin, bình luận về chuyện này đến chóng mặt.

Lúc đầu tưởng đâu trở ngại, sau cùng hợp đồng giửa Neymar và PSG đã ký, 222 triệu euros cho 5 năm và lương rìêng, trừ thuế rồi, cho Neymar là 30 trìêu euros/năm, mức cao nhứt thế giới,chỉ sau Carlos Tevez lảnh 38 triệu / năm.

Hôm qua, thứ bảy 5/8/17, sau hợp đồng chánh thức của PSG, chỉ trong một ngày, đã bán được hơn 10 000 chiếc áo thung có tên Neymar. Sự việc này đã làm tăng thêm giá trị cặp giò mắc tiền nhứt thế  giới của Neymar trên thị trường đá banh.

PSG  giới hạn chỉ bán 1 chiếc áo cho 1 khách hàng trong lúc có hơn 15 000 người nhốn nháo đợi trước cửa hàng PSG trên Đại lộ Champs-Élysées , Paris.

Giá mỗi cái áo thung là 100 euros. Bán trong 1 ngày đem về cho PSG được 1 triệu euros.

Trưa thứ bảy, từ 15 giờ 45, Neymar được trình diện trước công chúng của Parc des Princes .

Cho tới nay, chưa có cái đầu nào bán được giá bằng cặp giò tuy sự đóng góp của bộ óc cải thiện, phát triển xã hội xã hội thật là vĩ đại.

Lợi tức một năm của chủ xí nghiệp lớn chưa bằng lương một tháng của một cầu thủ như Neymar. Bởi vậy người ta mới nói đá banh là thứ thế giới điên vì nơi đó điều vô lý trở thành một thứ qui luật quan trọng

 

Yêu Nhau Từ Thuở Mẫu Giáo

Trong đời không có chuyện nào đẹp bằng chuyện tình. Và chuyện tình lãng mạn mới đẹp hơn hết. Mà có chuyện tình nào lãng mạn hơn chuyện tình cúa Laura Scheel và Matt Grodsky khi hai cô cậu bé yêu nhau lúc cả hai còn học mẫu giáo. Matt Grodsky nắm tay Laura Scheel tuyên bố “anh sẽ cưới em sau này”. Và quả thật, đúng 20 năm sau, hai người yêu nhau gặp lại, cùng nói “đồng ý” để trở thành đôi uyên ương, cưới hỏi nhau đàng hoàng.

Mối tình từ Mẫu giáo

Lúc trẻ, chúng ta, ai cũng có những mối tình. Yêu một chàng trai, môt cô bé, bạn học cùng lớp, cùng trường hoặc bạn lối xóm. Có thể đó là người yêu mà chúng ta thề sẽ yêu suốt đời, sẽ cưới nhau trong ít lâu nữa thôi. Nhưng rất có thể chúng ta sẽ quên đi khi đổi trường, đổi nhà.

Nhưng trường hợp của cô cậu bé Laura Scheel và Matt Grosdky lại quá đặc biệt. Hai đứa bé gặp nhau ở Phoenix khi hai đứa cùng đi học Mẫu giáo. Ngay lúc đó, hai đứa đã không rời nhau. Chơi chung với nhau, ngủ trưa ở trường, nằm bên cạnh nhau.

Laura dạy Matt biết chơi đánh đu, vẽ những ngọn đồi cỏ xanh rì, cách ăn phó-mác (fromage) chảy đúng cách và giữ tay, miệng sạch sẽ. Cô cậu không thể quên được những buổi chơi năm mười trốn kiếm,….

Chẳng may, vài năm sau đó, cô cậu bé mất liên lạc nhau. Chuyện bình thường vì hai đứa không còn học chung một trường khi lên Tiểu học. Tuy xa nhau, nhưng hai đứa, không ai quên người minh yêu. Và nhờ gia đình hai bên hằng năm, vào dịp lễ Giáng sanh, gởi thiệp chúc Tết nhau mà hai đứa trẻ vẫn biết tin nhau, và có khi nhìn được mặt nhau qua hình gia đình.

Phải chăng hai đứa yêu nhau từ đây?

Ngày nay, Matt thuật lại trên Instagram của mình “Tôi nhớ lại rõ lắm. Hồi 3 tuổi, trước trường Mẫu giáo, tôi hứa với Laura là sau này, tôi sẽ cưới nàng”.

Ở Pháp, có mục “Mất liên lạc: làm sao đây” trên tập chí của “Cơ quan Phụ cấp gia đình” (Caisse d’Allocations Familliales).

Vì ở Pháp ngày nay, có hơn 50% trường hợp vợ chồng ly dị. Có khi có với nhau năm ba đứa con khá lớn, học trung học, bổng một hôm, dẫn nhau ra trước Tòa án xin ly dị. Thường thì người vợ đưa ra đề nghị trước. Nên Cơ quan Phụ cấp Gia đinh mới có tạp chí này để hướng dẫn vợ chồng, khi xa nhau, tránh tối đa sự thiệt hại, giải quyết ổn thỏa việc cùng nhau trông coi con cái. Sau những lời hướng dẫn do một luật sư chuyên về các vấn đề gia đình và một bác sĩ tâm thần trẻ con đảm trách, còn có thêm những phóng sự nêu lên những trường hợp thành công sau khi ly dị.

Nhưng đó là người lớn xa nhau. Ở đây là hai đứa bé xa nhau vì học khác trường.

20 năm sau lời hứa long trọng của Matt, người yêu Mẫu giáo, hai kẻ yêu nhau giờ đây gặp lại nhau. Quả đúng là ông Trời có mắt biết xét và ban ơn lành cho cô cậu bé Laura Scheel và Matt Gordsky.

Khi cả hai vào Trung học Đệ II Cấp (Lycée) thì họ gặp lại nhau. Một sự bất ngờ vô cùng thú vị. Nhờ một người bạn chung của hai người báo tin.

Không đầy hai tuần sau đó, hai người quyết định cặp tay nhau đi chơi. Và cứ như vậy, họ gần nhau sát cánh suốt thời gian trung học. Cả khi lên Đại học tuy cùng ở khác Tiểu bang họ vẫn giữ liên lạc mật thiết với nhau.

Năm 2015 đúng 20 năm sau lời hứa của Matt Grodsky “Anh sẽ cưới em sau này”! Ngày hôm ấy, Matt Grodsky quì gối xuống đất, cất tiếng yêu cầu Laura Scheel chấp nhận làm vợ của Matt. Dĩ nhiên Laura nhận lời. Và hai người dẫn nhau trở lại trường Mẫu giáo khi xưa họ cùng học làm lễ đính hôn!

20 năm sau, Matt và Laura cưới nhau

4 tuổi, cô bé trốn nhà đi tìm người yêu

Tình yêu thời Mẫu giáo sôi nổi nhưng thường chỉ thoáng qua. Khi yêu nhau, không ai tính tuổi tác, gia thế. Ông Tổng thống Pháp yêu và kết hôn với một bà lớn hơn 24 tuổi, đang là bà nội, bà ngoại. Trong lúc đó, ông Tổng thống Huê kỳ lớn hơn bà vợ hiện tại 24 tuổi. Ở hai bên bờ Đại dương, họ vẫn đang sống hạnh phúc bên nhau.

Nhưng có người hỏi người ta có thể yêu nhau từ thuở lên 4 sao? Thưa, tại sao không ? Và đó là những trường hợp đẹp tuyệt vời vì chỉ biết yêu nhau do sự thổn thức từ con tim non nớt, chưa hề biết tính toán hơn thiệt. Nghe nói, chắc các cụ thủ cựu sẽ rủa không tiếc lời, nào là “thứ đồ tiểu yêu”, “đồ ranh con”!

Mời bạn đọc qua câu chuyện tình sau đây để thấy có phải đúng chỉ có tình yêu mới là đẹp nhứt hay không?

Một cô bé 4 tuổi, 6 giờ sáng hôm 11 tháng 5/2017, trốn khỏi nhà ông bà nội (ngoại) ở Saint-Épain, tỉnh Indre-et-Loire, Tây-Bắc nước Pháp, để tìm gặp lại người yêu, một cậu bé đồng trang lứa. Người si tình 4 tuổi khi ra khỏi nhà còn mặc bộ pyjama, chơn mang giép đi trong phòng ngủ, lội bộ hơn 3 km dọc theo tỉnh lộ 57, giữa Saint-Épain và Noyant-de Touraine.Tới 7 giờ sáng, một bà từ hộp đêm đi về, trông thấy cô bé đi bộ một mình trên đường lộ, đang do dự trước bùng binh (Rond-point), chưa biết chọn ngã nào, bà bèn gọi cảnh sát báo tin. Cảnh sát tới đưa cô bé trở về nhà ông bà, bình yên vô sự.

Có thể yêu nhau từ 4 tuổi?

Nhiều cha mẹ không khỏi lúng túng trước trường hợp con em của mình vừa bỏ tã mà đã nói yêu nhau. Khi bảo yêu nhau, chúng nó thật sự có phân biệt được đâu là tình yêu (tình ái) và đâu là tình bạn hay không?

Theo bác sĩ tâm thần trẻ con (pédopsychiatre) Stéphane Clerget thì trẻ con 4 tuổi có thể yêu nhau thật sự bằng tình yêu lứa đôi, tức tình ái. Nhưng đó là một thứ tình yêu thuần nhứt, tinh ròng, hoàn toàn không có sự ham muốn sắc dục trong đó. Tình yêu có nhưng chưa định hình trọn vẹn, nghĩa là hai đứa trẻ Mẫu giáo yêu nhau không giống hai người trưởng thành yêu nhau. Tình yêu của trẻ con, nói là tình yêu thật sự vì nó vượt qua khỏi sự thân tình của tình bạn bình thường. Nó đòi hỏi hai đứa có nhu cầu ở sát cánh nhau. Một thứ tình cảm có sức quyến rủ mãnh liệt. Một thứ ghiền nhau. Vắng nhau là không ai chịu nổi.

Vẫn theo bác sĩ tâm thần trẻ con, người ta biết yêu nhau từ lúc mới sanh nhờ mối quan hệ tình cảm với cha mẹ và những quan hệ tình cảm với môi trường thân thiện chung quanh. Người ta lớn lên với tình yêu. Nhờ tình yêu nuôi dưỡng.

Khi đứa trẻ 3, 4 tuôi nói “Tôi yêu”, ý muốn nói một thứ tình cảm thiết tha, muốn tìm đến một sự thân thiện, âu yếm gần gũi, một thứ mình đang cần. Tình cảm này biểu lộ dưới nhiều hình thức khác nhau và nó cũng có thể thay đổi nhanh chóng theo thời gian. Dĩ nhiên đứa bé không thể nói rõ đó là tình yêu trai gái nhưng cảm thấy nó quan trọng, có khi nó ảnh hưởng mạnh đến đời sống tình cảm của đứa bé cho tới sau này.

Dĩ nhiên khi yêu, đứa bé không thể nghĩ mình yêu như thế nào. Vì đối với đứa bé, tình yêu là sự khám phá đầy mới mẻ. Khi yêu người ta thường ghen nên tuy còn bé, chúng nó vẫn biết ghen với bạn để bảo vệ người yêu của mình chỉ riêng cho mình. Lo sợ mình sẽ không được yêu nữa.

Tình yêu của trẻ con cũng sôi nổi, cũng đậm đà nhưng thường không thể so sánh với tình yêu ở người vị thành niên hoặc người trưởng thành.

Người lớn có xu hướng coi thường tình yêu ở trẻ con, con em của mình. Đó là một sai lầm nghiêm trọng trong việc giáo dục con em. Khi hai đứa bé yêu nhau, nếu chẳng may chúng xa nhau vì hoàn cảnh gia đình thì khó tránh ít nhứt có một đứa sẽ bị khủng hoảng tinh thần. Tuy nhiên cũng không nên quá lo nghĩ vi dù sao, với tuổi trẻ non dại, mọi việc sẽ sớm trở lại bình thường.

Có người đặt vấn đề khi hai đứa trẻ con yêu nhau, chúng có sự ham muốn gần gũi xác thịt không? Bác sĩ tâm thần trẻ con, Stéphen Clerget, bảo trẻ con có thể có nhu cầu thỏa mãn nhục dục. Như hun nhau bằng miệng như người lớn, tò mò muôn khám phá cơ quan sinh dục của nhau. Có đứa muốn bìết cha mẹ chúng yêu nhau như thế nào? Nhiều bà mẹ kể lại con bé, thằng cu của bà muốn nựng thử vú của bà cho biết. Một cử chỉ đòi hỏi không giống như trước đây chúng vẫn thường làm khi ngã vào lòng mẹ.

Biểu hiện tình yêu ở trẻ con dễ ghi nhận khi chúng vuốt ve nhau, nựng nịu nhau, hun nhau. Biết mắc cở khi tới 5, 6 tuổi.

Bác sĩ tâm thần khuyên khi trẻ con nói tới chuyện quan hệ tình dục thì cha mẹ đừng rầy la, đừng gạt ngang, tỏ ra không quan tâm hoặc cho đó là điều xấu, điều cấm kỵ. Trái lại, nên giải thích cho chúng nó hiểu chuyện đó là dĩ nhiên, là bình thường nhưng phải đợi lớn lên, tới tuổi trưởng thành, tức 18 tuổi. Phải nhìn nhận và khuyên chúng nó chờ đợi. Phải cho chúng nó con số tuổi tác rõ ràng để chúng nó yên lòng chờ đợi.

Xác nhận với trẻ con đó là chuyện làm được dể dàng, ai cũng làm cả nhưng phải đợi khi lớn lên.

Rất quan trọng.

 

Thơ Trần Văn Lương – Mộc Tượng

Dạo:

Vênh vang tượng đứng giữa trời,

Bên trong rỗng tuếch, nào người có hay.

Cóc cuối tuần:

木 像

巍 巍 木 像 傲 寒 霜,

凜 凜 威 風 鎮 四 方.

試 試 小 童 推 像 倒,

始 知 那 像 本 無 腸.

陳 文 良

Âm Hán Việt:

Mộc Tượng

Nguy nguy mộc tượng ngạo hàn sương,

Lẫm lẫm uy phong trấn tứ phương.

Thí thí tiểu đồng thôi tượng đảo,

Thủy tri na tượng bản vô trường.

 

Dịch nghĩa:

Tượng Gỗ

Tượng gỗ cao lớn đồ sộ khinh thường sương lạnh,

Oai phong lẫm liệt áp chế bốn phương.

Thử chơi, đứa bé xô bức tượng ngã,

Mới hay tượng ấy vốn không có ruột (bên trong rỗng không)

 

Phỏng dịch thơ:

Tượng Gỗ

Dềnh dàng tượng gỗ trổ uy phong,

Dẫu tuyết sương rơi, há bận lòng.

Nghịch ngợm, tiểu đồng xô tượng đổ,

Mới hay tượng chẳng có gì trong!

Trần Văn Lương

Cali, 8/2017

 

 

Phiên tòa xử Trần Thị Nga: Bi hay hài kịch? – Từ Thức

Các ông lại diễn trò. Trơ trẽn. Xử án nhưng cấm không cho ai coi. Các ông biết kịch mình diễn quá dở ?

Trong khi giặc Tầu đe dọa ngoài khơi, quân ta chưa đánh đã chạy, các ông không có gì khẩn cấp hơn là mang một người đàn bà tay không, với hai đứa con dại ra xử. Hành hạ một người đàn bà dễ hơn là đánh giặc. ‘’La vengeance est une justice sauvage ‘’ (Sự trả thù là một công lý man rợ. Francis Bacon). Cũng chẳng phải là một sự trả thù, vì có thù oán gì đâu ? Trần thi Nga hay Mẹ Nấm chỉ bày tỏ một chút lòng với đất nước, đang bị lấn chiếm mỗi ngày. Trên đất, trên rừng, trên biển.

Các ông quan tòa, khi đọc bản án người ta viết sẵn, có một chút áy náy , một giây bứt rứt ?  Mười năm cho Mẹ Nấm, người đã nói những điều chính các ông nghĩ, nếu còn lương  trí. Chính các ông nói, nếu có can đảm. Tội của Mẹ Nấm, bà Nga ? Viết báo, biểu tình chống Tầu, chống Formosa, giúp dân bị cướp đất, cướp nhà khiếu kiện. Trước khi bi giam, bà Nga đã bị côn đồ, tay sai của bạo quyền dùng gậy sắt đánh gẫy tay, gẫy chân. Công an cấm hàng xóm mang hai đứa con dưới 12 tuổi lên thành phố kiếm cơm ăn, khi hà bà bị phong tỏa.

Trước khi các ông lên án, xin kể một  chuyện đã và đang làm xôn xao nước Pháp : cách đây 33 năm, một chú bé, Grégory Villemin, bị giết, thả trôi sông. Vụ án đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực, vì ở một xứ văn minh,  sinh mạng một đứa trẻ là chuyện cực kỳ nghiêm trọng, không phải nơi  trẻ em bị bắt cóc , mổ bụng, lấy nội tạng mà nhà nước khoanh tay, vì công an, cảnh sát dành hết thì giờ , sức lực đi hành hạ đàn bà, con nít biểu tình chống Tầu, chống Formosa.

Sau 33 năm, vụ án sẽ được xét xử trở lại, vì người ta tiếp tục điều tra, vừa tìm được những dữ kiện mới. Ông thẩm phán Jean Michel Lambert, người điều tra vụ án từ những ngày đầu, lúc đó còn trẻ, thiếu kinh nghiệm, không kiếm ra thủ phạm. Ở bên Pháp, người điều tra, lập hồ sơ cho toà xử là một thẩm phán độc lập, không phải công an, cảnh sát nhận lệnh của nhà nước. Trong 33 năm, hình ảnh chú bé Grégory , cuộc điều tra thiếu sót , phiên tòa không hoàn hảo, tất cả ám ảnh ông thẩm phán Lambert, ngày nay 62 tuổi. Khi báo chí loan tin vụ Grégory trở lại ánh sáng, ông thẩm phán Lambert chụp một túi nhựa lên đầu tự tử, cách đây vài ngày.

Chuyện Tây và chuyện Việt không liên hệ gì với nhau ? Có, có một liên hệ. Đó là vấn đề lương tâm của quan tòa. Một nơi có những người coi lương tâm hơn cả mạng sống của chính mình. Nơi khác, lương tâm của quan toà là một hư cấu, một chuyện viển vông.

Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi. Tuyên án 10 năm tù một người đàn bà vô tội, thản nhiên như búng tay gọi taxi. Người ta mơ một ông tòa tuyên bố : tôi được lệnh bỏ tù bà, nhưng tôi tuyên trắng án, vì bà vô tội, nhân danh lương tâm quan tòa, nhân danh lương tâm một công dân. Cố nhiên đó chỉ là một giấc mơ

Phiên tòa xử Mẹ Nấm, Trần thị Nga là một hài kịch lố bịch, cũng là một bi kịch. Bi kịch của một xã hội đã đánh mất lương tâm.

 

Thơ Trần Văn Lương – Hắc Dạ Ca –

Dạo:

Chỉ vì vận nước dảo điên,

Đau lòng ngựa đá đêm đêm thét gào.

Cóc cuối tuần:

黑 夜 歌

淒 風 搖 夜 柳,

葉 落 愁 移 鳥.

饑 鶩 弔 殘 碑,

薄 煙 圍 破 廟.

更 長 夢 兆 多,

路 險 車 蹤 少.

石 馬 嘯 空 園,

桑 田 孤 月 照.

陳 文 良

 

Âm Hán Việt:

Hắc Dạ Ca

Thê phong diêu dạ liễu,

Diệp lạc sầu di điểu.

Cơ vụ điếu tàn bi,

Bạc yên vi phá miếu.

Canh trường, mộng triệu đa,

Lộ hiểm, xa tung thiểu.

Thạch mã khiếu không viên,

Tang điền, cô nguyệt chiếu.

Trần Văn Lương

 

Phỏng dịch thơ:

Khúc Hát Đêm Đen

Gió lay cành liễu đêm thâu,

Lá khuya rơi rụng thêm sầu bóng chim.

Mộ bia hoang, vịt đói tìm,

Miếu xưa, khói trắng im lìm vây quanh.

Lắm chiêm bao bởi dài canh,

Vắng xe cộ bởi gập ghềnh lối xa.

Vườn không, ngựa đá thét la,

Ruộng dâu một ánh trăng già lẻ loi.

Trần Văn Lương

Cali, 9/2016

 

Trận đánh Bộ TTM-QLVNCH, hay là ‘chiến công trên giấy… báo?’ –  Tạp ghi Huy Phương

Ðại Tá VNCH Chu Văn Hồ, nguyên chỉ huy trưởng Trung Tâm Ðiện Toán Nhân Viên, Phòng Tổng Quản Trị, Bộ TTM-QLVNCH, hiện cư ngụ tại New Jersey là sĩ quan cao cấp duy nhất có mặt tại Bộ TTM-VNCH vào trưa ngày 30 Tháng Tư, 1975. Ông được Bảy Vĩnh, đại diện quân Bắc Việt, vào tiếp thu Bộ TTM, cấp cho tờ giấy giới thiệu, “tạm thời có nhiệm vụ bảo quản của công!” trong khi chờ đợi các lực lượng Việt Cộng vào.

Theo lời Ðại Tá Hồ, sáng hôm đó, sau khi ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, thì Bộ TTM là một ngôi nhà không chủ, bỏ trống, không còn binh sĩ, chỉ có một số đơn vị trưởng ở lại để “chờ bàn giao” theo lệnh.

Vào khoảng 10 giờ 30 sáng, có một cán bộ Bắc Việt tên Bảy Vĩnh (trên giấy tờ ghi là Quân Ðoàn Trưởng QÐ 2 giải phóng thủ đô) đi trên xe Jeep do một tài xế tên Suốt (phục vụ tại Phòng 7 Bộ TTM làm nội tuyến) đến gặp Ðại Tá Chu Văn Hồ ở Trung Tâm Ðiện Toán Nhân Viên, mượn thang lên treo cờ ở tòa nhà chính, rồi ra về, đến tối mới dẫn một toán quân đi từ cổng số 1 vào. Khi đó, quân phòng thủ Bộ TTM không còn ai nữa.

Bảy Vĩnh đóng quân tại Trung Tâm Ðiện Toán của Ðại Tá Chu Văn Hồ, mấy ngày sau mới bàn giao cho chuyên viên ở Bắc Việt vào.

Theo một bài báo của Tướng Cộng Sản Trần Văn Trà đăng trên tạp chí Ngày Nay, số đề ngày 1 Tháng Năm, 1990, xác nhận người vào Bộ TTM đi bằng xe Jeep, gặp Ðại Tá Hồ, sau đó lên tòa nhà chính cắm cờ với sự trợ giúp của một hạ sĩ là nội tuyến! Không một tiếng súng!

 Chấm hết!

Nhưng theo sách vở và sự tuyên truyền của Bắc Việt, 55 ngày đêm chiến đấu của Việt Cộng là thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng, vũ bão, sáng tạo, và ca tụng kiểu Võ Nguyên Giáp: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, quyết chiến và toàn thắng!”

Nếu với chỉ một chiếc xe Jeep, chiến lợi phẩm lượm dọc đường và một tên lính nằm vùng, Bảy Vĩnh vào Bộ TTM-QLVNCH treo cờ mà không cần bắn một phát súng, đổ một giọt máu, thì trận đánh chiếm miền Nam có còn chi là hào hùng, vũ bão!

Ðể lừa bịp hậu sinh và dân chúng miền Bắc, 10 năm sau, trận chiến này được vẽ lại trên mặt báo:

Trong cuốn “Tự Ðiển Bách Khoa Quân Sử” của Bộ Quốc Phòng CSVN xuất bản năm 2004 tại Hà Nội, do hơn 100 tướng lãnh và hơn 1,000 đại tá viết, trong trang 1023, trong bài “Trận Bộ Tổng Tham Mưu,” đã viết ra những dòng trên giấy, vẽ ra một trận tiến công tưởng tượng như sau:

“Lực lượng địch tại Bộ TTM khoảng 4,400 quân (gồm cơ quan văn phòng, 1 tiểu đoàn tổng hành dinh, 1 tiểu đoàn truyền tin, 1 đại đội quân cảnh, 1 chi đoàn xe tăng thiết giáp, 2 đại đội pháo và súng cối…) Ngoài ra, còn có lực lượng bảo vệ vòng ngoài của hệ thống phòng thủ Sài Gòn. Với sức mạnh áp đảo, sáng 30 Tháng Tư, ta tiếp tục tiến công tiêu diệt các ổ đề kháng và lực lượng phản kích của địch, hình thành nhiều mũi đột phá cổng chính và cổng 1, 2, 3, đồng loạt đánh chiếm các mục tiêu trong Bộ TTM, làm chủ và kết thúc trận đánh lúc 11 giờ 30 phút. Kết quả diệt, bắt và làm tan rã toàn bộ quân địch:

-Thu và phá hủy gần 200 xe quân sự (phần lớn là xe tăng và xe bọc thép),

-Sáu khẩu pháo,

-Bắn cháy hai máy bay trực thăng,

-Thu hơn 3,500 súng bộ binh và nhiều tài liệu quan trọng…”

Trong “Những trận đánh làm nên lịch sử” do nhà xuất bản Quân Ðội Nhân Dân, Hà Nội, xuất bản, bài “Ðánh chiếm Bộ Tổng Tham Mưu:”

“Ðến cổng số 3, Ðại Ðội 6 gặp địch ngăn chặn, súng máy, súng tiểu liên của chúng quét như vãi đạn từ các ô cửa xuống mặt đường, năm chiến sĩ của ta bị thương nặng phải đưa về phía sau. Phải chia cắt để tiêu diệt địch ta mới có thể vào sâu bên trong, chính trị viên Trần Hạng trao đổi với đại đội phó Nguyễn Ðức Dương và lập tức Ðại Ðội 6 tách thành hai mũi. Chính trị viên Hạng chỉ huy mũi thứ nhất vượt qua làn đạn, nhằm hướng Bộ Tổng Tham Mưu tiến vào. Mũi thứ hai do đại đội phó Dương chỉ huy sử dụng M48 bao vây địch ở khu tiếp liệu, tới tấp nã đạn về phía quân ngụy. Chỉ 10 phút sau, tiếng súng địch im bặt.

“Ở ngoài cổng số 6, Ðại Ðội 5 cùng Trung Ðội 2, Ðại Ðội 7 dùng pháo cối chế áp cùng hai chiếc K63, bốn chiếc M48, đột kích thẳng vào khu nhà hai tầng. Nhưng bọn địch đã lập tức di chuyển về phía sân vận động và bắn như điên cuồng về phía quân giải phóng.

“Lúc này, binh lính địch quăng súng, lột áo chạy tháo thân, tiểu đoàn biệt kích dù, tiểu đoàn bảo vệ Bộ Tổng Tham Mưu tan rã nhanh chóng.

“Chỉ một lát sau, lá cờ giải phóng đã tung bay tên nóc nhà Bộ Tổng Tham Mưu ngụy, trong tiếng reo hò của quân ta và nhân dân vùng phụ cận !!!”

Thông Tấn Xã Việt Nam, Tháng Tư, 2015, có bài “Cắm cờ trên nóc Bộ Tổng Tham Mưu:”

“Qua 40 năm nhưng ông Ðông vẫn nhớ như in từng chi tiết với nỗi niềm tự hào của người lính cụ Hồ. Ông kể vào khoảng 11 giờ kém 20 ngày 30 Tháng Tư, 1975 theo đường Trần Xuân Soạn tiến về đường Hàm Nghi, Tiểu Ðoàn 2 đánh thẳng vào cổng số 1 Bộ Tổng Tham Mưu ngụy quyền Sài Gòn. Lúc này cuộc chiến đấu vô cùng ác, Tiểu Ðoàn 2 không thể thọc sâu tấn công được.

“Theo lệnh của chỉ huy trưởng Thiều Quang Nông xe bọc thép tiến vào cổng số 2 Bộ Tổng Tham Mưu. Hai lô cốt bị tiêu diệt, thừa thắng xe bọc thép húc tung cánh cửa Bộ Tổng Tham Mưu tiến vào nội tâm. Lúc này xe tăng của ta và quân giải phóng đồng thời tiến vào đánh chiếm các mục tiêu quan trọng của giặc. Ông Ðông hồi tưởng lại.

“Trong đó, xe bọc thép chờ đội trinh sát của ông Ðông lao thẳng vào tòa nhà ba tầng cao nhất. Ông Ðông nhẩy xuống trước, các đồng đội theo sau hỗ trợ. Phía trong nhà Bộ Tổng Tham Mưu còn rất nhiều giặc. Nhanh trí, ông Ðông đã khống chế một tên địch và bắt dẫn lên lối gần nhất nóc nhà ba tầng.

“Sau khi cả đội lên đủ năm người,mỗi người một nhiệm vụ, phối hợp nhanh chóng cắm được lá cờ của lực lượng giải phóng. Ông Ðông mở ba lô lấy cờ, ông Lại Ðức Lưu tung cờ, ông Ðỗ Xuân Hương lồng cờ vào cán.”

Từ câu chuyện ông Bảy Vĩnh với sự trợ giúp của một anh lính nằm vùng trong Bộ TTM, mượn thang treo cờ, biến thành câu chuyện có đến ba anh chàng trong “toán treo cờ,” anh mở ba lô lấy cờ, một anh tung cờ, một anh lồng cờ vào cán, thật là rắc rối!

Ngoài ra, còn nhiều báo và phim bịa đặt nói về trận đánh Bộ TTM và cắm cờ ngày 30 Tháng Tư, 1975, trong phim có nhiều anh bộ đội chạy lúp xúp, nấp sau gốc cây, nhưng lúc quay phim thì toàn bộ các tòa nhà Bộ TTM đã sơn màu khác rồi!

Trận đánh vào Bộ TTM, lúc thì Cộng Sản cho là do công của Trung Ðoàn 48, khi thì nói là của Biệt Ðộng Sài Gòn.

Phỏng vấn những nhân vật tưởng tượng không tham gia gì trận đánh như Ðại Tá Nguyễn Văn Tàu và Ðại Úy Lương Hoài Nam, và những nhân vật tự nhận là người cắm cờ đầu tiên ngày 30 Tháng Tư, 1975 ở Bộ TTM.

Ðể tìm hiểu sự thật của lịch sử, xin đọc “Lược Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa,” xuất bản năm 2011 (trang 849-854) của các tác giả Trần Ngọc Thống, Hồ Ðắc Huân, và Lê Ðình Thụy, đã in thủ bút của Bảy Vĩnh khi vào gặp Ðại Tá Chu Văn Hồ, chứng nhận Ðại Tá Hồ “đã bàn giao cho cách mạng.” Không có đơn vị Cộng Sản nào đánh chiếm Bộ TTM ngày 30 Tháng Tư, 1975, thì làm gì có việc Bắc Việt đã tiến công bắn hạ hai trực thăng, phá hai khẩu pháo, hàng trăm xe bọc thép, và tịch thu hàng nhìn khẩu súng.

Ðây là những chiến công tưởng tượng chỉ có trên mặt giấy… báo.

Nhất là đoạn văn “cờ được treo trong tiếng reo hò của quân ta và nhân dân vùng phụ cận!” thì quả là phét lác quá sức. Lúc đó có một mình ông Bảy Vĩnh thì “quân ta” ở đâu mà reo, và trong khu vực Bộ TTM rộng lớn ở xa phố xá thì lấy đâu ra dân mà hò?

Cuối cùng thì vẫn là: “Ðừng nghe những gì Cộng Sản nói…” Bệnh mãn tính Cộng Sản là sự dối trá. Viết sử giả tạo không đúng sự thật, cũng giống như người làm chứng gian, để cho đời sau rơi vào sự lầm lạc.

“Chủ nghĩa Cộng Sản và sự dối trá là một; và để chúng ta thấy rằng dối trá là hiện tượng thuộc về bản chất của các xã hội Cộng Sản trên toàn thế giới.” (Bauxit online).

https://www.nguoi-viet.com/nhin-tu-little-saigon/tap-ghi-huy-phuong-tran-danh-bo-ttm-qlvnch-hay-la-chien-cong-tren-giay-bao/

 

Vui cười

Đây là một câu chuyện có thật, xảy ra vào một ngày mùa đông năm 1966 ở nước Mỹ.

Jack quyết định cùng người bạn thân của mình là Paul đến Texas trượt tuyết. Hai người tự lái xe đi. Sau khi xe di chuyển được vài tiếng, họ bất ngờ gặp phải một trận bão tuyết đáng sợ. Không còn cách nào khác, hai người quyết định tạm dừng, đỗ xe trước cửa một nông xá, hỏi nữ chủ nhân diện mạo mĩ miều liệu cô có thể cho họ ngủ lại một đêm hay không. Người phụ nữ giải thích: “Chồng tôi mới mất cách đây không lâu, nếu để hai vị ở lại trong phòng của tôi, tôi sợ hàng xóm sẽ đàm tiếu.”

Nghe vậy, Jack liền nói: “Cô đừng lo, chúng tôi có thể ngủ trong nhà kho chứa đồ. Ngày mai khi mặt trời mọc chúng tôi sẽ đi ngay.” Nữ chủ nhân đồng ý với phương án này. Trước khi đóng cửa, cô liếc nhìn Paul, ánh mắt đầy ý tứ… Buổi sáng hôm sau, trời quang mây tạnh, hai người bạn tiếp tục lên đường.

9 tháng sau, Jack nhận được một lá thư đến từ Texas. Sau khi mở thư ra, anh nghĩ vài phút mới ý thức được rằng lá thư đó đến từ người quả phụ làm nghề luật sư mà anh và Paul đã nhờ cậy trước đây. Jack gọi điện cho bạn: “Paul, cậu còn nhờ người quả phụ xinh đẹp trong nông trang mà chúng ta đã ở nhờ không?”

“Ừ, tôi vẫn nhớ”, đầu dây bên kia trả lời.

“Đêm đó cậu đã dậy và qua phòng ngủ của cô ấy đúng không?”

“Đúng… Tôi thừa nhận tôi đã làm thế”.

Jack tiếp tục hỏi: “Có phải cậu đã dùng tên và địa chỉ của tôi và không cho cô ấy biết tên thật của cậu?”

Mặt Paul đỏ gay, trả lời bạn: “Ừ, tôi đã làm vậy.”

Lúc này, Jack mới tiếp tục nói: “Cảm ơn cậu! Cô ấy vừa qua đời và để tất cả tài sản lại cho tôi