Nga, TC vẫn tin Venezuela trả được nợ

Cac Bai Khac

No sub-categories

Nga, TC vẫn tin Venezuela trả được nợ

BBC
16/11/2017

Venezuela nợ nước ngoài khoảng 140 tỷ đôla.Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionVenezuela nợ nước ngoài khoảng 140 tỷ đôla.
Nga vừa đồng ý tái cơ cấu 3,15 tỷ đô la nợ của Venezuela cho quốc gia đang kiệt quệ này.
Thỏa thuận được thông báo hôm 15/11 theo đó cho phép Venezuela trả các khoản nợ “tối thiểu” đối với Nga trong sáu năm tới.
Thỏa thuận đạt được một ngày sau khi các hãng xếp hạng tín dụng báo động rằng Venezuela không thể trả nợ công đúng hạn.
Venezuela nợ nước ngoài khoảng 140 tỷ đôla.
Chính phủ đã tổ chức một cuộc họp ở Caracas đầu tuần này để thảo luận về tái cơ cấu, nhưng các chủ nợ tham dự cuộc họp nói với báo giới rằng cuộc họp kết thúc mà chính phủ chưa đưa ra bất kỳ đề xuất cụ thể nào.
Các quan chức Venezuela nói chính phủ đã bắt đầu chuyển trả 200 triệu đôla tiền lãi và sẽ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình.
“Venezuela đang nhanh chóng cơ cấu lại các khoản nợ nước ngoài vì lợi ích của nhân dân,” Bộ trưởng Tài chính Simon Zerpa nói hôm 15/11 vào lúc khi ông tuyên bố thỏa thuận đạt được với Nga.

Trung Quốc tin tưởng vào khả năng trả nợ của Venezuela

Nga và Trung Quốc nằm trong số các đồng minh chính của Venezuela, một đất nước vốn dựa vào nguồn dầu mỏ làm chỗ dựa cho nền kinh tế và là nguồn cung cấp tài chính cho chính phủ.
Cựu chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang tiếp đón Tổng thống Nicolas Maduro tháng 8/2015.Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionCựu chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang tiếp đón Tổng thống Nicolas Maduro tháng 8/2015.
Tuy nhiên, giá dầu sụt giảm mạnh đã đẩy đất nước vào cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị.
Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu đã áp đặt lệnh trừng phạt với lý do chính quyền đã có những chính sách đàn áp.
Bộ Tài chính Nga cho biết thỏa thuận được công bố hôm 15/11 sẽ cho phép Venezuela giải ngân để phát triển kinh tế và cải thiện khả năng trả nợ cho tất cả các chủ nợ.
Trước đó, hồi năm 2014 Nga đã đồng ý tái cơ cấu nợ của Venezuela vào năm 2014. Thỏa thuận này dự kiến sẽ hoàn trả toàn bộ trong 10 năm.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng bày tỏ sự tin tưởng vào tình hình tài chính của Venezuela.
“Chúng tôi tin rằng chính phủ Venezuela và người dân có khả năng giải quyết vấn đề nợ của họ một cách hợp lý,” phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói tại một cuộc họp báo.
“Hiện nay, hợp tác tài chính giữa Trung Quốc và Venezuela đang diễn ra như thường lệ.”
Venezuela đã vay mượn hàng tỷ đô la từ Nga và Trung Quốc trong những năm qua, chủ yếu là thông qua các giao dịch đổi dầu lấy các khoản vay.

Nếu Venezuela vỡ nợ?

Thực ra việc vỡ nợ, nếu xảy ra, lại có thể có lợi cho Tổng thống Maduro về ngắn hạn, theo lời Risa Grais-Targow từ công ty tư vấn Eurasia Group.
Tuyên bố vỡ nợ sẽ cho phép ông Maduro chi tiền cho hàng nhập khẩu, thay vì phải dành tiền trả nợ.
Việc này có thể lại giúp ông củng cố vị thế trước khi bầu cử tổng thống năm 2018.
Tuy nhiên, Jan Dehn từ Ashmore Investment Management, lại cho rằng chưa chắc ông Maduro tồn tại nổi nếu vỡ nợ.
“Nó sẽ là cú đánh lớn vào uy tín chính phủ,” ông này nói.

Đầu tư của Việt Nam tại Venezuela

Việt Nam cũng là quốc gia có những dự án đầu tư lớn vào Venezuela.
Ông Đinh La Thăng bên trái trong chuyến thăm làm việc tại Venezuela hồi tháng 4/2011Bản quyền hình ảnhPETROVIETNAM
Image captionÔng Đinh La Thăng bên trái trong chuyến thăm làm việc tại Venezuela hồi tháng 4/2011
Việt Nam bắt đầu quan tâm đến thị trường Venezuela từ năm 2006, trên cơ sở “đề xuất ưu tiên mối quan tâm chính trị kinh tế giữa hai nước”, đặc biệt là trong các lĩnh vực thăm dò khai thác và chế biến dầu khí.
Kể từ đó tới nay, nhiều lãnh đạo cao cấp của hai nước đã đi thăm lẫn nhau, như Tổng thống Chavez tới Hà Nội hồi 6/2006, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đi Venezuela trong 2007 và Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đi Caracas hồi 11/2008.
Hồi 5/2009, tại kỳ họp quốc hội, các dự án liên doanh dầu khí giữa Việt Nam và Venezuela đã được quốc hội phê duyệt, và đưa vào nhóm thuộc “công trình trọng điểm.”
Ông Đinh La Thăng, khi còn là Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã là một trong những người tiền khởi quan hệ hợp tác Việt Nam – Venezuela trong lĩnh vực dầu khí.
Tuy nhiên, các dự án đầu tư của Việt Nam tại Venezuela đã không sáng sủa như mong đợi.
Theo một bài báo thống kê thâm hụt của PVN đăng trên VOV hồi tháng 5, PVN mất 532 triệu đôla sau khi quyết định góp vốn vào một siêu liên doanh khai thác dầu giữa hai nước năm 2010.
Theo số vốn được thu xếp ban đầu, PVN ký hợp đồng góp 40%, và tổng số vốn đầu tư sẽ lên đến 1,825 tỉ đôla bao gồm phí “tham gia hợp đồng”.
Tuy nhiên đến 2013, theo VOV, ban lãnh đạo PVN đã bỏ dự án đi và chấp nhận mất trắng hơn 500 triệu đôla đã trả bằng tiền mặt cho bên Venezuela.