Tổng thống Donald Trump đã gửi ra một thông điệp mạnh mẽ đối với Bắc Hàn, buộc họ phải chấm dứt hành động đe dọa trên đảo Guam.
Thông điệp trên còn khẳng định rằng Bắc Hàn phải chấm dứt hành động khiêu khích đối với Hoa Kỳ, Nam Hàn và Nhật Bản. Nếu Bình Nhưỡng muốn tồn tại. Để chứng tỏ cho thông điệp trên, Bộ quốc phòng Mỹ đã điều động loại máy bay tiêm kích siêu thanh B-1B tối tân từ căn cứ Không quân Andersen tại Guam di chuyển đến Korean Peninsula. Vị trí nầy có thể tiếp cận Bình Nhưỡng rất gần, sát biên giới với Nga, Trung Quốc, Nhật Bản. Đồng thời Hoa Kỳ điều động chiến hạm có trang bị vũ khí hạt nhân USS Ronald Reagan tham gia. Đây là chiến hạm chiến lược dùng để chống lại khi bị đe dọa.
Với trọng tải trên 100,000 tấn, khi cần thiết thủy thủ đoàn sẽ kích hoạt hệ thống rada theo dõi mọi chuyển đông của đối phương để tấn công. Về phía tây đại dương USS Michigan trang bị tên lửa cũng đã sẵn sàng trong tư thể tấn công. Nhiệm vụ của chiến hạm nầy là tiêu diệt mục tiêu chớp nhoáng, yểm trợ lực lượng bộ binh tiến chiếm.
Sự chuẩn bị của Hoa Kỳ trực tiếp nói cùng Bình Nhưỡng rằng họ nên chấm dứt hành động đe dọa đồng minh Nhật Bản và Nam Hàn. Cùng với hành động quan sát căn cứ Không quân Andersen tại Guam và Bộ chỉ huy chiến lược của Nam Hàn trên bản đồ.
Mặc dầu sự chuẩn bị có tính cách chiến lược, tuy nhiên Hoa Kỳ chưa tiến hành một chuyến bay nào của loại máy bay chiến lược B-1B mang tính cách đe dọa Bắc Hàn, cho dù võ mồm của Kim Jong- Un luôn luôn đề cập đảo Guam trong tầm nhắm của Bình Nhưỡng. Điều đáng chú ý hơn nữa trong 3 tuần qua Bắc Hàn đã ngưng thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Một điểm đáng quan tâm hơn, Hoa Kỳ và Nam Hàn đã tiến hành thực tập chiến tranh, nhưng Bắc Hàn vẫn không động tỉnh bằng hành động quân sự, như họ từng tuyên bố trước đây. Như chúng ta biết qua tin hành lang, hiện nay Bạch Ốc có 2 khuynh hướng. Khuynh hướng thứ nhất là Tổng thống Trump muốn cứng rắn với Bắc Hàn bằng quân sự. Nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Rex Tillerson cùng một số cố vấn trong Hội đồng An ninh Quốc gia lại tỏ ra mềm dẽo muốn chọn lựa con đường ngoại giao để giải quyết vấn đề.
Một số các nhà chiến lược Hoa Kỳ đã đề nghị Tổng thống Trump chưa nên đẩy Bắc Hàn vào chân tường, trước khi các biện pháp trừng phạt kinh tế được áp dụng một cách hiệu quả. Trên một góc cạnh khác, chúng ta nhận thấy Bình Nhưỡng sỡ dĩ muốn tồn tại phải sỡ hữu vũ khí nguyên tử. Họ nhìn vào Saddam Hussein và Muamma Gaddafi trong quá khứ, chính vì lý do họ không có nguyên tử nên không thể tồn tại. Và vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn được xử dụng trong 2 mục tiêu chính sau đây:
1, Đảm bảo sự tồn tại của chế độ độc tài. Do đó chương trình nguyên tử chắc chắn họ phải thử nghiệm cho đến giai đoạn thành công.
2, Dùng vũ khí nguyên tử để trao đổi kinh tế. Trong quá khứ Nam Hàn và Mỹ đã viện trợ nhân đạo cho Bắc Hàn qua các chương trình y tế, giáo dục v.v… Chính vì thế, Bình Nhưỡng sẽ dùng phương án nguyên tử như một điều kiện để trao đổi và nhận được viện trợ từ Hoa Kỳ cùng Nam Hàn.
Tạo áp lực lên Bình Nhưỡng
Các nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ đã đưa ra đề nghị chưa nên xử dụng quân đội trong lúc nầy, và cũng sẽ không đàm phán hay đối thoại ở cấp bậc nào trước khi các biện pháp cô lập kinh tế được hiệu quả và được Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc tán thành (đã tán thành). Trong đó có sự đồng tình của 2 thành viên then chốt là Nga Sô và Trung Quốc trên một số điểm. Cho nên Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp quốc, bà Nikki Haley đã cố gắng thuyết phục Nga Sô và Trung Quốc chấm dứt chương trình nhập khẩu dầu hỏa và năng lượng của Bắc Hàn. Dĩ nhiên giải pháp đàm phán cũng đã được đặt trên bàn song song với giải pháp quân sự. Kế hoạch trên trước đây Tổng thống Obama từng áp dụng với Iran trước khi Tehran ngưng chương trình hạt nhân, đổi lại Hoa Kỳ giải tỏa lệnh cấm vận.
Sau lệnh trừng phạt từ Liên hiệp quốc, Bình Nhưỡng đã giảm thiểu 90% hàng hóa xuất khẩu, 30% nhập khẩu năng lượng dùng cho các chương trình hạt nhân. Ngoài ra các tàu bè nghi ngờ buôn lậu vũ khí sẽ bị cấm nhập vào Nam Hàn. Cộng thêm các trương mục tư nhân của viên chức, công ty tư nhân hoặc nhà nước Bắc Hàn trên các ngân hàng thế giới cũng bị ngăn chận không được rút tiền ra. Đối với lệnh trừng phạt mới nhất, bà Đại sứ tại Liên hiệp quốc Haley cho rằng, những nỗ lực trước đây buộc Bình Nhưỡng đàm phán đã thất bại. Tuy nhiên lệnh cấm vận lần nầy sẽ buộc Bắc Hàn phải chấm dứt chương trình hạt nhân…
Con đường đi đến đàm phán.
Như chúng ta biết Nga Sô và Trung Quốc là 2 thành viên then chốt trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, và 2 quốc gia trên còn là nguồn tiêu thụ cũng như cung cấp nhiên liệu nuôi dưỡng Bắc Hàn. Chính vì lẽ đó, Mỹ muốn cô lập Bình Nhưỡng nên họ đã “yêu cầu” hoặc tăng “sức ép” với Bắc Kinh và Moscow chấm dứt các dịch vụ mua bán cùng Bắc Hàn, nếu họ còn muốn giữ quan hệ thương mại với Mỹ.
Mặt khác Hoa Kỳ tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa bảo vệ Nam Hàn và Nhật Bản. Gia tăng hoạt động tình báo nhằm lật đổ Kim Jong- Un cũng như thành lập các tổ chức làm suy giảm tính đoàn kết trong nội bộ. Ngoài ra, ông Vassily Alekseevich Nebenzia, Đại sứ tại Liên hiệp quốc của Nga đã xát nhận trước Hội đồng Bảo an về 4 không của Nga và Trung Quốc là: Không có chiến tranh, không thay đổi chế độ, không thống nhất Bắc Hàn và không thay đổi với lệnh ngừng chiến năm 1953 trên vĩ tuyến 38. Nhưng nếu Bắc Hàn không thay đổi thì “4 không” sẽ trở thành “4 có”.
Nhìn lại từ những vận động của Mỹ và nỗ lực lẫn áp lực để Nga Sô và Trung Quốc ủng hộ Hoa Kỳ, buộc Bắc Hàn phải tuân thủ giải thể chương trình thử nghiệm hạt nhân. Nếu Kim Jong- Un muốn tồn tại. Dĩ nhiên áp lực của Hoa kỳ có sự hậu thuẫn của thế giới. Nhưng Hoa Kỳ vẫn mở một sinh lộ cho họ Kim qua hình thức đàm phán, giống như trường hợp Iran. Và, cho dù Bình Nhưỡng cứng rắn thế nào đi chăng nữa họ cũng sẽ phải tuân theo sức ép của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc và không thể lội ngược dòng, nếu muốn tồn tại./.