Chiến tranh thế giới thứ ba có thể bắt đầu từ đâu?

Cac Bai Khac

No sub-categories

Chiến tranh thế giới thứ ba có thể bắt đầu từ đâu?

Ngày đăng 01-11-2017

BDN 
Những yếu tố ngăn cản xảy ra chiến tranh thế giới thứ 3 đang dần bị phá hủy và hiện có nhiều điểm nóng tiềm ẩn nguy cơ bùng phát.
Tình hình thế giới tiếp tục diễn ra phức tạp, mâu thuẫn giữa các quốc gia, các khu vực ngày càng tăng cao nguy cơ xuất hiện xung đột quân sự ngày càng lớn. Theo nhận định của giáo sư nghiên cứu về hòa bình và xung đột ở Đại học Uppsala, ông Isak Svensson cho biết, nguy cơ xuất hiện các cuộc xung đột vào năm 2018 ngày càng tăng cao và thậm chí có thể châm ngòi cho cuộc chiến tranh thế giới thứ 3.
Theo ông Isak Svensson, có 3 yếu tố rất hiệu quả nhằm ngăn chặn chiến tranh xảy ra, tuy nhiên tất cả chúng đều đang bị phá hủy và phần lớn là do Tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ nghĩa dân tộc phát triển.
Trước đó thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Bob Corker đã cảnh báo rằng, Tổng thống Donald Trump có thể đưa Mỹ vào “con đường dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ ba”.
Và ba yếu tố được ông Isak Svensson nhắc đến ở trên đó là:
1. Các Tổ chức quốc tế
“Một trong những mục tiêu của LHQ, Tổ chức về An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE), EU và các tổ chức tương tự là làm giảm nguy cơ xung đột vũ trang. Tuy nhiên hiện nay ông Donald Trump đang làm tan rã các tổ chức này và dẫn tới chúng bị suy yếu, tầm ảnh hưởng của chúng cũng giảm đi nhiều. Điều này sẽ ảnh hưởng đến nguy cơ xảy ra chiến tranh tăng cao”, ông Isak Svensson nói.
2. Thương mại quốc tế
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã cáo buộc Trung Quốc “cưỡng chế” nền kinh tế Mỹ. Vì vậy, nhiều chuyên gia dự đoán ​​rằng, ông sẽ áp dụng thuế hải quan đối với hàng hóa Trung Quốc và dẫn đến một cuộc chiến tranh thương mại.
Tuy nhiên cho đến thời điểm này, điều đó đã không xảy ra, nhưng những hành động của ông Trump đều cho thấy rằng, ông không đặc biệt quan tâm đến việc khuyến khích tự do thương mại, ông Isak Svensson cho biết.
3. Chế độ dân chủ
Hai nền dân chủ không bao giờ gây chiến với nhau. Nhưng trong những năm gần đây làn sóng chủ nghĩa dân tộc trên thế giới phát triển mạnh và có thể họ sẽ bắt tay với nhau khiến chế độ dân chủ lung lay.
Ông Isak Svensson nhấn mạnh rằng, chủ nghĩa dân tộc đe dọa cả ba yếu tố ngăn cản xảy ra các cuộc chiến tranh.
“Chủ nghĩa dân tộc ngày nay không đơn thuần chỉ ở các quốc gia bên ngoài mà nó đã phân bố và len lỏi vào tổ chức quốc tế: ví dụ ở Mỹ và Anh theo hình thức Breksita, ở EU với Ba Lan và Hungary có thể làm suy yếu mối quan hệ hợp tác giữa các nước thành viên.
Ở Ấn Độ và Trung Quốc đang chịu ảnh hưởng rất lớn của các tư tưởng dân tộc chủ nghĩa giống như Thổ Nhĩ Kỳ và Nga.  Tất cả những điều này cùng với Mỹ ảnh hưởng rất lớn đến 3 yếu tố trên. Và điều này có thể dẫn tới cuộc chiến tranh toàn cầu”, ông Isak Svensson phân tích.
Ông lưu ý thêm rằng, chiến tranh toàn cầu có thế ít xảy ra. Tuy nhiên những căng thẳng giữa các quốc gia và các khu vực gần đây hoàn toàn có thể bùng phát thành một cuộc chiến thực sự. Cuộc chiến này sẽ kéo theo thêm nhiều nước có liên quan và có thể ngày càng lớn lên. Một số khu vực căng thẳng được vị giáo sư này nhắc tới bao gồm:
Bắc Triều Tiên
Đây là điểm nóng thực sự nghiêm trọng liên quan đến các quốc gia: Triều Tiên, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và thậm chí có cả Nga.
Triều Tiên đã tiến hành thử nghiệm vũ khí hạt nhân và tiếp tục phát triển tên lửa mới. Một trong những tên lửa mới nhất đã được thử nghiệm vào mùa hè này, có khả năng vươn tới một số khu vực trên lục địa Mỹ. Tuy nhiên Triều Tiên có trang bị đầu đạn hạt nhân cho tên lửa này hay không không ai có thể xác định được.
Vì chương trình hạt nhân mà hai nhà lãnh đạo Kim Jong-un và Donald Trump đã liên tục khiêu khích lẫn nhau và hứa sẽ đáp trả bằng các cuộc tấn công hạt nhân.
Trước những lời đe dọa của Triều Tiên và thực tế các vụ thử nghiệm tên lửa của nước này ít nhiều khiến Mỹ và liên minh Hàn Quốc và Nhật Bản cũng cảm thấy bị đe doạ. Điều đáng nói là sự  bí mật của chế độ độc tài này của họ lại nhận được sự ủng hộ từ phía Trung Quốc.
Ông Niklas Swanström, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Chính sách An ninh và Phát triển tại Thụy Điển nói: “Trước mắt, khu vực nguy hiểm và nóng nhất là bán đảo Triều Tiên”.
Tuy nhận được sự ủng hộ từ Trung Quốc nhưng khả năng Trung Quốc bảo vệ Bắc Hàn rất nhỏ. Điều này chỉ xảy ra khi mối đe dọa trực tiếp tới lợi ích của Trung Quốc, ví dụ Hoa Kỳ đưa quân tới biên giới Trung Quốc và Triều Tiên hoặc một cái gì đó tương tự.
Ông Isak Svensson đồng ý rằng Triều Tiên là đáng lo ngại nhất, vì tình hình ở khu vực này không thể đoán trước được.  Đặc biệt ở khu vực này không hề có một tổ chức hay một yếu tố nào đó có thể bảo đảm an ninh khu vực, vì vậy nếu xung đột quân sự xảy ra sẽ bùng phát rất nhanh.
 Biển Đông
Trong vài năm trở lại đây khu vực biển Đông trở thành điểm nóng trước mưu đồ của Trung Quốc. Nếu cuộc xung đột này xảy ra sẽ liên qua đến các quốc gia: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei.
Theo ông Isak Svensson, đây cũng là một trong những khu vực căng thẳng nghiêm trọng nhất.
“Tranh chấp trong khu vực này trong năm qua đã diễn ra rất căng thẳng. Khả năng xảy ra xung đột quân sự không lớn nhưng nếu xảy ra hậu quả sẽ rất thảm khốc. Xung đột ở khu vực này có thể có vũ khí hạt nhân, có một liên minh rất lớn giữa nhiều nước với nhau, vì vậy cuộc chiến giữa các bên sẽ rất khó lường”.
Mặc dù đang trong tình trạng tranh chấp nhưng bắt đầu từ năm 2014 Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành đảo hóa các bãi đá ngầm và xây dựng cơ sở ban đầu. Hành động này của Trung Quốc ngay lập tức bị lên án và trở thành đề tài trong các cuộc họp quốc tế. Tuy nhiên chừng đó vẫn chưa đủ, Trung Quốc đã cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng, sân bay và nhiều công trình khác phục vụ mục đích quân sự.
Hành động này của Trung Quốc bị phía Mỹ kịch liệt phản đối. Tuy nhiên trước thực tế tiềm lực quân sự cũng như kinh tế của Trung Quốc ngày càng lớn mạnh khiến Mỹ cũng phải dè chừng, mọi hành động phản đối chỉ dựa trên hoạt động ngoại giao.
Thậm chí giám đốc Viện phòng thủ FOI, ông Niklas Granholm đã tuyên bố rằng, thế kỷ 21 sẽ đánh dấu mối quan hệ mới giữa Trung Quốc và Mỹ. Trên thế giới sẽ diễn ra sự thay đổi quyền lực cũng như tầm ảnh hưởng của họ. Hiện tại sức mạnh Trung Quốc đang không ngừng tăng lên còn sức mạnh của Mỹ đang ngày càng giảm. Vì vậy mối quan hệ giữa hai cường quốc này sẽ đóng vai trò quan trọng nhất.
Ông Niklas Svanstrom nhấn mạnh rằng, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ sẽ tiếp tục căng thẳng trong một thời gian dài. Mối quan hệ này ở mức nào sẽ là thước đo quyết định chiến tranh thế giới thứ 3.
Ấn Độ – Pakistan
Khu vực tranh chấp giữa hai nước này tiếp tục trở nên căng thẳng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Nếu cuộc xung đột này xảy ra nhiều khả năng sẽ liên quan đến các quốc gia: Ấn Độ, Pakistan, Mỹ, Trung Quốc, Nga.
Thực tế tranh chấp giữa khu vực phía bắc tỉnh Kashmir chỉ diễn ra giữa Ấn Độ và Pakistan. Rất nhiều cuộc xung đột tranh giành quyền lợi ở khu vực này đã diễn ra và tiếp tục trở thành một trong những nguyên nhân có thể dẫn tới một cuộc xung đột quy mô lớn.
Mâu thuẩn giữa hai quốc gia này ngày càng tăng lên sau khi 18 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng trong một vụ tấn công liều chết vào một căn cứ quân sự tháng 9/2016. Sau sự kiện này Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ấn Độ đã tuyên bố rằng: “Pakistan – là một quốc gia khủng bố và cần phải cách ly”. Tuy nhiên phía Pakistan kiên quyết phủ nhận các cáo buộc liên quan đến sự kiện này.
“Mối quan hệ giữa Ấn Độ và Pakistan luôn luôn ở trạng thái căng thẳng, hiện tại tình hình không quá leo thang mạnh mẽ nhưng tiềm ẩn nguy cơ rất lớn trong tương lai”, ông Isak Svensson nói.
Cả hai quốc gia này đều được coi là cường quốc hạt nhân, mỗi nước được cho là có hơn 100 đầu đạn hạt nhân. Khả năng chính quyền hai nước tiến hành cuộc chiến tranh hạt nhân là rất nhỏ nhưng nếu các nhóm khủng bố trở thành lực lượng trung gian kích động không phải là không thể, chuyên gia phân tích, chuyên gia về vũ khí hạt nhân tại trung tâm Belfer Harvard, ông Matthew Bunn cho biết.
Các chuyên gia tin rằng, Ấn Độ sẽ tuân thủ chính sách không sử dụng vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên họ đưa ra giả thiết, trong trường hợp xảy ra xung đột quân đội nước này sẽ chống lại các cuộc khiêu khích và tấn công vào lãnh thổ Pakistan. Quân đội Pakistan trong trường hợp không thể chống đỡ buộc họ phải sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật để tự vệ và có thế biến cuộc xung đột nhỏ thành một cuộc chiến tranh hạt nhân toàn diện.
Ông Niklas Svanstrom lưu ý rằng, dù xác suất rất nhỏ nhưng hoàn toàn có thể xảy ra. Một khi giữa hai nước này xảy ra chiến tranh, với mối quan hệ thân thiết giữa  Pakistan-Trung Quốc và Ấn Độ-Nga, thậm chí thêm cả Mỹ ở khu vực này sẽ bị kéo theo. Trong trường hợp này cuộc chiến sẽ bùng phát và không thể kiểm soát.
Khu vực Baltic
Ông Niklas Granholm đã tuyên bố rằng, nguy cơ xung đột rất lớn có thể xảy ra ở vùng Baltic do tham vọng của Nga ngày càng tăng lên.
Khu vực biển Baltic nằm trong số các không gian hợp tác phức tạp nhất giữa Nga và NATO. Những nước thành viên NATO như Estonia, Latvia, Litva và Ba Lan là các quốc gia sau Chiến tranh Lạnh của liên minh này – khu vực cọ xát trực tiếp với người láng giềng phía Đông. Kể từ năm 2014 sau khi sát nhập Crimea, các nước này cùng với NATO đã ngừng hợp tác với Nga trong lĩnh vực an ninh.
Kể từ đây quan hệ Nga và NATO trở nên căng thẳng và ngày càng sâu sắc hơn. Nga bị xem là thách thức chính đối với an ninh của các nước vùng Baltic cũng như NATO, còn việc kiềm chế Nga được xem là một trong yếu tố cần thiết.
Trong tình hình này khu vực Baltic là một trong những mắt xích yếu nhất. Chính tại đây có thể xảy ra một cuộc leo thang tiếp theo, dù có thể là không chủ định.

Tất cả bài đăng tải trên thể hiện quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả. BBT