Khi ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mơ sảng về tăng trưởng bong bóng GDP của VN

Cac Bai Khac

No sub-categories

Khi ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mơ sảng về tăng trưởng bong bóng GDP của VN

25/10/2017

Trong hồ sơ bài báo: “Kinh tế tăng trưởng mạnh, GDP bình quân đầu người ước đạt 2.400 USD”. Link:  http://dantri.com.vn/kinh-doanh/kinh-te-tang-truong-manh-gdp-binh-quan-dau-nguoi-uoc-dat-2400-usd-2017102310015457.htm
Đại biểu dùng 4 ý để nhận xét về Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
 Trước hết ta nhắc lại là năm 2016 thì WB bút ghi cái GDP bình quân đầu người điều chỉnh theo lạm phát, theo tổng dân số 92,7 triệu dân thì thu nhập ấy của VN là 2.185,69 $, ta làm chẵn con số 2.185,7 $ (GDP là 202,62 tỷ $ làm chẵn 203 tỷ $). Và dự báo thống kê biết trước cả hơn 1-năm nay khi chính phủ VN đặt ra chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2017 đạt mức 6,7% thì chính phủ này đã cho ra con số GDP năm 2017 đạt quy mô là 224,6 tỷ USD (lợi tức thu nhập bình quân đầu người là 2.400 $). Tức là GDP của VN năm 2017 sẽ tăng thêm được 22 tỷ $ (thu nhập bình quân đầu người của người dân VN tăng lên 214,3 $) thì quả nhiên là sự lãnh đạo siêu đỉnh cao trí tuệ của ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc này. Nếu mà hết nhiệm kỳ đến năm 2021 thi thu nhập bình quân đầu người ở VN sẽ tăng thêm “ngàn đô” nữa.
Nếu tính theo dựa trên sức mua trên sức mua tương đương PPP, có lẽ nền kinh tế VN năm 2017 sẽ sản xuất ra con số vĩ đại lớn hơn cả khối dự trữ ngoại hối của Thụy Sĩ cả mấy trăm tỷ $. Lợi tức thu nhập PPP sẽ đạt hơn 8.000 $ và hết nhiệm kỳ ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thì sẽ đưa nền kinh tế VN có mức thu nhập trung bình mà từ nền kinh tế con Mèo chuyển sang con Hổ Châu Á thì quả là đáng ngại.
Ôi thôi trước hết tôi hay ngạc nhiên là giới chức lãnh đạo chính phủ VN họ có tài bẩm sinh là tiên báo dự đoán chính xác cao về “chỉ tiêu đề ra trong kinh tế”. Thậm chí là cuối năm 2015 để bàn giao nhiệm kỳ và đến đầu năm 2016 thì họ đã đưa ra con số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế cho kế hoạch 5-năm với con số 6,7%, rồi 6,8%, đặc biệt là đưa ra tiên báo là dự báo chính xác cao độ con số tăng trưởng GDP đạt được 6,7% cho năm tài khóa 2017 này mà nó chính xác đến cao độ thì quả nhiên là họ có bộ não và cái đầu vĩ đại hơn cả những lãnh đạo Ngân hàng trung ương Mỹ là FED, rồi ECB, BoJ,… làm thay nhiệm cụ của chính phủ các quốc gia ấy thì đều thất bại cả chục năm, ECB, BoJ thì đeo đuổi mục tiêu đưa nền kinh tế ra khỏi giảm phát và cứ đứng ngó con số lạm phát tiêu chí 2% mà chả bao giờ đạt được, và họ từ bỏ đề ra chỉ tiêu dự báo kinh tế trong ngắn hạn, và trung hạn là không chắc chắn trong dự báo 6 tháng (VN thì dự báo cả 5-năm thì sai số đạt được 99,99%) thì rất phi thường.
Tôi thì thầm nghĩ là ông Thủ tướng Nhật– Shinzo Abe nên dẹp cái chính sách kinh tế “Abenomics” đã mấy năm rồi kể từ khi vào tháng 12/2012, khi ông Shinzo Abe trở lại làm Thủ tướng Nhật Bản đã hứa hẹn đưa kinh tế Nhật ra khỏi giảm phát thúc đẩy tăng trưởng GDP mà bất thành là thất bại liên tiếp dù đã cố lắp cả 3 hay 4 cái mũi tên bắn vào con số mà Shinzo Abe đeo đuổi thì đều bắn chật lất cả mấy năm rồi mà vẫn chưa thể biết thành công hay thất bại. Có lẽ Shinzo Abe nên mời ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các giáo sư tiến sĩ kinh tê quốc doanh nhà nước VN sang yểm trợ là “học tập kinh nghiệm của VN” thì sẽ dễ dàng đưa kinh tế Nhật bì đình đốn cả 5-năm rồi, nền kinh tế bơm ra cả 2,7 ngàn tỷ $ vậy mà Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của kinh tế Nhật Bản cũng chả làm tăng được 1 đô la nào kể từ năm 2012 mà trái lại GDP của Nhật còn sụt tới 1.264 tỷ $ tính đến năm 2016, và với cái đà này thì Nhật sẽ bị VN đuổi kịp chỉ là thời gian không xa. Hãy nhớ răng tổng số tài sản mà BoJ hiện đang nắm giữ nợ ấy để kiềm chế lãi suất thấp nay đã trên mức 520 ngàn tỷ JPY, tức là lớn hơn cả FED nắm giữ nợ tài sản bơm ra và thu về tờ giấy ợ của doanh nghiệp và các ngân hàng lên tới 4.000 tỷ $ (BoJ là khoảng 4,530 tỷ $). Vậy mà vẫn không đưa được kinh tế Nhật ra khỏi suy thoái.
Trở lại hồ sơ bài báo này, tôi thì tính xem, cái nền kinh tế VN được cho là đầu tư vào GDP rất lớn. Đối với VN có lẽ họ làm tăng được 1 USD cho cái GDP bị nghiện ngập thuốc tăng trưởng kia thì có lẽ VN phải đi vay hay in bạc bơm ra đến ít nhất 6 $ hay 7 $. Tức là để làm tăng thêm 22 tỷ $ cho cái GDP năm 2017 có lẽ họ bơm tiền vào nền kinh tế lớn lao mấy chục tỷ $, rốt cuộc cái GDP dù tăng nhanh kia càng cao thì thuế người dân phải trả lại cao hơn, sức mua của người dân thì rơi xuống theo hướng ngược chiều cái GDP tăng cao bay bổng bất ổn kia. Vì thực chất cái GDP của VN đang làm ra là đang làm thuê cho các doanh nghiệp FDI thôi, như là Samsung chẳng hạn, và họ sẽ lấy cái tăng trưởng GDP ấy của VN gửi về nhà bên Hàn Quốc chứ dân VN thì chẳng được hưởng gì cả mà chỉ được hưởng công ăn việc làm thôi.
Bởi vì nếu tăng trưởng GDP tốt đẹp do mình tạo ra mà không chất thêm nợ, hay không do doanh nghiệp FDI đóng góp thì lẽ ra nhà nước VN cần tăng lương cho công chức họ, nhưng họ lại cắt giảm, rồi đề xuất đến năm 2018, Bộ trưởng trở lên mới được mua sắm xe công, vế bên kia thì người dân thì đề xuất đến năm 2020 thì tăng học phí ĐH công lập có thể lên tới 5 triệu đồng/tháng, dân lập thì không biết tăng bao nhiêu, có lẽ tăng gấp bội, đã thế người ta còn đưa ra lịch trình “cách giảm lương hưu lao động nữ”,… nó trùng hợp việc WB khuyến cáo VN phải thanh toán nợ nần một phần vay đáo hạn dồn dập cũng trùng hợp khoảng thời gian đó thì tăng trưởng GDP cao để làm gì cho khổ hạnh. Bởi vì các nước có GDP sút giảm như Singpore, Nhật,  Đức, Thailand, Malaysia, Saudi Arabia, Đài Loan, Thụy Sĩ, Áo, Thụy Điển, Qatar, United Arab Emirates  (Các tiểu vương quốc Arập Thống nhất),… sút giảm, vậy mà công dân họ sống rất thoái mãi vì chẳng lo chả nợ bên ngoài, tiền thuế hay tiền ngân sách tự điều chỉnh, thậm chí nhiều nước chả thu thuế mà chính phủ tự nguyện đóng thuế cho dân như đề nghi trả lương cho trẻ em, đề nghị trả lương cho những người không lao động, đề nghị tặng tiền thưởng hậu hĩnh cho cặp vợ chồng nào sinh nhiều con, và nhà nước nuôi và bao ăn hội miễn phí , rồi đề xuất thưởng tiền cho hộ gia đình nào dùng nhiều điện, vì có một số quốc gia Bắc Âu sản xuất thừa điện,….

Mời xem Video: Đại Án VN Pharma đang nóng: Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường xuất hiện ở Trung Quốc làm gì?

 

Ôi thôi tôi nói ra thì người ta bảo cái bà Phương Thơ nói láo và không tin, nhưng đó là sự thật bẽ bàng mà người ta cần chấp nhận nó, kể cả chấp nhận ưu đãi cho Samsung, vì bây giờ ngay cả Samsung mà rút vốn di dời nhà máy sang nước khác thì cái GDP bay bổng kia sẽ rợi thẳng xuống mặt đất.
(*) Nền kinh tế VN dựa vào ngoại thương là xuất nhập khẩu quá lớn so với GDP của họ là rất rủi ro. Nếu tính theo kích thước GDP của VN thì tổng xuất nhập khẩu của VN lớn hơn TQ rất nhiều lần so với GDP. Bởi vì năm 2016, tổng xuất nhập khẩu của TQ chỉ vào khoảng 3.700 tỷ $ mà thôi so với GDP 11.199 tỷ $ của họ. Trong khi VN dẫn nguồn cơ quan thống kê nước này cho hay trong năm 2016 thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả quốc gia đạt hơn 350.74 tỷ $ (so với GDP 203 tỷ $ năm 2016) thì qua đó cho thấy VN đang xuất khẩu giúp thiên hạ bằng việc bán rẻ hao hụt tài nguyên và nhân lực quá lớn, và gia công cho thiên hạ cả về cái GDP kia thì đúng là chuyện không thể để nó kéo dài như vậy mãi được, đó là họ cần phải đổi mới là cần có những người lãnh đạo có tư duy hiểu rộng về kinh tế thị trường để mà cân bằng lại thị trường đầy lãng phí này. Đó là VN họ cần coi lại chiến lược cân bằng lại trong kinh tế bằng việc chú ý nâng cao sức mua tiêu thụ trong nước của người dân họ.
Thơ Phương
Chuyên gia kinh tế của Morganstanley – Hoa Kỳ
(Blog Thơ Phương)