Tin Việt Nam – 22/10/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 22/10/2017

VN: Người Hmong ‘vươn lên qua đạo Tin Lành’

Seb RumsbyGửi cho BBC Tiếng Việt

Vùng cao ở Việt Nam đã chứng kiến sự thay đổi tôn giáo mạnh mẽ của một dân tộc thiểu số bị gạt bên lề xã hội trong suốt ba thập niên qua.

Kể từ thập niên 1980, từ chỗ đạo Tin Lành hầu như không được nhắc đến ở vùng núi phía bắc Việt Nam, đến nay khoảng 300.000 trong số 1.000.000 người Hmong là tín đồ Tin Lành.

Theo thời gian, những tác động của việc thay đổi tôn giáo đối với xã hội, kinh tế và chính trị ngày càng khó bỏ qua, từ việc bị ngược đãi, di dân đến việc thay đổi lối sống và các quan hệ mới về giới.

Lập ‘Viện Đạo Đức’ và Điểm tin tức tuần

TQ bắt 18 người của giáo phái chống Cộng

Phật giáo Tây Tạng với sự sống và môi trường

Tinh thần dân tộc Hungary và Việt Nam

Đức tin từ ‘phát thanh sóng ngắn’

Ngày nay có khoảng 4 triệu người nói tiếng Hmong sống rải rác khắp các biên giới Trung Quốc, Việt Nam, Lào và Thái Lan, cộng với lượng người di cư đáng kể đang sống ở Mỹ và Úc.

Bản sắc dân tộc chung được họ tạo dựng trên các phương ngữ thông hiểu được, và tên của các dòng họ giống nhau, dù sống ở đâu.

Gần giống với người Kurd ở Trung Đông, người Hmong tách ra thành một số nhóm lớn nhưng lại bị gạt ra ngoài lề. Trong suốt Chiến tranh Lạnh, người Hmong bị mắc kẹt trong cuộc xung đột giữa hai phe: cộng sản và lực lượng của Hoa Kỳ. Tướng Vàng Pao lừng danh chống Cộng được CIA ở Lào tài trợ.

Khi Thiên Chúa giáo bắt đầu lan rộng tại vùng cao Việt Nam vào cuối những năm 1980, điều ngạc nhiên là tại đây không có sự hiện diện của các nhà truyền giáo nước ngoài.

Sự phát triển này bắt nguồn từ việc dân làng tình cờ phát hiện một chương trình phát thanh từ Manilla, truyền bá Phúc âm bằng tiếng Hmong. Hào hứng vì nghe được ngôn ngữ của mình trong không trung, những người này liền nói với hàng xóm và họ hàng để cùng dò kênh nghe. Các bản tin và thông điệp truyền đi nhanh như đám cháy rừng.

Đàn áp tôn giáo và các phản ứng

Trước sự lớn mạnh của đạo Tin Lành trong người Hmong, chính quyền Việt Nam phản ứng bằng cách bác bỏ, và không công nhận sự tồn tại của đạo này, phát tán các ấn phẩm tuyên truyền chống lại đạo này và hạn chế sự tự do tín ngưỡng.

Phật giáo Tây Tạng với sự sống và môi trường

Lenin từng cấm lễ Giáng Sinh không thành

Vị giám mục tự phong bị cả Vatican và TQ ruồng bỏ

Với lịch sử đấu tranh chống đế quốc phương Tây, chính phủ buộc tội “các thế lực thù địch bên ngoài” thúc đẩy đạo Tin Lành để làm suy yếu niềm tin của người dân vào chủ nghĩa cộng sản và gây bất ổn xã hội dọc theo các biên giới chiến lược quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Theo các tổ chức nhân quyền, những người vào đạo Tin Lành bị chính quyền địa phương đe doạ, bắt giữ, phạt tiền, bị đánh đập, bị tịch thu tài sản và buộc phải từ bỏ đức tin.

Nhiều người Hmong đã trốn chạy sang Lào, Thái Lan và các vùng khác của Việt Nam để tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn.

Sự đàn áp tôn giáo đã giảm bới trong những năm gần đây. Tuy vậy các nhà thờ mới vẫn rất khó có được sự công nhận chính thức.

Kỳ thị tôn giáo vẫn tiếp diễn khi những người theo đạo Tin Lành bị từ chối cấp học bổng hoặc vào làm viên chức nhà nước, điều được cho là cách duy nhất để có được thu nhập ổn định ở các vùng núi làm nghề nông.

Những kết nối mới và cơ hội mới

Người Hmong đang ở vị trí dưới cùng của hệ thống cấp bậc các nhóm dân tộc Việt Nam, với mức nghèo đói cao nhất và trình độ học vấn thấp nhất.

Vì sống ở các địa bàn sâu và xa, họ không được hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế chung của Việt Nam. Những sáng kiến phát triển do địa phương khởi xướng thường có kết quả đáng thất vọng vì thành kiến sắc tộc và những hiểu lầm văn hóa.

Thủ Thiêm và di sản kiến trúc tôn giáo

Kỳ lạ người Nhật ăn Giáng Sinh với gà rán KFC

Đàn ông VN thấp nhất các nước ASEAN?

Tuy nhiên, một số tín đồ đạo Tin Lành người Hmong hiện nay có thể tiếp cận các nguồn tài trợ, các thông tin mới và sức mạnh mới thông qua các mạng lưới tôn giáo.

Ví dụ, nhiều trường Kinh Thánh ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho phép học sinh dân tộc thiểu số học tập và sống ở đó với mức phí tối thiểu.

Sinh viên Hmong học nhiều về thần học. Họ được tiếp xúc với môi trường đô thị và sau khi tốt nghiệp, họ sẽ mang về bản làng tư duy mới và cách kiếm sống mới.

Nhiều lãnh đạo Giáo hội cũng liên kết với các nhà truyền giáo và các tổ chức nước ngoài trong các đại nghị đạo Tin Lành. Một vài người trong số họ có mong muốn tài trợ cho các nhà thờ hoặc cho các sáng kiến giảm nghèo.

Quốc hội VN: Súng kíp, đám ma và khỉ

9 điều khác biệt Nam-Bắc Hàn

Thay đổi lối sống và xu hướng về giới

Ngay cả những cán bộ nhà nước luôn có thái độ ác cảm trước đây cũng thừa nhận một số mặt tích cực của các tín đồ đạo Tin Lành người Hmong. Chẳng hạn, khi cải đạo, các tín đồ được khuyên bỏ rượu và thuốc lá.

Vì bạo lực gia đình có liên quan chặt chẽ với tình trạng say xỉn, phụ nữ Hmong nhận thấy đạo Tin Lành là một con đường để họ được trao quyền. Họ thường cải đạo đầu tiên, sau đó thuyết phục chồng cải đạo theo mình.

Mặc dù phần lớn các linh mục là đàn ông, phụ nữ lại chiếm đa số trong các giáo hội và họ thường đi đầu các hoạt động của nhà thờ.

Mặt khác, bia rượu vẫn là thứ kết nối đàn ông nên bỏ rượu đã tạo nên xung đột giữa người theo đạo Tin Lành và người không theo đạo này.

Gia đình và cộng đồng đã bị chia rẽ khi cả hai bên đều có thù oán và hiểu lầm đối với nhau, lại được đẩy cao bởi những cáo buộc của chính quyền về hoạt động tôn giáo.

Hủy hoại hay bảo tồn văn hóa?

Một mối lo ngại khác là các tín đồ đạo Tin Lành Hmong thường từ chối nghi lễ và cúng bái truyền thống. Nhiều pháp sư người Hmong và người không theo đạo Tin Lành sợ rằng văn hoá của họ đang bị mai một đi.

Chính phủ cũng khá lo lắng vì ngành du lịch của các dân tộc vùng cao đang được thúc đẩy bằng cách đưa các tín ngưỡng văn hoá và phong tục ra trưng bày.

Người Hmong đạo Tin Lành thì phản đối cáo buộc này.

Khi học Kinh Thánh Hmong, họ tuyên bố là họ đang bảo tồn ngôn ngữ và chữ viết, một khía cạnh quan trọng của văn hoá mà không còn dạy trong trường nữa.

Các vấn đề vừa nêu có lẽ sẽ ngày càng dễ nhận thấy hơn khi mà đạo Tin Lành tiếp tục lớn mạnh trong cộng đồng người Hmong và các nhóm dân tộc khác ở Việt Nam.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của Seb Rumsby, người hiện đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ ở Đại học Warwick, Anh Quốc.

http://www.bbc.com/vietnamese/forum-41657205

 

Thanh niên Scotland ‘bị bắt cóc’ được tìm thấy ở Việt Nam

Một thanh niên 23 tuổi người Scotland nghi là bị bắt cóc ở Việt Nam đã được tìm thấy còn sống, gia đình anh cho hay.

Connor Leslie, đến từ Newtonhill, hạt Aberdeenshire, Scotland, được nhìn thấy lần gần đây nhất vào khoảng 02:30 giờ địa phương tại Hà Nội.

Anh đi taxi cùng nhóm bạn và những người này đã xuống xe, nhưng dường như chiếc xe tăng tốc trước khi Leslie kịp xuống xe.

Gia đình Leslie cho biết cảnh sát Việt Nam đã tìm thấy anh ta.

Lập ‘Viện Đạo đức’ và Điểm tin tức tuần

‘Tìm thấy thi thể’ du khách Anh ở Việt Nam

Du khách Anh bị tù vì làm chết cảnh sát Bali

Hiện chưa rõ Leslie đang ở đâu và tình trạng của anh thế nào.

Người nhà của Leslie đã đăng tin về chuyện anh biến mất trên Facebook sau khi anh được nhìn thấy lần gần đây nhất tại 395 Lạc Long Quân, quận Tây Hồ.

Scott Leslie, anh họ của Leslie nói cả gia đình “rất sợ hãi” trong lúc chờ tin anh.

“Connor là người cuối cùng trong nhóm xuống xe và người lái taxi nhấn ga trước khi cậu ấy có thể ra khỏi xe”, anh nói với BBC Scotland.

Có tin cho rằng nhóm này có thể đã cãi cọ với tài xế taxi về khoản tiền cước.

Ông Scott nói thêm: “Thật tuyệt khi biết tin đã tìm thấy em tôi nhưng chúng tôi không biết cậu ấy đang ở đâu. Chúng tôi chỉ muốn cậu ấy về nhà.”

Bạn bè và gia đình không thể liên lạc được Leslie và anh họ của anh nói rằng app nhắn tin trên điện thoại của Leslie offline trong khoảng 17 giờ.

Connor Leslie làm trong ngành dầu khí, cùng một nhóm bạn vừa bắt đầu kỳ nghỉ ở Việt Nam trước khi đi đến Úc.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41675872

 

Từ câu chuyện cây xăng Nhật

Nguyễn Tường Thuỵ

Nhiều người nhận xét, những chuyện bình thường ở các nước văn minh nếu xuất hiện ở Việt Nam thì đó lại là chuyện lạ. Nói cách khác, những việc làm tốt được dư luận khen ngợi thì đó là chuyện bình thường ở các nước khác. Nhận xét này đúng, và vì thế làm cho chúng ta đau lòng. Ví dụ nhặt được tiền trả lại người mất, cảnh sát dẫn người già qua đường… đều gây xôn xao trên báo chí. Nhiều người nhất quyết không tin, phân tích hình ảnh rồi kết luận là… diễn.

Gần đây, một cây xăng Nhật – cây xăng nước ngoài đầu tiên tham gia vào thị trường bán lẻ xăng dầu ở Việt Namđã thu hút rất nhiều sự quan tâm của báo chí, cư dân mạng và toàn xã hội nói chung. Đó là cây xăng của Công ty xăng dầu Idemitsu Q8 (IQ8) ở Khu công nghiệp Thăng Long.

Điều quan tâm của người tiêu dùng là ở những điểm khác với các cây xăng VN: nhân viên cúi chào khi khách hàng đến; hỏi khách hàng về loại nhiên liệu, số lượng cần mua, đề nghị khách hàng tắt máy, mở nắp bình xăng, mời khách kiểm tra đồng hồ xăng, nhận tiền của khách, cảm ơn và chào khách, lại tranh thủ lau kính, lau gương cho khách nữa. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hơn cả là trạm xăng này cam kết thiết bị đo chính xác đến 1 phần vạn, nghĩa là nếu mua 50 nghìn tiền xăng thì sai lệnh nếu có chỉ là 5 đồng.

Ngày khai trương cửa hàng còn thưa thớt. Rồi tiếng lành đồn xa và nhờ báo chí VN, dân mạng nhiệt tình PR, những ngày sau đó đông dần đến nỗi nhân viên của cây xăng đôi khi không thể cúi chào hết từng khách hàng một.

Cũng phải thôi, tâm lý khách hàng là đồng tiền bỏ ra là thật thì họ cũng muốn nhận lại hàng thật và đầy đủ. Ngoài ra, họ muốn trải nghiệm tâm trạng được đối xử tử tế ra sao. Có người đánh ô tô đi 30 km đến chỉ để có được sự trải nghiệm đó. Không phải người Việt Nam bị bạc đãi, bị đối xử cục cằn, thô lỗ quen rồi nên không thích được đối xử tử tế. Trong dân gian chẳng đã có câu “Chẳng được ăn thịt ăn xôi/ Thì được lời nói cho tôi vừa lòng” đó sao.

Nhưng ngược lại với người tiêu dùng, giới kinh doanh xăng dầu và số ủng hộ “hàng nội” ở VN có vẻ khó chịu. Sau khi cây xăng của IQ8 khai trương, nhiều cây xăng lập tức treo băng rôn “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”. Điều buồn cười ở chỗ VN còn phải nhập xăng dầu về bán, tức là họ đang bán xăng ngoại mà hô dùng hàng VN thì khác nào nói đừng mua xăng của chúng tôi nữa. Phải chăng ý thật của họ là người Việt Nam hãy làm giàu cho người Việt Nam?

Có người cho rằng việc Giám đốc Nhật cúi chào khách là “tung chiêu mới”. Thực ra đó chẳng phải là chiêu gì hết mà đó là phong cách, là văn hóa của của người Nhật đã ăn vào tiềm thức của họ chứ đâu phải là chiêu mới. Để có được phong cách gần giống như phong cách Nhật, các nhân viên người Việt của IQ8 phải học tới 3 tháng. Từ lúng túng, ngượng ngập ban đầu, họ đã thấy thoải mái với phong cách đó, chứ đâu phải chuyện giả vờ mà được. Còn ông Nguyễn Duy Hưng Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn nêu ý kiến trên Facebook cá nhân, việc cúi chào khách hàng chẳng có gì đáng ca ngợi, nó giống như bà bán bún cho con nít kẹo. Ông ta so sánh thế, rõ ràng là đã xúc phạm đến người tiêu dùng.

Lại một facebooker viết, đại ý mua xăng của Nhật chỉ làm giàu cho đại gia Nhật, tiền nó mang về Nhật, còn mua xăng VN dù có thiệt thòi, bị ăn bớt thì vẫn vào túi người VN. Luận điệu này tương tự luận điệu tôi đã nghe từ một anh bạn. Anh bảo tham nhũng nó không mất đi đâu. Đằng nào đồng tiền cũng quay trở lại đầu tư cho nền kinh tế (!?)

Những ngày đầu IQ8 mở cửa hàng xăng, có nguồn tin từ Báo Pháp Luật TP rằng có công văn của Hiệp hội các doanh nghiệp xăng dầu tại Hà Nội đề nghị UBND Tp Hà Nội cấm công nhân viên chức trên địa bàn Hà Nội mua xăng dầu của cây xăng Nhật. Thông tin này chính xác hay không thì không rõ, chỉ biết sau đó, Hiệp hội xăng dầu Việt Nam bác bỏ chuyện này.

Tại sao người ta lại lo lắng trước sự xuất hiện của cây xăng Nhật, khi IQ8 chỉ chiếm một thị phần hết sức nhỏ nhoi? Hiện nay Petrolimex chiếm khoảng 50% thị trường bán lẻ xăng dầu ở VN với hơn 5400 cây xăng. Như vậy, toàn quốc có khoảng hơn 10000 cây xăng, nếu cây xăng Nhật ở qui mô trung bình thì người Nhật mới chiếm 1 phần vạn thị phần bán lẻ xăng dầu. Con số phần vạn có thể coi bằng không. Nhưng nguy hiểm ở chỗ từ cái 1 phần vạn này nó đe dọa 9999 phần còn lại. Ông Tố Hữu chẳng đã nói : “Mái chèo một chiếc xuồng con/Mà sông nước dậy sóng cồn đại dương” đó sao.

Việc đổi mới phong cách bán hàng như thái độ đối với người tiêu dùng, đong đếm chính xác, đối với các doanh nghiệp xăng dầu trong nước không khó. Cái khó ở chỗ nếu làm như thế, đồng nghĩa với việc họ thất thu một khoản phi lợi nhuận, à quên, một khoản lợi nhuận phi nghĩa rất lớn. Có tờ báo dự đoán có tới 95% số cây xăng gian lận khi đong đếm. Một khoản gian lận lớn như thế, từ bỏ nó hoàn toàn không dễ. Tuy nhiên họ có muốn giữ lối làm ăn quen thuộc cũng không hề đơn giản. Vì vậy, trước mắt cứ tạm đối phó bằng cách kêu gào lòng yêu nước của người Việt và nói xấu cây xăng Nhật như kể trên đã.

Cái sự không dễ ở chỗ, Công ty Nhật “dọa” sẽ mở rộng thị trường. Họ cho biết sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới bán xăng dầu tại VN. Trước hết IQ8 đang nhắm tới một loạt quốc lộ lớn tại miền Bắc như quốc lộ 1A quốc lộ 5 quốc lộ 6, đều là những trục đường lớn, có lưu lượng xe qua lại rất nhiều. Trong khi đó, người tiêu dùng VN lại đang ủng hộ họ. Nhiều người mong công ty Nhật mở rộng hệ thống bán xăng dầu vào Sài Gòn và các tỉnh phía Nam. Có người khi mua xăng của Nhật, họ gọi các cây xăng VN là “xăng ngoài”. Nói “dại”, nếu cứ 2 cây xăng VN, họ lại chen cây xăng của họ vào giữa thì chỉ còn nước tháo tất cả thiết bị đong đếm điêu bán đồng nát còn mặt bằng thì bán lại cho họ.

Sự ủng hộ của người tiêu dùng đối với cây xăng Nhật là một sức ép buộc các doanh nghiệp trong nước phải thay đổi. Khu vực kinh tế nào có cạnh tranh thì tình hình khác hẳn. Mỗi người dân đều thấy, thái độ của nhân viên điện lực khác hẳn với thái độ của nhân viên nhà mạng. Nếu nhà mạng hàng tháng đến gõ cửa từng nhà thu tiền, có nhà đến nhiều lần mới gặp được chủ thì khi nộp tiền điện, các gia đình phải đến điểm thu đúng ngày giờ, kiên nhẫn xếp hàng để được nộp sợ “nó cắt”. Chỉ tiếc rằng ở VN, còn nhiều lĩnh vực độc quyền và môi trường cạnh tranh bất bình đẳng, nhất là giữa các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước.

Cạnh tranh bao giờ cũng có lợi cho người tiêu dùng. Điều quan trọng nữa là có cạnh tranh thì kinh tế mới phát triển. Mặt hàng ngày càng nâng cao về chất lượng và giá cả ngày càng hạ do cái đầu chịu khó suy nghĩ để tìm cách tồn tại. Hiện tượng cây xăng Nhật đã nói lên sự khao khát được đối xử tử tế, được mua hàng một cách sòng phẳng. Không chỉ riêng thị trường xăng dầu, không chỉ riêng lĩnh vực kinh tế mà sự đòi hỏi này ở mọi lĩnh vực trong xã hội. Qua đó, cũng thấy rất tội nghiệp cho người VN chúng ta. Chúng ta bị bạc đãi, chèn ép quá nhiều rồi.

Các doanh nghiệp VN không nên lo sợ sự xuất hiện của đồng nghiệp nước ngoài. Phải mạnh dạn đổi mới phong cách bán hàng (tôi không thích dùng chữ phong cách phục vụ vì quan hệ người mua người bán là quan hệ song phẳng, phục vụ lẫn nhau). Phải mạnh dạn đoạn tuyệt với nguồn thu bất chính. Có thể đau đớn ban đầu nhưng sẽ đến lúc thấy ánh mắt nhìn của khách hàng thiện cảm hơn, thấy mình đàng hoàng hơn, sống và làm việc có ý nghĩa hơn. Và rồi đến lúc, nếu quên một lời cảm ơn khi khách hàng đi khỏi thì thấy trong lòng day dứt mãi.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

http://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/from-japanese-gas-station-10212017204155.html

 

Võ Đình Thường – Tấm gương “tự gột rửa”

Nguyễn Anh Tuấn

Kết thúc Hội nghị Trung ương 6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc nhở: “Ai đã trót nhúng chàm thì sớm tự gột rửa.”

“Nhúng chàm” ắt hẳn là sai phạm, thế thì “tự gột rửa” là gì? Là xóa dấu vết sai phạm chăng? Chắc là Tổng Bí thư không có ý như vậy, vì thế khác nào ‘vẽ đường hươu chạy’, chỉ đạo cán bộ đảng viên che đậy khuyết điểm, giấu diếm sai phạm, đi ngược lại các tuyên bố thượng tôn pháp luật lâu nay của Đảng Cộng sản và các lời kêu gọi chống tham nhũng quyết liệt của chính Tổng Bí thư.

Thế thì “tự gột rửa” phải chăng có nghĩa là “ngừng sai phạm”? Vậy chỉ đạo của Tổng Bí thư có phải là: Nếu các ông bà cán bộ đã từng sai phạm rồi thì nay phải biết đường mà ngừng lại, đừng có sai phạm như thế nữa? Cơ mà ngừng lại rồi thì sao? Không lẽ đã gây ra sai phạm rồi, bây giờ chỉ cần ngừng lại là ổn, không bị truy cứu trách nhiệm gì cả? Tôi không tin Tổng Bí thư lại chỉ đạo như vậy, vì thế khác nào bật tín hiệu bao che tập thể, xí xóa sai phạm của cán bộ các cấp.

Nhưng thế thì thực sự Tổng Bí thư muốn chỉ đạo điều gì? Băn khoăn này mãi từ sau Hội nghị TƯ 6 tới giờ vẫn chưa có lời đáp. Thật may là, diễn biến mới đây vụ BOT Đồng Nai có vẻ đang làm mọi thứ sáng tỏ hơn.

Đại úy Võ Đình Thường năm 2003 là Trưởng trạm CSGT Dầu Giây từng bị báo chí phanh phui là đã tổ chức đường dây nhận hối lộ/”làm luật”, sau đó bị kỷ luật, đuổi khỏi lực lượng CSGT. Thế nhưng giờ đây người ta lại thấy ông Thường lên hàm Thượng tá với chức Phó Trường phòng CSGT tỉnh Đồng Nai, ký hàng chục giấy mời các lái xe từng trả tiền lẻ tại một trạm BOT trong tỉnh.

Nghĩa là, ông Thường điển hình cho một cán bộ “trót nhúng chàm”, và rồi không biết đã “tự gột rửa” như thế nào mà chiếm lại được lòng tin của Đảng Cộng sản để tiếp tục được trọng dụng và thăng tiến như vậy. Nếu ông Thường đã, đang và sẽ thăng tiến như thế này thì dư luận có thể hiểu lời chỉ đạo của Tổng Bí thư là, dù “nhúng chàm” nặng tới mức ăn hối lộ của dân đi chăng nữa, nhưng nếu biết “tự gột rửa” đúng cách thì cán bộ vẫn yên tâm được thăng chức như thường.

Tóm lại, nếu có một hội nghị toàn quốc về Tự Gột Rửa, thì ông Võ Đình Trường – một điển hình tiên tiến xuất sắc – nên là báo cáo viên chính. Ông cũng nên tính đến việc viết sách về kinh nghiệm “tự gột rửa” vì cả triệu cán bộ là độc giả tiềm năng đang chờ.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

http://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/vo-dinh-thuong-bad-example-10212017203127.html

 

Đại sứ Ted Osius ‘ở lại Việt Nam’

Nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ ở Hà Nội cho biết rằng ông sẽ ở lại Việt Nam để làm trong lĩnh vực giáo dục sau khi kết thúc nhiệm kỳ đại sứ, theo báo Tuổi Trẻ.

Cổng thông tin chính phủ Việt Nam đưa tin rằng ông Ted Osius hôm 17/10 đã đến chào từ biệt Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhân sắp kết thúc nhiệm kỳ ba năm công tác ở Việt Nam từ 2014 tới 2017.

Theo VnExpress, ông Osius đã “bày tỏ tình cảm sâu sắc với Việt Nam” và “hy vọng sẽ tiếp tục đóng góp cho quan hệ hai nước, nhất là trong lĩnh vực giáo dục”.

VPG News dẫn lời ông Phúc nói rằng ông Osius “đã có một nhiệm kỳ thành công tại Việt Nam”, nổi bật là tổ chức nhiều chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai bên, nhiều nhất trong nhiệm kỳ một đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam từ trước đến nay.

Thủ tướng Phúc cũng cho rằng ông Osius đã “góp phần nâng tầm quan hệ song phương, tạo nền tảng tiếp tục đưa quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ đi vào chiều sâu, lên mức cao hơn trong thời gian tới, trên cơ sở tôn trọng thể chế chính trị của nhau”.

Về phần mình, Đại sứ Osius hy vọng chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Tổng thống Donald Trump sẽ đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới.

Tối 22/10, VOA Việt Ngữ chưa thể liên lạc ngay được với ông Osius để hỏi thêm về kế hoạch ở lại và tham gia lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước.

Trên trang Facebook của mình hôm 18/10, ông đã dẫn lại bài báo về việc ông sẽ ở lại Việt Nam, nhưng không đưa ra bất kỳ bình luận gì thêm.

Ở phía dưới đường dẫn chia sẻ, nhiều người sử dụng mạng xã hội này sau đó đã để lại nhiều lời bình luận, trong đó ủng hộ quyết định của ông Osius.

Facebooker có tên Cao Việt viết bằng tiếng Anh có nội dung rằng “ông đã dành nhiều thời gian và nỗ lực để làm việc ở đây và học tiếng Việt. Xin hãy ở lại đây để hưởng thụ cuộc sống và dạy chúng tôi tiếng Anh. Những người trẻ cần sự giúp đỡ của ông!”

Giáo dục là một trong những lĩnh vực quan trọng trong mối quan hệ song phương Việt Nam và Hoa Kỳ.

Tuyên bố chung Việt Nam – Hoa Kỳ sau chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Phúc hồi cuối tháng Năm có đoạn: “Hai bên cũng cho rằng, với hơn 21.000 sinh viên Việt Nam đang học tập trong các chương trình đại học tại Hoa Kỳ, mối quan hệ học thuật giữa hai nước đang phát triển mạnh mẽ và sẽ được tăng cường thông qua việc Việt Nam hỗ trợ khai trương trường Đại học Fulbright tại thành phố Hồ Chí Minh”.

“Phía Hoa Kỳ hoan nghênh ngày càng nhiều sinh viên Việt Nam tới học tập tại Hoa Kỳ và duy trì cam kết cấp visa nhanh chóng, bao gồm visa cho sinh viên trên cơ sở luật pháp Hoa Kỳ. Hai bên cũng hoan nghênh việc thành lập Chương trình Hòa bình để thúc đẩy việc học tập tiếng Anh tại Việt Nam”, tuyên bố viết tiếp.

Không rõ là sắp tới ông Osius có tham gia vào hoạt động của Đại học Fulbright hay không.

https://www.voatiengviet.com/a/dai-su-ted-osius-o-lai-viet-nam/4081263.html