Tin Việt Nam – 21/10/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 21/10/2017

Hà Tĩnh: Người dân biểu tình

đòi trả tự do cho Trần Thị Xuân

Sáng 21/10, hàng ngàn người dân đã kéo đến Ủy ban xã Thạch Kim, Lộc Hà, Hà Tĩnh để biểu tình đòi trả tự do cho bà Trần Thị Xuân, người bị bắt hôm 17/10 với cáo buộc tội “Hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân”.

Một người dân tham gia cuộc biểu tình sáng nay cho BBC biết, có khoảng 3000-4000 người dân tham gia tuần hành quanh xã và cuối cùng tập trung trước ủy ban xã. Người dân cầm theo băng rôn, biểu ngữ “Trả tự do cho Trần Thị Xuân”, “Trần Thị Xuân vô tội.”

Theo báo Hà Tĩnh, bà Xuân, 41 tuổi, bị cáo buộc là thành viên tích cực của “Hội anh em dân chủ,” một tổ chức mà báo này gọi là “tổ chức phản động nhằm mục đích lật đổ chính quyền nhân dân.”

Báo này viết bà đã nhận số tiền 170 triệu đồng của tổ chức khủng bố, phản động lưu vong ở nước ngoài, và tham gia tổ chức các cuộc biểu tình kích động và làm các hoạt động từ thiện để “lôi kéo, móc nối các đối tượng” chống đối.

Chúng tôi chỉ muốn chứng tỏ rằng có rất nhiều người đứng về phía chị Xuân, chính quyền đang sai và chị Xuân vô tội.Một người dân xã Thạch Kim

Hải Dương: ‘Vòi rồng, roi điện giải tán biểu tình’

Cựu chiến binh bị bắt vì ‘lật đổ chính quyền’

Hàng ngàn người biểu tình tại Hà Tĩnh

Người dân tham gia biểu tình nói: “Người dân xuống đường vì thứ nhất muốn chứng minh là chị Xuân vô tội, là một người lương thiện, luôn giúp đỡ người khác, không phải là chống đối chính quyền.

“Thứ hai, trong kết luận thanh tra nói chị câu kết với nhiều người tổ chức biểu tình hồi tháng 4, người dân bức xúc vì cái đó là do tự người dân ý thức được, cảm thấy cần lên tiếng. Chị Xuân cũng chỉ là một trong những người như bao người khác.

“Chị Xuân là người năng nổ, hay hoạt động công tác thiện nguyện từ đạo đến đời. Chị hay tổ chức các buổi quyên góp cho người nghèo vào dịp lễ tết, kêu gọi giới trẻ đi nhặt ve chai lấy tiền giúp đỡ người neo đơn.

“Chị cũng giúp đỡ nạn nhân thiên tai, lũ lụt, không chỉ ở trong xứ mà còn ở khắp nơi. Cho nên chị Xuân được nhiều người dân yêu mến, chịu ơn. Chúng tôi chỉ muốn chứng tỏ rằng có rất nhiều người đứng về phía chị Xuân, chính quyền đang sai và chị Xuân vô tội,” người dân này nói.

‘Bị bắt bớ một cách trái luật’

Trả lời BBC hôm 20/10, ông Trần Quyết Tiến, anh trai bà Xuân cho biết ko chỉ gia đình người thân mà toàn bộ người dân lương và giáo đều rất bất ngờ, trước tin bà Xuân bị bắt.

Ông Tiến cho biết chiều hôm 17/10, sau khi ăn cơm chiều bà Xuân nói lên nhà thờ để đi cắm hoa, chuẩn bị thánh lễ nhưng đến tối không thấy về nhà. Gia đình gọi điện thì không liên lạc được.

“Sáng hôm sau, gia đình lên trình báo công an thì công an nói không biết. Đến trưa chủ tịch xã gọi cho chủ tịch giáo xứ, rồi chủ tịch giáo xứ báo mới báo cho gia đình biết là bị công an Hà Tĩnh bắt rồi.”

Ông Tiến cho biết sáng hôm 19/10, năm anh chị em của bà Xuân đã lên công an Hà Tĩnh để đòi gặp bà nhưng không được, chỉ để lại chút bánh kẹo, quần áo. Sau khi trở về nhà thì gia đình mới nhận được thông báo lệnh bắt giữ bà Xuân qua đường chuyển phát nhanh.

“Một người con gái không chồng con, làm việc thiện giúp người trong dân xã, hỗ trợ lũ lụt. Chả thấy nó hoạt động lật đổ làm cái gì mà công an Hà Tĩnh lại quay phục bắt nó một cách rất vô lối, bắt khi nào không ai biết,” ông Tiến nói.

“Nếu bắt nó vì cái cuộc biểu tình chống Formosa hồi tháng 4, thì phải bắt khoảng 7000-8000 người và cả tôi, vì tất cả người dân đều đi biểu tình để đòi quyền lợi chính đáng của mình,” ông Tiến nói thêm.

‘Một người hiền lành, cống hiến cho cộng đồng, xã hội’

Theo như lời kể của cháu gái bà Xuân, cô Trần Thị Thùy Mỹ, thì bà Trần Thị Xuân là con út trong một gia đình có 8 người con ở xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh, một trong như khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi thảm họa Formosa.

Gia đình nghèo nên bà chưa học hết cấp II. Bà từng đi làm công nhân ở TP Hồ Chí Minh, nhưng sau đó về quê giúp chăm sóc con cái của anh chị ruột vì anh chị có người thì bị bệnh, có người thì đi xuất khẩu lao động.

Hằng ngày ngoài làm những công việc để trang trải cuộc sống, bà Hằng dành thời gian còn lại để phục vụ cho giáo xứ, giúp đỡ người neo đơn bằng những việc làm thiện nguyện.

“Lúc bé tôi cũng từng thắc mắc rằng, bạn bè của dì ai cũng kết hôn cả rồi sao dì mãi chưa kết hôn. Dì bảo hoạt động giới trẻ vừa vui, vừa cảm thấy ấm áp, vừa thấy mình cứ trẻ mãi như thế. Không kết hôn, dì sẽ có nhiều thời gian dể phục vụ cho giáo xứ, làm tốt bổn phận của một ki tô hữu nhiệt thành,” cô Thùy Mỹ kể lại.

“Dì tôi sống vì người khác vì dì thấu hiểu được với người nghèo, dì biết họ cần được giúp đỡ, cần được sẽ chia. Dì là người luôn vui vẻ, thẳng thắn, chân thành và hay cười. Dì sống rất hoà đồng và rất được lòng bà con làng xóm,” cô Thùy Mỹ nói thêm.

Cô Thùy Mỹ cho biết lần đầu đọc được những thông tin tiêu cực đó về bà Xuân và Hội anh em dân chủ là ở trên báo Hà Tĩnh.

“Tôi có biết một ít về Hội Anh em Dân chủ, còn chuyện dì tôi có phải là thành viên hay không tôi không rõ. Tôi biết được họ hoạt động vì dân chủ và nhân quyền trên đất nước Việt Nam. Họ lên án những viêc làm sai trái của chính quyền. Tôi không bao giờ nghĩ họ là phản động, ngược lại tôi rất đồng tình vì những gì họ lên tiếng.

Vụ án Nguyễn Văn Đài: bắt thêm 4 người

“Còn về dì tôi, một phụ nữ chân yếu tay mềm thì làm gì lật đổ được chính quyền. Những việc làm của dì tôi nó không hề ảnh hưởng đến lợi ích của dân tộc. Việc gán ghép đó là sai trái của chính quyền khi mà muốn kìm hãm những tiếng nói mang tính sự thật của dì tôi,” cô Thùy Mỹ nói.

Một người dân tham gia cuộc biểu tình sáng 21/10 cho biết người dân xã Thạch Kim sẽ tiếp tục xuống đường để lên tiếng cho bà Xuân.

Hồi tháng 7, bốn người khác là thành viên của Hội Anh em Dân Chủ bị bắt giữ.

Hôm 30/7, Hội này phát đi Bản lên tiếng phản đối việc bắt giữ bốn nhà hoạt động đều là thành viên của Hội: mục sư Nguyễn Trung Tôn, các ông Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức và Nguyễn Bắc Truyển.Bốn người này bị bắt vì được cho là liên quan đến vụ “Nguyễn Văn Đài cùng đồng bọn hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41705025

 

Đồng Nai: Phó phòng CSGT xác nhận từng bị kỷ luật

Tên tuổi ông Võ Đình Thường bắt đầu thu hút dư luận sau khi có thông tin ông gửi giấy mời làm việc với 20 tài xế trả tiền lẻ qua trạm BOT Biên Hòa hôm 18/10.

Người dùng mạng xã hội sau đó nhanh chóng phát hiện có một đại úy trùng tên ông, từng làm Trưởng trạm CSGT Dầu Giây nhưng đã bị kỷ luật cho ra khỏi lực lượng CSGT cách đây 14 năm.

Hôm 21/10, Thượng tá và Phó phòng CSGT Đồng Nai Võ Đình Thường chính thức thừa nhận ông là vị cán bộ CSGT bị kỷ luật năm 2003.

Luật sư Thuận: BOT điều tra kỹ là ‘đại án’

Vụ các trạm BOT ‘nhắm vào ông Thăng’?

ĐB Đồng Nai ‘không xứng đáng đại biểu dân’

Trả lời phóng viên báo Người Lao Động, ông nói: “Hồi đó, tôi làm Trưởng trạm CSGT Dầu Giây và có nhiều cán bộ, chiến sĩ sai phạm nên bị Ban Giám đốc Công an tỉnh kỷ luật cách chức và luân chuyển công tác.

Nói chung, không ai muốn nói lại quá khứ làm gì. Anh cũng biết rồi, trong đời ai cũng có khuyết điểm.”

Ông Thường giải thích thêm rằng sau khi bị kỷ luật, ông về công tác tại Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC64) Công an tỉnh Đồng Nai, ông đã “làm việc rất tốt và được chiến sĩ thi đua,” và được xóa kỷ luật.

Sau đó, ông về làm tại Đội Cảnh sát trật tự 113. Ông nói ông “nỗ lực hết mình và bắt rất nhiều tội phạm” và “thường xuyên được tặng giấy khen.”

Ông tiếp đó được bổ nhiệm làm Phó phòng Cảnh sát tội phạm về môi trường và cuối cùng luân chuyển về làm Phó phòng CSGT.

Ông phủ nhận chuyện mình là con rể Giám đốc BOT Biên Hòa, nói đó là “lời đồn ác ý”.

Ông cũng nói việc viết thư mời triệu tập tài xế liên quan đến BOT Biên Hòa không phải là do cá nhân ông quyết định mà có sự chỉ đạo từ UBND tỉnh.

“Chuyện tin đồn mấy hôm nay khiến tôi buồn lắm…,” báo Người Lao Động dẫn lời ông Thường.

Trong khi đó, cũng hôm 21/10, báo Infonet dẫn lời Thiếu tướng Lương Tam Quang cho biết, Bộ Công An đang yêu cầu làm rõ vụ việc của ông Thường.

Cũng theo báo này, vào năm 2003, Đại úy Võ Đình Thường bị phát hiện “nhận hối lộ, tổ chức ‘làm luật’ với ô tô trên các tuyến đường trạm Dầu Giây.

Hôm 21/10, VTC News cũng tiết lộ một đoạn ghi âm lại buổi giao ban chiều 16/6/2003 của Trạm CSGT Dầu Giây, trong đó ông Thường phát biểu rằng:

“Với báo chí, các anh thấy rồi. Tình hình rất phức tạp. Nó đánh tùm lum hết, nên các anh phải cố gắng. Làm mà để nó chụp hình lên báo là toi. Riêng tôi, còn sống với anh em ngày nào, tôi còn lo cho anh em ngày đó. Anh em làm sao thì làm, đừng để bị gài máy ghi âm hoặc là tiền bạc mà để bị chụp hình, rất khó giải quyết… Từ thời gian này trở đi, các đồng chí cố gắng đi làm phải để ý.”

Trong văn bản quyết định cách chức ông Thường năm 2003 có ghi, “Đại úy Thường đã thiếu tinh thần trách nhiệm, để xảy ra tình trạng cấp dưới vi phạm quy trình tuần tra kiểm soát giao thông, có biểu hiện tiêu cực. Khi xảy ra sai phạm, ông Thường không chấn chỉnh mà còn có biểu hiện đối phó với cơ quan chức năng. Sai phạm của ông Thường làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của ngành.”

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41705024

 

Vào ‘biên chế’ để ổn định cuộc sống đã lỗi thời?

Tại Việt Nam lâu nay có quan niệm cần vào biên chế Nhà nước để cuộc sống được ổn định. Tuy nhiên thực tế hiện nay khiến quan niệm đó thay đổi.

Đâu là con đường cho sự “ổn định”?

Thời gian gần đây, cộng đồng mạng xã hội tại Việt Nam xôn xao bàn tán về chuyện một thủ khoa tốt nghiệp Đại học sư phạm Hà Nội 2 không xin được việc làm mà ở nhà chăn lợn, làm nông. Đó là câu chuyện của cô Bùi Thị Hà, tại Hà Giang. Suốt hơn một năm sau khi tốt nghiệp với mong muốn được làm giáo viên dạy văn tại trường công lập trong tỉnh, nhưng chờ mãi vẫn chưa có đợt tuyển công chức. Cuối cùng cô quyết định ở nhà nuôi lợn, và chăn nuôi.

Câu chuyện của Bùi Thị Hà là một câu chuyện cá biệt, nhưng trong xã hội Việt Nam mong muốn được “vào biên chế” của nhà nước là phổ biến. Nhiều người nghĩ rằng làm việc trong khu vực nhà nước là “ổn định” về mức lương, chế độ hưu trí, bảo hiểm được bảo đảm. Nhiều gia đình còn phải “chạy” để con em của họ vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của nhà nước.

Bạn Nguyễn Trường Sơn cho rằng, việc tìm kiếm sự “ổn định” trong nghề nghiệp là một nhu cầu chính đáng, đặc biệt với người có gia đình. Tuy nhiên, sự ổn định đó không nhất thiết phải vào biên chế, làm trong cơ quan, đơn vị của nhà nước mới có được.

Đối với bối cảnh xã hội Việt Nam hiện tại thì trong lĩnh vực tư nhân, rất nhiều công tý, xí nghiệp họ cũng cung cấp bảo hiểm, rất nhiều phúc lợi, thậm chí còn tốt hơn cả nhà nước.”

Chia sẻ quan điểm với Trường Sơn, bạn Minh Hiển – một người đã lập gia đình, có con nhỏ cho rằng, để có được sự “ổn định” trong cuộc sống, thì người trẻ cần phải chuẩn bị trước cho sự bất ổn. Họ cần linh hoạt, chủ động ứng phó với mọi hoàn cảnh, môi trường trong cuộc sống, thay vì đặt kỳ vọng vào biên chế trong cơ quan nhà nước.

Tôi cho rằng, từ ngày trước, chúng ta vẫn luôn tư duy nhà nước là đầu tàu về kinh tế. Mà đầu tàu thì ta mặc nhiên gán cho nó là sự ổn định. Vậy thực tế nó có còn phù hợp với bối cảnh hiện nay hay không, thì cứ nhìn vào tình hình làm ăn của các công ty, tập đoàn nhà nước thì chúng ta sẽ rõ. Đấy là câu trả lời rõ nhất.”

Trong mô hình kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay, khu vực nhà nước được xem là chủ đạo, do đó, tư duy phải xin vào làm việc trong cơ quan, doanh nghiệp nhà nước trở thành “thâm căn, cố đế” đối với nhiều thế hệ người Việt trong nước.

Đất nước chúng ta mới chỉ có thực sự cho phép nền kinh tế tư nhân mới phát triển gần đây thôi. Còn suốt hàng mấy thập kỷ nay nhà nước độc quyền toàn bộ trong đời sống của xã hội. Cho nên, trải qua một vài thế hệ sống trong bối cảnh nhà nước kiểm soát toàn bộ như vậy thì việc người dân có suy nghĩ phải làm cho nhà nước mới là ổn định, thì là điều dễ hiểu thôi, không gì khó hiểu cả”.

chúng ta vẫn luôn tư duy nhà nước là đầu tàu về kinh tế. Mà đầu tàu thì ta mặc nhiên gán cho nó là sự ổn định. Vậy thực tế nó có còn phù hợp với bối cảnh hiện nay hay không?
– Minh Hiền

Bên cạnh đó, theo bạn Minh Hiển, tư duy mong muốn sự “ổn định” trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước còn xuất phát từ nền giáo dục “cứng nhắc, áp đặt” khiến cho người học không được trang bị những kỹ năng thích ứng trong môi trường sống và làm việc, nên sinh ra tâm lý kỳ vọng vào sự “an phận” trong môi trường được cho là ổn định.

Tôi ngờ rằng triết lý sống của người Việt Nam luôn quá đề cao khuôn khổ và trật tự. Những cá nhân mà khác biệt thường phải gánh chịu những ánh nhìn rất khắc nghiệt, thậm chí là bị trừng phạt từ cộng đồng. Trải qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau thì động lực về đổi mới, sáng tạo bị sói mòn đi, dẫn tới tư duy thích sự ổn định ngày càng chiếm ưu thế.”

Cả Trường Sơn và Minh Hiển đều cho rằng, quan niệm phải làm trong khu vực nhà nước mới được gọi là “ổn định” đã không còn phù hợp trong xã hội hiện đại và bộc lộ ra nhiều điểm tiêu cực.

Bởi vì thử tưởng tượng, trong một xã hội mà bất cứ bạn trẻ nào cũng chỉ mong muốn làm trong một cơ quan chính quyền, thì rất là khó cho các ngành nghề khác trong xã hội có thể phát triển được. Ngoài ra, nếu mà như vậy, nó sẽ gây ra một tệ nạn là bộ máy nhà nước rất cồng kềnh, ngân sách nhà nước phải chi trả quá nhiều cho việc trả lương công chức, như vậy không còn đủ để triển khai các dự án khác có ích hơn cho xã hội.”

Tuy nhiên, để thay đổi quan niệm và tư duy “ổn định” trong khu vực nhà nước đã “ăn sâu, bám rễ” trong một bộ phận không nhỏ người Việt qua nhiều thế hệ không phải là điều dễ dàng thực hiện một sớm một chiều.

Tôi nghĩ rằng, chúng ta sẽ mất thời gian và phương cách đó là nền kinh tế tư nhân sẽ cần phải được chú trọng, đẩy mạnh phát triển hơn nữa. Ngoài ra, những biện pháp của nhà nước trong vấn đề bảo đảm an sinh xã hội, dịch vụ công của nhà nước phải thực sự được chú trọng, đầu tư nhiều hơn để người dân cảm thấy rằng, không nhất thiết phải làm cho nhà nước thì họ vẫn có thể được bảo đảm được tiếp cận với những dịch vụ công như vậy.”

Trên thực tế, mức thu nhập của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng được nâng lên, người lao động trong khu vực này được bảo đảm quyền lợi về an sinh, hưu trí thông qua việc doanh nghiệp và người lao động cùng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/outdated-personnel-method-10202017125438.html

 

Bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm bị khai trừ

Vào ngày 19 tháng 10, Huyện Ủy Mỹ Đức công bố quyết định kỷ luật đối với bà Nguyễn Thị Lan, Bí thư Đảng ủy- Chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân xã Đồng Tâm và thông báo kết luận kiểm tra đối với Ban Chấp Hành Đảng bộ xã Đồng Tâm nhiệm kỳ 2015-2020.

Theo thông báo thì lý do khai trừ Đảng đối với bà bí thư xã Đồng Tâm, Nguyễn Thị Lan, là do bà này không chỉ đạo cán bộ, đảng viên cũng như người dân trên địa bàn xã được giao phụ trách thực hiện đúng tinh thần các văn bản của cấp trên khẳng định đất đai khu vực Sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng.

Vào dịp người dân bắt giữ 38 cán bộ, chiến sĩ công an, lãnh đạo chính quyền hồi trung tuần tháng tư năm 2017, bà bí thư đảng ủy xã Đồng Tâm bỏ vị trí công tác trong 3 ngày; dù rằng bà biết rõ sự việc và điện báo cho cấp trên.

Cùng bị kỷ luật với bà Nguyễn thị Lan, bí thư đảng ủy – chủ tịch Hội đồng Nhân Dân Xã Đồng Tâm; ba lãnh đạo xã khác cũng bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo và 1 người bị khiển trách. Ba người bị cảnh cáo gồm phó bí thư thường trực đảng ủy, ông Nguyễn Mạnh Tiến; phó bí thư- chủ tịch xã Đồng Tâm ông Hoàng Thanh Hương,; phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân xã Đồng Tâm ông Lê Trường Huy. Người bị khiển trách là ông Phạm Hồng Sỹ, phó chủ tịch Ủy ban Nhân Dân xã Đồng Tâm.

Trong vụ khủng hoảng tranh chấp đất đai giữa người dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm với Tập đoàn Viễn Thông Quân Đội Viettel, vào ngày 13 tháng 10 vừa qua, Cơ quan An Ninh Điều Tra thuộc Công an Hà Nội ra thư kêu gọi người dân Đồng Tâm đầu thú qua vụ bắt giữ cán bộ, chiến sĩ công an và lãnh đạo huyện Mỹ Đức.

Những người dân xã Đồng Tâm mà Đài RFA liên lạc đều phản đối biện pháp kêu gọi đầu thú như thế. Họ cho rằng vụ việc bắt giữ con tin là do phía cơ quan chức năng và doanh nghiệp quân đội sai khi mời người dân đi giải quyết việc tranh chấp lại tiến hành bắt giữ người; thậm chí còn gây thương tích cho cụ Lê Đình Kình, vị cao niên đi đầu trong công cuộc tranh đấu giữ đất đồng Sênh tại thôn Hoành.

Dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm yêu cầu chủ tịch thành phố Hà Nội cần giữ đúng cam kết với người dân vào ngày 22 tháng tư khi đề nghị dân thả hết con tin ra. Một trong những cam kết là không truy cứu hình sự người dân trong vụ việc; cũng như thanh tra đất đai tranh chấp một cách công tâm.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/dong-tam-village-vcp-chief-deprived-of-partisanship-10202017144251.html

 

Việt Kiều mang rùa vào Mỹ đối mặt bản án 20 năm tù

Một Việt Kiều ở khu Little Saigon, thành phố Westminster, bang California, hôm thứ Năm 19/10 đã nhận tội nhập lậu trái phép hơn mười con rùa và các loài cá từ Việt Nam vào Mỹ. Đây là các động vật được luật Liên bang Hoa kỳ bảo vệ, theo trang My News LA.

Ông Kevin Đức Vũ, người chuyên bán cá cảnh và rùa trên Internet, phải đối mặt với bản án đến 20 năm khi ông bị Thẩm phán tòa cấp Quận Hoa Kỳ Christina A. Snyder kết án ngày 5/2 năm tới.

Trang Los Angeles Times cho biết ông Vũ, 44 tuổi, nhận tội rằng ông đã nhập bảy con rùa “đầu lớn” và bảy con cá rồng châu Á – cả hai đều được bảo vệ theo Công ước Liên bang về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và chỉ khi có giấy phép mới có thể nhập khẩu vào Hoa Kỳ.

Khi đóng gói từ Việt Nam, lô hàng này ghi nhãn “vật nuôi cá cảnh” – bao gồm bảy con rùa “bốn mắt”, sáu rùa châu Á và một con rùa bụng đen, tất cả đều được bảo vệ theo luật pháp liên bang, theo bản nhận tội được lưu ở tòa án liên bang tại thành phố Los Angeles.

Kiện hàng FedEx này đã được Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ thu giữ vào ngày 29/9/2016 và được các nhân viên Quản lý Cá và các Động vật Hoang dã Hoa Kỳ kiểm tra. Sáu trong các con rùa này đã chết trong quá trình vận chuyển, các công tố viên cho biết.

Theo Văn phòng Công tố Hoa Kỳ, giá trị của lô hàng động vật hoang dã này có giá trên thị trường chợ đen trên 67.000 đôla Mỹ.

Khi các nhân viên liên bang lục soát nhà của ông Vũ vào ngày 5/10/2016, phát hiện 4 con cá rồng trong tủ lạnh và 2 con rùa đen.

Các công tố viên cho biết, ông Vũ đã bán cá rồng qua internet với giá mỗi con 1.900 đôla, và kiếm lời từ 650 đến 1.000 đôa cho đối với các con rùa châu Á, tùy theo loại.

https://www.voatiengviet.com/a/viet-kieu-mang-rua-vao-my-doi-mat-ban-an-20-nam-tu/4079502.html