‘The Vietnam War’ là chiến tranh gì?

Cac Bai Khac

No sub-categories

‘The Vietnam War’ là chiến tranh gì?

VOA – BẠN ĐỌC LÀM BÁO

Thiện Ý

Poster phim tài liệu The Vietnam War.

Poster phim tài liệu The Vietnam War.

Bộ phim tài liệu “The Vietnam War” gồm 10 tập, thời lượng kéo dài 18 tiếng đồng hồ của hai nhà đạo diễn phim tài liệu nổi tiếng của Mỹ là Ken Burnes và Lynn Novick, vừa được khởi chiếu hôm 17-9-2017, trên hệ thống truyền hình PBS (Public Broadcasting Service), mạng truyền thông công cộng bất vụ lợi với 349 đài truyền hình trên khắp Hoa Kỳ. Sau đó, “The Vietnam War” đã được phổ biến rộng rãi trên mạng internet toàn cầu, ai cũng có thể coi được.
Bộ phim nhiều tập nói về cuộc chiến tranh Việt Nam này, đã được sự quan tâm của giới truyên thông, người dân Hoa Kỳ cũng như người Việt Nam trong cũng như ngoài nước, với những cảm nhận và phản ứng tâm lý, tình cảm, đánh giá khác nhau.
Bài viết này không nhằm nhận xét phê bình bộ phim nhiều tập “The Vietnam War” nên không đi sâu vào các chi tiết của bộ phim, mà chỉ tìm cách lý giải vì sao người xem đã có những cảm nhận và phản ứng tâm ký, tình cảm khác nhau, qua chủ đề: “The Vietnam War” là chiến tranh gì?
1.-“The Vietnam War” là “cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước” hay là Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc”, không phải là “cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng” tại Việt Nam?
Đó là tên gọi cuộc chiến Việt nam của đảng và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam từng là một bên trong cuộc chiến hôm qua, cho đến bây giờ vẫn gọi như thế. Nghĩa là Việt cộng không coi đó là “Cuộc nội chiến” giữa người Việt Nam theo ý thức hệ quốc gia (gọi tắt là Việt quốc) và người Việt Nam theo ý thức hệ cộng sản (gọi tắt là Việt cộng).
Như thế, Việt cộng tự coi chính quyền, quân đội của chế độ Miền Bắc (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) trong cuộc chiến là chính danh, đại diện cho dân tộc để có quyền phát động và tiến hành “chiến tranh chống Đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước”. Đồng thời Việt cộng coi chính quyền và quân đội Việt quốc trong chế độ Miền Nam (Việt Nam Cộng Hòa) là “ngụy quyền và ngụy quân” tay sai do “đế quốc Mỹ” dựng lên và cưu mang. Nói cách khác, Việt cộng đã đồng hóa Hoa Kỳ như thực dân Pháp xâm lược đô hộ Việt Nam; chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng Hòa như chính quyền, quân độ dưới chế độ quân chủ chuyên chế Việt Nam dưới thời Pháp thuộc (1858-1954).
*Nhận định:
Cách gọi trên hiển nhiên là chủ quan, một chiều, không đúng với thực chất cũng như thực tế khách quan của cuộc chiến Việt Nam. Tất nhiên không được người Việt quốc gia hay là người Việt Nam không cộng sản chấp nhận. Vì ai cũng biết đó chỉ là kịch bản ngụy dân tộc để tiến hành cuộc chiến tranh xâm chiếm Miền Nam dưới ngọn cờ “Chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc”; để nhân dân trong nước và quốc tế lầm tưởng cuộc chiến tranh này chỉ là sự tiếp nối “cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập”.
Kịch bản “ngụy dân tộc” này từng được dùng để che đậy “cái đuôi cộng sản” ngay từ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp của Việt Minh (mặt nạ của Việt cộng), dưới ngọn cờ “giải phóng dân tộc” hòng khơi dạy lòng yêu nước chống ngoại xâm của người dân để huy động “Sức người, sức của” toàn dân vào cuộc chiến. Vì ngay từ thời đó, chủ nghĩa cộng sản còn xa lạ và đã là nỗi sợ hãi của dân chúng Việt Nam khi nghe nói về một chủ nghĩa ngoại lai “Tam Vô” (vô tổ quốc, vô gia đình và vô tôn giáo). Thế nên, sau khi thống trị một nửa nước Miền Bắc, Việt cộng tiếp tục dùng bảng hiệu ngụy dân chủ, ngụy cộng hòacho chế độ là “Việt Nam Dân Chủ CộngHòa” có từ sau 1945. Đồng thời đã dùng tên đảng Lao Động Việt Nam làm mặt nạ cho đảng CSVN (từ 1951). Tất cả bộ mặt “ngụy dân tộc” và “ngụy dân chủ, ngụy cộng hòa” này đều đã lộ nguyên hình trước là Việt Minh, sau là Việt cộng, chỉ là công cụ của cộng sản quốc tế, đánh Tây, đánh Mỹ không phải để giành độc lập cho dân tộc, mà để giành chính quyền thực hiện chủ nghĩa cộng sản, phi dân tộc. Vì thế, sau khi chiếm được Miền Nam thống nhất đất nước, đã đưa cả nước tiên lên “xã hội chủ nghĩa” (tức giai đoạn đầu của cộng sản chủ nghĩa với đỉnh cao là Thiên đường cộng sản !).
Vì ngay khi cuộc chiến tranh đang diễn ra, chính lãnh tụ cộng đảng Viêt Nam Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Đối với cách mạng Việt Nam và dân tộc Việt Nam, chủ nghĩa Mác Lê không những là một cẩm nang thần kỳ mà còn là mặt trời soi sáng con đường thẳng tới thắng lợi cuối cùng, tới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản”. Còn Lê Duẩn, cố tổng Bí thư đảng CSVN, sau cuộc chiến cũng từng tuyên bố “Ta đánh Mỹ đây là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc…” Một sự tự thú làm công cụ tri tình cho cộng sản quốc tế tiến hành “chiến tranh cách mạng(đỏ)”, núp dưới chiêu bài “Chiến tranh giải phóng dân tộc” để nhuộm đỏ Miền Nam Việt Nam, tiến đến mục tiêu tối hậu là cộng sản hóa toàn cầu của cộng sản quốc tế, đứng đầu là hai tân đế quốc đỏ Nga-Tàu (thực tế nayđã thất bại hoàn toàn và vĩnh viễn).
Thế nhưng đến nay, Việt cộng vẫn trơ trẽn đeo mặt nạ cộng sản cho chế độ “đỏ vỏ xanh lòng” bằng bảng hiệu “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”Mặc dầu “Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Liên Xô” và hầu hết “các nước xã hội chủ nghĩa anh em” đã chết từ 27 năm rồi (1990-2017).Thành ra, vai trò của cộng sản Liên Xô là gì và Cộng sản Bắc Việt phát động và tiến hành chiến tranh xâm chiếm Miền Nam cho ai, không cần nói ra thì ai cũng biết câu trả lời là gì rồi.
Đến bây giờ, sau nhiều ngày im lặng, báo chí Việt Nam hôm 21-9-2017 vừa qua đã đăng thông tin liên quan tới bộ phim tài liệu “The Vietnam War” của Mỹ, khi trích lại tuyên bố chính thức của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam là cuộc kháng chiến mang tính chính nghĩa, đã phát huy được sự đoàn kết và sức mạnh của toàn dân tộc, được bạn bè và nhân dân trên toàn thế giới hết lòng ủng hộ. Chính vì thế đã đi đến thắng lợi cuối cùng là thống nhất đất nước”.
Đây là phản ứng chính thức đầu tiên về bộ phim nhiều tập “The Vietnam War” đang được nhiều người trong nước theo dõi. Nội dung bộ phim phản ánh thực chất cũng như thực tế không phải là cuộc chiến mà bao lâu nay đảng và nhà cầm quyền CSVN đã tuyên truyền lừa bịp; trong đó có những hình ảnh, sự thật bất lợi liên quan đến các lãnh tụ Việt cộng hàng đầu như Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp… và những tội ác chiến tranh không thể biện minh (như vụ thảm sát hàng ngàn người cùng màu da sắc máu Việt tộc trong cuộc tổng tiến công vào các đô thị Miền Nam dịp Tết Mậu Thân 1968…). Sau hơn 42 năm chiến tranh Việt Nam kết thúc (1975-2017) đảng và nhà cầm quyền Việt Cộng vẫn còn gọi cuộc chiến Việt Nam theo kịch bàn ngụy dân tộc là “Cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam là cuộc kháng chiến mang tính chính nghĩa…” như lời người phát viên Lê Thị Thu Hằng nóihoàn toàn duy ý chí, trái với thực chất và thực tế của cuộc chiến tranh này.
2.- “The Vietnam War” là “Cuộc chiến tranh xâm lăng của Cộng Sản Bắc Việt” hay là “Cuộc chiến tranh tự vệ chống Cộng sản Bắc Việt xâm lăng”, không phải là “Cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng”?
Đó là cách gọi cuộc chiến Việt Nam của một số người Việt quốc gia hay là người Việt Nam không cộng sản từng sống ở Miền Nam dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, từng là một bên trong cuộc chiến. Những người này vẫn không coi là môt “cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng” tại Việt Nam. Những người gọi tên như thế, đã dựa trên căn cứ pháp lý là bản Hiệp Định Genève ngày 20-7-1954 chia đôi đất nước, lấy vĩ tuyến 17 làm biên giới tạm thời phân chia hai Miền Bắc và Nam Việt Nam; và Hiệp Định Paris năm 1973 về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình cho Việt Nam.
Theo đó, với hiệp định Genève 1954 chia đôi Việt Nam, đã tạo ra hai thực thể hội đủ yếu tố cấu thành hai quốc gia (lãnh thổ, dân cư và chính quyền) theo công pháp quốc tế.Vì vậy cuộc chiến Việt Nam là cuộc chiến giữa hai quốc gia nên không thể coi là “nội chiến” được; mà phải gọi là cuộc “Cuộc chiến tranh xâm lăng” của quốc gia Miền Bắc Việt Nam (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) đối với quốc gia Miền Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng Hòa). Do đó, về phía Việt quốc cũng có thể gọi là “cuộc chiến tranh xâm lăng của cộng sản Bắc Việt” hay là “Cuộc chiến tranh tự vệ chống cộng sản Bắc Việt xâm lăng”….Cuộc chiến tranh này đã kết thúc vào ngày 30-4-1975 sau khi quốc gia Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở Miền Bắc dùng bạo lực xâm chiếm quốc gia Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam. Như tế là đã vi phạm trắng trợn Hiệp Định Paris 1973 và cả Hiệp Định Genève 1954 mà Việt Minh hay Việt cộng đã ký kết với thực dân Pháp chia đôi đất nước.
* Nhận định: 
Dường như những người Việt Quốc nào, muốn dựa trên căn cứ pháp lý trên để không coi cuộc chiến giữa Việt Cộng và Việt Quốc là nội chiến, là để có cơ sở pháp lý đấu tranh đòi các cường quốc đóng vai trò bảo đảm việc thực thi hai bản Hiệp Định Genève 1954 và Paris 1973, “buộc Việt Cộng” phải thi hành những cam kết trong hai bản Hiệp Định này vì đã vi phạm trắng trợn khi dùng bạo lực cưỡng chiếm quốc gia Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam Việt Nam. Nghĩa là đòi phải tái lập nguyên trạng Quốc gia Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở Miền Bắc Việt Nam và quốc gia Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam Việt Nam, như trước 30-4-1975, ngày Cộng sản Bắc Việt xâm chiếm Miền Nam, để thống nhất đất nước môt cách hòa bình… Để từ đó và sau đó có cơ sở pháp lý “Đòi trả lại” các hải đảo thuộc hai quần đảo Trường Sa Hoàng Sa của Việt Nam đã bị Trung Cộng cưỡng đoạt năm 1974 và sau đó, khi các đảo này thuộc chủ quyền quốc gia Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam trong thời kỳ chiến tranh.
Thế nhưng theo nhận định của chúng tôi, thực tế liệu các cường quốc có trách nhiệm bảo đảm việc thực thi hai Hiệp Định Genève 1954 và Hiệp Định Paris 1973 có “buộc được Việt cộng” tái thi hành các hiệp định này; hay có căn cứ pháp lý “đòi Trung Cộng trả lại” các đảo đã cưỡng đoạt của VNCH hay không? Trả lời câu hỏi này thật không đơn giản. Vì cả hai Hiệp Định này đều được hình thành trong bối cảnh khác nhau, song đều do sự chủ động của các cường quốc liên quan để “thoát hiểm nhất thời” nhằm thành đạt lợi ích chiến lược riêng nào đó, chứ họ không cần để các Hiệp ước đó được thực thi.Vả lại, nên nhớ là chính quyền Quốc gia và kế tục là Việt Nam Cộng Hòa, đã từ chối cùng với Mỹ đã không ký vào văn bản Hiệp Định Genève 1954 thì không có quyền nại ra để coi là tình trạng chiến tranh giữa hai quốc gia dược. Vì thực tế cả hai chính quyền cộng sản Bắc Việt và chính quyền quốc gia Nam Việt đều coi nước Việt Nam là một, với một đất nước, hai chế độ chính trị đối nghịch, không thừa nhận nhau, đều tự nhận là chính danh, đại diện dân tộc Việt Nam để phủ định nhau, tiêu diệt nhau…
3.- “The Vietnam War” là cuộc chiến tranh ủy nhiệm (Proxy War) không phải là “Cuộc nội chiến” (domestic warfare) .
Những người gọi tên cuộc chiến như thế,có thể là những người Việt Nam không cộng sản từng sống dưới hai chế độ đối nghịch trong cuộc chiến trên hai miền Nam Bắc Việt Nam. Những người này căn cứ vào thực tế cuộc chiến diễn ra trên hai miền đất nước Việt Nam trong bối cảnh “cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu” (Global war of Ideology ) giữa tư bản chủ nghĩa (Capitalism) và cộng sản chủ nghĩa (Communism), hình thành sau Thế Chiến II.(1939-1945).
Theo đó:
– Chính quyền cộng sản Bắc Việt được sự ủy nhiệm của cộng sản quốc tế, đứng đầu là Liên-Xô (có sự cạnh tranh của Trung Cộng), nhận chi viện mọi mặt của Liên Xô, Trung quốc và các nước “Xã hội chủ nghĩa anh em” như vũ khí, đạn dược, kinh tế, tài chánh và cả nhân lực nữa… để làm nhiệm vụ “tiền đồn phe xã hội chủ nghĩa”, chủ động phát động cuộc chiến tranh xâm chiếm Miền Nam; đóng vai trò tên lính xung kích để mở mang bờ cõi cho cộng sản quốc tế, cộng sản hóa Miền Nam và các nước trong vùng thực hiện tham vọng cộng sản hóa toàn cầu, tiến đến một thế giới đại đồng mà đỉnh cao là “Thiên đường cộng sản” vốn là mục tiêu tối hậu của chủ nghĩa cộng sản.
– Chính quyền quốc gia Nam Việt, được sự ủy nhiệm của các cường quốc tư bản quốc tế, đứng đầu là Hoa Kỳ, nhận viện trợ mọi mặt như vũ khí, đạn dược,kinh tế, tài chánh và cả nhân sự …của hoa kỳ và các nước đồng minh, để làm nhiệm vụ “tiền đồn Thế giới Tự do”, thực hiện một “cuộc chiến tranh tự vệ” để ngăn chặn, đẩy lùi cuộc chiến tranh xâm lăng của CSBV, bảo vệ chế độ dân chủ, xây dựng và phát triển Miền Nam theo kiểu tư bản chủ nghĩa.v.v…
Nghĩa là một cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu giữa hai phe cộng sản chủ nghĩa, đứng đầu là Liên Xô và phe tư bản chủ nghĩa, đứng đầu là Hoa Kỳ, diễn ra dưới hình thức “Chiến tranh Nóng” cục bộ diễn ra trên đất nước Việt nam, với hai công cụ đều là người Việt Nam. Nhưng đó không phải là “cuộc nội chiến” mà là “Chiến tranh ủy nhiệm”. Vì Việt cộng nhận sự ủy nhiệm của Liên Xô và cộng sản quốc tế; còn Việt quốc thì được ủy nhiệm của Hoa Kỳ và các cường quốc đồng minh tư bản, để thực hiện chiến tranh xâm lần lãnh thổ (Việt cộngvà chiến tranh ngăn chặn, đẩy lùi (Việt quốc). Chính Tổng bí thư đảng CSVN đã từng nói Ta đánh Mỹ đây là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung quốc…” hay Tổng thống VNCH Ngô Đình Diệm từng nói “Biên giới Hoa Kỳ kéo dài đến vỹ tuyến 17…”.Vì thế, những người có quan niệm này không coi chiến tranh Việt Nam là “Nội chiến” là thế.
* Nhận định:
Theo nhận định của chúng tôi, căn cứ cho cách gọi như thế là không đúng với thực tế và thực chất của cuộc chiến tranh Việt Nam.Vì thực tế cũng như thực chất đó là một “cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng”. Cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng này diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu (Global War of Ideology) giữa hai khối cộng sản đứng đầu là Liên Xô và khối tư bản đứng đầu là Hoa Kỳ. Hai cuộc chiến này cùng diễn ra trên chiến trường Việt Nam.Tuy hai cuộc chiến này trùng lắp không gian và thời gian, có thể bề ngoại cùng chung mục tiêu, lý tưởng, nhưng không là một vì khác ý đồ muốn thành đạt thông qua cuộc hiến này.
Chính vì thế mà sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc vào ngày 30-4-1975 cuộc nội chiến ý thức hệ Việt Nam vẫn chữa chấm dứt. Bên thất trận Việt Quốc vẫn tiếp tục chống cộng để thành đạt mục tiêu tối hậu của ý thức hệ quốc gia về chính trị là “dân chủ hóa đất nước”. Bên thắng cuộc Việt cộng vẫn tiếp tục thực hiện mục tiêu lý tưởng tối hậu là xây dựng chủ nghĩa xã hội của mình (mà nay đã thất bại hoàn toàn phải quay qua con đường kinh tê 1thò trường tư bản chủ nghĩa…) . Mặc dù cuộc chiến tranh ý thức hệ toàn cầu hay là “Chiến tranh Lạnh”( theo cách gọi của Tây phương) giữa cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa đã chấm dứt từ lâu, thế giới đã đi vào chiến lược toàn cầu mới.
4.- “The Vietnam War” là một “Cuộc Nội Chiến Ý Thức Hệ Quốc-Cộng” giữa những người Việt Nam theo ý thức hệ quốc gia và những người Việt Nam theo ý thức hệ cộng sản.
Đó là cách gọi có lẽ là của hầu hết những người Việt Nam từng ở hai bên cuộc chiến tranh Việt Nam vừa qua (1954-1975). Vì cách gọi này đúng với ý nghĩa chung của từ ngữ nội chiến (Domestic warfare) và diễn tả đúng thực chất cũng như thực tế khách quan của cuộc chiến
Theo ý nghĩa từ ngữ, nội chiến là xung đột vũ trang (chiến tranh quân sự) hay tâm lý (chiến tranh chính trị) trên quy mô cả nước, giữa người trong một nước, có tên gọi khác nhau tùy theo nguyên nhân đưa đến nội chiến. Tỷ như cuộc nội chiến ở Hoa Kỳ (1761-1765) có tên gọi riêng “The Civil War” khác với từ ngữ chung về nội chiến (The domestic warfare); nguyên nhân là mâu thuẫn về vấn đề nô lệ chủng tộc người da đen giữa chính quyền các tiểu bang Miến Bắc chủ trương bãi bõ chế độ nô lệ, với chính quyền các tiểu bang Miền Nam muốn duy trì chế độ nô lệ. Cuộc chiến tranh Việt Nam nguyên nhân là sự đối kháng ý thức hệ giữa người Việt Nam theo ý thức hệ quốc gia và người Việt Nam theo ý thức hệ cộng sản nên gọi là “Cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng”.
Tên gọi này cũng đã được thể hiện qua bộ phim nhiều tập “The vietnam War” của hai nhà đạo diễn Mỹ đang được trình chiếu rộng rãi. Tuy nhiên nếu bộ phim phần nào thể hiện được tính khách quan, thì lại thể hiện mờ nhạt, không rõ nét tính chất “Nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng” tại Việt Nam, đưa đến sự ngộ nhận chiến tranh Việt Nam như là cuộc chiến giữa Mỹ và Việt cộng; làm lu mờ vài trò chính quyền quốc gia trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam vốn là chủ thể chính trong cuôc nội chiến mà Hoa Kỳ chỉ đóng vai phụ; tương tự như vai trò của Liên Xô đối với chính quyền Cộng sản Bắc việt là một bên chính yếu trong cuộc nội chiến Quốc-Cộng. Chính vì vây mà nhiều người Việt quốc khi xem bộ phim The Vietnam War đã có phản ứng bất bình đến phẫn nội.
Dẫu sao bộ phịm The Vietnam War cũng nói lên được phần nào thực chất cũng như thực tế của cuộc chiến tranh “cốt nhục tương tàn này” chỉ vì khác biệt ý thức hệ. Ý thức hệ Quốc-Cộng đúng hay sai, lợi hại cho đất nước và và dân tộc thế nào thì đã có câu trả lời bằng chính thưc tế sau khi Việt cộng phát động, tiến hành chiến tranh “giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước” đưa cả nước tiến lên “xã hội chủ nghĩa” với hậu quả ra sao?
Thiết tưởng không cần phải nói thêm những khác biệt về ý thức hệ đã đưa đến nội chiến, thì mọi người cũng đã biết và chúng tôi cũng đã lý giải tổng quát ở các phần trên bài viết này.
Thay lời kết, người viết xin đưa ra một số cảm nhận sau khi xem bộ phim tài liệu nhiều tập “The Vietnam War” do hai đạo diễn người Mỹ là Ken Burnes và Lynn Novick thực hiện.
Những hình ảnh tàn bạo của chiến tranh, những khuôn mặt lãnh đạo, điều hành, chỉ huy gián tiếp nay trực tiếp cuộc chiến tranh Việt Nam ở mọi phía (Diễn viên chính:Việt quốc và Việt Cộng- Diễn viên phụ: Hoa Kỳ và Liên Xô…) đối với người viết cũng như hầu hết nhân dân Việt Nam cũng như người dân Hoa Kỳ có quan tâm đến cuộc chiến đều đã quá quen thuộc.
Đối với người dân Hoa Kỳ quan tâm, họ cũng đã từng coi nhiều phim tài liệu về chiến tranh Việt Nam trước đây do các nhà làm phim của họ, với nhiều hình ảnh của chiến tranh được lặp lại nhiều lần, hiển nhiên là họ cũng đã có những cảm nghĩ, phản ứng tâm lý khác nhau về cuộc chiến ngoài nước Mỹ, mà con em, cha anh họ đã chiến đấu hy sinh (58.000 tử sĩ) vì lý tưởng “Tự do, dân chủ” muốn thành đạt cho người dân Việt Nam mà đã không thành. Thế nhưng đó không hẳn là thất bại đối với những nhà hoạch định chủ trương, chính sách, mục tiêu tham gia cuộc chiến Việt Nam của chính phủ Hoa Kỳ cũng như các cường quốc hàng đầu phe cộng sản(Liên Xô, Trung quốc…) trong cuộc chiến tranh ý thức hệ cộng sản và tư bản toàn cầu, khi mà các mục tiếu chiến lược họ đã đạt được tho6ngqua cuộc chiến tranh cục bộ này.
Đối với cá nhân người viết và có lẽ cũng của nhiều người Việt Nam hầu hết đã từng sống, chứng kiến hay từng là là nạn nhân của cuộc chiến, khi coi lại những hình ảnh chiến tranh quen thuộc, dù đã 42 năm sau cuộc chiến, vết thương lòng vẫn chưa lành, không khỏi cảm thấy đau sót, lòng quặn dau khi nhìn lại cảnh tàn sát giết hại nhau trong những trận chiến đẫm máu giữa người cùng màu da sắc máu Việt tộc ở cả hai bên chiến tuyến. Thật là một cuộc chiến vô ích và vô nghĩa đối với dân tộc Việt Nam. Vì cả Việt cộng cũng như Việt quốc, không bên nào thành đạt được mục tiếu tối hậu theo lý tưởng của mình, thông qua cuộc chiến “Nồi da sáo thịt” với núi xương sống máu của hàng triệu con người Việt Nam trên cả hai miền Bắc-Nam, tàn phá tan hoang đất nước, làm phân hóa dân tộc, di hại toàn diện và lâu dài cho các thế hệ mai sau..
Ước gì, từ nay vào mỗi dịp 30-4 hàng năm, ngày chấm dứt “cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng” tại Việt Nam, nhà đương quyền Việt Nam đừng ăn mừng như một ngày “Chiến thắng!” nữa; mà hãy chủ động đẩy nhanh tiến trình dân chủ hóa đất nước để mau chấm dứt giai đoạn cuối cùng của “cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng” này; là cái đuôi của “The Vietnam War”. Vì đó là mục tiêu tối hậu của ý thức hệ quốc gia về chính trị mà người Việt quốc theo đuổi trong nhiều thập niên qua. Nếu nay nhà đương quyền Việt Nam (thực chất và thực tế không còn làt cộng sản nữa) tự nguyện, tự giác, chủ động thực hiện được mục tiếu tối hậu này của Viêt quốc cũng là ý nguyện chung của toàn dân Việt, “cuộc nội chiến ý thức hệ Quốc-Cộng” tại Việt Nam sẽ chấm dứt tức thì, một cách hòa bình, không đổ máu. Tạo tiền đề thống nhất toàn lực quốc gia để xây dựng phát triển toàn diện đất nước đến phú cường, văn minh tiến bộ ngang tầm cao thời đại; và để có thế lực đập tan cuồng vọng xâm lăng bất cứ từ đâu tới, bảo vệ vững chắc Tổ Quốc Việt Nam thân yêu của chúng ta.​
Houston, ngày 27 tháng 9 năm 2017