Tin Biển Đông – 15/10/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Biển Đông – 15/10/2017

Tư lệnh Hải Quân Ấn Độ:

Tình hình Biển Đông vẫn đáng quan ngại

Trọng Nghĩa

Vào lúc tình hình bán đảo Triều Tiên có dấu hiệu căng thẳng trở lại, phát biểu hôm 14/10/2017 nhân một hội nghị về biển tại Goa, đô đốc Sunil Lanba, tư lệnh Hải Quân Ấn Độ đã bày tỏ thái độ quan ngại về cả cuộc tranh chấp Triều Tiên lẫn Biển Đông. Đặc biệt về Biển Đông, lãnh đạo Hải Quân Ấn cho rằng nguyên do đến từ việc « chủ quyền lãnh thổ » của các đảo quốc và các nước đã bị một số quốc gia « nghiễm nhiên vô hiệu hóa ».

Theo hãng tin Ấn Độ TNN, đô đốc Lanba đã nhấn mạnh đến nhu cầu bảo đảm sao cho các đại dương được tự do và an toàn để cho mọi quốc gia có thể sử dụng được một cách hợp pháp. Và khi xuất hiện tranh chấp giữa các quốc gia sử dụng biển, điều đó cần phải được giải quyết thông qua các cơ chế giải quyết xung đột đã được thiết lập.

Thế nhưng, theo tư lệnh Hải Quân Ấn Độ : « Thái độ hẹp hòi, dân tộc chủ nghĩa cực đoan đôi khi có xu hướng làm suy yếu các cơ chế, ví dụ như ở Biển Đông hay bán đảo Triều Tiên, và đó là vấn đề khiến ai cũng phải quan ngại ».

Bên cạnh đó, theo đô đốc Lanba, một yếu tố đáng quan ngại khác là sự trỗi dậy của các hình thức tội phạm hàng hải khác nhau như khủng bố, cướp biển, buôn lậu ma túy, vũ khí và đánh cá bất hợp pháp.

Đối với tư lệnh Hải Quân Ấn Độ: « Không thể giải thích việc chia sẻ quyền sở hữu một cách lỏng lẻo, để biến điều đó thành hành động cướp tài nguyên một cách vô tội vạ… Bảo tồn hệ sinh thái mỏng manh, đảm bảo tính bền vững của môi trường vì lợi ích chung và tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của tất cả vùng duyên hải cũng là một trách nhiệm tập thể mà một vài nước có thể là cố tình lãng quên để trục lợi.”

Đô đốc Ấn Độ không tố cáo đích danh nước nào, nhưng thông điệp của ông được cho là nhắm vào Trung Quốc, nước trong thời gian qua thường xuyên bị cáo buộc là ỷ mạnh chèn ép các láng giềng để đòi chủ quyền rộng khắp trên hầu như toàn bộ Biển Đông, đồng thời sẵn sàng tàn phá hệ sinh thái trong vùng khi cho nạo vét các rạn san hô mà họ chiếm đóng tại Biển Đông để bồi đắp và xây dựng các tiền đồn trên đó.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20171015-tu-lenh-hai-quan-an-do-tinh-hinh-bien-dong-van-dang-quan-ngai

 

Bộ trưởng Quốc phòng HK bác bỏ cáo buộc của TQ

Ông Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ phát biểu với tờ Washington Free Beacon trên chuyến bay từ Miami đến Washington rằng việc cho chiến hạm USS Chafee đi qua vùng quần đảo Hoàng Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.

Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc Phòng Jim Mattis như vừa nêu là phản ứng đầu tiên của phía Hoa Kỳ đối với cáo buộc mà Trung Quốc đưa ra sau khi khu trục hạm USS Chafee của Hải quân Hoa Kỳ thực hành chuyến đi bảo vệ tự do hàng hải tại khu vực Biển Đông.

Bắc Kinh cho rằng hoạt động của khu trục hạm USS Chafee đi qua vùng quần đảo Hoàng Sa là xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc. Vùng quần đảo này Bắc Kinh đặt tên là Tây Sa và hoàn toàn chiếm quyền kiểm soát từ Việt Nam Cộng Hòa sau trận hải chiến vào năm 1974. Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền đối với Hoàng Sa.

Theo lời của ông Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis thì Hoa Kỳ trong mấy thập niên nay từng cho tàu chiến tiến hành hoạt động bảo vệ tự do hàng hải (FONOPS) không chỉ trong vùng biển gần Trung Quốc, mà còn ở nhiều nơi khác trên thế giới. Hoạt động như thế là vô hại.

Chuyến FONOPS do khu trục hạm USS Chafee tiến hành vào ngày 10 tháng 10 vừa rồi qua khu vực biển quần đảo Hoàng Sa là chuyến thứ tư trong năm nay của Hải quân Hoa Kỳ tại khu vực Biển Đông.

Tuy nhiên lần này, chiến hạm USS Chafee không đi vào vùng 12 hải lý của quần đảo Hoàng Sa như ba lần trước. Đó là vào ngày 10 tháng 8, khu trục hạm USS John S McCain đi qua vùng 12 hải lý của Đá Vành Khăn thuộc Trường Sa; ngày 2 tháng 7 khu trục hạm USS Sthethem áp sát đảo Tri Tôn thuộc Hoàng Sa; ngày 24 tháng 5 khu trục hạm USS Dewey cũng đi qua khu vực 12 hải lý của Đá Vành Khăn.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/US-defence-sec-rej-china-claim-10142017124609.html

 

Biển Đông: Mỹ Không Cần VNCS

Vi Anh

Ngày 20 tháng 9, 2017 trong bài diễn văn đầu tiên trước Đại hội Đồng Liên Hiệp Quốc, Tổng Thống Mỹ Donald Trump nói  “Chúng ta phải bác bỏ các mối đe dọa đối với chủ quyền từ Ukraine cho tới Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông]”. “Chúng ta phải tôn trọng luật pháp, tôn trọng biên giới, tôn trọng văn hóa và sự giao tiếp hòa bình”. Ông nói chung chung, hoàn toàn không trực tiếp hay gián tiếp nêu danh CSVN. Nhà cầm quyền CSVN ở Hà nội vẫn thủ khẩu như bình, có lẽ sợ TC phẫn nộ.

Nhưng TC mạnh dạn phản ứng lời của TT Trump về Biển Đông. Phát ngôn viên Lục Khảng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngay hôm 20/9 phản bác, nói “Một số quốc gia đã sử dụng cái cớ tự do hàng hải để mang máy bay và đội tàu tới gần Biển Nam Trung Hoa”. Washington từng thực hiện các cuộc tuần tra như vậy dưới thời kỳ nắm quyền của ông Trump và của cả người tiền nhiệm Obama. Ông Khảng còn nói thêm rằng “Thực sự thì chính đây là thái độ đe dọa tới chủ quyền của các quốc gia ở Biển Nam Trung Hoa”, và rằng tình hình ở vùng này “đã nguội bớt” nhờ các nỗ lực của Trung Quốc và Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Ông cũng kêu gọi các nước liên quan thể hiện sự “tôn trọng”.

Nhưng “báo đài” của CSVN cũng cố gắng uốn mình qua ngỏ hẹp hay được Đảng bí mật bật đèn xanh để tuyên truyền dân vận về hậu thuẩn của Mỹ đối đối với CSVN. “Báo đài” của Đảng trong nước nói thêm là bóng dáng Việt Nam vẫn hiển hiện trong  bài diễn văn của TT Trump, theo giới quan sát. Mà không cho biết những nhà quan sát nào, trong  chế độ CSVN hay ở nước ngoài. Và còn loan tin về điều gọi là “dấu ấn của Donald Trump trong lần đầu xuất hiện tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc”. May

mắn, có lẽ ban điểm báo của TT Trump không có điểm báo CSVN hay vấn đề CSVN là chuyện quá nhỏ, không để ý, chớ nếu TT Trump biết CSVN lợi dụng danh nghĩa của mình, Ô. Trump người nghĩ sao nói vậy dám phán cho tin này của chế độ CS là fake news, tin vịt cồ thì Đảng CSVN quê một cục.

Nhớ hồi cuối năm 2015, trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch Nước VNCS khi ấy, cũng nhắc tới vấn đề Biển Đông, nhất là việc “giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế”, lời kêu gọi của Chủ Tịch CSVN

Nhưng ăn cơm chúa phải múa tối ngày. Phó Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng Phạm bình Minh hôm 22/9  tới phiên đại diện cho chế độ CSVN, phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ), lên tiếng kêu gọi “kiềm chế” ở Biển Đông. Ông nói “Việt Nam đang hợp tác chặt chẽ cùng các nước ASEAN ứng phó với các thách thức chung”. Ông nói Việt Nam và ASEAN kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý trên cơ sở luật pháp quốc tế, thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử có hiệu lực và ràng buộc về pháp lý.

Nhưng chẳng những Ông mà hầu hết các nước biết TC coi Toà Trọng Tài về Luật biển như không có. TC không tham dự, không thi hành phán quyết như trong vụ Phi luật tân kiện TC xâm chiếm chủ quyền biển đảo bị TC chiếm phi pháp.

Nhứt là Mỹ thừa biết CSVN đã theo đuôi TC một cách rõ ràng như hai với hai là bốn rồi. Bằng cớ rõ rệt nhứt là sau chuyến đi của Tổng bí thư CSVN sang Bắc Kinh, diện kiến Tâp cận Bình, thì CSVN chuyển hướng ngoại giao với Mỹ ngược 180 độ. Thủ Tướng Nguyễn xuân Phúc, Chủ tịch Trần đại Quang tất cả đều phải qua triều kiến, cầu phong TC. Ngay như chánh quyền Clinton, Obama thiên tả, Ngoại Trưởng Kerry Phản chiến, ủng hộ CSVN hết mình cũng không “móc nối” sâu với CSVN được. Và chánh quyền Obama không thể vượt qua thế nước lòng dân Mỹ được. Theo tinh lý hiến pháp, luật pháp Mỹ, Mỹ chưa bao giờ giúp quân sự  cho một chế độ CS. Nhưng  mấy năm nay vì vấn đề TC bành trướng lấn chiếm Biển Đông, Mỹ gia giảm có thoả thuận hợp tác toàn diện với VNCS, chỉ hứa bán vũ khí sát thương từng vụ cho CSVN. Nhưng CSVN cả năm rồi không dám mặc áo qua khỏi đầu, sợ TC nên không dám mua của Mỹ một món vũ khí nào.

Còn Quốc hội và Quân đội Mỹ thì lo ngại nếu giúp cho VNCS là nối giáo cho TC. Nếu Mỹ chia sẻ tin tình báo, bí mật cho quân đội, cảnh sát biển, bán vũ khí kỹ thuật cao và mật cho VNCS là giao trứng cho ác, nhắm con mắt cũng biết là quân đội CSVN sẽ chia sẻ, lòn bí mật cho TC.

Về tình hình Biển Đông, VN không có một vai trò kinh tế, chánh trị, quân sự, ngoại giao nào thiết yếu cho Mỹ trong chiến lược chuyển trục quân sự về Á châu Thái bình dương. Về kinh tế, VNCS cần thị trường Mỹ, chớ Mỹ không cần VN làm nơi  bỏ vốn đầu tư. TT Trump rút Mỹ ra khỏi TPP.

Còn VNCS quá lệ thuộc kinh tế của TC. VNCS không thể thoát Trung về kinh tế và chánh trị. Bất chấp cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, kim ngạch thương mại Việt-Trung tăng 17% hồi năm ngoái, lên tới 58,77 tỉ đôla, theo các dữ liệu của nhà nước CSVN. Nhưng mức thâm hụt mậu dịch của CSVN với TC gia tăng lên tới gần 29 tỷ trong năm 2014, so với năm trước đó chỉ có 23,7 tỉ đôla.
Vị trí của  CSVN không còn quan trọng với Mỹ, như tiền đồn ló ra hành lang con đường hàng hải huyết mạch của ACTBD nữa. Có chiến tranh xảy ra thời đại này, hải quân và không quân là chủ lực, chớ không phải lục quân như thời Chiến tranh VN.

Mỹ ngăn cản TC ở Biển Đông của VN, hoàn toàn không phải vì CSVN. Mỹ chuyển trục quân sự về Á châu Thái bình dương và ngăn chận TC chiếm cứ Biển Đông vì quyền lợi tự do hàng hải trước tiên là của Mỹ và đồng minh của Mỹ, Nhựt, Nam Hàn, chớ không phải vì muốn giúp cho VN tái chiếm lại biển đảo./.(VA)

https://vietbao.com/p123a273164/bien-dong-my-khong-can-vncs