Tin khắp nơi – 15/10/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 15/10/2017

Mỹ theo đuổi ngoại giao với Bắc Hàn tới lúc ‘thả bom’

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hôm 15/10 nói rằng Tổng thống Donald Trump đã lệnh cho ông phải tiếp tục theo đuổi nỗ lực ngoại giao để làm giảm căng thẳng leo thang với Bắc Hàn.

Reuters dẫn lời ông Tillerson nói rằng “các nỗ lực ngoại giao đó sẽ tiếp tục cho tới khi nào thả quả bom đầu tiên”.

Trả lời phỏng vấn của chương trình “State of the Union” trên kênh CNN, ông Tillerson cũng giảm nhẹ tầm quan trọng của thông điệp mà ông Trump từng viết trên Twitter về chuyện quan chức ngoại giao hàng đầu của Mỹ phí thời gian tìm cách đàm phán với lãnh tụ Bắc Hàn.

“Ông Trump đã nói rõ với tôi phải tiếp tục các nỗ lực ngoại giao”, Ngoại trưởng Tillerson nói.

Tổng thống Trump hôm 7/10 nói rằng “chỉ có duy nhất một thứ hiệu quả” để đối phó với Bắc Hàn, sau khi các chính quyền tiền nhiệm đối thoại với Bình Nhưỡng nhưng không đạt được kết quả.

“Các đời tổng thống và chính quyền của họ đã nói chuyện với Bắc Hàn 25 năm qua, các thỏa thuận và các các khoản tiền lớn được trả”, ông Trump viết trên Twitter. “… Không đi đến đâu, các thỏa thuận bị vi phạm ngay trước cả khi chúng ráo mực, biến các nhà đàm phán Mỹ thành những kẻ ngố. Xin lỗi, chỉ có một điều duy nhất hiệu quả!”

Theo Reuters, ông Trump không nói rõ điều ông đề cập tới, nhưng các bình luận của ông dường như gợi ý thêm nữa về giải pháp quân sự.

Nguyên thủ Mỹ từng tuyên bố rằng nếu cần, Hoa Kỳ sẽ “hủy diệt” Bắc Hàn để bảo vệ bản thân và các đồng minh trước các mối đe dọa hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Ông Trump từng nhiều lần tuyên bố không muốn đối thoại với Bắc Hàn, và thậm chí còn cho rằng ý tưởng đối thoại với Bình Nhưỡng là điều gây mất thời gian, sau khi Ngoại trưởng Rex Tillerson nêu lên đề xuất này.

Sau đó, Tổng thống Trump nói rằng ông vẫn còn mối quan hệ tốt đẹp với người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ, dù vẫn còn một số bất đồng.

https://www.voatiengviet.com/a/my-se-theo-duoi-no-luc-ngoai-giao-voi-bac-han-cho-toi-khi-tha-bom/4071153.html

 

TQ sắp ‘sửa điều lệ Đảng’ và ‘bổ sung’ tư tưởng Tập Cận Bình

Vài ngày trước khi diễn ra Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19, tin cho hay Trung Quốc sắp sửa đổi điều lệ của Đảng Cộng sản và có thể sẽ bổ sung ‘tư tưởng chính trị’ của Chủ tịch Tập Cận Bình vào các văn kiện then chốt của Đảng.

Một hội nghị của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản khóa 18 nhóm họp từ ngày 11-14/10/2017 tại Bắc Kinh hôm thứ Bảy đã thông qua một dự thảo sửa đổi điều lệ của đảng này vốn đã được thông báo từ trước và sẽ trình lên Đại hội lần thứ 19, dự kiến nhóm từ hôm 18/10 để ‘phê chuẩn’, theo hãng tin Reuters.

Thông cáo do Đảng Cộng sản loan báo và được truyền thông nhà nước đăng tải đề cập tới tinh thần của nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc, ông Tập Cận Bình qua một loạt các diễn văn, phát biểu quan trọng của ông được cho là đã có ‘các tân khái niệm và tư tưởng mới’ cũng như các ‘tư tưởng chiến lược’ có tính mới về quản lý, lãnh đạo nhà nước.

Ngay trong ‘nhiệm kỳ đầu tiên’, ông Tập Cận Bình đã xác nhận là ‘hạt nhân lãnh đạo’, điều đó Giang Trạch Dân chỉ được xác nhận ở nhiệm kỳ thứ hai và Hồ Cẩm Đào không được gọi đến. Tức là vị trí của Tập Cận Bình đã được đặt lên rất cao!TS. Vũ Cao Phan

Nghe ý kiến của TS. Vũ Cao Phan

Vụ Đồng Tâm và điểm tin tuần thứ II của tháng 10/2017

Chính trị TQ: Dàn sao đang lên trước Đại hội 19

Liệu ông Tập Cận Bình có nhiệm kỳ thứ ba?

Một phóng viên của BBC Tiếng Trung cho hay dường như đây là một chỉ dấu, nhưng cần chờ khẳng định tại Đại hội bắt đầu vào hôm thứ Tư tới đây, về việc các ‘tư tưởng chính trị’ của ông Tập Cận Bình sẽ được ‘bổ sung’ vào điều lệ đảng và các văn kiện khác về đường lối, cũng như tuyên huấn, tuyên truyền.

Truyền thông Trung Quốc cuối tuần này cũng cho hay một thông báo sau khi bế mạc Hội nghị Trung ương 7 khóa 18 của đảng cho biết Đảng Cộng sản đã khai trừ đảng của một nguyên lãnh đạo bộ tư pháp.

Thông báo hôm thứ Bảy đưa chi tiết nói bà Ngô Ái Ái, nguyên Bộ trưởng Tư pháp và một số quan chức khác đã bị khai trừ khỏi đảng vì tham nhũng, vẫn theo Reuteurs.

‘Chắc chắn được bổ sung’

Hôm 15/10, một nhà phân tích chính trị và bang giao quốc tế từ Việt Nam nêu quan điểm với BBC cho rằng ‘tư tưởng’ của ông Tập chắc chắn sẽ được đưa vào Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

“Về tư tưởng của Tập Cận Bình, tôi nghĩ chắc chắn sẽ được đưa vào Đại hội 19 này, vì đưa vào trong Đại hội nên nó sẽ được chính thức hóa trong Chính cương và Điều lệ của Đảng Cộng sản Trung Quốc,” Tiến sỹ Vũ Cao Phan, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt – Trung nói.

“Điều đó là tất nhiên rồi, bởi vì ta thấy rằng là ngay trong ‘nhiệm kỳ đầu tiên’, ông Tập Cận Bình đã xác nhận là ‘hạt nhân lãnh đạo’, điều đó Giang Trạch Dân chỉ được xác nhận ở nhiệm kỳ thứ hai và Hồ Cẩm Đào không được gọi đến. Tức là vị trí của Tập Cận Bình đã được đặt lên rất cao!”

Về bản chất của điều được cho là ‘tư tưởng Tập Cận Bình’, Tiến sỹ Vũ Cao Phan nêu nhận định:

“Cái mà gọi là ‘tư tưởng Tập Cận Bình’ là gì tôi nghĩ là Đại hội đảng 19 của Trung Quốc sẽ thảo luận và sẽ đưa ra một định nghĩa rõ ràng, nhưng tư tưởng Tập Cận Bình đã được nói đến như trong cuốn sách của một giáo sư, Học viện Quốc phòng Trung Quốc, được công bố đồng thời ở Anh và ở Trung Quốc.

Đó là tư tưởng vĩ đại phục hưng nước Trung Hoa, muốn nói rằng Tập Cận Bình là người tạo nên thời đại thứ ba từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập. Mao Trạch Đông là người lập quốc, Đặng Tiểu Bình là người thực hiện cuộc cải cách vĩ đại, còn Tập Cận Bình là người phục hưng nước Trung HoaTS. Vũ Cao Phan

“Cho thấy đó là tư tưởng vĩ đại phục hưng nước Trung Hoa, muốn nói rằng Tập Cận Bình là người tạo nên thời đại thứ ba từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập. Mao Trạch Đông là người lập quốc, Đặng Tiểu Bình là người thực hiện cuộc cải cách vĩ đại, còn Tập Cận Bình là người phục hưng nước Trung Hoa.

“Nếu nói theo quan điểm ông Đặng Tiểu Bình đã nói là thời kỳ ấy là ‘giấu mình chờ thời’, thì đến thời kỳ của Tập Cận Bình chuyện đó không còn nữa, nước Trung Quốc bước ra vũ đài của thế giới, cho thế giới thấy là ai và Tập Cận Bình là người đại diện.”

‘Được dân hoan nghênh, ủng hộ’

Vincent Ni nói về chống tham nhũng của CT Tập Cận Bình

TQ ‘kiên trì phát triển quan hệ’ với VN

Ông Tập nay là ‘hạt nhân’ của Đảng Cộng sản TQ

Tiến sỹ Vũ Cao Phan bác bỏ quan điểm cho rằng Tập Cận Bình là một lãnh đạo theo phong cách ‘bạo chúa’ hay độc tài, trái lại ông nêu quan điểm cho rằng có thông tin nói ở Trung Quốc công việc chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình được nhân dân Trung Quốc hoan nghênh và ủng hộ ‘nhiều nhất’, nhà nghiên cứu nói:

“Gần đây tôi nghe được rất nhiều người bạn của tôi đi Trung Quốc về nói rằng nhân dân Trung Quốc rất hoan nghênh và một trong những vấn đề mà Tập Cận Bình được ủng hộ nhiều nhất đó là vấn đề chống tham nhũng.

“Và thực ra ông đã làm được và làm thật… Tôi không nghĩ và hoàn toàn không đúng nếu coi Tập Cận Bình là ‘bạo chúa’ và những biện pháp mà ông đối xử với những kẻ tham nhũng vẫn còn có những điều ta có thể thấy là nhẹ tay.

“Nhẹ tay có thể bởi rất nhiều nguyên nhân, có thể bởi nguyên nhân là những lợi ích của các phe nhóm thỏa thuận với nhau điều này, điều khác, điều đó chắc chắn là có… Và một điều nữa cũng nói là cuộc chống tham nhũng của Trung Quốc được nhân dân rất hoan nghênh,” TS Cao Phan nói với BBC.

Hôm thứ Sáu, trong một chương trình trực tuyến trên kênh Facebook Live của BBC Tiếng Việt, nhà báo Vincent Ni, thành viên ban biên tập của BBC Tiếng Trung, cũng chia sẻ với khán giả và độc giả của BBC Việt ngữ về đánh giá cuộc chiến chống tham nhũng của Chủ tịch Tập, ông nói:

“Từ lâu nhiều người cho rằng trong Đảng Cộng sản có vấn đề tham nhũng, do đó một trong những mục tiêu cao nhất của ông Tập Cận Bình là làm trong sạch đảng, trong sạch bộ máy. Những nhà chỉ trích, đăc biệt là giới bất đồng ở hải ngoại thường cho rằng các chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập có mục đích chính trị, nhằm loại bỏ những kẻ thù chính trị của ông.

Điều quan trọng là người ta không quan tâm đến cái gì là thực chất bên trong chiến dịch chống tham nhũng, mà người dân chỉ quan tâm đến làm sao cho cuộc sống của họ được dễ dàng hơn mà thôiVincent Ni, BBC Tiếng Trung

“Thế nhưng nếu bạn đến Trung Quốc và nói chuyện với mọi người dân, thì họ rất hài lòng và hạnh phúc về việc chống tham những, bởi vì trước đây ngay ở cấp độ đô thị, thành phố, để sửa nhà, sửa cửa, người dân phải có hầu bao đỏ lót tay cho các quan chức, nhưng bây giờ không ai dám nhận phong bì như thế nữa.

“Cho nên điều quan trọng là người ta không quan tâm đến cái gì là thực chất bên trong chiến dịch chống tham nhũng, mà người dân chỉ quan tâm đến làm sao cho cuộc sống của họ được dễ dàng hơn mà thôi,” nhà báo Vincent Ni nói với BBC hôm 13/10.

Được biết, theo một tập san về Nghiên cứu Xây dựng Đảng của Trung Quốc năm nay, một số thành tố chính trong tư tưởng Tập Cận Bình có thể tìm thấy trong nguyên lý ưu tiên xây dựng “5 trong một” với các chính sách tích hợp trong gói lý luận được gọi là bốn đại diện.

Nội dung của ‘5 trong một’ là ‘phát triển hài hòa giữa kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và sinh thái’, còn các chính sách thúc đẩy mục tiêu này được tích hợp và tổng kết trong Lý luận “Bốn toàn diện” bao gồm việc ‘xây dựng xã hội khá giả toàn diện, cải cách sâu sắc toàn diện, quản lý đất nước bằng pháp luật toàn diện và quản lý đảng nghiêm khắc toàn diện’.

Nếu được bổ sung đưa vào các văn kiện then chốt sửa đổi của đảng Trung Quốc, Tập Cận Bình sẽ là lãnh tụ đầu tiên sau hàng chục năm qua được nêu trong các văn kiện chính thức của Trung Quốc như một lãnh đạo có ‘tư tưởng’ của Đảng, trước đó, các văn kiện, tài liệu lý luận và tuyên truyền của Trung Quốc chỉ nêu ‘tư tưởng Mao Trạch Đông’ và ‘lý luận Đặng Tiểu Bình’.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-41627965

 

Đại hội 19 ĐCS Trung Quốc

và thực chất tư tưởng Tập Cận Bình

Nhà phân tích chính trị Vũ Cao Phan, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt – Trung, bình luận về tư tưởng Tập Cận Bình và Đại hội 19 ĐCS Trung Quốc dự kiến khai mạc hôm 18/10/2017.

Trong cuộc trao đổi hôm 15/10 với BBC Tiếng Việt, ông đưa ra nhận định:

“Về tư tưởng của Tập Cận Bình, tôi nghĩ chắc chắn sẽ được đưa vào Đại hội 19 này, vì đưa vào trong Đại hội nên nó sẽ được chính thức hóa trong Chính cương và Điều lệ của Đảng Cộng sản Trung Quốc,” Tiến sỹ Vũ Cao Phan, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt – Trung nói.

TQ sắp ‘sửa điều lệ Đảng’ và ‘bổ sung’ tư tưởng Tập Cận Bình

Bình luận vụ kêu gọi dân đầu thú ở Đồng Tâm và điểm tin tuần thứ II tháng Mười

Tôi không nghĩ và hoàn toàn không đúng nếu coi Tập Cận Bình là ‘bạo chúa’ và những biện pháp mà ông đối xử với những kẻ tham nhũng vẫn còn có những điều ta có thể thấy là nhẹ tay.Tiến sỹ Vũ Cao Phan

Đảng ‘quyết’ nhất thể hóa, nhưng ‘căn cứ luật nào’?

“Điều đó là tất nhiên rồi, bởi vì ta thấy rằng là ngay trong ‘nhiệm kỳ đầu tiên’, ông Tập Cận Bình đã xác nhận là ‘hạt nhân lãnh đạo’, điều đó Giang Trạch Dân chỉ được xác nhận ở nhiệm kỳ thứ hai và Hồ Cẩm Đào không được gọi đến. Tức là vị trí của Tập Cận Bình đã được đặt lên rất cao!”

Về bản chất của điều được cho là ‘tư tưởng Tập Cận Bình’, Tiến sỹ Vũ Cao Phan nêu quan điểm:

“Cái mà gọi là ‘tư tưởng Tập Cận Bình’ là gì tôi nghĩ là Đại hội đảng 19 của Trung Quốc sẽ thảo luận và sẽ đưa ra một định nghĩa rõ ràng, nhưng tư tưởng Tập Cận Bình đã được nói đến như trong cuốn sách của một giáo sư, Học viện Quốc phòng Trung Quốc, được công bố đồng thời ở Anh và ở Trung Quốc.

“Cho thấy đó là tư tưởng vĩ đại phục hưng nước Trung Hoa, muốn nói rằng Tập Cận Bình là người tạo nên thời đại thứ ba từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập. Mao Trạch Đông là người lập quốc, Đặng Tiểu Bình là người thực hiện cuộc cải cách vĩ đại, còn Tập Cận Bình là người phục hưng nước Trung Hoa.

“Nếu nói theo quan điểm ông Đặng Tiểu Bình đã nói là thời kỳ ấy là ‘giấu mình chờ thời’, thì đến thời kỳ của Tập Cận Bình chuyện đó không còn nữa, nước Trung Quốc bước ra vũ đài của thế giới, cho thế giới thấy là ai và Tập Cận Bình là người đại diện.”

‘Được dân ủng hộ, hoan nghênh’

Chính trị TQ: Dàn sao đang lên trước Đại hội 19

Liệu ông Tập Cận Bình có nhiệm kỳ thứ ba?

Ông Tập nay là ‘hạt nhân’ của Đảng Cộng sản TQ

Tiến sỹ Vũ Cao Phan bác bỏ quan điểm cho rằng Tập Cận Bình là một lãnh đạo theo phong cách ‘bạo chúa’ hay độc tài, trái lại ông nêu quan điểm cho rằng có thông tin nói ở Trung Quốc công việc chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình được nhân dân Trung Quốc hoan nghênh và ủng hộ ‘nhiều nhất’, nhà nghiên cứu nói:

“Gần đây tôi nghe được rất nhiều người bạn của tôi đi Trung Quốc về nói rằng nhân dân Trung Quốc rất hoan nghênh và một trong những vấn đề mà Tập Cận Bình được ủng hộ nhiều nhất đó là vấn đề chống tham nhũng.

“Và thực ra ông đã làm được và làm thật… Tôi không nghĩ và hoàn toàn không đúng nếu coi Tập Cận Bình là ‘bạo chúa’ và những biện pháp mà ông đối xử với những kẻ tham nhũng vẫn còn có những điều ta có thể thấy là nhẹ tay.

“Nhẹ tay có thể bởi rất nhiều nguyên nhân, có thể bởi nguyên nhân là những lợi ích của các phe nhóm thỏa thuận với nhau điều này, điều khác, điều đó chắc chắn là có… Và một điều nữa cũng nói là cuộc chống tham nhũng của Trung Quốc được nhân dân rất hoan nghênh,” TS Vũ Cao Phan nói với Quốc Phương của BBC Việt ngữ.

Mời quí vị bấm vào đây để nghe nhà báo Vincent Ni của BBC Tiếng Trung nói về Đại hội 19 ĐCS Trung Quốc và Chủ tịch Tập Cận Bình.

http://www.bbc.com/vietnamese/media-41629415

 

Cháy rừng California: Số người chết vẫn gia tăng

Ít nhất 40 người thiệt mạng và hàng trăm người vẫn còn mất tích ở California, Hoa Kỳ, sau sáu ngày xảy ra vụ cháy rừng tàn phá các vùng nông thôn và hủy hoại hàng ngàn ngôi nhà.

Thống đốc bang California nói rằng đây là “một trong những bi kịch lớn nhất” mà tiểu bang này từng phải đối mặt.

Hơn 10.000 nhân viên cứu hỏa đang chiến đấu với 16 đám cháy còn lại.

Sự tàn phá là không thể tin được. Đó là sự khủng khiếp mà không ai có thể tưởng tượng đượcThống đốc Jerry Brown

Cháy rừng California: 31 người chết

Cháy lớn ở bang California, Hoa Kỳ

Cháy rừng lan rộng tại British Columbia, Canada

Gió lên đến 70 km/h, đưa các vụ cháy đến các thị trấn mới, buộc nhiều người phải di tản.

Một trong những khu vực bị ảnh hưởng tồi tệ nhất là thành phố Santa Rosa, trong vùng làm rượu vang Sonoma, nơi có 3.000 người được sơ tán vào hôm thứ Bảy.

“Sự tàn phá là không thể tin được,” Thống đốc Jerry Brown nói khi đến thăm thành phố.

“Đó là sự khủng khiếp mà không ai có thể tưởng tượng được.”

Đây là đợt bùng phát nguy hiểm nhất của các vụ cháy rừng trong lịch sử tiểu bang này.

Hơn 100.000 người đã bị di dời và toàn bộ khu vực lân cận đã bị thiêu thành tro bụi.

Các nhân viên cứu hỏa đã có được một số tiến bộ vào ngày thứ Sáu, khi họ dọn dẹp thảm thực vật bị khô đi cùng nhiều vật dụng chứa các nhiên liệu dễ cháy khác xung quanh các khu vực đông dân cư phía ở sườn phía Nam của vùng hỏa hoạn.

Nhưng sự trở lại của các trận gió mạnh kết hợp với nhiệt độ cao và không khí khô tiếp tục lan rộng hơn nữa các đám cháy.

Ngọn lửa khổng lồ đã đưa khói và tro tràn sang San Francisco, khoảng 50 dặm, và bay qua một số thị trấn và thành phố xa hơn nữa về phía nam.

Ít nhất 13 nhà máy rượu vang ở Thung lũng Napa đã bị phá hủy, theo một tập đoàn thương mại.

Cùng lúc, một chủ nhà máy rượu ở Santa Rosa nói với BBC rằng vụ cháy đã gây ra thiệt hại với sản xuất rượu vang tới hàng triệu đô la.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-41627961

 

Gió khô và mạnh khiến cháy rừng lan rộng ở California

Các đám cháy rừng ở vùng trồng nho làm rượu nổi tiếng thuộc bang California của Mỹ đang lan rộng sau một tuần hỏa tồi tệ nhất mà bang này từng chứng kiến.

Số người chết tăng tới con số ít nhất là 35 người vào ngày thứ Bảy, với ít nhất 16 đám cháy vẫn đang hoành hành. Một phía của khu vực hỏa hoạn kéo dài 160 km vuông, phá hủy khoảng 5.700 căn nhà và cơ sở kinh doanh. Khoảng 100.000 người đã di tản khỏi nhà của họ.

Nhưng một số vẫn ở lại. Các bản tin cho biết có những người nương náu trong hồ bơi trong khi nhìn theo căn nhà của họ bị cháy rụi.

Đêm thứ Sáu sang sáng sớm thứ Bảy, các đám cháy lan vào thành phố Sonoma, cái tên đồng nghĩa với ngành sản xuất rượu vang ở California, buộc 400 hộ gia đình trong thành phố 11.000 cư dân này phải di tản. Thành phố Santa Rosa lân cận cũng chứng kiến nhiều người di tản.

Gió mạnh và khô ở Santa Ana thổi từ trên núi xuống mỗi cuối mùa hè và đầu mùa thu đang tạo điều kiện khiến đám cháy lan nhanh. Một số cơn gió mạnh tới 64 km/giờ đẩy các đám cháy vượt qua những rãnh ngăn lửa mà nhân viên cứu hỏa đã đào.

Ngày thứ Sáu, cảnh sát trưởng Quận hạt Napa nói các đám cháy rừng bắt đầu vào ngày 8 tháng 10 là “đang hợp thành một,” sau những ngày khô ráo và nhiều gió.

Trưởng cứu hỏa Barry Biermann cho biết ông đã hợp lực với cơ quan phòng hỏa của bang để dựng các đường kìm tỏa trong “những điểm ưu tiên” để ngăn chặn các đám cháy lan rộng.

Các quan chức cho biết Thống đốc Jerry Brown và hai Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Dianne Feinstein và Kamala Harris đã lên kế hoạch đi thị sát thiệt hại tại Quận hạt Sonoma vào thứ Bảy.

Hơn 9.000 người đang chống chọi với cháy rừng ở California, cả nhân viên cứu hỏa địa phương lẫn hàng ngàn tình nguyện viên, những người đã đổ vào khu vực này trong mấy ngày qua.

Các nhân viên cứu hỏa đến từ những nơi khác của California, và ở những nơi xa xôi như Canada và Úc.

https://www.voatiengviet.com/a/gio-kho-va-manh-khien-chay-rung-lan-rong-o-california/4070588.html

 

Cựu chánh văn phòng của Trump

được công tố viên đặc biệt phỏng vấn

Cựu chánh văn phòng Nhà Trắng của Tổng thống Donald Trump, Reince Priebus, hôm thứ Sáu đã được công tố viên đặc biệt phỏng vấn về việc liệu ban vận động tranh cử của ông Trump có thông đồng với Nga trong cuộc bầu cử năm 2016 ở Mỹ hay không.

“Ông Priebus đã được phỏng vấn một cách tự nguyện bởi đội ngũ của Công tố viên Đặc biệt Mueller ngày hôm nay,” William Burck. Luật sư của ông Priebus, nói hôm thứ Sáu. “Ông ấy rất vui lòng trả lời tất cả các câu hỏi của họ.”

Các nhà điều tra của ông Robert Mueller đang phỏng vấn một số quan chức Nhà Trắng và các quan chức khác trong cuộc điều tra về bất kỳ mối liên hệ khả dĩ nào giữa ban vận động tranh cử tổng thống của ông Trump với Nga.

Cuộc điều tra của ông Mueller bao gồm liệu ông Trump có thể đã cản trở công lý hay không bằng việc cố gắng thuyết phục giám đốc FBI khi đó, James Comey, ngưng cuộc điều tra nhắm vào Michael Flynn, cố vấn an ninh quốc gia đầu tiên của tổng thống.

Ông Flynn từ chức vào tháng 2 sau khi tin tức tiết lộ rằng ông ta đã thảo luận về các biện pháp chế tài của Mỹ nhắm vào Nga với Đại sứ Nga tại Mỹ trước khi ông Trump nhậm chức và nói dối Phó Tổng thống Mike Pence về các cuộc trao đổi này.

Ông Priebus, người giữ vai trò chủ tịch Ủy ban Đảng Cộng hòa Toàn quốc trong chiến dịch tranh cử, trở thành chánh văn phòng Nhà Trắng khi ông Trump nhậm chức vào tháng 1. Ông từ chức vào tháng 7 sau khi những mục quan trọng trong nghị trình của ông Trump không qua được Quốc hội.

https://www.voatiengviet.com/a/cuu-chanh-van-phong-cua-trump-duoc-cong-to-vien-dac-biet-phong-van/4070464.html

 

Hai miền Triều Tiên chưa ‘sẵn sàng’ đối thoại trực tiếp

Các chính trị gia từ hai miền Triều Tiên sẽ không đối thoại trực tiếp ở Nga vào ngày 16/10 về chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng, dù cùng tham dự một sự kiện.

Reuters dẫn lời báo chí Nga cho biết rằng bà Valentina Matviyenko, Chủ tịch Thượng viện Nga, dự kiến sẽ thảo luận vấn đề trên trong các cuộc gặp riêng rẽ với phó chủ tịch quốc hội Bắc Hàn và người đứng đầu quốc hội Hàn Quốc bên lề hội nghị nghị viện thế giới ở St Petersburg.

Hãng tin TASS trích lời một dân biểu nói hôm 14/10 rằng Moscow kêu gọi hai nước tận dụng cơ hội này để thảo luận trực tiếp nhằm thu hẹp các khác biệt.

Nhưng hãng RIA hôm 15/10 dẫn lời ông Piotr Tolstoi, Phó Chủ tịch Hạ viện Nga và một thành viên không nêu tên của phái đoàn Triều Tiên nói rằng sẽ không có bất kỳ các cuộc đối thoại trực tiếp nào.

Đại biểu của Bắc Hàn được trích lời nói rằng việc Mỹ gây áp lực lên Bình Nhưỡng, cùng các cuộc diễn tập quân sự của Hoa Kỳ và Hàn Quốc cho thấy rằng các điều kiện tiên quyết dẫn tới một cuộc đối thoại như vậy đã không được đáp ứng.

Các vụ phóng tên lửa và thử hạt nhân thời gian qua của Bắc Hàn đã gây căng thẳng trên toàn thế giới cũng như dẫn tới thêm các biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Một kế hoạch giảm căng thẳng, được cả Nga và Trung Quốc hậu thuẫn, kêu gọi Bình Nhưỡng ngưng chương trình tên lửa đạn đạo, và Hoa Kỳ cùng Hàn Quốc đồng thời ngưng các cuộc thao dượt quân sự quy mô lớn, nhằm mở đường cho các cuộc đối thoại đa phương.

https://www.voatiengviet.com/a/hai-mien-trieu-tien-chua-doi-thoai-truc-tiep/4071066.html

 

Ông Gorbachev kêu gọi ‘cứu’ hiệp ước tên lửa Nga – Mỹ

Ông Mikhail Gorbachev, lãnh đạo cuối cùng của Xô Viết, hôm 12/10 nói rằng một hiệp ước kiểm soát vũ khí giúp chấm dứt Chiến tranh Lạnh đang lâm nguy, và thúc giục Tổng thống Nga và Mỹ họp thượng đỉnh để cứu vãn nó.

Ông Gorbachev, 86 tuổi, nhận định rằng quan hệ Nga – Mỹ đang trong “cuộc khủng hoảng nghiêm trọng”, và rằng hiệp ước, vốn cấm tất cả các tên lửa thông thường và hạt nhân tầm ngắn và tầm trung đặt trên mặt đất, hiện đang lâm nguy.

Ông Gorbachev là người ký vào thỏa thuận có tên gọi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF) năm 1987 với Tổng thống Mỹ khi đó là ông Ronald Reagan ở Washington. Sau sự sụp đổ của Xô Viết năm 1991, Nga chịu trách nhiệm thực thi cam kết ban đầu.

Trong những tháng gần đây, đôi bên đã cáo buộc lẫn nhau vi pham hiệp ước, gây quan ngại về sự đổ vỡ của hiệp ước này vì quan hệ Nga – Mỹ tiếp tục xấu đi giữa các cáo buộc rằng Moscow can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016. Nga đã nhiều lần phản bác cáo buộc đó.

Viết trên tờ báo của nhà nước Rossiiskaya Gazeta, ông Gorbachev cho rằng INF đang lâm nguy và rằng tổng thống Nga và Mỹ cần phải gặp gỡ và thảo luận về các vấn đề giải trừ hạt nhân và ổn định chiến lược.

Hiệp ước INF yêu cầu Mỹ và Liên bang Xô Viết phải xóa bỏ tất cả các tên lửa hạt nhân hành trình và đạn đạo có thể phóng đi từ đất liền với tầm bắn từ 500 tới 5.500 km.

Ông Gorbachev nói rằng ông muốn chứng kiến một hội nghị thượng đỉnh toàn diện Nga – Mỹ giống như ông từng tham gia lúc gần kết thúc Chiến tranh Lạnh.

https://www.voatiengviet.com/a/ong-gorbachev-keu-goi-cuu-hiep-uoc-ten-lua-nga-my/4071042.html

 

Bom xe gây chết người

phát nổ giữa giao lộ Mogadishu, san bằng nhà cửa

Ít nhất 25 người thiệt mạng và ít nhất 50 người khác bị thương trong một vụ nổ bom xe tải gần một giao lộ chính ở thủ đô Mogadishu của Somalia, các quan chức và người chứng kiến cho hay.

Vụ nổ gần Zobe, một giao lộ tấp nập, có thể là một vụ đánh bom tự sát, một quan chức cảnh sát nói với VOA. Những người chứng kiến cho biết vụ nổ xảy ra trong lúc tắc đường.

Một phóng viên của VOA tại hiện trường vụ nổ đếm được ít nhất 25 thi thể khi những thi thể này được xe cứu thương thuộc dịch vụ khẩn cấp của thành phố đưa đi.

Phóng viên này nói rằng các tòa nhà xung quanh khu vực này bị san bằng bởi vụ nổ bom xe tải, và hàng chục chiếc xe bị phá hủy tiếp tục cháy trên đường phố.

Phần lớn nạn nhân là thường dân. Vẫn chưa rõ mục tiêu chính xác của vụ nổ là gì, dù quanh đó có một số khách sạn mà các quan chức chính phủ và nhiều ngoại kiều thuộc các sắc dân khác nhau hay lui tới.

Các lực lượng an ninh cũng đã phá vỡ một vụ tấn công khác khi họ chặn một chiếc xe chở đầy chất nổ hướng tới hiện trường vụ nổ đầu tiên và câu lưu người lái xe, theo các quan chức cảnh sát yêu cầu không tiết lộ danh tính.

https://www.voatiengviet.com/a/bom-xe-gay-chet-nguoi-phat-no-giua-giao-lo-mogadishu-san-bang-nha-cua/4070510.html

 

Quân đội Myanmar điều tra

cáo buộc người Rohingya bị sát hại, ngược đãi

Quân đội Myanmar đã mở một cuộc điều tra nội bộ về hành xử của binh lính trong cuộc phản công đã khiến hơn một nửa triệu người Hồi giáo Rohingya chạy sang Bangladesh, nhiều người nói rằng họ đã chứng kiến những vụ giết người, hãm hiếp và đốt phá do binh lính gây ra.

Những vụ tấn công có phối hợp của những phần tử nổi dậy người Rohingya nhắm vào 30 chốt an ninh vào ngày 25 tháng 8 đã làm bùng lên phản ứng quân sự ác liệt trong vùng phía bắc bang Rakhine nơi người Hồi giáo chiếm đa số mà Liên Hiệp Quốc gọi là thanh tẩy sắc tộc.

Một ủy ban do Trung tướng Aye Win dẫn đầu đã bắt đầu một cuộc điều tra về những hành vi của các binh sĩ quân đội, văn phòng của tổng tư lệnh quân đội cho biết hôm thứ Sáu, nhấn mạnh rằng hoạt động này là thỏa đáng theo hiến pháp của nước Myanmar với đa số dân theo Phật giáo.

Theo một thông cáo đăng trên trang Facebook của Thống Tướng Min Aung Hlaing, ban điều tra sẽ hỏi, “Họ có tuân theo quy tắc ứng xử của quân đội không? Họ có tuân lệnh chính xác trong hoạt động này không? Sau đó (ban điều tra) sẽ công bố thông tin đầy đủ.”

Myanmar từ chối cho ban điều tra của Liên Hiệp Quốc nhập cảnh. Ban điều tra này có nhiệm vụ điều tra các cáo buộc ngược đãi sau một cuộc phản công quân sự nhỏ hơn được thực hiện vào tháng 10 năm 2016.

Nhưng các cuộc điều tra trong nước, bao gồm một cuộc điều tra nội bộ của quân đội trước đây, phần lớn bác bỏ lời kể của những người tị nạn về các hành động ngược đãi xảy ra trong “những hoạt động truy quét” của lực lượng an ninh.

Hàng ngàn người tị nạn tiếp tục băng qua sông Naf ngăn cách bang Rakhine của Myanmar và Bangladesh trong những ngày gần đây, dù Myanmar nhất mực nói rằng các hoạt động quân sự đã chấm dứt vào ngày 5 tháng 9.

Các cơ quan viện trợ ước tính 536.000 người đã tới khu vực Cox’s Bazar, làm quá tải nguồn lực khan hiếm của các nhóm cứu trợ và các cộng đồng địa phương.

Khoảng 200.000 người Rohingya đã có mặt ở Bangladesh sau khi chạy lánh sự bức hại ở Myanmar, nơi mà họ bị từ chối quốc tịch và đối mặt với những hạn chế về đi lại và khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản.

https://www.voatiengviet.com/a/quan-doi-myanmar-dieu-tra-cao-nguoi-rohingya-bi-sat-hai-nguoc-dai/4070488.html

 

Syria: Lực lượng do Mỹ yểm trợ

mở đợt tấn công tối hậu vào Raqqa

Trọng Nghĩa

Tại Syria, liên minh người Kurdistan và người Ả Rập được Mỹ hậu thuẫn mang tên Lực Lượng Dân Chủ Syria FDS, ngày 15/10/2017 loan báo là trận đánh Raqqa đã bước vào giai đoạn tối hậu, mà mục tiêu là triệt hạ toàn bộ các ổ kháng cự của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo Daech còn sót lại trong thành phố.

Cuộc tấn công được mệnh danh là tối hậu này đã được tung ra sau khi nhiều chiến binh thánh chiến ngoại quốc đã rời khỏi Raqqa trong khuôn khổ một thỏa thuận mà các lãnh đạo bộ tộc đã đúc kết. Chính một lãnh đạo Hội Đồng Dân Sự Raqqa đã cho biết như trên, qua đó đã giải tỏa phần nào tình trạng mập mờ hôm 14/10, bao quanh việc di tản các chiến binh thánh chiến.

Theo thông tín viên RFI từ Beyrouth, Paul Khalifeh, chiến dịch di tản những chiến binh Daech ra khỏi Raqqa đã gặp vướng mắc do việc tình báo Pháp không muốn để sổng một cán bộ Daech bị nghi là chủ mưu loạt khủng bố đẫm máu tại Paris vào tháng 11 năm 2015:

Số phận các chiến binh nước ngoài đã làm chậm lại việc di tản quân thánh chiến ra khỏi Raqqa. Rốt cuộc, việc di tản đã bắt đầu được tiến hành vào ngày thứ Bảy và tiếp tục trong đêm sang Chủ Nhât.

Theo giám đốc Đài Quan Sát Nhân Quyền Syria, ông Rami Abdel Rahman, việc thực hiện thỏa thuận bị chậm lại là do phản đối của tình báo Pháp liên quan đến một trong những chiến binh nói trên. Paris không muốn kẻ tình nghi đã lên kế hoạch vụ khủng bố ngày 13/11/2015 tại Paris được đưa ra khỏi Raqqa.

Ông Rami Abdel Rahman muốn nói đến Abdelilah Himich, được mệnh danh là « Abdel, người lính lê dương » hay « Abou Souleyman al-Faransi ». Nghi phạm này từng là lính lê dương Pháp, sinh ra tại Rabat, Maroc, và bị tình báo Mỹ tố cáo là đầu não vụ khủng bố tại Paris và Bruxelles.

Là người mang quốc tịch Pháp có vị trí cao nhất trong hàng ngũ tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo, Himich chỉ huy một lữ đoàn 300 người, chủ yếu là quân thánh chiến Châu Âu. Theo giám đốc Đài Quan Sát Nhân Quyền, cơ quan tình báo Pháp dường như đã yêu cầu là phải bắt giữ, hoặc trừ khử hẳn Abdelilah Himich.

Sau cùng, cản lực của Pháp được tháo gỡ nhưng không biết là trên cơ sở nào. Cuối cùng thì quân thánh chiến đã rời Raqqa với 400 thường dân làm bia đỡ đạn cho họ, theo một lãnh đạo bộ tộc đã tham gia các vụ thương lượng.”

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171015-syria-luc-luong-do-my-yem-tro-mo-dot-tan-cong-toi-hau-vao-raqqa

 

Trung Quốc: Cựu bộ trưởng Tư Pháp bị khai trừ khỏi đảng

Thanh Hà

Với lý do “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”, từ ngữ dùng để chỉ tội tham nhũng, bà Ngô Ái Anh (Wu Aiying), cựu bộ trưởng Tư Pháp Trung Quốc bị khai trừ khỏi Đảng. Quyết định trên đây được đưa ra vài ngày trước khi Bắc Kinh khai mạc Đại hội Đảng.

Trong thông cáo ngày 14/10/2017, Ủy Ban Kỷ Luật Trung Ương Trung Quốc bất ngờ đưa tên bà Ngô Ái Anh vào danh sách đen. Cựu bộ trưởng Tư Pháp Trung Quốc bị “kỷ luật” cùng với hơn một chục quan chức khác, trong đó có những nhân vật như cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh, ông Tô Chí Tài, hay nguyên chủ tịch Thiên Tân, Hoàng Hưng Quốc…

Hãng tin Reuters nhắc lại bà Ngô là người tỉnh Sơn Đông, là một trong những phụ nữ có chức vụ quan trọng nhất trong guồng máy lãnh đạo của Trung Quốc. Từ năm 2005 tới tháng 2/2017, bà được chỉ định làm bộ trưởng Tư Pháp và là phụ nữ thứ nhì được cất nhắc vào chức vụ này.

Tin cựu bộ trưởng Tư Pháp Ngô Ái Anh bị khai trừ khỏi đảng được công bố trong bối cảnh thứ Tư 18/10 tới đây, Bắc Kinh khai mạc Đại Hội Đảng.

Để chuẩn bị cho sự kiện trọng đại này, hôm qua, Ủy Ban Trung Ương thông báo “điều chỉnh các quy chế của tổ chức”, nhưng không đi sâu vào chi tiết. Tuy nhiên nhiều nhà quan sát cho rằng, việc điều chỉnh này nhằm một mục đích : tăng cường quyền lực của ông Tập Cận Bình.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20171015-trung-quoc-cuu-bo-truong-tu-phap-bi-khai-tru-khoi-dang

 

Mỹ thị uy bằng vũ khí tại Hàn Quốc,

nhân cuộc tập trận chung

Thanh Hà

Một ngày trước cuộc tập trận với Hải Quân Hàn Quốc, hàng không mẫu hạm, tàu ngầm nguyên tử, máy bay tàng hình cùng nhiều trang thiết bị tối tân khác của Mỹ trong tư thế sẵn sàng. Theo giới quan sát, đây là dấu hiệu cho thấy Washington công nhận “căng thẳng trong khu vực leo thang”.

Hãng tin Hàn Quốc Yonhap nêu lên khả năng Bắc Triều Tiên sẽ có hành động trả đũa vụ tập trận chung Mỹ -Hàn được dự trù mở ra vào ngày mai, 16/10/2017 và sẽ kéo dài trong nhiều ngày.

Phía Hoa Kỳ đã điều hàng không mẫu hạm chiếc USS Ronald Reagan đặt căn cứ Yokosuka, Nhật Bản đến vùng biển của Hàn Quốc. Tàu sân bay này đóng vai trò “then chốt” trong chiến lược phòng thủ Mỹ tại vùng Thái Bình Dương. Dài 333 mét, có trọng lượng 100.000 tấn, chiếc USS Ronald Reagan là một trong 10 tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz của Mỹ.

Ngoài ra Hải Quân Hoa Kỳ còn huy động tàu ngầm có trang bị hệ thống bắn chận tên lửa, chiếc USS Michigan, có trang bị 150 tên lửa Tomahawk. Chiếc USS Michigan đang túc trực ngoài khơi thành phố cảng Busan.

Bên cạnh việc chuẩn bị cho đợt thao diễn trên biển lần này, Washington còn đưa nhiều máy bay và trang thiết bị quân sự dùng cho Không Quân đến phía nam thủ đô Seoul, trong khuôn khổ cuộc triển lãm hàng không sắp mở ra tại căn cứ quân sự Seongnam vào ngày 17/10/2017.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20171015-my-pho-truong-trang-thiet-bi-quan-su-tai-han-quoc

 

Kyrgyzstan bầu lại tổng thống

ở một đất nước bị tham nhũng tác hại

Thanh Hà

Cử tri Kyrgyzstan ngày 15/10/2017 bầu lại tổng thống lần thứ 5 kể từ khi tách rời khỏi Liên Bang Xô Viết. Trong số 11 ứng cử viên, hai cựu thủ tướng Sooronbaï Jeenbekov và Omourbek Babanov có nhiều triển vọng nhất, nhưng không một ứng cử viên nào hy vọng đắc cử ngay vòng đầu. Cả hai đều cam kết tận diệt tham nhũng.

Lên cầm quyền từ năm 2011, trong sáu năm vừa qua, tổng thống Almazbek Atambaev đã thắt chặt quan hệ với Nga về mặt chính trị, và mở rộng bang giao với Trung Quốc trên địa hạt kinh tế.

Tổng thống mãn nhiệm có lập trường thân Nga công khai ủng hộ ông Jeenbekov. Phóng sự dưới đây của đặc phái viên Assel Kipchakova từ Bichkek cho thấy Kyrgyzstan đang bị nạn tham nhũng lũng đoạn :

“Với mức lương trung bình khoảng 180 euro, ‘đút lót, chạy chọt’ là chuyện thường xảy ra như cơm bữa ở Kyrgyzstan. Cả quốc gia này bị lũng đoạn. Ở đây cái gì cũng được mua bán bằng tiền. Người ta có thể mua từ bằng cấp cho đến chỗ làm, Kalil từng hành nghề buôn bán than thở : ông bắt đầu lo lắng cho cô con gái, đang theo học ngành y. Ông có một đầu mối, có thể giúp con gái ông tìm được một chỗ làm tốt, đổi lấy gần 3.000 euro, cả một gia tài đối với gia đình ông.

Ở đây, từ người lái tắc xi cũng phải biết đút lót. Vợ chồng ông đã mất một đứa con, vì họ không có nổi 50 euro để lót tay cho bà đỡ. Quá đau khổ, vợ chồng người tài xế tắc xi này không biết phải làm gì. Kiện tụng cũng vô ích, những người nhận hối lộ chẳng bị phạt bao giờ. Ở đây, không có tiền, con người ta ‘chỉ là một con số không’, như lời ông nói.

Dường như nhiều người dân Kyrgyzstan cam chịu với hoàn cảnh ấy. Cả hai ứng cử viên tổng thống đang dẫn đầu cuộc chạy đua, đều cam kết bài trừ tham nhũng. Một lời hứa mà người ta đã được nghe thấy từ 26 năm nay”.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171015-bau-cu-tong-thong-kyrgyzstan

 

Bầu cử cấp vùng tại Venezuela: Đối lập lo ngại “gian lận”

Thanh Hà

Khoảng 18 triệu cử tri Venezuela ngày 15/10/2017 được kêu gọi bầu lại thống đốc tại 23 bang. Đây là cuộc tuyển cử đầu tiên sau bầu cử Quốc Hội Lập Hiến tháng 8/2017 và làn sóng bạo động làm 125 người thiệt mạng.

Phe đối lập với tổng thống Nicolas Maduro không tẩy chay các phòng phiếu nhưng cảnh báo trước nguy cơ gian lận bầu cử. Thông tín viên đài RFI, Juilien Gonzalez từ Caracas tường thuật :

” Trong cuộc đọ sức tay đôi đầu tiên giữa hai phe kể từ sau thắng lợi của đối lập nhân bầu cử Quốc Hội hồi 2015, phe đối lập đang chiếm thế thượng phong, theo kết quả các cuộc thăm dò. Tuy vậy, tỷ lệ cử tri tham gia lần này sẽ là yếu tố quyết định. Đối lập Venezuela biết rất rõ điều đó.

Đành rằng bầu cử cấp vùng, chưa bao giờ huy động đông đảo cử tri, dù vậy các gương mặt nổi bật phe đối lập từ nhiều tuần qua, không quản ngại công sức vận động. Họ đặc biệt chú ý tới thành phần cử tri thất vọng sau 4 tháng liên tục xuống đường, nhưng kết quả chung cuộc lại chẳng đi đến đâu. Quốc Hội Lập Hiến vẫn được dựng lên bất chấp áp lực của cộng đồng quốc tế.

Cho dù quyền hạn của các lãnh đạo ở cấp vùng có thể sẽ bị Quốc Hội Lập Hiến thu hẹp, thế nhưng phe chống tổng thống Maduro vẫn khẳng định, cuộc bầu cử hôm nay là một cột mốc để đem lại những thay đổi cho đất nước.

Phe của tổng thống Maduro thì hứa hẹn, bầu cử lần này sẽ đem lại ‘thắng lợi vẻ vang cho chủ nghĩa Chavez’, củng cố nền tảng xã hội và những thành tựu đã có từ sau cuộc Cách Mạng mang tên cố tổng thống Venezuela Hugo Chavez.

Đối lập cảnh cáo trước nguy cơ gian lận bầu cử, chỉ trích việc chính quyền di dời hơn 200 phòng phiếu nhằm ‘đánh hỏa mù’. Cơ quan đặc trách việc bảo đảm bầu cử công bằng đã bác bỏ những cáo buộc đó và cho rằng, cuộc tuyển cử ngày hôm nay ‘minh bạch’, được đặt dưới sự giám sát của 70 quan sát viên quốc tế.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171015-bau-cu-cap-vung-venezuela-doi-lap-lo-ngai-gian-lan

 

Bầu cử Quốc Hội Áo:

Vai trò then chốt của phe cực hữu bài ngoại

Thanh Hà

Ngày 15/10/2017, hơn 6 triệu cử tri Áo được kêu gọi bầu lại Quốc Hội. Chính sách nhập cư của Vienna là đề tài thu hút công luận. Lãnh đạo đảng bảo thủ (ÖVP) ông Sebastian Kurz, 31 tuổi, với đường lối cứng rắn trên hồ sơ này, có nhiều triển vọng trở thành thủ tướng tương lai.

Nhưng mọi chú ý đang dồn về đảng cực hữu với chủ trương bài người nước ngoài, FPÖ. Đảng này do ông Heinz-Christian Strache lãnh đạo, từ 12 năm qua không ngừng lớn mạnh. Thậm chí FPÖ có thể đe dọa cả đảng Xã Hội Dân Chủ (SPÖ) của thủ tướng mãn nhiệm Christian Kern.

Thông tín viên đài RFI từ Vienna Isaure Hiace phác họa ra toàn cảnh chính trị tại Áo :

“31 tuổi, Sebastian Kurz có khả năng trở thành lãnh đạo trẻ tuổi nhất tại Châu Âu. Lãnh đạo đảng bảo thủ đang được xem là có nhiều triển vọng trở thành thủ tướng. Trên nguyên tắc, đảng này xẽ về đầu khi kết quả bầu cử được công bối tôi nay. Tuy nhiên, vị trí thứ nhì trong cuộc tuyển cử lần này mới là đề tài được mọi người quan tâm.

Đảng cựu hữu và Xã Hội Dân Chủ đang tranh nhau để có được vị trí đó. Có nhiều khả năng ông Sebastian Kurz phải liên minh với một trong hai đảng này để cầm quyền.

Có điều từ một vài tuần lễ qua quan hệ giữa đảng bảo thủ của ông Kurz với đảng Xã Hội Dân Chủ đã trở nên căng thẳng, vì nhiều đoạn băng video với nội dung chế diễu lãnh đạo đảng bảo thủ được phổ biến rộng rãi trên mạng. Phía bên Sebastian Kurz cho rằng đảng Xã Hội Dân Chủ đứng đằng sau chiến dịch tấn công đó.

Có nguy cơ liên minh giữa hai đảng truyền thống này, vốn cùng nhau chia sẻ quyền lực từ năm 1945, không được tiếp tục. Nhiều người đang hướng tới một liên minh mới, giữa cánh bảo thủ và phe cựu hữu. Đảng cựu hữu có thể về nhì lần này, với tỷ lệ ủng hộ được dự trù lên tới 27 %. Đây sẽ là một kỷ lục.

Và nếu đúng như vậy, gần như chắc chắn là Sebastian Kurz sẽ chọn đối tác liên minh này, bởi ông có một sự gần gũi nào đó với những tư tưởng mang tính dân tộc chủ nghĩa”

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171015-bau-cu-quoc-hoi-ao-vai-tro-then-chot-cua-phe-cuu-huu-bai-ngoai

 

Bình Nhưỡng gây sự với Úc vào lúc bán đảo Triều Tiên nóng lại

Trọng Nghĩa

Một hôm sau khi bị Bắc Triều Tiên đe dọa, chính quyền Úc vào hôm nay 15/10/2017đã cứng rắn đáp trả : Phát biểu với báo giới tại Sydney, ngoại trưởng Úc Julie Bishop đã cho rằng lời lẽ hung hăng của Bình Nhưỡng không có gì mới, và điều đó chỉ làm cho Canberra kiên định hơn trong việc tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên.

Vào hôm qua, 14/10, hãng thông tấn nhà nước Bắc Triều Tiên KCNA đã lớn tiếng tố cáo là « Úc gần đây đã có những bước đi nguy hiểm khi hùa theo các hành động khiêu khích chính trị và quân sự điên rồ của Mỹ nhằm chống lại Bắc Triều Tiên ». Hãng tin Bắc Triều Tiên đã cảnh cáo là nếu tiếp tục theo chân Mỹ để « áp đặt áp lực quân sự, kinh tế và ngoại giao lên Bắc Triều Tiên…, Úc sẽ không thể tránh được thảm hoạ ».

Lời tố cáo nói trên được đưa ra sau khi hai bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng Úc, nhân chuyến công du Hàn Quốc, hôm 11/10 vừa qua đã ghé thăm làng Bàn Môn Điếm trong vùng phi quân sự ở biên giới Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên. Tại đấy, hai bộ trưởng Úc đã nhấn mạnh trên nhu cầu gây áp lực ngoại giao để ngăn chặn tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng và kêu gọi Bắc Triều Tiên ngừng các chương trình thử nghiệm vũ khí, hạt nhân và tên lửa.

Đối với ngoại trưởng Úc, Bắc Triều Tiên vẫn quen thói đe dọa Úc, cũng nhu các nước khác trong khu vực, và đó là lý do tại sao Úc tham gia vào một chiến lược tập thể nhằm gây sức ép tối đa trên Bình Nhưỡng để buộc Bắc Triều Tiên trở lại bàn đàm phán.

Cùng một quan điểm với bà Bishop, ông Dan Tehan, một quốc vụ khanh trong bộ Quốc Phòng Úc, vào hôm nay cũng xác định trở lại rằng Canberra sẽ tiếp tục làm tất cả để bảo vệ, giúp đỡ và hỗ trợ các đồng minh, và không « khiếp nhược » trước những lời hù dọa của Bình Nhưỡng.

Khẩu chiến Bình Nhưỡng-Canberra bùng lên vào lúc tình hình bán đảo Triều Tiên căng thẳng trở lại trong bối cảnh liên quân Mỹ-Hàn đang chuẩn bị cho một cuộc tập trận rầm rộ khởi sự vào ngày mai.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20171015-binh-nhuong-gay-su-voi-uc-vao-luc-ban-dao-trieu-tien-nong-lai