Cuộc thanh lọc bộ máy của hệ thống chính trị bắt đầu

Cac Bai Khac

No sub-categories

Cuộc thanh lọc bộ máy của hệ thống chính trị bắt đầu

12/10/2017

Hội nghị Trung ương 6 đã kết thúc, mở ra những quyết sách quan trọng trong các lĩnh vực tổ chức cán bộ, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, chăm sóc sức khỏe nhân dân,… và điều quan trọng nhất vẫn là tổ chức, sắp xếp lại đội ngũ để phục vụ nhân dân, đất nước được tốt hơn, đáp ứng những yêu cầu cấp bách đang đặt ra với xã hội chúng ta.
Cuoc thanh loc bo may cua he thong chinh tri bat dau - Anh 1
Rất dễ để nhận thấy, Hội nghị Trung ương lần này đánh dấu một sự đổi mới cách nghĩ, cách làm, những bước đi đã cân nhắc kỹ càng, tiến hành thận trọng nhưng quyết liệt. Bộ máy của cả hệ thống chính trị cồng kềnh là chuyện đã nhiều năm song chỉ là đánh giá chung chung, lần này thì chỉ rõ hơn nó cồng kềnh và kém hiệu quả ở chỗ nào, ví dụ, vai trò của các Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ hoặc sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan Đảng và Chính quyền,… Nhìn rõ thực trạng, đánh giá đúng tình hình là cơ sở thực tế để sự điều chỉnh, tinh gọn có kết quả tốt.
Trong khi Hội nghị Trung ương đang họp, như một sự tương ứng, tại Hà Nội đã có một dẫn chứng về sự cồng kềnh, kém hiệu quả rất thuyết phục: 5 “siêu ban” sau khi sáp nhập có gần 1.000 người với khối lượng công việc không tương xứng, quỹ lương thiếu hụt… Điều này chứng tỏ rằng, sáp nhập một cách cơ học chỉ là sự giảm đầu mối hình thức, không mang lại hiệu quả gì, quan trọng là tinh giản thực chất.
Nhắc đến tinh giản, hồi tháng 5 vừa qua, Quốc hội báo cáo kết quả giám sát tinh giản cán bộ giai đoạn 2011 – 2016, không hề “giản” được chút nào mà còn tăng thêm 20.400 biên chế với sự “phình ra” của các tổng cục, phòng ban và sự lạm phát cấp phó. Điều này đã chứng minh, giữa chủ trương và thực hiện là một khoảng cách xa vời, thậm chí trái ngược.

Mời xem Video: Yêu cầu làm rõ thông tin Đoàn 60 cố vấn Trung Quốc giúp Tổng Bí thư chưa được cho phép?

 

Một điểm nhấn quan trọng trong Hội nghị Trung ương 6 là việc kỷ luật cán bộ với trường hợp cách chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng và cho thôi chức Ủy viên Trung ương được dư luận đánh giá là “nghiêm khắc nhưng nhân văn”. Từ trường hợp này, có thể nhận biết là một giai đoạn mới bắt đầu đối với việc xử lý sai phạm của các cán bộ lãnh đạo như lời của Tổng Bí thư: “Từ nay trở đi bất cứ trường hợp nào vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm”. Đồng thời cũng mở đường cảnh tỉnh: “Ai đã chót nhúng chàm thì sớm tự giác gột rửa”. Đó cũng là biểu hiện nhân văn!
Cũng như một cơ thể sống, cần định kỳ thanh lọc, loại trừ bệnh tật để có sức khỏe tốt, bộ máy hệ thống chính trị của chúng ta một thời gian dài chỉ chẩn bệnh mà không chữa trị. Nay, rất cần một sự thanh lọc mạnh mẽ và quyết liệt, trọng điểm gây dựng niềm tin trong nhân dân, nếu không “mất niềm tin là mất tất cả”!
Nhị Ngọc
(Báo Mới)