Tin khắp nơi – 10/10/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 10/10/2017

TT Trump thăm khu phi quân sự giữa Nam-Bắc Triều tiên?

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump có thể đi thăm khu phi quân sự (DMZ) giữa hai miền của bán đảo Triều Tiên khi ông đến Hàn Quốc vào tháng tới, theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, dẫn một nguồn tin quốc phòng.

Nguồn tin này được dẫn lời nói rằng Toà Bạch Ốc vào cuối tháng 9 đã phái một toán tiền trạm để thăm dò các địa điểm có thể được chọn cho “hoạt động đặc biệt” của ông Trump tại Hàn Quốc.

Dự kiến ông Trump sẽ gửi đi một thông điệp quan trọng tới Triều Tiên, hoặc bằng lời lẽ hoặc qua các kênh khác, trong chuyến công du đầu tiên của ông tới bán đảo Triều Tiên trong cương vị Tổng Tư Lệnh quân đội.

Nguồn tin tiết lộ rằng làng đình chiến Bàn Môn Điếm và chốt quan sát tại đó, cả hai đều nằm trong khu vực phi quân sự, là hai trong số các địa điểm mà ông Trump đang cứu xét để tới thăm.

Hãng tin Yonhap không cho biết thêm chi tiết, và Toà Bạch Ốc cũng không bình luận gì về tin này.

Ông Trump và lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un mới đây đã trao đổi những lời hung hăng hiếu chiến, khi ông Trump gợi ý rằng giải pháp quân sự là lựa chọn duy nhất để chặn đứng các chương trình hạt nhân và phi đạn của Triều Tiên.

Một chuyến thăm tới khu phi quân sự, theo chân vị Tổng thống tiền nhiệm Barack Obama và Phó Tổng Thống Mike Pence, có phần chắc sẽ đươc Triều Tiên coi như một hành động khiêu khích, và sẽ đưa ông Trump tới địa điểm gần nhất, chỉ cách các binh sĩ Triều Tiên có vài mét, nơi mà binh sĩ hai miền vẫn trực diện đối đầu với kẻ thù của mình.

Trong mấy tuần lễ gần đây, Triều Tiên đã phóng hai tên lửa bay ngang qua Nhật Bản, đồng thời thực hiện vụ thử nghiệm hạt nhân thứ 6, trong một động thái nhằm thách thức các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc. Triều Tiên đang nhanh chóng hướng tới mục đích mà họ không hề dấu giếm là phát triển một phi đạn có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và có thể vươn tới tận lục địa Mỹ.

Về phần mình, ông Trump nhiều lần khẳng định ông không mấy hứng thú với giải pháp đối thoai với Triều Tiên. Tuần trước, ông Trump bác bỏ ý kiến đàm phán với Triều Tiên chỉ là “mất thời giờ, vô ích”, một ngày sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Rex Tillerson nói Washington vẫn để ngỏ những kênh liên lạc với chế độ của Kim Jong Un.

Tổng thống Trump hôm thứ Hai 9/10viết trên Tweeter:

“Đất nước chúng ta đã thất bại, không giải quyết được vấn đề Triều Tiên trong suốt 25 năm qua, cho không Bình nhưỡng hàng tỉ đôla mà không nhận lại được bất cứ điều gì. Chính sách không hữu hiệu!”

Trên bán đảo Triều Tiên, miền Bắc bị cô lập và miền Nam giàu có và dân chủ, trên lý thuyết vẫn đang trong tình trạng chiến tranh bởi vì vụ xung đột giữa hai miền kéo dài từ năm 1950 tới năm 1953 kết thúc trong một cuộc đình chiến chứ không phải bằng một hòa ước.

Miền Bắc thường xuyên đe dọa sẽ tiêu diệt miền Nam và đồng minh chủ yếu của miền Nam, là Hoa Kỳ.

Theo chương trình ấn định, từ ngày 3/11 sắp tới, ông Trump sẽ đi thăm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Philippines và Việt Nam.

https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-tham-khu-phi-quan-su-giua-ban-bac-trieu-tien/4064207.html

 

Đài Loan ‘tăng cường quân sự vì tự do’

Nhân Quốc khánh Trung Hoa Dân quốc, Tổng thống Thái Anh Văn nói Đài Loan sẽ tiếp tục “bảo vệ nền dân chủ và tự do” của hòn đảo.

Đồng thời, chính quyền của phái từng ủng hộ độc lập Đài Loan nay nói họ sẽ tăng cường quân bị giữa lúc căng thẳng với Trung Quốc vẫn cao.

Cần hiện đại hóa quân sự

Đọc diễn văn tại cuộc duyệt binh ngày 10/10/2017, là Quốc khánh Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan), bà Thái Anh Văn cũng nói chính phủ của bà “sẽ tiếp tục tăng cường sức mạnh quân sự”.

Panama cắt quan hệ với Đài Loan vì Trung Quốc

Đoàn TQ đuổi Đài Loan khỏi hội nghị ở Úc

Trung Quốc ‘quan ngại’ về phát biểu của Trump

“Trước thách thức hiện đại hóa, chúng ta cần đảm bảo rằng quân đội của thế hệ mới tập trung vào chất lượng, không phải số lượng.”

Năm 2015, Dân Tiến Đảng của bà Thái Anh Văn nói chính sách quốc phòng của đảng này sẽ tạo ra thu nhập 13,2 tỷ đô la Đài Loan và 8000 việc làm.

Bà Thái Anh Văn cũng nói Đài Loan muốn “đảm bảo an ninh và hòa bình” ở eo biển Đài Loan, trong quan hệ với Trung Quốc.

Đài Loan sẽ thể hiện “thiện chí” đối với Trung Quốc, bà nói trước các đại diện ngoại giao nước ngoài và quan chức chính quyền, quân đội Đài Loan.

Ngày 10/10/1911 là ngày thành lập Trung Hoa Dân quốc của Tôn Trung Sơn, thể chế do Quốc Dân Đảng lập ra, nhưng sau bị lực lượng cộng sản của Mao Trạch Đông đánh bại trong Nội chiến năm 1949.

Đài Loan nhận là quốc gia kế thừa của Trung Hoa Dân quốc nhưng ngày càng bị mất sự công nhận quốc tế.

Sau khi Panama tuyên bố cắt quan hệ với Đài Loan để công nhận Trung Quốc, Đài Loan chỉ còn quan hệ ngoại giao cấp đại sứ với 20 quốc gia.

Bà Thái Anh Văn đang tiếp tục chính sách Hướng Nam, tập trung đầu tư vào quan hệ với 10 nước ASEAN và chừng 8 quốc gia vùng châu Á – Thái Bình Dương.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-41569018

 

Myanmar ‘bất mãn’ quốc tế vì vụ Rohingya

Anbarasan EthirajanBBC News

Đến thủ đô Yangon, bạn sẽ không biết về cuộc khủng hoảng nhân đạo đã xảy ra hơn một tháng nay tại vùng Rakhine ở phía tây Myanmar.

Hơn nửa triệu người Hồi giáo Rohingya đã vượt biên qua biên giới Bangladesh từ khi quân đội tấn công cảnh sát hôm 25/8 vừa qua, nổ ra cuộc đàn áp quân sự nghiêm trọng.

Bangladesh ‘lập trại lớn’ cho người Rohingya

Lính Myanmar giết 25 người Rohingya

Myanmar: Hàng ngàn bỏ chạy đến biên giới Bangladesh

Chính quyền Miến Điện chịu áp lực lớn về việc chấm dứt bạo lực và bất ổn tại Rakhine, cũng như cho phép trợ cấp nhân đạo.

Nhưng thành phố lớn nhất đất nước vẫn hiện lên một vẻ yên bình, với đường xá sạch sẽ, nhiều cây xanh và trật tự kỉ cương. Nếu có tắc nghẽn cũng chỉ là vấn đề giao thông. Những người dân ăn vận đẹp đẽ vẫn tiếp tục cuộc sống thường ngày.

Người dân ở đây không sử dụng từ “Rohingya”. Truyền thông gọi những người này là “người Hồi giáo Bengali” và một số miêu tả họ là những người Bengali nhập cư trái phép từ Bangladesh.

Khi vấn đề về Rohingya được nêu lên, người dân sẽ thẳng thắn nói ra ý kiến của họ hoặc cố lảng tránh vấn đề này, nói rằng “đất nước này còn nhiều vấn đề khác”.

Đây cũng là câu trả lời của những phóng viên kỳ cựu, ví dụ như U Aung Hla Tun, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Myanmar.

“Vấn đề ở đây là có lý do chính trị đằng sau từ [Rohingya]. Tôi từng có một số người bạn Bengali khi còn nhỏ. Họ chưa từng nói họ là người Rohingya… Từ này mới chỉ được sử dụng cách đây vài thập niên,” ông nói.

“Họ [người Rohingya] không thuộc về dân tộc thiểu số nào [của đất nước này]. Đây là sự thật.”

Người Rohingya và những người khác phản đối ý kiến này.

Trong khi cuộc khủng hoảng đã làm tốn giấy mực của báo giới vòng quanh thế giới qua nhiều tuần, báo chí Myanmar lại hiếm khi nhắc tới cảnh ngộ của người dân Rohingya với điều kiện sống khốn khó tại các khu lều trại ở Bangladesh.

Thay vào đó, các tờ báo đưa những tin như quân đội tìm ra khu mộ của người Hindu bị sát hại bởi Quân đội Cứu tế Arakan Rohingya (Arsa).

Tại trường Đại học Yangon, tôi tự hỏi liệu mình có thể tìm được một tâm trạng khác đối với giới sinh viên. Mối liên hệ của họ với thế giới bên ngoài qua mạng xã hội tốt hơn nhiều so với những thế hệ trước.

Tại quán cà phê của trường đại học, sinh viên có vẻ không muốn nói chuyện. Một số thậm chí không muốn nói tên mình. Nhưng khi hỏi về vấn đề Rakhine, tôi nhận được những phản ứng tức thì.

“Vấn đề này nhìn từ ngoài được coi như một vấn đề tôn giáo. Nhưng không phải vậy. Bạo lực xảy ra ở đây chính là khủng bố. Cộng đồng quốc tế đã hiểu sai thông tin về tình hình tại Rakhine,” một sinh viên nữ cho biết.

“Những người ở nước ngoài nghĩ là họ đúng, nhưng từ phía chúng tôi, chúng tôi đúng.”

Quan điểm tương tự cũng được thể hiện bởi hai người bạn khác của cô.

Sau một vài ngày, tôi tới một sự kiện kỉ niệm 10 năm cuộc biểu tình dân chủ năm 2007. Hàng ngàn nhà sư Phật giáo đã tham gia cuộc biểu tình, được biết đến với tên gọi “Cách mạng màu vàng nghệ”.

Hình ảnh các nhà sư với áo cà sa màu vàng nghệ nổi dậy chống hội đồng tư vấn quân đội đã thu hút cả thế giới.

Lễ kỉ niệm sự kiện được tổ chức trong một tu viện ở phía nam Yangon, trang trí với những khẩu hiệu gợi lại cuộc biểu tình đáng nhớ. Rất nhiều nhà sư, nhà hoạt động dân chủ và thành viên trong công đoàn từng tham gia vào biểu tình năm 2007 cũng tới tham dự buổi lễ.

Tôi đã hi vọng trong rất nhiều người trong đó từng là tù nhân chính trị bị tống giam do ủng hộ nhân quyền và dân chủ, có thể tôi sẽ tìm được một quan điểm khác về vấn đề Rohingya.

Shwe Toontay Sayar Taw từng là một trong những nhà sư lãnh đạo cuộc cách mạng màu vàng nghệ. Tôi hỏi ông rằng với nền dân chủ non trẻ của Myanmar, không phải nước này có trách nhiệm coi tất cả các cộng đồng, kể cả người Rohingya, là bình đẳng?

“Với sự dân chủ, tất cả là bình đẳng,” ông nói, “nhưng không phải với những kẻ khủng bố”.

“Nếu chúng chọn con đường khủng bố [thì] tất cả mọi người trên thế giới cần hợp nhất để hủy diệt khủng bố. Nếu không chúng sẽ hủy hoại thế hệ của chúng ta.”

Không còn nghi ngờ gì nữa, vấn đề người Hồi giáo Rohingya đã tăng sự ủng hộ của đa số người dân Myanmar cho bà Aung San Suu Kyi, người chọn cách im lặng trước vấn đề này và bị chỉ trích từ cộng đồng quốc tế.

Suu Kyi không sợ ‘giám sát’ của quốc tế

Suu Kyi đối mặt với áp lực quốc tế

Aung San Suu Kyi bác việc thanh lọc sắc tộc

ĐH Oxford gỡ bỏ ảnh bà Suu Kyi

Vụ Rohingya: ‘Cơ hội cuối’ cho Suu Kyi

Nhiều người dân đã tập hợp trước tòa thị chính Yangon để ủng hộ nhà lãnh đạo này.

Các quan chức cấp cao tại Liên Hiệp Quốc đã miêu tả bạo lực đối với người Hồi giáo Rohingya là hành động “thanh trừng sắc tộc” – cáo buộc này bị chính phủ Myanmar phủ nhận.

Người dân Rohingya đã vượt biên tới đâu?

Trước đây Myanmar từng chứng kiến một cuộc đại di dân. Những năm 1960, một thời gian ngắn sau khi quân đội lên năm quyền, họ đã ra lệnh hàng chục ngàn người dân gốc Ấn Độ rời khỏi đất nước.

Người Ấn Độ đã sống tại Miến Điện từ nhiều thế kỉ trước, và nhiều người đã được đưa tới đây bởi quân cai trị thuộc địa khi nước này vẫn là một phần của Ấn Độ khi là thuộc địa Anh, cho tới thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20.

Ước tính có hơn 300 nghìn người bị ép rời khỏi đất nước, tài sản và đất đai của họ bị quốc hữu hóa. Người tị nạn Miến Điện gốc Ấn quay trở lại Ấn Độ.

Tôi tự hỏi liệu Yangon và truyền thông chính thức của Myanmar có đang cố gắng phủ nhận bạo lực đối với người Hồi giáo Rohingya.

Một biên tập viên kì cựu và cựu tù nhân chính trị giấu tên đã cho tôi câu trả lời.

“Tất cả mọi người đều sợ và ngại động chạm tới vấn đề này. Thứ nhất, đang có vấn đề an ninh xảy ra ở đó [Rakhine]. Vì vậy, phần lớn thông tin đều dựa trên những thông cáo báo chí chính thức,” ông nói.

Ông chỉ ra rằng ngoài ra còn có những áp lực từ dư luận.

Nếu bạn phản đối những thông tin chính thức, ông nói, “kể cả họ hàng và bạn bè cũng sẽ ghét bạn”.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-41553106

 

Anh phải xử lý ‘bất bình đẳng vì chủng tộc’

Thủ tướng Anh, bà Theresa May yêu cầu các ngành nghề công tại Anh phải giải quyết vấn đề khác biệt vì chủng tộc.

Bà May cho rằng các cơ quan công quyền và doanh nghiệp Anh cần “giải thích hoặc thay đổi” các vấn đề về sắc tộc sẽ được chính phủ công bố trong ngày 10/10.

Điều tra này cho biết tỉ lệ thất nghiệp của người da đen, gốc Nam Á và các nhóm thiểu số khác cao gần gấp đôi tỉ lệ ở người Anh da trắng.

Con số người có nhà riêng, không phải ở nhà thuê, cũng cho thấy sự khác biệt thiên về phía thiệt thòi hơn cho người thiểu số.

Phe chỉ trích cho rằng đây là một biện pháp điều tra “thô sơ” và có thể gây ra một làn sóng “văn hóa bất bình”.

Khác biệt cơ hội vì chủng tộc

Nhưng thủ tướng Anh vẫn quyết tâm sẽ cho ra mắt một trang web giới thiệu các dữ liệu về ‘khác biệt do chủng tộc’ (race disparity) mà cơ quan thuộc chính phủ thu thập.

Chính phủ cho biết các thông tin sẽ được đăng tải công khai bao gồm:

•Số học sinh da đen gốc vùng Carribean bị đuổi học đông hơn học sinh da trắng ba lần.

Ở giai đoạn hai của cấp tiểu học Anh (lớp 3 – 6), 71% học sinh gốc Hoa đạt tiêu chuẩn đọc, viết và môn toán, so với tỉ lệ 54% ở học sinh da trắng và 13% ở học sinh gốc Roma (Di Gan) và du mục da trắng (White Gypsy).

Học sinh da trắng thuộc diện nghèo được nhận bữa trưa miễn phí tại trường cũng lại có thành tích học tập kém nhất ở giai đoạn 2 của tiểu học với chỉ 32% số học sinh đạt yêu cầu.

Tỉ lệ thất nghiệp của người da đen, châu Á và các chủng tộc thiểu số khác cao gần gấp đôi tỉ lệ ở người da trắng gốc Anh.

Những người có khả năng mua nhà riêng đa số là người gốc Ấn Độ, Pakistan và da trắng, chứ không phải người da đen và gốc Bangladesh.

“Những người đã trải nghiệm sự phân biệt chủng tộc không cần kết quả kiểm tra của chính phủ để hiểu hơn về quy mô của thách thức này,” bà May cho biết.

“Nhưng đợt điều tra này có nghĩa rằng cả xã hội không thể trốn tránh vấn đề này – kể cả chính quyền và các cơ quan dịch vụ công cộng.”

Nguy cơ “văn hóa bất bình”

Những người lên tiếng chỉ trích tình trạng này, và bản thân thuộc gốc thiểu số, như Phó Thị trưởng London Munira Mirza, đã viết trong thư ngỏ đăng trên báo The Times rằng biện pháp so sánh số liệu “thô sơ và có tính toán” này có thể “khuyến khích sự bất bình và những chính sách gây hại cho các cộng đồng họ muốn giúp đỡ”.

Họ nói rằng xã hội đã giảm thành kiến “một cách đáng kể” dù cần cải thiện làm giảm bất công, còn có cả những yếu tố khác cần nêu ra để giải thích sự phân biệt.

Bộ trưởng Phụ trách Cộng đồng trong chính phủ Anh, ông Sajid Javid (người có cha mẹ đến từ Pakistan) phủ nhận ý kiến rằng các số liệu sẽ gây bất bình.

Ông cho rằng báo cáo chỉ ra những điểm gây bất bình đẳng.

“Có hàng trăm ngàn phụ nữ người Anh gốc Pakistan và Bangladesh không nói sõi tiếng Anh, thậm chí không nói được tiếng Anh.”

Phụ nữ có thể thay đổi thế giới trong một tuần?

Tỉ lệ thất nghiệp giảm, bảng Anh tăng giá

Phong cách Anh trên những con đường

“Đó có thể là lựa chọn của họ đối với một số trường hợp, nhưng đó cũng có thể là vấn đề văn hóa. Nhưng đó là một vấn đề lớn vì điều này là trở ngại khiến những người phụ nữ đó khó có thể tiếp cận với thị trường lao động và các cơ hội khác,” ông nói.

David Isaac, Chủ tịch Ủy ban Bình đẳng và Nhân quyền, cho biết các thông tin phải được sử dụng làm nền tảng cho sự thay đổi vấn đề bất bình đẳng đã “thâm căn cố đế”.

Cần đưa ra chính sách hỗ trợ

Mặc dù cuộc điều tra không tập trung vào các chính sách của chính phủ Anh, nhưng Thủ tướng Theresa May sẽ đưa ra một số quyết sách nhằm giải quyết vấn nạn được nêu ra.

Bộ Lao động và Hưu trí cũng sẽ lập các điểm “trợ giúp nóng” cho người thuộc nhóm sắc tộc thiểu số tìm việc làm, và tạo cơ hội học nghề cho thanh niên ở lứa tuổi 16 – 24.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41568638

 

Quan hệ Trung – Triều có vẻ ngày càng lạnh nhạt

Từ khi Kim Jong-un lên nắm quyền và với những cuộc thử hạt nhân liên tiếp xảy ra tại bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc có vẻ đã thay đổi thái độ đối với nước láng giềng.

Thành phố Đan Đông của Trung Quốc, giáp với Triều Tiên bên bờ sông Áp Lục, mang một biểu tượng cho tình hữu nghị Trung Quốc – Triều Tiên: bức điêu khắc chủ tịch Mao Trạch Đông và Kim Nhật Thành, cha đẻ của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tại Bảo tàng Tưởng niệm Chiến tranh chống Mỹ.

Tuy nhiên, từ khi cháu trai của Kim Nhật Thành lên nắm quyền năm 2012, và với những căng thẳng leo thang tại bán đảo Triều Tiên do những vụ thử hạt nhân và tên lửa liên tiếp của lãnh đạo trẻ Triều Tiên, Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình có vẻ đã thay đổi thái độ và cả những phát ngôn chính thức đối với người “láng giềng” cộng sản của mình.

Bắc Hàn: Vụ thử hạt nhân sẽ dẫn tới chiến tranh?

Putin: Bắc Hàn ‘thà ăn cỏ còn hơn từ bỏ hạt nhân’

Kim Jong-un nói cần vũ khí hạt nhân vì Trump ‘loạn trí’

Trên danh nghĩa, Trung Quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên vẫn là đồng minh. Hiệp ước Quốc phòng hiện tại giữa Trung Quốc và Triều Tiên, kí năm 1961 và đã gia hạn năm 1981 và 2001, sẽ hết hạn vào năm 2021.

Hiệp ước này nêu rõ Trung Quốc đảm bảo hỗ trợ Triều Tiên về vấn đề quân sự và những vấn đề khác trong việc chống xâm lược của các thế lực bên ngoài.

Trong thời kì Chiến tranh Lạnh, Triều Tiên được coi là “chiến hữu” và mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng là “tình bạn kết bằng máu”, sau khi hơn một trăm ngàn Chi nguyện quân của Trung Quốc tử trận tại chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953).

Từ đồng chí thành đồng minh rắc rối

Thái độ của Trung Quốc đối với Triều Tiên bắt đầu thay đổi từ khi Triều Tiên thúc đẩy việc phát triển vũ khí hạt nhân.

Lập trường chính thức của Bắc Kinh trong vấn đề Triều Tiên luôn luôn là:

•Phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên

•Đảm bảo hòa bình và bình ổn

•Tìm giải pháp ngoại giao thông qua đối thoại cho cuộc khủng khoảng hạt nhân

Vì vậy, mỗi khi Triều Tiên thực hiện một vụ thử hạt nhân, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại đưa ra tuyên bố.

Sự leo thang căng thẳng đối với chương trình hạt nhân của Triều Tiên được thể hiện qua sự thay đổi từ ngữ sử dụng trong những tuyên bố đó, cho phép quan sát viên quốc tế hiểu rằng thái độ của Trung Quốc đối với Triều Tiên đã thay đổi và nhấn mạnh vào hợp tác đa phương và quốc tế.

Ví dụ, trong một tuyên bố đưa ra ngày 9/10/2006, sau khi Bình Nhưỡng tiến hành thử hạt nhân, truyền thông chính thức của Trung Quốc đã cáo buộc Triều Tiên cố ‎ý phớt lờ sự phản đối của quốc tế, và thể hiện Trung Quốc rằng “kiên quyết phản đối”. Trung Quốc cũng nhấn mạnh lại ba điểm trong lập trường của mình.

Trung Quốc lo sợ ‘nhiễm phóng xạ’ từ Bắc Hàn

TQ ‘hết sức quan ngại’ đe dọa hạt nhân Bắc Hàn

Trong 3 tuyên bố tiếp theo vào ngày 25/5/2009, 12/2/2013 và 6/1/2016, Trung Quốc một lần nữa nhấn mạnh là “kiên quyết phản đối” việc thử hạt nhân của Triều Tiên.

Một lần nữa, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 9/9/2016, trả lời về phản ứng trước cuộc thử hạt nhân thứ 5 của Triều Tiên, Trung Quốc thể hiện sự “kiên quyết phản đối” như mọi khi, nhưng cũng bắt đầu cho hay Trung Quốc sẽ “hợp tác với cộng đồng quốc tế” để hiện thực hóa mục tiêu phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

TQ kêu gọi Bắc Hàn ngưng thử tên lửa

TQ thúc giục Bắc Hàn ‘ngưng thử tên lửa’

Trong tuyên bố mới nhất ngày 3/9/2017, trả lời về vụ thử hạt nhân thứ 6 của Triều Tiên, ngoài việc nêu quan điểm “kiên quyết phản đối”, lập trường, sẽ phối hợp với cộng đồng quốc tế như mọi khi, Trung Quốc đã đảm bảo sẽ “áp dụng quyết định của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về vấn đề Triều Tiên một cách toàn diện”.

Sau khi Triều Tiên bắn tên lửa qua Nhật Bản tháng 8 năm nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết những căng thẳng với Triều Tiên hiện “đang trên bờ vực của một cuộc khủng hoảng”.

Nhiều nguồn tin không chính thức cho rằng việc Trung Quốc không thể hỗ trợ Kim hơn nữa làm dấy lên câu hỏi về cam kết của phía Trung Quốc trong Hiệp ước Hữu nghị Trung Quốc – Triều Tiên, nền tảng của mối quan hệ giữa hai nước.

Một xã luận trên tờ Global Times của Trung Quốc đã nói bóng gió về quan điểm mới của Bắc Kinh với người đồng minh Bình Nhưỡng vào tháng 8 năm nay: nếu Mỹ tấn công Triều Tiên trước, Triều Tiên sẽ bảo vệ. Nhưng nếu Triều Tiên bắt đầu một xung đột quân sự, ví dụ như tấn công đảo Guam, Trung Quốc sẽ giữ vị trí trung lập.

Nói cách khác, không như lần trước, khi Mao Trạch Đông gửi Chí nguyện quân tới giúp Kim Nhật Thành tấn công Hàn Quốc, Tập Cận Bình luôn sẵn sàng ủng hộ Kim Jong-un với điều kiện tốt nhất, nhưng Kim cũng có thể bị “bỏ rơi” nếu quyết định bắt đầu một cuộc chiến.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-41568639

 

Chính trị TQ: Dàn sao đang lên trước Đại hội 19

Pratik JakharBBC Monitoring

Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ công bố tầng lớp lãnh đạo tinh hoa mới trong kỳ Đại hội Đảng Cộng sản 05 năm một lần, lần tới được tổ chức vào 18/10.

Trừ Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường, năm thành viên còn lại trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị dự kiến sẽ nghỉ hưu vào cuối năm.

Khai trừ đảng cựu Bí thư Trùng Khánh

Ông Lưu Vân Sơn là ai?

TQ chặn WhatsApp trước Đại hội Đảng

Nếu xét về bản chất vốn luôn không rõ ràng trong chính trị Trung Quốc thì khó có thể nói ai sẽ vào thay các chỗ trống này, tuy nhiên, có một điều chắc chắn là đó hẳn phải gồm những người thân cận với ông Tập.

BBC điểm qua các gương mặt được trông chờ rộng rãi là sẽ nắm các vị trí quan trọng trong đảng cầm quyền.

Trần Mẫn Nhĩ – “người thân thiết” của Tập Cận Bình

Ông Trần Mẫn Nhĩ năm nay 56 tuổi, được bầu vào làm Bí thư Trùng Khánh thay cho ông Tôn Chính Tài, người đang bị điều tra tham nhũng.

Việc ông Trần ‘đáp xuống’ vị trí lãnh đạo tại Trùng Khánh được các nhà quan sát đánh giá là dấu hiệu ông Tập nắm chắc địa phương này.

TQ hoãn chiếu phim ‘về chiến tranh với VN’

Ông Lưu Vân Sơn thăm VN và Hội nghị TƯ6

Lão tướng Phạm Trường Long là ai?

Tin tức về thủ phủ khu vực Tây Nam Trung Quốc xuất hiện dày đặc trên truyền thông vào năm 2013 từ sự sụp đổ của cựu Bí thư thành ủy Bạc Hy Lai.

Một điểm đáng chú ý, Tôn Chính Tài bị cho đi sau khi có bình luận tháng 02 vừa qua vì ông ta bị cho là đã thất bại trong việc xóa bỏ “di sản nguy hiểm” Bạc Hy Lai để lại.

Ông Trần Mẫn Nhĩ trải qua những năm đầu của sự nghiệp chính trị của mình tại quê hương Chiết Giang – nơi ông xây dựng mối quan hệ khăng khít khi làm việc dưới quyền ông Tập từ năm 2002 đến 2007 tại Ban Tuyên huấn tỉnh Phúc Kiến.

Kể từ đó, sự nghiệp của ông có vẻ khởi sắc và ăn khớp chặt chẽ với từng bước tiến của ông Tập tới vị trí lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng cộng sản Trung Quốc.

Ông Trần làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Quý Châu năm 2012, Chủ tịch tỉnh năm 2013, trước khi được thăng tiến lên chức Bí thư, vị trí cao tỉnh năm 2015.

Được cho là người thân tín của ông Tập, ông Trần gần như chắc chắn có một chân trong Thường vụ Bộ Chính trị tới đây.

Hồ Xuân Hoa – Bí thư Quảng Đông

Trước khi đảm nhận vị trí Bí thư Quảng Đông, một tỉnh có thế mạnh về kinh tế ở miền nam Trung Quốc, ông Hồ Xuân Hoa trải qua nhiều vị trí tại Tây Tạng, Hà Bắc và Nội Mông.

Ông lên làm Bí thư thứ nhất Đoàn Thanh niên Cộng Sản Trung Quốc, cánh tay phải phụ trách thanh niên của Đảng, vào năm 2006.

Tướng Phạm Trường Long: ‘Đảo ở Nam Hải là của TQ’

TQ ‘kiên trì phát triển quan hệ’ với VN

Lãnh đạo Việt-Trung uống trà bàn ‘định hướng lớn’

Năm nay 54 tuổi, ông Hồ vào Bộ Chính trị hồi 2012, trở thành một trong những thành viên trẻ nhất của cơ quan quyền lực gồm 25 thành viên chỉ đứng sau Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị.

Được coi là “tiểu Hồ Cẩm Đào”, Hồ Xuân Hoa được cho là có sự hậu thuẫn của cựu lãnh đạo Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.

Ông Hồ nằm trong “thế hệ thứ sáu” giới lãnh đạo Trung Quốc, ra đời trong thập nên 1960.

Cùng với Trần Mẫn Nhĩ, ông Hồ được coi là ứng viên có khả năng thay thế ông Tập, truyền thông độc lập của Hong Kong tường thuật.

Lật Chiến Thư – ‘đồng minh quyền lực’ của ông Tập

Ông Lật Chiến Thư là giám đốc Văn phòng Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản và là người xử l‎ý các hoạt động hàng ngày của ông Tập.

Năm nay 67 tuổi, ông thường tháp tùng ông Tập trong các chuyến công du trong và ngoài nước, mà gần đây nhất là chuyến thăm của lãnh đạo Trung quốc tới Nga hồi tháng 7.

Ông Lật được đánh giá là người có kỹ năng quản ly tốt, từng giữ các chức vụ ở tỉnh Hà Bắc và Sơn Tây. Ông vào Bộ Chính trị hồi năm 2012.

Ông cũng được cho là đồng minh quyền lực nhất của ông Tập, chỉ sau người đứng đầu cuộc chiến chống tham nhũng là Vương Kỳ Sơn, và là một người bạn thân thiết của Chủ tịch Tập kể từ đầu thập niên 1980 tới nay.

Vương Hỗ Ninh – ‘Kissinger của Trung Quốc’

Ông Vương Hỗ Ninh là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và, giống ông Lật, là một trong những thành viên thường xuyên tháp tùng Tập Cận Bình trong các chuyến công du nước ngoài.

Vị cựu học giả 61 tuổi này từng nắm vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quan hệ giữa Bắc Kinh và Hong Kong trong thời gian gần đây.

Ông Vương có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực xây dựng chính sách khi làm việc dưới thời Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.

Tờ nhật báo Ming Pao của Hong Kong cho biết ông Vương dễ dàng có cơ hội vào Thường vụ Bộ Chính trị vì nhận được sự tin tưởng từ ông Tập.

Tuy nhiên, tờ báo này bổ sung: “Ông không phải là một nhân vật nổi bật và có nguồn tin cho rằng ông không quan tâm tới việc được đề bạt thăng tiến”.

Uông Dương – Phó Thủ tướng

Ông Uông Dương hiện là một trong bốn phó thủ tướng và là một thành viên đã tham gia Bộ Chính trị được hai nhiệm kỳ.

Chính khách kỳ cựu này từng là Bí thư Quảng Đông giai đoạn 2007-2012, và hỗ trợ cho cho tham vọng của ông Tập trong Sáng kiến ‘Một Vành đai và một Con đường’.

Giống như ông Hồ Xuân Hoa, ông Uông xuất thân phái Đoàn Thanh niên và đang được coi là một trong những ứng viên hàng đầu cho một ghế trong Thường vụ Bộ Chính trị, theo truyền thông Hong Kong.

Hiện đang có những chỉ dấu ngày càng tăng cho thấy ông Uông có thể thay thế ông Lý Khắc cường trong vị trí thủ tướng. Điều này có thể phá vỡ truyền thống hai nhiệm kì của các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc.

Hàn Chính – Lãnh đạo của Thượng Hải

Ông Hàn Chính hiện là thành viên trong cơ quan thuộc Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông từng làm thị trưởng rồi phó bí thư Thượng Hải.

Một số người cho rằng ông Hàn có thể thay ông Vương Kỳ Sơn ở cương vị đứng đầu cơ quan chống tham nhũng đầy quyền lực, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Nếu như ông được thăng chức, thì điều này sẽ “là bằng chứng chứng minh rằng sự kiên trì bền bỉ sẽ được đền đáp, khi mà gương mặt 63 tuổi này cách đây một thập niên chưa từng được coi là chiến mã tiềm năng trong danh sách các ngôi sao đang lên trong nền chính trị tại đại lục”, báo South china Morning Post bình luận.

Thượng Hải từng là bệ phóng cho một số cựu lãnh đạo, trong đó ông Tập Cận Bình từng giữ chức Bí thư thành ủy trước khi vào Thường vụ Bộ Chính trị hồi 2007.

Một số ứng viên tiềm năng khác:

L‎ý Hồng Trung:Bí thư thành phố cảng Thiên Tân

Trần Toàn Quốc: Bí thư Khu tự trị Tân Cương

Triệu Nhạc Tế: Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng đầy quyền lực, là cơ quan chịu trách nhiệm thăng chức, luân chuyển quan chức

Lưu Hạc: Giám đốc Văn phòng Kinh Tài Trung ương

Toàn bộ những người này sẽ phải tranh giành nhau để có được một trong số ít các vị trí quan trọng nhất. Một số nguồn trên truyền thông nói ông Tập có thể giảm số thành viên Thường vụ Bộ Chính trị từ 7 xuống còn 5 thành viên.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-41553074

 

Bắc Hàn sở hữu tên lửa có thể bắn tới lãnh thổ Hoa Kỳ

Lãnh đạo Bắc Hàn cho phái đoàn dân cử Liên Bang Nga biết rằng đang sở hữu tên lửa có tầm hoạt động tới 3.000 cây số, tức có thể bắn tới lãnh thổ Hoa Kỳ.

Điều này được hãng thông tấn Nga Interfax loan tải trong bản tin gửi từ Maxcova ngày 10 tháng 10, cho biết trích dẫn lời Dân Biểu Anton Morozov, thành viên của Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Nga, cũng là người mới cùng trong đoàn đại biểu sang thăm Bình Nhưỡng hồi đầu tháng này.

Dân Biểu Morozov tiết lộ thêm rằng trong cuộc gặp, giới lãnh đạo Bắc Hàn còn nói là đang tìm cách chế tạo tên lửa đạn đạo có thể bắn xa tới 9.000 cây số, nhưng Bình Nhưỡng không cho biết khi nào sẽ đạt được mục tiêu vừa nói.

Cũng liên quan đến Bình Nhưỡng, tờ Chosun Ilbo xuất bản tại Seoul cho hay tin tặc Bắc Hàn lấy được hàng trăm tài liệu bí mật quốc phòng của miền Nam, trong đó có cả tài liệu ghi rõ chi tiết những gì Nam Hàn và Hoa Kỳ sẽ làm đối với miền Bắc, trong trường hợp chiến tranh xảy ra.

Tờ báo cho hay biết được tin quan trọng này qua sự tiết lộ của ông Rhee Cheol-Hee, một vị dân cử thuộc đảng Dân Chủ đương quyền. Theo ông Rhee, vụ đánh cắp tài liệu mật mới xảy ra hồi tháng Chín vừa rồi, khi tin tặc Bắc Hàn xâm nhập được vào một hệ thống điện toán của miền Nam.

Dân Biểu Rhee cho tờ Chosun Ilbo biết là trong số các tài liệu bị tin tặc  đánh cắp, còn có cả tài liệu nói về kế hoạch hành động của Nam Hàn và Hoa Kỳ khi chiến tranh xảy ra, bao gồm cả kế hoạch giết lãnh tụ Kim Jong-Un của miền Bắc.

Viện dẫn lý do bảo mật, Bộ Quốc Phòng Nam Hàn từ chối xác nhận tin này.

Ngoài ra, tờ Chosun Ilbo cũng đưa tin nói cuối tuần này, tầu ngầm tấn công hạt nhân USS Michigan của Hải quân Hoa Kỳ sẽ cặp cảng Busanm Nam hàn, để tham gia diễn tập với đội tầu của hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan, hiện cũng đang trên đường đến Nam Hàn.

Tờ báo nói thêm cuộc diễn tập này sẽ diễn ra vào cuối tháng này, nhắm vào các mục đích như huấn luyện tác chiến chống tầu ngầm, theo dõi và đánh chặn tên lửa đạn đạo của Bắc Hàn.

Cũng cần nhắc lại sau vụ Bắc Hàn nổ thử nghiệm hạt nhân lần thứ 6 và liên tục phòng tên lửa, Hoa Kỳ quyết định tăng cường sự hiện diện quân sự tại Nam Hàn. Bên cạnh đó, cuối tuần rồi Tổng Thống Mỹ Donald Trump viết trên tài khoản Twitter của ông rằng “chỉ có một điều tác dụng” với Bình Nhưỡng, khiến nhiều người đồn đoán có lẽ ông Trump sẽ thực hiện biện pháp quân sự đối với Bắc Hàn.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/nkorea-update-10102017092705.html

 

Myanmar bắt đầu có biện pháp giảm thù hận cộng đồng

Lãnh tụ Myanmar Aung San Suu Kyi ngày 10/10 cho tổ chức một buổi cầu nguyện liên tôn tại sân vận động lớn nhất của thành phố Yangon.

Đây được cho là bước đầu tiên của chính quyền của bà Aung San Suu Kyi trong nổ lực tiến đến việc cải thiện mối quan hệ giữa những cộng đồng tôn giáo khác nhau, xóa bỏ sự oán thù bấy lâu nay.

Buổi cầu nguyện có sự tham gia của hàng ngàn tín đồ Phật giáo, Hồi Hồi, Ấn giáo và Thiên Chúa giáo.

Phát ngôn nhân của bà Aung San Suu Kyi nói với hãng tin Reuters rằng mọi người tới để cầu nguyện cho bình yên và ổn định, hòa bình cho bang Rakhine và cho cả đất nước.

Tại khu vực xung quanh sân vận động, giao thông tắc nghẽn vì lượng người tới tham dự lên đến hàng ngàn người.

Hơn nửa triệu người Hồi giáo Rohingya đã phải chạy sang Bangladesh lánh nạn khi xảy ra cuộc giao tranh giữa quân đội chính phủ và phiến quân Hồi giáo nổi dậy tại bang Rakhine. Cuộc di cư vẫn chưa kết thúc, hôm 9/10 vừa qua các nguồn tin cho biết hằng ngày vẫn có khoảng 11.000 người Rohingya chạy sang Bangladesh lánh nạn.

Phát ngôn nhân của Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc UNHCR ông Adrian Edwards nói với báo giới trong ngày 10 tháng 10 rằng cơ quan đang phải được đặt lại trong tình trạng cảnh báo hoàn toàn trước con số lên đến 11.000 người di cư trong một ngày. Ông cho biết Cao ủy phải chuẩn bị sẵn sàng cho những đợt di cư sắp tới.

Ông Edwards cho biết một số người chạy tị nạn nói rằng họ phải tìm cách thoát khỏi cảnh giết chóc và đốt phá ở quê nhà. Người ta chứng kiến cảnh một cậu bé có vết cắt sâu trên cổ.

Phát ngôn nhân UNHCR  nói rằng ông không biết nguồn cơn nào dẫn đến tình trạng mới hiện nay, chỉ biết rằng nhiều người đã chạy trốn từ vài ngày trước hoặc 2 tuần trước. Họ chạy về phía biên giới, trong khi đó nhiều người nhìn thấy lửa cháy quanh khu vực.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/myanmar-takes-first-step-towards-calming-communal-hatred-10102017092322.html

 

Campuchia hãy ngưng tấn công đối lập

Liên Minh Châu Âu và những tổ chức theo dõi nhân quyền vào ngày 10 tháng 10 cho rằng biện pháp của chính phủ Campuchia nhằm giải thể đảng đối lập chính làm tổn hại nghiêm trọng đến nền dân chủ, cũng như sẽ làm cho cuộc bầu cử vào năm tới đây trở nên bất tín.

Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch thì nói rõ hành động hiện nay của chính quyền của thủ tướng Hun Sen, người cai trị Xứ Chùa Tháp mấy thập niên nay, là ‘sự chiếm đoạt quyền lực một cách trơ trẽn’.

Hành động của chính quyền Campuchia bao gồm việc bắt bỏ tù một lãnh đạo đối lập với cáo buộc phản quốc có sự đồng lõa của Hoa Kỳ, tiếp đến là kiện lên Tòa án đòi giải tán đảng đối lập.

Đảng đối lập cũng như Tòa Đại sứ Mỹ ở Phnom Penh đã lên tiếng phản đối những cáo buộc của chính quyền Phnom Penh. Có tới phân nửa các dân biểu thuộc đảng này đã phải bỏ chạy ra nước ngoài vì sợ bị đàn áp.

Nếu Tòa Tối Cao Campuchia phán quyết đảng đối lập vi phạm Luật Đảng Chính Trị tại Xứ Chùa Tháp thì không những Đảng Cứu nguy dân tộc sẽ bị giải tán mà các thủ lĩnh của đảng này sẽ bị cấm tham gia chính trị trong vòng 5 năm.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/cambodia-stop-opposition-10102017090459.html

 

Cháy rừng ở bắc California, ít nhất 10 người chết

Lãnh đạo sở cứu hỏa bang California nói rằng cháy rừng đang diễn ra làm ít nhất 10 người chết tại địa hạt sản xuất rượu vang nổi tiếng của Hoa Kỳ.

Các quận Napa, Sonoma và Yuba, đang trong tình trạng khẩn cấp, nơi một số người đang gặp nguy hiểm.

Cảnh sát trưởng quận Sonoma, ông Rob Giordano nói:

“Các nhân viên cứu hỏa giỏi đang tích cực làm nhiệm vụ để bảo vệ an toàn cho mọi người. Hiện nay chúng tôi đang tích cực cứu mọi người.”

Hơn 1.500 ngôi nhà và doanh nghiệp đã bị hỏa hoạn phá hủy; rất nhiều người bị thương và mất tích khi 14 đám cháy lớn đã bùng phát chủ yếu ở ba quận miền bắc California.

Hai mươi nghìn người đã được di tản, bao gồm hàng trăm người ở các bệnh viện khu vực.

Giới hữu trách đang điều tra nguyên nhân gây hỏa hoạn bắt đầu hôm Chủ nhật 9/10.

https://www.voatiengviet.com/a/chay-rung-o-bac-california-it-nhat-10-nguoi-chet/4063841.html

 

LHQ cấm cảng 4 tàu chở hàng cấm đến Triều Tiên

LHQ đã cấm bốn tàu vận chuyển hàng cấm đến Triều Tiên, không được ghé vào bất cứ cảng nào trên thế giới.

Ông Hugh Griffiths, người đứng đầu ủy ban LHQ giám sát việc thi hành các biện pháp cấm vận đối với Bình Nhưỡng, loan báo lệnh cấm hôm 10/10 trong một cuộc họp tại thành phố New York. Ông Griffiths cho biết lệnh cấm đã có hiệu lực từ ngày thứ Năm 5/10.

Một cơ sở dữ liệu hàng hải chuyên giám sát tàu bè đã xác định các tàu bị cấm là tàu Petrel 8, đăng ký tại đảo quốc Comoros; tàu Hao Fan 6, quốc tịch Saint Kitts và Nevis; và tàu Tong San 2 của Triều Tiên. Tàu thứ tư là tàu Jie Shun, không đăng ký quốc tịch với bất cứ quốc gia nào.

Hội đồng Bảo an LHQ đã thông qua một nghị quyết trong tháng 8, cấm Triều Tiên xuất khẩu than, sắt, chì và hải sản, để đáp trả việc Bình Nhưỡng thử thành công một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Một đợt chế tài mới đã được thông qua hồi tháng 9, sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ sáu.

https://www.voatiengviet.com/a/lhq-cam-cang-4-tau-cho-hang-cam-den-trieu-tien/4063895.html

 

Bể chứa phóng xạ tại Pháp và Bỉ có nguy cơ bị tấn công

Trọng Thành

 

Tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace hôm nay, 10/10/2017, ra báo cáo cảnh báo tình trạng nhiều bể chứa các chất phóng xạ đã qua sử dụng, tại Pháp và Bỉ, được bảo vệ “rất kém” và cần hàng chục tỉ đô la để bảo vệ các địa điểm đó. Chính phủ Pháp cho biết sẽ xem xét báo cáo này.

Theo báo cáo của Greenpeace, được Reuters trích dẫn, mỗi bể chứa nói trên chứa đến hàng trăm tấn chất thải phóng xạ, có nguy cơ bị đánh cắp hoặc bị tấn công khủng bố, bằng máy bay hoặc trực thăng. Các địa điểm này cũng có thể bị tấn công bằng súng chống tăng.

Tổ chức bảo vệ môi trường khuyến cáo Công ty Điện Lực Pháp EDF xây tường chắn kiên cố để bảo vệ các địa điểm chiến lược này. Theo ông Yves Marignac, giám đốc của cơ quan nghiên cứu và tư vấn WISE-Paris, đồng tác giả báo cáo, chi phí ước tính cho mỗi bể chứa là khoảng một tỉ đô la.

Riêng Pháp có 63 bể chứa phóng xạ. Trung bình một lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động cần một bể chứa.

Nếu bị tấn công, mỗi bể chứa có thể trở thành nguồn gốc của một “thảm họa hạt nhân”, khiến đời sống dân cư xung quanh bán kính 250 km gặp nguy hiểm.

Ông Sebastian Lecornu, quốc vụ khanh, bộ Chuyển Đổi Sinh Thái và Liên Đới của Pháp, cho biết chính phủ sẽ “xem xét” báo cáo của Greenpeace. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định nước Pháp có “các cơ chế bảo vệ kiên cố nhất, chắc chắn nhất thế giới, về mặt an toàn và an ninh”.

http://vi.rfi.fr/phap/20171010-be-chua-phong-xa-tai-phap-va-bi-co-nguy-co-bi-tan-cong

 

Công chức Pháp đình công và biểu tình chống chính phủ

Tú Anh

Từ y tế đến giáo dục, từ giao thông công cộng đến nhân viên công lực, hơn 5 triệu công chức Pháp được các nghiệp đoàn kêu gọi xuống đường để nói « không » với chính sách tăng thu giảm chi của chính phủ tổng thống Emmanuel Macron. Nhiều cuộc đình công và tập họp diễn ra trên toàn quốc trong ngày 10/10/2017.

Lần đầu tiên từ 10 năm nay, 9 tổ chức nghiệp đoàn bảo vệ quyền lợi công chức tuần hành chung. Lời kêu gọi đình công đã được thông báo trước ở các bệnh viện, trường học, toà hành chánh và cả ở các bộ. Theo AFP, tại Paris, hơn phân nửa giáo viên tiểu học bãi công hôm nay. Hai nghiệp đoàn cảnh sát cũng tham gia phong trào phản đối chính sách cải cách của tổng thống Macron. Tất cả cùng một khẩu hiệu : bảo vệ dịch vụ công cộng.

Công đoàn CFDT, có tiếng chừng mực, lần này lại tỏ thái độ cứng rắn, chống lại các biện pháp tiết kiệm ngân sách của chính phủ : cụ thể là không tăng chỉ số lương căn bản và trong trung hạn, tức là trong năm năm tới, sẽ tinh giảm 120.000 công chức.

Cùng tham gia « biểu dương lực lượng », giới tài xế xe tải (tư nhân) thuộc nghiệp đoàn Lực Lượng Thợ Thuyền FO và Tổng Liên Đoàn Lao Động CGT cũng nhân cơ hội công chức phản kháng để biểu tình chống cải cách luật lao động.

Được báo chí đặt câu hỏi, phát ngôn viên chính phủ Christophe Castaner nhìn nhận « đây là một cuộc biểu tình lớn và chính phủ phải lắng nghe mối ưu tư của công chức ».

Tại Pháp, giới công chức chiếm đến 20% lực luợng lao động, một tỷ lệ cao nhất nhì trong Liên Hiệp Châu Âu.

http://vi.rfi.fr/phap/20171010-cong-chuc-phap-dinh-cong-va-bieu-tinh-chong-chinh-phu

 

Brexit: Bruxelles và Luân Đôn mở vòng đàm phán mới

Thụy My

Vòng đàm phán thứ năm về Brexit, thủ tục ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu (EU) của Anh, được mở ra từ tối qua 09/10/2017 tại Bruxelles, nhưng không có nhiều hy vọng đạt kết quả. Cả hai bên đều khẳng định quả bóng đang ở phần sân của phía bên kia.

Từ Bruxelles, thông tín viên RFI Quentin Dickinson gởi về bài tường trình :

« Tại Bruxelles, mỗi bên đều tự đặt ra câu hỏi, bao giờ cuộc đàm phán về vấn đề Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu mới thực sự bắt đầu một cách tốt đẹp.

Người ta hiểu rằng trước đại hội đảng bảo thủ Anh, thủ tướng Theresa May không thể cho phép các nhà thương thuyết của bà chấp nhận bất kỳ một nhượng bộ nào, có thể làm cho bà bị phe bài xích châu Âu trong Quốc Hội chỉ trích dữ dội.

Nhưng đại hội với các kết luận rất bất lợi cho bà May đã kết thúc cách đây một tuần, và vòng đàm phán thứ năm bắt đầu mà chưa thấy ý định nào từ phía Anh quốc đi vào các chủ đề cốt yếu.

Điều này chỉ có nghĩa là Luân Đôn đã từ bỏ hẳn ý định tìm cách để được 27 lãnh đạo châu Âu, trong kỳ họp thượng đỉnh tới, sẽ bật đèn xanh cho những cuộc thương lượng song song về quan hệ tương lai giữa một nước Anh hậu Brexit và EU.

Những cuộc thương lượng này phải liên quan đến những tiến bộ đáng kể đạt được bên cạnh cuộc đàm phán chính, có nghĩa là những gì phải giải quyết thể thức và chi phí của cuộc « ly dị ». Thế nhưng hãy còn xa mới đạt được điều ấy ».

Để bước vào giai đoạn hai, EU chờ đợi được cụ thể hóa về thể thức, nhất là ba điều kiện tiên quyết : chi phí Brexit, quyền của các công dân EU sống tại Anh và công dân Anh sống tại EU, biên giới Bắc Ireland.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171010-tai-khoi-dong-vong-dam-phan-khong-may-lac-quan-ve-brexit

 

Nhật Bản : Lãnh đạo đảng Hy Vọng thách thức thủ tướng Abe

Trọng Thành

Hôm nay, 10/10/2017, Nhật Bản khởi đầu chiến dịch tranh cử Quốc Hội, được tổ chức trước kỳ hạn, theo quyết định của thủ tướng Shinzo Abe. Đối thủ chính của thủ tướng Abe là nữ thống đốc vùng Tokyo, Yuriko Koike, lãnh đạo đảng Hy Vọng mới được thành lập.

Theo AFP, tại một ga xe điện ngầm lớn của thủ đô Tokyo, trước hàng trăm khách qua đường, đương kim thống đốc vùng Tokyo Yuriko Koike chính thức mở đầu cuộc tranh cử, với lời kêu gọi « chấm dứt » thời kỳ thủ tướng Abe. Cựu xướng ngôn viên truyền hình 65 tuổi nhắc công chúng nhớ đến các vụ bê bối gần đây của bản thân thủ tướng Nhật và những người thân cận.

Về phần mình, thủ tướng Abe chọn tỉnh Fukushima, nơi xảy ra thảm họa động đất, sóng thần, hạt nhân năm 2011, làm nơi mở màn cuộc tranh cử.

Đảng Hy Vọng, được nữ thống đốc Tokyo thành lập ngày 25/09, chỉ vài ngày trước khi thủ tướng Abe tuyên bố giải tán Quốc Hội để tổ chức bầu cử sớm, là một hiện tượng bất ngờ của kỳ bầu cử lần này. Theo các thăm dò dư luận, đảng Hy Vọng (Kibo no To) hiện được khoảng 15% cử tri ủng hộ so với hơn 30% ủng hộ dành cho đảng Tự Do Dân Chủ của thủ tướng Nhật. Bà Koike, lãnh đạo đảng Hy Vọng, cho biết không tranh cử dân biểu.

Chương trình tranh cử Quốc Hội sẽ diễn ra tổng cộng 12 ngày. Các vấn đề chủ yếu là kinh tế Nhật, với chủ trương tăng thuế tiêu thụ hay không, vấn đề điện nguyên tử hay thái độ cần có trước đe dọa Bắc Triều Tiên, cũng như việc cải cách bản Hiến pháp chủ hòa.

Nhiều tiếng nói của đối lập lên án lựa chọn của thủ tướng Abe, tổ chức bầu cử sớm, mà không tổ chức phiên họp bất thường tại Quốc Hội, để thảo luận về các bê bối liên quan đến chính phủ, như đã hứa. Theo nhiều nhà quan sát, cuộc bầu cử hai tuần tới rất có thể sẽ trở thành cuộc trưng cầu dân ý ủng hộ hay chống thủ tướng Shinzo Abe.

Theo hãng thông tấn Kyodo, vào lúc 13 giờ hôm nay, đã có tổng cộng 1176 ứng cử viên nạp hồ sơ tranh cử 465 ghế dân biểu, trong đó có 332 ứng cử viên đảng Tự Do Dân Chủ, 235 ứng cử viên đảng Hy Vọng, 53 của đảng Komeito, 243 của đảng Cộng Sản, 78 của đảng Dân Chủ Hiến Pháp (CDPJ), vừa được thành lập cách nay một tuần.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20171010-tranh-cu-quoc-hoi-nhat-ban-lanh-dao-dang-hy-vong-tan-cong-thach-thuc-thu-tuong-abe

 

Tây Ban Nha: Catalunya căng thẳng chờ giờ quyết định

Tú Anh

Khu vực nghị viện Catalunya bị phong tỏa vì lý do an ninh, Bruxelles thúc giục Madrid và Barcelona đối thoại, thủ tướng Tây Ban Nha kêu gọi chủ tịch vùng tự trị đừng có hành động « không thể thoái lui ». Không khí tại Catalunya căng thẳng tột độ trong khi chờ đợi tuyên bố của chủ tịch vùng Carles Puigdemont vào lúc 18 giờ thứ ba 10/10/2017 : độc lập hay không độc lập với Tây Ban Nha.

Theo AFP, Tây Ban Nha đang đứng trước giờ « sự thật » : một trong những vùng phồn vinh nhất của vương quốc có thể tuyên bố độc lập, với những hệ quả khó lường cho Madrid làm cả Liên Hiệp Châu Âu lo ngại.

Một trong những dấu hiệu căng thẳng là công viên chung quanh Nghị viện địa phương bị đóng cửa đề phòng phe muốn độc lập và phe chống độc lập xung đột lẫn nhau.

Chủ tịch vùng Carles Puigdemont, 54 tuổi, theo chủ trương Catalunya tách khỏi Tây Ban Nha từ thời thanh niên, chuẩn bị đọc một bài diễn văn quan trọng,9 ngày sau cuộc trưng cầu dân ý với kết quả là 90% cử tri, trong số 43% người đi bỏ phiếu, ủng hộ độc lập.

Theo truyền thông Tây Ban Nha, Carles Puigdemont « đã viết rồi xé » nhiều bản thảo diễn văn, vì bị dằn xé giữa hai phe chống và ủng hộ độc lập ngay trong nội bộ của ông.

Ngày chủ nhật, hằng trăm ngàn dân chống độc lập đã biểu dương ý chí ở thủ phủ Barcelona. Nhiều tập đoàn ngân hàng, doanh nghiệp thông báo dời cơ sở đi nơi khác. Chủ tịch Phòng Thương Mại Catalunya xác nhận có làn sóng « di tản ».

Trong khi đó, thủ tướng Tây Ban Nha dọa sẽ sử dụng điều 155 của Hiến Pháp cho phép chính quyền trung ương đình chỉ quy chế tự trị của Catalunya nếu chính quyền địa phương đơn phương tuyên bố độc lập.

Nhiều chuyên gia dự báo, để không bị mất mặt, Carles Puigdemont sẽ chọn giải pháp trung dung : không tuyên bố độc lập ngay tức khắc mà cho hai bên một thời gian để thương lượng.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171010-catalunya-cang-thang-cho-gio-quyet-dinh-ok

 

Nhật Bản : Abe cho bầu Quốc Hội sớm

nhằm sửa đổi Hiến pháp “chủ hòa”

Trọng Thành

Theo nhiều nhà quan sát, mục tiêu chủ yếu của cuộc bầu cử Quốc Hội trước kỳ hạn – mà thủ tướng Nhật yêu cầu – là nhằm cho phép liên đảng cầm quyền hội đủ đa số ghế để thay đổi Hiến pháp, nhằm rảnh tay đối phó với Bắc Triều Tiên.

Khủng hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên đặt Tokyo trong thế kẹt. Nếu xung đột bùng phát, Nhật Bản là đối tượng tấn công hàng đầu của Bình Nhưỡng, trong lúc một mặt, lá chắn quân sự của đồng minh Hoa Kỳ không còn là bảo đảm tuyệt đối, với chính sách «sớm nắng chiều mưa » của tổng thống Trump, và mặt khác, Hiến pháp « chủ hòa » không cho phép Tokyo phát triển các phương tiện riêng cho phép chủ động đáp trả đe dọa từ phía tây.

Cuối tháng 8, nửa đầu tháng 9/2017 vừa qua, đe dọa hạt nhân Bắc Triều Tiên đối với Nhật Bản tăng cao, với việc Bình Nhưỡng hai lần bắn thử tên lửa xuyên qua lãnh thổ Nhật Bản (ngày 28/08 và 15/09), và thử bom hạt nhân lần thứ sáu vào ngày 03/09, và đây cũng là vụ thử bom nhiệt hạch đầu tiên được coi là thành công của Bình Nhưỡng. Bom nhiệt hạch mà Bắc Triều Tiên cho thử có sức công phá gấp nhiều lần hai trái bom nguyên tử từng tàn phá hoàn toàn hai thành phố Nhật Nagasaki và Hiroshima, vào cuối Thế chiến Hai.

Ngày 25/09, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố sẽ giải tán Quốc Hội, để tổ chức bầu cử sớm, cho dù có đến ba phần tư dân chúng chán ngán với các cuộc bầu cử liên tiếp, không ủng hộ sáng kiến này, theo một số thăm dò dư luận. Một số dự báo thậm chí còn cho rằng liên đảng cầm quyền của thủ tướng Abe sẽ mất đa số tuyệt đối tại Hạ Viện.

Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố sẽ từ chức, nếu đảng của ông không hội đủ đa số. Cuộc bầu cử sớm có khả năng bất thành, thế nhưng lãnh đạo Nhật vẫn quyết định tổ chức, vì ông hy vọng có đa số để sửa đổi Hiến pháp « chủ hòa ».

Dự định sửa đổi Hiến pháp (bao gồm một điều khoản đặc biệt cho phép đối phó với thảm họa lớn) đòi hỏi phải được hai phần ba nghị sĩ của Quốc Hội lưỡng viện thông qua. Tuy nhiên, theo Yomiuri Shimbun, nhật báo hàng đầu Nhật Bản, dự kiến của thủ tướng Nhật, đưa ra hồi tháng Năm, đã không được sự ủng hộ của đảng trung hữu Komeito, thuộc liên minh cầm quyền. Chiếm 51 ghế trên tổng số 722 ghế Quốc Hội lưỡng viện, đảng Komeito có khả năng ngăn chặn bất cứ đề nghị sửa đổi nào của đảng đồng minh Tự Do Dân Chủ của thủ tướng Abe.

Vẫn báo Yomiuri Shimbun nhấn mạnh, để huy động được sự ủng hộ rộng rãi, thủ tướng Nhật muốn « xóa bài làm lại », bằng cách tìm một liên minh mới giữa đảng Tự Do Dân Chủ với các đảng cánh hữu khác, bao gồm cả đảng Komeito và đảng đối lập Phục Hưng Nhật Bản (Nippon Ishin no Kai). Đây là những đảng có chủ trương sửa đổi Hiến pháp.

Ngày 25/09, một chính đảng mới ra đời, mang tên Hy Vọng (Kibo no To), do nữ thống đốc vùng thủ đô Tokyo Yuriko Koike thành lập. Đảng Hy Vọng của nữ thống đốc Koike tuyên bố là đối thủ của đảng Tự Do Dân Chủ của thủ tướng Abe, trong hàng loạt các vấn đề đối nội, như thuế TVA, điện nguyên tử….

Tuy nhiên, theo Yomiuri Shimbun, đảng này hoàn toàn có khả năng liên minh với đảng Tự Do Dân Chủ trong chủ trương sửa đổi Hiến pháp chủ hòa của thủ tướng Abe. Trong một cuộc tranh luận giữa 8 đảng phái tranh cử trên kênh NHK hôm chủ Nhật 08/10 vừa qua, thống đốc Tokyo Koike tuyên bố không loại trừ khả năng lập liên minh với đảng Tự Do Dân Chủ, sau cuộc bầu cử Quốc Hội 22/10. Chỉ riêng hai đảng Tự Do Dân Chủ và đảng Hy Vọng nhận được khoảng 45% ý định bỏ phiếu của cử tri, theo một số thăm dò dư luận.

Toan tính của thủ tướng Abe liệu có thành công ? Liệu cử tri Nhật Bản có ủng hộ chủ trương gia tăng sức mạnh quân sự trước đe dọa Bắc Triều Tiên của lãnh đạo đảng Tự Do Dân Chủ ? Kết quả cuộc bầu cử Quốc Hội sẽ là câu trả lời. Tuy nhiên, trước mắt, đã có những tiếng nói phản đối lựa chọn nói trên của người đứng đầu chính phủ Nhật. Theo nhật báo Asahi Shimbun, thay vì tìm cách chuẩn bị chiến tranh với Bắc Triều Tiên, điều cơ bản mà Tokyo cần làm là huy động mọi nỗ lực ngoại giao để tìm cách xây dựng « một tiếp cận chung, mang tính thực tế », đối với Bắc Triều Tiên, « cùng với Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nga ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20171010-nhat-ban-abe-bau-quoc-hoi-som-nham-sua-doi-hien-phap-chu-hoa

 

Philippines “đảo trục” hướng về Mỹ ?

Mai Vân

Trong bối cảnh Hội Nghị Bộ Trưởng Quốc phòng ASEAN và các đối tác, trong đó có Mỹ – gọi tắt là ADMM+ – sắp tiến hành cuộc họp thường kỳ vào ngày 24/10/2017 tại Philippines, tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines vừa loan báo quyết định « nâng cấp » trở lại các cuộc tập trận chung với Mỹ cho năm 2018, vốn đã bị Manila cắt giảm sau khi tổng thống Duterte lên cầm quyền vào năm ngoái.

Câu hỏi nhiều nhà quan sát đặt ra là phải chăng sau khi tuyên bố « bỏ » Mỹ để xoay trục qua Trung Quốc, tổng thống Philippines đã lại đổi ý và quyết định đảo trục trở lại, nhất là khi vào tháng 11 sắp tới, ông sẽ gặp đồng nhiệm Mỹ Donald Trump khi tổng thống Hoa Kỳ đến Manila dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á.

Một cách cụ thể, các cuộc thao diễn quân sự Mỹ-Philippines trong năm 2018 sẽ có quy mô như thế nào ? Trong bài viết trên trang mạng chuyên san Nhật Bản The Diplomat, ngày 07/10 vừa qua, Prashanth Parameswaran, nhà báo am tường tình hình khu vực, đã chú ý phân tích yếu tố này để tìm hiểu thêm về triển vọng hợp tác quốc phòng Mỹ-Philippines cho năm tới đây.

Chủ trương « chia tay với Mỹ » chỉ có tiếng mà không có miếng

Nhận xét đầu tiên của tác giả bài viết là các tuyên bố hung hăng của tổng thống Philippines về chủ trương « chia tay với Mỹ » chỉ có tiếng mà không có miếng, và điều đó cũng áp dụng trên bình diện quốc phòng. Ban đầu quan hệ hai bên có giảm thiểu nhưng không hề bị cắt đứt. Các cuộc thao diễn quân sự hỗn hợp là một ví dụ điển hình.

Vào tháng 11 năm ngoái, tư lệnh quân đội Philippines lúc đó là tướng Ricardo Visaya đã cho biết là sau những cuộc thảo luận giữa giới chức quân sự và chính quyền của tổng thống Duterte về những ưu tiên của Philippines, Manila đã đề nghị giảm số lượng các cuộc giao lưu và tập trận chung với Mỹ từ 263 xuống còn 258.

Và sau cuộc họp của cơ chế hỗn hợp Mỹ-Philippines đặc trách hợp tác quốc phòng song phương Mutual Defense Board-Security Engagement Board (MDB-SEB) vào tháng 11, do tướng Visaya và đô đốc Harry Harris, tư lệnh lực lượng Mỹ vùng Thái Bình Dương đồng chủ tọa, thì đã có một số hoạt động bị hủy bỏ hay giảm quy mô, rõ nét nhất là cuộc tập trận đổ bộ PHILBEX, và cuộc tập trận hải quân CARAT, cả hai đều được tổ chức hàng năm.

Tuy nhiên, ngay vào lúc đó, giới chức quốc phòng Mỹ và Philippines đều cho biết mặt dù có giảm thiểu về quy mô và số lượng, nhưng những cuộc tập trận này vẫn được điều chỉnh để phù hợp với thực tế chính trị đã thay đổi. Vào lúc đó, ông Duterte vừa mới lên cầm quyền, trong lúc một chính quyền mới cũng đang được chuẩn bị ở Mỹ, thành ra các kế hoạch đều có thể thay đổi với thời gian.

Tiến trình đang đảo ngược ?

Thế rồi trong năm 2017, một số dấu hiệu cho thấy là tiến trình được cho là giảm thiểu quan hệ quốc phòng, không chỉ chậm lại mà lại còn đảo ngược khi sắp qua năm 2018.

Theo tác giả bài phân tích, một số lý do nằm trong quan hệ rộng lớn hơn giữa Mỹ và Philippines, gắn liền với một chính quyền mới ở Washington và một tân đại sứ Mỹ tại Manila, ông Sung Kim, đã giúp tháo gỡ được những vướng mắc mà chính quyền Duterte quy kết cho chính quyền Obama.

Một số khác liên quan đến quan hệ quốc phòng và đặc biệt là trong tình hình quân đội Philippines phải đương đầu với tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo ở thành phố Marawi phía nam, và giới lãnh đạo Philippines, kể cả ông Duterte, đã chính thức công nhận sự giúp đỡ cần thiết của Mỹ nhất là khi quân đội Philippines chỉ có khả năng giới hạn.

Nhìn lại thì số phận các vụ tập trận không còn lu mờ như người ta tưởng trong năm qua. Một số cuộc thao diễn bị ngưng đã không ngăn được hợp tác đi sâu hơn. Ví dụ như cuộc tập trận CARAT đã bị hủy bỏ, nhưng lại được tiếp nối với hoạt động luyện tập trên biển gọi là ‘Sama – Sama’bao gồm cuộc tuần tra phối hợp ở biển Sulu, điều rất có ý nghĩa trong bối cảnh hợp tác đang thực hiện.

Người ta thường nêu lên khía cạnh ‘mất mát’ liên quan đến các cuộc thao diễn, nhưng bên cạnh đó phải thấy khía cạnh ‘gia tăng’, chẳng hạn như trường hợp cuộc tập trận chống khủng bố Tempest Wind, được thông qua vào năm ngoái và mang tính chất rất phức tạp, không chỉ thao diễn đơn thuần với nhiều cơ quan khác nhau, mà còn huy động thêm các phương tiện quân sự, được thực hiện ở mức độ quốc gia, có thêm nội dung… Cuộc tập trận đầu tiên theo mô hình đó vừa được tổ chức vào tháng 9 vừa qua.

Trong bối cảnh nói trên thì năm 2018 có gì mới ? Riêng về số lượng thì theo tướng Philippines Eduardo Ano, xu hướng chung là tăng trở lại : từ 263 vào năm 2016, số lượng các hoạt động đã giảm xuống thành 258 vào năm 2017, và sẽ tăng lên trở lại thành 261 trong năm tới, phản ánh đà đảo ngược so với tình trạng đi xuống đã được thấy.

Tuy nhiên tác giả bài phân tích cũng thận trọng, cho rằng cần phải cảnh giác trước những khẳng định là liên minh Mỹ-Philippines đang vươn lên trở lại từ đống tro tàn, tương tự như những kết luận trước đây là liên minh đó đã rơi xuống vực thẳm. Phải mất ít ra một năm mới có thể thấy rõ được những hệ quả về số lượng cũng như chất lượng của các hoạt động hợp tác.

Hơn nữa hai tổng thống Donald Trump và Rodrigo Duterte vẫn đang trong tiến trình xây dựng quan hệ, và với tính khí nổi tiếng là bất thường, khó lường của cả hai, thì rất khó mà đoán định được là liên minh Mỹ-Philippines sẽ ra sao. Dấu hiệu quan trọng nhất sẽ là cuộc gặp gỡ được chờ đợi nhân chuyến ghé Manila của ông Donald Trump vào tháng tới đây.

Tổng thống Philippines ‘xoay trục’, thân thiện với Mỹ ?

Cũng về xu hướng thân thiện trở lại của Philippines đối với Mỹ, một bài viết cũng vào thượng tuần tháng 10 trên trang mạng The Maritime Executive đã tự hỏi là « Phải chăng Philippines đang xoay trục ngược về phía Mỹ ? »

Tác giả bài viết đã nêu bật sự kiện tổng thống Philippines Duterte mới đây đã hàm ý cho rằng ông có thể hòa giải với Mỹ, trong bối cảnh có thêm nhiều thông tin về việc tàu Trung Quốc xuất hiện ngày càng nhiều gần đảo Thị Tứ mà Philippines kiểm soát tại Trường Sa.

Ông Duterte đã làm mọi người ngạc nhiên khi cho rằng ông muốn thân thiện với Mỹ, một quan điểm hoàn toàn trái ngược với những lời lẽ trước đây. Ông đã nhiều lần kêu gọi lực lượng đặc biệt Mỹ ở Philipppines cuốn gói về nước, khẳng định ông không muốn tập trận chung trên biển cũng như trên đất liền và còn mô tả Mỹ như một nước ‘tồi tệ’.

Nhưng ông Duterte đang đổi giọng, hai tháng sau khi trung tâm Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (AMTI) của Mỹ xác định đã có 11 tàu Trung Quốc xuất hiện trong vùng biển của đảo Thị Tứ, nơi có cả trăm người Philippines cư ngụ. Tin này đã làm cho nhiều nước ASEAN lo ngại rằng Trung Quốc tiếp tục mở rộng sự hiện diện quân sự của mình trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.

Tổng thống Philippines đã không công khai lên tiếng phản đối việc tiếp nối các cuộc tập trận quân sự, cho phép 900 lính Mỹ diễn tập chung với quân đội Philippines ở miền Bắc Philippines.

Mặc dù không nêu rõ là cuộc tập trận chung nhằm vào Trung Quốc, nhưng đại sứ quán Hoa Kỳ tại Manila cho biết là sự kiện đó tăng cường năng lực sẵn sàng đối phó của Mỹ và Philippines, tăng cường khả năng phản ứng song phương trước các cuộc khủng hoảng trong khu vực để củng cố liên minh đã kéo dài hàng thập kỷ.

Cuộc tập trận quân sự hỗn hợp Mỹ-Philipines mở ra vào lúc có thông tin về việc tàu Trung Quốc đang sách nhiễu tàu Philippine ở gần đảo Thị Tứ. Lời báo động do dân biểu Philippines Gary Alejano tung ra, tố cáo việc tàu Trung Quốc có mặt tại đấy đã hú còi cảnh cáo mỗi khi tàu Philippines tiến vào vùng biển của Philippines ở Biển Đông.

Trong một động thái cũng mang ý nghĩa hòa giải, ở Washington, ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano xác nhận với thượng nghị sĩ Mỹ Cory Scott Gardner rằng Manila muốn tăng cường hợp tác kinh tế với Mỹ…

Trước đó, Trung Quốc đã cam kết viện trợ và đầu tư trị giá 24 tỷ đô la vào Philippines. Các chuyên gia coi đây là cách Bắc Kinh dùng để ông Duterte dịu giọng trên vấn đề tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

Tuy nhiên, theo giáo sư Carl Thayer thuộc đại học New South Wales ở Úc, Philippines và các nước ASEAN không thể dựa nhiều vào viện trợ của Trung Quốc, vì phần lớn các nước Đông Nam Á phụ thuộc vào Mỹ về thương mại và quốc phòng. Đối với giáo sư Thayer, tình hình như thể là « việc dựa vào Trung Quốc đã bộc lộ những giới hạn ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20171010-philippines-%E2%80%9Cdao-truc%E2%80%9D-huong-ve-my

 

Rượu rosé chinh phục giới sành điệu

Tuấn Thảo

Nhân Tuần lễ Khẩu vị (La Semaine du Goût) lần thứ 28 tổ chức tại Pháp từ ngày 09/10 tới 15/10/2017), chuyên mục văn hóa RFI xin được nói về loại rượu rosé, một đặc sản nổi tiếng của vùng Provence. Giới chuyên gia cũng như thực khách ngày càng nghe nhắc đến loại rượu này.

Một chai rosé (rượu hồng) tám năm tuổi trên thực đơn của các nhà hàng ba sao ? Cách đây 20 năm, điều này rất khó thể nào xẩy ra, nhưng giờ đây lại trở thành hiện thực. Trong vòng hai thập niên qua, các nhà sản xuất rosé tại Pháp đã nỗ lực tạo ra một sản phẩm mà về mặt khẩu vị cũng như chất lượng có thể không kém gì các hiệu rượu trắng hay rượu đỏ nổi tiếng.

Rosé nổi tiếng là một loại rượu dễ uống, mát dịu khi trời nóng, hợp với các buổi ăn trưa mùa hè, khi trên bàn có dọn các món ăn như cá nướng, thịt gà chiên, các loại sà lách trộn hay các món hầm với nhiều gia vị. Các hiệu rượu như Côtes de Provence, Bandol hay Tavel vào những năm ‘‘được mùa’’ được liệt vào hàng rượu ngon. Chất lượng đi đôi với giá cả, hiệu Bandol giá trung bình là 12€ (có thể lên tới 35€ một chai), tức cao gấp 5 lần loại rosé thông thường (2,7€) bày bán ngoài siêu thị.

Theo ông Frank Perroud, chuyên viên quản lý rượu tại nhà hàng ba sao Vague d’Or tại Saint-Tropez, trước kia người Pháp thường có thói quen uống rosé vào mùa nóng, đó thường là loại rượu sản xuất trong năm hay chỉ cất giữ trong hai năm. Người Pháp uống rosé như uống bia, có thể bỏ thêm nước đá, nhâm nhi hay giải khát. Giờ đây, các thực khách rất ngạc nhiên khi khám phá trên thực đơn có các loại rosé từ năm năm tuổi trở lên. Chai đắt nhất là 10 năm tuổi, trị giá ít nhất là 90€.

Cùng với nhà đầu bếp trứ danh Arnaud Donckele, ba sao theo sách hướng dẫn Michelin từ năm 2013, ông Frank Perroud đã chọn ra khoảng 60 hiệu rượu rosé, kết hợp theo phong cách ‘‘ăn món nào, uống rượu nấy’’ (wine pairing / accord mets-vins). Theo ông Frank Perroud, thời ông còn học ở trường đào tạo dịch vụ nhà hàng khách sạn tại thành phố Nice, các thầy có dạy cách nếm rượu đỏ hay rượu trắng, nhưng tuyệt đối không có một chữ nào về rosé (rượu hồng).

Theo lời ông Olivier Deforges, nhà sản xuất hiệu Clos Cibonne ở vùng Le Pradet, gần thành phố cảng Toulon, ngành sản xuất rosé đã thay đổi rất nhiều so với những thập niên trước, phần lớn do nhu cầu xuất khẩu gia tăng sang Los Angeles, Bangkok hay Sydney ….. thực khách Pháp giờ đây cũng khám phá nhiều loại rượu rosé ngon, hợp khẩu vị mà không quá đắt.

Giá của rosé dĩ nhiên đă tăng so với những năm trước nhưng không nhảy vọt đến những mức thật cao như rượu đỏ hay rượu trắng. Rượu rosé của Pháp dành cho xuất khẩu được đánh giá là thượng hạng ngon hơn rosé của Ý hay của Tây Ban Nha cho nên giá bán cũng cao hơn. Giá trung bình của một chai Côtes de Provence là 15€, giá cao nhất là hiệu Château d’Esclans của nhà sản xuất Sacha Lichine ở vùng Bordeaux, khoảng 100€ một chai.

Các nhà sản xuất này đang giúp thay đổi hình ảnh của rượu rosé, trước kia nổi tiếng có giá thật mềm nhưng lại dễ đau đầu. Sự= kiện các nhà hàng ba sao đưa vào thực đơn một số hiệu rosé, cho thấy là uy tín của ‘‘rượu hồng’’ đang được nâng cao. Vào đầu năm 2017, nhân giải thưởng quốc tế International Wine Challenge tổ chức thường niên tại Luân Đôn từ hơn 30 năm nay, ban tổ chức đã trao giải nhì (huy chương bạc) cho hiệu rượu rosé ‘‘Exquisite Collection Côtes de Provence 2016’’. Loại rượu này rất hợp với các món khai vị được bán với giá chưa đầy 7€ một chai, cho thấy không phải rượu ngon nào cũng đắt.

Hiện nay 80% khối lượng sản xuất tại vùng Provence là rượu rosé, với khoảng 160 triệu chai sản xuất hàng năm. Cũng không có gì đáng ngạc nhiên cho lắm khi năm 2017, đánh dấu ngày ra đời của Pink the International Rosé Festival. Hội chợ quốc tế đầu tiên dành cho rượu rosé không thể diễn ra nơi nào khác ngoài vùng Provence, hầu như quanh năm chan hoà nắng ấm.

http://vi.rfi.fr/phap/20171010-ruou-rose-chinh-phuc-gioi-sanh-dieu

 

Tin tặc Bắc Triều Tiên đánh cắp kế hoạch tác chiến Mỹ-Hàn

Thụy My

AFP hôm nay 10/10/2017 trích dẫn một nhật báo Hàn Quốc cho biết tin tặc Bắc Triều Tiên đã đánh cắp được hàng trăm tài liệu quân sự của Hàn Quốc, trong đó có cả các kế hoạch tác chiến cùng với quân Mỹ trong trường hợp xảy ra chiến tranh.

Theo tờ Chosun Ilbo, dân biểu đảng Dân Chủ đang cầm quyền Rhee Cheol Hee tiết lộ rằng tin tặc Bắc Triều Tiên đã xâm nhập được vào mạng nội bộ của quân đội vào tháng 9/2016 và trộm được 235 giga dữ liệu nhạy cảm.

Trong số đó có Kế hoạch Hành động 5015, là kế hoạch mới nhất của Hoa Kỳ và Hàn Quốc trong trường hợp chiến tranh với Bắc Triều Tiên, chủ yếu là các dự án tấn công để trừ khử Kim Jong Un.

Hãng tin Pháp không liên lạc được với dân biểu Rhee Cheol Hee, nhưng văn phòng của ông cho biết những phát biểu của ông trên tờ Chosun Ilbo là chính xác.

Dân biểu Rhee nói rằng theo bộ Quốc Phòng, còn phải tìm hiểu xem 80% tài liệu bị đánh cắp là những gì. Nhưng kế hoạch hành động khẩn cấp của lực lượng đặc nhiệm đã bị lấy cắp, cũng như những chi tiết về các cuộc tập trận chung thường niên Mỹ-Hàn, và những thông tin về các địa điểm quân sự chủ chốt, các nhà máy điện.

Một phát ngôn viên quân đội từ chối xác nhận những thông tin trên đây, với lý do bí mật quốc phòng.

Theo bộ Quốc Phòng Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên có một đơn vị gồm khoảng 6.800 tin tặc, đã từng tiến hành nhiều vụ có quy mô lớn, đặc biệt là vụ tấn công tin học vào Sony Pictures năm 2014.

Thông tin nói trên được công bố vào lúc tình hình đang rất căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, do tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Bắc Triều Tiên liên tục đưa ra những lời đe dọa. Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục chương trình nguyên tử và đạn đạo, bất chấp các biện pháp trừng phạt của quốc tế.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20171010-bao-han-quoc-tin-tac-bac-trieu-tien-danh-cap-duoc-ke-hoach-tac-chien-my-han

 

Nhiều quan chức Mỹ bị điều tra về phí di chuyển tốn kém

Thụy My

Hôm nay 10/10/2017, Ủy ban giám sát Hạ Viện Hoa Kỳ công bố các chi tiết về phí tổn đi công tác của khoảng 20 lãnh đạo cơ quan chính phủ. Yêu cầu này được đưa ra sau vụ bộ trưởng Y Tế phải từ chức do đã chi gần một triệu đô la cho những chuyến đi bằng máy bay riêng hoặc phi cơ quân sự. Có ít nhất năm quan chức cao cấp Mỹ đang bị điều tra về tiêu tốn những số tiền lớn cho việc di chuyển.

Thông tín viên RFI tại Washington Anne Corpet cho biết thêm chi tiết :

« Tổng thống Mỹ đã khẳng định là các tranh luận đã dẫn đến việc bộ trưởng Y Tế phải từ chức sẽ không tái diễn. Nhưng nhiều quan chức cao cấp trong chính quyền vẫn luôn là đích nhắm.

Ông Rick Perry, bộ trưởng Năng Lượng ; ông Ryan Zinke, bộ trưởng Nội Vụ ; và ông Scott Pruitt, người lãnh đạo Cơ quan bảo vệ môi trường, đang bị điều tra hành chính về những vụ di chuyển tốn kém.

Bản thân phó tổng thống cũng không tránh được những phê phán. Chuyến đi của ông Mike Pence hôm Chủ nhật giữa Las Vegas và Indianapolis để dự khán một trận bóng đá, mà ông chỉ ở lại có vài phút rồi lại đi Los Angeles, đã tổn phí trên 240.000 đô la.

Những chi phí không thể chấp nhận được của một chính phủ gồm nhiều tỉ phú, có nguy cơ đào sâu thêm hố ngăn cách giữa ông Donald Trump và lớp cử tri bình dân của ông. Tổng thống đã nhiều lần hứa hẹn sẽ ngăn chận nạn lãng phí công quỹ. Nhà Trắng còn cẩn thận nhắc lại những quy tắc mà các viên chức chính phủ phải tuân theo : phải ưu tiên đi những chuyến bay thương mại bình thường khi nào có thể ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171010-nhieu-quan-chuc-my-bi-dieu-tra-vi-phi-di-chuyen-ton-kem