Tin khắp nơi – 02/10/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 02/10/2017

Xả súng Las Vegas: Chưa có nạn nhân người Việt

biết rằng chưa có thông tin gì về người Việt Nam có thể nằm trong số các nạn nhân của vụ xả súng đẫm máu nhất lịch sử nước Mỹ.

Sáng sớm ngày 2/10 giờ địa phương, ông Dũng Lưu, Phó Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam và Chủ tịch Hội Cựu Quân nhân, Cán Chính ở Las Vegas, đã vội lên trang mạng xã hội Facebook để thông báo cho người thân, bạn bè biết gia đình ông “an toàn” sau sự kiện kinh hoàng diễn ra vào tối Chủ nhật.

Ông cho biết hiện ông chưa nhận được thông tin gì về người Việt Nam là nạn nhân trong vụ xả súng này.

“Đó là một concert (đại nhạc hội) ở Mandalay Bay. Họ tổ chức ngoài trời. Concert này là country music (nhạc đồng quê), thành ra tôi nghĩ Việt Nam mình không có ai tham dự. Người Việt Nam mình ít nghe loại nhạc đó”.

Ông Dũng Lưu cho biết trong cộng đồng người Việt có rất nhiều người làm việc ở khu vực xảy ra xả súng, nhưng đa số làm các nghề dịch vụ nên xác suất gặp nạn không cao.

Ông nói: “Ở đây, người Việt Nam đi làm hotel casino, sòng bài, là đa số. Họ làm dịch vụ thôi, làm phục vụ trong hotel hay chia bài trong sòng bài cho nên tôi nghĩ họ không sao”.

Trong khi đó, quản lý Benz Nguyễn của tiệm một nhà hàng nổi tiếng đông nghẹt khách, mở cửa 24/24, của người Việt ở Las Vegas, Phở Kim Long, cho biết vụ xả súng đã gây ảnh hưởng tới công việc kinh doanh của nhà hàng.

“Lúc nào có chuyện xảy ra thì các casino đóng cửa hết, các gamble tables cũng đóng cửa hết trơn nên nhà hàng của em rất vắng khách. Người ta đóng hết lại để điều tra, kiểm tra từng người”.

Phó Chủ tịch cộng đồng Việt Nam cho biết hiện người Việt trong cộng đồng đang thông tin cho nhau bằng cách check “safe” trên trang mạng Facebook.

Với kinh nghiệm của một cư dân địa phương, ông Dũng Lưu khuyên mọi người nên hạn chế đến những khu vực đông người ở thành phố Las Vegas.

“Ở ngoài chỗ Las Vegas Strip rất đông người. Khách du lịch đổ về nườm nượp vào bất cứ mùa nào. Họ thường xuyên tổ chức các concert, convention… Tôi nghĩ rằng mình nên tránh khu vực Las Vegas strip. Mấy trăm ngàn người tụ tập một chỗ như vậy thì khi có chuyện gì xảy ra chắc khó mà lường được”.

Vụ xả súng vào đám đông hơn 22.000 người đang xem đại nhạc hội ở Las Vegas diễn ra vào khoảng 10 giờ tối 1/10. Cảnh sát cho biết nghi can thực hiện vụ xả súng tên Stephen Paddock, 64 tuổi. Nghi phạm đã đứng từ tầng 32 của khách sạn sòng bài Mandalay Bay để thực hiện cơn “mưa đạn” vào đám đông đang thưởng thức nhạc country.

Nghi phạm Stephen Paddock sống cách Las Vegas khoảng 80 dặm và đến khách sạn Mandalay Bay ở trọ từ ngày thứ Năm.

Cảnh sát cho biết Paddock đã tự kết liễu mình trước khi lực lượng cảnh sát ập vô căn phòng của hắn ở tầng 32 của khách sạn này. Có ít nhất 10 khẩu súng trường được phát hiện trong phòng của nghi can.

Tính đến 9 giờ, giờ địa phương, số người thiệt mạng trong vụ xả súng đã lên đến hơn 50 người. Hơn 500 người đang được cấp cứu tại bệnh viện, trong số đó có nhiều người đang trong tình trạng nguy kịch.

https://www.voatiengviet.com/a/xa-sung-o-las-vegas-chua-co-nan-nhan-nguoi-viet/4052933.html

 

Vụ thảm sát ‘bạo lực, bi thảm, tàn bạo, và vô nghĩa’

Tổng thống Hoa Kỳ, Donald Trump, sáng sớm ngày 2/10 viết trên Twitter: “Xin chân thành gửi lời chia buồn và cảm thông với các nạn nhân và gia đình của vụ bắn súng kinh hoàng ở thành phố Las Vegas.”

Tương tự, Phó Tổng thống Mike Pence viết: “Xin gửi đến các nạn nhân, gia đình và những người thân yêu bị ảnh hưởng do bạo lực vô nghĩa xảy ra ở thành Las Vegas lời chia buồn của Karen & tôi. Xin cầu nguyện và bày tỏ tình yêu của chúng tôi. Trái tim và lời cầu nguyện của người Mỹ đang ở bên bạn. Chân thành chia buồn.”

Thủ tướng Anh Theresa May cũng bày tỏ sự ủng hộ và chia buồn, bà gửi lời chia buồn của người dân Anh đến với nạn nhân và nhân viên cấp cứu.

Thượng Nghị Sĩ Dean Heller, đại diện bang Nevada, gọi vụ bắn súng này là “hành động bạo lực kinh hoàng, vô cùng khủng khiếp”, trong khi thống đốc bang Nevada, ông Brian Sandoval, gọi vụ này là “bi thảm và tàn bạo.”

Các nhà lập pháp bang Nevada và quan chức khác lên án việc xả súng “vô nghĩa” và “khủng khiếp” tại thành phố Las Vegas tối ngày 1/10, làm ít nhất 50 người chết và hơn 400 người nhập viện.

Trong một tuyên bố, Thượng nghị sĩ Heller nói: “Các cộng đồng của chúng ta đều đang đau buồn và cũng hiểu rằng cuộc tàn sát này là vô nghĩa.”

Thảm sát xảy ra khi một người đàn ông nã súng từ một phòng khách sạn cao cấp của Casino Mandalay Bay khi khán giả đang đang tụ tập xem ca nhạc ở phía dưới.

https://www.voatiengviet.com/a/vu-tham-sat-bao-luc-bi-tham-tan-bao-va-vo-nghia/4052845.html

 

ĐH Oxford gỡ bỏ ảnh bà Suu Kyi

Bangladesh ‘lập trại lớn’ cho người Rohingya

LHQ: Khủng hoảng Rohingya là ‘thảm họa nhân đạo’

LHQ cảnh báo ‘ác mộng nhân đạo’ với Rohingya

Nữ lãnh đạo thực quyền của Myanmar bị chỉ trích là đã bác bỏ cáo buộc thanh trừng sắc tộc của Liên Hiệp Quốc.

Trường St. Hugh’s College nói rằng bức chân dung của bà đã bị thay thế bằng một bức họa của Nhật Bản.

Trường này đã thay bức họa được treo trước đó bởi một tác phẩm của họa sỹ Nhật Bản Yoshihiro Takada. Lý do gỡ bỏ bức chân dung không được đưa ra rõ ràng.

Quản lý truyền thông Benjamin Jones cho biết bức chân dung đã được chuyển tới một “địa điểm an toàn” trong thời gian bức tranh của Takada được trưng bày.

Bức họa mới được giới thiệu tại trường vào đầu tháng này và hiện đang được trưng tại sảnh tòa nhà chính của trường St. Hugh’s.

Bà Suu Kyi, một cựu tù nhân chính trị đã trở thành lãnh đạo thường dân Myanmar từ sau khi thắng cử năm 2015, đang chịu áp lực từ cộng đồng quốc tế.

Trong một diễn văn tuần trước, người chiến tháng giải Nobel lên án việc xâm phạm quyền con người nhưng không khiển trách quân đội hay nhắc tới việc thanh trừng sắc tộc.

Suu Kyi không sợ ‘giám sát’ của quốc tế

Vụ Rohingya: ‘Cơ hội cuối’ cho Suu Kyi

Aung San Suu Kyi bác việc thanh lọc sắc tộc

Bà tốt nghiệp từ trường St Hugh’s thuộc đại học Oxford năm 1967 và được trao bằng danh dự vào tháng 6/2012.

Đại học Oxford cho biết sẽ không tước bằng danh dự của bà.

Thành lập năm 1886, St Hugh’s là một trong những college lớn nhất của đại học Oxford với khoảng 800 sinh viên.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-41472362

 

Ba Lan trừ lương hưu cựu công an XHCN

Nhà báo Mạc Việt HồngGửi tới BBC từ Warsaw

Ngày 1 tháng 10 đã đến và là một dấu mốc buồn với nhiều gia đình người Ba Lan, khi một điều luật mới của chính phủ cánh hữu vừa được hiện thực hóa.

Theo một thống kê chưa đầy đủ trên trang Onet.pl, đã có ít nhất năm người tự tử và nhiều trường hợp chết về nhồi máu cơ tim.

Kể từ ngày 1/ 10 năm nay, ít nhất 50 nghìn người từng làm việc trong ngành an ninh từ tháng 7/1945 tới tháng 7/1990 sẽ bị hạ lương hưu.

Đây là con số được Viện Hồi Ức Dân Tộc (IPN) đưa ra sau khi xem xét hàng trăm ngàn bộ hồ sơ.

Vai trò của truyền thông tiếng Việt ở hải ngoại

Khi Tổng Bí thư Đảng CS được dân mến

Ba Lan hạ lương hưu hàng nghìn công an CS

Walesa ‘làm đặc tình cho cộng sản Ba Lan’

Đã mấy lần thanh lọc

Giờ đây, cứ mỗi năm tham gia vào hệ thống an ninh của chế độ cộng sản, họ sẽ bị trừ 10% lương, nhưng sẽ không thấp hơn mức hưu tối thiểu cho công dân Ba Lan.

Với quyết định này, nhiều người bị mất tới 2/3 thậm chí 3/4 lương hưu.

Điều luật mới động chạm tới mọi đối tượng đã từng làm việc trong cơ quan an ninh thời cộng sản, kể cả những bác sĩ trong các bệnh viện công an, vận động viên từng thi đấu dưới màu áo công an; hay những người đơn thuần chỉ làm tạp vụ, lái xe, cấp dưỡng nhưng biên chế trong lực lượng an ninh và Bộ Công an.

Ngay cả những người chỉ tham gia các khóa học, đào tạo nghiệp vụ an ninh cũng sẽ bị hạ lương.

Và tất nhiên, giáo viên trong các trường an ninh cũng sẽ chung số phận.

Việc cắt giảm cũng đánh vào những người thân ‘ăn theo’ chế độ trợ cấp xã hội như vợ góa hay những đứa con côi, con tàn tật của một nhân viên hay sĩ quan an ninh.

Sau thay đổi chế độ, từ 1990 Ba Lan đã trải qua vài lần thanh lọc, sát hạch nhằm loại khỏi chính quyền những người từng ở trong bộ máy đàn áp thời cộng sản.

Nhưng rất nhiều công an cấp thấp được cho là ‘không có vấn đề gì’ và vẫn tiếp tục được ở lại làm việc trong chế độ dân chủ.

Giám mục Ba Lan: ‘hãy để yên người quá cố’

Tiếp tục biểu tình đòi tự do báo chí ở Ba Lan

Nghệ sỹ Việt Nam và Thái Lan đến Warsaw

Nhiều người trong số họ sau này đã lập công, đã được tuyên dương, trở thành sĩ quan cấp cao. Nhưng, điều luật mới ra đã không buông tha cho họ.

Mặc dù trong mấy tháng qua, báo chí đã gióng lên những hồi chuông, nhưng chưa làm lay động trái tim của đảng cầm quyền Công lý và Pháp luật (PiS) – nhất là khi đảng này luôn ở thế thượng phong trong các cuộc trưng cầu dân ý về tỉ lệ ủng hộ.

Vài trường hợp tiêu biểu

Đối với nhiều người, quyết định cứng rắn của chính quyền giống như một bản án tử hình.

Mariusz Czerwiec vào ngành công an năm 1985.

Năm 1990 ông đã qua được cuộc kiểm tra lý lịch của chế độ mới và được tiếp tục làm việc ở bộ phận điều tra.

Trong suốt quá trình công tác luôn được đánh giá và một cảnh sát tốt, được yêu mến.

Năm 2006 ông về hưu sớm và mở một tiệm tạp hóa nhỏ trong trường học.

Ông đã treo cổ bên cửa tiệm ở tuổi 56 khi biết lương hưu của mình sẽ về mức tối thiểu.

Cũng chọn giải pháp kết kiễu cuộc đời là Jerzy C. ở thành phố Rzeszów.

Ông từng làm nhân viên cảnh sát từ thời ‘chế độ cũ’ sang tới năm 2002 mới nghỉ hưu.

Còn Sławomir Wojciechowski, người tự tử mới đây còn ‘oan uổng’ hơn nữa.

Ông chưa từng có ngày nào kịp khoác chiếc áo ngành an ninh mật lên người.

Nhưng chính quyền hiện nay đã tìm ra hồ sơ của ông và thấy ông tốt nghiệp học viện an ninh với cấp bậc sĩ quan vào năm 1988, đúng một năm trước khi chế độ cộng sản sụp đổ.

Antoni Wójtowicz – một lái xe trong cơ quan an ninh cũ đã đứt mạch máu não chết khi biết sổ hưu của mình bị vơi một nửa, để lại người vợ góa và đứa con gái tàn tật…

Mùa xuân Prague và cuộc đàn áp đẫm máu

Vì sao người Việt Nam vẫn sang Ba Lan?

Thăm Thành Cổ mới nhất thế giới ở Ba Lan

Bi kịch cũng đến với những người hùng một thuở.

Đó là các nhân viên tình báo Ba Lan từng xuất hiện trên mặt các trang báo lớn, các hãng truyền hình lớn khi họ giải cứu thành công các điệp viên CIA kẹt lại Iraq, trước khi Mỹ tấn công nước này trong Cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1991.

Chiến dịch diễn ra năm 1990, có tên SAMUN, liên quan tới sáu điệp viên CIA.

Trong lúc các cơ quan tình báo của Nga, Anh và Pháp đều từ chối giúp đỡ vì lý do an toàn, thì Ba Lan đã vào cuộc.

Các nhân viên CIA đã được cấp hộ chiếu Ba Lan, với sự dàn xếp của tình báo, họ trà trộn vào các công nhân xây dựng và di tản khỏi một nước Iraq sắp chiến tranh.

SAMUN đã được dựng thành phim với những tình tiết nghẹt thở, khi một lính biên phòng Iraq nói thành thạo tiếng Ba Lan đứng ra kiểm tra hộ chiếu.

Thắng lợi của chiến dịch giải cứu được cho là đã góp phần quan trọng vào việc Mỹ xóa 50% số nợ nước ngoài – tương đương với 16,5 tỉ USD – cho cho Ba Lan.

Nó cũng giúp cho những người anh hùng được phép tiếp tục công việc trong lúc phần lớn đồng nghiệp của họ phải ra đi sau chuyển giao chế độ.

Hai trong số những người hùng ngày đó vẫn còn sống, giờ 84 và 72 tuổi, một người là đại tá và người kia về hưu với cấp tướng.

Kể từ tháng 10 năm nay, theo luật họ sẽ chỉ còn được hưởng mức lương tối thiểu.

Bài học cho người Việt Nam

Công an Ba Lan từng được đãi ngộ, là con cưng của chế độ cộng sản, là ngành có nhiều quyền lực nhưng họ đã “lãnh đủ” khi thời thế đổi thay.

Sau khi thay đổi chế độ, các sĩ quan an ninh cảnh sát từng tham gia đàn áp biểu tình đều bị đem ra tòa xử và trở thành phạm nhân.

Những người còn lại bị thanh lọc, sa thải khỏi ngành, và giờ đây là mất phần lớn lương hưu.

Nhưng kinh nghiệm đau buồn của họ dường như không ảnh hưởng gì tới trào lưu đang rất thịnh hành ở Việt Nam và gia nhập ngành công an.

Mấy kỳ tuyển sinh gần đây cho thấy điểm vào các trường khối công an luôn bỏ xa các ngành nghề quan trọng cho tương lai đất nước như sư phạm, nông nghiệp.

Nhà nước không có định hướng dài hạn cho giới trẻ, khiến họ bị cuốn vào những cám dỗ trước mắt như miễn học phí, dễ kiếm việc, lương cao, gia đình được ưu đãi.

Nghề nghiệp là lựa chọn của cả cuộc đời.

Vì thế, nhìn vào Ba Lan, có lẽ các bạn trẻ ở Việt Nam nên nghĩ kỹ hơn khi chọn nghề nghiệp với một cái nhìn xa về tương lai, khi mọi thay đổi đều có thể diễn ra.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, nhà báo tự do sống tại Warsaw, Ba Lan.

http://www.bbc.com/vietnamese/forum-41468871

 

Catalonia giành ‘quyền có quốc gia riêng’

Lãnh đạo vùng Catalonia ở Tây Ban Nha Carles Puigdemont cho biết họ đã giành quyền độc lập sau cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi và bị đàn áp bằng bạo lực.

Ông nói cánh cửa đã mở ra cho tuyên bố độc lập đơn phương của Catalonia.

Các quan chức Catalonia cho biết 90% số cử tri đi bầu đã chọn độc lập trong cuộc bỏ phiếu hôm chủ nhật vừa qua. Tổng số cử tri đi bầu chiếm 42,3%.

Tòa án hiến pháp Tây Ban Nha ra lệnh cấm tổ chức cuộc bỏ phiếu này và hàng trăm người đã bị thương do cảnh sát sử dụng vũ lực để ngăn chặn.

Cảnh sát đã chiếm đoạt các hòm phiếu và phiếu bầu tại các điểm bỏ phiếu.

Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy nói người dân Catalonia đã bị lừa tham gia vào một cuộc bỏ phiếu bất hợp pháp.

Theo chính quyền Catalonia, hơn 2,2 triệu cử tri đã tham gia bỏ phiếu trên tổng số 5,3 triệu cử tri.

Một phát ngôn viên nói rằng có hơn 750 nghìn phiếu bầu không được kiểm do các điểm bỏ phiếu bị đóng cửa và thùng phiếu bị tịch thu.

Các lãnh đạo Catalonia và Tây Ban Nha nói gì?

“Sau một ngày với nhiều hi vọng cũng như tổn thất, người dân Catalonia đã giành quyền độc lập để thành lập một nước cộng hòa,” ông Puigdemont nói trên truyền hình.

“Chính phủ của tôi trong một vài ngày tới sẽ gửi kết quả bỏ phiếu hôm nay tới quốc hội Catalonia, nơi thuộc chủ quyền của người dân chúng tôi, để mọi việc được thực thi theo luật của cuộc trưng cầu ý dân.”

Ông nói Liên minh Châu Âu không thể “tiếp tục ngoảnh mặt làm ngơ”.

Lãnh đạo Catalonia đòi độc lập

Trưng cầu dân ý ‘đe dọa EU’

Thủ tướng Tây Ban Nha nói về “trò hề” dân chủ.

“Tại thời điểm này tôi có thể khẳng định một cách chắc chắn nhất về những gì các bạn đã biết và đã nhìn thấy trong ngày hôm nay. Không có một cuộc trưng cầu ý dân nào xảy ra về việc ly khai của Catalonia,” ông Rajoy nói.

Các đám đông người ủng hộ độc lập đã tập trung tại trung tâm thành phố Barcelona, thủ phủ của khu vực, vào tối chủ nhật, vẫy cờ và hát “quốc ca” Catalonia.

Những người biểu tình chống ly khai cũng diễu hành tại Barcelona và các thành phố khác ở Tây Ban Nha.

Trong một diễn biến khác, hơn 40 công đoàn và các tổ chức tại Catalonia kêu gọi đình công trên toàn khu vực vào thứ ba tới do “bạo lực chôn vùi nhân quyền và sự tự do”.

Bạo lực tại Catalonia

Các hình ảnh trên truyền hình cho thấy cảnh sát Tây Ban Nha đá các cử tri và kéo phụ nữ ra khỏi các điểm bỏ phiếu bằng cách túm tóc họ.

Cơ quan y tế Catalonia cho biết đã có 844 người bị thương trong các vụ xô xát, bao gồm 33 cảnh sát. Đa số chỉ bị thương nhẹ nhưng phải trải qua hậu quả tấn công tinh thần nghiêm trọng.

Tại Girona, cảnh sát chống bạo động đã tàn phá địa điểm ông Puigdemont dự định sẽ bỏ phiếu, và dùng vũ lực để đuổi người dân ở đó. Ông này đã bỏ phiếu tại một địa điểm khác.

Hình ảnh trên truyền hình cho thấy cảnh sát đã dùng dùi cui để đánh một nhóm lính cứu hỏa đang bảo vệ đám đông tại Girona.

Tây Ban Nha: Cảnh sát đàn áp trưng cầu độc lập

Catalonia biểu tình đòi độc lập

Khủng bố ở Barcelona và Cambrils

Lực lượng cảnh sát quốc gia và Guardia Civil – một lực lượng vũ trang có nhiệm vụ tương đương cảnh sát – được cử tới Catalonia với số lượng lớn để ngăn chặn cuộc bỏ phiếu.

Lực lượng cảnh sát Catalonia – Mosso d’Esquadra – nằm dưới quyền kiểm soát của Madrid, được nhiều nhân chứng cho rằng đã tỏ ra né tránh việc sử dụng vũ lực lên những người biểu tình.

Thị trưởng Barcelona Ada Colau chỉ trích hành động của cảnh sát lên những người dân vô tội tại khu vực, nhưng Phó Thủ tướng Tây Ban Nha Soraya Saenz de Santamaria nói cảnh sát đã “hành xử đúng nghĩa vụ và phù hợp.”

Cuộc bỏ phiếu diễn ra thế nào?

Chính quyền Catalonia cho biết 319 trên 2300 điểm bỏ phiếu trên toàn khu vực đã bị đóng cửa bởi cảnh sát trong khi thông tin đưa ra từ chính phủ Tây Ban Nha là 92 điểm bỏ phiếu.

Từ thứ sáu, hàng ngàn người dân đã trực tại các trường học và tòa nhà được sử dụng làm điểm bỏ phiếu để giữ các địa điểm mở cửa.

Nhiều người có mặt bên trong là các phụ huynh và con em họ, đã ở lại các tòa nhà này sau khi giờ học hôm thứ sáu kết thúc và ngủ trong các túi ngủ trên đệm thể dục.

Tổ chức chống ly khai Societat Civil nói rằng cuộc bỏ phiếu này không theo đúng quy tắc bầu cử, với nhiều người dân bỏ phiếu hai lần.

Catalonia, một vùng khá giả với dân số 7,5 triệu người tại đông bắc Tây Ban Nha, có ngôn ngữ và văn hóa riêng.

Là khu vực có quyền tự trị cao, nhưng Catalonia không được công nhận là một quốc gia độc lập theo hiến pháp Tây Ban Nha.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-41470241

 

Thủ tướng Hun Sen dọa bắt đối lập ‘nổi dậy’

Thủ tướng Campuchia, Hun Sen, vào ngày 2 tháng 10 lên tiếng rằng Campuchia có thể tiến hành bắt thêm những người có dính líu đến âm mưu lật đổ chính quyền.

Người đứng đầu chính phủ Phnom Pnenh tấn công các nhân vật đối lập cho rằng họ là ‘những kẻ nổi loạn’ muốn tiến hành một cuộc cách mạng màu, dù rằng trong quá khứ đã thất bại.

Hãng tin Reuters cho rằng phát biểu của ông Hun Sen là một phần trong chiến dịch đàn áp ngày càng được mở rộng đối với các chính trị gia đối lập, truyền thông độc lập. Các nhà phê bình và các nhóm nhân quyền coi đây là nỗ lực nhằm gia tăng sức mạnh của đảng cầm quyền trước cuộc bầu cử vào năm tới.

Tháng trước, ông Kem Sokha, thủ lãnh Đảng Cứu Quốc Campuchia (CNRP), bị cơ quan chức năng Campuchia bắt với cáo buộc phản bội và làm gián điệp trong âm mưu lật đổ chính quyền hiện nay của thủ tướng Hun Sen với sự trợ giúp của Hoa Kỳ.

Việc chính quyền Phnom Penh cho bắt giữ thủ lãnh đối lập Kem Sokha hồi ngày 3 tháng 9 bị nhiều nước Phương Tây lên án. Đàng Cứu Quốc Camnpuchia cho biết từ đó đến nay chừng phân nửa các thành viên Quốc Hội của Đảng này phải trốn chạy khỏi Xứ Chùa Tháp vì sợ bị chính quyền của ông Hun Sen bắt bớ.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/Hun-Sen-urges-arrests-of-opposition-rebels-in-the-city-10022017092204.html

 

Công ty Nga cung cấp kết nối Internet cho Bắc Hàn

Bắc Hàn vừa mới mở một đường kết nối internet mới với thế giới bên ngoài thông qua Nga. Các chuyên gia an ninh mạng cho rằng việc kết nối này làm tăng cường hệ thống internet của Bắc Hàn cũng như có khả năng thực hiện các cuộc tấn công mạng.

Hãng thông tấn Reuters loan tin vừa nêu vào hôm 2 tháng 10; đồng thời nhắc lại Bắc Hàn từng bị quy trách nhiệm liên can một số vụ tấn công mạng nghiêm trọng trong những năm gần đây, bao gồm các vụ tấn công vào ngân hàng và tập đoàn Sony Pictures, cũng như vụ tấn công WannaCry.

Bình Nhưỡng luôn phản bác các cáo buộc có can thiệp nào vào những cuộc tấn công mạng như thế.

Dyn Research, một công ty giám sát kết nối internet cho biết phát hiện dấu hiệu công ty truyền thông TransTeleCom của Nga kết nối với mạng internet của Bắc Hàn từ lúc 9:00 giờ GMT chiều Chủ Nhật, ngày 1 tháng 10.

Reuters nói chưa thể liên lạc với TransTeleCom để hỏi về thông tin liên quan.

Bryce Boland, văn phòng công nghệ chính của FireEye ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương lên tiếng rằng internet của Bắc Hàn chỉ giới hạn trong một vài trăm kết nối, nhưng những kết nối này rất quan trọng trong việc điều phối các cuộc tấn công mạng của nước này.

Bryce Boland cũng nói việc Nga kết nối với Bắc Hàn về internet có thể giúp tăng cường các cuộc tấn công mạng của Bình Nhưỡng trong tương lai.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/russia-firm-provides-new-internet-connection-to-nkorea-10022017090439.html

 

Tổng thống Duterte

không hợp tác trong điều tra chống tham nhũng

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterter tuyên bố sẽ không hợp tác với cơ quan chống tham nhũng độc lập, Ombudsman, trong việc điều tra tài sản của ông bị cho là không minh bạch. Đồng thời ông cũng đe dọa đích thân sẽ điều tra một viên chức cấp cao là người đã tiết lộ thông tin riêng của ông.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterter phát biểu như vừa nêu trong một bài diễn văn vào chiều thứ Bảy, ngày 30 tháng 9 trước thông tin cơ quan Ombudsman sẽ điều tra các viên chức tham nhũng.

Trước đó một ngày, cơ quan chống tham nhũng độc lập Ombudsman cho biết sẽ tiếp tục công việc điều tra Tổng thống Duterte bất chấp lời hăm dọa của ông.

Tổng thống Duterte cáo buộc cơ quan chống tham nhũng sử dụng các tài liệu “ngụy tạo” để điều tra về gia sản giàu có của ông, bị cho là không rõ ràng do được che giấu bằng các tài khoản ngân hàng trong quá khứ và bị liên can tới tham nhũng. Ông Duterte nói rằng sẽ không chịu trách nhiệm đối với kết quả điều tra của Ombudsman.

Tổng thống Duterte đã phủ nhận bất kỳ hành vi sai trái nào và công khai tuyên bố từ chức nếu có ai đó chứng minh được ông ta hoặc con cái của ông dính líu đến tham nhũng.

Phát biểu của Tổng thống Duterte khác với phát ngôn nhân Ernesto Abella, người hồi tuần trước đã nói rằng rằng Tổng thống “tôn trọng các quy trình nội bộ của cơ quan Ombudsman như là một cơ quan độc lập và tin tưởng vào sự công bằng của cơ quan này trong trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu thực tế “.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/duterte-says-he-wont-cooperate-in-anti-graft-body-probe-10022017085833.html

 

Kịch bản nào nếu Trung Quốc bỏ rơi Bắc Triều Tiên ?

Thanh Hà

Tiếp tục bảo vệ Bắc Triều Tiên hay bỏ rơi chế độ Bình Nhưỡng kịch bản nào có lợi hơn cho Trung Quốc ? Đó là câu hỏi đáng giá ngàn vàng, đang được các chuyên gia và chính giới ở Bắc Kinh cân nhắc.

Về mặt chính thức, Trung Quốc đưa ra cùng một lập trường với Nga : cộng đồng quốc tế không nên dồn Bắc Triều Tiên vào chân tường. Đến nay, Bắc Kinh vẫn xem đối thoại là giải pháp tốt nhất để thuyết phục Bình Nhưỡng đàm phán về tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Nhưng ở hậu trường, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy một số các nhà chiến lược của Trung Quốc đang nêu lên nhiều kịch bản đối phó “khẩn cấp“.

Một tuần lễ sau vụ Bắc Triều Tiên thử nguyên tử hôm đầu tháng 9/2017, trưởng khoa quan hệ quốc tế trường Đại Học Bắc Kinh, Giả Khánh Quốc (Jia Qingguo) chính thức lên tiếng “khuyên” Trung Quốc nên tính tới phương án cùng thảo luận với Mỹ và Hàn Quốc về thời kỳ hậu Kim Jong Un.

Là một nhân vật có uy tín, giáo sư họ Giả trong bài nghiên cứu mang tựa đề “đã đến lúc phải chuẩn bị với kịch bản xấu nhất tại Bắc Triều Tiên” đặt ra một loạt các câu hỏi như : Trong trường hợp chế độ Bình Nhưỡng sụp đổ, Trung Quốc phải tính sao ? Nên chăng trong tư thế sẵn sàng triển khai lực lượng sang Bắc Triều Tiên ? Liệu Trung Quốc hay Hoa Kỳ sẽ thâu tóm trang thiết bị hạt nhân Bắc Triều Tiên và Trung Quốc phải làm gì trong trường hợp trong Hàn Quốc thống nhất nước láng giềng phương Bắc ? Trên đây là những kịch bản giới lãnh đạo ở Bắc Kinh phải tính tới.

Nhiều nhà quan sát cho rằng, mặc dù bài tham luận của chuyên gia về quan hệ quốc tế này được đăng trên trang mạng của Diễn Đàn Đông Á, thuộc đại học Úc, nhưng chắc chắn, là ông đã được “phép” để phổ biến quan điểm này trên một phương tiện truyền thông quốc tế.

Vậy phải chăng là Trung Quốc đang bắn đi một thông điệp hướng tới cả chế độ Bắc Triều Tiên lẫn cộng đồng quốc tế ?

Một nhà ngoại giao phương Tây tại Bắc Kinh cho rằng Bắc Kinh đang tính toán “một công đôi việc“, vừa hù dọa Bình Nhưỡng khi nêu lên khả năng “bỏ rơi” Bắc Triều Tiên, vừa làm hài lòng Hoa Kỳ, một tháng trước chuyến công du đầu tiên của tổng thống Mỹ, Donald Trump, đến Trung Quốc.

Đương nhiên là Tập Cận Bình mà càng tỏ thái độ cứng rắn với Kim Jong Un chừng nào thì lại càng khiến vị thượng khách của ông là Donald Trump hài lòng chừng nấy. Nhưng có lẽ Trung Quốc đang nhìn xa hơn thế.

Nhà nghiên cứu David Kelly thuộc viện China Policy, trụ sở tại Bắc Kinh, tiết lộ hiện tại ở thượng tầng cơ quan quyền lực Trung Quốc đang có hai phe. Một bên chủ trương duy trì đường lối cũ, tức là cố gắng giữ một đồng minh lâu đời là Bắc Triều Tiên trong vòng ảnh hưởng của Bắc Kinh. Bên kia là trường phái xem việc thống nhất bán đảo Triều Tiên là cơ hội lớn đối với Trung Quốc. Có dấu hiệu cho thấy, phe thứ nhì này đang được “lắng nghe“.

Cách rất xa Bắc Kinh, nhìn từ Paris, ông Barthélémy Courmont, thuộc Viện Quan Hệ Quốc Tế và Chiến Lược IRIS của Pháp cũng cho rằng giả thuyết chế độ Bắc Triều Tiên sụp đổ không còn là một cơn ác mộng trong mắt giới lãnh đạo Trung Quốc. Bởi lẽ nếu tiến trình thống nhất bán đảo Triều Tiên diễn ra trong hòa bình, thì Trung Quốc là nền kinh tế được hưởng lợi nhiều nhất để xây dựng lại một đất nước Triều Tiên sau 60 năm chia cắt.

Một nhà quan sát làm việc tại Bắc Kinh cho rằng, tiếng nói của phe chủ trương bỏ rơi Bắc Triều Tiên ngày càng mạnh. Mới chỉ cách nay 4 năm, người điều hành tờ báo thuộc Trường Đảng Trung Quốc ông Đặng Vũ Văn (Deng Yuwen) đã bị cách chức vì một bài viết kêu gọi đoạn tuyệt với chế độ Bình Nhưỡng. Thế nhưng tháng 4/2017 trong một bài viết đăng trên trang chủ của trung tâm nghiên cứu độc lập Trung Quốc Charhar, cũng chuyên gia này đã nhấn mạnh đến những lợi thế không thể chối cãi của Trung Quốc, nếu hai miền Nam – Bắc Triều Tiên thống nhất : quân đội Mỹ sẽ không còn lý do để hiện diện tại Hàn Quốc và một khi Bắc Triều Tiên không còn là mối đe dọa đối với Seoul thì Hàn Quốc và Hoa Kỳ không thể viện cớ gì để tiếp tục lắp đặt hệ thống lá chắn chống tên lửa THAAD ngay sát cạnh cửa ngõ của Trung Quốc.

Có điều, bỏ rơi Kim Jong Un cũng không dễ, bởi như lời chuyên gia David Kelly, học viện Chính Trị Trung Quốc China Policy, “không ai biết trước phản ứng của Bắc Triều Tiên“. Một cách gián tiếp, giới chuyên gia tại Bắc Kinh lo ngại Kim Jong Un “làm liều” khi bị người anh cả là Trung Quốc bỏ rơi.

Điều mà các nhà phân tích Trung Quốc và quốc tế chưa nói rõ là tất cả các giả thuyết nêu trên đáng tin cậy tới mức độ nào ? Chỉ biết rằng, tại Bình Nhưỡng, Kim Jong Un tăng tốc các vụ thử tên lửa và hạt nhân. Tại Washington, tổng thống Hoa Kỳ ồn ào đe dọa “tiêu hủy” Bắc Triều Tiên.

Còn tại Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình đang chuẩn bị Đại Hội Đảng lần thứ 19 để củng cố quyền lực. Hồ sơ Bắc Triều Tiên đương nhiên bắt ông Tập phải quan tâm. Trong mọi trường hợp Bắc Kinh luôn đặt quyền lợi chiến lược của Trung Quốc lên trên hết. Trung Quốc đang chuẩn bị những gì cho tương lai Bắc Triều Tiên ? Bắc Kinh không có ý định chia sẻ những tính toán của mình với bất kỳ một ai.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20171002-kich-ban-nao-neu-trung-quoc-bo-roi-bac-trieu-tien

 

Nobel Y Học 2017 về tay ba bác sĩ người Mỹ

Thanh Hà

Jeffrey C. Hall, Michael Rosbash, và Michael W. Young là những nhà khoa học đầu tiên có tên trong bảng vàng của Viện Hàn Lâm Thụy Điển trong mùa Nobel 2017. Ba nhà khoa học người Mỹ này được vinh danh nhờ khám phá cơ chế vận hành của đồng hồ sinh học.

Công trình nghiên cứu của họ cho phép tìm hiểu vì sao, con người ta bị “chệch múi giờ” và vì sao hiện tượng “jetlag” đó làm gia tăng nguy cơ gây ra bệnh tật.

Năm 1984 bác sĩ Hall và Rosbash thuộc đại học Rockfeller New York đã nhận diện được loại gien kiểm soát “đồng hồ sinh học”. Mười năm sau đến lượt bác sĩ Young phát hiện ra được loại gien thứ nhì, rất cần thiết cho việc điều tiết nhịp sinh hoạt trong vòng 24 giờ đồng hồ của mỗi chúng ta.

Nobel Y học luôn là giải thưởng đầu tiên của Viện Hàn Lâm Thụy Điển mỗi mùa trao giải. Sau bảng vàng Y Học, đến lượt các giải thưởng về Vật Lý, Hóa. Thứ Năm 05/10/2017 mọi người sẽ chờ đợi giải Nobel Văn Học, Thứ Sáu đến lượt giải Nobel Hòa Bình được công bố và mùa Nobel năm nay sẽ kết thúc vào Thứ Hai tuần sau, khi thông báo giải Kinh Tế.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171002-nobel-y-hoc-2017-ve-tay-ba-bac-si-nguoi-my

 

Hiệp ước cấm vũ khí nguyên tử :

Ảo tưởng hay động lực phi hạt nhân hóa ?

Trọng Thành

Tháng 9/2017, hàng chục quốc gia phê chuẩn Hiệp Ước Cấm Vũ Khí Hạt Nhân, Hiệp ước được thông qua trước đó hồi tháng 7 tại Đại Hội Đồng LHQ. Với Hiệp ước mới, liệu vũ khí nguyên tử một ngày nào đó sẽ thực sự bị cấm hoàn toàn trên thế giới, giống như vũ khí hóa học hay sinh học? Hiện tại, 5 cường quốc sở hữu vũ khí nguyên tử từ chối tham gia và thậm chí chỉ trích mạnh mẽ, với lý do Hiệp ước mới sẽ làm suy yếu Hiệp Ước Cấm Phố Biển (vũ khí) Hạt Nhân (TNP) 1968. Sau đây là ý kiến của một số chuyên gia (1).

Hiệp Ước Cấm Vũ Khí Hạt Nhân (Treaty on the Prohibition of Nuclear Weapons/Traité sur l’interdiction des armes nucléaires) nói trên là kết quả của các vận động lâu dài của nhiều hiệp hội phi chính phủ và một số quốc gia kiên định chống vũ khí hạt nhân, như Áo, Mêhicô, Nam Phi, Ailen, New Zealand, Thụy Điển hay Brazil. Ngày 07/07/2017, 122 quốc gia đã thông qua hiệp định nói trên. Hiệp ước sẽ có hiệu lực khi có đủ 50 nước phê chuẩn. Brazil là quốc gia đầu tiên ký kết.

Đọc thêm : “Nỗ lực mới thúc đẩy giải trừ hạt nhân” (Phần cuối trong bài)

Ông Jean-Marie Collin, một đại diện của phong trào quốc tế hủy bỏ vũ khí nguyên tử ICAN (International Campaign to Abolish Nuclear Weapons), giải thích về ý nghĩa của Hiệp ước này :

« Hiệp ước này không hề mang tính biểu tượng. Đây là một Hiệp ước có tính pháp lý. Vũ khí nguyên tử sẽ có thể bị tuyên bố là bất hợp pháp. Hiệp ước này còn chờ các quốc gia phê chuẩn, do đó sẽ phải đợi thêm một vài tháng nữa. Có thể hình dung là Hiệp ước sẽ có hiệu lực từ năm 2018 tới … Hiện nay, vũ khí hạt nhân vẫn được coi gần như là điều bình thường. Cần phải đạt được trước hết một Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân mang tính pháp lý, để có thể đi đến giai đoạn thứ hai. Đó là thiết lập một tiến trình giải trừ vũ khí hạt nhân đa phương. Trong những tháng tới, chúng tôi sẽ làm việc về vấn đề này.

Chủ trương của Hiệp ước này là một Nhà nước không thể nào xây dựng nền tảng an ninh quốc gia dựa trên loại vũ khí giết chết hàng triệu con người một lúc. Chúng ta phải xây dựng được một khuôn khổ an ninh rất khác, để khi nào mà một quốc gia có kiểu hành động như vậy, chúng ta có thể gây áp lực, ví dụ như trong trường hợp Bắc Triều Tiên, cũng như đối với tất cả các nước có tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân khác ».

Theo chuyên gia về an ninh quốc tế Benoit Pelopidas, Học viện chính trị Paris (Sciences PO), Hiệp ước vừa ký kết cấm « phát triển, thực nghiệm, sản xuất, mua, sở hữu hay tàng trữ vũ khí hạt nhân ». Ông nhấn mạnh mục tiêu của công cụ pháp lý này không phải là để « ngăn ngừa chiến tranh hạt nhân, mà là khẳng định bản thân sự tồn tại của loại vũ khí này là có vấn đề ».

Không cường quốc hạt nhân quân sự nào tham gia

Hiện tại, không có bất cứ quốc gia sở hữu vũ khí nguyên tử nào có ý định tham gia hiệp ước mới, và kể cả các nước tự coi là được hệ thống lá chắn hạt nhân của đồng minh bảo vệ, như các thành viên NATO, hay Hàn Quốc, Nhật Bản. Câu hỏi đặt ra là : Phải chăng các cường quốc hạt nhân không hề xem trọng Hiệp ước hạt nhân mới ?

Không hẳn là như vậy ! Nếu chúng ta xem xét trường hợp của nước Pháp. Tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, lãnh đạo ngoại giao Pháp Jean-Yves Le Drian đã phê phán văn bản pháp lý mới về vũ khí hạt nhân là « vô trách nhiệm ».

Theo ngoại trưởng Pháp, « Pháp từ chối tham gia vào các thỏa thuận về Hiệp Ước Cấm Vũ Khí Hạt Nhân, bởi cách làm này làm suy yếu Hiệp Ước Cấm Phố Biển (vũ khí) Hạt Nhân TNP ». Nói chuyện với báo giới bên lề hội nghị, nhiều nhà ngoại giao Pháp nhận xét là cơ chế loại trừ vũ khí hạt nhân của Hiệp ước mới yếu hơn Hiệp ước TNP 1968.

Ông Benjamin Hautecouverture, chuyên gia Viện nghiên cứu Chiến lược, Paris, (Fondation pour la recherche stratégique) nói cụ thể hơn : « Điều khiến các quốc gia hạt nhân khó chịu, đó là công cụ pháp lý mới ra đời này có nguy cơ gây khó khăn cho quy trình thẩm định 5 năm một lần của Hiệp ước TNP 1968…, cũng có mục tiêu hướng đến phi hạt nhân hóa ».

Điều mà ông đặc biệt lưu ý là Hiệp ước mới được tung ra trong bối cảnh căng thẳng dâng cao giữa phương Tây với Nga những năm gần đây, và đặc biệt là khủng hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên. Chuyên gia Benjamin Hautecouverture nhận định :

« Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân này được đưa ra phê chuẩn đúng vào giai đoạn cuộc khủng hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên đang ở đỉnh điểm. Sự việc này cho thấy tham vọng của những người chủ trương hiệp ước mới thật là kỳ quặc.

Người ta có cảm tưởng là sẽ có một quyết định cấm mang tính pháp lý, nhưng lại không hề có tác dụng gì về mặt chiến lược, và loại hiệp ước này chỉ tồn tại như một thứ dàn xếp nho nhỏ về pháp lý – ngoại giao, lơ lửng bên trên không gian an ninh thực sự. Nơi nhiều quốc gia tranh chấp với nhau, nhiều quốc khác thì tìm kiếm sở hữu vũ khí này, và hoàn toàn không đếm xỉa gì đến cuộc tranh luận nói trên ».

Hiệp ước mới chống Hiệp ước cũ ?

Theo Hiệp Ước Cấm Phố Biển (vũ khí) Hạt Nhân (TNP) 1968, thì chỉ có 5 quốc gia thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc (bao gồm Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp) được quyền sở hữu vũ khí hạt nhân, trong khi đó, các quốc gia khác tham gia Hiệp ước TNP bị cấm sở hữu (2). Hiệp ước TNP 1968 cũng dự kiến các nỗ lực cần có để giải trừ loại vũ khí này, tuy nhiên câu hỏi đặt ra là Hiệp ước TNP 1968 có thực sự hiệu quả hay không trong việc ngăn chặn phổ biến vũ khí nguyên tử ?

Theo chuyên gia về an ninh quốc tế Benoit Pelopidas, sở dĩ một Hiệp ước mới về vũ khí hạt nhân ra đời là do nhiều quốc gia không vũ khí nhân « bất mãn » với tình hình hiện tại. Những nước như Nam Phi, New Zealand hay Mêhicô nghi ngờ « quan điểm nước đôi » của các cường quốc nguyên tử : một mặt nói chống phổ biến vũ khí hạt nhân, mặt khác lại có kế hoạch hiện đại hóa hệ thống vũ khí của mình trong hàng chục thập niên tới.

Xét trong khuôn khổ của Hiệp ước TNP 1968, người ta có cảm giác tồn tại song hành hai loại hoạt động phổ biến vũ khí hạt nhân, một được coi là « hợp pháp » và một bị coi là « bất hợp pháp ». Theo chuyên gia Jean-Marie Collin, việc các cường quốc hạt nhân phê phán dữ dội Hiệp ước mới cho thấy các nước này hiểu rằng : « Hiệp ước mới có nguy cơ báo tử hệ thống vũ khí hạt nhân của chính họ », chính vì vậy « Pháp đang gây áp lực rất lớn đối với một số nước châu Phi để họ không phê chuẩn (Hiệp ước mới), còn Hoa Kỳ đe dọa giảm hợp tác quân sự với Thụy Điển ».

Bài tổng hợp khép lại với ý kiến của chuyên gia về an ninh quốc tế Benoit Pelopidas, nhấn mạnh sự bất cập của hệ thống luật pháp quốc tế về vũ khí hạt nhân trong hiện tại, một khi còn một số quốc gia vẫn coi vũ khí hạt nhân là bùa hộ mệnh :

« Quan điểm của Nhà nước Pháp khẳng định là sở hữu vũ khí hạt nhân mang tính răn đe sẽ bảo vệ được quốc gia trước mọi đe dọa, bất kể loại gì. Nếu bạn cho là như vậy, thì làm thế nào mà bạn có thể biện minh cho việc là, nếu không có một khuôn khổ pháp lý mang tính cưỡng chế, thì làm thế nào để cấm các quốc gia khác không được quyền sở hữu thứ vũ khí kỳ diệu như vậy ? ».

—-

(1) Nhà báo Nicolas Falez tổng hợp, RFI, 20/09/2017.

(2) Ngoài 5 quốc gia Hội Đồng Bảo An, còn bốn nước khác là Ấn Độ, Pakistan, Israel và mới đây là Bắc Triều Tiên. Ba nước nói trên không tham gia Hiệp ước TNP, còn Bắc Triều Tiên rời TNP năm 2003.

http://vi.rfi.fr/phap/20171002-hiep-uoc-cam-vu-khi-nguyen-tu-moi-ao-tuong-hay-nhan-to-thuc-day-phi-hat-nhan-hoa

 

Pháp : Daech nhận trách nhiệm

vụ tấn công bằng dao ở Marseille

Minh Anh

Tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo ngày 01/10/2017 lên tiếng nhận trách nhiệm vụ tấn công bằng dao ở Marseille, làm thiệt mạng hai người. Cảnh sát tập trung điều tra về lai lịch thủ phạm.

« Tác giả vụ tấn công là những binh lính của Tổ Chức Nhà Nước Hồi Giáo », cơ quan tuyên truyền Amaq của Daech đã xác nhận như trên trong một thông cáo.

Cảnh sát chống khủng bố Pháp hiện đang tập trung điều tra về lai lịch và lộ trình của hung thủ. Theo những thông tin điều tra sơ khởi, thủ phạm mang quốc tịch Tunisia, nhưng vẫn còn nhiều chi tiết đang được thẩm định thêm.

Cảnh sát Pháp xác nhận có biết đến người này, nhưng dưới 8 danh tính khác, vì đã nhiều lần phạm những tội danh khác nhau. Hiện tại các nhà điều tra chưa thể khẳng định đây có phải là một vụ tấn công khủng bố như tuyên truyền của Daech hay không, do hung thủ có những hành vi « kỳ lạ » khi thực hiện tấn công.

AFP nhắc lại vụ tấn công diễn ra vào hôm Chủ Nhật tại nhà ga Saint-Charles ở Marseille. Hai nạn nhân thiệt mạng là hai chị em họ, trạc 20 tuổi. Một trong hai cô là người vùng Lyon tận dụng ngày cuối tuần đến thăm người chị em đang học ngành y ở Marseille.

Trước khi thực hiện, hung thủ hô to « Allah Akbar », theo như lời kể của nhiều nhân chứng. Vụ việc xảy ra đã khiến giao thông đình trệ trong nhiều giờ liền. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, trong một tweet nhắn đã lên án hành động này là một « hành vi man rợ ».

Canada : Hung thủ khủng bố là người xin tỵ nạn Somalia

Cảnh sát Canada ngày 01/10/2017 cho biết nghi phạm vụ tấn công bằng dao trước sân vận động Alberta làm 5 người bị thương là một người xin tị nạn gốc Somalia. Cảnh sát xác nhận nghi phạm đã từng bị thẩm vấn trong khuôn khổ cuộc điều tra liên quan đến những hoạt động Hồi Giáo cực đoan, nhưng không đủ bằng chứng để có thể tiến hành truy tố với những cáo buộc khủng bố.

Vụ tấn công xảy ra hôm thứ Bảy 30/09/2017 lúc 20 giờ 15 phút, giờ địa phương, bên ngoài sân vận động ở Edmonton, thủ phủ tỉnh Alberta, nơi đang diễn ra một trận bóng bầu dục. Nghi phạm dùng xe tải nhẹ lao thẳng vào rào bảo vệ an ninh, hất văng một nhân viên cảnh sát, và dùng dao tấn công vào nạn nhân rồi dùng xe bỏ chạy.

Sau một hồi truy đuổi căng thẳng, hung thủ lại đâm xe tiếp vào 4 người đi đường, trước khi xe bị lật đổ và bị cảnh sát vô hiệu hóa.

http://vi.rfi.fr/phap/20171002-phap-daech-nhan-trach-nhiem-vu-tan-cong-bang-dao-o-marseille

 

Catalunya : Chính phủ Tây Ban Nha mất uy tín,

do bạo lực chống trưng cầu dân ý

Hôm qua, 01/10/2017, khoảng 5,3 triệu người Catalunya đã được kêu gọi tham gia cuộc trưng cầu dân ý về tương lai của vùng này. Theo chính quyền Catalunya, tuy bị cảnh sát và hiến binh Tây Ban Nha ngăn chặn, khoảng 2,6 triệu người đã đi bỏ phiếu, tỷ lệ tham gia lên tới 42,3% và theo kết quả kiểm phiếu thì tỷ lệ ủng hộ Catalunya độc lập lên tới 90%.

Cuộc bỏ phiếu diễn ra trong bối cảnh xẩy ra nhiều vụ bạo lực của cảnh sát, làm hoen ố hình ảnh của chính phủ trung ương, thủ tướng Mariano Rajoy ngày càng bị cô lập.

Từ Barcelona, thông tín viên François Musseau nhận định :

« Hình ảnh của thủ tướng Mariano Rajoy bị sứt mẻ đáng kể. Các vidéo quay cảnh bạo lực của cảnh sát nhắm vào các cử tri Catalunya ôn hòa, không vũ khí tự vệ đã được lưu truyền trên các mạng xã hội và được các đài truyền hình Tây Ban Nha và quốc tế đăng tải lại.

Về mặt chính trị, thủ tướng Rajoy bị cô lập hơn bao giờ hết và ông sẽ rất khó khăn để đối thoại với phe đối lập : đảng Podemos từ chối nói chuyện với ông. Đảng Xã Hội chỉ trích và coi ông là người không có khả năng, độc đoán.

Còn lãnh đạo phe đòi ly khai Carles Puigdemont, ông đã không thể tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý theo như mong muốn và không có ủy ban phụ trách bầu cử, vì ủy ban này bị tư pháp Tây Ban Nha giải tán. Ông đang lãnh đạo một xã hội Catalunya bị chia rẽ và phân cực hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, chắc chắn là lãnh đạo phe đòi độc lập này có thêm những người ủng hộ vì ông đã biết khai thác vị trí thấp yếu của mình cũng như vai trò là nạn nhân của Nhà nước Tây Ban Nha.

Giờ đây, thủ lĩnh phe đòi độc lập phải đối mặt với tình hình rất phức tạp : hoặc là ông cho tổ chức ngay cuộc bầu cử lập pháp trước thời hạn và ông hy vọng sẽ giành được đa số tuyệt đối hoặc ông thực hiện điều đã hứa, đó là yêu cầu nghị viện đơn phương tuyên bố vùng này độc lập. Đây sẽ là cú nhẩy vào miền vô định mà Madrid sẽ không bao giờ chấp nhận ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171002-catalunya-chinh-phu-tay-ban-nha-mat-uy-tin-do-can-thiep-chong-trung-cau-dan-y

 

Anh : Thủ tướng May đối mặt với nhiều rủi ro

tại hội nghị Đảng Bảo Thủ

Hôm qua, 01/10/2017, tại Manchester, Đảng Bảo Thủ họp hội nghị thường niên. Đây là dịp để thủ tướng Theresa May cố gắng giành lại quyền kiểm soát trong bối cảnh bà phải đối mặt với những chỉ trích ngay trong đảng của mình về chiến lược Brexit cũng như kết quả tồi tệ trong cuộc bầu cử lập pháp hồi tháng Sáu vừa qua.

Từ Manchester, đặc phái viên Muriel Delcroix gửi về bài tường trình :

« Đây gần như là một hội nghị đầy hiểm nguy đối với Theresa May. Bị coi là người phải chịu trách nhiệm về sự thất bại trong cuộc bầu cử lập pháp hồi tháng Sáu do chính bà chủ xướng, thủ tướng Anh đến Manchester trong vị thế không thuận lợi : phe bảo thủ chỉ trích bà không biết cách thu hút phiếu bầu của giới trẻ và đặt nước Anh vào vị thế yếu trong các cuộc đàm phán với Bruxelles về Brexit.

Bởi vì, cho dù cách nay vài ngày, tại Floriencia, bà có đưa ra một số đề nghị phù hợp hơn, nhưng thủ tướng Anh dường như vẫn chưa lấy lại được thế chủ động. Đặc biệt là bà đã bị một số nhân vật quan trọng trong Đảng Bảo Thủ coi thường. Đây là những người chủ trương một Brexit cứng rắn và cho rằng bà đã chấp nhận quá nhiều thỏa hiệp quan trọng đối với Liên Hiệp Châu Âu. Những nhân vật cạnh tranh với thủ tướng Anh tranh thủ sự yếu thế này để phá hoại uy thế của bà và nhăm nhe gần như công khai vị trí lãnh đạo của bà, nhất là ngoại trưởng Boris Johnson.

Bầu không khí trở nên nặng nề hơn khi mà ở hành lang hội nghị có nhiều tiếng nói bất bình và ở bên ngoài, trên đường phố của Manchester thì vang lên những khẩu hiệu của những người biểu tình phản đối.

Hôm qua, hai cuộc tuần hành lớn, chống phe bảo thủ và chống Brexit đã diễn ra gần trung tâm hội nghị, nơi mà thủ tướng bảo thủ Anh đang tìm mọi cách để sống sót ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20171002-thu-tuong-may-doi-mat-voi-nhieu-hiem-nguy-nhan-hoi-nghi-thuong-nien-dang-bao-thu

 

Bắc Triều Tiên : Trên Twitter,

Donald Trump gạt bỏ mọi nỗ lực của ngoại trưởng Tillerson

Vào lúc ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đang cố gắng thuyết phục Trung Quốc gây áp lực với Bắc Triều Tiên trong hồ sơ hạt nhân thì trên Twitter, tổng thống Donald Trump – nếu không muốn nói là làm nhục ngoại trưởng Rex Tillerson – đã tuyên bố là không nên mất thời gian với Bình Nhưỡng.

Đây không phải là trường hợp « trống đánh xuôi kèn thổi ngược » đầu tiên của chính quyền Washington và cũng không phải là lần đầu tiên, tổng thống Mỹ nói ngược lại với ngoại trưởng.

Từ Washington, thông tín viên Jean Louis Pourtet tường trình :

« Có thể tóm tắt đại ý điều mà Donald Trump, qua các twit, nói với Rex Tillerson là không nên mất thời gian đàm phán với nhóc tì tên lửa. Theo ông, Clinton, Bush rồi Obama đều đã thử nhưng không thành. Rex, hãy giữ sức và chúng ta sẽ làm điều cần phải làm. Phải chăng đây là một lời đe dọa nhưng không nói thẳng ra là sẽ có một chiến dịch quân sự nhắm vào Bình Nhưỡng ?

Các phát biểu của tổng thống Mỹ gây ngạc nhiên vì trước đó 24 giờ, ngoại trưởng Tillerson, trong chuyến công du Bắc Kinh, đã thông báo là có những kênh liên lạc giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên, gợi ý rằng có thể đàm phán. Tuy nhiên, bộ Ngoại Giao Mỹ đã giảm bớt tầm quan trọng của tuyên bố này và nói rõ rằng Bắc Triều Tiên tỏ ra không quan tâm đến đàm phán.

Đây không phải là lần đầu tiên Donald Trump bất đồng với chính phủ của ông. Nguyên thủ Mỹ đã từng nói rằng thảo luận với Bắc Triều Tiên không phải là một giải pháp, trong lúc bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis có lập trường ngược lại. Thế nhưng, tổng thống Mỹ dường như tỏ ra đặc biệt khoái trá phá hỏng các nỗ lực của Rex Tillerson tìm cách tiến hành phương thức ngoại giao truyền thống. Điều này làm cho một số nhà quan sát phỏng đoán về thời gian cựu tổng giám đốc Exxon tiếp tục công tác tại bộ Ngoại Giao Mỹ ».

Nhằm gia tăng áp lực, cô lập Bình Nhưỡng, bộ Ngoại Giao Ý đã yêu cầu đại sứ Bắc Triều Tiên – tuy chưa trình thư ủy nhiệm – rời khỏi nước này, để phản đối việc Bắc Triều Tiên đã tiến hành các vụ thử hạt nhân và tên lửa.

Trả lời phỏng vấn nhật báo La Republica, hôm qua, và được AFP trích dẫn, ngoại trưởng Ý Angelino Alfano cho biết đã quyết định đình chỉ quy trình chấp nhận tân đại sứ Bắc Triều Tiên và vị đại sứ này phải rời khỏi Ý.

Theo Roma, quyết định nhằm làm cho Bắc Triều Tiên hiểu rằng họ sẽ bị cô lập nếu không thay đổi chính sách. Tuy nhiên, Ý không cắt đứt quan hệ ngoại giao với Bắc Triều Tiên vì việc duy trì kênh liên lạc là cần thiết.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20171002-bac-trieu-tien-tren-twitter-donald-trump-gat-bo-moi-no-luc-cua-ngoai-truong-tillerso

 

Malaysia mở phiên xét xử vụ ám sát Kim Jong Nam

Hôm nay, 02/10/2017, tư pháp Malaysia bắt đầu tiến hành xét xử vụ hai phụ nữ, một người Indonesia, một người Việt Nam, bị cáo buộc ám sát Kim Jong Nam, anh cùng cha khác mẹ với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un.

Vụ sát hại xẩy ra ngày 13/02 vừa qua ở sân bay Kuala Lumpur. Bị cáo Việt Nam tên là Đoàn Thị Hương, 29 tuổi.

Trong phiên đầu tiên hôm nay, cả hai bị cáo đều tuyên bố mình vô tội.

Theo đặc phái viên RFI Magaux Bédé, điều gây bất ngờ là ngoài hai bị cáo hiện diện tại phiên tòa, bản cáo trạng còn nói đến bốn bị cáo khác, nhưng tòa từ chối tiết lộ danh tánh.

Salim Bashir, một trong những luật sư của bị cáo Đoàn Thị Hương, cho biết :

« Cơ sở lập luận sáng nay của chúng tôi là thân chủ của chúng tôi, cùng với bốn người khác, đã bị cáo buộc cùng chia sẻ ý định gây ra cái chết. Bình thường ra, chúng tôi có quyền hỏi nhân diện những người này. Luật pháp quy định như vậy, nhưng thẩm phán dường như không muốn.

Trong quá trình điều tra, cảnh sát đã đưa ra tên của bốn người. Chúng tôi chỉ muốn biết những người đó là ai. Các tên mà người phụ trách điều tra đưa ra đều là người Bắc Triều Tiên.

Việc truy tố những người này không được công bố và như vậy là không đúng. Không có gì phải che giấu cả. Bên bào chữa phải được biết các sự việc quan trọng, bởi vì hôm nay là ngày đầu tiên của vụ xét xử. Chúng tôi không hiểu tại sao. Nhưng không phải tất cả đều vô vọng. Chúng tôi vẫn có thể xây dựng lại lập luận bào chữa. Chúng tôi phải làm lại từ đầu, nhưng đó không phải là một thất bại đối với chúng tôi ».

Việc xét xử sẽ kéo dài khoảng hai tháng và các bị cáo có nguy cơ lãnh án tử hình.

http://vi.rfi.fr/viet-nam/20171002-malaysia-mo-phien-xet-xu-vu-am-sat-kim-jong-nam