Tin Việt Nam – 01/10/2017
Hàng trăm người dân
chặn xe chở hải sản thối trên quốc lộ 1a
Hàng trăm người dân xã Thạch Trung, thành phố Hà Tĩnh đã buộc được chủ tịch xã phải ký biên bản nhận lỗi, sau khi họ kéo nhau ra quốc lộ 1A chặn xe chở hải sản thối khiến giao thông bị kẹt cứng nhiều giờ đồng hồ.
Theo tường thuật của báo Thanh Niên, vào khoảng 8 giờ 50 phút sáng Chủ Nhật 1 tháng 10, một số người đi câu cá ở cánh đồng Đội Giới, thôn Liên Phú, phát giác một xe xúc đất đang đào hố, cạnh đó là một chiếc xe vận tải chở hàng chục thùng xốp đựng hải sản thối. Sau khi được báo tin, hàng trăm người dân xã Thạch Trung kéo đến hiện trường để ngăn chặn việc đào đất chôn hải sản thối. Đến khoảng 10 giờ sáng, họ lại phát giác thêm một xe vận tải khác chở hàng chục thùng xốp đựng mực đã phân hủy chạy trên quốc lộ 1A, đoạn trước cầu Cày thuộc xã Thạch Trung. Cho rằng sự việc này do chính quyền địa phương tiếp tay, nên nhiều người đã bày gạch đá và thùng xốp ngang quốc lộ 1A, không cho các phương tiện qua lại để yêu cầu chủ tịch uỷ ban nhân dân xã Thạch Trung trả lời.
Vụ chặn xe khiến quốc lộ 1A hướng bắc bị kẹt gần 3 giờ, kéo dài từ cầu Cày đến thị trấn Thạch Hà. Mãi đến 2 giờ chiều, chủ tịch xã là ông Mai Văn Dy mới có mặt tại hiện trường. Trước sự chứng kiến của người dân, ông chủ tịch xã đã phải ký biên bản thừa nhận trách nhiệm để xảy ra vụ chôn lấp hải sản không đúng nơi quy định làm ô nhiễm môi trường.
Huy Lam / SBTN
http://www.sbtn.tv/hang-tram-nguoi-dan-chan-xe-cho-hai-san-thoi-tren-quoc-lo-1a/
Hà Nội: Hiệp hội taxi kiến nghị dừng Uber và Grab
Hiệp hội Taxi Hà Nội kiến nghị ‘dừng thí điểm’ loại hình taxi công nghệ và cáo buộc ‘thất thoát ngân sách’.Hiệp hội taxi Hà Nội kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải dừng ngay việc gia tăng số lượng xe tham gia thí điểm thí điểm loại hình này, truyền thông trong nước cho hay.Hiệp hội này cáo buộc mỗi năm Uber, Grab đã chuyển khoảng 3.600 tỷ đồng ra nước ngoài, bình quân mỗi ngày khoảng 10 tỷ đồng, gây ra điều họ gọi là ‘thất thoát ngân sách’.
Bàn tròn Điểm Tin tức sự kiện Tuần cuối Tháng 9/2017
Việt Nam: Thượng Đế nơi đây rất dễ tính?
TPHCM: Taxi công nghệ ‘gấp đôi’ taxi truyền thốngNhiều hãng taxi truyền thống đang phải vật lộn để cạnh tranh, tồn tại khi Uber và Grab nhanh chóng mở rộng thị trường trong bối cảnh lượng xe Uber, Grab đã vượt 50.000 chiếc trên toàn quốc.Một lượng lớn nhân viên các hãng taxi truyền thống như Mai Linh, Vinasun phải nghỉ việc.
Nửa đầu năm 2017 đã có 6.000 lái xe Mai Linh thôi việc, Vinasun là 8.000 người.Truyền thông trong nước mô tả trước sự bùng nổ của Uber và Grab, taxi truyền thống đã phải liên tục ‘tung đòn chống đỡ’.Hiệp hội taxi Hà Nội hội từng đề xuất thí điểm cấm đường Uber, Grab trên một số tuyến phố.“Lý do được cơ quan này đưa ra là Hà Nội hiện có rất nhiều tuyến phố cấm xe taxi hoạt động. Điều này gây ảnh hưởng tới sự cạnh tranh lành mạnh của taxi truyền thống với các loại hình đặt xe qua mạng như Uber, Grab,” Vnexpess đưa tin.
Được biết các hãng taxi truyền thống như Vinasun, Mai Linh, Taxi Group, Thành Công… cũng đua nhau ra mắt ứng dụng đặt xe trên điện thoại, nhằm nâng cao hiệu hoạt động và minh bạch giá cước, quãng đường.
Một số hãng áp dụng thêm mã khuyến mại, động thái mà Uber hay Grab đã và đang triển khai mạnh.
Báo An ninh Thủ đô hôm 23/09 đưa tin Uber vừa bị Cục Thuế TP.HCM truy thu Uber gần 67 tỷ đồng tiền thuế, bao gồm số tiền bị phạt do kê khai sai, tiền truy thu thuế VAT, thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp.
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46), Bộ Công an từng đề nghị Tổng cục Thuế cung cấp văn bản liên quan đến việc thu thuế của Uber và Grab.
Lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM hôm 25/09 cho biết UBND Thành phố đã có văn bản gửi Bộ GTVT, đề xuất đưa Grab, Uber, Facecar vào loại hình “taxi mới”, trong đó phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh vận tải theo loại hình taxi truyền thống.
Hiện tại, ứng dụng Uber tại Việt Nam vẫn hoạt động bình thường và việc đặt xe không gặp trở ngại nào.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41457955
Việt Nam: Kêu gọi mới về đổi tên Đảng và cải tổ chính trị
Quốc PhươngBBC Tiếng Việt
Một cựu Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan, Đức và nguyên cộng tác viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam vừa công bố một ‘kiến nghị tâm huyết’ trong đó kêu gọi đích danh Tổng bí thư Đảng CSVN ông Nguyễn Phú Trọng ra quyết định ‘khép lại quá khứ’, ‘huy động toàn đảng’ và ‘dựa vào trí tuệ nhân dân cả nước’ tiến hành ‘một cuộc cải cách chính trị không thể trì hoãn’.
Kiến nghị do ông Nguyễn Trung, nguyên tổng thư ký Hội đồng Kinh tế đối ngoại của Chính phủ, cựu trợ lý của Thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt, đề ngày 24/9 và công bố trên truyền thông hôm 27/9/2017 đề nghị đảng đang cầm quyền duy nhất ở Việt Nam hiện nay ‘lấy lại tên cũ’ là đảng Lao động và tuyên bố ‘trước quốc dân, đồng bào và quốc tế’ quyết định đổi mới thành một ‘đảng yêu nước của dân độc và dân chủ’.
Trong quá trình chuẩn bị Đại hội XII tôi đã kiến nghị thành lập nhóm ad hoc gồm các đồng chí Bùi Quang Vinh, Vũ Đức Đam và Phạm Bình Minh giúp đảng xây dựng nội dung Đại hội theo hướng xúc tiến cải cáchCựu Đại sứ Nguyễn Trung
Người từng là thành viên Tổ nghiên cứu kinh tế đối ngoại của Thủ tướng Phan Văn Khải, cộng tác viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng chính phủ Việt Nam, bên cạnh nhiều nội dung quan trọng trong văn bản gồm 42 trang với ba phần lới và bốn phụ lục, cũng đề nghị Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam ngay sau khi có các tuyên bố cải tổ ‘trả lại tự do’ cho tất cả tù chính trị ‘bị tù vì bất đồng chính kiến với chế độ chính trị’.
Đồng thời kiến nghị đề nghị Đảng tiến hành cuộc vận động lớn trong cả nước nhằm thực hiện ‘hòa giải và đoàn kết dân tộc’, tạo ra ‘đồng thuận’ toàn dân tộc nhằm tiến hành ‘thắng lợi cuộc cải cách đổi đời đất nước’.
BBC: Hội luận về bản Kiến nghị của Nguyễn Trung
Giáo sư Tương Lai từ bỏ Đảng Cộng sản
Kêu gọi lãnh đạo ‘đổi tên đảng, tên nước’
Theo bản kiến nghị có tựa đề “Cùng nhau mở con đường cải cách, đưa đất nước vào thời kỳ phát triển mới. Một kiến nghị tâm huyết’, cuộc cải tổ đảng và cải cách chính trị có ba giai đoạn. Giai đoạn một là đảng tự thay đổi, ‘cải cách trước về đường lối, tổ chức và phương thức hoạt động’, mà trong đó đảng chuyển sang hoạt động theo phương thức ‘đảng cầm quyền’ trong thể chế chính trị ‘pháp quyền dân chủ’ (coi như không còn ‘điều 4’ trên thực tế), lấy xã hội dân sự làm ‘địa bàn hoạt động chủ yếu’ v.v… duy trì cải cách nhưng lưu ý không để tạo ra ‘khoảng trống quyền lực’.
Giai đoạn hai theo kiến nghị là lúc ‘thực hiện tiếp’ những bước cải cách cụ thể ‘đã đề ra trên cơ sở ‘giữ bộ khung cũ’ của toàn hệ thống hành chính sự nghiệp với ‘những thay đổi cần thiết’ về tổ chức, cơ chế hoạt động, nhân sự’ v.v… và đặc biệt là ‘ban hành dự thảo Hiến pháp mới’ huy động ‘toàn dân tham gia xây dựng’, ban hành dự thảo và thông qua luật về ‘các đảng phải chính trị và các tổ chức đoàn thể xã hội’ nhằm xây dựng thành ‘bộ luật chính’ về sau làm ‘cơ sở pháp lý’ cho hoạt động của ‘mọi đảng phái chính trị và đoàn thể xã hội’.
Giai đoạn cuối cùng, theo tác giả kiến nghị Nguyễn Trung là ‘thông qua Hiến pháp mới’, đồng thời thực hiện tiếp ‘mọi bước đi của cải cách’ xây dựng hay hoàn thiện ‘những luật pháp và thể chế kinh tế’ theo Hiến pháp và hệ thông pháp luật mới, trong đó nhấn mạnh ‘thước đo nội dung và tiến triển’ của cải cách ở giai đoạn này là ‘thành tựu phát triển kinh tế’ và ‘sự ra đời của thể chế chính trị’.
Tham khảo mô hình và đội ngũ chuẩn bị
Việt Nam có cần tư duy lại để phát triển?
Kêu gọi thành lập chính đảng mới ở VN
Đảng CS cảnh cáo chủ tịch Đà Nẵng
Vụ Trịnh Vĩnh Bình và Trịnh Xuân Thanh: Bài học quá đắt
Theo ông Nguyễn Trung, để tiến hành cuộc cải tổ, cải cách chính trị quan trọng này, Đảng Cộng sản Việt Nam nên tham khảo một số mô hình, tác giả viết:
“Nên tham khảo mô hình thế chế chính trị hay nhà nước và bộ máy hành chính sự nghiệp của Singapore, Nhật và Hàn Quốc để vận dụng vào nước ta theo tinh thần của Tuyên ngôn Độc lập 02-09-1945, Hiến pháp 1946 và cách tổ chức quốc hội 1946, được bổ sung những nét cập nhật phù hợp với đòi hỏi của đất nước và bối cảnh quốc tế hiện tại. Nét đặc trưng chung của 3 mô hình này (Singapore, Nhật, Hàn Quốc) là tính tập trung để tạo ra khả năng quyết đoán cao, đồng thời bảo đảm được dân chủ, tính công khai minh bách và trách nhiệm giải trình.
Nên tham khảo mô hình thế chế chính trị hay nhà nước và bộ máy hành chính sự nghiệp của Singapore, Nhật và Hàn Quốc để vận dụng vào nước ta theo tinh thần của Tuyên ngôn Độc lập 02-09-1945, Hiến pháp 1946 và cách tổ chức quốc hội 1946, được bổ sung những nét cập nhật phù hợp với đòi hỏi của đất nước và bối cảnh quốc tế hiện tạiCựu Đại sứ Nguyễn Trung
“Trên cơ sở những bước tiến mới nói trên, tiến hành xây dựng một thể chế chính trị hay nhà nước đa nguyên, hình thành một số đảng chính trị mới theo Hiến pháp mới và Luật về đảng phái chính trị và các tổ chức xã hội dân sự như đã được thông qua ở giai đoạn II.
“Nên xây dựng các lý lẽ thuyết phục, và được bảo đảm bằng bộ luật về các đảng phái chính trị và đoàn thể nói trên được thiết kế phù hợp, để hình thành thêm các đảng chính trị mới có thể tham chính thông qua Luật bầu cử dân chủ tự do và theo quy định của Hiến pháp.”
Kiến nghị cho rằng cần ‘chuẩn bị sớm’ một chiến lược cải cách để được ‘thông qua sớm nhất có thể’ tại một đại hội đảng ‘toàn quốc bất thường’ để sau đó ‘triển khai thực hiện’, tác giả viết:
“Nhưng ngay sau khi Bộ Chính trị đã đi tới được quyết định phải tiến hành cải cách, Bộ Chính trị nên có ngay một tuyên bố trình bày rõ quyết định chiến lược này, kêu gọi cả nước và toàn đảng đoàn kết và phát huy tinh thần yêu nước đem hết tâm huyết tham gia sự nghiệp cách bằng mọi hành động và việc làm thiết thực, dấy lên trong cả nước một hào khí mới, làm cho nhân dân và từng đảng viên ngay từ ngày đầu tiên cảm nhận được sự nghiệp cải cách này là trách nhiệm của chính mình, chủ động làm mọi việc có thể góp phần tham gia của mình.”
Về hạt nhân nhóm được gọi là ‘adhoc’ có nhiệm vụ giúp đảng cộng sản ‘xây dựng nội dung chiến lược’ cải tổ, cải cách, người từng có trên 40 năm hoạt động trong ngành ngoại giao và có 52 năm tuổi đảng, cho hay và đề nghị:
“Trong quá trình chuẩn bị Đại hội XII tôi đã kiến nghị thành lập nhóm ad hoc gồm các đồng chí Bùi Quang Vinh [cựu Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư, nguyên Ủy viên BCHTƯ Đảng], Vũ Đức Đam [Ủy viên BCHTƯ Đảng Phó Thủ tướng Chính phủ] và Phạm Bình Minh [Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao] giúp đảng xây dựng nội dung Đại hội theo hướng xúc tiến cải cách nói trên. Nay tôi xin đề nghị một lần nữa: Bộ Chính trị nên quyết định lập sớm một nhóm như thế giúp đảng bắt tay ngay vào việc chuẩn bị và xây dựng chiến lược cải cách.”
Lãnh đạo đổi mới và cải tổ đa đảng
VN thúc đẩy kinh doanh trong bất ổn thể chế
Đảng CS ‘cần kỷ luật thép’ để không tan rã?
Đảng Cộng sản sẽ ‘thực lòng’ đối thoại?
Đảng Cộng sản VN xem xét ‘tổ chức đối thoại’
Trong một văn bản được trình bày công phu ‘không kém gì’ một báo cáo chính trị, bản kiến nghị gồm 42 trang của tác giả Nguyễn Trung đề cập rất nhiều vấn đề, ý tưởng, được xắp sếp khá dày đặc, có luồng lạch, lôgíc, mang tính hệ thống, đặc biệt trong đó, ông dành một thời lượng nhất định đề cập hai nội dung giúp trả lời câu hỏi ai sẽ là hạt nhân, lãnh đạo cuộc đổi mới được gọi là ‘cuộc đổi đời của đất nước’ và nên cải tổ chính trị, đặc biệt là tái cấu trúc nền chính trị đảng phái mà hiện nay là ‘độc đảng, toàn trị’ cụ thể như thế nào.
So sánh tương quan các lực lượng chính trị – kinh tế – xã hội ở nước ta trong tình thế cấp bách hiện nay, một lực lượng chính trị đủ mạnh và có sẵn như thế chỉ có thể là ĐCSVN đã chuyển đổi thành đảng của dân tộc. Đây cũng là điều lý tưởng nhất có thể lúc này để tiến hành cải cách trong hòa bình theo tinh thần khép lại quá khứ và không hồi tố, vì thời gian và nguy cơ không chờ đợi!Cựu Đại sứ Nguyễn Trung
Nhưng trước hết, về ‘cái đích phải tới’ của cải tổ, cải cách, bản kiến nghị có đoạn viết: “Nhiệm vụ có ý nghĩa lịch sử vô cùng trọng đại này của đất nước hôm nay đặt lên vai ĐCSVN và đội ngũ lãnh đạo không phải là đập vỡ “bình” hay sửa “bình”. Cả hai việc này đều không thể, không cần thiết, và đều không phải là giải pháp, thậm chí có thể nguy hiểm cho đất nước.
“Nhiệm vụ lịch sử không được phép tránh né của đảng hôm nay là phải cất cái “bình” hiện nay vào nơi trang trọng nhất có thể trong bảo tàng – phần lịch sử Việt Nam cận đại, để đánh dấu sự kết thúc con đường đất nước đã đi từ năm 1930 đến hôm nay, để từ đây thông qua cải cách thể chế chính trị mở ra một thời kỳ phát triển mới của nước Việt Nam độc lập thống nhất trong thế giới đã sang trang.”
Theo kiến nghị, cuộc ‘cải cách đổi đời đất nước’ mang tầm vóc và nội dung quan trọng, ‘bao quát toàn bộ đời sống mọi mặt của đất nước’, làm nhiệm vụ ‘thay đổi triệt để toàn bộ’ hệ thống chính trị – nhà nước của quốc gia hiện có.
Về vai trò của chủ thể hay hạt nhân lãnh đạo cuộc cải tổ, cải cách quan trọng ấy, trong khi và mặc dù viết rằng ‘cải cách phải là sự nghiệp của toàn dân’ với một nhấn mạnh ‘trước hết là thay đổi chính từng người dân từ đây thành người chủ của đất nước’, tác giả bản kiến nghị nêu rõ quan điểm của mình:
“So sánh tương quan các lực lượng chính trị – kinh tế – xã hội ở nước ta trong tình thế cấp bách hiện nay, một lực lượng chính trị đủ mạnh và có sẵn như thế chỉ có thể là ĐCSVN đã chuyển đổi thành đảng của dân tộc. Đây cũng là điều lý tưởng nhất có thể lúc này để tiến hành cải cách trong hòa bình theo tinh thần khép lại quá khứ và không hồi tố, vì thời gian và nguy cơ không chờ đợi!”
Về tái cấu trúc, cải tổ hệ thống chính trị trong đó có hệ thống đảng phái từ độc đảng cầm quyền sang ‘đa đảng tham chính’, Nguyễn Trung nhấn mạnh và lưu ý: “Ở nước ta, hợp lý nhất có lẽ chỉ nên hình thành thêm hai đảng tham chính mới như đã từng có trong thời đầu của nước VNDCCH – đó là đảng Dân Chủ và Đảng Xã hội – song phải là hai đảng có thực quyền và bình đẳng trước pháp luật như mọi đảng khác theo Luật. Nếu có nhiều đảng nữa sẽ rối và không cần thiết.
“Hiến pháp và các bộ Luật liên quan cần được thiết kế sao cho bảo đảm nghiêm túc yêu cầu: thực hiện đa nguyên, nhưng bảo đảm không quá ba đảng tham chính trong tranh cử và bầu cử; thủ lĩnh của đảng có đa số ghế lớn nhất trong Quốc hội sẽ là tổng thống với chức năng là người đại diện quốc gia cao nhất và có quyền lực cao nhất cả nước; thủ tướng là người trực tiếp điều hành nội các (chính phủ) do tổng thống bổ nhiệm và được quốc hội chấp thuận; với điều kiện của nước ta, nên thực hiện chế độ một viện duy nhất là quốc hội; tuy nhiên nên thực hiện chế độ bầu cử từng phần so le để bảo đảm sự hoạt động liên tục của quốc hội (không bị gián đoạn qua mỗi kỳ bầu cử).
Tôi trân trọng đề nghị: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, với trách nhiệm là người giữ cương vị cao nhất trong đảng, yêu cầu Bộ Chính trị ra quyết định khép lại quá khứ, đoàn kết toàn Bộ Chính trị và toàn đảng, huy động toàn đảng và dựa vào trí tuệ của nhân dân cả nước quyết tiến hành cuộc cải cách chính trị không thể trì hoãn nàyCựu Đại sứ Nguyễn Trung
“Tiến hành bầu cử thành lập hệ thống nhà nước theo Hiến pháp mới, nên mời sự giám sát quốc tế cuộc bầu cử để nâng cao uy tín của chính thể mới, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ hay hậu thuẫn của cộng đồng quốc tế.”
Trân trọng đề nghị Tổng bí thư
Sau khi tóm lược nét chính yếu của cải cách được cho là gồm năm nội dung lớn, gồm thứ nhất cải cách chính trị sao cho nước Việt Nam là của người Việt Nam, theo đúng tinh thần cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 với các tiêu chí được nhấn mạnh là dân chủ, cộng hòa, độc lập, tự do, hạnh phúc, thứ hai lấy kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự làm ba trụ cột, thứ ba xây dựng thể chế chính trị là một nhà nước pháp quyền dân chủ, rạch ròi tam quyền phân định, thứ tư là bảo đảm các quyền công dân, quyền con người phổ quát giúp mang lại ‘động lực cải cách’ và thứ năm là nhấn mạnh toàn bộ đảng phái chính trị, hiệp hội phải hoạt đ trong khuôn khổ xã hội dân sự, hiến pháp và pháp luật, tác giả Nguyễn Trung viết trong phần kết luận kiến nghị:
“Trên đây chỉ là một gợi ý sơ bộ để tham khảo. Tôi tin rằng nếu lãnh đạo đảng huy động trí tuệ cả nước xây dựng chiến lược cải cách đưa đất nước đi vào thời kỳ phát triển mới, chắc chắn đất nước sẽ có được một chiến lược cải cách của toàn dân và nhất định thành công.
“Tới đây tôi trân trọng đề nghị: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, với trách nhiệm là người giữ cương vị cao nhất trong đảng, yêu cầu Bộ Chính trị ra quyết định khép lại quá khứ, đoàn kết toàn Bộ Chính trị và toàn đảng, huy động toàn đảng và dựa vào trí tuệ của nhân dân cả nước quyết tiến hành cuộc cải cách chính trị không thể trì hoãn này. Đảng phải thay đổi thành đảng của dân tộc để có thể dấy lên cuộc cải cách của toàn dân cứu nước và đổi đời đất nước!
“Đây cũng là con đường cứu đảng thành đảng của dân tộc, mãi mãi đi với dân tộc. Thời gian không chờ đợi. Mọi thách thức trong hay ngoài đang uy hiếp đất nước không biết chờ đợi!
“Trước những thách thức nghiêm trọng của quốc gia, tôi cầu mong cả nước – đặc biệt là những đảng viên muốn cứu đảng để cứu nước – hãy lên tiếng về vận mệnh đất nước, cùng nhau làm tất cả mọi việc vì đất nước với sự giác ngộ cao nhất về cuộc cải cách phải tiến hành này!”
Đây cũng là con đường cứu đảng thành đảng của dân tộc, mãi mãi đi với dân tộc. Thời gian không chờ đợi. Mọi thách thức trong hay ngoài đang uy hiếp đất nước không biết chờ đợi!Cựu Đại sứ Nguyễn Trung
Bản kiến nghị của tác giả Nguyễn Trung được công bố chỉ vài tuần trước Hội nghị Trung ương 6 của BCHTƯ Đảng Cộng sản Việt Nam được dự kiến diễn ra trong tháng 10/2017.
Trước đó, cũng có một sự kiện khác đáng lưu ý là việc một Đảng viên cao cấp của Đảng Cộng sản, Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, cựu thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam thời các ông Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, đã tuyên bố từ bỏ Đảng cộng sản và tuyên bố muốn đi tìm một “phương thức đấu tranh mới”.
Trong tuyên bố hôm 02/9/2017, Giáo sư Tương Lai viết “Những gì đã cũ kỹ, hư hỏng trong bộ máy quyền lực duy trì chế độ toàn trị phản dân chủ sẽ bị lật nhào” và rằng “vấn đề chỉ còn là thời gian.”
Ông Tương Lai không phải là trường hợp đảng viên cao cấp rời bỏ hàng ngũ của đảng Cộng sản, một trong các trường hợp khác là ông Lê Hiếu Đằng, cố Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, ông đã tuyên bố ra khỏi đảng ngày 04/12/2013, một thời gian trước khi qua đời.
Liên quan bản kiến nghị hôm 24/9/2017 của Nguyễn Trung, được biết vài năm trước đây, tác giả kiến nghị cũng đã có tên trong một bức Thư ngỏ đề ngày 09/12/2015 gửi Bộ Chính trị, trong đó những người chấp bút và ký tên đã kêu gọi Ban lãnh đạo Đảng CSVN ‘đổi tên đảng và tên nước’.
Mời quí vị bấm vào đường dẫn này để theo dõi một cuộc Tọa đàm của BBC bình luận về kiến nghị của ông Nguyễn Trung.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41460923
Tính hai mặt của từ thiện
Bởi mặt đất thì bao la, lồi lõm và chênh vênh, bởi địa cầu cũng là một sinh thể bay lơ lững trong vũ trụ như một hạt bụi, nên con người đứng trên mặt địa cầu cũng chỉ là hạt bụi nhỏ nhoi và cô đơn, nên người ta cảm được cái đau của mình và của người, mà san sẻ, chìa tay ra giúp đỡ nhau. Nhưng cũng bởi thân phận con người quá nhỏ nhoi, dễ tổn thương và dễ quị ngã, nên cũng mau chóng sa chân lún sâu vào chính nỗi đau hay thân phận của mình.
Sự chia sẻ giữa con người và con người dưới cái tên nghe rất ư đẹp và lành tính là Từ Thiện luôn cần tồn tại nhưng đồng thời cũng có mặt trái của nó, khiến cho con người vốn nhỏ bé càng trở nên nhỏ bé hơn. Vì sao?
Vì nếu như việc từ thiện chỉ đến rồi đi như một tiếng nấc của tâm hồn, khi bạn thấy ai đó đau khổ, thiếu trước hụt sau, tâm hồn bạn nấc lên một tiếng đau và bạn không ngần ngại, không suy nghĩ gì nhiều, bạn cảm thấy mình phải chia sẻ. Và bằng sự ân cần, tôn trọng, thậm chí kính cẩn trước nỗi đau, nỗi ngặt nghèo của người khác, bạn chia sẻ với người đó, hoàn cảnh đó. Thậm chí, bạn kêu gọi bằng hữu, thân quyến giúp đỡ người đó và khi mọi việc tạm ổn, câu chuyện từ thiện của bạn cũng chấm dứt.
Bởi bạn tôn trọng người đã nhận giúp, bạn xem họ là một người đồng đẳng, bạn không thể tiếp tục giúp và tự xem mình là một ân nhân cũng như để người khác tôn kính mình như một ân nhân hay một “vị cứu thế”, một “bồ tát”. Bởi một khi người nhận từ thiện cúi xuống, tự xem họ là người chịu ơn và bạn là một ân nhân, một bề trên, mọi việc đã bắt đầu đi ngược chiều.
Tôi là người tương tác việc từ thiện không ít, có những lúc tôi cũng rớt nước mắt mặc dù tôi là đàn ông, và có những lúc tôi thở dài bởi vô hình trung, việc từ thiện của tôi và ai đó đã giết chết một vài số phận. Mà đáng sợ nhất là tôi nhận ra hầu hết việc từ thiện triền miên, kéo dài chỉ diễn ra ở những nước độc tài, những quốc gia mà chỉ số tham nhũng cao ngất và chính phủ tự cho phép họ làm từ thiện.
Bạn cũng có thể lập luận rằng bởi vì quốc gia đó nghèo khổ, có chính phủ tồi tệ nên người dân đói khổ, bạn cần phải đồng hành với người nghèo, và việc chính phủ đồng hành với người nghèo là tốt đẹp. Không! Bạn đã mắc sai lầm vì suy nghĩ này, bởi giữa kiểu làm việc bòn rút tài sản quốc gia, vắt cùng vơ tận đề rồi ném ra vài đồng cho người nghèo trên danh nghĩa hỗ trợ, cho không hay nói cách khác là từ thiện với kiểu làm việc hết lòng vì người dân, vì sự công bằng và thanh sạch trong xã hội, vì một quốc gia cường thịnh, nhà nhà đều đầy đủ cơm áo và sống văn minh, hiểu biết… Thì các nhà cầm quyền độc tài đã chọn hướng thứ nhất.
Họ vắt đến tận cùng tài nguyên quốc gia vào túi riêng, thậm chí vắt cả mồ hôi, xương máu của người dân thông qua những đợt tăng thuế. Để rồi sau đó, những người dân suốt đời quần quật trong lam lũ, đầu tắt mặt tối, chẳng có cơ hội để hiểu biết tình cờ nhận được những đồng tài trợ, từ thiện, hỗ trợ… của chính phủ, họ lại thấy mang ơn chính phủ và tin rằng mình đã sống trong một chính phủ tuyệt vời, biết lo cho dân.
Sau cái đói và khó khăn triền miên, nhận được một ít tiền (nhưng đối với người nghèo là quá lớn), có thể mua một thứ gì đó để ăn cho đã thèm, họ cảm thấy chính phủ, nhà nước quá tốt đẹp, quá vĩ đại, nhờ chính phủ, nhà nước mà họ có được bữa no, bữa ngon… Chính cái nếp nghĩ đầy bi thảm của những người trải quá quá nhiều thảm khổ này cộng hưởng mà tạo nên một sinh quyến nặng nề, u ám và bất lực. Một chính phủ tốt phải bằng mọi giá tạo điều kiện để người dân có cơ hội mà lao động, sáng tạo và hưởng thụ. Ngược lại, một chính phủ xấu xa sẽ thâu tóm mọi thứ để rồi thi thoảng ném cho một chút để trét miệng, người ta sẽ lún dần vào thân phận nhược tiểu…
Và có một thực tế khác là hiện tại, ở Việt Nam có rất nhiều các nhà hoạt động từ thiện, họ làm việc say sưa, hết mình, không vụ lợi (trừ một số kẻ lợi dụng từ thiện để đánh bóng tên tuổi, quảng cáo thương hiệu hoặc kiếm ăn). Nhưng có vẻ như thật sự khó khăn cho cả người làm từ thiện và người nhận từ thiện. Cái khó khăn nằm ở chỗ người làm từ thiện cũng phải thỏa hiệp và chạy đua với chính phủ trong việc làm từ thiện.
Cho dù họ không nói ra hoặc không nhìn thấy nhưng rõ ràng, họ phải làm từ thiện hợp pháp. Nhưng bản thân hai chữ Từ Thiện không thể là phi pháp thì làm sao lại phải đặt nó vào tình huống hợp pháp hay không? Và việc làm từ thiện song hành với những gói tài trợi rót từ chính phủ, nhà nước đến một bộ phận dân cư nào đó nhanh chóng đẩy bộ phận dân cư đó đến chỗ thụ động nhận sự ban cho của người khác và có khi lại phát triển theo hướng thụ động chờ từ thiện, giữ cái nghèo để chờ từ thiện.
Vì sao? Vì khi mà mọi cơ hội để kiếm sống bị đóng chặt, người nông dân liên tục bị nhân họa khi mùa màng của họ bị các thủy điện xả đập gây hư hại, heo gà trâu bò bị chết, tài sản bị trôi… Sự mất mất mát quá lớn. Khi mà ngư dân không còn biển để đánh bắt, ra khơi thì bị Trung Quốc bắn giết, cướp bóc, vào bờ thì biển không còn cá để đánh bắt, mà có bắt được thì hải sản cũng đã nhiễm độc, cơ hội sống, tồn tại bị bít lối. Khi mà các dân tộc thiểu số sống từ đời này sang đời khác giữa đại ngàn nhưng đến cây củi họ cũng không được phép lấy, đất không có để canh tác, gỗ rừng quí hiếm lọt vào túi giới chức. Khi mà người lao động Việt Nam bị rẻ rúng như con vật lấy thịt ở ngay trong nước và nước khác… Thì liệu người thấp cổ bé miệng sẽ sống ra sao?
Lúc này, gói quà từ thiện, đồng tiền từ thiện sẽ giống như sự cứu rỗi ngắn ngủi. Và người dân lại tiếp tục chờ đời những sự cứu rỗi tiếp theo, họ phải so đo giữa việc cố gắng, lao động cật lực để mua cái bàn, cái giường, cái tủ, chịu đói để mua sắm của bản thân có khi lại không bằng ai đó đói kém, không biết làm gì mà lại được người khác cho cả cái nhà! Bởi thân phận đã bị đẩy xuống bước đường cùng, người ta không đủ tỉnh táo để suy nghĩ về danh dự của đồng tiền kiếm được mà không cần so sánh với đồng tiền được cho!
Hơn nữa, trong xã hội mà những kẻ được người lao động cho rằng có danh dự, mẫu mực là giới quan chức lại là kẻ dùng những đồng tiền dơ bẩn nhất và chẳng có chút danh dự nào. Điều này sẽ kéo theo hệ lụy người ta không còn nhớ danh dự là gì, miễn sao có tiền, bởi tiền mang lại quyền, kể cả cái quyền áp chết và lấy mất danh dự của người khác. Nếu tiền được cho mà nhiều hơn tiền phải làm ra thì tại sao phải làm? Điều này lý giải tại sao có nhiều người, nhiều gia đình nhận từ thiện từ năm này sang năm khác mà vẫn nghèo khổ và có nhiều người làm từ thiện từ năm này sang năm khác bỗng dưng trở thành kẻ hợm hĩnh, lố lăng.
Dù sao, lòng tốt, tình yêu thương giữa người với người là cần thiết, là không thể mất. Và nếu thực tâm từ thiện, thì bạn nên nghĩ đến việc đừng lấy hay mua của ai đó một miếng đất, một cái chén cổ, một cái cây gỗ quí với giá rẻ mạt, bán ra với giá cao ngất để rồi mang đến cho người ta vài đồng trong khối tiền kiếm được, người ta lại phải mang ơn bạn. Từ thiện kiểu này là một thứ từ thiện đánh tráo khái niệm và tàn nhẫn, chẳng đúng bản chất của từ thiện. Nhưng chính phủ đã làm vậy và nhiều người trong chúng ta cũng đã làm như vậy!
Cũng như chính phủ không cần phải tài trợ cho người đồng bào thiểu số, mà hãy trả rừng cho họ, trả gỗ quí trong rừng lại cho họ, bắt tất cả những quan chức lạm dụng gỗ quí và dạy cho người thiểu số hiểu được giá trị của rừng cũng như cách ứng xử với rừng hợp pháp, hợp tự nhiên thì họ cần gì vài đồng lẻ của chính phủ rót tới? Với ngư dân hay mọi thành phần trong xã hội cũng vậy thôi, họ cần cây cần câu, kĩ thuật câu hơn là những con cá vụn của ai đó ban cho sau khi đã lấy mất cần câu của họ. Một đất nước mà hoạt động từ thiện càng nhiều thì tâm tính con người càng trở nên ủy mị, cải lương và thân phận người dân trở nên nhược tiểu, nhỏ nhoi bởi suy nghĩ của họ bị quanh quẩn trong miếng ăn thụ động thì lấy đâu ra sáng tạo hay phẩm hạnh, danh dự?!
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
http://www.rfa.org/vietnamese/news/blog/what-is-the-other-side-of-charity-09302017231002.html
Hy Lạp chặn người Việt tìm đường vào châu Âu
Cảnh sát Hy Lạp bắt giữ 8 kẻ buôn người tìm cách đưa 38 di dân, trong đó có người Việt, vào châu Âu qua đường biên giới trên bộ với Thổ Nhĩ Kỳ.
Hãng tin AP đưa tin rằng tất cả các vụ bắt giữ đã được tiến hành trong bốn vụ riêng rẽ hôm 29/9 ở miền bắc Hy Lạp.
Nhóm di dân lớn nhất, 10 người Việt, hai người Iraq, hai người Pakistan, được hai người Moldova và một người Romania đưa lậu vào EU.
Họ bị nhét vào một chiếc ôtô, trong khi hai kẻ buôn người khác lái một chiếc khác để làm nhiệm vụ kiểm tra các chốt kiểm tra của cảnh sát.
Tin cho hay, 10 người Syria và Somalia, được một người Bulgaria lái xe, cho cảnh sát biết rằng họ đã phải trả gần 3 nghìn đôla cho hành trình đi chui vào Trung Âu.
Bảy người Iraq, năm người Afghanistan và hai người Pakistan khác cũng được những kẻ buôn lậu đưa vào châu Âu.
AP dẫn lời cảnh sát Hy Lạp nói rằng các vụ việc tương tự như vậy xảy ra gần như hàng ngày.
https://www.voatiengviet.com/a/hy-lap-chan-nguoi-viet-tim-duong-vao-chau-au/4051782.html
Quảng Nam khởi tố hình sự
vụ 3 cán bộ đánh gãy xương người bán nước trà
Sau hai lần nộp đơn khiếu tố lên các cấp ngày càng cao hơn, một người bán nước trà bị đánh đến gãy xương ở Quảng Nam mới thành công trong việc đưa ba kẻ hành hung mình ra trước công lý.
Báo Tuổi Trẻ đưa tin vào cuối tháng 9 vừa qua, viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam quyết định truy tố ba cán bộ của thành phố Hội An là Nguyễn Xuân Phước, Mai Phúc Thọ và Bùi Xuân Định về tội cố ý gây thương tích cho ông Nguyễn Đình Mẫn ở xã Cẩm Hà, thành phố Hội An.
Chuyện xảy ra vào tối ngày 10 tháng 6, khi vợ chồng ông Mẫn đang bán nước trà trên vỉa hè đường Lê Lợi thì Phước và Thọ mặc đồng phục trật tự đô thị đến thu giữ gánh hàng của họ vì lấn chiếm vỉa hè. Trong lúc vội vàng dọn dẹp, ông Mẫn làm đổ nước trà lên giày của một trong hai người này, khiến họ nổi giận xúm lại đánh ông. Chưa dừng lại ở đó, vào khoảng 9 giờ tối cùng ngày, khi ông Mẫn lái xe máy trên đường Phan Châu Trinh, đến gần đồn công an phường Minh An thì bị Phước, Thọ và lần này có thêm Định lao ra chặn đánh. Ông Mẫn bị gãy xương sườn số 10, dập môi hàm và gãy ngón chân cái bàn chân trái.
Ông đã làm đơn tố cáo gửi đến ủy ban nhân dân thành phố Hội An, công an thành phố Hội An và ủy ban nhân dân phường Minh An. Vào tháng 7, công an thành phố Hội An quyết định không truy tố. Đầu tháng 8, ông Mẫn lại gửi đơn khiếu nại đến viện kiểm sát nhân dân thành phố Hội An, nhưng cơ quan này cũng quyết định bác đơn khiếu nại của ông. Không đồng ý với hai quyết định cấp thành phố, vào cuối tháng 8, ông Mẫn gửi đơn khiếu nại lên viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Nam. Sau một tháng xem xét toàn bộ hồ sơ nội vụ, viện này ra quyết định yêu cầu cảnh sát điều tra Hội An khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can đối với ba cán bộ Nguyễn Xuân Phước, Mai Phúc Thọ và Bùi Xuân Định.
Huy Lam / SBTN
http://www.sbtn.tv/quang-nam-khoi-to-hinh-su-vu-3-can-bo-danh-gay-xuong-nguoi-ban-nuoc-tra/
Người Trung Cộng trộm tiền trên máy bay lãnh án tù 8 năm
Tòa án ở Đà Nẵng hôm Thứ Sáu tuyên phạt một người đàn ông Trung Cộng 8 năm tù giam, vì đánh cắp hơn 400 triệu đồng (17,600 Mỹ kim) từ một hành khách trên một chuyến bay từ Sài Gòn ra Đà Nẵng hồi tháng 11 năm ngoái.
Truyền thông trong nước đưa tin, phạm nhân Wang Qing Jian, 53 tuổi, đã giấu số tiền đánh cắp vào áo khoác rồi vào phòng vệ sinh bỏ số tiền vào một chiếc túi. Một hành khách khác chứng kiến vụ trộm đã báo với nạn nhân, và nạn nhân báo với nhân viên an ninh phi trường khi máy bay hạ cánh. Ông Wang tới Việt Nam hồi tháng 9 năm 2016. Sáu ngày trước khi bị bắt vì vụ trộm tiền trên máy bay này, đương sự đã bị ghi tên vào sanh sách đen vì lục lọi hành lý của người khác trên một chuyến bay nội địa. Các hãng hàng không ở Việt Nam báo cáo số vụ trộm cắp trên máy bay ngày càng tăng trong mấy năm trở lại đây.
Theo luật pháp Việt Nam, một vụ trộm trở thành tội hình sự nếu món đồ đánh cắp trị giá hơn 2 triệu đồng (87 Mỹ kim). Theo báo mạng VnExpress, bản án tù 8 năm của ông Wang có lẽ là hình phạt nặng nhất từ trước tới nay dành cho một vụ trộm trên máy bay. Hồi tháng Tư, một tòa án ở Hà Nội tuyên phạt một người đàn ông Trung Cộng 2 năm tù giam vì đánh cắp 6,200 Mỹ kim trên một chuyến bay của Vietnam Airlines. Thông thường những thủ phạm trộm cắp người Trung Cộng chỉ bị phạt tiền và trục xuất.
Huy Lam / SBTN
http://www.sbtn.tv/nguoi-trung-cong-trom-tien-tren-may-bay-lanh-an-tu-8-nam/
Người Mỹ gốc Việt đòi tài sản: Xưa cưỡng đoạt, nay trả giá
Khi nắm quyền, người cộng sản suy nghĩ đơn giản rằng họ đối đãi cách nào thì dân cũng phải chịu. Vì lòng tham, họ cướp bóc tài sản của dân, của các tổ chức tôn giáo, của các cộng đồng bản địa, của các doanh gia ngoại quốc gốc Việt… Nay vì nhu cầu sinh tồn, họ phải bước vào sân chơi quốc tế, nơi mà các thể chế pháp quyền không chấp nhận cách hành xử “luật rừng”, nơi mà các nạn nhân năm xưa giờ đây lại nắm lá bài tẩy để bắt chế độ phải trả giá. Vụ Trịnh Vĩnh Bình đưa Việt Nam ra hội đồng trọng tài quốc tế để đòi bồi thường 1.25 tỉ Mỹ kim là một minh hoạ.
Người Việt tị nạn ở Hoa Kỳ đang nắm trong tay nhiều chục nghìn, và có thể lên đến cả trăm nghìn, hồ sơ cưỡng đoạt tài sản. Mỗi hồ sơ đều có tiềm năng hơn hẳn so với trường hợp của Ông Trịnh Vĩnh Bình vì có sự bảo vệ của luật pháp và hệ thống chính trị Hoa Kỳ trong khi Ông Trịnh Vĩnh Bình phải đơn phương đối phó bằng con đường trọng tài.
Nói chung, người Mỹ gốc Việt có 3 con đường để đòi bồi thường tài sản hoàn toàn dựa vào luật và hệ thống chính trị Hoa Kỳ, nghĩa là bất chấp và không dính líu gì đến chính sách của nhà nước Việt Nam. Cả 3 con đường, tuy không đơn giản, đều đã có những tấm gương thành công ở những cộng đồng khác. Chúng tôi đã bắt đầu triển khai cả 3 con đường cùng lúc.
Con đường rộng nhất: điều đình ngoài luật
Đe doạ chế tài kinh tế, mậu dịch, viện trợ, quốc phòng… chính quyền Hoa Kỳ có thể áp lực một chính quyền ngoại quốc chấp nhận điều đình trực tiếp với nạn nhân bị cướp tài sản. Đây là con đường mà cộng đồng tị nạn Nicaragua, dù dân số chỉ bằng 1/5 số người Việt ở Hoa Kỳ, đã thực hiện thành công. Trong suốt 20 năm kể từ 1995, chính quyền Nicaragua đã phải thương lượng với đại diện pháp lý của các nạn nhân, dưới sự giám sát của Hành Pháp và Quốc Hội Hoa Kỳ, để bồi thường trên 1 tỉ Mỹ kim cho khoảng 15,000 hồ sơ. Có đến 2/3 số hồ sơ này không nằm trong phạm vi can thiệp của luật Hoa Kỳ nhưng đã hưởng lợi nhờ áp lực chính trị, kinh tế và ngoại giao của chính quyền Hoa Kỳ.
Chúng tôi xem con đường này là thượng sách vì có thể đưa bất kỳ hồ sơ nào lên bàn điều đình, kể cả những hồ sơ không hội đủ yếu tố để được giải quyết theo luật pháp Hoa Kỳ. Không những thế, chúng tôi còn có thể đưa một số điều kiện vào cuộc điều đình nhằm đẩy lùi nạn “dân oan” ở trong nước.
Chế độ ở Việt Nam sẽ chỉ ngồi vào bàn điều đình khi thấy rằng sự thiệt hai do không điều đình sẽ còn lớn hơn gấp bội. Mục tiêu của cuộc vận động của chúng tôi từ giờ đến cuối năm 2018 là đe doạ mọi nỗ lực phát triển mậu dịch, xin viện trợ từ Hoa Kỳ hay vay vốn của các định chế tài chính quốc tế. Hai con đường kế tiếp cũng sẽ tạo thêm áp lực, vì có tiềm năng gây thiệt hại nhiều hơn cho chế độ so với điều đình.
Con đường rộng vừa: phán quyết của Uỷ Hội FCSC
Viết tắt của Foreign Claims Settlement Commission, Uỷ Hội FCSC là cơ cấu chuyên giải quyết các đòi hỏi bồi thường của công dân Hoa Kỳ đối với các chính quyền ngoại quốc. Từ khi được thành lập năm 1954, Uỷ Hội này đã giải quyết 660,000 hồ sơ đòi bồi thường tài sản của công dân Hoa Kỳ nhắm vào 43 quốc gia. Điều kiện để Uỷ Hội FCSC cứu xét hồ sơ là chủ nhân đã là công dân Hoa Kỳ khi tài sản bị tịch thu.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, con đường này phù hợp cho khoảng 50% số hồ sơ của người Mỹ gốc Việt. Khi người Việt bỏ nước ra đi, hợp pháp hay bất hợp pháp, thì chế độ ở Việt Nam chỉ tạm quản lý, sử dụng nhà, đất để trống (vắng chủ), kể cả những tài sản để lại ở miền Bắc của những người di cư năm 1954. Mãi sau này chế độ mới có chính sách quốc hữu hoá qua hai đợt: năm1991 và những năm 2005-2009. Lúc ấy, rất nhiều người Việt tị nạn và di dân đã trở thành công dân Hoa Kỳ. Thành phần thứ hai gồm những công dân Hoa Kỳ có tài sản bị cưỡng chế chiếu theo Luật Đất Đai năm 2003 – Giáo Xứ Cồn Dầu ở Đà Nẵng là một trường hợp điển hình.
Con đường này có nhiều thuận lợi vì một khi Uỷ Hội FCSC mở chương trình can thiệp, họ dùng thể thức và công thức sẵn có và tiện lợi cho công dân Hoa Kỳ. Cách chứng minh quyền sở hữu tài sản cũng khá uyển chuyển và không đòi hỏi bằng khoán sở hữu. Chính quyền bị đòi bồi thường không có cơ hội để biện bạch, phân trần hay khiếu nại.
Để Uỷ Hội FCSC mở chương trình, chúng tôi đã bắt đầu vận động Hành Pháp và Quốc Hội Hoa Kỳ. Cuộc vận động này được thực hiện chung với cuộc vận động cho con đường điều đình.
Con đường hẹp nhất: Kiện ra toà Hoa Kỳ
Đây là con đường phù hợp cho khoảng 20% số hồ sơ theo ước lượng của chúng tôi. Đó là những hồ sơ mà “khổ chủ” hiện là công dân Hoa Kỳ nhưng không nhất thiết đã nhập tịch khi tài sản bị cưỡng đoạt; điều kiện hạn chế là tài sản ấy phải hiện được sử dụng cho mục tiêu thương mại bởi một cơ quan chính quyền hay một doanh nghiệp nhà nước. Một ví dụ là Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang.
Lợi điểm lớn nhất của con đường này là chế độ ở Việt Nam sẽ không muốn bị đối chất trước toà án Hoa Kỳ về những hành vi đàn áp nhân quyền nghiệm trọng đi kèm với việc tịch thu tài sản, như tra tấn, bắt giam, bỏ tù, đuổi đi kinh tế mới, đánh chết người, xử bắn, giải toả trắng các cộng đồng tôn giáo, đập phá các biểu tượng linh thiêng của người theo đạo… Nếu tránh mặt không hầu toà thì đương nhiên thua kiện và triển vọng phải bồi thường gấp 3 trị giá tài sản đã cưỡng đoạt là rất cao.
Cách thực hiện
Từ tháng 6 năm nay chúng tôi đã thuê 2 hãng luật giàu kinh nghiệm và nhiều thành tích trong lĩnh vực đòi tài sản để hỗ trợ công cuộc vận động, và 1 hãng luật khác để thực hiện vụ kiện ra toà. Hiện nay, chúng tôi có sẵn khoảng 120 hồ sơ, và đã lọc ra 15 hồ sơ để dùng vận động, và 8 hồ cho vụ kiện. Đấy là những hồ sơ thuận lợi nhất vì có tình trạng rõ rệt và đầy đủ chứng từ. Số hồ sơ này đủ để chúng tôi triển khai kế hoạch, nhưng chưa đủ túc số để tạo áp lực. Muốn hiệu quả, chúng tôi sẽ cần khoảng 150 hồ sơ dùng cho vận động, và khoảng 50 hồ sơ cho các đơn kiện sẽ được thực hiện cùng lúc ở nhiều toà cấp tiểu bang và liên bang rải rác nhiều nơi trên Hoa Kỳ.
Muốn vậy, chúng tôi sẽ phải thu thập khoảng 2,000 hồ sơ, để từ đó lọc ra 200 hồ sơ như ý. Chúng tôi sẽ phải xử lý và chuẩn bị kỹ lưỡng số 200 hồ sơ này. Các hồ sơ còn lại thì chúng tôi sẽ thu thập đủ thông tin để thuyết phục từng vị dân biểu và thượng nghị sĩ rằng rất nhiều cử tri của họ bị xâm phạm tài sản và họ có trách nhiệm phải bảo vệ. Chúng tôi sẽ thông báo riêng với người nộp về cách phân loại hồ sơ của họ.
Chúng tôi kêu gọi đồng hương, dù có hay không có hồ sơ đòi tài sản, giúp chúng tôi phổ biến thông tin này thật rộng rãi đến những người quen.
Để nộp hồ sơ, xin liên lạc: taisan@bpsos.org
Các thông tin về Chương Trình Đòi Tài Sản được lưu giữ ở: http://www.doitaisan.org
(Nguồn: http://www.machsongmedia.com/congdong/phat-trien-cong-dong/1263-2017-09-30-19-53-23.html)
https://vietbao.com/p122a272741/2/nguoi-my-goc-viet-doi-tai-san-xua-cuong-doat-nay-tra-gia