Tin khắp nơi – 29/09/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 29/09/2017

Brexit: Số dân Anh xin hộ chiếu EU tăng nhanh

Một năm sau trưng cầu dân ý Brexit, số công dân Anh xin nhập tịch các nước EU tiếp tục tăng lên nhiều.

Số liệu một chương trình BBC có được nói rằng trong 12 tháng trước cuộc trưng cầu dân ý 23/06/2016, có 25 nghìn 207 công dân Anh xin nhập tịch CH Ireland.

Nhưng trong 12 tháng sau ngày trưng cầu dân ý Brexit, con số này tăng lên tới 66 nghìn 400.

Hộ chiếu các nước khác như Tây Ban Nha, Thuỵ Điển, Đức, Ba Lan cũng là mục tiêu nộp đơn xin của những người đã mang hộ chiếu Anh.

Những người lao động nước ngoài rời Anh vì Brexit

Từ điển Oxford có thêm từ Brexit

Những ‘miền đất hứa’ sau Brexit và bầu cử Mỹ

Con số đơn xin hộ chiếu Tây Ban Nha của công dân Anh tăng từ 2300 trước trưng cầu dân ý lên 4558 trong một năm sau đó.

Hộ chiếu Thụy Điển: 969 lên 2002, Đan Mạch từ 289 lên 604, và Ba Lan từ 152 lên 332.

Tự hào song tịch

Trường hợp xin nhập tịch EU nổi tiếng nhất gần đây là của diễn viên Colin Firth, người đóng vai Mark Darcy trong phim Bridget Jones và được trao Oscar cho vai Vua George trong “Diễn văn của nhà vua” (the King’s Speech).

Đã có vợ người Ý, bà Livia Giuggioli, và thạo tiếng Ý, ông Firth đã nhập tịch thành công trong tháng 9 năm nay.

Colin Firth nói rõ lý do muốn có song tịch là vì các lo ngại liên quan đến Brexit.

Chương trình ‘Reality Check’ và ‘More or Less’ của BBC4 đã hỏi các nước EU xin số liệu.

Dù thống kê chưa thể đầy đủ nhưng cũng là chỉ dấu thấy một “phong trào xin hộ chiếu EU” đang diễn ra ở Anh.

Tại Đức, việc công nhận quốc tịch nằm trong thẩm quyền của các tiểu bang nên số liệu khó thu thập hơn cả.

Còn tại Pháp, số người nhập tịch được công bố hàng năm một nên BBC tìm hiểu được có 385 công dân Anh nhập tịch Pháp năm 2015, và tăng lên 1363 trong 2016.

Con số này tiếp tục tăng lên 2129 chỉ trong tám tháng đầu năm 2017.

Có nhiều cách để công dân Anh có thể nhập tịch một nước EU.

Nhưng người đã sống đủ thời gian tại Đức, Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha…hoặc đã có thẻ định cư có thể thi tiếng để nhập tịch nước sở tại.

Người đã kết hôn với công dân nước EU cũng được ưu tiên hơn.

Công dân Anh có cha hoặc mẹ là công dân EU có thể dễ dàng đăng ký nhập tịch nước quê gốc của cha hoặc mẹ mà không phải biết tiếng hay bị yêu cầu gì khác.

Riêng trường hợp của Cộng hòa Ireland, nước nằm về phía Tây của Anh nhưng thuộc EU, lại khác.

Nước này từng là một phần của Liên hiệp Vương quốc Anh hàng trăm năm nên số người ở Anh có gốc từ hai miền Nam và Bắc Ireland rất đông.

Theo các thỏa thuận đặc biệt, bất cứ công dân Anh nào sống ở Bắc Ireland đều có thể xin hộ chiếu của Cộng hòa Ireland ở phía Nam.

Theresa May: ‘Ba triệu công dân EU được ở lại Anh’

Người Anh nói tiếng Anh khó hiểu nhất?

Nguyên tắc trang phục Hoàng gia Anh

Những người Anh còn lại chỉ cần chứng minh có một ông hoặc bà bên nội hoặc ngoại là người đã sinh sống ở hòn đảo Ireland – căn cứ vào giấy tờ khai sinh của cha mẹ, hoặc tên từ sổ ghi lại lễ rửa tội trong nhà thờ – cũng đủ để xin hộ chiếu Ireland.

Luật Đức cũng cho phép con cháu người Do Thái bị chế độ phát-xít trục xuất khỏi Đức trước và sau Thế Chiến 2 hiện sống ở bất cứ đâu quyền xin hồi tịch Đức.

http://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-41442407

 

Khủng hoảng Rohingya: LHQ cảnh báo ‘ác mộng nhân đạo’

Bạo lực ở Myanmar đã lâm vào “tình trạng tị nạn khẩn cấp nhất thế giới” và là “cơn ác mộng nhân đạo”, Tổng thư ký LHQ cảnh báo.

Tổng thư ký Antonio Guterres đã lên tiếng kêu gọi Myanmar chấm dứt hoạt động quân sự, vốn đã gây ra cuộc di dân của hơn 500.000 người Hồi giáo Rohingya kể từ tháng Tám.

Ông cũng yêu cầu một “sự tự do tiếp cận” đến khu vực để cung cấp viện trợ nhân đạo.

Suu Kyi không sợ ‘giám sát’ của quốc tế

Dân thường Rohingya ‘thương tật vì mìn’

Trước đó, ít nhất 14 người Rohingya, tất cả là phụ nữ và trẻ em, đã bị chết đuối sau khi thuyền của họ lật ở gần bờ biển của Bangladesh.

Những người sống sót cho biết con tàu bị lật sau khi đâm vào một vật cạn gần thành phố biển của Cox’s Bazar.

Trong 48 giờ qua, khoảng 2000 người Rohingya đã đến Bangladesh bằng thuyền để chạy trốn bạo lực ở bang Rakhine của Miến Điện.

Trong cuộc họp báo hôm thứ Năm với Hội đồng Bảo an LHQ, ông Guterres nói: “Tình hình đã chuyển sang tình trạng di dân khẩn cấp nhất thế giới, một cơn ác mộng nhân đạo và nhân quyền”.

“Chúng tôi đã được nghe về câu chuyện khủng khiếp về những người chạy trốn – hầu hết là phụ nữ, trẻ em và người già.

“Những lời chứng thực này cho thấy tình trạng bạo lực quá mức và vi phạm nghiêm trọng về quyền con người, bao gồm việc xả súng bừa bãi, sử dụng bom mìn chống lại thường dân và bạo lực tình dục.”

Ông Guterres cũng cảnh báo rằng “việc không giải quyết được bạo lực một cách có hệ thống tình trạng sẽ lan đến miền trung Rakhine, nơi khoảng 250.000 người Hồi giáo khác có thể phải di tản.”

Trước đó, nhân viên cứu hộ của Liên Hợp Quốc đã bị ép buộc phải rời khỏi Rakhine khi quân đội bắt đầu một cuộc đàn áp lên các tay súng người Rohingya sau vụ tấn công vào các lực lượng an ninh Myanmar vào tháng Tám.

Trong khi đó, một cuộc điều tra độc lập của BBC phát hiện lãnh đạo LHQ ở Myanmar đã cố gắng ngăn đưa vấn đề quyền tự do của người Rohingya với chính phủ.

Một cựu quan chức Liên Hiệp Quốc cho hay người đứng đầu LHQ tại Myanmar đã cố gắng ngăn chặn những người ủng hộ nhân quyền đến thăm các khu vực nhạy cảm của người Rohingya.

Kể từ khi người Hồi giáo Rohingya bắt đầu bỏ chạy vào Bangladesh, Liên Hiệp Quốc đã luôn đi đầu trong các phản ứng hỗ trợ. Tổ chức này đã viện trợ và đưa ra các tuyên bố mạnh mẽ lên án chính quyền Miến Điện.

Tuy nhiên, các nguồn tin trong LHQ và cộng đồng viện trợ ở cả Myanmar lẫn bên ngoài đã nói với BBC rằng, trong bốn năm trước cuộc khủng hoảng hiện nay, người đứng đầu Đội Liên hợp quốc Quốc gia (UNCT), một người Canada tên là Renata Lok-Dessallien:

đã cố gắng ngăn không cho các nhà hoạt động nhân quyền đi đến các vùng của người Rohingya

tìm cách đóng cửa các hoạt động vận động về vấn đề này

cô lập những nhân viên cố gắng cảnh báo về tình rạng thanh lọc sắc tộc có thể đang diễn ra.

Giới chức LHQ ở Myanmar “phản đối mạnh mẽ” với những thông tin trên của BBC.

Những người Rohingya đang trốn chạy – phần lớn là Hồi giáo – cáo buộc quân đội Myanmar, được các thế lực Phật giáo hỗ trợ, cố gắng đánh đuổi họ với các chiến dịch đánh đập, giết người và đốt nhà.

Hình ảnh và báo cáo từ các nhà báo xác nhận nhiều ngôi làng đã bị phá huỷ. Nhưng quân đội nói rằng họ chỉ nhắm mục tiêu vào các chiến binh Hồi giáo.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-41438434

 

Hàng ngàn người Indonesia biểu tình chống cộng

Vài ngàn người Indonesia dưới sự hướng dẫn của các nhóm Hồi giáo cứng rắn tiến hành cuộc tập trung, bên ngoài trụ sở Quốc hội tại thủ đô Jakarta trong ngày 29 tháng 9, để phản đối điều mà họ cho là mối nguy gia tăng của chủ nghĩa cộng sản tại đất nước có số tín đồ Hồi giáo đông nhất thế giới này.

Một số người tham gia giương biểu ngữ phản đối chủ nghĩa cộng sản; đồng thời chống lại một quyết định của chính phủ Indonesia có thể sử dụng để giải tán một nhóm Hồi giáo là Hizb ut-Tahrir.

Chủ nghĩa cộng sản là một vấn đề nhạy cảm tại Indonesia và cuộc tập trung biểu tình diễn ra vào đêm trước ngày kỷ niệm 52 năm vụ ám sát 6 vị tướng bởi những thành phần nổi dậy trong lực lượng vũ trang. Từ đó dẫn đến cuộc trả trù giết chết ít nhất 500 ngàn người bị cho là cộng sản.

Những vụ thảm sát đưa đến thời gian cai trị chuyên quyền hơn 30 năm dưới thời của tướng Suharto, người lãnh đạo cuộc thanh trừng cộng sản.

Đảng Cộng sản Indonesia, từng là một trong những đảng cộng sản lớn nhất trên thế giới vẫn còn bị chính quyền Jakarta đặt ra ngoài vòng pháp luât; tuy nhiên không có mấy bằng chứng cho thấy tư tưởng Mác Xít còn hiện hữu ở Indonesia.

Theo kết quả một cuộc thăm dò vào tháng 9 vừa qua, chỉ có 12% người được hỏi ý kiến cho rằng đảng cộng sản có thể trở lại ở Indonesia.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/thousands-of-indonesians-hold-anti-communist-protest-in-capital-09292017111139.html

 

Dân biểu Hong Kong bị kết tội phỉ báng cờ TQ

Một nhà lập pháp ủng hộ độc lập tại Hong Kong vào ngày 29 tháng 9 bị tòa cho là xúc phạm quốc kỳ Trung Quốc và cờ đặc khu Hong Kong khi lật ngược chúng tại cơ quan lập pháp. Tuy nhiên, vị này không bị án tù.

Bản tin của AFP cho biết nhà lập pháp Trịnh Tùng Thái (Cheng Chung-tai) vào tháng 10 năm ngoái có hành động lật ngược những lá cờ Trung Quốc, Hong Kong mà một số đồng viện ủng hộ Hoa Lục đặt trên bàn của họ tại cơ quan lập pháp Hong Kong.

Hành động vừa nêu diễn ra khi Hội đồng Lập Pháp Hong Kong không cho hai nhà lập pháp trẻ mới đắc cử vào cơ quan này vì liên quan đến việc tuyên thệ nhậm chức.

Tòa tuyên phạt nhà lập pháp Trịnh Tùng Thái 5 ngàn đô la Hong Kong, trong khi mức tối đa lên đến 50 ngàn đô la Hong Kong và 3 năm tù giam nếu bị buộc tội xúc phạm quốc kỳ Trung Quốc hay cờ Hong Kong. Trước đây ông Trịnh không bị cho là có tội khi hành xử như thế.

Luật sư bào chữa cho ông này lập luận là ông không gây hại cụ thể cho lá cờ; tuy nhiên thẩm phán cho rằng hành động đó diễn ra tại một địa điểm mang tính biểu tượng. Bản thân nhà lập pháp Trịnh Tùng Thái thì nói tiến trình tố tụng vụ việc của ông là ‘khôi hài’.

Những khuôn mặt trong chiến dịch cổ xúy dân chủ cho đặc khu Hong Kong gồm Hoàng Chi Phong, La Quán Thông, và Châu Vĩnh Khang bị bỏ tù vào tháng 8 vừa qua.

Biện pháp này của lãnh đạo Hong Kong bị giới hoạt động nhân quyền quốc tế lên án là chịu áp lực của chính quyền Bắc Kinh.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/hong-kong-lawmaker-guilty-of-decrecrating-chinese-flag-09292017110604.html

 

Thủ tướng Thái công du Hoa Kỳ

Cuối tuần này, Thủ Tướng Thái Lan Prayuth Chan-Ocha sẽ rời Bangkok sang thăm Hoa Kỳ, gặp Tổng Thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng vào ngày thứ Hai ngày 2 tháng 10.

Tin phát xuất từ Washington và Bangkok cho hay hai nhà lãnh đạo Mỹ-Thái sẽ bàn thảo với nhau về nhiều vấn đề, từ tăng cường quan hệ song phương, mua bán võ khí, cho đến những biện pháp mà Hoa Kỳ muốn Thái thực hiện để phong tỏa kinh tế Bắc Hàn.

Quan hệ giữa Washington và Bangkok gặp trở ngại từ giữa năm 2014, sau khi Tướng Prayuth lật đổ chính phủ dân sự của bà Yingluck Shinawatra. Sau cuộc đảo chánh, Hoa Kỳ quyết định giảm bớt quan hệ quân sự với Thái Lan, đồng thời lên tiếng đòi hỏi Tướng Prayuth phải sớm tổ chức bầu cử, để người dân Thái được quyền chọn một chính phủ dân sự mới.

Tin từ Washington nói rằng trong cuộc gặp gỡ, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ yêu cầu Tướng Prayuth đóng cửa các cơ sở thương mại của Bắc Hàn đang hoạt động trên đất Thái, cũng như tạm cắt đứt quan hệ ngoại giao với Bình Nhưỡng cho tới khi Bắc Hàn ngưng mọi hoạt động liên quan đến hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

Đây là điều Ngoại Trưởng Mỹ Rex Tillerson đã trình bày với nhà lãnh đạo Thái Lan, nhân dịp ông ghé thăm Bangkok hồi tháng trước. Ngay sau đó, chính phủ Thái cho hay mức trao đổi thương mại giữa Thái với Bắc Hàn đã giảm tới 94%.

Tại Bangkok, một viên chức yêu cầu không nêu tên nói với hãng tin Reuters rằng Thủ Tướng Thái Lan sẽ thúc đẩy Tổng Thống Hoa Kỳ chấp thuận bán võ khí cho Thái, bao gồm cả việc giao cho Thái 4 chiếc trực thăng chiến đấu Black Hawk mà chính phủ Mỹ đã đồng ý trước khi cuộc đảo chánh 2014 diễn ra.

Trước khi cuộc gặp của 2 nhà lãnh đạo Mỹ-Thái thành hình, một số tổ chức tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ đã lên tiếng bày tỏ quan điểm cho rằng Tổng Thống Hoa Kỳ không nên tiếp Tướng Prayuth, vì vị thủ tướng hiện nay tại Thái là người chủ trương đàn áp đối lập, không cho người dân được quyền bày tỏ quan điểm và tìm cách kiểm soát báo chí.

Ông Brad Adams, Giám Đốc Châu Á của Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền Human Rights Watch nói rằng việc Tổng Thống Hoa Kỳ đón Tướng Prayuth ở Nhà Trắng sẽ được xem là thắng lợi ngoại giao lớn cho phe quân đội đang nắm quyền ở Thái Lan, trong khi mọi người đều mong muốn thấy chính phủ Mỹ đứng về phía người dân Thái đang bị đàn áp.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/trump-prayuth-meet-to-seal-normalization-of-thai-us-relations-09292017094428.html

Nhà Trắng

điều hàng ngàn nhân viên, binh sĩ tới Puerto Rico

Các quan chức Nhà Trắng cho biết một lực lượng liên bang gồm 10.000 người, trong đó có 7.000 binh sĩ, đang giúp Puerto Rico dọn dẹp cảnh tượng tan hoang sau Bão Maria.

Tàu Comfort của Hải quân Mỹ, một tàu bệnh viện 1.000 giường neo đậu ở bang Virginia, dự kiến sẽ rời Mỹ tới hòn đảo này trong ngày thứ Sáu. Cố vấn An ninh Nội địa Tom Bossert cho biết Puerto Rico hiện có 44 bệnh viện đang hoạt động trong tổng số 69 cơ sở.

Lầu Năm Góc hôm thứ Năm đã chỉ định Trung tướng Jeffrey Buchanan lãnh đạo tất cả các nỗ lực ứng phó sau bão ở Puerto Rico, một lãnh thổ của Mỹ ở Biển Caribe.

Những người chỉ trích đã cáo buộc chính quyền Trump không phản ứng nhanh hơn đối với thảm họa sau trận bão hoành hành ở Puerto Rico vào ngày 17 tháng 9, phá hủy các tòa nhà, cắt đứt đường thông tin liên lạc, và gần như hủy hoại lưới điện cũ kỹ của hòn đảo này.

Thị trưởng thủ phủ San Juan của Puerto Rico hôm thứ Sáu phản bác những phát biểu của một quan chức Mỹ hàng đầu nói rằng các nỗ lực của liên bang giúp lãnh thổ này phục hồi sau bão là “một câu chuyện tin tức tốt lành.”

“Đây là câu chuyện ‘người đang chết dần,'” bà Carmen Yulin Cruz nói với đài CNN hôm thứ Sáu. “Đây là câu chuyện về sự sống và cái chết.”

Quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Elaine Duke, người đang giúp điều phối hoạt động cứu trợ của Mỹ sau bão Maria, hôm thứ Năm nói rằng bà hài lòng với sự ứng phó tới giờ.

“Tôi biết đây thực sự là một câu chuyện tin tức tốt lành về khả năng của chúng tôi tiếp cận người dân và số lượng người chết hạn chế trong một cơn bão tàn phá dữ dội như vậy,” bà Duke nói.

Maria, cơn bão mạnh nhất ập vào vào Puerto Rico trong gần 90 năm qua, đã giết chết ít nhất 16 người trên đảo và hơn 30 người khắp vùng Biển Caribe.

Tại Puerto Rico, nơi có 3,4 triệu cư dân đang trải qua ngày thứ 10 không có điện và đang chật vật để tìm nguồn nước sạch và nhiên liệu.

“Tôi sẽ yêu cầu bà ấy xuống đây và thăm các thành phố rồi đưa ra một phát biểu như vậy,” bà Cruz nói. Theo lịch trình bà đến thăm Puerto Rico vào ngày thứ Sáu.

Tổng thống Donald Trump đã lên tiếng bênh vực cách thức mà chính quyền ông xử lý thiên tai này.

“Thống đốc Puerto Rico Ricardo Rossello chỉ nói: ‘Chính quyền và Tổng thống, mỗi khi mà chúng tôi nói chuyện, họ đều giữ lời …,'” ông Trump tweet vào sáng thứ Sáu.

Ông Rossello nói với CNN hôm thứ Sáu rằng chính phủ liên bang đã hồi đáp những yêu cầu của ông và ông thường xuyên liên lạc với giám đốc Cơ quan Quản lý Tình trạng Khẩn cấp Liên bang, nhưng vẫn cần phải làm nhiều hơn nữa.

“Chúng tôi đang tối đa hóa tất cả các nguồn lực mà chúng tôi có để chúng tôi có thể cung cấp hàng hóa, nước uống và vật phẩm,” ông nói. “Chúng tôi có những hạn chế nghiêm trọng về mặt hậu cần. Tình hình đang được cải thiện nhưng vẫn chưa đạt tới mức cần đạt được.”

https://www.voatiengviet.com/a/nha-trang-dieu-hang-ngan-nhan-vien-binh-si-toi-puerto-rico/4049833.html

 

Thượng viện Mỹ chuẩn thuận tân Đại sứ Mỹ tại Nga

Thượng viện Hoa Kỳ đã chuẩn thuận ông Jon Huntsman vào chức vụ Đại sứ Hoa Kỳ tại Nga, điền một chỗ trống nhân sự quan trọng tại một thời điểm có tính quyết định trong quan hệ Mỹ-Nga.

Ông Huntsman, cựu Thống đốc bang Utah, trước đây từng phục vụ trong cương vị Đại sứ Hoa Kỳ ở Singapore và ở Trung Quốc.

Tiến trình chuẩn thuận diễn ra nhanh chóng và với sự đồng thuận hiếm hoi của lưỡng đảng khi các thành viên Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hoà đồng lòng ủng hộ nhân vật được Tổng thống Trump chọn làm nhà ngoại giao hàng đầu của Hoa Kỳ tại Moscow.

Báo Washington Post dẫn lời Thượng nghị sĩ Benjamin Cardin của Đảng Dân chủ, nói rằng ông Trump không thể có một lựa chọn nào tốt hơn là ông Huntsman.

Tân đại sứ Mỹ sẽ tới Moscow giữa lúc căng thẳng giữa hai nước vẫn duy trì ở mức cao về nhiều vấn đề gồm cả cáo buộc Nga đã xen vao bầu cử ở Mỹ, và can thiệp vào tình hình Đông Ukraine.

Ông Trump đã bác bỏ những cáo buộc của các đối thủ chính trị, cho rằng chiến dịch vận động tranh cử của ông đã đồng lõa với người Nga.

Ông Huntsman đã ra điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ trong tháng này và nói rằng không có nghi ngờ gì là Moscow đã can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm ngoái.

https://www.voatiengviet.com/a/thuong-vien-my-chuan-thuan-tan-dai-su/4049490.html

 

Ghế lung lay, bộ trưởng y tế Mỹ hứa

trả tiền thuê máy bay riêng đi công cán

Một ngày sau khi Tổng thống Trump lên tiếng khiển trách, Bộ trưởng Y tế Tom Price hôm thứ Năm hứa sẽ trả hoàn lại tiền của người đóng thuế vì chi phí thuê máy bay riêng của ông khi đi công cán trong khi cố gắng giữ lại chiếc ghế đang lung lay của mình.

“Tôi lấy làm tiếc vì những lo ngại được nêu lên trong việc tôi sử dụng tiền của người đóng thuế,” ông Price nói trong một thông cáo. “Ngày hôm nay, tôi sẽ viết một chi phiếu cá nhân cho Bộ Tài chính chi trả những chi phí du hành của tôi trên máy bay thuê riêng. Người đóng thuế sẽ không trả một xu nào cho chỗ ngồi của tôi trên những máy bay đó.”

Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh cho biết ông sẽ không bao giờ thuê máy bay riêng nữ và lặp lại lời hứa của ông hợp tác đầy đủ với các cuộc điều tra đang diễn tiến.

Ông Price cũng cho biết ông hy vọng sẽ giữ được công việc của ông, nhưng phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders tỏ ra dè dặt.

“Chúng tôi sẽ tiến hành một cuộc rà soát đầy đủ và chúng tôi sẽ xem chuyện gì sẽ xảy ra,” bà Sanders nói với các phóng viên.

Hôm thứ Tư ông Trump tuyên bố ông “không hài lòng” về người đứng đầu bộ y tế của ông sau khi có những bản tin cho hay ông Price đã bay trên những chuyến bay thuê bao tốn kém trong khi ông có thể bay những chuyến bay thương mại rẻ hơn khi đi công tác. Khi được hỏi liệu ông sẽ sa thải ông Price hay không, ông Trump nói, “Để rồi xem.”

Ông Price nói với các phóng viên hôm thứ Năm, “Tôi nghĩ chúng tôi vẫn có sự tin tưởng của tổng thống.” Về vụ tai tiếng, ông nói, “Chúng tôi sẽ nỗ lực giải quyết xong vụ này.”

https://www.voatiengviet.com/a/ghe-lung-lay-bo-truong-y-te-hua-tra-tien-thue-may-bay-rieng-di-cong-can/4048864.html

 

Tướng 3 sao được giao nhiệm vụ ứng phó bão ở Puerto Rico

Lầu Năm Góc đã chỉ định Trung tướng Jeffrey Buchanan lãnh đạo tất cả các nỗ lực ứng phó bão của quân đội Mỹ ở Puerto Rico.

Ông Buchanan, một vị tướng ba sao, đến Puerto Rico vào cuối ngày thứ Năm, theo thông tín viên Carla Babb của VOA.

Chính quyền Trump những ngày qua vấp phải nhiều chỉ trích vì không ứng phó nhanh hơn đối với cuộc khủng hoảng tại lãnh thổ này của Mỹ ở Biển Caribe, nơi bị bão Maria tàn phá vào ngày 17 tháng 9.

Hôm thứ Năm, Cố vấn An ninh Nội địa Tom Bossert lên tiếng bênh vực khoảng thời gian tám ngày trì hoãn từ lúc tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Puerto Rico cho tới lúc cử một nhà lãnh đạo phụ trách những nỗ lực phục hồi.

“Tám ngày trước chưa cần một vị tướng ba sao,” ông Bossert nói với với các phóng viên trong phòng họp báo Nhà Trắng. Ông cũng nói một số thông tin mà ông nghe được từ báo đài là lỗi thời. “Tường trình về chuyện này trong một số trường hợp tạo ấn tượng là chúng tôi đang xúc tiến không đủ nhanh,” ông nói.

Ông nói với các phóng viên rằng hiện tại ở Puerto Rico có 44 bệnh viện đang hoạt động, trong tổng số 69 bệnh viện.

Quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Elaine Duke nói với các phóng viên tại cùng cuộc họp báo rằng 200 trạm xăng đã được mở ra cho mọi người đến lấy nhiên liệu dùng cho máy phát điện của họ.

Trước đó, chính quyền Trump đã đình chỉ một đạo luật đã gây cản trở việc cung cấp viện trợ khẩn cấp cho các nạn nhân bão, trong khi Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan nói rằng tài khoản cứu trợ thiên tai của Cơ quan Quản lý Tình trạng Khẩn cấp Liên bang sẽ nhận thêm ngân khoản trị giá 6,7 tỉ đôla trong vài ngày nữa.

Thống đốc Puerto Rico Ricardo Rossello cho hay 3,4 triệu người trên đảo đang đối mặt với thảm họa nhân đạo. “Đây là thảm họa lớn nhất trong lịch sử Puerto Rico, và có lẽ đây là thảm họa bão lớn nhất ở Mỹ,” ông Rossello nói với các phóng viên khi ông phát viện trợ hôm thứ Tư tại thành phố Salinas.

Lưới điện của hòn đảo gần như bị phá hủy bởi hai cơn bão liên tiếp ập vào, khiến các quan chức dự đoán rằng có thể mất nhiều tháng để khôi phục hoàn toàn dịch vụ điện ổn định – ảnh hưởng đến việc tiếp cận việc chữa trị y tế và nước máy, cũng như khiến hàng triệu người mất hệ thống điều hòa giữa cái nóng vùng nhiệt đới.

https://www.voatiengviet.com/a/tuong-ba-sao-duoc-giao-nhiem-vu-ung-pho-bao-o-puerto-rico/4048862.html

 

Dân biểu Scalise, nạn nhân vụ nổ súng ở Alexandria,

trở lại điện Capitol

Dân biểu Hoa Kỳ Steve Scalise đã trở lại Hạ viện lần đầu tiên kể từ khi bị bắn vào ngày 14 tháng 6. Ông nói với các đồng nghiệp rằng ông là “minh chứng sống” cho thấy phép lạ thực sự xảy ra.

Mấy tháng sau khi hồi phục từ những thương tích gần gây tử vong, ông Scalise chống nạng chầm chậm bước vào nghị trường Hạ viện hôm thứ Năm trong tràng pháo tay không ngớt của các đồng nghiệp.

Ông Scalise phát biểu trước các đồng nghiệp trên sàn Hạ viện trong lần xuất hiện đầu tiên của ông ở nơi công cộng kể từ vụ nổ súng ở thành phố Alexandria, bang Virginia cách không xa thủ đô của Mỹ về phía nam.

Ông Scalise, người giữ nhiệm vụ đôn đốc các nghị sĩ khối đa số biểu quyết, ca ngợi hai viên cảnh sát Điện Capitol là Crystal Griner và David Bailey, những người được điều đi theo giữ an ninh cho ông Scalise và cũng bị thương trong vụ nổ súng, là “những thiên thần thật sự” và cảm ơn họ vì đã cứu mạng sống của ông và của “rất nhiều người khác ở đây trong nghị trường này hôm nay.”

James Hodgkinson, 63 tuổi, nổ súng vào một buổi tập luyện của các nghị sĩ Cộng hòa chuẩn bị cho Trận đấu Bóng chày Quốc hội, một sự kiện từ thiện hàng năm quy tụ các nhà lập pháp của cả hai đảng. Ông Scalise bị thương nghiêm trọng tới mức các bác sĩ nói ông có “nguy cơ tử vong cận kề” khi ông nhập viện.

Ngoài ông Scalise, cô Griner và anh Bailey, một người khác cũng bị bắn và hai người khác bị thương.

“Các nhà lập pháp Cộng hòa lẫn Dân chủ đều thăm hỏi tôi và tôi không biết diễn tả ra sao lòng biết ơn và điều này có ý nghĩa lớn như thế nào đối với tôi,” ông nói.

Ông Scalise cho biết ông nhận được vô số lời động viên và cầu nguyện từ nhiều người, kể cả các nhà lãnh đạo thế giới mà ông chưa bao giờ gặp. Ông nói những lời cầu nguyện đó đã khiến ông ngộ ra nhiều điều về sức mạnh lời cầu nguyện

“Thế nên tôi chắc chắn là minh chứng sống cho thấy phép lạ thực sự xảy ra,” ông nói.

https://www.voatiengviet.com/a/dan-bieu-scalise-nan-nhan-vu-no-sung-o-alexandria-tro-lai-dien-capitol/4048593.html

 

Trung Quốc sẽ truy tố

cựu bí thư Trùng Khánh vì tham nhũng

Cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh ở tây nam Trung Quốc, ông Tôn Chính Sài, mới bị khai trừ đảng và sẽ bị truy tố vì tội tham nhũng, Reuters cho hay, dẫn lại tin của Tân Hoa Xã đăng hôm 29/9.

Ông Tôn, 54 tuổi, từng được coi là một nhân vật có khả năng tranh chức lãnh đạo cao nhất Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ông đã làm bí thư Trùng Khánh, một trong những thành phố quan trọng nhất của Trung Quốc, cho đến giữa tháng 7, khi ông bị miễn nhiệm.

Thay thế ông Tôn là ông Trần Mẫn Nhĩ, người được điều từ tỉnh Quý Châu và được coi là một ngôi sao chính trị đang lên rất thân cận với Chủ tịch Tập Cận Bình.

Tiếp đó, vẫn trong tháng 7, ông Tôn bị điều tra vì có dấu hiệu “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”. Bản tin của Tân Hoa xã nói Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc sau khi thông qua báo cáo điều tra về ông Tôn trong phiên họp ngày 29/9 đã đưa ra quyết định kỷ luật kể trên.

Ông Tôn Chính Tài, người có bằng Tiến sĩ Nông nghiệp, được giới quan sát đánh giá đã lên như diều gặp gió trong sự nghiệp chính trị.

Các mốc sự nghiệp đáng chú ý của ông là được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Nông nghiệp vào cuối năm 2006 ở tuổi 43, được cử làm bí thư tỉnh ủy Cát Lâm năm 2009, được bầu thành ủy viên Bộ Chính trị trẻ nhất năm 2012.

Ông Tôn làm lãnh đạo Trùng Khánh vào năm 2012, sau khi thành phố này chứng kiến sự kiện chấn động là ông Bạc Hy Lai, tiền nhiệm của ông Tôn, bị bắt và kết án chung thân vì tham nhũng và lạm quyền.

(theo Tân Hoa Xã, Reuters)

https://www.voatiengviet.com/a/4049719.html

 

Đập thủy điện lớn nhất của Campuchia

khánh thành trên phụ lưu sông Mekong

Ngọc Lễ

Đập thủy điện Hạ Sesan 2 trên một chi lưu quan trọng của sông Mekong đã được Thủ tướng Campuchia Hun Sen khánh thành hôm 26/9 bất chấp những quan ngại của các tổ chức bảo vệ môi trường. Đây là đập thủy điện lớn nhất của Campuchia và cũng gây nhiều tranh cãi nhất.

Một nhà khoa học của Việt Nam nói rằng thêm một đập thủy điện mới trên sông Mekong cũng “không tác động gì nhiều” đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, nhờ Việt Nam lâu nay đã tìm cách ứng phó với tác động tiêu cực của các đập trên thượng nguồn.

Tua bin đầu tiên của đập thủy điện có công suất 400 megawatt, trị giá 800 triệu đô la này dự kiến sẽ bắt đầu phát điện trước cuối tháng 11 năm 2017, và toàn bộ đập sẽ đi vào hoạt động đầy đủ vào năm 2018.

Đây là một dự án liên kết giữa các tập đoàn năng lượng Hydrolancang của Trung Quốc, EVN của Việt Nam và Royal Group của Campuchia. Dự kiến các nhà đầu tư sẽ được quyền khai thác dự án trong 40 năm trước khi chuyển giao lại cho chính phủ Campuchia.

Trong bài diễn văn khánh thành kéo dài một tiếng đồng hồ, Thủ tướng Hun Sen nói dự án này sẽ giúp làm giảm giá thành sản xuất điện ở Campuchia, đồng thời giúp nước ông tiến đến mục tiêu, là đưa tất cả các thôn làng hòa vào lưới điện quốc gia trước năm 2022.

“Không có sự phát triển nào mà không gây tác động đến môi trường,” ông Hun Sen được tờ Phnom Penh Post dẫn lời nói. “Chỉ là tác động nhiều hay ít mà thôi.”

Ông Hun Sen chỉ trích những người mà ông gọi là “bảo vệ môi trường cực đoan” và chỉ ra nhu cầu năng lượng bùng nổ của Campuchia – nơi có giá điện đắt nhất trong khu vực hiện nay.

Ông nói:

“Mother Nature (một tổ chức hoạt động môi trường vừa bị giải thể ở Campuchia) việc gì cũng kiếm chuyện. Nếu anh cứ như vậy thì làm sao chúng ta có thể phát triển? Khai thác than và dầu hôi thì họ nói gây khói mù, và còn sản xuất điện thì họ nói ảnh hưởng đến môi trường.”

https://www.voatiengviet.com/a/campuchia-khanh-thanh-dap-thuy-dien-lon-nhat-tren-song-mekong/4048842.html

 

Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường bang giao với Nga

để cân bằng ảnh hưởng với Liên Âu

Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. (Reuters)- Nhân chuyến công du Thổ Nhĩ Kỳ của tổng thống Nga Vladimir Putin  vào ngày hôm qua 28/09, một nhà phân tích chính trị Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ muốn cân bằng ảnh hưởng của các quốc gia Âu châu bằng cách tăng cường mối liên hệ chặt chẽ với người Nga.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm qua hội đàm với Putin về vấn đề Syria và vùng tự trị người Kurd tại Iraq. Nguồn tin này nói rằng tổng thống Putin ca ngợi nỗ lực của tổng thống Erdogan trong việc thi hành hiệp ước ngừng bắn giữa chính phủ Syria và quân nổi dậy hồi đầu tháng này. Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Iran đã đồng ý thiết lập bốn vùng phi quân sự tại Syria, để thực hiện thoả thuận ngừng bắn. Idlib Governorate  tại vùng biên giới Syria và Thổ Nhĩ Kỳ là một trong số các địa điểm này.

Trước đó, tổng thống Erdogan nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đưa binh sĩ đến vùng đô thị của Idlib, để duy trì sự ổn định và trật tự và Nga được cho là lực lượng bảo vệ an ninh tại các vùng còn lại của Idlib. Nhà phân tích tình hình chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Enes Bayrakli hôm qua nói rằng Ankara muốn việc thiết lập các vùng phi quân sự như là một biện pháp cần thiết, vì lực lượng cực đoan ở Idlib sẽ không ngồi yên chờ đợi.

Mặt khác, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ trước đó cho biết nước này sẽ phải trả tiền cọc đặt mua hệ thống hoả tiễn S-400 của Nga. Các thương vụ mua bán vũ khí Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã được tiến hành trong khi bang giao Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Âu ngày càng xấu đi. Các quốc gia Liên Âu coi giáo sĩ Fethullah Gulen đang sống lưu vong tại Hoa Kỳ là biểu tượng hoà bình của Thổ Nhĩ Kỳ, người được cho là đứng đàng sau cuộc đảo chính quân sự bất thành tại Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 6 năm ngoái. Điều này đã làm chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ tức giận. (Song Châu)

http://www.sbtn.tv/tho-nhi-ky-tang-cuong-bang-giao-voi-nga-de-can-bang-anh-huong-voi-lien-au/

 

Nga yêu cầu Hoa Kỳ dừng các chuyến bay giám sát quân sự

Moscow, Nga. (Reuters)- Hôm qua 28/09, ngoại trưởng Nga lên tiếng yêu cầu Hoa Kỳ nên tránh hoạt động đối đầu, bằng cách huỷ bỏ các chuyến bay giám sát quân sự có thể buộc cả hai quốc gia cùng phải áp dụng các biện pháp trả đũa lẫn nhau.

Hoa Kỳ tố cáo Nga không tuân thủ Hiệp ước Không gian Mở, thoả thuận đã được ký kết để thiết lập sự tin cậy giữa quân đội hai nước. Hoa Kỳ cho biết đã dự tính áp dụng các biện pháp chống Moscow. Hôm Thứ Ba 26/09, nhật báo The Wall Street Journal đề cập đến việc hạn chế các chuyến bay quân sự của người Nga trên lãnh thổ Hoa Kỳ, để phản ứng về điều mà phía Hoa Kỳ cho là trả đũa việc Moscow ngăn chận các chuyến bay giám sát của Hoa Kỳ trên không phận Kaliningrad, vùng Baltic dầy đặc các căn cứ quân sự của Nga.

Maria Zakharova, nữ phát ngôn viên của bộ Ngoại giao Nga hôm qua tuyên bố tại một cuộc họp báo diễn ra ở Moscow, rằng Nga sẽ trả đũa bất kỳ sự chế ngự nào của Hoa Kỳ nhắm đến họ. (Song Châu)

http://www.sbtn.tv/nga-yeu-cau-hoa-ky-dung-cac-chuyen-bay-giam-sat-quan-su/

 

Green Bay Packers, Chicago Bears

đứng nghiêm chào cờ khi quốc ca trỗi lên

Green Bay, Wisconsin. (Reuters) – Cầu thủ, huấn luyện viên và nhân viên câu lạc bộ Green Bay Packers cùng đứng dậy, khóa tay nhau trong đêm qua, khi bản quốc ca “The Star-Spangled Banner” trỗi lên trên sân vận động Lambeau Field của thành phố Green Bay.

Tất cả làm theo đúng kế hoạch mà họ công bố hôm Thứ Ba, trước khi trận đấu với Chicago Bears bắt đầu. Cầu thủ và huấn luyện viên Chicago Bears cũng làm như vậy. Không ai ngồi im và cũng không ai quỳ gối.

Video của CBS News cho thấy hàng chục ngàn người trên khán đài đồng loạt đứng lên, một số khóa tay nhau biểu thị sự đoàn kết với cầu thủ Green Bay Packers, một số đặt bàn tay phải lên ngực trái, và một số giơ tay lên mũ khi chào cờ. Sau khi bài quốc ca kết thúc, cả sân vận động vang rền âm thanh “U-S-A” “U-S-A” “U-S-A”.

Trên trang website của câu lạc bộ Green Bay Packers, các cầu thủ phát hành một tuyên bố trong đó mời người hâm mộ thể hiện tình đoàn kết, khóa tay nhau khi đứng hát quốc ca. Huấn luyện viên Mike McCarthy cho biết ông rất tự hào không chỉ vì bản tuyên bố của cầu thủ, mà còn vì thái độ nghiêm túc của toàn đội trong tuần lễ vừa qua. Họ thảo luận về vấn đề “nên đứng hay nên quỳ” khi bản quốc ca trỗi lên, và họ đã hiểu rõ vấn đề.

Cũng trong tối hôm qua, các cầu thủ Denver Broncos cho biết toàn đội sẽ đứng nghiêm chào quốc kỳ trước trận đấu sáng Chủ Nhật 1/10. (Mai Đức)

http://www.sbtn.tv/green-bay-packers-chicago-bears-dung-nghiem-chao-co-khi-quoc-ca-troi-len/

 

Phi cơ thương mại chở hàng viện trợ tới Puerto Rico

Chicago, Illinois. (Reuters) – Theo báo cáo của đài WMAQ chi nhánh của NBC, một phi cơ thương mại của hãng United Cargo được chất đầy hàng hóa viện trợ, gồm thực phẩm, nước uống và máy phát điện, cất cánh từ thành phố Chicago, Illinois trong ngày hôm qua 28/09 để đến quần đảo Puerto Rico, nơi bị tàn phá sau khi cơn bão Maria tấn công vào tuần trước.

Báo chí địa phương cho biết số hàng viện trợ này được nhiều nhà gây quỹ, nhiều thành viên của các nhóm hoạt động xã hội và một nhà thờ ở Chicago vận động gom góp, nhằm cứu giúp cho quần đảo Puerto Rico, hiện bị mất điện trên 91% lãng thổ.

Thị Trưởng thành phố San Juan Carmen Yulín Cruz đích thân ra đón nhận số hàng viện trợ này, và bà cam đoan tạo mọi điều kiện thuận tiện nhất cho việc phân phối hàng hóa.

Quần đảo Puerto Rico là một lãnh thổ của Hoa Kỳ với dân số 3.4 triệu người. Cho tới hôm nay là ngày thứ 9 cư dân Puerto Rico sống trong cảnh không có điện, không có nước, không có xăng dầu và thậm chí không có cả phương tiện liên lạc, sau khi bão Maria lướt ngang.

Hiện nay hàng ngàn cư dân Puerto Rico tụ tập xếp hàng ở Cảng San Juan để chờ di tản bằng tàu du lịch. Đây cũng sẽ là đợt di dân vào lục địa Hoa Kỳ lớn nhất trong lịch sử Puerto Rico.

Bão Maria được cho là cơn bão mạnh mẽ nhất và hung hãn nhất tấn công Puerto Rico trong gần 90 năm qua. (Mai Đức)

http://www.sbtn.tv/phi-co-thuong-mai-cho-hang-vien-tro-toi-puerto-rico/

 

Twitter cung cấp quá ít thông tin

khiến các nhà điều tra quốc hội thất vọng

Washington DC. (Reuters) – Thượng nghị sĩ Dân Chủ Mark Warner, một thành viên hàng đầu của Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện, cho biết ông rất thất vọng vì Twitter cung cấp thông tin quá ít tại buổi điều trần hôm qua 28/09.

Buổi điều trần là một phần trong cuộc điều tra của Quốc Hội, nhằm tìm kiếm sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ. Theo ông Warner, những gì mà Twitter trình bày cũng tương tự như những gì Facebook trình bày vào đầu tháng này, hoàn toàn chung chung mà thiếu vắng chi tiết. Ông nói thẳng rằng phản ứng của Twitter hầu như không thích hợp ở tất cả các mức độ. Ông Warner chỉ trích giám đốc điều hành Twitter không trả lời nhiều câu hỏi về việc người Nga sử dụng Twitter, và về việc Twitter vẫn phải chịu sự thao túng của khách hàng ngoại quốc.

Ông Warner nói sự trình bày của Twitter trước Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện cho thấy Twitter không hiểu gì về mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Ông không hài lòng quyết định hạn chế việc xem xét các tài khoản giả mạo của Twitter, sau khi Facebook phát hiện ra hàng trăm tài khoản giả mạo.

Sau buổi điều trần, Twitter cho biết họ đã đóng cửa 200 tài khoản có liên quan tới người Nga, khi điều tra xem những tài khoản này có nỗ lực can thiệp vào kết quả cuộc bầu cử không. (Mai Đức)

http://www.sbtn.tv/twitter-cung-cap-qua-it-thong-tin-khien-cac-nha-dieu-tra-quoc-hoi-that-vong/

 

Báo Libération :

Bắc Triều Tiên thực ra đã bị « phá hủy hoàn toàn »

Lời đe dọa « phá hủy hoàn toàn » Bắc Triều Tiên của tổng thống Mỹ Donald Trump trên diễn đàn Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã làm sống dậy một quá khứ mà phần lớn của quá khứ đó từ lâu đã bị rơi vào quên lãng. Đó là cuộc chiến Triều Tiên 1950-1953. Theo quan điểm của Arnaud Vaulerin thông tín viên báo Libération tại Tokyo, thì « Bắc Triều Tiên đã từng bị tàn phá hoàn toàn».

Đó là một cuộc chiến tranh tàn khốc, một cuộc xung đột tồi tệ hậu Đệ Nhị Thế Chiến. Ước tính có khoảng từ 3-5 triệu người chết bao gồm cả thường dân và quân nhân. Vậy mà ít ai được biết đến mức độ hãi hùng của cuộc xung đột. Theo tác giả, đó là vì vào đầu những năm 1950, máy quay phim chưa mấy phổ biến, giới phóng viên không đông đảo, mà cũng không được tháp tùng các đạo quân. Do đó, cuộc chiến Triều Tiên đã không được tường thuật rộng rãi như cuộc chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1945-1975.

Chia rẽ và ly tán

Người ta sẽ chẳng bao giờ nói rõ xung đột Triều Tiên đã tàn phá đất nước, chia rẽ bán đảo và làm biết bao gia đình ly tán đến dường nào. Sự chia rẽ đó đã chớm nảy mầm khi Liên Xô và Hoa Kỳ đến thế chân quân xâm lược Nhật Bản năm 1945. Ý tưởng một nền độc lập cho bán đảo đã tan theo mây khói ngay khi hai siêu cường thắng thế lúc bấy giờ cùng nhau chia sẻ địa bàn.

Cả Washington và Matxcơva đều dè chừng nhau vì e sợ bên kia nếu có được độc lập, bán đảo Triều Tiên hợp nhất có sẽ rơi vào tay đối thủ. Tác giả cho rằng Bắc và Nam Triều Tiên trước hết là nạn nhân của một sự đối đầu về tư tưởng đông-tây. Cuộc đối đầu đó chưa bao giờ dứt từ hơn 70 năm qua. Và hơn bao giờ hết, hai nước Triều Tiên là những sản phẩm do chính nước ngoài tạo ra.

Ngược dòng lịch sử, vào tháng 8/1945, vĩ tuyến 38 trở thành đường biên giới giữa hai miền Nam-Bắc Triều Tiên. Ở phía bắc, Liên Xô đưa Kim Nhật Thành (Kim Il Sung) lên cầm quyền và giúp thành lập chế độ miền bắc. Còn ở phía nam, Hoa Kỳ cũng tiến hành tổ chức một hệ thống chính trị quân sự, đưa Syngman Rhee, một chính khách tham nhũng sống nhiều năm ở Mỹ trước khi được đưa lên như một người hùng cứu nguy tổ quốc phía nam.

Ngày 15/08/1948, nước Cộng Hòa Triều Tiên ra đời. Ngày 09/09, đến lượt Cộng Hòa Nhân Dân được khai sinh ở phía bắc của đường ranh giới. Thế rồi, phía nam phải đối mặt với những làn sóng phản đối, các cuộc đối đầu giữa phe bảo thủ và những người có cảm tình với cộng sản. Dù rằng đã dập tắt được các cuộc nổi loạn ở phía nam, nhưng chính phủ thủ tướng Syngman vật vã kiểm soát được tình hình ở gần vĩ tuyến 38. Các chiến dịch giành lại kiểm soát đã khiến hàng trăm người thiệt mạng.

Mối họa nguyên tử và bom napal

Ngày 25/06/1950 chiến sự bùng nổ. Kim Nhật Thành đưa quân tấn công và vượt vĩ tuyến 38 trong đêm. Ba ngày sau, Seoul rơi vào tay quân đội phía bắc và binh lính Kim Nhật Thành tiếp tục tiến về Busan nơi Syngman Rhee ráng cố thủ, đợi được đến ngày liên quân Liên Hiệp Quốc gồm khoảng 20 nước do Hoa Kỳ dẫn đầu đến tiếp viện.

Ngày 15/09, liên quân quốc tế, đổ bộ từ cảng Incheon, cửa ngõ Seoul đã đánh úp và đẩy lui quân đội Bắc Triều Tiên đến tận biên giới Trung Quốc. Bị đẩy lui, Kim Nhật Thành cầu cạnh Matxcơva nhưng bị từ chối. Chế độ cộng sản Bắc Kinh vẫn còn non trẻ (từ năm 1949), đã đáp trả lời cầu cứu, nhanh chóng gởi hàng vạn binh sĩ vượt sông Áp Lục ngăn chia Trung – Triều. Tháng 2/1951, các đạo quân của Liên Hiệp Quốc và Hàn Quốc lấy lại được Seoul. Kể từ mùa xuân năm đó cho đến cuối cuộc xung đột, mặt trận đôi bên chỉ xoay quanh vĩ tuyến 38.

Tuy vậy, Bắc Triều Tiên suýt chút nữa chịu chung số phận như hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản. Khả năng sử dụng bom nguyên tử đã từng được tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Harry Truman đề cập đến vào cuối năm 1950. Tướng MacArthur lập kế hoạch khoảng 30 vụ tấn công hạt nhân vào Mãn Châu đánh vào các trại lính của Bắc Triều Tiên. Bất đồng với tướng MacArthur, Truman đành phải thay người khác là tướng Ridgway.

Trong khoảng thời gian đó, Hoa Kỳ đã tăng cường oanh kích, tiến hành chiến dịch rải thảm bom napal vào những căn cứ quân sự và thành phố, theo như lời thuật của sử gia Bruce Cumings. Ngày 27/07/1953, hiệp định đình chiến được ký kết mà không phe nào chiếm thêm được một tấc đất. Và cũng sẽ không có một hiệp ước hòa bình nào được phê chuẩn. Về mặt kỹ thuật, hai miền Triều Tiên vẫn luôn trong tình trạng chiến tranh. Cũng như là luôn nằm dưới sự giám sát của Trung Quốc, Nga và Mỹ.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20170929-liberation-bac-trieu-tien-pha-huy-hoan-toan

 

Khi bán đảo Triều Tiên

đã từng suýt chìm ngập trong chiến tranh

Mắc kẹt trong cuộc tranh giành ảnh hưởng và phụ thuộc, Bình Nhưỡng và Seoul đã từng trải qua các cuộc khủng hoảng rất nghiêm trọng, tại một trong những khu vực bị quân sự hóa mạnh nhất thế giới. Libération lượt lại những sự cố quan trọng nhất suýt dẫn đến nổ ra chiến tranh.

Kể từ khi chấm dứt chiến tranh Triều Tiên năm 1953, bán đảo Triều Tiên luôn luôn phải đối mặt với vấn đề an ninh. Gần 65 năm sau, Nam và Bắc Triều Tiên chưa hề ký hiệp định hòa bình, vẫn liên tục trừng trừng theo dõi nhau tại DMZ, nơi được đặt gọi một cách thậm vô lý là khu vực phi quân sự ở vĩ tuyến 38.

Biểu tượng của chiến tranh lạnh trường tồn tại đây, Bàn Môn Điếm minh họa một cách hài hước cho việc hai nước Triều Tiên đối đầu và khinh bỉ nhau ra sao trên bàn cờ chính trị Viễn Đông. Rối ren chính trị, khủng hoảng hạt nhân, tranh giành ảnh hưởng giữa các đại cường, tập trận, bắt bí và đe dọa dữ dội, có rất nhiều giai đoạn căng thẳng và đôi khi gây lo ngại lại nổ ra một cuộc xung đột.

1976, sự cố cây liễu

Vào lúc 11 giờ sáng ngày 18/08, khủng hoảng nổ ra trong vùng An Ninh Chung (Joint Security Zone – JSA), dưới quyền kiểm soát của Liên Hiệp Quốc, trong khu vực phi quân sự (DMZ). Năm binh sĩ Hàn Quốc, được khoảng một chục quân cảnh Mỹ (GI) hộ tống, tiến hành tỉa lá chặt cành một cây liễu nằm ở giữa hai trạm quan sát của hai bên vì cây này che khuất tầm nhìn và các di chuyển của binh sĩ ở đây.

Khoảng ba chục binh sĩ quân đội Bắc Triều Tiên tới hiện trường và yêu cầu các binh sĩ Hàn Quốc hãy buông rìu bởi vì cây liễu gây bất hòa này do Kim Nhật Thành, cha đẻ của nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên trồng. Nhóm binh sĩ Hàn Quốc tiếp tục nhiệm vụ của mình và viên sĩ quan Bắc Triều Tiên đã ra lệnh cho quân lính của mình : « Hãy giết chúng đi ».

Hai sĩ quan Mỹ thiệt mạng, một người bị đánh chết, còn người kia bị đánh và chém rìu rồi tử thương. John Delury, sử gia chuyên về bán đảo Triều Tiên tại đại học Yonsei, ở Seoul, giải thích : « Mùa hè năm đó, chiến tranh Triều Tiên suýt tái phát. Các vụ giết người ngay giữa trung tâm khu vực phi quân sự đã làm gia tăng căng thẳng trong toàn vùng ».

Henry Kissinger, lúc đó là ngoại trưởng, gợi ý tổng thống Gerald Ford oanh kích miền Bắc để chứng tỏ là Hoa Kỳ không yếu kém về quân sự và ngoại giao. Tổng thống Ford từ chối lao vào một cuộc chiến tranh mới có thể dẫn đến sự can thiệp của Trung Quốc và Liên Xô trong một cuộc xung đột khó lường. Do vậy, nguyên thủ Hoa Kỳ điều binh sĩ đến … để chặt cây liễu.

Thế là khởi sự chiến dịch Paul Bunyan, tên của một tiều phu nổi tiếng và huyền thoại Mỹ. Các binh sĩ, kỹ sư, các đơn vị chiến đấu và lực lượng đặc nhiệm sẵn sàng tham chiến. Hoa Kỳ đặt các đơn vị trong tình trạng báo động, huy động máy bay ném bom B-52 và lực lượng chủ công của chiến hạm USS Midway. Ngày 21/08, cây liễu bị chặt, chỉ còn cao 6 mét mà không gây ra xung đột.

1994, các cuộc oanh kích nhắm vào những mục tiêu cụ thể

Người ta đã quên nhưng trong những năm 1991-1992, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên tương đối yên bình. Tại Washington, George Bush ra lệnh rút về Hoa Kỳ các vũ khí hạt nhân chiến thuật vốn được đặt khắp nơi trên thế giới, nhất là ở Hàn Quốc. Tại Bình Nhưỡng, chính quyền tiến hành chính sách hòa dịu, đến mức ký với Seoul một tuyên bố phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Thế nhưng, vào đầu năm 1993, tình hình đột nhiên căng thẳng, các thanh tra của Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế (AIEA) phát hiện ra là Bắc Triều Tiên đã tiến hành nhiều hoạt động tái xử lý nhiên liệu và không hề đình chỉ chương trình hạt nhân. AIEA đề nghị có các cuộc thanh tra mới nhắm vào các cơ sở của Bắc Triều Tiên.

Cùng lúc, chính quyền Bình Nhưỡng cho rằng họ bị đe doạ bởi các cuộc tập trận Team Spirit (Tinh thần đồng đội) trên quy mô lớn giữa Mỹ và Hàn Quốc. Tháng 03/2013, Bắc Triều Tiên thông báo rút ra khỏi hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân. Hoa Kỳ đặt tên lửa Patriot gần đường biên giới vĩ tuyến 38.

Tháng 05/1994, Bắc Triều Tiên thông báo đã rút ra khỏi lò phản ứng Yongbyon 8000 thanh nhiên liệu đã bị phóng xạ và như vậy có đủ plutonium để chế tạo từ 3 đến 5 quả bom nguyên tử. Đối với Washington, đây là một sự vi phạm các thỏa thuận với AIEA, là lằn ranh đỏ mà Bắc Triều Tiên không được vượt qua.

Chính quyền Clinton đòi Liên Hiệp Quốc phải có các trừng phạt và Kim Nhật Thành coi đó là hành động chiến tranh. Sau này, trong hồi ký, Bill Clinton cho biết là ông từ chối « gạt bỏ khả năng có hành động quân sự ». Nghiêm trọng hơn, tổng thống Mỹ và nhóm cố vấn của ông còn nghiên cứu các cuộc oanh kích như quân đội Israel đã từng oanh kích lò phản ứng hạt nhân Osirak của Irak, hồi tháng 06/1981.

Quốc Phòng Mỹ cho triển khai một hạm đội ở ngoài khơi bán đảo Triều Tiên và đưa ra một kế hoạch tấn công các cơ sở ở Yongbyon (phía bắc Bình Nhưỡng) mà tổng thống sẽ thông qua ngày 16/06/1994. Thế nhưng, cùng ngày đó, cựu tổng thống Jimmy Carter gặp Kim Nhật Thành.

« Lãnh tụ vĩ đại » của Bắc Triều Tiên chấp nhận đình chỉ chương trình hạt nhân, đánh đổi lấy viện trợ của Hoa Kỳ. Sau này, William J. Perry, nguyên là bộ trưởng Quốc Phòng (từ 1994 đến 1997) dưới thời Clinton, thừa nhận : « Chúng tôi thực sự bên bờ vực tiến hành chiến tranh » với Bắc Triều Tiên.

Giờ đây, vị cựu bộ trưởng này không ngừng ủng hộ đàm phán trực tiếp với một nước Bắc Triều Tiên hiện hữu như vậy, chứ không phải chỉ nói chuyện với một nước Bắc Triều Tiên mà người ta mong muốn có.

2010, năm thảm họa

Trong vòng có vài tháng, tình hình lại trở nên căng thẳng cực độ, đến mức 2010 « có thể là năm nguy hiểm nhất trên bán đảo Triều Tiên, kể từ sau chiến tranh Triều Tiên ». Đó là nhận định của Charles Armstrong, sử gia, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Triều Tiên, tại đại học Columbia, trên Tạp chí hai thế giới, hai năm sau đó.

Vào tháng 03/2010, Cheonan, hộ tống hạm loại nhỏ, trọng tải 1400 tấn, bị bắn chìm dường như bởi ngư lôi được phóng đi từ một tàu ngầm Bắc Triều Tiên. 46 thủy thủ Hàn Quốc thiệt mạng và cái chết của họ là một thảm kịch quốc gia đối với Hàn Quốc.

Bởi vì sự việc xảy ra vào đúng dịp nước này tưởng niệm 115 nạn nhân thiệt mạng trong một vụ khủng bố nhắm vào chiếc máy bay của Korea Air có thể do các nhân viên tình báo Bắc Triều Tiên thực hiện năm 1987. Tổng thống phe bảo thủ Hàn Quốc Lee Myung Bak lên giọng và tuyên bố rằng từ nay, ông sẽ sử dụng quyền tự vệ trong trường hợp có các cuộc tấn công mới của Bắc Triều Tiên.

Trên tạp chí Herodote, năm 2011, Junghwan Yoo, giáo sư danh dự trường đại học Cheongju, nhớ lại, « cái tam giác cũ mà người ta từng gọi là phương bắc, bao gồm là Bắc Triều Tiên, Trung Quốc và Liên Xô trong thời chiến tranh lạnh, dường như đột nhiên tái xuất hiện. Ở phía nam, ba nước trong tam giác phương nam, Hàn Quốc, Nhật Bản và đồng minh của họ là Hoa Kỳ, siết chặt hàng ngũ chống lại hiểm họa Bắc Triều Tiên ».

11/2010, chiến tranh xẩy ra ở vùng biển phía tây bán đảo, trong khu vực căng thẳng được gọi là đường giới hạn phía Bắc – cũng còn được gọi là 5 đảo Hoàng Hải. Ngày 23/11/2010, một trận mưa pháo, với hơn 170 quả đạn, từ phương Bắc, trong vòng một giờ, đổ ập xuống Yeonpyeong, một hòn đảo nhỏ có 1890 dân sinh sống.

Hai binh sĩ và hai thường dân Hàn Quốc thiệt mạng. Cuộc tấn công này dường như nhằm trả đũa vụ bắn luyện tập của Hàn Quốc và đạn pháo có thể đã rơi xuống vùng biển của Bắc Triều Tiên. Các hình ảnh nhà cháy, cột khói bốc cao được đăng tải khắp nơi trên thế giới.

Đại bác của Hàn Quốc đáp trả nhưng ba dàn pháo bị hóc. Một phi đội F15 và F16 được điều tới khu vực, nhưng không nhận được lệnh khai hỏa : Bộ chỉ huy liên quân Mỹ-Hàn (Opcon) gạt bỏ mọi khả năng leo thang căng thẳng.

Theo chuyên gia John Delury, « Lúc đó, Hoa Kỳ đóng vai trò tác nhân duy trì ổn định, kiềm chế Hàn Quốc vì Seoul muốn tỏ ra ở thế tiến công. Ngày nay, chính quyền của Donald Trump tỏ ra không hiểu biết và thiếu chuẩn bị, thì sự năng động không còn như trước nữa ». Hoa Kỳ trở thành một tác nhân gây căng thẳng đáng lo ngại trên bán đảo Triều Tiên.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20170929-ban-dao-trieu-tien-chien-tranh

 

Washington và Teheran :

căng thẳng xoay quanh thỏa thuận hạt nhân Iran

Duy Anh

Theo AFP, Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, Nikki Haley, ngày 28/09/2017 cho biết, Washington muốn Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế AIEA thúc đẩy những cuộc thanh sát hạt nhân ở Iran.

Trong thông cáo này, Mỹ đòi hỏi các bên liên quan phải có cách hiểu giống nhau về các điều khoản trong thỏa thuận hạt nhân được ký kết giữa Mỹ và Iran năm 2015. Nữ đại sứ Mỹ lên tiếng chỉ trích khi « lãnh đạo Iran nói rằng họ từ chối những cuộc điều tra trong khu vực quân sự, trong khi AIEA khẳng định rằng không có sự phân biệt giữa khu vực quân sự và phi quân sự ».Đồng thời, bà cũng ngầm ám chỉ Nga can thiệp để Iran tránh bị điều tra thêm.

Động thái này của Hoa Kỳ nhằm đáp trả cáo buộc của Ali Akbar Salehi, giám đốc chương trình hạt nhân Iran được đưa ra cách nay 10 ngày cho rằng Mỹ đã tìm cách phá hoại thỏa thuận, đồng thời Teheran kêu gọi AIEA bác bỏ những « đòi hỏi không thể chấp nhận được »của chính quyền Washington.

Ngoài ra, ông Salehi đặc biệt công kích bà Nikki Haley, vì đã lập ra « một bản danh sách những yêu cầu vô lý và bất thường » liên quan tới việc kiểm tra việc thực thi thỏa thuận hạt nhân. Lời cáo buộc này của Teheran được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây liên tục chỉ trích thỏa thuận hạt nhân với Iran, và từng hứa sẽ « xé nát » nó.

Về phần mình, theo Reuters, Ngoại trưởng Iran Javad Zarif, hôm qua 28/09/2017, trên tài khoản Twitter cá nhân, tuyên bố, nếu Washington quyết định rút khỏi thỏa thuận Vienne, Téhéran cũng sẵn sàng làm điều tương tự. Trong cuộc tranh luận diễn ra ở New York tối thứ 4 27/09/2017, Ngoại trưởng Zarif cảnh báo sự rút khỏi thỏa thuận hạt nhân của Hoa Kỳ có thể sẽ là « một sai lầm chiến lược ». Ông cho rằng, trong tình huống này, Washington sẽ không còn là một « đối tác tin cậy » nữa.

Thỏa thuận hạt nhân Iran được ký vào tháng 7/2015, giữa Iran và 6 cường quốc Đức, Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Anh và Nga, đặt Iran dưới sự giám sát nghiêm ngặt, để bảo đảm rằng chương trình hạt nhân của nước này chỉ nhằm mục đích hòa bình, đổi lại bằng việc dỡ bỏ dần lệnh cấm vận của cộng đồng quốc tế đối với Iran.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170929-washington-teheran-thoa-thuan-hat-nhan

 

Bắc Triều Tiên tuyên bố

có hàng triệu thanh niên xin tòng quân

Duy Anh

Theo hãng tin Yonhap, Bắc Triều Tiên, hôm qua 28/09/2017, đã tuyên bố có gần 4,7 triệu sinh viên và lao động trẻ tuổi đã xin tòng quân, hưởng ứng sau lời hứa sẽ đáp trả Hoa Kỳ của nhà lãnh đạo Kim Jong-un vào tuần trước.

Theo nhật báo chính thức của Đảng Lao Động Triều Tiên, Rodong Sinmum, chỉ trong vòng 6 ngày gần đây, hàng triệu nam nữ thanh niên đã thể hiện ước nguyện gia nhập quân đội để đối đầu với quân đội Mỹ. Đã thành thường lệ, mỗi khi căng thẳng giữa Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ gia tăng, Bình Nhưỡng luôn hung hăng tuyên bố nước này có rất nhiều công dân trẻ tuổi khao khát gia nhập quân đội để minh chứng tình đoàn kết dân tộc.

Trái với những tuyên bố hiếu chiến của Bắc Triều Tiên, bộ trưởng bộ Thống Nhất Hàn Quốc, theo Yonhap hôm nay 29/09/2017, lại tuyên bố mong muốn Bắc Triều Tiên cải thiện tình hình nhân quyền, đổi lại Hàn Quốc sẽ viện trợ nhân đạo cho người dân Bắc Triều Tiên. Bên cạnh đó, việc tăng cường hợp tác với các cơ quan Liên Hiệp Quốc về vấn đề nhân quyền ở miền Bắc cũng nằm trong dự kiến của bộ Thống Nhất Hàn Quốc.

Những nhiệm vụ này là một phần trong kế hoạch hành động năm 2017 của chính quyền tổng thống Moon Jae-In, một chiến lược kéo dài 3 năm nhằm cải thiện tình hình miền Bắc, dựa trên luật Nhân Quyền cho Bắc Triều Tiên, chính thức có hiệu lực vào tháng 9 năm ngoái dưới thời bà Park Geun-hye.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20170929-hai-mien-trieu-tien-bac-trieu-tien-tuyen-bo-co-hang-trieu-thanh-nien-xin-tong-quan-t

 

Tây Ban Nha : Học sinh sinh viên biểu tình ủng hộ

trưng cầu dân ý về độc lập của Catalunya

Theo AFP, hôm qua, 28/09/2017, khoảng 80 ngàn học sinh trung học và sinh viên – theo ban tổ chức – đã biểu tình trước đại học Barcelona, ở trung tâm thành phố, để bày tỏ sự ủng hộ đối với việc trưng cầu dân ý về nền độc lập của vùng Catalunya.

Theo cảnh sát Tây Ban Nha, có khoảng 16 ngàn người tham dự cuộc biểu tình.

Các học sinh, sinh viên hô vang khẩu hiệu : « Chúng tôi sẽ bỏ phiếu và Catalunya « Độc lập ».

Chỉ còn hai ngày nữa là đến cuộc trưng cầu dân ý về quyền tự quyết tại Catalunya, chính quyền vùng này vẫn tỏ ra quyết tâm thực hiện dự án này bất chấp những đe dọa từ phía chính quyền trung ương ở Madrid.

Hôm qua, chủ tịch vùng, ông Carles Puigdemont, khẳng định « Chúng tôi sẽ đi tới cùng ».

Cũng trong ngày hôm qua, cảnh sát Tây Ban Nha đã thu giữ 2,5 triệu phiếu bầu và 4 triệu phong bì, tại một nhà kho gần Barcelona. Bên cạnh đó, khoảng một trăm thùng phiếu cũng bị tịch thu.

Ngày 06/09, Quốc Hội vùng Catalunya đã thông qua một đạo luật liên quan đến việc tổ chức trưng cầu dân ý về nền độc lập, bất chấp lệnh cấp của Tòa Bảo Hiến Tây Ban Nha.

Chính phủ trung ương của thủ tướng Mariano Rajoy và tư pháp Tây Ban Nha đã quyết định cấm cuộc trưng cầu dân ý. Hơn 10 ngàn cảnh sát và hiến binh được điều động đến vùng này để ngăn chặn việc tổ chức trưng cầu dân ý.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170929-tay-ban-nha-hang-chuc-ngan-hoc-sinh-va-sinh-vien-bieu-tinh-ung-ho-trung-cau-dan-y-v

 

Hồ sơ Rohingya :

Trung Quốc ủng hộ Miến Điện vì lợi ích kinh tế

Thùy Dương

Trong khi quốc tế phản đối việc chính quyền Miến Điện trấn áp người Hồi giáo thiểu số Rohingya ở bang Rakhine, thậm chí Liên Hiệp Quốc còn coi đó là chiến dịch « thanh lọc sắc tộc », chính phủ nước này lại có được sự ủng hộ quý giá của Trung Quốc. Hồi giữa tháng 09/2017, ngoại trưởng Trung Quốc phát biểu là Bắc Kinh « ủng hộ các nỗ lực của Miến Điện để gìn giữ sự ổn định và phát triển của đất nước ». Đó là vì Bắc Kinh muốn duy trì các dự án kinh tế khổng lồ tại bang Rakhine, thêm vào đó vùng này lại nằm trên trục « con đường tơ lụa mới ».

Hồi tháng 04/2017, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cho trải thảm đỏ đón tiếp đồng nhiệm Miến Điện Htin Kyaw và nhấn mạnh phải triển khai ngay lập tức các dự án hợp tác then chốt, trong đó có dự án « đặc khu kinh tế Kyaukpya ». Kyaukpya là một thành phố thuộc bang Rakhine, miền tây Miến Điện, nằm cách khu vực xảy ra xung đột dữ dội nhất khoảng 200km về phía nam.

Là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Miến Điện, trong những năm qua, Trung Quốc đã củng cố vị thế tại miền tây nước này, nơi sinh sống chủ yếu của người Hồi Giáo thiểu số Rohingya. Bang Rakhine có tầm quan trọng sống còn đối với Bắc Kinh vì Trung Quốc muốn đảm bảo an toàn cho đường ống dẫn dầu và khí ga tự nhiên từ Trung Đông tới tỉnh Vân Nam, miền tây nam Trung Quốc, để tránh phải đi qua eo biển Malacca, nằm giữa Malaisia và Indonésia.

Vào tháng 04/2017, sau bảy năm lắp đặt, đường ống dẫn dầu khồng lồ nối từ bang Rakhine – Miến Điện tới tỉnh Vân Nam – Trung Quốc đã được hoàn thành. Theo cơ quan chủ quản, tập đoàn Nhà nước Trung Quốc CNPC, Miến Điện đã đầu tư 1.2 tỉ đô vào công trình trên, còn Bắc Kinh đầu tư 1.24 tỉ đô la.

AFP cho biết, theo số liệu của tập đoàn nhà nước CITIC của Trung Quốc, trong khuôn khổ dự án « Con đường tơ lụa mới », từ nay tới năm 2038, Bắc Kinh phải đầu tư hơn 9 tỉ đô la vào một cảng nước sâu ở Kyaukpya và vào một khu kinh tế 1000ha.

Bà Sophie Boiseau du Rocher, chuyên gia về Đông Nam Á, thuộc Viện Quan Hệ Quốc tế của Pháp (IFRI) nhận định là các « dự án kinh tế quy mô lớn » nói trên của Bắc Kinh chính là chìa khóa để chính quyền Miến Điện có được sự ủng hộ của Trung Quốc.

Đối với lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi, phát triển kinh tế là vấn đề then chốt tại bang Rakhine, một trong những bang nghèo nhất của Miến Điện, với tỉ lệ đói nghèo lên tới 78%, cao hơn gấp 2 lần tỉ lệ đói nghèo bình quân của cả nước.

Hồi tháng 01/2016, phó chủ tịch tập đoàn CITIC của Trung Quốc đã từng nới tới việc « chia lãi dự án cho Miến Điện và người dân địa phương », xây dựng 50 bệnh viện tư và 50 trường học tại vùng này. Tuy nhiên, cho tới nay, các lời hứa của phó chủ tịch tập đoàn CITIC vẫn chưa được thực hiện.

Còn bà Alexandra de Mersan, nhà nghiên cứu của Viện Quốc Gia Về Ngôn Ngữ và Văn Minh Phương Đông (INALCO), một chuyên gia về Miến Điện cho AFP biết : « Các dự án khổng lồ của Trung Quốc tại bang Rakhine khiến người dân địa phương vô cùng bất mãn vì họ không thấy bất cứ một hệ quả tích cực nào ». Theo một báo cáo hồi tháng 08/2017 của Ủy ban quốc tế về Miến Điện, do cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc lãnh đạo, lợi nhuận của các dự án kinh tế thường rơi vào tay chính quyền Naypyidaw và các doanh nghiệp nước ngoài, và hậu quả là chính phủ Miến Điện bị dân chúng coi là lợi dụng, bóc lột người dân.

Cũng như nhiều vùng khác ở Miến Điện, dưới lòng đất tại bang Rakhine rất giàu khoáng sản, nhiên liệu, đặc biệt là khí đốt. Đối với nhiều chuyên gia, xung đột hiện nay có liên quan tới các lợi ích kinh tế, chứ không chỉ đơn thuần liên quan tới tôn giáo.

So với các khu vực khác, cho tới khi cuộc xung đột sắc tộc xảy ra, đất đai ở bang Rakhine vẫn không bị những người thân cận với chính quyền dân sự chiếm đoạt nhiều. Nhưng nay thì mọi chuyện đã thay đổi, bởi vì theo nhà xã hội học Saskia Sassen, đất đai ở bang Rakhine đã trở nên quý giá do có các dự án đầu tư của Trung Quốc. Và chính quyền quân sự Miến Điện rất quan tâm tới mảnh đất mà người Rohingya buộc phải bỏ lại để chạy trốn khỏi cuộc trấn áp của chính quyền.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20170929-khung-hoang-rohingya-trung-quoc-ung-ho-chinh-quyen-mien-dien-vi-loi-ich-kinh-te

 

Washington ca ngợi Bắc Kinh trừng phạt Bình Nhưỡng

Tú Anh

Trong thời gian gần đây, Bắc Kinh « chứng tỏ thiện chí » cứng rắn hơn đối với Bình Nhưỡng. Trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á, Susan Thornton, tuyên bố như trên trong buổi điều trần tại Thượng viện ngày thứ Năm 28/09/2017, vào lúc ngoại trưởng Rex Tillerson lên đường sang Trung Quốc chuẩn bị cho chuyến công du châu Á đầu tiên của tổng thống Donald Trump.

Theo AFP, quan hệ đầy thăng trầm giữa Mỹ và Trung Quốc dường như đang được cải thiện từ khi Bắc Kinh ủng hộ đề xuất « gây áp lực tối đa » với Bắc Triều Tiên.

Ngày 28/09/2017, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson bay sang Bắc Kinh gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trước khi lên đường, ông cho biết « hồ sơ Bắc Triều Tiên sẽ là một trong những chủ đề được bàn thảo » bên cạnh những chuẩn bị chuyến công du châu Á của tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới. Thông báo của bộ Ngoại Giao Mỹ không che giấu lạc quan : những vận động hậu trường đã mang lại kết quả, Bắc Kinh có những bước tiến lớn và đúng hướng.

Cùng ngày, trong cuộc điều trần trước một tiểu ban của Thượng Viện, trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á, Susan Thornton nhìn nhận « trong thời gian gần đây, Trung Quốc ban hành các biện pháp mới, hợp tình hợp lý ». Bản thân tổng thống Donald Trump, hôm thứ Ba 26/09, khen ngợi Trung Quốc « can đảm ngưng mọi liên hệ ngân hàng » với Bắc Triều Tiên.

Bắc Kinh lần lượt bật đèn xanh cho Hội Đồng Bảo An « trừng phạt Bình Nhưỡng thật nghiêm khắc », thông báo hạn chế xuất khẩu xăng dầu sang nước láng giềng phương bắc, kỳ hạn cho các xí nghiệp Bắc Triều Tiên hoạt động tại Hoa lục đến tháng 01/2018, phải đóng cửa.

Giới chuyên gia độc lập cũng có cùng nhận định với chính quyền Mỹ. Theo Jeffrey Bader của viện nghiên cứu Brookings Institution, Trung Quốc phải thay đổi thái độ vì đối đầu với nhiều bất trắc : một là sợ Hàn Quốc và Nhật Bản tăng cường vũ trang và thắt chặt liên minh quân sự với Mỹ.

Hai là thấy rõ hành động khiêu khích vừa bất chấp hậu quả vừa làm mất mặt Bắc Kinh của Bình Nhưỡng. Và thứ ba là sợ Washington trả đũa, trừng phạt các ngân hàng Trung Quốc. Giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên, Bắc Kinh bắt buộc phải chọn một trong hai.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20170929-washington-ca-ngoi-bac-kinh-trung-phat-binh-nhuong

 

Macron và Merkel gặp nhau tại Tallin, Estonia

Duy Anh

Hôm nay 29/09/2017, Hội nghị thượng đỉnh công nghệ số chính thức diễn ra tại Tallin, Estonia, quy tụ các lãnh đạo châu Âu.

Trước đó, tối ngày 28/09/2017, thủ tướng Đức Angela Merkel và tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã hội đàm tại Tallinn trước khi dùng bữa tối thân mật cùng các đồng nhiệm khác. Sau bài diễn văn về châu Âu của tổng thống Pháp hồi đầu tuần (26/09), mục đích của cuộc gặp này nhằm cho thấy một hình ảnh mạnh mẽ, và nhất là nhằm thăm dò những vấn đề cần được các thành viên của Liên Hiệp Châu Âu cùng nhau thúc đẩy.

Thông tín viên Marielle Vitureau từ vùng Baltic gửi về bài tường trình:

Hình ảnh mà cặp Pháp-Đức muốn thể hiện qua cuộc gặp không chính thức này: đó là sự tái ngộ cho dù có nhiều khó khăn và hai bên có thể cùng nhau đi xa hơn trên những vấn đề của châu Âu.

Theo thủ tướng Đức, có một sự đồng thuận rộng rãi. Vả lại, bà cũng tỏ rõ sự hài lòng với bài diễn văn có tầm nhìn xa của tổng thống Macron, và dành cho ông một sự đồng cảm với tuyên bố « nước Pháp đã trở lại trên tuyến đầu».

Quốc phòng và nhập cư là hai điểm mà các đối tác có thể tiến nhanh. Vấn đề điều hành kinh tế khu vực đồng euro mà Paris mong muốn thảo luận, không được đề cập chi tiết.

Tuy nhiên, đảng Tự Do Dân Chủ, được cho là đối tác để lập liên minh chính phủ mới ở Đức, hoàn toàn chống lại những đề xuất của Pháp. Do đó, cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo hai nước là nhằm thăm dò thái độ của nhau. Không một giải pháp nào được bàn bạc chi tiết.

Thủ tướng Đức vẫn còn bị ràng buộc, ít khả năng hành động, chừng nào mà liên minh chính phủ mới chưa chắc chắn được thành lập. Nhưng, đưa ra một xung lực mới cho châu Âu, đó chắc chắn là điều mà bà Angela Merkel cần có trước khi bước vào những cuộc đàm phán đầy phức tạp.”

http://vi.rfi.fr/phap/20170929-macron-merkel-hoi-nghi-thuong-dinh-qt

 

LHQ yêu cầu Miến Điện

cho tiếp cận nhân đạo giúp người Rohingya

Lần đầu tiên kể từ 8 năm qua, thảm họa người Rohingya được thảo luận tại Hội Đồng Bảo An. Theo Liên Hiệp Quốc, từ tháng 08/2017 đến nay, khoảng nửa triệu người đã phải chạy sang Bangladesh để tránh bạo lực của quân đội Miến Điện. Giới ngoại giao tại Liên Hiệp Quốc công khai nói đến khả năng trừng phạt các quan chức Miến Điện có liên quan trong hồ sơ này.

Từ New York, thông tín viên Marie Bourreau gửi về bài tường trình :

« Đó là một ác mộng nhân đạo và một ác mộng đối với các quyền của con người. Tổng thư ký Antonio Guterres đã tóm tắt tình hình như vậy. Vào lúc Rangoon lấy cớ thời tiết xấu để hủy chuyến thị sát của phái đoàn Liên Hiệp Quốc tại bang Rakhine, được dự kiến vào ngày hôm qua, lãnh đạo Liên Hiệp Quốc lại một lần nữa yêu cầu Miến Điện phải cho phép tiếp cận nhân đạo, không được ngăn cản.

Ông nói : Trong những ngày vừa qua, chính quyền Miến Điện đã nhiều lần tuyên bố là chưa đến lúc để có thể cho tiếp cận nhân đạo và không bị cản trở. Thật sự là rất đáng tiếc vì tình hình tại đây có những nhu cầu lớn. Liên Hiệp Quốc cần phải được phép đến ngay lập tức những vùng bị tác động.

Phiên họp công khai này cũng là dịp để gia tăng áp lực đối với Rangoon. Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley tuyên bố : “Không nên lo sợ khi gọi đúng tên các hành động của chính quyền Miến Điện. Đó là một chiến dịch quân sự tàn bạo và liên tục ở nước này nhằm thanh lọc một sắc tộc thiểu số. Và chính quyền lãnh đạo cấp cao tại Miến Điện lẽ ra phải hổ thẹn về những hành động này”.

Rangoon đã điều cố vấn an ninh quốc gia đến dự phiên họp. Quan chức này bác bỏ danh từ thanh lọc chủng tộc và bảo đảm rằng đó chỉ là một chiến dịch chống khủng bố. Ông ta cũng hứa hẹn sẽ cho các tổ chức nhân đạo của Liên Hiệp Quốc được tiếp cận nhân đạo ngay từ thứ Hai tuần tới, đồng thời mời tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tới đánh giá tình hình tại chỗ ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20170929-lhq-mien-dien-nhan-dao-rohingya-qt

 

Cách Mạng Văn Hóa : Mao thua nhạc sĩ Bach

Thanh Hà

Bị cuộc Cách Mạng Văn Hóa Trung Quốc vùi dập, nhạc sĩ dương cầm Chu Tiểu Mai tìm đường sang được Mỹ, nhưng Pháp mới là điểm đến sau cùng để “Bông Mai Nhỏ” Trung Hoa tỏa sáng. Tại Paris, trong gần 30 năm bà chuẩn bị cho ngày trở về với một món quà duy nhất, là tiếng đàn của một nghệ sĩ tự do.

Mao Trạch Đông bị nhạc sĩ người Đức Johann Sebastian Bach đánh bại ngay trên sân nhà : 50 năm sau cuộc Cách Mạng Văn Hóa, giới thượng lưu Trung Quốc có thể bỏ ra đến 800 đô la để được thưởng thức những Variations Goldberg, Art de la Fugue hay Clavier bien Tempéré … dưới ngón đàn của nhạc sĩ dương cầm Chu Tiểu Mai.

Sinh năm 1949 tại Thượng Hải, Chu Tiểu Mai từng là công cụ, là nạn nhân của cuộc Cách Mạng Văn Hóa trước khi trở thành một nhạc sĩ dương cầm nổi tiếng. Hiện tại bà được giới phê bình xem là một trong những « khuôn mẫu » trong số ít những người thể hiện thành công nhạc của Johann Sebastian Bach (1685-1750).

Bach, ánh sáng thiên thần trong những năm tháng đen tối

Là cô con gái thứ 5 trong một gia đình tư sản, chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, có khiếu âm nhạc từ bé, Chu Tiểu Mai sớm được mẹ hướng dẫn và tạo điều kiện cho theo học dương cầm. Mười tuổi, bông mai nhỏ của gia đình họ Chu được tuyển vào Viện Âm Nhạc Quốc Gia Bắc Kinh. Cả một tương lai đầy hứa hẹn mở ra trước mắt.

Mười bảy tuổi, giấc mơ của Tiểu Mai tan vỡ cùng với cuộc Cách Mạng Văn Hóa được Mao Trạch Đông phát động năm 1966. Nhạc cổ điển của Tây Âu bị liệt vào danh sách « văn hóa đồi trụy ». Sách vở, nhạc cụ bị đốt phá. Sân trường hay nhà hát của Viện Quốc Gia Âm Nhạc Bắc Kinh trở thành « tòa án », nơi các thầy cô giáo bị đem ra đấu tố và làm nhục.

Ở tuổi mộng mơ, Tiểu Mai đã được khuyến khích tham gia vào những buổi « đánh hội đồng ». Nạn nhân trực tiếp của bông mai nhỏ ấy, chính là những thầy cô giáo Tiểu Mai từng yêu kính, chính là người cha hy sinh nhiều cho cô con gái được học đàn, như nhạc sĩ họ Chu đã kể lại trong cuốn hồi ký La Rivière et son secret – Bí mật của dòng sông, nhà xuất bản Laffont năm 2007.

Hoa nở muộn

Chu Tiểu Mai xót xa cho quãng thời gian 5 năm bà bị đày về nông thôn, 10 năm phải sống xa âm nhạc. Cho tới một ngày dòng nhạc của tác giả người Đức, Johann Sebastian Bach như « ánh sáng thiên thần rọi xuống một vùng đất tăm tối » trên quê hương Mao Trạch Đông. Những nốt nhạc của Bach là niềm hy vọng, là sức mạnh vô hình, là phép lạ đưa Tiểu Mai trở lại Viện Quốc Gia Âm Nhạc Bắc Kinh.

Bốn năm sau ngày Mao Trạch Đông qua đời, Chu Tiểu Mai tìm được ngõ thoát, sang được Hoa Kỳ. Được ghi danh tại nhạc viện Boston, ban ngày đi học, tối về cô nhạc sĩ dương cầm đứng rửa bát cho một quán cơm Tàu của thành phố để kiếm sống.

Không thoải mái với nếp sống ở Mỹ, năm 1984, bông mai nhỏ của Thượng Hải tìm đến với Paris. Bà định cư hẳn nơi nhà soạn nhạc người Ba Lan, Frédéric Chopin, thế kỷ thứ XIX, từng chọn là quê hương thứ hai. Từ căn hộ nhìn ra tháp Eiffel, nhạc sĩ dương cầm họ Chu từng bước, chuẩn bị cho “ngày trở về” với nhiều bóng ma của quá khứ.

Ngoài 40 tuổi đời, sự nghiệp của nhạc sĩ dương cầm Chu Tiểu Mai mới thăng hoa : bà được mời dậy piano tại Học Viện Quốc Gia Âm Nhạc Paris. Bà nổi tiếng với những nhạc phẩm của Scarlatti, Haydn, Mozart hay Beethoven, Schumann, nhưng với bà, Bach luôn chiếm một chỗ đứng riêng biệt, vị cứu tinh của bà trong những năm tháng tuyệt vọng.

Ngày về

Chu Tiểu Mai đã nhiều lần lưu diễn vòng quanh trái đất, từ Châu Âu sang Nam Mỹ. Bà đã dừng chân tại Nga và cả Úc … Nhưng phải đợi 35 năm sau ngày bỏ xứ ra đi, hoa mai nhỏ của Thượng Hải mới dám trở về trình diễn tại các nhà hát ở Bắc Kinh hay Thượng Hải. Bà do dự trước khi nhận lời biểu diễn tại Trung Quốc, nhất là chặng dừng ở Bắc Kinh.

Với Chu Tiểu Mai, bà sợ bóng ma của quá khứ lại hiện về, bà sợ là kẻ xa lạ trên chính quê hương mình, bà sợ là dòng nhạc của Bach không đủ sức lôi cuốn thính giả Trung Quốc ngày nay. Tất cả những lo âu ấy đã được xua tan trong chớp mắt.

Tháng 11/2014 Chu Tiểu Mai lên chương trình biểu diễn ở Thượng Hải, Thành Đô và Bắc Kinh. Tại bất cứ nơi nào, vé vào cửa cũng được bán hết trong chớp mắt.

Từng trải qua thời kỳ mà các nhạc cụ – từ dương cầm đến vĩ cầm và ngay cả các dụng cụ âm nhạc truyền thống của Trung Quốc, đều bị coi là những biểu tượng của thành phần tư sản, Chu Tiểu Mai khó có thể tin được cảnh nam thanh nữ tú ở Thượng Hải sẵn sàng xếp hàng cả đêm dưới mưa để mua cho được một chiếc vé vào nghe bà biểu diễn.

Mao thua Bach

Ở chặng đầu vòng lưu diễn tại Trung Quốc là Thượng Hải, Chu Tiểu Mai đã phải biểu diễn thêm một buổi để đáp lại thịnh tình của người hâm mộ. Là một nhạc sĩ, bà thực sự hạnh phúc khi thấy ngày nay, trên quê hương bà, biết chơi một nhạc cụ không còn là một cái tội, mà người ta hãnh diện cho con em học đàn, học nhạc. Chơi piano là biểu tượng của sự thành đạt trong xã hội.

Trong số hàng ngàn khán giả đến nghe Chu Tiểu Mai biểu diễn tại Bắc Kinh, có nhiều quan chức cao cấp trong chính quyền, trong ủy ban nhân dân thành phố và có cả con gái cố chủ tịch Đặng Tiểu Bình.

Chu Tiểu Mai không khỏi vui sướng thấy con cháu của Mao yêu âm nhạc, họ là những thính giả sành điệu về dòng nhạc cổ điển của phương Tây. Nhưng bà cũng không khỏi bùi ngùi nghĩ đến cả một thế hệ những nhạc sĩ đàn anh, đàn chị, đã bị Cách Mạng Văn Hóa dập vùi.

Trong số đó có người bà ngưỡng mộ nhất là nữ nhạc sĩ dương cầm Cố Thánh Anh (Gu Shengying) : giải thưởng piano quốc tế Queen Elisabeth của vương quốc Bỉ năm 1964, nhưng rồi bị đấu tố là tư sản, bị mang ra làm nhục và cuối cùng, năm 1967, nhạc sĩ họ Cố phải quyên sinh, khi vừa tròn 30 tuổi.

Người thứ nhì mà bà cũng rất ngưỡng mộ là nhạc sĩ Ân Thừa Tông (Ying Chengzong), bởi ông có công với lịch sử âm nhạc của Trung Quốc. Nay là nhà soạn nhạc nổi tiếng, Ân Thừa Tông từng đoạt giải nhì cuộc thi quốc tế Tchaikovsky năm 1962, đã phải vắt óc sáng tác những bài ca ngợi thành tích Cách Mạng mà trong đó dàn nhạc sử dụng từ violon đến dương cầm, từ đàn cello đến sáo hay kèn hautbois chỉ để tránh cho những nhạc cụ đó không bị đem ra làm mồi cho lửa.

Từ trên sân khấu nhìn xuống thính phòng với hàng ngàn khán giả ở Bắc Kinh, Thượng Hải hay Thành Đô đều chăm chú thưởng thức từng nốt nhạc của Bach, Haydn …, nhạc sĩ dương cầm Chu Tiểu Mai nghẹn ngào thốt lên rằng « Xã hội không bao giờ được phép quên tầm mức quan trọng của văn hóa, giáo dục bởi đó là keo sơn để những con người cùng chung sống với nhau một cách hài hòa ».

Với nhạc sĩ Trung Quốc Chu Tiểu Mai, phép màu đem đến là chỉ với những nốt nhạc thanh cao, không cần hy sinh xương máu. Nhà soạn nhạc người Đức Johann Sebastian Bach đã thực sự tiến hành một cuộc Cách Mạng Văn Hóa dài hơi hơn 250 sau ngày mất, cách xa Leipzig vạn dặm, nơi Johann Sebastian Bach yên nghỉ.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20170929-cach-mang-van-hoa-mao-thua-nhac-si-bach

 

Đàm phán Brexit : Bruxelles chờ « phép lạ »

Tú Anh

Anh Quốc và Liên Hiệp Châu Âu kết thúc vòng đàm phán thứ tư vào ngày 28/09/2017. Thủ tướng Anh tỏ vẻ lạc quan nhưng chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker tuyên bố « sẽ không có tiến triển từ nay đến hết tháng 10, trừ phép lạ ».

Hôm nay tại Estonia, khi được hỏi về kết quả vòng đàm phán Brexit lần thứ tư với Anh Quốc, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker cho rằng, trừ phép lạ, từ nay đến cuối tháng 10, khó có thể hội đủ điều kiện để hai bên bắt đầu thảo luận về « mối quan hệ thương mại tương lai ».

Nhận định dè dặt của lãnh đạo hành pháp châu Âu tại thượng đỉnh Tallinn cũng được thủ tướng Ai-len, Leo Varadkar chia sẻ : chưa phải lúc có thể nói đến tiến triển để thảo luận về quan hệ thương mại hậu Brexit.

Thế nhưng, vài giờ sau, thủ tướng Anh Theresa May cố tỏ thái độ lạc quan, cho rằng hai nhà thương thuyết Anh và châu Âu đã « đạt được nhiều tiến triển ».

Theo AFP, trưởng đoàn thương thuyết Anh David Davis và Michel Barnier của châu Âu đều tuyên bố nhận được « nhiều xung lực mới », ám chỉ một số đề nghị mới của thủ tướng Anh. Tuy nhiên, trưởng đoàn châu Âu nói tiếp phải còn nhiều tuần nhiều tháng nữa mới có thể đạt mục tiêu.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170929-dam-phan-brexit-bruxelles-cho-%C2%AB-phep-la-%C2%BB