Tin Việt Nam – 27/09/2017
Người dân Hải Dương lên tiếng sau ‘đụng độ’ hôm 25/9
Một số người dân xã Lai Vu, Hải Dương khẳng định đã bị giới chức dùng vòi rồng, dùi cui đánh đuổi sau hơn 5 tháng biểu tình phản đối công ty dệt Pacific Crystal xả thải gây ô nhiễm.
Trong khi đó, báo địa phương Hải Dương lại nói cơ quan chức năng “đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giải thích nên việc giải tỏa không gặp sự phản đối của người dân”.
Vụ việc trưa 25/9 được cho là đỉnh điểm của những xung đột, mâu thuẫn phức tạp ở địa phương.
Từ việc kháng cự thu hồi đất cho khu công nghiệp vì người dân cho rằng giá đến bù quá rẻ, đến việc lo sợ môi trường sống ở Lai Vu và các vùng lân cận đang bị đe dọa nặng nề vì chất xả thải từ nhà máy dệt.
Hải Dương: ‘Vòi rồng, roi điện giải tán biểu tình’
Formosa: Người dân ‘chưa nhận đủ bồi thường’
‘Đánh dã man’
Nhiều người dân dường như vẫn chưa hết bàng hoàng từ sau vụ việc hôm 25/9. Bà Sim, một người dân cũng có mặt tại cuộc đụng độ, kể lại với BBC:
“Chiều hôm qua nhiều người dân ra rất đông dù mưa gió rất to. Dân sợ lực lượng của Hải Dương đến tàn sát dân, nên ra dựng thêm ba lều nữa.
“Tôi ở lại lều với mọi người từ tối 24/9 đến sáng 25. Hôm đấy ở Hải Dương mưa rất to. Người dân phải ở trực chiến, sống cái cảnh chen chúc, mưa gió rất là khổ. Đến tầm trưa thì mưa ngớt, thì đến một giờ rưỡi chiều lực lượng công an vào.”
Ông Nguyệt, một người dân khác cũng tham gia vào cuộc đụng độ, thì bức xúc nói:
“Chúng nó đánh dã man lắm! Tàn ác vô cùng.”
“Tôi nghĩ họ còn thuê cả xã hội đen, vì không công an nào lại đi dánh người dân dã man như thế, 5-6 người nhảy vào đánh đập một người dân,” ông Nguyệt nói. Hai người bị bắt giữ sau đó đã được đưa về với gia đình.
Ông Nguyệt cáo buộc có hai người bị đánh vào đầu, một người bị khâu sáu mũi, một người thì bị khâu hai mũi, gãy răng, còn hàng chục người khác, hầu hết là phụ nữ và người già thì bị đánh bầm tím người.
“Tôi thấy hành động trên nó quá khủng khiếp, tàn sát còn hơn cả đế quốc ngày xưa…,” bà Sim lặng lẽ nói.
“Nhà nước vẫn dạy công an vì nước vì dân chứ không phải vì doanh nghiệp nước ngoài thuê đất, vì đồng tiền hành hạ người dân.”
Ngay sau khi dẹp lều và đưa hết người dân phản đối ra khỏi khu vực, bà Sim cùng những người dân khác bất lực nhìn ba xe tải chở ống nhựa vào công ty dệt.
“Chúng tôi biết vì ban đêm họ thuê người vào đó đào bới chôn ống để xả thải, còn đổ ở đâu thì chúng tôi vẫn không biết,” bà nói với BBC hôm 27/9.
Trong khi đó, báo địa phương Hải Dương lại nói hôm 25/9 cơ quan chức năng “đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giải thích nên việc giải tỏa không gặp sự phản đối của người dân”.
Khi được BBC hỏi lại hôm 27/9, bà Sim nói “Điều đó là không đúng. Nếu đã thuyết phục người dân thì không phải đánh đập người dân túi bụi như vậy. Cái này coi video clip mà những người dân đứng ở xa quay lại là thấy. Còn mấy con mấy cháu thanh niên ở gần quay là bị thu điện thoại hết rồi.”
‘Nước xả hôi thối, khói xả tanh tưởi’
Nhà máy dệt Hong Kong Pacific Crystal đi vào hoạt động từ 2015 với vốn đầu tư hơn 180 tỷ đôla. Tuy nhiên kể từ khi nhà máy đi vào hoạt động, người dân quanh trong xã đã liên tục phản ánh về tình trạng nhà máy thải khói và xả hóa chất gây ô nhiễm môi trường.
“Công ty dệt Pacific xả khói mùi vừa tanh vừa thối, rất khó thở,” bà Sim nói.
Còn ông Nguyệt thì nói: “Khói thải ra, mùi kinh lắm, khét như đốt giấy ni lông.”
Công ty dệt được bao quanh bởi sông Rạng, giáp ba xã Cộng Hòa, Lai Vu và Ái Quốc, nước xuôi sông qua TP Hải Dương, xuống Hải Phòng rồi ra cửa biển.
Bà Sim cho biết, dân cư ở quanh khu công nghiệp cũng rất đông, mật độ dân cư khá dày.
“Lượng khi thải thì ảnh hưởng không chỉ 8000 dân Lai Vu mà sẽ theo nguồn nước xuống tới tận Hải Phòng. Còn khí thải khói trên trời thì sẽ ảnh hưởng khoảng 20.000 người dân sống trong bán kính 3-4km nhà máy…”
“Người dân rất sợ nếu như cái công ty này ở đây thì dân sẽ bị bệnh tim mạch, ung thư… thì có làm cả đời cũng không đủ tiền chữa bệnh. Có bỏ vài trăm hay tiền tỉ thì con em mình vẫn chết, mà chết trong đau đớn…,” bà Sim phân trần.
Một bài trên báo Tiền Phong tháng Hai 2017 dẫn lời Phó Giám đốc Ban Quản lý KCN Lai Vu Vũ Xuân Dũng nói Công ty Pacific Crystal hoàn thiện giai đoạn hai sẽ sử dụng lượng hoá chất lên tới gần 600.000 tấn/năm.
Bà Sim và ông Nguyệt cho biết người dân Lai Vu đã dựng lều bạt chặn lối vào cổng công ty dệt từ hơn 5 tháng nay. Từ tháng Bảy, người dân còn đặt chai lọ tẩm xăng và cả một chiếc quan tài ngay giữa lối đi vào chính của công ty.
“Chúng tôi quyết tâm bằng được không để công ty dệt hoạt động trở lại. Chúng tôi dựng lều để phản đối không cho công nhân vào!” Bà Sim nói.
Theo bà Sim thì kể từ khi người dân dựng lều chặn lối vào, công ty dệt ban đầu vẫn lén lút đưa người vào làm, nhưng về sau ít công nhân quá nên đã ngừng hoạt động.
Tuy nhiên theo người dân, những người làm bảo vệ khu công nghiệp cho biết, sau khi công an và chính quyền dẹp lều của người dân hôm 25/9, công ty này đã ra thông báo sẽ hoạt động trở lại vào Thứ Hai tới, ngày 2/10 và bắt đầu tuyển dụng công nhân trở lại.
Tiền phạt
Công ty Dệt Pacific Crystal đã từng hai lần bị UBND tỉnh Hải Dương và Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) xử phạt với số tiền hơn 1,1 tỷ đồng và yêu cầu khắc phục sự cố môi trường.
Bà Sim cho biết hôm 25/5 khi về đối thoại với người dân, Chủ tịch UBND Tỉnh Nguyễn Dương Thái nói toàn bộ số tiền phạt Pacific Crystal đóng sẽ xung vào công quỹ nhà nước, không có phần nào chi vào việc đền bù thiệt hại.
“Ông ấy nói ‘Người ta bị hai lần rồi, cho người ta thêm một cơ hội nữa’,” bà Sim dẫn lại lời ông Thái.
“Nếu một người cán bộ tỉnh Hải Dương mà vì dân thì đã phải cho đóng nhà máy rồi. Cứ để công ty hoạt động thì thường dân không thể chấp nhận được,” bà nói thêm.
Gần đây nhất, vào ngày 19/9, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương tổ chức họp báo liên quan đến mâu thuẫn giữa người dân Lai Vu và công ty dệt.
Người dân thuật lại rằng chính quyền Hải Dương cam kết, ‘không đánh đổi môi trường lấy kinh tế’. Ông Trương Văn Hơn, chánh văn phòng UBND tỉnh nói sẽ đóng cửa công ty dệt nếu công ty này lại tái phạm.
“Họ chỉ nói vậy, mà cứ để công ty hoạt động rồi xả thải,” bà Sim cáo buộc.
Thu hồi đất
Cuối năm 2003 UBND tỉnh Hải Dương tiến hành thu hồi 212ha đất để xây dựng khu công nghiệp Lai Vu. Bà Sim nói cả Lai Vu có 247ha đất nông nghiệp thì đã thu hồi gần 90% diện tích mà lại không có quyết định thu hồi đất nên người dân rất bức xúc, làm đơn khiến kiện lên trung ương.
Có khoảng hơn 1000 hộ bị thu hồi đất. Theo bà Sim, ban đầu chính quyền đền bù 62 tỷ nhưng sau khi dân kiện cáo quá nhiều, xã đã lấy 24 tỷ quỹ phúc lợi để đền bù cho người dân. Tuy nhiên, từ năm 2003 đến nay vẫn còn hơn 300 hộ không chịu nhận tiền.
Ông Nguyệt, một trong những hộ không chấp nhận đền bù nói: “Trả có 9 triệu 3, 9 triệu 2 một sào lấy làm cái gì.”
Bà Sim thì nói “Đã hơn mười mấy năm rồi, nhiều cụ thì cũng đã mất. Con cháu thì người ta nhận tạm tiền để làm ma chay cho các cụ. Coi như mất đất. Còn một số hộ thì vẫn không chịu nhận tiền. Họ tính 13.000/m2 theo giá đất dịch vụ, chưa bằng một bát bún sáng của người dân thì ai mà chịu.”
Bà Sim cho biết suốt nhiều năm liền từ người dân liên tục làm đơn khiếu kiện, kiến nghị lên trung ương. Thanh tra chính phủ đưa công văn về yêu cầu tỉnh Hải Dương giải quyết nhưng dân cho rằng phía tỉnh vẫn không giải quyết, người dân lại tiếp tục lên trung ương khiếu nại, cứ như vậy một vòng lẩn quẩn không dứt.
BBC đã tìm cách liên hệ với chính quyền tỉnh Hải Dương nhưng không liên lạc được. Khi BBC gọi đến Sở Tài nguyên Môi trường thì người văn thư nói không hay biết thông tin gì về các vụ xả thải của công ty dệt Pacific Crystal, và người phát ngôn viên là giám đốc sở, nhưng ông này “đi vắng”.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41405530
An ninh Việt Nam mạnh tay trước thềm hội nghị APEC 2017
Chính quyền Việt Nam tăng cường an ninh và mạnh tay đối với các nhà hoạt động trước thềm hội nghị trung ương 6 và hội nghi APEC.
Nhà tranh đấu Lê Văn Sơn cho VOA biết ông Nguyễn Viết Dũng, một người từng tham gia biểu tình thảm họa môi trường Formosa, vừa bị an ninh mặc thường phục bắt giữ khi Dũng đến giáo xứ Song Ngọc ở tỉnh Nghệ An sáng 27/9.
“Anh Nguyễn Viết Dũng bị bắt cóc tại khu vực nhà thờ Song Ngọc. Anh là người lên tiếng phản đối Formosa và đồng hành cùng các linh mục và giáo dân. Ngày hôm nay anh bị một nhóm người bắt giữ. Người dân còn phát hiện nhóm người này để lại xe máy gắn biển số giả và còng số tám. Cho đến bây giờ tôi vẫn chưa biết cụ thể anh Nguyễn Viết Dũng bị đưa đi đâu.”
Ông Nguyễn Viết Dũng, với biệt danh trên mạng xã hội là Dũng Phi Hổ, từng bị tuyên 15 tháng tù vào năm 2015 vì tội “Gây rối trật tự công cộng,” theo Điều 245 của Bộ Luật hình sự, do tham gia tuần hành bảo vệ cây xanh ở Hà Nội.
Từ thành phố Hồ Chí Minh, ông Sơn cho biết thêm:
“Trong tuần lễ vừa qua nhà cầm quyền Việt Nam nhắm vào nhiều nhà tranh đấu, trong đó có sinh viên Lê Minh Sơn bị mời làm việc liên tục trong 4 ngày, và bị gây sức ép rất lớn; luật gia Nguyễn Đình Hà từ Hà Nội và anh Nguyễn Hồ Nhật Thành ở Sài Gòn bị công an câu lưu trong một thời gian ngắn và hiện nay là anh Nguyễn Viết Dũng tại Nghệ An. Trong khi đó nhiều dân oan bị cô lập và giải tán… Đây là một chiến dịch kéo dài từ đầu năm cho đến nay có hơn 20 người bị nhà cầm quyền bắt giữ, truy tố và xét xử.”
Hồi đầu tuần nhà hoạt động Nguyễn Đình Hà nói với VOA rằng ông bị “sách nhiễu” ở thành phố Hồ Chí Minh, cùng với hai học viên của một lớp về hoạt động xã hội dân sự hôm 23/9, khi ấy các sỹ quan an ninh Việt Nam mặc thường phục thừa lúc ông đi vắng đã “đột nhập” vào và “lục soát” căn hộ nơi ông tạm trú ít ngày ở phường 5, quận 11.
Nhà tranh đấu Nguyễn Hồ Nhật Thanh, người thuê căn hộ nơi dùng để tổ chức lớp học trên nói với VOA:
“Tôi nghĩ họ không muốn xuất hiện những khóa học cho các nhà hoạt động. Nhà cầm quyền luôn đánh giá rằng những hoạt động này mang tính thù địch và họ luôn luôn tìm mọi cách ngăn chặn và đàn áp, mặc dù những hoạt động này đều ôn hòa và hợp pháp.”
Hôm 25/9, hãng tin Reuters đưa tin rằng hơn 500 công an đã dùng vòi rồng và roi điện giải tán 200 người biểu tình chống ô nhiễm và đòi bồi thường tại nhà máy dệt Pacific Crystal Textiles của Hồng Kông ở khu công nghiệp Lai Vu thuộc tỉnh Hải Dương, nơi hàng trăm người dân đã thay phiên nhau biểu tình trong suốt 5 tháng qua bằng cách căng lều bạt, chiếm lối vào nhà máy.
Người biểu tình phản đối nạn ô nhiễm môi trường do nhà máy gây ra tại địa phương, và đòi đền bù thỏa đáng cho nhà đất ruộng vườn của họ đã bị nhà cầm quyền giải tỏa để xây dựng khu công nghiệp.
Blogger Lê Anh Hùng từ Hà Nội nhận định rằng những hành động sách nhiễu các nhà hoạt động trên cả nước trong thời gian vừa qua là nhằm tăng cường an ninh trước hội nghị trung ương 6 dự kiến diễn ra vào đầu tháng 10 và Hội nghị Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) dự kiến vào đầu tháng 11:
“Tôi cho là như vậy. Cơ quan an ninh của nhà cầm quyền đang cường đảm bảo an ninh cho các sự kiện quan trọng sắp tới, gần nhất là hội nghị trung ương 6 sắp diễn ra. Điều này cũng phù hợp với xu thế chung là nhà cầm quyền càng ngày càng tăng cường đàn áp những tiếng nói đối lập trong thời gian gần đây.”
Các nhà tranh đấu nói chính quyền Cộng sản Việt Nam muốn kiểm soát thành phần bất đồng chính kiến trước hội nghị thượng đỉnh APEC diễn ra tại Đà Nẵng, nơi nhiều nguyên thủ quốc gia, trong đó dự kiến có Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng sẽ tham dự.
Truyền thông trong nước loan tin rằng nhằm để đảm bảo an ninh, trật tự, Công an Hà Nội sẽ bắt đầu tổng kiểm tra hộ khẩu trên toàn thành phố từ 1/10 đến hết ngày 15/11, trong đó nhấn mạnh “tổng kiểm tra, rà soát phát hiện đối tượng nơi khác đến tạm trú.”
Ông Lê Anh Hùng nhận định:
“Trong ngắn hạn thì việc đàn áp của chính quyền ít nhiều cũng có ảnh hưởng, nhưng về lâu dài, càng đè nén thì sức phản kháng của những người đấu tranh nói riêng và của dân chúng nói chung càng có dịp bùng lên mạnh mẽ.
Trước đó, ông Adam McCarty, Kinh tế gia Trưởng của Viện Mekong Economics ở Hà Nội, nói với VOA:
“Không có gì nhiều để than phiền, tôi nghĩ APEC sẽ là cơ hội lớn để giới thiệu Việt Nam với thế giới. Chính quyền Việt Nam không muốn sự kiện này trở thành một hậu cảnh cho một cuộc biểu tình.”
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền từng lên tiếng rằng các nhân viên mật vụ Việt Nam đánh đập các nhà hoạt động và các blogger mà “không bị truy cứu.”
Vào giữa tháng này, Bộ Công An, Bộ Quốc phòng và các cơ quan khác đã có một cuộc họp nhằm đảm bảo an ninh cho Tuần lễ Cấp cao APEC, trong đó nhấn mạnh rằng phải “đảm bảo an ninh, an toàn, cũng như các biện pháp nắm tình hình từ xa, không để xảy ra bị động bất ngờ.”
https://www.voatiengviet.com/a/an-ninh-vietnam-manh-tay-truoc-them-hoi-nghi-apec-2017/4046340.html
Dân oan Dương Nội khởi kiện nhà nước Việt Nam:
Không thể và có thể
Cát Linh, RFA
Ngay sau khi Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) ngày 15 tháng 9 vừa qua tuyên bố sẽ mở rộng phạm vi thụ lý sang các vụ việc liên quan tới những tội ác hủy hoại môi trường, khai thác tài nguyên thiên nhiên phi pháp và trưng thu đất đai của người dân trái pháp luật, người dân Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội đã bày tỏ ý định kiện nhà nước Việt Nam ra toà ICC.
Ý định này có khả năng thực hiện hay không?
Niềm tin từ vụ Trịnh Vĩnh Bình
Một tháng trước đây, vụ kiện thế kỷ của doanh nhân Việt kiều Hà Lan, ông Trịnh Vĩnh Bình, kiện nhà nước Việt Nam ra Toà Trọng tài Quốc tế ở Paris với lý do chính phủ Việt Nam đã không thực hiện các cam kết mà hai bên đã thỏa thuận ngoài tòa năm 2006 trong vụ kiện lần đầu, đã gây chấn động dư luận trong và ngoài nước.
Chưa thể biết hình ảnh ông doanh nhân tươi cười đưa cao hai tay làm biểu tượng Victory (chiến thắng) khi bước ra khỏi toà có phải là ẩn ý cho sự thắng kiện hay không, nhưng có thể thấy trên một số trang mạng xã hội của người Việt Nam sau đó, đã xuất hiện những bàn cãi về khả năng kiện nhà nước Việt Nam liên quan đến đàn áp nhân quyền, tự do tôn giáo.
Đặc biệt đến ngày 15 tháng 9, Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) tuyên bố sẽ mở rộng phạm vi thụ lý sang các vụ việc liên quan tới những vấn đề khác, trong đó có “trưng thu đất đai của người dân trái pháp luật”, thì người đầu tiên đề xuất ý định này chính là những người dân Dương Nội, đại diện là ông Trịnh Bá Phương, con trai của dân oan, tù nhân lương tâm Cấn Thị Thêu.
“Sau vụ án của Trịnh Vĩnh Bình, thì tôi được biết luật pháp quốc tế qui định bao gồm các cấp, quận, huyện và tỉnh thành mà sai phạm thì người đứng đầu chính phủ phải chịu trách nhiệm. Cho nên việc ra quyết định cưỡng chế và đàn áp do nhà cầm quyền Hà Nội đã gây ra cho người dân Dương Nội thì chính phủ Việt Nam phải chịu trách nhiệm.”
Sau vụ án của Trịnh Vĩnh Bình, thì tôi được biết luật pháp quốc tế qui định bao gồm các cấp, quận, huyện và tỉnh thành mà sai phạm thì người đứng đầu chính phủ phải chịu trách nhiệm. Cho nên việc ra quyết định cưỡng chế và đàn áp do nhà cầm quyền Hà Nội đã gây ra cho người dân Dương Nội thì chính phủ Việt Nam phải chịu trách nhiệm. – Trịnh Bá Phương
Từ Dương Nội, Trịnh Bá Phương cho biết thật sự anh và người dân Dương Nội đã có ý định khởi kiện nhà nước Việt Nam từ cuối năm 2015, sau nhiều lần chịu sự đàn áp cưỡng chế đất bất hợp pháp từ chính phủ Việt Nam.
“Trong tất cả các lần tiếp xúc với các đại sứ quán, bao gồm Anh, Úc, Mỹ, Pháp, cũng như các quốc gia dân chủ, các tổ chức nhân quyền quốc tế trong đó có cả Cao uỷ tị nạn Liên Hiệp Quốc sang gặp tôi 20 tháng 10 2015. Trong những lần tiếp xúc đó tôi đều mong muốn nguyện vọng các nước phương Tây và các tổ chức nhân quyền hỗ trợ tôi và người dân Dương Nội trong việc khởi kiện nhà nước Cộng sản ra Toà Quốc tế.”
Điều này được anh Trịnh Bá Phương thay mặt cho người dân Dương Nội bày tỏ với nhà hoạt động nhân quyền Grace Bùi, mong muốn có sự hỗ trợ pháp lý của văn phòng luật sư ICC để tiến hành thực hiện việc khởi kiện.
Khi RFA đề cập đến niềm tin của người dân Dương Nội về vụ khởi kiện bắt nguồn từ vụ án thế kỷ Trịnh Vĩnh Bình, bà Grace Bùi cho biết đó là hai sự việc hoàn toàn khác nhau.
“Ông Trịnh Vĩnh Bình nên nhớ ông ấy không phải người Việt Nam.
Đó là một điều mình phải suy nghĩ. Và hai vụ kiện hoàn toàn khác nhau.”
Không thể kiện ra Toà ICC
Tuy nhiên, mong muốn của người dân Dương Nội cũng đã được bà chuyển lời giúp đến với văn phòng luật sư quốc tế, thuộc Tòa Án Công Lý Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc ICJ.
“Sau cuộc nói chuyện đó thì tôi tìm được một luật sư, là ông Richard J. Rogers, một năm trước đã tiến hành vụ khởi kiện chính phủ Cambodia ra Toà ICC, vì Cambodia cũng có dân oan.
Tôi biết Việt Nam không phải là một thành viên của ICC do đó không thể kiện được họ. Ông ấy có nói rằng không thể kiện theo kiểu Cambodia được.
Tôi có hỏi ông ấy rằng có cách nào để người Dương Nội kiện được không? Ông ấy gửi cho tôi 1 văn bản rất dài, trong đó nói là có thể kiện được nhưng không đi thẳng qua Toà Quốc tế, phải đi vòng vòng và tốn rất nhiều tiền.
Đặc biệt ông ấy nhấn mạnh “Tốn rất nhiều chi phí” (Costs a lot of money).
Và ông ấy sẽ không làm free (miễn phí)”
Số tiền cần phải có nếu thực hiện vụ khởi kiện được ước tính khoảng $70,000 đến $80,000 US.
Tôi có hỏi ông ấy rằng có cách nào để người Dương Nội kiện được không? Ông ấy gửi cho tôi 1 văn bản rất dài, trong đó nói là có thể kiện được nhưng không đi thẳng qua Toà Quốc tế, phải đi vòng vòng và tốn rất nhiều tiền. – Bà Grace Bùi
Câu hỏi liên quan đến vấn đề pháp lý dành cho Luật sư Trịnh Hữu Long, người sáng lập trang Luật Khoa Báo Chí, và ông cho biết khởi kiện nhà nước Việt Nam ra Toà Quốc tế ICC là “một sự hiểu nhầm của người dân” và khả năng thực thi hoàn toàn không có.
“ Để Toà Hình sự Quốc tế có thể thụ lý 1 vụ án từ Việt Nam thì Việt Nam phải là 1 nước thừa nhận thẩm quyền xét xử của Toà Hình sự Quốc tế.
Việc thừa nhận thẩm quyền xét xử là Việt Nam phải tham gia Công ước Rome về việc thành lập Toà án Hình sự Quốc tế.”
Giải thích rõ thêm, Luật sư Trịnh Hữu Long cho biết Công ước Rome là 1 công ước quốc tế. Những quốc gia phê chuẩn Công ước Rome là những quốc gia thừa nhận thẩm quyền xét xử của ICC và công dân của quốc gia đó mới có thể kiện chính phủ của họ ra toà ICC.
Do đó, ông khẳng định một lần nữa:
“Việt Nam hoàn toàn không phải là thành viên của Công ước Rome nên không có cách nào để công dân Việt Nam có thể kiện chính phủ Việt Nam ra Toà Hình sự Quốc tế được.”
Đó cũng là nhận xét của bà Grace Bùi.
“Đối với tôi, cơ hội không cao. Nói thật như vậy.”
Cách khác
Kể lại những lần tiếp xúc với Luật sư Richard J. Rogers về khả năng khởi kiện của người dân Dương Nội, bà Grace Bùi cho biết ông Richard không nói là “không thể”.
Câu trả lời của ông là “Có thể làm được mà có thể không”
Trong email phản hồi luật sư Richard gửi cho bà Grace, ông có nói đến vấn đề này
“Trường hợp khởi kiện của Vietnam phức tạp hơn rất nhiều vì chính phủ Việt Nam không tham gia ký kết ICC. Nhưng vẫn có những con đường pháp lý khác có thể thực hiện.
Trước đây chính tôi cũng đã tiếp xúc với dân oan Việt Nam và đề nghị giúp đỡ. Tuy nhiên tôi không phải là tổ chức NGO và chính vì thế tôi làm việc phải có chi phí tranh tụng.
Và họ đã không có khả năng kêu gọi quỹ hỗ trợ.”
(For Vietnam it’s more complicated as it has not signed up to the ICC. But there are other legal avenues that can be explored.
I was in touch previously with Vietnamese dissidents and offered to help. However I am not an NGO and therefore require funds. They were not able to raise the funds)
Theo Luật sư Trịnh Hữu Long, chỉ có một cách duy nhất dành dân oan Việt Nam có thể kiện nhà nước Việt Nam ra Toà Quốc tế:
“Ví dụ như có một nhà đầu tư nước ngoài nào đó đến đầu tư ở Việt Nam, trong quá trình đầu tư có tiến hành cưỡng chế đất.
Nhà đầu tư đó lại là nhà đầu tư của một nước đã phê chuẩn công ước Rome rồi, thì công dân Việt Nam có thể kiện nhà nước Việt Nam ra toà quốc tế được.
Nhưng ngay cả khi kiện cũng chưa chắc là toà án thụ lý vì toà quốc tế chỉ thụ lý những vụ đặc biệt nghiêm trọng.”
Việt Nam hoàn toàn không phải là thành viên của Công ước Rome nên không có cách nào để công dân Việt Nam có thể kiện chính phủ Việt Nam ra Toà Hình sự Quốc tế được. – LS Trịnh Hữu Long
Không bỏ cuộc
Khi được hỏi về tất cả những khó khăn trong việc khởi kiện chính phủ Việt Nam ra Toà Hình sự Quốc tế ICC, anh Trịnh Bá Phương, một lần nữa, đại diện cho người dân Dương Nội khẳng định sẽ không bỏ cuộc.
“Dân làng tôi sẽ kiện ra một toà án khác, không hẳn là toà La Haye ở Hà Lan. Thông điệp lớn nhất muốn truyền tải với truyền thông là tôi là người dân Dương Nội luôn luôn sẵn sàng ký tên để kiện nhà nước Việt Nam ra Toà Quốc tế.”
Anh Trịnh Bá Phương tin rằng cánh cửa để đưa Việt Nam ra toà quốc tế, không hẳn La Haye hoàn toàn mở rộng, vì “chúng tôi có sự đồng hành của các tổ chức quốc tế và sự hỗ trợ vô cùng lớn của cộng đồng hải ngoại và người Việt khắp năm châu luôn hướng về người dân Dương Nội.”
Phúc trình tôn giáo của Mỹ: những vi phạm nghiêm trọng
tự do tôn giáo ở VN vẫn tiếp diễn
Ủy hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn giáo Quốc tế- USCIRF vào ngày 27 tháng 9 công bố phúc trình mới về tình hình tự do tôn giáo- tín ngưỡng tại khu vực các nước thuộc Hiệp hội Các Quốc Gia Đông Nam Á- ASEAN.
Bản phúc trình có tên ‘Một quyền cho tất cả mọi người: quyền tự do tôn giáo & tín ngưỡng tại ASEAN’. Theo thông cáo của USCIRF thì phúc trình mới nêu ra tình trạng về quyền tự do này tại 10 nước thuộc ASEAN.
USCIRF xem xét các biện pháp của khối này và từng quốc gia thuộc khối đối với quyền tự do tôn giáo- tín ngưỡng được nói là một quyền căn bản. Qua xem xét, USCIRF bày tỏ khen ngợi về việc ASEAN đạt được một mức độ nào đó về hợp tác trong khối đa dạng như thế; đồng thời USCIRF cũng nêu ra thực tiễn cần phải cải thiện.
Chủ tịch USCIRF, ông Daniel Mark, phát biểu rằng khối ASEAN tỏ rõ mong muốn trở thành một lực lượng kinh tế, chính trị và văn hóa trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên khối này và từng quốc gia thành viên có trách nhiệm tôn trọng các chuẩn mực về nhân quyền quốc tế, trong đó có việc bảo vệ quyền tự do- tín ngưỡng và các quyền con người liên hệ khác nữa.
Phúc trình mới nhất của USCIRF trong phần về Việt Nam đánh giá chính quyền Hà Nội có tiến hành một số bước để cải thiện điều kiện tự do tôn giáo ở trong nước. Nhiều cá nhân và cộng đồng có thể thực thi quyền này một các tự do, công khai không gặp lo sợ nào.
Theo USCIRF thì nhìn chung, tại Việt Nam, những những tổ chức tôn giáo được nhà nước công nhận phát triển tốt hơn những nhóm chưa được thừa nhận. Tuy vậy, những vi phạm nghiêm trọng về tự do tôn giáo vẫn tiếp diễn, đặc biệt đối với những cộng đồng sắc tộc thiểu số ở khu vực nông thôn của một số tỉnh. Chính quyền Hà Nội hoặc có chỉ thị hoặc cho phép sách nhiễu, phân biệt đối xử với những tổ chức tôn giáo độc lập, không đăng ký.
Còn có sự cách biệt giữa phát biểu của chính quyền Trung ương là cải thiện điều kiện tự do tôn giáo và hành động thực tế đang diễn ra của giới chức địa phương, an ninh, và những nhóm côn đồ có tồ chức tiến hành đe dọa, gây hại thân thể của những tín đồ, phá hoại nơi thờ tự hay tài sản tôn giáo.
USCIRF nêu trong phúc trình rằng chính quyền Việt Nam cũng thường xuyên nhắm đến những cá nhân và nhóm cụ thể bởi vì niềm tin tôn giáo, thành phần dân tộc, sự ủng hộ cho dân chủ- nhân quyền- tự do tôn giáo, mối quan hệ lịch sử với Phương Tây, hoặc mong muốn độc lập không chịu sự kiểm soát của chính quyền cộng sản.
Số này được kể ra gồm Cao Đài Chân Truyền, Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, Phật Giáo Hòa Hảo Thuần Túy, Khmer Krom, người Thượng Tây Nguyên, người H’mong, Pháp Luân Công, đạo Dương Văn Mình.
Một số trường hợp bị sách nhiễu trong suốt năm 2016 được nêu ra như trường hợp bà Trần Thị Hồng, vợ mục sư Nguyễn Công Chính khi tiếp xúc với Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế David Saperstein. Rồi trường hợp hai người Thượng Tây Nguyên sang Đông Timor tham dự một hội nghị về tự do tôn giáo khu vực là mục sư A Dao và bà Y Bet…
USCIRF còn nêu ra là các tổ chức tôn giáo tiếp tục tường trình về những đe dọa bị trục xuất khỏi hay phá hủy cơ sở tôn giáo của họ.
Vụ việc cưỡng chế và san bằng Chùa Liên Trì tại Thủ Thiêm, thành phố Hồ Chí Minh cũng được nêu ra như một điển hình.
Nhận định về Luật Tín Ngưỡng- Tôn Giáo mà Quốc hội Việt Nam thông qua vào ngày 18 tháng 11 năm ngoái và đến đầu sang năm 2018 có hiệu lực, USCIRF cho rằng luật này có một số yếu tố tích cực. Đó là thừa nhận tư cách pháp nhân cho một số tổ chức tôn giáo; rút ngắn thời gian mà các tổ chức tôn giáo phải chờ để được đăng ký; khuyến khích thiết lập các trường học tôn giáo và những cơ sở giáo dục khác; thay đổi biện pháp chuẩn thuận của chính quyền sang biện pháp thông báo đối với một cố hoạt động tôn giáo nào đó.
Trong khi đó thì đối với những tiếng nói chỉ trích thì Luật Tín Ngưỡng- Tôn Giáo của Việt Nam sẽ giới hạn quyền tự do tôn giáo thông qua những yêu cầu đăng ký nặng nề, bó buộc; đồng thời cho phép chính quyền can thiệp quá mức vào đời sống tôn giáo. Thực tế thì những cải thiện khiêm tốn trong Luật Tín Ngưỡng- Tôn Giáo chủ yếu làm lợi cho những tổ chức tôn giáo được cho đăng lý, được nhà nước công nhận.
Trong Luật Tín Ngưỡng- Tôn Giáo của Việt Nam còn có qui định mơ hồ về an ninh quốc gia mà giới cổ xúy cho nhân quyền và những cộng đồng tôn giáo quan ngại sẽ được sử dụng để diễn giải nhằm hạn chế các quyền tự do; đặc biệt ở cấp địa phương.
USCIRF cho rằng nhìn chung chính quyền Việt Nam đàn áp bất cứ ai thách thức quyền hành của họ, trong đó có những luật sư, bloggers, các nhà hoạt động, xã hội dân sự, và các tổ chức tôn giáo.
Thủ tướng VN gặp Đại sứ Đức ở Cần Thơ
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp với Đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam, ông Christian Berger bên lề một hội nghị về biến đổi khí hậu ở Cần Thơ, theo truyền thông nhà nước.
Tại cuộc tiếp xúc này, người đứng đầu Chính phủ Việt Nam khẳng định Việt Nam “luôn coi Đức là đối tác tin cậy, quan trọng hàng đầu ở châu Âu” của Việt Nam, trong khi Đại sứ Christian Berger bày tỏ mong muốn Chính phủ hai nước “tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác, hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn” cho nhân dân hai nước, vẫn theo truyền thông Việt Nam.
Tin này được đăng tải rộng rãi ở Việt Nam sau khi Đức tuyên bố tạm ngưng quan hệ đối tác chiến lược với Hà Nội vì Đức cho là an ninh Việt Nam “bắt cóc” người ở Berlin.
Hôm 27/9/2017, báo mạng VnExpress của Việt Nam đưa tin về cuộc tiếp xúc này, cho hay:
“Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh và đánh giá cao Đại sứ tham dự Hội nghị, thể hiện sự quan tâm của Chính phủ Đức đối với tiến trình phát triển bền vững của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Đức – Việt tiếp xúc sau sự cố ngoại giao
Về việc Đức trục xuất nhà ngoại giao thứ hai của VN
Tiền lệ ‘đáng tiếc, đau đớn, chưa từng có’
Việt Nam luôn coi Đức là đối tác tin cậy, quan trọng hàng đầu ở châu Âu và mong muốn hai bên cần thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc nhằm tăng cường quan hệ tin cậy lẫn nhau, đưa quan hệ hai nước tiếp tục phát triển sâu rộng, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực trong thời gian tớiThủ tướng VN Nguyễn Xuân Phúc
“Qua Đại sứ, Thủ tướng trân trọng gửi lời chúc mừng Thủ tướng Angela Merkel và Liên minh Dân chủ Cơ Đốc giáo do bà lãnh đạo giành thắng lợi tại cuộc bầu cử Quốc hội Đức nhiệm kỳ 2017-2021.”
Vẫn theo tờ báo mạng này, Thủ tướng Phúc cũng gửi lời cảm ơn tới bà Angela Merkel đã mời Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm G20 hồi tháng 7/2017 và cho rằng kết quả tốt đẹp của Hội nghị G20 đã “giúp tạo sự kết nối giữa G20 và APEC” đặc biệt trong phối hợp thúc đẩy thương mại tự do toàn cầu.
Thủ tướng Việt Nam ‘bày tỏ mong muốn’ Chính phủ Đức tiếp tục hỗ trợ Đồng bằng Sông Cửu Long lập quy hoạch phát triển phù hợp với thế mạnh của địa phương, ông được dẫn lời nói:
“Chính phủ Việt Nam cảm ơn sự hợp tác và hỗ trợ hiệu quả của Chính phủ Đức và cho biết, các chương trình hỗ trợ này đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam, đặc biệt trên các lĩnh vực đào tạo nghề, năng lượng, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.”
Đánh giá cao nước Đức
Cũng hôm thứ Tư, báo Thế giới & Việt Nam, trực thuộc Bộ Ngoại giao nước này, đưa tin về diễn biến, dẫn ý kiến của Thủ tướng Phúc trong cuộc gặp với Đại sứ Berger, cho rằng:
“[Việt Nam] đánh giá cao sự hợp tác hiệu quả giữa hai nước trong khuôn khổ Đối tác chiến lược thời gian qua, Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn coi Đức là đối tác tin cậy, quan trọng hàng đầu ở châu Âu và mong muốn hai bên cần thường xuyên gặp gỡ, tiếp xúc nhằm tăng cường quan hệ tin cậy lẫn nhau, đưa quan hệ hai nước tiếp tục phát triển sâu rộng, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực trong thời gian tới.
“Đại sứ Christian Berger trân trọng cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian tiếp, bày tỏ vui mừng được tham dự Hội nghị về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu và cho biết sẽ tích cực làm việc với các cơ quan liên quan của Việt Nam để đẩy mạnh tiến trình hợp tác về vấn đề này. Đại sứ cũng mong muốn Chính phủ hai nước tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác, hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn cho nhân dân hai nước.
Việc tạm dừng mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước không ảnh hưởng đến việc cấp thị thực tại các cơ quan đại diện ngoại giao của Đức tại Việt NamThông báo của ĐSQ Đức tại VN
“Đánh giá cao ý nghĩa và tầm quan trọng của Hội nghị, Đại sứ Christian Berger hy vọng, Hội nghị lần này sẽ đưa ra những quan điểm hợp tác phát triển thiết thực giữa Việt Nam với các quốc gia, đối tác phát triển trong đó có CHLB Đức, qua đó góp phần biến các thách thức của biến đổi khí hậu trở thành cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai,” báo Thế giới & Việt Nam tường trình.
Vẫn tờ báo trực thuộc Bộ Ngoại giao của Việt Nam hôm thứ Tư cho biết tin, cùng ngày 27/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp các đại sứ của nhiều nước khác tại Hội nghị trên trong một mục tin đưa chung, tờ báo cho hay:
“Bên lề Hội nghị về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu, sáng 27/9, tại TP. Cần Thơ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Đại sứ Thụy Điển, Đại sứ Australia và Công sứ Nhật Bản.”
Hôm 27/9, trong một diễn biến khác, Đại sứ quán CHLB Đức tại Việt Nam có thông báo về “Thông tin về xin thị thực tại các cơ quan đại diện ngoại giao của Đức tại Việt Nam” và cho hay:
“Hiện nay các cơ quan đại diện ngoại giao của CHLB Đức tại Việt Nam đang nhận được rất nhiều các câu hỏi liên quan đến thông tin đang được lan truyền trên các trang mạng xã hội Việt Nam đề cập đến việc Đức ngừng cấp thị thực cho các đoàn doanh nghiệp, các đoàn chính phủ và sinh viên Việt Nam.
“Các cơ quan đại diện ngoại giao của CHLB Đức tại Việt Nam khẳng định các thông tin này hoàn toàn không đúng với sự thật.
“Việc tạm dừng mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước không ảnh hưởng đến việc cấp thị thực tại các cơ quan đại diện ngoại giao của Đức tại Việt Nam. Hiện tại do nhu cầu đăng ký lịch hẹn cao nên thời gian chờ đợi đối với các mục đích nộp hồ sơ có thể kéo dài hàng tuần. Vì vậy đề nghị Quý vị lên kế hoạch sớm cho chuyến đi của mình và đặt lịch hẹn kịp thời thông qua Đại sứ quán Đức hoặc Tổng lãnh sự quán Đức tại Tp. Hồ Chí Minh.”
Thông tin này bác bỏ một số thông tin trên mạng xã hội cho rằng đã có việc Đức ngừng cấp thị thực cho các đoàn doanh nghiệp, chính phủ và sinh viên Việt Nam, sau khi Đức tạm ngừng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.
Đặc biệt, khác thường?
Trước đó, hôm thứ Ba, truyền thông Việt Nam cho hay Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã có một cuộc tiếp xúc nhà ngoại giao Đức để bàn về ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu, nhưng không rõ hai bên có nói về rạn nứt ngoại giao hiện nay hay không.
Sáng 26/9, ông Vương Đình Huệ tiếp bà Lucia Bergfeld, Bí thư thứ Nhất, Tham tán phát triển của Đại sứ quán Đức tại Việt Nam bên lề một hội nghị ở Cần Thơ.
Cùng có mặt tại buổi gặp có ông Jasper Abramowski-Giám đốc Tổ chức Hợp tác phát triển (GIZ) tại Việt Nam và ông Dirk Pauschert-Giám đốc chương trình của GIZ.
Dự án hợp tác Đức – Việt ở đây đã được chính phủ Đức duyệt và thực hiện từ lâu, nên họ sẽ làm tiếp. Chỉ có những gì sau ngày 22/9 [ngày Đức tuyên bố ngưng quan hệ đối tác chiến lược] sẽ bị ảnh hưởngMột nguồn tin nói với BBC
Theo báo Pháp luật TP.HCM, Phó Thủ tướng Việt Nam gửi lời chúc mừng Đức “vừa tổ chức thành công cuộc bầu cử Thủ tướng”, và cảm ơn “đóng góp, hỗ trợ” của Đức dành cho Việt Nam từ thập niên 1990 đến nay.
Đức trục xuất thêm một nhà ngoại giao VN
Việt Nam và hai bài học quá đắt
Bắt Trịnh Xuân Thanh ‘phải có thời gian’
EU-VN: Thương mại, nhân quyền và Trịnh Xuân Thanh
Ông Vương Đình Huệ đề cập vấn đề bảo vệ môi trường, ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu ở Đồng bằng Sông Cửu Long, trong khuôn khổ hội nghị về chuyển đổi mô hình phát triển bền vững cho vùng này.
Hôm 22/9, Đức tuyên bố “tạm ngưng quan hệ đối tác chiến lược” với Việt Nam vì cáo buộc Việt Nam đã tiến hành vụ “bắt cóc” và đưa ông Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam.
Kể từ hôm đó, truyền thông Việt Nam hoàn toàn im lặng không tường thuật diễn biến này.
Bộ Ngoại giao Đức cũng công bố họ trục xuất thêm một nhà ngoại giao Việt Nam để trả đũa Hà Nội vì vụ “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh.
Một nguồn tin đưa ra lời bình luận với BBC cho rằng một Phó Thủ tướng của Việt Nam, lại là Ủy viên Bộ Chính trị, gặp Bí thư của một Tòa Đại sứ là điều đặc biệt, khác thường.
Nguồn này cũng đưa ra nhận xét cho rằng “đây chỉ là cuộc gặp bên lề một Hội nghị về sông Mekong được tổ chức ở Cần Thơ với sự tham dự của 18 tổ chức quốc tế”, mà không riêng gì đại diện của Đức.
“Dự án hợp tác Đức – Việt ở đây đã được chính phủ Đức duyệt và thực hiện từ lâu, nên họ sẽ làm tiếp. Chỉ có những gì sau ngày 22/9 [ngày Đức tuyên bố ngưng quan hệ đối tác chiến lược] sẽ bị ảnh hưởng,” nguồn tin không muốn tiết lộ danh tính này nói thêm với BBC.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41416272
Phát triển kinh tế cần gắn liền với cải cách tư pháp?
LS Ngô Ngọc TraiGửi cho BBC từ Hà Nội
Vài tháng trước, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân, theo đó các doanh nghiệp dân doanh được coi trọng và được hy vọng sẽ tạo ra động lực mới cho nền kinh tế.
Mới đây Bộ Công Thương đã có một động thái mạnh mẽ, cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh giúp cởi trói cho doanh nghiệp. Đây được xem là con số điều kiện kinh doanh được cắt giảm lớn chưa từng có trong lịch sử ngành Công Thương và chiếm tới 55% tổng số các điều kiện đầu tư kinh doanh.
Những điều đó cho thấy vấn đề phát triển kinh tế đang là mối quan tâm ưu tiên lớn nhất của Trung ương Đảng và Chính phủ hiện nay.
Việt Nam lên hạng cạnh tranh toàn cầu
Hơn 2.000 tiểu thương chợ An Đông bãi thị
Luật sư bảo vệ Mẹ Nấm sẽ bị xử nặng?
Nhưng có ý kiến lo ngại rằng các điều kiện kinh doanh rồi sẽ quay trở lại và sinh sôi nảy nở theo một hình dạng khác, sẽ lại gây khó khăn cho doanh nghiệp. Khi đó sự quyết tâm của Chính phủ hiện tại liệu có đủ để ngăn chặn sự quay trở lại của các điều kiện kinh doanh trong tương lai?
Bộ Công Thương đã có quyết tâm như thế, còn các bộ khác thì sao?
Là cơ quan quản lý ngành, liệu các điều kiện kinh doanh do các bộ khác đưa ra đã đúng đắn hợp lý hết chưa?
Nếu còn những thủ tục có thể cắt giảm thì tại sao các bộ đó không có quyết tâm thực hiện?
Làm thế nào để thúc ép chế tài buộc các bộ phải xóa bỏ những điều kiện kinh doanh vô lý và ngăn chặn hiệu quả sự trở lại của những điều kiện kinh doanh?
Nhìn sang tư pháp
Những điều kiện kinh doanh này là sản phẩm của bộ máy hành chính quan liêu, do các bộ ngành thuộc Chính phủ ban hành trong quá trình thực hiện công tác quản lý. Chúng không phải do Quốc hội ban hành, ấn định trong các văn bản luật.
Những cơ chế kiểm soát trong nội bộ bộ máy Chính phủ đã không đủ khả năng kiểm soát lòng tham của bộ máy quan liêu.
Cho tới nay, thực tiễn cho thấy cần có cơ chế kiểm soát đối trọng từ bên ngoài để ngăn chặn các hành vi nhũng nhiễu doanh nghiệp.
EU-VN: Thương mại, nhân quyền và Trịnh Xuân Thanh
TBT Trọng ‘không chỉ muốn chống tham nhũng’
Vụ xử OceanBank: Các bị cáo ‘nói lời cuối’
Có một vấn đề là lâu nay nhiều cơ quan hành pháp được quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đưa ra những quy định ngoài luật mà doanh nghiệp vẫn buộc phải chấp hành.
Thẩm quyền như thế cộng với thói quan liêu tham nhũng đã sản sinh ra các giấy phép con, đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện nếu muốn hoạt động, và đó là cách để bộ máy quan liêu kiếm chác.
Nền tư pháp lâu nay có vị thế yếu kém, đóng góp ít ỏi cho công cuộc quản trị quốc gia. Trước sự sinh sôi nảy nở của các điều kiện kinh doanh và giấy phép con, hệ thống tòa án đã không thể làm gì để ngăn chặn.
Tôi cho rằng điều này cần phải thay đổi. Đã đến lúc cần phải có một bộ máy tư pháp lớn quyền hoạt động hiệu quả để ngăn chặn sự lạm quyền tiêu cực của bộ máy hành chính quan liêu.
Nếu tòa án được trao quyền tuyên xử một văn bản quy phạm pháp luật là vô hiệu và buộc cơ quan ban hành gây thiệt hại phải bồi thường, thì điều này sẽ buộc các bộ phải nâng cao chất lượng của các hoạt động, và các giấy phép con ngoài luật sẽ không có cơ hội để tồn tại.Tòa Hiến pháp (hình minh họa:
Ở các nước có nền tư pháp tiến bộ, họ có Tòa án Hiến pháp là nơi xét xử các vụ kiện tuyên xử một văn bản pháp luật vô hiệu do vi hiến. Hoặc họ có các tòa án tuyên xử một văn bản của Chính phủ là vô hiệu theo pháp luật.
Ở Việt Nam chưa có Tòa án Hiến pháp như thế, nên tòa án hiện tại không có quyền tuyên xử một văn bản luật do Quốc hội ban hành là trái Hiến pháp.
Vậy còn các văn bản do Chính phủ ban hành trái luật thì sao?
Hiện tại Việt Nam có một hệ thống tòa án hành chính có thẩm quyền xét xử các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước bị cho là trái luật.
Nhưng Tòa án Hành chính lại yếu quyền khi không được trao quyền xét xử đối với các văn bản như thông tư của một bộ, thông tư liên tịch của nhiều bộ phối hợp ban hành và các văn bản quyết định của Thủ tướng và các phó thủ tướng, mặc dù các văn bản do các chủ thể này ban hành nhiều khi trái luật hoặc nằm ngoài văn bản luật.
Điều đó cho thấy quyền hạn yếu kém của tòa án Việt Nam: chưa có tòa án hiến pháp để xử lý những hành vi trái Hiến pháp, cũng chưa cho phép tòa án được xử lý các văn bản do Chính phủ ban hành bị cho là trái luật.
Vì không bị chế tài, nên các bộ mới lạm quyền ban hành thông tư, đưa ra đủ loại điều kiện kinh doanh và giấy phép con mà người dân và doanh nghiệp không làm gì được.
Kinh tế cần gắn với tư pháp
Trên đây chỉ là một ví dụ trong một phạm vi cụ thể xung quanh việc xử lý các điều kiện kinh doanh và giấy phép con cho thấy vai trò của tư pháp có thể giúp ích kiến tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế.
Nền tư pháp có thể giúp ích rất nhiều cho phát triển kinh tế nhưng không phải với vai trò và quyền hạn như nó đang có trong hiện tại.
Ở các nước theo mô hình tam quyền phân lập, tòa án là thiết chế tư pháp lớn quyền là một trong ba trụ cột quốc gia, cùng với Chính phủ thực hiện quyền hành pháp và Quốc hội thực hiện quyền lập pháp.
Ở Việt Nam không theo mô hình tam quyền phân lập, nền tư pháp giữ vị trí yếu kém khiến nó kém đóng góp cho quản trị quốc gia.
Năm 2013, Hiến pháp mới được ban hành đã ghi nhận một nét mới là tòa án thực hiện quyền tư pháp, bên cạnh Quốc hội thực hiện quyền lập pháp và Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, điều này là một sự nâng tầm trên giấy cho tư pháp cân xứng với lập pháp và hành pháp.
Thực tế cho đến nay chẳng có diễn biến nào cho thấy tòa án được nâng cao vị thế quyền hạn cho tương xứng với vai trò mới được ghi nhận theo Hiến pháp.
Nay đứng trước yêu cầu về phát triển kinh tế, tháo bỏ ngăn chặn những điều kiện kinh doanh là rào cản khó khăn cho doanh nghiệp, đã đến lúc các ban ngành cần nhận ra vai trò lớn hơn của tòa án.
Các ban ngành cần xóa bỏ nhận thức coi tòa án cũng như nhà nước và pháp luật nói chung đều chỉ là công cụ của giai cấp thống trị, mà từ nhận thức này nhiều ban ngành đã tự đặt mình nằm trên và nằm ngoài chế tài pháp luật.
Tựu chung lại, tôi cho rằng ở Việt Nam hiện nay, muốn kiến tạo môi trường pháp lý thân thiện thuận lợi cho phát triển kinh tế thì cần phải gắn chặt với những cải cách về tư pháp.
Bài thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, hiện đang sống tại Hà Nội.
http://www.bbc.com/vietnamese/forum-41407254
Quan chức VN đi thanh tra ‘mất gần 400 triệu đồng’
Phó cục trưởng cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường bị mất 385 triệu đồng tại khách sạn trong lúc đi thanh tra tỉnh Long An.
Theo truyền thông Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Quang, quan chức của Tổng cục Môi trường – Bộ Tài nguyên Môi trường, thông báo với chủ khách sạn là bị mất trộm.
Số tiền lớn đang gây ồn ào trong dư luận ở Việt Nam.
‘Chúng ta không thể ứng xử như vô can’
Công an VN bắt thêm lãnh đạo PetroVietnam
Một lãnh đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường nói với báo Dân Trí rằng đã yêu cầu ông Quang báo cáo sự việc.
Trong khi đó, ông Quang nói với báo chí tại Việt Nam rằng đây chỉ là tiền ông đem theo để làm việc riêng cho gia đình chứ không phải như thông tin trên mạng là của doanh nghiệp.
Vào năm 2006, truyền thông Việt Nam từng đưa tin Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Lâm bỏ quên tại sân bay Nội Bài một chiếc cặp số màu đen, trong đó chứa nhiều phong bì đựng tiền USD.
Trong số các phong bì có cái ghi tên một số UBND tỉnh, ban quản lý dự án.
Đến tháng Bảy năm đó, ông Nguyễn Văn Lâm từ chức và nhận “khuyết điểm” vì nhận phong bì của nhiều cơ quan.
Chưa rõ liệu giới chức sẽ điều tra nguồn gốc số tiền của ông Nguyễn Xuân Quang hay không.
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41405529
Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng: công tác cán bộ (phần 2)
David Tran Hieu
Khi viết bài Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng: công tác cán bộ (phần 1) – đề cập tới việc bổ nhiệm sai nguyên tắc của ông Đinh La Thăng đối với ông Nguyễn Đình Việt vào vị trí Cục phó Cục Hàng hải Việt Nam, cũng như các bài viết tiếp theo đây, nhóm điều tra độc lập và tác giả chỉ mong muốn cung cấp những thông tin và tư liệu chân thực nhất tới quý bạn đọc, mà không hề có ý định chỉ trích hay nói xấu bất cứ tổ chức, cá nhân nào. Việc nhận định hay đánh giá ra sao là quyền của bạn đọc.
Lần này, tác giả tiếp tục cung cấp thêm thông tin tới bạn đọc về di sản công tác cán bộ (phần 2) mà Tư lệnh Đinh La Thăng đã để lại, liên quan đến một Nguyễn Xuân…trẻ tuổi, dòng dõi trâm anh thế phiệt, vị này không phải Nguyễn Xuân Sơn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hay Nguyễn Xuân Anh của Đà Nẵng.
***
Ngày 02/3/2016, các nhật báo lớn trong hệ thống truyền thông của Việt Nam đồng loạt đăng tin một cán bộ trẻ tuổi được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, ( http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/thu-ky-bo-truong-thang-lam-pho-tong-cuc-truong-duong-bo-292002.html ), một chức vụ có thể nói là rất quan trọng trong ngạch quản lý của Bộ Giao thông -Vận tải, cao hơn Vụ trưởng và dưới Thứ trưởng, nhân vật tuổi trẻ tài cao này là ai vậy?!
Đó là ông Nguyễn Xuân Ảnh sinh ngày 20/2/1983, quê huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, thư ký của Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng.
Ông Nguyễn Xuân Ảnh là em trai của ông Nguyễn Xuân Anh – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy thành phố Đà Nẵng, người vừa bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ đã mắc sai phạm trong kê khai, sử dụng bằng cấp không đúng quy định, thiếu trung thực, vi phạm tiêu chuẩn cấp ủy viên và quy định những điều đảng viên không được làm, ông Nguyễn Xuân Anh còn thiếu gương mẫu trong việc nhận, sử dụng xe ô tô do doanh nghiệp biếu, tặng và sử dụng 2 nhà ở của doanh nghiệp, gây dư luận xấu trong xã hội.
Ông Nguyễn Xuân Anh là con trưởng và ông Nguyễn Xuân Ảnh là con thứ của ông Nguyễn Văn Chi, cựu Ủy viên Bộ Chính trị – Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa IX, X (từ năm 2003 đến tháng 1/2011) , một trong những cơ quan quyền lực nhất trong bộ máy tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tháng 12/2008, từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, ông Xuân Ảnh chuyển về Tổng công ty thăm dò khai thác dầu khí thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, tạm làm chuyên viên cho tới tháng 5/2009, sau đó được Tư lệnh Dầu khí lúc đó là ông Đinh La Thăng đưa về Tập đoàn và bổ nhiệm Phó Chánh văn phòng – Trợ lý Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (trợ lý cho ông Đinh La Thăng) khi vừa 26 tuổi.
Thăng tiến thần tốc của Xuân Ảnh không dừng ở đó, khi Tư lệnh Dầu khí Đinh La Thăng có quyết định của Trung ương điều về làm Tư lệnh Giao thông-Vận tải vào tháng 8/2011 cũng là lúc Xuân Anh được nhanh chóng tráng men qua vị trí khác, có lẽ để có kinh nghiệm thêm phong phú, bổ sung cho một hồ sơ đẹp hơn.
Từ tháng 8/2011, thực tế Nguyễn Xuân Ảnh đã sang văn phòng của Bộ GTVT ngồi làm Thư ký cho ông Đinh La Thăng ngày từ khi ông Thăng được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Giao thông –Vận tải, nhưng Nguyễn Xuân Ảnh nhưng vẫn được Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC: nơi mà Trịnh Xuân Thanh và Vũ Đức Thuận, cánh tay mặt và cánh tay trái của Tư lệnh Đinh La Thăng, là tổng chỉ huy ở doanh nghiệp tỷ đô – một tổng công ty thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam), bổ nhiệm ngay làm Phó Tổng Giám đốc.
“Quy trình bổ nhiệm thần tốc” mà Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí (PVC) Trịnh Xuân Thanh dành cho Nguyễn Xuân Ảnh ra sao: căn cứ Quyết định số 1358-NQ/ĐU ngày 12/9/2011 của Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng công ty, Nghị quyết số 892/NQ-XLDK ngày 12/9/2011 của Hội đồng quản trị Tổng công ty CP Xây lắp Dầu khí, và quyết định bổ nhiệm Nguyễn Xuân Ảnh làm Phó Tổng Giám đốc cũng được ký ngày 12/9/2011. Tất cả các cuộc họp, quyết định của Ban Thường vụ, nghị quyết của HĐQT và quyết định bổ nhiệm cho Nguyễn Xuân Ảnh đều trong cùng một ngày 12/9/2011, quả thực là “đại thần tốc” !
Chỉ tráng men thôi, nên từ giữa tháng 10/2011, tức là đúng 01 tháng sau, Xuân Ảnh đã được làm ngay quy trình để ngày 01/11/2011 bằng quyết định 952/QĐ-XLDK, Xuân Ảnh đã được Chủ tịch PVC Trịnh Xuân Thanh ký quyết định đưa về Bộ GTVT.
Quy trình cho Xuân Ảnh đến Tổng công ty PVC của Trịnh Xuân Thanh – Vũ Đức Thuận thần tốc thế nào thì quy trình cho Xuân Ảnh đi sang Bộ GTVT của Tư lệnh Đinh La Thăng cũng thần tốc không kém! Các quy trình lại cũng được làm hết sức khẩn trương với “tinh thần trách nhiệm” rất cao. Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng công ty (PVC) có Nghị quyết số 1445-NQ/ĐU ngày 14/10/2011 và HĐQT Tổng công ty (PVC) – chỉ sau 02 ngày làm việc, ngày 18/10/2011 đã ra Nghị quyết số 907/NQ-XLDK. Nói Trịnh Xuân Thanh làm quy trình thần tốc cho Xuân Ảnh chỉ sau 02 ngày làm việc là không sai vì ngày 14/10/2011 là thứ 6 và ngày 18/10/2011 là thứ 3 của tuần kế tiếp! Còn ngày lấy dấu quyết đinh (01/11/2011) chỉ là biện pháp “kỹ thuật” thôi, để người ngoài trông vào thấy Xuân Ảnh ở Tổng công ty PVC “những ba tháng” (tháng 9, 10, 11) chứ không phải chỉ tròn 01 tháng.
Như vậy, Nguyễn Xuân Ảnh đã được Trịnh Xuân Thanh bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty PVC giữa tháng 9/2011 và đúng 01 tháng sau đã làm quy trình để chuyển sang Bộ GTVT của Tư lệnh Đinh La Thăng. Nếu tất cả các công việc vì người dân mà được các cơ quan học theo Tổng công ty PVC xử lý như đã làm cho Nguyễn Xuân Ảnh thế này thì dân thật sự may mắn, hạnh phúc biết bao!
Chân ướt chân ráo, sau khi về Bộ GTVT đúng 01 tháng, vào tháng 12/2011 Nguyễn Xuân Ảnh lúc này 28 tuổi, được bổ nhiệm Phó Chánh văn phòng Bộ GTVT kiêm Thư ký cho Bộ trưởng GTVT, tức Tư lệnh Đinh La Thăng. Mọi việc thật thuận lợi và quy trình cũng thật “chặt chẽ” ?!
Song, dù Xuân Ảnh đã làm Trợ lý Chủ tich Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), hay Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty PVC trực thuộc Tập đoàn, thì cũng không phải là công chức, vì vậy việc bổ nhiệm Nguyễn Xuân Ảnh, vào thời điểm đó, giữ chức Phó Chánh văn phòng Bộ Giao thông Vận tải là sai với quy định bổ nhiệm cán bộ cấp Vụ (Cục) của Bộ Nội vụ, cũng như của chính Bộ GTVT: cán bộ được bổ nhiệm trước hết phải là công chức !
33 tuổi, Nguyễn Xuân Ảnh về Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, tuy Ảnh không có chút chuyên môn về đường bộ, nhưng lại là nơi có quyền và tiền. Rồi lọt vào danh sách quy hoạch Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, chẳng mấy chốc Xuân Ảnh được nâng đỡ cất cánh bay cao. Những bước thăng tiến thần tốc ấy, nếu Nguyễn Xuân Ảnh không có chỉ đạo “đầy trách nhiệm” của Tư lệnh Đinh La Thăng – người từng có nhiều ân huệ với cựu Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương – thân phụ của Xuân Anh, Xuân Ảnh… thì các các chàng đồng niên với Xuân Anh “không 5C cũng chẳng tứ ệ”, hãy cứ “…con sãi ở chùa lại quét lá đa” mà thôi !
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
http://www.rfa.org/vietnamese/news/ReadersOpinions/dinh-la-thang-legacy-09272017100015.html
VN nhờ nước ngoài giúp ứng phó
tại đồng bằng sông Cửu Long
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ đại diện ngoại giao của một số nước bên lề Hội nghị về Phát triển Bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long diễn ra từ ngày 25 đến 27 tháng Chín, tại thành phố Cần Thơ.
Trong các cuộc gặp, người đứng đầu chính phủ Hà Nội kêu gọi các nước hỗ trợ Việt Nam trong công tác ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.
Đáp lại đại diện các quốc gia gồm Đại sứ Thụy Điển, Úc, Đức và Công sứ Nhật Bản đều nói với Thủ tướng Việt Nam rằng họ sẽ tích cực ủng hộ Việt Nam trong công tác được yêu cầu.
Cụ thể Thụy Điện phê chuẩn một khoản viện trợ 5 triệu Đô la Mỹ cho Ủy ban sông Mekong, Úc sẽ tiếp tục cung cấp viện trợ phát triển cho Việt Nam, còn Nhật Bản hứa sẽ hỗ trợ cho Việt Nam tổ chức Hội nghị thượng đỉnh các quốc gia châu Á Thái Bình Dương, APEC, vào tháng 11 tới đây.
Trong cuộc gặp gỡ với vị Đại sứ Đức, ông Christian Berger, thủ tướng chính phủ Việt Nam, ông Nguyễn Xuân Phúc gửi lời chúc mừng đến người tương nhiệm Đức, bà Angela Merkel, người vừa thắng cử giành thêm một nhiệm kỳ thủ tướng nữa tại Đức. Ông cũng cảm ơn chính phủ Đức đã mời ông đến dự hội nghị các nước công nghiệp phát triển G20 ở Đức hồi tháng Bảy vừa qua.
Thủ tướng Việt Nam nói với nhà ngoại giao Đức rằng ông hy vọng nước Đức sẽ tiếp tục hỗ trợ vùng Đồng bằng Sông Cửu Long lập qui hoạch để phát triển kinh tế.
Đáp lời ông Đại sứ Đức nói rằng ông mong muốn chính phủ hai nước tiếp tục đẩy mạnh quan hệ giữa hai nước.
Xe ben vào đường dân sinh gây ô nhiễm
Xe cày nát đường nhiều năm qua
Người dân ấp Tân Cang, xã Phước Tân, TP Biên Hòa, Đồng Nai vừa qua phải làm rào chắn chặn xe tải chở đá qua đường dân sinh. Lý do vì những xe tải này gây ô nhiễm cho dân chúng địa phương.
Đường Đinh Quang Ân thuộc xã Phước Tân, nhiều năm qua bị xe tải chở đá cày nát, hàng loạt vụ tai nạn giao thông đã xảy ra, người dân đã nhiều lần chặn xe để phản đối.
Ngoài ra, những xe tải này còn gây ra ô nhiễm khói, bụi tác động đến sức khỏe người dân địa phương:
Bụi ghê lắm. Bàn bán như vậy nè, nó bám vô. Mình bán mình phải lau chùi. Đi qua tạt vô cái là đầy nhà đầy cửa hết trơn. Có tưới đường mà tưới qua cũng như không.
– Người dân
“Đây nó bụi ghê lắm. Bàn bán như vậy nè, nó bám vô. Mình bán mình phải lau chùi. Đi qua tạt vô cái là đầy nhà đầy cửa hết trơn. Có tưới đường mà tưới qua cũng như không à chú ơi!”
Thực tế ghi nhận cây cối ven đường bám đầy bụi; từ đó có thể nói người dân địa phương phải hằng ngày hít thở lượng khói bụi do xe ben chở đá gây nên.
Để phản đối, người dân nơi đây nhiều lần lập rào cản bằng thùng phuy, treo băng rôn chặn không cho các xe ben chạy qua đường dân sinh.
Một người dân cho biết lại tình hình thực tế ở ấp Tân Cang nơi người này sinh sống lâu nay:
“Hồi xưa con đường rất nhỏ, xe bò đi thôi. Nhưng mà sau này mở rông ra hai bên là đất của người dân đóng góp. Đất của nhân dân hiến, bỏ ra để mở con đường rộng phát triển nông thôn.”
Xe tải chở đá qua đường dân sinh ở ấp Tân Cang, xã Phước Tân, TP Biên Hòa, Đồng Nai gây ô nhiễm, hư đường. RFA PHOTO
Sau lần phản đối mới nhất của người dân, vào ngày 19/9 vừa qua, đại diện chính quyền là Ông Nguyễn Tấn Long – Phó chủ tịch UBND TP Biên Hòa đã xuống làm việc với người dân. Ông này cũng đã yêu cầu các cơ quan có liên quan giải quyết vụ việc. Nhưng theo phản ánh của người dân. Chính quyền đã không tôn trọng người dân đúng mức, giải quyết vấn đề không được rõ rang khiến người dân không hài long:
“Ông Long – là phó chủ tịch, xuống làm việc với dân. Cũng là thống nhất là con đường này sẽ trả lại cho dân không cho các xe từ mỏ đá đi ra đường Đinh Quang Ân này nữa. Nhưng mà hôm nay gửi văn bản này thì cũng nói chung chung không có thời gian, không có thời hạn nào cả. Chỉ nói vậy thôi chứ thực chưa có cái gì chính xác.”
Chính quyền bất nhất
Trong khi đại diện thành phố Biên Hòa có hứa hẹn như thế; nhưng theo phản ánh của người dân địa phương thì công an xã lại đe dọa sẽ cưỡng chế các vật cản và băng rộn phản đối của dân chúng đối với việc xe ben chở đá đi qua đường dân sinh của họ.
Hành xử của công an xã mà theo người dân là hù dọa như thế khiến họ thêm bất bình:
“Hù dọa là vô cưỡng chế ba cái băng rôn này. Ai cưỡng chế thì cưỡng chế, tui cho cưỡng chế. Tui đâu có cản đâu. Người nào cưỡng chế được mời vô cưỡng chế. Công an xã hù nếu không là tui vô cưỡng chế.”
Những người dân ở ấp Tân Cang mà chúng tôi tiếp xúc nói rõ họ không yêu cầu điều gì sai trái, chỉ muốn các xí nghiệp khai thác đá hãy dùng con đường vận tải của riêng họ; trả lại con đường dân sinh vì bao năm qua người dân đã thông cảm hết mức. Họ cho biết mong muốn:
Mỏ đá có đường chuyên dùng của nó. Thì giờ người dân chỉ mong muốn là khi đã có đường chuyên dùng thì các xe trở về đường chuyên dùng.
– Người dân
“Mỏ đá có đường chuyên dùng của nó. Thì giờ người dân chỉ mong muốn là khi đã có đường chuyên dùng thì các xe trở về đường chuyên dùng. Chứ không ảnh hưởng gì đến người dân nữa. Người dân ta mong muốn vậy thôi. Bao nhiêu năm rồi đó giờ chưa có đường á, thì người dân thông cảm. Nhưng mà khi đã có đường chuyên dùng rồi thì trả lại đường dân sinh cho dân thôi.”
Theo trình bày của người dân thì vấn đề diễn ra 6,7 năm nay rồi nên chính quyền nên giải quyết dứt điểm để dân được yên long:
“Xử lý vấn đề vệ sinh môi trường, đèn đường cho dân. Bây giờ thì mới nói ra. Phải không? Mới quan tâm. Thì để cái chuyện nó như thế nào rồi bây giờ mới quan tâm tới. Còn gì nữa? Nó muộn quá rồi! Đâu còn gì nữa hay.”
Theo ghi nhận thì sau 2 năm thi công, đường chuyên dụng dành cho xe chở đá từ mỏ đá Tân Cang ra Quốc lộ 51 được đưa vào sử dụng kể từ ngày 15 tháng 9 vừa qua.
Thực trạng xe ben chở đá gây ô nhiễm tại ấp Tân Cang, xã Phước Tân, thành phố Biên Hòa có thể nói tương tự như một số vụ việc khác tại nhiều địa phương trên cả nước; khi mà cơ quan chức năng phớt lờ yêu cầu chính đáng của người dân trước hoạt động gây ô nhiễm của doanh nghiệp.
http://www.rfa.org/vietnamese/news/reportfromvn/vttvn092517-09252017114620.html
Việt Nam gánh nợ công nuôi Đảng ủy
Lãnh đạo Cộng sản Việt Nam thất bại trong việc kìm giữ thâm hụt ngân sách do chính phủ quản lý kém hiệu quả và quá lãng phí.
Theo trang Asia Times, người dân cáo buộc chính phủ tăng thuế môi trường bất hợp lý, vì họ tin rằng ý đồ của chính phủ là giảm thâm hụt ngân sách chứ không phải giúp bảo vệ môi trường. Điều này tăng đôi gánh nặng trên vai người nộp thuế, khiến họ ta thán đó là “một cổ hai tròng.”
Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), với bốn triệu đảng viên đang là một gánh nặng rất lớn đối với ngân sách quốc gia, vì chính phủ phải có đủ tiền chi trả cho nhân viên, văn phòng và các hoạt động của họ, theo Asia Times.
Theo thống kê chính thức của Bộ Tài chính, Chính phủ đã cấp tổng cộng 11.800 tỷ đồng cho Văn phòng Trung ương ĐCSVN giai đoạn 2006-2015 (trừ năm 2009, vì thiếu số liệu), hơn cả ngân sách cấp cho Văn phòng Quốc Hội (9.100 tỷ đồng), Văn phòng Chính phủ (6.000 tỷ đồng), và Văn phòng Chủ tịch nước (1.000 tỷ đồng).
Ngân sách dành cho Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản chiếm 41,8% tổng ngân sách dành cho các tổ chức này trong thời gian 9 năm như nêu trên. Cần lưu ý rằng ngoài Văn phòng Trung ương, ĐCSVN có văn phòng ở cấp tỉnh, thành phố, huyện và phường xã. Việt Nam có 58 tỉnh và 5 thành phố lớn thuộc trung ương.
ĐCSVN có một số cơ quan đặc biệt ở trung ương, chẳng hạn như Ban Đối ngoại Trung ương, Ban Kinh tế Trung ương, Ban Quân ủy Trung ương, Ban Kiểm tra Trung ương và Uỷ ban Tuyên giáo Trung Ương, tất cả đều có các chức năng giống như các bộ tương ứng trong chính phủ.
Ngoài ra, chính phủ còn phải cấp ngân quỹ cho các tổ chức quần chúng và các hiệp hội xã hội dân sự do chính phủ tài trợ, đặc biệt là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản, Hội Phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. 6 tổ chức này quan hệ mật thiết với ĐCSVN và nhận được tổng cộng 1.500 tỷ đồng từ ngân sách quốc gia năm 2016.
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) đã chỉ ra rằng một số biện pháp hiệu quả nhất để giảm bớt thâm hụt ngân sách là cắt giảm chi tiêu thường xuyên, giảm quy mô của chính phủ và sáp nhập các ủy ban trung ương đặc biệt của ĐCSVN vào các bộ tương ứng trong chính phủ.
Các nhà tài trợ quốc tế luôn gây sức ép lên chính phủ để tách các chức năng của ĐCSVN ra khỏi ngân sách quốc gia.
Tổng nợ công của Việt Nam tính đến giữa tháng 7 năm 2017 là 94,6 tỷ đôla, tương đương khoảng 1.038 đôla mỗi đầu người.
Vào tháng trước, Bộ Tài chính Việt Nam đã đưa ra một kế hoạch tăng các loại thuế khác nhau để kiềm chế thâm hụt ngân sách và nợ công. Tuy nhiên, kế hoạch này vẫn chưa rõ ràng.
Số liệu thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, thâm hụt ngân sách của chính phủ đã tăng từ 22,1 nghìn tỷ đồng, tương đương 5% GDP, vào năm 2000 lên 293 nghìn tỷ đồng ( khoảng13,1 tỷ đôla), tương đương 6,5% GDP vào năm 2016.
Kể từ năm 2000 cho đến nay, chính phủ Việt Nam liên tục thâm hụt ngân sách. Dự báo thâm hụt ngân sách cho năm 2017-2018 là khoảng 5,8% GDP. Doanh thu của Chính phủ đã tăng trong 15 năm qua, một phần do tăng trưởng kinh tế bình quân trên 6% trong giai đoạn này. Tuy nhiên, tăng trưởng này không thể theo kịp với chi tiêu của chính phủ.
Chi tiêu thường xuyên, bao gồm chi phí quản lý, tiền lương, an sinh xã hội, lương hưu, an ninh và quốc phòng là nguyên nhân chính gây thâm hụt ngân sách. Theo thống kê của Bộ Tài chính, chi thường xuyên chiếm 66,3% tổng chi của chính phủ trong năm 2016, so với 18,7% và 15% đối với khoản thanh toán tiền lãi và đầu tư công.
Bộ Tài chính dự kiến tăng thuế môi trường từ 3.000 đồng lên 8.000 đồng trên một lít xăng, mặc dù giá xăng tại Việt Nam đã quá cao so với thu nhập bình quân của người tiêu dùng và so với giá bán tại các nước châu Á lân cận.
Việt Nam cũng nổi tiếng với các dự án đầu tư công đầy tai tiếng. Rất nhiều cây cầu đã bị sụp đổ ngay sau khi được khánh thành. Các con đường vừa được xây vài năm thì cần phải sửa chữa lớn. Bài viết này không thể kể hết các trường hợp như thế.
Lãng phí nguồn lực lớn xảy ra trong các dự án đầu tư công, nhưng vẫn chưa có quan chức nào quy trách nhiệm gây thiệt hại. Tham nhũng lan rộng trong các dự án này là lý do chính cho sự thất bại của họ.
Việc tăng thuế không phải là giải pháp cho sự quản lý thiếu hiệu quả và lãng phí của chính phủ ở Việt Nam. Sử dụng vốn vay và đầu tư một cách khôn ngoan là cách tốt nhất để giảm nợ công và thâm hụt ngân sách trong thời gian dài. Những biện pháp này rất quan trọng nếu Việt Nam muốn duy trì đà tăng trưởng kinh tế.
Trong một diễn biến liên quan, Hội nghị Thương mại và Phát triển LHQ (UNCTAD) vừa loan báo đã tăng cường hợp tác với Việt Nam trong việc giải quyết nợ công thông qua một bản ghi nhớ về hợp tác trong tương lai, sau chuyến đi “vận động” của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ vào giữa tháng 9.
Trang CafeF nói rất có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thâm hụt nợ công ở Việt Nam, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là khái niệm về nợ công của Việt Nam hiện nay “còn xa lạ với thông lệ quốc tế.”
Tờ báo này còn nói rằng Việt nam có khái niệm “riêng” nên số liệu về nợ công ở Việt Nam thường thiếu thống nhất, đồng thời việc đặt ra khái niệm riêng của Việt Nam về nợ công để có chỉ tiêu nợ công/GDP “đẹp” là không hợp lý và không cần thiết.
Hơn nữa, với khái niệm về nợ công “không giống ai” trong công tác quản lý nợ công, Việt Nam sẽ là “một mình một chợ” và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng khi thực trạng về nợ công không được đánh giá đúng.
https://www.voatiengviet.com/a/vietnam-ganh-no-cong-nuoi-dang-uy/4046583.html
Ông Trịnh Xuân Thanh bị ‘xử’ ở Việt Nam?
Phía Đức dường như đã thay đổi yêu cầu Hà Nội “trả” ông Trịnh Xuân Thanh, mà cựu quan chức tỉnh Hậu Giang này nhiều khả năng sẽ bị đưa ra xét xử ở Việt Nam.
Tuyên bố bằng tiếng Anh hôm 22/9, thông báo về việc Đức tạm ngưng mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam cũng như trục xuất nhân viên ngoại giao thứ hai của Hà Nội, có đoạn: “Chúng tôi đã đưa ra các yêu cầu liên quan tới ông Trịnh Xuân Thanh, trong đó có việc phiên xử ông ấy [his trial] phải được tiến hành theo pháp quyền và mở cửa cho các quan sát viên quốc tế”.
Chúng tôi đã đưa ra các yêu cầu liên quan tới ông Trịnh Xuân Thanh, trong đó có việc phiên xử ông ấy [his trial] phải được tiến hành theo pháp quyền và mở cửa cho các quan sát viên quốc tế.
Thông cáo của Đức viết.
Bản tiếng Việt của thông cáo này, do Đại sứ quán Đức ở Hà Nội công bố, dịch: “Chúng tôi đã đưa ra các yêu cầu liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh, trong đó có việc áp dụng quy trình tố tụng theo nguyên tắc pháp quyền đối với ông Trịnh Xuân Thanh và có sự tham dự của các quan sát viên quốc tế.
VOA Việt Ngữ sau đó đã đề nghị Bộ Ngoại giao Đức cho biết về những điểm chính trong phản ứng chính thức của Hà Nội để xem có đề cập tới chuyện ông Thanh sẽ bị xử tại Việt Nam hay không, và lại được gửi cho thông cáo về việc Đức tạm ngưng mối quan hệ đối tác chiến lược với Hà Nội.
Trong tuyên bố hôm 2/8, cáo buộc Việt Nam gây ra vụ bắt cóc ở Berlin, chính phủ Đức yêu cầu “ông Trịnh Xuân Thanh được cho phép trở lại Đức ngay lập tức để được xem xét toàn diện về chuyện dẫn độ và xin tị nạn theo đúng pháp luật”.
Về động thái trên, ông David Brown, chuyên gia về tình hình Việt Nam, nhận định với VOA Việt Ngữ rằng phía Đức dường như “tạo điều kiện dễ dàng hơn cho Việt Nam giảm bớt căng thẳng trong quan hệ song phương”.
Nhà ngoại giao Mỹ từng có thời kỳ làm việc ở Việt Nam nói tiếp: “Phía Việt Nam có thể đáp lại, như luôn từng tuyên bố, rằng tiến trình tố tụng ở tại tòa án ở Việt Nam luôn tuân thủ nghiêm ngặt với pháp quyền. Việt Nam cũng có thể đảm bảo rằng các quan chức đại sứ quán Đức và phóng viên [của hãng thông tấn Đức] DPA có vị trí ngồi tốt trong phòng xử án”.
Ông Brown cho biết rằng ông đang đi du lịch ở châu Âu, trong đó có chặng dừng chân ở Đức, nơi ông đã trao đổi với những bạn bè người bản xứ thạo tin, nhưng họ “không hề hay biết” về việc “Việt Nam phá vỡ các thông lệ ngoại giao”.
Phía Việt Nam có thể đáp lại, như luôn từng tuyên bố, rằng tiến trình tố tụng ở tại tòa án ở Việt Nam luôn tuân thủ nghiêm ngặt với pháp quyền. Việt Nam cũng có thể đảm bảo rằng các quan chức đại sứ quán Đức và phóng viên [của hãng thông tấn Đức] DPA có vị trí ngồi tốt trong phòng xử án.
Chuyên gia David Brown nhận định.
“Đối với công chúng Đức, vụ ông Trịnh Xuân Thanh chỉ xuất hiện trong tin tức trên trang nhất trong vài ngày rồi mất hút”, chuyên gia về Việt Nam nói thêm.
Cũng nhận ra sự thay đổi trong yêu cầu của Đức, luật sư Trần Vũ Hải viết trên Facebook: “Theo đánh giá của tôi, yêu cầu này của Đức phù hợp với pháp luật Việt Nam và những cam kết của Việt Nam với quốc tế. Việc xét xử ở Việt Nam là công khai, ai cũng có quyền tham dự, kể các quan sát viên nước ngoài”.
Ông Hải nói thêm: “[Ông] Trịnh Xuân Thanh có quyền có luật sư ngay tại giai đoạn điều tra, và luật sư của [ông] Thanh có quyền tranh tụng với công tố viên tại Toà án xét xử [ông] Thanh. Nước Đức đã giúp Việt Nam cải cách tư pháp, và vụ án xử [ông] Trịnh Xuân Thanh sẽ chứng minh nước Đức đã không phí công giúp nước Việt”.
Cũng trên mạng xã hội này, cơ quan đại diện ngoại giao Đức tại Hà Nội hôm 22/9 viết rằng “Đại sứ quán Đức muốn nhấn mạnh một điểm quan trọng là Đức và các đối tác của Đức trong Liên minh Châu Âu trong cuộc chiến chống tham nhũng luôn sát cánh với các đối tác của mình, trong đó có Việt Nam. Cuộc đấu tranh này phải dựa trên luật pháp của nhà nước pháp quyền, luật pháp quốc tế và sự tôn trọng lẫn nhau”.
Về khả năng Việt Nam lấy chống tham nhũng là lý do chính cho việc bắt giữ ông Thanh ở Berlin mà phía Đức nói rằng “vi phạm trắng trợn luật pháp” như nhiều nhận định trên mạng, chuyên gia David Brown từ chối bình luận.
Tin cho hay, Thủ tướng Phúc đã “chúc mừng Thủ tướng Angela Merkel và Liên minh Dân chủ Cơ Đốc giáo do bà lãnh đạo giành thắng lợi tại cuộc bầu cử Quốc hội Đức”. Trong ảnh là lãnh đạo hai nước gặp nhau ở G20 tại Đức hồi tháng Bảy.
Trong một diễn biến được cho là để xoa dịu quan hệ ngoại giao đang căng thẳng, cổng thông tin của chính phủ Việt Nam mới đăng bài viết về cuộc gặp giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đại sứ Đức Christian Berger hôm 27/9 bên lề Hội nghị về phát triển bền vững Đồng bằng Sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu ở Cần Thơ, trong đó người đứng đầu chính phủ Việt Nam “đánh giá cao sự hợp tác hiệu quả giữa hai nước trong khuôn khổ Đối tác chiến lược thời gian qua” cũng như “khẳng định Việt Nam luôn coi Đức là đối tác tin cậy, quan trọng hàng đầu ở châu Âu”.
Việt Nam luôn coi Đức là đối tác tin cậy, quan trọng hàng đầu ở châu Âu.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc nói.
Ông Phúc cũng “trân trọng gửi lời chúc mừng Thủ tướng Angela Merkel và Liên minh Dân chủ Cơ Đốc giáo do bà lãnh đạo giành thắng lợi tại cuộc bầu cử Quốc hội Đức nhiệm kỳ 2017 – 2021”.
Tin cho hay, ông Phúc “cũng gửi lời cảm ơn bà Angela Merkel đã mời Đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm G20 vào tháng 7 vừa qua và cho rằng, kết quả tốt đẹp của Hội nghị G20 đã giúp tạo sự kết nối giữa G20 và APEC, đặc biệt là trong việc phối hợp thúc đẩy thương mại tự do toàn cầu”.
Trước đây, chính quyền Berlin từng nói rằng Việt Nam đã “bội tín” sau khi từng yêu cầu dẫn độ ông Thanh về nước lúc Thủ tướng Phúc dự hội nghị G20 ở Đức, nhưng sau đó lại thực hiện vụ “bắt cóc”.
https://www.voatiengviet.com/a/ong-trinh-xuan-thanh-se-bi-dua-ra-xet-xu-o-viet-nam/4046344.html
Vụ Trịnh Xuân Thanh:
Đức nhất quyết đòi Việt Nam đáp ứng các yêu cầu
Chính phủ Đức hiện vẫn còn rất bực tức về vụ một cựu quan chức Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Berlin để đưa về Việt Nam. Phía Đức dứt khoát đòi Việt Nam phải đáp ứng những yêu cầu của họ về vụ này, trong khi Hà Nội thì đang cố xoa dịu.
Bên lề Hội nghị về phát triển bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, diễn ra tại Cần Thơ, hôm qua, 26/09/2017, đã có một sự kiện đáng chú ý đó là phó thủ tướng Việt Nam Vương Đình Huệ đã tiếp Bí thư thứ nhất của sứ quán Đức tại Việt Nam. Tham gia tiếp bà Luisa Bergfeld, đặc trách hợp tác kinh tế và phát triển của sứ quán Đức, có cả bộ trưởng bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Nguyễn Chí Dũng.
Cuộc tiếp xúc giữa hai nhân vật cao cấp trong chính phủ Việt Nam với một nhà ngoại giao Đức diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước trở nên khá căng thẳng kể từ sau vụ ông Trịnh Xuân Thanh, cựu chủ tịch Tổng công ty xây lắp dầu khí, bị bắt cóc ở Berlin vào cuối tháng 7 vừa qua. Cho tới nay, Hà Nội vẫn không thừa nhận ông Thanh đã bị mật vụ Việt Nam bắt cóc, mà vẫn khẳng định cựu quan chức bị cáo buộc tham nhũng này đã tự nguyện trở về nước để ra đầu thú nhà chức trách.
Khi tiếp Bí thư thứ nhất sứ quán Đức hôm qua, phó tướng Vương Đình Huệ đã tuyên bố là chính phủ Việt Nam “coi trọng việc gìn giữ và phát triển mối quan hệ hợp tác chiến lược với chính phủ Đức”. Về phần mình, theo tường thuật của báo chí chính thức của Việt Nam, bà Lucia Bergfeld đáp lại rằng chính phủ Đức “sẽ hợp tác chặt chẽ” với chính phủ Việt Nam về các lĩnh vực tài chính và kỹ thuật.
Thông tin về cuộc tiếp xúc giữa đại diện chính phủ Việt Nam với đại diện ngoại giao Đức được đăng tải rộng rãi trên báo chí chính thức nhằm chứng tỏ là quan hệ Đức-Việt Nam vẫn tốt đẹp. Nhưng trên thực tế, vụ Trịnh Xuân Thanh đang gây tác hại nặng nề cho quan hệ giữa hai nước.
Trả đủa về vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, chính phủ Đức hôm 22/09 vừa qua đã thông báo tạm dừng mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, đồng thời thông báo trục xuất thêm một nhân viên ngoại giao của sứ quán Việt Nam ở Berlin (sau khi đã trục xuất tùy viên an ninh của sứ quán Việt Nam vào đầu tháng 8).
Trên mạng cũng đã có nhưng thông tin rằng phía Đức đã ngưng cấp thi thực nhập cảnh cho các đoàn doanh nghiệp, các đoàn chính phủ và sinh viên Việt Nam. Nhưng sứ quán ở Việt Nam vừa bác bỏ thông tin đó, khẳng định là việc tạm dừng mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước không ảnh hưởng gì đến việc cấp visa.
Trong tuyên bố ngày 22/09 (theo bản tiếng Việt đăng trên trang web của các cơ quan đại diện ngoại giao của CHLB Đức tại Việt Nam), phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Đức đã tái khẳng định : “Vụ bắt cóc đã vi phạm trắng trợn luật pháp Đức và luật pháp quốc tế, điều mà chúng tôi không bao giờ dung thứ”.
Phát ngôn viên này cho biết là cho tới nay, chính phủ Việt Nam vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của phía Đức là Việt Nam xin lỗi và cam kết không vi phạm pháp luật tương tự trong tương lai. Phía Việt Nam cũng không khẳng định rõ là sẽ xử lý những người có trách nhiệm trong vụ việc.
Việt Nam lại càng khó mà đáp ứng yêu cầu của Berlin là đưa ông Trịnh Xuân Thanh trở lại Đức để họ cứu xét đơn xin tị nạn của ông. Lý do là vì ông Trịnh Xuân Thanh là nhân vật trung tâm của vụ án tham nhũng trong ngành dầu khí, một vụ án vừa được mở rộng thêm với việc công an Việt Nam cách đây hai ngày quyết định khởi tố và bắt tạm giam kế toán trưởng của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Chưa biết là việc Đức tạm dừng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam sẽ có tác động ra sao đến bang giao giữa hai nước, nhưng rõ ràng là Berlin đang nâng dần mức độ trả đủa tùy theo thái độ của Hà Nội trong vụ Trịnh Xuân Thanh.