Hệ lụy từ diễn văn đao to búa lớn của Trump là gì?
Barbara Plett Usher
BBC News20/09/2017
Bài phát biểu của Tổng thống Donald Trump tại LHQ có thể là chưa có tiền lệ hoặc, ít nhất, sẽ trở thành một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất tại Đại Hội đồng Liên Hợp quốc.
Cảnh báo Bình Nhưỡng xuống thang trước thách thức hạt nhân của nước này, Donald Trump đe dọa sẽ thanh toán một quốc gia thành viên của LHQ. Và ông nhấn mạnh tuyên bố của mình đối với nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un trên Twitter.
“Nếu Hoa Kỳ buộc phải tự bảo vệ mình hoặc các đồng minh, chúng tôi sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc xóa sổ Bắc Hàn,” ông nói với các nhà lãnh đạo thế giới.
Ông Trump nói rằng nhà lãnh đạo Bắc Hàn “đang thực hiện sứ mệnh tự kết liễu mình và chế độ Bắc Hàn”.
Tôi không thể nhớ được ngôn từ của bất kỳ nhà lãnh đạo thế giới nào trên bục phát biểu tại Liên Hợp Quốc có nội dung tương tự thế, kể cả Qaddafi của Libya hay Chavez của Venezuela.
Tức là việc xóa sổ một quốc gia 25 triệu dân thì chưa có ai nói vậy.
Các thành viên của Liên Hợp Quốc đã thấp thỏm chờ xem tân tổng thống có gì để nói, tức là có một sự tương phản rõ ràng với sự ngóng chờ bài diễn văn làm tôi nhớ lại thời điểm người tiền nhiệm của ông là ông Barack Obama từng đọc.
Tổng thống Trump đã không tấn công chính tổ chức này, như nhiều người lo ngại ông sẽ làm như vậy sau sự phê phán gay gắt của mình rằng LHQ giống như một câu lạc bộ của giới chóp bu bất tài.
Thực tế là ông chấp nhận LHQ có một vai trò cho trật tự thế giới, mặc dù ở đây đa số cho rằng ông là người có tính cách biệt lập và đơn phương.
Tuy nhiên, ông củng cố lại quan ngại về cuộc chiến với Bắc Hàn, và lo ngại rằng ông sẽ hủy thỏa thuận hạt nhân theo đó cho Iran phát triển chương trình nguyên tử có giới hạn.
Ông Trump gọi thoả thuận với Iran là “sự hổ thẹn với Hoa Kỳ”. Ông lên án Tehran là một “nhà nước bất trị không một xu dính túi” và xuất khẩu bạo lực.
Theo luật pháp Hoa Kỳ, tổng thống phải tái khẳng định lại trước Quốc hội sau mỗi 90 ngày rằng Iran tuân thủ thỏa thuận này, và thỏa thuận này phục vụ lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.
Tổng thống Trump tỏ ý rằng ông có thể sẽ không làm như vậy khi thời hạn tiếp theo đến vào giữa tháng Mười khi có cơ chế kích hoạt một tiến trình để quốc hội rà soát có thể ngưng thỏa thuận này.
Ông Trump rõ ràng là nói với những người ủng hộ chính sách “Nước Mỹ là trên hết” – khi ông bắt đầu phát biểu về thành tựu kinh tế đạt được sau cuộc bầu cử.
Đối với cử tọa quốc tế của mình, ông đã đưa ra chính sách “Nước Mỹ là trên hết bằng ngôn ngữ chủ quyền quốc gia dưới cái vỏ của nguyên lý thành lập ra LHQ, là cách mà các thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ như Trung Quốc và Nga thường dùng.
Về cơ bản, ông nói rằng mọi quốc gia nên đặt lợi ích của người dân nước mình trên hết. Dựa trên cơ sở đó họ có thể hợp tác để đối phó với những vấn đề bức thiết toàn cầu hơn là cho phép các tổ chức toàn cầu và các bộ máy hành chính đưa ra chương trình nghị sự.
Sự căng thẳng giữa một chính sách đối ngoại được thúc đẩy bởi lợi ích quốc gia thay vì các giá trị và lý tưởng phổ quát là trọng tâm của cuộc tranh luận đang tiếp diễn về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
Nhưng điều đó khó có thể có nghĩa là xa rời con đường quốc tế hóa, chẳng hạn như việc Tổng thống rút khỏi Hiệp định Khí hậu Paris đã xảy ra.
Và cũng không phải là việc thể hiện theo lối giao dịch hợp đồng của ông Trump: tức là đối với doanh nhân New York thì đó đơn thuần chỉ là việc chấm dứt các giao dịch tồi tệ đối với Mỹ sao để có được những giao dịch tốt hơn.
Người ta thấy rằng thỏa thuận gì về Bắc Hàn mà ông có thể có được từ việc đe dọa cho ngày tận thế thì không được tỏa sáng trong bài phát biểu của mình.
Các thành viên Liên Hợp Quốc có cảm giác tự hỏi rằng làm thế nào Bình Nhưỡng có thể bị lôi kéo hoặc buộc phải bàn đàm phán với ông Trump, người đang xa rời thỏa thuận hạt nhân mà Hoa Kỳ từng đồng ý với Iran.
Hoặc liệu tổng thống Trump đang cố gắng dựa vào sự ủng hộ của LHQ cho các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt hơn, trong sử dụng ngôn từ “Nếu không theo chúng tôi thì là chống lại chúng tôi,” lối nói về Trục Ma Quỷ của chính quyền Bush.
“Hoa Kỳ đã sẵn sàng, sẵn lòng và có khả năng (hành động quân sự), nhưng hy vọng điều này sẽ không cần thiết,” ông nói. “Đó là những gì trong khuôn khổ của LHQ cần phải có, đó là những gì Liên Hợp Quốc và đã và đang làm.
Và rất có thể là những người trong bộ máy của ông đang theo đuổi một chiến lược ngoại giao chiếu trên.
Nhưng nếu không có các kênh liên lạc thì Bắc Hàn không có cách nào hiểu được những lời đao to búa lớn đầy mùi vị leo thang đáng kinh ngạc của Tổng thống Mỹ.
“Khi căng thẳng gia tăng, thì cơ hội tính toán sai lầm cũng nhiều,” Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cho biết trước khi ông Trump đọc bài diễn văn. “Nói mạnh có thể dẫn tới sự hiểu sai chết người”.