Khủng hoảng Hạt nhân Bắc Hàn khiến TT Trump cân nhắc lại Lộ trình Công du Châu Á và việc Tham dự Thượng đỉnh APEC-2017. Liệu cuộc gặp gỡ Trump-Nguyễn Phú Trọng có cơ may diễn ra khi cuộc tranh chấp quyền lực cấp cao Hà Nội còn tiếp diễn? – Bác sĩ Mã Xái

Cac Bai Khac

No sub-categories

Khủng hoảng Hạt nhân Bắc Hàn khiến TT Trump cân nhắc lại Lộ trình Công du Châu Á và việc Tham dự Thượng đỉnh APEC-2017. Liệu cuộc gặp gỡ Trump-Nguyễn Phú Trọng có cơ may diễn ra khi cuộc tranh chấp quyền lực cấp cao  Hà Nội còn tiếp diễn? – Bác sĩ Mã Xái

Chuyến công du châu Á và tham dự Thượng đỉnh APEC-2017 cũng như thăm viếng Việt Nam của TT Trump vào tháng 11 năm nay đã được Bộ Ngoại giao, toà Bạch Ốc, thành viên nội các nói đến nhiều lần. Nhưng tình hình căng thẳng “chương trình phát triển hạt nhân và hoả tiển liên lục địa” của Bắc Hàn đang tạo cho khu vực Đông Bắc Á nguy cơ bất an chẳng riêng cho Bán đảo Triều Tiên, cho Hoa kỳ  mà  cũng là nỗi quan tâm của cộng đồng quốc tế, trong đó Hội đồng Bảo an LHQ đã nhiều lần trừng phạt nhưng chưa có hiệu quả, và dù Trung Cộng là quốc gia đồng minh cật ruột của Bình Nhưỡng đã nhiều lần hứa với Hoa Kỳ sẽ cố gắng kềm chế. Ngày 19/9/2017 tại Đại Hội đồng LHQ TT Trump tuyên bố sẽ xóa sổ Bắc Hàn. Có thể trước bối cảnh khẩn trương Trump ưu tiên cho vấn đề nóng bỏng Đông Bắc Á, và thay đổi lộ trình công du.

Ngày 14/9/2017 trên AIR FORCE ONE, Trump và đệ nhứt phu nhơn Melania sau khi uỷ lạo nạn nhơn cơn bảo Irma và cư dân thành phố Naples ( Florida ) trở về Washington, Tổng thống  đã dành cuộc phỏng vấn cho phóng viên  hảng thống tấn Reuters, và cho biết sẽ thăm Nhựt Bổn, Nam Hàn và Trung Quốc vào tháng 11, trong chuyến đi mà ông nói sẽ “có thể bao gồm Việt Nam để dự Diễn Đàn Hợp tác Kinh tế Á Châu-Thái Bình Dương”. Việt Nam được chọn là nước chủ nhà cho hội nghị APEC-2017 tại thành phố Đà Nẵng ; được hỏi về hội nghị thượng đỉnh US-ASEAN tại Philippines trong chuyến công du Á châu tháng 11, ông Trump thừa nhận  “Họ” có mời chúng tôi, nhưng  ông nói “để xem lại đã” ( tạm dich “We’re going to see”), tức ông không chắc chắn về sự tham dự, danh từ “Họ” ở đây ám chỉ tổng thống Phi-luật-Tân Rodrigo Duterte). Trước đây Trump rất hăm hở thăm viếng Việt Nam, sau khi được thơ mời của chủ tịch Trần Đại Quang, của Nguyễn Xuân Phúc nay lại xuống thang :“ sẽ có thể bao gồm Việt Nam”, Trump có vẻ chưa dứt khoát, dù trước đó ông đã quyết định dự Hội nghị APEC ở Đà Nẵng!. Độc giả cũng không quên chuyến công du 10 ngày của Phó TT Hoa Kỳ Mike Pence ( từ 20/4/2017) ở Nhựt, Nam Hàn, Indonesia, Úc châu, và tại Jakarta khi thăm trụ sở của Hiệp Hội các Quốc gia ĐNA (ASEAN), Phó TT Pence cũng đã thông báo :TT Trump sẽ tham dự các thượng đỉnh US-ASEAN, thượng đỉnh Đông Á (East ASIA Summit)tại Philippines và thượng đỉnh APEC ở Việt Nam vào tháng 11, như là sự cam kết vững chắc của Hoa Kỳ với khu vực châu Á-Thái-Dương trong các lãnh vực chánh trị, kinh tế, an ninh.

Với lộ trình mới này, Trump sẽ  gặp Tập Cận Bình tại Bắc kinh sau khi rời Tokyo, Seoul, sau đó sẽ lại gặp Tập nơi hội nghị APEC. Nhưng khi Trump tới Bắc Kinh (tháng 11) thì Đại Hội Đảng Cộng sản TQ thứ 19 đã hoàn tất ( (khai mạc 18/10  ) và  Tập Cận Bình nhà lãnh tụ “ hạt nhân” của ĐCSTQ chắc chắn đảm nhiệm chủ tịch nước kiêm tổng bí thư để tiếp tục lãnh đạo thêm một nhiệm kỳ 05 năm với quyền lực tăng cường nếu không nói là tuyệt đối, chỉ còn chờ ngày đăng quang, với hiến chương Đảng tu chính vinh danh tư tưởng chủ đạo mang tên ông; các đối thủ hổ hay ruồi của Tập đều lần lượt vào khám; tuy nhiên các nhà quan sát cho rằng còn nhiều phe phái khác nhau chắc không ngồi chờ Tập và Vương Kỳ Sơn đưa họ đi “cải tạo”?

Vậy Trump còn trông cậy gì nữa ở Tập để kềm chế chương trình hạt nhân của nhà lãnh tụ  “Rocket Man” Bắc Triều Tiên? Tập và Putin chỉ đồng thuận giải pháp chế tài nhẹ tay trong việc cắt dầu nhập cảng vào Bình Nhưỡng, cả hai bác bỏ đề nghị cấm vận dầu toàn phần của Hoa Kỳ ; tại Đại Hội đồng LHQ 19/9/2017,trong bài diễn văn lần đầu, TT Trump đe doạ  nếu Hoa Kỳ “ bị buộc phải bảo vệ mình hoặc đồng minh của mình, chúng tôi sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc hoàn toàn huỷ diệt Bắc Triều Tiên” ( …if the United States “is forced to defend itself or its allies, we will have no choice but to totally destroy North Korea”). Nhưng chắc Kim Jong-un không mất trí cũng không muốn tự sát mà dám tấn công Hoa Kỳ; mà cũng khó có khả năng cho Mỹ tiến hành một cuộc tấn công quân sự, vì một khi có động binh thì với khí tài hiện đại của Kim Jong-un, Nam Hàn sẽ biến thành biển lửa, và trong phản ứng, Hoa Kỳ sẽ khoá sổ Bắc Triều Tiên trong khoảnh khắc. Trump chỉ” dơ cao đánh khẻ “ nên ông nói tiếp hi vọng hành động quân sự sẽ không cần thiết và ông kêu gọi LHQ cần làm hơn nữa để thuyết phục Bắc Hàn rằng phi hạt nhân hoá là “tương lai có thể chấp nhận được cho Bắc Triều Tiên”. Cũng nhơn dịp này, hơn một lần, Ngoại trưởng TQ và Nga (Vương Nghị và Sergey Lavrov) kêu gọi tìm kiếm “ một giải pháp “hoà bình” để thoát khỏi “vòng luẫn quẩn” về cuộc khủng hoảng Triều Tiên. Tìm ẩn số cho bài toán Bắc Hàn sẽ còn kéo dài, may ra có thể tìm thấy tại hội nghị cấp cao Tập-Trump-Nga. Toà Bạch ốc thông tin (19/09)tổng thống và Tập đã điện đàm đôi lần trong vòng hai tuần qua về hiện trạng Triều Tiên, và theo Tân Hoa Xã tường thuật hai lãnh đạo cũng trao đổi về chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của ông Trump; bản tin còn tiếp : Tập kêu gọi hai bên làm việc chặt chẽ để  bảo đảm chuyến đi thăm có kết quả và đưa sức đẩy mới vào sự phát triển mối quan hệ Mỹ Trung. Có lẽ vì còn bận rộn cho ngày đại hội đảng CSTQ 19 (18/10), Tập Cận Bình không tham dự Đại Hội đồng LHQ nhưng ông nói sẽ tham dự thượng đỉnh APEC tháng 11/2017 do nhà nước CSVN tổ chức, và như vậy vị tổng thống dân tuý Hoa kỳ sẽ giáp mặt với Chủ tịch kiêm Tổng bí thơ đảng CSTQ, và cũng có thể gặp Nguyễn Phú Trọng (nếu ông còn được tính nhiệm sau Hội nghi Trung Ương 6, tổ chức vào đầu tháng 10).

“Thật là tuyệt vời khi TT Trump đã đồng ý tham dự hội nghị Thượng đỉnh APEC, nhưng những gì ông sẽ mang đến cho cuộc họp ngoài việc kêu gọi khoảng nửa số nền kinh tế thành viên để giảm mức thặng dư thương mại của họ? Các nhà lãnh đạo khác như chủ tịch Tập Cận Bình, thủ tướng Nhựt Shinzo Abe cũng sẽ tham dự và sẵn sàng giới thiệu, nếu không muốn nói là chào hàng với cử toạ thành viên APEC, về các thoả thuận thị trường mở khác nhau của họ …   (nguồn: trích trong tham luận của Murray Hiebert/CSIS/ 24/08/2017); TT Trump dứt khoát khai tử TPP ngay từ ngày nhậm chức và hứa hẹn “thay vào đó chúng tôi sẽ đàm phán, giao dịch thương mại song phương công bằng mang lại công ăn việc làm và đem công nghệ trở lại vào bờ biển nước Mỹ” ; nhưng 8 tháng trôi qua từ ngày nhậm chức, chánh quyền Trump chưa đưa ra được một sách lược chi tiết hay một kế hoạch tham gia vào khu vực sôi động nhứt về kinh tế của thế giới, tức khu vực  Châu Á- Thái Bình Dương.Việc Trump rút ra khỏi TPP tạo nên sự lo lắng đáng ngại cho các quốc gia trong khu vực, và nhiều nước đã gấp rút họp bàn, mưu tìm một thoả thuận thương mãi ưu đải khác với tối thiểu tác động tiêu cực; Nhựt Bổn quyết cùng một số thành viên thực hiện hiệp ước TPP-1 ( tức TPP-12 nguyên thủy trừ ra Hoa Kỳ) có thể xong xuôi vào dịp đại hội thượng đỉnh APEC tại Việt Nam năm nay. Nhưng cũng có 16 quốc gia tham gia hiệp ước Đối tác Kinh tế Toàn Diện Khu vực (RCEP) do Trung Cộng đứng đầu tàu bao gồm 10 quốc gia thành viên ASEAN cộng thêm Úc,Trung Quốc, Ấn Độ, Nhựt Bổn, New Zealand, và Nam Hàn; RCEP hy vọng vòng đàm phán sẽ hoàn tất vào cuối năm 2017. Nhựt Bổn và Úc chủ trương có một thoả ước thương mãi với phẩm chất cao do đó họ phải thúc đẩy việc giải cứu TPP hay cũng cố RCEP chặt chẽ hơn bao gồm các yếu tố TPP; nên nhớ RCEP không có tham vọng như TPP trong các vấn đề lao động, môi trương, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nhà nước,và nền kinh tế kỷ thuật số. Một phân tích của tờ Politico Magazine( số Tháng Tám) cho thấy các thành viên của TPP-1 đã tham gia môt cách đáng ngạc nhiên vào 27 cuộc đàm phán riêng biệt hoặc giữa các thanh viên với

nhau, hoặc với các quốc gia khác như với TQ, và với khối thương mại như với Liên Hiệp Âu châu (EU); tạp chí này chỉ ra rằng các cuộc đàm phán như thế đặc biệt gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp Hoa Kỳ dự liệu lợi nhuận do thương vụ sẽ mang đến 15 tỷ USD trong vòng 15 năm với TPP, dựa theo Uỷ Ban Thương Mại Quốc tế  (Inernational Trade Commission). Hoa Kỳ rút ra khỏi TPP đã tạo một khoảng trống giúp cường quốc số 2 với tham vọng làm thuyền trưởng trong tương lai thương mãi của Châu Á-Thái Binh Dương, trong kế hoạch mở rộng ảnh hưởng kinh tế chánh trị như thành lập các định chế tài chánh như Ngân Hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (AIIB), sang kiến Một Vòng Đai Một Con Đường ( OBOR), xây dựng Hành lang  Kinh tế Trung quốc-Pakistan (CPEC-China Pakistan Economic Corridor), TC dùng sức mạnh kinh tế tài chánh khống chế, ảnh hưởng các quốc gia ASEAN ( Philippines, Cambot, Thai Lan, Malaysia)…

 

Về chuyến công du Á Châu, ngày 14/9 trên AIR Force One, TT Trump  trả lời nhà báo “…a trip he added would possibly include Vietnam for APEC conference”. Ông đã quyết định tham dự thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng mà lại có vẻ còn do dự “ có thể bao gồm Việt Nam”, nhiều nhà phân tích nghĩ rằng ông Trump chỉ tham dự Hội nghị APEC mà không muốn tham quan đất Việt? Có thể ông Trump đã được báo cáo về tình trạng bất ổn hiện nay trên toàn cỏi Việt Nam.

Ngay tại Đà Nẵng, nơi sắp có tổ chức hội nghị quốc tế, mới đây hai vị lãnh đạo cao cấp là bí thư và chủ tịch của thành phố này sắp bị “kỷ luật” hay bị thanh trừng theo lịnh của tổng bí thư Trọng, hai chiếc ghế lại sắp lung lay !.

Tình hình chánh trị trong nước đang căng thẳng với những cuộc tranh chấp quyền lực quyết liệt, sống mái giữa các phe Nguyễn Phú Trọng, phe BA X, phe Trần Đại Quang, nhứt là cận ngày Hội Nghị Trung ương 6/Khoá XII, thời điểm quyết định bàn về nhân sự  giữa nhiệm kỳ, chuẩn bị cho  Đại hội XIII  ; chiếc ghế Tổng bí thư sẽ về tay ai ?. các đối thủ của Trọng lần lượt bị loại lần vì đau yếu, quá tuổi quy định, hay nhiểm phóng xạ hay đi chửa bịnh ở Nhựt, Hoa Kỳ, Singapore; nguồn tin rò rỉ Nguyễn Xuân Phúc, Bà chủ tịch quốc hội Ngân đã ngả về phe cánh Nguyễn Phú Trọng, còn chủ tịch Trần Đại Quang nhiều lần biến mất cả tháng trời, nghe đâu lại đi chửa bịnh hay bị quản thúc. Hôm 19/09 Lưu Vân Sơn, Uỷ viên thường vụ Bộ Chánh Trị đảng, cũng là Bí thư Ban Bí thư đảng Cộng Sản Trung Quốc thăm Việt Nam nói với thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “hai đảng tạo thành một cộng đồng có chung vận mệnh” (tin Reuters) nhưng  báo chí lề phải cho biết không có mặt của chủ tịch Trần Đại Quang trong các buổi tiếp đón ông Sơn; vai trò của ông chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ phai mờ dần nếu ông thoát chết ; Nguyễn Phú Trọng sẽ trụ lại cho hết nhiệm kỳ và Trọng có thể thực hiện nhất thể hoá chức danh để trở thành ông vua như Tập cận Bình; Trọng vừa là Tổng Bí Thư kiêm luôn Chủ tịch nước, để Trọng chủ trì hội nghị APEC và tiếp Trump với tư thế nguyên thủ quốc gia; và nếu chế độ này còn tồn tại cho đến Đại Hôi XIII thì ông ta có thể truyền ngôi cho người do ông chọn vào năm 2021.

Theo các nhà nhận định thời cuộc, Nguyễn Phú Trọng đã cũng cố được vị thế trong đảng. Ông tiếp tục kêu gọi đẩy lùi tình trạng tự chuyển biến, tự chuyển hoá và tác động của diễn biến hoà bình của thế lực thù địch,và mở chiến dịch trấn áp các lực lượng dân chủ, nhân quyền.

Nhưng tình thế chưa ổn định như Trọng nghĩ. Theo chơn Tập Cận Bình ông dùng chiêu bài đánh tham nhũng để thanh trừng nội bộ, nhưng bản chất cộng sản là tham nhũng, Trọng thường thú nhận “đánh tham nhũng là đánh ta”, cho nên lực lượng tham nhũng trong đảng quá lớn,  họ không ngồi yên chờ ngày bị Trọng đưa vào khám, sẽ họp lại chống Trọng.

Quốc dân sẽ không tha thứ cho kẻ đê hèn bán nước; gần đây vụ Trung Cộng đã đưa hai giàn khoan dầu vào khu Tư Chính, nằm trên thềm lục địa Việt Nam, và đảng CSVN đã ra lịnh cho công ty Repsol ngưng hoạt động khai thác dầu khí; kẻ thù phương Bắc bất chấp luật pháp quốc tế khẳng định chủ quyền biển đảo trong đường chín đoạn do chúng tự tiện đặt ra…

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh vi phạm luật quốc tế và vụ xử của Toà Trọng Tài Quốc tế do nhà kinh doanh Trịnh Vĩnh Bình kiện chánh quyền Việt Nam là hình ảnh xấu xa của đảng CSVN trước mắt thế giới và hệ luỵ không lường về mặt ngoai giao, kinh tế, chánh trị.

Liệu Nguyễn Phú Trọng và chế độ bạo tàn của hắn liệu sống còn được bao lâu khi nền kinh tế trên đà suy thái gần bờ phá sản ; kinh tế sụp đưa thì chế độ sẽ đổ, đó là quy luật. Kinh tế suy thoái  đưa tới hỗn loạn xã hội, nhơn dân bị nhà nước bức bách, đàn áp, bị bốc lột tận xương tuỷ; chế độ của Trọng còn dung dưỡng Tàu Cộng huỷ diệt môi trường (như vụ Formosa) đưa tới thảm hoạ tiêu diệt dân tộc.

Chế độ bạo tàn CSVN đã đưa dân vào chơn tường, mâu thuẫn xã hội càng ngày càng trầm trọng; ngay trong hàng ngũ cầm quyền càng ngày càng chia rẻ vì quyền lợi. Trong suốt năm qua bao nhiêu cuộc xuống đường biểu tình liên tiếp do sự bất mãn tột độ của toàn dân báo hiệu một tình huống cho cuộc nổi dậy của nhơn dân đã gần kề.

Thế lực của CSVN thực sự đang suy yếu, thượng tầng chia rẽ trầm trọng; lúc này là thời cơ thuận lợi để lực lượng dân chủ, tôn giáo nông dân, giới trẻ dấn thân mở đường cho cuộc cách mạng dân chủ với sự hổ trợ của cộng đồng hải ngoại đứng lên cho sự sanh tồn của dân tộc.

 

Thay lời kết

Vở bi kịch Bắc Triều Tiên chưa chấm dứt với bài diễn văn bốc lửa của TT Trump tại Đại Hội đồng LHQ, nhưng cộng đồng thế giới mong và tin rằng con đường ngoại giao hoà bình sớm muộn rồi cũng xảy ra cho Bán đảo Triều Tiên.

Cách tiếp cận cứng rắn mới của Trump sẽ làm cho con đường ngoại giao khó khăn hơn, do đó trận “đấu khẩu” sẽ còn kéo dài hơn, nhưng vì bản năng  sanh tồn và lý trí sáng suốt của các nhà lãnh đạo, cuộc “đấu súng” khó bề xảy ra, tránh được cuộc chiến tranh nguyên tử. Cũng dễ hiểu khi hai đồng minh Đông Bắc Á và đa số dân chúng Hoa Kỳ ủng hộ lập trường cứng rắn của Trump.

Con đường ngoại giao và các biện pháp chế tài có thể cho lời đáp số  cho bài toán Bắc Hàn; thực tế kẻ đạo diễn của vở kịch Bắc Hàn là Trung Cộng và cả hai  chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Putin đều là đối nghịch với Trump, và cả hai đều bị Hoa Kỳ chế tài, cả hai đều không thực lòng thi hành đúng mức lịnh trừng phạt Bình Nhưỡng của LHQ; Bắc Kinh và Moscow dùng lá bài Bình Nhưỡng để mặc cả với Hoa kỳ, đó là nơi Trump cần đàm phán, thoả hiệp để có một giải pháp hoà bình, ổn định với Bắc Triều Tiên và cho khu vực Đông Bắc Á.

Chúng ta sẽ theo dõi Hội nghị Thượng đỉnh APEC thứ 25 và cuộc công du Châu Á Tháng 11 của của Tổng Thống sau này./.

22/09/2017