Tin khắp nơi – 22/09/201
Hải quân Hoa Kỳ và Nhật tập trận
trong tình hình căng thẳng Triều Tiên
Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan của Hoa Kỳ đang tiến hành tập trận với tàu chiến Nhật Bản tại vùng biển phía nam Bán đảo Triều Tiên.
Thông cáo của Quân đội Nhật cho biết tin này vào ngày 22 tháng 9. Theo đó hàng không mẫu hạm Ronald Reagan, đóng tại Nhật, cùng với các tàu hộ tống từ ngày 11 tháng 9 vừa qua bắt đầu hoạt động tập trận với tàu của Hải Quân Nhật. Hoạt động diễn ra tại vùng biển phía nam và tây những đảo chính của Nhật Bản.
Phía Nhật tham gia có hàng không mẫu hạm chở trực thăng, Ise, và hai khu trục hạm.
Đợt diễn tập kéo dài đến ngày 28 tháng 9.
Thông cáo của Quân Đội Nhật còn cho biết nhóm tàu tác chiến Ronald Reagan sẽ tiến hành một cuộc diễn tập khác với Hải Quân Hàn Quốc vào tháng 10 tới đây.
Bầu cử Đức: thay đổi chính trị chưa từng thấy
Jenny HillPhóng viên BBC tại Berlin
Trong tiếng nhạc rock mở to, tiếng người ủng hộ reo hò, bà Angela Merkel bước ra một sân khấu dựng tạm. Dưới ánh đèn sân khấu ở một quần thể tennis trong nhà, vị thủ tướng ung dung tươi cười trong tiếng vỗ tay của những fan trung thành.
Một số người nhập cư – được lựa chọn cẩn thận và xếp cho ngồi hàng ghế đầu – vẫy những khẩu hiệu lớn. Gần như không ai nhận thấy nhân viên an ninh đã lặng lẽ đưa hai người đàn ông ăn mặc lôi thôi ra khỏi phòng. Bà Merkel từng bị những người ủng hộ đảng cánh tả Alternative fuer Deutschland (AfD) tấn công vài lần trên đường đi vận động bầu cử. Không ai muốn chuyện đó lặp lại. Và các cuộc gặp gỡ cử tri của bà đã được chuyển đến những địa điểm trong nhà ở tuần cuối cùng của chiến dịch tranh cử.
Bình luận đặc biệt về vụ trục xuất mới nhất của Đức
Đức trục xuất thêm một nhà ngoại giao VN
Thông cáo ngày 22/9 của Bộ Ngoại giao Đức
Khi bà có bài phát biểu không cần nhìn giấy đã được tập dượt kỹ, Angela Merkel biết là bà gần như chắc chắn sẽ thắng cử lần này. Đối với nhiều người Đức, bà đại diện cho sức mạnh và sự ổn định trong một thế giới đầy thay đổi chính trị. Chiến dịch tranh cử được quản lý cẩn thận của bà được vạch ra để đề cao kinh nghiệm của bà: 12 năm làm thủ tướng. Kể cả các cử chỉ tay quen thuộc của bà Merkel –
các ngón tay chụm vào thành hình quả trám khi bà nói – cũng đã được in trong các biểu ngữ mà các cử tri dâng cao.
Nếu kết quả thăm dò là chính xác, đa số cử tri Đức sẽ chọn bà Angela Merkel là lãnh đạo của họ trong bốn năm tới. Tuy nhiên cử tri Đức không có nhiều sự lựa chọn. Trong bối cảnh chính trị trung dung của Đức ngày nay, các nhà bình luận nói khó mà phân biệt được các đảng chính thống với nhau. Và bà Merkel không phải mất sức quá nhiều để làm thu hẹp ảnh hưởng của ứng cử dân chủ xã hội Martin Schulz.
Các giá trị truyền thống
Ở thị trấn cổ Schwerin, những người đi mua hàng có quan điểm lẫn lộn. Một phụ nữ nói với tôi “Bà Merkel hơi bị yếu. Bà ấy dường như rất dễ bị ảnh hưởng. Tôi không quyết định được tôi sẽ bầu cho ai.”
Người đàn ông bán mật ong ở gần đó thì nói: “Tôi rất thích bà ấy. Bà ấy có những chính sách rất tốt và tôi đặc biệt thích chính sách về người tỵ nạn.”
Một phụ nữ trẻ cho biết: “Các đảng phái lớn đã nắm quyền rồi và họ không làm được nhiều việc tốt. Tôi không muốn ủng hộ họ bằng lá phiếu của mình.”
Cách đó không xa, các cửa sổ bị đập vỡ của một cửa hàng nói lên câu chuyện thật của cuộc bầu cử này. Trụ sở đảng AfD đã bị đập phá nhiều lần. Có người đã viết dòng chữ “ghét Phát xít” lên tòa nhà này. Chủ trương chống Hồi giáo, chống người nhập cư của AfD làm nhiều người Đức ghê tởm, nhưng ở vùng này phía Đông cổ của Đức, một trong năm cử tri được cho là ủng hộ đảng này.
Khi chúng tôi đi dạo ven hồ, ngữa bầy chim hải âu và thiên nga, Rolf Kronhagel giải thích cho tôi tại sao ông lại chuyển sang ủng hộ đảng AfD. Ông là giáo viên đã quay lưng lại với đảng dân chủ xã hội.
Việt Nam và hai bài học quá đắt
Bắt Trịnh Xuân Thanh ‘phải có thời gian’
Chính sự phản đối hôn nhân đồng tính của đảng AfD đã làm ông chuyển đảng. Ông thích việc đảng này tập trung vào chính trị dựa trên giá trị gia đình truyền thống. Ông cũng thích quan điểm của đảng này về người nhập cư. Ông Kronhagel dạy tiếng Đức cho những người mới nhập cư vào Đức và ông nói, kinh nghiệm của ông cho thấy nhiều người muốn làm việc và hòa nhập, nhưng cũng có quá nhiều người khác không chịu hòa nhập vào văn hóa và xã hội Đức.
“Ở một khía cạnh nào đó, AfD đã ngồi ở bàn của chính phủ rồi. Đây là đảng có ảnh hưởng lớn nhất ở Đức vì đảng này luôn gây sức ép với các đảng chính thống.
“Ta có thể thấy kết quả cụ thể trong luật xin tỵ nạn mới của Đức. Người dân đã chán nghe mãi những điều đã cũ.”
Trở thành chính thống
Trên cả nước, sự ủng hộ cho AfD tăng cao trong cuộc khủng hoảng tỵ nạn nhưng lại giảm xuống khi số người tỵ nạn hạ thấp. Nhưng tỷ lệ ủng hộ lại đang tăng cao trong các cuộc thăm dò ý kiến, chủ yếu nhờ chiến dịch vận động tập trung vào nhập cư. Một biểu ngữ có ảnh một phụ nữ da trắng mang bầu “Người Đức thế hệ mới? Chúng ta tự làm ra họ.” Một áp phích khác cho thấy hai phụ nữ da trắng mặc đồ bơi với khẩu hiệu “Burkas (khăn chùm đầu) ư? Chúng tôi thích bikini.”
Sách ‘Mein Kampf’ của Hitler bán chạy
AfD dự tính sẽ dễ dàng giành một số ghế ở quốc hội Đức. Đây là lần đầu tiên kể từ Thế chiến Thứ hai một đảng cực tả được đại diện trong Bundestag (Quốc hội Đức). Ước tính có 1 trong 10 người Đức ủng hộ đảng này. Một đảng hình thành bên lề chính trường đang nhanh chóng trở thành một đảng chính thống.
‘Thiên sứ’, ‘bùa hộ mệnh’ của Hitler
Ngôi làng Đức, nơi từng đe dọa hủy diệt châu Âu
Các đảng có truyền thống lâu năm ở Đức nói họ sẽ không hợp tác với AfD nhưng có thể đảng này sẽ trở thành nhóm lớn thứ ba trong Bundestag sắp tới. Các cuộc thăm dò cho thấy có tới 6 đảng trong quốc hội sau (hiện nay là 4 đảng). Quốc hội Đức từng là nơi tự hào có sự thỏa hiệp và đồng thuận có lẽ sẽ trở thành một nơi ồn ào hơn và có nhiều tranh cãi hơn.
Những ai mô tả cuộc bầu cử này là tẻ nhạt, cuộc vận động tranh cử là uể oải, không biết đến sự thật là một điều rất quan trọng đang diễn ra. Cuộc bầu cử 2017 đánh dấu một bước ngoặt chưa từng thấy cả về hình thức lẫn nội dung trong chính trị Đức sau chiến tranh.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-41365714
Kim Jong-un nói cần vũ khí hạt nhân vì Trump ‘loạn trí’
Lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un nói những lời phát biểu của Tổng thống Hoa Kỳ “loạn trí”, Donald Trump, chứng tỏ ông đã đúng khi phát triển vũ khí hạt nhân cho Bắc Hàn.
Trong một tuyên bố cá nhân hiếm thấy, thông qua KCNA, thông tấn xã nhà nước Bắc Hàn, lãnh đạo Bắc Hàn nói ông Trump sẽ “phải trả giá đắt” cho bài phát biểu gần đây trước Liên Hợp Quốc.
Tổng thống Hoa Kỳ hôm thứ Ba đã nói Hoa Kỳ sẽ “hủy diệt hoàn toàn” Bắc Hàn nếu phải tự vệ bản thân và các đồng minh.
Ông Trump cũng nhạo báng ông Kim, gọi ông là “anh hùng hỏa tiễn” trong một “sứ mệnh tự tử”.
Bắc Hàn nói phát biểu của Trump là ‘tiếng chó sủa’
Hệ lụy từ diễn văn đao to búa lớn của Trump là gì?
Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Bắc Hàn Ri Yong-ho, đã so sánh bài phát biểu của ông Trump với “tiếng chó sủa”, và cảnh báo Bình Nhưỡng có thể thử nghiệm một quả bom nhiệt hạch ở Thái Bình Dương để đáp lại lời đe dọa của tổng thống Mỹ, theo hãng tin Yonhap.
Trong bản tuyên bố cá nhân, ông Kim nói ông Trump “loạn trí’ và nói rằng bài phát biểu của Tổng thống Hoa Kỳ “đã thuyết phục tôi, chứ không hề ngăn chặn hay làm tôi lo sợ, rằng con đường mà tôi lựa chọn là đúng và tôi sẽ theo đuổi đến cùng.”
Ông Kim nói thêm rằng “Giờ Trump đã phủ nhận sự tồn tại và xúc phạm tôi và đất nước tôi trước mắt của thế giới và đã đưa ra một tuyên bố khiêu chiến táo tợn nhất trong lịch sử”, Bắc Hàn sẽ xem xét “biện pháp đáp trả mức cao nhất” để khiến ông Trump “phải trả giá đắt cho bài phát biểu của mình “.
Ông kết thúc bài tuyên bố cá nhân rằng “chắc chắn và nhất định phải kiểm soát gã lẩm cẩm rối loạn thần kinh người Mỹ này bằng lửa.”
Mỹ ký thêm sắc lệnh mới trừng phạt Bắc Hàn
Trong khi đó hôm thứ Năm, ông Trump vừa ký một sắc lệnh mới lên Bắc Hàn.
Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã được ủy quyền nhắm vào các công ty và tổ chức tài chính tiến hành giao thương với Bắc Hàn.
Tổng thống cũng nói rằng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã chỉ thị cho các ngân hàng Trung Quốc khác ngừng việc kinh doanh với Bình Nhưỡng.
Trong buổi thông báo về sắc lệnh mới trừng phạt Bắc Hàn, Tổng thống Trump nói rằng các biện pháp này được thiết kế để “cắt đứt các nguồn thu nhập tài trợ cho nỗ lực phát triển vũ khí nguy hiểm nhất của Bắc Hàn đối với nhân loại”.
Ông nói: “Trong một thời gian quá dài Bắc Hàn đã được phép lạm dụng hệ thống tài chính quốc tế để tạo điều kiện tài trợ cho các chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân.”
Ông nhấn mạnh rằng các lệnh trừng phạt chỉ nhắm vào “một quốc gia, và đó là Bắc Hàn.”
Bộ trưởng Tài chính, Steven Mukuchin, sau đó nói với các phóng viên: “Các tổ chức tài chính nước ngoài hiện đang nhận được thông báo rằng họ có thể lựa chọn kinh doanh với Hoa Kỳ hoặc với Bắc Hàn, nhưng không phải cả hai.”
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã cảnh báo LHQ, và gián tiếp nói đến Hoa Kỳ, rằng “sự hiếu chiến quân sự” vì các cuộc thử nghiệm hạt nhân của Bắc Hàn sẽ chỉ dẫn đến “thảm hoạ”.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói với Bình Nhưỡng rằng không nên đi theo hướng “nguy hiểm” và nói với Đại hội đồng LHQ hôm thứ Năm rằng không nên có vũ khí hạt nhân mới trên bán đảo Triều Tiên “cho dù đó là ở phía bắc hay nam”.
Trong khi đó, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã gặp ông Trump bên lề Đại hội đồng LHQ, một sự kiện hàng năm tập hợp các nhà lãnh đạo của 193 quốc gia thành viên.
Trước đó, ông Moon nói rằng nước ông không muốn miền Bắc sụp đổ, và cũng không muốn thống nhất bán đảo Triều Tiên.
Tuy nhiên, ông nói các biện pháp trừng phạt là cần thiết để đưa Bình Nhưỡng tới bàn đàm phán và buộc nó phải từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-41357228
Cháu Mao không còn là ‘hạt giống đỏ’?
Thiếu tướng Mao Tân Vũ cùng bốn tướng Trung Quốc xuất thân “con ông cháu cha” không được mời đi dự Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) trong loạt bài về Đại hội 19 sắp tới trích các nguồn từ Đại lục nói Tướng Mao Tân Vũ, cháu nội của cố Chủ tịch Mao Trạch Đông, sẽ không dự Đại hội, cho thấy vị thiếu tướng khó tiếp tục thăng tiến.
Theo bài báo, những người không dự Đại hội Đảng họp năm năm một lần coi như không phải là “lãnh đạo thế hệ kế tiếp”.
Không còn là ‘hạt giống đỏ’
Có vẻ như đây là dấu hiệu các nhân vật ‘thái tử đảng’ (princelings) không nghiễm nhiên có quyền thừa hưởng các vị trí cao cấp.
Trong số ‘con ông cháu cha’ không được mời dự Đại hội Đảng 19 có Tướng Lưu Nguyên, con trai của cố Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ, Đô đốc Lưu Hiểu Giang, con rể của cố Tổng bí thư Hồ Diệu Bang, Tướng Trương Hải Dương, con trai của nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trương Chấn, và Tướng Lưu Á Châu, con rể cựu Chủ tịch nước Lý Tiên Niệm.
Tập Cận Bình thành ‘hạt nhân của Đảng’
Về tấm bằng Mỹ của ông Nguyễn Xuân Anh
Câu chuyện Xuân Anh và những ‘hạt giống đỏ’
Có cả thẩy 2300 đại biểu đã nhận được giấy mời đi dự Đại hội 19, và trong đó có 300 đại biểu do Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa gửi đi.
Theo bài của SCMP hôm 07/09/2017, sự vắng bóng của một loạt ‘con ông cháu cha’ trong đoàn đại biểu của Quân đội chưa hẳn là dấu hiệu ông Tập Cận Bình cắt bỏ bổ nhiệm ‘thái tử đảng’ vào các chức vụ cao cấp.
Giới quan sát tin rằng ông Tập không thể nào có thời gian xem xét con số hàng nghìn đại biểu, và một số vị, như Tướng pháo binh Trương Hải Dương (sinh năm 1949), sẽ chạm ngưỡng 68 là tuổi không còn được ở lại thêm một nhiệm kỳ Ủy viên Trung ương Đảng.
Thông điệp của ông Tập
Tuy thế, việc bỏ ra ngoài một tướng trẻ là Mao Tân Vũ (sinh năm 1970), lại là cháu đích tôn của Mao Chủ tịch, hẳn đã gửi ra một thông điệp rằng dưới thời Tập Cận Bình, chỉ là ‘con dòng cháu giống’ thôi sẽ không đủ để lên cao nữa.
Có cha là Mao Ngạn Anh, con trai thứ hai của Mao Trạch Đông với bà vợ đầu Dương Khai Tuệ, ông Mao Tân Vũ học môn lịch sử ở Bắc Kinh.
Ông vào quân đội để làm nghiên cứu chứ không phải là người đi lên từ quân ngũ trong các binh chủng vũ trang.
Có bằng tiến sỹ từ Học viện Quân sự Quân Giải phóng, ông công bố sách ca ngợi về ông nội mình, Mao Trạch Đông, như một công trình nghiên cứu.
Hồi năm 2003, ông nhận hàm thiếu tướng, và được ca ngợi là “vị tướng trẻ tuổi nhất của CHND Trung Hoa” cho đến thời điểm đó.
Đã hai lần kết hôn và có hai con, ông Mao Tân Vũ thường bị cộng đồng mạng chê cười vì hình dạng và cách ăn nói.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-41348899
Bắc Hàn có thể xem xét thử bom H ở Thái Bình Dương
Bắc Hàn vào ngày 22 tháng 9 nói có thể tiến thành thử nghiệm một bom nhiệt hạch, hay còn gọi là bom H, tại Thái Bình Dương. Đe dọa của Bình Nhưỡng được đưa ra sau khi tổng thống Donald Trump của Hoa Kỳ trong bài phát biểu đầu tiên tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc mạnh mẽ nói sẽ ‘tiêu hủy’ Bắc Hàn nếu đe dọa đến Mỹ và các đồng minh.
Tuyên bố về khả năng có thể thử bom nhiệt hạch tại Thái Bình Dương của Bình Nhưỡng được ngoại trưởng Bắc Hàn, Ri Yong Ho, đưa ra trong phát biểu được phát đi trên truyền hình. Theo đó Bình Nhưỡng có thể xem xét thử nghiệm một bom nhiệt hạch với qui mô chưa từng có tại Thái Bình Dương.
Tuy nhiên khi nói với báo giới tại New York trước bài phát biểu dự kiến, ngoại trưởng Ri Yong Ho của Bắc Hàn cho rằng ông không biết rõ được ý định của chủ tịch Kim Yong- Un.
Riêng lãnh tụ Kim Jong-Un của Bắc Hàn trong ngày 22 tháng 9 cũng nói sẽ buộc tổng thống Donald Trump phải trả giá đắt cho đe dọa hủy diệt Bắc Triều Tiên.
Hãng thông tấn chính thức của Bắc Hàn, KCNA, cho công bố toàn văn bài phát biểu của chủ tịch Kim Jong- Un với trả đũa như vừa nêu đối với lời lẽ của người đứng đầu chính quyền Hoa Kỳ.
Trong tuyên bố chủ tịch Kim Jong- Un cho rằng ‘một chú chó đang sợ hãi thì sủa lớn tiếng’. Ông này khuyên tổng thống Donald Trump phải cẩn trọng khi dùng từ ngữ và quan tâm đến những đối tượng khi phát biểu với họ.
Chủ tịch họ Kim sử dụng cụm từ ‘hành xử loạn trí’ nói đến phát biểu của tổng thống Hoa Kỳ tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc.
Chính phủ Nhật Bản
không phải chịu trách nhiệm thảm họa Fukushima
Một tòa án của Nhật Bản vừa ra phán quyết buộc Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) bồi thường thiệt hại liên quan đến thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 sau trận động đất năm 2011.
Theo phán quyết của Tòa án quận Chiba, TEPCO phải bồi thường tổng cộng 376 triệu yên cho 42 cư dân tỉnh Fukushima, và bác bỏ mọi yêu cầu bồi thường đối với chính phủ Nhật Bản.
TEPCO hiện đang phải đối mặt với nhiều vụ kiện khác liên quan đến thảm họa hạt nhân nói trên. Khoảng 12.000 người buộc phải rời nhà cửa đi lánh nạn đã tiến hành kiện chính phủ Tokyo và Công ty TEPCO.
Tháng 3/2013, một nhóm gồm 45 người dân đã kiện Chính phủ Nhật Bản và TEPCO, đòi bồi thường tổng cộng khoảng 2,8 tỷ yên (25 triệu USD).
Hồi tháng 6 vừa qua, ba cựu lãnh đạo TEPCO đã bị đưa ra tòa xét xử. Đây là 3 nhân vật duy nhất bị buộc tội hình sự liên quan đến thảm họa này.
Trận động đất mạnh 9 độ Richter xảy ra ngày 11/3/2011 ngoài khơi bờ biển Đông Bắc Nhật Bản đã khiến hơn 18.500 người thiệt mạng và làm 3 lò phản ứng của nhà máy Fukushima số 1 tan chảy, gây rò rỉ chất phóng xạ.
Đây được xem là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất kể từ sau thảm họa Chernobyl năm 1986
Các trại tỵ nạn người Rohingya bên bờ ‘thảm họa y tế’
Tổ chức Bác sĩ Không Biên giới (MSF) hôm 21/9 lên tiếng cảnh báo các trại tị nạn của người Rohingya ở biên giới giữa Bangladesh và Myanmar đang trên bờ vực của thảm họa về sức khỏe cộng đồng.
Hiện đang có hơn 420.000 người Hồi giáo Rohingya đang trú ngụ tại trại tị nạn Cox’s Bazar. Đây là những người chạy từ bang Rakhine của Myanmar sang Bangladesh để tránh chiến dịch mà Liên Hiệp Quốc gọi là thanh lọc sắc tộc của quân đội Myanmar nhắm vào người thiểu số Rohingya.
MSF cho biết họ tiếp nhận những người lớn chạy đến trại tị nạn mỗi ngày và họ đều có nguy cơ bị chết vì thiếu nước. MSF đánh giá đây là điều hiếm gặp ở người lớn và cho thấy tình trạng khẩn cấp ở khu vực này.
MSF cũng cho biết tình trạng vệ sinh tồi tệ ở trại tị nạn khi nước bẩn và phân trôi nổi khắp các lán trại vì thiếu nhà vệ sinh. MSF vì vậy cảnh báo phải có một trợ giúp nhân đạo cỡ lớn cho Bangladesh để tránh thảm họa sức khỏe công cộng.
Bangladesh thúc giục lập an toàn khu cho người Rohingya
Trong khi đó, Thủ tướng Bangladesh hôm 21 tháng 9 tại Linee Hiệp Quốc ở New York lên tiếng kêu gọi việc thiết lập những khu vực an toàn do Liên Hiệp Quốc giám sát ở ngay trong Myanmar để bảo vệ người Hồi giáo Rohingya.
Bà Sheikh Hasina nói tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc rằng những người Rohingya cần phải được trở về nhà của mình an toàn và được tôn trọng. Bà cũng cáo buộc giới chức Myanmar đã rải bom ở biên giới để gnawn cản người Rohingya trở về.
Bà Hasina đưa ra kế hoạch 5 điểm cho việc thiết lập các khu vực an toàn như vậy tại Myanmar.
Tuy nhiên việc thiết lập các khu vực an toàn do Liên Hiệp Quốc giám sát phải được Hội Đồng Bảo An chấp thuận. Trung Quốc là một thành viên của Hội đồng và có quyền phủ quyết nếu không chấp nhận. Trung Quốc hiện cũng là nước ủng hộ quân đội Myanmar mạnh mẽ.
Bão Maria hung hãn tiến vào Bahamas
Thống đốc Ricardo Rossello nói ít nhất 13 người thiệt mạng tại Puerto Rico trong lúc lãnh thổ này đang chống chọi với lũ lụt nặng sau khi bão Maria tràn qua.
Nói trên đài truyền hình CNN sáng thứ Sáu, Thống đốc Rossello nói nhà chức trách đã cứu gần 700 người khỏi nước lũ.
Ông Rossello nói: “Liên lạc viễn thông bị cắt đứt tại nhiều nơi, nên ước tính ban đầu là ít nhất 13 người thiệt mạng trong thiên tai này. Chúng tôi đang trong tình trạng cảnh giác 24 giờ sau bão, và nỗ lực hiện nay tập trung vào việc bảo đảm an toàn cho mọi người.”
Tâm bão Maria đã tiến vào quần đảo Turks & Caicos trên vùng biển Caribe sáng thứ sáu 22/9, với sức gió mạnh nhất lên đến 205km/h.
Khu vực phía nam Bahamas cũng được dự đoán sẽ bị bão Maria quét vào. Cơn bão này đã trút một lượng mưa lớn xuống Puerto Rico và Cộng hòa Dominica, cũng nằm trong vùng biển Caribe.
Cơn bão Maria hiện đang ở cấp độ 3. Trước đó bão ở cấp độ 4 khi nó làm tắt toàn bộ hệ thống điện trên toàn Puerto Rico hôm thứ 4 và làm nhiều khu vực ngập lụt. Trong khi đó cơn bão này có sức công phá ít hơn ở Cộng hòa Dominica nhưng cũng gây ra thiệt hại khá lớn.
Thống đốc Puerto Rico Ricardo Rossello nói “Puerto Rico đang trong tình trạng cứu trợ nhân đạo khẩn cấp. Đây là một sự kiện chưa từng xảy ra trước đây.”
Thống kê đầy đủ sự tàn phá chưa được xác định bởi có nhiều cộng đồng vẫn đang bị cô lập và không thể kết nối với họ nhưng đã có những báo cáo về các thị trấn bị ngập trong lũ quét và đất sạt lở.
Hơn 11.000 người đã tới ở trong hàng trăm trại tạm trú được dựng lên trên khắp Puerto Rico trong khi những người khác ở trụ tại chính nhà của mình trong cơn bão. Sức gió mạnh của bão Maria phá hỏng các đường dây điện, các tháp phát sóng điện thoại di động và làm tốc nhiều mái nhà.
Tổng thống Donald Trump nói với các phóng viên tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York hôm thứ 5 rằng Maria “đã phá hủy hoàn toàn” Puerto Rico và cho biết các đoàn cứu trợ khẩn cấp đã bắt đầu giúp họ phục hồi sau cơn bão. Cùng ngày, tổng thống Trump tuyên bố Puerto Rico là một khu vực thiên tai và nói rằng ông sẽ tới thăm hòn đảo này mặc dù không cho biết khi nào.
Khoảng 4.300 binh sỹ Mỹ đã được phái tới khu vực Caribe để trợ giúp sau cơn bão.
https://www.voatiengviet.com/a/bao-maria-hung-han-tien-vao-bahamas/4040216.html
Hàn Quốc kêu gọi Liên hiệp quốc can thiệp
khủng hoảng Triều Tiên
Tổng thống Hàn quốc Moon Jae-in thúc giục Liên hiệp quốc đóng một vai trò lớn hơn trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Triều Tiên.
Lời kêu gọi được đưa ra trong bài diễn văn đầu tiên của ông Moon tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc ngày 21/9. Ông hối thúc các nhà lãnh đạo cùng bắt tay để đối đầu với cuộc diện cuối cùng của Chiến tranh Lạnh tại vùng Viễn Đông.
“Bán đảo Triều Tiên là nơi tinh thần dẫn đạo của Liên hiệp quốc, tinh thần đạt được hòa bình thế giới thông qua chủ nghĩa đa văn hóa, cần kíp nhất hiện nay,” ông Moon phát biểu tại trụ sở Liên hiệp quốc ở New York.
Nhắc đến cuộc chiến tranh lịch sử của hai miền Triều Tiên, 6 thập niên đình chiến và căng thẳng quân sự mới bùng phát, Tổng thống Hàn Quốc nhấn mạnh trái tim người Hàn Quốc quặng thắt với những ký ức về chiến tranh và ước vọng hòa bình ngày càng tăng. Ông kêu gọi sự lưu tâm của thế giới.
“Tìm một phương thức căn bản để chấm dứt chu kỳ khiêu khích này và những chế tài là nhiệm vụ quan trọng nhất Liên hiệp quốc đang đối mặt,” ông nhắc nhở các cử tọa về việc thành lập Liên hiệp quốc sau Thế Chiến Thứ Hai như một biện pháp để ngăn ngừa một cuộc xung đột tàn khốc khác.
Đối với miền Bắc, ông Moon tái kêu gọi hòa bình liên Triều mà ông đưa ra lần đầu tiên tại Berlin vào tháng 7 năm nay, đồng thời nhắc lại là Hàn Quốc không muốn Triều Tiên sụp đổ.
Thông điệp của ông Moon hoàn toàn trái ngược với những gì Đại hội đồng Liên hiệp quốc nghe Tổng thống Mỹ Donald Trump nói một ngày trước đó rằng Hoa Kỳ sẽ “hoàn toàn hủy diệt” Triều Tiên nếu nước này đề ra mối đe dọa trực tiếp đối với Hoa Kỳ và đồng minh.
Thông điệp này cũng tìm cách vực dậy “sáng kiến Berlin” về hòa giải trên sân khấu ngoại giao toàn cầu mà miền Bắc lên án là “ngụy biện.”
Bình Nhưỡng từ đó gia tăng khiêu khích quân sự và khẩu chiến với Washington nhưng không đề cập dến Seoul.
Sự thù nghịch tiếp tục vào ngày 21/9 khi đại sứ của Bình Nhưỡng tại Liên hiệp quốc Ri Yong-ho ví ông Trump như một con chó đang sủa.
Hôm 16/9 Bình Nhưỡng phóng một phi đạn bay ngang không phận Nhật Bản, bất chấp những nghị quyết của Liên hiệp quốc và những cảnh cáo của Hoa Kỳ. Việc này tiếp theo vụ thử nghiệm hạt nhân lần thứ 6 hôm 3/9 mà chế độ cộng sản này gọi là thử nghiệm một bom nhiệt hạch có thể được gắn trên một phi đạn.
Sau vụ thử nghiệm hạt nhân, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đồng thanh chấp nhận những chế tài mạnh mẽ nhất đối với Bình Nhưỡng.
Trong bài diễn văn, ông Moon ca ngợi hành động tức thì và có phối hợp đối với việc thử hạt nhân và kêu gọi áp lực mạnh mẽ lên chế độ Kim Jong Un để mang nước này trở lại bàn hội nghị.
Hôm 20/9, ngày thứ ba tại New York, ông Moon một lần nữa mời Triều Tiên tham dự Thế vận hội Mùa Đông PyeongChang 2018 được tổ chức tại Hàn Quốc.
(Nguồn Yonhap)
Mỹ trục xuất một người Trung Quốc gian lận thi cử
Một công dân Trung Quốc, bị buộc tội lừa đảo Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ trong hoạt động quản trị Chương trình Học sinh và Khách mời Trao đổi của Bộ, đã nhận tội và bị tuyên án tại tòa liên bang ở thành phố Boston hôm thứ Ba, Văn phòng Công tố viên Liên bang Khu vực Massachussetts cho biết.
Wang Yue, 25 tuổi, nhận phạm tội âm mưu lừa đảo Hoa Kỳ. Thẩm phán tòa án liên bang khu vực, Rya W. Zobel, kết án cô Vương “time-served” – tức là ghi nhận khoảng thời gian cô bị câu lưu trong khi chờ xét xử như thời gian thi hành bản án – và ra lệnh trục xuất cô ngay lập tức về Trung Quốc.
Hồi tháng 5, Wang bị bắt cùng với những công dân Trung Quốc khác dính líu trong một âm mưu giả danh thí sinh để tham gia Khảo nghiệm Tiếng Anh như Ngôn ngữ Nước ngoài (TOEFL), một cuộc thi dùng để đánh giá năng lực tiếng Anh của học sinh người nước ngoài khi họ nộp đơn vào các trường đại học ở Mỹ
Các công tố viên cho biết cô Wang, khi đó là sinh viên tại trường Kinh doanh Quốc tế Hult ở thành phố Cambridge bang Massachussetts, được trả 7.000 đôla để thi hộ cho ba thí sinh đồng hương người Trung Quốc sau khi họ không đạt được mức điểm tối thiểu của các trường mà họ muốn nhập học.
Những người đồng mưu của cô Wang sau đó dùng điểm số đạt được giả tạo này để xin vào học các trường này, và vì thế họ hội đủ điều kiện để nhận visa học sinh không di trú F-1 để nhập cảnh Mỹ và lưu lại Mỹ trong khoảng thời gian đi học.
Vụ việc mới nhất này tương tự như vụ việc hồi năm 2015 khi Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc 15 công dân Trung Quốc trong một âm mưu trả tiền cho những người khác thi hộ vào đại học.
Ngày càng nhiều học sinh Trung Quốc theo học các trường đại học ở Mỹ, tăng 9 phần trăm lên mức 135.629 người trong năm học 2015-2016, theo thống kê của Viện Giáo dục Quốc tế.
https://www.voatiengviet.com/a/my-truc-xuat-mot-nguoi-trung-quoc-gian-lan-thi-cu/4039198.html
Tổng thống Mỹ ra sắc lệnh mới trừng phạt Triều Tiên
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 21/9 loan báo loạt chế tài mới nhắm vào Triều Tiên và hoan nghênh Trung Quốc đã có hành động giới hạn các giao dịch tài chính với nước cộng sản cô lập Triều Tiên.
Loan báo được đưa ra vào ngày cuối chuyến thăm 4 ngày của ông Trump tới Đại hội đồng Liên hiệp quốc.
Trước các cuộc hội đàm với lãnh đạo Hàn Quốc và Nhật Bản, ông Trump cho biết Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, đã yêu cầu các định chế tài chính ngưng giao dịch với Triều Tiên.
Tổng thống Mỹ nói không thể chấp nhận việc các nước khác hậu thuẫn tài chính cho chế độ tội phạm Triều Tiên và kêu gọi ‘giải giới hoàn toàn’ Triều Tiên.
Sắc lệnh hành pháp ông Trump đưa ra trước giờ trưa hôm nay 21/9 cho phép Bộ Tài chính Mỹ nhắm mục tiêu các cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ, hay kỹ thuật cho Triều Tiên.
“Hôm nay tôi loan báo sắc lệnh hành pháp mới, vừa ký, mở rộng thẩm quyền của chúng tôi một cách đáng kể nhắm mục tiêu các công ty, định chế tài chính tài trợ hay tạo điều kiện giao thương cho Triều Tiên,” ông Trump tuyên bố trước báo giới.
Tổng thống Mỹ nhấn mạnh: “Sắc lệnh hành pháp mới của chúng tôi sẽ cắt các nguồn doanh thu hỗ trợ cho nỗ lực của Triều Tiên phát triển những loại võ khí chết chóc nhất mà nhân loại biết tới.”
Nhà lãnh đạo Mỹ cho hay các ngành công nghiệp dệt may, công nghệ thông tin, và sản xuất của Triều Tiên nằm trong số các lĩnh vực mà Mỹ có thể sẽ nhắm mục tiêu.
Các biện pháp chế tài mới được đưa ra chỉ hai ngày sau khi ông Trump đe dọa ‘tiêu diệt hoàn toàn’ Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng tiếp tục đe dọa Mỹ và đồng minh của Mỹ.
Nhà lãnh đạo Mỹ nhấn mạnh các biện pháp quân sự đối phó với Triều Tiên đã nằm trên bàn thảo luận, nhưng các phụ tá của ông nói ngoại giao vẫn là phương án ưu tiên để kìm chế khủng hoảng hạt nhân.
Ông Trump giờ đây cũng dường như mở ngỏ cho cơ hội đàm phán với Triều Tiên, dù trước đây ông từng thẳng thừng tuyên bố ‘đàm phán không là đáp án’ cho bài toán Triều Tiên.
Trong cuộc hội đàm hôm nay với Thủ tướng Nhật, Shinzo Abe, và Tổng thống Hàn Quốc, Moon Jae-in, Tổng thống Mỹ dự kiến sẽ khẳng định lần nữa rằng các giải pháp quân sự đang sẵn sàng để đáp lại các mối đe dọa từ Triều Tiên.
Nguồn: CNN/Reuters
https://www.voatiengviet.com/a/tong-thong-my-ra-sac-lenh-moi-trung-phat-trieu-tien-/4039183.html
TT Trump sẽ áp đặt chế tài mới đối với Triều Tiên
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Năm 21/9 nói rằng ông sẽ áp dụng các biện pháp chế tài mới chống lại Triều Tiên vì mối đe doạ hạt nhân do nước này đặt ra, giữa lúc ông đang chuẩn bị gặp lãnh đạo Hàn Quốc và Nhật Bản để lập kế hoạch đối đầu với Triều Tiên.
Ông Trump sẽ gặp riêng Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, và họp với cả hai nhà lãnh đạo này tại một bữa ăn trưa ở New York bên lề kỳ họp Đại hội đồng LHQ để thảo luận về những nỗ lực bất thành của họ nhằm kiềm hãm lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un, sản xuất vũ khí hạt nhân và thử tên lửa đạn đạo.
Ông Trump cho hay sẽ áp đặt các biện pháp chế tài mới, nhưng không nói rõ các chế tài mới khác như thế nào so với các biện pháp trừng phạt mới được Hội đồng Bảo an LHQ áp đặt đối với hàng xuất khẩu, và việc cung cấp năng lượng của Triều Tiên.
Ông Trump phái nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ, Ngoại trưởng Rex Tillerson, đến dự phiên họp của Hội đồng Bảo an hôm thứ Năm 21/9, để nhấn mạnh nhu cầu phải thực thi các lệnh trừng phạt đối với Bình Nhưỡng để hạn chế tài trợ cho phát triển vũ khí.
LHQ đã áp dụng một loạt lệnh trừng phạt chống lại Triều Tiên, nhưng cho đến nay vẫn chưa thể buộc chính quyền Kim Jong Un đình chỉ các cuộc thử nghiệm vũ khí, kể cả phóng tên lửa bay ngang qua không phận Nhật Bản.
Ông Trump hôm 21/9 còn gặp các nhà lãnh đạo đang ở giữa các cuộc xung đột khu vực khác, trong đó có Tổng thống Ukraina Petro Poroshenko, Tổng thống Afghanistan Mohammad Ashraf Ghani và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-se-ap-dat-che-tai-moi-doi-voi-trieu-tien/4038731.html
Thanh niên Iraq bị truy tố
đánh bom xe điện ngầm ở London
Cảnh sát Anh hôm thứ Sáu 22/9 truy tố một thanh niên 18 tuổi tội mưu sát trong vụ đánh bom một xe điện ngầm ở London hồi tuần trước làm 20 người bị thương.
Nghi can tên Ahmed Hassn, tin nói là người từ Iraq đến Anh, bị bắt ở cảng Dover, một bến cảng có nhiều hành khách đi phà từ Anh sang Pháp.
Sau khi bắt Hassan, cảnh sát lục soát nhà của một cặp vợ chồng nhận trẻ tị nạn làm con nuôi, nơi Hassan trú ngụ trước đó. Căn nhà này là một trong số các nơi bị cảnh sát đến lục soát.
Nhà chức trách loan báo việc Hassan bị truy rố sau khi hai người bị bắt khác liên quan đến vụ đánh bom được cảnh sát thả ra.
Một người đàn ôn 21 tuổi bị bắt ở Hounslow, tây London, hôm thứ Bảy, và một người đàn ông 48 tuổi bị bắt ở Newport, nam xứ Wales, hôm thứ Tư. Hai người vừa kể đã được cảnh sát thả ra. Bốn người khác, trong đó có Hassan, vẫn bị cảnh sát giam giữ.
Ít nhất 20 người bị thương khi một quả bom tự chế đặt trong một cái xô, quấn trong một bao mua sắm, được kích nổ trên một xe điện ngầm dừng lại ở ga Parsons Green trong giờ cao điểm hôm 15/9.
Nhà chức trách ngay lập tức mở cuộc truy lùng thủ phạm, và nâng mức cảnh giác nguy cơ khủng bố trên toàn quốc lên mức cao nhất trong một thời gian.
Cảnh sát cho hay điều tra vẫn đang tiếp tục và nhiều địa điểm trên cả nước đang bị lục soát.
Anh có thể đề nghị 2 năm chuyển tiếp sau Brexit
Thủ tướng Theresa May theo trông đợi sẽ đề nghị thời kỳ xúc tiến chuyển tiếp dài hai năm sau khi Anh quốc chính thức rút khỏi Liên hiệp Âu châu ngày 29/3/2019, thường được gọi là Brexit.
Văn phòng của Thủ tướng May phổ biến một trích đoạn của bài phát biểu bà sẽ đọc trong ngày thứ Sáu 22/9 tại Florence, Italia, nhấn mạnh rằng hai bên chia sẻ trách nhiệm quan trọng để đảm bảo Brexit sẽ “suôn sẻ và hợp lý.”
Chiều hôm trước, Thủ tướng May đã họp với các bộ trưởng nội các của bà trong hai giờ đồng hồ để đúc kết quan điểm của Anh quốc.
Các bộ trưởng đã thảo luận căng thẳng về những vấn đề trọng yếu như số tiền mà Anh quốc phải trả để giải quyết các cam kết tài chánh mà Anh đã ký với EU và quy chế đối với công dân EU ở Anh, cùng với những vấn đề khác.
Dư luận xôn xao hồi tuần trước khi Bộ trưởng Ngoại giao Boris Johnson đưa ra quan điểm cá nhân về việc nước Anh nên nhanh chóng dứt khỏi EU, một quan điểm gây hoang mang, khiến những người theo chủ trương ôn hòa sợ rằng cách làm đó sẽ cắt đứt quan hệ của Anh quốc với khối thương mại lớn nhất thế giới.
Thủ tướng May sẽ đọc bài phát biểu này trước vòng thương thuyết thứ tư giữa nước bà với EU. Thương thuyết sẽ không xúc tiến được nếu các vấn đề vướng mắc chưa có hướng giải quyết, mặc dù Anh quốc muốn bắt đầu thảo luận về những mối liên kết trong tương lai, trong đó có hợp tác thương mại và an ninh.
Truyền thông báo chí Anh loan tin rằng Thủ tướng May có thể đề nghị trả cho EU 24 tỉ đôla trong thời kỳ chuyển tiếp, song trích đoạn phát biểu được văn phòng thủ tướng phổ biến không đề cập đến số tiền cụ thể.
https://www.voatiengviet.com/a/anh-co-the-de-nghi-2-nam-chuyen-tiep-sau-brexit/4039990.html
Liên hiệp quốc thu thập bằng chứng tội ác của ISIS
Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc ngày 21/9 chấp thuận thành lập một toán điều tra Liên hiệp quốc để thu thập, gìn giữ và lưu trữ bằng chứng về những hành động của Nhà nước Hồi Giáo tại Iraq có thể là tội phạm chiến tranh, tội ác chống nhân loại hay tội diệt chủng.
15 thành viên của Hội đồng nhất trí chấp thuận một nghị quyết do Anh soạn thảo, sau nhiều tháng thương thuyết với Iraq, yêu cầu Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres thành lập một toán “để hỗ trợ những nỗ lực nội địa” qui trách nhiệm cho các phần tử hiếu chiến.
Việc sử dụng những bằng chứng do toán này thu thập được trong những kênh khác, như các Tòa án quốc tế chẳng hạn, sẽ “được xác định trong các thỏa thuận với Chính phủ Iraq theo từng trường hợp một.”
Các chuyên gia Liên hiệp quốc vào tháng 6 năm ngoái nói Nhà nước Hồi Giáo đã phạm tội diệt chủng chống lại người Yazidi tại Syria và Iraq để hủy diệt cộng đồng tôn giáo thiểu số bằng cách giết hại, bắt làm nô lệ tình dục và các tội ác khác nữa.
Luật sư nhân quyền quốc tế Amal Clooney và cô Nadia Murad, một thiếu nữ người Yazidi bị các chiến binh Nhà nước Hồi Giáo bắt làm nô lệ và cưỡng hiếp tại Mosul, từ lâu đã thúc đẩy Iraq cho phép các nhà điều tra Liên hiệp quốc giúp đỡ.
Bộ trưởng Ngoại giao Iraq Ibrahim al-Jaafari tháng rồi chính thức viết thư yêu cầu Liên hiệp quốc giúp đỡ. Hội đồng có thể điều tra không cần sự đồng ý của Iraq nhưng Anh muốn Iraq chấp thuận.
Vương quốc Hồi Giáo tự xưng của Nhà nước Hồi Giáo thực sự sụp đổ vào tháng 7 năm nay, khi các lực lượng Iraq được Hoa Kỳ yểm trợ hoàn toàn chiếm lại Mosul, thủ đô của các phần tử hiếu chiến tại miền bắc Iraq, sau một chiến dịch kéo dài 9 tháng.
https://www.voatiengviet.com/a/lien-hiep-quoc-thu-thap-bang-chung-toi-ac-cua-isis/4039661.html
Bắc Kinh lo ngại các phần tử cực đoan Trung Quốc
đang chiến đấu cho IS
Bắc Kinh bày tỏ quan ngại rằng một số công dân Trung Quốc có thể đang sát cánh cùng các phần tử hiếu chiến có liên hệ đến Nhà nước Hồi Giáo tại thành phố Marawi của Philippines, Bộ trưởng Nội vụ Philippines, Catalino Cuy, cho biết hôm 21/9.
Ông Cuy đang chủ trì hội nghị các nhà lãnh đạo Đông Nam Á tại Manila, cho hay cùng một số nước khác, Trung Quốc lo rằng công dân nước họ đang chiến đấu tại Marawi có thể trở về nước.
Quân đội Philippines từng nhận diện được một vài người nước ngoài trong số các phần tử khủng bố bị giết tại Marawi kể từ 23/5 năm nay.
Các nước thành viên tại Hội nghị các Bộ trưởng ASEAN lần thứ 11 về Tội phạm Xuyên Quốc gia (AMMTC) đồng ý làm việc chặt chẽ với nhau trong cuộc chiến chống khủng bố bằng cách trao đổi thông tin và xây dựng khả năng, ông Cuy nói.
Các Bộ trưởng ASEAN cũng chấp thuận Kế hoạch Hành động Toàn diện về chống khủng bố bao gồm cho phép lực lượng cảnh sát đa quốc gia ASEANAPOL và INTERPOL bắt giữ các nghi can khủng bố, bằng cách tạo điều kiện dễ dàng trao đổi thông tin về việc chuyển giao tài chánh của các tổ chức khủng bố, và theo dõi âm mưu của các phần tử khủng bố người nước ngoài xâm nhập Đông Nam Á.
Các Bộ trưởng ASEAN cũng cam kết truy quét chủ nghĩa cực đoan trên mạng và chấp thuận trên nguyên tắc Kế hoạch Hành động chống Buôn người Bohol 2017-2020. Kế hoạch này sẽ được đưa ra cho các lãnh đạo ASEAN thông qua vào tháng 11 tới đây.
ASEAN và Trung Quốc cũng ký bản ghi nhớ về sự hợp tác trong các vấn đề an ninh phi truyền thống.
(Nguồn ABS/CBN News)
Cựu lãnh tụ sinh viên Hồng Kông thoát án tù
vì biểu tình ở trường
Cựu lãnh tụ Hội Sinh viên Đại học Hồng Kông ngày 21/9 nhận bản án lao động phục vụ cộng đồng về vai trò trong một cuộc biểu tình tại trường học, thoát khỏi số phận của các nhà hoạt động trẻ tuổi có tên trong danh sách ngày càng dài những người phải chịu án tù.
Các nhà hoạt động, trong đó có nhiều sinh viên đại học, đã đi tiên phong trong cuộc đấu tranh cho dân chủ ở đặc khu Hồng Kông, từng là thuộc địa của Anh. Đỉnh điểm của cuộc đấu tranh là các vụ biểu tình chiếm đường phố trong “Phong trào Dù vàng” kéo dài nhiều tháng vào cuối năm 2014.
Sau khi thất bại trong việc thuyết phục Bắc Kinh cho phép một nền dân chủ toàn diện ở Hồng Kông, nhiều người đã mất niềm tin vào hệ thống gọi là “một quốc gia, hai thể chế”, và bắt đầu đòi độc lập hoàn toàn cho Hồng Kông.
Billy Fung, 23 tuổi, người tiếp tay hướng dẫn một cuộc biểu tình của khoảng 200 sinh viên hồi năm ngoái để đòi đàm phán về cơ cấu quản trị của Đại học Hồng Kông (HKU), bị phạt 240 giờ lao động phục vụ cộng đồng về tội ‘gây rối ở nơi công cộng và xâm nhập khu vực cấm’.
Thẩm phán Ko Wai-hung nói: “Tôi biết bạn có lý tưởng và hy vọng thay đổi những bất công trong xã hội. Nhưng khi bạn nghĩ rằng những lý tưởng này là sự thật tuyệt đối, bạn có thể xao nhãng việc người khác cũng có quyền và lý do để bảo vệ các quan điểm khác”.
Mang cà vạt có biểu tượng của trường đại học, Fung và một lãnh đạo sinh viên khác, Colman Li, 22 tuổi, người bị phạt 200 giờ lao động phục vụ cộng đồng, tỏ ra bình tĩnh khi nhận bản án, trong khi khoảng 100 bạn trẻ khác trong phòng xử vỗ tay hoan nghênh.
Hồng Kông được trả lại cho Trung Quốc năm 1997, với cam kết sẽ được giữ một mức độ tự trị và các quyền tự do dân sự mà người dân ở đại lục không được phép hưởng.
Trong vài năm qua, cảnh sát đã buộc tội 100 nhà hoạt động, phần lớn là giới trẻ, vì các cuộc biểu tình chống chính phủ.
Bản án của Fung được tuyên một tháng sau khi Joshua Wong, một nhà hoạt động trẻ, bị tống giam vì đã dẫn dắt hàng chục ngàn người chiếm đường phố ở Hồng Kông trong “Phong trào Dù vàng”.
Doanh nhân Pháp
đòi chi tiền phạt cho phụ nữ đeo mạng che mặt ở Áo
Một thương gia người Pháp tuyên bố sẽ trả tiền phạt cho những phụ nữ đeo mạng che kín mặt ở Áo, khi luật cấm có hiệu lực từ ngày 1/10, Reuters dẫn nguồn tin từ một đài truyền hình Áo cho biết hôm 21/9.
Trên thực tế, ông Rachid Nekkaz đã trả tiền phạt cho một số phụ nữ đeo mạng che kín mặt, hoặc áo choàng trùm đầu của người Hồi giáo, bất chấp lệnh cấm hiện hành ở Pháp và Bỉ.
Ngoại trưởng Áo Sebastian Kurz đã lên tiếng chỉ trích hành động này.
Chính quyền Áo đã ban hành lệnh cấm đeo khăn niqab (chỉ để lộ đôi mắt), và áo choàng burqa (che từ đầu tới chân, chừa khuôn mặt che bằng vải lưới). Người vi phạm sẽ bị phạt 150 euro.
“Tôi sẽ tiếp cận tất cả phụ nữ ở châu Âu, đặc biệt là phụ nữ ở Áo, những người tự nguyện mặc burqa, để nói rằng tôi sẽ luôn có mặt và trả tiền phạt cho họ”, ông Nekkaz nói trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Servus được phát sóng vào tối thứ Năm.
“Nếu chấp nhận tự do tôn giáo thì cũng phải chấp nhận biểu hiện của tôn giáo”, ông nói.
Thương gia buôn bán bất động sản gốc Algeria cho biết ông đã chi khoảng 300.000 euro (360.000 USD) để trả các khoản tiền phạt.
Ngoại trưởng Kurz, ứng cử viên bảo thủ đứng đầu trong cuộc bầu cử toàn quốc vào tháng tới, một thành viên của Đảng Nhân dân, nói nước Áo sẽ không chấp nhận các biểu tượng nhằm thiết lập một xã hội song hành.
“Ai mặc niqab hay burka ở Áo thì phải gánh chịu hậu quả”, ông Kurz nói.
Ngoại trưởng Áo còn đe dọa sẽ phạt ông Nekkaz nếu ông ta tiếp tục thực hiện kế hoạch của mình.
Bình Nhưỡng:
chế tài đe dọa sự sống còn của trẻ em Triều Tiên
Triều Tiên nói với một ủy ban nhân quyền của Liên Hiệp Quốc rằng các biện pháp chế tài mà quốc tế áp dụng vì các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của họ, nguy hiểm cho sự sống còn của trẻ em Triều Tiên.
Ông Han Tae Song, Đại sứ của Bình Nhưỡng tại LHQ, lên tiếng tại phiên điều trần của Ủy ban LHQ về Quyền Trẻ em chiều hôm thứ Tư 20/9.
Ủy ban gồm các chuyên gia độc lập thách thức các quan chức Triều Tiên về những cáo buộc liên quan tới nạn cưỡng bức trẻ em lao động, nạn lạm dụng tình dục, các hoạt động buôn người ở Triều Tiên, ngân sách y tế và giáo dục của Bình Nhưỡng, và quyền truy cập Internet của trẻ em.
Ông Han nói Triều Tiên, với dân số 26 triệu người, ‘là một quốc gia xã hội chủ nghĩa lấy người dân làm trọng tâm, nơi việc bảo vệ và phát huy quyền và phúc lợi của trẻ được đặt lên ưu tiên hàng đầu’.
Ông Han nói các lệnh trừng phạt mới do Hoa Kỳ và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc áp đặt để đáp lại các vụ thử tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Triều Tiên, cản trở việc sản xuất những mặt hàng dinh dưỡng cho trẻ em cũng như việc cung cấp sách giáo khoa cho các em.
Kêu goi xóa bỏ lệnh trừng phạt, ông Han nói:
“Các biện pháp phong tỏa và trừng phạt chống lại CHDCND Triều Tiên không chỉ cản trở nỗ lực bảo vệ và xúc tiến các quyền của trẻ em mà còn đe doạ nghiêm trọng đến quyền sống còn của trẻ em.”
Từ năm 2006 cho đến nay, Hội đồng Bảo an LHQ nhất trí áp đặt 9 vòng trừng phạt đối với Triều Tiên. Vòng trừng phạt gần đây nhất bắt đầu từ đầu tháng này có mục đích áp dụng mức trần cung cấp nhiên liệu cho Triều Tiên.
Ông Han nói lãnh tụ Kim Jong-Un “trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng các cung thiếu nhi tại nhiều khu vực khác nhau, cũng như các bệnh viện nhi đồng, nhà trẻ, các trường nội trú, và tận tụy vì hạnh phúc cho thế hệ trẻ trên khắp đất nước.”
Hàn Quốc hôm thứ Năm 21/9 thông qua một kế hoạch để gửi cho Triều Tiên gói viện trợ trị giá 8 triệu đôla, giữa lúc Trung Quốc cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên ngày càng trở nên trầm trọng, trong khi cuộc khẩu chiến giữa Bình Nhưỡng và Washington vẫn tiếp diễn.
Chống lạm dụng trẻ em :
Giáo hoàng nhìn nhận Toà Thánh quá chậm
Đức giáo hoàng Phanxicô một lần nữa khẳng định triệt để không dung thứ hành động lạm dụng tình dục trẻ em trong Giáo Hội. Trong cuộc tiếp xúc với các thành viên Ủy Ban Bảo Vệ Trẻ Em của Tòa Thánh, ngày 21/09/2017, giáo hoàng thẳng thắn nhìn nhận những chậm trễ của Giáo Hội, không ý thức kịp thời về tệ nạn lạm dụng trẻ em.
Từ Vatican, thông tính viên Olivier Bonnel tường trình :
Khi giáo hoàng ứng khẩu, không nhìn vào diễn văn soạn sẵn, đó là vì chủ đề được ngài ấp ủ trong lòng. Giáo hoàng Phanxicô đã hành động như thế khi tiếp phái đoàn của Ủy Ban Bảo Vệ Trẻ Em ngày 21/09/2017 tại Toà thánh.
Bỏ bài diễn văn soạn trước, Đức giáo hoàng thổ lộ một cách chân thành : « Ý thức về những tội lỗi này đến quá chậm, các phương tiện để giải quyết vấn đề cũng chậm trễ nốt ». Ngài cũng hối tiếc về biện pháp thuyên chuyển linh mục phạm tội lạm dụng trẻ em ở giáo phận này qua giáo phận khác, chỉ tiếp tay « ru ngủ lương tâm ».
Thông điệp chân thành và cương nghị của Đức giáo hoàng Phanxicô đã làm xúc động các thành viên của Ủy Ban, trong đó có bác sĩ Catherine Bonnet, chuyên gia phân tâm học trẻ em người Pháp. Bà chia sẻ : « Tôi thấy thái độ của Đức giáo hoàng rất tích cực, đặc biệt là ngài nhìn nhận những khó khăn cản trở Giáo Hội ý thức (kịp thời) và ngài đã khen ngợi những ai có ý thức sớm là những nhà tiên tri. Thật là một khích lệ khi thấy ngài rất nhạy cảm và nhất là cảm thông sâu sắc nỗi khổ đau của các nạn nhân và mức độ nghiêm trọng của tội ác ».
Tuy nhiên, Đức giáo hoàng nhắc lại rằng việc bài trừ tệ nạn lạm dục tình dục trẻ em là thuộc thẩm quyền của Bộ Giáo Lý Đức Tin, sẽ được tăng thêm nhân sự và phương tiện. Cơ quan này thường xuyên bị Ủy Ban Bảo Vệ Trẻ Em chỉ trích là ù lỳ, thụ động.
Điểm mạnh nhất để lại dấu ấn trong thông điệp của Đức giáo hoàng là triệt để không dung thứ tội lạm dụng tình dục trẻ em. Những linh mục nào đã bị thừa nhận phạm tội, có chứng cớ rõ ràng, sẽ không có quyền kháng cáo. Ngài nhấn mạnh : Bởi lý do đơn giản, đó là những con người bệnh hoạn.
Hạt nhân BTT :
Donald Trump đánh mạnh vào túi tiền Bình Nhưỡng
Sau đả kích chế độ Kim Jong Un, hôm qua, 21/09/2017, tổng thống Mỹ thông báo một loạt biện pháp trừng phạt mới đánh vào nguồn sinh lực của Bắc Triều Tiên : hàng dệt may, ngư nghiệp, công nghệ thông tin và kỹ nghệ chế biến. Những công ty kinh doanh với Bắc Triều Tiên bị cấm hoạt động tại Mỹ.
Từ New York, Achim Lippold tường thuật :
Biện pháp nào hiệu quả nhất để gây sức ép với Bắc Triều Tiên ? Câu hỏi này luôn luôn gây tranh cãi giữa các nước liên can : một bên là Mỹ và bên kia là Trung Quốc và Nga, bênh vực chế độ Bình Nhưỡng.
Trong khi Washington sử dụng lời lẽ cứng rắn thì Matxcơva khuyến cáo chống lại « cuồng khích quân sự ». Đó là tuyên bố của ngoại trưởng Nga tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, ngày hôm qua, gián tiếp đáp trả Donald Trump. Cũng tại diễn đàn này vài giờ trước, tổng thống Mỹ cao giọng đe dọa « hủy diệt toàn thể Bắc Triều Tiên ».
Về phần Seoul, tổng thống Moon Jae In giữ thái độ thận trọng : « Chúng tôi không muốn chế độ Bắc Triều Tiên sụp đổ ». Tuy nhiên, lãnh đạo Hàn Quốc thúc giục cộng đồng quốc tế tăng cường các biện pháp trừng phạt, nếu Bình Nhưỡng tiếp tục khiêu khích.
Không một chút chậm trễ. Một giờ sau phát biểu của ngoại trưởng Nga, tổng thống Donald Trump ban hành những biện pháp mới trừng phạt Bình Nhưỡng.
Mục tiêu của Donald Trump là nhắm vào những cá nhân, những công ty và ngân hàng kinh doanh với Bắc Triều Tiên. Quyết định này cho thấy là dù có đe dọa dùng vũ lực, tạm thời, tổng thống Mỹ vẫn dành cho ngoại giao một ít thời gian.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170922-hat-nhan-btt-donald-trump-danh-manh-vao-tui-tien-binh-nhuong
Chính quyền Catalunya
vẫn nhất quyết tổ chức trưng cầu dân ý
Tuy nhìn nhận là các chiến dịch của cảnh sát và ngành tư pháp Tây Ban Nha gây khó khăn rất nhiều cho việc tổ chức trưng cầu dân ý ngày 01/10 về quyền tự quyết, chính quyền vùng Catalunya ly khai hôm qua, 21/09/2017, tuyên bố nhất quyết tổ chức cuộc bỏ phiếu này.
Thông tín viên François Musseau tường trình từ Madrid :
« Có một mâu thuẫn trong hàng ngũ những người chủ trương ly khai. Một bên, người ta thừa nhận việc cảnh sát – theo lệnh cơ quan tư pháp Madrid – bắt giữ 14 viên chức cao cấp, bị nghi ngờ tham gia tổ chức cuộc trưng cầu dân ý ngày 01/10 bị cấm.
Ông Oriol Junqueras, nhân vật số hai của chính phủ vùng Catalunya chủ trương đòi độc lập, cho rằng chiến dịch bắt bớ này là ‘‘một xâm phạm thật sự đối với nền dân chủ và nhân dân Catalunya, làm hỏng cuộc trưng cầu dân ý. Đây là điều không thể phủ nhận được’’.
Bên kia, khát vọng đòi độc lập không suy giảm, mà ngược lại, kể từ thứ Tư, hàng nghìn người đã xuống đường tại Barcelona để ủng hộ cuộc trưng cầu dân ý về quyền tự quyết và tố cáo điều mà họ cho là cách hành xử độc đoán của chính quyền trung ương.
Về mặt tổ chức, với việc các phương tiện bầu cử gần như bị phá vỡ, khả năng diễn ra cuộc trưng cầu dân ý ngày 01/10 là rất ít. Tuy nhiên, phong trào đòi độc lập của dân chúng lại đang ngày càng mạnh mẽ ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170922-chinh-quyen-catalunya-van-nhat-quyet-to-chuc-trung-cau-dan-y
Khủng hoảng Rohingya cản trở đầu tư phương Tây
vào Miến Điện
Cuộc khủng hoảng Rohingya ngày càng trầm trọng thì viễn cảnh đầu từ phương Tây ồ ạt đổ vào Miến Điện càng xa rời, theo ghi nhận của hãng tin Reuters hôm nay, 22/07/2017.
Hiện giờ đầu tư và trao đổi mậu dịch với phương Tây ở Miến Điện còn rất ít. Với việc quốc tế dỡ bỏ hầu hết các biện pháp trừng phạt chế độ quân sự trước đây, chính phủ dân sự Miến Điện hiện nay, dưới sự lãnh đạo của bà Aung San Suu Kyi, giải Nobel Hòa bình, đã hy vọng rằng đầu tư của phương Tây sẽ ồ ạt đổ vào nước này. Nguồn đầu tư đó cũng sẽ giúp cân bằng lại ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc ở Miến Điện.
Miến Điện quả là một nơi đầu tư hấp dẫn vì nước này có nguồn dầu khí rất dồi dào, chưa kể những tài nguyên khác như gỗ, hồng ngọc và ngọc bích. Dân số của Miến Điện còn trẻ và giá nhân công còn thấp, rất thuận lợi cho đầu tư vào ngành sản xuất và bán lẻ. Tháng Tư vừa qua, Miến Điện cũng vừa thông qua luật đầu tư, đơn giản hóa các thủ tục và đối xử với công ty ngoại quốc bình đẳng với công ty trong nước. Miến Điện cũng đã dự trù cuối năm nay sẽ thông qua một luật khác cho phép các nhà đầu tư ngoại quốc mua các cổ phần của công ty trong nước.
Nhưng trước tình hình các cải tổ được thực hiện chậm hơn dự kiến và nay lại thêm khủng hoảng người Rohingya, nhiều công ty ngoại quốc đang tính đến chuyện rút ra khỏi Miến Điện hoặc quyết định đình hoãn các dự án đầu tư vào nước này. Trong những tháng gần đây, áp lực càng gia tăng trên các công ty ngoại quốc, kể cả những công ty đã có mặt ở Miến Điện.
Tổ chức bảo vệ nhân quyền AFD International đã kêu gọi các công ty ngoại quốc ngưng đầu tư vào Miến Điện. Một nhóm cổ đông trong tập đoàn dầu khí Mỹ Chevron gần đây đã đưa ra một kiến nghị yêu cầu tập đoàn này rút khỏi liên doanh với một công ty khai thác dầu khí của Nhà nước ở Miến Điện, nhưng kiến nghị này đã không được thông qua. Trong khi đó, tập đoàn Telenor của Na Uy, hiện đang điều hành một mạng điện thoại di động ở Miến Điện, thì đã ra một tuyên bố kêu gọi bảo vệ nhân quyền ở nước này.
Về phần mình, ông Bernd Lange, chủ tịch Uỷ ban Mậu Dịch Quốc Tế của Nghị Viện châu Âu, vào tuần trước cho biết phái đoàn của ông đã đình hoãn vô thời hạn một chuyến đi Miến Điện, vì cho rằng tình hình nhân quyền tại nước này “không cho phép thảo luận đạt kết quả” về một hiệp định đầu tư giữa Liên Hiệp Châu Âu với Miến Điện.
Bản thân lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi cũng đang bị quốc tế chỉ trích ngày càng nặng nề là không bảo vệ người Hồi Giáo Rohingya. Trong một bài trả lời phỏng vấn tờ Nikkei Asia Reviex, được đăng tải hôm qua, Aung San Suu Kyi nhìn nhận các nhà đầu tư ngoại quốc quan ngại là chuyện “bình thường”, nhưng bà vẫn cho rằng phát triển kinh tế là yếu tố then chốt để giải quyết vấn đề người Rohingya.
Việc đầu tư phương Tây chậm đổ vào Miến Điện sẽ chỉ có lợi cho Trung Quốc, vào lúc mà Bắc Kinh đang đẩy mạnh việc thực hiện dự án “Một Vành Đai, Một Con Đường” của họ. Dự án này là nhằm thúc đẩy trao đổi mậu dịch và đầu tư vào cơ sở hạ tầng ở châu Á và cả ngoài khu vực này.
Hiện giờ Trung Quốc đã là nhà đầu tư hàng đầu ở Miến Điện, kế đến là Singapore, Thái Lan, Nhật Bản và Ấn Độ. Bắc Kinh hiện đang thương lượng về việc bán điện cho Miến Điện, một quốc gia rất thiếu năng lượng, và cũng đang muốn được sử dụng với điều kiện ưu đãi cảng chiến lược ở vịnh Bengal. Tháng Tư vừa qua, hai nước cũng đạt được thỏa thuận về một đường ống dẫn dầu sẽ được sử dụng để bơm dầu ngang qua Miến Điện đến Trung Quốc.
Nói cách khác, khủng hoảng Rohingya coi như sẽ đẩy bà Aung San Suu Kyi vào thẳng vòng tay của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170922-khung-hoang-rohingya-can-tro-dau-tu-phuong-tay-vao-mien-dien
Facebook cung cấp cho Quốc Hội Mỹ
các tài khoản được Nga tài trợ
Facebook hôm qua, 21/09/2017, loan báo sẽ cung cấp cho Quốc Hội Hoa Kỳ những thông tin về các quảng cáo liên quan đến Nga trên mạng xã hội này, trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ. Thông báo của ông chủ Facebook được đưa ra hai tuần sau khi nhận diện được gần 500 tài khoản Nga đã trả tiền quảng cáo, để đăng các tin giả nhằm làm xáo trộn đời sống chính trị nước Mỹ.
Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet cho biết thêm chi tiết :
« Cho rằng Facebook có thể đã bị sử dụng để tạo điều kiện cho ông Donald Trump lên nắm quyền là một ý tưởng hoàn toàn điên khùng ». Ông chủ của Facebook đã tuyên bố như trên, sau khi có kết quả bầu cử Mỹ.
Nhưng sau một thời gian dài điều tra trong nội bộ, Mark Zuckenberg rốt cuộc đã phải nhìn nhận : có đến 100.000 đô la đã được các tài khoản có liên quan đến Nga chi ra, để đôn lên hàng đầu các tin giả trong chiến dịch tranh cử. Một số tài khoản thậm chí còn tổ chức những cuộc biểu tình chống ứng cử viên Hillary Clinton.
Trước áp lực của Quốc Hội, người sáng lập Facebook đã phải nhượng bộ : ông sẽ cung cấp cho ủy ban điều tra của Thượng Viện tất cả những thông tin liên quan đến các quảng cáo trên.
Mark Zuckerberg tuyên bố : « Tôi quan ngại sâu sắc đến tiến trình dân chủ và việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Tôi không muốn bất kỳ ai có thể lợi dụng công cụ của chúng tôi để phá hoại nền dân chủ. Chúng tôi tích cực làm việc với chính phủ Mỹ trong khuôn khổ cuộc điều tra về sự can thiệp của Nga ».
Ông Zuckerberg nhìn nhận, không thể ngăn cản tất cả những ai có ý đồ xấu hành động trên Facebook. Phó chủ tịch ủy ban điều tra Thượng Viện hồi đầu tuần cho rằng Nga vẫn tiếp tục can thiệp vào đời sống chính trị nước Mỹ, thông qua các mạng xã hội.
Được biết trong tuần tới, các lãnh đạo Twitter cũng sẽ phải điều trần trước Thượng Viện Mỹ về vấn đề này.
Bị đánh sụt hạng,
Bắc Kinh tố cáo ”quyết định sai lầm” của S&P
Bắc Kinh hôm nay, 22/09/2017, chỉ trích kịch liệt việc cơ quan thẩm định tài chính Standard & Poor’s (S&P) đánh sụt hạng về nợ công, tố cáo đây là một « quyết định sai lầm », vì Trung Quốc đã có nỗ lực giám sát lãnh vực tài chính. Tuy nhiên, hôm nay S&P lại tiếp tục hạ điểm cả Hồng Kông, cảnh báo nguy cơ món nợ khổng lồ của Hoa lục đang đè nặng lên đặc khu kinh tế này.
Hôm thứ Tư 20/9, S&P đã đánh sụt hạng từ A+ xuống AA- về viễn cảnh nợ nần của Trung Quốc, nhận định rằng « một thời kỳ bùng nổ tín dụng kéo dài đã làm tăng rủi ro về tài chính và kinh tế ». Đây là lần đầu tiên Trung Quốc bị hạ điểm tín nhiệm kể từ năm 1999.
Thông cáo của bộ Tài Chính Trung Quốc hôm nay tố cáo S&P « không tính đến những đặc tính của thị trường tài chính Trung Quốc », và « tiềm năng phát triển » của nền kinh tế thứ nhì thế giới, nhấn mạnh đến « tỉ lệ tiết kiệm cao » của các hộ gia đình.
S&P còn cảnh báo về mức độ nợ nần của chính quyền các địa phương và các công ty quốc doanh, trong đó có nhiều tập đoàn kỹ nghệ bị tình trạng sản xuất dư thừa, chỉ sống nhờ vào tín dụng. Tuy nhiên thông cáo cho biết luật pháp Trung Quốc không coi nợ của các công ty quốc doanh là nợ công, và chính quyền địa phương không chịu trách nhiệm về số nợ này.
Bộ Tài Chính nhấn mạnh, Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kiểm soát lãnh vực tài chính, nhất là « tín dụng đen ». Thật ra S&P cũng đã ghi nhận nỗ lực này, nhưng thấy rằng nhịp độ bùng nổ tín dụng ở Trung Quốc « vẫn ở mức độ làm trầm trọng thêm rủi ro tài chính » trong những năm tới.
Bên cạnh đó, hôm nay S&P còn đánh sụt hạng Hồng Kông từ AAA xuống còn AA+, do « các liên hệ về định chế và chính trị mạnh mẽ » với Hoa lục. Thông cáo của S&P cho biết việc hạ điểm tín nhiệm Trung Quốc « có tác động đến mức tín nhiệm của Hồng Kông ».
Trước đó, cơ quan thẩm định tài chính Moody’s cũng đã đánh sụt hạng Hồng Kông từ Aa1 xuống Aa2, sau khi hạ bậc Trung Quốc từ Aa3 còn A1, lần đầu tiên từ 28 năm qua.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170922-bi-danh-sut-hang-bac-kinh-to-cao-quyet-dinh-sai-lam-cua-sp
Iran tuyên bố sẽ tăng cường quân lực và hỏa tiễn đạn đạo
Tổng thống Iran Hassan Rohani hôm nay, 22/09/2017, loan báo sẽ tăng cường năng lực quân sự và tên lửa đạn đạo, bất chấp những chỉ trích của Hoa Kỳ và Pháp. Lời tuyên bố này được đưa ra nhân một cuộc diễu binh kỷ niệm cuộc chiến tranh Irak-Iran năm 1980.
Trong bài diễn văn được trực tiếp truyền hình, ông Rohani khẳng định : « Dù quý vị có muốn hay không, chúng tôi sẽ tăng cường năng lực quân sự cần thiết để răn đe. Không chỉ phát triển các hỏa tiễn mà cả các lực lượng không quân, hải quân và lục quân. Để bảo vệ tổ quốc, chúng tôi không cần xin phép ai cả ». Tổng thống Iran nhấn mạnh : « Năng lực quân sự của chúng tôi không nhằm tấn công các nước khác ».
Teheran đã triển khai một chương trình hỏa tiễn đạn đạo rộng lớn trong những năm gần đây, gây lo ngại cho Hoa Kỳ, Ả Rập Xê Út – đối thủ chính của Iran trong khu vực, Israel – kẻ thù xưa nay của Teheran, và một số nước châu Âu trong đó có Pháp, tuy Iran luôn khẳng định là nhằm tự vệ.
Trong phiên họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tại New York, tổng thống Mỹ Donald Trump đã lên án Iran về chương trình nguyên tử cũng như tên lửa đạn đạo. Với giọng điệu ôn hòa hơn, tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng với các nước châu Âu đã bênh vực cho việc áp dụng hiệp định nguyên tử đã ký giữa Iran và các cường quốc, nhưng nguyên thủ Pháp cho rằng hiệp định này chưa đầy đủ, cần phải bắt buộc Iran giảm bớt chương trình đạn đạo và các hoạt động trong khu vực.
Ông Rohani cũng bác bỏ mọi thay đổi về quan điểm chính trị của Iran đối với khu vực, khẳng định sẽ « bảo vệ các dân tộc bị áp bức ở Yemen, Palestine và Syria ». Iran hiện đang yểm trợ chế độ Syria, các nhóm Hồi Giáo Palestine và quân nổi dậy Houthi ở Yemen.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170922-okiran-se-tang-cuong-quan-luc-va-hoa-tien-dan-dao