Tin khắp nơi – 21/09/2017
Cứu trợ bão lụt giúp ông Trump tăng điểm tín nhiệm
Mức độ ủng hộ dành cho Tổng thống Donald Trump tăng lên trong tuần này sau khi ông quyết định cung cấp tài chính để cứu trợ bão lụt và hợp tác với phe Dân chủ để tránh chính phủ phải đóng cửa.
Theo cuộc thăm dò của đài truyền hình NBC và báo Wall Street Journal mà kết quả được công bố hôm thứ Năm 21/9, tỷ lệ ủng hộ dành cho ông Trump hiện ở mức 43%, tăng 3 điểm so với tháng 8. Tuy nhiên, vẫn còn 52% người được hỏi cho biết họ không hài lòng với thành tích của ông Trump trong cương vị tổng thống Mỹ.
Kết quả một cuộc thăm dò do báo Politico và công ty Morning Consult công bố hôm thứ Tư 20/9 cho thấy mức tăng tương tự: 43% so với mức 39% trong tháng 8. Một cuộc thăm dò của công ty Real Clear Politics cho biết ông Trump được 40% phiếu tán thành, tăng 2,5 điểm so với mức thấp nhất hồi tháng trước.
Mức độ ủng hộ gia tăng dành cho ông Trump diễn ra sau khi ông đi ngược với ý kiến của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa để đạt thỏa thuận với đảng Dân chủ để cung cấp quỹ cứu trợ cho các nạn nhân bão lụt và tài trợ ngân sách để chính phủ tiếp tục hoạt động thêm 90 ngày nữa sau năm tài chính hiện tại kết thúc vào ngày 30/9.
Ông Fred Yang, nhà nghiên cứu các cuộc thăm dò cho đảng Dân chủ, là một trong những người thực hiện cuộc thăm dò của đài NBC / Wall Street Journal, nhận định việc ông Trump sẵn sàng làm việc với đảng Dân chủ đã góp phần lớn để đưa đến kết quả thăm dò vừa rồi.
Theo cuộc thăm dò, 71 % những người trả lời cho biết họ tán thành thỏa thuận mà ông Trump đã đạt được để cứu trợ bão lụt và tránh việc chính phủ phải đóng cửa.
https://www.voatiengviet.com/a/cuu-tro-bao-lut-giup-ong-trump-tang-diem-tin-nhiem/4038542.html
Trung Quốc:
Nên ‘chuẩn bị tốt’ cho chuyến thăm của ông Trump
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói với Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence rằng Trung Quốc và Mỹ nên “chuẩn bị tốt” để đảm bảo chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vào cuối năm nay được thành công.
Trao đổi giữa hai lãnh đạo Trung, Mỹ diễn ra bên lề cuộc tranh luận hàng năm của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Nhiều khả năng ông Trump sẽ thăm Trung Quốc vào tháng 11 trong khuôn khổ chuyến đi tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Philippines và hội nghị thượng đỉnh APEC tại Việt Nam.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc nói những liên lạc thân mật giữa ông Tập và ông Trump đồng nghĩa với một sự “chuyển giao suôn sẻ” và một “khởi đầu tốt đẹp” trong mối quan hệ Trung-Mỹ dưới chính phủ mới, Reuters dẫn tin của Tân Hoa Xã.
“Một mối quan hệ ‘ổn định và lành mạnh’ giữa hai quốc gia có lợi cho cả hai nước và cộng đồng quốc tế”, ông Vương Nghị nói với ông Mike Pence.
Quan hệ Trung-Mỹ đã trở nên căng thẳng vì những chỉ trích của chính quyền Trump đối với các hoạt động thương mại của Trung Quốc và những đòi hỏi của Mỹ yêu cầu Bắc Kinh phải làm nhiều hơn nữa để gây sức ép, và buộc Triều Tiên phải đình chỉ các chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa của họ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp nhau lần đầu tại khu nghỉ dưỡng Mar-A-Lago của ông Trump ở bang Florida vào tháng Tư.
Kể từ đó, ông Trump đã tìm cách nêu bật mối quan hệ cá nhân với ông Tập, ngay cả khi ông chỉ trích Trung Quốc về vấn đề Triều Tiên và vấn đề thương mại.
Tại cuộc gặp, hai bên đề ra kế hoạch kinh tế 100 ngày, bao gồm một số thông báo cụ thể như tái tục bán thịt bò Mỹ ở Trung Quốc.
Nhưng từ thời điểm đó, có rất ít tiến triển về quan hệ thương mại giữa hai nước, đặc biệt sau khi ông Trump bắt đầu tiến hành các cuộc điều tra thương mại về cách làm ăn của Trung Quốc thông qua Tổ chức Thương mại Thế giới.
Chính quyền Trump cũng nhiều lần kêu gọi Trung Quốc phải làm nhiều hơn nữa để kiềm chế Triều Tiên, đồng thời đe dọa sẽ có các biện pháp trừng phạt mới đối với các ngân hàng và công ty Trung Quốc làm ăn với Bình Nhưỡng.
Về phần mình, Trung Quốc nói họ đang làm tất cả những gì có thể được để gây áp lực đối với Triều Tiên, và các quốc gia trực tiếp dính dáng đến tình trạng bế tắc trên bán đảo này phải chịu trách nhiệm giải quyết căng thẳng.
Đánh giá nền ngoại giao ‘đại cường quốc’ của Bắc Kinh
Giới phân tích cho rằng những thành tựu trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc có thể là trọng tâm tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng tới, kỳ đại hội vô cùng quan trọng để chuyển giao quyền hành cho một thế hệ lãnh đạo mới diễn ra mỗi 5 năm một lần. Nhưng đừng hy vọng các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ bàn nhiều về những thách thức và những trở ngại mà họ phải đối mặt từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, mặc dù ngày càng có nhiều học giả ở Trung Quốc muốn lên tiếng về điều này.
Từ năm 2012, khi ông Tập lên nắm quyền ở Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã nhanh chóng mở rộng phạm vi hoạt động và ảnh hưởng toàn cầu. Bắc Kinh tham gia và tìm kiếm một vai trò nổi bật hơn trong các vấn đề quốc tế, trong khi đưa ra các sáng kiến riêng của mình, chẳng hạn như sáng kiến về Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á và chương trình thương mại “Một vành đai và Con đường” trị giá gần ngàn tỷ đôla.
Cho đến nay ông Tập đã đi thăm gần 30 quốc gia, trên 5 lục địa và bênh vực cái gọi là “Ngoại giao Đại Cường quốc”. Ông còn ủng hộ một “Giải pháp Trung Quốc,” là những đề xuất của Bắc Kinh để giải đáp những vấn đề khó khăn nhất của thế giới.
Trọng tâm của chính sách đối ngoại quan trọng đến mức một số nhà phân tích nói rằng nhu cầu Trung Quốc phải đóng vai trò quan trọng hơn nữa trong các vấn đề toàn cầu có thể sẽ được ghi thêm vào Điều lệ của Đảng Cộng sản trong kỳ đại hội này, cùng với một số thay đổi khác.
Các cơ quan truyền thông nhà nước gần đây đã phổ biến một văn kiện dài 6 tập về “Ngoại giao Đại Cường quốc” trước thềm Đại hội Đảng lần thứ 19. Những người ủng hộ lập luận rằng trong tư cách là một cường quốc đang trỗi dậy, Trung Quốc nên làm những gì mà nước này cảm thấy là đúng, vào bất cứ lúc nào và bất cứ khi nào Bắc Kinh muốn.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích nói cách tiếp cận đó đã dẫn đến một loạt bước thụt lùi trong 5 năm qua, kể từ khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố Vùng Nhận dạng Phòng Không (ADIZ) ở Biển Hoa Đông để gây ra những rắc rồi trên biển Hoa Đông, và với Triều Tiên và Hàn Quốc cùng nhiều nước khác nữa.
Ông Shen Dingli, giáo sư khoa học chính trị thuộc Đại học Fudan, nhận định:
“Trung Quốc đã thất bại trong tất cả các hồ sơ Biển Đông, Biển Hoa Đông, tranh chấp biên giới Trung-Ấn, mối quan hệ với Hàn Quốc, và với Triều Tiên. Tóm lại, chính sách ‘láng giếng tốt’ của Trung Quốc không được bất kỳ nước láng giềng tán thành.”
Ông Shen nói rằng bất chấp các cố gắng của mình, Bắc Kinh không thể buộc Triều Tiên ngưng phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân, hoặc thuyết phục Hàn Quốc đừng triển khai Hệ thống Phòng thủ Tầm cao Giai đoạn cuối của Mỹ – gọi tắt là THAAD. Ông Shen và một số người khác lưu ý rằng cách đối phó của Bắc Kinh với lá chắn tên lửa THAAD không chỉ thất bại mà còn đẩy Seoul ra xa Trung Quốc hơn, và khiến Seoul xích lại gần hơn với Washington.
Ông Jean-Pierre Cabestan, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Baptist Hồng Kông, nói ngày càng có nhiều người chỉ trích ông Tập, và những lời chỉ trích đó được chú ý hơn so với những chỉ trích nhắm vào người tiền nhiệm của ông, là cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Ông Cabestan nói một phần lý do là hướng tiếp cận gây đối kháng mà ông Tập đã tiến hành với nhiều nước, kể cả các nước láng giềng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Ấn Độ vv…, để khẳng định quyền lực của Trung Quốc trong khu vực.
https://www.voatiengviet.com/a/danh-gia-nen-ngoai-giao-dai-cuong-quoc-cua-bac-kinh/4038428.html
Ông Lưu Vân Sơn là ai?
Quan chức Đảng Cộng sản cao cấp thăm Việt Nam và Campuchia từng bị phê phán là có đầu óc Maoist và quản lý truyền thông Trung Quốc một cách cứng nhắc.
Ông Lưu Vân Sơn vừa đến Hà Nội và sau đó tới Phnom Penh trong chuyến thăm cao cấp trước kỳ Đại hội 19 của Đảng Cộng sản Trung Quốc năm nay, khi ông dự kiến sẽ nghỉ hưu.
Phù Mao ‘trảm’ Tất Phúc Kiếm
Hiện là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư và Thường vụ Ban Chấp hành Trung ương của ĐCS Trung Quốc, ông Lưu Vân Sơn là nhân vật của bộ máy tuyên giáo Trung Quốc.
Từ sau Đại hội 18 (11/2012), ông được giao trọng trách nắm về tổ chức, nhân sự và công tác ‘xây dựng Đảng’.
Ông Lưu Vân Sơn: ‘Hai Đảng có chung số phận’
Lãnh đạo Việt-Trung uống trà bàn ‘định hướng lớn’
‘Hai Đảng CS dẫn dắt quan hệ phát triển tốt đẹp’
Ông cũng là một trong bảy ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, đứng sau các ông Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, Trương Đức Giang và Du Chính Thanh.
Dù chính thức nắm mảng tuyên giáo, ông có vẻ không có nhiều quyền lực bằng ông Vương Kỳ Sơn, cánh tay phải của Tập Cận Bình trong các chiến dịch chỉnh Đảng, chống tham nhũng, theo các báo Hong Kong.
Hồi năm 2015, ông Lưu khai bút viết một bài phê phán thái độ “lơ là về tư tưởng” trong bộ máy và phản bác một thứ “văn hóa chính trị” khiến đảng viên, kể cả cao cấp và người nổi tiếng không bám sát “đường lối của Đảng” và di sản của Mao Trạch Đông.
Giới bình luận tại Trung Quốc tin rằng bài báo của ông Lưu nhắm vào ngôi sao truyền hình Trung Quốc, ông Tất Phúc Kiếm, người bị ghi hình nói ở chốn riêng tư lời nhạo báng Mao Trạch Đông.
Ông Tất, trong một dịp gặp bạn bè, đã hát bài từ vở ca kịch cách mạng thời Mao ‘Dùng mưu chiếm núi Hổ’ (Trí thủ uy hổ san – Taking The Tiger Mountain by Strategy), và khi ai đó nói về Mao thì ông buông một câu, “Thôi đừng nhắc đến thằng chó đẻ đó nữa. Nó chỉ hành hạ chúng ta”.
‘Nhân chứng’ nói về Mao Trạch Đông
Tượng Mao khổng lồ ở Trung Quốc
Sau vụ việc và bài báo của ông Lưu Vân Sơn, ông Tất Phúc Kiếm bị mất việc tại đài truyền hình trung ương CCTV nhưng không bị xử tội gì.
‘Bảo thủ, chống cải cách’?
Tuy là nhân vật chuyên về quan hệ Đảng và tuyên truyền, ông Lưu Vân Sơn cũng bị một trí thức Trung Quốc viết bài đăng trên báo lề trái, kể tội là kẻ “Maoist bảo thủ, chống lại cải cách”.
Năm 2014, Thiết Lưu, một cây bút cao tuổi đã đăng bài nói Lưu Vân Sơn thực ra là người của Giang Trạch Dân, và ủng hộ Nhóm Trùng Khánh của Bạc Hy Lai, “chống lại Tập Cận Bình, Vương Kỳ Sơn và Lý Khắc Cường”.
Cả nước Trung Quốc không có nổi một bài báo nói lên sự thật, không có nổi một cuốn sách có thể tự đứng, không một bộ phim truyền hình nào tử tế.Thiết Lưu phê phán Lưu Vân Sơn
Tác giả này, tên thật là Hoàng Trạch Vinh, tố cáo ông Lưu Vân Sơn như sau:
“Trong hơn một thập niên, với ngành xuất bản, phát thanh truyền hình dưới quyền Lưu Vân Sơn, cả nước Trung Quốc không có nổi một bài báo nói lên sự thật, không có nổi một cuốn sách có thể tự đứng, không một bộ phim truyền hình nào tử tế.”
Dù công kích trực diện ông Lưu Vân Sơn, Thiết Lưu cũng không bị bắt, có thể vì đã 81 tuổi và đã từng bị quy là ‘hữu phái’ và đi cải tạo 23 năm thời Cách mạng Văn Hóa.
Tuy thế, một số ý kiến tại Trung Quốc giải thích rằng dù không phải là người thân cận của ông Tập Cận Bình, ông Lưu Vân Sơn có bề dày trong ngành văn hóa tư tưởng nên vẫn trụ được hai nhiệm kỳ.
Kiểm soát chặt truyền thông
Với truyền thông nước ngoài, ông Lưu xuất hiện ở một số sự kiện quan trọng như tiếp Mark Zuckerberg vào tháng 3/2016 khi ông chủ Facebook sang Trung Quốc làm thân để Bắc Kinh gỡ bỏ việc chặn toàn bộ mạng xã hội này.
Facebook ‘giúp TQ công cụ kiểm duyệt’
Thử thách mới cho YouTube và Facebook?
Tất nhiên, chuyến đi của Zuckerberg không hề đem lại kết quả gì, giống như chuyến thăm Bắc Kinh của lãnh đạo Google, Satya Nadella vào tháng 11 cùng năm.
Google vẫn bị chặn tại Trung Quốc giống như các trang tìm kiếm hoặc xuất bản mạng của Phương Tây.
Vai trò đối ngoại
Ngoài ra, đôi khi ông Lưu đóng cả vai trò đặc sứ của lãnh đạo Tập Cận Bình sang các nước láng giềng với các sứ mệnh rất cụ thể.
Năm 2015, nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đảng Lao động Triều Tiên, ông sang Bình Nhưỡng dự lễ với tư cách là vị khách cao cấp nhất của Trung Quốc lần đầu, và cho đến giờ cũng là lần duy nhất, gặp ông Kim Jong-un, lãnh tụ trẻ tuổi của Bắc Hàn.
Lãnh đạo VN phải ‘không cơ hội, vụ lợi’
‘Chính trị Việt Nam đang có sóng ngầm’
Được biết ông mang theo một lá thư tay của Chủ tịch Tập Cận Bình gửi ông Kim Jong-un.
Nhưng kể từ chuyến đi đó, quan hệ Trung-Triều không hề tiến triển thêm, thậm chí còn tệ đi.
Trong tháng qua, sau khi Bình Nhưỡng liên tiếp thử hạt nhân và hỏa tiễn, Trung Quốc đã cùng các đại cường gia tăng các biện pháp trừng phạt Bắc Hàn.
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo, cơ quan dưới quyền ông Lưu Vân Sơn, có một bài đáng chú ý diễn giải lại Hiệp ướp Tương trợ Hữu nghị Trung – Triều ký từ thập niên 1950.
Theo hiệp ước này thì Trung Quốc luôn “hỗ trợ CHDCND Triều Tiên khi xảy ra chiến tranh”.
Nhưng tờ Hoàn Cầu nay gợi ý rằng Trung Quốc sẽ chỉ trợ giúp nếu Triều Tiên bị Hoa Kỳ tấn công, và sẽ đứng yên nếu Kim Jong-un tự bắn tên lửa sang Guam của Hoa Kỳ.
Chuyến thăm Hà Nội và Phnom Penh có thể là chuyến công du cao cấp nhất của ông Lưu Vân Sơn (sinh năm 1947) trước khi về nghỉ vào kỳ Đại hội 19 này vì ngưỡng tuổi 68.
TQ ‘kiên trì phát triển quan hệ’ với VN
Liệu ông Tập Cận Bình có nhiệm kỳ thứ ba?
Du Chính Thanh, lãnh đạo cao cấp TQ sắp thăm VN
Giới bình luận chưa nêu ý kiến gì liệu tăng cường quan hệ hai Đảng Trung – Việt qua kênh thông tin của ông Lưu Vân Sơn và ông Trương Cao Lễ sẽ có tác động bao nhiêu đến quan hệ hai nước những năm tới.
Sau kỳ Đại hội dự kiến sắp diễn ra, ông Tập Cận Bình sẽ đẩy lên những nhân vật thuộc phái Phúc Kiến, nơi ông làm Bí thư Đảng nhiều năm, theo một số bình luận từ Trung Quốc.
Trước đó, ông Tập từng được cho là ủng hộ phái Thiểm Tây, và ông Lưu Vân Sơn tuy sinh ra ở Nội Mông nhưng nói có quê gốc ở Hãn Châu, Thiểm Tây.
Ngoài chút quê xa đó, ông Lưu, xuất thân giáo viên trường làng ở vùng Nội Mông và từng làm phóng viên Tân Hoa Xã, cũng có gốc Trường Đảng giống Tập Cận Bình.
Tuy nhiên, càng về sau này, nhu cầu của Trung Quốc buộc ông Tập Cận Bình cần những nhân vật lãnh đạo trẻ hơn, có học hành thực thụ và tài quản trị.
Đại hội 19 sẽ là dịp để ông Tập Cận Bình cho những người thuộc thế hệ ông Lưu Vân Sơn về nghỉ, khép lại một giai đoạn phải cân bằng giữa các xu hướng trong dàn lãnh đạo có nhiều dạng xuất thân khác nhau.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-41340272
Bắc Hàn nói phát biểu của Trump là ‘tiếng chó sủa’
Quan chức ngoại giao hàng đầu của Bắc Hàn gọi bài phát biểu của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ở Liên Hiệp Quốc là “tiếng chó sủa”.
Phát biểu tại Đại hội đồng LHQ hôm 20/9, ông Trump nói rằng ông sẽ “hủy diệt toàn bộ” Bắc Hàn nếu Bình Nhưỡng đe dọa Hoa Kỳ hoặc các đồng minh của nước này.
Bình luận của Ngoại trưởng Bắc Hàn Ri Yong-ho là phản ứng chính thức đầu tiên của Bắc Hàn đối với bài phát biểu của ông Trump.
Bắc Hàn vẫn tiếp tục phát triển các chương trình hạt nhân và vũ khí của mình, mặc cho lệnh cấm của LHQ.
Hệ lụy từ diễn văn đao to búa lớn của Trump là gì?
Diễn văn của Trump ở LHQ bị chỉ trích
Ông Ri nói với các phóng viên gần trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York rằng: “Có một câu nói: ‘Chó cứ sủa, đoàn người cứ đi’. “
“Nếu [Trump] nghĩ sẽ làm chúng tôi ngạc nhiên với tiếng chó sủa thì rõ ràng là ông ta đang nằm mơ.”
Trước đó tại bài phát biểu ở Liên Hợp Quốc, ông Trump đã gọi nhà lãnh đạo Bắc Hàn là “Anh hùng hỏa tiễn đang lèo lái đất nước vào phi vụ tự sát.”
Khi được hỏi ông nghĩ gì về ông Trump gọi ông Kim là “anh hùng hỏa tiễn”, ông Ri trả lời: “Tôi cảm thấy tiếc cho phụ tá của ông ta.”
Ông Ri dự kiến sẽ phát biểu tại LHQ vào thứ Sáu, 22/9.
Các chuyên gia nói Bắc Hàn có những tiến bộ đáng kinh ngạc trong việc phát triển tên lửa tầm xa và chương trình hạt nhân.
Hôm 3/9, Bắc Hàn cũng tuyên bố tiến hành cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ 6 và là cuộc thử nghiệm lớn nhất.
Vài ngày sau đó, Liên Hợp Quốc đã thông qua một loạt các lệnh trừng phạt mới đối với nước này bằng việc hạn chế nhập khẩu dầu và cấm xuất khẩu hàng dệt may – một nỗ lực nhằm cắt nguồn nhiên liệu và thu nhập cho các chương trình vũ khí của Bắc Hàn.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-41344066
Biểu tình chống và ủng hộ Tổng thống Duterte
Hai phía chống đối và ủng hộ tổng thống Philippines Duterte vào ngày 21 tháng 9 tiến hành những cuộc tập trung biểu tỏ quan điểm của họ tại thủ đô Manila.
Cảnh sát Philippines cho biết những người của cả hai phía tập trung bên ngoài Dinh Tổng thống Malacanang với số lượng lên đến hằng ngàn người.
Phía phản đối giương cao những biểu ngữ ‘Không ban hành thiết quân luật’, ‘Chấm dứt giết hại’; ngoài ra còn có hành động đốt hình hai ông Duterte và Marcos mà họ ghi rõ là ‘Những tên Phát xít’.
Số biểu tình phản đối tổng thống Duterte được hậu thuẫn bởi phía đối lập chính trị và giáo hội Công giáo Philippines.
Tin cho biết phó tổng thống Leni Robredo và cựu tổng thống Benigno Aquino, cả hai đều chỉ trích đương kim tổng thống Duterte, trong ngày 21 tháng 9, tham dự một thánh lễ cầu nguyện cho những nạn nhân chết trong chiến dịch chống ma túy hiện nay do tổng thống Duterte cho tiến hành.
Tổng giám mục Socrates Villegas, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Philippines, thì lên tiếng trong một thánh lễ khác tố cáo biện pháp giết người nhân danh chiến dịch chống ma túy. Vị tổng giám mục này kêu gọi giáo dân cần phải hành động thêm nữa ngoài việc thắp nến cầu nguyện cho những nạn nhân và giúp con cái của những người bị sát hại.
Cảnh sát Manila cho biết chừng 5 ngàn người tham gia nhóm biểu tình chống ông Duterte gần Dinh Tổng thống; trong khi đó số ủng hộ trong cuộc tập trung gần đó là chừng 3 ngàn.
Ngoài ra còn có chừng 12 ngàn người ủng hộ tổng thống Duterte tập trung trước một thánh đường công giáo cách Dinh Tổng thống hơn 1 cây số.
Những người ủng hộ ông Duterte cho rằng ông này là chính trị gia nhiệt thành, không theo khuôn khổ và chính ông là cơ hội tốt nhất trấn dẹp tội phạm và tham nhũng tại Philippines.
Các cuộc tập trung biểu tình được tiến hành trùng vào dịp 45 năm ngày cựu tổng thống Ferdinand Marcos cho áp dụng quân luật tại đất nước Philippines trước đây.
Hàn Quốc chuẩn thuận tái viện trợ cho Bắc Hàn
Hàn Quốc vào ngày 21 tháng 9 chuẩn thuận kế hoạch về khoản viện trợ trị giá 8 triệu đô la Mỹ cho Bắc Hàn, vào khi Trung Quốc lên tiếng cảnh báo cuộc khủng hoảng tại Bán đảo Triều Tiên trở nên nghiêm trọng từng ngày; cũng như cuộc chiến lời qua- tiếng lại giữa Washington và Bình Nhưỡng tiếp diễn.
Bộ Thống Nhất Hàn Quốc cho rằng chính sách viện trợ cho Bắc Hàn không bị tác động bởi những căng thẳng địa chính trị với Bình Nhưỡng. Cụ thể khoản trị giá 4 triệu rưỡi đô la các sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em và phụ nữ mang thai thông qua Chương Trình Lương Thực Thế Giới, cộng thêm khoản trị giá 3 triệu rưỡi đô la các loại vắc xin và điều trị y tế thông qua UNICEF.
Tuy vậy thời điểm chuyển các khoản viện trợ vừa nêu chưa được công bố.
Quyết định viện trợ cho miền bắc của Seoul không được nhiều người dân Hàn Quốc ủng hộ khiến cho tỷ lệ đồng thuận với tổng thống Moon Jae-in bị tác động.
Ngoài ra quyết định vừa nêu cũng gây quan ngại tại Nhật Bản và Hoa Kỳ sau khi có những biện pháp trừng phạt mới được đưa ra đối với Bình Nhưỡng vì tiếp tục cho nổ thử nghiệm nguyên tử và phóng hỏa tiễn bay qua Nhật Bản.
Trong khi đó Bộ trưởng Ngoại giao Bắc Hàn trong ngày 21 tháng 9 đưa ra so sánh tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump như một ‘chú chó đang sủa’. Phát biểu này được đưa ra sau khi tổng thống Mỹ phát biểu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc là sẽ ‘phá hủy toàn bộ’ Bắc Hàn nếu Bình Nhưỡng đe dọa đến Hoa Kỳ và các đồng minh.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Vương Nghị, thì cho rằng tình hình tại Bán đảo Triều Tiên trở nên nghiêm trọng từng ngày một và không thể cho phép vượt ra ngoài tầm kiểm soát.
Ai sẽ là chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang năm 2018?
Các giới chức ngân hàng trung ương Mỹ chưa tăng lãi suất lần thứ ba trong năm nay. Nhưng Cục Dự trữ Liên bang, gọi tắt là là Fed, cho hay sẽ bắt đầu thu hẹp tài sản có trị giá khổng lồ gồm trái phiếu và chứng khoán bảo đảm bằng tài sản thế chấp. Trong lúc quyết định hoãn tăng lãi suất và thu hẹp (hay đưa về mức bình thường) bản cân đối kế toán 4.500 tỉ đôla không nằm ngoài dự đoán trước đó, vấn đề đang thu hút nhiều sự chú ý hiện nay là ai sẽ lãnh đạo ngân hàng trung ương Mỹ khi nhiệm kỳ chủ tịch Quỹ Dự trữ Liên bang của bà Janet Yellen sẽ kết thúc vào đầu năm tới.
Bất chấp những thiên tai bão tố gây thiệt hại nặng nề mới đây, kinh tế Mỹ vẫn trụ vững. Chủ tịch Fed, bà Janet Yellen nói rằng các doanh nghiệp tiếp tục thuê mướn lao động, mức chi tiêu trong công chúng vẫn tăng, và đầu tư vào doanh nghiệp tiếp tục mở rộng.
Bà Yellen phát biểu: “Tuy nhiên trong quý ba, tăng trưởng kinh tế bị chậm lại do bị ảnh hưởng nặng nề của các trận bão Harvey, Irma và Maria.”
Bà Yellen nói rằng tình trạng tăng trưởng kinh tế bị chậm lại có thể sẽ không kéo dài. Do đó từ đầu tháng tới, thay vì tăng lãi suất, Fed sẽ bắt đầu kế hoạch bán dần khối trái phiếu và chứng khoán khổng lồ và Fed đã mua vào kể từ cuộc khủng hoảng tài chánh năm 2008.
Bà Tara Sinclair, nhà phân tích kinh tế của trang web Indeed.com nói cách làm này của Fed qua thời gian có thể khiến lãi suất tăng lên.
Bà Sinclair: “Đây là một giai đoạn mới của Fed, và họ cần phải theo dõi phản ứng của thị trường đối với kế hoạch thu hẹp và tái đầu tư trên bản cân đối ngân sách của Fed.”
Trong lúc những thắc mắc vẫn xoay quanh vấn đề tại sao lạm phát không tăng theo cùng nhịp với đà khôi phục kinh tế, một câu hỏi nữa đặt ra là ai sẽ lãnh đạo ngân hàng trung ương Mỹ vào năm tới khi bà Janet Yellen mãn nhiệm.
Ông Mark Hamrick, một nhà phân tích lãi suất ngân hàng nhận định: “Câu hỏi thực sự là liệu bà Yellen sẽ được tái bổ nhiệm hoặc được tổng thống tái đề cử? Theo tôi thì không có xu hướng bà Yellen sẽ được tái bổ nhiệm.”
Và nếu không phải là bà Yellen, thì sẽ là ai? Một cái tên thường được nhắc tới hiện nay là Cố vấn kinh tế Tòa Bạch Ốc Gary Cohn.
Biên tập viên Tom Buerkle của hãng thông tấn Reuters bình luận rằng nếu ông Cohn được tổng thống đề cử, thì điều đó sẽ phá vỡ truyền thống của lãnh đạo ngân hàng trung ương. Ông nói “Feb chưa từng có một chủ tịch không phải là một nhà kinh tế trong gần 40 năm qua và lần sau cùng chuyện đó xảy ra đã mang lại một kết quả không mấy tốt đẹp.”
Tuy nhiên ông Buerkle nói rằng ông Cohn mang đến cho giới lãnh đạo Tòa Bạch Ốc nhiều kỹ năng quý giá trong tư cách là một nhà giao dịch thành công trên thị trường tài chánh Phố Wall. Và nhiều kinh tế gia cũng bình luận rằng còn quá sớm để loại bà Yellen ra khỏi danh sách. Nhiều người tin rằng bà Yellen đã lèo lái chính sách tiền tệ của Mỹ qua một thời kỳ khó khăn và không để xảy ra biến động đáng kể nào.
Nhà phân tích kinh tế Tara Sinclair nhận định: “Rất khó đoán chính quyền này sẽ làm gì nhưng cá nhân tôi bỏ phiếu ủng hộ bà Yellen ngay lập tức.”
Hội đồng bảy ủy viên của Feb có thể có bốn ghế trống vào khoảng thời gian bà Yelleb mãn nhiệm vào tháng 2 năm tới. Nhưng bà Yellen, 71 tuổi, nữ chủ tịch đầu tiên của của Fed, chưa lên tiếng liệu bà có đồng ý làm thêm một nhiệm kỳ nữa hay không.
https://www.voatiengviet.com/a/ai-se-len-lam-chu-tich-cuc-du-tru-lien-bang-nam-2018/4038317.html
Bão Maria quét qua Puerto Rico, ít nhất 1 người chết
Bão Maria hôm thứ Năm 21/9 đã đổ một lượng mưa lớn xuống Puerto Rico sau khi tàn phá toàn bộ hòn đảo này, làm ngập nhiều khu vực và giết chết ít nhất một người.
Đây là cơn bão mạnh nhất từng ập vào Puerto Rico, một lãnh thổ thuộc Hoa Kỳ, trong gần 90 năm qua.
Ông Abner Gomez, người đứng đầu cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp của Puerto Rico, nói: “
Khi nào có thể ra ngoài, chúng tôi biết chắc thể nào hòn đảo cũng bị tàn phá.”
Hơn 11.000 người đã sơ tán, đến lánh bão hàng trăm trung tâm tạm trú được dựng lên trên khắp Puerto Rico, trong khi một số người khác liều mình ở lại nhà gồng mình chờ cho cơn bão quét qua. Bão Maria trút một lượng mưa lên tới 50 cm ở một số nơi, trong khi gió mạnh làm gãy đổ đường dây tải điện, tháp điện thoại di động và làm tốc mái nhà.
Cơ quan Dự báo Thời tiết Quốc gia ở San Juan cho biết “lũ lụt gây hậu quả thảm khốc” tiếp tục trong ngày thứ Năm 21/9. Trung tâm Bão quốc gia Hoa Kỳ dự báo mực nước và gió lớn sẽ dần dần giảm bớt trong ngày khi cơn bão di chuyển ra khỏi San Juan.
Hôm thứ Năm 21/9, tâm bão Maria di chuyển ngoài khơi phía bắc Cộng hòa Dominica và sẽ tiếp cận đảo Turks và Caicos và khu vực đông nam Bahamas vào sáng sớm thứ Sáu 22/9.
Thống đốc Puerto Rico Ricardo Rossello đã ban hành lệnh giới nghiêm từ 6 giờ chiều đến 6 giờ sáng mỗi ngày cho đến thứ Bảy 23/9, để cho phép các đội cứu hộ và các viên chức chính phủ thực hiện công tác khắc phục sau bão.
Ông Rossello ngỏ lời cảm ơn Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã hỗ trợ cho Puerto Rico.
Ông Rossello kêu gọi Tổng thống Trump hãy tuyên bố Puerto Rico là khu vực thiên tai, bước cần thiết để chính phủ liên bang cung cấp tài trợ để xây nơi tạm trú, sửa chữa nhà cửa và cấp các khoản vay với lãi suất thấp cho những người dân bị thiệt hại về tài sản mà không có bảo hiểm.
Hôm Thứ Tư 20/9 Tòa Bạch Ốc cũng đã tuyên bố trình trạng thảm họa cho quần đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ, nơi mà bão Maria quét qua.
https://www.voatiengviet.com/a/bao-maria-quet-qua-puerto-rico-it-nhat-1-nguoi-chet/4038275.html
California kiện chính quyền Trump về tường biên giới
Tiểu bang California ngày 20/9 đệ đơn kiện liên quan tới kế hoạch của chính quyền Trump xây một bức tường dọc theo biên giới với Mexico, gây thêm những trở ngại cho một trong những lời hứa quan trọng trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Đảng Cộng hòa.
Tổng thống Donald Trump vẫn khăng khăng nói rằng Mexico sẽ bỏ tiền ra để xây bức tường mà các chuyên gia nói có thể tiêu tốn khoảng 22 tỉ đôla và phải mất hơn ba năm để hoàn thành.
Mexico từ chối chi trả. Ông Trump từ khi nhậm chức vào tháng 1 nói rằng bức tường này ban đầu sẽ cần nguồn kinh phí của Mỹ nhưng ông sẽ tìm cách để buộc Mexico cuối cùng phải bỏ tiền ra.
Tuy nhiên các nghị sĩ Đảng Dân chủ trong Quốc hội Mỹ chống đối bức tường biên giới này, và ít nhất một số thượng nghị sĩ Dân chủ sẽ phải bỏ phiếu để đưa nó vào một gói chi tiêu.
Các tổng chưởng lý bang theo Đảng Dân chủ, bao gồm ông Xavier Becerra của California, đã khởi kiện chính quyền Trump về một loạt các vấn đề.
Vụ kiện bức tường biên giới tại tòa án liên bang San Diego cáo buộc bức tường của ông Trump vi phạm những tiêu chuẩn môi trường liên bang, cũng như các điều khoản của hiến pháp liên quan đến việc phân chia quyền lực và quyền của các bang.
Các đại diện của Bộ Tư pháp Mỹ từ chối bình luận ngay tức thì về vụ kiện.
Vụ kiện yêu cầu thẩm phán ngăn chặn chính quyền xây dựng bức tường cho đến khi chính quyền cho thấy họ tuân thủ các luật về môi trường và đề nghị thẩm phán ra lệnh để Bộ An ninh Nội địa không thể miễn trừ bất kỳ hướng dẫn liên bang nào hầu tạo điều kiện xúc tiến dự án.
Tháng trước chính quyền Trump cho biết họ đã lựa chọn bốn công ty xây dựng để chế tạo các nguyên mẫu bê tông cho một bức tường cao 9 mét và sẽ được thử nghiệm tại San Diego.
https://www.voatiengviet.com/a/california-kien-chinh-quyen-trump-ve-tuong-bien-gioi/4037541.html
Xin visa H-1B cam go hơn dưới chính quyền Trump
Chính quyền Trump đang gây nhiều khó khăn hơn cho người lao động nước ngoài trình độ cao làm việc tại Mỹ, bằng cách truy vấn các hồ sơ xin visa thường xuyên hơn bất kỳ thời điểm nào dưới thời Tổng thống Obama, theo dữ liệu mà Reuters đã xem qua.
Hãng tin này cho biết sự săm soi ráo riết hơn những hồ sơ xin visa H-1B diễn ra sau khi Tổng thống Donald Trump kêu gọi đưa ra những thay đổi đối với chương trình visa để nó có thể làm lợi cho những người lao động được trả lương cao nhất, dù ông chưa ban hành những cải cách nào như vậy.
Dữ liệu do Cơ quan Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) cho thấy từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 8 cho thấy cơ quan này đã gửi đi 85.000 thách thức, hoặc “yêu cầu cung cấp thêm bằng chứng,” tới những người nộp đơn xin visa H-1B – tăng 45 phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái, Reuters cho biết. Tổng số đơn xin visa H-1B tăng ít hơn 3 phần trăm trong cùng kỳ.
Theo các dữ liệu của USCIS, những thách thức này, có thể làm chậm việc cấp visa đi hàng tháng, trong năm 2017 đã được gửi đi với tỉ lệ cao hơn so với bất kỳ thời điểm nào trong chính quyền Obama ngoại trừ một năm, 2009, Reuters cho biết thêm.
Hãng thông tấn này nhận định xu hướng này có thể sẽ gây phấn khởi cho những người ủng hộ lập trường cứng rắn của Trump về di trú. Họ nói rằng visa cho người nước ngoài trình độ cao làm nhân công Mỹ mất giá trị bằng cách thay thế họ bằng những nhân viên được trả lương thấp đưa từ nước ngoài vào. Nhưng các công ty công nghệ lớn, các trường đại học và các bệnh viện lập luận rằng visa cho phép họ trám đầy những công việc đòi hỏi chuyên môn cao mà đôi khi ít người Mỹ hội đủ tiêu chuẩn.
Visa H-1B cho phép nhân công nước ngoài, thường có bằng cử nhân trở lên, được làm việc trong khoảng thời gian ba năm mỗi lần cấp visa, thường là trong lĩnh vực công nghệ, y tế và giáo dục. Microsoft, Amazon, Google, Apple, Intel, Oracle và Facebook là những công ty sử dụng nhiều visa H-1B trong năm 2016, theo số liệu của USCIS.
Các luật sư di trú từ nhiều năm qua đã phàn nàn về những thách thức dư thừa và rườm rà đối với visa cho người lao động trình độ cao. Nhưng họ nói rằng họ đang nhìn thấy một xu hướng mới trong kỷ nguyên của Trump, Reuters cho hay.
Ngoài việc truy vấn những hồ sơ xin visa thường xuyên hơn, chính quyền Trump cũng đang nhắm mục tiêu vào những công việc cho người mới tốt nghiệp được trao cho người nước ngoài trình độ cao. Các luật sư nói việc này vi phạm luật quản lý visa H-1B, bởi vì nó cho phép người có visa nhận những công việc dành cho người mới tốt nghiệp.
https://www.voatiengviet.com/a/xin-visa-h-1b-cam-go-hon-duoi-chinh-quyen-trump/4037535.html
Tổng thống Iran
‘ăn miếng trả miếng’ với Tổng thống Trump
Iran ngày 20/9 cam kết sẽ không là bên vi phạm thỏa thuận hạt nhân trước và không trông đợi Mỹ từ bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran cho dù Tổng thống Donald Trump có những lời chỉ trích gay gắt.
Ông Trump, hôm thứ Ba, gọi thỏa thuận quốc tế năm 2015 này là “nỗi hổ thẹn,” cho biết ông đã quyết định về việc có theo đuổi thỏa thuận này hay không nhưng từ chối tiết lộ quyết định của mình.
Phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc trước các nhà lãnh đạo thế giới, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đáp trả mạnh mẽ bài diễn văn của ông Trump hôm thứ Ba, khẳng định rằng Iran sẽ không dễ bị bắt nạt bởi một người mới bước vào chính trường thế giới.
Nhưng ông cũng nói rằng Iran muốn duy trì hiệp định này với sáu cường quốc thế giới mà trong đó Tehran đã đồng ý hạn chế chương trình hạt nhân của mình trong khoảng thời gian ít nhất là một thập niên để được nới lỏng các biện pháp trừng phạt kinh tế vốn làm tê liệt nền kinh tế của họ.
“Nước Cộng hòa Hồi giáo Iran sẽ không phải là nước đầu tiên vi phạm thỏa thuận này,” ông Rouhani nói và cho biết thêm rằng Iran sẽ đáp trả “dứt khoát và kiên quyết” đối với bất kỳ vi phạm nào của bất kỳ bên nào.
“Sẽ là điều đáng tiếc nếu thỏa thuận này bị hủy hoại bởi những kẻ ‘bất hảo’ mới bước vào chính trường thế giới: thế giới sẽ mất đi một cơ hội tuyệt vời,” ông nói trong một phát biểu chế giễu ông Trump, người hôm thứ Ba gọi Iran là nhà nước “bất hảo.”
Phát biểu sau đó với báo giới, ông Rouhani nói ông không nghĩ rằng Washington sẽ rời khỏi thỏa thuận hạt nhân này và nhấn mạnh rằng bất kỳ nước nào từ bỏ hiệp định này sẽ tự cô lập và tự gây xấu hổ.
“Chúng tôi không nghĩ rằng Trump sẽ rời bỏ thỏa thuận bất chấp những luận điệu và tuyên truyền của ông ta,” ông Rouhani nói.
“Nếu các quan chức Mỹ nghĩ rằng họ có thể gây áp lực lên Iran bằng việc rời bỏ thỏa thuận này thì họ đang mắc sai lầm lớn,” ông nói thêm. “Hoặc là thỏa thuận hạt nhân giữ nguyên, hoặc là nó sẽ sụp đổ.”
Ông Trump nói với các phóng viên, “Tôi đã quyết định” khi được hỏi liệu ông đã quyết định hay chưa sau khi chỉ trích thỏa thuận này trong bài diễn văn của ông vào ngày thứ Ba.
Nhưng ông không chịu cho biết ông quyết định ra sao.
Các quan chức Mỹ đã gửi những tín hiệu lẫn lộn về thỏa thuận hạt nhân mà Iran thương thảo với sáu cường quốc Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga và Trung Quốc.
Hôm thứ Tư, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley nói bài diễn văn của ông Trump là tín hiệu cho thấy “ông ấy không hài lòng với thỏa thuận này” nhưng không phải là một quyết định từ bỏ thỏa thuận.
Tuy nhiên, vào tối thứ Ba, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nói với Fox News rằng nếu Mỹ “theo đuổi thỏa thuận Iran thì phải có những thay đổi.”
https://www.voatiengviet.com/a/tong-thong-iran-an-mieng-tra-mieng-voi-tong-thong-trump/4037532.html
Nhật: Giờ không còn là lúc đàm phán với Triều Tiên
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 20/9 kêu gọi các nước cần đoàn kết thi hành các biện pháp chế tài và gây áp lực đối với Triều Tiên để buộc nước này từ bỏ các chương trình hạt nhân và phi đạn của mình.
“Bây giờ không phải là lúc để đối thoại. Giờ là lúc để gây áp lực,” ông Abe nói với một nhóm các nhà đầu tư tụ tập tại Sàn Giao dịch Chứng khoán New York, một phát biểu mà sau đó ông nhắc lại trước phiên họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.
Hôm thứ Ba, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo Triều Tiên trong bài diễn văn của ông trước Liên Hiệp Quốc rằng Mỹ sẽ “hủy diệt hoàn toàn” nước này nếu bị đe doạ.
Ngược lại, đối thủ ở Châu Á của Nhật Bản là Trung Quốc và Nga đã nhiều lần kêu gọi quay trở lại biện pháp ngoại giao và đàm phán với Triều Tiên để giải quyết cuộc khủng hoảng về các chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng.
“Chúng ta không thể hài lòng rằng Liên Hiệp Quốc đã chấp thuận những chế tài mới nhắm vào Triều Tiên,” ông Abe nói. “Điều hệ trọng bây giờ là đưa các biện pháp chế tài vào hiệu lực mà không để thời gian chết và đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc và Nga.”
Trong bài phát biểu tại Liên Hiệp Quốc, ông Abe nói vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đã hoặc đang sắp sửa trở thành bom nhiệt hạch, đề ra một mối đe dọa chưa từng thấy.
“Không bàn cãi gì nữa, đó là vấn đề khẩn cấp,” ông Abe nói.
“Chúng ta phải ngăn chặn hàng hóa, ngân quỹ, con người và công nghệ cần thiết cho việc phát triển phi đạn và hạt nhân đến được Triều Tiên,” ông nói.
“Liệu chúng ta có thể chấm dứt những hành động khiêu khích của Triều Tiên hay không lệ thuộc vào sự đoàn kết của cộng đồng quốc tế. Không còn nhiều thời gian nữa.”
https://www.voatiengviet.com/a/nhat-gio-khong-con-la-luc-dam-phan-voi-trieu-tien/4037531.html
Thủ tướng Đức: Trump sai lầm khi dọa ‘hủy diệt’ Triều Tiên
Thủ tướng Đức Angela Merkel nói Đức và Mỹ không đồng ý về cách giải quyết cuộc đối đầu với Triều Tiên và lên án lời đe dọa của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc “hủy diệt hoàn toàn” Triều Tiên nếu Mỹ bị đe dọa.
Bà Merkel, người dự kiến sẽ giành được nhiệm kỳ Thủ tướng thứ tư trong cuộc bầu cử vào Chủ nhật, nói các biện pháp chế tài và ngoại giao là cách duy nhất để đưa quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân này trở lại bàn đàm phán.
“Tôi chống lại những lời đe dọa như vậy,” bà Merkel nói với đài phát thanh truyền hình Deutsche Welle khi được hỏi về những phát biểu của ông Trump tại Liên Hiệp Quốc. “Chúng tôi xem bất kỳ hình thức giải pháp quân sự nào là hoàn toàn không phù hợp và chúng tôi kiên quyết theo đuổi một giải pháp ngoại giao.”
Bà nói thêm: “Theo quan điểm của tôi, các biện pháp chế tài và việc thi hành chúng là câu trả lời đúng đắn. Nhưng tôi xem mọi thứ khác liên quan đến Triều Tiên là sai.”
Bà Merkel cho biết bà đã nói với ông Trump qua điện thoại vài ngày trước rằng phải tìm ra một giải pháp ngoại giao.
https://www.voatiengviet.com/a/thu-tuong-duc-trump-sai-lam-khi-doa-huy-diet-trieu-tien/4037526.html
Singapore-Trung Quốc thắt chặt quan hệ
Chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong tuần này cho thấy những nỗ lực nhằm tăng cường mối quan hệ đã có những căng thẳng trong năm qua – cả về thời điểm chuyến thăm và số cuộc họp cấp cao.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tái khẳng định mối quan hệ giữa hai nước khi hoan nghênh ông Lý đến Bắc Kinh hôm 20/9, đỉnh cao của chuyến thăm kéo dài ba ngày mang nặng màu sắc chính trị cho cả hai bên. Ông Lý đã gặp bốn thành viên cao nhất của Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản là ông Tập, Thủ tướng Lý Khắc Cường, chủ tịch Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trương Đức Giang, và Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn.
Singapore dự kiến sẽ là nước đi đầu trong mối quan hệ của khu vực với Trung Quốc vào năm sau, khi đảo quốc nhỏ bé này giữ vị trí Chủ tịch Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Các hội nghị thượng đỉnh của khối đôi khi trở thành nền tảng để các nước bày tỏ bất bình với Trung Quốc, đặc biệt là đối với các nỗ lực của Trung Quốc khẳng định tuyên bố chủ quyền rộng lớn ở Biển Đông.
“Chúng tôi đánh giá cao nền tảng mà các thế hệ lãnh đạo trước đây của cả hai nước đã cung cấp và đồng ý tiếp tục thúc đẩy sự phát triển lành mạnh mối quan hệ của hai nước,” ông Tập nói với ông Lý tại Đại Sảnh đường Nhân dân. “Chuyến thăm của ông lần này lại phản ánh hơn nữa sự đồng thuận về tình hữu nghị của hai nước chúng ta.”
Ông Lý dẫn ra các cuộc thử nghiệm vũ khí của Triều Tiên và một chính quyền Mỹ mới “đang phát triển các chính sách đối với Châu Á” là hai trong số những lo ngại chung của hai nước. “Đó là tất cả những sự kiện ảnh hưởng đến các nước lớn và nhỏ, nhưng chúng không gây xáo động khả năng làm việc cùng nhau và hợp tác của chúng ta,” ông nói.
Chuyến thăm này làm yên ắng những đồn đoán về mối quan hệ của ông Lý với Bắc Kinh sau khi các nhà chức trách Hong Kong chặn giữ một lô hàng chứa xe thiết giáp của Singapore trở về từ đợt diễn tập phân sự với Đài Loan, đối thủ của Trung Quốc.
Kim ngạch thương mại hai chiều của Singapore và Trung Quốc đạt 66 tỉ đôla vào năm ngoái – chiếm 13 phần trăm tổng kim ngạch thương mại của Singapore – và ông Lý rất sốt sắng tham gia sáng kiến thương mại và cơ sở hạ tầng toàn cầu mang tên “Vành đai và Con đường” của ông Tập.
Ông Lý cũng dự kiến sẽ đến thăm Mỹ vào tháng 10.
https://www.voatiengviet.com/a/singapore-trung-quoc-that-chat-quan-he/4037523.html
Động đất mạnh tại Nhật, chưa có cảnh báo sóng thần
Một trận động đất mạnh 6,8 độ Richter xảy ra ngoài khơi Đông Bắc Nhật Bản, theo loan báo từ Trung tâm Địa chất Mỹ. Nhà chức trách chưa ban hành cảnh báo sóng thần và chưa có báo cáo thiệt hại tức thì.
Cơn địa chấn xảy ra lúc 6:12 sáng, giờ địa phương ngày 20/9 ngoài khơi đảo Honshu trong Thái Bình Dương, với độ sâu 38,9km, cách thành phố Ofunato kế cận chừng 33 cây số về hướng Đông Nam.
Cơ quan khí tượng thủy văn Nhật Bản cho hay chưa có đe dọa tức thì về sóng thần.
Những khu vực rộng lớn bị rung chuyển lần này cũng nằm trong số những địa phương từng bị thiệt hại bởi trận động đất-sóng thần 2011 khiến hơn 18 ngàn người thiệt mạng và gây tan chảy hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima.
Trận động đất hôm nay chưa làm hư hại các lò phản ứng trong khu vực, kể cả các lò phản ứng thuộc nhà máy điện Fukushima, theo truyền thông Nhật.
Tất cả các lò phản ứng của Nhật đã ngưng hoạt động kể từ thảm họa Fukushima.
Các hòn đảo của Nhật mỗi năm thường hứng chịu các cơn động đất mạnh, nhưng các quy định khắc khe về xây cất và các cuộc diễn tập thảm họa thường xuyên phần nào giúp Nhật giảm thiểu thiệt hại về người và của trong các trận thiên tai.
Nguồn: AFP/ Aljazeera
https://www.voatiengviet.com/a/dong-dat-manh-tai-nhat-chua-co-canh-bao-song-than-/4037152.html
Thỏa thuận tự do mậu dịch CETA được áp dụng
Dù chưa hoàn tất, hiệp định tự do mậu dịch Liên Hiệp Châu Âu – Canada CETA được áp dụng kể từ ngày 21/09/2017, với 98 % các mặt hàng trao đổi giữa hai thị trường rộng lớn này sẽ được miễn trừ thuế nhập khẩu. Phía Canada chính thức áp dụng các biện pháp miễn thuế như quy định, bất chấp chống đối của một phần công luận. Nhưng hiệp định CETA vẫn chưa được toàn bộ 28 thành viên Liên Hiệp Châu Âu phê chuẩn.
Thông tín viên đài RFI Pascale Guéricolas từ Québec cho biết thêm :
“Đây là thỏa thuận tiến bộ nhất trên thế giới, như tuyên bố của thủ tướng CanadaJustin Trudeau. Ông đã dùng những lời lẽ mạnh nhất để ca ngợi hiệp định tự do mậu dịch giữa Liên Hiệp Châu Âu và Canada. Dù vậy trên thực tế, CETA không làm thay đổi một cách cơ bản cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng và công dân xứ này.
Đành là từ nay trở đi các công ty Canada có thể tham gia các dự án mà các cơ quan nhà nước châu Âu gọi thầu. Thế nhưng, thủ tục còn dài và cần có thêm thời gian mới có thể thực sự làm được việc ấy.
Ngoài ra, một điểm bất đồng khác giữa vùng Wallon của Bỉ với Canada tới nay vẫn chưa được giải quyết. Bất đồng đó liên quan đến việc chỉ định một cơ quan pháp lý có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa một tập đoàn ngoại quốc với một chính quyền.
Cho tới nay, tiếng nói chống đối mạnh hơn cả xuất phát từ phía các nhà sản xuất phó-mát của Canada. Họ lo ngại hàng của châu Âu sẽ chóng tràn ngập thị trường, giá bán ra lại rẻ hơn so với các sản phẩm của Canada. Trên thực tế, tất cả các bên đều vẫn có nhiều thời gian để san bằng những bất đồng. Phải đợi thêm 3 năm nữa, 17.000 tấn phó mát của châu Âu bán sang thị trường Canada mới được miễn trừ thuế nhập khẩu”
http://vi.rfi.fr/kinh-te/20170921-thoa-thuan-tu-do-mau-dich-ceta-duoc-ap-dung
Mỹ đòi cải tổ hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc
Ba ngày sau cuộc họp bàn về cải cách Liên Hiệp Quốc, theo sáng kiến của Hoa Kỳ và do tổng thống Donald Trump chủ trì, hôm qua, 20/09/2017, Hội Đồng Bảo An đã thảo luận về các chiến dịch gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc. Đại diện cho Hoa Kỳ là phó tổng thống Mike Pence. Đây là một trong những lĩnh vực mà Washington muốn có cải tổ sâu rộng, nhấn mạnh đến yếu tố hiệu quả.
Từ trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York, thông tín viên Marie Bourreau tường trình :
« Sau những phát biểu gây sốc của tổng thống Mỹ Donald Trump, cách nay hai ngày, đến lượt phó tổng thống Mike Pence dường như đang phải làm công việc rà phá mìn tại Liên Hiệp Quốc khi tham dự cuộc họp của Hội Đồng Bảo An. Ông trấn an : Nước Mỹ trước hết không có nghĩa là nước Mỹ chỉ nghĩ đến mình. Như tổng thống Trump đã nói, chúng tôi vẫn luôn luôn là một người bạn trung thành trên thế giới.
Hội Đồng Bảo An họp bàn về các chiến dịch giữ gìn hòa bình và đây là dịp để trắc nghiệm quyết tâm của Mỹ có muốn tiếp tục là một đối tác hay không. Kể từ khi chính quyền Trump lãnh đạo đất nước, các hoạt động này của Liên Hiệp Quốc bị đánh giá là quá tốn kém và ít hiệu quả.
Phó tổng thống Mỹ Mike Pence muốn có cách tiếp cận thực dụng hơn. Ông nói : Khi một chiến dịch hoạt động tốt, chúng ta không nên triển hạn, khi một chiến dịch không có hiệu quả lắm thì cần phải cơ cấu lại và khi một chiến dịch không đạt được mục tiêu thì cần phải chấm dứt.
Dầu sao thì luận điểm này là nội dung một nghị quyết đã được nhất trí thông qua, ủng hộ việc cải tổ
các chiến dịch gìn giữ hòa bình, với mục đích làm cho các hoạt động này có hiệu quả hơn, linh hoạt hơn và có lợi hơn. Tóm lại, đó là một nghị quyết nhằm trấn an và thuyết phục Hoa Kỳ tiếp tục đóng góp tài chính ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170921-my-doi-cai-to-hoat-dong-gin-giu-hoa-binh-cua-lien-hiep-quoc
Báo chí Mỹ nói về phát biểu của Trump tại LHQ
Bài phát biểu đầu tiên của tổng thống Donald Trump tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ngày 19/09/2017 dĩ nhiên đã được báo chí Mỹ hôm qua đặc biệt chú ý, nhất là giọng điệu rất cứng rắn của ông đối với những quốc gia « côn đồ » như Bắc Triều Tiên và Iran, hai quốc gia đang và đã từng có tham vọng sở hữu vũ khí nguyên tử. Tùy theo xu hướng, các báo Mỹ đánh giá khác nhau về phát biểu của ông Trump.
Theo nhận định của tờ Washington Post, những ai vẫn lo ngại rằng tổng thống Trump từ bỏ những giá trị truyền thống của Mỹ, có thể thấy an tâm sau khi nghe bài phát biểu của tổng thống Hoa Kỳ ở LHQ. Nhưng đồng thời bài phát biểu lại gây lo ngại cho những người khác.
Theo Washington Post, ông Trump đã kịch liệt đả kích những chế độ tước hết quyền tự do của người dân như Bắc Triều Tiên hay Venezuela, nhưng ông cũng lên án những chính quyền chuyên chế muốn phá bỏ những giá trị, những hệ thống và những liên minh đã giúp tránh tái diễn xung đột và đưa thế giới đến tự do kể từ sau Thế chiến Thứ Hai. Khi bảo vệ chủ quyền của Ukraina và tự do hàng hải Biển Đông, ông Trump như vậy đã thách thức Trung Quốc và Nga.
Nhưng tổng thống Mỹ làm cho mọi người ít an tâm hơn khi đả kích « Rocket Man », biệt danh mà ông đặt cho lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong – Un và dọa « hủy diệt hoàn toàn » nước này. Lãnh đạo của một cường quốc tự mình tỏ ra vừa yếu thế vừa hiếu chiếu qua những lời lẽ dữ dằn như vậy. Và giữa hai thái cực đó, ông Trump lại liên tục nhấn mạnh đến chủ quyền và tỏ ý thán phục « những quốc gia độc lập và hùng mạnh ».
Và theo ông, « quốc gia – Nhà nước vẫn là phương tiện tốt nhất để nâng cao điều kiện sống của con người ». Chắc chắn là chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc và tổng thống Vladimir Putin của Nga sẽ hoan nghênh quan điểm này của ông Trump, vì hai lãnh đạoNga Trung cũng đòi thế giới phải tôn trọng « chủ quyền » của đất nước họ và yêu cầu những nước khác đừng bảo họ tuân theo những giá trị phổ quát về nhân quyền và dân chủ.
Còn theo tờ The Atlantic, bài phát biểu đầu tiên của ông Donald Trump lại là bài phát biểu kém hiệu quả nhất, yếu kém nhất và do dự nhất của một vị tổng thống Mỹ tại diễn đàn LHQ. Tờ báo này đặc biệt chú ý đến hai hồ sơ mà ông Trump nên lên, đó là Iran và Bắc Triều Tiên.
Theo tờ báo này, tổng thống Trump được cho là sẽ từ chối chứng nhận Iran tuân thủ hiệp định hạt nhân năm 2015, trái với lời khuyên từ nội các của ông. Lẽ ra trong bài phát biểu tại LHQ, tổng thống Mỹ nên giải thích tại sao Iran bị xem là không tuân thủ hiệp định hạt nhân và Teheran cần phải làm gì để được chứng nhận. Lẽ ra, ông nên đề ra chiến lược rõ ràng trong trường hợp rút khỏi hiệp định hạt nhân với Iran. Đằng này, ông Trump chỉ liệt kệ những hành động « khiêu khích » và « xâm lấn » của Iran ở Trung Đông và tuyên bố hiệp định hạt nhân ký với Iran là « một trong những hiệp định tệ hại nhất mà Hoa Kỳ tham gia cho tới nay ».
Cũng theo The Atlantic, những tuyên bố của tổng thống Trump về Bắc Triều Tiên thì còn tệ hại hơn. Lẽ ra, ông nên tranh thủ dịp này để giải thích cho cả thế giới tại sao chương trình tên lửa đạn đạo là một mối đe dọa cho hòa bình trên toàn cầu. Rằng chế độ họ Kim đã liên tục vi phạm những hiệp định trước đây và Kim Jong Un nay không chỉ tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân để tự vệ, mà còn muốn phá vỡ liên minh giữa Mỹ với Hàn Quốc và dùng vũ lực để thống nhất bán đảo Triều Tiên. Thế mà ông Trump lại chủ yếu nói về sự đàn áp của chế độ Bình Nhưỡng với người dân trong nước, trong khi đây không phải nguyên nhân chính gây ra khủng hoảng hiện nay.
Cũng theo The Atlantic, lẽ ra tổng thống Trump phải nói rằng nếu Bắc Triều Tiên tấn công Hoa Kỳ hay các đồng minh của Mỹ, Washington sẽ tiêu diệt chế độ họ Kim. Đằng này, ông Trump lại dọa sẽ « hủy diệt hoàn toàn » cả đất nước và người dân Bắc Triều Tiên, một điều hoàn toàn trái với chủ thuyết của Mỹ từ bao thập niên qua.
Như vậy thì người ta chỉ có thể kết luận rằng, tổng thống Trump chẳng biết phải đối phó như thế nào trước hiểm họa tên lửa đạn đạo Bắc Triều Tiên. Rõ ràng ông vẫn ấm ức về chuyện quân đội và bộ trưởng Quốc Phòng khuyên ông không nên mở tấn công ngăn ngừa vào Bắc Triều Tiên.
The Atlantic cũng lưu ý rằng trong bài phát biểu trước LHQ, ông Trump đã không đả động đến những tham vọng địa chính trị của Trung Quốc và Nga, có nhắc qua vấn đề Ukraina và Biển Đông, nhưng lại không nêu đích danh Nga và Trung Quốc.
Còn tờ Los Angeles Times thì đặt câu hỏi trong hàng tựa: « Liệu bài phát biểu về « Rocket Man » của Trump có sẽ dẫn chúng ta đến chiến tranh » ?
Theo tờ báo này, vấn đề đối với lời đe dọa của Trump không chỉ là ngôn từ trẻ con ( Rocket Man ) mà ông sử dụng, hoặc là nó làm cho người ta không còn chú ý đến những nội dung còn lại trong bài phát biểu, mà là lời đe dọa đó rất có thể sẽ phản tác dụng.
Tờ báo dẫn lời ông Richard Haass, Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, cho rằng cười nhạo Kim Jong –Un « rất có thể sẽ càng khiến Bắc Triều Tiên thêm quyết tâm phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa hơn là buộc họ hạn chế hoặc từ bỏ những vũ khí đó ».
Tờ báo nhắc lại trong thương lượng ngoại giao, muốn thành công thì bao giờ cũng phải dùng chính sách cây gậy và củ cà rốt. Trong khi đó, Trump lại không làm như vậy. Ông chỉ bảo rằng con đường duy nhất để Bắc Triều Tiên giải tỏa khủng hoảng là từ bỏ toàn bộ chương trình hạt nhân, nhưng lại không đưa ra một bảo đảm nào cho chế độ Bình Nhưỡng nếu họ chấp nhận giải pháp đó.
Theo Los Angeles Times, cách làm như thế thì có thể đạt kết quả trong chuyện buôn bán địa ốc ở New York, nhưng không thể nào thành công với một quốc gia có chủ quyền, đang nắm vũ khí hạt nhân trong tay, mà lại rất đa nghi.
Tổng thống Trump nay cũng dọa rút khỏi hiệp định hạt nhân Iran, mà người tiền nhiệm Obama đã ký kết và cũng nói thêm là nếu thay đổi được chế độ ở Teharan thì càng tốt. Los Angeles Times đặt câu hỏi : Vậy thì Bắc Triều Tiên làm sao mà hy vọng sẽ được đối xử tốt hơn. Những thông điệp trái ngược nhau đó sẽ không thúc đẩy Kim Jong Un ngồi vào bàn đàm phán.
Đối với tờ The National Interest, bài phát biểu của ông Trump tại LHQ thể hiện một thay đổi lớn, nhưng đây không phải là một sự thay đổi mà các nhà quan sát chờ đợi.
Theo The National Interest, sau hơn sáu tháng nhà tỷ phú New York ở Nhà Trắng, người ta vẫn chưa biết nhiều về « hai ông Trump ». Một « Trump Trình Diễn », chuyên viết tin nhắn Twitter và đưa ra những bình luận vừa phẫn nộ từ những người chống đối ông, nhưng lại gây hào hứng cho những người ủng hộ ông. Và một « Trump Nghiêm Chỉnh », một người ra quyết định với quyết tâm và suy nghĩ chín chắn.
Chính ông « Trump Nghiêm Chỉnh » đã đưa ra quyết định về chính sách Afghanistan và loan báo một hành động mới trong một bài phát biểu chừng mực. Nhưng ông « Trump Nghiêm Chỉnh » lại không được thể hiện trong những bài diễn văn về chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Mỹ. Bài diễn văn tại thượng đỉnh NATO đầu tiên của tân tổng thống Mỹ lại vô cùng thảm hại, vì trong đó ông lại dùng những ngôn từ như vào lúc còn tranh cử và có những phát biểu thiếu chín chắn.
Nhưng theo The National Interest, tại LHQ, ông Donald Trump đã thể hiện là một nhà lãnh đạo tầm cỡ thế giới. Theo nhãn quan của ông Trump, nền tảng của trật tự thế giới chính là những quốc gia hùng mạnh. Các định chế đa quốc gia và định chế quốc tế chỉ là những « siêu cấu trúc » nằm bên trên. Và nếu những định chế đó không phục vụ đúng nhu cầu của các quốc gia, thì ông không cần đến họ.
Theo The National Interest, nhãn quan này đối lập với nhãn quan cho rằng chính các tổ chức quốc tế phải áp đặt trật tự thế giới thông qua một cơ chế lãnh đạo toàn cầu. Và để được như thế, các quốc gia phải trao thêm quyền cho các tổ chức đó. Nhưng cũng có một nhãn quan khác của những nước như Nga và Trung Quốc. Hai nước này không muốn thế giới bị áp đặt toàn bộ các chuẩn mực mà chỉ lấy những gì họ muốn và sửa đổi lại theo đứng yêu cầu của họ.
The National Interest khẳng định, tuy trong bài diễn văn tại LHQ tổng thống Trump đã không chỉ đích danh Matxcơva và Bắc Kinh trong danh sách những « bad boy » phá hoại trật tự thế giới như Kim Jong Un, nhưng chắc chắn là chính quyền Trump vẫn xem Nga và Trung Quốc là hai chế độ đối nghịch.
Khi gia tăng ủng hộ Ukraina và tiến hành các chiến dịch bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông, tổng thống Trump muốn cảnh báo Matxcơva và Bắc Kinh rằng nếu họ đụng đến Mỹ thì Mỹ sẽ không để yên.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170921-bao-chi-my-noi-ve-phat-bieu-cua-trump-tai-lhq
“Thỏa thuận hạt nhân Iran” có nguy cơ bị xóa sổ?
Tương lai thỏa thuận hạt nhân Iran chưa bao giờ trở nên bất định như lúc này. Tổng thống Mỹ Donald Trump dọa hủy bỏ thỏa thuận. Châu Âu kêu gọi “bổ sung” thêm. Trong khi đó, Iran kiên quyết từ chối mở lại đàm phán.
Hôm qua, 20/09/2017, bầu không khí tại Liên Hiệp Quốc rất căng thẳng. Nhân khóa họp thường niên Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 72, ngoại trưởng Iran và sáu cường quốc tham gia ký kết thỏa thuận hạt nhân (Anh, Nga, Pháp, Mỹ, Trung Quốc và Đức) đã có phiên họp đầu tiên kể từ sau thắng lợi bầu cử của ông Donald Trump.
Cuộc họp kéo dài một giờ, nhưng các bên đã không giải tỏa được bế tắc trước lời đe dọa ngày càng quyết liệt của tổng thống đòi hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran mà chính quyền Barack Obama đã ký.
Đây cũng là lần đầu tiên hai ngoại trưởng Rex Tillerson của Hoa Kỳ và Mohammad Javad Zarif của Iran gặp nhau và có những “trao đổi trực tiếp” khá lâu. Tuy nhiên, AFP nhận thấy cho dù “cần thiết” lắng nghe quan điểm của các bên, như lời ngoại trưởng Mỹ, cuộc họp hôm qua vẫn không xóa tan được mối ngờ vực về các dụng ý của Hoa Kỳ.
Theo ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, thỏa thuận hạt nhân Iran “có nhiều vấn đề lớn”. Tổng thống Donald Trump vẫn luôn khẳng định đây là “một trong những hiệp định tồi tệ nhất mà Hoa Kỳ từng tham gia” và ông nhiều lần đe dọa hủy bỏ văn bản này.
Như để trấn an Hoa Kỳ, một số nước, trong đó có Pháp, đề xuất thương lượng lại về một vài thời điểm áp dụng các nội dung của thỏa thuận, cũng như các chủ đề phụ có liên quan như vai trò của Iran tại Trung Đông. Theo tổng thống Pháp Emmanuel Macron, các bên không hẳn là “thương thuyết lại” thỏa thuận, mà chỉ là “bổ sung” thêm.
Thế nhưng, trên diễn đàn Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, tổng thống Iran Hasan Rohani đã dập tắt mọi hy vọng mở lại đàm phán. Ông cho rằng thảo luận với một chính phủ Mỹ chuyên “chà đạp các cam kết quốc tế của chính mình” chỉ làm “phí thời gian”. Tổng thống Iran nhắc lại rằng “từng chữ từng câu” trong thỏa thuận đã được các bên tham gia ký kết tranh luận gay gắt, đồng thời cảnh báo nguy cơ “chỉ cần một viên gạch bị rút, cả một tòa nhà có thể sụp đổ ”.
Giờ đây, với tuyên bố trước báo giới “Tôi đã có quyết định” và đe dọa hủy bỏ thỏa thuận hạt nhân Iran, Donald Trump đang làm cho cả thế giới lo ngại. Vì từ đây đến ngày 15/10/2017, tổng thống Mỹ phải “tuyên bố” trước Quốc Hội là Teheran có đã tuân thủ các cam kết hay không. Nếu Donald Trump không làm việc này thì Hoa Kỳ sẽ lại ban hành các biện pháp trừng phạt vốn đã được xóa bỏ trong khuôn khổ thoả thuận hạt nhân Iran 2015, và hành động này được coi như là “ khai tử chính trị” thỏa thuận, theo nhận định của các nhà ngoại giao.
Mặt khác, giới ngoại giao lo ngại rằng thái độ quay ngoắt 180 độ của Hoa Kỳ trong hồ sơ Iran sẽ gây ra những tác động tiêu cực khác: Khả năng lôi kéo Bắc Triều Tiên trở lại bàn đàm phán phi hạt nhân hóa càng thêm xa vời.
Các chuyên gia về Bắc Triều Tiên cảnh báo: Bình Nhưỡng theo dõi sát sao xem “hồ sơ Iran được xử lý ra sao”, để có thể dự phóng được “số phận của chính họ nếu như nước này một ngày nào đó phải chấp nhận từ bỏ vũ khí hạt nhân ”.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170921-%E2%80%9Cthoa-thuan-hat-nhan-iran%E2%80%9D-co-nguy-co-bi-xoa-so
Miến Điện :
Phật tử cản đường nhân viên cứu trợ cho người Rohingya
Một ngày đen tối đối với Hội Chữ Thập Đỏ tại Bangladesh : ngày 21/09/2017, 9 nhân viên cứu trợ cho người Hồi giáo Rohingya Miến Điện tử vong. Nhưng mọi chú ý dồn về sự kiện tối qua ở bang Arakan, hàng trăm Phật tử chận hàng viện trợ nhân đạo cho người Rohingya.
Theo hãng tin Anh Reuters, một chiếc tàu với 50 tấn lương thực, thuốc men đã rời cảng Sittwe để tiếp viện cho người Rohingya còn kẹt lại ở miền bắc bang Arakan, phía tây Miến Điện. Nhưng khi tàu cập bến tối qua, đã có khoảng hàng trăm Phật tử dùng bom xăng ném vào nhân viên hội Chữ Thập Đỏ, ngăn cản họ đưa hàng cứu trợ vào bờ và phân phát cho người Rohingya.
Trong thông cáo chính thức, lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi đưa ra con số 300 Phật tử có liên quan tới vụ này. Cảnh sát đã phải can thiệp, bắn chỉ thiên giải tán đám đông, tái lập trật tự,
Trong khi đó tại Bangladesh, một chiếc xe chở hàng cứu trợ cho người Rohingya, cũng của Hội Chữ Thập Đỏ bị tai nạn vào sáng sớm hôm nay. Xe lao xuống vực làm 9 người chết, hơn một chục người bị thương. Tất cả các nạn nhân là người Bangladesh, đang trên đường chở hàng cứu trợ đến khoảng 500 gia đình người Rohingya. Tai nạn xảy ra tại phía đông nam quận Bandarban, gần biên giới Miến Điện – Bangladesh.
Bạo động bùng lên tại bang Arakan từ ngày 25/08/2017 đẩy hơn 400.000 người Hồi giáo Rohingya tràn sang biên giới giữa Miến Điện và Bangladesh, nhưng phần lớn cộng đồng sắc tộc thiểu số này vẫn ở lại làng quê.
Theo các tổ chức phi chính phủ, số người này đang thiếu đủ mọi thứ, từ lương thực đến thuốc men. Nhà ở của họ phần lớn đều bị phá hủy. Liên Hiệp Quốc tố cáo quân đội Miến Điện tiến hành một cuộc “thanh lọc chủng tộc”.
Trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc, phó tổng thống Miến Điện Henry Van Thion hôm qua cam kết “cứu trợ nhân đạo người Rohingya là ưu tiên hàng đầu” của chính quyền Naypyitaw, và các khoản trợ giúp này sẽ được phân phát cho tất cả mọi người, “không có chuyện phân biệt đối xử”.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170921-mien-dien-phat-tu-can-duong-nhan-vien-cuu-tro-cho-nguoi-rohingya
Nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ :
Điều tra nhắm vào tổng thống Trump
Trong cuộc điều tra về nghi án Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, công tố viên đặc biệt Robert Mueller đang tập trung vào những gì diễn ra tại Nhà Trắng kể từ khi ông Donald Trump lên nắm quyền. Tờ New York Times ngày 20/09/2017, tiết lộ một danh sách tài liệu mà tư pháp yêu cầu, trong đó có một số thông tin liên quan đến hoạt động của tổng thống Mỹ.
Thông tín viên Anne Corpet tường trình từ Washington:
« Danh sách mà nhật báo New York Times công bố cho thấy quy mô của cuộc điều tra do công tố viên Mueller phụ trách, giờ đây tập trung vào các hành vi của tổng thống. Ví dụ, ông Robert Mueller yêu cầu các thông tin cụ thể về cuộc gặp hồi tháng 5/2017 giữa ông Donald Trump và các viên chức Nga, hôm sau vụ ông James Comey bị cách chức giám đốc Cục điều tra liên bang FBI.
Trong cuộc họp nói trên, diễn ra tại Phòng bầu dục, tổng thống Mỹ có thể đã tuyên bố là việc giám đốc FBI bị hạ bệ đã giúp ông thoát khỏi một áp lực lớn. Biện lý Mueller cũng yêu cầu các tài liệu liên quan đến bối cảnh sa thải ông Michael Flynn, cố vấn đầu tiên của Donald Trump về an ninh quốc gia.
Biện lý phụ trách điều tra cũng hy vọng sẽ được thông tin minh bạch về cuộc gặp với một nữ luật sư Nga, do con trai cả của tổng thống Trump tổ chức, nhằm tìm kiếm các thông tin bất lợi cho bà Hillary Clinton. Nhà Trắng đã cho biết sẽ cung cấp mọi giải thích cần thiết. Ty Cobb, viên luật sư được Donald Trump chỉ định làm đại diện, tuyên bố sẽ cung cấp các thông tin được yêu cầu trong tuần này. Tuy nhiên, trong một cuộc nói chuyện riêng bất ngờ với một phóng viên, luật sư Ty Cobb lại cho biết có một số tài liệu hoàn toàn nằm ngoài tầm tay của ông, cụ thể là được cất giữ trong một chiếc tủ kiên cố ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170921-nghi-an-nga-can-thiep-bau-cu-my-dieu-tra-nham-vao-tong-thong-trump