Tin khắp nơi – 20/09/2017

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin khắp nơi – 20/09/2017

Động đất ở Mexico, hơn 200 người chết

Một trận động đất mạnh xảy ra ở Mexico, khiến ít nhất 226 người thiệt mạng và hàng chục cao ốc ở thủ đô Mexico City đổ sập.

Lực lượng cứu hộ đang tìm kiếm những người sống sót và có ghi nhận nhiều trẻ em bị mắc kẹt trong một trường học bị sập.

Trận động đất 7,1 độ Richter gây thiệt hại ở các bang Morelos và Puebla và bang Mexico.

Động đất chết người ở Tứ Xuyên, Trung Quốc

Trung Quốc: 140 người mất tích vì đất lở

Tai họa xảy ra trong khi nhiều người tham gia cuộc diễn tập ứng phó với trận động đất nhân 32 năm sau một trận động đất giết chết hàng ngàn người.

Mexico là nước dễ hứng chịu động đất và hồi đầu tháng này một trận động đất 8,1 độ Richter khiến ít nhất 90 người chết.

Tâm chấn của trận động đất mới nhất là Atentalo ở Puebla, cách Mexico City khoảng 120km.

Điều phối viên cơ quan bảo vệ dân sự xác nhận số người chết đến nay là 226. ít nhất 55 người thiệt mạng trong số này là ở bang Morelos.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-41305078

 

Hệ lụy từ diễn văn đao to búa lớn của Trump là gì?

Barbara Plett UsherBBC News

Bài phát biểu của Tổng thống Donald Trump tại LHQ có thể là chưa có tiền lệ hoặc, ít nhất, sẽ trở thành một trong những khoảnh khắc đáng nhớ nhất tại Đại Hội đồng Liên Hợp quốc.

Cảnh báo Bình Nhưỡng xuống thang trước thách thức hạt nhân của nước này, Donald Trump đe dọa sẽ thanh toán một quốc gia thành viên của LHQ. Và ông nhấn mạnh tuyên bố của mình đối với nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un trên Twitter.

“Nếu Hoa Kỳ buộc phải tự bảo vệ mình hoặc các đồng minh, chúng tôi sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc xóa sổ Bắc Hàn,” ông nói với các nhà lãnh đạo thế giới.

Ông Trump nói rằng nhà lãnh đạo Bắc Hàn “đang thực hiện sứ mệnh tự kết liễu mình và chế độ Bắc Hàn”.

Tôi không thể nhớ được ngôn từ của bất kỳ nhà lãnh đạo thế giới nào trên bục phát biểu tại Liên Hợp Quốc có nội dung tương tự thế, kể cả Qaddafi của Libya hay Chavez của Venezuela.

Tức là việc xóa sổ một quốc gia 25 triệu dân thì chưa có ai nói vậy.

Bắc Hàn: Chế tài không làm chúng tôi dừng lại

Putin: ‘Không thể nào khiến Bắc Hàn sợ hãi’

Các thành viên của Liên Hợp Quốc đã thấp thỏm chờ xem tân tổng thống có gì để nói, tức là có một sự tương phản rõ ràng với sự ngóng chờ bài diễn văn làm tôi nhớ lại thời điểm người tiền nhiệm của ông là ông Barack Obama từng đọc.

Tổng thống Trump đã không tấn công chính tổ chức này, như nhiều người lo ngại ông sẽ làm như vậy sau sự phê phán gay gắt của mình rằng LHQ giống như một câu lạc bộ của giới chóp bu bất tài.

Thực tế là ông chấp nhận LHQ có một vai trò cho trật tự thế giới, mặc dù ở đây đa số cho rằng ông là người có tính cách biệt lập và đơn phương.

Tuy nhiên, ông củng cố lại quan ngại về cuộc chiến với Bắc Hàn, và lo ngại rằng ông sẽ hủy thỏa thuận hạt nhân theo đó cho Iran phát triển chương trình nguyên tử có giới hạn.

Ông Trump gọi thoả thuận với Iran là “sự hổ thẹn với Hoa Kỳ”. Ông lên án Tehran là một “nhà nước bất trị không một xu dính túi” và xuất khẩu bạo lực.

Theo luật pháp Hoa Kỳ, tổng thống phải tái khẳng định lại trước Quốc hội sau mỗi 90 ngày rằng Iran tuân thủ thỏa thuận này, và thỏa thuận này phục vụ lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ.

Tổng thống Trump tỏ ý rằng ông có thể sẽ không làm như vậy khi thời hạn tiếp theo đến vào giữa tháng Mười khi có cơ chế kích hoạt một tiến trình để quốc hội rà soát có thể ngưng thỏa thuận này.

Ông Trump rõ ràng là nói với những người ủng hộ chính sách “Nước Mỹ là trên hết” – khi ông bắt đầu phát biểu về thành tựu kinh tế đạt được sau cuộc bầu cử.

Hoa Kỳ muốn phong tỏa tài sản Kim Jong-un

Trump: ‘Đã đến lúc LHQ phải cải cách’

Đối với cử tọa quốc tế của mình, ông đã đưa ra chính sách “Nước Mỹ là trên hết bằng ngôn ngữ chủ quyền quốc gia dưới cái vỏ của nguyên lý thành lập ra LHQ, là cách mà các thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ như Trung Quốc và Nga thường dùng.

Về cơ bản, ông nói rằng mọi quốc gia nên đặt lợi ích của người dân nước mình trên hết. Dựa trên cơ sở đó họ có thể hợp tác để đối phó với những vấn đề bức thiết toàn cầu hơn là cho phép các tổ chức toàn cầu và các bộ máy hành chính đưa ra chương trình nghị sự.

Sự căng thẳng giữa một chính sách đối ngoại được thúc đẩy bởi lợi ích quốc gia thay vì các giá trị và lý tưởng phổ quát là trọng tâm của cuộc tranh luận đang tiếp diễn về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.

Nhưng điều đó khó có thể có nghĩa là xa rời con đường quốc tế hóa, chẳng hạn như việc Tổng thống rút khỏi Hiệp định Khí hậu Paris đã xảy ra.

Và cũng không phải là việc thể hiện theo lối giao dịch hợp đồng của ông Trump: tức là đối với doanh nhân New York thì đó đơn thuần chỉ là việc chấm dứt các giao dịch tồi tệ đối với Mỹ sao để có được những giao dịch tốt hơn.

Người ta thấy rằng thỏa thuận gì về Bắc Hàn mà ông có thể có được từ việc đe dọa cho ngày tận thế thì không được tỏa sáng trong bài phát biểu của mình.

Các thành viên Liên Hợp Quốc có cảm giác tự hỏi rằng làm thế nào Bình Nhưỡng có thể bị lôi kéo hoặc buộc phải bàn đàm phán với ông Trump, người đang xa rời thỏa thuận hạt nhân mà Hoa Kỳ từng đồng ý với Iran.

Hoặc liệu tổng thống Trump đang cố gắng dựa vào sự ủng hộ của LHQ cho các biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt hơn, trong sử dụng ngôn từ “Nếu không theo chúng tôi thì là chống lại chúng tôi,” lối nói về Trục Ma Quỷ của chính quyền Bush.

“Hoa Kỳ đã sẵn sàng, sẵn lòng và có khả năng (hành động quân sự), nhưng hy vọng điều này sẽ không cần thiết,” ông nói. “Đó là những gì trong khuôn khổ của LHQ cần phải có, đó là những gì Liên Hợp Quốc và đã và đang làm.

Và rất có thể là những người trong bộ máy của ông đang theo đuổi một chiến lược ngoại giao chiếu trên.

Nhưng nếu không có các kênh liên lạc thì Bắc Hàn không có cách nào hiểu được những lời đao to búa lớn đầy mùi vị leo thang đáng kinh ngạc của Tổng thống Mỹ.

“Khi căng thẳng gia tăng, thì cơ hội tính toán sai lầm cũng nhiều,” Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cho biết trước khi ông Trump đọc bài diễn văn. “Nói mạnh có thể dẫn tới sự hiểu sai chết người”.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-41331445

 

Diễn văn của Trump ở LHQ bị chỉ trích

Bài phát biểu đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Liên Hợp Quốc đã bị một số quốc gia thành viên mà ông chỉ trích phản bác lại.

Ông Trump nói Iran nằm trong “nhóm nhỏ các chế độ vô lại”, và nói rằng Mỹ sẽ “tiêu diệt hoàn toàn” Bắc Hàn nếu bị buộc phải làm như vậy.

Ngoại trưởng Iran nói: “Bài phát biểu đầy thù hận và thiếu hiểu biết của ông Trump thuộc về thời trung cổ”, chứ không phải tại một phiên họp Liên Hiệp Quốc.

Bắc Hàn chưa đưa phản ứng về lời đe dọa của tổng thống Mỹ.

Bắc Hàn: Chế tài không làm chúng tôi dừng lại

Trump: ‘Đã đến lúc LHQ phải cải cách’

Bài phát biểu của ông Trump lẽ ra phác thảo viễn cảnh về một thế giới mà các quốc gia có chủ quyền muốn đem lại những điều tốt đẹp cho công dân của họ nhưng ông lại dành phần lớn thời lượng để nhắm vào điều mà ông gọi là “các chế độ vô lại” cũng như gọi đó là “tai họa của hành tinh chúng ta hôm nay”.

Washington nhiều lần cảnh báo Bình Nhưỡng về các vụ thử vũ khí vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Ông Trump cũng chỉ trích lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un và nói: “Gã tên lửa đang lèo lái đất nước vào phi vụ tự sát.”

“Nếu Mỹ buộc phải tự bảo vệ mình hoặc các đồng minh, chúng tôi sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hủy diệt hoàn toàn Bắc Hàn”, ông nói thêm.

Reuters cho biết một thành viên trong khán phòng đã dùng tay che mặt bằng hai tay, và có những tiếng lầm bầm vang lên trong lúc ông Trump phát biểu.

Ngoại trưởng Thụy Điển Margot Wallstrom, nói với BBC: “Đó là bài phát biểu sai lầm, sai thời điểm và sai cả đối tượng.”

http://www.bbc.com/vietnamese/world-41329732

 

Khủng hoảng Rakhine: Suu Kyi đối mặt với áp lực quốc tế

Aung San Suu Kyi đang phải đối mặt với áp lực quốc tế ngày càng tăng đối với việc xử lý bạo lực tại bang Rakhine và khủng hoảng người tị nạn Rohingya.

Trong một bài phát biểu hôm thứ Ba, bà lên án những vụ lạm quyền nhưng không đổ lỗi cho quân đội hoặc giải quyết những cáo buộc thanh lọc sắc tộc.

Các nhà lãnh đạo và giới ngoại giao từ một số quốc gia đã bày tỏ sự thất vọng mạnh mẽ với lập trường của bà.

Hơn 400.000 người Rohingya đã chạy trốn sang Bangladesh từ cuối tháng Tám.

Tình trạng bất ổn mới nhất ở Rakhine xảy ra do các vụ tấn công chết người tại các đồn cảnh sát trên khắp bang Rakhine vào tháng trước.

Nhiều người bị giết trong một cuộc đàn áp quân sự sau đó và có những cáo buộc về việc các ngôi làng bị đốt cháy và người Rohingya bị đuổi đi.

Trong bài diễn toàn quốc đầu tiên về cuộc khủng hoảng gần đây, bà Suu Kyi nói:

Không có xung đột hoặc hoạt động đuổi người ở miền bắc kể từ ngày 5 tháng Chín

Hầu hết người Hồi giáo đã quyết định ở lại và điều này cho thấy tình hình không nghiêm trọng

Chính phủ đã có những nỗ lực trong những năm gần đây để cải thiện điều kiện sống cho tất cả mọi người ở Rakhine bao gồm cả người Hồi giáo

Tất cả người tị nạn sẽ được phép trở lại sau một quá trình xác minh.

Nhà lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi trước nói rằng bà không sợ “sự giám sát của quốc tế” về cách chính phủ của bà xử lý cuộc khủng hoảng Rohingya ngày càng trầm trọng.

Bà Suu Kyi, người đoạt giải Nobel Hòa bìn, hôm 19/9 nói bà muốn cộng đồng quốc tế biết những gì chính phủ của bà đang làm để giải quyết tình hình.

Dân thường Rohingya ‘thương tật vì mìn’

Bangladesh ‘lập trại lớn’ cho người Rohingya

LHQ: Khủng hoảng Rohingya là ‘thảm họa nhân đạo’

Bà lên án mọi vi phạm nhân quyền và cho biết bất cứ ai chịu trách nhiệm về những vụ ngược đãi tại Rakhine đều bị đưa ra tòa.

Bà Suu Kyi bị chỉ trích nặng nề khi 400.000 người Rohingya đã chạy trốn bạo lực sang Bangladesh.

Quân đội nói rằng các chiến dịch của họ ở bang Rakhine nhằm mục đích triệt hạ các chiến binh và bác việc nhắm mục tiêu là dân thường.

Nhưng các nhân chứng từ Rohingya, những người đã chạy sang nước láng giềng Bangladesh, nói ngược lại.

Bà Suu Kyi trước đó tuyên bố rằng cuộc khủng hoảng đang bị bóp méo bởi “những thông tin sai lệch” và cho biết những căng thẳng đang lan rộng nhờ tin giả.

Bà cũng hủy chuyến đi dự họp Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, và nói rằng bà có bài diễn văn hôm 19/9 về “hòa giải dân tộc và hoà bình”.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với BBC, người đứng đầu Liên Hiệp Quốc, Antonio Guterres, cảnh báo bà Suu Kyi “có cơ hội cuối cùng” để ngăn chiến dịch tấn công quân sự.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-41331442

 

Nghịch Lý của Myanmar

Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA

Thay vì tham dự Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York, lãnh đạo Myanmar là bà Aung San Suu Kyi phải ở nhà giải quyết vụ khủng hoảng về sắc tộc và sáng Thứ Ba 18, bà đã lần đầu tiên đọc bài diễn văn chính thức về vụ khủng hoảng, bùng nổ từ ngày 25 tháng trước khiến hơn 40 vạn người Rohingya theo Hồi giáo phải lánh nạn qua xứ khác. Bài diễn văn vẫn không thỏa mãn nhiều người và các tổ chức quốc tế kêu gọi biện pháp trừng phạt kinh tế với Myanmar. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu vì sao….

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, vụ khủng hoảng về sắc tộc tại Myanmar kéo dài gần một tháng và gây xúc động cho dư luận thế giới khi mấy chục vạn dân Rohingya phải lánh nạn sau khi mấy ngàn ngôi làng của họ bị đốt cháy. Một số tổ chức quốc tế khiển trách người lãnh đạo là bà Aung San Suu Kyi và kêu gọi biện pháp trừng phạt kinh tế xứ này. Ông nghĩ sao về chuyện đó?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Tôi thiển nghĩ rằng sự xúc động khiến nhiều người đặt sai bài toán, trút trách nhiệm lên một vị nữ lưu và càng gây thêm khó khăn cho xứ Mymanmar, mà ngày xưa ta gọi là Miến Điện. Muốn hiểu tại sao thì ta cần trở ngược lên bối cảnh gần xa của vấn đề.

– Thứ nhất, dù có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên, Myanmar là một quốc gia khó cai trị nhất thế giới. Nằm giữa hai cường quốc có ảnh hưởng văn hóa chính trị của Châu Á là Trung Hoa và Ấn Độ, Miến Điện chưa khi nào là một nước trong ý nghĩa quốc gia dân tộc, nation-state. Lãnh thổ xứ này là một thách đố cho lãnh đạo vì bị địa dư chia cắt thành hai vùng rừng núi hiểm trở của nhiều sắc tộc và tôn giáo từ hai ngả Đông Tây nhìn xuống bình nguyên phì nhiêu của sông Irrawaddy ở giữa. Các cường quốc cấp vùng, như Ấn Độ tại hướng Tây, Trung Quốc ở mạn Bắc và cả Thái Lan ở phía Đông đều tìm cách khai thác tình trạng bất thường ấy qua các sắc tộc thiểu số và góp phần gây thêm xung đột. Vì vậy, sau khi có độc lập từ 70 năm trước, lãnh đạo Miến mới cần quân đội mạnh để bảo vệ chính quyền trung ương và đối ngoại thì tìm cách tự cô lập để ngăn ngừa ảnh hưởng ngoại bang. Thời Chiến tranh lạnh, từ 1949 trở đi, ảnh hưởng ngoại bang còn là các nhóm dân quân cộng sản do Trung Quốc đào tạo và huấn luyện. Những vụ xung đột đầu tiên mà bùng nổ là do hoạt động của các tổ chức cộng sản đó.

Dù có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên, Myanmar là một quốc gia khó cai trị nhất thế giới. – Chuyên gia K.T. Nguyễn Xuân Nghĩa

Nguyên Lam: Ông,vừa nêu một nghịch lý trong bối cảnh địa dư và lịch sử của Myanmar. Nhưng thưa ông, vì sao ông nói là xứ này chưa khi nào là một nước trong ý nghĩa quốc gia dân tộc?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Thưa là về kinh tế chính trị, Miến Điện còn lãnh một di sản dã man khác của Đế quốc Anh: trăm năm trước, nước Anh đưa dân Ấn vào phụ trách phần vụ kinh tế, cho sắc dân đa số là người Miến một ít quyền hạn chính trị và hành chánh, nhưng lại dùng các sắc dân thiểu số vây quanh vào nhiệm vụ bảo vệ an ninh và quân sự. Chỉ sau khi Anh bị Nhật đánh bại trong Thế chiến II, dân Miến mới được quyền tham gia vào lĩnh vực quân sự và từ đó mới dần dần xuất hiện các thế hệ sĩ quan hay tướng lãnh lên cầm quyền sau này. Ách độc tài quân phiệt là hiện tượng đáng chê trách, nhưng có nguyên nhân sâu xa trong lịch sử và dẫn tới hậu quả là càng bị quốc tế cô lập vì nạn độc tài thì xứ này càng lệ thuộc vào một cường quốc có tham vọng bành trướng là Trung Quốc!

Nguyên Lam: Tức là giới tướng lãnh phải chấp nhận dân chủ hóa để khỏi bị quốc tế tẩy chay mà càng trôi vào quỹ đạo của Bắc Kinh, nhưng phải chăng là họ vẫn không muốn bị mất quyền và vẫn giữ quân đội trong tay?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Thật ra, từ 1962 đến 2011, Miến Điện trải qua nửa thế kỷ nội chiến giữa chế độ quân phiệt và lực lượng võ trang của các sắc tộc đòi ly khai. Sau đấy, giới tướng lãnh nhượng bộ dần và đề nghị ngưng bắn trên toàn quốc đổi lấy quyền lợi kinh tế và chính trị cho các sắc tộc thiểu số. Nhưng tiến trình ấy còn nhiều bất trắc và sau khi Liên minh Quốc gia cho Dân chủ (National League for Democracy) của mình đại thắng vào năm 2015, bà Aung San Suu Kyi phải làm một lúc hai việc: thỏa hiệp với quân đội để từng bước dân chủ hóa xứ sở trong khi xây dựng nền móng chính trị bền vững hơn cho quốc gia qua việc hội nhập sắc tộc.

– Lãnh thổ xứ này có hơn hai chục nhóm thiểu số võ trang, với vài trăm tới vài vạn tay súng, đang hùng cứ các vùng biên giới và coi đó là chủ quyền chính đáng của họ. Từ cuối năm 2015, chế độ quân phiệt đề nghị một tạm ước ngưng bắn với tám tổ chức, mà có bảy tổ chức vẫn từ chối tham gia, chưa kể nhiều lực lượng mạnh nhất tại vùng biên giới Hoa-Miến thì không được mời vào vòng đàm phán vì họ đang chiếm đóng các khu vực trọng yếu và rộng lớn nhất.

– Đa số các nhóm võ trang này đều có đặc tính sơn cước, giỏi du kích chiến, được trang bị võ khí tinh nhuệ. Họ còn có ưu thế địa dư là có thể vượt biên giới để bảo toàn lực lượng khi bị tấn công và lợi thế kinh tế là kinh doanh ma túy để tìm nguồn tài trợ. Trong hoàn cảnh đó, một số lực lượng võ trang này chưa thấy sự nhượng bộ của Chính quyền trung ương, từ các tướng lãnh hay từ bà Aung San Suu Kyi, là đủ hấp dẫn. Khi so sánh các tướng lãnh thì đảng đa số hiện nay là Liên minh Quốc gia vì Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi tương đối đáng tin cậy hơn trong đề nghị hòa giải. Hậu thuẫn của quốc tế cho vị nữ lưu này cũng là sức mạnh đáng kể. Vì vậy, trong khung cảnh vẫn còn tranh tối tranh sáng, nhiều nhóm thiểu số đang suy tính lợi hại. Họ có thể tham gia sinh hoạt chính trị thay vì dùng giải pháp bạo động quân sự.

Nguyên Lam: Bây giờ lại bùng nổ vụ khủng hoảng vì dân Rohingya và bà Aung San Suu Kyi bị quốc tế khiển trách. Thưa ông, đầu đuôi của vụ khủng hoảng này là gì?

Biện pháp trừng phạt kinh tế ít công hiệu khi có quá nhiều kẽ hở và rốt cuộc nạn nhân sau cùng vẫn là người dân thấp cổ bé miệng. – Chuyên gia K.T. Nguyễn Xuân Nghĩa

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Miến Điện có 135 sắc dân, gom thành tám nhóm lớn, theo các tôn giáo khác nhau, như Phật giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo và cả Thiên Chúa giáo. Đa số dân Miến thì theo Phật giáo Nguyên thủy, bên trong nhiều người cực đoan chủ trương là chỉ Phật giáo mới có tinh thần dân tộc và biết bảo vệ bản sắc quốc gia. Trong các sắc dân, người Rohingya có vài triệu, đa số theo Hồi giáo, nhưng cũng theo tôn giáo khác, và sống tập trung trong tỉnh Rachine tại vùng Tây-Bắc bên cạnh xứ Bangladesh nhìn ra Vịnh Bengal. Nghịch lý ở đây là họ không được luật pháp coi là công dân Miến Điện như các sắc dân kia.

– Từ thành phần này mới có lực lượng xưng danh là “Giải phóng quân Rohingya tại Arakan”, viết tắt là ARSA, họ đấu tranh võ trang để được công nhận quy chế công dân. Lực lượng ấy chỉ có chừng 500 tay súng, nhưng cuối Tháng Tám lại tấn công 30 đồn binh của Miến nên gặp sự trả đũa dữ dội của quân đội. Xã hội Miến có nhiều người không ưa và thậm chí kỳ thị dân Rohingya, nhưng họ có quyền bỏ phiếu. Bà Aung San Suu Kyi lâm thế kẹt là nếu đả kích tinh thần cuồng tín này thì họ dồn phiếu cho tổ chức chính trị của giới tướng lãnh là đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (Union Solidarity and Development Party – USDP), gọi là để bảo vệ quyền lợi và bản sắc dân tộc khiến cho tiến trình dân chủ hóa chính trị rồi tư nhân hóa kinh tế theo đuổi từ 25 năm nay sẽ gặp trở ngại.

Nguyên Lam: Nếu vậy thì có lẽ thính giả của chúng ta hiểu ra vì sao ông nghĩ rằng việc trừng phạt kinh tế Miến Điện chưa chắc là đã có lợi. Ông kết luận thế nào về chuyện rắc rối này?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: – Tôi trộm nghĩ biện pháp trừng phạt kinh tế ít công hiệu khi có quá nhiều kẽ hở và rốt cuộc nạn nhân sau cùng vẫn là người dân thấp cổ bé miệng. Thứ hai, nhiều lãnh đạo Hồi giáo nhảy vào đả kích Miến Điện do nhu cầu chính trị ở nhà chứ cũng chưa có giải pháp cụ thể nào cho dân Rohingya. Trong khi đó, có ba cường quốc lại tỏ vẻ bênh vực Miến Điện là Liên bang Nga, Trung Quốc và Ấn Độ là do an ninh và quyền lợi của họ. Nga thì sợ nạn Hồi giáo ly khai ngay bên trong lãnh thổ. Trung Quốc thì muốn kéo Miến Điện vào kế hoạch Con Đường Tơ Lụa của họ, trong khi Ấn Độ muốn tranh thủ Miến Điện để ngăn đà bành trướng của Trung Quốc vào Vịnh Bengal và Ấn Độ Dương. Kết luận của tôi là sự bi quan dành cho dân Rohingya trong thời gian tới.

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích kỳ này.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/programs/myanmar-s-paradoxes-09202017090305.html

 

Quan ngại về việc TQ điều tra giới luật sư nhân quyền

Hàng ngàn nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc và các luật sư của họ bị bắt giữ, cầm tù kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình tiến hành chiến dịch cấm đoán từ năm 2015 cho đến nay.

Đó là thông tin được hãng tin Reuters loan tải vào ngày 20 tháng 9 dẫn  lo ngại của tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch nói rằng Bắc Kinh đang tăng cường điều tra các hoạt động và những vấn đề tài chánh của các luật sư tham gia bảo vệ các thân chủ trong các vụ án dinh líu đến chính trị nhạy cảm.

Người phụ trách khu vực Trung Quốc của Human Rights Watch, có trụ sở tại Mỹ nói với Reuters rằng các luật sư nhân quyền ở Trung Quốc vốn đã thường xuyên bị cơ quan chức năng sách nhiễu, nay việc tăng cường điều tra như thế là một thông điệp đáng báo động.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc chưa trả lời về cáo buộc này.

Bà Vương Tùng Liên, một nhà nghiên cứu cho tổ chức Human Rights Watch ngụ ở Hồng Kong nói rằng việc tăng cường đàn áp như vậy có liên quan đến đại hội đảng toàn quốc lần thứ 19 của đảng cộng sản Trung Quốc, dự trù khai mạc vào ngày 18 tháng 10 tới đây. Lý do được đưa ra là những nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn rằng trước những sự kiện quan trọng như thế, phải tăng cường tối đa an ninh trật tự.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/chinas-probes-of-rights-lawyers-alarming-09202017101842.html

 

Úc sẽ chuyển người tỵ nạn sang Mỹ theo thỏa thuận

Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull ngày 20 tháng 9  cho biết, nhóm 50 người tị nạn đầu tiên hiện đang bị giữ ở 2 trung tâm trên các hòn đảo ở Thái Bình Dương sẽ được tái định cư tại Mỹ trong vòng vài tuần tới.

Hãng Reuters cho biết khoảng 25 người tị nạn từ các quốc gia như Bangladesh, Iran và người Hồi giáo Rohingya từ Myanmar trên đảo Manus là những người đầu tiên nhận được thông báo nhập cư vào Mỹ vào ngày Hai mươi tháng Chín. 25 người còn lại trên quốc đảo Nauru dự kiến sẽ nhận thông báo vào ngày 21-9.

Đây là một phần trong thỏa thuận hoán đổi người tị nạn giữa 2 nước ký dưới thời Tổng thống Mỹ Barack Obama vào cuối năm 2016. Thỏa thuận này nói rằng Mỹ sẽ nhận 1.250 người tị nạn tại 2 trung tâm của Australia trên đảo quốc Nauru và đảo Manus thuộc Papua New Guinea. Đổi lại, Australia sẽ nhận hàng chục người tị nạn Trung Mỹ trong vài tuần tới.

Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi thỏa thuận này là điều “ngu xuẩn” nhưng vẫn nói Washington sẽ tôn trọng.

http://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/australian-pm-says-first-refugees-to-be-resettled-in-us-under-swap-deal-09202017102459.html

 

Bóng dáng Việt Nam trong phát biểu của Tổng thống Trump

Viễn Đông

Dù ông Donald Trump không trực tiếp nhắc tới Việt Nam trong bài phát biểu đầu tiên trên cương vị tổng thống Hoa Kỳ ở Liên Hiệp Quốc, bóng dáng Việt Nam vẫn hiển hiện trong các vấn đề tỷ phú Mỹ nêu lên, theo giới quan sát.

Tranh chấp ở Biển Đông, mà Việt Nam là một nước tuyên bố chủ quyền, đã được ông Trump nêu lên hôm 19/9, khi nói tới các nghĩa vụ “phải bảo vệ quốc gia, các quyền lợi và tương lai của chúng ta”.

Chúng ta phải bác bỏ các mối đe dọa đối với chủ quyền từ Ukraine cho tới Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông].

Tổng thống Trump phát biểu.

“Chúng ta phải bác bỏ các mối đe dọa đối với chủ quyền từ Ukraine cho tới Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông]”, ông Trump phát biểu, đồng thời nói thêm rằng “chúng ta phải tôn trọng luật pháp, tôn trọng biên giới, tôn trọng văn hóa và sự giao tiếp hòa bình”.

Tổng thống Mỹ nói tiếp rằng “chúng ta phải hợp tác và cùng nhau đối phó với những ai đe dọa chúng ta bằng sự hỗn loạn và khủng bố”.

Cuối năm 2015, trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch Việt Nam khi ấy, cũng nhắc tới vấn đề Biển Đông, nhất là việc “giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế”, nhưng lần này, sau khi ông Trump đề cập tới cuộc tranh chấp lãnh hải, Bắc Kinh mới phản ứng mạnh.

​Phát ngôn viên Lục Khảng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 20/9 nói rằng “một số quốc gia đã sử dụng cái cớ tự do hàng hải để mang máy bay và đội tàu tới gần Biển Nam Trung Hoa”. Washington từng thực hiện các cuộc tuần tra như vậy dưới thời kỳ nắm quyền của ông Trump và của cả người tiền nhiệm Barack Obama.

Ông Khảng nói thêm rằng “thực sự thì chính đây là thái độ đe dọa tới chủ quyền của các quốc gia ở Biển Nam Trung Hoa”, và rằng tình hình ở vùng này “đã nguội bớt” nhờ các nỗ lực của Trung Quốc và Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Ông cũng kêu gọi các nước liên quan thể hiện sự “tôn trọng”.

Dù Hà Nội chưa có phản ứng về tuyên bố Biển Đông của tổng thống Mỹ, báo chí nhà nước đã đưa tin về điều gọi là “dấu ấn của Donald Trump trong lần đầu xuất hiện tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc”.

Trong một tuyên bố mà nhiều nhà phân tích nói là mạnh mẽ nhất từ trước tới nay của một tổng thống Mỹ tại phiên họp khoáng đại của tổ chức lớn nhất thế giới, Tổng thống Trump tuyên bố rằng nếu cần phải bảo vệ Hoa Kỳ hoặc các đồng minh của Mỹ, “chúng tôi không có lựa chọn nào khác là phải hủy diệt Bắc Hàn”.

Ông Trump nêu dẫn chứng về sự tàn bạo của chính quyền Bắc Hàn qua vụ “ám sát người anh em cùng cha khác mẹ của kẻ độc tài [Kim Jong Un] tại một sân bay quốc tế bằng chất độc thần kinh bị cấm”.

Dù tuyên bố bị lừa, nghi can người Việt Đoàn Thị Hương cùng một nữ công dân Indonesia đã bị truy tố và phiên tòa xử hai người Đông Nam Á này sẽ tái tục vào đầu tháng sau.

Trong một động thái gợi nhắc tới khả năng trừng phạt các quốc gia có liên hệ kinh tế với Bình Nhưỡng, Tổng thống Trump cũng nói về “sự phẫn nộ” khi thấy “một số quốc gia không những làm ăn với một chế độ như vậy mà còn cung cấp vũ khí và hỗ trợ tài chính cho một quốc gia đẩy thế giới tới xung đột hạt nhân”.

Việt Nam mới đây bị cáo buộc trong một phúc trình của Liên Hiệp Quốc là điểm đến của than đá, một trong các mặt hàng bị cấm từ Bắc Hàn, bất chấp lệnh trừng phạt đối với Bắc Hàn của tổ chức lớn nhất thế giới.

Bộ Ngoại giao Việt Nam sau đó nói với VOA Việt Ngữ rằng Hà Nội “luôn luôn tuân thủ các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc”.

Tin chính thức cho hay, đầu năm nay, “Đại sứ Phạm Việt Hùng thay mặt toàn thể cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Triều Tiên đã trao số tiền 1.000 USD (tương đương 7,5 tấn phân bón) ủng hộ Nông trường Hữu nghị Mi Cốc”. Ngoài ra, từ năm 2000 tới 2005, Hà Nội tặng Bình Nhưỡng tổng cộng “12 nghìn tấn gạo”.

Tuyên bố chung sau chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tới Nhà Trắng hồi tháng Năm, đôi bên cũng nhắc tới Bắc Hàn, “bày tỏ quan ngại đối với các vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Cộng hòa DCND Triều Tiên”. Động thái này được nhận định rằng nó cho thấy Hà Nội đóng một vai trò nào đó đối với tiến tình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Ngoài vấn đề Biển Đông và Bắc Hàn có liên quan tới Việt Nam, ông Trump cũng nhắc tới các thỏa thuận thương mại đa phương mà ông cho rằng đã làm người Mỹ “mất hàng triệu việc làm” và làm “hàng nghìn nhà máy biến mất”.

Ông nói rằng Hoa Kỳ “mưu tìm mối quan hệ thương mại vững mạnh hơn với tất cả các quốc gia có nhã ý, nhưng thương mại kiểu này phải công bằng và có đi có lại”.

Tổng thống Trump đã rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, TPP, ngay sau khi mới nhậm chức, gây đình trệ thỏa thuận thương mại đa phương này, giữa lúc Việt Nam kỳ vọng sẽ có được “cú hích” cần thiết từ TPP.

Không chỉ lần này, hình bóng Việt Nam mới hiển hiện khi ông Trump phát biểu mà trong chiến dịch tranh cử năm ngoái, tỷ phú này còn nhiều lần chỉ đích danh Việt Nam.

Ông từng cáo buộc Việt Nam là“một trong những nước trả lương thấp nhất trên thế giới” và “đánh cắp” việc làm tại Mỹ.

Việt Nam xuất sang Mỹ các sản phẩm trị giá hơn 38 tỷ đôla trong năm 2016 và nhập từ Hoa Kỳ tổng giá trị hàng hóa gần 9 tỷ đôla, đẩy Hà Nội vào danh sách các quốc gia châu Á mà Mỹ đang có thâm hụt thương mại lớn, và gây quan ngại về “chiến tranh thương mại”. Hiện chưa rõ là đôi bên đã đàm phán để xử lý vấn đề này ra sao.

https://www.voatiengviet.com/a/bong-dang-viet-nam-trong-phat-bieu-cua-tong-thong-my-donald-trmp/4036855.html

 

Chính quyền Trump

sắp đơn giản hóa thủ tục xuất khẩu súng

Chính quyền ông Trump đang chuẩn bị tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà sản xuất súng Mỹ bán vũ khí hạng nhẹ, bao gồm súng trường tấn công và đạn dược, cho người mua ở nước ngoài, theo lời các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ.

Các phụ tá của Tổng thống Donald Trump đang hoàn tất kế hoạch chuyển việc giám sát các giao dịch bán vũ khí phi quân sự quốc tế từ Bộ Ngoại giao sang Bộ Thương mại, bốn quan chức cho Reuters biết.

Trong khi Bộ Ngoại giao chủ yếu quan tâm đến các mối đe dọa quốc tế đối với sự ổn định và duy trì các hạn chế chặt chẽ đối với các giao dịch vũ khí, Bộ Thương mại thường tập trung nhiều hơn vào việc tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại.

Các quan chức thuộc nhiều cơ quan khác nhau, đề nghị không nêu tên, nói rằng các quy định mới sẽ giảm các thủ tục hành chánhcũng như giảm chi phí liên quan đến các quy định, đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí hạng nhẹ của Mỹ và tạo việc làm trong nước.

Nỗ lực này vừa phù hợp với chủ trương của ông Trump, ủng hộ cuộc vận động hành lang của giới bảo vệ quyền sở hữu súng ống trong chiến dịch vận động tranh cử, mà còn phù hợp với nghị trình “Mua hàng Mỹ” của ông.

Tuy nhiên, giới chỉ trích, trong đó có một số nhà lập pháp và những người ủng hộ chủ trương phải kiểm soát vũ khí, bày tỏ quan ngại rằng bất kỳ biện pháp nào nhằm nới lỏng các quy định xuất khẩu súng ống, cũng có thể làm cho các vũ khí có sức công phá lớn tương tự như các khẩu súng thường được sử dụng trong vụ nổ súng bừa bãi ở Hoa Kỳ, dễ rơi vào tay các băng nhóm tội phạm và các nhóm chủ chiến mà ông Trump đã thề sẽ đánh bại.

Một giới chức Mỹ cho biết, bản dự thảo các quy định mới có thể được gửi đến văn phòng ngân sách Tòa Bạch Ốc để xem xét trong vòng vài ngày tới.

Những thay đổi đó có thể được thi hành mà không cần Quốc hội thông qua.

https://www.voatiengviet.com/a/chinh-quyen-trump-sap-don-gian-hoa-thu-tuc-xuat-khau-sung/4036834.html

 

Dự báo bão Maria sẽ gây thiệt hại thảm khốc

Bão Maria ập vào Puerto Rico hôm thứ Tư 20/9, các nhà dự báo thời tiết mô tả trận bão mạnh cấp 4 này “có khả năng gây thiệt hại vô cùng thảm khốc.”

Trung tâm Bão quốc gia Hoa Kỳ cho biết bão Maria có sức gió cao nhất khoảng 250 km/giờ vào sáng thứ Tư, và mưa lớn sẽ gây ra lũ quét và lở đất.

Tâm bão dự kiến sẽ quét qua Puerto Rico và trở ra ngoài biển vào cuối ngày thứ Tư 20/9, đến sáng sớm thứ Năm 21/9, bão sẽ di chuyển về hướng Cộng hòa Dominica.

Thống đốc Puerto Rico Ricardo Rossello nói “thiệt hại lớn là điều không thể tránh khỏi”, Các giới chức đã Puerto Rico đã thành lập 500 nhà tạm lánh trong đó có hơn 10.000 người đang trú ẩn.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ban hành tình trạng khẩn cấp cho Puerto Rico và quần đảo Virgin của Hoa Kỳ, đồng thời ủy quyền cho Bộ An ninh Nội địa và Cơ quan Quản lý tình trạng khẩn cấp Liên bang Hoa Kỳ (FEMA) phối hợp mọi nỗ lực cho công tác cứu trợ.

https://www.voatiengviet.com/a/du-bao-bao-maria-se-gay-thiet-hai-tham-khoc/4036637.html

 

Lãnh đạo Mỹ-Trung bàn về áp lực chế tài Triều Tiên

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bàn về việc tiếp tục giữ áp lực với Triều Tiên bằng những chế tài kinh tế áp đặt qua Liên hiệp quốc, Tòa Bạch Ốc cho biết trong một tuyên bố ngày 18/9.

Mỹ-Hàn, Nga-Trung đã tiến hành các cuộc tập trận để biểu dương lực lượng chống Triều Tiên, quốc gia đã bất chấp những nghị quyết của Liên hiệp quốc để thử nghiệm hạt nhân và phi đạn đạn đạo.

Ông Trump và ông Tập nói chuyện bằng điện thoại vài ngày sau khi cố vấn của ông Trump công khai thảo luận về khả năng hành động quân sự chống Triều Tiên.

Hôm 15/9, trong bài diễn văn tại một căn cứ quân sự bên ngoài Washington, ông Trump nói ông “tin tưởng hơn bao giờ hết là những giải pháp của chúng ta để giải quyết mối đe dọa này sẽ là vừa hiệu quả vừa mạnh mẽ nhất.”

Tuần này, ông Trump tham dự Đại hội đồng Liên hiệp quốc tại New York nhưng ông Tập thì không. Đe dọa hạt nhân của Triều Tiên chắc chắn nằm cao trên nghị trình làm việc của Đại hội đồng.

Hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận về chuyến đi thăm Trung Quốc của ông Trump sắp tới, Tân Hoa Xã cho biết.

Ông Tập kêu gọi hai bên làm việc chặt chẽ để đảm bảo là chuyến đi thăm có kết quả và đưa sức sống mới vào sự phát triển các mối quan hệ Mỹ-Trung, theo Tân Hoa Xã.

Ông Trump sẽ đi thăm Trung Quốc vào tháng 11 tới đây trong khuôn khổ chuyến công du bao gồm chặng dừng tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Philippines và hội nghị thượng đỉnh APEC tại Việt Nam.

https://www.voatiengviet.com/a/lanh-dao-my-trung-ban-ve-ap-luc-che-tai-trieu-tien/4035912.html

 

Luật sư của ông Trump bác chuyện thông đồng với Nga

Luật sư của Tổng thống Donald Trump ngày 19/9 bác tin nói bản thân ông hay ông Trump thông đồng với Nga để can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống năm ngoái, và nói những cáo buộc như vậy chỉ nhằm làm mất tín nhiệm chức vụ Tổng thống của ông Trump.

“Tôi dứt khoát tuyên bố là tôi không có bất cứ dính líu nào với Nga trong tiến trình bầu cử của chúng ta,” ông Michael Cohen nói trong một tuyên bố chuẩn bị sẵn cho cuộc gặp với các nhà điều tra thuộc Ủy ban Tình báo Thượng viện nhưng cuộc họp này cuối cùng được hoãn lại.

“Trong tư cách là một người kề cận Tổng thống khi ông còn là một ứng cử viên, tôi có thể nói rằng tôi chưa bao giờ thấy chuyện gì-ngay cả một sự gợi ý-chứng tỏ ông liên hệ đến sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử của chúng ta hay bất cứ hình thức thông đồng nào với Nga,” ông Cohen nói.

Sau khi tuyên bố được các tổ chức truyền thông loan tải sáng ngày 19/9, ông Cohen và luật sư của ông Stephen Ryan, đến Điện Capitol để được các nhà điều tra Ủy ban Tình báo Thượng viện phỏng vấn kín nhưng được thông báo là Ủy ban đã quyết định hoãn cuộc gặp.

Ủy ban thượng viện, cũng như những uỷ ban khác của quốc hội và công tố viên đặc biệt Robert Mueller đang điều tra về việc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử năm 2016 và liệu ông Trump hay những phụ tá cao cấp có thông đồng với Moscow hay không.

Tên ông Cohen xuất hiện trong một hồ sơ, do cựu nhân viên tình báo Anh Christopher Steele viết, nói rằng ông Cohen đóng một vai trò quan trọng liên lạc với chính phủ Nga và bí mật gặp các giới chức điện Kremlin tại Prague vào tháng 8 năm 2016.

Trong một tuyên bố, ông Cohen nói hồ sơ Steele “là gian dối với những điều không đúng sự thật và là những cáo buộc cố ý và bôi nhọ.”

“Trong đời tôi, tôi chưa bao giờ đến Prague hay bất cứ nơi nào tại Cộng hòa Czech,” ông Cohen nói.

Các giới chức tình báo Mỹ hiện nay và trước đây nói trong khi họ không kiểm chứng được tất cả chi tiết trong hồ sơ Steele, nhưng họ cũng không bác bỏ hoàn toàn hồ sơ này.

Hiện chưa rõ tại sao cuộc gặp của ông Cohen với các nhà điều tra Thượng viện bị hoãn lại.

https://www.voatiengviet.com/a/luat-su-cua-ong-trump-bac-chuyen-thong-dong-voi-nga/4035881.html

 

3 nghị sĩ biểu tình chống Trump bị bắt

Ba nghị sĩ Quốc hội Mỹ thuộc đảng Dân chủ vừa bị bắt tại một cuộc biểu tình bên ngoài Tháp Trump, New York.

Dân biểu Raul Grijalva của bang Arizona, dân biểu Luis Gutierrez của bang Illinois, và dân biểu Adriano Espaillat của bang New York nằm trong số những người biểu tình nhất quyết tọa kháng trên đường số 5 chiều ngày 19/9, không chịu rời chỗ này.

Phát ngôn nhân của Hội đồng Thành phố New York, một đảng viên Dân chủ, Melissa Mark-Viverito, cũng bị còng tay dẫn đi.

Những người biểu tình đòi Quốc hội thông qua luật bảo vệ hàng ngàn di dân tới Mỹ từ nhỏ bất hợp pháp khỏi bị trục xuất.

Ban tổ chức cuộc biểu tình đã tuyên bố từ trước buổi tọa kháng rằng các nhà lập pháp vừa kể đã trù liệu sẽ bị bắt.

Trước đó trong ngày, Tổng thống Donald Trump đã đọc diễn văn tại Liên hiệp quốc và, theo kế hoạch, tối nay ông sẽ ở Tháp Trump. Tuy nhiên, lúc cuộc biểu tình diễn ra, ông không hiện diện ở Tháp Trump.

https://www.voatiengviet.com/a/ba-nghi-si-bieu-tinh-chong-trump-bi-bat-/4035790.html

 

Đại diện Thương mại Mỹ

lên án kiểu làm ăn của Trung Quốc

Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer ngày 18/9 tuyên bố kiểu làm ăn thương mại của Trung Quốc là một sự đe dọa “chưa từng có trước đây” đối với hệ thống thương mại thế giới và những luật lệ toàn cầu hiện thời không thể giải quyết được.

“Quy mô các nỗ lực phối hợp của Trung Quốc nhằm phát triển kinh tế, trợ cấp, tạo ra những quán quân quốc gia, cưỡng bách chuyển nhượng công nghệ, làm rối loạn thị trường tại Trung Quốc và trên thế giới là một mối đe dọa cho hệ thống thương mại toàn cầu chưa từng có trước đây,” ông Lighthizer nói.

Văn phòng ông Lighthizer đang tiến hành cuộc điều tra về các tập tục thương mại của Trung Quốc và cáo buộc nước này đánh cắp tài sản trí tuệ của các doanh nghiệp Hoa Kỳ theo khoản 301 của một bộ luật thương mại năm 1974 ít khi được dùng.

Bắc Kinh không trực tiếp đáp trả những chỉ trích của ông Lighthizer.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng phát biểu tại một cuộc họp báo thường lệ ngày 19/9 rằng Trung Quốc sẽ kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới để giải quyết những tranh chấp về thương mại.

Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001, một phần nhờ vào lời hứa dần dần mở cửa thị trường để quốc tế cạnh tranh. Tuy nhiên những nhà đầu tư nước ngoài không hài lòng với những tiến bộ của Trung Quốc và nhiều thị trường nội địa của Trung Quốc-từ viễn thông cho đến ngân hàng–vẫn còn dưới sự chi phối của các công ty quốc doanh.

Đại diện Thương mại Mỹ cho biết chính quyền Trump đang lên kế hoạch trừng phạt Trung Quốc bên ngoài Tổ chức Thương mại Thế giới.

Tuy nhiên ông không gợi ý về những biện pháp có thể được sử dụng ngoài thuế quan áp đặt lên hàng xuất khẩu của Trung Quốc mà Hoa Kỳ đã áp dụng một phần.

(Nguồn SCPM/Fortune/CNA)

https://www.voatiengviet.com/a/dai-dien-thuong-mai-my-len-an-kieu-lam-an-cua-trung-quoc/4035798.html

 

TT Trump kêu gọi

thế giới hành động về Triều Tiên, Iran, Venezuela

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 19/9 kêu gọi lại có một cuộc Đại Tỉnh thức các quốc gia độc lập có chủ quyền, một khái niệm vay mượn từ tôn giáo.

Nhưng tổng thống Mỹ cũng nói với các nhà lãnh đạo thế giới tại Liên Hiệp Quốc rằng họ phải đối đầu một cách tập thể với các quốc gia bất trị là Triều Tiên, Iran và Venezuela.

Ông phát biểu tại phiên khai mạc Đại hội đồng LHQ rằng Mỹ “sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc hủy diệt hoàn toàn” Triều Tiên nếu Mỹ buộc phải tự vệ và bảo vệ các đồng minh của Mỹ khỏi một cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo hoặc vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Ông Trump đã chế giễu Iran, nói rằng các nhà lãnh đạo nước này đã biến “một quốc gia giàu có thành một quốc gia bất trị suy tàn về kinh tế” làm suy yếu hòa bình ở Trung Đông với những cuộc phiêu lưu quân sự. Ông Trump gọi thỏa thuận năm 2015 của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và 5 cường quốc khác để kiềm chế chương trình vũ khí hạt nhân của Iran “một nỗi xấu hổ đối với Hoa Kỳ”.

Ông mô tả chế độ của nhà lãnh đạo Venezuela Nicolas Maduro là “tham nhũng” và nói ông Maduro đã đưa quốc gia Nam Mỹ “đến bờ vực sụp đổ hoàn toàn. Người dân đang đói khát và đất nước họ đang sụp đổ”.

Ông Trump, đắc cử hồi năm ngoái nhờ vận động bầu cử với nghị trình “nước Mỹ trên hết”, nói rằng các nhà lãnh đạo thế giới hãy “tôn trọng quyền lợi của nhân dân trong nước và quyền chủ quyền của tất cả các quốc gia”.

Ông Trump tuyên bố: “Ở Mỹ, chúng tôi không tìm cách áp đặt lối sống của mình lên bất cứ ai khác”.

“Tôi sẽ bảo vệ lợi ích của Mỹ”, ông Trump nói, nhưng ông lưu ý rằng Mỹ muốn một thế giới mà ở đó “tất cả các quốc gia đều có thể có chủ quyền, thịnh vượng và an toàn”.

“Chúng tôi không kỳ vọng các quốc gia đa dạng đều chia sẻ cùng một nền văn hoá, truyền thống hay thậm chí cả hệ thống chính quyền. Nhưng chúng tôi kỳ vọng tất cả các quốc gia đều duy trì hai trách nhiệm cốt lõi là tôn trọng lợi ích của chính người dân nước mình và các quyền của mọi quốc gia có chủ quyền khác. Đây là tầm nhìn tuyệt đẹp của tổ chức này và đây là nền tảng cho sự hợp tác và thành công”, ông nói.

https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-keu-goi-the-gioi-hanh-dong-ve-trieu-tien-iran-venezuela/4035413.html

 

Cảnh sát bắt thêm 2 người

sau vụ đánh bom tàu điện ngầm London

Cảnh sát Anh bắt thêm 2 nghi phạm hôm 20/9 liên quan đến vụ đánh bom tuần trước trên một đoàn tàu ở London làm hơn 30 người bị thương.

Nhà chức trách nói cảnh sát đã bắt 2 người đàn ông, một người 48 tuổi và người kia 30 tuổi, ở Newport, Wales. Cảnh sát đã bắt giữ một người khác ở đó vào tối 19/9 và tiến hành khám nhà tại cả hai địa điểm bắt giữ hôm 20/9.

Thông báo của Cảnh sát Đô thị không nói rõ các đương sự có liên hệ tới vụ đánh bom như thế nào.

Tổng cộng có 5 người đã bị bắt sau cuộc tấn công hôm 15/9.

Một người tị nạn 18 tuổi từ Iraq bị bắt tại khu vực cảng Dover, bến phà chính để đi lại giữa Anh và Pháp, và một người 21 tuổi từ Syria bị bắt ở Hounslow, vùng ngoại ô phía tây London, nơi có sân bay Heathrow.
Hai đương sự đã bị cảnh sát tạm giữ, nhưng chưa chính thức bị buộc tội.

Một quả bom tự chế đã nổ phát một phần tại ga Parsons Green vào giờ cao điểm.

Các phần tử Nhà nước Hồi giáo tuyên bố nhận trách nhiệm về vụ tấn công, nhưng Bộ trưởng Nội vụ Amber Rudd đã bác bỏ.

Vụ nổ này là vụ tấn công khủng bố đáng kể lần thứ năm ở Anh trong năm nay.

https://www.voatiengviet.com/a/canh-sat-bat-them-2-nguoi-sau-vu-danh-bom-tau-dien-ngam-london/4036646.html

 

Tây Ban Nha : Cataluyna trong “tình trạng khẩn cấp” ?

Tú Anh

Để ngăn chận kế hoạch Cataluyna ly khai qua cuộc trưng cầu dân ý dự kiến tổ chức ngày 01/10/2017 mà chính quyền Tây Ban Nha cho là “bất hợp pháp”, cảnh sát nước này đã tiến hành lục soát trụ sở chính quyền địa phương, câu lưu 13 viên chức cao cấp trong đó phó chủ tịch vùng tự trị.

Theo AFP, một phát ngôn viên của chính quyền Catalunya cho biết vào sáng ngày 20/09/2017, cảnh sát Tây Ban Nha đã bắt phó chủ tịch Joseph Maria Jove và 12 viên chức cao cấp. Ba cơ quan chính phủ gồm trụ sở chính quyền địa phương, sở tài chính và sở ngoại giao Catalunya bị cảnh sát lục soát, tịch thu hồ sơ, tài liệu.

Phát ngôn viên của chính quyền Catalunya xem đây là một hành động của Madrid nhằm ngăn cản cuộc trưng cầu dân ý dự định vào đầu tháng 10 về tương lai của vùng tự trị.

Một nguồn tin thân cận với tư pháp Tây Ban Nha xác nhận có chiến dịch lục soát nhưng không cho biết chi tiết và lý do.

Trái lại, chủ tịch vùng Catalunya, ông Carles Puigdemont, lên án chính phủ Tây Ban Nha bằng lời lẽ mạnh mẽ : hành xử theo lối « độc tài », chà đạp các quyền « căn bản » của người dân, đơn phương áp đặt « tình trạng khẩn cấp » để đình chỉ quy chế tự trị của Catalunya.

Hàng ngàn người dân địa phương xuống đường tại thủ phủ Barcelona, phản đối vụ lục soát và bắt giữ các viên chức địa phương.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170920-tay-ban-nha-cataluyna-tinh-trang-khan-cap

 

Hàn Quốc đề nghị

”ngừng bắn” trong thời gian Thế Vận Hội Pyeongchang

Trọng Thành

Hàn Quốc chuẩn bị dự thảo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, kêu gọi « ngừng bắn toàn cầu » trong thời gian diễn ra Thế Vận Hội mùa đông tại nước này, theo thông báo của phủ tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In sau cuộc trao đổi với lãnh đạo Ủy Ban Olympic quốc tế.

Theo Reuters, trong buổi nói chuyện ngày 19/09/2017 với chủ tịch Ủy Ban Olympic quốc tế Thomas Bach ở New York, chính phủ Hàn Quốc tái khẳng định khả năng bảo đảm an ninh của nước này cho sự kiện thể thao quốc tế nói trên, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Bình Nhưỡng và hiện Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên coi như vẫn còn trong tình trạng chiến tranh.

Đài truyền hình Nhật Bản NHK cho biết cụ thể là, sau buổi nói chuyện nói trên, chính phủ Hàn Quốc đã chuyển một dự thảo nghị quyết về « ngừng bắn toàn cầu » đến Liên Hiệp Quốc. Nghị quyết đã được nhiều nước ủng hộ.

Cho đến nay, trong giới thể thao, có một số lo ngại về tình hình an ninh tại Hàn Quốc trong thời gian diễn ra Thế Vận Hội, nhưng theo Ủy Ban Olympic quốc tế, « không có dấu hiệu » nào cho thấy an ninh của Thế Vận Hội tại Pyeongchang bị đe dọa.

Thế Vận Hội mùa đông sẽ diễn ra tại Pyeongchang, Hàn Quốc, từ ngày 9 đến 25/02/2018. Địa điểm nói trên cách đường biên giới Nam Bắc Triều Tiên khoảng 80 km. Hàn Quốc là quốc gia châu Á đầu tiên tổ chức Thế Vận Hội mùa đông, ngoài Nhật Bản.

Kêu gọi « ngừng bắn toàn cầu » nhân dịp Thế Vận Hội đã trở thành truyền thống từ hai thập niên nay. Hòa bình trong thời gian Olympic là vấn đề đặc biệt được tổ chức quốc tế International Olympic Truce Foundation – ra đời năm 2000 – thúc đẩy, thể theo truyền thống thể thao thời Hy Lạp cổ đại.

Dự thảo nghị quyết nói trên sẽ được đưa ra bỏ phiếu tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ngày 13/11/2017 tới. Câu hỏi đặt ra là, trong tình hình căng thẳng về hạt nhân Bắc Triều Tiên hiện nay, liệu các bên liên quan có nhân cơ hội hòa hoãn này để cải thiện tình hình ?

Hàng ngàn lao động Bắc Triều Tiên sẽ rời Koweit và Qatar

Reuters hôm qua, dẫn lại một nguồn tin ngoại giao, cho hay hàng ngàn lao động Bắc Triều Tiên sẽ phải rời khỏi hai quốc gia vùng Vịnh nói trên, sau khi visa của họ không được hai nước nói trên triển hạn. Quyết định của Koweit và Qatar được đưa ra sau khi Hội Đồng Bảo An ra quyết định gia tăng trừng phạt Bình Nhưỡng, đồng thời do áp lực từ Hoa Kỳ.

Reuters cũng cho biết chính quyền Đài Loan hôm nay quyết định ngừng xuất khẩu dầu mỏ sang Bắc Triều Tiên và ngưng nhập khẩu hàng dệt may từ quốc gia này, để hưởng ứng lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20170920-han-quoc-ngung-ban-tvh-pyeongchang

 

LHQ : Tổng thống Pháp cổ vũ hợp tác đa phương

Trọng Thành

Ngày 19/09/2017, tổng thống Pháp Emmanuel Macron có bài diễn văn đầu tiên tại Liên Hiệp Quốc. Theo các nhà quan sát, khi nhấn mạnh hợp tác đa phương là nền tảng và tương lai của quan hệ quốc tế, tổng thống Pháp đã thể hiện rõ sự khác biệt với tổng thống Mỹ Donald Trump.

Theo ông, đây là phương tiện duy nhất cho phép cộng đồng quốc tế hóa giải được các khủng hoảng toàn cầu nghiêm trọng hiện nay như khủng bố, di cư, biến đổi khí hậu. Emmanuel Macron đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng bài phát biểu dài 30 phút này.

Thông tín viên Valerie Gas tường trình từ New York,

« Emmanuel Macron đọc diễn văn hơi trễ, thời gian để ông trau chuốt bài phát biểu. Ngay từ những câu đầu tiên, tổng thống Pháp đã muốn nhấn mạnh đến ý nghĩa của việc ông có cơ hội được trình bày.

‘‘Tôi có hân hạnh được phát biểu trước Quý vị. Tôi biết tôi phải chịu ơn ai về điều này. Tôi phải chịu ơn tất cả những người mà cách nay hơn 70 năm, đã đứng lên chống lại một chế độ tàn bạo, xâm chiếm nước Pháp, quê hương tôi’’.

Nhắc lại lịch sử cũng là một cách để nguyên thủ Pháp nhấn mạnh rằng chúng ta đã từng có lúc quên đi các giá trị nền tảng của Liên Hiệp Quốc, đó là sự khoan dung, tình đoàn kết nhân loại, tự do. Các giá trị mà tổng thống Pháp coi là của chính mình.

‘‘Tôi biết rằng, nước Pháp có nghĩa vụ cất lên tiếng nói thay cho những người thấp cổ bé họng. Tôi muốn là người nói thay cho những ai bị quên lãng, như em Bana, một học sinh ở Aleppo, Syria (thành phố bị chiến tranh tàn phá)’’.

Chọn Bana Ousmane, hình tượng tiêu biểu cho các khủng hoảng toàn cầu, tổng thống Pháp hy vọng là bài phát biểu của ông mang một ý nghĩa cụ thể, phát biểu có mục tiêu cho thấy cộng đồng quốc tế phải có các hành động tập thể.

‘‘Mỗi lần mà các đại cường quốc ngồi bên bàn Hội Đồng Bảo An nhường bước cho tiếng nói của những kẻ mạnh nhất, chính là lúc họ không còn tôn trọng nguyên tắc đa phương, nền tảng của luật pháp’’.

Cảnh cáo cũng là để thuyết phục. Nguyên thủ Pháp nhấn mạnh : ‘‘Chúng ta bắt buộc phải liên đới với nhau trong một cộng đồng cùng chung số phận’’.

Đối mặt với tổng thống Mỹ Donald Trump tỏ ra hung hăng hiếu chiến, tổng thống Pháp dựa vào tình đoàn kết nhân loại và chủ trương hòa dịu ».

Dấu ấn phong cách của tổng thống Pháp

Cùng với bài diễn văn nói trên, tổng thống Pháp có một loạt các hoạt động thể hiện phong cách riêng của ông, đó là kết hợp bày tỏ quan điểm chân thành và đối thoại xây dựng. Ngày hôm qua, dự án Hiệp ước thế giới về môi trường do Pháp chủ trương nhận được sự ủng hộ của nhiều quốc gia thuộc năm châu lục. Khối các nước châu Phi ủng hộ mạnh mẽ sáng kiến nói trên.

Hôm qua, nguyên thủ Pháp cũng có cuộc đối thoại « trực diện và cô đúc » (theo những người có mặt trực tiếp), với tổng thống Iran Hassan Rohani, quốc gia mà tổng thống Mỹ đe dọa sẽ hủy bỏ thỏa thuận về hạt nhân. Lãnh đạo Pháp nhấn mạnh : Phá bỏ hiệp ước hạt nhân với Iran sẽ là « một sai lầm nghiêm trọng ».

Theo AFP, hôm thứ Hai vừa qua, Emmanuel Macron có cuộc nói chuyện với tổng thống Mỹ. Bất chấp các bất đồng giữa hai bên, sau buổi hội kiến nói trên, ông Donald Trump bày tỏ sự ngưỡng mộ trước tổng thống Pháp, khi khẳng định : Đó là một con người mạnh mẽ, thông minh, tôi có vinh dự được tiếp xúc với ông ấy.

Theo các cố vấn của tổng thống Pháp, trong buổi đối thoại này, tổng thống Mỹ Donald Trump dường như còn lưỡng lự trong vấn đề khí hậu, và yêu cầu một buổi gặp khác, dường như để có thể thương thuyết về việc ở lại Thỏa thuận khí hậu Paris, với điều kiện đóng góp tài chính của Mỹ được cắt giảm.

http://vi.rfi.fr/phap/20170920-lhq-tong-thong-phap-co-vu-hop-tac-da-phuong

 

Trump gây thêm khó khăn

cho chiến lược Bắc Triều Tiên của Mỹ

Thanh Phương

Ai cũng biết rằng ông Donald Trump không phải là một nhân vật ôn hòa, nhưng hôm qua cả thế giới đã sững sờ khi nghe tổng thống Hoa Kỳ lên tiếng đe dọa « hủy diệt  hoàn toàn » Bắc Triều Tiên. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một vị tổng thống Mỹ đưa ra lời đe dọa tiêu diệt một quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Cho tới nay, người ta chỉ nghe những lời đe dọa như vậy từ chế độ như Bình Nhưỡng.

Khi phát biểu như trên, ông Donald Trump có lẽ muốn thể hiện quyết tâm của Washington bằng mọi giá ngăn chận Bắc Triều Tiên trang bị vũ khí hủy diệt hàng loạt, cho dù chính quyền Hoa Kỳ hiện nay biết rằng họ không thể chọn ngay giải pháp quân sự với chế độ Bình Nhưỡng. Bởi vì, mọi can thiệp quân sự nhằm tiêu diệt kho vũ khí tên lửa và hạt nhân của Bắc Triều Tiên đều chứa đựng nhiều nguy cơ đối với các đồng minh của Mỹ trong khu vực, đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản, những nơi hoàn toàn nằm trong tầm bắn của tên lửa Bắc Triều Tiên.

Bộ trưởng Quốc Phòng Jim Mattis, khi được hỏi về bài phát biểu của tổng thống Trump hôm qua, đã tuyên bố rằng chính quyền Hoa Kỳ vẫn muốn giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên « thông qua các phương tiện ngoại giao ».

Các biện pháp trừng phạt ngày càng nặng nề của Liên Hiệp Quốc nhắm vào chế độ Bình Nhưỡng cho tới nay hầu như không có tác dụng, trong khi mà chính quyền Mỹ vẫn chưa vạch ra được chiến lược nào khác một cách rõ ràng. Nga và Trung Quốc, tuy bỏ phiếu thông qua các biện pháp trừng phạt mới của Liên Hiệp Quốc, vẫn thúc giục Hoa Kỳ tìm cách đối thoại với Bắc Triều Tiên. Nhưng phía Mỹ cho rằng hiện chưa phải là lúc mở lại đàm phán chính thức với chế độ Kim Jong-Un.

Trong khi đó, tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, bài phát biểu của tổng thống Trump có giọng điệu ngày càng hiếu chiến với Bắc Triều Tiên. Tệ hại hơn, tổng thống Mỹ còn đặt hai chế độ Bình Nhưỡng và Teheran vào chung một rọ mang tên là « quốc gia côn đồ ». Bất chấp việc Iran đã chấp nhận ký với các cường quốc một hiệp định về ngưng chương trình hạt nhân của nước này cách đây hai năm, nhưng tổng thống Trump lại dọa sẽ rút khỏi hoặc sửa đổi hiệp định này.

Theo nhận định của chuyên gia Mark Fitzpatrick, thuộc Viện Quốc tế Nghiên Cứu Chiến Lược, IISS, việc ông Trump so sánh Bình Nhưỡng với Teheran có thể khiến cho Kim Jong-Un càng thấy cần phải trang bị vũ khí nguyên tử và tên lửa đạn đạo để đối đầu với Hoa Kỳ, và không thể nào thương lượng một hiệp định tương tự với Mỹ để rồi cũng sẽ có chung số phận như Iran.

Khi thương lượng hiệp định hạt nhân Iran năm 2015, chính quyền Obama vẫn luôn nhấn mạnh rằng thỏa thuận này nhằm chứng tỏ Washington sẵn sàng thương lượng với bất cứ đối thủ nào có thiện chí, ám chỉ đến những quốc gia như Bắc Triều Tiên.

Với những vụ bắn tên lửa và thử hạt nhân khiêu khích cộng đồng quốc tế, Bình Nhưỡng coi như đã loại trừ khả năng đạt thương lượng ngoại giao. Nhưng các đồng minh của Mỹ vẫn không muốn tổng thống Trump từ bỏ hẳn giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên.

Hôm qua, phát biểu trước ông Trump, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã kêu gọi chọn con đường ngoại giao. Một sự mong đợi không được đáp trả. Vài phút sau, tổng thống Mỹ đã dọa « hủy diệt hoàn toàn » Bắc Triều Tiên và như vậy ông đã khép chặt hơn nữa cánh cửa đối thoại với Bình Nhưỡng.

Nếu Kim Jong Un tiếp tục cho bắn tên lửa và thử hạt nhân mà chính quyền Trump vẫn không có hành động quân sự nào để « hủy diệt hoàn toàn », thì lúc đó còn gì là uy tín của Hoa Kỳ ?

http://vi.rfi.fr/chau-a/20170920-trump-chien-luoc-btt-my

 

Khủng hoảng Rohingya :

Anh Quốc hoãn hợp tác quân sự với Miến Điện

Tú Anh

Để gây áp lực với Naypiydaw, thủ tướng Anh quyết định tạm ngưng chương trình trợ giúp quân đội Miến Điện, thủ phạm đàn áp sắc dân Rohingya ở bang Arakan (Rakhine). Lời hứa của lãnh đạo chính phủ dân sự Aung San Suu Kyi tổ chức đón nhận lại 421.000 dân tị nạn không làm Anh Quốc an tâm.

Từ Luân Đôn, thông tín viên Muriel Delcroix tường thuật :

“Trước áp lực quốc tế cũng như do mối quan hệ lịch sử với Miến Điện, thuộc địa của Anh cho đến tận năm 1948, Luân Đôn đã có hành động đầu tiên. Bộ Quốc Phòng quyết định đình chỉ mọi hợp tác quân sự cũng như chương trình huấn luyện quân đội Miến Điện cho đến khi nào « có một giải pháp chấp nhận được » cho tình trạng người Rohingya.

Mặt khác, Luân Đôn kêu gọi « quân đội Miến Điện ngay tức khắc phải có biện pháp cần thiết chấm dứt bạo lực ở bang Arakan và bảo vệ tất cả thường dân ».

Mỗi năm, Anh Quốc chi khoảng 350 000 euro để đào tạo quân đội Miến Điện về Anh ngữ, về tác phong và luật pháp quốc tế nhưng không huấn luyện tác chiến.

Hồi đầu tháng 9/2017, thứ trưởng ngoại giao Anh còn biện minh trước quốc hội là không nên cắt đứt quan hệ với quân đội Miến Điện vì « hướng dẫn cho các quân nhân thời hiện đại biết hành động như thế nào trong một chế độ dân chủ » bao giờ cũng « hiệu quả hơn là cô lập họ ».

Quyết định của thủ tướng Theresa May tạm ngưng hợp tác với quân đội Miến Điện được loan báo vào lúc lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi, trong thông điệp ngày 19 tháng 9, tuyên bố sẵn sàng tổ chức cho 421 000 người Rohingya lánh nạn tại Bangladesh hồi hương nhưng không đề nghị một giải pháp cụ thể nào để chấm dứt tình trạng mà Liên Hiệp Quốc tố cáo là thanh lọc sắc tộc.”

Bị người tị nạn tràn ngập, Bangladesh một lần nữa thúc giục Miến Điện nhận lại người Rohingya, mặt khác đưa quân đến vùng biên giới để giữ trật tự và tiếp sức với các tổ chức thiện nguyện.

Theo bộ trưởng bộ Công Chánh Obadiul Quader, nhân vật có thế lực nhất nhì trong đảng cầm quyền, quân đội Bangladesh được lệnh tham gia vào công việc cứu trợ tị nạn, xây dựng trại tạm cư và bảo đảm vệ sinh, hai công việc cực kỳ nặng nhọc đã vượt khả năng của các tổ chức nhân đạo.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20170920-khung-hoang-rohingya-anh-hop-tac-quan-doi-md

 

Khủng hoảng bán đảo Triều Tiên : Youtube khai hỏa ?

Bình Nhưỡng liên tục thử tên lửa, Seoul vội vàng tập trận. Nhưng chưa có một trận chiến thật sự nào diễn ra trên bán đảo Triều Tiên. Thế nhưng, cuộc chiến trên mạng dường như đã bắt đầu mà người khai hỏa là mạng Youtube. Một hành động khiến cộng đồng khoa học nổi giận.

Trang mạng chia sẻ video đã kiểm duyệt Bắc Triều Tiên bằng cách đóng cửa hai kênh tuyên truyền thường nhật của nước này. Một biện pháp đã khiến những nhà khoa học đang nghiên cứu về Bắc Triều Tiên bất bình. Bởi vì, những hình ảnh video này có thể mang đến những thông tin quý giá về đất nước khép kín nhất hành tinh.

Từ Seoul, thông tín viên Frederic Ojardias giải thích vì sao Youtube lại đưa ra quyết định kỳ lạ này.

« Youtube đã đóng hai kênh tuyên truyền quan trọng Bắc Triều Tiên, đó là kênh « Urimizokkiri » – nghĩa là « Dân tộc ta » – và kênh Tonpomail, vốn dĩ do hiệp hội những cư dân Bắc Triều Tiên ở Nhật Bản quản lý.

Những kênh này phát đi mỗi ngày bản tin của đài truyền hình nhà nước và nhiều đoạn video tuyên truyền. Trên trang mạng, Youtube mà chủ sở hữu là tập đoàn Google của Hoa Kỳ có giải thích rằng những kênh đó bị đóng cửa là « do có đơn kiện » và « vì đã vi phạm cam kết của cộng đồng Youtube ».

Thế nhưng, nguyên nhân cụ thể của hành động kiểm duyệt này lại không rõ ràng. Những kênh đó không có đăng quảng cáo, nên những kênh này chẳng đem về cho Bình Nhưỡng một xu ngoại tệ nào. Rất có khả năng là luật sư của Youtube đã tỏ ra cẩn thận quá đà, trong việc chạy theo nghị quyết mới nhất của Liên Hiệp Quốc, áp đặt các lệnh trừng phạt nghiêm khắc nhắm vào chế độ Bình Nhưỡng sau vụ thử hạt nhân mới nhất. »

Vấn đề là quyết định của Youtube đã khiến giới chuyên gia về Bắc Triều Tiên nổi giận. Bởi vì nhờ vào các đoạn video này mà các nhà nghiên cứu lục tìm tỉ mỉ hòng nhặt nhạnh những thông tin quý giá về đất nước quá ư là bí hiểm. Thông tín viên Frederic Ojardias giải thích tiếp :

« Những video này còn giúp các nhà nghiên cứu theo dõi được các di chuyển của lãnh đạo Kim Jong Un, xác định được những cơ sở quân sự mới, có được những chi tiết kỹ thuật về những loại tên lửa mới nhất, xác định những nhân vật cao cấp xung quanh lãnh đạo họ Kim, hay như là biết được những gì chế độ nói với người dân…

Trong một thư ngỏ gởi Youtube, nhà phân tích người Mỹ Curtis Melvin đưa ra một danh sách dài ví dụ về những thông tin có được. Ông cho đấy là những « thiệt hại nghiêm trọng cho công việc của những người nghiên cứu các nguồn thông tin công khai ».

Công việc này là thiết yếu, nó cho phép công luận và giới phóng viên tiếp cận những phân tích độc lập. Và điều này còn quan trọng hơn nữa vào lúc căng thẳng đã trở nên trầm trọng từ nhiều tháng nay. Joshua Pollack, một chuyên gia về không phổ biến hạt nhân nhấn mạnh rằng quyết định chặn hai kênh này của Youtube đưa ra không đúng thời điểm. »

Bất chấp các phản đối của giới nghiên cứu, Youtube kiên quyết không lùi bước. Một phát ngôn viên của hãng đã biện minh như sau trong một thông cáo :

« Chúng tôi rất lấy làm vui mừng là Youtube là một diễn đàn cho phép làm rõ những góc khuất của hành timh… nhưng chúng tôi phải tôn trọng luật lệ ».

Vẫn theo thông tín viên Frederic Ojardias thì đây không phải là lần đầu tiên Youtube ngăn chận các tài khoản sử dụng của Bắc Triều Tiên. Năm 2016, một kênh truyền hình đã bị rút khỏi trang mạng. Các nhà khoa học giờ đây chỉ biết trông đợi những kênh truyền hình tuyên truyền khác xuất hiện trên trang mạng của Trung Quốc chẳng hạn.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20170920-khung-hoang-ban-dao-trieu-tien-youtube-khai-hoa

 

Le Figaro : « Hàn Quốc là một yếu tố khó lường »

Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên chưa biết lúc nào hạ nhiệt. Cộng đồng quốc tế gần như bất lực trước một loạt các vụ phóng thử tên lửa khiêu khích của Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, chuyên gia Balbina Hwang, khi trả lời phỏng vấn báo Le Figaro (16/09/2017) cảnh báo, nếu Hàn Quốc rút khỏi hiệp ước không phổ biến hạt nhân, cuộc khủng hoảng trên bán đảo sẽ còn thêm nghiêm trọng.

LE FIGARO – Kim Jong Un tiếp tục trò thách thức mặc cả. Vậy lãnh đạo Bắc Triều Tiên sẽ đi đến đâu ? Yếu tố mới mà tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra là gì trong trò chơi nguy hiểm này ?

Căng thẳng với Bắc Triều Tiên luôn luôn gia tăng theo vết lầy của các vụ Bình Nhưỡng vi phạm những chuẩn mực quốc tế. Thế rồi, những căng thẳng này sẽ bốc hơi cho đến khi lại xuất hiện một sự khiêu khích mới của Bắc Triều Tiên. Tình trạng này đã kéo dài từ nhiều thập kỷ qua, điều này giải thích vì sao Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã ra đến 24 nghị quyết về Bắc Triều Tiên. Dường như đã nhiều lần, người ta tưởng rằng tình hình sẽ rơi vào một cuộc xung đột quân sự quy mô lớn, nhưng điều này chưa bao giờ xẩy ra. Không có yếu tố thực chất nào cho thấy có khả năng xẩy ra một cuộc xung đột nghiêm trọng hơn.

Donald Trump là một vị tổng thống rất bất thường và dường như ông tự trao cho mình nhiệm vụ xóa bỏ nguyên trạng, nhưng cuối cùng, cái định chế « tổng thống » lại lớn hơn cá nhân con người đang ở phòng Bầu Dục, Nhà Trắng. Tuy nhiên, bán đảo Triều Tiên vẫn là một hồ sơ độc nhất, mối đe dọa duy nhất chưa được giải quyết từ sau Đệ Nhị Thế Chiến.

Chiến tranh Triều Tiên năm 1950 là phép thử đầu tiên về thỏa thuận an ninh tập thể của Liên Hiệp Quốc và cũng là biểu thị quân sự rõ ràng nhất của chiến tranh lạnh. Hoa Kỳ đóng vai người canh gác, để kìm hãm Bình Nhưỡng, đặc biệt là bảo vệ Seoul. Việc thể chế hóa mối quan hệ song phương đặc biệt này đóng vai trò chủ chốt trong những thời kỳ căng thẳng nguy hiểm nhất.

Ai là người làm chủ được cuộc khủng hoảng này ?

Hiển nhiên là Kim Jong Un. Ông ta muốn Bắc Triều Tiên có thể quyết định được vận mệnh đất nước mình, một cách độc lập. Điều này vượt lên trên cả quyết tâm muốn duy trì sự sống còn của chế độ. Bản thân sự tồn tại của Bắc Triều Tiên kể từ khi bán đảo Triều Tiên bị chia cắt vào năm 1945 (do các nước lớn quyết định) là một ý đồ tạo ra một sự độc lập thực sự, cho dù tình hình địa lý tại đây bị ngự trị bởi các ganh đua của những cường quốc lớn. Công cuộc tìm kiếm chủ quyền đầy viễn vông này là động lực thúc đẩy cách hành xử của hai nước Triều Tiên.

Hoa Kỳ khai thác yếu tố khó lường trong tính cách của Donald Trump để làm cho mọi người dễ tin là có giải pháp quân sự và buộc Trung Quốc phải hành động. Liệu cách thức này có hiệu quả không ?

Các giải pháp quân sự của Mỹ bị thu hẹp, chỉ trong lĩnh vực phòng thủ và răn đe, cho dù về mặt kỹ thuật, khả năng tấn công vẫn có. Tất cả mọi người chỉ trích Donald Trump có những phát biểu hiếu chiến, nhưng các phát biểu này cũng có ích, đó là Hoa Kỳ không bao giờ từ bỏ giải pháp quân sự. Nếu không thì làm sao các đồng minh của Mỹ có thể tin tưởng được. Mỗi lần Hoa Kỳ phô trương cơ bắp quân sự thì Bắc Triều Tiên lại lùi bước, không lùi hẳn hoàn toàn mà vẫn động đậy ở bên bờ vực thẳm. Không có bất kỳ lý do nào để nghĩ rằng điều này thay đổi, bởi vì chế độ Bình Nhưỡng không điên rồ mà rất tính toán.

Liệu Trung Quốc có giải pháp cho vấn đề Bắc Triều Tiên hay không ?

Tôi nghi ngờ vì lợi ích an ninh của Bắc Kinh không trùng hợp với lợi ích an ninh của Mỹ. Trung Quốc không thấy là các giá trị của Bắc Triều Tiên về mặt cơ bản là không thể chấp nhận được. Thậm chí, Bắc Triều Tiên là một chiếc lá nho cần thiết, làm cho Trung Quốc có bộ mặt khả dĩ. Cũng nên thấy là Bắc Kinh bất bình về cân bằng lực lượng tại châu Á, về mặt lịch sử, Trung Quốc coi khu vực này như một hệ thống cấp bậc trên dưới trong đó Trung Quốc là trung tâm.

Trở ngại lớn nhất ngăn cản các ý đồ của Trung Quốc, đó là sức mạnh của Mỹ, hệ thống liên minh với Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước khác. Do vậy, Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Bắc Triều Tiên, mặc dù Bắc Kinh cho rằng cách hành xử của Bình Nhưỡng là đáng ghét.

Một điểm cơ bản khác là cho dù Bắc Kinh có ảnh hưởng kinh tế to lớn đối với Bình Nhưỡng, nhưng đây không phải là đòn bẩy quyết định. Bắc Triều Tiên thù ghét sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Bình Nhưỡng đã phát triển quan hệ trong bóng tối với các tác nhân không phải của Nhà nước Trung Quốc và với các quốc gia khác mà Bắc Kinh không kiểm soát được.

Vậy động lực nào đang diễn ra tại Hàn Quốc ?

Trái ngược với những gì người ta hay nói, Bắc Triều Tiên chắc chắn là tác nhân trong khu vực dễ lường nhất. Đây không phải là trường hợp của Hàn Quốc, đất nước đang có nhiều biến đổi và theo tôi, đây là quốc gia khó lường nhất. Các hành động của tổng thống Moon làm tôi ngạc nhiên (tư tưởng cánh tả đẩy tổng thống Hàn Quốc Moon hướng tới việc làm dịu căng thẳng, thế nhưng ông ta lại đứng về phía Donald Trump).

Đối với cường quốc hiện đại này, ý tưởng tự bảo đảm an ninh xuất hiện. Thế nhưng, khả năng Hàn Quốc ra khỏi hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân có thể làm cho hồ sơ Bắc Triều Tiên lan tỏa ra một cách nguy hiểm nhất. Tôi không tin sẽ sớm có một chiến tranh tại châu Á, nhưng cần phải chú ý đến sự sụp đổ của hệ thống phòng thủ chung, dẫn đến hệ quả là Seoul sẽ trang bị vũ khí nguyên tử. Hiệu ứng domino có thể có sức tàn phá ghê gớm.

*****

– Balbina Hwang là chuyên gia về châu Á, giáo sư thỉnh giảng trường đại học Georgetown, tại Washington.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20170920-bao-le-figaro-%C2%AB-han-quoc-la-mot-yeu-to-kho-luong-%C2%BB

 

Bắc Triều Tiên :

Nhật-Hàn hoan nghênh đe dọa của Donald Trump

Tú Anh

Tuyên bố của tổng thống Doanld Trump đe dọa « hủy diệt hoàn toàn » Bắc Triều Tiên được hai đồng minh Đông Bắc Á ủng hộ. Tokyo và Seoul xem đây là một động thái mới có thể làm cho chế độ Bình Nhưỡng ý thức hiểm nguy, dừng tay trước khi quá trễ.

Theo Reuters, phát ngôn viên chính phủ Nhật Yoshihide Suga tuyên bố « cảm kích cách tiếp cận mới của tổng thống Donald Trump thúc đẩy Bắc Triều Tiên từ bỏ hạt nhân cũng như kêu gọi cộng đồng quốc tế nhất là Nga và Trung Quốc hợp tác gây thêm áp lực ».

Hàn Quốc cũng phản ứng tương tự. Thông báo của phủ tổng thống khen ngợi thái độ « cứng rắn và rõ ràng trước những vấn đề sinh tử, duy trì hòa bình và an ninh mà Liên Hiệp Quốc đương đầu ». Dù vậy, Seoul thận trọng, không đổ dầu vào lửa

Từ thủ đô Hàn Quốc, thông tín viên Frédéric Ojardias phân tích :

“Hàn Quốc tìm cách làm nhẹ đi phần nào những lời tuyên bố bốc lửa của Donald Trump : « Hoa Kỳ chỉ lập lại quan điểm cố hữu, theo đó, mọi giải pháp đều được xem xét. Tổng thống Mỹ chỉ lưu ý tính chất khẩn cấp của vấn đề để gây sức ép buộc Bắc Triều Tiên ngồi vào bàn đàm phán vì đó là giải pháp khả thi duy nhất ». Trên đây là lời bình luận ôn hòa của một viên chức chính phủ nhằm xoa dịu tình hình.

Trong khi đó, hầu hết các chuyên gia của chính phủ Hàn Quốc xem lời đe dọa của tổng thống Donald Trump sẽ gây tác dụng ngược. Bắc Triều Tiên sẽ kiên quyết hơn, tranh thủ thời gian, trang bị vũ khí hạt nhân càng sớm càng tốt cũng như gia tăng các hành động thách thức. Bộ máy tuyên truyền của chế độ sẽ khai thác tuyên bố của Donald Trump để gây thêm ấn tượng trong dân chúng là họ bị kẻ thù bao vây.

Thêm vào đó, tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, tổng thống Mỹ còn thẳng thừng chỉ trích thỏa thuận hạt nhân của Iran. Vô tình, Donald Trump bắn tín hiệu với Bình Nhưỡng là không nên tin cậy vào lời hứa của Mỹ cho dù có ký kết một hiệp ước.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20170920-bac-trieu-tien-nhat-han-donald-trump