Tin khắp nơi – 18/09/2017
Trump: ‘Đã đến lúc LHQ phải cải cách’
Liên Hiệp Quốc không đạt được triển vọng của mình, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói trong bài phát biểu đầu tiên của ông tại Liên Hiệp Quốc hôm 18/9.
“Hãy tập trung nhiều hơn vào con người, ít hơn vào bộ máy quan liêu,” ông phát biểu trong một buổi họp đặc biệt về cải cách tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York.
Ông cũng nói không một quốc gia nào phải chịu phần góp ngân sách quá mức.
Mỹ hiện đóng góp 28,5% cho ngân sách gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, một khoản mà ông Trump coi là không công bằng.
Ông Trump sẽ có bài phát biểu dài hơn khi ông nói trước Đại hội đồng LHQ vào thứ Ba ngày 19/9.
Mỹ bắt đầu giảm tài chính cho LHQ
Có xảy ra ‘thanh lọc sắc tộc’ ở Myanmar
2‘Lập trường can đảm’
Khi đang là ứng cử viên tổng thống Mỹ, ông Trump đã chỉ trích gay gắt Liên Hợp Quốc, và nói về “sự yếu kém và bất tài thậm tệ” của tổ chức này.
“LHQ đã không đạt được triển vọng của mình do bộ máy quan liêu và quản lý tồi,” ông nói hôm thứ Hai 18/9.
Ông khuyến khích các quốc gia thành viên có lập trường can đảm để thay đổi cách làm việc của LHQ thay vì “níu kéo cách làm của quá khứ mà hiện giờ không còn hoạt động tốt”.
Ông kêu gọi vị Tổng Thư ký mới của Liên Hiệp Quốc, ông António Guterres, tiến hành cải cách.
Ông Guterres đáp lời nói ông đồng ý với ông Trump rằng những thủ tục hành chính quá mức làm ông mất ngủ hàng đêm.
“Nếu có ai đó tìm cách làm mất uy tín của LHQ, họ cũng không thể nghĩ ra cách làm điều đó hay hơn là áp đặt những luật lệ mà chúng ta tự tạo ra,” nhà ngoại giao Bồ Đào Nha nói.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-41306785
Tranh cãi về trận Liên Xô đánh Ba Lan năm 1939
Ngày 17/09/1939, Liên Xô bất ngờ tấn công Ba Lan không tuyên bố từ phía Đông, phá vỡ Hiệp ước bất tương xâm với Warsaw năm 1932.
Ngày nay, các sự kiện tháng 9 năm 1939 vẫn tiếp tục gây ra tranh cãi giữa Ba Lan và Nga.
Đài phát thanh quốc gia Ba Lan (Polskie Radio) trích giáo sư sử học Wiesław Wysocki nói cuộc tấn công của Liên Xô “hoàn toàn gây ra ngạc nhiên” cho Ba Lan khi đó.
Theo ông Wysocki, chỉ một ngày trước khi đánh Ba Lan, Liên Xô ký hiệp ước hòa bình với Nhật Bản (16/09/1939) để yên tâm về Viễn Đông và có thể tập trung vào chiến dịch quân sự ở phía Tây.
Ba Lan giữa hai gọng kìm
Bị kẹt giữa Đức Quốc xã và Liên Xô, các tướng lĩnh ở Warsaw dưới quyền Tổng tư lệnh Edward Smigly-Rydz đã lập ra một kế hoạch phòng thủ ở cả hai phía.
Nhưng giới quân sự Ba Lan cũng đã tính rằng nếu bị tấn công từ hai phía, họ sẽ thua.
Sau đe dọa đòi vùng Gdansk và hành lang nối Đông Phổ của Đức cắt qua lãnh thổ Ba Lan sang Đức không được, Hitler đã lên kế hoạch xâm lăng nước này.
Veishnoria là nước nào mà ‘bị Nga đánh’?
Mùa xuân Prague và cuộc đàn áp đẫm máu
Ba Lan hạ lương hưu hàng nghìn công an CS
Giám mục Ba Lan: ‘hãy để yên người quá cố’
Ngày 1/09/1939, chiến hạm SMS Schleswig-Holstein bắn phá pháo đài Westerplatte ở Gdansk của Ba Lan, mở màn cho Thế Chiến 2 tại Đông Âu.
Các quân đoàn Đức, dẫn đầu bởi các sư đoàn xe tăng Panzer hùng mạnh, tràn sang Ba Lan.
Hơn hai tuần sau, ngày 17/09, một triệu quân Liên Xô đánh vào từ phía Đông.
Chính quyền Ba Lan rút sang Romania để rồi sau đó sang Anh, lập chính phủ lưu vong thuộc phe Đồng Minh chống phát-xít.
Trên chiến trường, quân Đức tiến mạnh sang phía Đông với tốc độ nhanh hơn Liên Xô và đến ngày 22/09, tướng Mauritz von Wiktorin và Heinz Guderian của Đức mời trung đoàn trưởng xe tăng Liên Xô, Semyon Krivoshein lên bục danh dự duyệt binh chung ở Brest-Litovsk.
Sau đó, Liên Xô và Đức đồng ý lấy sông Bug là biên giới.
Phòng thủ phía Đông quá yếu?
Trong nhiều năm, giới sử gia còn tranh cãi có phải Ba Lan đã chuẩn bị quá yếu cho cuộc tấn công của Liên Xô.
Một số tài liệu còn nói Nguyên soái Edward Smigly Rydz đã chỉ đạo cho quân lính chỉ chống lại Liên Xô để tự vệ chứ không phản công nhằm bảo toàn lực lượng chống Đức.
Nhưng trên thực tế, kế hoạch tác chiến ‘Wschod’ (Phía Đông) của Ba Lan có những cơ sở nghiên cứu tình hình thực tế về dân số, địa hình và khả năng quân sự.
Kế hoạch này, theo Newsweek Polska (17/09/2017), đặt ra phương án Ba Lan chấp nhận mất bốn tỉnh phía Đông (Wolynskie, Podolskie, Poleskie và Nowogrodzkie), với ít nhất 5 triệu dân, nhưng sẽ cầm cự và phản công chống lại quân Liên Xô và chờ đồng minh Pháp, Anh và Romania ứng cứu.
Ở vào thế yếu, phía Ba Lan tính rằng dù phải mất bốn tỉnh kinh tế lạc hậu, đa số dân là người thiểu số Ukraine, Belarus và Do Thái, họ vẫn bảo vệ được Warsaw và các vùng công nghiệp ‘thuần Ba Lan’ trong nội địa.
Tự do báo chí ở Ba Lan tụt hạng
Bị gọi lên đồn công an chỉ vì là cộng sản?
Lực lượng Ba Lan ước tính có bốn quân đoàn tiền phương bảo vệ 1400 km biên giới với Liên Xô, và chừng hai quân đoàn dự bị (Lida và Lvov), cùng rất đông dân quân tự vệ.
Về quân binh chủng, Ba Lan tính toán đúng rằng quân Liên Xô có trang bị khá lạc hậu và dùng nhiều bộ binh, kỵ binh trong khi quân Đức có các binh đoàn thiết giáp hiện đại, tác chiến thần tốc theo học thuyết Blitzkrieg nên để phần lớn các vũ khí hiện đại nhất đề phòng Đức đánh từ phía Tây.
Giới quân sự Ba Lan cũng tính khá chuẩn rằng quân Liên Xô chỉ có thể di chuyển 20-30 km một ngày, và càng vào sâu trong nội địa Ba Lan sẽ gặp kháng cự mạnh và bị đánh du kích, nên tập trung bộ binh (70% quân số phía Đông) để chặn quân Liên Xô.
Toàn bộ lực lượng phía Đông của Ba Lan vì thế chỉ có 2350 pháo và 600 xe tăng, gồm cả xe tăng Renault FT17 của Pháp có tuổi từ Thế Chiến I.
Trên thực tế, các tính toán của Ba Lan không sai, vì cuộc chiến phía Đông có tính hạn chế, và Liên Xô không đánh vào Warsaw như năm 1920.
Điều khoản bí mật
Chiến dịch của Liên Xô chỉ để thực hiện điều khoản bí mật của Hiệp ước Ribbentrop-Molotov chưa ráo mực (23/08/1939) để cùng Đức chia đôi Ba Lan.
Tuy nhiên, Liên Xô vẫn tung vào cuộc xâm lăng một lực lượng áp đảo: chừng 1 triệu quân trên hai mặt trận Belarus (tư lệnh là Mikhail Kovalyov) và Ukraine (Semyon Tymoshenko).
Giao tranh hai bên chỉ làm chết vài nghìn lính và đa số quân Ba Lan bị giết sau khi rơi vào tay Liên Xô chứ không phải trên mặt trận.
Ông Dzerzhinsky được dựng tượng ở VN là ai?
Nga tập trận Zapad-2017 làm láng giềng lo lắng
Putin cổ vũ huyền thoại Thế chiến Hai
Dù hiện nay Bộ Ngoại giao Nga vẫn giữ quan điểm rằng Liên Xô đưa quân vào Ba Lan “để bảo vệ nhân dân khỏi phát-xít Đức”, các sử liệu nêu ra sự phối hợp Nga – Đức trong nhiều lĩnh vực.
Cụ thể là quân Liên Xô và Đức không giao chiến và quân Đức khi bắt được tù binh Ba Lan đều trao cho phía Liên Xô.
Sau khi chiếm Poznan, Krakow, Warsaw, phía Đức cũng để cho Liên Xô giữ các tỉnh phía Đông Ba Lan trong các khu vực gồm 13,5 triệu dân.
Ai giết tù binh?
Trong cuộc rút chạy về phía Đông, quân Ba Lan có tâm lý thà chịu đầu hàng Liên Xô còn hơn để bị Đức tàn sát.
Thế nhưng hàng vạn tù binh đã mất mạng trong tay Liên Xô.
Sau cuộc chiến, theo bài của đài phát thanh Ba Lan, chừng 1 triệu 350 nghìn người Ba Lan bị đày đi Siberia.
Báo chí cũng nhắc lại các hành động hoàn toàn trái luật quốc tế như bắt và giam cầm các nhà ngoại giao Ba Lan ở Liên Xô với lý do quốc gia không còn tồn tại nên họ “hết quy chế ngoại giao”.
Liên Xô cũng bị cho là đã bắt cóc và giết chết lãnh sự Ba Lan tại Kiev, ông Jerzy Matusinski vào tháng 10/1939.
Khoảng 200 nghìn người Ba Lan thuộc tầng lớp có học gồm sỹ quan, cảnh sát, quý tộc, luật sư và linh mục bị Liên Xô bắt.
Trong số này, 22 nghìn 500 sỹ quan Ba Lan bị Liên Xô giết khi đã là tù binh, trong vụ thảm sát tại Katyn và ở các trại tạm giam ở Kharkov và Tver.
Vụ thảm sát Katyn tháng 4-5/1940 là điểm nhức nhối nhiều năm trong quan hệ giữa Ba Lan và Nga.
Cháu nội Stalin nghĩ gì về ông mình?
Nga: Luật mới đề nghị cải táng Lenin bị bác
Sách mới: ‘Lenin – nhà độc tài’
Thời Stalin, Liên Xô nói chính quân Đức là thủ phạm vụ giết tù binh lớn nhất trong lịch sử châu Âu hiện đại này.
Nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, các tài liệu ở Moscow được giải mật cho thấy chính Stalin đã ký lệnh cho bắn chết số sỹ quan Ba Lan này.
Chính quyền Nga cũng công nhận đây là một vụ thảm sát. Hồi 2011, Tổng thống Nga, Dmitry Medvedev đã đến khu rừng gần Smolensk dự lễ tưởng niệm cùng Tổng thống Ba Lan Bronislaw Komorowski.
Nhưng gần đây, quan điểm của một số giới tại Nga lại cho rằng không hề có cuộc tấn công “cố ý” vào Ba Lan năm 1939.
Bộ Ngoại giao Nga đăng trên Facebook một bài ngày 17/09/2017 nói Liên Xô không thể “đứng yên” nhìn Đức tấn công Ba Lan năm 1939.
Bài này viết rằng “một số đơn vị Hồng quân vào sau khi Ba Lan đã tan rã trước sức tấn công của Đức tháng 9/1939 để bảo vệ dân Ukraine, Belarus và Do Thái khỏi trật tự phát-xít”.
Bộ Ngoại giao Nga cũng nói Liên Xô chỉ lấy lại vùng Tây Ukraine và các tỉnh thuộc Belarus mà Ba Lan chiếm đóng sau cuộc chiến 1920-21.
Không nhắc đến phần bí mật của Hiệp ước Ribbentrop-Molotov và các vụ thảm sát, bài viết cho rằng quân Liên Xô vào “cứu người dân Ba Lan đã bị chính quyền của họ vứt bỏ”.
Phía Ba Lan, cho đến ngày hôm nay vẫn bác bỏ quan điểm của Nga và nói cách “đâm vào sau lưng” láng giềng của Liên Xô cũ đáng bị lên án.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-41307044
Căng thẳng Trung-Ấn: hết biên giới đến nước ngọt
Navin Singh KhadkaPhóng viên môi trường BBC
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ có thể đã dịu trên biên giới nhưng lại dấy lên ở một lĩnh vực gây tranh cãi từ lâu: nước ngọt.
Delhi nói họ chưa nhận được bất kỳ dữ liệu thủy văn nào về con sông Brahmaputra có thượng nguồn ở Trung Quốc, mặt dù hai nước Ấn Độ – Trung Quốc đã có thỏa thuận về việc này.
Là một trong những con sông lớn ở châu Á, sông Brahmaputra bắt nguồn từ Tây Tạng, chảy qua Ấn Độ rồi qua Bangladesh nơi sông này nhập với dòng sông Hằng và chảy ra Vịnh Bengal.
Bắc Kinh nói các trạm thủy văn ở nước này đang được nâng cấp và vì thế Trung Quốc không thể chia sẻ số liệu được.
Nhưng BBC đã phát hiện Trung Quốc đang tiếp tục chia sẻ dữ liệu về con sông này với Bangladesh, nước hạ nguồn châu thổ sông Brahmaputra.
Ấn Độ sợ bị Trung Quốc ‘cắt cổ gà’
Trung Ấn đụng độ ở biên giới Himalaya
Căng thẳng về dữ liệu sông ngòi giữa Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra sau khi hai nước vừa kết thúc bất đồng về biên giới ở Himalaya kéo dài hơn hai tháng.
Sông Brahmaputra thường kéo theo lũ lụt vào mùa mưa hàng năm, gây thiệt hại lớn cho miền Bắc Ấn Độ và Bangladesh.
Hai nước này đã có thỏa thuận với Trung Quốc theo đó quốc gia ở thượng nguồn chia sẻ dữ liệu thủy văn của sông này vào mùa mưa từ 15/5 đến 15/10.
Dữ liệu này chủ yếu là về mức nước sông để cảnh báo các nước hạ nguồn trong trường hợp ngập lụt.
G20: Modi gặp ông Phúc tránh ông Tập
Ngôi làng bị biên giới Ấn Độ-Pakistan chia cắt
“Trong năm nay…chúng tôi chưa nhận được dữ liệu thủy văn từ phía Trung Quốc kể từ ngày 15/5 cho tới giờ,” ông Raveesh Kumar, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Ấn độ phát biểu tại một cuộc họp báo tháng trước.
“Chúng tôi không biết lý do kỹ thuật của chuyện này nhưng hiện đã có một cơ chế theo đó phía Trung Quốc phải cung cấp dữ liệu thủy văn cho chúng tôi.”
Phía Trung Quốc tuần trước nói có ‘lỗi kỹ thuật’.
“Năm ngoái, vì nhu cầu xây dựng lại sau những thiệt hại về lụt lội, và vì những lý do kỹ thuật như nâng cấp và cải tạo, các trạm thủy văn ở Trung Quốc không có điều kiện để thu thập dữ liệu thủy văn ở thời điểm hiện tại,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ông Cảnh Sảng phát biểu trong một cuộc họp báo tuần trước.
Các quan chức Bangladesh lại nói họ vẫn nhận được thông tin về mực nước sông Brahmaputra từ phía Trung Quốc.
“Chúng tôi nhận được dữ liệu về mực nước sông Brahmaputra từ Trung Quốc cách đây vài ngày,” ông Mofazzal Hossain, một thành viên của ủy ban sông ngòi của Bangladesh nói với BBC.
“Chúng tôi đã nhận được các số liệu từ ba trạm thủy văn ở Tây Tạng từ năm 2002 và họ vẫn tiếp tục chia sẻ dữ liệu với chúng tôi kể cả trong mùa mưa.”
Ngờ vực
Sau nhiều năm nỗ lực, mãi gần đây Ấn Độ mới ký được thỏa thuận về dữ liệu thủy văn vào mùa mưa của sông Brahmaputra với Trung Quốc.
Delhi cũng yêu cầu Bắc Kinh cung cấp dữ liệu về dòng chảy của sông này không chỉ trong mùa mưa, vì có nghi ngờ rằng Trung Quốc có thể dẫn nước từ sông Brahmaputra đến các vùng gặp hạn của Trung Quốc trong mùa khô.
Bắc Kinh đã xây dựng vài con đập thủy lợi trên sông này, còn gọi là sông Yarlung Zangbo ở Tây Tạng.
Trung Quốc nói nước này không dự trữ hay dẫn nước từ các con sông và không đi ngược lại lợi ích của các quốc gia hạ nguồn.
Nhưng trong những năm gần đây, đặc biệt là ở đông bắc Ấn Độ, người dân ngày càng lo lắng Trung Quốc sẽ xả nước đột ngột.
Ngôi làng bị biên giới Ấn Độ-Pakistan chia cắt
TQ khó chịu việc Ấn Độ chào bán tên lửa cho VN
Nông dân Ấn Độ ngừng biểu tình
Dân cư ở vùng Dibrugarh ở Assam, một trong những vùng rộng nhất của sông này, cho biết họ thấy mực nước sông lên xuống hết sức đột ngột trong một khoảng thời gian ngắn.
Ngoài ra, ngày càng có nhiều vụ lở đất làm chắn sông và gây lũ đột ngột ở Himalayas.
Là quốc gia thượng nguồn của một số con sông chảy xuống Bangladesh và Pakistan, Ấn Độ cũng nhiều lần bị các nước này cáo buộc đã phớt lờ quan ngại của các nước hạ nguồn.
Các chuyên gia cho rằng ngày càng có các bằng chứng cho thấy nước ngọt đang trở thành một vấn đề chủ chốt trong địa lý chính trị ở Nam Á.
http://www.bbc.com/vietnamese/world-41306784
Mỹ- Hàn tập trận sau vụ phóng tên lửa của Bắc Hàn
Các máy bay chiến đấu của Mỹ ngày 18 tháng 9 đến Hàn Quốc để phô trương sức mạnh sau vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên.
Hãng AFP cho biết Quân đội Mỹ đã điều 4 máy ban tiêm kích tàng hình F-35B cùng hai oanh tạc cơ B-1B tới tham gia cuộc tập trận ném bom tại Hàn Quốc nhằm gửi thông điệp cảnh báo Triều Tiên sau những hành động khiêu khích gần đây.
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết cuộc tập trận này nhằm thể hiện khả năng phòng vệ của Washington và Seoul trước những đe dọa tên lửa và võ khí hạt nhân từ Bình Nhưỡng, nói thêm là những hoạt động tương tự sẽ tiếp tục diễn ra để nâng cao khả năng đối phó với những tình huống bất ngờ.
Nguồn tin quân sự cho biết các máy bay Mỹ đã thực hành tình huống tập trận cùng 4 tiêm kích F-15K của Hàn Quốc, trước khi trở về căn cứ ở Nhật Bản và đảo Guam tại Thái Bình Dương.
Động thái của quân đội Mỹ-Hàn diễn ra ba ngày sau khi Triều Tiên lần thứ hai phóng tên lửa đạn đạo tầm trung qua bầu trời Nhật Bản, tiếp sau vụ thử hạt nhân lần thứ sáu của Bình Nhưỡng hồi đầu tháng.
Trong một diễn biến khác có liên quan, Nga và Trung Quốc cùng ngày cũng bắt đầu cuộc tập trận hải quân chung tại vùng biển gần Triều Tiên.
Đây là khu vực ngoài khơi thành phố cảng Vladivostok, cách không xa biên giới Nga – Triều Tiên, và phía nam biển Okhotsk.
Bộ Quốc phòng của cả hai nước chưa nói cụ thể mục đích cuộc tập trận này là gì và thời gian kéo dài bao lâu.
Quốc tế kêu gọi trừng phạt Myanmar
vì đàn áp người Rohingya
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế Human Rights Watch vào ngày 18 tháng 9 lên tiếng kêu gọi thế giới áp dụng lệnh trừng phạt lên quân đội Myanmar vì đã đẩy khoảng hơn 400.000 người Hồi giáo Rohingya ra khỏi nước này trong một chiến dịch được Liên Hợp quốc gọi là ‘thanh lọc sắc tộc’.
Tuyên bố của tổ chức này đề nghị Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc và các nước quan tâm nên áp đặt lệnh trừng phạt và cấm bán vũ khí đối với quân đội Myanmar, đồng thời phong tỏa tài sản và cấm đi ra nước ngoài những quan chức quân đội Myanmar có liên quan đến chiến dịch thanh lọc.
Lời kêu gọi này được đưa ra giữa lúc Đại hội đồng Liên Hợp quốc chuẩn bị họp ở New York để bàn về vấn đề khủng hoảng ở Myanmar.
Đợt khủng hoảng mới ở Mynamar bắt đầu từ ngày 25 tháng 8 ở bang Rakhine khi một nhóm những người Rohingya nổi dậy tấn công vào một số đồn cảnh sát và doanh trại quân đội Myanmar, giết chết 12 người.
Quân đội Myanmar sau đó đã đáp trả và khiến hơn 400.000 người Rohingya phải chạy đi lánh nạn sang nước láng giềng Bangladesh.
Hãng tin Reuters hôm 18 tháng 9 cho biết hàng trăm người tị nạn Rohingya tiếp tục đến Bangladesh bằng thuyền nhỏ trong các ngày chủ nhật và thứ hai. Những người này cho biết quân đội Myanmar đã đốt phá nhà cửa và giết hại người Rohingya. Nhiều người tị nạn còn cho biết có những thường dân là người theo đạo Phật ở bang Rakhine cũng tham gia những cuộc tấn công nhắm vào người Rohingya.
Các tổ chức nhân quyền quốc tế cho biết các hình ảnh vệ tinh cho thấy khoảng 80 làng của người Hồi giáo tại bang Rakhine đang bị cháy và xác nhận thông tin các bằng chứng về những vụ đốt phá của người theo đạo Phật đối với làng và nhà cửa của người Hồi giáo Rohingya.
Chính phủ Myanmar bác bỏ những cáo buộc này và đổ lỗi cho những kẻ nổi dậy Hồi giáo đã gây ra bạo lực tại bang Rakhine.
Myanmar hiện cũng không cho các nhân viên trợ giúp nhân đạo và phóng viên vào khu vực đang xảy ra chiến sự.
Người Bangladesh biểu tình hỗ trợ sắc dân Rohingya
Trong khi đó tại thủ đô Dhaka, Bangladesh, khoảng 20.000 người Hồi giáo theo đường lối cứng rắn đã xuống đường tuần hành để phản đối bạo lực chống lại người Rohingya ở Myanmar.
Những người biểu tình mặc áo trắng hô to khẩu hiệu Thượng đế là toàn năng. Họ tập trung bên ngoài một nhà thờ hồi giáo lớn nhất Bangladesh và dự định sẽ bao vây tòa đại sứ của Myanmar tại Bangladesh.
Trước đó, vào thứ 6 tuần trước, khoảng 15.000 người biểu tình ở Bangladesh đòi hỏi chính phủ phải có chiến tranh với Myanmar nơi người theo đạo Phật chiếm đa số, vì tội diệt chủng đối với người Hồi giáo Rohingya.
Trước khi bạo lực xảy ra ở Myanmar hôm 25 tháng 8, đã có ít nhất khoảng 300.000 người tị nạn Rohingya ở Bangladesh, trong các trại tị nạn có điều kiện tồi tệ trên biên giới với Myanmar.
Chính phủ Ấn Độ muốn trục xuất người Rohingya vì lo ngại an ninh
Toà tối cao Ấn Độ hôm 18 tháng 9 bắt đầu xem xét một khiếu nại phản đối quyết định của chính phủ trục xuất khoảng 40.000 người Hồi giáo Rohingya từ Myanmar vì lo sợ những người này là mối đe dọa cho an ninh của Ấn Độ.
Khiếu nại này được nộp lên tòa hôm thứ sáu tuần trước thay mặt cho 2 người Rohingya hiện đang sống ở một trại tị nạn ở New Dehli sau khi chạy trốn khỏi Myanmar khoảng 5 đến 6 năm về trước.
Khiếu nại này được đưa ra sau khi một quan chức chính phủ Ấn Độ hồi tháng trước cho biết chính phủ nước này sẽ trục xuất hết tất cả những người Rohingya, kể cả những người đã được đăng ký với Liên Hợp quốc.
Phát biểu tại tòa tối cao hôm 18 tháng 9, ông Mukesh Mittal, một giới chức cao cấp của Bộ Nội vụ Ấn Độ nói tòa phải cho phép chính phủ thực hiện quyết định trục xuất vì lợi ích rộng lớn hơn của quốc gia vì một số người tị nạn Rohingya đến Ấn Độ có hồ sơ cực đoan. Ông này nói một số người Rohingya từng tham gia du kích quân ở Myanmar cũng đang hoạt động rất tích cực ở một số bang của Ấn Độ và được xác định là mối đe dọa rất nghiêm trọng và tiềm ẩn đối với an ninh quốc gia.
Những người Rohingya nộp đơn khiếu nại bác bỏ thông tin cho rằng họ có liên quan đến những tổ chức Hồi giáo quá khích.
Theo thống kê của Liên Hợp quốc, hiện có khoảng 16.000 người Rohingya được đăng ký ở Ấn Độ, nhưng còn rất nhiều người chưa được đăng ký. Chính phủ Ấn cho biết con số người Rohingya không có giấy tờ là 40.000 người.
Tấn công chống cộng ở Indonesia
22 người đã bị bắt ở thủ đô Jakarta của Indonesia khi một nhóm chống cộng sản tìm cách ngăn cản một cuộc họp bàn luận về vụ thảm sát những người cộng sản tại nước này vào năm 1965.
Vụ việc cũng làm cho 5 cảnh sát bị thương.
Cảnh sát nói cuộc họp này diễn ra không có giấy phép, trong khi những người tổ chức nói rằng họ thực thi quyền tự do hội họp theo hiến pháp Indonesia.
Theo một người tổ chức cuộc họp thì có khoảng 200 người bị kẹt lại trong tòa nhà, nơi tổ chức cuộc họp, trong khi đó bên ngoài có khoảng 1000 người la ó phản đối họ, nói rằng họ là thành viên của đảng cộng sản Indonesia đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.
Xin được nhắc lại là vào năm 1965 đảng cộng sản Indonesia toan tính thực hiện một cuộc đảo chánh thân cộng ở nước này nhưng không thành công. Điều đó dẫn đến việc các nhóm vũ trang của quân đội, của những người Hồi giáo đã thực hiện cuộc truy lùng và giết hại các đảng viên cộng sản cũng như những cảm tình viên của họ.
Cuộc giết chóc này cũng tấn công vào cộng đồng Hoa kiều ở Indonesia vì số đông đảng viên cộng sản Indonesia là người gốc Hoa.
Theo những thống kê khác nhau có đến nữa triệu người bị giết chết vào năm 1965.
Lãnh tụ tối cao Khamenei:
‘Iran sẽ không bị Mỹ bắt nạt về thỏa thuận hạt nhân’
Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei nói rằng Iran sẽ không bị Hoa Kỳ “bắt nạt” về thỏa thuận hạt nhân năm 2015 mà Iran ký với một nhóm các cường quốc trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump từng thường xuyên chỉ trích hiệp ước Iran và sau khi nhậm chức ông đe doạ sẽ hủy hiệp ước này.
Lãnh tụ Khamenei nói trong một bài diễn văn trước các viên chức cảnh sát hôm Chủ nhật 17/9: “Iran kiên quyết và bất cứ hành động sai lầm nào của chế độ chuyên hà hiếp liên quan đến thỏa thuận hạt nhân sẽ phải đối mặt với phản ứng của Iran.”
Tổng thống Iran Hassan Rouhani hôm Chủ Nhật đã lên đường sang New York để tham dự Đại hội đồng LHQ, nơi ông dự kiến sẽ nói chuyện với các nhà lãnh đạo thế giới về thỏa thuận hạt nhân, mà Iran đã ký với với Mỹ, Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Đức sau nhiều cuộc đàm phán.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình “Face the Nation” của kênh truyền hình CBS ông tin rằng Iran trên cơ bản tuân thủ thỏa thuận, nhưng lại không hành động theo tinh thần của hiệp ước này, và việc này đã báo hiệu một cách tiếp cận mới trong quan hệ giữa Iran và thế giới.
“Những gì chúng tôi đã chứng kiến là Iran đã tăng cường các hoạt động gây bất ổn ở Yemen, đẩy mạnh hoạt động bất ổn ở Syria, xuất khẩu vũ khí cho phiến quân Hezbollah và các nhóm khủng bố khác.”
Hiệp ước nêu rằng tất cả các bên sẽ không thực hiện các bước nhằm phá hoại thỏa thuận.
Iran đã đưa ra các khiếu nại riêng đối với Hoa Kỳ, nói rằng việc đe dọa sử dụng các biện pháp trừng phạt mới hoặc hủy bỏ thỏa thuận sẽ vi phạm tinh thần của hiệp ước.
Hải quân Hoa Kỳ cách chức
hai tư lệnh sau tai nạn biển ở Châu Á
Hải quân Hoa Kỳ đã thuyên chuyển hai sĩ quan cao cấp hôm thứ Hai 18/9 sau một loạt vụ va chạm liên quan đến các tàu chiến của Hạm đội 7 ở châu Á, do mất lòng tin vào khả năng điều hành của họ.
Reuters dẫn nguồn tin Hải quân Hoa Kỳ cho biết Đề đốc Charles Williams, Tư lệnh Lực lượng đặc nhiệm 70, và Đại tá Jeffrey Bennett, Tư lệnh Liên đội tàu khu trục số 15, đã bị Tư lệnh Hạm đội 7, Phó Đô đốc Phil Sawyer thuyên chuyển công tác. Vào tháng 8, Phó Đô đốc Sawyer cũng đã thay thế Tư lệnh Phó đô đốc Joseph Aucoin, sau các vụ tai nạn.
Tuyên bố của Hải quân Hoa Kỳ cho biết: “Lý do là cả hai chỉ huy này đã gây mất niềm tin vào khả năng điều hành của họ.”
Việc thay đổi các chỉ huy ở Hạm đội 7 diễn ra sau vụ va chạm giữa tàu khu trục USS McCain và tàu buôn ở phía đông biển Singapore vào ngày 21/8, làm thiệt mạng 10 thuỷ thủ và là vụ tai nạn thứ tư trong năm nay của Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.
Vào tháng 6, một tàu khu trục khác là tàu USS Fitzgerald đã va chạm với một tàu chở hàng Philippines, làm chết 7 thủy thủ Mỹ.
Cảnh sát St. Louis, Missouri bắt giữ hơn 80 người biểu tình
Cảnh sát ở thành phố St. Louis, bang Missouri, nói họ đã bắt giữ hơn 80 người vào hôm Chủ nhật 17/9 sau khi một số người đập vỡ cửa hiệu sau cuộc biểu tình ôn hòa phản đối việc xử trắng án một cựu cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông da đen.
Cảnh sát trưởng Larry O’Toole nói với các phóng viên sáng thứ Hai 18/9 rằng một số người đã tấn công và ném đá vào các cảnh sát.
Ông O’Toole nói: “Tình hình đã được kiểm soát, đây là thành phố của chúng tôi, và chúng tôi sẽ bảo vệ thành phố này.”
Thị trưởng Lyda Krewson nói về sự khác biệt giữa những người gây ra thiệt hại vào ban đêm và những người biểu tình một cách ôn hòa vào ban ngày phản đối phán quyết của tòa đối với cựu cảnh sát Jason Stockley hôm Thứ Sáu.
Bà Krewson nói: “Hôm nay chúng ta chứng kiến phần lớn những người biểu tình bất bạo động, nhưng sang đến ngày thứ ba lúc ban ngày thì còn ôn hòa, nhưng đến ban đêm thì mang tính phá hoại. Sau cuộc biểu tình, các nhà tổ chức biểu tình tuyên bố cuộc biểu tình ban ngày đã kết thúc, nhưng một nhóm kích động vẫn còn lưu lại, dường như họ có ý định phá vỡ cửa sổ và phá hoại tài sản.”
Cựu cảnh sát Stockley đã truy tố tội giết ông Anthony Lamar Smith sau khi đuổi theo xe của ông này vào năm 2011. Các công tố viên cáo buộc ông Stockley đã chĩa súng vào người ông Smith, và đoạn video quay từ chiếc xe của viên cảnh sát cho thấy viên cảnh sát có ý định giết ông Smith.
Thẩm phán trong vụ này cho biết công tố viên đã không chứng minh được việc bắn súng không phải là một cách sử dụng hợp lý vũ lực nhằm tự vệ.
Thống đốc bang Missouri Eric Greitens cảnh báo rằng chính quyền sẽ đối phó cứng rắn với những người gây bạo động.
Ông Greitens nói: “Đây không phải là những người biểu tình, đó là những tội phạm. Những tên tội phạm, hãy lắng nghe này: anh đập vỡ một cửa sổ, anh sẽ vào tù. Đơn giản vậy thôi.”
Hàng trăm người tuần hành hôm thứ Bảy tại hai trung tâm mua sắm ở ngoại ô thành phố St. Louis, hô lớn khẩu hiệu “sinh mạng người đa đen là quan trọng” và “nhiệm vụ của chúng tôi là phải chiến đấu cho sự tự do.”
Các cuộc biểu tình đã bắt đầu một cách ôn hòa vào ngày thứ Sáu, với hàng trăm người tụ tập trên các đường phố của thành phố St. Louis và lên tiếng: “Không có công lý, không có hòa bình.” Một số đã đi đến trụ sở cảnh sát, kêu gọi cảnh sát từ chức.
Đến tối, những người biểu tình đã đập vỡ một cửa sổ và tạt sơn vào tư gia của thị trưởng thành phố, buộc cảnh sát chống bảo động phải đẩy những người biểu tình ra khỏi khu vực đó.
https://www.voatiengviet.com/a/canh-sat-st-louis-missori-bat-giu-hon-80-nguoi-bieu-tinh/4033345.html
Mỹ tính đóng đại sứ quán ở Cuba
Hoa Kỳ đang cân nhắc đóng cửa cơ quan ngoại giao ở thủ đô Havana để đáp trả điều được coi là vụ tấn công bằng sóng âm vào nhân viên Mỹ ở Cuba.
Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Rex Tillerson trả lời kênh truyền hình CBS: “Chúng tôi vẫn đang xem xét. Đây là một sự việc nghiêm trọng liên quan tới những tổn hại mà một số cá nhân phải hứng chịu”.
Năm thượng nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa hôm 15/9 kêu gọi chính quyền của Tổng thống Trump trả đũa chính phủ Cuba bằng cách trục xuất các nhà ngoại giao của nước này, và đóng cửa đại sứ quán Mỹ ở Havana vì các vụ tấn công bắt đầu từ cuối năm ngoái.
Bộ Ngoại giao Mỹ tháng trước nói rằng một số công dân Mỹ có liên quan tới đại sứ quán Hoa Kỳ ở Havana đã bị ảnh hưởng từ “các vụ việc” liên quan tới sóng âm. Năm người Canada cũng bị ảnh hưởng.
Họ có các triệu chứng gồm buồn nôn, chóng mặt và mất thính giác hoặc trí nhớ tạm thời. Cuba, Mỹ và Canada đã điều tra các vụ tấn công, nhưng hiện vẫn chưa đi tới kết quả cụ thể.
Cuba đã bác bỏ có liên quan. Bộ Ngoại giao Mỹ không đổ lỗi cho Havana, nhưng hồi tháng Năm đã yêu cầu hai nhà ngoại giao Cuba phải rời Washington.
https://www.voatiengviet.com/a/my-can-nhac-dong-cua-dai-su-quan-o-cuba/4032597.html
Trung Quốc bắt ‘gián điệp’ Nhật
Truyền thông Trung Quốc ngày 18/9 cho biết nước này đã bắt giữ một công dân Nhật bị nghi ngờ là gián điệp.
Reuters dẫn nguồn tờ báo trực tuyến địa phương, Dalian Daily, cho biết vụ bắt giữ xảy ra tại thành phố cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, giáp với Triều Tiên.
Theo tờ báo này, công dân Nhật Ken Higuchi đang bị Cục An ninh Quốc gia thành phố Đại Liên điều tra vì nghi ngờ ông này là gián điệp chống lại Trung Quốc. Các công tố viên đã thông qua việc bắt giữ ông.
Tin nói người Nhật bị bắt mang tên Higuchi cũng có thể có tên là “Takeshi” hay “Takeru”.
Nhưng bản tin không xác minh rõ liệu ông Higuchi này đã bị bắt trong một vụ mới, hay chính là người đã bị bắt giam trước đó và diễn tiến mới nhất là việc bắt giam chính thức ông ta.
Hồi tháng 3, Trung Quốc đã bắt 6 người Nhật vì tình nghi về các hoạt động bất hợp pháp. Bốn trong số 6 người đã trở về Nhật vào tháng 7. Ba người trong số này đến Trung Quốc làm công việc khảo sát địa chất, theo chủ lao động của họ.
Hồi tháng 7, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết chỉ có một công dân Nhật Bản đang bị điều tra về nghi ngờ gây nguy hại cho an ninh Trung Quốc.
Quan hệ căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản do cuộc chiến xâm lược của Nhật Bản và tranh chấp lãnh hải ở Biển Hoa Đông trong những năm gần đây đã làm tăng thêm nghi ngờ giữa hai nước.
Trong năm 2010, 4 công dân Nhật Bản đã bị Trung Quốc bắt giam vì nghi ngờ đi vào khu quân sự và chụp ảnh mà không xin phép.
Ít nhất 2 công dân Nhật đã bị bắt vì bị nghi ngờ là gián điệp vào năm 2015.
Năm ngoái, Trung Quốc cho biết họ đang điều tra một công dân Nhật nghi gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.
https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-bat-gian-diep-nhat/4033510.html
Hạm đội Trung Quốc sang Nga tập trận chống NATO
Một đội gồm bốn chiến hạm của Trung Quốc đã tập trận ở Biển Nhật Bản, gần Triều Tiên, trước khi hướng đến cảng Vladivostok để diễn tập quân sự trên biển và bộ với Nga. Moscow đã tiến hành cuộc tập trận quân sự lớn nhất kể từ Chiến tranh Lạnh ở các khu vực gần biên giới tây bắc của nước này. Cuộc hành quân Zapad 2017 bao gồm các cuộc tập trận chung với Belarus. NATO theo dõi chặt chẽ các cuộc tập trận này và nói rằng có khoảng 100.000 binh sĩ Nga tham gia, không phải là con số 12.700 như Moscow công bố, và có cả việc bắn các tên lửa đạn đạo có khả năng mang đầu hạt nhân. Phóng viên Zlatica Hoke của VOA có thêm chi tiết sau đây.
Nga và Belarus nói rằng các cuộc tập trận dọc theo biên giới phía tây của hai nước – đến tận thành phố Kaliningrad và bên ngoài thành phố St Petersburg – hoàn toàn mang tính phòng vệ.
Phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Belarus Vladimir Makarov nói: “Vào ngày 17/9, giai đoạn tập trận mới bắt đầu. Trong giai đoạn mới này, các lực lượng của chúng tôi diễn tập hành quân và các hoạt động quân sự để đẩy lùi những kẻ xâm lược Liên bang Nga và Belarus.”
Tuy nhiên, các nhà quan sát quân sự nói rằng các cuộc tập trận bao gồm những cuộc xâm lược giả tưởng của hai quốc gia hư cấu ngầm hiểu là Ba Lan và Lithuania, làm cho các nước này lo lắng. Một nhà phân tích Estonia ghi nhận rằng Nga trước đây đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn trước khi xâm chiếm Gruzia và Crimea.
Ông Kalev Stoicescu thuộc Trung Tâm Quốc tế về Quốc phòng và An Ninh:
“Chúng tôi đã chứng kiến những cuộc tập trận được tổ chức cách đây 4 năm và 8 năm, và chúng tôi có thể dễ dàng nhận thấy qua thực tế điều họ đang tập trận, mặc dù tuyên bố chỉ là kịch bản. Tôi không biết họ đang tập trận chống lại nước nào, nhưng chúng ta nhận thấy rằng một điều rõ ràng trong kịch bản và trong các tập trận của họ, đó là chống lại các quốc gia vùng Baltic và Ba Lan.”
Nhưng ông nói thêm, Belarus có nhiều lý do để lo ngại một cuộc xâm lược của Nga hơn các quốc gia thành viên NATO. Ông nói Moscow không quan tâm đến việc kích động các đồng minh phương Tây, nhưng luôn có thể đưa ra một lý do để triển khai các lực lượng ở Belarus.
Ông Kalev Stoicescu nói tiếp:
“Ví dụ họ có thể nói rằng các đồng minh đã triển khai lực lượng của họ đến các quốc gia vùng Baltic và Ba Lan, vì vậy chúng tôi mới triển khai quân đội của chúng tôi ở Belarus, là đồng minh chúng tôi. Đơn giản vậy thôi, đúng không? Đây chỉ là một phản ứng của Nga, chứ không phải là một hành động xâm lược khác.”
Một phát ngôn nhân của Bộ Quốc phòng Belarus cho biết số binh sĩ Nga tham gia vào cuộc tập trận chung thấp hơn nhiều so với con số 7.000 binh sĩ của Belraus.
Ông Vladimir Makarov nói:
“Khi bắt đầu cuộc tập trận, tất cả các đơn vị của các lực lượng Nga có mặt vào khoảng 3.000 binh sĩ đã được triển khai trên lãnh thổ Belarus và sau đó không có bổ sung thêm đơn vị nào khác.”
Các cuộc tập trận Zapad 2017 kết thúc vào ngày 20/9. Trước đó, Nga dự kiến sẽ tập trận chung trên biển và trên bộ với Trung Quốc ở vùng biển phía đông hôm thứ Hai 18/9. Hai nước đã tiến hành các cuộc tập trận hải quân vào tháng Bảy tại Biển Baltic của Nga. Mục đích của cuộc tập chung như họ đã tuyên bố là cải thiện an ninh ở các vùng biển trên thế giới, nhưng nhiều người cho rằng đây là một cuộc phô trương quân sự nhằm chống lại khối NATO.
https://www.voatiengviet.com/a/ham-doi-trung-quoc-sang-nga-tap-tran-chong-nato/4033468.html
Hàn Quốc ủng hộ trừng phạt,
nhưng vẫn viện trợ nhân đạo cho Triều Tiên
Mặc dù Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hầu như nhất trí với các biện pháp cứng rắn của Hoa Kỳ nhằm tăng sức ép đòi Bình Nhưỡng bỏ chương trình hạt nhân, chính phủ của ông Moon ở Seoul đang có kế hoạch viện trợ nhân đạo 8 triệu đôla cho Triều Tiên.
Người phát ngôn Bộ Thống nhất Hàn Quốc Baik Tae-hyun hôm thứ Hai 18/9 cho biết: “Chính phủ Hàn Quốc sẽ tiếp tục hỗ trợ nhân đạo cho trẻ em, phụ nữ mang thai và các nhóm xã hội dễ bị tổn thương bất kể tình hình chính trị như thế nào.”
Ông Moon, nhà lãnh đạo cấp tiếp từng là một luật sư nhân quyền, khi lên nắm quyền vào tháng 5 đã hướng theo cách tiếp cận hai mặt, vừa tăng áp lực bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế, vừa đẩy mạnh giao tiếp với Triều Tiên để giảm căng thẳng.
Tuy nhiên, sau cuộc thử hạt nhân lần thứ 6 của Triều Tiên hồi đầu tháng này, chính quyền của ông Moon cho biết sẽ quay sang ủng hộ chiến lược “áp lực tối đa” của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, nhấn mạnh vào các biện pháp chế tài kinh tế cùng với việc đe dọa thực hiện hành động quân sự để buộc Chính phủ Kim Jong Un ở Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân, nếu không sẽ phải đối mặt với sự sụp đổ.
Tổng thống Hàn Quốc đã mạnh mẽ ủng hộ các lệnh chế tài mới nhất của LHQ. Đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ Nikki Haley cho biết các biện pháp chế tài mới sẽ khiến kim ngạch thương mại của Triều Tiên giảm 90% và giảm 30% lượng dầu nhập khẩu vào Triều Tiên. Ông Moon cũng cố gắng thuyết phục Tổng thống Nga Vladimir Putin ủng hộ lệnh cấm vận đối với Triều Tiên, nhưng cả Moscow lẫn Bắc Kinh đều không sẵn sàng ủng hộ các biện pháp có thể gây bất ổn cho Bắc Hàn.
Sau khi Triều Tiên bắn thêm tên lửa đạn đạo thứ hai ngang qua Nhật Bản hôm thứ Sáu 15/9, ông Moon nói khi mà Bình Nhưỡng còn tiếp tục những hành động khiêu khích thì việc “đối thoại là không thể.”
Hôm thứ Hai 18/9, Tổng thống Moon Jae-in nói rằng chính phủ của ông muốn tạo nên “hình phạt mạnh mẽ” đối với Triều Tiên để nói rõ rằng Bình Nhưỡng “không có lựa chọn nào khác ngoài việc từ bỏ vũ khí hạt nhân và tên lửa.”
Hàn Quốc có kế hoạch góp 4,5 triệu đôla cho Chương trình Lương thực Thế giới để tổ chức này viện trợ lương thực cho các bệnh viện Triều Tiên, và góp 3,5 triệu đôla cho chương trình y khoa và dinh dưỡng để giúp trẻ em và phụ nữ mang thai của Quỹ Nhi đồng LHQ.
Các khoản tài trợ cho các tổ chức cứu trợ của LHQ sẽ khôi phục viện trợ nhân đạo của Hàn Quốc cho Triều Tiên mà trước đó đã bị đình chỉ vào năm 2016, sau vụ thử hạt nhân thứ tư của Bình Nhưỡng. Trước đây Triều Tiên từ chối những đề nghị hỗ trợ và hợp tác của Seoul.
Macron, Trump lần đầu tiên phát biểu trước Liên Hiệp Quốc
Kỳ họp thường niên của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc khai mạc ngày mai, 19/09/2017. Các lãnh đạo của thế giới sẽ chủ yếu đề cận đến những khủng hoảng lớn hiện nay như hạt nhân Bắc Triều Tiên hay chiến tranh Syria, cũng như vấn đề biến đổi khí hậu. Nhưng có hai nhà lãnh đạo sẽ được đặc biệt chú ý vào ngày mai, đó là tổng thống Mỹ Donald Trump và tổng thống Pháp Emmanuel Macron, lần đầu tiên sẽ phát biểu trên diễn đàn của định chế này.
Đây là diễn đàn quốc tế quan trọng để tân tổng thống Macron trình bày về chính sách đối ngoại của Pháp, khẳng định những khác biệt về quan điểm của Paris so với Washington.
Đặc phái viên đài RFI Valérie Gas, từ trụ sở Liên Hiệp Quốc gửi về bài tường trình :
” Phát biểu tại Liên Hiệp Quốc là phát biểu trước toàn thế giới. Đó là điều Emmanuel Macron sẽ phải làm. Ngày mai, tổng thống Pháp sẽ đọc bài diễn văn đầu tiên trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, để giải thích về ý nghĩa, vai trò của nước Pháp trong một thế giới đa cực. Tổng thống Macron sẽ đề cập đến khái niệm « tài sản chung ».
Nói một cách ngắn gọn, tổng thống Emmanuel Macron sẽ trình bày quan điểm của ông về quan hệ quốc tế. Quan điểm đó sẽ được đem ra so sánh với đường lối của Donald Trump. Nguyên thủ quốc gia Mỹ cũng lần đầu tiên đọc diễn văn trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.
Cũng như trong thượng đỉnh G7 hồi tháng 5 vừa qua, hay tại G20 vào tháng Bảy năm nay, hai ông Emmanuel Macron và Donald Trump chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của báo giới.
Lãnh đạo hai nước, ngay từ hôm nay, gặp nhau bên lề cuộc họp của Liên Hiệp Quốc. Cuộc họp song phương này là dịp để đôi bên cùng rà soát lại tình hình trước khi phát biểu tại Liên Hiệp Quốc về những hồ sơ lớn như Bắc Triều Tiên, Syria, khủng bố, chống biến đổi khí hậu hay cải tổ Liên Hiệp Quốc.
Trên tất cả những hồ sơ này, tổng thống Emmanuel Macron hy vọng sẽ đẩy được một số quân cờ”.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170918-marcon-trump-lan-dau-tien-phat-bieu-truoc-lien-hiep-quoc
Emmy Awards 2017 :
Tổng thống Trump – “mục tiêu” tấn công
Lễ trao giải Emmy Awards của thế giới phim ảnh truyền hình Mỹ lần thứ 69 diễn ra đêm hôm qua tại Los Angeles. Tổng thống Trump trở thành mục tiêu để các nghệ sĩ Hoa Kỳ chế nhạo. Nam tài tử Alex Baldwin 59 tuổi được trao tặng giải thưởng nam diễn viên hài trong vai phụ xuất sắc nhất nhờ thủ vai chủ nhân Nhà Trắng trong chương trình truyền hình hài hước rất ăn khách, Saturday Night Live.
Saturday Night Live ra về với tổng cộng 4 giải thưởng. Khi nhận giải Baldwin tuyên bố “Kính thưa tổng thống, giải thưởng này là của ông !” Trên khán đài, các nghệ sĩ Mỹ thường xuyên tung ra những lời bình đầy chất hài hước nhắm vào tổng thống Mỹ. Trước khi trở thành tổng thống Hoa Kỳ, ông Trump từng ngự trị trong thế giới phim ảnh truyền hình, qua các chương trình truyền hình thực tế, nhưng chưa bao giờ nhận được giải thưởng Emmy.
Ngoài ra, ban giám khảo Emmy Awards 2017 đã vinh danh các tác phẩm xoáy vào chủ đề phụ nữ bị bạo hành. Ngôi sao điện ảnh người Úc, Nicole Kidman, được xướng tên trên bảng vàng nhờ loạt phim nhiều tập Big Little Lies, nói về cuộc sống tưởng chừng như mơ của 4 phụ nữ vừa đẹp, vừa giàu, nhưng đằng sau là đầy rẫy những sự che đậy cho hoàn cảnh của người đàn bà bị đánh đập, hành hạ về thể xác. Trong bộ phim nhiều tập này, Kidman vừa là nữ diễn viên chính, vừa là một trong hai nhà sản xuất.
Cũng trên chủ đề phụ nữ bị hành hạ, cưỡng bức, The Handmaid’s Tale, có tên tiếng Pháp là La servante écarlate, đã được ban giám khảo vinh danh. Đây là một bộ phim khoa học giả tưởng, lấy bối cảnh của một nước Mỹ bị đặt dưới gọng kềm của một “chế độ tôn giáo độc tài”, phụ nữ bị thui chột đến mất luôn khả năng sinh sản.
Điều đáng nói là loạt phim này được đưa lên màn ảnh nhỏ, dựa trên một tác phẩm cùng tên của Margaret Atwood phát hành cách đây 30 năm. Nhưng kể từ khi Donald Trump bước vào Nhà Trắng, cuốn tiểu thuyết này phá kỷ lục tại các hiệu sách trên lãnh thổ Hoa Kỳ.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170918-emmy-awards-2017-tong-thong-trump-muc-tieu-tan-cong
Iran dọa đóng cửa biên giới vùng Kurdistan tại Irak
Hai ngày sau khi Nghị Viện Kurdistan tại Irak thông báo ý định tổ chức trưng cầu dân ý đòi độc lập với Irak, Teheran ngày hôm qua, 17/09/2017 dọa đóng cửa biên giới, đình chỉ các thỏa thuận về an ninh với vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên này.
Kế hoạch đòi tách rời khỏi Bagdad của vùng tự trị Kurdistan Irak đang gây lo ngại cho các nước trong khu vực và cả cộng đồng quốc tế, từ Hoa Kỳ đến Liên Hiệp Châu Âu và cả Liên Hiệp Quốc.
Riêng Teheran và Ankara thì lo ngại người Kurdistan tại Iran và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đòi ly khai. Thông tín viên Siavosh Ghazi cho biết thêm về áp lực của Iran với vùng Kurdistan tự trị tại Irak :
” Qua việc dọa đóng cửa biên giới, Iran đang tăng áp lực với chính quyền vùng tự trị Kurdistan tại Irak. Thư ký Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Tối Cao của Iran, ông Ali Shamkhani tuyên bố : « Kurdistan tách rời khỏi Nhà nước Irak sẽ dẫn đến việc Teheran đóng cửa các đồn biên giới với thực thể mới này và Iran sẽ chấm dứt mọi thỏa thuận về an ninh, quân sự với vùng Kurdistan độc lập đó ».
Hiện tại, cộng đồng Kurdistan đang sống tại Iran gồm khoảng 6 triệu dân. Teheran liên tục khẳng định lập trường chống đối việc Kurdistan tại Irak đòi tổ chức trưng cầu dân ý về quy chế độc lập vào ngày 25/09/2017.
Trong những tuần lễ gần đây, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đã thắt chặt quan hệ, chống mọi kế hoạch thành lập một Nhà nước Kurdistan. Thổ Nhĩ Kỳ cũng là nơi có đông cộng đồng người Kurdistan sinh sống.
Trong những năm qua, Teheran và vùng Kurdistan tại Irak đã phát triển quan hệ cả về mặt chính trị, an ninh lẫn kinh tế. Iran gửi vũ khí và điều động binh sĩ đến khu vực này giúp người Kurdistan tại Irak đối phó với tổ chức Nhà nước Hồi giáo.
Thế nhưng, Teheran từ chối mọi ý đồ của Kurdistan đòi độc lập với Irak, bởi vì theo quan điểm của các lãnh đạo Iran, mọi thay đổi về đường biên giới trong khu vực có nguy cơ dẫn tới xung đột”.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170918-iran-doa-dong-cua-bien-gioi-vung-kurdistan-tai-irak
Bangladesh:
Biểu tình lớn phản đối Miến Điện truy bức người Rohingya
Theo các nguồn tin cảnh sát Bangladesh, khoảng 20.000 người Hồi Giáo cực đoan chuẩn bị tiến về phía sứ quán Miến Điện tại thủ đô Dhaka ngày hôm nay 18/09/2017 để phản đối chính quyền Naypitaw truy bức người Rohingya theo đạo Hồi.
Một quan chức cao cấp Bangladesh được hãng tin Pháp AFP trích dẫn cho biết tình hình tại Dhaka sáng nay rất “căng thẳng”. Cảnh sát được huy động đề phòng xảy ra bạo động. Khoảng 20.000 người hưởng ứng lời kêu gọi của một tổ chức Hồi Giáo cực đoan Bangladesh mang tên Hefazat e Islami. Người biểu tình mặc áo trắng, tập hợp trước một đền thờ đạo Hồi ở thủ đô Dhaka, với ý định tiến về phía trước tòa đại sứ Miến Điện và bao vây trụ sở ngoại giao này trong nhiều tiếng đồng hồ. Rốt cuộc, cảnh sát Bangladesh đã ngăn cản được kế hoạch nói trên, chỉ cho phép khoảng một chục người được đến sứ quan Miến Điện để đưa một bức kiến nghị đòi quân đội Miến Điện ngưng truy bức người Rohingya.
Thảm họa nhân đạo của người Rohingya Miến Điện đang làm dấy lên một làn sóng phẫn nộ tại các nước Hồi Giáo trong khu vực, từ Pakistan đến Indonesia, Malaysia.
Về phía các tổ chức bảo vệ nhân quyền, Human Rights Watch, trong thông cáo ngày 18/09/2017, kêu gọi Liên Hiệp Quốc “ban hành các biện pháp trừng phạt và cấm vận vũ khí”nhắm vào quân đội Miến Điện, cho tới khi nào quốc gia này chấm dứt “cuộc thanh lọc nhắm vào một sắc tộc thiểu số”. Nhiều tổ chức bảo vệ người Rohingya tố cáo lực lượng an ninh của Miến Điện và cộng đồng Phật Giáo tại bang Rakhine tàn sát người theo đạo Hồi.
Phật tử Miến Điện phủ nhận các cáo buộc trấn áp người Rohingya
Trong lúc cuộc khủng hoảng tị nạn ở biên giới Bangladesh Miến Điện vẫn đang tiếp tục trầm trọng, hơn 400 000 người Hồi Giáo Rohingya đã bỏ chạy, tránh các cuộc đàn áp của quân đội Miến Điện tại bang Arakan, miền tây nước này. Những ngày qua, cộng đồng quốc tế liên tiếp lên án chính quyền Miến Điện, nhiều chỉ trích nhắm trực tiếp vào bà Aung San Suu Kyi. Tuy nhiên, nhiều người Phật Giáo Miến Điện đã phủ nhận các cáo buộc đàn áp người Rohingya, cho đó là mưu đồ hủy hoại hình ảnh của đất nước họ trên trường quốc tế.
Thông tín viên RFI, Rémy Favre, đã gặp gỡ hai Phật tử tại Rangoon để tìm hiểu chính kiến của họ về vấn đề người Rohingya :
Họ phủ nhận mọi thứ, trước hết là về số lượng hơn 400 000 người tị nạn sang Bangladesh do Liên Hiệp Quốc thống kê và cho rằng : Các tính toán của Liên Hiệp Quốc cường điệu quá mức so với thực tế. Con số này là do người Rohingya cung cấp ». Họ cũng nghi ngờ các vụ bạo lực của quân đội Miến Điện bị người Rohingya tố cáo.
Bất luận câu hỏi thế nào, người Rohingya luôn có cùng câu trả lời rằng người ta giết họ, hãm hiếp họ… chỉ có một câu trả lời cho dù câu hỏi thế nào… người ta mớm cho họ phải trả lời thế nào.
Theo các Phật tử này, các phóng sự của báo chí quốc tế tất cả đều được định hướng. Các nhà báo chỉ quan tâm đến người tị nạn Rohingya nhưng lại lờ đi nhóm khủng bố đã tấn công các đồn cảnh sát Miến Điện.
Khi một phóng viên của đài truyền hình CNN phỏng vấn một phụ nữ nhận là người Rohingya, bà này khóc cùng với đứa con nhỏ. Nhưng thực tế bà ta cố ý làm con khóc.
Người đàn ông này đưa ra bức ảnh có vẻ như là một người phụ nữ Rohingya đang cấu đứa con bà bế trên tay. Cả hai người đàn ông đều kết luận : Người Phật giáo là nạn nhân của một âm mưu trên quy mô thế giới. Thế nhưng hiếm khi họ đưa ra bằng chứng về những gì họ nói và chỉ nhấn vào những trường hợp cá biệt để phủ nhận những sự việc đã được các tổ chức nhân đạo, cơ quan Liên Hiệp Quốc hay báo chí thông báo.
Mỹ – Nhật lúng túng đối phó với tên lửa Bắc Triều Tiên
Hôm thứ Sáu 15/09/2017, Bắc Triều Tiên lại bắn một tên lửa đạn đạo liên lục địa ngang qua Nhật Bản. Theo bộ tư lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ, chưa bao giờ một tên lửa Bắc Triều Tiên được bắn xa như thế, vượt qua đoạn đường dài 3.700 km ngang qua đảo Hokkaido trước khi rơi xuống Thái Bình Dương. Nhưng cũng như lần trước, cả quân đội Nhật lẫn quân đội Mỹ đều đã không cố bắn rơi tên lửa của Bình Nhưỡng.
Một dân biểu Cộng Hòa của Quốc Hội Mỹ, Dana Rohrabacher, đã yêu cầu là lần sau phải bắn rơi tên lửa Bắc Triều Tiên, để gởi một thông điệp cứng rắn đến Bình Nhưỡng, cũng như để trấn an những người đang trông chờ vào Hoa Kỳ, như Nhật Bản. Hai chuyên gia Evans Revere và Jonathan Pollack, thuộc viện nghiên cứu Brookings Institution, cũng đã khuyến cáo Hoa Kỳ phải tuyên bố rằng, kể từ nay, mọi tên lửa bắn về phía Hoa Kỳ hay một nước đồng minh của Mỹ đều sẽ bị xem là một mối đe dọa trực tiếp và Hoa Kỳ cùng các đồng minh phải đáp trả bằng toàn bộ khả năng phòng thủ của mình.
Hôm thứ Sáu tuần trước, cả Hoa Kỳ lẫn Nhật Bản đều đã không xem tên lửa Bắc Triều Tiên là mối đe dọa trực tiếp. Theo lời phát ngôn viên Lầu Năm Góc Rob Manning, nếu tên lửa đó là mối đe dọa trực tiếp thì Mỹ đã bắn rơi.
Nhưng thật sự thì Nhật và Hoa Kỳ đang có trong tay những vũ khí gì trước những tên lửa của Bắc Triều Tiên ? Hiện giờ, quân đội Nhật được trang bị các dàn tên lửa Patriot, có thể bắn chặn tên lửa bay thấp, và tên lửa SM-3 được phát triển với sự trợ giúp của Mỹ. Tên lửa SM-3 thể được dùng để bắn chận những tên lửa tầm ngắn và tầm trung bay ở độ cao.
Tỷ lệ thành công của những công nghệ tên lửa nói trên không đạt 100%, nhưng đã chứng tỏ khả năng bắn chặn các tên lửa liên lục địa trong các cuộc thử nghiệm của Lầu Năm Góc.
Tuy vậy, theo nhà nghiên cứu Bruce Klinger, Heritage Foundation, tên lửa mà Bắc Triều Tiên bắn hôm thứ Sáu tuần trước đã bay rất cao, cho nên không một hệ thống tên lửa nào trong khu vực, kể cả SM-3, có thể bắn chặn được.
Mặt khác, quần đảo Nhật Bản quá rộng, nên rất khó bảo vệ toàn bộ lãnh thổ trước một tên lửa. Ngoài ra, như ghi nhận của giáo sư quan hệ quốc tế Akira Kato, Đại học J. F. Oberlin, Tokyo, rất khó mà xác định được ngay tên lửa đó có phải là mối đe dọa trực tiếp đối với lãnh thổ Nhật hay không.
Ngoài hạn chế về kỹ thuật, còn có một hạn chế về chính trị : Hiến pháp hiện hành của Nhật Bản chỉ cho phép nước này có hành động quân sự mang tính phòng thủ. Cho tới nay, chủ trương của Tokyo vẫn là chỉ bắn chặn những tên lửa nào có thể rơi vào lãnh thổ Nhật và đây không phải là trường hợp của tên lửa mà Bắc Triều Tiên bắn hôm thứ Sáu tuần trước, như giải thích của giáo sư Hideshi Takesada, chuyên gia về Bắc Triều Tiên của Đại học Takushoku.
Do những hạn chế đó mà Nhật Bản và Hoa Kỳ cho tới nay không bắn chặn tên lửa Bắc Triều Tiên, vì nếu bắn hụt thì sẽ gây hoảng loạn trong khu vực và cho Bình Nhưỡng thấy khả năng phòng thủ của Nhật còn yếu.
Theo tờ New York Times, một ngày trước khi Bình Nhưỡng bắn tên lửa thứ Sáu tuần trước, Hoa Kỳ đã biết được là Bắc Triều Tiên đang bơm nhiên liệu vào tên lửa đó. Lầu Năm Góc đang muốn phát triển các công nghệ giúp bắn chặn tên lửa ngay sau khi nó được phóng lên, tức là khi hỏa tiễn còn chứa đầy nhiên liệu và còn bay chậm. Nhưng như vậy thì phải bắn tên lửa từ những địa điểm nằm gần hơn.
Hoa Kỳ và Nhật Bản cũng có thể mở các cuộc tấn công tin học hoặc dùng máy bay không người lái có khả năng bắn rơi các tên lửa liên lục địa ngay sau khi được phóng lên.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170918-my-nhat-lung-tung-doi-pho-voi-ten-lua-bac-trieu-tien
Luân Đôn: Hội chợ vũ khí lớn nhất thế giới 2017
Tại trung tâm hội chợ ExCel ở thủ đô Luân Đôn, từ ngày 12 tới ngày 16/09/2017 đã diễn ra hội chợ vũ khí lớn nhất thế giới, với hơn 1600 gian hàng trưng bày của 54 quốc gia. Chỉ trong hai ngày đầu, đã có trên 36.000 khách đến xem và mua hàng. Đa số khách vào đây là từ 2.500 cơ quan ban ngành của chính phủ các nước, và nhân thân từng người đã được kiểm tra kỹ lưỡng từ trước rất lâu. Bên ngoài, thường xuyên túc trực người biểu tình phản đối. Hàng trăm người bị bắt giam. Bộ trưởng quốc phòng Anh trong phiên khai mạc hội chợ đã kỳ vọng nhiều vào ngành công nghiệp vũ khí của Anh sau ngày Brexit.
Từ Luân Đôn, thông tín viên Lê Hải cho biết thêm chi tiết.
Thông tín viên Lê Hải :Đây là phiên hội chợ được bảo vệ an ninh có thể nói là chặt chẽ nhất trên thế giới, khi mà ngay cả phóng viên cũng phải đăng ký từ trước rất lâu để ban tổ chức kiểm tra lý lịch tư pháp và xét tên trong danh sách đặc biệt của cơ quan an ninh, trước khi chỉ cấp thẻ ra vào cho tờ báo nào họ nghĩ là cần thiết và có lợi cho hội chợ. Ngay cả khách vào xem cũng vậy, bên cạnh giá vé rất cao cũng phải gửi lý lịch từ trước để kiểm tra.
Vấn đề chủ yếu là bên ngoài các đối tượng khủng bố hay các băng nhóm có thể trộm cướp vũ khí, thì Luân Đôn là nơi tập trung rất nhiều tổ chức ủng hộ hòa bình một cách cực đoan bằng những hành động phá hoại mà một số phiên hội chợ vũ khí đã không thể diễn ra vào phút chót, tốn kém rất lớn cho ban tổ chức. Lần này cũng không phải là ngoại lệ khi hàng trăm người đã kéo đến chặn đường để các công ty không thể đem thiết bị vào lắp đặt gian hàng và giới thiệu các loại vũ khí mới.
Trong suốt một tuần lễ cảnh sát đã bắt giữ trên 100 người như vậy, khi họ xích tay vào với nhau để cản đường. Không chỉ có các nhóm hành động, mà nhiều tổ chức từ thiện ôn hòa cũng rầm rộ lên tiếng phản đối, như là quĩ Oxfam, lên tiếng phản đối việc bán vũ khí tràn lan cho các nước đang khủng hoảng nhân quyền, đưa câu chuyện ra thành nghị trình bàn cãi của quốc hội. Về phía mình, hai bộ trưởng quốc phòng Michael Fallon và thương mại quốc tế Liam Fox dẫn đầu nhóm ủng hộ, và báo chí ghi nhận có cả Việt Nam trong số các quốc gia được mời để lên tiếng ủng hộ, bên cạnh Philippines, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Trung Đông.
RFI : Xưa nay nước Mỹ nổi tiếng trong vai trò bán vũ khí, qua sự vụ này thì hóa ra nước Anh cũng bị dư luận chỉ trích rất nhiều về việc kinh doanh bất chấp tình hình nhân quyền và mục đích sử dụng vũ khí, vậy thì dư luận nước Anh chỉ có duy nhất biện pháp biểu tình bạo lực để ngăn cản ?
Thông tín viên Lê Hải : Nói một cách chính xác thì nước Anh không có nhiều cơ sở sản xuất vũ khí nhưng lại là nơi môi giới mua bán vũ khí lợi hại nhất, cho nên người ta mới tập trung vào ngăn cản phiên hội chợ này, để các bên mua và bán không gặp được nhau, không thể tự do xem và thử chơi đùa với vũ khí để bàn thảo điều kiện hợp đồng. Ngoài ra, nước Anh nổi tiếng với các nhóm bảo vệ hòa bình bằng cách chống vũ khí, như một chiến dịch gần đây có tên gọi là CAAT (Campaign Against Arms Trade) còn đưa cả chính phủ Anh ra tòa để ngăn hợp đồng bán vũ khí cho Arab Saudi vì tin rằng số vũ khí đó bị tuồn sang Yemen để sát hại thường dân.
Một số bài xã luận trên báo như phóng viên Owen Jones của tờ Guardian cho rằng nước Anh vấy máu của 10.000 thường dân Yemen chết trong 2 năm qua vì đã sản xuất và bán bom ra nước ngoài qua hợp đồng vũ khí trị giá 3.3 tỷ Bảng. Tờ Guardian chính thức nêu quan điểm coi hợp đồng vũ khí của nước Anh là vô đạo đức, và nói rằng đa số người dân Anh tin rằng bán vũ khí cho Arab Saudi là không thể chấp nhận được. Bán vũ khí ngoài các yếu tố bí mật quốc phòng còn là vấn đề mà các đời chính phủ của Anh không muốn gây ồn ào trên báo chí.
Tờ Independent tổng hợp rằng có hai phần ba số vũ khí của Anh được xuất sang các nước Trung Đông, và hiện nước Anh đứng thứ hai trên thế giới trong danh sách xuất khẩu vũ khí. Và nghiêm trọng hơn, chính phủ Anh giao vũ khí cho 22 nước trong số 30 quốc gia mà chính bản thân mình nêu tên để theo dõi về nhân quyền.
Khủng hoảng nhân đạo ở Miến Điện trong những ngày qua cũng đặt ra câu hỏi về việc chính phủ Anh bán vũ khí và huấn luyện quân sự cho nước này. Nhóm di dân người Kurd thì kéo về phản đối hợp đồng bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ vì tin rằng vũ khí đó sẽ được dùng để tấn công đồng hương của họ, ngay chính những người đang chiến đấu chống lại lực lượng Daech ở Syria. Các hợp đồng vũ khí cần được các bộ trưởng trong chính phủ phê duyệt, cho nên sự bực tức của dư luận dồn nén vào quốc hội và sự kiện hội chợ chính là thời điểm để tranh cãi quyết liệt.
RFI : Trước áp lực dư luận phản đối mà chính phủ Anh vẫn kỳ vọng vào ngành công nghiệp và xuất khẩu vũ khí, coi đây là lối thoát cho nền kinh tế Anh sau ngày Brexit, vậy đâu là cơ sở cho lòng tin đó hay chỉ là khẩu hiệu chính trị ?
Thông tín viên Lê Hải :Trước hết phát biểu của bộ trưởng quốc phòng và bộ trưởng ngoại thương Anh không phải là đơn lẻ hay chỉ trong phiên khai mạc hội chợ vũ khí lớn nhất thế giới ở Luân Đôn. Hồi giữa tháng Tám khi hàng chục ngàn người hiếu kỳ đổ về cảng Portmouth để xem chiếc hàng không mẫu hạm trị giá 3 tỷ bảng Anh cặp bến thì bộ trưởng ngoại giao Boris Johnson đã từng tuyên bố sẽ đưa hải quân Anh sang các vùng nóng như biển Đông Việt Nam để bảo đảm trật tự hàng hải quốc tế.
Phát triển quốc phòng cùng với xuất khẩu vũ khí là con đường mà ngay cả lãnh đạo bên phía đối lập Jeremy Corbyn cũng bị những người ủng hộ Công đảng chỉ trích vì không lên tiếng phản đối. Có lẽ trên thế giới chỉ có vài nước như Anh quốc là Bắc Triều Tiên có tùy viên quân sự và thường xuyên gặp gỡ với trên 150 tùy viên quân sự từ các nước khác, trong đó có Việt Nam, tạo điều kiện rất tốt để chính phủ Anh thực hiện mục tiêu quân sự này. Trong phiên khai mạc hội chợ vũ khí DSEI 2017 (Defense and Security Equipment International), nước Anh hứa hẹn sẽ sải cánh bay khắp thế giới, khi mà tranh chấp và xung đột gia tăng trên thế giới khiến nhu cầu hiện đã vượt trần của các nhà cung cấp, đặc biệt là khả năng của Anh quốc trong ngành đóng tàu chiến, máy bay tuần tra trên biển, và máy bay tiêm kích F-35.
Trị giá các hợp đồng vũ khí trong năm ngoái của Anh là 5.6 tỷ Bảng và ngân sách quốc phòng của Anh sẽ tăng lên thành 37 tỷ trong năm tới để mua nhiều loại khí tài hiện đại. Bộ trưởng ngoại thương Anh nói rằng thà bán vũ khí một cách hợp pháp cho các nước để kiểm soát còn hơn là để họ mua trái phép và làm giàu cho các nước xuất khẩu vũ khí một cách bất chính.
Trong danh sách các nước có đến xem hội chợ vũ khí năm nay có tên Việt Nam, nhưng một số ý kiến cho rằng vũ khí của Anh giá quá cao so với súng ống của Israel hay máy bay và tàu ngầm của Ukraina, dù rằng mua vũ khí của Anh đồng thời tạo ra một thay đổi về đồng minh chiến lược trong tranh chấp biển đảo ở Đông Nam Á.
Người dân Luân Đôn đã đòi thị trưởng Sadiq Khan bắt ban tổ chức hội chợ phải trả chi phí huy động cảnh sát bảo vệ trong những ngày qua chứ không được lấy từ tiền thuế của dân cư.
Tổng thống Mỹ chủ trì thảo luận cải tổ Liên Hiệp Quốc
Ngày hôm nay, 18/09/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump mở màn một tuần hoạt động ngoại giao dày đặc tại Liên Hiệp Quốc, qua việc chủ trì cuộc họp – theo sáng kiến của Washington – với đại diện 130 quốc gia. Phiên họp thảo luận và sẽ ra một tuyên bố chính trị không mang tính ràng buộc, nhằm thúc đẩy Liên Hiệp Quốc cải cách, trong đó có những đề xuất của tổng thống Mỹ gây không ít tranh cãi.
Phiên họp dự trù sẽ có 3 bài phát biểu của ông Trump, của bà Nikki Haley, đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc và của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres. Theo các nguồn tin ngoại giao tại New York, chưa có gì bảo đảm là Nga, Trung Quốc và một số thành viên Hội Đồng Bảo An sẽ nhất trí với văn kiện trên.
Theo AFP, mục tiêu của tuyên bố là nhằm làm cho Liên Hiệp Quốc hoạt động « hiệu quả và hoàn thiện hơn ». Tổ chức quốc tế này vẫn bị chê trách vì bộ máy hành chính nặng nề, chi tiêu tốn kém.
Từ khi còn vận động tranh cử tổng thống, ông Donald Trump đã ví Liên Hiệp Quốc như là một câu lạc bộ của những người nhàn rỗi. Ông muốn cắt giảm mạnh chi phí hoạt động Liên Hiệp Quốc.
Washington vẫn luôn đóng góp tài chính nhiều nhất với 7,3 tỷ đô la (28,5%) cho các hoạt động giữ gìn hòa bình và 5,4 tỷ (22%) cho việc vận hành các cơ quan Liên Hiệp Quốc.
Vấn đề cắt giảm ngân sách sẽ vấp phải phản ứng của nhiều thành viên của Liên Hiệp Quốc. Theo một số nhà ngoại giao, chẳng hạn nếu cắt giảm một nửa ngân sách cho Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (HCR), cơ quan này sẽ bị tê liệt. Hiện tại Mỹ vẫn đóng góp 40% ngân sách của cơ quan trên.
Đề xuất tuyên bố của Hoa Kỳ không đưa ra các con số cụ thể mà chỉ đặt ra các nguyên tắc chính như cắt giảm chi tiêu, tinh giản bộ máy gọn nhẹ.
Dù những đóng góp ngân sách của Mỹ sắp tới ra sao, chương trình cải cách của tổng thư ký Antonio Guterres sẽ phải tiết kiệm, hợp lý hóa các khoản chi tiêu, nhưng vẫn bảo đảm hoạt động hiệu quả cho các sứ mệnh cũng như sự vận hành của tổ chức quốc tế này.
Ngoại trưởng Mỹ-Nga gặp nhau tại New York
Trước ngày khai mạc Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, hôm qua 17/09, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và đồng nhiệm Nga Serguei Lavrov đã gặp nhau tại New York trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước đang rất xấu.
Ngoài việc hợp tác nhằm giảm bạo lực ở Syria, hai ngoại trưởng Mỹ – Nga còn bàn về những hồ sơ ở Trung Đông và thỏa thuận Minsk năm 2015 về xung đột Ukraina. Nhưng thông báo của hai bên không nói rõ là ông Tillerson và ông Lavrov đã đề cập đến hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên hay không.
Phía Nga vẫn cho rằng các biện pháp trừng phạt ngày càng nặng nề của Liên Hiệp Quốc, theo yêu cầu của Mỹ, đã không có tác dụng, tuy Matxcơva đã bỏ phiếu thuận cho những nghị quyết theo hướng này. Phía Washington thì vẫn đòi Nga gia tăng áp lực lên Bình Nhưỡng.
Cuộc gặp gỡ giữa hai ngoại trưởng diễn ra vào lúc hai nước đang trừng phạt ngoại giao lẫn nhau. Washington vừa ra lệnh đóng cửa một toà lãnh sự Nga để đáp lại việc Matxcơva cắt giảm số nhà ngoại giao Mỹ ở Nga.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170918-my-tong-thong-trump-chu-tri-thao-luan-cai-to-lien-hiep-quoc
Cuộc điều tra về Nga can thiệp bầu cử
chuyển sang ngả rẽ mới
Washington DC. (CBS) – CBS News xác nhận Facebook đã giao nộp tất cả hồ sơ về quảng cáo của người Nga cho nhóm điều tra của cố vấn đặc biệt Robert Mueller.
Hiện nay nhóm này đang điều tra về sự can thiệp của người Nga vào cuộc bầu cử tổng thống 2016, cũng như mối quan hệ giữa ban tranh cử của Tổng Thống Trump với người Nga. Tuần trước, Facebook thừa nhận các tài khoản giả mạo có nguồn gốc từ Nga mua 100,000 Mỹ kim quảng cáo trong thời gian diễn ra cuộc bầu cử tổng thống 2016 và những tháng sau đó.
Wall Street Journal là nơi đầu tiên đưa tin Facebook cung cấp cho ông Mueller thông tin chi tiết về việc mua quảng cáo, nhưng lại khiến Quốc Hội thất vọng vì Facebook chỉ nói chung chung về chính sách của họ. Theo chính sách của Facebook, họ chỉ chuyển giao thông tin lưu trữ của một tài khoản cho chính quyền nếu có lệnh của tòa án.
Theo CNN, sau đó nhóm của ông Mueller xin được một lệnh như vậy của tòa án. Trong chương trình CBSN phát sóng hôm qua, cựu công tố viên liên bang Renato Mariotti nói rằng cho tới lúc này, ông Mueller và nhóm của ông đang xem xét những hành vi phạm tội cụ thể . Theo ông Mariotti, điều này cho thấy ông Mueller sắp sửa buộc tội một số người ngoại quốc có liên quan tới tài khoản quảng cáo, đúng như dự đoán của giới chính khách, và dần dần tất cả đều sẽ lộ diện. Ông Mueller cần làm 2 việc để bảo đảm lệnh của tòa án. Một là chứng minh ông có lý do chính đáng tin rằng việc phạm tội đã xảy ra. Và hai là đưa ra bằng chứng cho thấy việc phạm tội tồn tại trên Facebook. (Mai Đức)
http://www.sbtn.tv/cuoc-dieu-tra-ve-nga-can-thiep-bau-cu-chuyen-sang-nga-re-moi/
Texas chật vật tìm nhà cho người mất nhà ở vì bão Harvey
Houston, Texas. (CBS) – Cuối cùng thì lũ lụt cũng rút khỏi Texas, để lại một gánh nặng cho các viên chức tiểu bang và liên bang, phải chật vật tìm chỗ ở cho nạn nhân bão Harvey.
Họ phải tìm nơi trú ẩn tạm thời cho số lượng người di tản to lớn nhất trong lịch sử của tiểu bang. Cho tới giờ này, hàng chục ngàn người vẫn chưa thể bồng bế nhau trở về ngôi nhà bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Số người được đưa vào các khách sạn ngày càng tăng lên. Cơ quan phục hồi thiên tai đang cố gắng tìm nhà ở dài hạn lẫn ngắn hạn cho những người vô gia cư vì bão. Đây là nhiệm vụ khó khăn nhất và tốn kém nhất có thể kéo dài hàng tháng.
Cơ quan này cho biết đến tối thứ Bảy, còn hơn 66,000 người chạy bão tạm trú trong những khách sạn, được thanh toán bằng tiền của cơ quan liên bang FEMA. Khoảng 46,120 chủ nhà và người thuê nhà buộc phải di dời cũng được FEMA chấp thuận hỗ trợ về tài chính, để giúp họ thanh toán tiền nhà. Theo nhóm cứu trợ, hơn 4,700 người vẫn còn ở lại các trung tâm trú ẩn của Hồng Thập Tự trên khắp tiểu bang Texas.
Dữ liệu mà tiểu bang Texas có được từ báo cáo của các thành phố và các quận hạt, 50,712 ngôi nhà bị thiệt hại nhiều, 76,364 ngôi nhà bị thiệt hại ít và 14,952 ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn. Theo báo cáo của STR Incorporation, là công ty dữ liệu theo dõi ngành công nghiệp khách sạn, trong tuần đầu tiên của tháng 9, tỷ lệ người ở khách sạn tăng 80.5%, cao hơn 44% so với tuần đầu tiên của tháng 9 năm ngoái. (Mai Đức)
http://www.sbtn.tv/texas-chat-vat-tim-nha-cho-nguoi-mat-nha-o-vi-bao-harvey/